Giúp trẻ nhận biết, phân biệt ba màu xanh đỏ, vàng sẽ giúp trẻ nhận biết và phân biệt đúng màu sắc xanh, đỏ, vàng của các đồ dùng đồ chơi,… Việc giúp trẻ nhận biết, phân biệt tốt ba màu
Trang 1MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài
II Mục đích nghiên cứu
III Nhiệm vụ nghiên cứu
IV Đối tượng nghiên cứu
V Phương pháp nghiên cứu
PHẦN II: NỘI DỤNG
I Đặc điểm tình hình nhà trường
II Thực trạng của đề tài
III Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng nhận biết, phân biệt tốt ba màu xanh, đỏ, vàng.
1 Dạy trẻ nhận biết màu xanh, đỏ, vàng thông qua các hoạt động chủ đích.
2 Dạy trẻ nhận biết phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng thông qua các hoạt động ngoài tiết học:
3 Tạo môi trường giúp trẻ nhận biết tốt màu xanh, đỏ, vàng.
4 Dạy trẻ phân biệt mầu thông qua quan sát, để tìm hiểu khả năng tư duy nhận biết, phân biệt màu sắc của trẻ
5 Phối hợp giữa nhà trường và gia đình để giúp trẻ nhận biết và phân biệ
ba màu xanh, đỏ, vàng tốt hơn.
IV Kết quả đạt được
V Bài học kinh nghiệm
VI Khả năng ứng dụng của đề tài
PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1 Kết luận
Trang 22 Kiến nghị
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài
Mọi sự vật hiện tượng ( Cây cối, trời đất, con người, động vật…) đều đủ màu sắc Màu sắc của sự vật hiện tượng sinh ra từ đâu? Câu hỏi này không ai trả lời được, chỉ biết rằng từ khi con người sinh ra đã thấy mọi sự vật, hiện tượng đều mang một màu sắc riêng biệt phong phú và đa dang
Nhờ có màu sắc mà con người nhìn nhận cuộc sống, sự vật, hiện tượng thêm phong phú và đa dạng Giả sử mọi sự vật hiện tượng chỉ có một màu duy nhất thì cuộc sống của con người sẽ như thế nào? Liệu con người có tồn tại được không? Và nếu tồn tại được thì cuộc sống cũng không phong phú đa dạng
Nói như thế khẳng định: “ Màu sắc trong tự nhiên rất quan trọng đối với cuộc sống con người”
Màu sắc quan trọng đối với đời sống con người thì màu sắc lại càng quan trọng hơn nữa đối với trẻ nhỏ
Khi mới sinh ra, trẻ chỉ nhận ra màu đen và trắng, nhưng càng lớn trẻ càng nhận ra nhiều màu sắc hơn Đối với lứa tuổi nhà trẻ 24 – 36 tháng, trẻ chỉ
có thể nhận biết, phân biệt được ba màu cơ bản Đó là màu xanh, đỏ, vàng
Giúp trẻ nhận biết, phân biệt ba màu xanh đỏ, vàng sẽ giúp trẻ nhận biết
và phân biệt đúng màu sắc xanh, đỏ, vàng của các đồ dùng đồ chơi,… Việc giúp trẻ nhận biết, phân biệt tốt ba màu cơ bản xanh, đỏ, vàng còn là bước đầu giúp trẻ phát triển lĩnh vực thẩm mĩ, là nền tảng vững chắc để sau này trẻ sẽ nhận biết, phân biệt được nhiều màu sắc khác ở các độ tuổi tiếp theo của trẻ Chính vì thế việc giúp trẻ 24 – 36 tháng nhận biết và phân biệt tốt ba màu xanh, đỏ, vàng
là rất quan trọng và cần thiết
II Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng nhận biết, phân biệt tốt ba màu xanh, đỏ, vàng
Trang 3- Tổng kết đánh giá đề tài giúp cho giáo viên, phụ huynh phải có ý thức trau dồi, tự rèn luyện cho mình, cần phải làm gì để giúp trẻ nhận biết, phân biệt tốt màu sắc
III Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các lý luận có liên quan đến việc nhận biết và phân biệt tốt
ba màu xanh, đỏ, vàng của trẻ 24 – 36 tháng tuổi
- Đánh giá chất lượng thực trạng của việc nhận biết, phân biệt tốt ba màu xanh, đỏ, vàng cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi
- Đề xuất một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng tuổi phát triển nhận biết, phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng một cách tốt nhất
IV Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng: Một số biện pháp giúp trẻ nhận biết, phân biệt tốt ba màu xanh, đỏ, vàng cho trẻ 24 – 36 tháng
V Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nhiệm vụ mà đề tài đã đặt ra tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc, nghiên cứu và hệ thống hóa một
số tài liệu làm cơ sở lý luận cho đề tài
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, phương pháp điều tra, phương pháp đàm thoại
PHẦN II: NỘI DỤNG
I Đặc điểm tình hình nhà trường
Năm học 2013 – 2014, trường Mầm non Bình Thuận với tổng số 350
cháu Trong đó 82 cháu 5 tuổi, 102 cháu 4 tuổi, 103 cháu 3 tuổi và 64 cháu 2 tuổi Được chia thành 10 lớp với tổng số cán bộ giáo viên 31 đồng chí, 3 cán bộ quản lý, giáo viên 25, nhân viên 3, đang theo học đại học 8 Trường xây dựng khang trang và là trường chuẩn quốc gia do vậy đã đáp ứng được yêu cầu dạy và
Trang 4học của cô và trẻ.
Lớp 2 tuổi B với tổng số 33 cháu, trong đó có 16 trẻ nữ, 17 trẻ nam, 6
cháu dân tộc Nhìn chung trẻ ngoan, hiếu động thích đến trường, một số trẻ còn nhút nhát chưa bạo dạn Đa số khả năng nhận biết, phân biệt của trẻ còn nghèo nàn, khả năng tiếp thu bài chưa hiệu quả
* Thuận lợi
- Được sự quan tâm giúp đỡ của BGH nhà trường về mọi mặt.
- Trường có cơ sở vật chất phục vụ tốt cho các hoạt động của trẻ
- Phụ huynh học sinh quan tâm, kết hợp cùng tôi chăm sóc giáo dục
- Các cháu đều khỏe mạnh nhanh nhẹn, ngoan ngoãn, thích hoạt động vui chơi
* Khó khăn
- Do trình độ nhận thức của các cháu không đồng đều, đa số trẻ mới đầu tiên đến lớp Nên việc hình thành các thói quen nề nếp vất vả, một số cháu chưa nhận biết và phân biệt được màu sắc
- Một số phụ huynh bận công việc ít quan tâm chăm lo, trò chuyện với trẻ
để cho trẻ nhận biết và phân biệt màu sắc
II Thực trạng của đề tài
Là giáo viên phụ trách nhóm lớp 24 – 36 tháng tuổi tôi nhận thấy:
Sự quan tâm của các bậc phụ huynh về vấn đề nhận biết phân biệt màu sắc của con em mình trong độ tuổi nhà trẻ là không cần thiết Đối với họ con họ đến lớp được cô giáo chăm sóc yêu thương, đi học về biết hát một vài bài, đọc thuộc vài ba câu thơ là được Họ không nghĩ rằng việc giúp con em mình nhận biết và phân biệt màu cũng rất quan trọng và cần thiết
Thực tế ở lớp tôi, việc nhận biết và phân biệt 3 màu xanh, đỏ, vàng của trẻ
là không đồng đều, đặc điểm tâm sinh lý của mỗi trẻ khác nhau Có trẻ nhận biết phân biệt 3 màu xanh, đỏ, vàng rất tốt, tôi cầm bất cứ đồ dùng đồ chơi nào trên
Trang 5tay mang một trong ba màu trên cháu đều nhận biết được đúng màu khi được cô hỏi, khi tôi cầm ba đồ chơi có ba màu xanh, đỏ, vàng yêu cầu cháu phân biệt màu thì cháu chọn rất chính xác đồ dùng theo yêu cầu của cô
Nhưng cũng có nhiều trẻ khả năng nhận biết phân biết màu còn hạn chế: Màu xanh thì lại nói là màu vàng, khi cô yêu cầu chọn đồ chơi màu đỏ thì lại
chọn đồ chơi màu xanh ( VD: Cô cầm con cá màu vàng hỏi trẻ “ Con cá này màu gì?” trẻ trả lời cô “ Con cá màu xanh” hay khi cô hỏi trẻ “ Chọn cho cô con cá màu đỏ” thì trẻ lại chọn con cá màu xanh…)
Trong những năm học vừa qua tôi đã cố gắng rất nhiều trong việc dạy trẻ nhận biết phân biệt ba màu cơ bản xanh, đỏ, vàng thông qua các bộ môn: “ Nhận biết tập nói”, “ Nhận biết phân biệt”, “ hoạt động với đồ vật”, “ thể dục” Tôi rèn cho trẻ kỹ năng nhận biết phân biệt màu chủ yếu thông qua các hoạt động nhận biết phân biệt và lồng ghép, tích hợp nhận biết phân biệt thông qua các hoạt động khác Ngoài ra tôi còn dạy trẻ nhận biết phân biệt màu xanh, đỏ, vàng thông qua các hoạt động mọi lúc mọi nơi Nhưng do sự nhận biết phân biệt 3 màu này của trẻ không đồng đều, do sử dụng đồ dùng trực quan chưa phong phú, tôi chỉ đầu tư vào lĩnh vực phát triển ngôn ngữ mà chưa chú ý nhiều đến lĩnh vực phát triển nhận thức về nhận biết phân biệt màu nên số trẻ nhận biết phân biệt màu chưa nhiều, do phương pháp dạy trẻ của tôi còn mang tính áp đặt nên chưa phát huy được tính tích cực của trẻ Vì vậy tôi nghĩ rằng mình phải tìm tòi suy nghĩ và nghiên cứu các tài liệu để tìm ra các biện pháp tốt giúp trẻ nhận biết tốt ba màu xanh, đỏ, vàng
Kết quả khảo sát như sau đầu năm:
đạt
Tỷ lệ
Trẻ nhận biết, phân biệt màu thông qua
hoạt động có chủ đích
20/33 60,6 13/33 39,4
Trẻ nhận biết phân biệt màu thông qua 22/33 66,7 11 33,3
Trang 6hoạt động ngoài tiết học
Trẻ nhận biết phân biệt màu thông qua tạo
môi trường
23/33 69,7 10/33 30,3
Trẻ nhận biết, phân biệt màu thông qua
hoạt động quan sát
21/33 63,6 12/33 36,4
Trẻ nhận biết, phân biệt màu thông qua
phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình
19/33 57,6 14/33 42,4
Để đáp ứng nhu cầu về khả năng nhận biết của trẻ về màu sắc trong chương trình giáo dục hiện nay Để khả năng nhận biết của trẻ ngày càng được nâng lên
về kiến thức của lĩnh vực phát triển thẩm mĩ Và để thế giới trong mắt trẻ càng thêm phong phú và đa dạng Nên tôi chọn “ Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng nhận biết phân biệt tốt ba màu xanh, đỏ, vàng”
III Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng nhận biết, phân biệt tốt
ba màu xanh, đỏ, vàng.
1 Dạy trẻ nhận biết màu xanh, đỏ, vàng thông qua các hoạt động chủ đích.
Trong tiết học, ngoài việc dạy trẻ nhận biết phân biệt ba màu xanh, đỏ,
vàng trong tiết học phát triển nhận thức – nhận biết phân biệt màu xanh, đỏ, vàng, tôi lòng ghép tích hợp nội dung nhận biết, phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng, vào các tiết học khác nhau bằng cách chuẩn bị đồ dùng trực quan liên quan đến các tiết học tranh ảnh, đồ vật rất đẹp mắt và chủ yếu những đồ dùng đó đều có ba màu cơ bản: Xanh, đỏ, vàng để gây sự chú ý, thích thú cho trẻ Trẻ càng chú ý đến hình ảnh trực quan thì việc dạy trẻ nhận biết, phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng càng dễ dàng và hiệu quả hơn
* Thông qua tiết dạy “ Nhận biết tập nói”
Theo từng chủ đề, chủ điểm tôi lựa chon, sử dụng các đồ chơi, tranh ảnh, vật thật có màu xanh màu đỏ hoặc màu vàng để trẻ gọi tên đồ vật kèm theo màu sắc Khi cho trẻ chơi trò chơi để luyện cho trẻ phát âm tôi chọn trò chơi có đồ dùng trực quan mang màu sắc xanh, đỏ, vàng cho trẻ được cầm, được chọn theo
Trang 7yêu cầu của cô để trẻ phát âm Từ đó trẻ sẽ hứng thú học hơn và việc lồng ghép, tích hợp nhận biết màu sắc thuận lợi hơn và trẻ khắc sâu tư duy ghi nhớ hơn
VD: Nhận biết tập nói “ Các đồ dùng trong gia đình: Bát, thìa, đĩa” Tôi
chọn cái bát có hoa màu đỏ, cái đĩa có hoa màu xanh cho trẻ quan sát và tập nói Khi cho trẻ quan sát tập nói tôi không quên hỏi trẻ câu “ cái bát có hoa màu gì?, đĩa có hoa màu gì?” và cho trẻ phát âm nhiều lần “ hoa màu xanh, hoa màu đỏ” Từ đó giúp trẻ nhận biết.
Trò chơi chọn đồ dùng theo yêu cầu của cô: Tôi chuẩn bị đồ dùng gia đình cho trẻ, đồ chơi bằng nhựa “ Nồi, bát, thìa, đĩa có màu xanh, đỏ, vàng” và yêu cầu trẻ chọn cái bát, cái thìa,… rồi hỏi trẻ về màu sắc và cho trẻ phát âm
VD: “ Chọn cho cô cái bát”, “ Cái bát có màu gì?” cho trẻ phát âm cái bát màu xanh.
*Thông qua giờ “ nhận biết, phân biệt”
Tôi sử dụng các đồ dùng, đồ chơi có màu sắc khác nhau, các dạng kích thước to nhỏ khác nhau, để giúp trẻ dễ nhận biết, phân biệt và gây sự tập trung chú ý của trẻ Lồng ghép đan xen các trò chơi tránh sự nhàm chán, thờ ơ với đồ vật
VD: Ở chủ điểm thực vật, chủ đề nhánh các loại rau, tiết nhận biết, phân biệt quả đậu, quả cà chua, màu xanh, đỏ Tôi cho trẻ nhận biết quan sát quả đậu màu xanh, quả cà chua màu đỏ ( bằng vật thật) Sau đó tôi cho trẻ chơi trò chơi “ Thi xem ai chọn đúng” Cô nói tên quả hoặc nói màu sắc trẻ dơ quả lên
và phát âm nhiều lần “ quả cà chua màu đỏ”, “ Quả đậu màu xanh” Để củng
cố nhận biết màu xanh, màu đỏ tôi cho trẻ chơi trò chơi “ Quả rơi” : Cô chuẩn
bị quả có màu xanh, đỏ Cô và trẻ cùng đọc:
“ Quả rơi, quả rơi
Quả rơi ở đâu?
Quả rơi ở đây”
Cô tung quả lên cho quả rơi xuống, trẻ nhặt quả, cô hỏi: “ Con nhặt quả
Trang 8màu gì?” “ Quả gì đây?”
Hay ở nhánh “ Những bông hoa đẹp” đề tài: Nhận biết, phân biệt “hoa
hồng màu đỏ , hoa cúc màu vàng” Tôi cho trẻ quan sát bông hoa hồng, hoa cúc màu đỏ, vàng Để củng cố nhận biết, phân biệt màu đỏ, màu vàng tôi cho trẻ chơi trò chơi “ tặng hoa cô giáo”, cô nói sở thích của mình về bông hoa cho trẻ chọn bông hoa và phát âm về màu sắc của bông hoa Cô nói “ Cô thích hoa hồng” trẻ cầm hoa hồng lên và nói “ Hoa hồng màu đỏ” Sau khi trẻ chơi trò chơi tĩnh tôi cho trẻ chơi đan xen một trò chơi động “ Cắm hoa vào lọ”, hoa hồng cắm vào lọ đỏ, hoa cúc cắm vào lọ vàng, trẻ vừa lên chọn hoa cắm và kết hợp phát âm màu sắc của bông hoa… với việc sử dụng vật thật ( khi cho trẻ quan sát) và chơi các trò chơi, trẻ trả lời nhanh, chính xác hơn về các màu sắc cô hỏi
* Thông qua giờ làm quen với văn học như kể chuyện, đọc thơ
Tôi gây hứng thú cho trẻ bằng nhiều thủ thuật khác nhau: dùng tranh ảnh,
vật thật đủ màu sắc xanh, đỏ, vàng, câu đố, bắt chước tiếng kêu của các con vật… để lôi cuốn trẻ vào giờ học say mê tích cực
- Thông qua tiết văn học: sử dụng đồ dùng trực quan gây hứng thú cho trẻ
Ví dụ: Khi dạy bài thơ “ Chú gà con”
Ở lần đọc thứ 2, thay vì đọc thơ qua tranh tôi đã đọc qua mô hình: 1 mô hình, trên mô hình có 5 – 6 chú gà con đang mổ thọc, trông ngộ nghĩnh, đáng yêu những chú gà này có màu đỏ, màu xanh và màu vàng, khi đàm thoại với trẻ tôi sẽ chú ý lồng ghép tích hợp hỏi trẻ về màu sắc của các chú gà con: Chú gà con có màu gì? Cho trẻ trả lời và phát âm nhiều lần: “ Gà con màu xanh”, “ Gà con màu vàng”
* Thông qua tiết thể dục vận động:
Tôi lồng ghép tích hợp cho trẻ nhận biết màu sắc và gọi tên các dụng cụ
đồ dùng trong các tiết học như: Quả bóng màu xanh (đỏ), vòng màu vàng ( đỏ), gậy thể dục màu xanh…
Trang 9* Qua tiết hoạt động với đồ vật
Qua tiết xếp hình tôi không chỉ rèn luyện kỹ năng xếp chồng, xếp cạnh…
mà còn tích hợp để nhận biết phân biệt màu thông qua đồ dùng Đặt các câu hỏi gợi mở: Khối gỗ màu gì? Khối gỗ để làm gì?
Thông qua mỗi nhánh trong chủ điểm tôi chọn một màu duy nhất cho trẻ hoạt động để từ đó khắc sâu ghi nhớ về màu sắc cho trẻ
Ví dụ: Khối cho trẻ xếp là khối màu vàng Trong quá trình trẻ xếp tôi hỏi
trẻ về màu sắc và cho trẻ phát âm “ khối gỗ màu vàng”
Đến chủ đề nhánh giao thông đường sắt tôi lại chọn các khối màu đỏ cho trẻ xếp tàu hỏa Và trong quá trình trẻ xếp cho trẻ phát âm khối gỗ màu đỏ, tàu hỏa màu đỏ để khắc sâu ghi nhớ về màu đỏ cho trẻ
Đến chủ đề nhánh phương tiện giao thông đường thủy tôi lại chọn khối gỗ màu xanh cho trẻ xếp tàu thủy Nhằm khắc sâu ghi nhớ màu xanh, đỏ, vàng Qua tiết tạo hình tôi chọn ba màu cơ bản xanh, đỏ, vàng cho trẻ nặn nhằm gợi hỏi trẻ
về màu sắc và từ đó khắc sâu ghi nhớ về ba màu này cho trẻ
2 Dạy trẻ nhận biết phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng thông qua các hoạt động ngoài tiết học:
* Thông qua các hoạt động vui chơi.
Trẻ được tiếp xúc với đồ chơi, các sự vật hiện tượng, được thể hiện mình
qua các vai “chơi” Vì thế tôi chọn những đồ chơi có màu xanh, đỏ, vàng phù hợp với từng góc để trẻ chơi và trong quá trình trẻ chơi tôi gợi hỏi trẻ về màu sắc của đồ chơi để trẻ trả lời Từ đó trẻ lại được khắc sâu khả năng ghi nhớ màu xanh, đỏ, vàng
Ví dụ 1: Trò chơi: “ Lắp ghép, sửa chữa, bảo dưỡng các phương tiện giao
thông đường bộ” ( góc làm quen với thao tác vai – chủ điểm “ Giao thông” ) Tôi luôn chú trọng đến đồ chơi có màu sắc xanh, đỏ, vàng chọn mua, làm các ô tô bằng đồ chơi có màu xanh, đỏ, vàng Tôi luôn tạo ra các tình huống như đặt câu hỏi gợi mở: “ con đang làm gì?”, “ ô tô khách có màu gì?”, “ Ô tô tải có màu gì?”… khuyến khích trẻ nói nhiều các câu “ ô tô khách màu vàng, ô tô tải màu
Trang 10Ví dụ 2: Trò chơi ở góc mở “ Ai thông minh hơn”
Tùy vào từng chủ điểm lớn và chủ đề nhánh, tôi lựa chọn trò chơi cho trẻ chủ yếu là trò chơi nhằm giúp trẻ nhận biết, phân biệt màu như ở chủ điểm gia đình, chủ đề nhánh “ Đồ dùng của bé” tôi cho trẻ chơi trò chơi chọn trang phục phù hợp với sở thích của bé Trên người bé đang mặc váy màu gì thì cho trẻ chọn váy áo có màu đó để gắn lên mảng tường Trò chơi này vừa kích thích tư duy sáng tạo của trẻ lại vừa giúp trẻ nhận biết, phân biệt màu tốt hơn
Hay ở chủ đề nhánh “ Con vật sống trong gia đình” cũng vậy Tôi gắn hình ảnh ba ngôi nhà có màu xanh, đỏ, vàng và yêu cầu trẻ chọn con vật có màu tương ứng sẽ sống trong ngôi nhà đó và gắn lên mảng tường phía tương ứng Đối với chủ đề nhánh “ Phương tiện giao thông đường bộ” thì khó hơn một chút Tôi gắn ba hình ô tô tải màu xanh, đỏ, vàng lên trước và yêu cầu trẻ chọn hình vuông và hình chữ nhật có màu tương ứng gắn lên mảng tường để ghép hình ô tô tải
* Thông qua mọi lúc mọi nơi.
Khi cho trẻ chơi, thấy trẻ cầm bất cứ đồ chơi nào trên tay mà có ba màu trên thì tôi đều hỏi trẻ “ Con đang chơi đồ chơi gì? Đồ chơi đó có màu gì?” để trẻ trả lời Giờ ăn, giờ ngủ, tôi vui vẻ, ân cần, nhẹ nhàng trò chuyện với trẻ Tôi giới thiệu thức ăn và hỏi trẻ: “ Hôm nay con được ăn gì?, cháo nấu với rau, củ gì?, rau rền màu gì? Rau cải màu gì? Củ cà rốt màu gì?” Trẻ nhắc lại tên, màu sắc các loại rau
Giờ đón trả trẻ và giờ chơi tự do tôi trò chuyện gần gũi trẻ để nắm bắt được tâm lý của trẻ, khi trò chuyện tôi lấy một vài đồ chơi có màu xanh, đỏ, vàng để rèn cho trẻ nhận biết Đây là thời điểm phù hợp để trò chuyện với trẻ đặc biệt là trẻ có kỹ năng nhận biết, phân biệt màu chưa thành thạo vì lúc này số trẻ trong lớp đã ít đi, không đòi hỏi giáo viên phải tập chung nhiều đến trẻ khác
Ví dụ: Vào buổi sáng tôi trò chuyện về chủ điểm: Những bông hoa đẹp thì
tôi chú ý đến màu sắc của các loại hoa để cho trẻ nhận biết Con biết những loại