0
Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

TỰ LUẬN: (7 điểm)

Một phần của tài liệu ĐỀ VĂN 7 - SƯU TẦM ĐỀ KIỂM TRA, THI ĐỊNH KỲ HỌC SINH GIỎI MÔN VĂN BỒI DƯỠNG (121) (Trang 41 -41 )

Câu 1: Học sinh chép đúng, đủ bài thơ (1 điểm) Câu 2: Học sinh Nêu được những ý chính sau:

Bài thơ vưa có tính chất tả thực vừa có ý nghĩa tượng trưng:

- Ca ngợi vẽ đẹp hình thể và phẩm chất cao quý của người phụ nữ.

- Thân phận lênh đênh, chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌMÔN NGỮ VĂN 7 MÔN NGỮ VĂN 7

Phần trắc nghiệm:

“Tôi yêu Sài Gòn da diết... Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở.”

(Sài Gòn tôi yêu, Ngữ văn 7, tập 1) 1. Tác giả của đoạn văn trên là ai?

A. Minh Hương B. Vũ Bằng C. Thạch Lam D. Xuân Quỳnh

2. Đoạn văn trên được viết chủ yếu theo phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm

3. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

A. Miêu tả những vẻ đẹp riêng của thành phố Sài Gòn B. Bộc lộ tình yêu sâu sắc của tác giả với Sài Gòn

C. Bình luận về những vẻ đẹp riêng của vùng đất Sài Gòn

D. Giới thiệu những nét riêng về thiên nhiên khí hậu của Sài Gòn 4. Cụm từ chỉ thời gian nào không được nhắc đến trong đoạn văn trên?

A. Sáng tinh sương B. Buổi chiều C. Đêm khuya D. Giữa trưa

5. Từ nào sau đây không phải là từ láy?

A. da diết B. dập dìu C. thưa thớt D. phố phường

6. Trong đoạn văn trên, ý nào sau đây không phải là nét riêng của thiên nhiên và cuộc sống Sài Gòn ? A. Nhiều hiện tượng thời tiết cùng có trong ngày B. Thời tiết có sự thay đổi đột ngột, nhanh chóng C. Bốn mùa trong năm đều có vẻ đẹp riêng, hấp dẫn và quyến rũ

D. Nhịp điệu sống đa dạng trong những thời điểm khác nhau

7. Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng đại từ xưng hô ở ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ hai B. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ nhất số ít D. Ngôi thứ 2 số nhiều 8. Từ cây mưa được dùng với phép tu từ gì?

A. Ẩn dụ B. Nhân hoá C. Hoán dụ D. So sánh

9. Từ nào trái nghĩa với từ thưa thớt trong đoạn văn trên?

A. vắng vẻ B. vui vẻ C. đông đúc D. đầy đủ

10. Trong đoạn trích, tác giả đã trình bày nội dung bằng cách nào?

A. Miêu tả để bày tỏ cảm xúc B. Bày tỏ cảm xúc trực tiếp C. Kể chuyện để bày tỏ cảm xúc D. Nghị luận để bày tỏ cảm xúc

11. Câu văn : “Tôi yêu Sài Gòn da diết... Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh” Sử dụng phép liệt kê đúng hay sai ?

A. Đúng B. Sai

12. Câu văn : “Tôi yêu Sài Gòn da diết... Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh” Sử dụng kiểu điệp ngữ:

A. Vòng B. Cách quãng C. Nối tiếp D. Đáp án khác

Phần tự luận (7 điểm)

1. ( 1 điểm): Nêu nhận xét ngắn gọn về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh).

2. ( 6 điểm): Cảm nghĩ của em về tình yêu quê hương, đất nước, con người trong một số bài ca dao, dân ca đã học.

ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM

Trắc nghiệm (2,5 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0, 25 điểm): 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A D B D D C C A C B A B Tự luận (7,5 điểm): 11. (2 điểm): Nêu được nhận xét về:

+ Giá trị nội dung: bộc lộ tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ. (1 điểm)

+ Giá trị nghệ thuật: Hình ảnh thiên nhiên đẹp, có màu sắc cổ điển mà thật bình dị, tự nhiên. (1 điểm)

12. (5, 5 điểm):

- Biết viết đúng kiểu bài văn biểu cảm. (1, 5 điểm)

- Trình bày được những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về tình yêu quê hương, đất nước, con người được thể hiện trong một số bài ca dao, dân ca đã học. (3 điểm)

- Diễn đạt có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả. (1 ®iÓm)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌMÔN NGỮ VĂN 7 MÔN NGỮ VĂN 7

Phần trắc nghiệm:

Chọn ý đúng nhất trong từng câu sau: 1. Cụm từ nào sau đây không phải là thành ngữ?

A. Lên thác xuống ghềnh. B. Nước non lận đận. C. Mưa to gió lớn D. Rán sành ra mỡ. 2. Bài thơ Sông Núi Nước Nam ra đời trong cuộc kháng chiến nào?

A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

B. Trần Quang Khải chống giặc Mông – Nguyên ở bến Chương Dương. C. Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên Sông Như Nguyệt.

D. Quang Trung đại phá Quân Thanh. 3. Nguyễn Trãi sống ở thời đại nào?

A. Nhà Lí. B. Nhà Trần. C. Nhà Hậu Lê. D. Nhà Nguyễn.

4. Bài Thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan thể hiện tâm trạng gì? A. Mê say trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

B. Đau xót ngậm ngùi trước cảnh đổi thay của đất nước. C. Buồn thương da diết khi phải sống cảnh cô đơn.

D. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về qúa khứ của đất nước. 5. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có thể bỏ quan hệ từ?

A. Nhà tôi vừa mới mua một cái tủ bằng gỗ rất đẹp. B. Hãy vươn lên bằng chính sức của mình. C. Nó thường đi học bằng xe đạp. D. Linh cao bằng khoa.

6. Trong các từ sau, từ nào có yếu tố tiền không cùng nghĩa với các yếu tố tiền còn lại? A. Tiền tuyến B. Tiền bạc. C. Cửa tiền. D. Mặt tiền. 7. Ai là dịch giả của tác phẩm chinh phụ ngâm khúc?

A. Hồ Xuân Hương. B. Đoàn Thị Điểm. C. Bà Huyện Thanh Quan. D. Đặng Trần Côn. 8. Bài thơ Xa ngắm thác núi Lư của tác giả nào?

A. Trương kế B. Hạ Tri Chương. C. Đặng Trần Côn. D. Lý Bạch. 9. Dòng nào dịch nghĩa của câu thơ “ Hương âm vô cải, mấn mao tồi”?

A. Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về. B. Giọng quê không đổi nhưng tóc mai đã rụng. C. Trẻ con gặp mặt không quen biết. D. Cười hỏi : Khách ở nơi nào đến.

10.Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của 2 bài thơ:Cảnh khuya – Rằm tháng giêng là: A. Cảnh vật vừa có màu sắc cổ điển vừa toát lên sức sống của thời đại.

B. Tâm hồn thi sĩ kết hợp thật đẹp với phẩm chất chiến sĩ trong con người Hồ Chí Minh. C. Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao.

D. Cả 3 ý trên.

11.Xác định vai trò của thành ngữ trong câu: “ Mẹ đã một nắng hai sương vì chúng con”? A. Chủ ngữ. B. Vị ngữ. C. Bổ ngữ. D. Trạng ngữ. 12.Trong bài thơ sau, Bác Hồ đã dùng lối chơi chữ nào? Cảm ơn bà biếu gói cam,

Nhận thì không đúng, từ làm sau đây? Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,

Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?

A. Dùng từ đồng âm. B. Dùng lối nói lái. C. Dùng lối nói trại âm. D. Dùng cách điệp âm Phần tự luận (7 điểm)

1.Viết lại 4 câu đầu bài thơ “ Sau phút chia ly” của Đặng Trần Côn.(1 điểm)

2. Đề: Cảm nghĩ về hình ảnh người bà và tình bà cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 7- NĂM HỌC 2007-2008

I. Trắc nghiệm: 4 điểm

1.b 2.c 3.c 4.d 5.a 6.b 7.b 8.d 9.b 10.d 11.b 12.a

13.- Viết đúng 4 câu đầu bài thơ (1 điềm) - Sai 3 lỗi trở lên trừ 0,5 điểm - Sai, thiếu 1 câu trừ 0,25 điểm II. Tự luận: 6 điểm

A. Yêu cầu: I/ Nội dung:

- Nêu được cảm nghĩ về hình ảnh người bà và tình bà cháu từ các nội dung cụ thể của bài thơ.

- Từ đó thể hiện cảm xúc của bản thân với người bà, với quê hương, đất nước. II/ Hình thức:

- Đúng thể loại. cảm nghĩ được thể hiện hợp lý,có sức thuyết phục, bố cục rõ ràng,cân đối mạch lạc.

- Diễn đạt rõ ý, không mắc các lỗi thông thường. III/ Các ý chính:

- Hình ảnh người bà giàu tình thương mến, chắt chiu tần tảo, hết lòng vì cháu. - Tình cảm của cháu yêu thương, kính trọng, biết ơn bà.

- Từ đó, mở rộng đến tình yêu, niềm tin với cuộc đời, với quê hương, đất nước. (Nếu học sinh có những cảm nghĩ khác nhưng hợp lí thì người chấm cân nhắc cho điểm). B. Biểu điểm:

Điểm 5-6: Bài viết hoàn chỉnh,đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức ở đáp án. Điểm 4 : Bài viết đảm bảo được các yêu cầu về nội dung và hình thức nhưng ở mức độ thấp hơn. Điểm 3 : Bài viết đạt yêu cầu nhưng diễn đạt chưa tốt, chưa mạch lạc.

Điểm 2 : Bài viết sơ sài, chưa nắm vững cách làm bài, văn viết lủng củng.

Điểm 1 : Không nắm vững yêu cầu đề và phương pháp làm bài dẫn đến không thể hiện được nội dung.

Điểm 0 : Lạc đề, bỏ giấy trắng.

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌMÔN NGỮ VĂN 7 MÔN NGỮ VĂN 7

Phần trắc nghiệm:

Đọc kĩ đoạn văn sau, khoanh tròn vào câu em cho là đúng nhất: “Mẹ tôi, giọng khản đặc từ trong màn nói vọng ra :

Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi . Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều .”

Câu 1 : Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ?

A Cổng trường mở ra. B Cuộc chia tay của những con búp bê.

C Mẹ tôi D Sông núi nước Nam

Câu 2 : Đoạn văn trên có mấy từ láy ?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 3 : Đoạn văn trên thuộc kiểu văn bản ?

A. Tự sự. B. Nghị luận. C. Biểu cảm. D. Nhật dụng.

Câu 4 : Bài thơ : “Hồi hương ngẫu thư” của tác giả nào ?

A. Đặng Trần Côn B. Hạ Tri Chương C. Trương Kế D. Bạch Cư Dị

Câu 5 : Tâm trạng của tác giả trong bài thơ : “ Hồi hương ngẫu thư”là :

A. Xót thương trước cảnh quê hương có nhiều thay đổi.

B. Ngậm ngùi, hẫng hụt khi trở thành khách lạ giữa quê hương . C. Vui mừng khi về quê .

D. Luyến tiếc khi phải rời xa chốn kinh thành .

Câu 6 : Trong các bài thơ sau , bài thơ nào được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta ?

A. Tĩnh dạ tứ. B. Hồi hương ngẫu thư

C. Vọng lư sơn bộc bố D. Nam quốc sơn hà

Câu 7 : Dòng nào sau đây nêu đúng nội dung của bài thơ: “Nam quốc sơn hà” ?

A. Khẳng định đất nước có chủ quyền .

B. Khẳng định đất nước có nền văn hiến lâu đời

C. Khẳng định đất nước Việt Nam là nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được . D. Khẳng định quyền độc lập của dân tộc .

Câu 8 : Thành ngữ nào sau đây có nghĩa là ý tưởng viển vông , thiếu thực tế, thiếu tính khả thi ?

A. Đeo nhạc cho mèo . B. Thầy bói xem voi.

C. Đẽo cày giữa đường . D. Ếch ngồi đáy giếng .

Câu 9 : Vai trò của yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm đó là :

A. Kể chuyện . B. Miêu tả . C. Nhằm khêu gợi cảm xúc D. Làm cho câu chuyện phát triển .

Câu 10 Bài thơ : “Nguyên tiêu” được viết theo thể thơ nào ?

A. Ngũ ngôn. B. Thất ngôn bát cú Đường luật C. Thất ngôn tứ tuyệt D. Lục bát.

11. Nội dung chính của đoạn trích Sau phút chia li là :

A. Diễn tả nỗi sầu chia li của chinh phụ sau lúc tiễn chồng ra trận. B. Miêu tả tư thế hờ hững của chinh phu khi lên đường.

C. Diễn tả tình cảm thủy chung son sắt của chinh phụ đối với chinh phu. D. Miêu tả cảnh lưu luyến giữa khách chinh phu và người chinh phụ.

12. Chọn cặp quan hệ từ thích hợp cho câu sau:

…… còn một tên xâm lược trên đất nước ta ……… ta còn phải chiến đấu quét sạch.

A. Hễ ……… thì B. Không những ……… mà

C. Sở dĩ ……… là vì D. Giá như ……… thì

Phần tự luận (7 đ)

Câu 1. Cảm nghĩ của em về ngôi trường .

Câu 2. Chép lại bản dịch thơ : Nam quốc sơn hà.

ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤMPhần 1 :Trắc nghiệm (5,0 điểm ) Phần 1 :Trắc nghiệm (5,0 điểm )

Một phần của tài liệu ĐỀ VĂN 7 - SƯU TẦM ĐỀ KIỂM TRA, THI ĐỊNH KỲ HỌC SINH GIỎI MÔN VĂN BỒI DƯỠNG (121) (Trang 41 -41 )

×