Trắc nghiệm:

Một phần của tài liệu Đề văn 7 - sưu tầm đề kiểm tra, thi định kỳ học sinh giỏi môn văn bồi dưỡng (121) (Trang 36)

c b a d a c d d d a a c

II. Tự luận

1. Yêu cầu: Viết đúng phương pháp văn biểu cảm ,giàu cảm xúc.

2. Hình thức : bố cục rõ ràng,rành mạch diễn đạt hay trình bày đẹp không sai ngữ pháp

3. Nội dung :

a. Mở bài : Giới thiệu bài ca dao .

b. Thân bài : - Cảm nghĩ phép so sánh ở hai câu đầu từ đó nói về công lao cha mẹ - Nhân xét chung về phép so sánh : Sự đúng đắn chính xác khi so sánh công cha với núi thái sơn , nghĩa mẹ với nươc trong nguồn

- Nêu cảm nghĩ về hai câu ca dao cuối

- Liên hệ thực tế .

c. Kết bài : Bài học rút ra cho bản thân Biểu điểm :

Điểm 6-7 : đúng yêu cầu và nội dung , giàu cảm xúc ,ý tưởng hay ,bố cục rõ ràng,không sai chính tả ngữ pháp

Điểm 4-5 : Đúng phương pháp ,đảm bảo tương đối về nội dung song một số ý còn vụng,sai một vài lỗi chính tả

Điểm 2-3 : Nghèo cảm xúc ,bố cục không hợp lí câu văn tối nghĩa, lời văn diễn đạt lủng củng ,sai 5-7 lỗi chính tả

Điểm 0-1 : Sai phương pháp , sai đề , không nắm vững yêu cầu của đề ,bỏ giấy trắng

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌMÔN NGỮ VĂN 7 MÔN NGỮ VĂN 7

Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

1. Bài thơ Sông núi nước Nam thường được gọi là gì?

A. Hồi kèn xung trận B. Khúc ca khải hoàn

C. Áng thiên cổ hùng văn D. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên 2. Bài Sông núi nước Nam được viết cùng thể thơ với bài nào?

A. Phò giá về kinh B. Bài ca Côn Sơn

C. Bánh trôi nước D. Qua Đèo Ngang

3. Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng B. Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt C. Trần Quang Khải chống giặc Nguyên ở bến Chương Dương D. Quang Trung đại phá quân Thanh

4. Bài thơ Sông núi nước Nam đã nêu bật điều gì?

A. Nước Nam là đất nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được B. Nước Nam là một đất nước có truyền thống văn hiến từ ngàn xưa

C. Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh, có thể sánh ngang với các cường quốc khác D. Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc ngoại xâm

5. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ sơn hà?

A. giang sơn B. sông núi C. đất nước D. sơn thuỷ

6. Nghệ thuật nổi bật của bài thơ Sông núi nước Nam là gì? A. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu cảm xúc B. Sử dụng điệp ngữ và các yếu tố trùng điệp

C. Ngôn ngữ sáng rõ, cô đúc, hoà trộn giữa ý tưởng và cảm xúc D. Nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng

7. Trong các bài thơ sau, bài nào là thơ Đường?

A. Phò giá về kinh B. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

C. Cảnh khuya D. Rằm tháng giêng

8. Nhận xét nào sau đây không đúng về tác phẩm trữ tình? A. Tác phẩm trữ tình thuộc kiểu văn bản biểu cảm

B. Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối bày tỏ trực tiếp tình cảm, cảm xúc C. Tác phẩm trữ tình có ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm D. Tác phẩm trữ tình có thể có yếu tố tự sự và miêu tả

9. Thành ngữ trong câu “ Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con” giữ vai trò gì ?

A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Bổ ngữ D. Trạng ngữ

10. Lối chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu sau: “Con cá đối bỏ trong cối đá

Con mèo cái nằm trên mái kèo”

A. Từ ngữ đồng âm B. Cặp từ trái nghĩa C. Nói lái D. Điệp âm Câu 11. Câu nào có sử dụng quan hệ từ ?

A. Vừa trắng lại vừa tròn B. Bảy nổi ba chìm với nước non

C. Ta kẻ nặn D. Giữ tấm long son

Câu 12. Dùng quan hệ từ nào để điền vào chỗ trống trong câu: Khuôn mặt ……… cô gái không có nét gì đặc biệt nhưng rất ưa nhìn.

A. Về B. Của C. Cho D. Bằng

Phần tự luận (7 điểm)

1. Nhận xét ngắn gọn về sự khác nhau của cụm từ ta với ta trong hai bài thơ Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) và Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến).

2. Viết bài văn biểu cảm (có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự) theo một trong hai chủ đề sau:

- Một kỉ niệm tuổi thơ. - Tình bạn tuổi học trò

ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂMTrắc nghiệm: (2, 5 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0, 25 điểm). Trắc nghiệm: (2, 5 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0, 25 điểm).

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

D C B A D C B B B C A B

Tự luận: (7,5 điểm)

11 (2 điểm): Nhận xét được sự khác nhau của 2 cụm từ ta và ta trong hai bài thơ: a) Trong bài Qua Đèo Ngang:

- Chỉ tác giả với nỗi niềm của chính mình. (0, 5 điểm)

- Sự cô đơn, bé nhỏ của con người trước non nước bao la. (0,5 điểm) b) Trong bài Bạn đến chơi nhà:

- Chỉ tác giả với người bạn. (0,5 điểm)

- Sự chan hoà, sẻ chia ấm áp của tình bạn bè thắm thiết. (0, 5 điểm) 12. (5, 5 điểm):

- Biết viết đúng kiểu bài văn biểu cảm. (1,5 điểm)

- Trình bày được những cảm xúc của bản thân về chủ đề đã chọn. (2 điểm) - Đưa được yếu tố tự sự, miêu tả vào bài viết hợp lí. (1 điểm)

- Diễn đạt có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, ngữ ph¸p. (1 ®iÓm)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌMÔN NGỮ VĂN 7 MÔN NGỮ VĂN 7

Phần trắc nghiệm:

“Tôi yêu Sài Gòn da diết … Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bổng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm.”

Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ?

A. Sài Gòn tôi yêu. C. Một thứ quà của lúa non: Cốm

B. Tiếng gà trưa D. Mùa xuân của tôi

Câu 2: Tác giả đoạn văn trên là ai ?

A. Xuân Quỳnh B. Minh Hương

C. Vũ Bằng D. Thạch Lam

Câu 3: Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?

A. Miêu tả B. Tự sự

C. Biểu cảm D. Nghị luận

Câu 4: Câu nào thể hiện nội dung chính của đoạn văn trên ?

A. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn C. Tôi yêu thời tiết trái chứng C. Tôi yêu phố phường náo động D. Tôi yêu Sài Gòn da diết Câu 5: Đoạn văn có mấy từ láy ?

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Câu 6: Các từ sau đây từ nào không phải từ láy ?

A. Dập dìu B. Ôm ấp C. buồn bã D. Ui ui

Câu 7: Trong các từ sau, từ nào trái nghĩa với từ “thưa thớt” ?

A. Lác đác B. Đông đúc C. Rộn ràng D. Náo nhiệt

Câu 8: Từ nào động nghĩa với từ “nhớ thương” ?

A. Thương nhớ B. Nhớ mong C. Đợi chờ D. Mong đợi

Câu 9: Trong đoạn văn trên có sử dụng đại từ hay không ?

A. Có B. Không

Câu 10: Đoạn văn trên có sử dụng ngôi kể nào ?

A. Ngôi 1 B. Ngôi 2 C. ngôi 3 D. Ngôi 1 và ngôi 3

Câu 11: Trong đoạn văn trên có sử dụng phép tu từ nào ?

A. Chơi chữ B. Điệp ngữ C. Nhân hoá D. Ẩn dụ

Câu 12: Từ nào dưới đây là từ Hán Việt ?

A. Buổi chiều B. Đêm khuya C. Thời tiết D. Xe cộ

Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1:Chép thuộc lòng bài thơ “Sông núi nước Nam” (1 điểm) Câu 2:Cảm nghĩ của em về bài thơ “Bánh trôi nước” (6 điểm)

ĐÁP ÁNI. TRẮC NGHIỆM : (3 điểm) I. TRẮC NGHIỆM : (3 điểm)

Một phần của tài liệu Đề văn 7 - sưu tầm đề kiểm tra, thi định kỳ học sinh giỏi môn văn bồi dưỡng (121) (Trang 36)