Qua những thí nghiệm nhỏ trẻ được tự mình thực hiện trong độtuổi mầm non sẽ hình thành ở trẻ những biểu tượng về thiên nhiên chính là cơ sởkhoa học sau này của trẻ Thực tế trẻ lớp tôi ch
Trang 1MỤC LỤC
III ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 3
4 TẠO MÔI TRƯỜNG HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG KHÁM
PHÁ KHOA HỌC MỘT CÁCH TÍCH CỰC HIỆU QUẢ.
7 TUYÊN TRUYỀN VÀ PHỐI HỢP VỚI PHỤ HUYNH 17 -18
IV HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 18-19
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
I Lý do chọn đề tài:
Trang 2Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, bảo vệchăm sóc giáo dục trẻ không phải chỉ là trách nhiệm của mọi người mà của toàn
xă hội và của cả nhân loại
Giáo dục Mầm Non là một bộ phận của giáo dục quốc dân nhằm nuôidưỡng, giáo dục một cách toàn diện cho trẻ trong độ tuổi tạo cho các em nhữngmầm mống về tri thức, về phẩm chất ban đầu của con người mới Đây là bặcgiáo dục mở đầu trong hệ thống giáo dục, khâu đầu tiên của quá trình giáo dụcthường xuyên cho mọi người
Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non chính là nâng cao chất lượng ởtừng hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sựphát triển toàn diện của trẻ mầm non Trẻ đến trường được học được chơi, đượctiếp cận với muôn mặt của cuộc sống qua rất nhiều bộ môn khác nhau
Trong đó hoạt động “Khám phá khoa học” có ý nghĩa vô cùng quan trọngtrong việc phát triển nhận thức cho trẻ Hoạt động khám phá khoa học nhằmhình thành và giúp cho trẻ phát triển nhận thức, giáo dục thái độ ứng xử đúngđắn với thiên nhiên Hoạt động khám phá là phương tiện để trẻ giao tiếp, giaolưu , bày tỏ nguyện vọng của mình và đồng thời là công cụ của tư duy
Khi nói đến trẻ mầm non không ai không biết trẻ ở lứa tuổi này rất thíchkhám phá Trẻ tò mò muốn biết, muốn được tìm hiểu Hoạt động khám phá khoahọc mang lại nguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng, sinh động đầy hấpdẫn với trẻ thơ Hoạt đông khám phá khoa học đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cựccác giác quan chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát khả năng phântích, so sánh, tổng hợp…nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ sẽ nhanh nhạy,chính xác những biểu tượng, kết quả trẻ thu được trở nên cụ thể, sinh động vàhấp dẫn hơn Qua những thí nghiệm nhỏ trẻ được tự mình thực hiện trong độtuổi mầm non sẽ hình thành ở trẻ những biểu tượng về thiên nhiên chính là cơ sởkhoa học sau này của trẻ
Thực tế trẻ lớp tôi chưa thực sự thích thú với hoạt động học này bởi kiếnthức, kỹ năng khám phá của trẻ còn nhiều hạn chế Thậm chí trẻ không hiểu thếnào là “khám phá khoa học’’ thì làm sao trẻ có kỹ năng về khám phá, làm saotrẻ có thể đam mê với hoạt động
Là một giáo viên, nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của hoạt độngnày, cá nhân tôi đã suy nghĩ trăn trở “ làm sao để trẻ hứng thú với hoạt động
Trang 3khám phá khoa học, làm sao để phát triển được óc sáng tạo và tư duy của trẻ”.Tôi đã dạy đúng chương trình, đúng thời khoá biểu do phòng và nhà trường đề
ra, ngoài ra trong mỗi tiết khám phá tôi thường cố gắng tạo được sự sáng tạo củamình để nhằm khơi dậy niềm đam mê với môn học này ở trẻ
Với những ý nghĩa và tác dụng to lớn của hoạt động khám phá khoa họcmang lại cho trẻ nên tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu, tìm tòi những biện pháp, hìnhthức phù hợp với trẻ để trẻ không cảm thấy nhàm chán với môn học, giúp trẻtham gia tích cục hơn vào các hoạt động
Xuất phát từ những lý do trên tôi đã mạnh dạn lựa chọn đè tài “ Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học” để làm đề tài nghiên cứu với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào
việc nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
II Mục đích nghiên cứu
- Giúp trẻ say mê, hứng thú tích cực và tình nguyện tham gia vào các hoạtđộng
- Phát triển trí tưởng tượng, óc sáng tạo và tư duy trực quan cho trẻ
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, rèn luyện tính kiên trì, tính tổ chức, tính kỷluật, tinh thần tập hể, lòng tự tin cho trẻ
III Đối tượng và thời gian nghiên cứu
- Trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2017 đến tháng 4/2018
IV Phương pháp nghiên cứu
Trang 4I/ Cơ sở lý luận
Bác Hồ nói: “Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế văn hoá”.
Sản phẩm của giáo dục chính là con người, mà con người là mục tiêu, động lựccủa sự phát triển đất nước, trong tương lai, đó chính là thế hệ trẻ Vì vậy việcchăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sựnghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ saunày
Hoạt động khám phá khoa học trong chương trình giáo dục mầm non luônhấp dẫn đối với trẻ, hoạt động này giúp trẻ tư duy, tìm tòi khám phá thế giớixung quanh theo nhận thức của riêng mình Trẻ rất vui sướng khi được tự taymình làm các thí nghiệm từ những thí nghiệm nhỏ này sẽ hình thành ở trẻ nhữngbiểu tượng về thiên nhiên là cơ sở khoa học ban đầu của trẻ Thông qua các thínghiệm tự tay trẻ làm, đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan chính vìvậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích so sánh, tổng hợpnhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ nhanh nhạy, chính xác, những biểu tượng,kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn
Hoạt động khám phá có vai trò rất lớn đối với sự phát triển nhận thức chotrẻ Thông qua hoạt động khám phá trẻ có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đốitượng để có được hiểu biết của riêng mình Hoạt động khám phá là phương tiện
để phát triển tri giác, trí nhớ, óc sáng tạo, là phương tiện để giao tiếp và làmquen với môi trường xung quanh để giao lưu và bầy tỏ nguyện vọng của mình
và đồng thời là công cụ của tư duy điều đó giúp tăng thêm vốn hiểu biết của trẻ
Hoạt động khám phá có tác dụng giáo dục về mọi mặt đối với trẻ như:ngôn ngữ, trí tuệ, thể lực, thẩm mỹ …nhằm hướng trẻ đến một con người hoànhảo nhất, con người sẽ làm chủ tương lai của đất nước
II/ Cơ sở thực tiễn
Trang 5Cũng như các trường mầm non khác trong huyện Gia Lâm trường tôicũng có những thuận lợi và khó khăn riêng.
1 Thuận lợi và khó khăn
a Thuận lợi:
Được sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo Dục, sự quan tâm, giúp đỡ củaBan Giám hiệu nhà trường, của tổ chuyên môn, luôn tạo điều kiện về cơ sở vậtchất và phương tiện thực hiện các hoạt động cho trẻ
Bản thân tôi là một giáo viên viên được đào tạo cơ bản với 12 năm đứnglớp nên tôi rất gắn bó với trường lớp, tâm huyết với nghề, không ngừng học hỏi,trau rồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Nhà trường đầu tư các trang thiết bị với nhiều chức năng hiện đại như:máy chiếu, vi tính, ti vi, đầu đĩa Bên cạnh đó, tủ thư viện nhà trường có nhiều
tư liệu như: sách, các giáo án điện tử, các phần mềm, các powerpont về khámphá khoa học để giáo viên lựa chọn khi dạy trẻ
Trường đã làm tốt việc phối kết hợp giữa gia đình nhà trường và xã hội đểnâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ Đa số phụ huynh quan tâm đến trẻ
b/ Khó khăn:
Là một xã thuần nông thuộc ngoại thành Hà Nội, dân cư chủ yếu theonghề buôn bán và làm ruộng nên một số phụ huynh chưa quan tâm đến con màphó mặc hoàn toàn cho cô
Trong lớp tôi còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và chưa mạnhdạn tham gia vào các hoạt động của lớp, kiến thức của trẻ về hoạt động khámphá khoa học còn nhiều hạn chế
Một số đồ dùng phục vụ cho hoạt động khám phá của trẻ chưa được đápứng đầy đủ còn thiếu rất nhiều
III CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1.Biện pháp 1: Khảo sát tình hình thực tế trẻ tại lớp
Để công tác giao dục trẻ đạt kết quả cao ngay từ đầu năm học tôi đã tiếnhành khảo sát kiến thức của trẻ về hoạt động khám phá để nắm bắt được tìnhhình, từ đó có biên pháp phù hợp và được thể hiện qua các số liệu sau:
Nội dung khảo
sát
Trang 6Biết mối quan hệ
của con người
Với kết quả như vậy tôi đã mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu và thực hiện một
số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoahọc
2/ Biện pháp 2: Sử dụng thí nghiệm giúp trẻ phát triển tư duy, óc sáng
Thí nghiệm là một bước quan trọng trong nghiên cứu khoa học dùng đểkiểm tra giả thuyết, kiểm chứng câu hỏi hoặc kiểm tra kết quả trước đó Thông quacác thí nghiệm nhỏ đơn giản, dễ tiến hành giúp trẻ phát triển tư duy, óc sáng tạo vàđem đến cho các con những hiểu biết về thế giới xung quanh, từng bước các con sẽ
có điều kiện để suy nghĩ, khám phá những bí ẩn của cuộc sống
Tôi đã mạnh dạn đưa ra một số thí nghiệm giúp trẻ phát triển một cách toàndiện Dưới đây là một số thí nghiệm tôi đẫ tiến hành và kết quả thu được ở các conrất tốt, trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia hoạt động
Trang 71.1 Không khí có ở đâu.
Không khí không thể thiếu được đới với đời sống con người Nếu không cókhông khí sẽ không tồn tại sự sống trên trái đất Không khí có ở khắp mọi nơi, ngayxung quanh chúng ta Để giúp trẻ hiểu được sự cần thiết cũng như tầm qua trọngcủa không khí tôi đã tiến hành cho trẻ làm các thí nghiệm để từ đó trẻ có ý thức bảo
vệ bầu không khí trong lành
VD: Trong tiết học tìm hiểu về không khí tôi đã cho trẻ làm thí nghiệm như sau:
+ Trước tiên tôi chuẩn bị cho mỗi trẻ một chiếc túi nilon và một cái kéo + Sau đó tôi cho trẻ bịt mũi và hỏi trẻ có thở được không? → không thởđược
+ Vậy làm thế nào để thở được? → thả tay ra, thở được
+ Cho trẻ đứng vào chổ cô quy định, hỏi trẻ: Thở được không?
+ Cho trẻ đứng góc khác cùng vài bạn nữa, hỏi trẻ: Thở được không? + Cho trẻ đứng tự do trong lớp, hỏi trẻ: Thở được không?
+ Lúc này tôi mới đặt vấn đề: Chúng ta thở được là nhờ có không khí, vậykhông khí có ở đâu? → Không khí ở xung quanh chúng ta
Tôi kết luận: Như vậy không khí có ở xung quanh chúng ta
+ Tôi tiếp tục đặt tình huống: Thế không khí có bắt được không?→ Cócháu nói được có cháu nói không
+ Tôi hỏi tiếp: Làm cách nào để bắt được không khí? → Lúc này trẻ đưa
ra rất nhiều ý kiến: lấy ly, lấy chai, lấy lon, lấy hộp để bắt không khí
+ Tôi phát cho mỗi trẻ một cái túi nilon và yêu cầu: “ Hãy lấy và bắtkhông khí vào túi” → mỗi cháu đã thực hiện một cách khác nhau: Nắm bắtkhông khí xung quanh bỏ vào túi, với không khí cho vào túi… Nhưng trẻ vẫnchưa thấy gì trong túi
+ Tôi tiếp tục gợi ý: “ Các con hãy làm cách nào để túi phồng to lên đi ”
→ Cháu phát hiện là mình phải thổi hơi vào túi và muốn giữ hơi trong túi thì
phải xoắn hoặc buộc túi lại (Hình ảnh minh họa 1)
+ Sau đó tôi giải thích: Không khí đang ở trong túi của các con đấy + Tiếp theo tôi cho trẻ chơi với túi không khí….Ví dụ: Lấy kéo cắt túi đểthấy không khí xì ra, lấy cây nhọn đâm nhẹ sẽ thấy hơi thoát → đó là không khí
Trang 8Thông qua thí nghiệm này trẻ biết thêm là: Không khí luôn luôn ở bêncạnh con người, con người phải có không khí thì mới sống, mới thở được từ đótrẻ biết bảo vệ bầu không khí.
1.2 Cây cần gì để lớn lên và phát triển.
Ánh sáng mặt trời, không khí, đất, nước là 4 yếu tố không thể thiếu cho
sự sống và phát triển của cây Để giúp trẻ hiểu được sự cần thiết của các yếu tố
đótôi đã cho trẻ làm thí nghiệm như sau:
- Tôi và trẻ lần lượt làm các thí nghiệm:
+ Cây 1: Cho cây vào trong hộp kín
+ Cây 2: Dùng túi nilon bọc kín phần thân cây và lá cây
+ Cây 3: Để cây vào chậu không có đất
+ Cây 4: Không tưới nước cho cây hàng ngày
+ Cây 5: Chăm sóc cho cây phát triển bình thường
- Tôi cho trẻ đoán xem điều gì xẽ xảy ra
Trang 9- Hàng ngày tôi cùng trẻ tưới cho các cây 1,2,3,5 bình thường và ghi nhật
ký bằng hình ảnh
- Sau một thời gian tôi cùng trẻ quan sát 5 cây, nhận xét kết quả thínghiệm và giải thích các hiện tượng xảy ra ở các cây và so sánh với cây 5
- Giải thích và kết luận: Cây cần đủ 4 yếu tố là nước, ánh sáng, không khí
và đất để sống và phát triển Thiếu một trong các yếu tố trên cây sẽ bị héo úa, vàng
lá và chết
Thông qua thí nghiệm về sự phát triển của cây trẻ biết được các yếu tốcần thiết để cây tồn tại và phát triển là: Đất, nước, không khí, ánh sáng mặt trời.Nếu thiếu 1 trong 4 yếu tố đó cây sẽ chết Từ đó giáo dục trẻ phải biết chăm sóc,bảo vệ cây, không bẻ cành, ngắt lá để môi trường của chúng ta ngày càng trongsạch
2.3 Nước đá biến đi đâu?
VD: Trong tiết học khám phá sự kỳ diệu của nước để giúp trẻ hiểu được
sự tan của đá khi nhiệt độ ấm lên tôi đã cho trẻ làm thí nghiệm như sau:
- Chuẩn bị: + 1 cục đá
+ 2 cốc nước ấm (đổ vơi khoảng nửa cốc)
- Cách tiến hành:
+ Cho trẻ quan sát cục đá để ở trong khay đá
+ Cho trẻ sờ tay vào thành 2 cốc nước ấm và để trẻ nhận xét xem thànhcốc như thế nào?
+ Bỏ cục đá vào 1 trong 2 cốc nước cho trẻ quan sát hiện tượng: Cục đánhỏ dần rồi biến mất Sau đó cho trẻ sờ tay vào thành 2 cốc so sánh, nhận xétxem cốc nào lạnh hơn? Nước ở cốc nào nhiều hơn? Vì sao? Cuối cùng đi đếnkết luận:
+ Đá tan thành nước
+ Cốc đầy hơn là do đá tan ra
+ Cốc lạnh hơn là do đá tan ra làm giảm nhiệt độ trong cốc
2.4: Tạo cầu vồng:
Cầu vồng là một hiện thiên nhiên đẹp nhất mà chúng ta dễ dàng quan sátsau những cơn mưa lớn vào ban ngày Cầu vồng là hiện tượng quang học màhầu như ai trong chúng ta đều từng được chiêm ngưỡng Cầu vồng bản chất là
sự tán sắc ánh sáng mặt trời khi khúc xạ Nhưng đối với trẻ mầm non những
Trang 10khái niệm đó thật xa vời với trẻ Chính vì vậy tôi đã xây dựng thí nghiệm “Tạocầu vồng” để giúp trẻ biết được ánh sáng có thể đi xuyên qua nước Khi đixuyên qua nước ánh sáng biến thành các mầu khác nhau tạo thành cầu vồng Tôi
đã tiến hành như sau:
+ Đặt 2 cây nến vào trong 2 cốc
+ Đốt nến cho trẻ thấy 2 cây nến cùng cháy
Trang 11+ Cho trẻ quan sát 2 tờ giấy bạc đã chuẩn bị sẵn và cho trẻ đoán xem điều
gì sẽ xảy ra khi dung 2 tờ giấy bạc đó bịt nên 2 cốc nến đang cháy
+ Cô dung 2 tờ giấy bạc bịt miệng 2 cốc nến
+ Cho trẻ quan sát hiện tượng xảy ra (1 ngọn nến tắt, 1 ngọn nến tiếp tụccháy)
+ Cho trẻ thảo luận xem vì sao ngọn nến lại tắt?
- Giải thích và kết luận: Cốc có nến đang cháy là cốc được bịt tờ giấy bạcđục lỗ, không khí vẫn lọt được vào bên trong cốc Cốc có nến bị tắt bịt bằng tờgiấy bạc kín không khí không lọt được vào bên trong nên cây nến bị tắt
Trong quá trình thực hiện tôi thấy trẻ rất hứng thú, phát triển khả năng tưduy cao Trẻ biết đặt ra những câu hỏi “Tại sao” trước những hiện tượng lạ từ đótrẻ thu nhận được những hiểu biết, vốn kinh nghiệm nhất định để áp dụng trongđời sống hàng ngày
Với biện pháp này tôi thấy trẻ lớp tôi đã lĩnh hội được rất nhiều kiến thức
và quan trọng hơn là trẻ rất thích thú, say mê với hoạt động khám phá, hoạt độngtưởng chừng như rất khó và xa vời với trẻ
3 Biện pháp 3: Sử dụng trò chơi
Trẻ mầm non “học bằng chơi, chơi mà học” Sau thời gian trò chuyện,đàm thoại với cô trẻ được hoạt động, được tham gia vào các trò chơi đầy hấpdẫn Qua đó, trẻ không chỉ ngồi nghe cô nói và trả lời các câu hỏi của cô mà trẻcòn có cơ hội để bộc lộ các hiểu biết của mình thông qua các trò chơi Ngoài ratrò chơi còn có tác dụng củng cố, bổ sung và phát triển thêm các tri thức mà trẻvừa lĩnh hội, tái tạo lại biểu tượng đã học thông qua những hoạt động thực tiễn
Do đó trò chơi củng cố trong giờ hoạt động khám phá là rất quan trọng.Trò chơicàng phong phú đa dạng bao nhiêu thì các tri thức trẻ lĩnh hội càng sâu sắc và trẻcàng nhớ lâu bấy nhiêu Dưới đây là một số trò chơi tôi đã tổ chức và thu đượckết quả rất tốt
3.1 Trò chơi: Về đúng bến (sử dụng trong tiết học: Một số phương tiện giao thông)
- Chuẩn bị: Lô tô về các phương tiện giao thông
- Cách chơi: Phát cho mỗi trẻ một lô tô về các phương tiện giao thông.Trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh “Tìm bến” trẻ cầm lô tô có phương tiện giao
Trang 12thông nào phải chạy thật nhanh về đúng nơi hoạt động của phương tiện giaothông đó.
- Luật chơi: Bạn nào về sai bến sẽ phải nhảy lò cò quanh lớp
3.2 Trò chơi: Tìm lá cho hoa ( sử dụng trong tiết học một số loại hoa)
- Chuẩn bị: Các loại hoa, lá cắt dời
- Cách chơi: Một nửa số trẻ trong lớp cầm lá, số trẻ còn lại cầm hoa Trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh “Tìm lá cho hoa” thì trẻ cầm bông hoa nào sẽ tìmđến trẻ cầm lá của hoa đó đứng lại với nhau tạo thành một cặp
- Luật chơi: Cặp nào tìm sai sẽ bị nhảy lò cò quanh lớp
3.3 Trò chơi: Tìm chuồng cho các con vật ( Sử dụng trong các tiết: Một
số con vật nuôi trong gia đình (gia súc, gia cầm) một số con vật sống trong rừng)
- Chuẩn bị: Bút màu, bàn ghế, mỗi trẻ một tờ giấy có vẽ hình giống mẫu ở
dưới
- Cách chơi: Trẻ ngồi theo bàn, mỗi trẻ có một tờ giấy giống mẫu ở dưới, trẻ dung bút nối con vật ở giữa tương ứng với chuồng của chúng rồi tô màu sau khi chơi xong cô nhận xét kết quả
- Luật chơi: Thi xem bạn nào tìm được nhiều con đường cho con vật nhất
3.4 Trò chơi: Đội nào nhanh hơn (sử dụng trong các tiết: bác nông dân, quá trình phát triển của cây từ hạt)
- Luật chơi: Đội nào xếp nhanh và đúng nhất là đội chiến thắng
3.5 Trò chơi: Đi chợ (sử dụng trong các tiết: Một số loại hoa, quả, một số loại rau.)
- Chuẩn bị: + Rổ con, các loại hoa, rau, quả
Trang 13+ Các bài hát trong chủ điểm.
- Cách chơi: Cô tạo mô hình siêu thị, hoặc chợ Mỗi trẻ cầm một rổ đi chợ
và tìm mua các loại hoa, quả, rau theo yêu cầu của cô Khi hết thời gian cô sẽ đikiểm tra kết quả, hoặc cho trẻ tự kiểm tra nhau xem đã mua đúng các loai Hoa,rau, quả mà cô yêu cầu chưa
- Luật chơi: Trẻ nào mua các loại rau, hoa, quả không đúng theo yêu cầu của
cô sẽ bị nhảy lò cò quanh lớp
Qua biện pháp này tôi thấy trẻ lớp tớp tôi rất hào hứng, phấn khởi và tỏ rarất thích thú mỗi khi được học tiết khám phá khoa học
4 Biện pháp 4: Tạo môi trường hỗ trợ hoạt động khám phá khoa học cho trẻ một cách tích cực, hiệu quả.
4.1.Môi trường ngoài lớp học:
Môi trường ngoài lớp học là là yếu tố quan trọng góp phần tích cực trongcác hoạt động của trẻ, giúp trẻ hứng thú ngay từ khi bước chân vào lớp
4.1.a Xây dựng góc thiên nhiên phong phú:
Góc thiên nhiên là nơi dành cho các hoạt động chăm sóc cây cối: Nhặt cỏ,bắt sâu, tưới nước, ngoài ra còn là nơi tìm đọc các loại sách về thiên nhiên, cáctranh ảnh về thế giới tự nhiên
Tôi đã xây dựng góc thiên nhiên của lớp rất phong phú và đa dạng baogồm các loại cây quen thuộc, gần gũi với trẻ, không những thế tôi còn chuẩn bịrất nhiều chậu để trẻ tự tay mình gieo hạt tạo điều kiện cho trẻ được tham quanthực tế trẻ có thể tìm hiểu thêm sự trưởng thành của cây từ lúc gieo hạt cho đếnlúc cây trưởng thành, từ đó trẻ biết được rằng qua mỗi giai đoạn phát triển củacây cần những yếu tố nào qua đó giáo dục cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, biết
chăm sóc góc thiên nhiên của lớp mình (Hình ảnh minh họa 2)
Tôi bố trí giá sách chủ yếu là sách vẽ các con vật, cây cối, hoa lá, quả hat.Tranh ảnh vừa tầm với của trẻ để trẻ có thể xem và đọc sách
Tôi còn xắp xếp các hộp đựng vỏ cây khô, hoa lá ép khô, các loại hạt có
gắn nhãn mác và hình ảnh rõ ràng để trẻ dễ nhận thấy (Hình ảnh minh họa 3)
4.1.b: Xây dựng góc tuyên truyền thu hút sự chú ý của phụ huynh.
Tôi luôn coi trọng công tác chăm sóc giáo dục trẻ vì vậy góc tuyên truyền
là một trong những góc rất quan trọng mà tôi quan tâm