Cán bộ thụ lý của Cơ quan THADS huyện Mường Sài cần kiểm tra điều kiện tiếp nhận yêu cầu thi hành án: - Kiểm tra thẩm quyền thi hành án: Căn cứ Điểm b khoản 1 Điều 35 Luật THADS thì “ Cơ
Trang 1PHẦN THỨ HAI:
TÓM TẮT HỒ SƠ
Ngày 10/01/2019 Chi cục THADS huyện Mường Sài, tỉnh ABC nhận được đơn yêu cầu thi hành án của bà Nguyễn Thị Nên về yêu cầu Nguyễn Đình Chiến thi hành khoản tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe theo Bản án số 23/2018/DS-PT ngày 30/11/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh ABC với số tiền là 18.850.927 đồng, cùng ngày 10/01/2019 Chi cục THADS huyện Mường Sài, tỉnh ABC đã ban hành quyết định thi
hành án theo yêu cầu số 26/QĐ-CCTHADS, khoản phải thi hành: “Buộc ông Nguyễn Đình Chiến phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho bà Nguyễn Thị Nên với tổng số tiền là 18.850.927 đồng” và phân công chấp hành viên Chu Văn Tuấn
tổ chức thi hành quyết định thi hành án này
Cũng trong ngày 10/01/2019 Chi cục THADS huyện Mường Sài, tỉnh ABC ra phiếu xác định tiền, giá trị hạch toán tài sản, tang vật theo Thông tư 91/20101/TT-BTC ngày 17/6/2010 của Bộ tài chính Chấp hành viên Chi cục THADS huyện Mường Sài, tỉnh ABC lập biên bản về việc giao quyết định thi hành án cho người phải thi hành án
là ông Nguyễn Đình Chiến và người phải thi hành án là bà Nguyễn Thị Nên, ông Chiến và bà nên nhận quyết định và ký vào biên bản giao nhận
Ngay sau khi nhận được quyết định thi hành án của Chi cục THADS huyện Mường Sài, ông Nguyễn Đình Chiến đã tự nguyện ra nộp tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho bà Nguyễn Thị Nên với số tiền là 18.850.927 đồng Chấp hành viên viết biên lai thu tiền thi hành án, kế toán nghiệp vụ lập phiếu thu
Ngày 10/01/2019 Chấp hành viên đồng thời ban hành thông báo về việc nhận tiền, tài sản thông báo cho bà Nguyễn Thị Nên là người được thi hành án đúng 08 giờ
00 phút ngày 18/01/2019 có mặt tại Chi cục THADS huyện Mường Sài, tỉnh ABC để
nhận số tiền 18.850.927 đồng Cùng ngày 10/01/2019 người được thi hành án là bà
Nguyễn Thị Nên đã đến Chi cục THADS huyện Mường Sài để làm thủ tục nhận tiền Chấp hành viên đề nghị Chi cục trưởng Chi cục THADS huyện Mường Sài, tỉnh ABC làm thủ tục để chi trả cho bà Nguyễn Thị Nên, Chi cục trưởng duyệt chi và làm thủ tục chi trả bà Nên số tiền 18.850.927 đồng
Ngày 31/01/2019, Chấp hành viên lập báo cáo đối chiếu, hồ sơ được đưa vào lưu trữ tháng 01 năm 2019
Trang 2NHẬN XÉT VÀ BÌNH LUẬN HỒ SƠ
I Nhận xét những điểm đã làm được và chưa làm được trong quá trình nhận đơn yêu cầu thi hành án, thụ lý, ra quyết định thi hành án của cơ quan Thi hành án.
1 Việc nhận đơn yêu cầu và thụ lý thi hành án.
Ngày 10/01/2019 Chi cục THADS huyện Mường Sài, tỉnh ABC nhận được đơn yêu cầu thi hành án của bà Nguyễn Thị Nên về việc yêu cầu thi hành khoản bồi thường thiệt hại về sức khỏe theo Bản án số 23/2018/DS-PT ngày 30/11/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh ABC
Cán bộ thụ lý của Cơ quan THADS huyện Mường Sài cần kiểm tra điều kiện tiếp nhận yêu cầu thi hành án:
- Kiểm tra thẩm quyền thi hành án: Căn cứ Điểm b khoản 1 Điều 35 Luật
THADS thì “ Cơ quan THADS cấp huyện có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết
định sau đây:….Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở;…”
Đối chiếu với quy định trên thì Bản án số 23/2018/DS-PT ngày 30/11/2018 của
Tòa án nhân dân tỉnh ABC đã có hiệu lực pháp luật thuộc thẩm quyền thi hành của Chi cục THADS huyện Mường Sài, tỉnh ABC Tuyên nhiên, trong hồ sơ thi hành án không
có bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện và Chi cục THADS huyện Mường Sài không yêu cầu người yêu có quyền yêu cầu thi hành án cung cấp Bản án sơ thẩm nhưng đã nhận đơn và thụ lý thi hành án ngay Việc cần có bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Mường Sài là một trong những căn cứ quan trọng để xác định thẩm quyền thi hành bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh ABC Vì vậy, đây là một lỗ thường gặp của cán bộ thụ lý thi hành án khi làm thủ tục tiếp nhận yêu cầu của đương
sự
- Kiểm tra hiệu lực thi hành của bản án, quyết định: Căn cứ Điều 2 Luật THADS
thì những bản án, quyết định được thi hành theo Luật THADS gồm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và những bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị Bản án số 23/2018/ DS-PT ngày 30/11/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh ABC có hiệu lực pháp luật kể từ
ngày tuyên án (ngày 30/11/2018) và đã đóng dấu “Đã có hiệu lực pháp luật” Như
vậy, Bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh ABC đã có hiệu lực pháp luật
Trang 3- Kiểm tra về thời hiệu yêu cầu thi hành án: Thời hiệu yêu cầu thi hành án là thời
hạn mà người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan THADS tổ chức thi hành án; hết thời hạn đó thì mất quyền yêu cầu cơ quan THADS tổ chức thi hành án theo quy định của pháp luật THADS Theo quy định tại Khoản 1 Điều
30 Luật THADS thì “Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan THADS có thẩm quyền ra quyết định thi hành án” Bản án số 23/2018/DS-PT
ngày 30/11/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh ABC có hiệu lực pháp luật kẻ từ ngày tuyên
án (ngày 30/11/2018) đến ngày 10/01/209 bà Nguyễn Thị Nên yêu cầu thi hành án Vì vậy, đối chiếu với quy định tại Điều 30 Luật THADS thì đương sự vẫn còn thời hiệu yêu cầu thi hành án
- Kiểm tra về quyền yêu cầu thi hành án: Theo quy định tại Điều 7, Điều 7a Luật
THADS thì người có quyền yêu cầu thi hành án là người được thi hành án và người phải thi hành án Vụ việc này, bà Nguyễn Thị Nên được xác định là người được thi hành án, được hưởng quyền, lợi ích trong Bản án số 23/2018/DS-PT ngày 30/11/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh ABC Do vậy, bà Nguyễn Thị Nên có quyền yêu cầu thi hành
án là đúng quy định của pháp luật
- Kiểm tra nội dung yêu cầu thi hành án và tài liệu kèm theo: Nội dung đơn yêu
cầu thi hành án của bà Nguyễn Thị Nên đầy đủ thông tin và rõ ràng, nội dung phù hợp với khoản phải thi hành trong Bản án số 23/2018/DS-PT ngày 30/11/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh ABC
Sau khi kiểm tra các điều kiện tiếp nhận đơn yêu cầu thi hành án, cán bộ thụ lý nhận thấy không có sai sót, vi phạm gì và đã tiếp nhận đơn yêu cầu thi hành của bà Nguyễn Thị Nên, đóng dấu công văn đến đề ngày 10/01/2019, lập giấy biên nhận (bút lục số 05), vào sổ nhận yêu cầu thi hành án và ra quyết định thi hành án theo yêu cầu
và phân công chấp hành viên Chu Văn Tuấn tổ chức thi hành quyết định thi hành án này
2 Việc ra quyết định thi hành án
Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật THADS thì hời hạn ra quyết định thi hành án theo yêu cầu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án Theo đó, ngày 10/01/2019 Chi cục THADS huyện Mường Sài, tỉnh ABC nhận được đơn yêu cầu thi hành án của bà Nguyễn Thị Nên, cùng ngày Chi cục trưởng Chi cục THADS huyện Mường Sài ban hành quyết định thi hành án theo yêu cầu là đúng thời hạn
Trang 4Việc Chi cục trưởng Chi cục THADS huyện Mường Sài, tỉnh ABC căn cứ khoản
1 Điều 23, khoản 1 Điều 35, khoản 1 khoản 3 Điều 36 và khoản 1 Điều 45 Luật THADS (được sửa đổi, bổ sung năm 2014), khoản 1 Điều 7 Nghị định số 62/ND-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ để ra quyết định thi hành án là đúng quy định pháp luật Hình thức Quyết định được trình bày đúng theo biểu mẫu quyết định quy định tại Thông tư số 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong THADS (bút lục số 01)
Như vậy, cơ quan thi hành án đã thực hiện đúng các trình tự thủ tục trong việc nhận đơn yêu cầu thi hành án và ra quyết định thi hành án theo quy định của pháp luật
II Nhận xét những điểm đã làm được và chưa làm được trong quá trình tác nghiệp của Chấp hành viên.
1 Về thủ tục thông báo.
- Thông báo quyết định, văn bản thi hành án
Quyết định thi hành án theo yêu cầu ban hành ngày 10/01/2019 Cùng ngày 10/01/2019 Chấp hành viên đã lập biên bản về việc giao quyết định, văn bản về thi hành án cho người phải thi hành án là ông Nguyễn Đình Chiến, ông Chiến nhận quyết định và ký vào biên bản giao nhận (bút lục số 06) và đồng thời cũng tiến hành giao quyết định thi hành án đó cho người được thi hành án là bà Nguyễn Thị Nên (bút lục
số 07) Tuyên nhiên, trong vụ việc này Chấp hành viên không ra “giấy báo thi hành án” đây là một thiếu sót trong quá trình tác nghiệp của Chấp hành viên Giấy báo là một trong những văn bản mang thông tin quan trọng như ghi rõ địa điểm, ngày, giờ, làm việc gì, để khi người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án trong thời hạn 10 ngày tự nguyện họ sẽ đến trụ sở Chi cục THADS thực hiện nghĩa vụ thi hành
án của mình
Chấp hành viên đã thực hiện việc giao quyết định thi hành án đúng người, đúng đối tượng, đúng quy định về thông báo thi hành án quy định tại Điều 39 Luật THADS, Điều 12 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS Mẫu biên bản theo biểu mẫu quy định tại Thông tư số 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong THADS Như vậy, về thủ tục thông báo, cơ bản chấp hành viên đã thực hiện đầy đủ việc thông báo quyết định về thi hành án cho đương sự, đúng đối tượng và thời hạn Tuy nhiên, vẫn còn một số thiếu sót như: Không ban hành “Giấy báo thi hành án” Những thiếu
Trang 5sót này là do thói quen, sự chủ quan, thiếu cẩn trọng trong tác nghiệp của chấp hành viên
2 Về biện pháp thi hành án
Trong hồ sơ thi hành án, chấp hành viên đã áp dụng một biện pháp là tự nguyện thi hành án
Ngày 10/01/2019, Chi cục THADS huyện Mường Sài, tỉnh ABC thụ lý hồ sơ thi hành án và phân công chấp hành viên Chu Văn Tuấn tổ chức thi hành án Chấp hành viên đã cho người phải thi hành án thời gian tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thi hành án
là 10 ngày tính từ ngày giao quyết định thi hành án cho ông Nguyễn Đình Chiến hợp lệ
(bút lục số 06) theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật THADS “Thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án” Như vậy, trong
vụ việc này ngay sau khi người phải thi hành án là ông Nguyễn Đình Chiến nhận được quyết định thi hành án của Chi cục THADS huyện Mường Sài, ông Chiến đã tự nguyện mang tiền ra nộp tại Cơ quan thi hành án Mường Sài để thi hành khoản tiền bồi thường sức khỏe cho bà Nguyễn Thị Nên
3.Về thủ tục thu-chi tiền
Các chứng từ trong hồ sơ này đã thể hiện chấp hành viên đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về quy trình thu, chi tiền trong thi hành án
Ngày 10/01/2019 ông Nguyễn Đình Chiến đến cơ quan THADS huyện Mường Sài nộp số tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe là 18.850.927 đồng Chấp hành viên viết biên lai thu tiền (bút lục số 09), cùng ngày kế toán nghiệp vụ lập phiếu thu (10/01/2019) Cùng ngày, Chấp hành viên ra thông báo về việc nhận tiền, tài sản số 17a/TB-THA ngày 10/01/2019 (bút lục số 11) cho người được thi hành án là bà Nguyễn Thị Nên (quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp) hẹn đúng 8 giờ ngày 18/01/2019 có mặt tại trụ sở cơ quan THADS huyện Mường Sài để làm thủ tục nhận tiền Tuyên nhiên, theo như chứng từ, tài liệu có trong hồ sơ thì Chấp hành viên ra ngay thông báo nhận tiền, tài sản sau khi thu được tiền thi hành án là đúng nhưng trong hồ sơ này “thông báo nhận tiền, tài sản” của Chấp hành viên chỉ ban hành “để đấy” mà không gửi thư bảo đảm hoặc giao nhận cho người được thi hành án là một thiếu sót của Chấp hành viên trong hồ sơ
Ngày 10/01/2019 Chấp hành viên đề nghị chi số tiền 18.850.927 đồng cho người được thi hành án là bà Nguyễn Thị Nên, đề nghị chi đã được thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự huyện Mường Sài duyệt chi Kế toán lập phiếu chi tiền cho người được
Trang 6thi hành án là bà Nguyễn Thị Nên, bà nên ký nhận vào phiếu chi và nhận tiền thi hành án
Khi tiến hành thủ tục thu, chi Chấp hành viên, kế toán và thủ trưởng đơn vị đã làm đúng, đầy đủ biểu mẫu C02, C03 và C11-THA ban hành theo thông tư 91/2010/TT-BTC ngày 17/6/2010 của Bộ Tài Chính, phiếu thu, chi, giấy đề nghị chi ghi đầy đủ các cột, mục và có xác nhận của Kế toán và Thủ trưởng đơn vị Thanh toán tiền đúng thời hạn, không giữ quá lâu và chậm trả tiền thi hành án cho người được thi hành án Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ
trong THADS: “Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thu tiền, tài sản thi hành án, giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá, cơ quan thi hành án dân sự phải tiến hành thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án theo thứ tự quy định tại Điều 47 Luật Thi hành án dân sự và thu phí thi hành án theo quy định của pháp luật.”
Hồ sơ thi hành án đã thể hiện được đầy đủ các chứng từ, biên lai thu tiền Các loại chứng từ, biên lai thu tiền, đều được chấp hành viên lập đầy đủ và thu nộp, quản lý, sử dụng theo hệ thống kế toán và quy định của pháp luật
Trong hồ sơ này, Chi cục trưởng chi cục thi hành án dân sự huyện Mường Sài không ra quyết định thu phí thi hành án 3% của số tiền 18.850.927 là vì theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 216/2016/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính thì: “ Người được thi hành án không phải chịu phí thi hành án dân sự khi
được nhận các khoản tiền, tài sản thuộc: Tiền cấp dưỡng; tiền bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm;…” Đối chiếu với quy định này thì vụ việc bà
Nguyễn Thị Nên yêu cầu ông Nguyễn Đình Chiến bồi thường thuộc khoản bồi thường thiệt hại về sức khỏe Do vậy, Chi cục THADS huyện Mường Sài không ra quyết định thu phí thi hành lá đúng quy định của pháp luật
4 Về thiết lập, quản lý và sử dụng hồ sơ thi hành án.
- Việc lập hồ sơ thi hành án đựơc Chấp hành viên thực hiện đầy đủ và chặt chẽ, các văn bản, giấy tờ, chứng từ đều được lưu trữ trong hồ sơ và thể hiện được toàn bộ quá trình tổ chức thi hành án, giải quyết vụ việc thi hành án của Chấp hành viên từ khi bắt đầu đến khi kết thúc hồ sơ
- Việc sắp xếp hồ sơ và đánh bút lục: Về cơ bản Chấp hành viên đã sắp xếp hồ sơ
và đánh bút lục tuân thủ theo quy định của Thông tư số 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp
Trang 7PHẦN THỨ BA:
KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ HỒ SƠ
Qua nghiên cứu hồ sơ thi hành án nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về sức khỏe, vụ việc đã được tổ chức thi hành xong và đưa vào lưu trữ Bên cạnh những việc Chấp hành viên vận dụng để đạt được hiệu quả thi hành án cao thì cũng còn những hạn chế, thiếu sót trong quá trình tác nghiệp của Chấp hành viên Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau:
- Khi tiếp nhận đơn yêu cầu thi hành án, Chấp hành viên (cán bộ thụ lý) phải kiểm tra nội dung yêu cầu và các tài liệu kèm theo, vào sổ nhận yêu cầu thi hành án và lập phiếu nhận đơn (Giấy biên nhận) yêu cầu thi hành án Phiếu nhận đơn (Giấy biên nhận) phải có chữ ký của cán bộ tiếp nhận và người yêu cầu thi hành án
- Khi ra quyết định thi hành án theo yêu cầu, Chấp hành viên (cán bộ thụ lý) phải tuân thủ đúng biêu mẫu quyết định tại Thông tư số 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp, và các căn cứ quy định tại Luật THADS và Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính Phủ
- Về thủ tục thông báo: Chấp hành viên phải tiến hành thủ tục thông báo các văn bản về thi hành án chặt chẽ và đúng qui định cả về nội dung và hình thức văn bản tránh trường hợp không áp dụng đúng biểu mẫu quy định Về thực hiện thông báo các quyết định, văn bản, giấy tờ cần thực hiện đầy đủ và thể hiện rõ trong hồ sơ, lưu ý giao đầy
đủ các quyết định cho các đương sự, tránh tính trạng như trong hồ sơ Chấp hành viên ban hành “thông báo nhận tiền, tài sản” nhưng “để đấy” mà không giao cho đương sự
- Về thiết lập hồ sơ: Cần phải nghiên cứ kỹ Thông tư số 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp để thiết lập hồ sơ cho chặt chẽ khoa học Sau khi tác nghiệp, Chấp hành viên cần hoàn thiện biên bản giấy tờ, sắp xếp và đánh số bút lục ngay để tránh nhầm lẫn, khắc phục sau và phải sửa chữa số bút lục
Hồ sơ thi hành án đã tổ chức thi hành xong, không xảy ra khiếu nại từ phía đương sự nhưng trong hoạt động tác nghiệp của mình Chấp hành viên đã mắc phải một
số thiếu sót cơ bản làm cho hồ sơ không chặt chẽ mà nếu có khiếu kiện xảy ra hay khi
cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra hồ sơ thì Chấp hành viên sẽ không có cơ sở để lý giải cho hoạt động tác nghiệp của mình
Quan điểm cá nhân: Từ những nhận xét và bình luận nêu trên, ta thấy trong hồ
sơ này từ khi nhận đơn yêu cầu thi hành án, thụ lý thi hành án, ra quyết định thi hành
án, thu tiền, chi trả tiền thi hành án đến khi kết thúc hồ sơ thi hành án đều cùng một ngày 10/01/2019 Do vậy, sẽ phát sinh những ưu và nhược điểm:
Trang 8Ưu điểm: Yêu cầu của người được thi hành án được cơ quan thi hành án dân sự
kịp thời ra quyết định và tổ chức thi hành dứt điểm, bảo đảm được quyền và lợi ích của người được thi hành án Người phải thi hành án tự nguyện thi hành án nên rút gọn một phần thủ tục thi hành án, không phải chờ quá lâu, không tiến hành các thủ tục xác minh, kê biên, bán đấu giá tài sản Do vậy, tác nghiệp của Chấp hành viên được thuận lợi, không gặp khó khan vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành án
Nhược đểm: Do từ khi nhận đơn yêu cầu thi hành án, thụ lý thi hành án, ra quyết
định thi hành án, thu tiền, chi trả tiền thi hành án đến khi kết thúc hồ sơ thi hành án đều cùng một ngày nên cơ quan thi hành án phải tiến hành nhiều việc cùng một lúc, Chấp hành viên không có thời gian đọc và nghiên cứu hồ sơ thi hành án, vì vậy việc lập hồ
sơ thi hành án và tổ chức thi hành án còn một số thiếu sót như không ra giấy báo thi hành án, không giao thông báo nhận tiền, tài sản cho người được thi hành án
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật THADS thì “Thời hạn ra quyết định thi hành án theo yêu cầu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án”.
Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính Phủ quy
định: “Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Chấp hành viên phải tiến hành lập hồ sơ thi hành án.” Như vậy, Chấp hành viên có một
khoản thời gian luật định để lập hồ sơ, nghiên cứu các vấn đề trong hồ sơ thi hành án nhằm tránh những sót, mắc lỗi vi phạm trong quá trình tác nghiệp của Chấp hành viên
từ khi bắt đầu tổ chức thi hành án đến khi kết thúc hồ sơ
Người viết báo cáo
Hồ Văn Long