1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sử dụng phương pháp đóng vai kết hợp với giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học bài HIĐRO SUN FUA trong chương

22 125 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

Tổ chức "Sử dụng phương pháp đóng vai kết hợp với giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học bài Hiđro sunfua chương trình Hóa Học 10 THPT" ở trường THPT – Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa 2

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

1.2 Mục đích nghiên cứu

1.3 Đối tượng nghiên cứu

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

1.4.2 Phương pháp chuyên gia

1.4.3 Phương pháp thực tập sư phạm

1.4.4 Phương pháp thống kê toán học

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Phương pháp dạy học tích cực

2.1.2 Phương pháp đóng vai

2.1.2.1 Ưu điểm của phương pháp đóng vai

2.1.2.2 Hạn chế của phương pháp đóng vai

2.1.2.3 Cách tổ chức phương pháp đóng vai

2.1.2.4 Một số lưu ý khi thực hiện phương pháp đóng vai

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2.2.1 Thực trạng dạy học của giáo viên

2.2.2 Thực trạng học của học sinh

2.2.3 Những nguyên nhân của thực trạng dạy học Hóa Học 10 và

việc kết hợp với giáo dục bảo vệ môi trường ở trường THPT hiện nay

2.3 Tổ chức "Sử dụng phương pháp đóng vai kết hợp với giáo dục

bảo vệ môi trường trong dạy học bài Hiđro sunfua chương trình Hóa

Học 10 THPT" ở trường THPT – Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,

với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

2.4.1 Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục

5

15151516

1717171819

Trang 3

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài

Nghị quyết 29-NQ/TW tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XI của BCH trungương Đảng ngày 4 tháng 11năm 2013 bàn về đổi mới căn bản, toàn diện giáo

dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển

từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [1]

Việc đổi mới phương pháp dạy học cần được thực hiện trên cơ sở phân hoáđối tượng, các căn cứ về điều kiện, loại hình năng lực và phẩm chất cần pháttriển ở người học để từ đó lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học phù hợp, nhưtăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và ứng dụng công nghệ thông tin,

sử dụng các mô hình học tập gắn liền với thực tiễn, kết hợp giữa lớp học truyềnthống với các lớp học trực tuyến; tổ chức cho người học thực hiện các nhiệm vụhọc tập ở trên lớp, hướng dẫn việc học tập ở nhà và ở ngoài nhà trường… Giáoviên (GV) tổ chức, hướng dẫn hoạt động, tạo môi trường học tập thân thiện vànhững tình huống nhằm khuyến khích người học tích cực tham gia các hoạtđộng học tập, tự khẳng định năng lực của bản thân, rèn luyện thói quen và khảnăng tự học, phát huy tiềm năng và vận dụng hiệu quả những kiến thức, kỹ năng

đã tích luỹ được để "phát triển con người toàn diện ở nền công nghiệp 4.0" Các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực đã được đưa ra và triển khairộng rãi Tuy nhiên việc áp dụng thành thạo, thành công các kỹ thuật này cònnhiều hạn chế do điều kiện vùng miền, sự chênh lệch về nhận thức của họcsinh Chính vì vậy, một số kỹ thuật dạy học sau khi triển khai thì không đượccác thầy cô áp dụng trong dạy học

Ngày nay ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc dạy và họcmôn Hóa Học – một bộ môn khoa học nghiên cứu về chất và sự biến đổi chất rấtđược coi trọng Vì vậy, nếu người dạy không kịp thời thay đổi phương pháp dạytheo hướng tích cực thì trở nên lạc lõng với sự thay đổi như vũ bão của nền giáodục thời công nghệ 4.0 Với năng lực cụ thể của từng giáo viên, kỹ năng sử dụngcác phương pháp, phương tiện dạy học, đặc biệt là các thao tác thực hiện kỹthuật dạy học trong từng bài cụ thể sẽ giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức lýthuyết một cách chủ động, sáng tạo và thực sự hứng thú Điều đó sẽ tạo nên bảnsắc riêng của từng thầy cô giáo, giúp cho học sinh nắm kiến thức nhanh nhất,sâu sắc nhất, chủ động nhất

Từ những lí do trên tôi mạnh dạn trao đổi với bạn bè đồng nghiệp sáng

kiến kinh nghiệm: "Sử dụng phương pháp đóng vai kết hợp với giáo dục bảo

vệ môi trường trong dạy học bài Hiđro sunfua chương trình Hóa Học 10

Trang 4

1.2 Mục đích nghiên cứu

Thiết kế, xây dựng và sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học HóaHọc 10, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao hiệu quả dạy họcdạy học môn Hóa Học kết hợp với giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho họcsinh (HS) ở trường Trung học phổ thông (THPT)

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trên đối tượng HS lớp 10A, 10B, 10C, 10D củatrường THPT – Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa nơi tôi đang công tác giảng dạy

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Nghiên cứu tài liệu và các công trình nghiên cứu đổi mới phương phápdạy học (PPDH) theo hướng tích cực hóa việc học của học sinh

- Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung chương trình Hóa Học 10

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về các phương pháp, biện pháp thiết kế và sửdụng phương pháp đóng vai trong nội dung bài 32 “Hiđro Sunfua – Lưu huỳnhđioxit – Lưu huỳnh trioxit” kết hợp với giáo dục ý thức bảo vệ môi trường theohướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh

1.4.2 Phương pháp chuyên gia

Gặp gỡ, trao đổi, tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp để tham khảo ý kiếnlàm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài

1.4.3 Phương pháp thực tập sư phạm

Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT – Dân tộc nội trú Thanh Hóa tại 4lớp 10A, 10B và 10C, 10D tiến hành theo quy trình của đề tài nghiên cứu sángkiến kinh nghiệm giáo dục để đánh giá hiệu quả của đề tài

1.4.4 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để thống kê, xử lý, đánh giá kếtquả thu được.[10]

- Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Phương pháp dạy học tích cực

PPDH tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉnhững phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của người học PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tíchcực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tínhtích cực của người học Tuy nhiên, để dạy học theo phương pháp tích cực thìgiáo viên phải nỗ lực nhiều hơn so với dạy theo phương pháp thụ động

Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy Cách dạy chỉ đạo cách học,nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy củathầy Chẳng hạn, có trường hợp HS đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưnggiáo viên chưa đáp ứng học, hoặc có trường hợp GV hăng hái áp dụng PPDH

Trang 5

tích cực nhưng không thành công vì HS chưa thích ứng, vẫn quen với lối học tậpthụ động Vì vậy, GV phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xâydựng cho HS phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao.Trong đổi mới PPDH phải có sự hợp tác của cả thầy và trò, sự phối hợp nhịpnhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công.[2]

2.1.2 Phương pháp đóng vai

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “làm thử” một số

cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định

Thực tế giảng dạy môn Hóa Học ở trường trung học phổ thông cho thấyphần lớn do phòng thí nghiệm chưa đạt chuẩn, thiếu hóa chất nên sự “đầu tư”giảng dạy chưa cao Việc sử dụng các PPDH truyền thống càng làm cho HS cảmthấy môn Hóa Học trìu tượng, khó hiểu, và nhiều HS ngày càng có tâm lý sợmôn Hóa Học Để tránh hiện tượng nhàm chán cho HS, việc mạnh dạn sử dụngphương pháp đóng vai vào dạy học Hóa Học là rất cần thiết, đặc biệt trongnhững năm gần đây với chương trình thay sách, đóng vai là phương pháp được

áp dụng khá phổ biến

2.1.2.1 Ưu điểm của phương pháp đóng vai

Phương pháp đóng vai có những ưu điểm sau:

- HS được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độtrong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn

- Gây hứng thú và chú ý cho học sinh

- Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh

- Khích lệ sự thay đổi, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạođức và chính trị xã hội

- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của cácvai diễn

- Phát huy được những kinh nghiệm thực tế và tư duy sáng tạo của từng cánhân cũng như sự phối hợp chặt chẽ của cá nhân với tập thể nhóm

- Lớp học sinh động, người học tiếp thu kiến thức thông qua những hoạtđộng tích cực trong "vai diễn" của họ

2.1.2.2 Hạn chế của phương pháp đóng vai

- Cần đầu tư nhiều thời gian

- Phải nghiên cứu viết "kịch bản", lựa chọn "diễn viên", “tập diễn”

- Đối tượng học sinh có tỷ lệ khá giỏi phải nhiều

- Số lượng học sinh nhiều hiệu quả không cao, mỗi nhóm nên dưới 15HS

2.1.2.3 Cách tổ chức phương pháp đóng vai

Cách thức tiến hành phương pháp đóng vai thường theo các bước sau:

- Giáo viên chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm một cáchtương đối đơn giản, không quá phức tạp và quy định rõ thời gian đóng vai

- Các nhóm thảo luận, xây dựng “kịch bản” và phân công sắm vai

- Thứ tự các nhóm đóng vai

Trang 6

- Các HS khác theo dõi phóng vấn, nhận xét, đánh giá, bổ sung (nếu cần).Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp? Chưa phù hợp ở điểmnào?

- Cuối cùng GV kết luận chốt lại về cách ứng xử cần thiết trong tình huốngnên sự cố gắng của HS và rút kinh nghiệm

Cách thức tiến hành có thể tóm tắt bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ: Các bước tiến hành phương pháp đóng vai

2.1.2.4 Một số lưu ý khi thực hiện phương pháp đóng vai

- Chọn vấn đề đóng vai có mục tiêu dạy học rõ ràng

- Chọn người đóng vai có kiến thức hay kinh nghiệm tương tự vai diễn haychọn tình huống trong các nhóm đóng vai phải sát thực tế và đáp ứng mục tiêudạy học

- Giáo viên giới thiệu vai diễn rõ mục đích, thống nhất tình huống

- Tình huống nên để mở, giáo viên không cho trước “kịch bản”, lời thoại

- Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai

- Người đóng vai phải hiểu rõ nhiệm vụ của mình ttrong bài tập đóng vai đểkhông lạc đề

- Nên có các biện pháp khích lệ những học sinh nhút nhát tham gia

- Nên hóa trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóngvai

- Rút ra được kết luận sư phạm: ý đồ đưa ra tình huống để đóng vai, mụcđích của kịch bản, kết quả sư phạm thu được [3]

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2.2.1 Thực trạng dạy học của giáo viên

Nhìn chung, giáo viên đã có sự cải tiến đổi mới PPDH như: phương phápvấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm… Tuy nhiên, việc sử dụng các phương pháptrên không thường xuyên, đa phần giáo án chủ yếu là nội dung bài học chứ chưachú trọng đến phương pháp, rất ít câu hỏi tư duy Chỉ sử dụng hệ thống sơ đồ

Các nhóm đóng vaiCác nhóm thảo luận, xây dựng kịch bản

GV chia nhóm, giao nhiệm vụ

Các nhóm khác theo dõi, nhận xét…

Giáo viên nhận xét, kết luận

Trang 7

trong sách giáo khoa (SGK) để minh họa cho bài học mà không có thêm các sơ

đồ tự thiết kế từ nội dung SGK hay liên hệ thực tiễn Chưa chú ý sử dụng cácphương pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Bên cạnh

đó, việc kết hợp với ý thức giáo dục bảo vệ môi trường trong các bài giảng HóaHọc còn ít đôi khi bị bỏ sót, các bài áp dụng chưa sinh động do tâm lý của giáoviên sợ thiếu thời gian

2.2.2 Thực trạng học của học sinh

Qua thực tế giảng dạy cho thấy, tâm lý học sinh sợ môn Hóa Học, hoạtđộng học của học sinh chủ yếu là nghe giảng, ghi chép chứ chưa có ý thức phátbiểu xây dựng bài Một số em còn làm việc riêng trong giờ học, có khi cả lớptrong suốt giờ học chỉ tập trung 4-5 em phát biểu xây dựng bài Đặc biệt, ở cáclớp cơ bản C, D các em hầu như không có hứng thú vào việc học tập bộ mônHóa Học

Từ thực tế trên dẫn đến kết quả học tập bộ môn chưa cao Số học sinh giỏi

ít, khá và trung bình nhiều, yếu vẫn còn Qua thực tế giảng dạy nếu sử dụng cácPPDH phát huy tính tích cực như: thảo luận nhóm, phiếu học tập, sử dụng bănghình… cùng với những câu hỏi tìm tòi, kích thích tư duy, gây tranh luận thìkhông khí học tập sôi nổi hẳn, học sinh tích cực phát biểu xây dựng bài Ngượclại, ở một số lớp giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại tái hiện,thông báo… lớp học trở nên trầm, ít học sinh phát biểu xây dựng bài

2.2.3 Những nguyên nhân của thực trạng dạy học Hóa Học và việc kết hợp với giáo dục bảo vệ môi trường ở trường THPT hiện nay

Còn một bộ phận giáo viên ngại áp dụng các phương pháp mới vào quátrình dạy học Bởi để dạy học theo các phương pháp mới phát huy được tính tíchcực của HS đòi hỏi phải đầu tư thời gian, trí tuệ vào việc soạn giáo án Đồngthời, giáo viên phải có năng lực tổ chức, điều khiển quá trình dạy học Ở một sốtrường THPT chưa có đủ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động học tập của bộmôn như: chưa có phòng thực hành bộ môn hoặc nếu có thì thiếu hóa chất, hóachất bị quá hạn sử dụng, chưa có hệ thống xử lý chất khí độc hại (như tủ hốt),…Bên cạnh đó một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng dạy và họcHóa Học hiện nay do có nhiều khối học khác nhau, khối học truyền thống trướcđây là khối A và khối B giảm đi nhiều, do vậy môn Hóa Học không được coi làmôn học chính đối với học sinh học các khối như khối C, D, A1,… vì không sửdụng kết quả học tập để xét vào Đại học Từ đó đã hình thành nên suy nghĩbuông lỏng, thả trôi trong ý thức học tập của học sinh

Khi dạy Hóa Học, việc lồng ghép kiến thức ảnh hưởng của hóa chất đếnmôi trường vẫn còn ít hoặc thiếu những ví dụ thực tế sinh động nên ý thức củahọc sinh về sự nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường chưa cao

2.3 Tổ chức "Sử dụng phương pháp đóng vai kết hợp với giáo dục bảo vệ môi

trường trong dạy học bài Hiđro sunfua chương trình Hóa Học 10 THPT" ở

trường THPT – Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa

Trang 8

Phương pháp đóng vai thực hiện tại lớp 10A, 10B Ở lớp 10C, 10D tôi dạytheo phương pháp phát vấn, gợi mở bằng giáo án thông thường.

Các bước thực hiện: Tôi xin giới thiệu kịch bản đã được thực hiện tại lớp

10B.

Bước 1: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ

Lớp 10B có 29 học sinh, chia thành 3 nhóm và phân công công việc như sau:

Nhóm 1 (10 HS) nhóm trưởng Lô Văn Phong: Phụ trách phân công thựchiện đóng vai - dựng kịch bản

Nhóm 2 (10 HS) nhóm trưởng Lê Thu Hương: Phụ trách soạn và trìnhchiếu nội dung bài học bằng power point

Nhóm 3 (9 HS) nhóm trưởng Nguyễn Lê Ánh Dương: Phụ trách thu thậpthông tin, hình ảnh, video… về H2S cung cấp cho nhóm 2 Viết và báo cáo kếtquả

Bước 2: Các nhóm thảo luận, xây dựng kịch bản

1 HS đóng vai nhà nghiên cứu

Một số HS khác đóng vai quần chúng Số HS còn lại của lớp ngồi quansát và ghi bài theo nội dung trình chiếu

Hình ảnh, video được trình chiếu: Phóng sự “4 thợ lặn tử vong vì hít phải khí Hidro sunfua” của đài VTC14 [4], hình ảnh học sinh khối 10 trường THPT –

Dân tộc nội trú Thanh Hóa tham gia lao động giúp nhân dân phố 5 phườngĐông Sơn dọn dẹp cống rãnh, đường phố

Thời gian chuẩn bị bài học 1 tuần, giáo viên có kiểm tra và góp ý kịch bản trướckhi tiết học được thực hiện

Bước 3 Các nhóm đóng vai và thực hiện kịch bản.

Giáo viên ghi đầu bài lên bảng, giới thiệu

Bài 32 HIĐRO SUNFUA – LƯU HUỲNH ĐIOXIT – LƯU HUỲNH TRIOXIT (Tiết PPCT: 53 + 54).

GV giới thiệu: Tiết này chúng ta học tiết PPCT 53: A Hiđrosunfua kết hợp với

công tác giáo dục môi trường học theo phương pháp đóng vai

Vào bài: Học sinh xem phóng sự “4 thợ lặn tử vong vì hít phải khí

Hiđrosunfua” của đài VTC14.

Tiếng vọng + còi báo động: Chúng tôi xin thông báo: Hiện nay có một nhóm tội

phạm tấn công vào khu vực dân cư mang tên Hiđro sunfua Hiđro sunfua là chấtkhí nên chúng rất manh động, có thể len lỏi khắp nơi, có mùi trứng thối, rất độc.Nặng hơn không khí nên đi đến đâu chúng nấp lại các ngóc ngách đến đó gây

Trang 9

nhiễm độc không khí nặng nề Xin mời các đồng chí NaOH, Oxi và các đồng chítrưởng các bộ phận đến tại nhà văn hóa phố Hoa Sen họp khẩn cấp.

Quần chúng 1: Hiđrosunfua là gì? Chúng đến từ đâu vậy?

thực vật bị phân hủy Ở một số suối nước nóng cũng có Hiđro sunfua Ở trongcác cống rãnh… chúng tan ít trong nước và tạo ra axit sunfuhiđric

Tại cuộc họp:

Trưởng phố: Theo chỉ đạo của cấp trên, chúng ta phải bắt được nhóm tội phạm

mang tên Hiđro sunfua Các đồng chí có biết những thông tin gì về Hiđrosunfuakhông?

Quỳ tím: Báo cáo đồng chí, Hiđro sunfua là chất khí, tan ít trong nước tạo ra

dung dịch axit sunfuhiđric là các axit rất yếu, yếu hơn cả H2CO3 nên chúng điđến đâu tôi cũng không nhận ra được

NaOH: Tuy nhiên axit sunfuhiđric là axit 2 lần axit, khi phản ứng với kiềm sẽ

tạo ra hai muối hiđrosunfua (HS-) hoặc sunfua (S2-) Do vậy, tôi có thể bắt đượcchúng nếu gặp

NaOH: Tùy theo tỉ lệ mol khi tham gia phản ứng

Ví dụ: nNaOH : nH2S = 1 : 1 NaOH + H2S → NaHS + H2O

nNaOH : nH2S = 2 : 1 2NaOH + H2S → Na2S + 2H2O

Oxi: Từ ngày có Hiđro sunfua làm bầu không khí của tôi thật là tệ Hiđro sunfua

chứa lưu huỳnh -2 (-2 là số oxi hóa thấp nhất của S) nên chúng có tính khử

mạnh Do vậy, nếu dồn được chúng vào trong tù (giơ lọ ra) Oxi chúng tôi sẽ xin

một mồi lửa đốt cháy nó tạo ra S hoặc SO2

Quần chúng 2: Phản ứng xảy ra thế nào anh Oxi ơi?

thì:

2H2S + O2 → 2S + 2H2O

Khi H2S cháy trong oxi dư thì:

2H2S + 3O2 → 2SO2↑ + 2H2O

Phố trưởng: Còn chần chừ gì nữa, bây giờ chúng ta phân công các mũi trinh sát

đi về các hướng, nhờ sự đóng góp của người dân bắt chúng về quy án Tuynhiên để bắt triệt để Hiđro sunfua, chúng ta cần phải phá vỡ chỗ ẩn nấp củachúng, ngăn chặn các nguyên nhân sinh ra Hiđro sunfua bằng cách dọn dẹp cácđống rác, khơi thông cống rãnh Cần phải huy động thêm lực lượng nòng cốt làđoàn thanh niên nữa nhé

(Cảnh Hiđro sunfua bị bắt, các hình ảnh học sinh trường THPT - Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa đi giúp dân dọn dẹp các đống rác được đổ bừa bãi ngoài đường, tuyên truyền người dân không vứt rác bừa bãi, hình ảnh học sinh dọn dẹp cống rãnh ở trong khuôn viên nhà trường, ở cống rãnh ngoài đường… được trình chiếu bằng Power point).

-2 0 0 -2

-2 0 +4 -2

Trang 10

NHỮNG HÌNH ẢNH CỦA HỌC SINH KHỐI 10 TRƯỜNG THPT – DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH THANH HÓA THAM GIA DỌN ĐƯỜNG

PHỐ, CỐNG RÃNH GIÚP NHÂN DÂN PHỐ 5

Ngày đăng: 29/10/2019, 08:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[8]. Chuẩn “Kiến thức kỹ năng” – Môn Hóa Học lớp 10 – Nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức kỹ năng”
Nhà XB: Nhà xuất bản giáodục
[3]. Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thặng [4]. Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet- Nguồn: http://thuvienphapluat.vn - Nguồn: http://www.youtube.com Link
[1]. Nghị Quyết số 29-NQ/TW, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI Khác
[2]. Trần Kiều, Bùi Phương Nga (Đồng chủ biên) (2018) - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông về dạy học tích cực Khác
[5]. Nguyễn Ngọc Bảo (1996), Phát triển tính tích cực, tự lực của HS trong quá trình dạy học, Tài liệu hướng dẫn thường xuyên chu kì 1992-1996, Bộ Giáo dục và đào tạo, Vụ GV Khác
[6]. Nguyễn Xuân Trường (Tổng chủ biên kiêm chủ biên) - Sách giáo khoa Hóa Học 10 – Nhà xuất bản giáo dục Khác
[7]. Nguyễn Xuân Trường (Tổng chủ biên kiêm chủ biên) - Sách giáo viên Hóa Học 10 – Nhà xuất bản giáo dục Khác
[9]. Những vấn đề đổi mới giáo dục môn Hóa Học - Nhà xuất bản giáo dục Khác
[10]. Hoàng Chúng (1992), Phương pháp thống kê trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w