1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận văn học dạng so sánh, liên hệ cho học sinh 11a1, 11a2, 12a1, 12a2 trường

22 127 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 262 KB

Nội dung

Dạy văn là đánh thức ở học sinh khả năng cảm thụ cái đẹp, đểqua đó giúp các em hiểu chứ không phải nhớ thuộc lòng tính nhân văn, giá trịthẩm mĩ ẩn chứa sau từng câu chữ, chi tiết, hình t

Trang 2

khoa học, chính xác, khách quan của kiến thức, phương pháp… nhưng đồng thờiphải có niềm say mê, hứng thú rung động thực sự Ở các loại hình lao độngkhác, say mê là một tiền đề để sáng tạo Người giáo viên dạy văn sẽ không thểdạy học sinh cảm thụ văn học nếu bản thân không cảm thụ, không có những xúccảm nghệ thuật Dạy văn là đánh thức ở học sinh khả năng cảm thụ cái đẹp, đểqua đó giúp các em hiểu (chứ không phải nhớ thuộc lòng) tính nhân văn, giá trịthẩm mĩ ẩn chứa sau từng câu chữ, chi tiết, hình tượng nghệ thuật của tác phẩm.

Mục tiêu giáo dục ngày nay là nâng cao chất lượng dạy và học trong cácbậc học đang là vấn đề bức thiết của nhà trường và xã hội Nghị quyết Hội nghịlần thứ Hai Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII về định hướng chiến

lược phát triển giáo dục từng chỉ rõ “nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục

là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại ” Vì vậy, trong nhà trường mỗi môn học cần hướng đến sự thay đổi

và hoàn thiện dần các phương pháp dạy học

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả Giáo dục – Đào tạo, trong nhữngnăm qua Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm sâu sắc đến việc đổi mới một cáchtoàn diện chương trình nội dung, phương pháp dạy học Trong đó, việc đổi mớitheo phương hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh là vấn đề then

chốt và đã được cụ thể hóa trong điều 24.2 Luật giáo dục “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Đổi mới phương pháp dạy học kèm theo đổi mới kiểm tra, đánh giá Hiệnnay, đổi mới kiểm tra, đánh giá chính là: kiểm tra, đánh giá chất lượng học tậpcủa học sinh theo định hướng phát triển năng lực

Từ năm 2013 – 2014, đối với môn Ngữ văn bắt đầu có sự đổi mới trongcách thức ra đề thi Đề thi gồm 2 phần: Đọc hiểu và Làm văn Phần Đọc hiểu vàviết đoạn văn nghị luận xã hội học sinh đã quen dần và tạm ổn, còn dạng đề

nghị luận so sánh, lien hệ văn học là rất mới Nghị luận so sánh, liên hệ văn học

là một kiểu bài văn đóng vai trò không nhỏ trong cơ cấu bài văn thi THPT Quốcgia của học sinh Đây là kiểu bài mới, được áp dụng gần đây nên không ít giáoviên còn lúng túng khi giảng dạy Bởi lẽ hầu hết giáo viên ra trường trước năm

2006 ít được tiếp cận kiểu bài này, còn những giáo viên ra trường sau kinhnghiệm giảng dạy còn nhiều hạn chế Nên không ít giáo viên tỏ ra lúng túng khihướng dẫn học sinh viết bài, điều đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượnglàm bài thi của học sinh Mặt khác dạng đề này đòi hỏi học sinh phải có kiếnthức vững vàng, năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương sâu rộng và nhận định

đề thi nhạy để trình bày Do đó, cách học thuộc bài học theo lối mòn sẽ khôngphát huy được tác dụng

Trang 3

Có thể nói rằng đây là dạng đề khiến học sinh nói chung và học sinhtrường THPT Quan Sơn nói riêng cảm thấy rất khó và thường bế tắc Để khắcphục vướng mắc này chúng ta phải làm sao?

Bằng kinh nghiệm giảng dạy và tham khảo một số dạng đề thi, tôi đã rút

ra được một số vấn đề về kiến thức và kĩ năng mà cả giáo viên và học sinh đềuphải lưu ý khi làm bài dạng bài này trong quá trình ôn thi THPT Quốc gia

Chính vì lí do đó, tôi cũng xin mạnh dạn đưa ra đề tài: “Hướng dẫn cách làm bài nghị luận văn học dạng so sánh, liên hệ cho học sinh lớp 11A1, 11A2, 12A1, 12A2 Trường THPT Quan Sơn” Tôi mong rằng qua đề tài này sẽ giúp các em

làm tốt dạng bài nghị luận văn học dạng so sánh, liên hệ

2 Mục đích nghiên cứu.

Nắm được những định hướng chung về cách làm bài nghị luận dạng sosánh, liên hệ cho học sinh lớp 11, 12 giúp các em làm bài hiệu quả và chấtlượng

Nội dung và phương pháp làm kiểu bài so sánh, liên hệ văn học Đưa ramột số giải pháp mang tính định hướng cho học sinh vận dụng trong quá trìnhgiải quyết các đề bài nghị luận văn học kiểu bài so sánh, liên hệ thường gặp

Nhận diện đề, lập dàn ý, thiết kế đề kiểm tra đánh giá môn ngữ văn theohướng đổi mới

Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm tra đánh giá trong môn Ngữvăn Đổi mới quan niệm đánh giá, kết quả học tập của học sinh, tăng cường rènluyện kĩ năng

3 Đối tượng nghiên cứu.

- Học sinh lớp 11A1, 11A2, 12A1, 12A2 Trường THPT Quan Sơn

- Một số kĩ năng cần thiết khi làm bài dạng so sánh, liên hệ nhằm giúphọc sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo trong quá trình làm bài văn nghị luậndạng so sánh, liên hệ

4 Phương pháp nghiên cứu.

- Các phương pháp lý thuyết: Đọc sách và tài liệu tham khảo có liên quanđến đề tài, để khái quát vấn đề, làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực tiễn

- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Phương pháp thống kê, nêu ví dụ

+ Phương pháp thực nghiệm

+ Phương pháp so sánh

+ Phương pháp phân loại, phân tích

B NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

I CƠ SỞ LÍ LUẬN

Trong quá trình hội nhập nền kinh tế ngày nay, giáo dục được coi là mộtlĩnh vực rất quan trọng và luôn đi trước một bước trong sự phát triển kinh tế của

Trang 4

mỗi quốc gia Vì vậy, vấn đề chất lượng dạy - học nói chung và dạy học Ngữvăn nói riêng ngày càng trở thành mối quan tâm chung của các nhà sư phạmcũng như các nhà quản lý giáo dục và xã hội Đảng và nhà nước ta đã khẳng

định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển” Điều đó được thể hiện trong các Nghị quyết của Trung ương.

Nghị quyết TW 4 khoá VII đã chỉ rõ phải “Đổi mới phương pháp dạy học

ở tất cả các cấp học, bậc học Kết hợp học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội Áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.

Nghị quyết TW2 khoá VIII tiếp tục khẳng định phải “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp

tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến

và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian

tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”.

Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn của xã hội môn Ngữ văn đã khôngngừng cải tiến chương trình, cải tiến phương pháp dạy học kèm theo đổi mớikiểm tra, đánh giá nhằm đạt được hiệu quả cao nhất

Bộ môn Ngữ văn bao gồm ba phần: Văn học, Tiếng Việt, Làm văn Làmột nền văn học nền tảng về kiến thức và công cụ giao tiếp, có vị trí quan trọngtrong các môn học, góp phần tạo nên trình độ văn hóa cơ bản cho học sinh cùngvới việc rèn kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng sử dụng tiếng Việt, phần Làm văn đượcchú trọng vì đây là phần thể hiện rõ nhất kĩ năng thực hành, sáng tạo của họcsinh

Làm văn gồm hai dạng: Nghị luận văn học và nghị luận xã hội Xu thế ra

đề tuyển sinh trong những năm gần đây, dạng bài nghị luận so sánh văn họcchiếm tỉ lệ cao hơn nhiều so với trước đây Thạc sĩ Trần Văn Nịch, Phó vụtrưởng vụ GV - CBQLDN cho biết: Để hình thành cho học sinh một kĩ năng thìcần phải dạy cho họ biết cách kết hợp và huy động hợp lí các nguồn nội lực(kiến thức, khả năng thực hiện và thái độ) và nguồn lực (tất cả những gì có thểhuy động được nằm ngoài cá nhân)

Như vậy để làm tốt bài văn nghị luận văn học cần phải được trang bị kiếnthức phong phú và kĩ năng thuần thục Đây là cơ sở để giáo viên áp dụng tronggiảng dạy nghị luận văn học

II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

1 Thực trạng của đề tài nghiên cứu.

Vấn đề dạy học văn trong trường phổ thông đang là vấn đề thời

sự nóng hổi, thu hút sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều giới trong xãhội Theo khảo sát của các nhà giáo dục Việt Nam trong những nămgần đây, chất lượng học văn của học sinh THPT ngày càng giảm sút.Môn văn đang mất dần vị thế vốn có Tình trạng học sinh k hông cảmnhận và hứng thú với những tác phẩm văn học nói riêng và các giá trị văn họcnói chung cũng là một trong những nguyên nhân dẫn học sinh yếu về kĩ năng

Trang 5

sống và sống vô cảm, thiếu trách nhiệm Tình trạng học sinh học văn theo kiểu

ăn xổi, học thực dụng, thi gì học nấy đang rất phổ biến ở các trường THPT Họcsinh không có hoặc yếu về kỹ năng cảm thụ văn học, cảm nhận hoặc hiểu về vănhọc một cách sơ sài, nói theo hoặc vay mượn cảm xúc khi làm bài không có gì là

lạ Đây là điều đáng để cho các nhà sư phạm chúng ta suy nghĩ

Gần đây, trong các đề thi tuyển sinh Đại học, cao đẳng, ở câu 5 điểm, đềbài thường ra kiểu bài so sánh, liên hệ văn học Có thể nói đây là dạng đề phứctạp, khó sử lí nhất đối với học sinh THPT vì nó đòi hỏi không chỉ kiến thức màcòn yêu cầu rất cao về khả năng tư duy và óc tổng hợp Ở dạng đề này, nếukhông thận trọng, rất dễ biến bài viết thành bài liệt kê một cách dễ dãi nhữngkiến thức đã học khiến bài trở nên loãng, nhạt và dàn trải

2 Nguyên nhân của thực trạng.

Nguyên nhân của thực trạng trên còn phải kể đến thực tế cho đến nay,chưa có công trình nào tập trung xây dựng các biện pháp rèn luyện cảm thụ vănhọc cho học sinh ở trường phổ thông Các nhà nghiên cứu hoặc đồng nhất giữahai khái niệm tiếp nhận và cảm thụ hoặc không phân định dứt khoát ranh giớigiữa hai khái niệm này Nói thế, không phải các biện pháp xây dựng cảm thụvăn học cho học sinh chưa được đề cập tới; phần lớn các biện pháp này được đềxuất trong các công trình nghiên cứu các mặt, các nhân tố riêng của cảm thụ văn

học như liên tưởng và tưởng tượng mà tiêu biểu là công trình Công nghệ dạy văn của Phạm Toàn và Rèn luyện tư duy sáng tạo của học sinh trong dạy học tác phẩm văn chương của Nguyễn Trọng Hoàn Nhưng cũng vì thế các biện

pháp được xác định chưa tập trung một cách bài bản, chuyên sâu

Nghị luận so sánh, liên hệ là một kiểu bài văn đóng vai trò không nhỏtrong cơ cấu bài văn thi THPT quốc gia những năm gần đây Đây là kiểu bàimới, chưa được cụ thể hóa bằng một bài học riêng trong chương trình Ngữ vănbậc trung học phổ thông, do đó ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng bài làm củahọc sinh cũng như quá trình định hướng ôn tập cho học sinh từ phía giáo viên.Góp phần tháo gỡ những khó khăn trên, bài viết này xin đưa ra một số gợi ý đểgiúp cho các em ôn tập tốt trong những kỳ thi sắp tới

III BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.

1 Rèn kỹ năng cảm thụ văn học bằng phương pháp so sánh.

1.1 So sánh trong cảm thụ văn học.

Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên

thì so sánh là nhìn vào cái này mà xem xét cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém

Theo Từ điển Tu từ - phong cách học - thi pháp học của tác giả Nguyễn

Thái Hoà (NXB Giáo dục) thì so sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức của người đọc, người nghe.

Từ những khái niệm trên vận dụng vào việc rèn kỹ năng cảm thụ văn họccho học sinh, có thể thấy so sánh giúp cho học sinh hiểu rõ hơn đối tượng (có

Trang 6

thể là những chi tiết, nhân vật, hình tượng, quan niệm, phát hiện…) cảm nhậnđược những mới mẻ, độc đáo của đối tượng cũng như những sáng tạo của nghệ

sỹ Để rèn luyện và hướng dẫn học sinh thực hiện tốt phương pháp này nóiriêng, cảm thụ văn học nói chung, về phía học sinh, giáo viên cần đặt ra nhữngyêu cầu cụ thể

1.2 Những yêu cầu cần thiết đối với học sinh để cảm thụ tốt văn học.

a) Học sinh phải có vốn ngôn ngữ.

Vốn ngôn ngữ bao gồm sự hiểu biết giá trị của từ ngữ, hình ảnh, câu,thanh điệu…Ngôn ngữ chính là phương tiện, dụng cụ để hiểu, cảm thụ viết văn.Học sinh càng giàu vốn ngôn ngữ càng có khả năng cảm thụ sâu sắc hơn vẻ đẹpcủa câu chữ Muốn phong phú vốn từ học sinh phải biết tích luỹ ngôn ngữ từviệc đọc, nghe, nói và có thói quen ghi nhớ để bổ sung vốn từ Nếu không cóvốn ngôn ngữ khả năng cảm thụ đặc sắc ngôn từ sẽ hạn chế rất nhiều

b) Học sinh phải có kiến thức về văn học.

Vốn văn học là một khái niệm rộng, song tối thiểu học sinh phải nắm đượchoàn cảnh ra đời, xuất xứ tác phẩm phân biệt các thể loại, đặc trưng cơ bản củathể loại Những hiểu biết này sẽ giúp học sinh cảm thụ đúng hướng tác phẩm

Để có được vốn văn học, học sinh phải biết cách tích luỹ từ các giờ họcvăn mà thầy cô cung cấp Ngoài ra học sinh phải tích luỹ từ việc đọc sách vở,các loại thông tin từ nhiều luồng khác nhau Từ đó học sinh biết chắt lọc kiếnthức quý, ghi chép làm tư liệu và học tập cách dùng từ, đặt câu của các nhà văn,cách xây dựng tình huống truyện, chọn cảnh, bố cục triển khai luận điểm nhưthế nào…Khi cần thiết bắt chước nhà văn để sáng tạo và tăng vốn hiểu biết vốnvăn học của mình

c) Học sinh phải có vốn sống.

Vốn sống là những hiểu biết, trải nghiệm xã hội về các mặt khác nhaucủa đời sống, những hiểu biết về các ngành nghệ thuật liên quan đến văn họcnhư hội hoạ, âm nhạc, lịch sử, địa lý, triết học

Người học văn, để hiểu văn phải là người có những trải nghiệm đời sống.Biết đặt mình vào nhiều tâm trạng, nhiều cảnh đời khác nhau Muốn có vốn sống

tự bản thân học sinh phải tích luỹ, học hỏi, đọc, nghe nhìn và thu lượm từ nhiềunguồn kênh thông tin, từ đời sống với những sự kiện, việc thực, người thực Vốnsống này càng nhiều, tâm hồn học sinh càng sâu sắc, phong phú, nhạy cảm, dễdàng trong cảm thụ văn học

d) Học sinh có hứng thú và niềm say mê học văn.

Không yêu thích văn học thì tâm hồn người học sinh không rung độngtrước vẻ đẹp của ngôn từ, vẻ đẹp tâm hồn nghệ sỹ Đó là thái độ yêu thích, saysưa khi được tiếp cận với văn học Tiếp nhận một tác phẩm, tự bản thân các emphải trăn trở, suy tư, luôn hướng tâm hồn và tình cảm của mình đến với tácphẩm

Những yêu cầu trên không phải là quy định bắt buộc cả về số lượng vàmức độ, tuy nhiên là những điều kiện cần thiết đối với học sinh học môn Văn đểcác em luôn xác định và hướng tới Có được những điều đó, không chỉ giúp ích

Trang 7

cho việc cảm thụ môn văn mà trong cả quá trình sống, học tập và làm việc củacác em

2 Quá trình thực hiện rèn kỹ năng cảm thụ văn học bằng phương pháp so sánh.

là để làm rõ những điểm hạn chế, chưa đạt của đối tượng và nguyên do củanhững thành công, hạn chế đó Trường hợp khác có thể so sánh để thấy sự cộnghưởng, sự gặp gỡ, đồng sáng tạo của nghệ sỹ ở các loại hình nghệ thuật khác

nhau Từ mục đích so sánh, người so sánh sẽ xác định tiêu chí so sánh dựa trên

các khía cạnh tương đồng hay tương phản về nội dung, tư tưởng, về hình thứcbiểu hiện…Việc xác định tiêu chí so sánh và mục đích so sánh sẽ làm nổi bậtvấn đề cần so sánh, giúp cho người đọc hiểu rõ đối tượng và phát huy trí tưởngtượng, làm phong phú thêm kiến thức ở dạng liên văn bản, biết cách tìm hiểu đốitượng không tách rời hoàn cảnh lịch sử và thời đại mà nó ra đời

2.2 Các phạm vi so sánh.

a) So sánh trong cùng loại hình nghệ thuật.

Nghệ sỹ từ cổ chí kim, khi sáng tạo bao giờ cũng đồng nghĩa với việc bày

tỏ mình qua sáng tác Sự kế thừa, tiếp nối hay sự gặp gỡ tương đồng hoặc tươngphản giữa các cây bút, trong các tác phẩm cả về nội dung tư tưởng hay hình thứcnghệ thuật là điều hoàn toàn có thể xảy ra So sánh trong cùng loại hình nghệthuật là so sánh thường gặp và phổ biến nhất trong quá trình đọc hiểu, tiếp cậnmột văn bản văn học Một văn bản văn học khi được tiếp nhận đúng nghĩa, nótrở thành một chỉnh thể nghệ thuật sống động Quá trình giảng dạy, hướng dẫnhọc sinh tiếp cận, khai thác văn bản, giáo viên có thể tập cho học sinh cách sosánh các vấn đề từ đơn giản đến phức tạp So sánh sẽ gợi mở cho học sinhnhững cảm nhận, thẩm bình khác nhau Học sinh sẽ được đặt mình vào nhữngtình huống, những hoàn cảnh khác nhau để nhìn nhận, đánh giá vấn đề Khikhám phá ra những nét mới mẻ, người học sẽ ấn tượng và hứng khởi, tạo nhữngxúc cảm thẩm mỹ lâu bền So sánh cùng loại hình nghệ thuật thường có haidạng:

Trang 8

VD: Khi đọc hiểu bài Thương vợ của Tú Xương, giáo viên có thể gợi mở

cho học sinh so sánh hình ảnh thân cò trong câu thơ

Lặn lội thân cò khi quãng vắng (Thương vợ-Tú Xương)

với hình ảnh con cò quen thuộc trong ca dao Con cò trong ca dao là biểutượng gợi nhắc hình ảnh người phụ nữ Việt Nam vất vả, lam lũ, cần cù, chịuthương, chịu khó Tú Xương đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ (so sánh ngầm):

bà Tú thân cò lặn lôi, vất vả, đảm đang tần tảo, một nắng hai sương để chăm locuộc sống cho chồng con

Trường hợp khác khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu trích đoạn Việt Bắc trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu, có rất nhiều câu thơ, hình ảnh, cách

nói… có thể so sánh với các tác phẩm văn học dân gian hoặc các tác phẩm vănhọc khác

VD: Tố Hữu viết: Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về

(Việt Bắc - Tố Hữu)

Trong một đoạn thơ nói riêng, một tác phẩm văn học nói chung, sẽ cónhiều cái, nhiều vấn đề để khai thác Nhưng giờ học trên lớp hạn chế về thờigian vì vậy giáo viên nên hướng dẫn học sinh chọn lựa và cảm thụ những hìnhtượng, hình ảnh chi tiết nghệ thuật nào gần gũi, có giá trị biểu cảm cao, vừa sức

tiếp nhận của các em Trong câu thơ trên, hình ảnh gợi cảm chính là bếp lửa và người thương Tố Hữu đã khéo léo sử dụng sóng đôi cặp hình ảnh này đặt trong quỹ thời gian tuần hoàn (sớm khuya và đi về) Hình ảnh bếp lửa luôn gợi không

khí về cuộc sống gia đình sum họp, ấm áp Đó là niềm mong ước, là biểu tượng

về hạnh phúc mà tất cả những người đi xa luôn nhớ và mong ngày trở về Bếp

lửa đã xuất hiện nhiều trong các sáng tác Nhà thơ Bằng Việt với bài thơ Bếp lửa gợi nỗi nhớ về người bà Thủa ấu thơ, cháu đã được bà chở che, được sống

trong vòng tay yêu thương của bà Những tháng năm chiến tranh gian khổ, bàvẫn kiên cường, bền vững ý chí của người kháng chiến Sau này cháu lớn lên, đi

xa, cuộc sống vật chất với nhiều tiện nghi hiện đại, nhưng vẫn luôn nhớ về bếplửa của bà, bếp lửa của tình yêu thương, của niềm tin mà bà đã nhóm lên và sưởi

ấm suốt cuộc đời cháu

Hình ảnh bếp lửa - lò than rực hồng còn được coi là nhãn tự của bài thơ

Mộ - Chiều tối Trên hành trình giải lao, giữa chốn sơn lâm âm u trong buổi

chiều muộn, người tù tha hương, người chiến sỹ cách mạng sao khỏi chạnh lòngkhi bắt gặp hình ảnh:

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng (Thiếu nữ xóm núi xay ngô Ngô xay xong thì lò than đã đỏ)

(Mộ - Chiều tối - Hồ Chí Minh)

Trang 9

Người em gái xóm núi xay ngô bên lò than đỏ, một bức tranh về cuộcsống lao động đời thường thật khoẻ khoắn, ấm áp Nói như một nhà phê bình là

bếp lửa hồng tỏa sáng bức tranh thơ.

Cũng với hình ảnh bếp lửa, nhà thơ Nguyễn Bính trong mối sầu là kẻ tha hương, cô độc, tưởng tượng trên bước đường lưu lạc trong một buổi chiều nào lạnh gió mưa/ gõ cửa nhà ai xin ngủ trọ lại may mắn gặp được cố nhân tri kỷ.

Niềm hạnh phúc ấy ấm áp hơn nhiều lần khi:

Ngồi bên bếp lửa đêm hôm đó Nhi rót đưa tôi nước rượu đầu Nhắc lại ngày xưa mà thẹn lại Ngậm ngùi hai đứa uống chung nhau.

(Hoa với rượu - Nguyễn Bính)

Nhà thơ Êxênin trên con đường mùa đông, con đường đời tẻ ngắt giantruân và mệt mỏi vẫn mơ ước

Trở về với em ngày mai Nhina bên lò lửa đỏ Ngắm em ngắm mãi không thôi…

(Con đường mùa đông – Êxênin)

Nhà thơ Chế Lan Viên trong nỗi nhớ của mình về bà mẹ Tây Bắc nhữngnăm kháng chiến cũng viết:

Con nhớ mế lửa hồng soi tóc bạc Năm con đau mế thức một mùa dài….

(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)

Nhà thơ Minh Huệ viết:

Đêm nay Bác không ngủ Lặng yên như bếp lửa…

(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)

Quay trở lại với câu thơ của nhà thơ Tố Hữu khi viết về con người Việt

Bắc trong những ngày kháng chiến gian khổ, bếp lửa gắn với người thương như

một biểu tượng của sum họp, biểu tượng của tình yêu và niềm tin Tố Hữu đã rấtthành công khi khắc họa cặp hình ảnh này trong nỗi nhớ của người kháng chiếnkhi chia tay đồng bào Việt Bắc về xuôi

Cũng là so sánh tương đồng các đối tượng trong cùng loại hình nghệ thuậtnhưng không đơn giản là những hình ảnh, chi tiết nghệ thuật mà cao hơn, phứctạp hơn có thể là những mô típ nghệ thuật mang tính đặc trưng của thi pháp thờiđại

VD: Quang Dũng viết về sự hy sinh của người lính:

Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành

(Tây Tiến - Quang Dũng)

Cái chết không phải là sự mất đi mà là sự hoá thân, cách nói vừa giảm nhẹđau thương vừa linh thiêng hoá sự ra đi của những người lính Đây là mô típmang cảm hứng lãng mạn thường gặp trong văn học 1945 - 1975 Trong bài thơ

Trang 10

Núi Đôi, nhà thơ Vũ Cao viết về cái chết của người con gái trong suy cảm của

Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất

Có một phần xương thịt của em tôi

(Quê hương - Giang Nam)

Trong văn xuôi, so sánh thường gặp nhất là giữa hai nhân vật, hai chi tiết,hai sự kiện,…Xu hướng ra đề thi Đại học những năm gần đây cũng đòi hỏi họcsinh có cái nhìn liên văn bản, biết phân tích, tổng hợp và đối chiếu những vấn đề

có liên quan, gặp gỡ nhau Ví dụ: so sánh chi tiết bát cháo hành trong tác phẩm

Chí Phèo và chi tiết ấm nước đầy trong tác phẩm Đời thừa của Nam Cao; so

sánh nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm cùng tên của Kim Lân và người đàn

bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu…

Cùng viết về đề tài miếng ăn, Nam Cao gắn nó với nhân cách con người, miếng

ăn là miếng nhục; miếng ăn trong văn Nguyên Hồng - miếng ăn của những người cùng khổ hết sức thơm thảo, ngon lành đúng nghĩa; miếng ăn trong văn Nguyễn Tuân thì hết sức cao sang, nâng lên đến hàng nghệ thuật; với Ngô Tất

Tố, miếng ăn là sự làm no, con người ăn cả đất để sống… Từ việc so sánh hai

đề tài, hai vấn đề…, học sinh sẽ tìm hiểu nguyên nhân của sự khác biệt, sự gặp

gỡ trong quan niệm, cách nhìn, cách lý giải… của các nhà văn, thậm chí củanhững thời đại khác nhau

Về cơ bản, so sánh khá đa dạng và phong phú, điều quan trọng là ngườiviết xác định được mục địch để chọn lựa đối tượng, có xúc cảm nghệ thuật chânthành, thực sự sẽ làm cho vấn đề so sánh đạt hiệu quả Trường hợp đặc biệt cóthể tác giả sử dụng các mô típ quen thuộc, không mới song quá trình thể hiện lại

là những cảm xúc mới mẻ thì cũng có thể so sánh để làm nổi bật nét mới đó

- Dạng thứ hai: So sánh tương phản.

Dạng so sánh này ít gặp hơn và thường là yêu cầu phức tạp hơn đối với

khả năng của học sinh Giáo viên phải công phu hơn, khéo léo hơn khi gợi mởvấn đề, dẫn dắt sao cho học sinh huy động được kiến thức để liên tưởng, sosánh

VD: cùng quan niệm về đất nước, ở mỗi thời đại, các tác giả có nhữngquan niệm và cách lý giải khác nhau, thậm chí đối lập nhau

Nguyễn Trãi khi viết Bình Ngô đại cáo trong cảm hứng yêu nước của văn

học trung đại, đã đưa ra quan niệm về sự tồn tại của một quốc gia độc lâp:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Trang 11

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có

(Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi)

Những điều Nguyễn Trãi đặt ra đem đến cho người đọc cảm xúc về sự tồntại của đất nước thật lớn lao, vĩ đại tràn đầy tinh thần ý thức tự hào, tự tôn dântộc và thấm đẫm cảm hứng sử thi, quan niệm ấy đến nay còn nguyên giá trị.Nhưng ở thời hiện đại, chúng ta lại bắt gặp quan niệm về đất nước hình thành từnhững gì thật bình dị, gần gũi nhỏ bé, đời thường:

Đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng

Đất nước có từ ngày đó…

(Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm)

Sở dĩ có sự đối lập nhưng không hề mâu thuẫn đó là xuất phát từ đặctrưng thi pháp của thời đại, do hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, do mục đích sáng

tác của các tác giả khác nhau Khi Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo, đất nước

đang trong không khí huy hoàng của ngày hội chiến thắng, một triều đại mới,một trang sử mới của Đại Việt được mở ra Khẳng định sự tồn tại và vị thế củaĐại Việt ngang hàng với quốc gia phương Bắc là mục đích chính trị của ngườicầm bút Chính vì thế quan niệm về quốc gia, chủ quyền của Đại Việt phải hếtsức uyên bác, đầy đủ, chặt chẽ, đủ sức làm chân lý của muôn đời

Nguyễn Khoa Điềm viết Đất Nước trong những ngày khói lửa, cuộckháng chiến đấu tranh giải phóng đất nước đang ở hồi khốc liệt, đòi hỏi sựchung tay của tất cả mọi người, kêu gọi những thanh niên, đánh thức những bạntrẻ đô thị miền Nam xuống đường, góp sức mình vào công cuộc đấu tranh giải

phóng đất nước Tư tưởng Đất nước của Nhân dân là hệ quy chiếu để Nguyễn

Khoa Điềm cắt nghĩa, lý giải về một đất nước thật bình dị, gần gũi thân thương,gắn bó và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày của mỗi con người chúng ta Lờithơ Nguyễn Khoa Điềm như lời tâm tình, nhẹ nhàng, lắng đọng, có sức truyềncảm sâu xa mạnh mẽ

Có thể lấy nhiều ví dụ khác về so sánh tương phản qua những quan niệmthẩm mỹ, triết lý nhân sinh…của các nghệ sỹ ở những thời đại khác nhau Khi

dạy học sinh cảm thụ thơ Xuân Diệu với triết lý sống vội vàng, rất dễ nhận thấy

đây là quan niệm mới mẻ, hiện đại và tích cực Xuân Diệu cảm nhận thời gian

Ngày đăng: 29/10/2019, 07:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w