1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Tài liệu bồi dưỡng cứu hộ cứu nạn sơ cấp cứu

70 74 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 7,03 MB

Nội dung

PHẦN II. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CỨU NẠN, CỨU HỘ I. Khái niệm 1. Khái niệm theo Từ điển Tiếng Việt - Cứu: Làm cho thoát khỏi mối đe dọa sự an toàn, sự sống còn. - Nạn: Đối tượng đã hoặc bị đe dọa đến sự sống, sự an toàn. - Nạn nhân: Người bị nạn hay phải chịu hậu quả của một tai họa xã hội hoặc chế độ bất công. - Cứu nạn: Làm cho đối tượng gặp nạn thoát khỏi các mối đe dọa đến sự sống hoặc sự an toàn. - Hộ: Làm thay người khác (thường dừng sau động từ). - Cứu hộ: Giúp đối tượng đang bị nạn thoát khỏi nguy hiểm. 2. Các khái niệm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác CNCH của lực lượng PCCC - Tìm kiếm: là việc sử dụng lực lượng, trang thiết bị, phương tiện để xác định vị trí của người, phương tiện bị nạn. - Cứu nạn: là hoạt động cứu người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm do sự cố, tai nạn hoặc các rủi ro khác đang đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ, bao gồm cả biện pháp tư vấn, biện pháp y tế ban đầu, các biện pháp khác. - Cứu hộ: là hoạt động cứu phương tiện, tài sản thoát khỏi nguy hiểm hoặc hoạt động cứu trợ (bao gồm cả việc kéo, đẩy) phương tiện đang bị nguy hiểm, được thực hiện thông qua giao kết hợp đồng hoặc thỏa thuận cứu hộ giữa tổ chức, cá nhân thực hiện việc cứu hộ với tổ chức, cá nhân đề nghị cứu hộ. - Phối hợp hoạt động tìm kiếm và CNCH: là sự thống nhất hành động; phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng để đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác tìm kiếm CNCH. - Sự cố: là những trục trặc bất thường xảy ra ngoài sự kiểm soát của con người, phương tiện kỹ thuật và có thể xảy ra hậu quả nghiêm trọng nếu không được khắc phục kịp thời. - Tai nạn: là những tình huống rủi ro xảy ra bất ngờ đã hoặc đang đe dọa đến sự an toàn và sự sống của con người. Tai nạn bao gồm: Tai nạn máy bay, tai nạn tàu thuyền trên biển, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường song, đường hầm, sập đổ nhà cao tầng, công trình xây dựng… - Thiên tai: là sự tác động của các yếu tố tự nhiên và gây ra những hậu quả xấu đối với cuộc sống. Thiên tai bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, xả lũ, mưa lớn, mưa đá, triều cường, going, sét, lốc xoáy, vòi rồng, sạt lở, nước dâng, động đất, sóng thần. - Thảm họa: là sự tác động bất ngờ gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về người và tài sản, gây tác động xấu và để lại hậu quả lâu dài đối với đời sống xã hội và môi trường trên phạm vi rộng lớn. Chẳng hạn như: sự cố tràn dầu, sự cố rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại, sự cố bức xạ, thiên tai,…

Trang 1

TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ

CỨU NẠN, CỨU HỘ(Dành cho lực lượng pccc cơ sở, lực lượng dân phòng)

PHẦN I MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

VỀ CÔNG TÁC CỨU NẠN, CỨU HỘ

I Các văn bản của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ

- Chỉ thị 1634/CT ngày 31/8/2010 của Thủ Tướng chính phủ về “Tăng cường chỉđạo và thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm trong công tác phòng cháy, chữacháy và cứu nạn, cứu hộ

- Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg, ngày 15/10/2012 Thủ tướng Chính phủ quy định

về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy Theo đó, lực lượngCảnh sát Phòng cháy chữa cháy, lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở trực tiếpthực hiện nhiệm vụ CNCH theo các tình huống cơ bản được quy định tại điều 12 củaquyết định này và điều 11 quy định về cơ chế phối hợp giữa các lực lượng tham gia cứunạn, cứu hộ

- Kế hoạch số 165/KH-UBND, ngày 25/10/2013 của UBND Thành phố Hà Nội vềviệc thực hiện Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg, ngày 15/10/2012 Thủ tướng Chính phủquy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy

- Thông tư số 65/2013/TT-BCA, ngày 26/11/2013 của Bộ Công an quy định chitiết thi hành một số điều của quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15/10/2012 của Thủtướng chính phủ

- Thông tư số 20/2014/TT-BCA, ngày 20/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quyđịnh về quy trình cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Cảnh sát PC&CC

- Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăngcường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cứu nạn, cứu hộ

- Quyết định 1635/QĐ-TTg ngày 22/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việcBan hành chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015

- Chỉ thị số 27/CT-TU ngày 19/11/2014 của Thành ủy Hà Nội về tăng cường sự lãnhđạo công tác PCCC&CNCH trên địa bàn Thành phố

Trang 2

II Chức năng, nhiệm vụ của các ngành, các cấp trong công tác cứu nạn, cứu hộ

1 Quy định chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát PC&CC tham gia cứu nạn, cứu hộ (Điều 10 Quyết định 44/2012/QĐ-TTg)

- Là đầu mối tiếp nhận và xử lý thông tin các sự cố, tai nạn, yêu cầu cứu nạn, cứuhộ

- Tham mưu cho Bộ Công an và chính quyền địa phương về tổ chức thực hiệncông tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy theo quy định củapháp luật về tìm kiếm cứu nạn

- Bảo đảm sẵn sàng về lực lượng và phương tiện, tổ chức thường trực 24/24 giờ

để tiếp nhận, xử lý thông tin các sự cố, tai nạn và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ theo cáctình huống cơ bản được quy định tại Điều 12 Quyết định này trong phạm vi địa bànquản lý; xây dựng, tổ chức thực tập phương án cứu nạn, cứu hộ; thực hiện cứu nạn, cứu

hộ theo đề nghị của tổ chức, cá nhân

- Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho các lực lượng:dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành vàcác lực lượng khác theo yêu cầu

- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về công tác cứu nạn, cứu hộ; xâydựng phong trào quần chúng tham gia cứu nạn, cứu hộ

2 Hệ thống tổ chức bộ máy của lực lượng cứu nạn, cứu hộ tại chỗ

* Lực lượng phòng cháy và chữa cháy thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ (Điều 5 Quyết định 44/2012/QĐ-TTg)

Lực lượng phòng cháy và chữa cháy thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ gồm:

1 Lực lượng dân phòng

2 Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở

3 Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành

4 Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy

* Cơ quan thường trực cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy (Điều 6 Quyết định 44/2012/QĐ-TTg)

Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy là lực lượng chuyên nghiệp thườngtrực cứu nạn, cứu hộ

III Nhiệm vụ của người đứng đầu cơ sở và lực lượng tại chỗ

* Nhiệm vụ của các cấp, các ngành

Ngày 25/10/2013 UBND TP Hà Nội ban hành kế hoạch số 165/KH-UBND vềthực hiện Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ

Trang 3

Trong đó đã giao nhiệm vụ cho các ban, ngành cụ thể về việc thực hiện, phối hợp thựchiện trong tổ chức công tác CNCH thuộc phạm vi quyền hạn của mình.

1 Nhiệm vụ người đứng đầu cơ sở

* Khoản 25 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật PCCC quy định:Tại cơ sở phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở Đội phòng cháy

và chữa cháy cơ sở do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập, quảnlý

* Khoản 2 Điều 32 nghị định 79/2014/NĐ-CP quy định:

Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm thành lập hoặc đề xuất thành lập độiphòng cháy và chữa cháy cơ sở và trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyêntrách hoặc không chuyên trách, các lực lượng này vừa làm nhiệm vụ PCCC vừa làmnhiệm vụ CNCH Người đứng đầu cơ sở quy định tại Khoản 3 Điều 44 Luật Phòngcháy và chữa cháy, có trách nhiệm thành lập hoặc đề xuất thành lập và duy trì độiphòng cháy và chữa cháy chuyên ngành hoạt động theo chế độ chuyên trách Chủ đầu

tư cơ sở hạ tầng tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có tráchnhiệm thành lập và trực tiếp duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ

sở hoạt động theo chế độ chuyên trách

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở có trách nhiệm quyếtđịnh thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện

và bảo đảm các điều kiện để duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ

sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành

2 Nhiệm vụ của lực lượng tại chỗ

2.1 Nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ của lực lượng dân phòng (Điều 7 Quyết định 44/2012/QĐ-TTg)

- Cứu nạn, cứu hộ đối với các tai nạn, sự cố xảy ra trên địa bàn quản lý và thamgia cứu nạn, cứu hộ ở địa bàn khác khi được yêu cầu

- Tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về cứu nạn, cứu hộ; vận động quần chúngtham gia cứu nạn, cứu hộ

- Tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về cứu nạn, cứu hộ cho nhân dântrên địa bàn

- Đề xuất ban hành quy định, kế hoạch về công tác cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm

vi quản lý

Trang 4

2.2 Nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở (Điều 8 Quyết định 44/2012/QĐ-TTg)

- Cứu nạn, cứu hộ đối với các tai nạn, sự cố xảy ra trong cơ sở và tham gia cứunạn, cứu hộ ở ngoài cơ sở khi được yêu cầu

- Tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ, công nhânviên trong cơ sở

- Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ, côngnhân viên trong cơ sở

- Đề xuất ban hành quy định, kế hoạch về công tác cứu nạn, cứu hộ của cơ sở

2.3 Nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành (Điều 9 Quyết định 44/2012/QĐ-TTg)

- Cứu nạn, cứu hộ ban đầu đối với các tai nạn, sự cố xảy ra thuộc phạm vi quản lý

và tham gia ở ngoài phạm vi quản lý khi được huy động

- Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về cứu nạn, cứu hộ cho các cơ quan,đơn vị trong ngành

- Tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về công tác cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ,công nhân viên trong ngành

- Đề xuất ban hành quy định, kế hoạch về công tác cứu nạn, cứu hộ của ngành

PHẦN II KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CỨU NẠN, CỨU HỘ

I Khái niệm

1 Khái niệm theo Từ điển Tiếng Việt

Trang 5

- Cứu: Làm cho thoát khỏi mối đe dọa sự an toàn, sự sống còn.

- Nạn: Đối tượng đã hoặc bị đe dọa đến sự sống, sự an toàn.

- Nạn nhân: Người bị nạn hay phải chịu hậu quả của một tai họa xã hội hoặc chế

độ bất công

- Cứu nạn: Làm cho đối tượng gặp nạn thoát khỏi các mối đe dọa đến sự sống

hoặc sự an toàn

- Hộ: Làm thay người khác (thường dừng sau động từ).

- Cứu hộ: Giúp đối tượng đang bị nạn thoát khỏi nguy hiểm.

2 Các khái niệm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác CNCH của lực lượng PCCC

- Tìm kiếm: là việc sử dụng lực lượng, trang thiết bị, phương tiện để xác định vị

trí của người, phương tiện bị nạn

- Cứu nạn: là hoạt động cứu người bị nạn thoát khỏi nguy hiểm do sự cố, tai

nạn hoặc các rủi ro khác đang đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ, bao gồm cảbiện pháp tư vấn, biện pháp y tế ban đầu, các biện pháp khác

- Cứu hộ: là hoạt động cứu phương tiện, tài sản thoát khỏi nguy hiểm hoặc

hoạt động cứu trợ (bao gồm cả việc kéo, đẩy) phương tiện đang bị nguy hiểm, đượcthực hiện thông qua giao kết hợp đồng hoặc thỏa thuận cứu hộ giữa tổ chức, cá nhânthực hiện việc cứu hộ với tổ chức, cá nhân đề nghị cứu hộ

- Phối hợp hoạt động tìm kiếm và CNCH: là sự thống nhất hành động; phát huy

sức mạnh tổng hợp của các lực lượng để đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác tìm kiếmCNCH

- Sự cố: là những trục trặc bất thường xảy ra ngoài sự kiểm soát của con người,

phương tiện kỹ thuật và có thể xảy ra hậu quả nghiêm trọng nếu không được khắc phụckịp thời

- Tai nạn: là những tình huống rủi ro xảy ra bất ngờ đã hoặc đang đe dọa đến sự

an toàn và sự sống của con người Tai nạn bao gồm: Tai nạn máy bay, tai nạn tàu thuyềntrên biển, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường song, đường hầm, sập đổ nhàcao tầng, công trình xây dựng…

- Thiên tai: là sự tác động của các yếu tố tự nhiên và gây ra những hậu quả xấu

đối với cuộc sống Thiên tai bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, xả lũ, mưa lớn,mưa đá, triều cường, going, sét, lốc xoáy, vòi rồng, sạt lở, nước dâng, động đất, sóngthần

- Thảm họa: là sự tác động bất ngờ gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc

biệt nghiêm trọng về người và tài sản, gây tác động xấu và để lại hậu quả lâu dài đối vớiđời sống xã hội và môi trường trên phạm vi rộng lớn Chẳng hạn như: sự cố tràn dầu, sự

cố rò rỉ, phát tán hóa chất độc hại, sự cố bức xạ, thiên tai,…

Trang 6

II Các tình huống cơ bản trong hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy (Điều 12 Quyết định 44/2012/QĐ-TTg)

1 Có người bị nạn trong sự cố cháy, nổ

2 Có người bị nạn trên sông, suối, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, khu dulịch, vui chơi giải trí, bãi tắm

3 Có người bị nạn trong các sự cố sạt lở đất đá, sập đổ nhà, công trình

4 Có người bị mắc kẹt trong các phương tiện khi xảy ra sự cố, tai nạn giao thôngđường bộ, đường sắt, đường sông

5 Có người bị mắc kẹt trong nhà, trong thang máy, trên cao, dưới hầm, hố sâu,trong hang, công trình ngầm

6 Các tình huống cứu nạn, cứu hộ khác theo quy định của pháp luật

III Xây dựng và tổ chức thực tập phương án cứu nạn, cứu hộ

a Đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Điều 10 Thông tư 65/2013/TT-BCA)

1 Phương án cứu nạn, cứu hộ được xây dựng theo Mẫu số 01 Phụ lục 1 ban hànhkèm theo Thông tư này

2 Thẩm quyền phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ:

a) Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công

an cấp tỉnh phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ sử dụng lực lượng, phương tiện củaCảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi địa bàn quản lý;trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện của các lực lượng Công an khác thìphương án cứu nạn, cứu hộ do Giám đốc Công an cấp tỉnh phê duyệt; trường hợp cóhuy động lực lượng, phương tiện của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thì phương áncứu nạn, cứu hộ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt

b) Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc SởCảnh sát phòng cháy và chữa cháy phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ sử dụng lựclượng, phương tiện của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm

vi địa bàn quản lý; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện của các lực lượngCông an khác, của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thuộc cấp huyện quản lý thìphương án cứu nạn, cứu hộ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt

c) Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phê duyệt phương án cứu nạn,cứu hộ có sử dụng lực lượng, phương tiện của các phòng Cảnh sát phòng cháy, chữacháy và cứu nạn, cứu hộ trực thuộc; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện củacác lực lượng Công an khác, của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thuộc cấp tỉnh quản

lý thì do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt

d) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phê duyệtphương án cứu nạn, cứu hộ có huy động lực lượng và phương tiện của Cảnh sát phòng

Trang 7

cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; trườnghợp có huy động lực lượng, phương tiện của lực lượng Công an các tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương thì phương án cứu nạn, cứu hộ do Bộ trưởng Bộ Công an hoặc ngườiđược ủy quyền phê duyệt; trường hợp đặc biệt có huy động lực lượng, phương tiện củacác Bộ, ngành thì Chủ tịch Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn phê duyệt.

3 Phương án cứu nạn, cứu hộ phải được tổ chức thực tập theo các tình huốngđiển hình, có tính đặc thù theo từng đơn vị, cơ sở và địa phương

b Kế hoạch thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành (Điều 8 Thông tư 65/2013/TT-BCA)

1 Hàng năm, lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lựclượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, yêu cầucông tác cứu nạn, cứu hộ và tính chất, đặc điểm của cơ quan, tổ chức, cơ sở, địa phươngmình đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở, chính quyền địa phương xây dựng

kế hoạch thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ

2 Kế hoạch thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ gồm các nội dung cơ bản sau:a) Chuẩn bị về lực lượng làm công tác cứu nạn, cứu hộ;

b) Chuẩn bị về phương tiện cứu nạn, cứu hộ phù hợp với tình hình đặc điểm của

cơ quan, tổ chức và địa phương;

c) Phân công nhiệm vụ, cơ chế phối hợp để tổ chức ứng phó với các tình huống

sự cố, tai nạn có thể xảy ra;

d) Kinh phí bảo đảm cho hoạt động cứu nạn, cứu hộ;

đ) Kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện

IV Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho các lực lượng phòng cháy, chữa cháy khác (Điều 14 Thông tư 65/2013/TT-BCA)

1 Đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ gồm:

a) Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và độiphòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;

b) Người chỉ huy phương tiện thủy, tàu hỏa, tàu bay, người điều khiển phươngtiện giao thông cơ giới, người điều khiển phương tiện, người làm việc và phục vụ trênphương tiện giao thông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trở lên và trên phương tiện giao thông

cơ giới chuyên dùng để vận chuyển các chất, hàng nguy hiểm;

c) Người làm việc trong cơ sở sản xuất, kinh doanh phương tiện cứu nạn, cứu hộ;d) Các đối tượng khác có yêu cầu được huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ

2 Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ:

a) Thời gian huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ lần đầu từ 32 đến 48 giờ;

Trang 8

b) Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ tối thiểu

4 Cấp “Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ”:

a) Đối tượng tham gia huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ, sau khi hoàn thànhchương trình huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ và có kết quả kiểm tra đạt yêu cầuthì được cấp “Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ” theo Mẫu số 02Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này

b) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ do Cục trưởng CụcCảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy

và chữa cháy hoặc Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộCông an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Phôi “Giấy chứng nhận huấnluyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ” do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn,cứu hộ tổ chức in và phát hành

c) Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ có giá trị sử dụngtrong thời gian 5 năm, kể từ ngày cấp

5 Giao Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn tàiliệu, giáo trình huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ phù hợp cho từng đốitượng quy định tại khoản 1 Điều này

6 Hàng năm, các đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộquy định tại Khoản 1 Điều này phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy vàcứu nạn, cứu hộ huấn luyện về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ ít nhất 1 lần Danh sách sẽđược bổ sung vào sổ theo dõi quy định tại Điểm đ, Khoản 1 Điều 6 Thông tư này

PHẦN III MỘT SỐ KỸ NĂNG, PHƯƠNG PHÁP THOÁT NẠN CƠ BẢN VÀ TỰ CỨU KHI CÓ TAI NẠN, THIÊN TAI, CHÁY NỔ XẢY RA

Trang 9

I THOÁT NẠN TRONG ĐÁM CHÁY KHI CÓ CHÁY NHÀ CAO TẦNG, CHỢ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI, SIÊU THỊ

1 Ngay khi phát hiện ra đám cháy, phải nhanh chóng gọi điện thoại đến số

“114” để báo ngay cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

2 Khi có cháy hãy bình tĩnh xử lý, đây là yếu tố quan trọng nhất Sử dụng phương tiện PCCC sẵn có để dập cháy.

Sử dụng phương tiện bình chữa cháy xách tay để dập cháy

3 Nếu không dập được hãy ra khỏi phòng và đóng cửa phòng bị cháy lại.

Trang 10

Nếu không dập được, hãy đóng cửa lại

4 Tìm các lối thoát nạn sẵn có theo đèn EXIT – Lối ra hoặc đèn chỉ dẫn mũi tên màu xanh Hãy sử dụng cầu thang bộ, tuyệt đối không dùng thang máy.

Tìm lối ra theo đèn LỐI RA, EXIT

5 Trên đường đi, báo cho người ở các phòng lân cận biết đang có cháy xảy ra.

Nhớ báo cho mọi người cùng thoát ra

6 Nếu phải băng qua lửa, hãy dùng áo, chăn chất liệu cotton nhúng ướt và trùm lên đầu, lên người.

Trang 11

Tầm nhìn và Ôxy ở dưới bao giờ cũng tốt hơn

7 Bò hoặc đi khom người khi di chuyển trong phòng có nhiều khói Nếu không nhìn thấy lối thoát nạn thì nên lần - sờ theo một bên tường để đi, chắc chắn

sẽ tìm thấy cửa ra Nên dùng khăn ướt bịt miệng mũi.

Đi sát theo một phía của tường

8 Nếu phải mở cửa, hãy kiểm tra nhiệt độ trước khi mở.

Kiểm tra nhiệt độ cửa trước khi mở

9 Khi mở nên tránh mặt và người sang một bên đề phòng lửa tạt Nên cúi sát người xuống sàn khi mở cửa

Trang 12

Mở cửa như thế này là sai

10 Nếu nhiệt độ quá cao, tuyệt đối không được mở.

Nếu không dập được lửa, hãy đóng cửa lại

11 Nếu khói lùa, dùng vải, giẻ ướt nhét vào khe cửa; hoặc dùng băng dính dán chặt.

Dùng giẻ, băng dính ngăn chặn khói

12 Sau đó tìm lối thoát sang các phòng khác Nếu không có lối ra, hãy di chuyển ra ban công, cửa sổ.

Trang 13

Di chuyển ra ban công, cửa sổ

13 Từ đây hãy gọi to; dùng khăn, áo sáng màu ra hiệu cho người cứu biết.

Hãy ra hiệu cho mọi người biết

14 Điện thoại 114 và 115, 113 hay công an phường, người thân để thông báo vị trí bạn đang bị kẹt.

Alô 114, alô 113, alô 115, người thân

15 Trong khi chờ lực lượng PCCC hãy dùng các phương tiện có sẵn như: kìm cắt cửa, dây, thang dây để thoát ra.

Trang 14

Dây tự cứu hạ chậm

16 Đôi khi tấm rèm, ga xé dọc hay quần áo dài buộc lại cũng trở thành 1 sợi dây cứu nạn.

Nhớ mặc nhiều quần áo, quấn giẻ vào tay khi tụt

17 Tuyệt đối KHÔNG nhảy

Trang 15

Tuyệt đối KHÔNG nhảy

18 Trừ khi có đệm, lưới ở dưới.

Trên thế giới đã có những vụ chen lấn, xô đẩy trong đám đông khiến nhiều người

tử vong Ở nước ta, thường xuyên có rất nhiều lễ hội, mít tinh, bắn pháo hoa… tìnhtrạng chen lấn, xô đẩy thường xuyên xảy ra

1 Các nguyên nhân dẫn đến thương vong cho người bị nạn trong sự cố, tai nạn do chen lấn, xô đẩy, giẫm đạp lên nhau ở nơi tập trung đông người

(1) Sự ngạt thở (đây là nguyên nhân hàng đầu)

(2) Sự chèn ép quá mức (khi đám đông xô đẩy nhau)

Trang 16

(3) Sự giẫm đạp (khi nạn nhân bị ngã và bị người khác giẫm đạp lên người).

Quan sát tìm xung quanh các vị trí đã định vị sẵn như toà nhà, bãi đất trống, cửathoát hiểm gần nhất… và tìm cách di chuyển về phía đó

Quan sát xung quanh để tìm các nhân viên cứu nạn, cứu hộ hoặc những ngườibiết nhiều thông tin hơn Thông thường trong đám đông hỗn loạn, rất ít người chú ýxung quanh Họ thường chỉ nhìn về hướng phía trước, nơi họ sẽ chạy đến Có nhiềungười biết hướng thoát nạn tốt nhất nhưng không ai nghe họ trong những trường hợpnày Cũng có khi những người này ở vị trí cao hơn (trên cây, bờ tường…) nên họ quansát tốt hơn và xa hơn Hãy cố gắng nhìn họ và theo sợ chỉ dẫn của họ

Hãy tìm cách liên lạc với người thân và yêu cầu cung cấp thêm thông tin nếu họđang ở vị trí khác

Nếu xảy ra cháy, hãy quan sát hướng bay lên của khói để xác định hướng đi củamình

Nếu kẹt cứng trong một đám đông, hãy:

- Ngẩng cao đầu để lấy thêm không khí;

- Không cố gắng đi ngược hoặc cắt ngang dòng người, (làm cho mất sức và vavào người khác, dễ bị ngã, nếu bị ngã khả năng tử vong rất lớn do bị giẫm đạp lên) Hãy

di chuyển cùng dòng người, để lực của người khác đưa mình đi và quan sát xung quanhtìm cơ hội thoát hiểm;

- Di chuyển trong đám đông theo tư thế ngang (Thực tế chứng minh rằng khi 6hoặc 7 người cùng đẩy về một phía thì lực đẩy có thể lên đến gần 500 kg Lực này đủ để

bẻ cong một thanh sắt hoặc làm đổ một bức tường Những nạn nhân tử vong thườngđược tìm thấy ở tư thế đứng Thậm chí khi đám đông được giải tán, họ chết khi vẫnđang đứng như vậy Những nạn nhân này thường chết vì bị gẫy xương sườn hoặc vỡ nộitạng bên trong do bị chèn ép trực tiếp lên cơ thể từ phía trước và phía sau Vì vậy khi dichuyển trong đám đông, tư thế tốt nhất là di chuyển ngang để lực ép của đám đông lêncạnh bên cơ thể của mình)

Trang 17

Cuối cùng, phải ghi nhớ rằng chỉ có một cách duy nhất giúp thoát khỏi thảm hoạ,

đó là: Sự bình tĩnh Hãy để sự bình tĩnh đưa đến sự phá đoán và hành động chính xác

nhất

III PHƯƠNG PHÁP CỨU NGƯỜI ĐUỐI NƯỚC KHI CÓ ÁO PHAO

- Áo phao là vật nổi trên nước có hình một cái áo khoác được làm bằng muốt vàbao phủ bên ngoài bằng tấm nilong mỏng Áo phao có tác dụng: đảm bảo an toàn chongười làm việc dưới nước hoặc an toàn cho người không biết bơi khi ở dưới nước với

độ sâu lớn

* Cách sử dụng áo phao

+ Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái ấn mạnh vào phần giữa khóa trước ngực áophao để mở khóa (hình 1)

+ Nới rộng phần dây choàng qua đùi ở phía dưới áo phao (hình 2)

+ Điều chỉnh khóa hai bên hông bằng cách kéo phần dây còn dư ở đầu khóa raphía trước hoặc sau (hình 3)

+ Mặc vào người (hình 4)

Trang 18

+ Dùng hai tay ấn đầu khóa lại (hình 5).

+ Vòng hai dây qua đùi và ấn khóa lại, điều chỉnh dây cho vừa với đùi Thựchiện cho cả hai đùi (hình 6)

+ Mặt trong áo phao có túi nhỏ đựng còi Dùng còi thổi khi muốn kêu cứu

* Các phương pháp cứu người đuối nước khi có áo phao

- Cách 1: đối với trường hợp có 1 người cứu hộ

Người cứu hộ trực tiếp mặc áo phao bơi ra cứu người bị nạn dưới nước Khi tiếpcận được nạn nhân thì nắm lấy phần tay, hoặc phần đầu nạn nhân để lôi nạn nhân vào

bờ Chú ý lôi nạn nhân vào bờ phải lôi ở tư thế đặt nạn nhân nằm ngửa

- Cách 2: đối với trường hợp có 2 người cứu hộ cùng cứu 1 người bị đuối nước+ Người thứ nhất: Mặc áo phao vào người, để người thứ 2 cột dây vào lưng củamình rồi trực tiếp bơi lại cứu người đuối nước Khi tiếp cận người bị đuối nước, 1 tay

đỡ nạn nhân kéo, tay kia luồn qua dưới nách giữ chặt thân người bị đuối nước ở trước

Trang 19

ngực Thả tay đang giữ cằm người bị đuối nước ra và ra hiệu cho người thứ 2 trên bờ đãsẵn sàng kéo vào bờ Chú ý khi bơi lại người bị đuối nước ngườ cứu hộ tiếp cận phíasau lưng và ôm người bị đuối nước ở tư thế nằm ngửa.

+ Người thứ hai: Đứng trên bờ, cột dây vào lưng người thứ nhất rồi thả lỏng dâycho người này bơi ra tiếp cận người bị đuối nước và kéo dây vào bờ khi có tín hiệu củangười thứ nhất

IV PHƯƠNG PHÁP THOÁT KHỎI Ô TÔ KHI ĐANG CHÌM DƯỚI NƯỚC

Xe bị chìm xuống nước hay bị nước cuốn trôi thường xảy ra với những tay láinon kinh nghiệm hay liều lĩnh với tính mạng Nơi xảy ra tai nạn thường là những conđường dọc sông suối, ao hồ với các khúc cua gấp hay các vùng ngập nước, lũ lụt ítngười qua lại Để tránh những tai nạn đáng tiếc này vẫn phụ thuộc vào sự cẩn trọngcủa lái xe Giảm tốc độ ở các khúc cua gấp để dễ dàng xử lý tình huống hay khi đi quavùng ngập cần xem xét tình hình, điều kiện thời tiết và độ cao mực nước để vượt qua

Tuyệt đối không di chuyển qua các con đường bị ngập lụt nơi đồng trống, không xác định được các cột mốc hai bên đường hay trong các trường hợp lũ lớn nhanh, nước chảy xiết

Dưới đây là những kỹ năng cơ bản giúp bạn thoát ra khỏi xe khi xe bị ngập nước

Cách thoát khỏi xe khi bị chìm xuống nước theo phương châm "dây đai an toàn, trẻ em, cửa sổ và thoát ra ngoài" (S-C-W-O).

* Các bước trong Kinh nghiệm lái xe - Cách thoát khỏi xe bị chìm xuống nước:

Bước 1: Chuẩn bị ứng phó với cú va chạm xuống mặt nước

Điều này áp dụng khi xe bị lao thẳng xuống nước Khi nhận thức chuyện chiếc xe

bị lao ra khỏi đường và lao xuống nước, bạn phải nhanh chóng chuẩn bị để ứng phó Cụthể, bạn hãy đặt cả hai tay lên vô-lăng theo vị trí 9-3 giờ Cú va chạm giữa xe với nước

có thể khiến túi khí bung ra, do đó, những vị trí cầm vô-lăng khác sẽ khiến bạn bịthương nặng

Trang 20

Nếu cầm vô-lăng theo vị trí 10-2 giờ, khi túi khí bung ra, tay bạn sẽ bị đập vàomặt và gây thương tích Hãy nhớ, túi khí bung ra rất nhanh, chỉ trong vòng 0,04 giây saukhi được kích hoạt.

Giữ bình tĩnh

Sự sợ hãi sẽ làm giảm năng lượng của cơ thể, hút hết lượng không khí quý giá vàkhiến đầu óc bạn trống rỗng Do đó, hãy dành thời gian để nghĩ đến những gì cần làmtiếp theo và tập trung vào tình huống bạn đang phải đối mặt

Bước 2: Tháo dây an toàn

Bước tiếp theo mà bạn cần thực hiện nhanh chóng là tháo khóa dây an toàn cũngnhư nhắc nhở, hỗ trợ người trên xe tháo dây an toàn ra ngoài Nhiều người khi bị chìmxuống nước đã quá sợ hãi đến mức quên tháo dây an toàn Phương châm khi xe bị chìmdưới nước chính là "dây đai an toàn, trẻ em, cửa sổ và thoát ra ngoài" (S-C-W-O)

Đây là việc cần thiết nhất khi chiếc xe vừa lao xuống nước quyết định tính mạngcủa bạn và những người ngồi trong xe

Bước 3: Mở cửa sổ càng sớm càng tốt

Khi xe bị rơi xuông nước, nhiều người vì quá sợ hãi nên không nghĩ đến chuyện

có thể thoát ra ngoài qua đường cửa sổ Họ chỉ nghĩ cửa mới là lối thoát duy nhất khi xe

Trang 21

bị chìm Tuy nhiên khi mở cửa sẽ khiến nước tràn vào xe nhanh hơn khiến xe nhanhchìm hơn vì thế bạn phải tìm cách thoát ra bằng của sổ xe.

Những chiếc xe hiện đại thì hệ thống điện của xe có thể tiếp tục hoạt động trongvòng 3 phút sau khi xe rơi xuống nước Vì thế, nếu xe bạn được trang bị cửa sổ chỉnhđiện, hay thử mở cùng lúc cả 4 cửa kính xe như bình thường để mọi người thoát ra

Theo thử nghiệm thì mỗi chiếc xe khi bị rời xuống nước chỉ có từ 30 giây đến 2phút để nổi trên mặt nước Vì thế bạn và những người trong xe phải tận dụng thời giannày để thoát ra ngoài

Bước 4: Đập vỡ cửa sổ

Nếu xe không thể mở bằng điện bạn bắt buộc phải đập vỡ nó để thoát ra Trong

bài viết n hững vật dụng cần thiết trên xe hơi có nhắc luôn trang bị Cờ-lê, tua vít lớn hay

búa nhỏ trong hộc đồ tablo dùng khi cần cần đập cửa kính trong các sự cố cửa xe bị kẹthay là một "vũ khí để tự vệ" Đây là lúc cần thiết đến vật dụng này Đối với hầu hết các

ô tô hiện nay đều sử dụng động cơ đặt trước thì nên khi bị chìm xuống thì phần đầu xe

sẽ chìm xuống trước Vì thế không được đập kính chắn gió phía trước xe (cửa kính này rất khó vỡ vì có độ bền cao) chỉ được đập các cửa sổ hay cửa phía sau xe Khi cửa

kính vỡ thì nước sẽ tràn vào bên trong xe nhưng giúp bạn thoát ra ngoài thì cơ hội sống

sẽ cao hơn

Nếu không có các vật trên thì có thể dùng giày cao gót, dùng tay hay chân đạpvào cửa sổ xe để thoát ra ngoài Lúc đó bạn có thể phải dùng đến máy tính xách tay,camera cỡ lớn, điện thoại để đập vỡ cửa kính xe Cần nhớ rằng, việc đập vỡ cửa sổkhông hề đơn giản Vì thế, bạn phải tìm những điểm dễ vỡ của cửa sổ để đập vàothường là điểm trung tâm của cửa sổ xe

Bước 5: Thoát ra ngoài qua cửa sổ vỡ

Trang 22

Thở thật sâu và bơi qua cửa sổ ngay sau khi đập vỡ nó Nước sẽ tràn vào trong,bạn nên chuẩn bị tinh thần và dùng hết sức để bơi ra ngoài.

Hãy để ý đến trẻ con đầu tiên Kéo chúng lên mặt nước càng sớm càng tốt Nếubọn trẻ không biết bơi, hãy kiếm thứ gì đó có thể nổi để chúng bám vào hoặc để ngườilớn đi kèm

Khi bạn thoát ra khỏi xe, đừng đạp chân để không làm người khác bị thương Hãydùng tay để bơi lên trên mặt nước

Quần áo và những vật dụng nặng trong túi có thể khiến bạn bị chìm Vì thế, hãyvứt bỏ giày dép và cởi những quần áo nặng bên ngoài để bơi dễ dàng hơn

Bước 6: Thoát ra ngoài khi nước đã tràn hết vào xe và bơi nhanh lên phía trên

Trong tình huống xấu nhất khi nước đã ngập toàn bộ xe, bạn phải di chuyển thậtnhanh và chính xác để đảm bảo mạng sống Nước sẽ tràn vào nội thất trong vòng 60-

120 giây

Trang 23

Giữ bình tĩnh để mở cửa hoặc đập vỡ cửa sổ Mím chặt môi để giữ hơi thở vàtránh uống no nước rồi bơi ra ngoài.

Nếu không biết bơi theo hướng nào, bạn hãy đi theo phía có ánh sáng hoặc bongbóng Hãy để ý những vật xung quanh như đá, dầm cầu bằng xi măng hoặc thậm chíthuyền chạy ngang qua Cố hết sức để cơ thể không bị thương Bám lấy cành cây hoặcnhững vật nổi khác nếu bạn bị thương hoặc kiệt sức

Bước 7: Gọi cấp cứu

Khi lên khỏi mặt nước cần gọi ngay cấp cứu và người hỗ trợ để chữa trị nhữngvết thương trên cơ thể hay giữ ấm cũng như giúp trẻ nhỏ bình tĩnh lại

V PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KHI THANG MÁY GẶP SỰ CỐ

Trong cuộc sống hiện đại thang máy được dùng vô cùng rộng rãi và phổ biếntrong các tòa nhà cao tầng, chung cư, trung tâm thương mại và ngay cả trong các hộ gia

đình… Tuy hiện đại là thế nhưng thang máy đôi khi cũng gặp sự cố trục trặc khiến cho

chúng ta không khỏi hoang mang và lo lắng

Học các kỹ năng xử trí khi cầu thang máy gặp sự cố là việc nên làm Mỗi ngườinên tự trang bị cho mình những kiến thức tối thiểu để có thể tự mình xoay xở và giảiquyết khi có sự cố bất ngờ xảy ra Những điều này không chỉ của người lớn mà chúng tanên dạy các bé để trẻ không hoảng loạn khi rơi vào những tình huống này

Những sự cố chúng ta có thể gặp khi di chuyển bằng thang mấy có thể như:

- Sự cố mất điện là sự cố có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào, có thể do điều kiện kháchquan hoặc chủ quan

- Sự cố ngừng hoạt động: mỗi chiếc thang máy được cấu thành từ hàng trăm cácloại thiết bị khác nhau, nếu một trong số các thiết bị hỏng thì sẽ dẫn tới tình trạng thangmáy ngừng hoạt động

- Thang máy chạy vượt tốc độ: Thang máy chạy với tốc độ nhanh hơn bìnhthường, một số người nhầm tưởng là thang máy rơi nhưng thực ra trường hợp này chỉ làchạy vượt tốc thôi

Trang 24

- Sự cố rơi tự dovậy là người sử dụng thang máy ta phải làm gì khi gặp phảinhững tình huống trên:

- Nếu như cảm thấy quá sợ hãi, hãy cố gắng loại khỏi đầu những sự suy diễn và

lo lắng không đáng có của ban Thư giãn để giảm bớt nỗi sợ hãi Giữ bình tĩnh để có thểsống sót Trường hợp thường gặp nhất là chúng ta phải đợi cho tới khi thang máy bắtđầu hoạt động trở lại

Thứ hai: Thử nút mở cửa

Khi thang máy đột ngột dừng lại, chúng ta không nhất thiết phải bấm loạn xạ cácnút đến các tầng khác để xem nó có di chuyển tiếp hay không Thay vào đó, hãy thửbấm nút mở cửa Nếu thang máy vẫn không có phản ứng thì hãy kêu cứu ngay lúc đóhoặc ấn chuông gọi

Thứ ba: Chờ thiết bị cứu hộ trong thang máy

Thang máy tải khách hiện nay đều có bộ cứu hộ tự động Automatic RescueDevice (gọi tắt là ARD), tác dụng của bộ cứu hộ ARD nhằm giúp đưa thang về vị trí gầnnhất để cho người bị kẹt trong thang có thể thoát ra ngoài thông qua hệ thống tích điện.tuy nhiên trong 1 số trường hợp thì hệ thống ARD bị hỏng hóc hoặc không hoạt động thìngười bị kẹt có thể nhờ sự chợ giúp bên ngoài

Thứ tư: Liên lạc với những người ở ngoài

Khi thang máy bị lỗi, người phía trong cần bình tĩnh để liên lạc ra bên ngoài bằngđiện thoại di động hoặc điện thoại trong thang máy, nếu không có hoặc điện thoại không

sử dụng được, có thể tìm cách gọi to, đập cửa thang để kịp thời báo hiệu ra bên ngoài.Hãy tìm số điện thoại hotline (Người cầm số hotline là chuyên viên có kỹ thuật nên bạnhoàn toàn có thể tin tưởng và nghe theo hướng dẫn của họ) trên bảng hướng dẫn sửdụng trong thang máy và gọi điện để báo tình hình và chờ đợi người giúp đỡ

Trang 25

Thứ năm: Không tự ý trèo ra ngoài qua cửa thoát hiểm

Trong thời gian chờ đợi, hãy cố giữ bình tĩnh và không nên tìm cách cậy cửa,hoặc tìm các thoát ra ngoài bằng cửa thoát hiểm trên nóc cabin.Trong trường hợp thangmáy rơi tự do hãy nằm song song với sàn nhà ngay lập tức, càng gần chính giữa thangcàng tốt Điều này sẽ giúp phân bố đều lực rơi lên toàn bộ cơ thể, giảm thiểu tối đathương tích Gối đầu lên một tay để tránh bị thương đầu, một tay che mặt để không bịcác vật khác rơi lên mặt, Nên cabin thang máy là nơi an toàn nhất khi thang máy bị rơi

Cuối cùng chúng ta hãy luôn nhớ thang máy dù vô cùng hiện đại nhưng nó cũngchỉ là một thiết bị điện tử, nên không có gì đảm bảo là nó sẽ hoạt động liên tục, khôngbao giờ hỏng hóc đột ngột Với điện lưới như hiện nay điện có thể bị cắt bất cứ lúc nào.Luôn luôn giữ bình tĩnh và trang bị những kỹ năng xử lý tình huống khi thang máy gặptrục trặc là vô cùng cần thiết và quan trọng giúp chúng ta tự bảo vệ bản thân và nhữngngười xung quanh

VI PHƯƠNG PHÁP ỨNG PHÓ VỚI LỐC XOÁY, GIÓ GIẬT

1 Một số kiến thức về lốc xoáy, gió giật:

a Lốc xoáy: là những xoáy nhỏ cuốn lên, có trục thẳng đứng, thường xảy ra khikhí quyển có sự nhiễu loạn và về cơ bản là không thể dự báo được Nguyên nhân sinhgió lốc là những dòng khí nóng bốc lên cao một cách mạnh mẽ Trong những ngày hènóng nực, mặt đất bị đốt nóng không đều nhau, một khoảng nào đó hấp thụ nhiệt thuậnlợi sẽ nóng hơn, tạo ra vùng khí áp giảm và tạo ra dòng thăng Không khí lạnh hơn ởchung quanh tràn đến tạo hiện tượng gió xoáy, tương tự như trong cơn bão Tốc độ giócủa lốc xoáy tăng mạnh đột ngột trong một thời gian rõ rệt

b Gió giật (hay còn gọi là tố): là hiện tượng gió tăng tốc đột ngột, hướng cũngthay đổi bất chợt, nhiệt độ không khí giảm mạnh, ẩm độ tăng nhanh thường kèm theodông, mưa rào hoặc mưa đá Khi có những đám mây xuất hiện, chân mây tối thẫm, mâythấp, đó là những đám mây báo trước gió mạnh đột ngột, thường là gió giật (tố) Giógiật xảy ra khi không khí lạnh tràn vào vùng nóng và nâng không khí nóng lên đột ngột.Gió giật thường xảy ra trong một thời gian ngắn (hàng phút và hàng chục phút) Vùnggió giật là một dải dài và hẹp chuyển dịch với tốc độ khá lớn, tới cấp 10 Gió giật rấtnguy hiểm, thường xảy ra trong cơn dông, bão và xảy ra đột ngột chưa dự đoán trướcđược

2 Thực hiện một số biện pháp phòng, tránh, ứng phó với lốc xoáy, gió giật:

Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do lốc xoáy, gió giật gây ra và xử lý tìnhhuống lốc xoáy, gió giật xảy ra trên địa bàn, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụtbão thành phố đề nghị Thường trực Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các cơ quan,đơn vị tổ chức thực hiện, đồng thời chỉ đạo các ban - ngành, phường - xã - thị trấn trực

Trang 26

thuộc tuyên truyền đến nhân dân một số biện pháp phòng, tránh lốc xoáy, gió giật sauđây:

a Đối với trên biển:

- Buộc chủ tàu thuyền khi ra biển phải có phao cứu sinh và toàn bộ thủy thủ,thuyền viên phải mặc áo phao vào khi đang ở trên biển;

- Khi thấy biển động thì phải nhanh chóng trở vào bờ hoặc di chuyển tìm nơitránh, trú an toàn;

- Tổ chức hợp lý đội hình khai thác trên biển theo tổ, trong đó đảm bảo cự ly,khoảng cách hợp lý giữa các tàu thuyền để hỗ trợ nhau khi gặp nạn

b Đối với trên đất liền:

- Xây dựng các công trình, nhà ở kiên cố, thường xuyên chằng chống nhà cửa đểtăng độ vững chắc nhằm đề phòng lốc xoáy, gió giật Ở các cửa biển, ven biển, nơi trốngtrải, nếu nhà ở lợp bằng lá, tôn tráng kẽm, fibro xi măng, ngói có thể dằn lên mái nhàcác loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát để hạn chế tốcmái khi có lốc xoáy, gió giật (tham khảo hướng dẫn đính kèm)

- Chặt tỉa cành, nhánh của các cây cao, dễ gãy đổ, cây nằm gần nhà ở, lướiđiện…;

- Khi trời mưa lớn kèm theo dông, cần sơ tán người già và trẻ em ra khỏi nhữngcăn nhà tạm bợ, đến những nơi an toàn, vững chắc hơn Khi xảy ra lốc xoáy, gió giậtmọi người phải tìm những nơi trú ẩn an toàn như các nhà kiên cố, tránh núp dưới bóngcây, nhà tạm bợ dễ bị ngã đổ gây tai nạn Tuyên truyền, vận động đến các hộ dân có nhàkiên cố tiếp nhận những người dân trú ẩn khi xảy ra lốc xoáy, gió giật với tinh thầntương thân, tương trợ lẫn nhau

VII PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRÁNH GIÔNG SÉT

Chưa thể chống sét tuyệt đối

Trang 27

Các nghiên cứu của Viện Vật lý địa cầu cho thấy, Việt Nam nằm ở tâm giôngchâu Á - một trong ba tâm giông trên thế giới, có hoạt động giông sét mạnh Mùa giông

ở Việt Nam tương đối dài, số ngày giông trung bình 100 ngày mỗi năm và số giờ giôngtrung bình là 250 giờ một năm Mỗi năm, Việt Nam hứng chịu tới hai triệu cú sét Khuvực như Cổ Dũng (Hải Dương), Sơn Lộc (Hà Tĩnh), Đồng bằng sông Cửu Long lànhững nơi được coi là tâm sét

Theo tiến sĩ Anh, từ năm 2005, Viện Vật lý địa cầu hoàn thành công trình nghiêncứu về giông sét và các giải pháp phòng chống Kết quả nghiên cứu đã có đủ dữ liệu để

có thể xây dựng quy phạm phòng chống sét tại Việt Nam Tuy nhiên, TS Anh cũng cho

rằng: "Phòng chống sét tuyệt đối là điều không thể đối với loài người hiện nay Không

chỉ Việt Nam mà ngay cả trên thế giới cũng chỉ có thể nghiên cứu để giảm thiếu tác hại của loại hình thiên tai này".

Phòng chống sét ngoài trời

Theo các nhà khoa học, thường thì cơn giông kéo đến rất nhanh trong vòng 15phút và di chuyển với vận tốc 40km một giờ Nói chung khi đang ở nơi không an toàn

thì cần phải để ý đến các dấu hiệu của giông như mây đen, không khí lạnh, gió.

Có thể ước tính được khoảng cách từ nơi đang đứng tới nơi sét xảy ra bằng cáchước lượng khoảng thời gian từ lúc tia chớp lóe lên và lúc nghe thấy tiếng sấm Chia sốgiây cho 3 sẽ được khoảng cách đến tia sét Ví dụ đếm được 3 giây thì sét cách vị tríđứng là 3/3= 1km

Ngoài ra còn có phương pháp xác định vị trí của sét đó là cảm nhận cơ thể khi đang ở khu vực giông, mưa Nếu thấy lông tay, tóc, dựng thì chúng ta đang có nguy cơ

bị sét đánh, trong trường hợp này phải lập tức chụm hai chân lại, dùng tay bịt tai, cúi

thấp người (nhưng không để cơ thể chạm đất ngoài hai bàn chân) Sau khi nghe tiếng

sét khoảng 7-10 phút thì cơn sét đã qua có thể trở về trạng thái bình thường

Tư thế ngồi để tránh bị sét đánh

Trang 28

Nếu thời gian này nhỏ hơn 20 giây thì phải di chuyển đến nơi an toàn hơn Khinghe thấy tiếng sấm đầu tiên bất kể là gì cũng cần phải thấy nguy hiểm đã đến Sét cóthể đánh cách xa nơi có mưa tới 15-20km Người đang lao động hoặc đi lại ngoài trờicần tìm nơi trú an toàn.

Nếu ở ngoài trời, tuyệt đối không dùng cây cối làm chỗ trú mưa, tránh các khuvực cao hơn xung quanh, tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, máy, hàng rào sắt Nên tìm chỗ khô ráo, nếu xung quanh có cây cao hơn thì nên tìm chỗ thấp, tìm vị trí câythấp Người ở vị trí càng thấp càng tốt, tay ôm cổ, phần tiếp xúc của người với mặt đất

là ít nhất; nhón chân, không được nằm xuống đất Đặc biệt, không đứng thành nhómngười gần nhau

Phòng chống sét trong nhà

Tuy nhiên khi sắp xảy ra giông, thì biện pháp tránh sét tốt nhất là nên về nhà haycông sở Các ngôi nhà, trụ sở làm việc nên lắp đặt hệ thống chống sét (đơn giản nhất

là cột thu lôi)

Khi ở trong nhà nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các

chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước, không nên dùng điện thoại trừ trường

hợp rất cần thiết Nên rút phích cắm các thiết bị điện trước lúc có giông gần xảy ra.

Với các đường dây điện thoại hay dây điện vì nối với lưới bên ngoài nên rất có thể bịảnh hưởng sét đánh lan truyền Nên tránh xa các dây này và các vật dùng điện vớikhoảng cách ít nhất là 1m Cần rút ăng ten ra khỏi ti vi khi có giông

Nếu như bạn cảm thấy tóc bị dựng lên (như cảm giác điện khi sờ tay trước mặt vi) thì điều đó có nghĩa là có thể bị sét đánh bất cứ lúc nào, lập tức cúi ngồi xuống vàlấy tay che tai, không nằm xuống đất hay đặt tay lên đất

Trang 29

ti-PHẦN IV MỘT SỐ KỸ NĂNG, PHƯƠNG PHÁP CỨU NẠN, CỨU HỘ VÀ SƠ CẤP CỨU NGƯỜI BỊ NẠN THƯỜNG GẶP TRONG MỘT SỐ TÌNH HUỐNG THƯỜNG XẢY RA HÀNG NGÀY

I DI CHUYỂN NGƯỜI BỊ NẠN

1 Di chuyển khi có một người cứu

Tùy vào trạng thái sức khỏe và trọng lượng nạn nhân cũng như tình hình cụ thể

mà áp dụng một trong các biện pháp sau:

- Giúp nạn nhân ngồi dậy, dùng đùi - gối sau đỡ lưng nạn nhân;

- Cầm tay nạn nhân quàng qua cổ và vai mình, tay còn lại luồn ra sau túm lấy thắt lưng, lai quần hoặc eo;

- Giúp nạn nhân đứng dậy,

đứng sang phía bị thương của nạn

nhân (trừ trường hợp bị thương ở

tay, nách thì đứng sang bên kia);

- Bước theo sải chân của

Trang 30

Áp dụng cho nạn nhân nhẹ cân, không đi lại được, tại môi trường an toàn hoặc cókhói, khí độc.

- Xốc nạn nhân ngồi lên đùi mình;

- Luồn tay dưới đầu gối nạn nhân, tay còn lại túm eo đứng dậy bế nạn nhân đi

Người cứu chú ý giữ cho lưng mình thẳng khi đứng dậy.

- Khi đến nơi an toàn thì thực hiện theo quy trình ngược lại để đặt nạn nhânxuống

c) Vác người bị nạn

Áp dụng cho nạn nhân nhẹ cân, không thể đi lại được

- Đặt nạn nhân nằm ngửa Người cứu ngồi quỳ ngang hông nạn nhân Đỡ nạnnhân ngồi dậy;

Trang 31

- Người cứu luồn một tay ra sau lưng nạn nhân túm lấy thắt lưng hoặc ôm eo, taycòn lại cầm tay nạn nhân quàng qua cổ và vai mình;

- Xốc nạn nhân đứng dậy;

- Nhanh chóng bước một chân ra trước hai chân nạn nhân Luồn đầu xuống dưới

cả hai nách để nạn nhân nằm hoàn toàn trên vai mình; đưa một tay qua một đùi nạnnhân, túm lấy tay nạn nhân;

- Xốc và điều chỉnh để người nạn nhân xoay ngang và cân đối Đứng dậy và xốcnạn nhân đứng dậy, bước đi

Người cứu chú ý giữ cho lưng mình thẳng khi đứng dậy.

- Khi đến nơi an toàn thì thực hiện theo quy trình ngược lại để đặt nạn nhânxuống

d) Cõng người bị nạn

Áp dụng cho nạn nhân nhẹ cân, còn tỉnh hay bất tỉnh

(1) Nếu nạn nhân còn tỉnh

Cõng như bình thường:

- Để nạn nhân ở tư thế ngồi;

- Người cứu ngồi quay lưng trước mặt nạn nhân để nạn nhân tự ôm cổ;

Trang 32

- Luồn hai tay dưới đùi nạn nhân từ phía ngoài vào, giữ chặt, đứng lên.

(2) Nếu nạn nhân bất tỉnh

- Đặt nạn nhân nằm nghiêng hoặc nằm ngửa;

- Người cứu nằm nghiêng, bên cạnh nạn nhân Tay dưới nắm lấy cổ tay dưới củanạn nhân, tay trên luồn ra sau kéo nghiêng người nạn nhân và đặt đùi nạn nhân lên đùimình;

- Dùng chân khóa chân nạn nhân lại;

- Đưa tay ra sau túm lấy cổ tay nạn nhân rồi kéo và quàng qua cổ, vai mình;

- Trằn (lăn) mình đồng thời kéo tay kết hợp với giữ chân để nạn nhân nằm sấptrên lưng mình;

- Rút một chân về phía trước chuyển sang tư thế bò (Nếu trong khu vực có khóithì trườn bò cõng nạn nhân ra ngoài);

- Xốc nạn nhân đứng dậy, luồn hai tay dưới đùi nạn nhân túm hai tay nạn nhân

- Khi đến nơi an toàn thì thực hiện theo quy trình ngược lại để đặt nạn nhânxuống

Chú ý đỡ đầu nạn nhân khi đặt nằm

e) Kéo người bị nạn

Áp dụng cho nạn nhân nặng cân, bất tỉnh hay còn tỉnh nhưng không đi lại được

(1) Khi khoảng không gian phía trên rộng

Người cứu có thể đứng thẳng người để cứu.

- Để nạn nhân nằm ngửa, hai

tay khoanh trước ngực, hai chân

vắt lên nhau để giảm ma sát;

- Người cứu quỳ phía đầu

nạn nhân, nâng đầu, vai dậy và đưa

đùi vào đỡ dưới lưng;

- Luồn hai tay dưới nách đưa

ra trước ngực giữ chặt một cổ tay

nạn nhân;

Trang 33

- Giữ thẳng lưng đứng dậy kéo nạn nhân đi giật lùi.

(2) Khi khoảng không gian phía trên hẹp

Người cứu phải bò để kéo và tùy theo tình hình hiện trường có thể thực hiện theo các cách sau:

nhân ra, cuộn cổ áo

vào trong áo tạo thành

vành xung quanh cổ;

- Úp một tay và luồn vào túm chặt cổ áo nạn nhân (dưới gáy), một chân kê vàolưng nạn nhân; bò và kéo đi

(3) Khi nạn nhân mặc áo gió hoặc áo dài, dày

- Để nạn nhân nằm ngửa, hai tay khoanh trước ngực, hai chân vắt lên nhau để giảm ma sát;

- Người cứu cởi cúc hay khóa

của áo ngoài của nạn nhân ra, nhưng

không cởi áo ra khỏi người;

- Cầm hai vạt áo luồn ra sau

lưng và túm chặt bằng hai tay;

- Đứng dậy và kéo nạn nhân đi

giật lùi

2 Di chuyển nạn nhân khi có 2 người cứu

a) Kiệu người bị nạn

Trang 34

Áp dụng cho nạn nhân nặng cân, còn tỉnh hay bất tỉnh và không đi lại được và trong môi trường có khói, khí độc (người cứu vẫn phải đeo mặt nạ).

- Đặt nạn nhân ở tư thế nằm

ngửa;

- Hai người cứu quỳ hai bên

nạn nhân, quay mặt vào nhau;

- Đỡ nạn nhân ngồi dậy;

- Quàng tay nạn nhân qua

vai hai người cứu, luồn hai tay

dưới gối và nắm chặt cổ tay nhau;

- Hai tay còn lại luồn sau

lưng nạn nhân, bắt chéo và nắm lấy

thắt lưng nạn nhân;

- Cùng đứng dậy và bước đi

Lưu ý: Đối với nạn nhân bị

thương ở tay thì đặt tay nạn nhân

- Đặt nạn nhân ở tư thế nằm ngửa, hai tay khoanh trước ngực;

- Người cứu thứ nhất quỳ phía đầu

nạn nhân, nâng đầu, vai dậy và đưa đùi vào

đỡ dưới lưng, luồn hai tay dưới nách đưa ra

trước ngực giữ chặt một cổ tay nạn nhân;

- Người cứu thứ hai quỳ ngang gối

nạn nhân, đặt cổ chân bên ngoài của nạn

nhân lên cổ chân bên trong và dùng một tay

ôm lấy cả hai cổ chân nạn nhân;

- Cùng nhau đỡ nạn nhân đứng dậy, bước đi

c) Kéo người bị nạn

Áp dụng trong trường hợp khẩn cấp cần phải di chuyển nhanh chóng nạn nhânnặng cân, còn tỉnh hay bất tỉnh và không đi lại được và trong môi trường có khói, khíđộc (người cứu vẫn phải đeo mặt nạ)

- Đặt nạn nhân nằm ngửa;

Trang 35

- Người cứu cởi một cúc

áo ngực nạn nhân ra, cuộn cổ áo

vào trong áo tạo thành vành xung

quanh cổ;

- Người cứu ở bên trái nạn

nhân dùng tay trái, người cứu ở

bên phải dùng tay phải, úp bàn

tay túm chặt lấy cổ áo (dưới gáy)

nạn nhân và kéo đi

Lưu ý:

+ Các tay (túm cổ áo nạn nhân) của hai người cứu phải luôn sát nhau để đầu nạnnhân không chạm đất

+ Phải chú ý bảo vệ cơ thể của nạn nhân khi kéo

+ Ra khỏi vùng khẩn nguy, nên áp dụng các biện pháp di chuyển trên

3 Các biện pháp khác

a) Dùng cáng

Ta có thể sử dụng các loại cáng như cáng thông thường, cáng bánh xe, cáng ghế, cáng tự tạo để di chuyển nạn nhân

- Cách chuyển nạn nhân lên cáng:

+ Các người cứu luồn tay dưới

đầu, thân và chi dưới;

+ Nhấc từ từ nạn nhân lên, đưa

vào cáng hoặc luồn cáng xuống dưới;

+ Cố định nạn nhân trên cáng khi

cần thiết

- Kỹ thuật khiêng cáng an toàn:

+ Khi đã chuyển nạn nhân

lên được cáng, chỉ thực hiện động

Ngày đăng: 28/10/2019, 16:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w