1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại việt nam

115 118 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 2,59 MB

Nội dung

NEER Nominal Effective Exchange rate, Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương NER Nominal Exchange Rate, Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương NHNN Ngân hàng Nhà Nước NHTM Ngân hàng thương

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

_

MA THỊ HOÀNG LIÊN

TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh, Tháng 5/2019

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

_

MA THỊ HOÀNG LIÊN

TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài Chính

Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học

TS ĐINH THỊ THU HỒNG

TP.Hồ Chí Minh, Tháng 5/2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi, dưới sự hỗ trợ của Cô hướng dẫn là TS Đinh Thị Thu Hồng Các nội dung nghiên cứu trong đề tài này là trung thực, có cập nhật và kế thừa từ các tài liệu Số liệu được thu thập bởi chính tác giả từ những nguồn đáng tin cậy được nêu rõ trong phần phụ lục và phần tham khảo Những số liệu này được tính toán, hiệu chỉnh cho phù hợp với mô hình và được kiểm định bằng chương trình stata chỉ phục vụ riêng cho nghiên cứu này Một số đánh giá, nhận xét, kết luận cũng như số liệu từ các nguồn khác đều được chú thích rõ nguồn gốc

để thuận lợi trong việc tra cứu và kiểm chứng

Tp HCM ngày 28 tháng 05 năm 2019

Tác giả

Ma Thị Hoàng Liên

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cám ơn Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh, Công ty Điện lực Sài Gòn đã đề cử tôi tham gia khoá học này và đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn

Xin chân thành cám ơn các Thầy, Cô khoa Tài Chính Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là cô giáo hướng dẫn, tiến sĩ Đinh Thị Thu Hồng, đã góp

ý, chỉnh sửa và nhất là động viên để tôi hoàn thành nghiên cứu của mình

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều giúp đỡ từ các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình Xin cám ơn đến các Anh Chị đã hỗ trợ tôi trong việc thu thập và phân tích số liệu, xây dựng mô hình và các gợi ý đề xuất chính sách

Cuối cùng, xin cám ơn các thành viên trong gia đình nhỏ của tôi đã thông cảm, động viên và hy sinh nhiều thời gian để giúp tôi hoàn thành luận văn này

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ viii

TÓM TẮT ix

ABSTRACT x

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1 1 Đặt vấn đề 1

1.2 Bối cảnh nghiên cứu 1

1.3 Tính cấp thiết của đề tài 2

1.4 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.6 Phương pháp nghiên cứu 4

CHƯƠNG 2 KHUNG LÝ THUYẾT 6

2.1 Tỷ giá hối đoái 6

2.2 Cán cân thương mại 15

2.3 Lý thuyết về tỷ giá và cán cân thương mại 18

2.4 Một số nghiên cứu thực nghiệm về tỷ giá và cán cân thương mại 23

2.5 Kinh nghiệm của các nước về chính sách tỷ giá 27

2.6 Bài học giúp Việt Nam điều hành tỷ giá và cải thiện cán cân thương mại 30

CHƯƠNG 3 TỶ GIÁ VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 33

3.1 Tình hình cán cân thương mại Việt Nam 33

3.2 Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá của Việt Nam 36

3.3 Thực trạng ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại 40

CHƯƠNG 4 KIỂM ĐỊNH VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 44

4.1 Lựa chọn mô hình và giải thích các biến số 44

4.2 Dữ liệu nghiên cứu 46

4.3 Kiểm định dữ liệu và chạy mô hình 53

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68

Trang 6

5.1 Kết luận 68

5.2 Kiến nghị 69

5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai 71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

PHỤ LỤC 76

Phụ lục 1 XNK & Cán cân thương mại của Việt Nam (10 6 USD 76

Phụ lục 2.1 Xuất khẩu của Việt Nam đến 15 đối tác chính (10 3 USD) 77

Phụ lục 2.2 Xuất khẩu của Việt Nam đến 15 đối tác chính (tt) (10 3 USD) 78

Phụ lục 3.1 Nhập khẩu của Việt Nam từ 15 đối tác chính (10 3 USD) 79

Phụ lục 3.2 Nhập khẩu của Việt Nam từ 15 đối tác chính (tt) (10 3 USD) 80

Phụ lục 4.1 Tỷ trọng thương mại 2 chiều của 15 đối tác với Việt Nam 81

Phụ lục 4.2 Tỷ trọng thương mại 2 chiều của 15 đối tác với Việt Nam(tt) 82

Phụ lục 5.1 Tỷ giá hối đoái của 14 đối tác và Việt Nam với USD 83

Phụ lục 5.2 Tỷ giá hối đoái của 14 đối tác và Việt Nam với đồng USD (tt) 84

Phụ lục 6.1 Chỉ số giá tiêu dùng của 15 đối tác và Việt Nam 2006 - 2016 85

Phụ lục 6.2 Chỉ số giá tiêu dùng của 15 đối tác và Việt Nam 2006 – 2016 86

Phụ lục 7 Tỷ giá hối đoái thực đa phương của 15 nước và Việt Nam 87

Phụ lục 8.1 GDP theo quý của 15 đối tác và của Việt Nam (%) 88

Phụ lục 8.2 GDP theo quý của 15 đối tác và của Việt Nam (%) (tt) 89

Phụ lục 9 Tổng hợp số liệu theo mô hình TB=f(REER, GDP VN , GDP 15 ) 90

Phụ lục 10 Chọn độ trễ (lag) tối ưu cho các biến số 91

Phụ lục 11 Chọn độ trễ (lag) tối ưu cho các vi phân của các biến số 92

Phụ lục 12 Kiểm định tính dừng cho các chuỗi LTB và DLTB 93

Phụ lục 13 Kiểm định tính dừng cho các chuỗi LREER và DLREER 94

Phụ lục 14 Kiểm định tính dừng cho các chuỗi LGDPVN 95

Phụ lục 15 Kiểm định tính dừng cho các chuỗi LGDP15 và DLGDP15 96

Phụ lục 16 Kiểm định Johansen Co-integration cho 4 chuỗi 97

Phụ lục 17 Kết quả kiểm định VAR bằng Stata 98

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADB Asian Development Bank, Ngân hàng phát triển Châu Á

APEC Asia-Pacific Economic Cooperation, Diễn đàn HTKT châu Á – TBD ASEAN Association of Southeast Asia Nations, Hiệp hội các quốc gia ĐNA AUD Australian dollar, Đồng đô la Úc

BOJ Bank of Japan, Ngân hàng trung ương Nhật Bản

BQLNH Bình quân liên ngân hàng

CNY Chinese Yuan, Đồng nhân dân tệ

CPI Consumer Price Index, Chỉ số giá tiêu dùng

EU European Union, Liên minh châu Âu

EUR Đồng tiền chung của Liên minh châu Âu

FDI Foreign Direct Investment, Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FII Foreign Institutional Investor, Đầu tư nước ngoài trên thị trường tài chính GDP Gross domestic product, Tổng sản phẩm quốc nội

GSO Tổng cục thống kê

HSBC Hongkong and Shanghai Banking Corporation

HKD Đô la Hồng Kong

IMF International Monetary Fund, Quỹ tiền tệ quốc tế

JPY Japanese Yen, Đồng Yên Nhật

MYR Đồng ringit Malayxia

Trang 8

NEER Nominal Effective Exchange rate, Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương NER Nominal Exchange Rate, Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương NHNN Ngân hàng Nhà Nước

NHTM Ngân hàng thương mại

NHTW Ngân hàng Trung Ương

ODA Official development assistance, Hỗ trợ phát triển chính thức

REER Real Effective Exchange rate, Tỷ giá hối đoái thực đa phương

RER Real Exchange rate, Tỷ giá hối đoái thực song phương

RUB Đồng rúp Nga

THB Thailand Baht, Đồng bạt Thái

USD United States Dollar, Đồng đô la Mỹ

VCB Vietcombank, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

VIB Ngân hàng Quốc tế

VND Đồng Việt Nam

WB World Bank, Ngân hàng thế giới

WON Đồng tiền của Hàn Quốc

WTO World Trade Organization, Tổ chức thương mại thế giới

X/N Tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu

XNK Xuất nhập khẩu

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 4.1 Tỷ số cán cân thương mại của Việt Nam từ 2006 đến 2016 49

Bảng 4.2 Tỷ số hối đoái thực đa phương của VNĐ với rổ tiền tệ 15 nước 51

Bảng 4.3 Tăng trưởng GDP theo quý năm trước của Việt Nam từ 2006 đến 2016 52

Bảng 4.4 Tăng trưởng GDP theo quý năm trước của 15 nước từ 2006 đến 2016 52

Bảng 4.5 Kiểm định ADF – LTB 55

Bảng 4.6 Kiểm định ADF – D.LTB 56

Bảng 4.7 Kiểm định ADF – LREER 57

Bảng 4.8 Kiểm định ADF – D.LTB 58

Bảng 4.9 Kiểm định ADF – LGDPVN 59

Bảng 4.10 Kiểm định ADF – LGDP15 60

Bảng 4.11 Kiểm định ADF – D.LGDP15 61

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1 Hiệu ứng đường cong J trong ngắn hạn và dài hạn 19

Hình 3.1 Cán cân thương mại của Việt Nam từ 2006 đến 2016 33

Hình 4.1 Xuất khẩu của Việt Nam đến 15 nước trong năm 2016 48

Hình 4.2 Nhập khẩu của Việt Nam từ 15 nước trong năm 2016 48

Hình 4.3 Tỷ trọng thương mại 2 chiều của 15 nước với Việt Nam trong năm 2016 49 Hình 4 4 Vòng tròn đơn vị VAR 64

Hình 4 5 Hàm phản ứng xung Impulse Response Function 66

Trang 11

TÓM TẮT

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới Việc nhận diện những tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại là hết sức cần thiết và cấp bách Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở dữ liệu trong giai đoạn 2006 đến

2016 theo từng quý để tìm hiểu đồng nội tệ được đánh giá cao hay thấp so với rổ tiền

tệ gồm 15 đối tác thương mại chính Qua đó, phân tích được những tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại và đề xuất những kiến nghị trong việc điều hành

tỷ giá của đất nước, hỗ trợ xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại Nghiên cứu này sử dụng Kiểm tra gốc đơn vị, kiểm định đồng liên kết và sử dụng mô hình vector tự hồi quy VAR và phân tích hàm phản ứng đẩy – cơ chế truyền tải sốc IRF Những phát hiện chính của nghiên cứu này là: (i) không tồn tại mối quan

hệ trong dài hạn giữa cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái; (ii) tỷ giá hối đoái thực

là một biến số quan trọng đối với cán cân thương mại và chính sách tỷ giá trung tâm linh hoạt là công cụ hữu hiệu để cải thiện cán cân thương mại trong ngắn hạn và dài hạn; (iii) kết quả cho thấy hiệu ứng đường cong J có tồn tại trong ngắn hạn nhưng không đáp ứng điều kiện Marshall – Lerne trong dài hạn

Từ khóa: Tỷ giá hối đoái, Cán cân thương mại, Phá giá, Đồng liên kết, Kinh tế Việt Nam

Trang 12

ABSTRACT

Vietnam is deeply integrating into the world economy Identifying the impacts of exchange rates on the trade balance is essential and urgent The study was carried out based on data from 2006 to 2016 quarterly to find out whether the local currency is undervalued or overvalued compared to her 15 major trading partners’ currencies Thereby, analyzing the impacts of the exchange rate on the trade balance and proposing recommendations for policies of exchange rate operation, supporting exports and restricting imports and improving trade balance This study uses Unit Root Testing, co-integration testing, autoregression vector model (VAR) and impulse response function analysis (IRF) The main findings of this study are: (i) there is no long-term relationship between the trade balance and the exchange rate; (ii) the real exchange rate is an important variable for the trade balance and flexible exchange rate policy is an effective tool to improve the trade balance in the short and long term; (iii) The results show that the J curve effect exists only in the short term but does not meet Marshall - Lerne conditions in the long term

Keywords: Exchange rate, Trade balance, Devaluation, Cointegration, Vietnam economy

Trang 13

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1 1 Đặt vấn đề

Tỷ giá là một biến số kinh tế tác động đến hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế nhưng hiệu quả ảnh hưởng của tỷ giá lên các hoạt động lại rất khác nhau, trong đó tác động của tỷ giá lên hoạt động xuất nhập khẩu và sức mạnh cạnh tranh thương mại

là rõ ràng và nhanh chóng Đồng thời thặng dư hay thâm hụt cán cân thương mại có

ý nghĩa đặc biệt quan trọng nó luôn là một bộ phận không thể thiếu được trong phân tích kinh tế vĩ mô đối với nền kinh tế mở

Vì tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế nên nó là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia Theo yết giá trực tiếp thì khi tỷ giá hối đoái tăng cao, cán cân thương mại của một quốc gia sẽ tăng lên và khi tỷ giá hối đoái giảm, cán cân thương mại sẽ giảm đi

vì đồng tiền của một quốc gia yếu sẽ làm cho hàng hóa xuất khẩu của quốc gia đó rẻ hơn ở thị trường nước ngoài và nhập khẩu thì trở nên đắt hơn Ngược lại, một đồng tiền mạnh lên thì hàng hóa xuất khẩu của quốc gia này ra nước ngoài sẽ đắt hơn và hàng hóa nhập khẩu sẽ rẻ hơn

Trong bối cảnh ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam cần điều chỉnh tỷ giá hối đoái như thế nào để cải thiện cán cân thương mại, do đó điều hành tỷ giá hối đoái đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển kinh tế và ổn định tài chính của một quốc gia Để đạt được mục tiêu này, NHNN cần phải xác định tỷ giá hối đoái thực Việc xác định tỷ giá hối đoái thực và mức độ tác động của tỷ giá thực đến cán cân thương mại chính xác là bao nhiêu rất có ý nghĩa trong việc phân tích và lựa chọn các chính sách điều hành tỷ giá thích hợp

1.2 Bối cảnh nghiên cứu

Trong khoảng vài năm gần đây, chủ đề phá giá hay không phá giá Việt Nam đồng luôn được các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách bàn thảo rất nhiều trên các phương tiện truyền thông Các ý kiến phá giá đưa ra nhằm cải thiện sức cạnh

Trang 14

tranh của hàng hóa Việt nam Phá giá đồng nội tệ ở đây hàm ý thay đổi tỷ giá thực Nhưng cũng có ý kiến cho rằng chính sách tỷ giá cần phải ổn định để ổn định giá và kinh tế vĩ mô, đồng thời kiềm chế lạm phát

Để đánh giá mức tỷ giá hiện nay có phù hợp với nền kinh tế hay không thì cần căn

cứ vào các cơ sở khoa học Việc xác định mức tỷ giá cần thực hiện cẩn trọng để đáp ứng cho nhiều mục tiêu khác nhau của nền kinh tế như khả năng cạnh tranh hàng hóa

và ổn định môi trường vĩ mô cũng như một số mục tiêu khác của đất nước

Chính vì thế, việc xác định tỷ giá thực đa phương trên cơ sở điều chỉnh yếu tố lạm phát của Việt Nam với một số đối tác được chọn sẽ là một mức tỷ giá mục tiêu thích hợp để tiến hành đánh giá mức độ phù hợp của mức tỷ giá danh nghĩa phục vụ cho những mục tiêu nêu trên nhất là việc đảm bảo cho khả năng cạnh tranh cho hàng hóa

1.3 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế, việc nhận diện những tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại Việt Nam là việc làm cần thiết trong bối cảnh các tổ chức, hiệp hội quốc tế yêu cầu phải dỡ bỏ các rào cản thuế quan, hạn ngạch hàng hóa theo lộ trình cam kết để giảm dần việc bảo hộ thương mại

Vì thế, việc xây dựng một cơ sở khoa học để xác định tỷ giá hiện tại là hết sức cần thiết để đảm bảo cho việc hàng hoá của Việt Nam luôn cạnh tranh trong thương mại quốc tế

Do Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và hội nhập nên tỷ giá thực có sự biến động mạnh vào từng thời điểm khác nhau và vì thế sẽ có nhiều cách nhận định khác nhau về chính sách tỷ giá Một chính sách tỷ giá không hợp lý cũng có thể đưa một quốc gia rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế Vì vậy sự biến động trong cán cân thương mại do biến động tỷ giá là một vấn đề quan trọng và cơ bản trong chính sách kinh tế

vĩ mô

Trang 15

1.4 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu Việt Nam đồng được định giá cao hay thấp so với một rổ tiền tệ gồm 15 quốc gia là đối tác thương mại chính của Việt Nam Phân tích tổng quan về tác động của tỷ giá hối đoái thực đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam Nhận định về chính sách cũng như đưa ra dự báo về tỷ giá để đảm bảo hàng hóa có ngang giá sức mua trong thương mại quốc tế với các đối tác được chọn nghiên cứu Qua kết quả nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị chính sách đối với điều hành tỷ giá Từ đó có thể xây dựng và hoàn thiện dần cơ chế phù hợp và tạo ra môi trường thuận lợi để duy trì khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong mậu dịch quốc tế, đưa việc điều hành tỷ giá trở thành công cụ tốt cho nền kinh tế

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu:

• Tỷ giá thực đa phương giữa Việt Nam đồng và các đồng tiền của các nước có

tỷ trọng thương mại cao với Việt Nam

• Tỷ giá của các đồng tiền các nước này so với đồng đô la Mỹ

• Xuất nhập khẩu và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của các đối tác thương mại nói trên và Việt Nam

• Tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) của các đối tác thương mại này và của Việt Nam

1.5.2 Phạm vi nghiên cứu:

Đồng tiền của các đối tác thương mại được chọn tham gia rổ tiền tệ để tính tỷ giá thực với Việt Nam đồng và với đồng đô la Mỹ là 15 nước đối tác chính của Việt Nam gồm: Australia, China, France, Germany, Hong Kong, India, Japan, Korea, Malaysia, Russia, Singapore, Switzerland, Thailand, United Kingdom và USA

Trang 16

Số liệu thu thập từ Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO), Ngân hàng thế giới (WB), Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), Bộ tài chính và các trang thông tin điện tử của các tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Các số liệu này được thu thập từ tháng 1/2006 đến tháng 12/2016, lấy năm 2010 là năm cơ sở

1.6 Phương pháp nghiên cứu

1.6.1 Phương pháp luận

Sử dụng lý thuyết ngang giá sức mua (PPP) để phân tích mối quan hệ giữa lạm phát

và tỷ giá hối đoái Sau đó dùng tỷ giá đang giao dịch trên thị trường so với tỷ giá ngang giá sức mua sẽ biết được đồng nội tệ định giá cao hay thấp

Sử dụng lý thuyết đường cong J; hệ số co giãn xuất nhập khẩu và điều kiện Lerner để phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại

Marshall-1.6.2 Phương pháp nghiên cứu

Có rất nhiều mô hình để xác định tỷ giá mục tiêu như nghiên cứu của nhà kinh tế Sebastian Edwards (1988) về ước lượng tỷ giá thực cân bằng dài hạn; mô hình tỷ giá thực là công cụ để đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng hóa; mô hình kinh tế vĩ mô

mở Trong mô hình này, các khu vực kinh tế, thị trường tiền tệ, thị trường tài chính, các chính sách vĩ mô được liên kết trong một tổng thể để đánh giá tác động của các chính sách Nó cũng cho phép đánh giá các tác động đến cán cân vốn và cán cân vãng lai của chính sách tỷ giá

Trong nghiên cứu này, tác giả chọn mô hình tỷ giá thực đa phương để xác định tỷ giá mục tiêu Việc chọn tỷ giá thực đa phương để nghiên cứu là vì trong hầu hết mọi trường hợp, các nhà kinh tế và các nhà làm chính sách quan tâm nhiều hơn đến tỷ giá hối đoái thực đa phương khi muốn đo lường độ lệch hướng (bị định giá cao hay thấp) của một đồng tiền Đơn giản là vì một quốc gia không chỉ giao dịch thương mại với chỉ một quốc gia mà còn với rất nhiều các quốc gia khác NHNN kỳ vọng tỷ giá này

Trang 17

là một cơ sở quan trọng để điều hành tỷ giá hướng về mức ngang giá sức mua nhằm đảm bảo và duy trì vị thế cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam và đảm bảo tỷ giá đạt mức cân bằng dài hạn

Các bước thu thập dữ liệu, mô tả thống kê, phân tích định lượng bằng phương pháp hồi quy để tiến hành ước lượng tỷ giá thực đa phương của Việt Nam, tỷ giá thực song phương của các đối tác so với đồng đô la Mỹ

Trước tiên cần tính toán và so sánh tỷ giá thực của Việt Nam đồng và các đồng tiền trong rổ tiền nghiên cứu với đô la Mỹ Xem xét trong giai đoạn từ 2006 đến 2016 về mức độ định giá các đồng tiền này so với đô la Mỹ Tiếp theo, tỷ giá thực đa phương

sẽ được tính toán để đánh giá mức độ định giá của tiền đồng so với rổ tiền tệ, từ đó đưa ra các nhận xét về chính sách tỷ giá hiện hành

Nghiên cứu được tiến hành qua việc kiểm định mối quan hệ giữa tỷ giá thực đa phương và cán cân thương mại, qua đó đánh giá được tác động của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu

Kết cấu của luận văn

Chương 1 Giới thiệu

Chương 2 Khung lý thuyết

Chương 3: Tỷ giá và cán cân thương mại

Chương 4: Kiểm định và kết qủa phân tích

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trang 18

CHƯƠNG 2 KHUNG LÝ THUYẾT

2.1 Tỷ giá hối đoái

2.1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái

Đối với các quan hệ tài chính, đầu tư và kinh doanh thương mại quốc tế đòi hỏi các quốc gia phải thiết lập các quan hệ giao dịch thanh toán với nhau Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng của mình Vì vậy, thanh toán giữa các quốc gia dẫn đến việc trao đổi giữa các đồng tiền khác nhau, từ đó các khái niệm

về tỷ giá và tỷ giá hối đoái đã ra đời

• Tỷ giá là số đơn vị ngoại tệ trên một đơn vị nội tệ (theo yết giá gián tiếp) hoặc

số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ (theo yết giá trực tiếp)

• Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước với nhau Như vậy, tỷ giá hối đoái là sự biểu hiện tương quan giá cả của hai đồng tiền giữa hai nước khác nhau Hay, tỷ giá chính là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác

2.1.2 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa

Tỷ giá danh nghĩa là giá của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác nhưng chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng

Tỷ giá danh nghĩa được sử dụng hàng ngày trong giao dịch trên thị trường ngoại hối,

tỷ giá này được sử dụng phổ biến trong các hợp đồng mua bán thương mại, hợp tác đầu tư và thanh toán tín dụng Ngoài ra, đây là mức tỷ giá được sử dụng trong việc phân tích tác động của tỷ giá đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi khu vực cũng như toàn bộ nền kinh tế thế giới

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương (NER) Là tỷ lệ trao đổi số tuyệt đối giữa

hai đồng tiền, là giá cả của đồng tiền của một nước so với đồng tiền của một nước

khác mà chưa đề cập đến chênh lệch lạm phát giữa hai nước

Trang 19

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương (NEER) Khi tỷ giá song phương thay đổi

chúng ta sẽ biết chính xác đồng tiền nào lên giá và đồng tiền nào giảm giá Tuy nhiên, tại một thời điểm nhất định một đồng tiền có thể lên giá với đồng tiền này nhưng lại giảm giá với đồng tiền kia Vì vậy, để biết được một đồng tiền là lên giá hay giảm giá đối với tất cả các đồng tiền còn lại, người ta sử dụng khái niệm tỷ giá danh nghĩa

đa phương

Tỷ giá danh nghĩa đa phương phản ánh sự thay đổi giá trị của một đồng tiền đối với các đồng tiền còn lại (hoặc một rổ các đồng tiền được chọn) và tỷ giá này được biểu thị dưới dạng chỉ số

NEER được tính trên cơ sở một rổ tiền tệ được chọn Thông thường, rổ tiền tệ sẽ bao gồm các đối tác chính của quốc gia đó thông qua tổng xuất nhập khẩu với nước sử tại

và một số nước có ngoại tệ mạnh như đồng USD, EUR hay đồng Franc của Thuỵ Sỹ Tiếp đó, NEER được tính bằng cách tỷ giá trung bình các tỷ giá danh nghĩa của các đồng tiền có tham gia vào rổ tiền tệ với tỷ trọng tỷ giá tương ứng

Tỷ trọng của tỷ giá song phương có thể lấy tỷ trọng thương mại của nước có đồng nội tệ đem tính NEER so các nước có đồng tiền trong rổ được chọn:

• Gọi t = 0 là kỳ gốc; t = i là các thời kỳ được chọn nghiên cứu (với i = 1, 2, …, n)

• Gọi E0

j lần lượt là tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ thứ j trong rổ tiền tệ tại thời kỳ t=0 và t=i; Wj là trọng số thương mại của đồng tiền các quốc gia (với j = 1, 2, …, n)

• Tại t=0: Chỉ số tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với ngoại tệ thứ n là: e0 =

Trang 20

𝑁𝐸𝐸𝑅$ = & 𝑒($𝑤(

*

(+,

2.1.3 Tỷ giá hối đoái thực

Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá hối đoái danh nghĩa được điều chỉnh theo trạng thái ngang giá sức mua của hai đồng tiền, là trạng thái cân bằng mà tại đó lượng hàng hóa mua được bởi đồng ngoại tệ và đồng nội tệ là như nhau, nghĩa là không có sự khác biệt trong sự nắm giữ giữa hai đồng tiền

Tỷ giá này đại diện cho khả năng cạnh tranh quốc tế của một quốc gia, và nó được xác định dựa trên mức tỷ giá hối đoái danh nghĩa và mức chỉ số giá tiêu dùng trong nước và quốc tế Tỷ giá thực được chính phủ sử dụng để điều hành thị trường ngoại hối và điều hành chính sách trong việc kiểm soát tiền tệ

Về mặt ý nghĩa, tỷ giá hối đoái thực đo lường sức mua của một đơn vị ngoại tệ ở nền kinh tế nước ngoài trong mối quan hệ tương đối với sức mua của một lượng nội tệ tương đương của nền kinh tế trong nước Tỷ giá thực cần phải được xác định trong mối quan hệ với những đối tác mà chúng có quan hệ mậu dịch thông qua cách tiếp cận với cách tính tỷ giá thực song phương và tỷ giá thực đa phương

Tỷ giá thực có thể được xác lập trong mối quan hệ với một đối tác thương mại hoặc dựa trên trung bình cho tất cả các đối tác thương mại chính hoặc các quốc gia cạnh tranh Trong trường hợp so sánh giữa hai nước, tỷ giá thực được gọi là tỷ giá thực song phương (BRER) Và trong trường hợp thứ hai, so sánh với hàng loạt các bạn hàng mà một quốc gia có quan hệ mậu dịch được gọi là tỷ giá thực đa phương (MEER) hay còn gọi là tỷ giá thực hiệu lực (REER) và được tính toán trên cơ sở trung bình có trọng số

Trang 21

Ứng dụng lý thuyết ngang giá sức mua (Power Purchasing parity – PPP)

Theo lý thuyết ngang giá sức mua (PPP) thì tỷ giá hối đoái sẽ biến động để bù đắp cho sự chênh lệch trong lạm phát giữa hai quốc gia để trạng thái ngang giá sức mua được duy trì Vì vậy, nếu ngang giá sức mua tồn tại thì tỷ giá hối đoái danh nghĩa sẽ thể hiện đúng sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước với hàng hóa nước ngoài Do

đó, lý thuyết PPP có những ứng dụng sau:

Dùng ngang giá sức mua để dự báo tỷ giá Lý thuyết ngang giá sức mua ngoài việc giải thích tại sao mức lạm phát tương đối giữa hai nước có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái mà nó còn cung cấp thông tin để dự báo về các tỷ giá hối đoái

Giá trị của một đồng tiền tại thời điểm St+1 sẽ là một hàm số của tỷ giá giao ngay hiện tại ở thời điểm cân bằng St với chênh lệch lạm phát:

𝑆./, = 𝑆.(1 + 𝑒3) Trong đó, 𝑒3 =,/56

,/57− 1 là tỷ lệ thay đổi theo giá trị của đồng ngoại tệ

Tính tỷ giá thực Khi ngang giá sức mua tồn tại, giá cả của rổ hàng hóa trong nước

sẽ bằng với giá cả của rổ hàng hóa đó mua ở nước ngoài nếu tính theo một đồng tiền chung Tỷ giá quy đổi theo đồng tiền chung này gọi là tỷ giá theo ngang giá sức mua

Sppp Đây là mức tỷ giá cân bằng giữa sức mua hàng trong nước và sức mua hàng nước ngoài Nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa khác tỷ giá hối đoái theo PPP có nghĩa là không có ngang giá sức mua trong trường hợp này Lúc đó sức mua hàng trong nước hoặc cao hơn hoặc thấp hơn có nghĩa là sức cạnh tranh hàng hóa trong nước sẽ cao

Trang 22

hoặc thấp Chính phủ các nước sử dụng thước đo chênh lệch giữa tỷ giá danh nghĩa

và tỷ giá PPP để thực hiện mục tiêu điều hành cán cân tài khoản vãng lai Một dạng

thước đo này là tỷ giá thực

• Tỷ giá thực song phương (BRER)

Tỷ giá thực song phương là cách đơn giản và dễ nhất để tính toán các chỉ số tỷ giá thực Chúng so sánh giá cả của một rổ hàng hóa tiêu dùng hay sản xuất đại diện của nước chủ nhà và giá cả của một rổ hàng hóa làm đại diện ở nước ngoài được ước tính bằng một loại tiền, có thể là nội tệ hoặc ngoại tệ và chỉ ra giá trị tương đối của nội tệ

1và ngoại tệ:

𝑩𝑹𝑬𝑹 = 𝑺 𝑷𝒉

𝑷𝒇Trong đó, S là chỉ số tỷ giá danh nghĩa Tùy theo quy ước trong cách yết giá, trong cách yết giá trên, tỷ giá danh nghĩa được quy ước là một đơn vị ngoại tệ đổi lấy được bao nhiêu đơn vị nội tệ (yết giá trực tiếp) 1 Pf và Ph là chỉ số giá chung ở nước ngoài

và trong nước Với các quy ước này, BRER tăng lên hàm ý dồng nội tệ bị định giá thấp và ngược lại

• Tỷ giá thực đa phương (REER)

Tỷ giá thực đa phương là một dạng chỉ số phản ánh sự thay đổi trong sức mua của đồng nội tệ so với các đồng ngoại tệ trong rổ tiền tệ để tính tỷ giá hối đoái thực

Tỷ giá thực đa phương hay còn gọi là tỷ giá thực hiệu lực REER, được sử dụng khi xem xét nhiều đối tác thương mại và được tính trên cơ sở bình quân có trọng số:

1 Có hai phương pháp niêm yết tỷ giá – Yết tỷ giá gián tiếp là phương pháp thể hiện giá ngoại tệ của một đơn

vị nội tệ và đồng nội tệ là đồng yết giá, đồng ngoại tệ là đồng định giá; Yết tỷ giá trực tiếp là phương pháp thể hiện giá nội tệ của một đơn vị ngoại tệ và đồng ngoại tệ là đồng yết giá, đồng nội tệ là đồng định giá Trong bài luận này, tác giả sẽ sử dụng phương pháp yết tỷ giá trực tiếp để tính toán

Trang 23

𝑹𝑬𝑬𝑹 = &(𝒆𝒕𝒋𝑾𝒕𝒋𝑪𝑷𝑰𝒋

𝑪𝑷𝑰)

𝒏

𝒋+𝟏

Với etj, Wtj, CPIj lần lượt làchỉ số tỷ giá danh nghĩa của ngoại tệ, tỷ trọng thương mại

2 chiều và chỉ số giá tiêu dùng điều chỉnh của nước j tại kỳ t trong rổ ngoại tệ được chọn và CPI là chỉ số giá tiêu dùng điều chỉnh của nước sở tại

Theo yết giá trực tiếp:

• Nếu REER > 1 thì đồng nội tệ bị định giá thấp Nghĩa là một đơn vị rổ hàng hóa định danh bằng đồng nội tệ mua được ít hơn một rổ hàng hóa định danh bằng ngoại tệ Theo lý thuyết, mất giá tiền tệ sẽ giúp cho hàng hóa trong nước trở nên rẻ hơn và hàng hóa nhập khẩu lại đắt lên tương đối, từ đó nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu

• Nếu REER < 1thì đồng nội tệ bị định giá cao Nghĩa là một đơn vị rổ hàng hóa định danh bằng đồng nội tệ mua được nhiều hơn một rổ hàng hóa định danh bằng đồng ngoại tệ Lúc này, đồng nội tệ tăng giá sẽ làm cho giá cả hàng hóa trong nước cao hơn giá cả hàng hóa nước ngoài dẫn đến việc tăng nhập khẩu

2.1.4 Cơ chế tỷ giá hối đoái

Tỷ giá là một công cụ của chính sách kinh tế nên nó chứa đựng các yếu tố chủ quan,

vì thế chế độ tỷ giá của mỗi quốc gia có thể thay đổi theo thời gian và giữa các quốc gia thường có sự khác nhau Vì chứa đựng các yếu tố chủ quan nên các quốc gia sẽ

Trang 24

luôn xây dựng các quy tắc, cơ chế điều tiết và xác định tỷ giá cho riêng mình Tập hợp các quy tắc, cơ chế điều tiết và xác định tỷ giá của một quốc gia tạo nên chế độ

tỷ giá của quốc gia đó

Do vậy, cơ chế tỷ giá hối đoái là cách thức một quốc gia quản lý đồng tiền của mình liên quan đến các đồng tiền của các quốc gia khác và tập hợp tất cả những qui định pháp luật do Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước quy định để quản lý và điều tiết thị trường ngoại hối

Chế độ tỷ giá hối đoái có thể khác nhau ở mỗi quốc gia và mỗi thời kỳ, song về cơ bản có 2 chế độ tỷ giá là chế độ “tỷ giá thả nổi” và “tỷ giá cố định” Với chế độ tỷ giá

“thả nổi” thì thị trường quy định những biến động của tỷ giá hối đoái, nhưng ngược lại với chế độ tỷ giá hối đoái “cố định” thì lúc này Nhà nước sẽ can thiệp để tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của nước mình với đồng tiền nước khác không đổi hoặc là một chế độ nằm giữa hai giải pháp đó Tùy theo mức độ can thiệp của Nhà nước có thể đưa ra một trong ba chế độ đặc trưng sau:

Chế độ tỷ giá hối đoái cố định neo Đây là một kiểu chế độ tỷ giá hối đoái mà giá

trị của đồng nội tệ được gắn giá trị với một đồng ngoại tệ mạnh hay cũng có thể với một thước đo giá trị khác 2như vàng chẳng hạn và được giữ cố định trong một khoản thời gian dài Khi đó, giá trị của đồng tiền neo vào cũng sẽ tăng hoặc giảm theo sự tăng hoặc giảm của giá trị được chọn neo giữ Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định gọi là đồng tiền cố định

Chế độ tỷ giá hối đoái cố định tạo ra sự ổn định cho kinh tế vĩ mô, ổn định tỷ giá Do

ổn định tỷ giá nên hoạt động kinh doanh và đầu tư nước ngoài được thúc đẩy làm tăng tính hợp tác trong thương mại giữa các quốc gia, ngoài ra ổn định tỷ giá sẽ tạo

ra tính kỷ luật cho các chính sách kinh tế vĩ mô Tuy nhiên, để giữ cho tỷ giá hối đoái

cố định thì NHNN phải có một lượng ngoại tệ đủ mạnh để duy trì tỷ giá và phải luôn giám sát sự biến động của tỷ giá nhất là khi xảy ra các bất ổn về kinh tế - chính trị trên thế giới

Trang 25

Một số ý kiến cho rằng khi sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định sẽ làm mất đi những thông tin cần thiết cho thị trường hoạt động đúng hướng bởi vì với chế độ tỷ giá cố định sẽ tạo ra sự chênh lệch giữa tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực, làm sai lệch các tính toán, đặc biệt là tạo ra bất cân xứng thông tin lúc đó sẽ xuất hiện những kẻ đầu

cơ trên thị trường ngoại hối và tạo ra tỷ giá chợ đen Ngoài ra, vì neo theo những đồng tiền mạnh nên sẽ chịu ảnh hưởng mạnh bởi cú sốc giá và sự thay đổi tỷ giá của các đồng ngoại tệ khi đồng nội tệ neo giữ Chính vì thế trên thế giới chỉ một số ít đồng tiền sử dụng chế độ hối đoái cố định, còn lại sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết

Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tự do Đây là chế độ tỷ giá linh hoạt và không chịu

sự tác động của NHNN nên nó được xác định hoàn toàn tự do theo qui luật cung cầu trên thị trường ngoại hối Đồng tiền sử dụng trong chế độ tỷ giá thả nổi được gọi là đồng tiền thả nổi

Theo cơ chế thả nổi tỷ giá thì tỷ giá sẽ thay đổi theo cung và cầu ngoại tệ chứ không phải dự trữ ngoại hối của NHNN tác động lên sự thay đổi của tỷ giá như trong cơ chế

cố định tỷ giá, nên sự thay đổi của tỷ giá phụ thuộc vào sự dịch chuyển của đường cung và đường cầu ngoại tệ và vì thế vai trò của NHNN trên thị trường ngoại hối trong trường hợp này là hoàn toàn trung lập

Trong cơ chế này, khi tỷ giá hối đoái giảm thì đồng nội tệ tăng giá và ngược lại Khi đồng tiền của quốc gia có lạm phát cao sẽ giảm giá và ngược lại đồng tiền của nước

có lạm phát thấp hơn sẽ tăng giá Điều này sẽ đảm bảo cho hàng hóa có ngang giá sức mua giữa các quốc gia có tham gia thương mại quốc tế từ đó dẫn đến cán cân thương mại giữa hai quốc gia được cân bằng trở lại

Theo các nhà kinh tế, do tỷ giá thả nổi linh hoạt với thị trường ngoại hối nên nó không bóp méo các hoạt động kinh tế và làm dịu tác động của các cú sốc và chu kỳ kinh doanh nước ngoài, chính vì vậy trong phần lớn các trường hợp thì chế độ tỷ giá thả

Trang 26

nổi tốt hơn chế độ tỷ giá cố định Tuy nhiên, với cơ chế này thì các doanh nghiệp phải dành thời gian và tiềm lực để quản lý rủi ro do tỷ giá dao động

Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết Đây là chế độ tỷ giá hối đoái nằm giữa

hai chế độ thả nổi và cố định Theo lý thuyết thì phần lớn các trường hợp đều nói lên rằng chế độ thả nổi tỷ giá tốt hơn chế độ cố định tỷ giá, tuy nhiên trong thực tế do tỷ giá thả nổi luôn nhạy với thị trường nên nó sẽ bất ổn định, vì vậy không có một đồng tiền nào được thả nổi hoàn toàn

Đối với cơ chế thả nổi tỷ giá có điều tiết để duy trì tỷ giá biến động trong một vùng nhất định thì NHNN sẽ can thiệp trên thị trường ngoại hối, tuy nhiên NHNN không cam kết duy trì một tỷ giá cố định hoặc một biên độ dao động hẹp xung quanh mức

tỷ giá trung tâm Đối với những thay đổi trong cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối quốc gia hay sự phát triển của thị trường ngoại hối không chính thức thì NHNN sẽ công bố một mức tỷ giá nào đó và thường xuyên điều chỉnh nó theo sự thay đổi đó Ngoài ra, để phục vụ cho các mục tiêu đã được định trước của Chính phủ như mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu hay mục tiêu ổn định giá cả và lạm phát thì tỷ giá cũng sẽ được điều chỉnh theo quan điểm của NHNN

Qua phân tích ta thấy mặc dù với chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn đem lại nhiều ưu điểm như không bóp méo các hoạt động kinh tế hay đảm bảo ngang giá sức mua cho hàng hóa giữa các quốc gia nhưng do tỷ giá luôn phản ứng với thị trường nên nó sẽ bất ổn định, ngược lại với chế độ tỷ giá hối đoái cố định thì tạo ra sự ổn định, tuy nhiên việc thực hiện các biện pháp chính sách nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái cố định gây ra nhiều tốn kém và tương đối khó khăn, dặc biệt với chế độ cố định tỷ giá thì chính sách tiền tệ sẽ trở nên vô hiệu lực Chính vì thế, chỉ một số ít quốc sử dụng chế

độ tỷ giá này và phần lớn các quốc gia trên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi nhưng có sự can thiệp của Nhà nước để tỷ giá không hoàn toàn phản ứng theo thị trường

Trang 27

Tóm lại, theo cơ chế thả nổi có kiểm soát thì tỷ giá sẽ được điều tiết theo quan hệ cung cầu ngoại tệ nhưng nếu vượt mức giới hạn cho phép và có khả năng tác động xấu đến các hoạt động kinh tế thì Nhà nước sẽ dùng các chính sách kinh tế và dự trữ ngoại hối để can thiệp

2.2 Cán cân thương mại

2.2.1 Khái niệm cán cân thương mại

Giao dịch hàng hóa giữa các quốc gia là hoạt động mậu dịch lâu đời và tiêu biểu nhất cho các giao dịch kinh tế quốc tế Vì vậy, mà thành phần chủ yếu của tài khoản vãng lai được đặt một tên gọi riêng là cán cân mậu dịch hay cán cân thương mại dùng để

đo lường giá trị giao dịch của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa

Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc

tế Những thay đổi trong xuất nhập khẩu của một nước trong một khoảng thời gian (quý hoặc năm) và mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) sẽ được ghi chép lại được gọi là cán cân thương mai Cán cân thương mại sẽ thặng dư khi mức chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu lớn hơn 0 và cán cân thương mại được gọi là thâm hụt khi mức chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu nhỏ hơn 0, cán cân thương mại sẽ đạt mức cân bằng khi xuất khẩu bằng với nhập khẩu hay chênh lệch giữa chúng bằng 0

Giá trị xuất khẩu ròng là giá trị được thể hiện bởi chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa Ngoài ra, xuất khẩu ròng còn được thể hiện bởi chênh lệch giữa đầu

tư nước ngoài với tiết kiệm trong nước Khi giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu thì xuất khẩu ròng mang dấu dương và lúc đó cán cân thương mại sẽ thặng dư

và ngược lại thì cán cân thương mại sẽ thâm hụt:

TB = X – M Trong đó: TB (Trade Balance) là cán cân thương mại; M là giá trị nhập khẩu; X là giá trị xuất khẩu

Trang 28

2.2.2 Các nhân tố tác động đến cán cân thương mại

Tài khoản vãng lai là thước đo rộng nhất của mậu dịch quốc tế về hàng hóa và dịch

vụ của một quốc gia Tài khoản vãng lai bao gồm bốn thành phần là cán cân thương mai; cán cân dịch vụ; thu nhập và chuyển giao vãng lai, trong đó cán cân thương mại

là thành phần chủ yếu, do đó các yếu tố tác động đến cán cân tài khoản vãng lai cũng

sẽ tác động trực tiếp lên cán cân thương mại

Cán cân tài khoản vãng lai của một nước có thể ảnh hưởng tương đối đến nền kinh tế của nước đó , mà cán cân thương mại là một thành phần quan trọng và chủ yếu của cán cân tài khoản vãng lai do đó việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại là rất quan trọng Khi phân tích các yếu tố tác động đến cán cân thương mại, chúng ta sẽ dựa trên nguyên tắc Cetaris parribus, nghĩa là để nghiên cứu tác động của một nhân tố thì ta sẽ giả sử các yếu tố khác là không đổi Các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là:

• Lạm phát

• Thu nhập quốc dân

• Tỷ giá hối đoái

• Các biện pháp hạn chế của chính phủ

Ảnh hưởng của lạm phát Khi tỷ lệ lạm phát của một nước tăng so với các nước có quan hệ mậu dịch thì giá cả của hàng hóa trong nước sẽ tăng lên khi đó người tiêu dùng thay vì sử dụng hàng hóa trong nước thì họ sẽ chuyển sang sử dụng hàng hóa của nước ngoài, điều này sẽ làm cho hàng hóa nhập khẩu tăng, đồng thời giá cao sẽ làm giảm nhu cầu hàng hóa của nước ngoài đối với các mặt hàng trong nước dẫn đến xuất khẩu sang các nước khác sẽ sụt giảm Với các yếu tố khác không đổi thì trong trường hợp này cán cân thương mại sẽ thâm hụt

Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân Khi thu nhập thực tế (đã điều chỉnh theo lạm phát) tăng sẽ làm gia tăng mức tiêu thụ hàng hóa Các quốc gia có GDP càng cao thì sức

Trang 29

hấp dẫn với các nhà đầu tư càng lớn và nhu cầu mua bán trao đổi với nước ngoài càng nhiều Một sự gia tăng trong chi tiêu hầu như phản ánh một mức cầu gia tăng đối với hàng hóa nước ngoài Vì vậy, GDP tăng đã làm nhập khẩu có xu hướng tăng và tác động trực tiếp đến cán cân thương mại

Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế do đó nó là một nhân tố quan trọng của một quốc gia Một sự gia tăng hay giảm đi trong giá trị của đồng nội tệ sẽ tác động trực tiếp đến cán cân thương mại Khi đồng nội tệ giảm giá (tỷ giá hối đoái tăng) thì giá cả của hàng hóa xuất khẩu sẽ rẻ hơn đối với người tiêu dùng nước ngoài trong khi giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên đắt đỏ hơn đối với tiêu dùng trong nước điều này sẽ làm cho xuất khẩu có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên dẫn đến thặng dư cán cân thương mại Ngược lại, khi đồng nội tệ tăng giá (tỷ giá hối đoái giảm) sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu

và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại

Từ những phân tích trên, chúng ta thấy rằng tỷ giá hối đoái (đã được điều chỉnh theo chênh lệch lạm phát giữa hai quốc gia) và cán cân thương mại có mối quan hệ đồng biến với nhau, hay xuất khẩu ròng chính là một hàm của tỷ giá hối đoái thực

Ảnh hưởng của các biện pháp hạn chế của chính phủ Với các điều kiện khác là không đổi thì cán cân thương mại của một nước sẽ được cải thiện nếu chính phủ của nước

đó đánh thuế trên hàng nhập khẩu, khi đó giá cả của hàng nước ngoài đối với người tiêu dùng trong nước sẽ tăng lên, đây chính là chính sách bảo hộ mậu dịch nhằm bảo

vệ cho hàng hóa trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài Ngoài ra, chính phủ cũng có thể sử dụng các chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để tác động trực tiếp đến các biến số kinh tế như thu nhập và lạm phát, và các biến số này

sẽ tác động lên cán cân thương mại Hoặc, chính phủ cũng có thể trợ cấp cho một số các doanh nghiệp nhằm khuyến khích tiềm năng xuất khẩu của các doanh nghiệp này

để cải thiện cán cân thương mại

Trang 30

2.3 Lý thuyết về tỷ giá và cán cân thương mại

2.3.1 Lý thuyết đường cong J

Vì cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế, do phạm vi nghiên cứu là tác động của tỷ giá đối với cán cân thương mại nên trong bài nghiên cứu này tác giả chỉ trình bày tác động của phá giá đối với cán cân thương mại

Theo các nhà kinh tế học, khi phá giá tiền tệ (tỷ giá tăng) thì giá hàng nhập khẩu định danh bằng nội tệ tăng lên trong khi giá hàng xuất khẩu định danh bằng ngoại tệ lại trở nên thấp đi, đây được gọi là hiệu ứng giá cả Ngoài ra, khi tỷ giá tăng sẽ làm giá hàng xuất khẩu rẻ hơn dẫn đến tăng khối lượng xuất khẩu trong khi hạn chế khối lượng nhập khẩu, hiện tượng này gọi là hiệu ứng khối lượng Cán cân thương mại sẽ được cải thiện hay xấu đi phụ thuộc vào hiệu ứng giá cả và hiệu ứng số lượng cái nào trội hơn

Khi phá giá tiền tệ thì quốc gia đó sẽ tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu, kết quả là xuất khẩu ròng sẽ tăng lên và cán cân thương mại sẽ được cải thiện Tuy nhiên, trong thực tế về phía cầu do hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra dựa trên các hợp đồng vì thế lượng hàng xuất nhập khẩu không thay đổi đồng thời với thay đổi giá cả (do tỷ giá thay đổi) trong ngắn hạn được Còn về phía cung, việc điều chỉnh trang thiết bị sản xuất để sản xuất thêm hàng xuất khẩu cần thời gian Do đó, chính sự thay đổi giá cả

và thay đổi khối lượng hàng hóa không diễn ra đồng thời là nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng đường cong J

Đường cong J là một đường mô tả sự sụt giảm của cán cân vãng lai ngay sau khi chính phủ nước này phá giá đồng tiền của mình và phải một thời gian sau cán cân vãng lai mới bắt đầu được cải thiện Quá trình này nếu biểu diễn bằng đồ thị sẽ cho một hình đi xuống sâu hơn trong cán cân mậu dịch trước khi đi lên tạo nên một đường cong trông giống chữ cái J

Trang 31

Hình 2.1 Hiệu ứng đường cong J trong ngắn hạn và dài hạn

Nguồn: Giáo trình Tài chính quốc tế Nguyễn Văn Tiến (2012)

Theo kết quả nghiên cứu của Krugman (1991), người đã tìm ra hiệu ứng đường cong

J khi phân tích cuộc phá giá đô la Mỹ trong thời gian 1985 – 1987, thì ban đầu cán cân thương mại xấu đi, sau đó khoảng hai năm cán cân vãng lai mới được cải thiện Nguyên nhân xuất hiện đường cong J là do trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả có tính trội hơn hiệu ứng số lượng nên làm xấu đi cán cân thương mại, ngược lại trong dài hạn, hiệu ứng số lượng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả sẽ làm cán cân thương mại được cải thiện

Các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tác động lên cán cân thương mại trong lý thuyết hiệu ứng đường cong J:

Năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu Đối với các nước đang phát triển thì một số hàng hóa không thể sản xuất được hoặc nếu có sản xuất thì giá cả có thể cao hơn hoặc chất lượng không tốt bằng Do đó, người tiêu dùng vẫn sẽ không chọn hàng sản xuất trong nước cho dù giá hàng hóa nhập khẩu cao hơn và điều này làm kéo dài thời gian của hiệu ứng giá cả

Trang 32

Tỷ trọng hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu Đối với các nước phát triển tỷ lệ hàng hóa đủ tiêu chuẩn để tham gia các giao dịch thương mại quốc tế thường rất cao nên

để hiệu ứng giá cả có thời gian tác động lên cán cân thương mại thường là thấp Ngược lại, đối với các nước đang phát triển do tỷ trọng của loại hàng hóa này tương đối nhỏ nên khối lượng xuất khẩu sẽ tăng chậm hơn nếu chính phủ các nước này phá giá đồng tiền của mình và dẫn đến hiệu ứng khối lượng sẽ ít có tác động đến cán cân thương mại hơn so với các nước phát triển Vì vậy, tác động cải thiện cán cân thương mại của phá giá ở các nước phát triển thường mạnh hơn ở các nước đang phát triển

Tỷ trọng hàng nhập khẩu trong giá thành hàng sản xuất trong nước Nếu một nước

mà xuất khẩu phụ thuộc vào nhập khẩu hay nói cách khác nếu tỷ trọng này cao thì khi hàng nhập khẩu tăng giá sẽ làm cho giá thành sản xuất của hàng hóa trong nước tăng lên Điều này làm mất đi lợi thế giá rẻ của hàng xuất khẩu khi phá giá đồng nội

tệ, do đó phá giá chưa hẳn là một giải pháp tốt khi muốn tăng khối lượng hàng hóa xuất khẩu

Mức độ linh hoạt của tiền lương Khi phá giá sẽ làm đồng nội tệ mất giá và khi đó chỉ số giá hàng tiêu dùng sẽ có xu hướng tăng lên Nếu tiền lương linh hoạt, nó sẽ tăng theo chỉ số giá và khi tiền lương tăng đòi hỏi chi phí sản xuất phải tăng, từ đó làm cho giá cả hàng hóa trong nước sẽ giảm bớt lợi thế có được từ việc phá giá tiền

tệ

Thương hiệu quốc gia và tâm lý người tiêu dùng đối với hàng hóa trong nước Nếu thương hiệu quốc gia đủ mạnh thì một sự tin tưởng và ưa chuộng hàng hóa xuất khẩu của người tiêu dùng nước ngoài cũng sẽ góp phần giá tăng số lượng hàng xuất khẩu Mặt khác, với tâm lý sính hàng ngoại của người tiêu dùng thì một sự đắt lên của hàng nhập khẩu và sự rẻ đi của hàng hóa trong nước cũng sẽ tác động đến hành vi tiêu dùng của ho, khi đó họ vẫn sẽ tiếp tục sử dụng hàng nhập cho dù giá có đắt hơn

Trang 33

Như vậy, khả năng phá giá đồng nội tệ có thể làm xấu đi thay vì giúp cải thiện tình trạng cán cân thương mại đã đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải tiến hành ước lượng thực nghiệm độ co giãn cầu xuất khẩu và nhập khẩu

2.3.2 Hệ số co giãn xuất nhập khẩu và điều kiện Marshall – Lerner

Thông thường có hai cách tiếp cận để nghiên cứu vấn đề này Đó là phương pháp tiếp cận hệ số co giãn và phương pháp tiếp cận chi tiêu Trong bài nghiên cứu này tác giả

sử dụng phương pháp tiếp cận hệ số co giãn đó là điều kiện Marshall – Lerner để phân tích

Phương pháp hệ số co giãn do 2 tác giả Alfred Marshall và Abba Lerner áp dụng lần đầu và được Joan Robinson (1973), Fritz Machlup (1955) mở rộng Marshall - Lerner

đã tiếp cận cán cân thương mại theo phương pháp hàm số và chứng minh lý thuyết đường cong J và lý thuyết truyền thống có những hạn chế và không hoàn toàn đúng Phương pháp này dựa trên một số giả thiết: Cung hàng hóa xuất khẩu có hệ số co giãn hoàn hảo tức là khối lượng cầu và hàng hóa xuất khẩu không ảnh hưởng gì tới mức giá hàng hóa nội địa và cầu hàng hóa nhập khẩu cũng có hệ số co giãn hoàn hảo tức

là khối lượng cầu về hàng hóa nhập khẩu không ảnh hưởng gì tới mức giá hàng hóa nước ngoài

Với giả thiết trên cho thấy rằng giá hàng hóa nội địa và hàng hóa nước ngoài là cố định, không thay đổi dù cho cung cầu về hàng hóa xuất nhập khẩu thay đổi như thế nào Cần lưu ý phá giá làm tỷ giá danh nghĩa tăng, tỷ giá danh nghĩa tăng làm cho tỷ giá thực tăng, khi tỷ giá thực tăng sẽ cải thiện được sức cạnh tranh thương mại quốc

tế nghĩa là kích thích tăng khối lượng xuất khẩu và làm giảm khối lượng nhập khẩu Nội dung chủ yếu của phương pháp này chủ yếu phân tích những tác động của phá giá lên cán cân vãng lai

Hệ số co giãn xuất khẩu: thể hiện phần trăm thay đổi của xuất khẩu khi tỷ giá thay đổi 1%

Trang 34

h𝒙 =𝒅𝑿/𝑿𝒅𝑬/𝑬

Hệ số co giãn nhập khẩu: thể hiện phần trăm thay đổi của nhập khẩu khi tỷ giá thay đổi 1%

h𝒎 =𝒅𝑴/𝑴

𝒅𝑬/𝑬Theo Marshall-Lerner khi giá trị tuyệt đối của tổng hai độ co giãn theo giá cả của xuất khẩu và độ co giãn theo giá cả của nhập khẩu lớn hơn 1 (hx +hm >1) thì việc phá giá tiền tệ sẽ có tác động tích cực tới cán cân thanh toán Điều kiện này đặt theo tên của hai học giả kinh tế đã phát hiện ra nó, đó là Alfred Marshall và Abba Lerner Theo lý thuyết thì việc phá giá sẽ làm cho giá hàng nhập khẩu định danh bằng nội tệ trở nên cao hơn, làm giảm nhu cầu đối với hàng nhập khẩu, đồng thời giá hàng xuất khẩu định danh bằng ngoại tệ sẽ giảm đi làm cho nhu cầu đối với hàng xuất khẩu tăng lên

Hiệu quả ròng của phá giá đối với cán cân thương mại sẽ tùy thuộc vào các độ co giãn theo giá Kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng nếu hàng xuất khẩu co giãn theo giá, vì lúc này tỷ lệ tăng lượng cầu về hàng hóa sẽ lớn hơn tỷ lệ giảm giá Tương tự, chi cho nhập khẩu hàng hóa sẽ giảm nếu hàng nhập khẩu co giãn theo giá Cả hai điều này đều góp phần cải thiện cán cân thương mại

Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, trong ngắn hạn hàng hóa thường không co giãn theo giá cả do thói quen tiêu dùng của người ta không dễ dàng thay đổi Do đó, điều kiện Marshall-Lerner không được đáp ứng, và cán cân thương mại sẽ xấu đi trong ngắn hạn nếu phá giá tiền tệ Tuy nhiên trong dài hạn, cán cân thương mại sẽ được cải thiện khi người tiêu dùng đã điều chỉnh thói quen tiêu dùng của mình theo giá mới

và lúc này điều kiện Marshall-Lerner đã được đáp ứng, như vậy điều kiện này chỉ có thể được duy trì trong dài hạn

Trang 35

Một vài quan điểm cho rằng, đối với các nước phát triển thì thị trường xuất khẩu tương đối có tính cạnh tranh nên độ co giãn cầu hàng xuất khẩu có thể lớn hơn hay giá trị xuất khẩu tăng mạnh khi chính phủ phá giá nội tệ, còn đối với các nước đang phát triển thường phụ thuộc nhiều vào hàng nhập khẩu nên độ co giãn giá của cầu hàng nhập khẩu nhỏ hay giá trị nhập khẩu sẽ giảm không đáng kể khi thực hiện phá giá nội tệ Hay nói cách khác, đối với các nước phát triển khi chính phủ thực hiện phá giá đồng tiền của mình thì sẽ có tác động đến việc cải thiện cán cân thương mại mạnh hơn so với các nước đang phát triển Như vậy, việc phá giá đồng nội tệ là một giải pháp có thể cải thiện thâm hụt thương mại ở quốc gia này nhưng lại không có tác dụng đối với quốc gia khác và nó cũng khuyến cáo các quốc gia đang phát triển khi

sử dụng biện pháp phá giá mạnh đồng nội tệ của mình nhằm kích thích xuất khẩu cần phải thận trọng

2.4 Một số nghiên cứu thực nghiệm về tỷ giá và cán cân thương mại

2.4.1 Nghiên cứu của Bahmani Oskooee và Brooks

Trong nghiên cứu của Bahmani Oskooee và Brooks năm 1999, cán cân thương mại của Mỹ và các đối tác được xây dựng mô hình phụ thuộc vào chỉ số GDP của các đối tác và tỷ giá hối đoái song phương

lnTBjt = a + b ln YUSt + clnYjt + d lnEXjt + ut Với j là 1 trong 6 đối tác lớn nhất của Mỹ là Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật và UK Giai đoạn nghiên cứu bắt đầu từ Quý 1 năm 1973 đến Quý 2 năm 1996 với tổng số gần

100 quan sát Bằng cách áp dụng phương pháp tự hồi quy độ trễ phân bố (ARDL – Autoregressive Distributed Lag), tác giả đã nghiên cứu mối quan hệ trong ngắn hạn

và dài hạn giữa cán cân thương mại của các đối tác này và việc định giá thấp của đồng USD Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong ngắn hạn, không có bằng chứng rõ ràng về hiệu ứng đường cong J nhưng trong dài hạn, kết quả thực tiễn lại xác định khá rõ về hiệu ứng đường cong J đến cán cân thương mại của Mỹ

Trang 36

Nghiên cứu cũng chỉ ra các đối tác thương mại khác nhau cũng ảnh hưởng theo những chiều hướng khác nhau đến thương mại của Mỹ Cụ thể tất cả các đối tác này luôn cùng ảnh hưởng theo 1 chiều hướng như nhau trong khi UK lại có phản ứng ngược lại Hoặc ngay cả trong ngắn hạn, kết qủa không những không thể kiểm chứng được đường cong J mà trong từng nhóm đối tác thì các kết quả cũng là những phản ứng không điển hình, không nhất quán

2.4.2 Nghiên cứu của tác giả Ng Yuen-Ling và các đồng sự

Nghiên cứu được tiến hành trong giai đoạn từ 1955 đến 2006 của trường hợp Malaysia Ng Yuen Ling, Wai-Mun và Tan Geoi-Mei đã xây dựng mô hình như sau:

lnTB =b0 +b1 lnY + b2 lnY* +b3 lnRER + ut

Trong đó, TB là cán cân thương mại của Malaysia, Y và Y* lần lượt là GDP của Malaysia và Mỹ, trong khi RER là tỷ giá của đồng Ringit Malaysia với USD Nghiên cứu được thực hiện năm 2008 và sử dụng các kiểm định nhân quả Engle – Granger

và mô hình vector điều chỉnh sai số VECM (Vector Error Correction Model) Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tồn tại mối quan hệ trong dài hạn giữa cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái Một biến khác cũng ảnh hưởng nhiều đến cán cân thương mại là thu nhập quốc dân trong dài hạn Một kết qủa nữa là tỷ giá hối đoái khi mà việc định giá thấp đồng nội tệ lại cải thiện được cán cân thương mại trong dài hạn, và tồn tại điều kiện Marshall – Lerner Kết quả cũng chỉ ra là hiệu ứng của đường cong J không thật

sự rõ ràng đối với trường hợp của Malaysia trong giai đoạn nghiên cứu nêu trên

2.4.3 Nghiên cứu của Sulaiman D Mohammad

Một nghiên cứu khác được tiến hành năm 2010 đối với trường hợp của Pakistan trong giai đoạn 1970 – 2008 Sulaiman D Mohammad và Adnan Hussain đã xây dựng mô hình như sau:

ln TB t = a1 + b1 REER t + b2 ln GDP t + b3 ln GDP t * + et

Trang 37

Trong đó, TBt là biến chuỗi thời gian về cán cân thương mại của Pakistan, GDPt và GDPt* lần lượt là giá trị của GDP Pakistan và của các đối tác trong giai đoạn nêu trên Nghiên cứu được tiến hành với 35 quan sát cho các giá trị hàng năm

Mục tiêu của nghiên cứu là ước lượng mức độ ảnh hưởng của việc định giá thấp đồng nội tệ lên cán cân thương mại của Pakistan Tác giả đã kiểm tra tính hợp lệ của các điều kiện Marshall Lerner bằng cách sử dụng hàm đáp ứng xung (impulse response function) trong mô hình đường cong J Phương pháp kiểm định đồng liên kết Johansson được áp dụng để tìm ra mối liên hệ trong ngắn hạn và trong dài hạn Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc định giá thấp đồng nội tệ lại có ảnh hưởng tích cực đến cán cân thương mại của Pakistan, thúc đẩy được xuất khẩu của nước này Tuy nhiên, những người làm chính sách và các nhà kinh tế lại rất cân nhắc trong việc định giá thấp đồng nội tệ vì lo ngại những ảnh hưởng xấu đến các yếu tố vĩ mô như chính sách tiền tệ, lãi suất tiền gửi và lạm phát Tác giả cũng đề nghị rằng thị trường

tỷ giá hối đoái thả nổi của Pakistan sớm được thay thế bằng thị trường chính quy có kiểm soát một cách chính thức trong thời hạn sớm nhất

2.4.4 Nghiên cứu của Tatchawan Kantipong

Trong nghiên cứu của Tatchawan Kantipong và các đồng sự vào năm 2001, cán cân thương mại của Thái lan và các đối tác chính là Đức, Nhật, Singapore, UK và Mỹ được thực hiện trong giai đoạn từ Quý 1 năm 1973 đến hết năm 1997 Tác giả đã xây dựng mô hình sau:

lnTBjt = a + b ln YTHt + clnYjt + d lnEXjt + ut Bằng cách phân tích đồng liên kết, tác giả đã chỉ ra những bằng chứng về hiệu ứng đường cong J cho ít nhất là trường hợp đối với Mỹ và Nhật trong giai đoạn trên Bằng cách áp dụng phương pháp tự hồi quy độ trễ phân bố (ARDL – Autoregressive Distributed Lag), tác giả đã nghiên cứu mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa cán cân thương mại của các đối tác này và việc định giá thấp của đồng nội tệ Trong

Trang 38

5 đối tác chính nêu trên, chỉ có Mỹ và Nhật là những trường hợp có số liệu minh chứng về hiệu ứng đường cong J trong khi 3 đối tác còn lại, kết qủa chạy mô hình không đưa ra bằng chứng nhất quán

2.4.5 Nghiên cứu của Charalambos Pattichis

Tác giả thực hiện nghiên cứu hiệu ứng đường cong J dựa trên dữ liệu của dịch vụ du lịch, chi tiêu của khách và dịch vụ vận tải giữa Mỹ và UK trong ngắn hạn và dài hạn

Mô hình nghiên cứu được xây dựng như là một hàm số của các biến riêng lẻ và sau

đó được tính gộp để kiểm chứng:

LTBjt = f (LRERt, LRGDPUSt, LRGDPUKt) Trong đó t là chỉ thị cho dữ liệu chuỗi thời gian được lấy từ 1986 đến 2006 với 96 quan sát cho các quý trong , j là dữ liệu riêng lẻ của 3 loại hình dịch vụ truyền thống Các biến LRER, LRGDPUS, LRGDPUK lần lượt là tỷ giá hối đoái thực, GDP thực của Mỹ, GDP thực của UK Các biến này đã được biến đổi logarithm để loại bỏ yếu

tố hàm mũ trong các chuỗi kinh tế

Điểm mới của nghiên cứu này so với rất nhiều nghiên cứu khác về ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại đó chính là việc tác giả nghiên cứu riêng biệt thương mại về 3 loại hình dịch vụ

Kết quả nghiên cứu cho thấy có ảnh hưởng rõ rệt giữa việc xác định tỷ giá hối đoái của 2 nước đến các ngành dịch vụ trong cán cân thương mại cả trong ngắn hạn và trong dài hạn Tac giả đề xuất những nghiên cứu dạng riêng biệt từng thành phần trong cán cân thương mại tại nhiều nền kinh tế khác nhau có thể giúp nhìn nhận hiệu ứng đường cong J theo những hướng mới ngoài cách hiểu truyền thống như hiện nay Tác giả cũng cho rằng việc nghiên cứu riêng lẻ các thành phần của nền kinh tế cũng giúp cho các nhà hoạch định chính sách dễ dàng áp dụng đơn lẻ cho những ngành nhất định thay vì cho toàn bộ như cách truyền thống

Trang 39

Tóm lại, qua các nghiên cứu thực nghiệm nêu trên, ta thấy các tác giả khi nghiên cứu

mối quan hệ giữa cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực đa phương với các đối tác chính thường thêm vào các biến như GDP của nước nghiên cứu và GDP trung bình với các đối tác chính khi lựa chọn rổ tiền tệ Những mô hình khác như thêm các biến để việc phân tách các ngành nghề cụ thể có thể gặp khó khăn trong quá trình thu thập dữ liệu, nhất là dữ liệu của Việt Nam nên cần cân nhắc khi thực hiện

2.5 Kinh nghiệm của các nước về chính sách tỷ giá

2.5.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là một đất nước rộng lớn và một thị trường nội địa khổng lồ mà bất cứ một Tập đoàn kinh tế nào trên thế giới cũng mong muốn thâm nhập Sự thành công vượt bậc của Trung Quốc cộng với việc có những nét tương đồng về chuyển đổi kinh

tế từ kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường khiến cho bài học của Trung Quốc càng trở nên có ý nghĩa đối với Việt Nam

Trước đây, Trung Quốc áp dụng chính sách đa tỷ giá làm phát sinh những mâu thuẫn trong thương mại quốc tế Việc áp dụng chính sách tỷ giá cố định cũng kềm hãm nền kinh tế và gây bức xúc cho các đối tác thương mại

Năm 1979, Trung Quốc bắt đầu thực hiện cải cách kinh tế theo hướng thị trường, và cải cách quan trọng nhất là việc từng bước thống nhất các hệ thống tỷ giá cũng như điều tiết tỷ giá có lợi cho xuất khẩu Chính việc điều hành khôn ngoan này đã giúp Trung Quốc cải thiện được cán cân thương mại và tích luỹ ngoại hối

Như vậy, sau một thời gian dài phá giá và duy trì một đồng nội tệ yếu, Trung Quốc

đã tích luỹ được một lượng ngoại hối khổng lồ và trở thành một nền kinh tế mạnh về tiềm lực tài chính Đây là một thành công lớn trong việc điều hành chính sách nói chung và tỷ giá nói riêng của Trung Quốc

2.5.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Đất nước Hàn Quốc hiện đại ngày nay đã đi lên từ mức khá thấp sau chiến tranh thế giới thứ hai và nhất là ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Nam – Bắc Nhưng chỉ hơn 2

Trang 40

thập kỷ sau đó, “kỳ tích sông Hàn” đã đưa Hàn Quốc thành một trong những nền kinh

tế phát triển nhanh nhất thế giới Để đạt được điều đó, Hàn Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp để quản lý và điều tiết nền kinh tế, trong đó đặt xuất khẩu là trọng tâm

Để kích thích xuất khẩu, Chính phủ đã khuyến khích và tăng cường tiết kiệm qua việc tăng lãi suất và cải thiện cán cân thương mại bằng việc phá giá đồng Won.Ngoài ra, Hàn Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ xuất khẩu như giảm thuế cho nhập khẩu, ưu đãi tài chính cho các doanh nghiệp một cách hợp lý, hỗ trợ về tài chính cho các ngành công nghiệp the chốt, điều chỉnh linh hoạt tỷ giá và cụ thể hoá mục tiêu xuất khẩu

Hàn quốc cũng khá thành công trong việc thực hiện chính sách tỷ giá Công cụ hữu hiệu chính là điều tiết tỷ giá hối đoái để công nghiệp hóa, hiệ băng việc tăng cường xuất khẩu, cải thiện thanh toán quốc tế và qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Từ thành công của Hàn Quốc, nhiều bài học được rút ra qua việc điều hành khôn ngoan của Chính phủ Đó là việc kiên trì chính sách phá giá đồng tiền tệ để tăng trưởng xuất khẩu Xuất khẩu được mở rộng ở quy mô lớn làm giảm gánh nặng nợ và giảm nhập

Việc điều chỉnh giảm đồng nội tệ trong thời gian dài và chuyển từ chính sách tỷ giá

cố định sang chính sách tỷ giá thả nổi là yếu tố quan trọng mang lại thành công cho Hàn Quốc Chính phủ đã chủ động tạo đảm bảo tỷ giá thuận lợi cho xuất khẩu qua việc cho thị trường tự điều tiết khi đồng USD lên giá và cung đồng Won khi đồng USD giảm giá, đảm bảo tạo điều kiện tăng xuất khẩu

Sau khi phá giá đồng nội tệ, Hàn Quốc luôn luôn có biện pháp để giảm thiểu khả năng giảm giá kéo dài của đồng Won và điều chỉnh các chính sách về thị trường để duy trì

tỷ giá ở mức ổn định

Ngày đăng: 28/10/2019, 00:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w