1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh phía nam việt nam

84 83 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 1,61 MB

Nội dung

Trong điều kiện nguồn lực của từng tỉnh, thành có hạn và không thể thay đổi điều kiện tự nhiên, chính quyền cấp tỉnh cần đẩy mạnh cải cách cách thức điều hành và quản lý nền kinh tế của

Trang 1

ĐẶNG MINH TRIẾT

TÁC ĐỘNG CỦA CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC TỈNH PHÍA NAM VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019

Trang 2

ĐẶNG MINH TRIẾT

TÁC ĐỘNG CỦA CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC TỈNH PHÍA NAM VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS TS TRẦN TIẾN KHAI

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh phía nam Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi Các dữ liệu và thông tin trong luận văn là đáng tin cậy, được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng và đầy đủ theo quy định Kết quả nghiên cứu của luận văn cho đến thời điểm hiện tại chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2019

Học viên

Đặng Minh Triết

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Tiến Khai, người Thầy đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, góp ý cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này

Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy, Cô đã giúp tôi trau dồi kiến thức

và chia sẻ kinh nghiệm cho tôi trong suốt hai năm tôi học sau đại học tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Cục Thống kê, lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư và các chuyên viên nghiên cứu của các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh Bến Tre đã hỗ trợ cung cấp thông tin, ý kiến chuyên gia liên quan đến đề tài nghiên cứu của tôi

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các anh chị đồng nghiệp tại cơ quan, người thân trong gia đình và những người bạn luôn động viên, hỗ trợ tôi trong thực hiện đề tài

Trong quá trình viết luận văn, tôi không thể tránh khỏi những sai sót, nên rất mong được sự góp ý của Quý Thầy, Cô và các bạn

Đặng Minh Triết

Trang 5

MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH VẼ

TÓM TẮT LUẬN VĂN

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu 4

1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4

1.4 Phương pháp nghiên cứu 4

1.5 Cấu trúc của luận văn 5

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 7

2.1 Khái niệm 7

2.1.1 Đầu tư 7

2.1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài 7

2.1.3 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 8

2.1.4 Nội dung các chỉ số thành phần của PCI 9

2.1.4.1 Chi phí gia nhập thị trường 10

2.1.4.2 Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất 10

2.1.4.3 Tính minh bạch và Tiếp cận thông tin 10

2.1.4.4 Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước 11

2.1.4.5 Chi phí không chính thức 11

Trang 6

2.1.4.6 Cạnh tranh bình đẳng 12

2.1.4.7 Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh 12

2.1.4.8 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 12

2.1.4.9 Đào tạo lao động 13

2.1.4.10 Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự 13

2.2 Tổng quan lý thuyết 14

2.2.1 Tác động của FDI đến nước nhận đầu tư 14

2.2.2 Khung lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thu hút FDI 14

2.2.3 Lý thuyết chiết trung OLI 17

2.2.4 Tác động theo thời gian của lý thuyết chiết trung 19

2.2.5 Lý thuyết hiệu quả kinh tế do quần tụ 20

2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước 22

2.3.1 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa thể chế và FDI 22

2.3.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới 22

2.3.1.2 Các nghiên cứu đối với trường hợp của Việt Nam 25

2.3.2 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp và FDI 28

2.3.3 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa số lượng DN và FDI 31

2.3.4 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa lực lượng lao động và FDI 32

2.4 Mô hình nghiên cứu 32

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38

3.1 Khung phân tích 38

3.2 Dữ liệu nghiên cứu 39

3.3 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu 39

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41

4.1 Tổng quan tình hình PCI và FDI tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu 41

4.1.1 Tình hình PCI của các tỉnh 41

4.1.2 Tình hình thu hút FDI các tỉnh trong giai đoạn 2013 - 2017 44

4.2 Thống kê mô tả các biến trong mô hình 47

Trang 7

4.3 Kết quả hồi quy mô hình thực nghiệm bằng phương pháp REM 49

4.4 Kết quả hồi quy mô hình thực nghiệm bằng phương pháp FEM 50

4.5 Kết quả lựa chọn mô hình và độ trễ 51

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 56

5.1 Kết luận 56

5.2 Hàm ý chính sách 57

5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 61

5.3.1 Những hạn chế của đề tài 61

5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 62

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CPKCT Chi phí không chính thức

FDI (Foreign Direct Investment) Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FEM (Fixed Effects Model) Mô hình tác động cố định

GDP (Gross Domestic Product) Tổng sản phẩm trong nước

GRDP (Gross Regional Domestic Product) Tổng sản phẩm trên địa bàn

MNE (Multinational enterprise) Công ty đa quốc gia

PCI (Provincial Competitivenes Index) Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh REM (Random Effects Model) Mô hình tác động ngẫu nhiên

TTHC Thủ tục hành chính

VCCI (Vietnam Chamber of Commerce and Industry) Phòng Thương mại và

Công nghiệp Việt Nam

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Khung lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thu hút FDI 15

Bảng 2.2 Cách tính và dấu kỳ vọng của các biến 37

Bảng 3.1 Khung phân tích các yếu tố tác động đến thu hút FDI 38

Bảng 4.1 Thống kê số lượng dự án FDI được cấp chứng nhận đầu tư 45

Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến số 47

Bảng 4.3 Kết quả hồi quy mô hình thực nghiệm bằng phương pháp REM 50

Bảng 4.4 Kết quả hồi quy mô hình thực nghiệm bằng phương pháp FEM 51

Bảng 4.5 Kết quả hồi quy mô hình thực nghiệm bằng phương pháp REM với độ trễ 1 52

Bảng 4.6 Kết quả hồi quy mô hình thực nghiệm bằng phương pháp REM với độ trễ 2… 53

DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 4.1 Điểm số PCI các tỉnh trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2013 - 2017 43

Hình 4.2 Lượng FDI được cấp chứng nhận của các tỉnh trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2013 - 2017 46

Trang 10

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Mục tiêu chính của luận văn là phân tích ảnh hưởng của 10 yếu tố đo lường chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đến lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các tỉnh phía Nam của Việt Nam Để đạt mục tiêu nghiên cứu, tác giả tìm hiểu các khái niệm, lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, tiến hành xây dựng khung phân tích và mô hình nghiên cứu Dữ liệu được sử dụng trong luận văn được tác giả tổng hợp, chọn lọc từ các Báo cáo PCI thường niên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, dữ liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và các Niên giám Thống kê do Tổng cục Thống kê công bố cho giai đoạn từ năm 2013 đến năm

2017 Phương pháp nghiên cứu của luận văn là thống kê mô tả và chạy mô hình hồi quy đa biến đối với dữ liệu bảng Sau khi thực hiện các kiểm định, kết quả nghiên cứu bằng mô hình hồi quy REM đối với dữ liệu bảng cho thấy sự năng động của lãnh đạo tỉnh và yếu tố đào tạo lao động có tác động dương và các yếu tố cạnh tranh bình đẳng, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự có tác động âm đến lượng vốn FDI đầu tư vào các địa phương

Trang 11

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề

Tại Hội nghị Ba mươi năm thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được tổ chức vào năm 2018, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu: “Việt Nam đang ở trong những năm cuối cùng thực hiện Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2011 - 2020 và chuẩn bị xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021 - 2030, với mục tiêu sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Trong bối cảnh huy động các nguồn vốn từ bên ngoài như vốn ODA đang giảm dần, nguồn vốn đầu tư gián tiếp chưa ổn định thì nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục giữ vai trò quan trọng.” Một trong những giải pháp đầu tiên ông Nguyễn Chí Dũng đưa ra để tăng cường thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có chất lượng là tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế, cải cách hành chính, tư pháp, tiếp đó mới là cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo chuẩn mực quốc tế và các giải pháp khác

Từ đầu những năm 2000, chất lượng thể chế của mỗi địa phương đã được nghiên cứu kỹ để giải thích sự khác biệt trong thu hút FDI giữa các quốc gia, đồng thời được đề cập trong các lý thuyết về FDI với các biến như chỉ số kiểm soát tham nhũng và mức độ ổn định chính trị (Assunção và cộng sự, 2011) Kết quả các nghiên cứu cho thấy thể chế của một địa phương có thể khuyến khích hoặc ngăn chặn đầu tư nước ngoài

Đối với Việt Nam, từ khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành vào cuối năm 1987, hành trình 30 năm thu hút FDI cũng gần như song trùng với hơn ba thập kỷ “Đổi mới” của nền kinh tế Tuy vẫn còn phân vân giữa “được”

và “mất” từ việc thu hút vốn FDI vào Việt Nam, nhưng việc mở cửa thu hút FDI được xem là một trong những quyết định sáng suốt nhất để đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng nghèo và lạc hậu (Báo Đầu tư, 2017) Nhằm thu hút nguồn vốn FDI, các tỉnh, thành đang cố gắng xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, hạn chế thấp nhất khả năng tham nhũng của bộ máy chính quyền và cố gắng thực hiện giúp giảm các rủi ro kinh doanh cho doanh nghiệp (DN), với kỳ vọng sẽ tạo điều

Trang 12

kiện và kích thích hoạt động kinh tế của địa phương mình Tuy nhiên, do điều kiện

tự nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có và các yếu tố khác liên quan đến cách thức điều hành, quản lý kinh tế của từng địa phương khác nhau nên vẫn có sự chênh lệch đáng kể về tốc độ tăng trưởng kinh tế và mức độ đóng góp của FDI cho nền kinh tế giữa các tỉnh, thành phía Nam Trong điều kiện nguồn lực của từng tỉnh, thành có hạn và không thể thay đổi điều kiện tự nhiên, chính quyền cấp tỉnh cần đẩy mạnh cải cách cách thức điều hành và quản lý nền kinh tế của địa phương, hiểu biết đầy

đủ hơn về ảnh hưởng của các yếu tố thể chế kinh tế đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào một địa phương để giữ vị trí là một địa phương hấp dẫn FDI trong khu vực

Qua tìm hiểu về tác động của thể chế kinh tế đối với việc thu hút nguồn vốn FDI ở Việt Nam, tác giả nhận thấy rằng có rất ít nghiên cứu được thực hiện Có thể một trong các nguyên nhân là do các dữ liệu về thể chế kinh tế chưa được chuẩn hóa và chưa được thu thập theo hệ thống Để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn FDI thu hút vào tỉnh, một số tác giả sử dụng dữ liệu Hướng dẫn rủi ro quốc gia (ICRG), một số tác giả sử dụng bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là biến độc lập Đối với các nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu PCI, phạm vi các nghiên cứu này hoặc áp dụng cho 63 tỉnh thành với 9 chỉ số thành phần như nghiên cứu của Doan và Lin (2016), hoặc phân theo nhóm 4 vùng miền và theo thứ tự xếp hạng PCI hàng năm từ cao xuống thấp tính từ năm 2006 với 9 chỉ số thành phần như nghiên cứu của Nguyễn Quốc Việt và cộng sự (2014), chưa có nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở sử dụng đầy đủ 10 chỉ số thành phần PCI trong phạm vi một vùng vị trí địa lý cụ thể Điều thú vị của các nghiên cứu này là tuy các kết quả nghiên cứu đều chỉ ra rằng trong số các chỉ số thành phần của PCI chỉ có vài chỉ số

có ảnh hưởng cùng chiều đến thu hút FDI, một vài chỉ số có ảnh hưởng ngược chiều

và một vài chỉ số không có ý nghĩa thống kê, nhưng không có sự thống nhất giữa các chỉ số trong cùng một nhóm kết quả

Khi xem xét cụ thể cách thu thập số liệu, dữ liệu của các chỉ số thành phần

và cách tính toán của PCI trong 5 năm gần đây (2013-2017), tác giả nhận thấy rằng

Trang 13

số lượng các doanh nghiệp FDI được gửi phiếu khảo sát thông tin ít hơn so với doanh nghiệp dân doanh, do đó các kết quả PCI có thể chưa thật sự phản ánh đúng cách đánh giá của khu vực FDI đối với thể chế kinh tế của một địa phương Tuy nhiên, qua kế thừa kết quả các nghiên cứu trước đây về tác động của PCI đến FDI tại Việt Nam như đã trình bày, tác giả có thể giả định rằng các chỉ số thành phần của PCI có tác động gián tiếp đến lượng vốn FDI đầu tư vào một tỉnh

Từ cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn và giả định như đã đề cập, trong phạm vi của luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu sự tác động của các chỉ số thành phần của PCI đến sự thu hút FDI vào từng tỉnh, thành thuộc phía nam của Việt Nam để tìm ra luận cứ khoa học về các yếu tố của PCI quyết định việc đầu tư của nhà đầu tư FDI vào các tỉnh, thành này Đồng thời, về mặt chính sách, nếu nghiên cứu có thể chỉ ra rằng các chỉ số thành phần của PCI có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến việc thu hút nguồn vốn FDI, thì đó sẽ là cơ sở để các nhà làm chính sách đề xuất các cấp có thẩm quyền ban hành các giải pháp tháo gỡ các điểm nghẽn và thúc đẩy việc thu hút nguồn vốn FDI nhiều hơn vào tỉnh, góp phần thực hiện đạt các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh như kỳ vọng

Điểm mới của nghiên cứu này so với các nghiên cứu trước đây là nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở sử dụng đầy đủ 10 chỉ số thành phần PCI, phạm vi nghiên cứu tập trung vào một vùng vị trí địa lý cụ thể và các số liệu nghiên cứu có liên quan gần nhất với thời gian hoàn thành bài nghiên cứu đã được cập nhật

1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Phân tích tác động của các yếu tố chất lượng thể chế thông qua các chiều đo lường PCI của các tỉnh, thành phía nam Việt Nam đến lượng vốn FDI đầu tư vào tỉnh, thành đó, từ đó đề xuất chính sách thu hút nhà đầu tư FDI trong giới hạn nguồn lực của mỗi tỉnh thông qua việc tập trung cải thiện các yếu tố quan trọng

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Để đạt được mục tiêu tổng quát, nghiên cứu sẽ tập trung thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:

Trang 14

- Xác định những chỉ số thành phần của PCI có tác động đến lượng vốn FDI đầu tư vào các tỉnh của 19 tỉnh, thành khu vực phía Nam

- Đo lường mức độ tác động và hướng tác động của các chỉ số thành phần đã được xác định đến lượng vốn FDI đầu tư vào các tỉnh, thành đó

- Đề xuất hàm ý chính sách phù hợp với kết quả nghiên cứu để tăng cường lượng vốn FDI đầu tư vào các địa phương

1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu đề ra, nghiên cứu sẽ tiến hành tìm đáp án khoa học cho hai câu hỏi sau:

- Các chỉ số thành phần của PCI của các tỉnh, thành phía nam của Việt Nam

có tác động đến lượng FDI vào tỉnh, thành đó hay không?

- Những giải pháp nào giúp các tỉnh, thành thu hút FDI?

1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là ảnh hưởng của các chỉ số thành phần của PCI đến lượng FDI được cấp chứng nhận của các tỉnh phía nam Việt Nam

Không gian nghiên cứu được thực hiện đối với 19 tỉnh, thành phố phía nam của Việt Nam (gồm 6 tỉnh, thành phố thuộc miền Đông Nam Bộ và 13 tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long) trong khoảng thời gian 5 năm, từ năm

2013 đến năm 2017 Lý do tác giả chọn khoảng thời gian này là vì từ năm 2013, PCI được đánh giá đồng bộ theo 10 chỉ số thành phần, các dữ liệu về phát triển kinh

tế của các địa phương được chọn nghiên cứu được cập nhật đầy đủ và chuẩn hóa theo quy định của Tổng cục Thống kê Việt Nam

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Mục tiêu của luận văn là xem xét tác động của các chỉ số thành phần của PCI đến khả năng thu hút FDI của các tỉnh (thể hiện qua lượng FDI được cấp chứng nhận đầu tư), do đó tác giả chọn lọc các lý thuyết nền tảng và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về mối quan hệ (nếu có) giữa chất lượng thể chế kinh tế và lượng FDI đầu tư vào một vùng, khu vực, một quốc gia Kết quả các nghiên cứu trước cho thấy các yếu tố thể chế kinh tế có mối quan hệ với lượng FDI đầu tư vào các tỉnh

Trang 15

Từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm, tác giả chọn phương pháp định lượng để áp dụng trong nghiên cứu này và tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu, thu thập dữ liệu đo lường các biến trong mô hình, chạy hồi quy để kiểm định tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc

Trong mô hình nghiên cứu, biến phụ thuộc là lượng vốn FDI đầu tư vào tỉnh, được tính bằng tổng vốn FDI thu hút vào tỉnh trong năm chia cho dân số của tỉnh nhằm loại trừ tác động của dân số đến tổng vốn FDI; mười chỉ số thành phần của PCI đóng vai trò là các biến độc lập dùng để giải thích sự thay đổi của lượng FDI được cấp chứng nhận tại mỗi tỉnh Đồng thời, để đảm bảo tính vững của mô hình, tác giả chọn thêm một số biến kiểm soát trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trước Tiếp đó, tác giả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình, áp dụng độ trễ để tìm ra kết quả tốt nhất Sau cùng, tác giả so sánh kết quả kiểm định với lý thuyết và thực tiễn để trả lời các câu hỏi nghiên cứu

1.5 Cấu trúc của luận văn

Luận văn được trình bày trong 5 chương, gồm các nội dung sau:

Chương 1 giới thiệu tổng quát về vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và cấu trúc của luận văn

Chương 2 trình bày tổng quan về các khái niệm, lý thuyết có liên quan đến FDI, PCI, lý thuyết chiết trung về lý do có FDI, lý thuyết hiệu quả kinh tế do quần

tụ và tóm tắt kết quả các nghiên cứu trước về tác động của chất lượng thể chế đối với thu hút FDI

Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu, gồm khung phân tích, mô hình nghiên cứu thực nghiệm, cách thức thu thập dữ liệu, nguồn dữ liệu, trình bày mô hình hồi quy và lựa chọn phương pháp hồi quy phù hợp đối với mẫu nghiên cứu

Chương 4 trình bày chi tiết kết quả nghiên cứu, gồm: mối quan hệ giữa PCI

và FDI của các tỉnh, thành trong giai đoạn nghiên cứu, bình luận và giải thích các kết quả nghiên cứu về tác động của các yếu tố PCI và các yếu tố khác đến việc thu hút FDI của các địa phương trong mẫu nghiên cứu

Trang 16

Chương 5 nêu kết quả chính của nghiên cứu Dựa trên mức độ tác động của các biến có ý nghĩa thống kê, tác giả gợi ý một số chính sách để thúc đẩy tác động cùng chiều, cải thiện các tác động ngược chiều, và nêu ra các hạn chế của nghiên cứu để gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo

Trang 17

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

2.1 Khái niệm

2.1.1 Đầu tư

Theo Sachs và Larrain (1993), đầu tư là phần sản lượng được tích lũy để tăng năng lực sản xuất trong thời kỳ sau của nền kinh tế, hay nói cách khác là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả lớn hơn trong tương lai Ba tính năng phổ biến cho hầu hết các quyết định đầu tư là đầu tư đòi hỏi một khoản chi phí chìm - khoản chi không thể lấy lại, môi trường có

sự không chắc chắn đang diễn ra trong khi thông tin đến dần dần và cuối cùng, cơ hội đầu tư thường không biến mất nếu không được thực hiện ngay (Dixit, 1992)

Từ định nghĩa trên có thể hiểu đầu tư là việc sử dụng các nguồn lực quý giá hiện có vào một hay nhiều hoạt động nhất định nhằm thu lại lợi nhuận và/hoặc lợi ích kinh tế - xã hội Các nguồn lực này được quy đổi về chung một giá trị biểu hiện bằng một đơn vị tiền tệ nhất định và gọi chung là vốn đầu tư, và các hoạt động này thường là hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng Chủ thể thực hiện hoạt động đầu tư với mong đợi nhận được kết quả nhất định trong tương lai và kết quả này khi quy về giá trị tiền lớn hơn vốn đầu tư Tuy nhiên, do kết quả của hoạt động đầu tư tùy thuộc rất nhiều nguyên nhân, nên đầu tư có thể mang lại lợi nhuận hoặc không mang lại lợi ích gì cả so với kỳ vọng ban đầu của nhà đầu tư; đồng thời, hoạt động đầu tư có tính rủi ro, mạo hiểm vì thường diễn ra trong một thời gian dài, nhà đầu tư không thể dự báo tất cả các khả năng có thể xảy ra, nhất là các rủi ro do thiên tai, dịch bệnh

2.1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem là một hoạt động đầu tư vào một DN hoạt động ở quốc gia/lãnh thổ khác với quốc gia của chủ đầu tư Mục đích của chủ đầu tư là thực sự có quyền quản lý DN và đạt được các lợi ích kinh tế trong thời gian dài (IMF, 1993) Dựa trên định nghĩa này, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh

tế (OECD) phát triển thêm các dạng của FDI như: thành lập một doanh nghiệp (DN) mới tại nước nhận đầu tư, mua lại toàn bộ một DN đang hoạt động tại quốc gia đó,

Trang 18

hoặc tham gia quản lý một DN bằng cách cấp tín dụng trên 5 năm, hoặc sở hữu từ 10% cổ phần biểu quyết trở lên (OECD, 2008)

Tại Việt Nam, định nghĩa về đầu tư nước ngoài lần đầu tiên được đề cập tại Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, theo đó, đầu tư nước ngoài là việc các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hoặc xí nghiệp 100% vốn nước ngoài Đến năm 2014, đầu tư nước ngoài được định nghĩa là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành các hoạt động đầu tư (Luật đầu tư, 2014) Luật đầu tư năm 2014 không định nghĩa cụ thể về FDI, đồng thời không quy định cụ thể về tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài để DN được gọi là DN nước ngoài tại Việt Nam

Nhìn chung, kết quả lược khảo các tài liệu về FDI cho thấy, FDI là hoạt động đầu tư cần được quan tâm trong thời gian dài, phản ánh lợi ích trong dài hạn, thường là lợi nhuận, và quyền kiểm soát của một chủ thể ở nền kinh tế của quốc gia này đối với một DN tại nền kinh tế của quốc gia khác Quyền kiểm soát thể hiện ở mức độ quản lý và sở hữu một số vốn nhất định tại DN đó

2.1.3 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Theo giới thiệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), PCI là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Provincial Competitiveness Index, có nghĩa tương ứng trong tiếng Việt là “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh” Chỉ số này thể hiện đánh giá của các DN đối với chất lượng quản lý kinh tế của chính quyền các tỉnh và xếp hạng chính quyền các tỉnh theo đánh giá đó PCI được xây dựng, điều chỉnh từ hợp tác nghiên cứu giữa VCCI và dự án Sáng kiến cạnh tranh Việt Nam do cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ - USAID tài trợ, thực hiện theo 3 bước: (1) Thu thập dữ liệu từ khảo sát DN và số liệu của các cơ quan, tổ chức liên quan, (2) Đo lường và tính toán các chỉ số thành phần, và (3) Kết hợp các chỉ số thành phần theo trọng số để tính PCI Cách tiến hành từng bước như sau:

Trang 19

Bước 1 Thu thập dữ liệu: dữ liệu được thu thập từ 2 nguồn: (i) qua điều tra,

khảo sát bằng thư đến gần mười ngàn DN tư nhân được lựa chọn ngẫu nghiên đang hoạt động trên 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, trên cơ sở đảm bảo đại diện tương đối chính xác cho DN tại một tỉnh về lĩnh vực kinh doanh, loại hình DN, số năm hoạt động của DN; và (ii) qua các báo cáo đã được công bố chính thức của các cơ quan nhà nước cấp Bộ như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường,

Bộ Công Thương, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê, Tòa

án nhân dân Tối cao và trang thông tin điện tử chính thức của các cơ quan quản lý nhà nước của các tỉnh, thành phố Hai nguồn dữ liệu này đảm bảo tính khách quan cho kết quả đo lường

Bước 2 Đo lường và tính toán các chỉ số thành phần: Các chỉ tiêu tại bước 1

được quy đổi về thang điểm 10 Địa phương có tiêu chí tốt nhất so với 62 tỉnh thành còn lại đạt điểm 10, tương ứng, địa phương có tiêu chí thấp nhất đạt điểm 1 Chỉ số thành phần được tính = 40% x trung bình các chỉ tiêu “cứng” (chỉ tiêu đã được các

bộ, ngành công bố) + 60% x trung bình cộng các chỉ tiêu “mềm” (chỉ tiêu thu được qua khảo sát PCI)

Bước 3 Kết hợp các chỉ số thành phần theo trọng số để tính PCI cho các địa phương: Tùy vào mức độ quan trọng, các chỉ số thành phần được nhân với trọng số

tương ứng Trọng số của các chỉ số quan trọng từ 15% đến 20%, của chỉ số trung bình là 10% và của chỉ số có mức độ quan trọng thấp là 5% Cụ thể:

PCI = (chỉ số gia nhập thị trường x 5% + chỉ số Tiếp cận đất đai x 5% + chỉ

số Tính minh bạch x 20% + Chỉ số Chi phí thời gian x 5% + chỉ số Chi phí không chính thức x 10% + chỉ số Cạnh tranh bình đẳng x 5% + chỉ số Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh x 5% + chỉ số dịch vụ hỗ trợ DN x 20% + chỉ số Đào tạo lao động x 20% + chỉ số Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự x 5%) x 100

2.1.4 Nội dung các chỉ số thành phần của PCI

Với lần điều chỉnh phương pháp luận gần nhất vào năm 2013, có 128 chỉ tiêu được sử dụng để đo lường 10 chỉ số thành phần của PCI (VCCI, 2016), cụ thể:

Trang 20

2.1.4.1 Chi phí gia nhập thị trường

Chỉ số này đánh giá sự khác biệt về chi phí thành lập DN và đi vào hoạt động kinh doanh chính thức của DN giữa các tỉnh, bao gồm các chỉ tiêu: Số ngày thay đổi đăng ký doanh nghiệp; tỷ lệ DN phải chờ hơn 1 tháng/3 tháng để hoàn thành các thủ tục; tỷ lệ DN đăng ký thành lập DN qua phương thức mới (trực tuyến, thủ tục hành chính công, bưu điện) hoặc được ứng dụng tốt công nghệ thông tin; tỷ lệ các thủ tục (thay đổi) đăng ký DN được niêm yết công khai, được cán bộ hướng dẫn rõ ràng, đầy đủ, nhiệt tình, thân thiện, am hiểu chuyên môn

2.1.4.2 Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất

Chỉ số này đo lường đánh giá của DN về mức độ dễ dàng khi tiếp cận đất đai

và sự ổn định về mặt bằng kinh doanh Các chỉ tiêu cụ thể gồm có: tỷ lệ DN có mặt bằng kinh doanh và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tỷ lệ DN gặp thuận lợi trong việc tiếp cận/mở rộng diện tích kinh doanh, thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) về đất đai, hoặc gặp khó khăn do thiếu quỹ đất sạch, không được tiếp cận thuận lợi, nhanh chóng các thông tin về đất đai Ngoài ra còn các chỉ tiêu: thời gian chờ để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; khả năng bị thu hồi đất; đánh giá mức độ bồi thường thỏa đáng nếu bị thu hồi đất hoặc tính hợp lý của khung giá đất thay đổi so với thay đổi giá thị trường; giải phóng mặt bằng chậm; tỷ

lệ DN không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do lo ngại tiêu cực trong thực hiện các TTHC

2.1.4.3 Tính minh bạch và Tiếp cận thông tin

Chỉ số này đánh giá khả năng DN có được các văn bản pháp lý hoặc các kế hoạch quản lý kinh tế của tỉnh một cách công bằng, thuận tiện để đáp ứng cho việc duy trì hoạt động kinh doanh của DN, đồng thời, thể hiện vai trò của DN trong góp

ý xây dựng các chính sách, quy định mới Các chỉ tiêu cụ thể gồm: Khả năng có được các tài liệu quy hoạch của tỉnh, tiếp cận các văn bản pháp luật; tỷ lệ DN đánh giá các tài liệu ngân sách cung cấp đủ thông tin, thông tin mời thầu được công khai;

tỷ lệ DN được cơ quan nhà nước của tỉnh hồi đáp và số ngày DN đợi để được hồi đáp về các thông tin cần thiết khi có đề nghị; tỷ lệ DN cho rằng cần có các mối quan

Trang 21

hệ để có được các thông tin cần thiết từ cơ quan nhà nước, việc “thỏa thuận” khoản thuế phải nộp với cán bộ thuế là quan trọng, dự đoán được việc thực thi các quy định pháp luật của Trung ương trên địa bàn tỉnh; đánh giá vai trò của hiệp hội DN trong việc xây dựng chính sách, quy định của tỉnh và cho điểm về chất lượng và khả năng truy cập website của các cơ quan của tỉnh, cũng như tỷ lệ DN sử dụng website của tỉnh để tra cứu thông tin và tương tác công việc

2.1.4.4 Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước

Thành phần này xác định thời gian thực hiện các TTHC cho hoạt động kinh doanh của DN cũng như thời gian DN tạm ngừng kinh doanh do hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước Các chỉ tiêu cụ thể gồm: Tỷ lệ DN dành hơn 10% quỹ thời gian hoạt động kinh doanh để tìm hiểu và thực hiện quy định pháp luật, không phải đi lại nhiều lần để hoàn tất các TTHC; tỷ lệ DN cho rằng: cán bộ công chức giải quyết hiệu quả công việc, thân thiện, các TTHC đơn giản, các loại phí và lệ phí được niêm yết công khai, TTHC được rút ngắn so quy định chung; tỷ

lệ DN bị thanh tra, kiểm tra từ 5 lần trở lên trong năm; tỷ lệ DN cho rằng nội dung các cuộc thanh tra, kiểm tra bị trùng lặp và hoạt động thanh tra, kiểm tra tạo cơ hội cho cán bộ nhũng nhiễu; Thời gian bị mất cho mỗi lần thanh tra, kiểm tra thuế

2.1.4.5 Chi phí không chính thức

Chỉ số thành phần này thể hiện các khoản chi phí không chính thức (CPKCT) mà DN phải trả và mức độ thuận lợi trong hoạt động kinh doanh khi DN trả các khoản chi phí này, đồng thời đánh giá có sự trục lợi, tiêu cực từ các cán bộ công chức hay không Các chỉ tiêu thể hiện ý kiến của các DN được khảo sát về mức độ phổ biến của việc cán bộ công chức nhũng nhiễu khi giải quyết TTHC, DN cùng ngành thường phải trả thêm các khoản chi khác không chính thức, công việc đạt kết quả như mong đợi khi đã trả CPKCT, các khoản CPKCT ở mức chấp nhận được; tỷ lệ DN chi hơn 10% cho các khoản CPKCT, chi cho các cán bộ công chức thanh tra - kiểm tra, chi khi thực hiện TTHC về đất đai, chi để đảm bảo được trúng thầu, “chạy án”

Trang 22

2.1.4.6 Cạnh tranh bình đẳng

Chỉ tiêu này thể hiện đánh giá của DN về mức độ ưu ái của tỉnh giữa các DN FDI, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và DN lớn qua các chỉ tiêu cụ thể như: hoạt động kinh doanh của DN có gặp khó khăn do các DNNN, DN lớn được địa phương

ưu đãi hơn; việc tiếp cận đất đai, thực hiện các TTHC của DNNN và DN FDI thuận lợi hơn so với các DN dân doanh; việc tiếp cận các khoản vay, khả năng được cấp phép khai thác khoáng sản của DNNN thuận lợi hơn so với các DN dân doanh; DNNN dễ dàng có được các hợp đồng từ các cơ quan nhà nước; địa phương ưu tiên thu hút FDI và ưu tiên quan tâm, hỗ trợ, giải quyết khó khăn của DN FDI; việc miễn giảm thuế của các DN FDI thuận lợi hơn DN trong nước; DN chủ yếu có được nguồn lực kinh doanh (hợp đồng, đất đai,v.v) là nhờ có quan hệ với cán bộ công quyền

2.1.4.7 Tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh

Chỉ số này thể hiện sự đánh giá của DN về khả năng điều hành kinh tế của lãnh đạo tỉnh và năng lực thực thi của các sở, ngành huyện thị trên các khía cạnh: tính linh hoạt của Ủy ban nhân dân tỉnh trong vận dụng pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN, cách giải quyết của các cơ quan nhà nước khi chính sách, pháp luật của trung ương có điểm chưa rõ ràng (đợi xin ý kiến chỉ đạo, hoặc không làm gì cả), thái độ tích cực của chính quyền tỉnh đối với khu vực kinh tế

tư nhân, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn của DN qua đối thoại DN Chỉ số này cũng đánh giá mức độ thực thi của các sở, ngành, huyện thị đối với các sáng kiến hay, chủ trương đúng của lãnh đạo tỉnh và sự hài lòng của DN khi nhận được phản hồi của các cơ quan nhà nước về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN

Trang 23

2.1.4.9 Đào tạo lao động

Chỉ số này đánh giá của DN về những nỗ lực của chính quyền tỉnh trong đào tạo nghề và đào tạo các kỹ năng cho người lao động, tạo điều kiện cho DN tìm được nguồn cung lao động phù hợp ngay tại địa phương cũng như giúp người lao động tự tìm được công việc phù hợp Các chỉ tiêu cụ thể tập trung đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông và dạy nghề, chất lượng lao động, chất lượng dịch vụ công và tư nhân về giới thiệu việc làm; chi phí DN dành cho đào tạo lao động và tuyển dụng lao động và tỷ lệ lao động qua đào tạo đang làm việc tại DN Đồng thời chỉ số này cũng được tính toán từ số liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về tỷ lệ lao động qua đào tạo/số lao động chưa qua đào tạo và tỷ lệ lao động qua đào tạo/tổng lực lượng lao động

2.1.4.10 Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự

Chỉ số này thể hiện đánh giá của DN về hoạt động của hệ thống cơ quan tư pháp, hay chất lượng các thiết chế pháp lý tại địa phương Nếu các cơ quan này giải quyết các tranh chấp kinh doanh và các khiếu nại đối với các hành vi tiêu cực của

cơ quan nhà nước một cách hiệu quả thì chất lượng thiết chế pháp lý của địa phương là tốt Các chỉ tiêu cụ thể gồm: Tỷ lệ DN đồng ý rằng hệ thống pháp luật tại địa phương đảm bảo chắc chắn quyền sở hữu tài sản kinh doanh cũng như việc thực hiện hợp đồng giữa các bên; việc giải quyết các tranh chấp của tòa án tại địa phương được thực hiện đúng pháp luật; tòa án có công bằng, khách quan khi giải quyết các tranh chấp; được hỗ trợ về mặt thủ tục khởi kiện, vụ việc kinh tế được xét

xử nhanh chóng và phán quyết của tòa án được thi hành ngay; có thể tố cáo các hành vi tiêu cực của cán bộ thông qua cơ chế của hệ thống pháp luật địa phương; các cán bộ có hành vi tiêu cực sẽ bị lãnh đạo tỉnh kỷ luật nghiêm túc; tình hình an ninh trật tự của tỉnh là tốt; cơ quan công an hỗ trợ giải quyết hiệu quả các vụ mất trộm tài sản; phải trả tiền “bảo kê” cho băng nhóm côn đồ, xã hội đen để yên ổn làm ăn; tìm hiểu tỷ lệ DN bị mất tài sản trong năm qua và liệu DN có chấp nhận giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh thông qua hệ thống cơ quan tòa án tại địa phương và cho rằng chi phí chính thức và không chính thức là chấp nhận được khi

Trang 24

giải quyết tranh chấp qua tòa án hay không Ngoài ra chỉ số còn được tính toán trên

cơ sở số liệu của Tòa án tối cao như số lượng vụ việc tranh chấp của DN dân doanh

do tòa thụ lý/100 DN, tỷ lệ nguyên đơn ngoài quốc doanh/tổng số nguyên đơn tại Tòa án tỉnh và tỷ lệ vụ việc kinh tế được giải quyết trong năm

Qua phân tích các chỉ tiêu của 10 chỉ số thành phần PCI cho thấy, xét theo điểm số PCI, một tỉnh/thành phố được xem là điều hành, quản lý kinh tế tốt khi giảm thiểu tối đa các khoản chi phí gia nhập thị trường, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, chi phí DN bỏ ra cho hoạt động thanh tra, kiểm tra Đồng thời, địa phương đảm bảo quyền sử dụng đất đai hợp pháp, ổn định cho các DN trong thời gian dài; hệ thống thông tin trong hoạt động quản lý kinh tế được tỉnh/thành phố công khai, minh bạch đến các DN; địa phương có các hoạt động đào tạo lao động đảm bảo chất lượng tốt, các chính sách hỗ trợ DN linh hoạt, phù hợp với các quy định của luật; chính quyền tỉnh có nhiều giải pháp hiệu quả để phát triển môi trường kinh doanh và dịch vụ trung gian cung ứng cho DN, tích cực giải quyết các trở ngại trong kinh doanh mà DN gặp phải tại địa phương cũng như đảm bảo an ninh trật tự ổn định Đây là các yếu tố thể chế kinh tế cần thiết để DN hình thành, hoạt động và phát triển

2.2 Tổng quan lý thuyết

2.2.1 Tác động của FDI đến nước nhận đầu tư

Trên phạm vi quốc tế, khi tập trung nghiên cứu tác động của FDI từ các MNE sang DN trong nước, Brooks và cộng sự (2010) chỉ ra rằng Chính phủ từ các nước phát triển và đang phát triển tin rằng FDI có thể giúp họ vượt qua sự trì trệ và thậm chí phá vỡ bẫy đói nghèo Đối với Việt Nam, FDI đóng góp đáng kể trong đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia (Nguyễn Mạnh Toàn, 2010), cũng như có những đóng góp quan trọng vào

sự phát triển thương mại, tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng việc làm và xóa đói giảm nghèo (Doan và Lin, 2016)

2.2.2 Khung lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thu hút FDI

Với mong muốn cung cấp một lược khảo về các phương pháp lý thuyết và

Trang 25

nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố quyết định đến thu hút FDI để tìm ra các yếu

tố giải thích hợp lý nhất về sự phân phối địa lý của dòng vốn FDI trên toàn thế giới, Assunção và cộng sự (2011) đã tập hợp các lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm khác nhau được phát triển từ những năm 1960 Các lý thuyết này công bố một số yếu tố quyết định đến dòng FDI ở cả khía cạnh vi mô như các yếu tố nội tại của chính công ty, như lợi thế sở hữu, giảm chi phí và quy mô kinh tế và khía cạnh

vĩ mô liên quan đến các yếu tố cụ thể của thị trường như rào cản gia nhập, tính sẵn

có của nguồn lực, ổn định chính trị, rủi ro quốc gia và quy mô thị trường Tổng hợp

11 lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thu hút FDI được Assunção và cộng sự (2011) thể hiện trong bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.1 Khung lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thu hút FDI

Heckscher và Ohlin (1933), Hobson (1914), Jasay (1960), MacDougall (1960), Kemp (1964), Aliber (1970)

Thị trường

không hoàn hảo

Lợi ích của chủ sở hữu, lợi ích kinh tế theo quy mô, ưu đãi của chính phủ

Aharoni (1966)

Nội bộ hóa Sự thất bại/thiếu hiệu quả của thị trường Buckley and Casson (1976)

Trang 26

Bí quyết (dẫn đến nội hóa theo chiều ngang), thất bại thị trường (dẫn đến nội hóa theo chiều dọc)

Hennart (1982, 1991), Teece (1981, 1985), Casson (1987)

Lý thuyết chiết

trung (OLI)

Lợi thế của việc sở hữu các quy trình sản xuất, bằng sáng chế, công nghệ, kỹ năng quản lý Lợi thế của việc định vị trong thị trường được bảo vệ, hệ thống thuế thuận lợi, chi phí sản xuất, vận chuyển, rủi ro thấp hơn Lợi thế của nội địa hóa trong giảm bớt chi phí giao dịch, giảm rủi ro sao chép công nghệ, và kiểm soát chất lượng

Nguồn lực tài sản sẵn có

Dixit và Grossman (1982), Sanyal và Jones (1982), Krugman (1983), Helpman (1984, 1985), Markusen (1984), Ethier (1986), Horstmann và Markusen (1987, 1992), Jones và Kierzkowski (1990, 2001, 2005), Eaton và Tamura (1994), Ekholm (1998), Markusen và Venables (1998, 2000), Zhang và Markusen (1999), Deardorff (2001)

Tiếp cận thể

chế

Ưu đãi về tài chính, kinh tế Thuế suất thuế nhập khẩu Thuế suất thuế thu nhập DN

Root và Ahmed (1978), Bond và Samuelson (1986), Black và Hoyt (1989), Grubert và Mutti (1991), Rolfe

và cộng sự (1993), Loree và Guisinger (1995), Haaparanta (1996), Devereux

và Griffith (1998), Haufler và Wooton (1999), Haaland và Wooton (1999, 2001), Mudambi (1999), Barros và Cabral (2001), Bénassy-Quéré và cộng

sự (2001), Hubert và Pain (2002)

Nguồn: Assunção và cộng sự (2011)

Kết quả lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm của Assunção và cộng sự (2011) cho thấy, trong số các yếu tố quyết định đến lượng vốn FDI, trọng tâm là các yếu tố liên quan đến địa điểm của mô hình OLI (cơ sở hạ tầng, vốn nhân lực, sự ổn định của nền kinh tế và chi phí sản xuất), chất lượng thể chế (tham nhũng, bất ổn chính trị và tài chính), và lý thuyết mới về thương mại (quy mô thị trường, tăng

Trang 27

trưởng thị trường, độ mở của nền kinh tế và nguồn lực) Tuy nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện để tìm ra yếu tố nào là yếu tố đóng vai trò chủ yếu trong việc quyết định đầu tư của các MNE vào một địa điểm, nhưng các kết quả nghiên cứu chưa mang lại kết quả đồng thuận Đồng thời, có một số lượng lớn các nghiên cứu không tìm thấy bất kỳ mối quan hệ có ý nghĩa thống kê nào giữa việc tăng vốn thu hút FDI vào một vùng, khu vực với một số yếu tố như cơ sở hạ tầng, khuyến khích tài chính, tăng trưởng thị trường và mở cửa nền kinh tế, hoặc một số yếu tố đã

bị bỏ sót trong nghiên cứu như vốn nhân lực và các yếu tố tài nguyên thiên nhiên (Assunção và cộng sự, 2011)

Kế thừa các kết quả nghiên cứu trên, luận văn này sẽ tập trung vào lý thuyết chiết trung OLI của Dunning kết hợp đồng thời với lý thuyết hiệu quả kinh tế do quần tụ do O’Sullivan (2002) xây dựng để làm nền tảng phân tích tại sao nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lựa chọn một tỉnh, thành để đầu tư

2.2.3 Lý thuyết chiết trung OLI

Được phát triển bởi Dunning (1977), lý thuyết chiết trung OLI (Ownership, Location và Internalization) cho rằng một công ty thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài khi có thể nhận được ba lợi thế về Quyền sở hữu, về Địa điểm và về Nội

bộ hóa

Lợi thế về quyền sở hữu là chìa khóa để giải thích sự tồn tại của các MNE Trong tập hợp các tài sản để sản xuất kinh doanh, các MNE sẽ nắm giữ tỷ lệ cao hơn quyền sở hữu các tài sản hoặc hàng hóa và những tài sản này có thể được sử dụng để sản xuất, kinh doanh tại các địa điểm khác nhau mà không làm giảm hiệu quả của hoạt động đầu tư Các tài sản này có thể là sản phẩm hay quy trình sản xuất

mà các DN trong nước hay các MNE khác không thể tiếp cận hoặc không có lợi thế,

có thể là tài sản hữu hình hoặc tài sản vô hình, như bằng sáng chế, kế hoạch hành động, khả năng đặc biệt về công nghệ, thông tin, kỹ năng quản lý, v.v và mang lại quyền lực nhất định cho DN trên thị trường, hoặc lợi thế về chi phí để DN có thể bù đắp lại những phí tổn khi kinh doanh ở nước ngoài Một công ty tiềm năng phải trả chi phí chìm để xác định năng suất và khi đã xác định được, công ty sắp xếp

Trang 28

phương thức sản xuất phù hợp để đạt năng suất đó Các công ty có năng suất thấp chỉ sản xuất cho thị trường trong nước, các công ty năng suất trung bình chọn trả chi phí cố định để xuất khẩu sản phẩm, chỉ có các công ty có năng suất cao mới chọn trả chi phí cố định cao hơn để tham gia hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Lợi thế về địa điểm có nghĩa là quốc gia nước ngoài phải có lợi thế nhất định

về một số yếu tố như tài nguyên, chi phí lao động, vận tải, thuế, v.v để có thể mang lại lợi ích cao hơn cho một MNE khi chọn địa điểm này kinh doanh, thay vì sản xuất ở nước mình và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài Khi xem xét động cơ thúc đẩy các MNE chọn nước ngoài để đầu tư thay vì đầu tư trong nước, các nhà nghiên cứu rất quan tâm đến sự khác biệt giữa FDI theo chiều ngang và FDI theo chiều dọc FDI theo chiều ngang xảy ra khi một công ty đặt nhà máy ở nước ngoài mở rộng khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài, mà ở dạng cơ bản nhất là sao chép hoạt động của các cơ sở sản xuất trong nước tại địa điểm nước ngoài Ngược lại, FDI theo chiều dọc không nhất thiết hướng đến sản xuất để bán ở thị trường nước ngoài mà tìm cách tận dụng chi phí sản xuất thấp hơn ở nước ngoài, vì trong hầu hết các trường hợp, công ty mẹ vẫn giữ trụ sở tại quốc gia của nhà đầu tư và lợi thế sở hữu thể hiện qua việc chuyển các hoạt động quản lý từ trụ sở chính đến cơ sở sản xuất đặt ở nước ngoài Bên cạnh các yếu tố nguồn lực, lợi thế về địa điểm còn gồm quy mô, cơ cấu và khả năng tăng trưởng của thị trường, thể chế, pháp luật, trình độ chính trị, môi trường pháp luật, các quy định và chính sách của nhà nước, trình độ phát triển văn hóa và môi trường văn hóa của nước tiếp nhận đầu tư

Yếu tố thứ ba của lý thuyết chiết trung OLI là MNE phải có lợi thế về nội bộ hóa khi thực hiện đầu tư ở nước ngoài Ngay cả khi MNE đã có quyền sở hữu về sản phẩm hoặc quy trình sản xuất và có lợi thế về địa điểm ở nước ngoài thì vẫn chưa đủ cơ sở để MNE ra quyết định đầu tư ở nước ngoài Lợi thế về nội bộ hóa hàm ý rằng các chi phí giao dịch để thực hiện các hoạt động đầu tư ở nước ngoài sẽ thấp hơn các hoạt động xuất khẩu hay các hợp đồng đặc quyền trên thị trường và giải thích tại sao một số hoạt động được thực hiện trong phạm vi một công ty trong khi những công ty khác phải thực hiện qua nhiều giao dịch trung gian Quy mô tối

Trang 29

ưu của công ty, hoặc mức độ tối ưu của nội bộ hóa, phản ánh sự cân bằng giữa chi phí giao dịch trên thị trường và chi phí tổ chức điều hành một công ty

Qua lý giải của Dunning (1993) cho thấy, nếu một DN của nước này nắm quyền sở hữu nhiều hơn so với DN của các nước khác thì động cơ sử dụng quyền sở hữu trong nội bộ của DN này sẽ cao hơn việc phổ biến ra bên ngoài, và nếu quyền

sở hữu mang lại lợi ích nhiều hơn ở nước nào thì họ sẽ phát triển sản xuất ở nước

đó Lợi thế về địa điểm này có thể giải thích cho sự thay đổi của các dòng vốn FDI vào và dòng vốn FDI ra của một nước

2.2.4 Tác động theo thời gian của lý thuyết chiết trung

Các nhà nghiên cứu tin rằng mô hình OLI chưa đủ cho thấy sự khác biệt trong các kết hợp và cấu trúc OLI của các MNE, vì lý thuyết OLI mang tính tĩnh, trong khi các hoạt động kinh doanh quốc tế của các MNE mang tính động Tuy nhiên, Dunning (1993) giải thích rằng trong bất kỳ thời điểm nào về thời gian, mức

độ và mô hình hoạt động của MNE là một tập hợp các chiến lược quốc tế hóa của

họ Điều này đặc biệt bởi quỹ đạo chiến lược được thiết lập sau nhiều vòng lặp giữa các cấu trúc OLI theo thời gian liên tiếp Chiến lược đầu tư của các công ty đáp ứng với các cấu trúc ở thời điểm này sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc OLI trong giai đoạn tiếp theo về thời gian như sau:

Đặt:

(OLI)t0 : Cấu trúc OLI của công ty trong thời gian t0

(OLI)t1 : Cấu trúc OLI của công ty trong thời gian t1

St-n : Chiến lược trong quá khứ của các công ty đang hoạt động đầu tư ra nước ngoài (tức là trước t0)

St0 → t1 : Bất kỳ thay đổi nào trong phản ứng chiến lược của các công ty giữa thời gian t0 và t1

Giả định các yếu tố khác không đổi thì:

OLIt1 = f (OLIt, St-n, St0 → t1)

Mở rộng phân tích này đến khoảng thời gian thứ hai t2:

OLIt2 = f (OLIt1, St-n, St1 → t2)

Trang 30

Phân tích này cho thấy thêm rằng St-n và St0 → t2 xác định sự thay đổi cấu trúc mong muốn của công ty từ OLIt0 đến OLIt2

2.2.5 Lý thuyết hiệu quả kinh tế do quần tụ

Theo Lê Văn Thắng và Nguyễn Lưu Bảo Đoan (2017), sự tương quan giữa FDI của các tỉnh thành lân cận hoặc gần nhau còn có thể được lí giải bằng cách sử dụng lý thuyết về hiệu quả kinh tế do quần tụ (Agglomeration Economies) Lý thuyết hiệu quả kinh tế do quần tụ được O’Sullivan (2012) tập hợp và trình bày trong giáo trình Kinh tế học đô thị (Urban Economics) Hiệu quả kinh tế do quần tụ

là hiệu quả kinh tế tạo ra do các công ty có trụ sở cạnh nhau trong các cụm công nghiệp Các công ty trong cùng một ngành công nghiệp duy nhất được gọi là nền kinh tế nội bộ hóa (ví dụ như các công ty trong cụm công nghiệp phần mềm ở thung lũng Silicon); các nền kinh tế quần tụ vượt qua ranh giới ngành sẽ được gọi là nền kinh tế đô thị hóa; và khi quần tụ đủ mạnh, có thể bù đắp chi phí phân cụm, các công ty sẽ tạo thành các cụm công nghiệp, hình thành các thành phố công nghiệp chuyên ngành, tạo điều kiện cho các DN tận dụng các lợi thế sau đây:

Chia sẻ trung gian cung cấp đầu vào

Một số công ty cạnh tranh đặt trụ sở gần nhau để chia sẻ chi phí vận chuyển đầu vào từ các công ty trung gian và cắt giảm chi phí trung gian khác trong quá trình sản xuất Đầu vào trung gian là sản phẩm/dịch vụ tạo ra giai đoạn thứ hai trong quá trình sản xuất và công ty sử dụng sản phẩm/dịch vụ này là một đầu vào trong quá trình sản xuất tiếp theo, ví dụ, các nút áo do công ty sản xuất này tạo ra sẽ là đầu vào của một công ty thời trang khác Thông thường, đầu vào trung gian thường

bị bỏ qua trong tính toán chi phí đầu vào sản xuất (thường chỉ tính lao động, vật liệu thô và vốn) Mặc dù một số đầu vào trung gian chỉ phục vụ cho một ngành, các đầu vào trung gian khác được chia sẻ bởi các công ty trong các ngành khác nhau, ví dụ như các ngành ngân hàng, kế toán, xây dựng, bảo trì, bảo hiểm, cơ sở hạ tầng công cộng, dịch vụ lưu trú và dịch vụ vận tải, v.v Bằng cách chia sẻ các đầu vào trung gian này, các công ty ở các thành phố lớn, nơi có mức độ quần tụ cao, sẽ khai thác được nhiều loại đầu vào khác nhau và chi trả chi phí thấp so với các khu vực có

Trang 31

mức độ quần tụ thấp

Chia sẻ lao động

Một đặc điểm khác của các nền kinh tế quần tụ là tập hợp lao động, giúp DN giảm chi phí tìm lao động có tay nghề và kỹ năng phù hợp Người lao động cũng được lợi vì mức độ quần tụ của DN càng lớn thì khả năng họ tìm được công việc phù hợp với tay nghề càng cao (Lê Văn Thắng và Nguyễn Lưu Bảo Đoan, 2017) Nguyên nhân được lý giải là giả sử tổng nhu cầu đầu ra trong một ngành công nghiệp ổn định theo thời gian, nhưng nhu cầu lao động của một DN cụ thể thì khác nhau từ năm này sang năm khác; và khi nhu cầu lao động của một DN cụ thể thay đổi, một cụm công ty trong cùng một ngành tạo điều kiện cho sự chuyển dịch của công nhân từ các công ty sa thải họ sang các công ty thuê họ (O’Sullivan, 2012)

Sự gia tăng lực lượng lao động trong một thành phố làm gia tăng mật độ các

kỹ sư, công nhân có kỹ năng, giảm thiểu sự không phù hợp giữa kỹ năng của họ và

kỹ năng mà công ty yêu cầu Ví dụ, một số công ty trong ngành đòi hỏi lập trình viên máy tính và các công ty trong những ngành này được hưởng lợi từ việc sản xuất tại một thành phố có mật độ lập trình viên cao Một số kỹ năng phổ biến cho các ngành công nghiệp, nên việc quần tụ lao động đem lại lợi ích cho các ngành công nghiệp khác nhau Trong các mô hình kinh tế của thị trường lao động, thường giả định rằng công nhân và công ty được kết hợp hoàn hảo, nghĩa là mỗi công ty có thể thuê những công nhân có chính xác các kỹ năng mà công ty yêu cầu, nhưng thực

tế giữa các công nhân và công ty luôn xảy ra tình trạng không phù hợp giữa kỹ năng yêu cầu và kỹ năng hiện có, dẫn đến sự tốn kém khi phải đào tạo lại công nhân Do

đó, một thành phố lớn với mức độ quần tụ lao động cao có thể cải thiện sự không phù hợp này, làm giảm chi phí đào tạo và tăng năng suất Ví dụ minh họa lại về các công ty thuê lập trình viên máy tính: các lập trình viên có kỹ năng, ngôn ngữ, kinh nghiệm lập trình khác nhau tùy thuộc vào ngành họ được đào tạo và kinh nghiệm với các tác vụ lập trình khác nhau (ví dụ: đồ họa, trí tuệ nhân tạo, hệ điều hành, thương mại điện tử) Một công ty gia nhập thị trường với mức độ quần tụ cao các lập trình viên với các kỹ năng khác nhau sẽ đảm bảo được sự phù hợp với các yêu

Trang 32

cầu đa dạng của công ty hơn

Lan tỏa tri thức

Và lý do cuối cùng mà lý thuyết quần tụ đưa ra để giải thích sự tương quan giữa FDI các tỉnh thành lân cận là vì các DN được hưởng lợi nhờ vào sự lan tỏa của tri thức (Knowledge Spillover) khi tương tác xã hội của lực lượng lao động có trình

độ cao thúc đẩy sáng tạo và năng lực DN trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (Lê Văn Thắng và Nguyễn Lưu Bảo Đoan, 2017) Khi một ngành công nghiệp đã chọn một địa phương để đầu tư, có khả năng ngành công nghiệp sẽ ở lại đó lâu dài,

và những người theo cùng một ngành kinh doanh lâu dài sẽ có được các lợi thế chia

sẻ từ việc ở gần với nhau, ví dụ như cùng chia sẻ phát minh và cải tiến máy móc, cải tiến quy trình hoạt động và cách thức tổ chức DN tốt

Có nhiều bằng chứng thực nghiệm cho thấy sự lan tỏa kiến thức sẽ tạo nên các cụm công nghiệp Sự lan tỏa kiến thức làm tăng số lượng các ý tưởng khai thác công nghiệp mới, với tác động lớn nhất đến từ các ngành sử dụng lao động tốt nghiệp đại học, và các ngành công nghiệp sáng tạo nhất có nhiều khả năng hình thành các cụm Các tính năng thiết yếu của sự lan tỏa kiến thức là sự gần nhau tạo điều kiện việc trao đổi kiến thức giữa mọi người, dẫn đến những ý tưởng mới Các ý tưởng mới dẫn đến những sản phẩm mới, cũng như những cách thức mới để cải tiến những sản phẩm cũ Khi nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tỷ lệ bằng sáng chế

ở khu vực đô thị, Carlino và Hunt (2009) tính toán độ co giãn của cường độ sáng chế với tổng số việc làm và lực lượng lao động có trình độ đại học Kết quả chỉ ra rằng đối với tổng số việc làm, độ co giãn tổng thể là 0,52, nghĩa là tăng 10% trong tổng số việc làm sẽ làm tăng cường độ bằng sáng chế khoảng 5,2%; trong khi đó đối với vốn nhân lực (lực lượng lao động với bằng đại học), độ co giãn là 1,05, nghĩa là tăng 10% dân số có bằng đại học thì tăng cường độ bằng sáng chế lên 10,5%

2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước

2.3.1 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa thể chế và FDI

2.3.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Việc sử dụng thuật ngữ thể chế đã trở nên phổ biến trong các ngành khoa

Trang 33

học xã hội gần đây, nhưng chưa có sự nhất trí về định nghĩa của khái niệm này Theo quan điểm của North (1991), thể chế là các quy tắc của trò chơi, bao gồm thể chế chính thức như các quy định và pháp luật và thể chế phi chính thức như các chuẩn mực xã hội ràng buộc hành vi cá nhân và cấu trúc tương tác xã hội Kinh tế học thể chế ghi nhận nguyên tắc thiết yếu là thể chế tốt dẫn đến hiệu quả kinh tế và

xã hội tốt theo thời gian, vì các thể chế có liên quan đến chi phí giao dịch, vì hiệu suất kinh tế được xác định dựa vào mức độ hiệu quả của việc quản lý các chi phí giao dịch này (North, 1991)

Theo hiểu biết của tác giả, thể chế là tập hợp những quy tắc chính thức hoặc không chính thức chi phối hoạt động của các chủ thể trong xã hội Các quy tắc chính thức bao gồm hiến pháp, các bộ luật, điều luật, văn bản dưới luật, v.v Các quy tắc không chính thức là các chuẩn tắc xã hội, có thể theo truyền thống, theo tập quán hoặc các quy tắc ửng xử nội bộ Xét riêng lĩnh vực kinh tế, thể chế kinh tế là

hệ thống những quy phạm pháp luật hoặc các tập quán kinh doanh nhằm điều chỉnh hành vi sản xuất, kinh doanh của các chủ thể kinh tế, hoặc của các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức công điều hành hoạt động kinh tế Theo Nguyễn Quốc Việt và cộng sự (2014), khi xem xét chất lượng thể chế cấp tỉnh, ta có thể xem xét các luật

lệ, quy tắc được áp dụng trên một tỉnh cũng như chất lượng của các cơ quan chính quyền thực thi luật và chính sách tại tỉnh đó Điều tất yếu là các khuôn khổ chính sách này phải nằm trong phạm vi quyền hạn cho phép và dưới sự giám sát của chính quyền trung ương

Như đã trình bày tại mục 2.2.3 về lý thuyết chiết trung OLI của Dunning (1977), địa phương có lợi thế về địa điểm như tài nguyên thiên nhiên, quy mô của thị trường, chi phí sản xuất, chất lượng lao động, môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng, v.v sẽ thu hút được nguồn vốn FDI, do lợi thế này giúp giảm chi phí của DN,

từ đó giúp tăng lợi nhuận Điều này có thể hiểu rằng, nếu một địa phương có một thể chế tốt, có thể giúp DN giảm bớt các chi phí thì khả năng thu hút FDI của địa phương đó sẽ cao hơn các địa phương không có các lợi thế này

Khi đề cập đến một trong các nghiên cứu đầu tiên về ảnh hưởng của chất

Trang 34

lượng thể chế đến thu hút lượng FDI, phải nhắc đến nghiên cứu của Root và Ahmed (1978) Với tập hợp các dữ liệu từ 70 nước đang phát triển, các tác giả nhận thấy các quy định về chi phí thuế là một biến số quan trọng, với thuế suất càng cao thì càng có ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn FDI đổ vào các quốc gia; và có năm biến chính sách khác có tác động không đáng kể bao gồm ưu đãi thuế, thái độ đối xử đối với các công ty liên doanh, các yêu cầu về sản xuất kinh doanh theo quy định tại địa phương và các giới hạn đối với nhân viên nước ngoài Khi nghiên cứu về khả năng tạo ra sự khác biệt từ việc cải cách của nước tiếp nhận đầu tư, Gastanaga và cộng sự (1998) thấy rằng nhiều đặc điểm thể chế (được đo bằng mức độ tham nhũng, thuế suất thuế thu nhập DN, chi phí thời gian bị trì hoãn do sự quan liêu, chỉ số rủi ro quốc hữu hóa) có tác động tiêu cực đáng kể đến FDI Sau đó một năm, Kaufmann

và cộng sự (1999) cũng chỉ ra rằng tính minh bạch, các khoản chi không chính thức, chi phí thời gian do sự trì hoãn quan liêu và sự bất bình đẳng trong cạnh tranh tại quốc gia nhận đầu tư có ảnh hưởng đến việc thu hút FDI

Từ những năm 2000, số lượng các nghiên cứu về tác động của các yếu tố thể chế đến việc thu hút nguồn vốn FDI vào một quốc gia tăng nhanh so trước đó Các nghiên cứu của Wei (2000a, 2000b), Stein và Daude (2001), Biswas (2002), Globerman và Shapiro (2002), Asiedu (2006), và Cleeve (2008) chỉ ra các yếu tố có tác động tích cực đến thu hút FDI là: môi trường đầu tư tốt hơn với sự cam kết đảm bảo các quyền tài sản và tôn trọng hợp đồng, môi trường pháp lý minh bạch, có ít sự bất ổn chính trị, trật tự xã hội ổn định, khung pháp lý hiệu quả và môi trường đầu tư thông thoáng, trong khi mức độ tham nhũng cao có tác động tiêu cực Kết quả nghiên cứu của Cleeve (2008) cho thấy rằng sự hỗ trợ của cơ quan chính quyền thông qua việc ban hành các chính sách có ảnh hưởng quan trọng đến việc ra quyết định chọn địa phương để thực hiện đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài và rằng các yếu tố đo lường tham nhũng có ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vào FDI Trong một nghiên cứu về trường hợp của các nước Trung Đông và Bắc Phi, Mohamed và Sidiropoulos (2010) chứng minh rằng các biến thể chế rất quan trọng, và khi kết luận, các tác giả nhấn mạnh rằng các chính phủ nên giảm mức độ tham nhũng, cải

Trang 35

thiện môi trường chính sách và xây dựng các thể chế phù hợp với đặc thù các địa phương để thu hút thêm vốn FDI

Theo Quéré và cộng sự (2007), có 3 lý do giải thích chất lượng thể chế có thể quan trọng trong thu hút FDI Thứ nhất từ nguồn gốc của tăng trưởng: một thể chế

có cấu trúc tốt, có triển vọng mang lại năng suất sản xuất có thể thu hút các nhà đầu

tư nước ngoài Thứ hai, một thể chế xấu có thể làm tăng chi phí cho hoạt động đầu

tư Nguyên nhân thứ ba là do chi phí chìm cao, đặc biệt là khi FDI là hình thức đầu

tư dễ bị tổn thương đối với bất kỳ hình thức không chắc chắn nào, bao gồm sự không chắc chắn do hiệu quả quản lý kém từ phía chính phủ, sự thay đổi của chính sách, quy định lỏng lẻo về quyền sở hữu tài sản và hệ thống pháp luật nói chung Điều này có thể được lý giải thêm từ lý thuyết chiết trung OLI của Dunnning (1977): một thể chế tốt sẽ giúp các nhà đầu tư nước ngoài giảm chi phí, cả về sản xuất và về giao dịch do làm giảm rủi ro và sự không chắc chắn của đầu tư và hoạt động sản xuất tại quốc gia/ địa phương đó Chủ đầu tư có thể ngần ngại trong việc

ra quyết định đầu tư vào một quốc gia có mức độ bảo vệ quyền tài sản thấp đối với vốn đầu tư hoặc lợi nhuận, và do quyền bảo vệ tài sản của nhà đầu tư không được nâng cao, nguy cơ tài sản của công ty bị chiếm đoạt (dưới dạng quốc hữu hóa) càng cao Một thể chế xấu, thường biểu hiện ở mức độ tham nhũng cao, bất ổn chính trị, quy định pháp lý không chặt chẽ và hay thay đổi, có khả năng ngăn chặn FDI với lý

do các nhà đầu tư phải trả thêm chi phí Trong một thể chế xấu, để đẩy nhanh tiến

độ thực hiện các dự án đầu tư, chủ đầu tư có thể phải thực hiện các cuộc đàm phán chính thức hoặc phi chính thức với các cơ quan có thẩm quyền, thường là các cuộc đàm phán này mất nhiều thời gian, chi phí, làm cản trở động lực đầu tư Trong nhiều trường hợp, chi phí gia nhập thị trường và chi phí thời gian càng cao thì lượng FDI vào thị trường càng ít (Stein và Daude, 2007)

2.3.1.2 Các nghiên cứu đối với trường hợp của Việt Nam

Theo hiểu biết của tác giả, mặc dù có rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện

để tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thu hút FDI, nhưng có ít nghiên cứu xem xét sự tác động của tất cả các khía cạnh khác nhau của thể chế cấp tỉnh đến

Trang 36

FDI Các nhà nghiên cứu thường tập trung phân tích các yếu tố như quy mô thị trường, tỷ lệ lạm phát, cơ sở hạ tầng, chi phí và chất lượng lao động, tư nhân hóa,

ổn định chính trị, chính sách của chính phủ, quy mô của thị trường địa phương Việc các Ban Quản lý các khu công nghiệp cấp tỉnh được phân cấp quản lý các dự

án đầu tư cũng có tác động đến thu hút FDI, do các khu công nghiệp thường có sẵn

hệ thống cơ sở hạ tầng và tập trung tại các địa phương có khả năng thu hút FDI tốt nên hoạt động của các khu công nghiệp không thể nằm ngoài tầm ảnh hưởng của hệ thống điều hành kinh tế chung (Malesky, 2007)

Là một trong số ít các tác giả nghiên cứu về chất lượng điều hành, quản lý nền kinh tế của bộ máy nhà nước của Việt Nam, Malesky (2007) chắc chắn rằng có mối tương quan giữa chất lượng điều hành, quản lý nền kinh tế của chính quyền cấp tỉnh - sử dụng chỉ số PCI - và lượng FDI đầu tư vào Việt Nam Theo tính toán của Malesky (2007), cứ một điểm tăng trong thang điểm PCI thì sẽ có 4,3% lượng vốn tăng thêm trong các dự án của năm 2006, chứng tỏ điều hành kinh tế là tác nhân chủ chốt trong quyết định tăng vốn của nhà đầu tư Trong khi trên phạm vi toàn cầu, nhà đầu tư luôn chủ động hợp tác với chính quyền địa phương và hỗ trợ cải thiện môi trường kinh doanh ở đó, thì những nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam lựa chọn địa phương để đầu tư phụ thuộc vào hai yếu tố chính là hệ thống cơ sở hạ tầng

và khoảng cách gần thị trường tiêu thụ; và một khi các nhà đầu tư quyết định lựa chọn một địa phương, họ sẽ góp phần cải thiện môi trường kinh doanh của địa phương, thông qua đó tạo ra cơ hội phát triển kinh doanh cho chính họ (Malesky, 2007)

Cùng nghiên cứu về hiệu quả hỗ trợ tích cực của chất lượng thể chế đối với dòng vốn FDI sang Việt Nam, và cùng sử dụng dữ liệu của Hướng dẫn rủi ro quốc gia (ICRG), Nguyen và Cao (2014) chỉ ra rằng ba thành phần gồm ổn định chính trị

và an ninh trật tự, chất lượng pháp lý và kiểm soát tham nhũng là các yếu tố thiết yếu thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trong khi nghiên cứu của Nguyen

và Nguyen (2007) cho thấy chính sách do chính phủ ban hành không đóng vai trò quan trọng trong thu hút vốn FDI ở cấp tỉnh

Trang 37

Một trong những nghiên cứu gần đây nhất về chủ đề này là nghiên cứu của Doan và Lin (2016) Các tác giả sử dụng các chỉ số PCI qua các năm và sử dụng mô hình phân tích dữ liệu bảng để điều tra ảnh hưởng của điều hành kinh tế của chính quyền địa phương đến nguồn vốn FDI vào các tỉnh của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2014 Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn này, việc thu hút FDI đầu

tư vào tỉnh có tương quan với chất lượng quản lý và điều hành kinh tế của chính quyền tỉnh, đặc biệt là các yếu tố về tính minh bạch, hiệu quả các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và chi phí thời gian có liên quan chặt chẽ với thu hút FDI Dường như các DN đầu tư nước ngoài sẵn sàng đầu tư vào các vùng hoặc tỉnh nơi họ có thể truy cập các thông tin cần thiết một cách dễ dàng và với chi phí thấp nhất liên quan đến các văn bản pháp lý, kế hoạch kinh tế xã hội tổng thể của tỉnh và thông tin thị trường Nguyên nhân có thể là so với các DN trong nước, các công ty FDI có thể luôn gặp bất lợi trong việc tiếp cận thông tin do sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa

và cách cư xử trong kinh doanh, tuy nhiên, những bất lợi này sẽ giảm nếu các công

ty đặt trụ sở ở các khu vực nơi chính quyền địa phương có thể tạo ra nhiều cách khác nhau để làm cho thông tin cần thiết được minh bạch truy cập dễ hơn Cùng năm 2016, Hoang (2016) sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để nghiên cứu xem chất lượng thể chế có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư tại Việt Nam của các DN Hà Lan hay không, và kết quả khảo sát chỉ ra rằng các nhà đầu tư chủ yếu quan tâm về chính sách tham nhũng và thuế khi quyết định đầu tư tại Việt Nam, trong khi sự ổn định chính trị không đóng vai trò quan trọng Nhìn chung, những phát hiện từ các nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố thể chế đến việc thu hút FDI vào Việt Nam khá giống với kết quả các nghiên cứu cho các quốc gia đang phát triển khác ở điểm đều chỉ ra rằng một thể chế kinh tế tốt có ảnh hưởng tích cực đến lượng vốn FDI đầu tư vào một địa phương

Tóm lại, kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trước đây cho thấy các yếu tố thể chế kinh tế có tác động rõ ràng đến việc thu hút FDI Qua nghiên cứu của tác giả, có sự tương đồng giữa các yếu tố thể chế kinh tế trong các nghiên cứu này với các chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam như: Kiểm soát

Trang 38

tham nhũng tương ứng với Chi phí gia nhập thị trường, Chi phí không chính thức, Tính minh bạch, Cạnh tranh bình đẳng, Tiếp cận đất đai; Hiệu quả của chính phủ tương ứng với Tính năng động của lãnh đạo địa phương, Chi phí thời gian; Ổn định chính trị, chất lượng pháp lý, pháp trị tương ứng với Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự; Trách nhiệm tương ứng với Dịch vụ hỗ trợ DN; cuối cùng là Nguồn lực con người tương ứng với Đào tạo lao động

2.3.2 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp và FDI

Có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và FDI ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển Trong nghiên cứu của các mô hình tân cổ điển về tăng trưởng cũng như các mô hình tăng trưởng nội sinh, mối quan hệ được trình bày qua bốn kênh chính: (1) các yếu tố quyết định tăng trưởng, (2) các yếu tố quyết định FDI, (3) vai trò của các MNE ở các nước tiếp nhận, và (4) mối quan hệ nhân quả giữa hai yếu tố tăng trưởng kinh tế

và FDI (Chowdhury và Mavrotas, 2005) Để làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu cho luận văn, tác giả tập trung lược khảo các nghiên cứu trước về mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng (tính bằng tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP) và FDI ở một số nước khác nhau trên thế giới

Đối với các nước trên thế giới, Chowdhury và Mavrotas (2005) sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 1969-2000 cho ba quốc gia đang phát triển có lượng thu hút FDI lớn trong giai đoạn nghiên cứu là Chile, Malaysia và Thái Lan Được áp dụng một phương pháp cải tiến là phương pháp thử nghiệm quan hệ nhân quả của Toda-Yamamoto, kết quả nghiên cứu cho thấy đối với trường hợp của Chile, GDP thu hút FDI chứ không phải ngược lại Trong khi đó, đối với trường hợp của Malaysia và Thái Lan, có bằng chứng mạnh mẽ về mối quan hệ hai chiều giữa GDP và FDI Iqbal và cộng sự (2010) sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian hàng quý từ năm 1998 đến năm 2009 và mô hình tự hồi quy vector (VECM) để kiểm tra mối liên hệ giữa FDI, thương mại và tăng trưởng kinh tế ở Pakistan Kết quả cho thấy tồn tại mối liên kết nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và FDI: lượng FDI vào Pakistan chịu

Trang 39

ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế và chiến lược thương mại nước ngoài, đồng thời, FDI và thương mại là hai yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế ở nước này

Đối với Việt Nam, Anwar và Nguyen (2010) kiểm định mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ở 61 tỉnh, thành phố trong giai đoạn 1996-2005 theo phương pháp GMM và thấy rằng có mối liên kết hai chiều giữa hai yếu tố này, đồng thời lý giải tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào khả năng hấp thụ FDI của các địa phương được chọn để đầu tư Đối với các tỉnh, thành thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và vùng núi phía Bắc, do lượng FDI thu hút hạn chế nên tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh này tương đối yếu và gần như không có

Điểm chung của các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và FDI đề cập trên đây là đều sử dụng chỉ số GDP Theo Tổng cục Thống kê (2014), chỉ tiêu GDP là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, dùng để xây dựng các chỉ tiêu kinh tế -

xã hội, từ đó dùng phân tích kinh tế và xây dựng chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia Đây là chỉ tiêu phù hợp tính toán cho toàn bộ nền kinh

tế chứ không phù hợp tính toán cho phạm vi cấp tỉnh Để phục vụ cho việc quản lý, chỉ đạo và điều hành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Tổng cục thống kê công bố sử dụng chỉ tiêu Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) GRDP là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh “toàn bộ kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất của tất cả các đơn vị thường trú trong nền kinh tế của tỉnh trong một thời

kỳ nhất định (thường là 1 năm); phản ánh các mối quan hệ trong quá trình sản xuất, phân phối thu nhập, sử dụng cuối cùng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế địa phương” Dưới các góc độ khác nhau, GRDP mang ý nghĩa và nội dung khác nhau Xét về góc độ sử dụng cuối cùng, GRDP là tổng cầu của nền kinh tế, bao gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và của các cơ quan, tích lũy tài sản và chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ Xét về góc độ thu nhập, GRDP gồm thu nhập của người lao động, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định của hoạt động sản xuất và giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ Xét về góc độ sản xuất, GRDP bằng giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian cộng thuế sản xuất và trừ trợ cấp sản

Trang 40

xuất (nếu có) Từ năm 2018, Tổng cục Thống kê sẽ trực tiếp tính toán GRDP cho các tỉnh, thành phố, nên trong giai đoạn 2013-2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các tỉnh được tính theo tốc độ tăng trưởng của GDP và GRDP, các chuyển đổi từ GDP tỉnh trước năm 2015 sang GRDP mang tính tương đối và có thể không phản ánh đúng thực chất sự phát triển kinh tế của từng tỉnh trong giai đoạn này Do đó, cần tìm một biến khác có thể thay thế biến GDP và GRDP để phản ánh sự tăng trưởng kinh tế của một địa phương

Như đã trình bày tại mục 2.2.5 về Lý thuyết hiệu quả kinh tế do quần tụ, các địa phương có sự quần tụ các ngành công nghiệp, lượng DN lớn và lực lượng lao động đông sẽ giảm chi phí sản xuất cho các công ty, do DN cùng chia sẻ các nguồn lực như trung gian cung cấp đầu vào, lao động có kỹ năng phù hợp và kiến thức mới Các nghiên cứu thực nghiệm cũng chứng tỏ các địa phương có sự phát triển sản xuất công nghiệp, có số lượng DN hiện hữu đông và có lao động đáp ứng được yêu cầu sẽ thu hút lượng FDI tốt hơn Nghiên cứu của Sridharan (2009) kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa FDI và tăng trưởng kinh tế của các nước BRICS (dữ liệu của các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi được lấy hàng quý theo thời điểm khác nhau từ 1992 đến 2007) sử dụng Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) như là thước đo của tăng trưởng kinh tế Kết quả kiểm tra cho thấy có sự tác động hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế và FDI đối với trường hợp của Brazil, Nga, Nam Phi và tác động một chiều theo hướng FDI dẫn đến tăng trưởng kinh tế đối với trường hợp của Ấn Độ và Trung Quốc Trong nghiên cứu của Santosh và Rakesh (2016) về ảnh hưởng giữa FDI và chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp của Ấn Độ dựa trên dữ liệu hàng tháng từ tháng 01 năm 2013 đến tháng 9 năm 2015, biểu diễn

đồ họa của dữ liệu của FDI và chỉ số sản xuất công nghiệp (IIPM) cho thấy mối tương quan cùng chiều về tốc độ thay đổi của dòng vốn FDI và tỷ lệ thay đổi trong IIPM, chứng tỏ có sự liên kết của dòng vốn FDI và sản xuất công nghiệp trong giai đoạn được chọn nghiên cứu và Santosh và Rakesh khuyến nghị rằng gia tăng sản xuất công nghiệp và cải thiện cơ sở hạ tầng cho sản xuất công nghiệp là cách thức hữu hiệu nhất để tăng lượng FDI vào Ấn Độ Tương tự, Emmanuel và Gamaliel

Ngày đăng: 27/10/2019, 17:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w