Một số kinh nghiiệm kiểm tra giờ dạy trên lớp

19 571 0
Một số kinh nghiiệm kiểm tra giờ dạy trên lớp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số kinh nghiệm về việc tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp---------------------------------------  LỜI NÓI ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận Kiểm tra là công việc gắn với người lãnh đạo: “Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo” (Lênin), Kiểm tramột trong những chức năng cơ bản của quản lý. Đó là công việc- hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý ở bất kỳ cấp nào cũng phải thực hiện để biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt được đến đâu và như thế nào, từ đó đề ra những biện pháp động viên giúp đỡ uốn nắn và điều chỉnh nhằm thúc đẩy các cá nhân và tổ chức ngày càng hoàn thiện hơn. Vì vậy trong trường học để góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, phát triển nhà trường, phát triển giáo viên và học sinh nói riêng thì không thể thiếu kiểm tra, đặc biệt là kiểm tra hoạt động dạy học. Bởi vì trong nhà trường phổ thông hoạt động dạy học giữ vị trí trung tâm nó chiếm hầu hết thời gian, khối lượng công việc của thầy và trò trong một năm học, nó chi phối các hoạt động giáo dục khác, đồng thời nó quyết định kết quả đào tạo của nhà trường. Việc dạy của thầy và việc học của trò có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau. Trong hoạt động dạy học thì giờ dạy trên lớp của giáo viên là quan trọng nhất, nó quyết định trực tiếp đến chất lượng của quá trình đào tạo"Mọi mặt của quá trình dạy học được phản ánh trong giờ lên lớp như hình ảnh mặt trời thu nhỏ trong một giọt nước"(Xkatkir) hay"Nếu không phải tất cả thì phần lớn khoa học giáo dục tập trung vào giờ học"(Kotxrin). Kiểm tra giờ dạy trên lớp là công việc vô cùng quan trọng, cần thiết của người quản lí "Giờ học phải là trung tâm chú ý và lo lắng của một hiệu trưởng có kinh nghiệm. Việc dự giờ và phân tích sư phạm giờ dạymột việc quan trọng nhất của người hiệu trưởng" (Xukhôm-Lin-Xki) chỉ có như vậy mới đánh giá được trình độ sư phạm của giáo viên từ đó có thể điều chỉnh tìm ra những biện pháp bồi dưỡng trình độ sư phạm nâng cao tay nghề cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Mặt khác để đánh giá xếp loại toàn diện giáo viên hàng năm thì không thể thiếu việc kiểm tra giờ dạy trên lớp tối thiểu là 2 tiết dạy ( Theo công văn hướng dẫn số 3040/BGD & ĐT- TCCP ngày 17/4/2006) do vậy kiểm tra giờ dạy trên lớp còn là công việc bắt buộc của người hiệu trưởng. 2. Cơ sở thực tiễn Trường THCS Lê Quý Đôn huyện Krông Năng - Đắk Lắk nơi tôi công tác là một trường đóng trên địa bàn của thị trấn với quy mô tương đối lớn và đội ngũ giáo viên, công nhân viên và học sinh đông, là trường dự án của tỉnh với mục tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia vào năm 2009 vậy mà trình độ tay nghề của giáo viên chưa đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu cần thiết để nâng cao chất lượng toàn diện, việc quản lý kiểm tra giờ dạy trên lớp từ trước đến nay thực hiện chưa tốt còn mang tính chất hình thức, phiến diện. Là một phó hiệu trưởng chuyên môn chưa có nhiều kinh nghiệm tôi rất băn khoăn về vấn đề này vì vậy tôi đã đi sâu nghiên cứu để có thể phục vụ tốt hơn công tác quản lý của mình, đồng thời từng bước nâng cao Người thực hiện: Đinh Thị Thanh Xuân- Trường THCS Lê Quý Đôn Trang 1 Một số kinh nghiệm về việc tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp---------------------------------------  chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên trong trường, hoàn thành được mục tiêu đề ra, đem lại niềm tin cho phụ huynh học sinh cũng như chính quyền địa phương nơi tôi công tác. Qua các năm học vừa qua, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm về việc kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên môn sinh học trong tổ sinh hoá của trường và đã thu được kết quả rât khả quan, tôi muốn trình bày các sáng kiến mà bản thân đã áp dụng đồng thời có thể nhân lên ở một số bộ môn khác trong và ngoài nhà trường. II. PHẠM VI ĐỀ TÀI. Trong phạm vi thời gian cho phép và khả năng có hạn của bản thân nên tôi chỉ nghiên cứu việc tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên môn Sinh- Hóa trường THCS Lê Quý Đôn - Krông Năng - Đắk Lắk từ những năm học trước và kinh nghiệm của bản thân đã áp dụng ở tổ Sinh- hoá từ năm học 2006-2007 và áp dụng cho toàn trường từ năm học 2008- 2009 đến nay nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên. Người thực hiện: Đinh Thị Thanh Xuân- Trường THCS Lê Quý Đôn Trang 2 Một số kinh nghiệm về việc tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp---------------------------------------  PHẦN I: THỰC TRẠNG 1. Nghiên cứu tình hình nhà trường Trường THCS Lê Quý Đôn được thành lập năm học 1997-1998. Trường đóng trên địa bàn thị trấn Krông Năng, huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk. Từ khi thành lập đến nay quy mô trường đã phát triển khá nhanh về cơ sở vật chất cũng như về số lượng học sinh, giáo viên. Từ năm học 2005-2006 đến nay: + Học sinh: Trên 1000 em với hơn 30 lớp + Giáo viên: Trên 50 giáo viên và được chia thành 6 tổ chuyên môn: Stt Tổ Môn S G V Thâm niên dạy Trình độ chuyên môn Tay nghề <2 3-5 6- 10 >10 Đại học CĐ G K TB 1 Toán Lí C.nghệ Toán 1 3 0 3 7 3 10 3 6 6 1 Lí 2 0 0 1 1 1 1 1 1 0 CN 1 0 1 0 0 0 0 0 0 1 2 Hóa Sinh TD Hóa 2 0 0 1 1 2 0 1 1 0 Sinh 6 3 1 0 2 1 2 1 1 4 TD 5 1 1 3 0 0 5 2 2 1 3 Văn Văn 8 0 0 2 6 5 3 3 3 2 4 Nhạc Họa Sử Địa Nhạc 2 0 0 2 0 0 2 1 0 1 Họa 2 0 2 0 0 0 2 0 1 1 sử 2 0 0 0 2 0 2 0 1 1 GDCD 2 2 0 0 0 0 0 1 1 Địa 6 0 0 4 2 2 4 2 2 2 5 Tin học Tin học 4 0 2 2 0 0 4 0 2 2 6 Ngoại ngữ Tiếng Anh 6 0 2 2 2 2 4 1 4 1 TỔNG CỘNG 5 9 3 13 24 18 23 32 19 24 15 Trong đó tổ Sinh- Hoá gồm các giáo viên sau: STT Họ và tên Thâm niên dạy < 2 3-5 6-10 >10 1 Trần Hoàng Điệp x G 2 Nguyễn Thị Thanh x K Người thực hiện: Đinh Thị Thanh Xuân- Trường THCS Lê Quý Đôn Trang 3 Một số kinh nghiệm về việc tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp---------------------------------------  3 Phùng Thị Hiền x TB 4 Nguyễn Thị Bích Huệ x TB 5 Hồ Quốc Việt x TB 6 Phùng Hữu Vương x TB 7 Nguyễn Thị Miền x K 8 Đinh Thị thanh Xuân x G TT Như vậy so với các tổ trong trường thì tổ Sinh- Hoá có trình độ tay nghề còn hạn chế nhất, mặc dù đã có 2 giáo viên giỏi nhưng số giáo viên trung bình còn nhiều. Đây chính là điều tôi đã băn khoăn, trăn trở để tìm hiểu thực trạng cũng như các nguyên nhân và biện pháp khắc phục nhằm nâng cao tay nghề cho giáo viên trong tổ. 2. Thực trạng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của các giáo viên trong tổ Sinh- Hoá Việc tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên trong các năm học qua được thực hiện gồm các bước như sau: 2.1 Xây dựng kế hoạch kiểm tra - Tổ Sinh- Hoá cũng như các tổ khác chưa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch riêng cho tổ mình mà thụ động chờ kế hoạch của hiệu trưởng, khi nào BGH yêu cầu dự giờ, kiểm tra theo lịch thì tổ mới hưởng ứng. - Kế hoạch của trường cũng chưa rõ ràng còn chung chung, chưa cụ thể về mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành hình thức đơn vị, cá nhân được kiểm tra . + Chưa cụ thể hoá theo tháng, tuần. + Vì không có thời gian cụ thể cho kiểm tra đột xuất và kiểm tra toàn diện nên giáo viên rất bị động trong việc kiểm tra. + Việc dự giờ thường xuyên của giáo viên cũng vậy do không có kế hoạch rõ ràng nên giáo viên chỉ dự giờ chủ yếu ở 2 đợt thi giáo viên giỏi cấp trường cho đủ số tiết quy định mà không phân đều ở các tuần. + Kế hoạch còn phân bố đều ở tất cả các giáo viên cả giáo viên giỏi cũng như giáo viên trung bình mà chưa có tính chọn lọc. + Kế hoạch đưa ra mang tính hình thức được công bố trong đại hội công chức mà không triển khai cụ thể đến từng giáo viên. Do vậy mọi hoạt động kiểm tra giờ dạy trên lớp chỉ hoạt động theo thói quen, năm học nào cũng vậy không có hiệu quả. 2.2 Tổ chức kiểm tra 2.2.1 Xây dựng lực lượng kiểm tra. Việc xây dựng lực lượng kiểm tra chưa thực hiện tốt như: - Trường cũng như tổ tôi khi xây dựng lực lượng kiểm tra cho từng năm học thường lấy các thành viên tham gia kiểm tra của những năm học trước theo thói quen của trường đó là các giáo viên trong tổ kiểm tra lẫn nhau, đồng thời cũng Người thực hiện: Đinh Thị Thanh Xuân- Trường THCS Lê Quý Đôn Trang 4 Một số kinh nghiệm về việc tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp---------------------------------------  không thông báo mà mọi người ngầm hiểu như vậy. Làm như thế không có sự đổi mới, sáng tạo mà chỉ rập khuôn theo những năm học trước. - Việc phân công công việc chưa cụ thể, chưa xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các thành viên khi tham gia kiểm tra . - Chưa thường xuyên quan tâm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho những người làm công tác kiểm tra. - Với lực lượng tham gia đi kiểm tra trong đợt thi giáo viên giỏi trường chưa đảm bảo tính khoa học đó là: Có những giáo viên mới ra trường không thể tham gia đi kiểm tra các giáo viên khác được như ở môn sinh nếu thầy Việt, cô Huệ, cô Hiền…mới ra trường năng lực chuyên môn còn hạn chế thì chỉ có thể đi học hỏi, rút kinh nghiệm chứ không thể đi kiểm tra, đánh giá được hay như ở các môn chưa có giáo viên giỏi hoặc ở các tổ ghép thì nếu chỉ có tổ trưởng và giáo viên trong tổ đi kiểm tra thì không thể đánh giá khách quan hay thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra có hiệu quả được. - Thành phần kiểm tra toàn diện giáo viên chỉ có Ban giám hiệu thì chưa đầy đủ và khoa học. 2.2.2 Xây dựng chuẩn đánh giá tiết dạy: Chúng tôi chỉ dựa vào chuẩn đánh giá tiết dạy chung của bộ GD-ĐT chứ không có xây dựng chuẩn cho phù hợp với thực tế của trường, không qua bước dự thảo xây dựng chuẩn, không triển khai đến toàn thể giáo viên để đi đến thống nhất chung về chuẩn vì vậy trong quá trình thực hiện đã gặp nhiều bất cập như: + Các giáo viên không thống nhất về cách đánh giá, mỗi tổ đánh giá một cách khác nhau dẫn đến không công bằng giữa các tổ, thông thường tổ văn cho điểm rất cao: 19, 20 điểm trong khi tổ toán lại cho điểm rất thấp chỉ 16,17 điểm trong khi năng lực của giáo viên tương đương nhau. + Có những giáo viên còn cho điểm theo cảm tính do không nghiên cứu chuẩn đánh giá. + Có những yêu cầu cần phải cụ thể hóa hơn cho phù hợp với điều kiện nhà trường và để cho lực lượng kiểm tra dễ dàng hơn khi đi kiểm tra nhưng chúng tôi chưa thực hiện được như ở yêu cầu 6 có những bài giáo viên không thể tìm được đồ dùng dạy học vì lí do khách quan thì cần phải xử lí như thế nào để giáo viên không bị thiệt thòi khi được đánh giá . 2.2.3 Xây dựng chế độ kiểm tra; - Mặc dù đã xây dựng được chế độ kiểm tra giờ dạy trên lớp. Tuy nhiên thực hiện chế độ kiểm tra này còn gặp nhiều khó khăn như: + Chưa có thời gian, quy trình tiến hành cụ thể. Vì vậy chế độ kiểm tra qua dự giờ thi giáo viên dạy giỏi là thực hiện đúng thời gian, còn các chế độ kiểm tra khác còn bị động. + Quyền lợi cho kiểm tra viên không có, chỉ dựa vào trách nhiệm là chính nên chưa khuyến khích được các kiểm tra viên phát huy hết khả năng của mình. + Quyền lợi của người được kiểm tra cũng quá ít. Nếu đạt giờ dạy tốt ở đợt thi giáo viên dạy giỏi trường được thưởng 20.000 đồng còn các đợt kiểm tra khác không có quyền lợi gì nên không động viên, thúc đẩy mọi người được. Người thực hiện: Đinh Thị Thanh Xuân- Trường THCS Lê Quý Đôn Trang 5 Một số kinh nghiệm về việc tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp---------------------------------------  2.3 Chỉ đạo công tác kiểm tra: - Hiệu trưởng có chỉ đạo công tác kiểm tra thường xuyên trong các cuộc họp đầu tháng. - Mọi giáo viên trong trường thực hiện tương đối tốt dự giờ ở hai đợt thi giáo viên dạy giỏi trường. Tuy nhiên còn một số tồn tại như sau: + Đợt thao giảng nào cũng vậy các giáo viên thường chọn các bài dễ dạy nhất để đăng kí dạy và chuẩn bị rất công phu cho tiết dạy nên rất khó đánh giá năng lực thật sự của giáo viên. + Năm nào cũng kiểm tra giờ dạy đồng loạt vào thời gian như thế, với những bài đã dạy đi dạy lại như vậy tạo ra sự nhàm chán không chỉ đối với người làm công tác kiểm tra mà với tất cả các giáo viên được kiểm tra. + Mọi giáo viên trong trường cứ thực hiện theo thói quen không có sự hướng dẫn, động viên, giúp đỡ của hiệu trưởng. Vì vậy việc kiểm tra chủ yếu dừng lại ở mức độ đánh giá theo cảm tính, dựa trên kết quả năm trước. Chưa thực hiện được nhiệm vụ tư vấn, thúc đẩy. + Đối với kiểm tra giờ dạy trên lớp thường sử dụng phương pháp dự giờ không phối hợp với các phương pháp khác có thể kết quả không chính xác đối với các giáo viên có tư tưởng đối phó. + Hiệu trưởng chỉ nắm được kết quả kiểm tra qua báo cáo của tổ trưởng mà không theo dõi sát để điều chỉnh lệch lạc, kịp thời. + Lực lượng kiểm tra không được hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm tra như thế nào nên việc thực hiện kiểm tra còn theo cảm tính dẫn đến kết quả kiểm tra không chính xác. + Chưa khuyến khích được sự tự kiểm tra của các cá nhân. 2.4. Tổng hợp, điều chỉnh: - HT đã có tổng hợp kết quả và thông báo trước hội đồng sư phạm biết tuy nhiên đây chỉ là kết quả thiên về xếp loại chứ chưa nhận xét được chất lượng các tiết dạy cũng như mặt mạnh, mặt yếu của các giáo viên đồng thời chưa rút ra được nguyên nhân của các tồn tại để có hướng khắc phục trong thời gian tới. - Chưa thực hiện được phép so sánh với các kết quả trước đây để rút kinh nghiệm. - Kết quả tổng hợp xếp loại chỉ dựa vào kết luận của tổ nên chưa công bằng giữa các tổ. - Sau kiểm tra giờ dạy chưa có kế hoạch giúp đỡ cho các giáo viên có năng lực yếu. - Kết quả kiểm tra chủ yếu được tổng hợp từ 2 đợt thi giáo viên dạy giỏi cấp trường mà chưa có kết quả của những tiết dự giờ đột xuất hay kiểm tra toàn diện giáo viên. - Sau khi thông báo kết quả nhà trường có khen thưởng những giáo viên có tiết dạy giỏi còn các giáo viên chưa đạt giỏi không được nhắc nhở cũng như có kế hoạch để giúp đỡ các giáo viên đó. Vì vậy số giáo viên giỏi năm nào cũng vậy mà không tăng lên qua các năm học. Tóm lại, việc kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên trong trường những năm học qua thực hiện chưa có hiệu quả, chưa thực hiện hết các nhiệm vụ kiểm tra, Người thực hiện: Đinh Thị Thanh Xuân- Trường THCS Lê Quý Đôn Trang 6 Một số kinh nghiệm về việc tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp---------------------------------------  chủ yếu dừng lại ở mức độ: Kiểm tra, đánh giá mà chưa thực hiện được nhiệm vụ tư vấn, thúc đẩy, đặc biệt ở tổ Sinh- Hoá việc kiểm tra còn nặng về hình thức mang tính đối phó vì vậy chất lượng giờ dạy của giáo viên chưa đồng đều, vẫn còn nhiều giáo viên trung bình, khá như đã thống kê ở trên. PHẦN II: CÁC GIẢI PHÁP Người thực hiện: Đinh Thị Thanh Xuân- Trường THCS Lê Quý Đôn Trang 7 Một số kinh nghiệm về việc tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp---------------------------------------  Để khắc phục những điểm còn hạn chế trong công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên tôi đã đưa ra các giải pháp và đã thực hiện thành công ở tổ Sinh- hoá từ năm học 2006-2007 đến nay đồng thời tôi đã tham mưu cho Hiệu trưởng và cùng với hiệu trưởng thực hiện trong toàn trường năm từ năm học 2008-2009 như sau: 1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra Đầu năm học chúng tôi đã họp tổ và đưa ra chỉ tiêu phấn đấu của tổ như sau: - 100 % giáo viên trong tổ thực hiện tốt quy chế chuyên môn. - 90% giáo viên trong tổ trở lên được xếp loại giỏi về giờ dạy. - 100% giáo viên trong tổ chuẩn bị và sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học khi lên lớp. - 100% giáo viên trong tổ soạn giáo án bằng máy vi tính và có ít nhất một tiết dạy bằng giáo án điện tử /một năm học.( Từ năm học 2008- 2009) - Chất lượng học tập bộ môn Sinh và Hóa của học sinh phải đạt được là: + 20 % trở lên loại giỏi + 30 % trở lên loại khá. + Loại yếu dưới 5 %, không có loại kém. Để đạt được chỉ tiêu đề ra đầu năm học chúng tôi đã xây dựng kế hoạch kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên trong tổ như sau: Thời gian Đối tượng kiểm tra Nội dung kiểm tra P Pháp kiểm tra H Thức kiểm tra L lượng kiểm tra Ghi chú Tháng 9 Lựa chọn Giờ dạy Dự giờ Đột xuất LLKT của tổ Trong quá trình KT có thể có sự tham gia của BGH trường Tháng 10 Toàn bộ Giờ dạy Dự giờ Định kì LLKT của tổ Tháng 11 Toàn bộ Hồ Phân tích sản phẩm Định kì LLKT của tổ Tháng 12 Lựa chọn Giờ dạy+ Hồ Dự giờ + PTSP Đột xuất LLKT của tổ Tháng 01 Lựa chọn Giờ dạy+ Hồ Dự giờ + PTSP Đột xuất LLKT của tổ Tháng 02 Toàn bộ Giờ dạy Dự giờ Định kì LLKT của tổ Tháng 03 Lựa chọn Giờ dạy+ Hồ Dự giờ + PTSP Đột xuất LLKT của tổ Tháng 04 Lựa chọn Giờ dạy+ Hồ Dự giờ Đột xuất LLKT của tổ Tháng 05 Lựa chọn Giờ dạy+ Hồ Dự giờ + PTSP Đột xuất LLKT của tổ - Hàng tháng chúng tôi có kế hoạch cụ thể hơn đến từng tuần với từng giáo viên cụ thể. - Kế hoạch được công khai để mọi người theo dõi thực hiện. Người thực hiện: Đinh Thị Thanh Xuân- Trường THCS Lê Quý Đôn Trang 8 Một số kinh nghiệm về việc tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp---------------------------------------  - Kế hoạch được xây dựng khoa học hơn như kiểm tra nhiều hơn ở các giáo viên mới ra trường và các giáo viên có năng lực chuyên môn yếu, kiểm tra ít hơn ở các giáo viên giỏi và các giáo viên có kinh nghiệm. - Đối tượng kiểm tra ở từng tháng chúng tôi cũng thay đổi qua các năm học. - Đối với kế hoạch dự giờ thường xuyên yêu cầu giáo viên đăng kí hàng tuần ngay từ đầu tuần và công khai để cả tổ hoặc BGH theo dõi có thể đi dự cùng với giáo viên theo mẫu sau: Tuần Họ và tên GV Đăng kí dự giờ Người dạy Bài dạy Ghi chú Tiết Lớp Thứ - Đặc thù ở tổ Sinh- Hoá có các tiết thực hành, thí nghiệm nhiều vì vậy ngay từ đầu năm học chúng tôi yêu cầu các giáo viên lập kế hoạch dạy các tiết thực hành theo mẫu: Tuần Tiết Nội dung Dự trù kinh phí Ghi chú Tổng cộng Sau đó với mỗi tiết cụ thể giáo viên phải lên kế hoạch có sự kí duyệt của tổ trưởng chuyên môn gởi lên BGH trường để cùng theo dõi, kiểm tra việc thực hiện của giáo viên. 2. Tổ chức kiểm tra 2.1 Xây dựng lực lượng kiểm tra. - Ngay từ đầu năm học tôi đã tham mưu cho hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban kiểm tra gồm các thành viên đủ tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực như: Lực lượng kiểm tra của tổ Sinh- Hoá gồm: 1: Đinh Thị Thanh Xuân 2: Trần Thị Hoàng Điệp 3: Nguyễn Thị Thanh - Chúng tôi họp lực lượng kiểm tra để phân công cụ thể nhiệm vụ của từng thành viên - Khi BGH kiểm tra đột xuất hay kiểm tra toàn diện giáo viên của tổ thì lực lượng kiểm tra của tổ cùng tham gia. 2.2 Phân cấp trong kiểm tra. - Đầu năm chúng tôi đã quy định rõ: + Lực lượng kiểm tra cuả tổ kiểm tra giáo viên trong tổ. + Khi kiểm tra các thành viên của ban kiểm tra chúng tôi mời thêm Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng + Các giáo viên thường xuyên tự kiểm tra mình 2.3 Xây dựng chuẩn đánh giá tiết dạy - Đầu năm chúng tôi đã xây dựng được chuẩn đánh giá tiết dạy dựa trên chuẩn của sở giáo dục có những điều chỉnh phù hợp với trường như: Người thực hiện: Đinh Thị Thanh Xuân- Trường THCS Lê Quý Đôn Trang 9 Một số kinh nghiệm về việc tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp---------------------------------------  + Ở yêu cầu 6: Sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp với nội dung kiểu bài trên lớp, đã bổ sung thêm: Trong điều kiện thiết bị nhà trường có hoặc giáo viên có thể làm được hoặc tìm được. + Ở yêu cầu 7: Trình bày bảng hợp lý, chữ viết, hình vẽ, lời nói rõ ràng, chuẩn mực, giáo án hợp lí đã bổ sung: Nếu tiết dạy bằng giáo án điện tử phải trình bày rõ ràng, hợp lí, học sinh phân biệt được nội dung cần phải ghi chép, nắm vững kiến thức trọng tâm, các tư liệu, hình ảnh minh họa phải phù hợp, cô đọng . - Chuẩn đánh giá tiết dạy đã được đưa ra thảo luận, điều chỉnh thống nhất và tập huấn cho tất cả giáo viên để không chỉ lực lượng kiểm tra nắm rõ để thống nhất trong cách đánh giá mà mọi giáo viên cũng phải nắm được để dễ dàng chấp nhận sự đánh giá khi được kiểm tra và có thể tự kiểm tra mình. 2.4 Xây dựng chế độ kiểm tra; - Chúng tôi đã quy định thể thức làm việc, nhiệm vụ, thời gian quy định tiến hành cụ thể hóa ra từng tháng, tuần như trong kế hoạch đã xây dựng. - Mặc dù không nhiều nhưng nhà trường đã có chế độ vật chất , tinh thần khuyến khích cho ban kiểm tra khi phải làm nhiều như ở đợt chấm thi giáo viên giỏi hay các đợt kiểm tra toàn diện. - Ngay từ đầu năm nhà trường đã có kế hoạch khuyến khích cho giáo viên về vật chất khi giáo viên đạt giờ tốt hoặc đưa vào ưu tiên khi xét thi đua khen thưởng cuối học kì, cuối năm học. Đồng thời đưa ra biện pháp đối với những giáo viên có giờ dạy chưa tốt. Điều đó đã tạo động lực phấn đấu cho giáo viên. 3. Chỉ đạo công tác kiểm tra: - Đầu năm học hiệu trưởng đã ra quyết định thành lập ban kiểm tra của cả trường và phân công các phó hiệu trưởng tham gia cùng làm việc với các tổ kiểm tra. - Ngoài phương pháp dự giờ chúng tôi phối hợp thêm một số phương pháp khác như: + Thứ 2 hàng tuần yêu cầu giáo viên lên lịch báo giảng đúng tiến độ chương trình và chúng tôi kiểm tra việc thực hiện chương trình của giáo viên qua lịch báo giảng. + Kiểm tra qua việc ghi sổ đầu bài của học sinh hàng tuần: Cứ đến tiết cuối ngày thứ 7 chúng tôi yêu cầu học sinh nộp sổ đầu bài lên văn phòng để kiểm tra, đối chiếu với lịch báo giảng nhờ vậy chúng tôi phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hiện tượng dạy gộp, cắt xén chương trình… + Kiểm tra vở ghi của học sinh: Có thể kiểm tra đột xuất ở một số lớp, nào đó khi xuất hiện tình huống có vấn đề hoặc kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì hay kiểm tra qua cuộc thi “Vở sạch chữ đẹp”… + Kiểm tra sổ mượn và trả đồ dùng dạy học cũng như các tài liệu tham khảo của nhân viên thiết bị, thư viện để biết được việc chuẩn bị bài dạy trên lớp của giáo viên có chu đáo hay không? + Kiểm tra qua việc thăm dò, phỏng vấn, lấy phiếu tín nhiệm từ học sinh, phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm… Người thực hiện: Đinh Thị Thanh Xuân- Trường THCS Lê Quý Đôn Trang 10 [...].. .Một số kinh nghiệm về việc tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp - + Các giáo viên nộp đề kiểm tra về tổ trưởng trước khi kiểm tra và bố trí các tiết kiểm tra chung, phân công giáo viên chấm chéo bài giữa các lớp để kiểm tra được mức độ nhận thức của học sinh giữa các lớp trong cùng khối có nhiều giáo viên dạy - Trong quá trình thực hiện chúng tôi... dựng kế hoạch kiểm tra giờ dạy trên lớp 8 2 Tổ chức kiểm tra 9 3 Chỉ đạo công tác kiểm tra 12 4 Tổng hợp, điều chỉnh………………………………… …… 10 KẾT QUẢ……………………… .14 KẾT LUẬN………………………………………………………………… .16 TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… .17 Người thực hiện: Đinh Thị Thanh Xuân- Trường THCS Lê Quý Đôn Trang 18 Một số kinh nghiệm về việc tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp ... mình vào việc kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên, kết quả trên có thể chưa thực sự vững chắc nhưng tôi tin rằng nếu chúng tôi vẫn tiếp tục thực hiện tốt những giải pháp nêu trên thì sẽ phát huy tốt hơn nữa những thành quả mà trường đã đạt được như vừa qua Người thực hiện: Đinh Thị Thanh Xuân- Trường THCS Lê Quý Đôn Trang 15 Một số kinh nghiệm về việc tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp ... THCS Lê Quý Đôn Trang 11 Một số kinh nghiệm về việc tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp - - Ghi lại các hoạt động giảng dạy của thầy, hoạt động học tập của trò và các mối quan hệ trong hoạt động dạy học - Ghi nhận các thông tin, các tình huống xảy ra trong tiết dạy; 3 Phân tích giờ dạy của giáo viên - Căn cứ vào các sự kiện, dữ liệu ghi nhận được, phân tích sư phạm giờ dạy theo những... Như vậy,để kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên có hiệu quả cần phải thực hiện tốt các giải pháp sau: - Trước hết bản thân người cán bộ quản lí phải nắm thật vững lí luận về công tác quản lí, đặc biệt về công tác kiểm tra nói chung và kiểm tra giờ dạy trên lớp nói riêng đồng thời áp dụng nó một cách sáng tạo, có chọn lọc để phù hợp với tình hình nhà trường - Để thực hiện công tác kiểm tra thật khoa... - MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Trang: I Lí do chọn đề tài .1 1.Cơ sở lí luận .1 2.Cơ sở thực tiễn 1 II Phạm vi đề tài 2 PHẦN THỰC TRẠNG 1 Tình hình nhà trường 3 2 Thực trạng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp 4 2.1 Xây dựng kế hoạch kiểm tra giờ dạy trên lớp 4 2.2 Tổ chức kiểm tra 4 2.3 Chỉ đạo công tác kiểm tra 6 2.4 Tổng... Xuân- Trường THCS Lê Quý Đôn Trang 12 Một số kinh nghiệm về việc tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp - - Sau mỗi đợt kiểm tra giờ dạy trên lớp chúng tôi đều họp tổ để tổng kết, đánh giá nhận xét ưu khuyết của từng giáo viên đồng thời chỉ ra nguyên nhân cũng như biện pháp để phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm cụ thể: + Các giáo viên có tiết dạy tốt như cô Điệp, cô Xuân,... nêu trên việc kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên đã có chuyển biến rõ rệt cụ thể như sau: - Việc kiểm tra đã thực hiện tương đối tốt đặc biệt là việc thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra đó là không chỉ dừng ở mức độ kiểm tra, đánh giá mà đã thực hiện tốt 2 nhiệm vụ tư vấn, thúc đẩy vì vậy chất lượng giờ dạy của giáo viên đã thay đổi rõ rệt - Hầu hết giáo viên có ý thức tự giác trong việc thực hiện giờ. .. chuyên môn luôn có tổng kết, đánh giá công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp một cách chính xác nhất - Trong quá trình thực hiện nên thường xuyên ghi lại nhật kí công tác để rút kinh nghiệm cho những năm học sau II PHẠM VI ÁP DỤNG: Kiểm tra giờ dạy trên lớp là công việc thường xuyên và bắt buộc ở tất cả các trường phổ thông vì vậy những kinh nghiệm của tôi trên đây có thể áp dụng được ở tất cả các trường... thực hiện giờ dạy trên lớp, đặc biệt đã biến quá trình kiểm tra của BGH thành quá trình tự kiểm tra của bản thân mỗi giáo viên - Giáo viên chuẩn bị rất chu đáo cho các tiết dạy, đặc biệt là việc chuẩn bị đồ dùng dạy học hay việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học - Chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên tăng rõ rệt - Hiệu quả giờ học của học sinh được nâng cao ở hầu hết các tiết dạy - Chất . kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên trong tổ như sau: Thời gian Đối tượng kiểm tra Nội dung kiểm tra P Pháp kiểm tra H Thức kiểm tra L lượng kiểm tra. Đôn Trang 12 Một số kinh nghiệm về việc tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp- --------------------------------------  - Sau mỗi đợt kiểm tra giờ dạy trên lớp

Ngày đăng: 13/09/2013, 12:10

Hình ảnh liên quan

1. Nghiên cứu tình hình nhà trường - Một số kinh nghiiệm kiểm tra giờ dạy trên lớp

1..

Nghiên cứu tình hình nhà trường Xem tại trang 3 của tài liệu.
PHẦN I: THỰC TRẠNG - Một số kinh nghiiệm kiểm tra giờ dạy trên lớp
PHẦN I: THỰC TRẠNG Xem tại trang 3 của tài liệu.
+ Kế hoạch đưa ra mang tính hình thức được công bố trong đại hội công chức mà không triển khai cụ thể đến từng giáo viên - Một số kinh nghiiệm kiểm tra giờ dạy trên lớp

ho.

ạch đưa ra mang tính hình thức được công bố trong đại hội công chức mà không triển khai cụ thể đến từng giáo viên Xem tại trang 4 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan