SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT MAI ANH TUẤN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMPHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC PHI KIM LỚP 10
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT MAI ANH TUẤN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMPHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC PHI KIM LỚP 10
Người thực hiện: Nguyễn Văn Đạt Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Mai Anh Tuấn SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Hóa Học
THANH HOÁ NĂM 2019
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC PHI KIM LỚP 10 1
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng nghiên cứu 2
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Đóng góp mới của đề tài 3
PHẦN II NỘI DUNG 3
I CƠ SỞ LÍ LUẬN 3
1 Khái niệm về năng lực 3
2.2 Năng lực của học sinh Trung học phổ thông 5
3 Bài tập hóa học 6
3.1 Khái niệm về bài tập hóa học 6
3.2 Phân loại bài tập hóa học 6
3.2.1 Bài tập trực quan 6
3.2.1.3 Bài tập bảng biểu 7
3.3 Sử dụng bài tập hóa học để phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh 7
4 Sử dụng bài tập hóa học trong dạy học phát triển năng lực 7
4.1 Sử dụng bài tập hóa học kết hợp với bản đồ tư duy 7
4.2 Sử dụng bài tập hóa học dùng trong dạy học bài mới 8
4.3 Sử dụng bài tập hóa học dùng trong dạy học bài luyện tập 8
4.4 Sử dụng bài tập hóa học dùng trong bài kiểm tra 8
4.5 Sử dụng bài tập hóa học dùng tự học 9
II XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH 9
1 Nguyên tắc xây dựng: 9
2 Quy trình xây dựng hệ thống bài tập: 9
3 Xây dựng bài tập phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh thông qua hệ thống bài tập hóa học phần phi kim lớp 10 9
3.1 Hệ thống bài tập chương Halogen 9
3.2 Hệ thống bài tập chương Oxi- Lưu Huỳnh 15
4.1.Mục đích 19
Trang 34.2 Phương pháp 19
4.3.Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 20
4.4 Tiến hành thực nghiệm 20
4.5 Kết quả 20
PHẦN 3 KẾT LUẬN 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 22
Trang 4PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN HÓA HỌC PHI KIM LỚP
Thứ nhất, nhiều người dân không hài lòng về chất lượng giáo dục của các
trường học Không chỉ là kết quả học tập mà các yếu tố như: khả năng thích nghi, tiếp thu của học sinh, chất lượng giáo viên, môi trường học tập, chương trình, mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học… đều được quan tâm và đánh giá Và hầu hết các trường đều chưa đáp ứng được nhu cầu, mong muốn, kỳ vọng của người dân Những gia đình có điều kiện kinh tế đã gửi con, em đi du học như một hình thức tị nạn về Giáo dục
Thứ hai, xã hội cũng không hài lòng về chất lượng đào tạo Các doanh nghiệp, các cơ quan… hầu hết đều phải đào tạo lại nếu muốn tuyển dụng, bởi người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu việc làm
Thứ ba, là về hiệu quả đầu tư cho Giáo dục, theo Phạm Đỗ Tiến Nhật, lượng tiền
xã hội bỏ ra (khoảng 25% GDP) đầu tư cho giáo dục so với những gì thu được làkhông xứng đáng và lãng phí Ngoài ra còn rất nhiều ý kiến về chất lượng giáo dục, đào tạo hiện nay
Như vậy để thấy rằng, mâu thuẫn lớn nhất của nền giáo dục Việt Nam hiện nay chính là phát triển theo chiều rộng nhưng chất lượng giáo dục lại thấp Làm thế nào để thay đổi thực trạng này? Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền có đưa
ra các giải pháp như: Nghị quyết số: 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tại hội nghị trung ương 8 (khóa XI) Quốc hội đưa ra Nghị quyết 88/2014/QH13 đổi mới chương trình sách giáo khoa Chính phủ có Nghị quyết 44/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết
29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
Trang 5Tất cả các giải pháp đều có điểm chung là đổi mới nền giáo dục từ định hướng phát triển nội dung sang định hướng phát triển năng lực của người học Năng lựcgồm: Năng lực chung và năng lực chuyên môn Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn là một năng lực chuyên môn cần thiết và quan trọng.
Hóa học là môn khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm, đồng thời cũng gắn liền với thực tiễn và các hiện tượng trong cuộc sống Trong dạy học hóa học, việc sử dụng bài tập được áp dụng rộng rãi nhằm hệ thống hóa các kiến thức, kỹ năng, rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và đánh giá các năng lực của học sinh Mặc dù vậy, hiện nay nhiều bài tập hóa học được xây dựng lại
xa rời thực tiễn, quá chú trọng vào các kĩ thuật tính toán mà chưa quan tâm đến bản chất hóa học làm giảm bớt giá trị của chúng Việc xây dựng các bài tập một cách hệ thống mà chứa đựng những tình huống xảy ra trong cuộc sống thực tiễn còn rất thiếu
Muốn phát triển được năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh phải làm như thế nào? Và việc xây dựng hệ thống bài tập định hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn có nâng cao chất lượng học tập của học sinh hay không? Đều là những băn khoăn, trăn trở không chỉ của riêng bất kì thầy, cô giáo hay các cấp quản lý giáo dục nào
Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển năng lực vận dụng
kiến thức cho học sinh thông qua hệ thống bài tập phần hóa học phi kim lớp 10.”
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh thông qua
hệ thống bài tập phần hóa học phi kim lớp 10, qua đó góp phần nâng cao chất
lượng dạy học hóa học ở trường THPT
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống bài tập hình vẽ, sơ đồ, đồ thị, bảng biểu (phần hóa học phi kim lớp 10) và các biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trường THPT Mai Anh Tuấn
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu các cơ sở lý luận liên quan và trong chính đề tài: Đổi mới
phương pháp dạy học hóa học, bài tập hóa học, những vấn đề tổng quan về năng
Trang 6lực, năng lực vận dụng kiến thức và cách thức sử dụng bài tập hóa học để phát triển năng lực này cho học sinh THPT.
4.2 Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương trình, sách giáo khoa hóa học ở
trường phổ thông, đặc biệt là phần hóa học phi kim lớp 10
4.3 Nghiên cứu phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho HS thông qua hệ
thống bài tập phần hóa học phi kim lớp 10 thông qua hệ thống bài tập hóa học có hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị
5 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của lí thuyết
- Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, sách tham khảo, các đề thi học sinh giỏi Hóa các cấp các năm
- Thực nghiệm
+Tham khảo ý kiến của các chuyên gia
+ Thực nghiệm sư phạm: Dạy học sinh lớp 10 THPT
+ Phương pháp thống kê toán học và xử lí kết quả thực nghiệm
6 Đóng góp mới của đề tài
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận về vấn đề phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trong quá trình dạy học ở trường THPT
- Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh thông qua hệ thống bài tậphình vẽ, sơ đồ, bảng biểu, đồ thị phần hóa học phi kim lớp 10
PHẦN II NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÍ LUẬN.
1 Khái niệm về năng lực
Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức kĩ năng và các thuộc tính các nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, Năng lực của cá nhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề cuộc sống
2 Phân loại năng lực và năng lực học sinh cần đạt được
Trang 72.1.Phân loại năng lực
Hiện nay, có rất nhiều cách phân loại năng lực, qua nghiên cứu có thể chia năng lực thành 2 loại năng lực cần cho người lao động trong xã hội hiện nay, giúp họ
có đầy đủ khả năng hoàn thành chủ động, tích cực và sáng tạo nhiệm vụ được giao Đó là:
Năng lực chung: “Là những năng lực cơ bản, cần thiết mà bất kì ai, bất kì người
nào cũng cần có để sống, học tập, làm việc và phát triển Các hoạt động giáo dục, với những tác động khác nhau, nhưng đều hướng đến mục tiêu hình thành
và phát triển các năng lực chung của học sinh” Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành ở nước ta chú trọng hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất đạo đức (sống yêu thương, sống tự chủ, sống trách nhiệm) và những năng lực chung chủ yếu như [2]: “Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp
và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo”
Việc đánh giá mức độ các yêu cầu được thực hiện thông qua nhận xét các biểu hiện chủ yếu của các thành tố trong từng phẩm chất, năng lực và được mô tả trong chương trình cụ thể của các cấp
Năng lực chuyên biệt: “Là các năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở,
nền tảng của những năng lực chung nhưng sâu hơn, tách biệt hơn trong những hoạt động hoặc tình huống, môi trường đặc thù Năng lực chuyên biệt là năng lực được hình thành và phát triển nổi trội hơn, chiếm ưu thế hơn xuất phát từ đặcđiểm của môn học Một năng lực có thể làm năng lực chuyên biệt của nhiều mônhọc khác nhau” Năng lực chuyên biệt của môn hóa học trong nhà trường THPT bao gồm:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực thực nghiệm hóa học
- Năng lực tính toán hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
Nhìn chung, sự phân biệt giữa năng lực chung và năng lực chuyên biệt là cần thiết Tuy nhiên, chúng cũng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, góp phần bổ sungcho nhau, vì vậy đôi khi danh giới giữa chúng là không thật sự rõ ràng Ví dụ: Năng lực tư duy sáng tạo là năng lực chung nhưng môn học nào cũng coi năng lực này như một năng lực chuyên biệt…
Trang 8Hiện nay, người ta quan tâm nhiều đến việc phát triển năng lực hành động Nănglực hành động của mỗi cá thể được tổ hợp bởi các năng lực nhất định, chủ yếu bao gồm[1] : “Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực cá thể, năng lực hành động và năng lực xã hội”.
Những năng lực này có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau và không thể tách rời nhau Trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực này mà năng lực hành động được hình thành Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả theo mô hình sau[1] :
2.2 Năng lực của học sinh Trung học phổ thông
Theo tài liệu[3] của tác giả Nguyễn Minh Phương đề xuất 4 nhóm năng lực thể hiện được khung năng lực cần đạt cho học sinh phổ thông của nước ta hiện nay:
Năng lực nhận thức: yêu cầu học sinh có các khả năng quan sát, ghi nhớ, tư duy
(độc lập, logic, trừu tượng…) Từ đó phát hiện được vấn đề, có ý thức tự học, trau dồi vốn kiến thức trong cuộc sống một cách chủ động, tích cực
Năng lực xã hội: yêu cầu học sinh phải có những khả năng thuyết trình, giao
tiếp, tự tin trước đám đông, điều khiển được cảm xúc, có khả năng thích ứng, biết phối hợp giữa các khả năng cạnh tranh và hợp tác…
Năng lực thực hành (hoạt động thực tiễn): yêu cầu học sinh phải biết cách vận
dụng tri thức, thực hiện một cách chủ động, linh hoạt, tích cực Có khả năng sử dụng các công cụ cần thiết, khả năng giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo nhất, có
sự bền bỉ…
Năng lực cá nhân: được biểu hiện qua các mặt về thể lực, yêu cầu học sinh biết
chơi thể thao, tập thể dục để bảo vệ sức khỏe, có khả năng thích nghi với môi trường sống, bên cạnh đó là mặt hoạt động cá nhân đa dạng khác nhau như: khả năng lập kế hoạch, tự đánh giá, tự chịu trách nhiệm
Trang 9Như vậy trong chương trình GD phổ thông, nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực chung chủ yếu , và mỗi môn học có những năng lực đặc thù riêng Ví dụ như môn Hóa học có những năng lực đặc thù : “Năng lực sửdụng ngôn ngữ hóa học, năng lực thực nghiệm hóa học, năng lực tính toán hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn”.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi đi sâu vào nghiên cứu về năng lực vận dụng kiến thức của học sinh THPT
3 Bài tập hóa học
3.1 Khái niệm về bài tập hóa học
Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông : “Bài tập là bài ra cho học sinh làm để tập vận dụng những điều đã học”, còn bài toán là: “vấn đề cần giải quyết bằng phương pháp khoa học” Như vậy, bài tập hóa học là những bài tập đưa ra cho học sinh làm có chứa đựng vấn đề, nội dung hóa học, và được giải quyết nhờ những suy luận logic, hiểu biết về các vấn đề liên quan đến hóa học
Để giải được những bài tập này học sinh phải biết suy luận logic, dựa vào nhữngkiến thức đã học, biết vận dụng vào những hiện tượng hóa học, những khái niệm, định luật, học thuyết, cả những phép toán cơ bản,… người học phải biết phân loại bài tập để tìm ra hướng giải hợp lý và có hiệu quả
3.2 Phân loại bài tập hóa học
3.2.1 Bài tập trực quan
Là bài tập sử dụng hình vẽ để mô tả hiện tượng thí nghiệm, cách tiến hành
và các dụng cụ thí nghiệm, hóa chất Từ việc đưa giả thuyết bài tập bằng hình
vẽ, học sinh dựa vào đó để giải quyết các nhiệm vụ học tập và câu hỏi đề bài yêucầu
3.2.1.1 Bài tập hình vẽ
Là bài tập sử dụng hình vẽ để mô tả hiện tượng thí nghiệm, cách tiến hành và các dụng cụ thí nghiệm, hóa chất Từ việc đưa giả thuyết bài tập bằng hình vẽ, học sinh dựa vào đó để giải quyết các nhiệm vụ học tập và câu hỏi đề bài yêu cầu
3.2.1.2 Bài tập đồ thị
Trang 10Là bài tập sử dụng các dữ liệu biểu diễn dưới dạng đồ thị làm giả thiết củabài tập Học sinh phải vận dụng kiến thức đọc được đề bài và các ẩn số dưới dạng đồ thị đó Từ đó, giải quyết được yêu cầu bài tập.
3.2.1.3 Bài tập bảng biểu
Là dạng bài tập được trình bày thông qua các bảng biểu Học sinh vừa phải hiểu được nội dung qua bảng biểu vừa biết cách xử lí được số liệu đó để giải được bài tập
3.3 Sử dụng bài tập hóa học để phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh
Trong quá trình dạy học hóa học, một trong những hoạt động chủ yếu để phát triển năng lực cho học sinh là hoạt động giải bài tập Vì vậy, Giáo viên cần tạo điều kiện để thông qua hoạt động này học sinh được phát triển các năng lực,
từ đó HS sẽ có phẩm chất tư duy mới, được thể hiện ở : “Năng lực phát hiện vấn
đề mới (tình huống có vấn đề), tìm ra hướng giải mới, tạo kết quả học tập mới”
Để có được những kết quả trên, giáo viên “cần ý thức xác định được mục đích của hoạt động giải bài tập hóa học, không phải chỉ là tìm ra đáp số đúng màcòn là phương tiện khá hiệu quả để rèn luyện tư duy hóa học cho học sinh” Bài tập hóa học rất phong phú và đa dạng, muốn giải được bài tập hóa học “phải biếtvận dụng nhiều kiến thức cơ bản, sử dụng các thao tác tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa…” Qua các Bài tập hóa học đó, học sinh được thường xuyên rèn luyện ý thức tự giác trong học tập và nâng cao khả năng hiểu biết cá nhân
4 Sử dụng bài tập hóa học trong dạy học phát triển năng lực
4.1 Sử dụng bài tập hóa học kết hợp với bản đồ tư duy
Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương
tiện để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của não bộ Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồphân nhánh
Trong bài tập hóa học được chia ra rất nhiều dạng, có thể kết hợp sử dụng bản đồ tư duy để nâng cao hiệu quả học tập như tăng cường hỗ trợ trí nhớ, hệ thống lại các dạng bài tập để củng cố kiến thức, không bị thiết xót dạng hoặc quá lan man làm lẫn lộn , xáo trộn các dạng bài lên nhau
Ví dụ như: hệ thống một số dạng bài tập của hóa học 10
Trang 11Hình 1.2 Sơ đồ tư duy hệ thống một số bài tập hóa học 10
4.2 Sử dụng bài tập hóa học dùng trong dạy học bài mới
Trong dạy học bài mới, Giáo viên có thể sử dụng bài tập hóa học ngay khi vào bài Đưa ra một vấn đề hoặc tình huống kích thích được trì tò mò và tư duy của học sinh, lôi cuốn được học sinh và tăng sự yêu thích với môn Hóa học Ví dụ: Khi dạy học bài Oxi-Ozon (tiết 2), giáo viên có thể đưa ra bức tranh về cấu trúc các tầng của khí quyển và cho học sinh (theo hiểu biết của bản thân) xác định vị trí của tầng Ozon ở đâu Sau khi để học sinh trả lời, giáo viên vào bài để tìm ra đáp án đúng
4.3 Sử dụng bài tập hóa học dùng trong dạy học bài luyện tập
Với những bài luyện tập Giáo viên sử dụng bài tập hóa học nhằm củng cốkiến thức, khai thác sâu và rộng hơn những tri thức đã có, phát triển các năng lực đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh Bằng cách đưa ra các bài tập hóa học hay tự sưu tầm hoặc thiết kế để học sinh suy nghĩ tìm ra đáp án
4.4 Sử dụng bài tập hóa học dùng trong bài kiểm tra
Việc sử dụng bài tập hóa học trong kiểm tra nhằm đánh giá kết quả học tạpcủa học sinh về các mặt (kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực…) Để đánh giá được năng lực cần phải chọn lựa được những bài tập buộc phải sử dụng đến năng lực đó Như, để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hóa học thì bài tập
đó phải có yếu tố thức tiễn và để giải quyết được vấn đề đưa ra, buộc học sinh phải biết cách vận dụng kiến thức đã học
Trang 124.5 Sử dụng bài tập hóa học dùng tự học.
Không chỉ trong quá trình dạy học mà trong cả quá trình tự học, việc sử dụng bài tập hóa học là khá phổ biến và có hiệu quả Bài tập hóa học giúp người học tự củng cố kiến thức cũ, tích cực chủ động tìm ra tri thức mới Giúp học sinh thỏa mãn nhu cầu tri thức và niềm vui khi tìm ra đáp án, kiến thức mới
II XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH.
1 Nguyên tắc xây dựng:
- Bài tập phải đảm bảo tính vừa sức ,từ cơ bản đến phát triển tư duy
- Từ đặc điểm riêng lẻ đến khái quát,lặp đi lặp lại những kiến thức khó và trừu tượng
- Đa dạng, đủ loại hình nhằm tăng thêm kiến thức và giúp học sinh cọ sát
- Cập nhật những thông tin mới
- Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính chính xác,khoa học
2 Quy trình xây dựng hệ thống bài tập:
- Bước 1: Xác định mục đích của hệ thống bài tập
- Bước 2: Xác định nội dung hệ thống bài tập
- Bước 3: Xác định loại bài tập, các kiểu bài tập
- Bước 4: Thu thập thông tin để soạn hệ thống bài tập
- Bước 5: Tiến hành soạn thảo bài tập
- Bước 6: Tham khảo, trao đổi ý kiến với chuyên gia và đồng nghiệp
- Bước 7: Thực nghiệm, chỉnh sửa và bổ sung
3 Xây dựng bài tập phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh thông qua hệ thống bài tập hóa học phần phi kim lớp 10
3.1 Hệ thống bài tập chương Halogen
Ví dụ 1: Hãy đọc các thông tin trên nhãn và các lưu ý khi sử dụng nước Javen
sau: