1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kinh nghiệm dạy bài 16 định dạng văn bản môn tin học lớp 6

16 224 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 2,31 MB

Nội dung

Xuất phát từ nhận thức đó cùng với kết quả thu được tuy còn khiêm tốn trong những năm gần đây cùng với mong muốn được góp một phần nhỏ công sức, sự hiểu biết, kinh nghiệm ít ỏi của mình

Trang 1

M C L CỤC LỤC ỤC LỤC

2.3 Các giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện 5

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài

Công nghệ thông tin đã tác động lớn đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội Không một ngành nào, không một công việc nào mà không cần sự hỗ trợ của tin học Chính vì thế, cần có một nguồn nhân lực được đào tạo bài bản là một vấn đề cấp thiết Việc đào tạo nhân lực một cách bài bản không phải một sáng một chiều

mà có được mà đó phải là một quá trình, chính vì lẽ đó mà Sở GD&ĐT đã đưa tin

Trang 2

học vào trường THCS để các em có một vốn kiến thức về tin học để sau này vững bước đến tương lai

Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, việc đưa tin học vào các trường phổ thông là một việc cần thiết đang được Đảng và nhà nước ta áp dụng trên khắp các tỉnh thành Với sự giúp đỡ của công nghệ thông tin, việc dạy học trong các nhà trường phổ thông đã có những khởi sắc rõ rệt càng cho ta thấy một thực tế rất rõ ràng về vai trò quan trọng không thể thiếu của tin học

Bộ môn Tin học không giống các bộ môn khác, nếu như các bộ môn khác chú trọng về việc dạy lí thuyết đôi khi còn lơ là việc thực hành thì bộ môn Tin học lại rất chú trọng về thực hành, coi thực hành là " kim chỉ nam" của môn học Do đó cần mang lại cho các em một cái nhìn trực quan, sinh động bằng cách giáo viên chú

ý đến các tiết thực hành, tức là học trực tiếp trên máy tính, việc tiếp xúc với công nghệ mới, thực hành nhiều thì các em mới lĩnh hội được nhiều kiến thức

Bản thân là một giáo viên, với 14 năm kinh nghiệm thực tiễn dạy môn Tin học và qua học tập đồng nghiệp tôi càng nhận thức sâu sắc hơn bao giờ hết về vị trí, tầm quan trọng của môn Tin học Xuất phát từ nhận thức đó cùng với kết quả thu được tuy còn khiêm tốn trong những năm gần đây cùng với mong muốn được góp một phần nhỏ công sức, sự hiểu biết, kinh nghiệm ít ỏi của mình vào công tác

giáo dục nên tôi đã chọn đề tài "Kinh nghiệm dạy tốt bài 16 Định dạng văn bản môn Tin học 6”.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Bản thân tôi nghiên cứu vấn đề này nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn tin học 6 nói chung, bài định dạng trang tính nói riêng

Tìm hiểu các phương pháp dạy học môn tin học, từ đó chọn ra phương pháp dạy phù hợp với đối tượng học sinh mình đang dạy, nhằm nâng cao chấy lượng dạy học

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành ở lớp 6, năm học 2016 - 2017 là lớp thực nghiệm, lớp 6 năm 2015 - 2016 là lớp đối chứng Kết quả sau khi áp dụng cho thấy đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh Lớp thực nghiệm đạt kết quả học tập cao hơn lớp đối chứng Điểm trung bình bài kiểm tra của lớp thực nghiệm

là 7.5 còn điểm trung bình bài kiểm tra lớp đối chứng là 5.5

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu mà tôi đã sử dụng trong đề tài đó là:

- PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết;

- PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin;

- PP thống kê, xử lý số liệu

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Trang 3

Tin học là bộ môn ngày càng chiếm ưu thế quan trọng trong giáo dục, đây là

bộ môn được xem như là cánh cổng để đưa chúng ta đến với các môn khoa học khác một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất Vì vậy, môn tin học đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc rèn luyện cho các em kỹ năng tư duy, kỹ năng tính toán,

óc tưởng tượng và sự nhanh nhẹn Góp phần hình thành phẩm chất cần thiết của người lao động mới

Bộ môn Tin học 6 có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của giáo dục THCS Nó bước đầu giúp học sinh làm quen với các kiến thức

cơ bản, hình thành khả năng vận dụng kiến thức tin học vào đời sống, các môn học khác Đặc biệt nó không thể thiếu, đảm bảo tính chỉnh thể của chương trình môn

Tự chọn Tin học trong trường THCS

Trong chương trình Tin học THCS, Định dạng văn bản là một phần rất thú

vị, không những giúp học sinh bước đầu soạn thảo thảo được một văn bản dễ đọc

mà còn có bố cục đẹp, dễ dễ ghi nhớ

Trong thực tế làm việc và học tập chúng ta thường xuyên phải soạn thảo văn bản, thường xuyên định dạng văn bản, nếu như không biết định dạng văn bản đồng nghĩa với làm cho văn bản chưa mạch lạc và không làm nổi bật được nội dung dẫn đến ảnh hưởng tới công việc và học tập Vậy việc định dạng văn bản rất quan trọng trong công việc cũng như học tập

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

a Thực trạng:

Trong quá trình giảng dạy, nơi tôi công tác có những ưu điểm, nhược điểm sau:

* Ưu điểm:

Về phía nhà trường:

- Ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn là những người có năng lực quản lí

và năng lực chuyên môn tốt Vì vậy có khả năng đánh giá giáo viên đúng với năng lực sở trường của từng người Công tác phân công chuyên môn hàng năm đều phù hợp với năng lực và hoàn cảnh của mỗi người

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học cho hai tổ chuyên môn được

bổ sung, tăng cường hàng năm, đến nay nhà trường đã có 2 máy tính xách tay, có máy chiếu đa năng cho 5/6 phòng học và nối mạng cho tất cả các máy vi tính, giúp giáo viên khai thác thông tin để không ngừng cải thiện, nâng cao dần điều kiện làm việc cho giáo viên, học tập cho học sinh từ đó mà nâng cao chất lượng dạy học

- Đa số giáo viên trong trường đạt giáo viên giỏi cấp cơ sở

Về giáo viên:

- Có trình độ đào tạo trên chuẩn, yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong công tác chuyên môn

- Có tuổi đời, tuổi nghề đang ở độ chín, độ cống hiến

Trang 4

- Nhiệt tình công tác, luôn có ý thức học hỏi các đồng nghiệp để trau rồi kiến thức không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình

- Có tinh thần cầu tiến, cần cù, chịu khó học hỏi, nghiên cứu khoa học nghiêm túc và thường xuyên

Về học sinh:

Học sinh của trường hầu hết là con em nông thôn nên các em có tính cần cù chịu khó, biết vâng lời thầy cô Đa số các em có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi và yêu thích môn học

Phụ huynh học sinh đã bắt đầu đầu tư thời gian cũng như kinh tế và chăm lo tới việc học tập của con em

* Nhược điểm:

Về học sinh:

- Trình độ các em không đồng đều, tính tự giác chưa cao, khả năng tư duy sáng tạo của từng em còn hạn chế Hơn thế nữa một số gia đình kinh tế còn khó khăn nên thời gian đầu tư cho việc học tập ở nhà còn ít, các em phải dành thời gian phụ giúp gia đình hoặc đi làm thêm buổi trưa, buổi tối kiếm thêm tiền để trang trải cuộc sống

- Học sinh còn xem nhẹ bộ môn tin học, coi bộ môn tin học là một môn phụ nên chưa đầu tư thời gian vào nghiên cứu, học bài

- Học sinh của trường hầu hết là con em nông thôn nên gia đình chưa có máy

vi tính ở nhà khiến cho việc tự học Tin học của các em còn gặp nhiều khó khăn

- Phụ huynh học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của bộ môn tin học nên chưa đầu tư cho con em mình, một số ít phụ huynh đã mua máy tính nhưng quản lý chưa tốt con em dẫn đến việc sử dụng máy tính chưa đúng mục đích, còn nặng nề chơi game, xem phim, sử dụng cho học tập còn ít

- Nhiều em có ý nghĩ sai lệch về bộ Môn Tin học, nghĩ rằng Tin học chỉ là đánh văn bản, chính vì ý nghĩ đó đã làm giảm hứng thú học tập của các em

b Kết quả của thực trạng:

- Để thống kê năng lực tiếp thu bài của học sinh tôi dùng các hình thức như phát vấn, trắc nghiệm một số học sinh để học sinh nắm vững kiến thức lý thuyết

Đề bài

Câu 1: Thế nào là định dạng văn bản?

Câu 2: Hãy nêu mục đích định dạn văn bản?.

Câu 3: Hãy nêu một số tính chất định dạng ký tự phổ biến?

Đáp án:

Câu 1: Định dạng văn bản là thay đổi kiểu dáng, vị trí của các kí tự (con chữ,

số, ký hiệu), các đoạn văn bản và các đối tượng khác trên trang

Câu 2: Định dạng văn bản nhằm mục đích để văn bản dễ đọc, trang văn bản

có bố cục đẹp và người đọc dễ ghi nhớ các nội dung cần thiết

Trang 5

Câu 3: Một số tính chất định dạng phổ biến: Phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ,

màu sắc

Bảng 1 - Kết quả khảo sát chất lượng lớp 6 qua các năm là:

Năm học Lớ p số Sĩ Giỏi Khá

Trung

- Căn cứ vào bảng 1 và qua kết quả chấm bài tôi thấy một số học sinh trả lời được câu hỏi lý thuyết nhưng khi định dạng văn bản thực tế lại không phân biệt đâu

là định dạng phông chữ, đâu là định dạng kiểu chữ dẫn đến văn bản sau khi soạn thảo xong không được theo ý muốn Tiếp theo tôi làm phiếu điều tra mức độ yêu thích bộ môn tin học bằng việc chọn một trong các phương án trả lời sau:

PHIẾU ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ YÊU THÍCH MÔN TIN HỌC

Họ và tên: Lớp:

1 Rất thích học bộ môn tin học:

2 Không thích học:

3 Không thích, cũng không ghét:

- Thu phiếu tổng hợp, kết quả đạt được qua các năm như sau:

Năm học Lớp Sĩ số Rất thích Không thích

Không thích, cũng không ghét

- Qua bảng số liệu trên tôi thấy tỉ lệ học sinh yêu thích môn học chưa cao, tỉ

lệ học sinh không thích còn nhiều

- Để khắc phục thực trạng trên tôi đã có những giải pháp, các biện pháp để giải quyết vấn đề là:

2.3 Các giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện:

2.3.1 Các giải pháp

1.1 Giải pháp 1: Nghiên cứu SGK, các tài liệu liên quan

1.2 Giải pháp 2: Rà soát cơ sở vật chất phòng máy: Nguồn điện phải ổn định, kết nối Internet, có máy chiếu, số lượng máy đảm bảo tối thiểu 02 em/01 máy

1.3 Giải pháp 3: Xây dựng kế hoạch giảng dạy

Trang 6

1.4 Giải pháp 4: Xác định nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa nắm vững bài chỉnh sửa văn bản

1.5 Giải pháp 5: Lựa chọn các kiến thức cần cung cấp cho học sinh

1.6 Giải pháp 6: Kích thích thái độ học tập tích cực của học sinh

1.7 Giải pháp 7: Tổ chức cung cấp các kiến thức đã chọn đến học sinh

2.3 2 Biện pháp thực hiện

2.3 2.1 Lựa chọn tài liệu liên quan đến bài chỉnh sửa văn bản:

- Bản thân giáo viên là người chủ động truyền đạt kiến thức, tôi luôn có ý

thức tìm đọc các tài liệu tham khảo trước hết là xây dựng tủ sách tham khảo cho mình ngày càng nhiều sau đó là để cung cấp, giới thiệu học sinh cùng tham khảo và đặc biệt để tích lũy kiến thức phục vụ trong quá trình công tác của mình Đối với bài dạy này, tôi đã sử dụng các tài liệu tham khảo đó là:

1 Sách giáo khoa Tin học 6 của Bộ giáo dục và đào tạo

2 Sách bài tập Tin học 6 - Tác giả: Tôn Thân - chủ biên

3 Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tin học trung học sơ sở Của Bộ giáo dục và đào tạo

4 Ngoài ra tôi còn lên mạng Internet để tìm kiếm, chắt lọc các thông tin về bài dạy

2.3 2.2 Rà soát cơ sở vật chất phòng máy

- Đối với một tiết thực hành tin học việc chuẩn bị tốt phòng máy là rất quan trọng, nó quyết định tới thành công của tiết dạy

- Đảm bảo nguồn điện ổn định cho các máy hoạt động, nếu không khi học sinh đang thực hành máy bị tắt hoặc khởi động lại vừa mất thời gian lại mất công sức làm lại (nếu như chưa lưu) mà lại nhàm chán đẫn đến ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh

- Kiểm tra máy chiếu có hoạt động tốt không bởi có một số thao tác học sinh phải được quan sát trực tiếp, thấy được sự thay đổi khi thực hiện lệnh thì học sinh mới hiểu và thực hành theo được Nếu dạy chay mô tả bằng miệng thì học sinh rất khó tưởng tượng, không thể tiếp thu bài được, dẫn đến học sinh chán không có hứng thú học bài

- Phải kiểm tra xem số máy hoạt động được có đủ tối thiếu 2 em/máy không, nếu không đủ phải có kế hoạch chia ca để các em thực hành như vậy đảm bảo được tất cả các em đều được thực hành, hiệu quả tiết dạy sẽ cao hơn nhiều

- Làm tốt khâu vệ sinh phòng máy và đảm bảo an toàn khi học sinh thực hành

2.3 2.3 Xây dựng kế hoạch giảng dạy:

- Căn cứ vào mức độ tiếp thu của học sinh mà giáo viên lựa chọn phương pháp, nội dung kiến thức phù hợp để cung cấp cho học sinh

- Động viên khích lệ học sinh nghiên cứu bài, chuẩn bị bài tốt để khi học bài đạt kết quả cao nhất

Trang 7

- Sau mỗi phần tôi lấy nhiều ví dụ với nội dung phong phú, gần với thực tế cuộc sống để học sinh thực hành, tạo ra hứng thú học tập cho học sinh hơn như ví

dụ nội dung có chữ, ví dụ nội dung có chứa hình ảnh, chứa số, chứa bảng,

2.3 2.4 Xác định những nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa nắm vững bài

chỉnh sửa văn bản:

Học sinh khó khăn trong việc nhận biết phông chữ và kiểu chữ trong quá trình học tập thường do nhiều nguyên nhân khác nhau, thoạt đầu có thể có một nguyên nhân nổi trội, nhưng về sau thường là do nhiều nguyên nhân tác động đan xen vào nhau, sau khi điều tra, tìm hiểu tôi đã chia thành các nhóm nguyên nhân sau:

* Nguyên nhân từ phía học sinh:

- Do mới lên lớp 6 chưa tiếp xúc nhiều với máy tính, nên lại càng chưa từng soạn thảo văn bản lần nào dẫn đến khi soạn thảo còn lạ lẫm Khi định dạng phông chữ một nhóm kí tự thì thấy hình dáng của nhóm kí tự đó thay đổi, đến khi định dạng kiểu chữ của nhóm kí tự cũng thấy hình dáng thay đổi dẫn đến hoang mang khó nhận biết

- Cập nhật thông tin của học sinh chưa tốt, dẫn đến một số kiểu chữ phổ biến trong soạn thảo cũng không biết

- Do nghĩ rằng chỉ là đánh được chữ không sai chính tả là được còn định dạng văn bản là phụ có cũng được không có cũng được dẫn đến không quan tâm đến định dạng văn bản

*Nguyên nhân từ phía gia đình:

- Do gia đình có khó khăn về kinh tế, thu nhập thấp, chưa có đủ điều kiện để

quan tâm đến việc học tập, rèn luyện của con cái, lại càng không có khả năng mua máy tính để con cái học tập

- Do lối suy nghĩ lạc hậu của bố mẹ, nghĩ đến máy tính là nghĩ đến con ham trò chơi điện tử, nên thường không cho con tiếp xúc nhiều với máy tính Thậm chí

có những gia đình khá giả không giám mua máy tính cho con học

- Do tin học là bộ môn mới có nên một số phụ huynh nghỉ đó là môn phụ nên không khuyến kích, tạo điều kiện cho con tìm hiểu về máy tính

* Nguyên nhân từ phía nhà trường.

- Cơ sở vật chất còn thiếu thốn chưa đầy đủ

- Đôi khi giáo viên còn lười tìm kiếm thông tin trong quá trình dạy dẫn đến bài dạy khô khan học sinh không hứng thú học

- Do phương pháp của giáo viên chưa phù hợp, lời giảng chưa thu hút

2.3.2.5 Lựa chọn kiến thức cần cung cấp cho học sinh:

- Sau khi tham khảo các tài liệu trên, cùng với quá trình giảng dạy nhiều năm kinh nghiệm cá nhân tôi đã rút ra những đơn vị kiến thức mà học sinh phải đạt được trước khi học Tôi dùng các phương pháp gợi mở, vấn đáp để củng cố cho học

Trang 8

sinh Đặc biệt là những mẫu hình ảnh trực quan về văn bản đẹp để các em nắm vững một số kiến thức sau:

+ Nhận biết được phông chữ

+ Nhận biết được cở chữ

+ Nhận biết được kiểu chữ

+ Nhận biết được màu chữ

+ Thực hiện được các thao tác định dạng kí tự sử dụng các nút lệnh

+ Thực hiện được các thao định dạng kí tự sử dụng hộp thoại

2.3.2.6 Kích thích thái độ học tập của học sinh:

- Đây là giải pháp mang tính cơ bản và quan trọng nhất nó phù hợp với hầu hết các đối tượng học sinh, do nhiều nguyên nhân dẫn đến chưa nhận biết được định dạng phông chữ, kiểu chữ Trước hết giáo viên phải xây dựng cho học sinh được tác phong học tập, tức là, bằng câu chuyện, tấm gương hay trên thông tin đại chúng, lời tâm sự chân tình của giáo viên gieo cho học sinh ý thức được lợi ích việc học tập môn Tin học là hết sức cần thiết trong một cuộc sống hiện đại, bất cứ ngành nào, công việc nào trong tương lai cũng cần có tin học và việc học môn Tin học không phải là một nhiệm vụ quá khó khăn, phức tạp Tiếp đó giáo viên phải xem trọng việc xây dựng tính tự học, tự tìm tòi của học sinh Chính sự tự học, tự tìm tòi làm cho học sinh thấy cái hay, cái mới mẻ mà yêu thích môn học hơn Từ đó có ý thức tích cực trong việc học Sau đó cần sử dụng lời động viên, khen ngợi hợp lí Bởi vì, là con người, ai cũng thích được khen và cố gắng để xứng đáng với lời khen

đó Trong mỗi chúng ta ai cũng có nhiều kỉ niệm đẹp về một thời đi học, mà có lẽ lời khen của thầy cô là kỉ niệm đẹp nhất và sâu sắc nhất Chính vì vậy lời khen thật lòng, đúng lúc là phương thuốc, là giải pháp tối ưu nhất để kích thích thái độ học

tập của học sinh "Lời khen là lời nói đẹp nhất của loài người Muốn thu phục nhân tâm thì lời khen ngợi tự đáy lòng là lời đâu tiên khi muốn được lòng người khác hoặc muốn người khác nghe theo mình" Đối với học sinh cũng vậy, khen đúng lúc,

đúng chỗ, sẽ động viên các em phát huy tính tự học và tìm hiểu để xứng đáng với lời khen của thầy cô

- Nhưng cũng cần chú ý khi sử dụng lời khen phải đúng lúc, đúng chỗ và đảm bảo phải xuất phát tự đáy lòng Biết chọn vào đúng ngay sự cố gắng, sự tìm tòi, đúng ngay sự tiến bộ mà học sinh vừa cố gắng đạt được, tránh lạm dụng lời khen biến chúng thành lời nói bình thường và trở nên nhàm chán Sự việc gì cũng khen, một buổi học ai cũng được khen, khen như vậy không gây được xúc cảm với học sinh, mà trái lại còn làm cho các em cảm thấy bình thường không phát huy được khả năng của học sinh

- Cuối cùng cần tạo cho học sinh một thói quen đọc bài trước khi đến lớp, bằng cách nghiên cứu trước sách giáo khoa, sách tham khảo ở nhà (nếu có) và yêu cầu học sinh chuẩn bị một số văn bản đã được định dạng Qua nghiên cứu SGK, sách tham khảo học sinh và sưu tầm một số văn bản định sẳn theo qui định của nhà

Trang 9

nước và một số văn bản thường gặp từ đó học sinh sẽ nãy ra những câu hỏi, những thắc mắc có thể học sinh sẽ tự giải đáp được nhưng sẽ có nhiều câu hỏi, thắc mắc học sinh chưa thể giải đáp được, khi đến lớp học nghe giáo viên giảng bài, học sinh

có thể giải đáp được những vướng mắc đó, nếu vẫn không giải đáp được học sinh

có thể hỏi và giáo viên giải đáp, khi đó học sinh sẽ nắm vững bài hơn Khi này kiến thức bài học sẽ được học sinh ghi nhớ chứ không bị trôi

2.3.2.7 T ch c cung c p ki n th c ã l a ch n ổ chức cung cấp kiến thức đã lựa chọn đến học sinh: ức cung cấp kiến thức đã lựa chọn đến học sinh: ấp kiến thức đã lựa chọn đến học sinh: ến thức đã lựa chọn đến học sinh: ức cung cấp kiến thức đã lựa chọn đến học sinh: đã lựa chọn đến học sinh: ựa chọn đến học sinh: ọn đến học sinh: đã lựa chọn đến học sinh:ến thức đã lựa chọn đến học sinh:n h c sinh:ọn đến học sinh:

Hoạt động của thầy và trò Yêu cầu cần đạt

* Hoạt động 1: Tìm hiểu Định dạng văn bản

- Yêu cầu HS đọc TT SGK, tìm hiểu nội

dung định dạng văn bản

GV lấy một số ví dụ văn bản đã soạn

thảo nhưng chưa định dạng và văn bản

đã định dạng rồi, để học sinh so sánh và

đưa ra nhận xét từ đó thấy được sự cần

thiết phải định dạng văn bản

Ví dụ: như giấy mời:

Giấy mời chưa định dạng

Trang 10

trường thcs cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

giấy mời

Kính mời: Phụ huynh em: Lê Văn Anh Lớp: 6

Xin trân trọng kính mời phụ huynh

Đến tại phòng học lớp 6

Để họp phụ huynh, triển khai kế hoạch đầu năm

Thời gian: Vào hồi 14 giờ 20 phút, ngày 18 tháng 09 năm 2014

Mong phụ huynh đến đúng giờ

, ngày 17 tháng 09 năm 2014

GVCN

Giấy mời đã định dạng

TRƯỜNG THCS CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY MỜI

Kính mời: Phụ huynh em: Lê Văn Anh Lớp: 6

Xin trân trọng kính mời phụ huynh

Đến tại phòng học lớp 6

Để họp phụ huynh, triển khai kế hoạch đầu năm

Thời gian: Vào hồi 14 giờ 20 phút, ngày 18 tháng 09 năm 2014

Mong phụ huynh đến đúng giờ.

, ngày 17 tháng 09 năm 2014

GVCN

Ngày đăng: 21/10/2019, 16:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w