1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua các hoạt động giáo dục trong nhà trường

16 84 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 196,5 KB

Nội dung

Ngày nay, đất nước ta đang bước vào hội nhập và phát triển đồng hành là sự phát triển của khoa học công nghệ, quá trình toàn cầu hoá và bùng nổ thông tin, những mặt tiêu cực của văn hoá

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU

PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG

3.1 Phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội 7

3.2.2 Nhà trường kết hợp với các tổ chức, đoàn thể ở địa phương 8 3.2 Tuân thủ và vận dụng các phương pháp giáo dục đạo đức 9 3.3 Công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh 10 3.3.1 Phụ trách chuyên môn quản lý thông qua GV chủ nhiệm 10 3.3.2 Phụ trách chuyên môn quản lý thông qua các môn học 11 3.3.3 Phụ trách chuyên môn quản lý thông qua đội TNTP 11 3.3.4 Phụ trách chuyên môn quản lý thông qua hoạt động NGLL 12 3.3.5 Chào cờ đầu tuần và việc giáo dục đạo đức cho học sinh 12 3.3.6 Yêu cầu thầy cô giáo làm gương cho các em 12

PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Tài liệu tham khảo

Trang 2

PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

“Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ

và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” [Luật Giáo dục, Điều 27, khoản 2]

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm :

“Đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người”

Sinh thời Người rất quan tâm và giáo dục đồng bào tu dưỡng đạo đức để mỗi người đều hoàn thiện mình cả về đức lẫn tài song lấy đức làm gốc.Bản thân Người mãi mãi là tấm gương ngời sáng cho mọi thế hệ người Việt nam học tập và noi theo

Ngày nay, đất nước ta đang bước vào hội nhập và phát triển đồng hành

là sự phát triển của khoa học công nghệ, quá trình toàn cầu hoá và bùng nổ thông tin, những mặt tiêu cực của văn hoá và lối sống tư sản phương tây có điều kiện tác động vào đất nước ta mà trẻ em lại là đối tượng rất dễ tiếp thu

và tiếp thu khá nhanh, rất nguy hại nếu như các em không được uốn nắn từ nhỏ, bởi thế việc giáo dục đạo đức cho các em để các em trở thành những con người có đủ cả đức lẫn tài là một việc làm hết sức quan trọng trong đó nhà trường giữ vai trò rất lớn trong việc phát triển nhân cách ở mỗi học sinh.Bác Hồ từng nói:

“ Người có tài mà không có đức là người vô dụng Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.”

Chính vì thế việc giáo dục đạo đức đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác giáo dục Đó là sự nghiệp giáo dục “ Trăm năm trồng người”.Hiện nay giáo dục nước ta rất quan tâm đến vần đề giáo dục đạo đức bên cạnh việc giáo dục văn hoá cho con người Cụ thể là cho các em học sinh, những măng non của đất nước, mà nhiệm vụ thiêng liêng ấy không ai có thể đảm nhiệm hay thay thế được ngoài những người thầy giáo,

cô giáo trong nhà trường Song bên cạnh môi trường giáo dục của nhà trường, thì giáo dục ở gia đình cũng đóng vai trò hết sức quan trọng Gia đình chính là cái nôi của sự trưởng thành và là trường học đầu tiên để cho trẻ bước vào đời Các em học sinh trước khi đến trường thì các em đã qua sự giáo dục của gia đình ở góc độ tiếp thu những truyền thống đạo đức tốt đẹp trong mối quan hệ của gia đình như : Yêu quí ông bà, cha, mẹ, kính trên nhường dưới, tình yêu thương anh, chị em trong gia đình, bà con họ hàng, láng giềng…Còn khi đến trường, giáo dục nhà trường sẽ dạy cho các

em cách đối nhân xử thế, tinh thần yêu lao động, yêu quê hương, đất nước hay trong truyền thống đạo đức quý báu của người Việt Nam Như vậy giáo dục của gia đình và nhà trường đóng vai trò tiên phong trong việc giáo dục cho con người ở xã hội mới, hay nói cụ thể hơn đó chính là vai trò của

Trang 3

người thầy, người cô, người cha, người mẹ … cả hai đều là chỗ dựa niềm tin vững chắc cho sự phát triển của trẻ thơ

Xã hội ta ngày nay đang trong thời kỳ phát triển kinh tế, do đó con người cũng ngày càng thay đổi cho phù hợp với những bước tiến của xã hội Đặc biệt với thực trạng đất nước ta hiện nay đang trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế nước ngoài Đồng tiền là huyết mạch của con người, các bậc cha mẹ vì cuộc sống phải chạy vạy lo cho miếng cơm manh áo hằng ngày, vì vậy mà thiếu quan tâm, quên đi bổn phận và trách nhiệm của mình về việc giáo dục đạo đức cho các em Không thường xuyên liên hệ với nhà trường để tìm hiểu vấn đề học tập của các em ở lớp học Cụ thể hơn chính vì sự thiếu quan tâm ấy mà đã để lại tình trạng hay những hậu quả đáng tiếc, làm cho các em dễ sa vào lối sống không có văn hoá như : nghiện ma tuý, trôm cướp …… Truyền thống đạo đức lâu đời dần dần bị nhạt phai Mặt khác lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi mang tính hiếu động, hay bắt chước Do đó phim ảnh, báo chí cũng ảnh hưởng lớn đến đạo đức của các em Đó là một lỗ hổng lớn đã để lại cho xã hội, mà lỗ hổng này cần phải được bồi đắp và khôi phục lại ngay từ bây giờ

Nắm được tính cấp thiết của vấn đề trên, nên tôi đã chọn đề tài : “Một

số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học thông qua các hoạt động giáo dục trong nhà trường” Nghiên cứu đề tài này sẽ giúp cho

tôi rút ra được những kết luận sư phạm cần thiết cho bản thân và để làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện bổ thêm kinh nghiệm trong công tác quản lí giáo dục sau này

2 Mục đích của đề tài:

Nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học thông qua các hoạt động giáo dục trong nhà trường”., Từ đó

đưa ra những biện pháp giáo dục cụ thể giúp giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường nhằm khắc phục những nguyên nhân học sinh yếu kém về đạo đức trở thành học sinh ngoan ,giúp học sinh có thói quen tốt, tinh thần học tập nghiêm túc và các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội và đưa được chất lượng giáo dục ngày càng cao hơn Do đó một nhiệm vụ hết sức quan trọng đặt ra cho nhà trường là: song song với việc giáo dục Trí dục phải nghiên cứu, tìm hiểu thực tế đối tượng để tìm ra những giải pháp tốt nhất, những kinh nghiệm giáo dục có hiệu quả để phổ biến rộng rãi mọi nơi để cùng nhau giáo dục lớp trẻ trở thành những người tốt, có ích cho xã hội Giáo dục Đức dục là việc giáo dục cho học sinh nhân cách sống, biết yêu quê hương, đất nước, con người, biết cách cư xử lễ phép với mọi người xung quanh, sống và làm việc theo pháp luật, hiểu và tôn trọng tập tục truyền thống của ông cha, biết điều hay lẽ phải, tránh những thói hư tật xấu

3 Đối tượng nghiên cứu.

Tất cả học sinh độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi Trường Tiểu học Quảng Hùng

4 Phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Trang 4

+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế

+ Phương pháp tổng hợp thống kê

PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1 Cơ sở lý luận

Giảng dạy và giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ của thầy cô giáo Trong việc dạy chữ giáo viên phải giáo dục, hình thành ở học sinh những phẩm chất đạo đức, những hành vi đạo đức để trở thành con người mới, đáp ứng yêu cầu của xã hội Đó là nhiệm vụ dạy cách làm người cho học sinh, đây là nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực giảng dạy, sử dụng tốt các phương pháp và nguyên tắc dạy học, giáo dục đạo đức cho học sinh, cung cấp cho xã hội những con người mới toàn diện

Trong quá trình giáo dục học sinh là đối tượng lĩnh hội, tiếp thu những tri thức khoa học Quá trình giáo dục chỉ đạt kết quả khi cả thầy ( người truyền đạt tri thức) và trò ( người tiếp nhận tri thức) cùng ý thức được nhiệm vụ của mình, cùng hỗ trợ nhau để thầy dạy tốt và trò học tốt Nhưng học tốt là gì? Học như thế nào là học tốt ? Đó là những câu hỏi mà không phải học sinh nào cũng có câu trả lời đúng Có khi một số học sinh còn chưa ý thức được nhiệm vụ học tốt của mình mà có các biểu hiện lơ là trong lớp học, không thuộc bài, không làm bài tập ở nhà, không chấp hành nội quy của nhà trường … gây ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài ở lớp Trong suốt quá trình học tập, hành vi đạo đức, tinh thần thái độ học tập của học sinh có vai trò quan trọng quyết định chất lượng học tập của học sinh

Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói:

“ Hiền dữ phải đâu là tính sẳn Phần nhiều do giáo dục mà nên”

Bởi vậy muốn tạo ra một con người có ích cho xã hội thì phần lớn là nhờ công lao dạy dỗ của các thầy cô giáo đặc biệt là sự quan tâm sâu sắc của giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh

Vấn đề có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục học sinh, nhất là vào thời điểm hiện nay toàn ngành ta đang chủ trương chống xuống cấp về đạo đức cho học sinh.Cho nên có nhiều báo chí các công trình nghiên cứu đã nhiều lần đề cập đến vấn đề này Chính vì thế chúng ta cần phải giảm bớt

số lượng học sinh yếu nói chung, yếu kém về đạo đức nói riêng, phải quan tâm, thường xuyên nhắc nhở các em học tập tốt để sau này bước vào đời các em góp phần xây dựng cho đất nước tươi đẹp

Với nhịp độ sống hối hả như hiện nay cùng với sự phát triển của nền

kinh tế đa thành phần trong thời kỳ mở cửa con người sống trong xã hội đương thời, vừa tiếp nhận sự vươn mình phát triển của khoa học kỹ thuật, đồng thời cũng chịu nhiều tác động cũng như những ảnh hưởng các tệ nạn nảy sinh trong quá trình phát triển ấy Chính vì trong môi trường giáo dục, muốn xây dựng cho các em một nền tảng đạo đức vững vàng khi đối diện với thực trạng ấy, thì ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phải đào tạo

Trang 5

cho các em trở thành những đội viên thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh có tác phong đạo đức tốt, đưa các em đến các hoạt động văn hoá và tiếp cận được với quá trình giáo dục của nhà trường cùng với sự nhận thức của các

em, điều này sẽ giúp cho học sinh cá thể kháng lại những tệ nạn, những thói hư tật xấu ngoài xã hội Bởi vì lứa tuổi học sinh ở bậc tiểu học các em

có những biến đổi to lớn về tâm, sinh lý hay nói đúng hơn các em dễ bị ngã nghiêng trước sự lôi kéo của những tệ nạn bên ngoài Chính vì thế là một giáo viên phải dẫn dắt định hướng cho các em ý thức được sự tác động của

xã hội đó là tích cực hay tiêu cực Chính việc nắm bắt kịp thời ấy, sẽ đưa các em trở về lối sống lành mạnh và có ích hơn Vì thế hơn ai hết giáo viên phải có trách nhiệm luôn quan tâm động viên đến các em, phải hiểu rõ tâm

lý của các em, phải làm sao tạo ra hàng rào chống lại những thói hư tật xấu

và hình thành cho các em một nhân cách đạo đức tốt đẹp

Song song đó gia đình cũng phải có sự tác động một cách đồng bộ cùng với giáo viên, phải quan tâm đến tâm lý các em, chú ý đối với các hoạt động ngoài giờ mà các em tham gia, xem xét cách cư xử của các em với bạn bè với mọi người xung quanh, nhắc nhở các em theo chừng mực nhất định, phải xây dựng cho các em có nền tảng đạo đức vững vàng, có như thế thì khi bước vào đời các em có sẵn niềm tin trước cuộc sống, dễ hoà đồng cho cộng đồng và đi cùng sự phát triển của xã hội… Từ đó cho thấy sự tác động của gia đình cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục

2 Thực trạng hoạt động ở trường tiểu học:

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những nguyên tắc

chuẩn mực của xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích hạnh phúc của con người và sự tiến bộ xã hội trong mối quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân và xã hội

Từ thực tế trong quá trình giáo dục giáo viên đều nhận thấy rằng : trong

số các học sinh của mình luôn có sự phân hoá phức tạp về mức độ phát triển trí tuệ, về phẩm chất đạo đức, về thể chất do rất nhiều nguyên nhân khác nhau của quá trình tiếp thu giáo dục, tự giáo dục của mỗi con người Qua tìm hiểu tôi nhận thấy đại đa số các em đều có đạo đức khá tốt, bên cạnh đó vẫn còn một số em yếu kém về đạo đức là do những nguyên nhân sau : Trước hết là vấn đề phim ảnh Đa số các em đều thích phim hoạt hình, phim thiếu nhi được các em ưa chuộng nhất, những phim như thế làm cho các em vui tươi, hứng thú hơn trong học tập Một số em còn lại chỉ thích xem phim kiếm hiệp, phim tình cảm Hàn Quốc,phim xã hội đen… chính

vì thích xem phim xã hội đen (lẽ ra lứa tuổi của các em không nên xem )

mà các em đến lớp chẳng nghĩ đến việc học tập mà nghĩ đến việc dùng cây thay cho súng, rủ bạn đánh nhau Chính vì thực trạng trên, bản thân mỗi giáo viên phải suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu để có những phương pháp giáo dục đạo đức thích hợp, bên cạnh việc truyền thụ kiến thức trong giảng dạy Mỗi giáo viên phải có ý thức hướng học sinh của mình đến những đạo lí tốt đẹp được xã hội công nhận Hiện nay toàn ngành giáo dục đang tích cực

Trang 6

đổi mới toàn diện, trong đó việc đổi mới về cách dạy và cách học ở các trường phổ thông, theo yêu cầu đổi mới, học sinh sẽ là một chủ thể tích cực hoạt động sáng tạo, tự chiếm lĩnh tri thức theo sự hướng dẫn của giáo viên

Vì vậy nếu học sinh không có thái độ học tập tốt thì sẽ gây khó khăn nhiều cho quá trình dạy học, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục cũng như hiệu quả tiếp nhận tri thức của học sinh.Do đó việc chuẩn bị “tâm thế”cho học sinh vẫn là vấn đề quan trọng Chúng ta cần phải giáo dục học sinh những tư tưởng hành vi đạo đức tốt đẹp như chấp cánh cho các em đủ sức bay vào chiếm lĩnh thế giới tri thức bao la bổ ích

Học sinh yếu kém về đạo đức là học sinh có hành vi đạo đức không đáp ứng yêu cầu chuẩn mực mà nhà trường quy định.Thường là những học sinh sống tách rời xã hội và chạy theo những mặt trái của xã hội, dễ bị kích động hay dễ bị lôi kéo vào các hoạt động không lành mạnh,thường có những tác phong không tốt Bản thân học sinh chưa ý thức được hành vi đạo đức của mình, thường hay đánh nhau với bạn bè, hay chọc phá người khác, thường xuyên bỏ học, không vâng lời cha mẹ, thầy cô,….Hay đi chơi với bạn bè xấu, vi phạm nội quy của nhà trường, không thật thà, hay nói dối

Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp đứng lớp và quan tâm đến lớp

về tất cả các mặt từ tình hình học tập đến tác phong đạo đức của các em trong lớp, là người góp phần xây dựng tập thể lớp thành tập thể tốt, vì vậy giáo viên chủ nhiệm lớp được coi là người thay mặt hiệu trưởng làm công tác quản lý và giáo dục học sinh ở một lớp nhất định.Hình ảnh người thầy chính là tấm gương sáng cho học sinh noi theo,do đó người giáo viên chủ nhiệm phải tự hoàn thiện nhân cách của một người thầy“yêu nghề, mến trẻ, mẫu mực, trách nhiệm” không ngừng học hỏi trao đổi thông tin phương pháp giáo dục và nghiệp vụ sư phạm, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Gia đình có nhiệm vụ nuôi dạy con để con cái trở thành những công dân tốt, khoẻ mạnh, thông minh, hiếu thảo … Phải kết hợp giáo dục của gia đình với nhà trường và xã hội.Tuy nhiên ở địa bàn tôi công tác đa số cha mẹ học sinh đi làm ăn xa để lại con cái cho ông bà,hàng tháng bố mẹ cung cấp tiền về cho ông bà nuôi con;thậm chí còn cho con tiền để tự tiêu pha.Mỗi năm,phụ huynh chỉ về nhà có một đến hai lần Việc dạy dỗ, giáo dục con em là phó mặc cho nhà trường,cho thầy cô là giáo viên chủ nhiệm.Vì vậy việc giáo dục đạo đức cho các em ở nhà trường là vô cùng khó khăn phức tạp đòi hỏi công tác quản lí của nhà trường phải hết sức năng động và sáng tạo, phải chỉ đạo tốt công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm và chỉ đạo các tổ chức trong nhà trường như Đội và sao nhi hoạt động tốt tạo cho các em vui vẻ và yêu thích mỗi khi đến trường để tránh xa các tệ nạn và cám dỗ ngoài xã hội

Đội và sao là chỗ dựa vững chắc cho nhà trường trong việc thực hiện mục tiêu kế hoạch đào tạo, là cầu nối giữa nhà trường, xã hội và gia đình

Tổ chức các hoạt động sinh hoạt vui chơi của thiếu nhi nhằm đưa các em

Trang 7

đến các hoạt động văn hoá lành mạnh Lấy năm điều Bác Hồ dạy Thiếu niên nhi đồng làm mục tiêu phấu đấu, rèn luyện, phát triển mọi khả năng trong học tập, vui chơi, trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, một người công dân tốt

Qua thời gian tìm hiểu nguyên nhân học sinh yếu kém về đạo, qua khảo sát theo dõi thực tế cuối học kỳ I trong nhà trường đã thu được kết quả như sau:

Khối lớp TS TSHS

Số HS

có bố, mẹ

ở nhà

Số HS không có

bố, mẹ

ở nhà

Thực hiện đầy đủ

Thực hiện chưa đầy đủ

Từ thực tế về chất lượng đạo đức của học sinh trong trường hiện nay tôi đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đạo đức cho học sinh

3 Một số các biện pháp:

3.1 Phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh.

Như ta đã biết hiện nay việc giáo dục đạo đức cho học sinh không còn

là việc của riêng nhà trường nữa mà phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội Có như vậy chúng ta mới làm tốt công tác giáo dục và thực hiện tốt đường lối “Xã hội hóa giáo dục” của Đảng và Nhà Nước đề ra Một ngày có 24 giờ nhưng học sinh chỉ ở trường hơn 4 giờ đối với trường dạy một buổi Thứ bảy, chủ nhật học sinh đều ở nhà Chưa kể hai tháng hè Do đó ta thấy thời gian học sinh sống, tiếp xúc cùng các thành viên trong gia đình, với xã hội nhiều hơn là với thầy cô giáo, bạn bè Việc hình thành nhân cách học sinh cũng phụ thuộc phần lớn từ phía gia đình và xã hội.Vì thế chuyên môn phải chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh học sinh thông qua sổ liên lạc, điện thoại, các mối liên hệ khác…Ngoài ra nhà trường còn phải phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể trong địa phương như: Hội phụ

nữ,Đoàn thanh niên, Hội khuyến học…… trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh

3.1.1 Nhà trường kết hợp với gia đình giáo dục đạo đức cho học sinh.

Yêu cầu GVCN ngay từ đầu năm học phải nắm được sơ yếu lý lịch của

từng học sinh và điều tra hoàn cảnh cho học sinh, tình hình hoạt động sống, hoàn cảnh gia đình mình Từ đó GVCN phải có biện pháp giáo dục

Trang 8

đối với từng em Đặc biệt chú ý những em mồ côi, sống với ông bà Ngoài

ra yêu cầu GVCN thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh (PHHS) bằng sổ liên lạc, bằng thư mời để thông báo tình hình học sinh cho phụ huynh nắm

Nhà trường luôn phối hợp với ban chấp hành hội phụ huynh học sinh

để giáo dục đạo đức học sinh Hàng tháng Ban giám hiệu đều họp với Ban chấp hành phụ huynh học sinh để thông báo tình hình chung của nhà

trường, và nhờ phụ huynh can thiệp,cùng với nhà trường giáo dục các em

có hành vi chưa tốt

3.1.2 Nhà trường kết hợp các tổ chức, đoàn thể ở địa phương để giáo dục đạo đức cho học sinh.

Việc phối kết hợp các tổ chức bên ngoài nhà trường để giáo dục Đạo đức học sinh là việc làm rất quan trọng Vì môi trường sống học sinh tốt thì học sinh mới trở thành người tốt

Ngay từ khi nhận lớp chuyên môn chỉ đạo giáo viên phải tiến hành khảo sát tình hình của lớp mình chủ nhiệm, phát hiện ra những học sinh chưa ngoan, chưa tập trung chú ý trong giờ học, còn lơ là, không thuộc bài… giáo viên phải nắm được những nguyên nhân của các biểu hiện sai lệch hành vi đạo đức đó

Trong tiết sinh hoạt lớp,các hoạt động ngoài giờ,các buổi lao động, những giờ sinh hoạt đội, sao, các bài học có ý nghĩa giáo dục kĩ năng sống,liên hệ thực tế… giáo viên phân tích cho học sinh thấy tác hại không hay của những biểu hiện đạo đức xấu Việc làm này phải được giáo viên thực hiện ngay sau khi nắm được tình hình chung của lớp và các em sẽ thấy được rằng : tinh thần thái độ học tập sẽ quyết định kết quả học tập của các

em Đạo đức, nhân cách của con người được hình thành ngay từ biểu hiện nho nhỏ của các hành vi Các hành vi không tốt lâu ngày sẽ thành thói quen

và trở thành bản chất của con người Phần lớn những sai trái của học sinh tiểu học là do chưa ý thức đủ, chưa xác định đúng, chưa đánh giá được cái xấu cái tốt, cái được phép và cái không được phép … Do đó giáo viên cần giúp học sinh có những khái niệm cơ bản về những biểu hiện của hành vi đạo đức, làm nền tảng để học sinh suy nghĩ đúng và hành động đúng Tuy nhiên đối với những học sinh đã có những sai lệch về đạo đức, việc giúp các em nhận ra cái sai của mình và phải biết sửa lỗi, tự đưa mình vào khuôn phép kỷ luật của nhà trường là một điều không dễ Bên cạch việc giúp học sinh nhận thức được cái đúng, cái sai, giáo viên còn phải bồi dưỡng những tình cảm, cảm xúc chân thành cho học sinh, bằng việc phân tích, đánh giá, nêu gương người tốt việc tốt Giúp học sinh đồng tình, ngưỡng mộ trước những tấm gương sáng trong học tập và có khát vọng hành động theo gương sáng đó Nhờ có tình cảm lí trí mà học sinh nhận ra những chuẩn mực hành vi đạo đức và niềm tin, chính niềm tin là điều quyết định hành vi cư xử của các em Giáo viên cần phải gần gủi thân thiết với học sinh, phải tác động đến học sinh để gây niềm cảm xúc ở các em Việc bồi dưỡng tình cảm cho học sinh rất phức tạp, do đó đòi hỏi giáo viên phải

Trang 9

kết hợp sử dụng nhiều phương pháp giáo dục, có khi trực tiếp, có khi gián tiếp để nêu yêu cầu mới

Cần phổ biến các tiêu chí về việc “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực cho học sinh nắm rõ và có các cam kết thi đua thực hiện tốt trong cả năm học

Giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải xuất phát từ quyền trẻ em, từ lợi ích của trẻ em đến trách nhiệm, bổn phận của học sinh Cách tiếp cận đó

sẽ giúp cho việc giáo dục đạo đức cho học sinh trở nên tự nhiên, nhẹ nhàng, sinh động và hiệu quả hơn Giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tự nguyện và thực hiện chuẩn mực hành vi một cách tự giác Giáo dục đạo đức cho học sinh giáo viên phải là người tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động Trên cơ sở đó, phát huy kinh nghiệm và thói quen đạo đức của các em, giúp các em tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng mới Giáo dục đạo đức phải gắn với cuộc sống của học sinh

3.2 Tuân thủ và vận dụng các phương pháp giáo dục đạo đức một cách triệt để

Muốn giáo dục đạo đức cho học sinh có kết quả cao chuyên môn nhà trường cần chỉ đạo giáo viên phải vận dụng đúng và linh hoạt các phương pháp sau

Phương pháp quan sát: đây là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng cách tri giác trực tiếp đối tượng và các nhân tố khác

có liên quan đến đối tượng Từ đó cho ta tài liệu sống về thực tiễn giáo dục,

để có thể khái quát rút ra qui luật giáo dục học sinh tốt hơn

Phương pháp điều tra: là phương pháp thu thập thông tin bằng ngôn ngữ dựa trên các tác động về tâm lý xã hội, tác động trực tiếp hay gián tiếp giữa giáo viên với học sinh Điều tra giáo dục nhằm thu thập thông tin rộng rãi các số liệu, từ đó phát hiện một số vấn đề cần giải quyết, xác định tính phổ biến, nguyên nhân và chuẩn bị nghiên cứu tiếp theo

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm : Sản phẩm hoạt động của cá nhân hay tập thể là tài liệu khách quan có một giá trị để nghiên cứu chủ thể Đây

là phương pháp nghiên cứu tài liệu lưu trữ về cá nhân hay tập thể Tài liệu này giúp ta tìm hiểu quá khứ, hiện tại, trình độ phát triển cá nhân, tập thể Phương pháp trò chuyện : Phương pháp này giúp ta trao đổi trò chuyện với học sinh và phụ huynh học sinh để hiểu rõ hơn về đối tượng

Phương pháp điều tra thực tiễn: là phương pháp thu thập thông tin về thực tiễn giúp ta hiểu nhu cầu học tập, trình độ nhận thức, thuận lợi và khó khăn thường gặp ở học sinh

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: là phương pháp rất quan trọng để tìm ra bài học kinh nghiệm bổ ích, sử dụng phương pháp này giúp ta tìm hiểu bản chất, nguyên nhân và cách giải quyết, trong quá trình nghiên cứu, tổng kết được những nguyên nhân thành công và hạn chế để có những phương hướng mới và một số ý kiến đề xuất với nhà trường và phụ huynh học sinh trong việc giáo dục học sinh yếu kém về đạo đức

Khuyến khích và nhắc nhở hợp lý :

Trang 10

Trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, nhất là đối với học sinh đã có những biểu hiện sai lệch về hành vi đạo đức, việc khuyến khích hay nhắc nhở cũng là một vấn đề quan trọng Giáo viên phải cân nhắc nhở trước khi quyết định khuyến khích hay phạt học sinh sao cho có tác dụng, khuyết khích để các em phát huy, phạt để các em nhìn ra lỗi và sửa chữa.Giáo viên chỉ nhắc nhở học sinh khi đã giáo dục, giúp các em nhận thức được cái đúng, cái sai, khi đã biết điều gì nên tránh mà học sinh sai phạm thì giáo viên phải cương quyết nhắc nhở.Giáo viên phải vạch rõ lí do xác đáng bảo đảm cho việc trừng nhắc nhở phải được dư luận của tập thể đồng tình, ủng

hộ Việc nhắc nhở không nên hấp tấp vội vàng,hãy để cho học sinh có thời gian suy nghĩ để phân tích cảm nhận rõ việc làm sai trái Đối với học sinh phạm lỗi, chúng biết chắc là sẽ bị nhắc nhở thì chính sự chờ đợi nhắc nhở cũng đã là một sự trừng phạt nặng nề Vì vậy, nhắc nhở đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng, đúng mức sẽ có tác dụng rất lớn Nếu việc trừng phạt

là để cho học sinh ý thức về việc sai phạm , tìm cách khắc phục sai phạm

để tự điều chỉnh hành vi của minh thì việc khuyến khích cũng có chức năng tương tự Khuyến khích nhằm khơi gợi những nhân tố tích cực trong học sinh, giúp các em hiểu rõ phẩm chất, năng lực và tính cách của mình Từ

đó, các em tin tưởng ở bản thân mình, hình thành ở trẻ nguyện vọng phấn đấu để trở thành người tốt hơn

Mỗi phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức đếu có mặt mạnh và thuận lợi riêng Vì vậy, không nên quá cứng nhắc, lạm dụng hoặc phủ định hoàn toàn một phương pháp, một hình thức dạy học nào Điều quan trọng

là mức độ sử dụng các phương pháp, sự linh hoạt trong vận dụng các hình thức giáo dục vào hoàn cảnh cụ thể

3.3 Công tác quản lý Giáo dục đạo đức (GDĐĐ) học sinh trong nhà trường.

3.3.1 Phụ trách chuyên môn quản lý thông qua giáo viên chủ nhiệm:

Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là người trực tiếp nắm rõ đặc điểm tâm

sinh lý học sinh Là người hiểu rõ học sinh hơn ai hết như câu hát “Mẹ của

em ở trường là cô giáo mến thương” Việc hình thành nhân cách và những

hành vi tốt, xấu của học sinh đều phụ thuộc vào quá trình giáo dục của

GVCN Như học sinh đánh nhau, trốn học, không học bài, làm bài, nghịch

ngợm… GVCN đều nắm rất rõ.

Do đó ngay từ đầu năm học phụ trách chuyên môn yêu cầu GVCN phải thường xuyên chú ý đến hành vi của từng học sinh Qua công việc hàng ngày của GVCN như kiểm tra việc học, thực hiện nội qui trường, lớp của học sinh GVCN sẽ biết đánh giá về mặt đạo đức của từng học sinh Từ đó kịp thời uốn nắn sửa chữa khi học sinh có thái độ, hành vi đạo đức không tốt Đặc biệt công tác chủ nhiệm là khâu quan trọng nhất trong việc giáo dục đạo đức (GDĐĐ) cho học sinh Ngay từ đầu năm học, yêu cầu GVCN phải tìm hiểu được hoàn cảnh, cá tính của từng học sinh, có sổ kế hoạch, sổ chủ nhiệm để theo dõi và phổ biến nhiệm vụ của người học sinh, nội qui của trường, của lớp, đến từng học sinh để học sinh thực hiện tốt Lấy đó làm

Ngày đăng: 16/10/2019, 08:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w