1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số giải pháp giúp trẻ mẫu giáo học tốt môn làm quen chữ cái xây dựng theo hướng lây trẻ làm trung tâm tại trường mầm non cư pang

25 191 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 170 KB

Nội dung

Cở sở lý luận của vấn đề: Làm quen chữ cái theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm và tạo môi trườngtiếng Việt giáo dục chỉ cho chúng ta thấy trẻ được học một cách tự nhiên, bắtđầu bằng nh

Trang 1

Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU

I Đặt vấn đề:

Không có ngôn ngữ, việc giao tiếp hết sức khó khăn, nhất là đứa trẻ mộtsinh thể yếu ớt, rất cần sự chăm sóc, bảo vệ của người lớn Ngôn ngữ làm chođứa trẻ trở thành một thành viên của xã hội loài người Nếu đối với người lớn,ngôn ngữ cần như cơm ăn, áo mặc, thì đối với đứa trẻ còn hơn thế nữa Ngônngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ những nguyện vọng của mìnhkhi còn rất nhỏ để người lớn có chăm sóc, giáo dục Là điều kiện để trẻ tham giavào mọi hoạt động hình thành nhân cách trẻ

Vì vậy việc hướng dẫn cho trẻ “làm quen chữ cái” là cơ hội để sớm hìnhthành ở trẻ những năng lực hoạt động ngôn ngữ thái độ, phát triển trí tuệ và kĩnăng làm quen với chữ cái Qua đó giáo dục tình cảm và phát triển tư duy mởrộng vốn hiểu biết của trẻ góp phần vào việc phát triển nhân cách toàn diện,chuẩn bị cho trẻ 1 hành trang “tiếng Việt” vững chắc để trẻ bước vào lớp 1.tiếng Việt là tiền đề học tốt các môn học khác để hình thành và phát toàn diệnnhân cách trẻ

Trước đây sử dụng các giải pháp, biện pháp thông thường cô truyền thụkiến thức còn cứng nhắc, đa số trẻ ở lớp còn phát âm chữ cái sai nên việc hìnhthành và phát triển những kĩ năng cần cho việc phát triển ngôn ngữ còn hạn chế,trẻ hay phát âm sai chữ cái l thành n, chưa phân biệt được chữ cái s, x, đa số trẻdân tộc thiếu số phát âm chữ ă thành ơ, nhằm tạo điều kiện phát âm chuẩn chữcái là điều kiện cần thiết cho trẻ hoc tốt tiếng Việt

Nhận thức được tầm quan trọng đó trong năm qua bản thân tôi đã có một sốkinh nghiêm thực hiện tốt học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp, từ những bắt cậptrên tôi đã cố gắng nghiên cứu các biện pháp hữu hiệu nhất để truyền thụ đến trẻsao cho trẻ lĩnh hội một cách nhẹ nhàng thoải mái tránh được sự gò bó Và tôi đã

chọn đề tài“Một số giải pháp giúp trẻ Mẫu giáo học tốt môn làm quen chữ cái

Trang 2

xây dựng theo hướng lấy trẻ làm trung tâm tại trường Mầm Non cư Pang” nhằm

năng cao chất lượng giáo dục trẻ

II Mục đích nghiên cứu:

Tìm ra một số giải pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ học tốt môn

“Làm quen chữ cái” có hiệu quả như: kích thích tính sáng tạo qua các hoạt độngtrải nghiệm, phát triển về trí tuệ và ngôn ngữ cho trẻ Thông qua đó nhằm pháthuy tính tích cực chủ động

Nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế đối với vệc cho trẻ làm quen chữ cáitại trường Mầm Non Cư Pang

Đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động cho trẻ mầm non làm quen vớichữ cái đạt kết quả cao

Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I Cở sở lý luận của vấn đề:

Làm quen chữ cái theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm và tạo môi trườngtiếng Việt giáo dục chỉ cho chúng ta thấy trẻ được học một cách tự nhiên, bắtđầu bằng những hoạt động gần gũi và có ý nghĩa với trẻ Để dạy trẻ làm quenchữ cái cần có sự thay đổi cách tổ chức hoạt động trong môi trường chữ cái vàngôn ngữ nói một cách phong phú Hoạt động làm quen với chữ cái có vị tríquan trọng trong việc giáo dục trẻ phát triển toàn diện

Theo module 3: Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ có những đặc điểm khácnhau tùy thuộc vào từng giai đoạn tuổi trẻ Việc nắm vững những đặc điểm này

sẽ giúp cho người giáo viên có được kiến thức và kĩ năng tốt nhất trong quátrình hỗ trợ trẻ phát triển ngôn ngữ, đặt ra những phương pháp phù hợp, linhhoạt để đạt được những mục tiêu cho giai đoạn nền móng này

Thực hiện theo văn bản hợp nhất số: 01/VBHN-BGDĐT ban hành chươngtrình giáo dục mầm non ngày 29/1/2017 với mục tiêu: Chương trình giáo dụcmẫu giáo nhằm giúp trẻ em mẫu giáo phát triển hài hòa các mặt về thể chất,

Trang 3

nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẫm mĩ, chuẩn bị cho trẻ vàohọc tiểu học.

Thực tế đối với bộ môn Làm quen chữ cái là môn rất quan trọng đối với trẻMẫu giáo, là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói nănglưu loát, diễn đạt gãy gọn biết sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, không những thế

mà việc dạy trẻ làm quen chữ cái giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát,khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ, Ngôn ngữ của trẻ tiến bộ nhanh haychậm tùy thuộc vào điều kiện sống, mối quan hệ giao tiếp với người xungquanh, trẻ mẫu giáo là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này tất

cả mọi việc đều bắt đầu: bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận độngbằng đôi chân, đôi tay của mình tất cả những cử chỉ đó đều làm nên nhữngthói quen, kể cả thói xấu, trách nhiệm hình thành nhân cách cho trẻ tất cả thuộc

về cô giáo Mầm Non tạo nên nền tảng vững chắc, là chặng đường khôn lớn củatrẻ Đặc biệt là nhận biết chữ cái và phát âm chuẩn, hoàn thiện tiếng Việt, pháttriển bộ máy phát âm

II Thực trạng vấn đề:

Việc cho trẻ làm quen chữ cái hiện nay chưa mang lại kết quả như mongmuốn, những biện pháp đã sử dụng trước đây như tích hợp lồng ghép, thông quahoạt động vui chơi chưa đạt hiệu quả cao, các phương pháp còn mang nặng tínhmột chiều những yếu tố khách quan khác làm cho thực trạng của đề tài còn tồntại nhiều hạn chế trong việc cho trẻ làm quen chữ cái

Sau khi bản thân tôi đã áp dụng các phương pháp cũ thực tế cho trẻ làmquen chữ cái và cuối năm học đạt được, đem lại kết quả năm học: 2017-2018như sau

Trang 4

Nội dung Số lượng Tỉ lệ

Trẻ hứng thú học phát âm đúng chữ cái 4/26 15 %Trẻ có tham gia vào giờ học, phát âm chưa đúng

Trẻ không thích tham gia vào giờ học, chưa nhận

- Thuận lợi:

Được sự quan tâm sâu sắc của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương,hội cha mẹ học sinh và đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của bộ phận chuyên mônPhòng giáo dục và đào tạo cũng như Ban giám hiệu nhà trường đầu tư về cơ sởvật chất tương đối đầy đủ, các chị em bạn bè đồng nghiệp luôn sẵn sàng hỗ trợgiúp đỡ tôi hoàn thành tốt công tác của mình

Được sự đầu tư của công ty DakMan trường có cơ sở vật chất đầy đủ Cóphòng học rộng rãi thoáng mát, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻđầy đủ

- Khó khăn: Trường Mầm non Cư Pang đóng tại địa bàn buôn Knul Xã Eabông thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Krông Ana Buôn Knul 100% làdân tộc Êđê trình độ dân trí thấp, chưa đảm bảo được mức sống cho người dân

Đa số người dân chưa có nhận thức đúng mức về việc cho trẻ đến trường và tầmquan trọng của việc cung cấp vốn chữ cái Do đó chưa có sự quan tâm đến con

em mình, sự phối hợp với nhà trường còn hạn chế Hầu hết các cháu chưa đếntrường, các cháu còn rất bỡ ngỡ với tất cả các hoạt động, đặt biệt là môn làmquen chữ cái

Qua thực trạng cấp bách của vấn đề và theo hướng dẫn thực hành quanđiểm lấy trẻ làm trung tâm và xây dựng môi truờng tiếng Việt thì rõ ràng nhiệm

vụ đặt ra đối với người giáo viên đó là phải giúp trẻ mạnh dạn, tự tin Phát triểncho trẻ khả năng nghe và phát âm đúng chữ cái Và nhiệm vụ đặt ra đó là phải

Trang 5

làm sao để trẻ để trẻ phát triển lĩnh vực ngôn ngữ một cách có hiệu quả đúng với

kết quả mong đợi mà độ tuổi trẻ cần đạt được đó là nhiệm vụ mà bản thân tôi

cần đưa ra các giải pháp phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của lớp Tôi đưa

ra các giải pháp sau:

- Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, lên kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻtheo nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm

- Xây dựng môi trường tiếng Việt và làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ

hoạt động với làm quen chữ cái theo hướng lấy trẻ làm trung tâm

- Làm quen với chữ cái trong hoạt động chủ đích theo nguyên tắc lấy trẻlàm trung tâm

- Làm quen chữ cái ở mọi lúc mọi nơi

- Công tác tuyên truyền với phụ huynh tạo môi trường cho trẻ học tốt mônlàm quen chữ cái theo hướng lấy trẻ làm trung tâm

III Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:

Từ những nguyên nhân, các yếu tố thực trạng nêu trên tôi lựa chọn các giảipháp biện pháp phù hợp Những giải pháp biện pháp đó nhằm mục đích giúp trẻbiết học tốt môn làm quen chữ cái theo hướng lấy trẻ làm trung tâm và xây dựngmôi trường tiếng Việt cho trẻ để kích thích sự hứng thú, sáng tạo trong quátrình trẻ tham gia hoạt động làm quen chữ cái

* Giải pháp 1: Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, lên kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ theo nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm:

Muốn biết được các đặc điểm tâm sinh lý cũng như ngôn ngữ của tất cả trẻtrong lớp, trước hết người giáo viên cần có một thời gian dài để tìm hiểu trẻ.+ Phải nắm bắt tâm lý của trẻ vì nó rất quan trọng, giúp giáo viên hiểu đượctrẻ thích hay không thích việc học môn làm quen chữ cái, từ đó có phương pháptiếp cận, giáo dục phù hợp với lứa tuổi của trẻ

Trang 6

+ Qua theo dõi trò chuyện với trẻ, với phụ huynh:

Ví dụ: Tôi đi vào từng hộ gia đình để trò chuyện, trao đổi để tìm hiểu đặcđiểm tâm sinh lý, tình hình học học tập, tình hình sức khỏe của trẻ để lên kếhoạch cho phù hợp Tôi tiến hành tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình nơi trẻ đangsống những thuận lợi khó khăn của từng trẻ để tìm ra biện pháp chăm sóc vàgiáo dục trẻ một cách tốt nhất Từ đầu năm học tôi được phân công chủ nhiệmlớp lá 1 học sinh đa số con em dân tộc thiểu số nằm trong buôn đặc biệt khókhăn trình với thôn 10/3 độ nhận thức về việc cho con đi học còn hạn chế.Những buổi họp thôn, buôn thì tôi cũng tham gia và tuyên truyền cho phụ huynhbiết được tầm quan trọng của trẻ khi đến trường đặc biệt là môn làm quen chữcái Tôi thông báo cho phụ huynh biết về chế độ của trẻ, đối với những hộ giađình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì ngoài những chế độ được nhà nước cấpphát ví dụ như: Tiền hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ có hộ nghèo 100.000 đồng/ 1tháng Tiền ăn trưa 139.000 đồng/ tháng Thì tôi còn huy động các mạnh thườngquân tặng lương thực, quần áo cũ để động viên các gia đình có hoàn cảnh đặcbiệt khó khăn để trẻ thu hút trẻ đến trường

+ Áp dụng tiêu chí 10: Giáo viên có kĩ năng phối hợp với gia đình và cộngđồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ dân tộc thiểu số và trẻ có hoàn cảnh khókhăn Chỉ số 21: Phối hợp với gia đình trẻ dân tộc thiểu số Trao đổi với phụhuynh về tình hình sức khoẻ của trẻ, tôi đã nắm được đặc thù của từng trẻ như

sở thích, đặc tính cá biệt của mỗi trẻ, trẻ chậm, trẻ nhút nhát, không thích đi học,trẻ đồng bào dân tộc êđê có trẻ lần đầu tiên đi học, nhiều trẻ vẫn chưa biết phát

âm các chữ cái

Từ những đặc điểm tâm lý đó, bản thân nhận ra rằng: để trẻ yêu thích việchọc môn làm quen chữ cái, thì việc lựa chọn biện pháp dạy xây dựng theo hướnglấy trẻ làm trung tâm và xây dựng môi trường tiếng Việt cho trẻ là rất quantrọng Tôi luôn cố gắng làm cho trẻ cảm thấy việc học chữ cái trở nên thú vị,bằng cách chuẩn bị nhiều phương pháp khác nhau hấp dẫn…Từ đó tạo cho trẻ

Trang 7

thích đến trường, sau khi hiểu rỏ trẻ lớp mình cân gì và thích gì tôi bắt đầu xâydựng kế hoạch giáo dục trẻ.

Lứa tuổi mẫu giáo trẻ đã phát âm tốt hơn, rõ nhưng vẫn còn phát âm sainhững chữ cái khó như; x, s, phát âm chữ l thành chữ n, phát âm sai d, đ, trẻphát âm hay nhầm chữ p, q, e, ê, a, ă, â

+ Tìm hiểu đặc điểm vốn từ của trẻ: Vốn từ của trẻ tăng nhanh khoảng1500- 2000 từ Danh từ và động từ ở trẻ vẫn chiếm ưu thế Tính từ và các loại

từ khác trẻ đã sử dụng nhiều hơn.( Trích bồi dưỡng thường xuyên mônđun 3).+ Khi trẻ làm quen chữ cái, tôi thấy vốn hiểu biết của em còn ít, đặc biệt trẻrất nhầm lẫn khi phát âm các chữ cái có tiếng gần giống nhau Mặt khác khảnăng phân tích của trẻ gặp rất nhiều khó khăn như phân tích chữ cái, so sánh chữcái nên tôi gắng tìm hiểu nhiều biện pháp để tiết dạy “Làm quen chữ cái” đạthiệu quả cao hơn từ đó nâng dần tính khám phá tự học sáng tạo cho trẻ Chính vìvậy ngay từ đầu năm học bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch theo dõi và lựachọn các nội dung luyện tập phù hợp với tình hình thực tế cho lớp tôi

Để xây dựng kế hoạch hoạt động đúng với sự phát triển của trẻ mẫu giáo.Tôi luôn luôn tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu về giáo dục mầm non như: Chươngtrình giáo dục mầm non, tài liệu hướng dẫn xây dựng môi trường giáo dục lấytrẻ làm trung tâm áp dụng từ tiêu chí số 01- 13 xây dựng môi trường tiếng Việt

áp dụng từ tiêu chí số 01-10, bồi dưỡng thường xuyên môdun 3: Sự phát triểnngôn ngữ của trẻ có những đặc điểm khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạntuổi trẻ, những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mẫu giáo về mặt ngôn ngữ Bản thân tôi cần xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, đồ dùng, đồchơi, học liệu, thời gian, đia điểm phù hợp với, nhu cầu, khả năng của trẻ Linhhoạt thay đổi nội dung, phương pháp, đồ dùng, đồ chơi…khi hoàn cảnh thay đổi

Ví dụ: Như lên kế hoạch giảng dạy thì tôi phải linh hoạt thay đổi dạy với đồdùng, đồ chơi thực tế sẵn có ở lớp cũng ngoài sân như: Bút, vở, bảng, hộp màu,

Trang 8

gach, rổ, bánh xe…trẻ thích đồ dùng nào thì chọn đồ dùng đó sao cho có chữ cái

và phát âm đúng chữ cái yêu cầu của cô, đồ dùng, đồ chơi không cần đúng theochủ đề

Bản thân là người lập kế hoạch năm, chủ đề, học kỳ, tháng, tuần ngày Chútrọng nhất vào kế hoạch giáo dục tuần, ngày Lên kế hoạch luôn bám vàochương trình khung với bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi và bộ công cụ đánh giáchuẩn phát triển trẻ năm tuổi, phát triển 4 lĩnh vực, 28 chuẩn, 120 chỉ số, đưavào 13 tiêu chí 34 chỉ số lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non, dựa vàochương trình kế hoạch của tổ khối để điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tếcủa lớp mình, để lên kế hoạch đón đầu sự phát triển của trẻ

Ví dụ: Cô phải nắm tình hình học tập của từng cá nhân trẻ, như vào chủ đềthế giới động vật giáo viên lên kế hoạch dạy chữ cái i, t, c mà nhiều trẻ ở nhà đãnhận biết chữ i, t, c thì cô phải có từng phương pháp dạy để phù hợp, phân loạitrẻ ra từng góc có kế hoạch mục tiêu cao thấp khác nhau từng nhóm trẻ

Yêu cầu của tiêu chí 3 Kế hoạch giáo dục năm học có dự kiến chủ đề, thờigian thực hiện phù hợp với khả năng của trẻ và điều kiện thực tế của vùng miền,địa phương, trường lớp lấy trẻ làm trung tâm và bám chuẩn 91 thì:

Ví dụ: Như chủ đề gia đình lên chữ cái a, ă, â Thì nội dung phải hoànthành thuộc chữ cái a, ă, â trong các hoạt động, hoạt ngoài trời, hoạt động góc…+ Lời nói của giáo viên cần phải chuẩn mực, nói diễn cảm, rõ ràng, giảithích nghĩa của từ khó giúp cho trẻ hiểu, nhớ và vận dụng được để trẻ học chữcái Để đẩy mạnh sự phát triển khả năng vận động các cơ quan phát âm cần tậpcho trẻ các bài tập luyện cơ quan phát âm thích hợp

Khi trẻ đã có một số lượng chữ cái phong phú trẻ sẽ tự tin hơn trong mọihoạt động

Trang 9

* Giải pháp 2: Xây dựng môi trường tiếng Việt và làm đồ dùng đồ chơi

tự tạo cho trẻ hoạt động với làm quen chữ cái theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.

Những gì đẹp mới lạ đẹp mắt hấp dẫn gây được sự chú ý của trẻ, vì thế việctạo môi trường làm quen chữ cái rất cần thiết để làm nổi bật bộ môn làm quenchữ cái nên môi trường có tác dụng tốt đến quá trình giáo dục trẻ Để trẻ đượclàm quen với chữ cái ở mọi lúc mọi nơi mọi góc trong và ngoài lớp, tôi luôn tạomôi trường thật đẹp để cuốn hút trẻ Kể cả môi trường trong lớp và ngoài lớplàm sao để trẻ được tắm trong môi trường chữ cái

+ Tạo môi trường cho trẻ hoạt động bên ngoài đáp ứng nhu cầu chơi củatrẻ, tạo điều kiện cho “Trẻ học bằng chơi, chơi mà học”:

Ví dụ; Như tiêu chí 4 Có các góc khu vực hoạt động ngoài trời được quyhoạch, thiết kế phù hợp, an toàn, sạch đẹp, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động Tạođiều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi như góc đọc sách, bước chân trãinghiệm cảm giác có chữ cái, đi qua các chữ cái theo yêu cầu gắn hết chữ trong

đồ dùng, đồ chơi, từng công truờng đi vào taọ môi trường tiếng việt cho trẻ…gắn chữ cái từ cổng trường đi vào lớp, từng cây cối, từng cầu trượt, xích đu, nhàbanh, từng quả bóng, cho trẻ tự được được đi, trải nghiệm những bước chân cóchữ cái từ cổng trường đi vào đi vào ngoài hiên có gắn chữ cái… để trẻ nhìnthấy chữ cái, ấn tượng ngay từ ban đầu, đặc biệt trẻ tự làm, tự trải nghiệm trẻ sẽnhớ lâu hơn…chuẩn bị những thẻ chữ cái rời để tạo môi trường tiếng việt trẻđược học mọi lúc, mọi nơi

Ví dụ: Ở ngoài hiên gắn chữ cái từng kệ dép, tủ quần áo lớp làm đồ dùng,

đồ chơi, hình ảnh để trẻ rút ra các chữ cái để trẻ vừa học, vừa chơi

+Tạo môi trường tiếng Việt trong lớp cho trẻ trãi nghiệm và hoạt động lấytrẻ làm trung tâm:

Trang 10

Ngoài việc xây dựng môi trường dạy chữ cái cho trẻ ở ngoài trời, giáo viêncòn xây dựng môi trường làm quen chữ cái ở trong lớp theo hướng lấy trẻ làmtrung tâm thì mỗi trẻ lĩnh hội kiến thức về chữ cái dễ nhất và thoải mái nhất vìmôi trường trong lớp vô cùng quan trọng trẻ được tắm trong môi trường chữ cái,tạo điều kiện cho trẻ học bằng chơi trẻ chơi mà học

Ví dụ: Dán chữ cái y, l vào cái ly xúc miệng, dán chữ cái a vào cái ca, khănlau mặt của trẻ thêu chữ ă, gía đựng đồ của trẻ, kệ dép của trẻ dán các chữ cái

Có các góc cho trẻ hoạt động và được bố trí thuận tiện, hợp lý, linh hoạt,

dễ thay đổi, đáp ứng nhu cầu hứng thú hoạt động vui chơi của trẻ, gồm 2 chỉ số,chỉ số 4, chỉ số 5

Tiêu chí 3 Có đa dạng đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động+ Trang trí lớp đảm bảo thẩm mĩ, thân thiện và phù hợp với nội dung, chủ

đề giáo dục Các khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt, có thể cố địnhhoặc có thể di chuyển mang tính mở, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự lựa chọn

và sử đồ vật, đồ chơi, tham gia hoạt động và thuận lợi cho sự quan sát của giáoviên

Ví dụ: Các góc tổ chức và hướng dẫn cho trẻ có thể tự trang trí các góc theohình thức mở lấy trẻ làm trung tâm, Trẻ có thể lấy chữ cái ra và gắn vào tranhtheo chủ đề

+ Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn

+ Để tạo được hứng thú và sự sáng tạo cho trẻ trong giờ hoạt động mônLàm quen chữ cái tôi thường xuyên tìm tòi từ những tranh ảnh mô hình, vật thậtđẹp về màu sắc tất cả đều có chữ viết hấp dẫn nhằm kích thích trẻ hoạt độngtích cực hơn Tổ chức cho trẻ tự làm những quyển an bum, tranh có lồng ghépchữ cái để treo góc nghệ thuật trong giờ hoạt động góc

Ví dụ: Từ những vật liệu phế thải như hộp sửa, chai nước rửa chén, bìnhnước, ly uống nước, chậu hoa ngày có các từ hoặc chữ cái…

Trang 11

* Giải pháp 3: Làm quen với chữ cái trong hoạt động có chủ đích theo nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm

+ Bản thân tôi khi tổ chức hoạt động chủ đích cho trẻ tôi luôn bám vào tiêuchí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chứchoạt động học cho trẻ, áp dụng 8 tiêu chí và 30 chỉ số trong hoạt động học củatrẻ, mục đích yêu cầu phải phù hợp với trẻ, trẻ được trải nghiệm vào các hoạtđộng học, giáo viên chỉ là người trợ giúp, hướng dẫn, gợi ý cho trẻ, bản thân tôicần có tác phong gần gũi trẻ ví dụ: có thái độ nhẹ nhàng, tình cảm, giao lưu ánhmắt thân thiện với trẻ, luôn mỉm cười với trẻ để thu hút sự chú ý của trẻ Luônkhuyến khích trẻ sáng tạo, luôn tạo tình huống cho trẻ vào bài học Giáo viên tạo

cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực, chú trọng hướng dẫn trẻ bằng phương pháptrải nghiệm, khám phá, quan sát, bắt chước, tưởng tượng, thử nghiệm, thực hànhgiao tiếp, giải quyết nhiệm vụ, học có hướng dẫn tương tác theo cá nhân,nhóm và cả lớp bằng hình thức “Học bằng chơi, chơi mà học”

- “Học bằng chơi, chơi mà học” giáo viên tổ chức tiết học dứơi hình thứchội thi, trò chơi, chuyến tham quan, đóng vai linh hoạt nhẹ nhàng không gây áplực, thoải mái, trẻ hoạt động hứng thú, sôi nôi, phát huy tối đa tính tích cực sángtạo của trẻ Ví dụ: Tôi vẽ trên sàn hoặc trên sân ba vòng tròn hoặc ô vuông,trong mỗi vòng tròn hoặc ô vuông đó, tôi viết chữ cái i, t, c, tôi giới thiệu từngchữ cái, gọi tên chữ cái, yêu cầu trẻ quan sát và gọi tên Tôi cho trẻ đứng xếphàng sau ô có chữ i, từng trẻ nhảy vào ô chữ i và gọi tên chữ cái đó, cứ như vậycho đến hết lượt tất cả đều được chơi (nhìn mặt chữ và gọi tên chữ cái) Tôi thayđổi trò chơi để hấp dẫn trẻ ở những lần chơi khác đây gọi là hình thức chơi màhọc

Mỗi trẻ một đồ dùng, đồ chơi mà trẻ tự làm để học:

+ Phải kết hợp nguyên tắc động tĩnh xen kẽ phù hợp với chủ đề, ngoài ra để

có hứng thú thì cô phải có nghệ thuật lên lớp ngôn ngữ diễn đạt ngắn gọn để hấpdẫn trẻ vào tiết học

Trang 12

Ví dụ: Trẻ làm quen với chữ cái “u, ư” chủ đề trong bác nông dân Trướctiên là cách vào bài đã gây sự hứng thú với video bừa ruộng trẻ đi quan sát dẫndắt vào bức tranh có từ “bừa ruộng” chứa chữ cái u,ư Qua đó trẻ tri giác vàhiểu rõ hơn về bác nông dân và đặc biệt là được đọc và làm quen từng chữ cáiqua bức tranh trẻ hiểu rõ hơn và tăng thêm tính tò mò hấp dẫn với hình ảnh sinhđộng của giáo án điện tử Cô hướng cho trẻ tự phát âm phân tích chữ cái, trẻ chủđộng tham gia rút chữ cái đã học, các trò chơi cá nhân tới cả lớp động tĩnh xen

kẻ với các đồ dùng hấp dẫn, cô và trẻ tự tạo từ phế liệu có chứa chữ cái

Trẻ làm quen với chữ cái u, ư tôi vào bài để gây hứng thú trẻ thông qua tròchơi chiếc nón kỳ diệu để quay theo kim đồng hồ làm từ bìa giấy

Đây là trò chơi tĩnh trẻ trong các tổ phân công phối hợp với nhau tạo họcchữ cái từ các nguyên vật liệu khác nhau như hồ dán, màu, xốp, lúa gạo, hạthướng dương, hạt cà phê…

Kết quả trẻ hứng thú hơn vào tiết học nhận biết phát âm đúng các chữ cái,bản thân tôi lên lớp tự tin hơn, gần gũi với trẻ hơn

+ Để trẻ có kiến thức vững vàng về chữ cái trước khi bước vào ngưỡng cữalớp 1 được tiếp xúc vào chữ viết, trẻ không phải ngạc nhiên mà lại thích thú hơnbản thân tôi luôn tìm tòi các phương pháp và làm đồ dùng, đồ chơi hấp dẫnhướng dẫn trẻ tập tô màu chữ cái rõng không lem ra ngoài, tô trùng khít các nétchấm mờ, tô chữ cái theo nét lõm, theo khe trước khi vào các giờ tập tô tôi luônhướng dãn trẻ cách cầm bút, chỉnh tư thế ngôi cho trẻ

Ví dụ: Kết quả mong đợi làm quen với chữ viết, trẻ tô được các chữ cái saochép ký hiệu, chữ cái, tên của mình

* Giải pháp 4: Làm quen chữ cái ở mọi lúc mọi nơi:

Như chúng ta đã biết, ở lứa tuổi mẫu giáo ghi nhớ của trẻ không có chủđịnh, trẻ nhanh nhớ nhưng mau quên Do đó muốn nâng cao chất lượng cho trẻhọc tốt làm quen chữ cái không dừng lại ở tiết học mà phải thường xuyên, tranh

Ngày đăng: 10/10/2019, 11:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tâm lý học trẻ em lứa tuổi Mầm non của Nguyễn Thị Ánh Tuyết – NXB Giáo dục 1994 Khác
2. Tài liệu hướng dẫn thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường Mầm Non Khác
3. Tài liệu BDTX Năm 2013 gồm 44 mô đun( mô đun 3,mô đun 23) Bộ Giáo dục và Đào tạo) Khác
4. Tài liệu BDTX chu kỳ II cho giáo viên mầm non (2004-2007) do Nhà xuất bản Giáo Dục Khác
6. Tạp chí giáo dục mầm non, tranh ảnh, internet Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w