1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu giải pháp phát triển bơi lội chống đuối nước cho học sinh tiểu học tại trường có bể bơi của tỉnh hải dương

258 132 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 258
Dung lượng 2,77 MB

Nội dung

1.2 Khái quát những chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáodục thể chất và thể thao trường học 8 1.3 Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước và của các Bộ, Ngành liên quan đối v

Trang 1

NGUYỄN THÁI HƯNG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BƠI LỘI CHỐNG ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG

CÓ BỂ BƠI CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

HÀ NỘI – NĂM 2019

Trang 2

–––––––––––––––––––––––

NGUYỄN THÁI HƯNG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BƠI LỘI CHỐNG ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG

CÓ BỂ BƠI CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG

Trang 3

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa tác giả nào công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Thái Hưng

Trang 4

1.2 Khái quát những chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo

dục thể chất và thể thao trường học

8

1.3 Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước và của

các Bộ, Ngành liên quan đối với công tác phòng chống đuối

nước cho trẻ em

12

1.3.1 Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước và đối với

công tác phòng chống đuối nước cho trẻ em

12

1.3.2 Những chủ trương chính sách của các Bộ, Ngành liên quan đối với

công tác phòng chống đuối nước cho trẻ em

16

1.4 Tình hình triển khai công tác bơi lội chống đuối nước cho trẻ

em trong toàn quốc

21

1.5 Tầm quan trọng của dạy bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu

học

291.5.1 Tầm quan trọng của dạy bơi cho học sinh tiểu học 291.5.2 Tầm quan trọng của chống đuối nước đối với học sinh tiểu học 34

1.6 Đặc điểm hoạt động vận động trong môi trường nước 36

1.6.2 Những lưu ý khi hoạt động trong môi trường nước 38

1.7 Nguyên tắc và phương pháp dạy bơi cho học sinh tiểu học 42

1.7.2 Phương pháp cơ bản dạy bơi cho học sinh tiểu học 431.7.3 Những điểm cần lưu ý trong dạy bơi cho học sinh tiểu học 45

Trang 5

NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 55

3.1 Đánh giá thực trạng bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học

trên địa bàn tỉnh Hải Dương

64

3.1.1 Xác định nội dung đánh giá thực trạng triển khai công tác dạy bơi

chống đuối nước cho học sinh tiểu học tại các trường tiểu học có

bể bơi của tỉnh Hải Dương

64

3.1.2

Chủ trương, chính sách của tỉnh Hải Dương đối với việc dạy bơi

chống đuối nước cho học sinh tiểu học

3.1.5 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy bơi và giáo dục kỹ

năng chống đuối nước cho học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương

71

3.1.6 Phân tích SWOT về thực trạng dạy bơi và chống đuối nước trong

các trường tiểu học tỉnh Hải Dương

77

3.1.7 Kiểm định phân tích SWOT về thực trạng dạy bơi chống đuối nước

cho học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương

78

3.2 Nghiên cứu đề xuất ứng dụng giải pháp phát triển bơi chống 91

Trang 6

đuối nước cho học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương

3.2.2 Cơ sở thực tiễn đề xuất giải pháp phát triển bơi lội chống đuối

nước cho học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương

93

3.2.3 Lựa chọn các giải pháp phát triển bơi chống đuối nước cho học

sinh tiểu học tại các trường có bể bơi trên địa bàn tỉnh Hải Dương

98

3.2.4 Ứng dụng kiểm nghiệm hiệu quả giải pháp phát triển bơi chống

đuối nước cho học sinh tiểu học tại các trường có bể bơi trên địa

bàn tỉnh Hải Dương

105

CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tố chất thể lựcThể dục thể thaoTai nạn thương tích trẻ em

Trang 7

XHCH

XHH

Văn hoá, Thể thao, Du lịch

Xã hội chủ nghĩa

Xã hội hoá

DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

3.1

Kiểm định nội đánh giá thực trạng công tác dạy bơi

chống đuối nước trong các trường tiểu học tỉnh Hải

Dương thông qua trưng cầu ý kiến chuyên gia (n= 30)

Sau trang 64

3.2

Độ tin cậy các nội dung đánh giá thực trạng công tác

dạy bơi chống đuối nước trong các trường tiểu học tỉnh

Hải Dương thông qua trưng cầu ý kiến chuyên gia (n=

30)

Sau trang 64

3.3 Thực trạng triển khai Chương trình dạy bơi hiện hành

cho học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương

Sau trang 66

Trang 8

3.5 Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy thể dục tại các trường

tiểu học có bể bơi tỉnh Hải Dương

Sau trang703.6 Thực trạng số bể bơi đã được xây dựng tại các trường

tiểu học tại tỉnh Hải Dương

Sau trang71

3.7

Thực trạng nguồn nước và điều kiện đảm bảo vệ sinh

nguồn nước bể bơi tại các trường tiểu học tỉnh Hải

Dương

Sau trang73

3.8 Thực trạng phương tiện phục vụ dạy bơi cho học sinh tại

các trường tiểu học tỉnh Hải Dương

Sau trang753.9

Đánh giá mức độ đáp ứng cơ sở vật chất cho triển khai

dạy bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học tỉnh Hải

Dương (n =78)

Sau trang 75

3.10 Kiểm định của chuyên gia về phân tích SWOT thực

trạng dạy bơi cho học sinh tiểu cho học tỉnh Hải Dương

– Điểm mạnh (n=30)

Sau trang79

3.11 Kiểm định của chuyên gia về phân tích SWOT thực

trạng dạy bơi cho học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương

-Điểm yếu (n=30)

Sau trang79

3.12 Kiểm định của chuyên gia về phân tích SWOT thực

trạng dạy bơi cho học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương - Cơ

hội (n=30)

Sau trang793.13 Kiểm định của chuyên gia về phân tích SWOT thực

trạng dạy bơi cho học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương –

Thách thức (n=30)

Sau trang793.14 Tổng hợp các nhóm giải pháp triển khai dạy bơi chống

đuối nước cho học sinh phổ thông của một số địa

phương trong toàn quốc

Sau trang93

Trang 9

nước cho học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương thông qua

trưng cầu ý kiến chuyên gia (n=30)

Sau trang1003.16 Kiểm định tính cấp thiết các giải pháp dạy bơi chống

đuối nước cho học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương thông

qua trưng cầu ý kiến chuyên gia (n=30)

Sau trang1003.17 Kiểm định tính khả thi các giải pháp dạy bơi chống đuối

nước cho học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương thông qua

trưng cầu ý kiến chuyên gia (n=30)

Sau trang1003.18 Kiểm định tương quan giữa tính cấp thiết và tỉnh khả thi

các giải pháp dạy bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu

học tỉnh Hải Dương

Sau trang1003.19 Kiểm định độ tin cậy các giải pháp dạy bơi chống đuối

nước cho học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương thông qua

trưng cầu ý kiến chuyên gia (n=30)

Sau trang1003.20 Kiểm định các giải pháp thực nghiệm triển khai dạy bơi

chống đuối nước cho học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương

thông qua trưng cầu ý kiến chuyên gia (n=30)

Sau trang1063.21 lựa chọn phương án tổ chức triển khai kiểm nghiệm dạy

bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học tỉnh Hải

Dương thông qua trưng cầu ý kiến chuyên gia (n=30)

Sau trang1063.22 Kiểm định cấu trúc Chương trình bồi dưỡng, tập huấn

giáo viên, CTV bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu

học Hải Dương (cải tiến) thông qua trưng cầu ý kiến

chuyên gia (n=30)

Sau trang107

3.23 Cấu trúc nội dung giáo dục kiến thức và kỹ năng bơi

chống đuối nước tích hợp môn học Kỹ năng sống cho

học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương (8 tiết)

Sau trang1083.24 Cấu trúc nội dung thực hành bơi chống đuối nước cho

học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương - Nhóm lớp 2-3 (15

Sau trang109

Trang 10

3.25 Cấu trúc nội dung thực hành bơi chống đuối nước cho

học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương - Nhóm lớp 4-5(12

tiết)

Sau trang1093.26 Kiểm định cấu trúc nội dung kiến thức bơi chống đuối

nước tích hợp môn học Kỹ năng sống cho học sinh tiểu

học Hải Dương thông qua trưng cầu ý kiến chuyên gia

(n=30)

Sau trang110

3.27 Kiểm định cấu trúc nội dung thực hành bơi chống đuối

nước cho học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương thông qua

trưng cầu ý kiến chuyên gia (n=30)

Sau trang1103.28 Đối tượng thực nghiệm Chương trình bơi chống đuối

nước học sinh tiểu học Hải Dương cải tiến Trang 1113.29 Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm Chương trình bơi

chống đuối nước cho học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương

(cải tiến) thông qua trưng cầu ý kiến chuyên gia (n=30)

Sau trang1123.30 Kết quả thực nghiệm Chương trình bơi chống đuối nước

cho học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương (cải tiến), năm

2015-2016

Sau trang 1123.31 Kết quả thực nghiệm Chương trình bơi chống đuối nước

cho học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương (cải tiến), năm

2016-2017

Sau trang113

3.32

Kết quả thực nghiệm Chương trình bơi chống đuối nước

cho học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương (cải tiến), năm

2015-2017

Sau trang114

3.33

Sự hài lòng của phụ huynh đối với dạy bơi chống đuối

nước cho học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương (cải tiến)

(n=270)

Sau trang115

Tên biểu đồ

3.1 Kết quả thực nghiệm Chương trình bơi chống đuối nước Sau trang

Trang 11

3.2 Kết quả thực nghiệm Chương trình bơi chống đuối nước

cho học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương, năm 2017-2018

Sau trang1133.3 Kết quả thực nghiệm Chương trình bơi chống đuối nước

cho học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương, năm 2016-2018

Sau trang114

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU

Tại Việt Nam hiện tượng đuối nước ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em lứatuổi học sinh tiểu học chiếm tỉ lệ cao nhất trong khu vực và đã trở thành mộthiện tượng đáng báo động hiện nay Theo thống kê hàng năm của Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội, tỉ lệ đuối nước tại Việt Nam cao nhất so vớicác nước khác trong khu vực Tỷ suất chết đuối nước ở trẻ em Việt Namcao gấp 10 lần các nước phát triển

Nguyên nhân chủ yếu là do: tuyệt đại đa số các em không biết bơi;thiếu sự giám sát của cộng đồng, nhà trường và gia đình; thiếu hiểu biếthoặc không chấp hành đúng những quy định về an toàn giao thông đườngthuỷ nội địa; các phương tiện vận tải và chở khách ngang sông không đápứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn an toàn; Bên cạnh đó, do điều kiện địa lýnước ta phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, điều kiện kinh tế còn khó khăn nênviệc đầu tư chiến lược cho vấn đề này còn hạn chế… Ngoài ra, trong mộtvài năm gần đây, sự phát triển mạnh các khu công nghiệp và chuyển dịch

cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp đã gây ảnh hưởng tới môi trường tự nhiênnói chung và môi trường nước nói riêng Nguồn nước ao, hồ, sông, ngòihiện nay đang bị ô nhiễm nặng không còn đảm bảo vệ sinh để cho trẻ emtập bơi, dẫn đến tình trạng trẻ em không biết bơi và tai nạn đuối nước ngàycàng gia tăng [8], [57], [59]

Ngay từ năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

197/2001/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2001 về việc “Phê duyệt Chính sách quốc gia phòng chống tai nạn thương tích giai đoạn 2002-2010” yêu

cầu các Bộ, Ngành, theo chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với chínhquyền các cấp và các tổ chức xã hội chung tay thực hiện công tác phòng,chống tai nạn, thương tích trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội,trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến tai nạn đuối nước ở trẻ em [50] Ngày 03tháng 12 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 2198/QĐ-TTg

Trang 13

về “Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020” trong

đó chỉ rõ: “Phổ cập dạy và học bơi đối với học sinh hệ phổ thông và mầm non; đảm bảo 100% trường phổ thông đưa môn bơi vào chương trình ngoại khóa” [51] Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban TDTT (cũ) triển khai

phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức các hội thảo chuyên đề vềphòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em, tổ chức các lớp bồi dưỡng cán

bộ, hướng dẫn viên, hướng dẫn mở lớp dạy bơi cho các địa phương tạinhiều khu vực trên cả nước [74], [75] Hiệu quả từ các chương trình đãgiúp ngăn chặn tối đa nạn đuối nước, giảm thiểu số người chết đuối, đặcbiệt là các em học sinh, sinh viên ở vùng sâu vùng xa

Năm 2009, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương đã xây dựng “Đề án dạy bơi cho học sinh tiểu học trên địa bàn tỉnh Hải Dương” [81] Sau gần

10 năm triển khai, đã thu được những kết quả rất tích cực Toàn tỉnh hiệnnay đã có 37 trường tiểu học trên tổng số 280 trường được xây dựng bể bơi.Sau khi được học bơi, số học sinh ở lứa tuổi tiểu học biết bơi đã chiếm trên11% tổng số học sinh tiểu học của tỉnh Hải Dương được ghi nhận là mộttrong những tỉnh, thành đi đầu trong cả nước về triển khai thực hiện chiếnlược phổ cập dạy và học bơi đối với học sinh phổ thông và mầm non củaChính phủ Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, do nhiềunguyên nhân, công tác dạy bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học trênđịa bàn tỉnh Hải Dương vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế Trong quátrình triển khai Đề án đã có hàng loạt vấn đề vướng mắc nảy sinh về cơchế, chính sách, về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, về chương trình giảngdạy, đội ngũ giáo viên, về sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, sự hợptác của gia đình học sinh Ngay tại các trường đã được đầu tư xây dựng bểbơi cũng đã có hiện tượng không vận hành, sử dụng bể bơi hoặc chưa khaithác hết công dụng của bể bơi, dẫn đến lãng phí nguồn lực, mục tiêu phổcập bơi lội cho học sinh tiểu học chưa đạt được hiệu quả tương xứng

Trang 14

Trước yêu cầu cấp thiết dạy cho trẻ em kỹ năng bơi và phòng chống đuốinước, cần có các giải pháp đồng bộ, khả thi, đó là lý do tôi tiến hành nghiên

cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp phát triển bơi lội chống đuối nước cho học sinh tiểu học tại các trường có bể bơi của tỉnh Hải Dương”.

Mục đích nghiên cứu: Xác định các giải pháp đồng bộ, khả thi, phù

hợp với điều kiện thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt độngdạy bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học tại các trường đã có bể bơitại Hải Dương, góp phần tích cực hoàn thành mục tiêu phổ cập bơi lội chohọc sinh tiểu học và giảm thiểu tai nạn đuối nước cho học sinh tiểu học trênđịa bàn tỉnh

Mục tiêu nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên,

Đề tài xác định giải quyết các mục tiêu nghiên cứu sau:

Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng hoạt động bơi chống đuối nước cho

học sinh tiểu học trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Mục tiêu 2: Nghiên cứu đề xuất và ứng dụng giải pháp phát triển bơi

chống đuối nước cho học sinh tiểu học trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Giả thuyết khoa học: Giả định rằng nếu xây dựng các giải pháp đồng

bộ, khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng, hiệuquả hoạt động dạy bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học tại các trường

đã có bể bơi trên địa bàn tỉnh Hải Dương, sẽ góp phần giảm thiểu tai nạnđuối nước cho học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương

Trang 15

CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Mục tiêu:

Mục tiêu là những dự báo về kết quả hoạt động, nó phản ánh nhu cầukhách quan của xã hội Mục đích phản ánh bằng kết quả cuối cùng của hoạtđộng sau một quá trình; mục tiêu phản ánh kết quả hoạt động ở từng giaiđoạn của một quá trình Thông qua kết quả đạt được ở các giai đoạn (thựchiện mục tiêu), mà ta có được kết quả cuối cùng của hoạt động (thực hiệnmục đích)

Mục đích của giáo dục nói chung, GDTC nói riêng là kết quả hoạtđộng giáo dục (hay GDTC), cần phải đạt được để đáp ứng các yêu cầu của

xã hội và nhu cầu của con người [28], [84]

Mục tiêu GDTC quốc dân, được xây dựng trên cơ sở nhu cầu củacông cuộc xây dựng CNXH và gắn liền với mục tiêu của giáo dục chungcủa Đảng và Nhà nước ta Bởi vì GDTC là một hình thức giáo dụcchuyên biệt, cùng với các hoạt động giáo dục khác: Đạo đức, trí tuệ,thẩm mĩ, lao động kĩ thuật, góp phần giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàndiện [21], [22], [23]

Mục tiêu TDTT ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là: Khôi phục

và tăng cường sức khỏe cho nhân dân, góp phần xây dựng con người pháttriển toàn diện, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ViệtNam xã hội chủ nghĩa [3], [43], [45],

Mục tiêu của GDTC cho học sinh phổ thông là: Góp phần bảo vệ,tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực toàn diện cho các em, cung cấpnhững kiến thức cơ bản về vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường…, hình thànhthói quen tập luyện TDTT, giữ gìn vệ sinh và biết thực hiện một số độngtác cơ bản trong TDTT (các bài tập thực dụng)… tạo nên sự phát triển tựnhiên của trẻ, gây cho trẻ một cuộc sống vui tươi lành mạnh [44], [45]

Trang 16

Mục tiêu của công tác phòng chống đuối nước trẻ em là: kiểm soáttình hình tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là tai nạn đuối nước nhằmđảm bảo an toàn cho trẻ em, vì hạnh phúc của gia đình và xã hội [6], [53].

1.1.2 Phương pháp, giải pháp, biện pháp:

Tổng hợp các tài liệu về quản lý học, nhiều học giả đề cập một số kháiniệm liên quan, đó là phương pháp, giải pháp, biện pháp giải quyết nhữngchính sách, đề án, kế hoạch để đạt mục tiêu đã đặt ra

Phương pháp quản lý là cách thức, con đường giải quyết mục tiêu đểđảm bảo việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của một tổchức nào đó trong quá trình quản lý một cách khoa học, khách quan phùhợp lý luận và thực tiễn

Giải pháp là cách giải quyết một vấn đề khó khăn gặp phải trong quátrình làm việc, giải pháp là tổng thể các biện pháp hợp thành Như vậy, giảipháp có thể bao gồm rất nhiều biện pháp cụ thể

Trong các tài liệu quản lý xã hội, quản lý kinh tế, các học giả đề cậpcác nhóm giải pháp theo chức năng nhiệm vụ như:

Giải pháp giáo dục; trong đó có những biện pháp tuyên truyền bằng tàiliệu, sách báo một cách thường xuyên, tuyên dương khen thưởng;

Giải pháp hành chính; trong đó có các biện pháp về bộ máy, nhân lực,

Trên cơ sở khái niệm đã nêu có thể cụ thể hóa các giải pháp như sau:Giải pháp những phương tiện, hành vi, công cụ được tác động sử dụngthông qua quản lý theo một lộ trình quy định

Trang 17

Các phương tiện, hành vi, công cụ này thể hiện ở hình thức là cácchương trình và dự án được thực hiện trong một phạm vi lộ trình xác định

để đạt được mục tiêu quản lý Trong các tài liệu về quản lý còn đề cập mốiquan hệ giữa phương pháp quản lý gồm các giải pháp, biện pháp sử dụngtrong quản lý như:

Giải pháp là cách thức thực hiện các phương pháp Giải pháp là cụ thểhóa các phương pháp hay ứng dụng các phương pháp vào thực tiễn quản lý.Trong một phương pháp có nhiều giải pháp cụ thể Mặt khác, một giải pháp

cụ thể có thể là thành phần của nhiều phương pháp khác nhau Giữaphương pháp và giải pháp có sự tương đồng nhưng không phải đồng nghĩavới nhau Một nhóm giải pháp cụ thể tổng hợp thành phương pháp quản lý

Từ các phương pháp quản lý hình thành các nhóm giải pháp (mỗi phươngpháp có một nhóm giải pháp), trong mỗi giải pháp có các biện pháp cụ thể[13], [28]

Biện pháp là cách thức, công cụ thực hiện giải pháp Trong quá trìnhquản lý để thực hiện một phương pháp quản lý cần áp dụng một nhóm giảipháp, trong mỗi giải pháp có những biện pháp cụ thể cần triển khai Trongmột giải pháp lớn có cả hệ thống giải pháp thành phần Hệ thống giải phápthành phần tác động để hình thành và phát triển thành giải pháp lớn [13],[65], [70]

1.1.3 Bơi chống đuối nước:

Biết bơi vẫn có thể bị đuối nước Để giảm thiểu tai nạn đuối nướccho trẻ em, việc đầu tiên và quan trọng nhất là dạy trẻ bơi và các kỹ năngđảm bảo an toàn dưới nước Đuối nước là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến

tử vong do tai nạn, thương tích ở trẻ em Theo thống kê, trên thực tế, cónhiều trường hợp trẻ em biết bơi vẫn xảy ra tai nạn đuối nước do không có

kỹ năng cứu đuối Mặt khác nhiều trẻ biết bơi nhưng lại bị đuối nước dokhông biết cách cứu bạn, thiếu các kỹ năng, phương tiện để phòng tránhcũng dễ bị đuối nước Do đó, có thể thấy biết bơi là chưa đủ, quan trọng

Trang 18

hơn, trẻ phải có kỹ năng đảm bảo an toàn dưới nước Dù điều kiện tự nhiên

có nhiều sông, suối, hồ, ao, kênh rạch, là môi trường không an toàn cho trẻ,song nhiều địa phương vẫn chưa coi trọng việc phòng ngừa tai nạn thươngtích trẻ em Bên cạnh đó, nhiều gia đình vẫn chưa nhận thức đầy đủ, còn lơ

là, chủ quan, chưa giám sát chặt chẽ con trẻ Để tránh những tai nạn đáng

tiếc có thể xảy ra và hạn chế thấp nhất tử vong do đuối nước, cần có sựphối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường Đặc biệt, các bậc phụ huynhphải nâng cao trách nhiệm quản lý, không để con trẻ tự tắm sông, tắm biển

mà không có người lớn đi cùng giám sát [6], [8], [11]

Thực trạng đó đặt ra yêu cầu cấp thiết là cần phải có sự quan tâm chỉđạo của các ngành, các cấp nhằm giáo dục cho trẻ em biết bơi, biết cáchphòng tránh tai nạn đuối nước, giảm thiểu đến mức thấp nhất tỉ lệ trẻ em bịđuối nước

1.1.4 Xã hội hoá thể dục thể thao:

Xã hội hóa, với góc độ của xã hội học là một nền tảng quan trọngtrong loài người Không như các chủng loại khác với định nghĩa theo sinhhọc, con người cần phải hiểu biết xã hội để có khả năng tồn tại [13], [31] XHH TDTT là chỉ quá trình chuyển đổi trong lĩnh vực tham gia, quản

lý và hoạt động thể dục thể thao: từ phương thức Nhà nước hoàn toàn làmthể dục thể thao; theo cơ chế kế hoạch tập trung sang phương thức Nhànước kết hợp với xã hội cùng làm thể dục thể thao trong cơ chế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, tiến tới phương thức xã hội làm thể dục thểthao là chính, Nhà nước chỉ đóng vai trò định hướng chỉ đạo, kiểm soát,ban hành chính sách Thứ hai là, về mặt lý giải từ “hóa” trong cụm từ “xãhội hóa” tuy đều chỉ là một quá trình chuyển đổi, nhưng sự chuyển đổi,nhưng sự chuyển đổi trong xã hội hóa con người nhấn mạnh tính “giai đoạncủa chuyển đổi”, còn sự chuyển trong XHH TDTT lại nhấn mạnh về tính

“Mức độ của chuyển đổi” [13], [17]

Trang 19

Xã hội hóa TDTT là chủ trương lớn, sáng tạo của Đảng và Nhà nước

ta được thể hiện trong các kỳ Đại hội toàn quốc của Đảng Những căn cứ

đề xuất của chủ trương XHH TDTT và các khái niệm về xã hội hóa thể dụcthể thao ở nước ta đã được nêu tại nhiều văn kiện, tài liệu của của Đảng vàNhà nước [9], [10], [12]

Căn cứ vào các văn bản của Đảng và Nhà nước ta, xã hội hóa cáclĩnh vực xã hội được coi là hệ thống giải pháp xã hội bao gồm hai vế:Thứ nhất, vận động và tổ chức tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn

xã hội; Thứ hai; từng bước nâng cao mức hưởng thụ về vật chất và tinhthần của nhân dân

Phát triển tư tưởng xã hội hóa vào lĩnh vực TDTT, ta có thể coi XHHTDTT là hệ thống giải pháp xã hội để vận động, tổ chức nhân dân và xã hộitham gia phát triển sự nghiệp TDTT, đồng thời nâng cao mức hưởng thụTDTT cho nhân dân và xã hội [13], [63] Với tư tưởng này, XHH TDTTcần được tiếp cận khi huy động các nguồn lực xã hội dạy bơi chống đuốinước cho học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương

1.2 Khái quát những chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục thể chất và thể thao trường học

Mục tiêu GDTC quốc dân, được xây dựng trên cơ sở nhu cầu củacông cuộc xây dựng CNXH và gắn liền với mục tiêu của giáo dục chungcủa Đảng và Nhà nước ta Bởi vì GDTC là một hình thức giáo dục chuyênbiệt, cùng với các hoạt động giáo dục khác: Đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, laođộng kĩ thuật, góp phần giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện Mục tiêuGDTC ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là: Khôi phục và tăng cườngsức khỏe cho nhân dân, góp phần xây dựng con người phát triển toàn diện,phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hộichủ nghĩa [4], [7]

Có thể khẳng định, xuất phát từ tầm quan trọng của GDTC và thểthao trường học, trong từng thời kỳ, Đảng và Nhà nước ta đều luôn quan

Trang 20

tâm, đề ra đường lối, chủ trương, chính sách phù hợp để định hướng, điềuchỉnh, thúc đẩy hoạt động TDTT phát triển Trong quá trình triển khai thựchiện, các Nghị quyết, Chỉ thị, Chiến lược, Đề án, Chương trình hành độngcủa Đảng, Nhà nước đã được sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chophù hợp với tình hình và phát huy được hiệu quả cao nhất:

Tháng 12/2011, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW

về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thểdục, thể thao đến năm 2020 Trong phần đánh giá những tồn tại, hạn chế,Nghị quyết đã chỉ rõ: "Giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong họcsinh, sinh viên chưa thường xuyên và kém hiệu quả" Để đạt được mục tiêuđến năm 2020 "phấn đấu 90% học sinh sinh viên đạt tiêu chuẩn rèn luyệnthân thể", Nghị quyết đã đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quảgiáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường học

Triển khai Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI),Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 2198/QĐ-TTg, ngày3/12/2010 về phê duyệt “Chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Namđến năm 2020”, với mục tiêu cụ thể là: mở rộng và đa dạng hóa các hoạtđộng TDTT quần chúng, thể thao giải trí đáp ứng nhu cầu giải trí của xã hội

và thói quen hoạt động, vận động hợp lý suốt đời [51]

Chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020 xácđịnh mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển thể dục thể thao góp phầnphục vụ nhiệm vụ chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêucầu phát triển đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc

tế ngày càng sâu rộng Theo định hướng trên, công tác thể dục thể thao cầntiếp tục đổi mới, tạo nền tảng về các mặt cho những bước phát triển mạnh

mẽ và vững chắc của sự nghiệp TDTT vào năm 2020, khi nước ta trởthành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; trong đó điều quan trọngtrước tiên là phải tuân thủ cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhândân làm chủ trong mọi hoạt động thể dục thể thao [51]

Trang 21

Chiến lược phát triển thể dục, thể thao đến năm 2020 được hìnhthành trong tổng thể phát triển hài hòa cùng với các lĩnh vực văn hóa và dulịch… nhằm tạo thành sức mạnh tổng hợp, thúc đẩy nhau, hỗ trợ nhau cùngphát triển, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, màthể dục, thể thao đóng vai trò chủ đạo đối với sự nghiệp bảo vệ, nâng caosức khỏe, tạo dựng nhân cách và lối sống lành mạnh của các thế hệ ngườiViệt Nam [51]

Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp quy vềphát triển TDTT, về GDTC và thể thao trong nhà trường, có nội dung nêu

rõ, giao Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn nội dung hoạt độngthể thao trong trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung họcphổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học; trường đại học, học viện,đại học vùng và đại học quốc gia [4], [5], [7]:

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng XI, ngày 28/4/2011, Thủ tướngChính phủ đã phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc ngườiViệt giai đoạn 2011-2030 (gọi tắt là Đề án 641) nhằm phát triển thể lực,nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa; từng bước nâng cao chất lượng giống nòi và tăng tuổi thọ chonhân dân Khẳng định sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với mục tiêu cụthể cải thiện tầm vóc thân thể của thanh niên đạt nhịp độ tăng trưởng ổnđịnh và cải thiện thể lực, nhất là sức mạnh của đa số thanh niên, thu hẹpkhoảng cách với các nước phát triển ở châu Á [52]

Trong các nội dung, chương trình, giải pháp mà Đề án xác định cóchương trình phát triển thể lực, tầm vóc bằng cách tăng cường GDTC đốivới học sinh, tập trung vào các nội dung sau [52]: Cải thiện và tăng cườngđiều kiện phục vụ hoạt động TDTT trong trường học, bao gồm: cơ chếchính sách, tổ chức quản lý, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất, trang thiết bịdụng cụ tập luyện; Chuẩn hóa, đầu tư cơ sở vật chất cho GDTC đối với các

Trang 22

trường thí điểm; tận dụng các công trình TDTT trên địa bàn để phục vụhoạt động GDTC trong trường học; đảm bảo chất lượng dạy và học thể dụcchính khóa, các hoạt động TDTT ngoại khóa cho học sinh; xây dựngchương trình GDTC hợp lý có kết hợp với giáo dục quốc phòng; xây dựngthích hợp một hệ thống các lớp năng khiếu thể thao ban đầu ở trường học.

Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, năm 2016, NgànhGiáo dục và Đào tạo phối hợp với các bộ ngành liên quan đã xây dựng Đề

án Tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học Theo đó,

Quyết định số 1076/QĐ-TTg, ngày 17/6/2016 về phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học đến 2025” tiếp tục

khẳng định sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với mục tiêu cụ thể cảithiện tầm vóc thân thể của học HSSV các trường tiểu học, trường trung học

cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học;trường đại học, học viện, đại học vùng và đại học quốc gia; với quan điểm,mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản [56]: nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dụcthể chất và thể thao trong trường học theo định hướng ưu tiên là nâng caosức khoẻ, thể lực, giáo dục ý chí, đạo đức, lối sống lành mạnh; bồi dưỡngkiến thức, kỹ năng vận động và thói quen tập luyện thường xuyên, thỏamãn nhu cầu vui chơi, giải trí của học sinh, sinh viên, đồng thời góp phầnphát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao; phát triển giáo dục thể chất vàthể thao trường học bảo đảm tính khoa học, thực tiễn và có lộ trình triểnkhai thực hiện, phù hợp với điều kiện thực tiễn; phát huy vai trò chủ độngcủa các trường học và sự tham gia tích cực của đội ngũ giáo viên, giảngviên thể dục, thể thao và học sinh, sinh viên [14],[33]

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, các địaphương Phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức xã hội trong việc pháttriển công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học; Tăng đầu tư ngânsách nhà nước cho giáo dục thể chất và thể thao trường học; đồng thời

Trang 23

tạo cơ chế thu hút, huy động và sử dụng các nguồn lực khác để thực hiệnmục tiêu của Đề án [54]

Từng địa phương và cơ sở trường học chủ động phát huy và sử dụngcác nguồn lực sẵn có để phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục thể chất vàthể thao trường học Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng, hiệu quả giáodục thể chất và thể thao trường học, nhằm trang bị cho trẻ em, học sinh,sinh viên các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quenluyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầmvóc, hoàn thiện nhân cách, nâng cao đời sống tinh thần; thực hiện mục tiêugiáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên, góp phần đào tạo nguồn nhânlực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

và bảo vệ Tổ quốc [23], [24], [25]

1.3 Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước và của các Bộ, Ngành liên quan đối với công tác phòng chống đuối nước cho trẻ em

1.3.1 Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước và đối với công tác phòng chống đuối nước cho trẻ em:

Quốc hội đã ban hành Luật số 26/2018/QH sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 đã bổ sung khoản 6 vàoĐiều 22: “6 Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển môn bơi,

võ cổ truyền và các môn thể thao dân tộc; thành lập câu lạc bộ thể thao củahọc sinh, sinh viên” [45]

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 234/QĐ-TTg, ngày05/02/2016, phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ

em giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây gọi là Chương trình) với những nộidung chủ yếu sau [55]:

Mục tiêu tổng quát: Kiểm soát tình hình tai nạn, thương tích trẻ em,đặc biệt là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông nhằm đảm bảo an toàncho trẻ em, hạnh phúc của gia đình và xã hội

Trang 24

Các mục tiêu cụ thể: Giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tíchxuống còn 600/100.000 trẻ em; Giảm tỷ suất trẻ em bị tử vong do tai nạn,thương tích xuống còn 17/100.000 trẻ em; 5.000.000 ngôi nhà thuộc các hộgia đình có trẻ em đạt tiêu chí Ngôi nhà an toàn; 10.000 trường học đạt tiêuchuẩn Trường học an toàn; 300 xã phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn Cộngđồng an toàn; Giảm 25% số trẻ em tử vong do tai nạn giao thông đường bộ

so với năm 2015; Giảm 6% số trẻ em bị tử vong do đuối nước so với năm2015; 90% trẻ em trong độ tuổi tiểu học, trung học cơ sở biết các quy định

về an toàn giao thông; 40% trẻ em trong độ tuổi tiểu học và trung học cơ sởbiết kỹ năng an toàn trong môi trường nước; 90% trẻ em sử dụng áo phaokhi tham gia giao thông đường thủy; 100% tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương triển khai thí điểm chương trình bơi an toàn cho trẻ em; 100%cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện và 80% cán bộ cấp xã, cộng tác viên, tìnhnguyện viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được tập huấn về kỹnăng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; 100% nhân viên y tế thôn,bản, nhân viên y tế trường học biết các kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu ban đầucho trẻ em bị tai nạn, thương tích

Nội dung của Chương trình (trích): Tổ chức các chiến dịch truyền

thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng, chốngđuối nước, tai nạn giao thông Tổ chức hoạt động truyền thông về phòng,chống tai nạn, thương tích trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng,

hệ thống thông tin cơ sở theo các chủ đề phù hợp với từng nhóm đối tượng;

tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp tại gia đình, trường học vàcộng đồng; Xây dựng thí điểm, đánh giá và nhân rộng mô hình phòng,chống đuối nước trẻ em Kiện toàn và phát triển mạng lưới dịch vụ đảmbảo an toàn cho trẻ em trong môi trường nước Triển khai chương trình bơi

an toàn cho trẻ em; Nghiên cứu, hướng dẫn sử dụng các thiết bị an toàntrong môi trường nước cho trẻ em; Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp

Trang 25

liên ngành về phòng, chống đuối nước trẻ em; Rà soát, hoàn thiện các quyđịnh về an toàn giao thông đường thủy và an toàn trong môi trường nướccho trẻ em; Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định an toàn giaothông đường thủy và an toàn trong môi trường nước cho trẻ em; Xây dựng

và vận hành hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá về phòng, chống tai nạn,thương tích trẻ em; Xây dựng bộ chỉ tiêu theo dõi, giám sát, đánh giá vềChương trình; Thực hiện nghiên cứu, khảo sát, đánh giá về tình hình tainạn, thương tích trẻ em Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc theo dõi,giám sát, đánh giá tình hình tai nạn, thương tích trẻ em

Nhiệm vụ và giải pháp: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và trách

nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác phòng, chống tainạn, thương tích trẻ em; Đẩy mạnh, thông tin, truyền thông, giáo dục, vậnđộng xã hội nhằm nâng cao nhận thức về phòng, chống tai nạn, thương tíchtrẻ em cho trẻ em, hộ gia đình, trường học, cộng đồng và xã hội; Củng cố

và nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên làmcông tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp, các ngành, đoàn thể liên quan vềcông tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; Xây dựng thí điểm, đánhgiá và nhân rộng các mô hình Ngôi nhà an toàn, Trường học an toàn, Cộngđồng an toàn, Phòng, chống tai nạn giao thông đường bộ cho trẻ em và các

mô hình an toàn khác; Triển khai các hoạt động phòng, chống đuối nước trẻem; đảm bảo thực hiện các quy định an toàn trong môi trường nước, cácquy định an toàn khi tham gia giao thông đường thủy theo quy định; Tiếptục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách vềphòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; hoàn thiện hệ thống theo dõi,giám sát, đánh giá về việc thực hiện Chương trình; Thường xuyên kiểm tra,thanh tra tình hình thực hiện pháp luật, chính sách, tiêu chuẩn về phòng,chống tai nạn, thương tích trẻ em để kịp thời xử lý các hành vi vi phạm;Tăng cường công tác phối hợp liên ngành về phòng, chống tai nạn, thương

Trang 26

tích trẻ em; Tăng cường hợp tác quốc tế và vận động các tổ chức xã hội,cộng đồng, doanh nghiệp tham gia trong công tác phòng, chống tai nạn,thương tích trẻ em.

Thủ tướng giao các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủtrưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức liên quan chịutrách nhiệm thi hành Quyết định này

Để tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích

và đuối nước cho học sinh, trẻ em, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉthị số 17/CT-TTg ngày 16/05/2016 về triển khai công tác phòng, chống tainạn, thương tích nói chung và phòng, chống tai nạn đuối nước cho họcsinh, trẻ em nói riêng; yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang

bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo, tập trung thực hiện tốt một sốnhiệm vụ sau đây: Thực hiện nghiêm Công điện số 641/CĐ-TTg ngày 13tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ; triển khai quyết liệt, có hiệuquả Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ

em giai đoạn 2016 - 2020; Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉđạo các cơ sở giáo dục, trước hết là các trường phổ thông rà soát nội dungchương trình giáo dục thể chất trong nhà trường, đặc biệt chú ý hướng dẫn

kỹ năng bơi lội, kỹ năng phòng, tránh, ứng phó các trường hợp tai nạn, gâythương tích (như cháy nổ, hỏa hoạn, bão, lũ );

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạoviệc rà soát cơ sở vật chất, điều kiện rèn luyện sức khỏe, thể chất cho họcsinh, trẻ em, đặc biệt là điều kiện hướng dẫn tập luyện kỹ năng bơi lội phùhợp với điều kiện của địa phương Chỉ đạo chính quyền cấp huyện, cấp xã

Trang 27

tiến hành rà soát các khu vực thường xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạnđuối nước để cảnh báo và có biện pháp chủ động phòng ngừa kịp thời bảođảm an toàn cho học sinh, trẻ em trong dịp hè, mùa mưa bão, mùa nướcnổi; Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủyban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đoàn Thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh theo chứcnăng quản lý cần tăng cường chỉ đạo việc quản lý, tổ chức hoạt động hècho học sinh, trẻ em bảo đảm an toàn; Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo triểnkhai có hiệu quả Tháng hành động vì trẻ em năm 2016 với chủ đề “Vì cuộcsống an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em”;

Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí, phối hợpvới Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam đẩy mạnh công táctruyền thông nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổchức, cá nhân về phòng, chống tai nạn, thương tích và đuối nước cho họcsinh, trẻ em Tuyên truyền, vận động gia đình thường xuyên quan tâm,giám sát con, em mình đặc biệt trong thời gian nghỉ hè, mùa mưa bão, mùanước nổi; phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn đuối nước họcsinh và trẻ em cho người dân

1.3.2 Những chủ trương chính sách của các Bộ, Ngành liên quan đối với công tác phòng chống đuối nước cho trẻ em:

Bộ GDĐT đã phê duyệt Đề án Xây dựng kế hoạch thí điểm dạy bơitrong trường tiểu học năm 2009, tiếp đó là Đề án Phòng chống đuối nước vàthí điểm dạy bơi trong trường tiểu học giai đoạn 2010 – 2015 do Bộ Giáo dục

và Đào tạo xây dựng, triển khai năm 2010 đã khẳng định sự cần thiết phảiphổ cập bơi cứu đuối và đặt mục tiêu phổ cập dạy và học bơi đối với họcsinh phổ thông và mầm non, đảm bảo 100% trưởng phổ thông đưa môn bơivào chương trình ngoại khoá theo Chiến lược phát triển thể dục, thể thaođến năm 2020 của Chính phủ [6]

Trang 28

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011) đãban hành Chương trình phối hợp số 998/CTr-BGDĐT-BVHTTDL về chỉđạo công tác thể dục, thể thao trường học giai đoạn 2011-2015 [11]

Bộ VHTTDL đã ban hành Kế hoạch số 866/KH-BVHTTDL về việc

tổ chức Lễ phát động toàn dân tập luyện môn Bơi phòng chống đuối nướcnăm 2019 nhằm tuyên truyền về lợi ích, tác dụng của việc tập luyện mônBơi, các kỹ năng an toàn trong môi trường nước, đồng thời vận động toàndân tích cực tập luyện môn Bơi nhằm nâng cao sức khỏe, tầm vóc, thể lực,phòng chống bệnh tật cho trẻ em và cộng đồng; Phát huy vai trò, tráchnhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường và toàn thể xã hội trongviệc phát triển phong trào dạy bơi, học bơi và công tác phòng, chống đuốinước, góp phần từng bước giảm tỷ lệ đuối nước [80]

Để triển khai tốt hoạt động này, Bộ VHTTDL đã giao Tổng cụcTDTT là đơn vị chủ trì thực hiện; phối hợp với Vụ Giáo dục Thể chất- BộGDĐT, Cục trẻ em Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Hội Đồng độitrung ương, Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh Các Sở VHTT và SởVHTTDL các tỉnh/thành có trách nhiệm: Tham mưu xây dựng kế hoạch,triển khai, đề xuất báo cáo UBND tỉnh/thành quy hoạch đất, đầu tư cở sởvật chất, xây lắp bể bơi, bố trí kinh phí tổ chức Lễ phát động và đẩy mạnhtriển khai Chương trình bơi an toàn, phòng, chống đuối nước trẻ em năm

2019, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương; Chỉ đạo, hướng dẫnquận, huyện, thị xã, các đơn vị, thị xã, phường, thị trấn, trường học, cơ sởhoạt động thể thao dưới nước tổ chức Lễ phát động năm 2019;

Tổ chức tập huấn xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên, nhân viên cứu

hộ, tổ chức dạy bơi cho trẻ em và cộng đồng; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu

về kiến thức kỹ năng phòng, chống đuối nước, tổ chức giải bơi và hội thicứu đuối cho học sinh, thanh thiếu nhi và nhân dân trên địa bàn; Đẩy mạnhphối hợp liên ngành triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phòng,

Trang 29

chống đuối nước trẻ em; đề xuất các cấp chính quyền đầu tư xây dựng sânbãi, nhà tập TDTT, khu vui chơi, giải trí và môi trường sống an toàn cho trẻem; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở hoạt động thể thaodưới nước; đồng thời tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai Chươngtrình bơi an toàn, phòng chống đuối nước trẻ em nhằm rút kinh nghiệm,học tập, triển khai cách làm hiệu quả của các đơn vị điển hình để nhân rộngtới các xã, phường, trường học trong phạm vi toàn tỉnh/thành phố

Ủy ban Quốc gia về trẻ em đã có công văn khẩn chỉ đạo các đơn vịchức năng triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống tai nạn, thươngtích, đuối nước trẻ em Ủy ban Quốc gia về trẻ em yêu cầu UBND các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số17/CT-TTg ngày 16/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉđạo, thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh,trẻ em Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần đẩy mạnh công tác truyềnthông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổchức, cá nhân về phòng, chống đuối nước trẻ em; tuyên truyền, vận độnggia đình thường xuyên quan tâm, giám sát trẻ em, đặc biệt trong mùa mưabão và mùa nước nổi; chủ động đưa trẻ em đi học bơi, học kỹ năng an toàntrong môi trường nước; phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuốinước trẻ em cho người dân và trẻ em; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương tiếp tục hướng dẫn triển khai thực hiện việc xây dựng "Ngôinhà an toàn", "Trường học an toàn" và "Cộng đồng an toàn", phòng, chốngtai nạn, thương tích trẻ em nhằm loại bỏ các nguy cơ gây đuối nước cho trẻ

em Các địa phương cũng cần quan tâm hỗ trợ, trang bị cơ sở vật chất đểdạy bơi cho trẻ em tại địa phương; đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượngđội ngũ giáo viên dạy bơi, dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước [80]

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức kiểm traviệc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn giao thông đường thủy,

Trang 30

phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em tại cơ sở; xử lý nghiêm, kịp thời cáchành vi vi phạm; rà soát phát hiện kịp thời các khu vực thường xảy ra tainạn đuối nước hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước để có biện phápchủ động phòng ngừa, bảo đảm an toàn cho trẻ em như làm rào chắn, biểncảnh báo tại hố nước, hồ ao, sông ngòi, các khu vực nước sâu, nguy hiểm;xây dựng và triển khai cơ chế phối hợp giữa các ngành, đoàn thể trongphòng, chống đuối nước cho trẻ em Ngành giáo dục và đào tạo tăng cườngphối hợp với cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, Đoàn thanh niênthực hiện tốt công tác quản lý trẻ em, đảm bảo an toàn cho trẻ em ở trườnghọc, trong gia đình và cộng đồng.

Bộ LĐTBXH đã ban hành Quyết định số 589/QĐ-BLĐTBXH, ngày11/5/2009, Phê duyệt Kế hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ emgiai đoạn 2009 – 2010 của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội gồmnhững nội dung chủ yếu sau đây: Từng bước hạn chế tai nạn thương tích ởtrẻ em, góp phần đảm bảo an toàn tính mạng của trẻ em và sự phát triển bềnvững của Quốc gia [8]

Mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Trên 80% các Sở LĐTBXH triểnkhai các hoạt động truyền thông phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em;Giảm hàng năm số trẻ em bị tai nạn thương tích đặc biệt là do đuối nước vàcác nguy cơ gây tai nạn thương tích tại gia đình; 20 tỉnh/thành phố trọngđiểm về tai nạn thương tích ở trẻ em (tỉnh/thành phố có tỷ lệ trẻ em bị tainạn thương tích cao) triển khai các hoạt động xây dựng và giám sát các quyđịnh về Ngôi nhà an toàn cho trẻ em phòng, chống tai nạn thương tích vàphòng, chống đuối nước cho trẻ em; 100% cán bộ làm công tác bảo vệ vàchăm sóc trẻ em có liên quan đến phòng, chống tai nạn thương tích trẻ emtại cấp tỉnh, 50% cấp huyện và 30% cấp xã, phường của ngành Lao động –Thương binh và Xã hội được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng,chống tai nạn thương tích trẻ em; Hệ thống thu thập thông tin về phòng,

Trang 31

chống tai nạn thương tích trẻ em của ngành Lao động – Thương binh và Xãhội được thiết lập và đi vào hoạt động.

Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng, chống tainạn thương tích trẻ em: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp

ủy Đảng, Ủy ban nhân dân các cấp đối với công tác phòng, chống tai nạnthương tích trẻ em nói chung đặc biệt tập trung phòng, chống đuối nướccho trẻ em và các loại tai nạn thường gặp trong gia đình Xác định rõphòng, chống tai nạn thương tích trẻ em là trách nhiệm của các cấp chínhquyền địa phương; Tăng cường năng lực thực hiện chức năng quản lý nhànước của ngành LĐTBXH đối với công tác phòng, chống tai nạn thươngtích trẻ em và thực hiện chính sách Quốc gia phòng, chống tai nạn thươngtích giai đoạn 2002-2010

Tăng cường việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản chỉ đạo nângcao năng lực xây dựng kế hoạch về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ

em, lồng ghép các mục tiêu phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em vào kếhoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương; Đào tạo, bồi dưỡng cán bộngành LĐTBXH ở các cấp nhằm nâng cao hiểu biết về công tác phòng,chống tai nạn thương tích trẻ em Đặc biệt coi trọng công tác kiểm tra, giámsát việc thực hiện các quy định an toàn phòng, chống tai nạn thương tích trẻ

em Công tác phòng, chống tai nạn thương tích nói chung và phòng, chốngtai nạn thương tích trẻ em là trách nhiệm của mọi gia đình và toàn xã hội

Đầu tư cho công tác phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em là đầu

tư cho sự phát triển toàn diện của trẻ em do đó cần đẩy mạnh việc xã hộihóa trong công tác phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em Huy động sựtham gia của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, cộng đồng trong vàngoài nước trong thực hiện công tác phòng, chống tai nạn thương tích trẻ

em, tạo ra môi trường an toàn cho trẻ em Tăng cường hợp tác, trao đổithông tin, kế hoạch, kinh nghiệm giữa các Bộ, ngành, các địa phương và

Trang 32

các tổ chức, đoàn thể về hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích trẻem.

1.4 Tình hình triển khai công tác bơi lội chống đuối nước cho trẻ

em trong toàn quốc

Sau khi có chỉ đạo của Chính phủ, với chức năng quản lý nhà nước,

Ủy ban Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay) đãphối hợp với các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Công an, Quốc phòng, Laođộng Thương binh và Xã hội, cùng với Trung ương Đoàn TNCS Hồ ChíMinh… triển khai nhiều Chương trình phát triển bơi lội chống đuối nước ởtrẻ em, trong đó có nhiều chương trình hợp tác với nước ngoài, tiêu biểunhư [58], [60], [61], [74], [75]:

Từ năm 2010, Tổng cục Thể dục Thể thao - Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch tổ chức bồi dưỡng cán bộ, công chức TDTT các địa phương (theo 2khu vực) về chủ trương của Chính phủ về dạy bơi chống đuối nước cho trẻ

em đặc biệt các học sinh phổ thông phải được học bơi để nâng cao khảnăng chống đuối nước trong mọi hoàn cảnh Trong chương trình công táccủa Vụ Thể dục Thể thao quần chúng năm nào cũng mở lớp đào tạo hướngdẫn viên cho các tỉnh thành về chương trình dạy bơi chống đuối nước Bêncạnh đó, Đề án triển khai thực hiện chương trình phổ cập bơi cứu đuối giaiđoạn 2012-2020 của Tổng cục Thể dục Thể thao – Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch ban hành cũng đã nhấn mạnh sự cần thiết phải phổ cập bơi cho cácđối tượng chưa biết bơi đặc biệt là trẻ em [59], [60]

Năm 2018, theo thống kê của Tổng cục TDTT đã có 63/63 địaphương có kế hoạch triển khai Chương trình bơi an toàn, phòng chốngđuối nước trẻ em; có 129.625 tài liệu, 10.000 cuốn sách được ban hành vềhướng dẫn kỹ năng phòng chống đuối nước trẻ; có 60.108 buổi phổ biến,hướng dẫn cho 5.566.806 trẻ em về phòng chống đuối nước Để vận động,khuyến khích trẻ em tích cực học bơi, năm 2018, toàn ngành thể thao đã

Trang 33

tổ chức Lễ phát động trẻ em học bơi tại 4.150 bể bơi, thu hút được7.351.559 lượt người, trong đó có 4.312.078 trẻ em tham gia; Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch đã tổ chức được 19 lớp với 2.450 học viên; toàn quốc

tổ chức được 36.298 lớp dạy bơi, số lượng trẻ em tham gia học bơi năm

2018 là 3.603.955 em, số trẻ em được học kiến thức an toàn bơi là4.941.957 em [80]

Nhằm đẩy mạnh tiến độ và hiệu quả triển khai thực hiện Chươngtrình bơi an toàn, phòng chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2019-2020, việcnhân rộng những cách làm hay, mô hình hiệu quả là cần thiết Chính vì vậy,một mặt đề nghị Chính phủ tăng cường bố trí ngân sách và ban hành cơchế, chính sách tạo điều kiện cho các địa phương đẩy nhanh tiến độ thựchiện chương trình, ưu tiên phát triển môn bơi trong trường học, mặt khác,

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chínhquyền địa phương, các bộ, ngành, đoàn thể quan tâm ban hành chính sách

hỗ trợ phổ cập bơi và trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nướccho trẻ em thuộc diện nghèo và trẻ em ở vùng đặc biệt khó khăn

Song song với việc mở rộng, thu hút các chương trình, dự án hợp tácvới nước ngoài, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã xây dựng, triển khai mộtloạt chương trình, đề án triển khai đồng bộ bơi chống đuối nước cho họcsinh trong cả nước Trên cơ sở đánh giá tính chất nghiêm trọng của loạihình tai nạn này và vì mục tiêu đảm bảo quyền sống còn, đảm bảo cho trẻ

an toàn, lành mạnh, phát triển toàn diện, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ

em đã phối hợp cùng Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức hộithảo Bàn giải pháp phòng chống đuối nước cho trẻ em Tham dự, có đôngđảo đại diện các ban ngành, tổ chức, quần chúng, đơn vị như Bộ Y tế, BộLao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Phụ nữ,Cục Đường sông Việt Nam [79]

Dự án "An toàn Ðà Nẵng" (triển khai từ năm 2009) do Hiệp hội cứu

hộ Hoàng gia Úc (RLSSA) tài trợ thông qua tổ chức Liên minh vì an toàn

Trang 34

trẻ em Hoa Kỳ (TASC) có tổng kinh phí 80.000USD Dự án được triển khaitrên địa bàn thành phố Đà Nẵng nhằm hỗ trợ cho mục tiêu quốc gia vềgiảm thiểu tai nạn thương tích ở trẻ em trong đó có tai nạn đuối nước Sau

3 năm thực hiện dự án đã có 15.271 trẻ tham gia đánh giá kết thúc chương

trình “Bơi an toàn” với tiêu chí bơi được khoảng cách 25 m, nổi 90 giây,

có kiến thức cơ bản về an toàn nước và có kỹ năng hồi sinh tim phổi cơ bảnđối với trẻ lớn hơn 10 tuổi [80]

Dự án “Đào tạo, tập huấn kỹ năng bơi lội và an toàn dưới nước cho học sinh tại thành phố Hội An” của tổ chức Swim Vietnam Tổ chức

Swim Vietnam là một tổ chức phi chính phủ nước ngoài, quốc tịch Anh,được thành lập vào ngày 25/02/2011 với mục đích huấn luyện cho trẻ emcũng như người dân địa phương các kỹ năng cần thiết về bơi lội và an toàndưới nước nhằm làm giảm tỷ lệ chết đuối, đồng thời nâng cao nhận thứccủa người dân về việc bơi lội như là môn thể thao giúp rèn luyện sức khỏe,với tổng kinh phí 78.000 USD, triển khai trong 03 năm từ 2011-2013 [80]

Chương trình bơi AWSOM của thành phố Perth, nước Úc (Do Bà

Bev Christmass sáng lập) dạy bơi cho trẻ em và người cao tuổi tại thành

phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang từ năm 2010 – 2014 Mỗi năm, Đoàn hướngdẫn bơi phòng chống đuối nước cho trên 300 học sinh các trường mầm non,tiểu học, trẻ khuyết tật, người cao tuổi đồng thời hỗ trợ kinh phí cho 6 huấnluyện viên, quản lý Trung tâm Thể dục thể thao Thành phố Mỹ Tho được tunghiệp tại Úc trong 3 năm (mỗi năm 2 huấn luyện viên) [81]

Chương trình nằm trong dự án giảm thiểu rủi ro (Dự án GTRR/DRR)

do Hội Chữ thập đỏ Na Uy tài trợ tổ chức dạy bơi cho 206 học sinh tiểuhọc, trung học cơ sở tại vùng rốn lũ Thành phố Mỹ Tho – Tiền Giang Hay

“Khóa học bơi phòng chống đuối nước” do tổ chức CRS (Mỹ) tài trợ tại

Quảng Nam triển khai từ tháng 9 đến tháng 11/2014 [80]

Hà Nội là một trong những địa phương tiêu biểu, có nhiều tập thể

và cá nhân được nhận Bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

Trang 35

được Tổng cục Thể dục thể thao biểu dương sau 2 năm triển khai Chươngtrình bơi an toàn, phòng chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2016-2020.Cách làm của Hà Nội là chủ động xây dựng cơ chế, chính sách nhằmkhuyến khích, thu hút các nguồn đầu tư xây lắp bể bơi cho trẻ em có thêm

cơ hội được học bơi Trao đổi về vấn đề này, Phó Trưởng phòng Quản lýThể dục thể thao - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Nguyễn Phúc Anh chiasẻ: "Tổng kinh phí từ ngân sách đầu tư cho việc triển khai chương trình là1,5 tỷ đồng, nhưng Hà Nội đã huy động được nguồn kinh phí xã hội hóalên đến 30 tỷ đồng”

Cụ thể, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã phối hợp với Sở Giáo dục

và Đào tạo Hà Nội và các trung tâm văn hóa, thông tin, thể thao trên địabàn xây dựng chính sách khuyến khích, thu hút nguồn lực đầu tư vào thểthao trường học Trước thực trạng trên, việc khắc phục, hạn chế nạn đuốinước đang là vấn đề hết sức quan trọng và cấp bách, vì vậy, một số giảipháp cơ bản về phòng chống đuối nước đã được đặt ra [80]: Thứ nhất, giaoviệc tự chủ, tự tìm nguồn lực đầu tư cho nhà trường; khuyến khích hội phụhuynh nhà trường tham gia góp vốn và quản lý cơ sở vật chất Thứ hai, tạođiều kiện cho doanh nghiệp tư nhân, các cá nhân có năng lực đầu tư hoặcgóp vốn Thứ ba, tạo điều kiện kinh doanh, khai thác dịch vụ cho doanhnghiệp góp vốn Thứ tư, tạo quỹ đất đầu tư cho thể thao học đường và tạothuận lợi về thủ tục hành chính, hỗ trợ vốn xây dựng

Nhờ cách làm đúng, sáng tạo, sau 2 năm thực hiện chương trình, sốlượng bể bơi được xây dựng và lắp ghép trong các nhà trường ở Hà Nội đãtăng lên đáng kể: Năm 2016 Hà Nội có 98 bể bơi trường học, đến năm

2017 đã có 133 bể và con số này vào năm 2018 là 250 bể Nhờ vậy, sốlượng học sinh biết bơi và được cấp chứng chỉ trên toàn thành phố tăngnhanh Các đơn vị liên quan đã tổ chức dạy bơi cho 103.861 học sinh, với

tỷ lệ biết bơi đạt hơn 90% Năm 2018, có 240.567 học sinh được dạy bơi,

Trang 36

tỷ lệ biết bơi đạt hơn 94% Có thể nói, tuy số lượng học sinh được dạy bơihằng năm còn chưa cao so với tổng số học sinh trên địa bàn nhưng tại HàNội, những cơ chế, chính sách mà thành phố đề ra nhằm triển khai thựchiện chương trình bước đầu đã cho thấy tính khả thi, hiệu quả

Với Thành phố Hà Nội, có thể thấy trong điều kiện hiện nay, xâydựng bể bơi mini trong trường học hoặc lắp đặt bể bơi thông minh là môhình có tính khả thi cao, tạo tiền đề khuyến khích các cơ sở giáo dục tổchức dạy bơi trong giờ học chính khóa Mô hình này có thể áp dụng tại cácthành phố, khu đô thị có quỹ đất dành cho thể thao hạn chế

Không chỉ ở Hà Nội, những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thựctiễn và mô hình phổ cập bơi an toàn, phòng chống đuối nước tại Đà Nẵng,

An Giang, Thành phố Hồ Chí Minh cũng rất giá trị [80]

Ví dụ, như Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng đã liên kết đầu tư 6 bểbơi tại các trường theo phương thức thỏa thuận với phụ huynh học sinhmức kinh phí không quá 200.000 đồng/12 buổi học; mời gọi Tổ chức AOGWorld Relief tại Việt Nam đầu tư 1 bể bơi di động, Tổ chức TASC chuyểngiao 11 bể bơi di động Ngành Văn hóa - Thể thao Đà Nẵng cũng đã phátđộng phong trào dạy bơi cho học sinh trong dịp hè, tổ chức Giải Bơi thanhthiếu niên Đà Nẵng để tạo sân chơi bổ ích và thiết thực cho các em [80]

Tại An Giang, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh chỉ đạo các cơ sở giáodục đưa môn bơi lội vào dạy học chính khóa (phần thể thao tự chọn) vàngoại khóa, được tổ chức thí điểm ở các trường thuộc Thành phố LongXuyên và một số đơn vị có điều kiện; có chính sách miễn, giảm giá vé tậpbơi, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được học bơi Đặc biệt, Sở Vănhóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang một mặt xây dựng các mô hình hồbơi đơn giản, hồ bơi lắp ghép phục vụ dạy bơi tại vùng sâu, vùng xa, mặtkhác từng bước xây dựng mô hình thí điểm phòng, chống đuối nước ở một

số xã, phường, như mô hình "Toàn xã biết bơi", "Toàn trường biết bơi"

Trang 37

nhằm khích lệ các địa phương, nhà trường tập trung triển khai thực hiệncông tác phổ cập bơi [80]

Nhằm tăng cường kĩ năng bơi lội và kiến thức sơ cứu khi gặp người

bị đuối nước, Sở Giáo dục Đào tạo đã phối hợp cùng Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai và UBND các xã, trị trấn để đưa mônbơi vào trường học, nhất là những điểm trường vùng sâu, vùng xa Phục vụ

-lộ trình đưa môn bơi vào trường học để giảng dạy, tỉnh Gia Lai đã sử dụngngân sách để tiến hành xây dựng bể bơi tại các huyện, thị xã và thành phố.Theo thống kê của Sở Văn hóa -– Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, trên địabàn tỉnh hiện nay có khoảng 35 bể bơi thông minh Tỉnh Gia Lai đang tiếnhành xây dựng các bể bơi thông minh phục vụ dạy học cho học sinh vùngcao Trên địa bàn thành phố có 3 bể bơi thuộc 3 trường: Tiểu học Lê QúyĐôn, Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trường THCS Trần Phú

Khi có 3 bể bơi này hoạt động, đã có 8 trường tiểu học và THCS trênđịa bàn đăng kí để đưa học sinh đến học Theo đó, mỗi khóa học sẽ dạy cho

20 cháu/15 buổi nhằm dạy cho các cháu biết bơi và các kiến thức ứng cứukhi gặp người đuối nước Đồng thời, lồng ghép vào đó là tuyên truyền chocác em tránh xa các ao, hồ, sông, suối… Hiện nay, các trường đang tiếnhành đưa môn bơi vào dạy trong nhà trường, đưa môn bơi lội thuộc môn tựchọn và thay nhau học từ thứ 2 - 7 hàng tuần Nguồn giáo viên dạy thườngđược lấy từ giáo viên thể dục và đoàn đội, được đi tập huấn để đứng lớphướng dẫn cho các em Tuy nhiên, còn một số khó khăn như lượng bể bơicòn ít nên không đáp ứng đủ cho các em học Nguồn giáo viên chưa đủ vềtrình độ, kĩ năng Hy vọng, việc thực hiện học 2 buổi/ngày sẽ giúp phongtrào học bơi sẽ được triển khai rộng trong các trường trên địa bàn [80]

Tp Hồ Chí Minh chú trọng nhiều hơn vào việc gây dựng tình yêuvới môn bơi lội cho các em nhỏ, thông qua việc phát động cuộc thi sáng táctranh về bơi lội, thiết kế games show đơn giản, vui ở dưới nước để các emvừa thi, vừa chơi và học bơi [80]

Trang 38

Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBNDtỉnh Phú Thọ, Sở VHTTDL tỉnh Phú Thọ đã ban hành kế hoạch số 35/KH-SVHTTDL ngày 03/5/2019 về việc tổ chức Lễ phát động toàn dân tậpluyện môn Bơi; phòng chống đuối nước năm 2019 [47].

Theo Kế hoạch, ở cấp tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch PhúThọ sẽ phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ phát động gắn với

tổ chức giải Bơi, Điền kinh học sinh phổ thông năm học 2018-2019

Tại các huyện, thành, thị tùy theo điều kiện và thời gian Lễ phátđộng sẽ được tổ chức trong tháng 6 nhằm vận động mọi đối tượng, đặc biệt

là toàn thể trẻ em thuộc các xã, phường, thị trấn, trường học trên địa bàntoàn tỉnh, nhân dân, các bậc phụ huynh tích cực đưa con em mình đến thamgia các hoạt động hưởng ứng Lễ phát động với nhiều hình thức theo tìnhhình thực tế địa phương lựa chọn các đơn vị để tổ chức lễ phát động điểmcấp huyện, xã, phường, thị trấn;

Các cơ sở hoạt động thể thao dưới nước; các đơn vị, địa phương phátđộng phong trào tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước và tổ chức cáchoạt động hưởng ứng: tổ chức giải thi bơi, lặn, thi tìm hiểu kiến thức, kỹnăng phòng chống đuối nước, các trò chơi vận động dưới nước [47]

Để tăng cường các biện pháp phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ emtrên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành văn bản số399/UBND-VHXH, yêu cầu Giám đốc (Thủ trưởng) các sở, ban, ngành,đoàn thể cấp tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tậptrung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm, như: Thực hiện nghiêm yêucầu của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp phòng, chốngđuối nước trẻ em Tiếp tục chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 16/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo, thựchiện phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em;Công văn số 1123/UBQGTE ngày 21/3/2019 của Ủy ban Quốc gia về trẻ

Trang 39

em về tăng cường các biện pháp phòng, chống đuối nước trẻ em; Công văn2304/VPCP-KGVX ngày 22/3/2019 của Văn phòng Chính phủ về việc 08cháu bị đuối nước ở tỉnh Hòa Bình [80].

Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức,trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; thông tin, tuyên truyền vềLuật Trẻ em, về phòng, chống tai nạn, thương tích và đuối nước trẻ em.Tuyên truyền, vận động gia đình thường xuyên quan tâm, giám sát trẻ em,đặc biệt là trong thời gian nghỉ hè, mùa mưa, bão và mùa nước nổi; chủđộng đưa trẻ đi học bơi, học kỹ năng an toàn trong môi trường nước; phổbiến kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước trẻ em cho người dân vàtrẻ em

Tăng cường giáo dục kỹ năng cho học sinh nhận biết nguy cơ vàbiện pháp phòng tránh tai nạn, thương tích, nhất là tai nạn đuối nước ở trẻ

em. Thực hiện tốt công tác quản lý trẻ em, đảm bảo an toàn cho trẻ em ởtrường học, trong gia đình và cộng đồng Tiếp tục hướng dẫn, triển khaithực hiện, kiểm tra việc xây dựng Ngôi nhà an toàn, Trường học an toàn vàCộng đồng an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em nhằm loại bỏnguy cơ gây đuối nước cho trẻ em

Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạybơi, kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em tại cộng đồng,trường học, cơ sở thể dục, thể thao và dạy bơi cho trẻ em Tăng cườngthanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn giaothông đường thủy; phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em tại cơ sở; xử lýnghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm

Kiểm tra, rà soát phát hiện kịp thời các khu vực thường xảy ra tai nạnđuối nước hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước để có biện pháp chủđộng phòng ngừa, bảo đảm an toàn cho trẻ em như làm rào chắn, biển cảnhbáo hố nước, hồ ao, sông ngòi, các khu vực nước sâu, nguy hiểm… Vận

Trang 40

động sự tham gia của cộng đồng và gia đình để hỗ trợ, trang bị cơ sở vậtchất để dạy bơi cho trẻ em, tạo điều kiện cho các em học bơi và các kỹnăng an toàn trong môi trường nước; xây dựng, sữa chữa nâng cấp, tổ chứccác điểm vui chơi an toàn cho trẻ em

Trên cơ sở Chương trình chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, một sốđịa phương đã xây dựng đề án dạy bơi cho học sinh tiểu học như Sở Giáodục và Đào tạo Đà Nẵng, Đồng Tháp, Quận Thủ Đức Thành phố Hồ ChíMinh, Thừa Thiên Huế, ĐắcLăk, Quảng Ninh…[80]

Trong đó, Hải Dương là một trong những tỉnh đi đầu trong cả nước vềtriển khai có hiệu quả Chương trình dạy bơi chống đuối nước cho học sinh lứatuổi tiểu học Theo đó, căn cứ vào công văn số 664/BGD&ĐT– CTHSSV “vềtriển khai công tác phòng chống đuối nước và thí điểm dạy bơi trong trườngtiểu học giai đoạn 2010- 2015”, UBND tỉnh Hải Dương đã thông qua Đề án

“Giáo dục bơi cho học sinh tiểu học giai đoạn 2010 – 2015” [69]

Đề án bước đầu đã thu được kết quả khả quan, được sự hưởng ứngđồng thuận của các ngành liên quan và đông đảo phụ huynh học sinh; tuyvậy, vẫn còn tồn tại cần khắc phục

1.5 Tầm quan trọng của dạy bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học

1.5.1 Tầm quan trọng của dạy bơi cho học sinh tiểu học:

Bơi lội là môn đem lại nhiều ích lợi to lớn đối với học sinh ở lứa tuổitiểu học - lứa tuổi đang có nhu cầu vận động để phát triển toàn diện cả vềthể chất và tinh thần, mỗi một môn thuộc chương trình GDTC trong nhàtrường đều có những nét đặc trưng riêng, yêu cầu riêng và có ý nghĩa nhấtđịnh đối với các em, tuy nhiên, bơi lội là môn đem lại nhiều ích lợi to lớn.Bơi lội không chỉ giúp các em có một cơ thể khỏe mạnh, tạo tinh thần sảngkhoái để tiếp thu kiến thức và tăng sức sáng tạo mà còn giúp các em có kỹnăng phòng chống đuối nước để tự bảo vệ mình trong những tình huốngnguy hiểm [1], [2], [66], [83]

Ngày đăng: 09/10/2019, 13:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w