1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố hà nội

198 92 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 198
Dung lượng 3,72 MB

Nội dung

Quan niệm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội 482.3 Kinh nghiệm phát triển ngu

Trang 1

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS Bùi Ngọc Quỵnh

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, các tài liệu được trích dẫn đúng quy định và được ghi đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố.

Hà Nội, ngày tháng năm 2019

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Cấn Thị Việt Hà

Trang 3

công bố và những vấn đề đặt ra luận án tập trung giải quyết 24

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

CHẤT LƯỢNG CAO Ở CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH CÔNG THƯƠNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 292.1 Một số vấn đề chung về nguồn nhân lực chất lượng cao,

nguồn nhân lực chất lượng cao ở cơ quan quản lý nhà

2.2 Quan niệm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến phát

triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở cơ quan quản lý

nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội 482.3 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở cơ

quan quản lý nhà nước ngành công thương các thành phố trựcthuộc Trung ương và bài học rút ra cho thành phố Hà Nội 67

Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

CHẤT LƯỢNG CAO Ở CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH CÔNG THƯƠNG, THÀNH PHỐ

3.1 Thành tựu, hạn chế phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công

3.2 Nguyên nhân thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần

giải quyết từ thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượngcao ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành

110

Trang 4

4 NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở CƠ QUAN QUẢN

LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH CÔNG THƯƠNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN TỚI 1294.1 Quan điểm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở

cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành

4.2 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở

cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 165

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 166

Trang 5

STT Chữ viết đầy đu Chữ viết tắt

Trang 6

STT Tên bảng Trang

1

Bảng 3.1: Tổng hợp số lượng NNLCLC ở cơ quan quản lý

nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội theo trình độ

2

Bảng 3.2: Tổng hợp số lượng NNLCLC ở cơ quan quản lý

nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội theo chức

3

Bảng 3.3: Kết quả đánh giá chất lượng đảng viên ở cơ quan

quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội

4

Bảng 3.4: Tổng hợp nhân lực chất lượng cao ở cơ quan quản

lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội giai đoạn

2010 - 2017 (có trình độ đào tạo từ đại học trở lên) 101

Trang 7

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

1

Biểu đồ 3.1: Số lượng cán bộ, công chức, viên chức là đảng

viên ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành

2

Biểu đồ 3.2: Kết quả đánh giá chất lượng đảng viên ở cơ

quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà

3

Biểu đồ 3.3: Sự phát triển về trình độ đào tạo của nguồn

nhân lực ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương,

thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2017 984

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước

ngành công thương, thành phố Hà Nội theo chức danh

5

Biểu đồ 3.5: Cơ cấu NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước

ngành công thương, thành phố Hà Nội theo chức danh

6

Biểu đồ 3.6: Cơ cấu độ tuổi NNLCLC ở cơ quan cơ quan

quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội

7

Biểu đồ 3.7: Cơ cấu số lượng NNLCLC theo giới tính ở cơ

quan quản lýnhà nước ngành công thương, thành phố Hà

8

Biểu đồ 3.8: Sự phát triển về trình độ học vấn của NNLCLC ở

cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà

9

Biểu đồ 3.9: Sự phát triển NNLCLC về chất lượng theo chức

danh chuyên môn ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công

thương, thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2017 110

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài luận án

Nguồn nhân lực, nhất là NNLCLC là nguồn lực có vai trò quan trọng đốivới sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Đặc biệt, đối với nước ta,trong quá trình CNH,HĐH, NNL có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn, giữ vị trí quantrọng nhất trong các nguồn lực Nhận thức sâu sắc vai trò NNLCLC, Đại hội lầnthứ XII của Đảng xác định tiếp tục thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lược

(do Đại hội lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam thông qua), trong đó có đột

phá chiến lược: đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồnnhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao Thực hiện chủ trương pháttriển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao của Đảng, đòi hỏicác cấp, các ngành, các địa phương nước ta, trong đó có cơ quan quản lý nhànước ngành công thương phải đẩy mạnh phát triển NNL, đặc biệt là NNLCLC

Thành phố Hà Nội - Thủ đô của nước ta, trung tâm chính trị, đồng thời

là một trong những trung tâm kinh tế của cả nước có ngành công thương pháttriển Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, để tăng cường quản lýnhà nước đối với ngành công thương, thành phố Hà Nội phải giải quyết nhiềuvấn đề, trong đó đặc biệt là vấn đề phát triển NNL, nhất là NNLCLC ở cơquan quản lý nhà nước ngành công thương của Thành phố Đồng thời, thựchiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, quy định của Nhà nước về xâydựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan quản lý nhà nướccác cấp có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụđược giao, ngăn chặn và đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lốisống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đòi hỏi

cơ quan quản lý nhà nước các cấp của thành phố Hà Nội, trong đó có cơ quanquản lý nhà nước ngành công thương phải chú trọng phát triển nguồn nhânlực toàn diện về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực công tác Đặc biệt là,trước tác động của hội nhập quốc tế và tác động của cuộc cách mạng côngnghiệp lần thứ tư (4.0), để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhànước, tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền các cấp của thành phố Hà

Trang 9

Nội về chủ trương, kế hoạch, biện pháp phát triển ngành công thương, đòi hỏi

cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương của Thành phố phải chú trọngphát triển NNL, nhất là NNLCLC

Nhận thức được sự cần thiết của việc phát triển nguồn nhân lực, nhất làNNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, trong thời gian quathành phố Hà Nội đã chú trọng phát triển NNLCLC ở cơ quan quản lý ngành côngthương các cấp của Thành phố UBND thành phố Hà Nội đã xây dựng và banhành nhiều văn bản pháp luật về tuyển dụng, bồi dưỡng, bổ nhiệm, quy hoạch,luân chuyển, điều động, đánh giá, nâng lương, nâng ngạch đối với cán bộ, côngchức, viên chức ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương các cấp Tuynhiên, NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố HàNội còn nhiều hạn chế cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu Số lượng cán bộ, thểlực, phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong công tác của một bộ phận công chức,viên chức có trình độ cao ở cơ quan quản lý ngành công thương còn ít và chưađáp ứng yêu cầu; năng lực công tác, trình độ thực tế của một bộ phận đội ngũ cán

bộ, công chức, viên chức trong cơ quan quản lý nhà nước ngành công thươngchưa tương xứng với bằng cấp đại học và sau đại học mà họ đã được cấp và chưađáp ứng vị trí công tác, chức năng, nhiệm vụ được giao; cơ cấu về trình độ chuyênmôn, giới tính, lứa tuổi của NNLCLC còn nhiều bất cập, chưa hợp lý

Để giải quyết những vấn đề trên rất cần có sự nghiên cứu công phu,nghiêm túc cả trên phương diện lý luận và thực tiễn Tuy nhiên, cho đến naychưa có công trình nào nghiên cứu, luận giải một cách hệ thống những vấn đề

đó Do vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội” làm luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị là thực sự có

tính cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu: Luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn phát triển

NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội;trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển NNLCLC ở cơ quanquản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội thời gian tới

Trang 10

* Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Tổng quan các công trình nghiên cứu trong, ngoài nước có liên quanđến đề tài, chỉ ra khoảng trống khoa học mà luận án cần và có thể tập trungnghiên cứu

- Luận giải cơ sở lý luận phát triển NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nướcngành công thương, thành phố Hà Nội; phân tích kinh nghiệm phát triểnNNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương ở các thành phố trựcthuộc Trung ương và rút ra bài học cho ngành công thương thành phố Hà Nội

- Đánh giá đúng thực trạng phát triển NNLCLC ở cơ quan quản lý nhànước ngành công thương, thành phố Hà Nội thời gian qua; xác định nguyênnhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết

- Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển NNLCLC ở cơ quan quản lýnhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội thời gian tới

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Phát triển NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước

ngành công thương

* Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu phát triển NNLCLC ở cơ quan quản

lý nhà nước ngành công thương về số lượng, chất lượng và cơ cấu dưới góc

độ của chuyên ngành kinh tế chính trị

- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu phát triển NNLCLC ở cơ quan

quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội, bao gồm: cấp thànhphố (Sở Công thương thành phố Hà Nội) và cấp huyện (Phòng Kinh tế, PhòngKinh tế và Hạ tầng ở các quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội)

- Phạm vi về thời gian: Thời gian khảo sát, thu thập số liệu, tư liệu từ

2010 đến 2017

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận của đề tài là quan điểm của chủ nghĩa

Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng và Nhànước ta về phát triển NNL, NNLCLC

* Cơ sở thực tiễn: Đề tài dựa trên những nhận định, đánh giá, báo cáo

tổng kết, thống kê của các cơ quan chức năng của Trung ương và thành phố

Trang 11

Hà Nội; số liệu khảo sát thực tế của nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiệnluận án, đồng thời kế thừa kết quả, tư liệu, số liệu của các công trình nghiêncứu có liên quan

* Phương pháp nghiên cứu:

Để triển khai nghiên cứu luận án, nghiên cứu sinh sử dụng tổng hợp cácphương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

Phương pháp luận chung, là phép biện chứng duy vật, được sử dụng

trong toàn bộ luận án nhằm bảo đảm cho luận án được xây dựng theo một lôgícchặt chẽ cả về hình thức và nội dung; giữa các chương, tiết có quan hệ chặt chẽ,làm tiền đề cho nhau; đồng thời nghiên cứu sự phát triển NNLCLC của cơ quanquản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội trong mối quan hệ chặtchẽ với sự phát triển của ngành công thương nói riêng và tình hình kinh tế xã hộicủa thành phố Hà Nội, cả nước nói chung

Phương pháp trừu tượng hóa khoa học là phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trị Mác - Lênin, được sử dụng tập trung trong

chương 2 của luận án để tìm ra nội hàm các quan niệm công cụ, trung tâmcủa luận án: NNL, NNLCLC, NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngànhcông thương, phát triển NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành côngthương, thành phố Hà Nội Nghiên cứu các mối quan hệ và tính quy luậttrong phát triển NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương,thành phố Hà Nội

Phương pháp kết hợp lôgic - lịch sử; thống kê - so sánh được sử dụng

tập trung trong chương 3 để đánh giá thực trạng phát triển NNLCLC ở cơquan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội; xác địnhnguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết

Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng trong chương 1 của

luận án để tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, xácđịnh những kết quả của những công trình nghiên cứu có liên quan mà luận án

có thể kế thừa và những khoảng trống khoa học mà luận án cần tập trung giảiquyết Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng trong chương 2 củaluận án để phân tích đặc điểm, vai trò NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nướcngành công thương; nghiên cứu sự tác động của các nhân tố đến phát triểnNNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội;

Trang 12

nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nướcngành công thương ở một số thành phố trực thuộc Trung ương và rút ra bài

học đối với thành phố Hà Nội Phương pháp phân tích - tổng hợp còn được sử

dụng ở chương 3 để đánh giá thực trạng phát triển NNLCLC ở cơ quan quản

lý nhà nước nagnfh công thương, thành phố Hà Nội, xác định nguyên nhân vànhững vấn đề đặt ra Đồng thời, phương này còn được sử dụng trong chương

4 của luận án để luận giải, phân tích cơ sở, yêu cầu của các quan điểm; vị trí,nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp phát triển NNLCLC ở cơ quanquản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội thời gian tới

5 Những đóng góp mới cua luận án

- Đưa ra quan niệm phát triển NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nướcngành công thương, thành phố Hà Nội dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị

- Đánh giá thành tựu, hạn chế phát triển NNLCLC ở cơ quan quản lýnhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội thời gian qua

- Đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ và khả thi phát triển NNLCLC ở

cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội thời gian tới

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn cua luận án

- Luận án nghiên cứu thành công sẽ góp phần làm sâu sắc thêm nhữngvấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển NNLCLC trong ngành công thương,thành phố Hà Nội nói riêng và NNLCLC ở nước ta nói chung

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảonghiên cứu khoa học, giảng dạy môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin và cácmôn khoa học khác có liên quan ở các nhà trường trong và ngoài quân đội

7 Kết cấu cua luận án

Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (10 tiết), kết luận, danh mục tài liệu thamkhảo, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố và phụ lục

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài

1.1.1 Những công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực nói chung

Kelly D.J (2001), Dual Perceptions of HRD: Issues for Policy: SME’s, Other Constituencies, and the Contested Definitions of Human Resource Development (Quan điểm kép về HRD: Các vấn đề về chính sách: SME’s, Các Khu vực khác nhau và các định nghĩa còn tranh cãi về phát triển nguồn nhân lực) [123] Công trình đã đưa ra khái niệm về NNL và phát triển NNL.

Theo đó, phát triển NNL là một phạm trù nằm trong tổng thể quá trình thuộc

về sự nghiệp phát triển con người Vì vậy, cần phải có các cơ chế, chính sáchtổng thể để phát triển con người một cách toàn diện Tuy nhiên, tác giả chưaxây dựng được các tiêu chí đánh giá quá trình phát triển NNL

Naohiro Ogawa; Gavin W Jones; Jeffrey G Williamson (2003), Human resources in development along the Asian - Pacific Rim (Nguồn nhân lực trong phát triển ở khu vực vành đai châu Á - Thái Bình Dương) [128] Cuốn sách

nghiên cứu các chính sách kinh tế, sự thay đổi dân số, y tế, giáo dục, các nướcChâu Á cũng đã rút ra những bài học về chính sách phát triển NNL qua khủnghoảng tài chính, tiền tệ năm 1997

Asean Development Bank (2005), Labor market in Asean: Promoting full, productive and decent employment (Thị trường lao động ở Asean: Thúc đẩy việc làm đầy đủ, hiệu quả và có ích) [118] Trong công trình này, Ngân

hàng phát triển châu Á đã khẳng định vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng củaNNL đối với sự phát triển của các quốc gia, nhất là những quốc gia chậm pháttriển khi mà NNL còn hạn chế về chất lượng Trên cơ sở đó, Ngân hàng pháttriển châu Á đưa ra cảnh báo đối với các quốc gia đang phát triển về sự giatăng khoảng cách đối với các nước phát triển nếu không quan tâm đầu tư chophát triển NNL (vốn con người)

Trang 14

W.Clayton Allen (2006), Overview and Evolution of the ADDIE training System, Advances of Human Resource Development (Tổng quan và sự phát triển của hệ thống đào tạo ADDIE, những tiến bộ của phát triển nguồn nhân lực)

[133] Bài viết khái quát sự phát triển của hệ thống đào tạo nhân lực trên thế giớitheo mô hình ADDIE ADDIE là từ viết tắt của năm giai đoạn trong quá trìnhphát triển: Phân tích (Analysis), thiết kế (Design), phát triển (Development),thực hiện (Implementation) và đánh giá (Evaluation) Mô hình ADDIE dựa trêntừng giai đoạn được thực hiện theo thứ tự nhất định nhưng tập trung vào sự phảnchiếu và lặp lại Đồng thời, bài viết cho rằng mô hình Addie là phương pháp tổchức việc sản xuất nội dung khóa học được hiệu quả hơn và đang được sử dụngphổ biến trong đào tạo NNL ở nhiều quốc gia

W Clayton Allen và Richard A Swanson (2006), Training System -Simple and effective, progress in human resource development (Hệ thống đào tạo - Đơn giản và hiệu quả, tiến bộ trong phát triển nguồn nhân lực)

[134] Bài viết đề cập sự tiến bộ trong hệ thống đào tạo nhân lực ở Hoa Kỳ,như: Hệ thống đào tạo nhân lực phát triển, phong phú bảo đảm nhu cầu học tập,đào tạo nghề của người dân; sự phân cấp và sự liên thông trong các cấp, cơ sởđào tạo nhân lực Đặc biệt, bài báo nhấn mạnh chất lượng đào tạo NNL là mộttrong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu của hệ thống đào tạo nhân lực ở HoaKỳ

Charles Cowell et al (2006), Alternative training model in human resonrce development (Mô hình đào tạo thay thế tiến bộ trong phát triển nguồn nhân lực)

[120] Bài báo đề cập các mô hình đào tạo tiên tiến nhằm phát triển NNL trongbối cảnh hội nhập quốc tế, trong đó nhấn mạnh việc đào tạo NNL theo nhu cầu thịtrường, có địa chỉ; đào tạo NNLCLC theo hướng chuyên sâu, chuyên gia; ứngdụng thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến trong đào tạo NNL

Kristine Sydhagen và Peter Cunningham (2007), Human Resource Development International (Phát triển nguồn nhân lực quốc tế) [124] Công

trình đã tập trung làm rõ quan niệm về NNL quốc tế, đó là bộ phận nhân lực mà

Trang 15

vị trí công tác, chức năng, nhiệm vụ có phạm vi ảnh hưởng đối với nhiều quốcgia (những chuyên gia có tầm cỡ quốc tế) Đồng thời, công trình lý giải sự rađời, xuất hiện NNL quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế Đặcbiệt, công trình đưa ra những tiêu chí đối với NNL quốc tế về trình độ, học vấn,kinh nghiệm chuyên môn, ngoại ngữ, tin học,

Julia Storberg và Walker Claire Gubbins (2007), Social Networks as a Conceptual and Empirical Tool to Understand and ‘Do’ HRD (Mạng xã hội là công cụ khái niệm và thực nghiệm để hiểu và làm “Phát triển nguồn nhân lực”)

[126] Công trình đưa ra nội dung phát triển NNL ở các phạm vi khác nhau.Mặc dù đã luận giải khá sâu sắc những mối liên hệ toàn diện trong phát triểnNNL song các tác giả chưa đề cập đến NNL chất lượng cao và các nhân tố tácđộng đến quá trình phát triển bộ phận nhân lực này trong bối cảnh hiện nay

Abdullsh Haslinda (2009), Definition of HRD: Key Concepts from a National and International Context (Định nghĩa phát triển nguồn nhân lực: Các khái niệm chính từ quốc gia và quốc tế) [119] Công trình đã tổng hợp lý thuyết

và thực tiễn về phát triển NNL ở các phạm vi, góc độ khác nhau trên thế giới.Tuy nhiên, công trình lại chưa đề cập đến phạm trù NNLCLC và phát triểnlực lượng này trong bối cảnh nền kinh tế tri thức

Greg G.Wangvà Judy Y.Sun (2009), Perspectives on Theory Clarifying the Boundaries of Human Resource Development (Quan điểm về

Lý thuyết làm rõ ranh giới trong phát triển nguồn nhân lực) [122] Công trình

đã công bố những kết quả nghiên cứu về khái niệm và phạm vi phát triển NNLtrên khía cạnh học thuật Làm rõ ranh giới của phát triển NNL trên bình diện nóichung Các tác giả đã luận giải sự khác biệt giữa khái niệm phát triển NNL vớiphát triển vốn nhân lực và phát triển con người, qua đó có thể ứng dụng để làm

rõ về mặt lý luận nghiên cứu NNL trong một lĩnh vực cũng như một tổ chức nhấtđịnh

1.1.2 Những công trình nghiên cứu về chất lượng nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao

Trang 16

A.Wilkinson (1994), Managing human resources for quality (Quản trị nguồn nhân lực để đạt được chất lượng) [117] Trong công trình này tác giả

phân tích sâu sắc vai trò NNLCLC là chỉ số đánh giá quan trọng bậc nhất đối với

sự phát triển của mỗi quốc gia

Juran, Joseph M (1999), Human Resource and Quality (Nguồn nhân lực và chất lượng) [125] Công trình nghiên cứu về NNLCLC ở nhiều ngành

nghề khác nhau: lãnh đạo giỏi, quản lý, quản trị kinh doanh, khoa học - côngnghệ, giáo sư, bác sỹ, nghệ sỹ; đưa ra quan niệm chung về NNLCLC tiếp cậndưới góc độ đem lại lợi ích cho quốc gia

Paul Moris (2000), Asia's four little dragons: a comparison of the role of education in their development” (Bốn con rồng nhỏ châu Á: một sự so sánh về vai trò của giáo dục trong phát triển) [129] Công trình đề cập tới Đông Á dưới

góc độ giáo dục và nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục trong đào tạoNNLCLC phục vụ quá trình xây dựng và phát triển đất nước

Steyn, Schulze (2003), “Assuring Quality of a Module in Human Resource Management: Learners' Perceptions (Đảm bảo chất lượng cho một

mô - đun trong quản trị nguồn nhân lực: nhận thức của người học) [130].

Trong công trình này các tác giả đã nghiên cứu về chất lượng NNL quản lý,trong đó đã chỉ ra quan niệm về NNLCLC

Dave Ulrich (2007), The Talent Trifecta (Tài năng Trifecta) [121].

Trong công trình này, tác giả đã đưa ra định nghĩa về nhân tài Theo đó, nhântài vừa phải có năng lực tốt, vừa phải có cam kết làm việc hết mình và có sựcống hiến với công việc, với công ty mình làm việc Tác giả cũng đưa ranhững giải pháp phát hiện những “người giỏi”, có khả năng và bồi dưỡng, vunđắp họ thành “nhân tài”, mang lại giá trị cao cho tổ chức, xã hội

Steve M.Kosiak (2008), Military manpower for The LongHaul Centrer

of Strategy and Budgetary Assessments (Nhân lực quân sự cho trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách Long Haul) [131] Tác giả khẳng định

NNLCLC trong lĩnh vực quân sự có vị trí rất quan trọng, đặc biệt là trong

Trang 17

chiến lược dài hạn của các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ Tác giả đưa ra dự báonhững yêu cầu và các khuyến nghị tập trung vào cải thiện chế độ đãi ngộ choviệc thu hút và giữ chân NNLCLC, tinh gọn lực lượng vũ trang và phát triểnviệc tư vấn, nâng cao chất lượng đào tạo NNL quân sự

J.N Bradley (2010), Total Quality and Human Resource Management (Chất lượng tổng thể và quản trị nguồn nhân lực), [127] Tác giả đã nghiên cứu

khá toàn diện về NNLCLC trong lĩnh vực quản lý, trong đó đã đưa ra quan niệm

về NNLCLC trong lĩnh vực quản lý dưới góc độ tiếp cận từ hiệu quả công việc

Tiona VanDevender (2012), Total Quality Human Resource Management (Quản trị tổng thể nguồn nhân lực chất lượng) [132] Tác giả đã

có cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đặc thù và đã đưa ra quan điểmnghiên cứu của họ về NNLCLC, trong đó đã đề cập đến vấn đề như trình độhọc vấn, trình độ chuyên môn, năng lực làm việc, sự đam mê, cống hiến

1.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài

1.2.1 Những công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực nói chung

Đặng Bá Lãm, Trần Khánh Đức (2002), Phát triển nhân lực công nghệ

ưu tiên ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa [55] Cuốn sách

đã đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản để phát triển nhân lực ở một sốngành công nghệ mũi nhọn

Lê Thị Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục

và đào tạo Kinh nghiệm Đông Á [56] Tiếp cận dưới góc độ kinh tế, tác giả

đã luận giải lý thuyết về phát triển NNL thông qua giáo dục và đào tạo Tácgiả cũng chỉ ra những kinh nghiệm phát triển NNL thông qua giáo dục và đàotạo ở Đông Á và một số lưu ý đối với Việt Nam

Nguyễn Thanh (2005), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [86] Nội dung cuốn sách tập trung phân tích làm rõ

các nội dung phát triển NNL; thực trạng và những định hướng, giải pháp chủ yếu

về phát triển NNL có chất lượng ở Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay

Nguyễn Bắc Sơn (2005), Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản

Trang 18

lý Nhà nước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa [78] Đề tài

phân tích thực trạng đội ngũ viên chức, công chức trong khu vực quản lý nhànước để thấy rõ những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại của NNL này, đồngthời tìm ra những nguyên nhân có được các ưu điểm cũng như những tồnđọng trong việc sử dụng đội ngũ công chức, viên chức quản lý nhà nước trongquá trình CNH, HĐH đất nước

Phạm Minh Hạc (2008), Phát triển văn hoá con người và nguồn nhân lực thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [40] Cuốn sách nghiên cứu

sâu sắc về con người trên những giác độ tiếp cận độc đáo Tác giả cho rằng,NNLCLC là những người lao động có tri thức tốt, kĩ năng cao và có tính nhânvăn Tuy nhiên, công trình mới chỉ nghiên cứu NNL dưới giác độ của khoa họctâm lý, giáo dục mà chưa tiếp cận nó với tư cách một nguồn lực chủ yếu trongquá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội

Nguyễn Kim Diện (2008), Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương” [18] Luận án đề cập đến chất lượng NNL

trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp Những phân tích đánh giá thực trạngNNL thực hiện công tác hành chính với những thành công và hạn chế nhấtđịnh thuộc tỉnh Hải Dương, những phân tích đánh giá này có thể là điển hìnhcho đội ngũ công chức hành chính nói chung nhưng không đại diện cho NNLtrong các cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương

Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế

kỷ XXI” [39] Cuốn sách phân tích vai trò đặc biệt quan trọng của giáo dục và

đào tạo trong phát triển con người nói chung và NNL nói riêng Tác giả đã đưa

ra những khái niệm và những tiêu chí đánh giá chất lượng NNL trên thế giới.Đồng thời tác giả cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết, trong đó đổi mớigiáo dục - đào tạo phải là khâu đột phá để phát triển NNL của đất nước

Nguyễn Ngọc Phú (2010), Nguồn nhân lực và nhân tài cho phát triển

xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới [70].

Công trình đã luận chứng những cơ sở khoa học của NNL, nhân tài cho phát

Trang 19

triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam Công trình đưa ra quanniệm về nhân tài, làm rõ những nhu cầu về NNL, nhân tài (cơ cấu, số lượng,chất lượng) cho phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội Việt Nam đếnnăm 2020; phân tích, đánh giá thực trạng NNL, nhân tài; đưa ra những dự báo

và đề xuất quan điểm, chiến lược, giải pháp, cơ chế, chính sách phát triểnNNL, nhân tài đáp ứng yêu cầu cho phát triển xã hội và quản lý phát triển xãhội ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới hiện nay

Nguyễn Lộc (2010), Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam” [58] Đề tài đã xây dựng hệ thống lý luận cơ bản về

NNL và phát triển NNL ở cấp độ quốc gia Với cách tiếp cận tổng thể, có sự

so sánh kinh nghiệm quốc tế phong phú về phát triển NNL, công trình đãcung cấp nhiều luận cứ khoa học về lý luận và thực tiễn phát triển NNL nóichung ở nước ta

Phạm Văn Mợi (2010), Giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở Hải Phòng phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa [66] Ở

chương 4 của luận án, Tác giả nêu lên một số quan điểm, mục tiêu và nhữnggiải pháp chủ yếu phát triển nhân lực khoa học và công nghệ ở Hải Phòngphục vụ CNH, HĐH đến năm 2020 Những quan điểm định hướng, mục tiêuphát triển nhân lực khoa học và công nghệ thành phố Hải Phòng và đề ra cácgiải pháp chủ yếu phát triển nhân lực khoa học và công nghệ ở thành phố HảiPhòng phục vụ CNH, HĐH

Đinh Văn Toàn (2011), “Phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam” [94] Công trình cũng đã đi sâu nghiên cứu khảo sát thực trạng

phát triển NNL ở các công ty, các đơn vị thành viên của Tập đoàn điện lực ViệtNam trong những năm qua để đề ra một số giải pháp nhằm phát triển NNL, tạosức bật mới trong quá trình tái cơ cấu ngành điện lực theo đề án của Chính phủ

Nguyễn Thị Minh Phước (2011), “Phát triển nguồn nhân lực: kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới” [72] Bài viết đánh giá khái quát về kinh

nghiệm phát triển NNL ở một số nước trên thế giới Tác giả đã đi sâu khảo sát

Trang 20

những kinh nghiệm có tính chất đột phá thuộc về giáo dục đào tạo và những

cơ chế, chính sách đặc thù trong phát triển NNL ở một số quốc gia có trình độphát triển tiên tiến Trên cơ sở đó, bài viết cũng đã đưa ra một số khuyến nghị

cụ thể đối với Việt Nam trong quá trình phát triển NNL, nhất là bộ phận NNL

có chất lượng cao để phát triển kinh tế tri thức, thực hiện thành công sựnghiệp CNH, HĐH rút ngắn

Đường Vĩnh Sường (2012), “Giáo dục, đào tạo với phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [79] Bài báo phân tích vai

trò của NNLCLC; đánh giá thực trạng NNL và NNLCLC ở nước ta, phân tíchmột số hạn chế, yếu kém của NNL nước ta so với một số nước khác trong khuvực và thế giới; đưa ra những giải pháp chính về giáo dục và đào tạo để phát triểnNNLCLC phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

Tạ Ngọc Tấn (2012), Phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài, Một số kinh nghiệm của thế giới [84] Cuốn sách đã phân tích khá sâu

sắc những vấn đề cơ bản về NNL, nhân tài và phát triển giáo dục và đào tạonguồn nhân lực, nhân tài của một số nước trên thế giới, rút ra những kinhnghiệm bổ ích đối với Việt Nam trong thực hiện đổi mới căn bản và toàn diệngiáo dục - đào tạo để phát triển NNL, nhân tài đất nước

Đặng Xuân Hoan (2015), “Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giaiđoạn 2015-2020 đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và

hội nhập quốc tế”, Tạp chí Cộng sản, số tháng 4/2015 [43] Bài báo khẳng

định trong điều kiện Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hộinhập quốc tế, phát triển nguồn nhân lực được coi là một trong ba khâu đột phácủa chiến lược chuyển đổi mô hình phát triển KT - XH của đất nước; đồngthời phát triển nguồn nhân lực trở thành nền tảng phát triển bền vững và tănglợi thế cạnh tranh quốc gia Đồng thời, đề xuất yêu cầu, giải pháp phát triểnnguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 đáp ứng yêu cầu đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

Trang 21

Trần Duy (2016), “Phát triển nguồn nhân lực của Hà Nội - Cơ hội và thách thức khi tham gia Cộng đồng kinh tế Asean” [21] Trên cơ sở phân tích

tác động của việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN đến Việt Nam; quan

hệ kinh tế của Hà Nội đối với các ASEAN, tác giả chỉ ra cơ hội và thách thứcđối với phát triển NNL, nhất là NNLCLC của thành phố Hà Nội

Lê Thị Chiên (2017), Phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay

theo tinh thần của Đại hội XII, Tạp chí Phát triển Nhân lực, số 01/2017 [13].

Bài viết phân tích quan điểm, chủ trương phát triển nguồn nhân lực trong Vănkiện Đại hội lần thứ XII của Đảng Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất giải phápquán triệt, triển khai, hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng

về phát triển nguồn nhân lực trong tình hình mới

Huỳnh Thị Như Thảo (2018), “Phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, Tạp chí Tài chính, số tháng 5/2018 [88] Bài

báo thế mạnh lớn nhất của Việt Nam trong tương quan với các quốc gia khác

là nguồn lao động trẻ dồi dào, là lực lượng có khả năng tiếp thu nhanh nhất vềcông nghệ, khoa học Tuy nhiên, trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0bùng nổ với sự ứng dụng rộng rãi các thành tựu của công nghệ thông tin, tựđộng hóa, năng suất lao động Việt Nam lại chưa theo kịp các yêu cầu đặt ra.Một trong những nguyên nhân là chất lượng nguồn nhân lực còn thấp Trên cơ

sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêucầu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0)

Quyên Lưu (2019), Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số,

Cổng Thông tin điện tử Bộ Công thương, ngày 19/4/2019 [60] Bài viết cho rằng

phát triển nguồn nhân lực thúc đẩy đào tạo nghề, tăng cường thông tin về thị trườnglao động hiệu quả, tạo việc làm bền vững thực hiện các chính sách an sinh phù hợp,nhằm đảm bảo các tầng lớp xã hội có thể tham gia tích cực vào lực lượng lao động

và hưởng lợi từ cuộc cách mạng khoa học thuật - là một trong những hướng ưu tiêncủa tổ chức APEC trong những năm tới hướng tới tăng trưởng bền vững

Trang 22

1.2.2 Những công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Nghiêm Đình Vỳ, Nguyễn Đắc Hưng (2002), Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài [81] Các tác giả đã trình bày khái quát về lịch sử giáo dục

Việt Nam và những vấn đề đặt ra, nhiệm vụ của giáo dục Việt Nam trong thế

kỷ thử XXI Các tác giả cũng đề cập nhiều nội dung quan trọng về phát hiện,đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ nhân tài

Vũ Thị Phương Mai (2004), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao qua thực tiễn công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một số nước” [63] Bài viết phân

tích những kinh nghiệm phát triển NNLCLC ở một số nước Mỹ, Nhật và một sốnước công nghiệp hóa mới Đông Á Những kinh nghiệm đáng chú ý như: Coitrọng giáo dục - đào tạo theo nhu cầu xã hội; tạo môi trường thuận lợi và có cơchế đãi ngộ thỏa đáng…

Nguyễn Định Luận (2005), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [59] Bài viết phân

tích vai trò của NNLCLC đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước ở Việt Nam;

đề xuất bốn giải pháp cơ bản nhằm phát triển NNLCLC trong thời gian tới:Phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở; quy hoạch mạng lướicác trường đại học, trường đào tạo nghề; xây dựng và hoàn thiện hệ thốngchính sách phát triển NNLCLC; Tăng cường quản lý nhà nước về lĩnh vựcđào tạo NNLCLC

Nguyễn Đắc Hưng (2007), Phát triển nhân tài chấn hưng đất nước

[46] Cuốn sách bàn đến lực lượng “đầu tàu” trong NNLCLC; trình bày một

số khái niệm cơ bản như: tiềm năng, năng lực, năng khiếu, tài năng, nhân tài,quản lý nhân tài; chỉ ra một số kinh nghiệm trong lịch sử dân tộc Việt Nam và

ở một số nước trên thế giới về phát triển NNLCLC, phát triển nhân tài; phântích một số quan điểm cơ bản của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức vànhân tài; chỉ ra những yếu tố tác động trực tiếp đến phát triển nhân tài, nhữngnội dung cơ bản về phát triển NNLCLC, phát triển nhân tài; đưa ra một số vấn

Trang 23

đề về đào tạo học sinh, sinh viên, về phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng vàthu hút nhân tài của đất nước.

Trịnh Ngọc Thạch (2008), Hoàn thiện mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học Việt Nam [85] Dưới góc

độ tiếp cận của giáo dục, tác giả đã tiến hành khảo sát, phân tích mô hìnhquản lý đào tạo NNLCLC ở một số trường đại học trọng điểm của Việt Nam,trong đó tập trung nghiên cứu về mô hình tại Đại học Quốc gia Hà Nội Tácgiả trình bày những nét đặc trưng của mô hình quản lý đào tạo NNLCLCtrong các trường đại học ở nước ta, những ưu điểm, hạn chế và khả năng ápdụng Tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản để hoàn thiện mô hình quản lýđào tạo NNLCLC trong các trường đại học Việt Nam

Trịnh Quang Từ (2009), "Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá” [96] Tiếp cận vấn đề dưới góc

độ tâm lý - giáo dục, tác giả đã đưa ra quan niệm về NNLCLC: “NNLCLC bao gồm những người lao động được đào tạo kỹ lưỡng cả về trí lực, thể lực

và kỹ năng lao động, có đạo đức và tình cảm cách mạng trong sáng, ý thức pháp luật cao” Từ đánh giá thực trạng đào tạo NNLCLC hiện nay và nguyên

nhân, tác giả đã đưa ra một hệ thống các giải pháp về quản lý nhà nước đốivới việc thành lập các trường đại học, về quản lý chất lượng đào tạo, chấtlượng giảng viên của các trường đại học nhằm cải thiện chất lượng đào tạoNNLCLC ở Việt Nam trong thời gian tới

Lê Văn Phục (2010), “Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của một số nước trên thế giới” [71] Bài viết nghiên cứu kinh

nghiệm phát triển NNLCLC của một số nước trên thế giới: Singapo, Đài Loan,Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và các nước Tây Âu Các quốc gia này đều coi trọng

và phát triển nền giáo dục - đào tạo, có chính sách thu hút sử dụng nhân tài

Lê Thị Hồng Điệp (2011), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam [38] Luận án trình bày quan

niệm về NNLCLC Tác giả đã phân tích về nội dung, tiêu chí và những yếu tố

Trang 24

tác động tới quá trình phát triển nguồn lực này; đề xuất một số giải pháp pháttriển NNLCLC để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam trong tương lai

Lê Quang Hùng (2011), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” [44] Tiếp cận dưới góc độ kinh tế, Luận án đã

trình bày tầm quan trọng của việc phát triển NNLCLC ở vùng kinh tế trọng điểmmiền Trung; đánh giá thực trạng gồm ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân củaNNLCLC nơi đây; chỉ ra một số yêu cầu, giải pháp phát triển NNLCLC ở vùngkinh tế trọng điểm miền Trung, đặc biệt nhấn mạnh đến giáo dục - đào tạo

Nguyễn Ngọc Tú (2012), Nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế [95] Trong luận án, tác giả đã nhấn mạnh tới vai

trò quan trọng hàng đầu của nhân lực chất lượng cao trong phát triển KT - XH

và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Trong quá trình nghiên cứu vai trò,tác động to lớn của nhân lực chất lượng cao trong hội nhập kinh tế quốc tế, thìcũng không thể bỏ qua sự tác động trở lại của hội nhập kinh tế quốc tế đối vớiviệc phát triển nhân lực của đất nước Tác giả coi nhân lực chất lượng cao là sựcần thiết khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Chu Văn Cấp (2012), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần phát triển bền vững Việt Nam [11] Bài viết bàn về những vấn đề lý luận, thực

tiễn cơ bản của việc phát triển NNLCLC góp phần phát triển bền vững Việt Namtrong thời kỳ mới; đồng thời kiến nghị một số giải pháp cho vấn đề này

Vũ Thị Phương Mai (2013), Nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay [63] Dưới góc độ

tiếp cận chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, tác giả đã trình bày quanniệm về NNLCLC, đồng thời chỉ ra vai trò của NNLCLC đối với sự nghiệpCNH, HĐH đất nước Từ đánh giá thực trạng, chỉ ra những bất cập về sốlượng, chất lượng và cơ cấu của NNLCLC, tác giả đã đưa ra các giải pháp vềnhận thức, về văn hoá và đổi mới chính sách sử dụng, đãi ngộ NNLCLC

Đỗ Văn Dạo (2013), Phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa Quân đội nhân dân Việt Nam [17] Với một

Trang 25

cách tiếp cận khá mới mẻ, luận án đã đi sâu nghiên cứu về NNL trong mộtlĩnh vực đặc thù - NNL có chất lượng cao trong lĩnh vực quân sự quốc phòng.Tác giả đã xây dựng được một khung lý thuyết khá sâu sắc và toàn diện vềvấn đề NNL quân sự, NNL quân sự chất lượng cao và phát triển NNL quân sựchất lượng cao với những nội dung và tiêu chí đánh giá sự phát triển Tác giảcũng đã đi sâu khảo sát đánh giá thực trạng phát triển NNL quân sự chấtlượng cao để trên cơ sở đó đề ra những quan điểm, giải pháp cơ bản để pháttriển lực lượng này

Nguyễn Thị Giáng Hương (2013), Vấn đề phát triển nguồn nhân lực

nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay [47] Luận án luận giải vai trò, tầm

quan trọng của NNL nữ chất lượng cao; những điều kiện khách quan, nhân tốchủ quan cơ bản tác động đến phát triển NNL nữ chất lượng cao ở Việt Namhiện nay Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và một

số vấn đề đặt ra trong phát triển NNL nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay.Tác giả đã đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát triển NNL nữchất lượng cao ở Việt Nam hiện nay

Nguyễn Duy Bắc (2013), Đặc điểm của con người Việt Nam với việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay [2] Đề tài đã phân

tích những đặc điểm cơ bản của con người Việt Nam, những ưu điểm vànhược điểm, từ đặc điểm đó đưa ra và luận giải một số vấn đề phát triển đàotạo NNLCLC ở nước ta hiện nay từ thực tiễn đặc điểm của con người ViệtNam và yêu cầu của thời kỳ mới

Lương Công Lý (2014), Giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay [61] Trong công trình này, dưới

góc độ tiếp cận triết học, tác giả đã luận giải, làm sáng tỏ những cơ sở lý luận

cơ bản về phát triển NNLCLC và vai trò của giáo dục - đào tạo với phát triểnNNLCLC ở Việt Nam hiện nay

Phít Sa Máy Bunvilay (2014), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng

cao ở thành phố viêng chăn, cộng hòa dân chủ nhân dân Lào [74] Luận án

đã hệ thống hoá và bổ sung cơ sở lý luận về phát triển NNLCLC; đưa ra quan

Trang 26

niệm NNLCLC; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển NNLCLC ở Viêng

Chăn từ 2005 đến 2013 Đồng thời, tác giả đề xuất sáu nhóm giải pháp chủyếu nhằm phát triển NNLCLC ở Thành phố Viêng Chăn, Cộng hòa dân chủnhân dân Lào trong bối cảnh hiện nay và tầm nhìn đến năm 2020

Nguyễn Thị Tuyết Mai (2016), Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân

lực chất lượng cao ở Việt Nam, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số tháng 11/2016

[64] Bài báo đưa ra quan niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao, vai trò

nguồn nhân lực chất lượng cao Đồng thời, tác giả đề xuất giải pháp phát triển

nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam: Thứ nhất, phải xác định rõ nguồn

nhân lực là tài nguyên quý giá nhất của Việt Nam trong công cuộc phát triển

đất nước; Thứ hai, tiến hành điều tra, khảo sát thường xuyên về nhân lực và chất lượng nhân lực; Thứ ba, nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, quản lý

và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao; Thứ tư, đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục - đào tạo; Thứ năm, cùng với việc coi trọng phát triển

nguồn nhân lực chất lượng cao cần đặt ra yêu cầu phải gắn kết chặt chẽ với

phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ; Thứ sáu, phát triển nguồn nhân

lực chất lượng cao phải phù hợp với điều kiện cụ thể của các bộ, ngành và địaphương; gắn chặt với yêu cầu hợp tác và hội nhập quốc tế

Đặng Trường Minh (2016), Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học kỹ thuật trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [65].

Tác giả đã phân tích về NNLCLC nói chung và làm rõ bản chất của đào tạo, bồidưỡng NNLCLC về khoa học kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam.Đồng thời, tác giả đã đề xuất giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả đào tạo, bồidưỡng NNLCLC về khoa học kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiệnnay

Nguyễn Đình Bắc (2018), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở

nước ta trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, Tạp chí Cộng sản, số tháng 5/2018 [3] Bài báo khẳng định cuộc cách mạng công nghiệp

lần thứ tư đặt ra nhiều thách thức đối với Việt Nam, trong đó phát triển nguồn

Trang 27

nhân lực chất lượng cao là một trong những lĩnh vực chịu sự tác động mạnh mẽ

và trực tiếp nhất Đồng thời, đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lựcchất lượng cao đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Đoàn Mạnh Cương (2019), “Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất

lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Tạp chí Du lịch, số tháng 4/2019

[16] Bài viết luận giải sự cần thiết phát triển nguồn nhân lực du lịch chấtlượng cao và xác định mục tiêu phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượngcao trong giai đoạn hiện nay Đồng thời, tác giả đề xuất một số giải pháp nângcao chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhậpquốc tế: Tiêu chuẩn hoá nhân lực du lịch Việt Nam; Áp dụng tiêu chuẩn VTOS;

Áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo nhân lực du lịch; Ứng dụng công nghệ thôngtin trong hoạt động đào tạo

1.3 Khái quát kết quả nghiên cứu cua các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tập trung giải quyết

1.3.1 Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài

Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước liênquan đến đề tài luận án, tác giả luận án đã rút ra những kết quả nghiên cứu chủ yếucủa các công trình này mà luận án có thể kế thừa là:

Một là, các công trình đã đưa ra quan niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao.

Một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đãđưa ra quan niệm về NNLCLC ở một số ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội.Mặc dù còn có những quan niệm khác nhau về NNLCLC, song từ cácquan niệm của các tác giả cũng đã chỉ ra rằng: NNLCLC là khái niệm đểchỉ nguồn lực con người có trình độ lành nghề (về chuyên môn, kỹ thuật)ứng với một ngành nghề cụ thể theo tiêu thức phân loại lao động vềchuyên môn kỹ thuật nhất định (lao động kỹ thuật lành nghề, trên đạihọc) Các tác giả cũng chỉ rõ, giữa chất lượng NNL và NNLCLC có mối

Trang 28

quan hệ chặt chẽ với nhau Nói đến chất lượng NNL là nói đến tổng thểNNL của một quốc gia, trong đó NNLCLC là một bộ phận cấu thành đặcbiệt quan trọng, là nhóm tinh túy nhất, có chất lượng nhất, cho nên khi nói

về NNLCLC không thể không đặt nó trong tổng thể vấn đề chất lượngNNL nói chung của đất nước

Hai là, các công trình đã đề cập đến vai trò nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao đối với phát triển kinh tế - xã hội.

Nhiều công trình nghiên cứu khẳng định rằng, một quốc gia muốnphát triển thì cần phải có các nguồn lực như: tài nguyên thiên nhiên, vốn,khoa học - công nghệ, con người … Trong các nguồn lực đó thì nguồn lựccon người là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng

và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến nay Đối với nước ta,vai trò NNL được thể hiện: Thứ nhất, NNL là nguồn lực chính quyết địnhquá trình tăng trưởng và phát triển KT - XH, NNL là nhân tố quyết địnhviệc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác; Thứ hai,NNLCLC là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sựnghiệp CNH, HĐH; Thứ ba, NNLCLC là điều kiện tiên quyết để rút ngắnkhoảng cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệpCNH, HĐH đất nước nhằm phát triển bền vững; Thứ tư, NNLCLC là điềukiện hội nhập kinh tế quốc tế

Ba là, các công trình đã chỉ ra nội dung, giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở một số ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận

án, cho thấy có nhiều công trình đã đề cập đến nội dung phát triển NNLCLCrất toàn diện, trong đó có các nội dung chủ yếu mà luận án có thể kế thừa là:Thứ nhất, cải tiến cơ cấu NNL theo yêu cầu của chiến lược phát triển mà quốcgia, vùng lãnh thổ, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp đã xây dựng Thứ hai,phát triển trình độ chuyên môn kỹ thuật của NNL Thứ ba, phát triển kỹ năngnghề nghiệp Thứ tư, nâng cao trình độ nhận thức cho người lao động

Đồng thời, một số công trình đã đề cập nhiều giải pháp phát triểnNNLCLC, trong đó có nổi lên là các giải pháp: Nâng cao nhận về vị trí, vai

Trang 29

trò của NNL, phát triển NNL; làm tốt việc xây dựng quy hoạch, kế hoạchphát triển NNL; chú trọng phát triển hệ thống giáo dục đào tạo và nâng caochất lượng giáo dục đào tạo; đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút,

sử dụng NNL hiệu quả; đẩy mạnh liên kết, hợp tác trong và ngoài nước

trong phát triển NNL Những giải pháp này sẽ được kế thừa trong đề xuất

giải pháp phát triển NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành côngthương, thành phố Hà Nội

1.3.2 Những vấn đề đặt ra luận án tập trung giải quyết

Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ của đề tài luận án, trên cơ sở tổngquan tình hình nghiên cứu của các công trình khoa học trong và ngoài nước

có liên quan, có thể xác định những vấn đề đặt ra mà luận án cần tập trunggiải quyết như sau:

Thứ nhất, luận giải làm rõ căn cứ vào cơ sở lý luận, thực tiễn nào để phát triển NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội? Theo đó, luận án cần phải tập trung giải quyết:

Luận giải các quan niệm công cụ: NNL, NNLCLC; quan niệm, đặcđiểm và vai trò NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương

Phân tích khái niệm trung tâm, nội dung và các nhân tố chủ yếu ảnhhưởng đến phát triển NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành côngthương, thành phố Hà Nội hiện nay

Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNLCLC ở cơ quan quản lý nhànước ngành công thương ở các thành phố trực thuộc Trung ương có tính chấttương đồng để rút ra bài học cho phát triển NNLCLC cư quan quản lý nhànước ngành công thương thành phố Hà Nội

Thứ hai, luận án cần phải chỉ ra được thực trạng phát triển NNLCLC ở

cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội thời gian qua như thế nào? Để trả lời câu hỏi này luận án cần phải:

Đưa ra các nhận định đánh giá và minh chứng bằng các số liệu tư liệuthuyết phục về thành tựu, hạn chế trong phát triển NNLCLC cơ quan quản lýnhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội về phát triển NNLCLC ở cơquan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội thời gian qua

Trang 30

Xác định nguyên nhân thành tựu, hạn chế về phát triển NNLCLC ở cơquan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội và khái quátnhững vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng làm căn cứ để xác định quanđiểm giải pháp phát triển NNLCLC cơ quan quản lý nhà nước ngành côngthương thời gian tới.

Thứ ba, để phát triển NNLCLC ở cơ quan quản lý Nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội thời gian tới thì cần quán triệt những quan điểm nào? Giải pháp đẩy mạnh phát triển NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thành phố Hà Nội thời gian tới là gì? Trả lời câu hỏi này luận án cần làm rõ hai vấn đề:

Đề xuất những quan điểm toàn diện, đồng bộ làm cơ sở để định hướngđưa ra các giải pháp phát triển NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngànhcông thương, thành phố Hà Nội thời gian tới

Đề xuất giải pháp toàn diện, đồng bộ, khả thi cả trước mắt và lâu dàiphát triển NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương, thànhphố Hà Nội thời gian tới

Trang 31

Kết luận chương 1

Phát triển NNL nói chung, NNLCLC ở một số ngành, lĩnh vực kinh tế

-xã hội nói riêng là vấn đề đã được nhiều nhà khoa học trong nước cũng nhưtrên thế giới quan tâm nghiên cứu với nhiều góc độ, cấp độ cũng như đối tượng

và phạm vi khác nhau Qua nghiên cứu và phân tích cho thấy rằng, một số côngtrình nghiên cứu, các công trình khoa học ở trong và ngoài nước đã đưa ra quanniệm về NNLCLC; khẳng định phát triển NNL, nhất là NNLCLC là yêu cầukhách quan - một xu hướng phát triển phù hợp với sự phát triển của kinh tế thịtrường, sự tiến bộ của khoa học - công nghệ, là một trong những chiến lượcphát triển của nhiều quốc gia, đặc biệt đối với các nước kinh tế chậm phát triển

Nhiều công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đã khẳng địnhNNLCLC là nguồn lực có vị trí, vai trò rất quan trọng trong phát triển KT -

XH của Việt Nam; là chìa khóa để nền kinh tế nước ta tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại, trình độ tổ chức quản lý tiên tiến, nâng cao sức cạnh tranhtrong bối cảnh toàn cầu hóa, mở rộng hội nhập quốc tế Một số công trìnhnghiên cứu đã đề cập đến nội dung phát triển NNLCLC rất toàn diện cả về sốlượng, chất lượng và cơ cấu, trong đó tập trung là nâng cao thể lực, trí lực vàtâm lực Đồng thời, một số công trình đã đề cập giải pháp phát triển NNLCLC

-Kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan sẽ được kế thừatrong quá trình thực hiện luận án Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, chưa

có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống dưới góc độkhoa học kinh tế chính trị vấn đề phát triển NNLCLC ở cơ quan quản lý nhà

nước ngành công thương, thành phố Hà Nội Do vậy, đề tài “Phát triển nguồn

nhân lực chất lượng cao ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương,

thành phố Hà Nội ” là công trình nghiên cứu độc lập, không trùng lặp với các

công trình khoa học đã được công bố

Trang 32

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO

Ở CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH CÔNG THƯƠNG, THÀNH

PHỐ HÀ NỘI VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN

2.1 Một số vấn đề chung về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn nhân lực chất lượng cao ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương

2.1.1 Nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao

2.1.1.1 Quan niệm nguồn nhân lực

Những thập kỷ gần đây, dưới tác động mạnh mẽ của khoa học và côngnghệ hiện đại, lao động sản xuất vật chất của con người đã có những thay đổi

về chất, hàm lượng trí tuệ chiếm giá trị rất lớn trong tổng giá trị hàng hoá và có

xu hướng ngày càng tăng cao Những thiết bị, phương tiện hiện đại và côngnghệ tiên tiến đã làm cho năng suất lao động tăng nhanh Do đó, số lượng, chấtlượng chủng loại hàng hoá, dịch vụ đều tăng lên một cách mạnh mẽ Từ thựctiễn đó một số người đã dùng thuật ngữ: rô bốt thông minh, nhà máy khôngngười, xã hội kỹ trị… để mô tả đặc trưng của nền sản xuất xã hội hiện đại Tuynhiên, các nhà nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn, khoa học kinh tế, khoahọc kỹ thuật đều đánh giá cao về vai trò của con người trong tất cả các lĩnh vựckinh tế, chính trị, xã hội Con người, NNL không chỉ là động lực chủ yếu màcòn là mục tiêu của sự phát triển, với phương châm phát triển vì con người Trítuệ con người ngày càng được đề cao, vì nó là nguồn lực to lớn và mạnh mẽnhất cho tiến bộ và phát triển xã hội; mọi nguồn lực tự nhiên đều có thể bị khaithác cạn kiệt, chỉ riêng có trí tuệ là vô tận Do đó NNL nếu biết khai thác và bồidưỡng hợp lý thì càng phát triển và có khả năng tái sinh nhanh Chính vì lẽ đó,NNL đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học và nhiềulĩnh vực kinh tế khác nhau và từ đó người ta cũng tìm ra các phương cách khácnhau để có thể nâng cao chất lượng NNL phục vụ cho phát triển KT - XH

Thông thường nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, cơ sởvật chất kỹ thuật đã được tạo ra trong các giai đoạn trước đó là những nguồnlực làm cơ sở cho sự phát triển KT - XH của một quốc gia Tuy nhiên, lịch sử

Trang 33

cho thấy, NNL là nguồn lực lâu bền nhất trong sự phát triển của mọi quốc gia

từ trước đến nay Đối với các quốc gia cho dù có những nguồn lực khác nhưngnếu không có NNL tương xứng - những con người đủ khả năng khai thácnhững nguồn lực đó, đủ trình độ nắm bắt và làm chủ kỹ thuật công nghệ hiệnđại và nếu không có một môi trường kinh tế, chính trị, xã hội thuận lợi cho conngười hoạt động, thì khó có thể đạt được sự phát triển như mong muốn

Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của sự pháttriển KT - XH NNL khác với các nguồn lực khác (nguồn lực tài chính, nguồnlực vật chất, nguồn lực công nghệ ) là ở chỗ: trong quá trình vận động, nguồnnhân lực chịu tác động của yếu tố tự nhiên (sinh, chết ) và yếu tố xã hội (việclàm, thất nghiệp ) Chính vì vậy, NNL là một khái niệm khá phức tạp, đượcnghiên cứu dưới nhiều giác độ khác nhau

Nguồn nhân lực còn được hiểu như là nơi sinh sản, nuôi dưỡng và cungcấp nguồn lực con người cho sự phát triển Cách hiểu này muốn chỉ rõ nguồngốc tạo ra nguồn lực con người, nghiêng về sự biến động tự nhiên của dân số

và ảnh hưởng của nó tới sự biến động NNL

Nguồn nhân lực còn được hiểu như một yếu tố tham gia trực tiếp vàoquá trình phát triển KT - XH, là tổng thể những con người cụ thể tham gia vàoquá trình lao động Cách hiểu này cụ thể hơn và có thể lượng hóa được, đó lànăng lực lao động của xã hội, bao gồm những người có khả năng lao động,tức là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất trong NNL

Trong quan niệm về lực lượng sản xuất của C.Mác, con người được coi

là lực lượng sản xuất hàng đầu, là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự vậnđộng và phát triển của lực lượng sản xuất, quyết định quá trình sản xuất và do

đó quyết định năng suất lao động và tiến bộ xã hội Ớ đây, con người đượcxem xét từ góc độ là lực lượng lao động cơ bản của xã hội

Theo Thuyết lao động xã hội, NNL được hiểu theo hai nghĩa: Theonghĩa rộng, NNL là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cungcấp nguồn lực con người cho sự phát triển Do đó, NNL bao gồm toàn bộ dân

cư có cơ thể phát triển bình thường (trừ nhũng người bị dị tật bẩm sinh) Theo

Trang 34

nghĩa hẹp: NNL là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự pháttriển KT - XH, bao gồm các nhóm dân cư, có tham gia vào nền sản xuất xãhội tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổngthể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động.

Theo thuyết về nguồn lực con người (Human resource), thì yếu tố conngười được coi là yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất, là phươngtiện để phát triển KT - XH NNL được coi như mọi nguồn lực khác (như vốn,công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, đất đai ), cho nên cần phải đầu tư cho conngười Trên thực tế, việc đầu tư cho con người có tỷ lệ thu hồi vốn khá cao vàmang lại nguồn lợi lớn hơn rất nhiều so với đầu tư vật chất

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho rằng: NNL của một quốc gia là toàn

bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động Theo Ủy ban pháttriển của Liên Hợp quốc (UNDP), thì NNL là tổng thể những năng lực (cơ năng

và trí năng) của con người được huy động vào quá trình sản xuất, nguồn nănglực - nội lực đó của con người cũng chính là nội lực xã hội của một quốc gia

Nhìn chung, khi nghiên cứu NNL, xuất phát từ nhiều cách tiếp cận khácnhau như vậy nên cũng có nhiều khái niệm khác nhau về NNL là lẽ đươngnhiên Tuy nhiên, các khái niệm đó đều thống nhất về những nội dung cơ bảnlà: NNL là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, là yếu tố cấu thành củalực lượng sản xuất và giữ vai trò là nguồn lực quan trọng, quyết định sự pháttriển KT - XH của mỗi quốc gia

Theo đó, NNL tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị học được hiểu là:

NNL là tổng hòa thể lực, tâm lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước.

Như vậy, NNL không đồng nhất với dân số; NNL là một bộ phận dân sốcủa quốc gia, là bộ phận dân số đang tham gia lao động và bộ phận dân số cókhả năng lao động, sẵn sàng tham gia vào các quá trình phát triển KT - XH

Trang 35

NNL còn bao gồm cả về mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu Về chất lượng, đó

là một tổng thể các yếu tố thể lực, trí lực, kỹ năng lao động, thái độ và phongcách làm việc và kinh nghiệm sống, năng lực hiểu biết thực tiễn, đạo đức vànhân cách của con người Về mặt số lượng NNL, đó là số lượng nhân lực đanghiện có và số lượng nhân lực đang tiềm tàng có thể bổ sung, hay sẵn sàng bổsung vào lực lượng lao động hiện tại Về mặt cơ cấu, đó là cơ cấu về độ tuổi củaNNL, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu giới tính, cơ cấu trình độ

2.1.1.2 Quan niệm nguồn nhân lực chất lượng cao

Trong học thuyết giá trị lao động, C.Mác chưa đưa ra thuật ngữ “nhânlực chất lượng cao”, “nguồn nhân lực chất lượng cao” Tuy nhiên, khi phântích hao phí lao động tạo ra giá trị của hàng hóa, C.Mác đưa ra khái niệm “laođộng giản đơn”, “lao động phức tạp” Lao động giản đơn, theo C.Mác đó làlao động mà bất kỳ một con người bình thường nào cùng đều có thể làm được

mà không cần phải qua đào tạo; lao động phức tạp là lao động giản đơn đượcnâng lên lũy thừa Hay nói cách khác, lao động phức tạp là bội số của laođộng giản đơn Tính chất lao động phức tạp theo quan niệm của C.Mác chính

là chất lượng của lao động, là hoạt động lao động đòi hỏi người lao động phải

có trình độ đào tạo, chuyên môn, kỹ năng nhất định

Mặc dù C.Mác chưa sử dụng thuật ngữ “nguồn nhân lực chất lượngcao” nhưng sau Cách mạng Tháng Mười Nga (năm 1917) thành công,V.I.Lênin đã đề cập đến thuật ngữ “nhân tài” Trong nhiều bài nói và viếtV.I.Lênin khẳng định nhân tài không chỉ là các nhân vật vĩ đại, mà còn lànhững công nhân, nông dân tiên tiến Như vậy, theo quan niệm củaV.I.Lênin, có thể hiểu nhân tài trong công nhân, nông dân là nhân lực chấtlượng cao Đồng thời, V.I.Lênin cho rằng chế độ xã hội có vai trò rất quantrọng trong việc đào tạo, phát triển nhân tài; xã hội sẽ phát hiện ra người cótài năng, chăm lo bồi dưỡng và phát triển họ một cách tốt nhất; chế độ xãhội ưu việt sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho nhân tài thể hiện bảnlĩnh của mình

Trang 36

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi nhân tố con người là quan trọng nhất vànhân tài có vai trò to lớn, là một động lực để phát triển đất nước, phải được

phát hiện, phát huy, trọng dụng vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc Đi đôi

với việc phát hiện nhân tài, một vấn đề rất quan trọng mà Chủ tịch Hồ ChíMinh yêu cầu đó là người lãnh đạo, quản lý phải biết sử dụng, trọng dụngnhân tài một cách hợp lý, nếu không sẽ làm “thui chột” nhân tài

Kế thừa tư tưởng "nhân tài là nguyên khí quốc gia", từ khi thành lập đếnnay, Đảng ta luôn rất quan tâm đến công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ,nhất là những người trí thức và nhân tài Thuật ngữ “nguồn nhân lực chất

lượng cao” xuất hiện phổ biến khi nền kinh tế tri thức được hình thành và trở

thành xu hướng tất yếu Ở Việt Nam, thuật ngữ NNLCLC lần đầu tiên xuấthiện trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng: “Đổi mớitoàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao” [31,tr.95] Tại Đại hội lần thứ XI, Đảng ta xác định: “Phát triển nhanh nguồn nhânlực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao… là một trong ba khâu đột pháchiến lược để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH” [35, tr.106] TạiĐại hội lần thứ XII, Đảng ta tiếp tục xác định: “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả

ba đột phá chiến lược… phát triển NNL, nhất là NNLCLC” [36, tr.218]

Các tác giả Steyn, Schulze trong bài viết: “Assuring Quality of aModule in Human Resource Management: Learners' Perceptions”, đưa raquan niệm về nhân lực chất lượng cao như sau: Nhân lực chất lượng cao lànhững người có năng lực làm việc cao, luôn thể hiện được tinh thần sẵn sànglàm việc và sự cống hiến vì sự phát triển của tổ chức [130, tr.34]

Các tác giả Juran, Joseph trong bài viết: “Human Resource andQuality”, đưa ra quan niệm tổng thể về nhân lực chất lượng cao như sau:Nhân lực chất lượng cao bao gồm những nhà lãnh đạo giỏi, nhà quản lý giỏi,nhà quản trị kinh doanh tài ba, nhà khoa học công nghệ đầu ngành, các giáo

sư, bác sỹ, nghệ sỹ tài năng, những người có kỹ năng, kỹ xảo giỏi trong côngviệc như nghệ nhân tài năng, công nhân nghề bậc cao, đó là những người

Trang 37

trực tiếp hay gián tiếp tạo ra được nhiều lợi ích nhất cho tổ chức và cho xãhội, trở thành một biểu tượng cho sức mạnh của một quốc gia [125, tr.32].

Tiếp cận NNLCLC dưới góc độ trình độ học vấn, trình độ chuyên môn,năng lực làm việc, sự đam mê, cống hiến, tác giả Tiona VanDevender trongbài viết: “Total Quality Human Resource Management”, đưa ra quan niệm:Nhân lực chất lượng cao là những người có sức khỏe, có năng lực thực hànhnghề nghiệp tốt, có khả năng đáp ứng được với công việc của tổ chức trong cảhiện tại và tương lai”[132, tr.14]

Tiếp cận dưới góc độ tổng quát, tác giả J.N Bradley trong bài viết:

“Total Quality and Human Resource Management”, đã đưa ra quan niệm:Nhân lực chất lượng cao là những người có nhận thức xã hội và kỹ năng làmviệc cao thể hiện qua hiệu quả công việc [127, tr.21]

Tác giả A Wilkinson trong công trình: “Managing human resources forquality”, đã quan niệm: Nhân lực chất lượng cao là bộ phận tinh hoa củanguồn nhân lực xã hội, được so sánh với một chỉ số đánh giá quan trọng bậcnhất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia” [117, tr.11]

Tác giả Phít Sa Máy Bunvilay trong luận án tiến sĩ kinh tế: “Phát triển

nguồn nhân lực chất lượng cao ở thành phố Viêng Chăn, Cộng hòa dân chủnhân dân Lào”, đã đưa ra quan niệm: NNLCLC là lực lượng lao động có trình

độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cao, có khả năng sáng tạo và ứng dụngnhững thành tựu của khoa học - công nghệ vào hoạt động thực tiễn nhằm đemlại năng suất, chất lượng, hiệu quả cao Mặt khác, đây còn là những lao động

có tác phong nghề nghiệp, tính kỷ luật cao, có tinh thần yêu nước, tự tôn dântộc, có ý chí tự lập, tự cường và có phẩm đạo đức tốt Nó là bộ phận quantrọng nhất của NNL [74, tr.25]

Tác giả Nguyễn Ngọc Tú trong luận án tiến sĩ kinh tế: “Nhân lực chấtlượng cao của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế”, đã quan niệm: Nhânlực chất lượng cao là một bộ phận của NNL được đào tạo một cách cơ bản, cótrí tuệ, có trình độ chuên môn cao phù hợp với yêu cầu phát triển của khoa

Trang 38

học - công nghệ, có thể thực hiện tốt các loại lao động phức tạp để đem lạihiệu quả kinh tế - xã hội cao [95, 32].

Tác giả Đặng Trường Minh trong luận án tiến sĩ triết học: “Đào tạo, bồidưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học kỹ thuật trong quân độinhân dân Việt Nam hiện nay”, quan niệm: NNLCLC là bộ phận tinh tuý nhấtcủa NNL, là tổng hoà các yếu tố số lượng, chất lượng và cơ cấu của nhữngngười lao động qua đào tạo, có phẩm chất tiêu biểu và năng lực tốt, có kỹnăng chuyên môn giỏi, sáng tạo và nhạy bén, đang và sẽ đạt hiệu quả caotrong công việc, là động lực chủ yếu trong quá trình phát triển [65, tr.39]

Tác giả Lương Công Lý trong luận án tiến sĩ triết học: “Giáo dục - đàotạo với việc phát triển NNLCLC ở Việt Nam hiện nay”, quan niệm: NNLCLC

là bộ phận chất lượng cao của NNL, thể hiện sức mạnh và vai trò "đầu tàu",nòng cốt trong mọi hoạt động KT - XH của đất nước, vùng, địa phương vàlĩnh vực trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể [61, tr.28]

Tác giả Đỗ Văn Dạo trong luận án tiến sĩ kinh tế: “Phát triển nguồnnhân lực quân sự chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa Quân đội nhândân Việt Nam”, đưa ra quan niệm: NNL quân sự chất lượng cao là bộ phậncủa NNL quân sự và NNL có chất lượng cao của đất nước, được phân công,đảm nhận các nhiệm vụ khác nhau Là những người được đào tạo ở trình độcao, có sức khoẻ tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, có kĩ năng nghề nghiệp vàtrình độ chuyên môn cao, tinh thông nghiệp vụ, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu,nhiệm vụ trong các lĩnh vực hoạt động quân sự [17, tr.26]

Như vậy, hiện nay đã có rất nhiều nhà khoa học, các công trình nghiêncứu về NNLCLC ở cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, ở cả giác độ khoa học kinh tế,khoa học giáo dục và khoa học liên ngành Người ta có thể tiếp cận nghiên cứuNNL cũng như NNLCLC theo cả hai góc độ là định tính và định lượng

Theo cách hiểu mang tính định tính thì NNLCLC là một bộ phận của lựclượng lao động, có khả năng đáp ứng những yêu cầu phức tạp của công việc, từ

đó tạo ra năng suất và hiệu quả cao trong công việc, có những đóng góp đáng kểcho sự tăng trưởng và phát triển của cộng đồng cũng như của toàn xã hội

Trang 39

Theo cách hiểu mang tính định lượng thì NNLCLC được xem xét trên hai

phương diện: Một là, NNLCLC là những người lao động đã qua đào tạo, có bằng

cấp và trình độ chuyên môn kỹ thuật Hiểu theo cách này NNLCLC gần như đồng

nhất với khái niệm lao động phức tạp mà C.Mác đã đề cập Hai là, coi NNLCLC là

NNL có trình độ cao đẳng, đại học, đội ngũ lãnh đạo, quản lý, hoạch định chính sách

và đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, giảng viên các trường đại học, cao đẳng Như vậy, trên cơ sở quan điểm của C.Mác về lao động giản đơn, lao động phứctạp; quan điểm của Đảng ta về NNLCLC; quan niệm của một số tác giả về NNLCLC

có thể quan niệm NNLCLC như sau: NNLCLC là một bộ phận nguồn nhân lực có sức khỏe, phẩm chất chính trị, đạo đức, nghề nghiệp tốt, có trình độ kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ cao đáp ứng yêu cầu lao động phức tạp ở nơi làm việc.

Quan niệm NNLCLC với cách hiểu trên đây nhấn mạnh tính tổng hòa,phản ánh chất lượng tổng hợp của một bộ nhân lực của xã hội bao gồm đạo đứcnghề nghiệp, thể lực, trình độ, ý chí, niềm đam mê và tay nghề như một sức sảnxuất, vì vậy khái niệm nhân lực chất lượng cao không đồng nhất với khái niệmnhân lực trình độ cao và cũng không hoàn toàn đồng nhất với những người đã tốtnghiệp đại học, thạc sĩ, tiễn sĩ Theo đó, NNLCLC không chỉ bao gồm: nhân lựckhoa học và công nghệ; công nhân lành nghề, tay nghề cao, hay đội ngũ doanhnhân quản lý doanh nghiệp, có khả năng tổ chức, khả năng cạnh tranh cao; mà còn

là nhân lực văn hóa xã hội, chính trị xã hội, an ninh, quốc phòng Họ không chỉ làchuyên viên kỹ thuật trình độ cao, hoặc công nhân bậc cao; các chuyên gia; màcòn là các nhà quản trị, nhà lãnh đạo, quản lý trong mọi lĩnh vực xã hội

2.1.2 Nguồn nhân lực chất lượng cao ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương

2.1.2.1 Quan niệm nguồn nhân lực chất lượng cao ở cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương

* Cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương

Theo các văn bản pháp luật hiện hành, cơ quan quản lý nhà nước ngànhcông thương ở nước ta hiện nay bao gồm: Bộ Công thương, các Sở công

Trang 40

thương (ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), các Phòng kinh tế hoặcPhòng Kinh tế và Hạ tầng (ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương) Tuy nhiên, căn cứ vào phạm vi nghiên cứucủa luận án (nghiên cứu cơ quan quản lý nhà nước ngành công thương cấptỉnh, cấp huyện) nên luận án tập trung luận giải cơ quan quản lý nhà nướcngành công thương cấp tỉnh là Sở Công thương và cấp huyện là Phòng Kinh

tế, Phòng Kinh tế và Hạ tầng

Sở Công thương:

Theo Nghị định Số: 24/2014/NĐ-CP, ngày 04/4/2014 của Chính phủ,

Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương, thì Sở Công thương được tổ chức ở các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương

Chức năng Sở Công thương: Tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh quản lý

nhà nước về: Cơ khí; luyện kim; điện; năng lượng mới; năng lượng tái tạo;dầu khí; hóa chất; vật liệu nổ công nghiệp; công nghiệp khai thác mỏ và chếbiến khoáng sản; công nghiệp tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm; công nghiệpchế biến khác; lưu thông hàng hóa trên địa bàn; xuất khẩu, nhập khẩu; quản lýthị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại;quản lý cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hội nhập kinh tế;thương mại quốc tế; quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn; quản lý an toànthực phẩm theo quy định của pháp luật

Cơ cấu tổ chức, biên chế của Sở Công thương: Thông tư liên tịch số:

22/2015/TTLT-BCT-BNV, ngày30/6/2015 của Bộ Công thương - Bộ Nội vụ,quy định cơ cấu tổ chức, biên chế các Sở Công thương như sau:

Bộ phận Lãnh đạo sở: Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc; Các tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ, gồm 9 bộ

phận: Văn phòng; Thanh tra; Phòng Kế hoạch - Tài chính - Tổng hợp; PhòngQuản lý công nghiệp; Phòng Quản lý thương mại; Phòng Kỹ thuật an toàn - Môitrường; Phòng Quản lý năng lượng; Phòng Quản lý Đầu tư và Hợp tác quốc tếhoặc Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu (nếu có); Chi cục Quản lý thị trường

Ngày đăng: 09/10/2019, 13:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Kim Anh (2014),“Hà Nội xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao”, baotintuc.vn, ngày 12/10/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Hà Nội xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao”
Tác giả: Kim Anh
Năm: 2014
2. Nguyễn Duy Bắc (2013), Đặc điểm của con người Việt Nam với việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm của con người Việt Nam với việcđào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay
Tác giả: Nguyễn Duy Bắc
Năm: 2013
3. Nguyễn Đình Bắc (2018), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, Tạp chí Cộng sản, số tháng 5/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng caoở nước ta trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, "Tạpchí Cộng sản
Tác giả: Nguyễn Đình Bắc
Năm: 2018
4. Lưu Tiểu Bình (2011), Lý luận và phương pháp đánh giá nguồn nhân lực, Nxb Đại học Vũ Hán Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phương pháp đánh giá nguồn nhânlực
Tác giả: Lưu Tiểu Bình
Nhà XB: Nxb Đại học Vũ Hán
Năm: 2011
5. Dương Bình (2014),“Hà Nội xây dựng nếp sống văn hóa cùng nguồn nhân lực chất lượng cao”, trithucvaphattrien.vn, ngày 3/4/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Hà Nội xây dựng nếp sống văn hóa cùng nguồnnhân lực chất lượng cao
Tác giả: Dương Bình
Năm: 2014
6. Bộ Công thương (2013), “Ngành Công Thương ưu tiên phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực công nghệ cao”, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương, moit.gov.vn, ngày 19/08/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành Công Thương ưu tiên phát triểnnguồn nhân lực lĩnh vực công nghệ cao”
Tác giả: Bộ Công thương
Năm: 2013
7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Bản tin thị trường lao động, số 13, quý I/2017, tr. 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản tin thị trường lao động
11. Chu Văn Cấp (2012), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần phát triển bền vững Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, số 9 (839) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gópphần phát triển bền vững Việt Nam
Tác giả: Chu Văn Cấp
Năm: 2012
12. Mai Quốc Chánh (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứngyêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Tác giả: Mai Quốc Chánh
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1999
13. Lê Thị Chiên (2017), Phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay theo tinh thần của Đại hội XII, Tạp chí Phát triển Nhân lực, số 01/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiệnnay theo tinh thần của Đại hội XII
Tác giả: Lê Thị Chiên
Năm: 2017
15. Đỗ Minh Cương (2002), Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu Hội thảo Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chínhsách phát triển nguồn nhân lực
Tác giả: Đỗ Minh Cương
Năm: 2002
16. Đoàn Mạnh Cương (2019), “Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Tạp chí Du lịch, số tháng 4/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nguồn nhân lực du lịch chấtlượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, "Tạp chí Du lịch
Tác giả: Đoàn Mạnh Cương
Năm: 2019
17.Đỗ Văn Dạo (2013), “Phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa Quân đội nhân bệnh nhân và người nhà bệnh nhân Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nguồn nhân lực quân sự chất lượngcao đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa Quân đội nhân bệnh nhân và người nhà bệnhnhân Việt Nam”
Tác giả: Đỗ Văn Dạo
Năm: 2013
18.Nguyễn Kim Diện (2008), “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương”, Luận án tiến sỹ kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng đội ngũ công chứchành chính nhà nước tỉnh Hải Dương
Tác giả: Nguyễn Kim Diện
Năm: 2008
20.Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam, Nxb lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ởViệt Nam
Tác giả: Nguyễn Hữu Dũng
Nhà XB: Nxb lao động xã hội
Năm: 2003
21. Trần Duy (2016), “Phát triển nguồn nhân lực của Hà Nội - Cơ hội và thách thức khi tham gia cộng đồng kinh tế Asean”, nxbhanoi.com.vn, ngày 16/01/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nguồn nhân lực của Hà Nội - Cơ hội vàthách thức khi tham gia cộng đồng kinh tế Asean”
Tác giả: Trần Duy
Nhà XB: nxbhanoi.com.vn
Năm: 2016
22. Hải Dương (2011), “Phát triển nhân lực ngành công thương giai đoạn 2011 - 2020: Quy mô chưa phản ánh chất lượng”, Báo Công thương, baocongthuong.com.vn, ngày 09/10/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nhân lực ngành công thương giaiđoạn 2011 - 2020: Quy mô chưa phản ánh chất lượng”
Tác giả: Hải Dương
Năm: 2011
23. Hồng Dương (2013), “Hố sâu” cung - cầu nhân lực ngành Công Thương”, ven.vn, ngày 20/8/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hố sâu” cung - cầu nhân lực ngành CôngThương”
Tác giả: Hồng Dương
Năm: 2013
24. Đảng Bộ Thành phố Cần Thơ (2010) Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Cần Thơ lần thứ XII, Nxb. Công ty cổ phần In tổng hợp Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộThành phố Cần Thơ lần thứ XII
Nhà XB: Nxb. Công ty cổ phần In tổng hợp Cần Thơ
25. Đảng bộ thành phố Cần Thơ (2016) Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Cần Thơ lần thứ XIII, Nxb. Công ty cổ phần in tổng hợp Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộThành phố Cần Thơ lần thứ XIII
Nhà XB: Nxb. Công ty cổ phần in tổng hợp Cần Thơ

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w