1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản của việt nam sang thị trường hoa kỳ

138 73 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 515,61 KB

Nội dung

Luận văn tập trung khai thác sự thay đổi liên tục các chính sách bảo hộ nền nông nghiệp cả về thuế quan và phi thuế quan của Hoa Kỳ, phân tích thực trạng xuất khẩu các mặt hàng nông lâm

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình, không sao chép của người khác, các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2017

Người viết

Vũ Thị Thu Thủy

Trang 4

Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại Thương, đặc biệt là các thầy cô trong Ban Giám hiệu và khoa Sau Đại học đã luôn giúp đỡ, tạo điều kiện để học viên có thể hoàn thành tốt quá trình học tập cao học tại

cô và các bạn.

Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2017

Người viết

Vũ Thị Thu Thủy

Trang 5

Chữ cái viết tắt Diễn giải tiếng Anh Diễn giải tiếng Việt

APHIS Animal and Plant Health Sở Kiểm dịch Thực Động

ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia

BTA Bilateral Trade Association Hiệp định thương mại tự

EPA United States Environmental Cơ quan bảo vệ môi trường

FDA Food and Drug Administration Cục quản lý Dược phẩm và

Thực phẩm

FSMA The Food Safety Modernization Luật Hiện đại hóa an toàn

FSC Forest Stewardship Council Hội đồng quản lý rừng

FSIS Food Safety and Inspection Tổ chức Dịch vụ Kiểm tra

Hazard Analysis and Critical Hệ thống phân tích mối

Control Point System

hạn

HTS Harmonized Tarriff system Hệ thống thuế quan hài hòa

Trang 6

mã hóa hàng hóa

Trang 7

quốc tế

NAFTA North american free trade Hiệp định Thương mại tự

Atmospheric Administration Khí quyển Quốc gia

NMFS National Marine Fisheries Service

Cục quản lý Nghề cá biển quốc gia Hoa Kỳ

Trang 8

Biểu đồ 1.1: Kim ngạch nhập khẩu nông lâm thủy sản của Hoa Kỳ giai đoạn

Biểu đồ 2.4: Kim ngạch xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ giai đoạn 2010-201640

Biểu đồ 2.5: Kim ngạch xuất khẩu hạt điều sang Hoa Kỳ 42

Biểu đồ 2.6: Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Hoa

Kỳ giai đoạn 2010-2016 46

Biểu đồ 2.7: Kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn

2010-2016 48

Biểu đồ 2.8: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ giai đoạn 2010-2016 50

Biểu đồ 2.9: Kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên sang thị trường Hoa Kỳ giai

đoạn 2010-2016 52

Biểu đồ 2.10:Xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ 55

Trang 9

Sơ đồ 2.1: Hệ thống phân phối rau tươi của Hoa Kỳ 38

Trang 10

Kinh tế Việt Nam xuất phát từ nền sản xuất nông nghiệp với thế mạnh là các mặt hàng thuộc nhóm nông lâm thủy sản Cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì các sản phẩm nông nghiệp được tập trung phát triển theo định hướng chủ đạo của nước ta là “Lấy xuất khẩu làm chủ đạo” Hoa Kỳ là một trong những thị trường chủ đạo và giàu tiềm năng khai thác của Việt Nam Luận văn tập trung khai thác sự thay đổi liên tục các chính sách bảo hộ nền nông nghiệp cả về thuế quan và phi thuế quan của Hoa Kỳ, phân tích thực trạng xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ, từ đó đề xuất những giải pháp thúc đẩy Việt Nam xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn hiện nay.

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp xử lý phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê kinh tế, phương pháp liệt kê, phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn dựa trên số liệu từ Tổng cục Thống

kê, Tổng cục Hải quan và hệ thống cơ sở dữ liệu tình hình thương mại Trademap,

ITC

Nội dung kết quả nghiên cứu của luận văn:

- Phân tích thị trường nông lâm thủy sản của Hoa Kỳ trên các khía cạnh nhu cầu, kênh phân phối, chính sách quản lý nhập khẩu đối với nhóm hàng nông lâm thủy sản và sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ.

- Đánh giá thực trạng xuất khẩu nhóm hàng nông sản (bao gồm: gạo, hàng rau quả, cà phê, hạt điều, hồ tiêu, chè), lâm sản (gỗ và sản phẩm gỗ), thủy sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn 2010-2016; chỉ ra thuận lợi và khó khăn, hạn chế còn tồn tại.

- Đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường Hoa

Kỳ về phía Nhà nước và doanh nghiệp Giải pháp dựa trên Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến 2030 của Nhà nước, tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam.

Trang 11

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC SƠ ĐỒ

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NÔNG LÂM THỦY SẢN HOA KỲ 6

1.1 Khái quát chung về mặt hàng nông lâm thủy sản 6

1.1.1 Sản phẩm nông nghiệp 6

1.1.2 Sản phẩm lâm nghiệp 6

1.1.3 Sản phẩm thủy sản 8

1.2 Đặc điểm thị trường nông lâm thủy sản ở Hoa Kỳ 9

1.2.1 Nhu cầu 10

1.2.2 Kênh phân phối 12

1.2.3 Chính sách quản lý nhập khẩu đối với nhóm hàng nông lâm thủy sản 13

1.2.3.1 Chính sách thuế quan 13

1.2.3.2 Chính sách phi thuế quan 16

1.3 Sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ 25

1.3.1 Mở rộng thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản, tăng kim ngạch xuất khẩu 26 1.3.2 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển 27

1.3.3 Giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân 28

1.3.4 Mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế thế giới 29

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 30

Trang 12

2.1.1 Nhóm mặt hàng nông sản 32

2.1.1.1 Gạo 32

2.1.1.2 Hàng rau quả 34

2.1.1.3 Cà phê 40

2.1.1.4 Hạt điều 42

2.1.1.5 Hồ tiêu 44

2.1.1.6 Chè 46

2.1.2 Nhóm mặt hàng lâm sản 48

2.1.2.1 Gỗ và sản phẩm gỗ 48

2.1.2.2 Cao su 51

2.1.3 Nhóm mặt hàng thủy sản 53

2.2 Đánh giá về hoạt động xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 58

2.2.1 Thuận lợi 58

2.2.1.1 Điều kiện tự nhiên 58

2.2.1.2 Nguồn nhân lực 59

2.2.1.3 Chính sách hỗ trợ xuất khẩu nông lâm thủy sản của chính phủ 60

2.2.2 Khó khăn và hạn chế 62

2.2.2.1 Khó khăn và hạn chế chung 62

2.2.2.2 Khó khăn và hạn chế với từng nhóm hàng cụ thể 65

2.2.2.3 Nguyên nhân 70

CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 72 3.1 Định hướng đối với hoạt động xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ thời gian tới 72

3.1.1 Mục tiêu phát triển 72

3.1.1.1 Mục tiêu chung 72

Trang 13

3.1.2 Định hướng phát triển 74

3.2 Kinh nghiệm của Thái Lan về xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị

trường Hoa Kỳ 76

3.2.1 Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu 77

3.2.2 An toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường 79

3.2.3 Mở rộng thị trường thông qua việc hoàn thiện kênh phân phối hàng hóa 80 3.2.4 Sử dụng phế phụ phẩm và phát triển công nghiệp hỗ trợ 80

3.3 Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 81

3.3.1 Giải pháp chung 81

3.3.1.1 Phát triển sản xuất, tăng nguồn hàng cho xuất khẩu 81

3.3.1.2 Phát triển thị trường, đẩy mạnh Hiệp định FTA 81

3.3.1.3 Đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất 82

3.3.1.4 Luôn chủ động cập nhật thông tin thị trường 82

3.3.2 Giải pháp cụ thể 83

3.3.2.1 Về phía Nhà nước 83

3.3.2.2 Về phía doanh nghiệp 84

KẾT LUẬN 96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 14

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Trong nhiều năm qua, các mặt hàng nông lâm thủy sản là những mặt hàng chủ lực, đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Và Hoa Kỳ được đánh giá là thị trường xuất khẩu chiến lược trong kế hoạch phát triển kinh tế- thương mại của nước ta Sau 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam và Hoa

Kỳ, hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước ngày càng được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu cũng ngày càng tăng lên Các số liệu về xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, du khách Hoa Kỳ vào Việt Nam là minh chứng cho điều này Trong những năm gần đây, Việt Nam vươn lên trở thành một trong những nước xuất khẩu lớn vào thị trường Hoa Kỳ trong khối ASEAN Từ thế đối đầu, sau 20 năm, mối quan hệ kinh tế và thương mại của Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng tốt

đẹp.

Hoa Kỳ với nền kinh tế lớn nhất thế giới từ lâu luôn là thị trường hấp dẫn đối với tất cả các quốc gia xuất khẩu, trong đó có Việt Nam Các mặt hàng như gỗ và sản phẩm của gỗ, hàng thủy sản, các mặt hàng nông sản khác như: hạt điều, hồ tiêu, cà phê… của Việt Nam được tiêu thụ lớn tại Hoa Kỳ Sự hấp dẫn của thị trường Hoa

Kỳ cũng đồng nghĩa với sự cạnh tranh xuất khẩu vào thị trường này rất quyết liệt, đặc biệt những đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam là Trung Quốc, Thái Lan và Indonesia – là những nước tương đồng với Việt Nam về các mặt hàng xuất khẩu.

Để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, đặc biệt là tiến tới thị trường Hoa Kỳ giàu tiềm năng, chúng ta cần phải phân tích thực trạng xuất khẩu ba nhóm ngành chủ lực này sang thị trường Hoa Kỳ trong những năm gần đây, từ đó đề ra những kiến nghị, giải pháp thiết thực Đây

cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “ Đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ”.

2 Tình hình nghiên cứu

Hiện nay vấn đề đẩy mạnh thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản luôn được Nhà nước và các doanh nghiệp quan tâm bởi thế mạnh cũng như tiềm năng của thị

Trang 15

trường Hoa Kỳ Chính vì vậy có rất nhiều cuốn sách cùng công trình nghiên cứu về vấn đề này, có thể kể đến những tư liệu chính sau đây:

Cuốn sách "Cẩm nang về xâm nhập thị trường Mỹ" được viết bởi TS Hồ Sỹ Hưng và đồng tác giả Nguyễn Việt Hưng, đã xuất bản năm 2003, Nhà xuất bản Thống kê Cuốn sách được bố cục thành 5 chương, với nội dung giới thiệu khá đầy đủ và hệ thống về tình hình thị trường Mỹ; hệ thống pháp luật về kinh doanh của Mỹ; văn hóa về kinh doanh của Mỹ đồng thời giới thiệu một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ và một số kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi xâm nhập thị trường Mỹ.

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh “Phát triển bền vững mặt hàng thủy

sản Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ”( Vũ Thị Sợi, Trường Đại học Ngoại Thương, 2011) nghiên cứu về thực

trạng xuất khẩu bền vững thủy sản Việt Nam theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Hoa Kỳ từ đó đưa ra những biện pháp quản lý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ.

Luận văn “Chính sách bảo hộ nông nghiệp của Hoa Kỳ và một số giải

pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường này” (Nguyễn Thu Hải My, trường Đại học Ngoại Thương, 2012) phân tích

chính sách bảo hộ sản xuất nông nghiệp ở Hoa Kỳ và kiến nghị giải pháp đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường này.

Luận văn thạc sĩ “Xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ”(Nguyễn Thị Thanh Mai, Trường Đại học Ngoại Thương, 2008) đưa ra những biện pháp thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường

Hoa Kỳ dựa trên thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường này.

Luận văn tiến sĩ Kinh tế “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ

của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ”( Đinh Thị Thu Oanh, Trường Đại học

Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2012) phân tích thực trạng và đặc điểm của thị

trường gỗ Hoa Kỳ nhằm cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và

đề xuất những biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ.

Các tài liệu kể trên đều đã nghiên cứu riêng biệt về đẩy mạnh kim ngạch xuất

Trang 16

khẩu các mặt hàng trong nhóm hàng nông, lâm, thủy sản sang Hoa Kỳ, tập trung đặc biệt vào một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như thủy sản, đồ gỗ chứ chưa

đề cập nhiều đến các mặt hàng khác cùng nhóm mà chúng ta chưa có thế mạnh

ở thị trường này như cà phê, chè, gạo, cao su.

Những đóng góp mới của đề tài:

- Cập nhật những số liệu mới nhất về tình hình xuất khẩu nhóm hàng nông sản (gạo, hàng rau quả, cà phê, chè, hồ tiêu, hạt điều), lâm sản (gỗ, sản phẩm gỗ, cao su)

và thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ và những chính sách quản lý nhập khẩu mới mà Hoa Kỳ áp dụng cho nhóm ngành này.

- Phân tích làm rõ thực trạng xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2016 sang thị trường Hoa Kỳ.

- Phân tích kinh nghiệm xuất khẩu nông lâm thủy sản của Thái Lan sang Hoa

Kỳ, đưa ra định hướng và giải pháp đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường Hoa Kỳ.

3 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực thuộc nhóm hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ, tìm hiểu kinh nghiệm xuất khẩu của Thái Lan, luận văn đưa ra những giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ.

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn tập trung giải quyết các vấn đề sau:

- Nghiên cứu tổng quan về thị trường nông lâm thủy sản của Hoa Kỳ, các chính sách quản lý nhập khẩu của Hoa Kỳ áp dụng với nhóm hàng nông lâm thủy sản.

- Đánh giá thực trạng xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong giai đoạn 2010-2016.

- Định hướng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt nam sang thị trường Hoa Kỳ.

5 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản

Trang 17

của Việt Nam sang Hoa Kỳ.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi không gian: luận văn nghiên cứu một số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực thuộc nhóm hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ: nông sản (gạo, hàng rau quả, cà phê, hạt điều, hồ tiêu, chè), lâm sản (gỗ và sản phẩm gỗ, cao su) và thủy sản.

+ Phạm vi thời gian: luận văn nghiên cứu thực trạng xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản điển hình trên sang thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn 2010-2016.

6 Phương pháp nghiên

cứu Khung phân tích

Từ việc tổng quan tài liệu, nghiên cứu kết hợp với phân tích lý luận cũng như điều kiện thực tế hiện nay, luận văn đi đến xây dựng khung phân tích đẩy mạnh xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ qua các nhân tố sau:

Điều kiện

tự nhiên Nguồn nhân lực

Chính sách hỗ trợ xuất

khẩu của chính phủ

Sức cạnh tranh của hàng hóa

Trang 18

lợi, khó khăn của Việt Nam về khách quan và chủ quan cùng với bối cảnh chính trị giữa 2 quốc gia nói riêng và thế giới nói chung nhằm đưa ra những giải pháp chung và cụ thể về phía Nhà nước và doanh nghiệp.

Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu

Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính ở hầu hết các chương để phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố, yếu tố có liên quan, tác động, ảnh hưởng tới nhau để từ đó đưa ra những cái nhìn khoa học về vấn đề nghiên cứu Cụ thể luận văn sử dụng các phương pháp sau đây:

- Phương pháp xử lý phân tích, tổng hợp, liệt kê: trên cơ sở thu thập thông tin,

số liệu thứ cấp từ những báo cáo về tình hình xuất nhập khẩu trên website Tổng cục

Hải quan, Tổng cục Thống kê, trên một số cuốn sách, tạp chí nghiên cứu khoa học

và một số website khác để hệ thống hóa dữ liệu nhằm minh họa rõ hơn về bức tranh xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản trong giai đoạn 2010-2016.

- Phương pháp so sánh: đối chiếu, so sánh số liệu xuất khẩu nông lâm thủy sản qua các năm từ đó tìm hiều được những hạn chế, thành tựu xuất khẩu đạt được trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động trong những năm gần đây.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm: từ kinh nghiệm thực tế của Thái Lan về việc khẳng định thương hiệu nông lâm thủy sản trên thị trường quốc

tế đặc biệt là Hoa Kỳ, rút ra bài học về quản lý nhà nước và các biện pháp về phía doanh nghiệp để tăng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam sang Hoa Kỳ.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng, danh mục biểu đồ, danh mục sơ đồ, lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm

ba chương chính sau:

Chương 1: Tổng quan về thị trường nông lâm thủy sản Hoa Kỳ.

Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.

Chương 3: Định hướng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.

Trang 19

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NÔNG LÂM THỦY SẢN HOA KỲ

1.1 Khái quát chung về mặt hàng nông lâm thủy sản

1.1.1 Sản phẩm nông nghiệp

Trong WTO, hàng hoá được chia làm hai nhóm chính: nông sản và phi nông sản Nông sản được xác định trong Hiệp định Nông nghiệp là tất cả các sản phẩm liệt kê từ Chương I đến XXIV (trừ cá và sản phẩm cá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác trong Hệ thống thuế mã HS (Hệ thống hài hoà mã số thuế) và không bao gồm các sản phẩm thuộc lĩnh vực thuỷ sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp (VCCI 2009, tr.3) Với cách hiểu này, nông sản bao gồm một phạm vi khá rộng các loại hàng hoá có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như:

- Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi…

- Các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt…

- Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô…

Tất cả các sản phẩm còn lại trong Hệ thống thuế mã HS được xem là sản phẩm phi nông nghiệp (còn được gọi là sản phẩm công nghiệp).

Trong thực tiễn thương mại thế giới, nông sản thường được chia thành 2 nhóm, gồm nhóm nông sản nhiệt đới và nhóm còn lại Cho đến nay, chưa có định nghĩa thống nhất thế nào là nông sản nhiệt đới nhưng những loại đồ uống (như chè, cà phê, ca cao), bông và nhóm có sợi khác (như đay, lanh), những loại quả (như chuối, xoài, ổi và một số nông sản khác) được xếp vào nhóm nông sản nhiệt đới Trên thực tế, nhóm nông sản nhiệt đới được sản xuất chủ yếu bởi các nước đang phát triển.

Trang 20

nghiệp Châu Á-Thái Bình Dương tại Băng Cốc, 5-8-1991 “Lâm sản ngoài gỗ bao gồm những sản phẩm tái tạo được ngoài gỗ, củi và than gỗ Lâm sản ngoài gỗ được lấy từ rừng, đất rừng hoặc từ những cây thân gỗ” Do đó, không được coi là lâm sản ngoài gỗ những sản phẩm như cát, đá, nước, dịch vụ du lịch sinh thái (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 2006, tr.2).

Theo định nghĩa này củi, than gỗ, cành ngọn, gốc cây không được coi là lâm sản ngoài gỗ, không thỏa đáng đối với việc khai thác tận dụng phế liệu gỗ Những dịch vụ trong rừng như săn bắn, giải trí, dưỡng bệnh trong rừng, du lịch sinh thái, v.v…là một phạm trù khác, không được xếp vào lâm sản ngoài gỗ, nhưng trên quan điểm kinh tế cũng có nơi du lịch sinh thái cũng được coi như sản phẩm của rừng.

Hội nghị lâm nghiệp do Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc triệu tập tháng 6 năm 1999 đã đưa ra và thông qua một khái niệm và định nghĩa khác về lâm sản ngoài gỗ “Lâm sản ngoài gỗ bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất có cây rừng và cây ở ngoài rừng” Thuật ngữ này phải dịch sang Tiếng Việt là “Lâm sản ngoài gỗ cây”, nhưng để đơn giản vẫn dùng thuật ngữ lâm sản ngoài gỗ Với định nghĩa này, lâm sản ngoài gỗ bao gồm cả động vật, gỗ nhỏ, củi và rộng hơn so với định nghĩa trước.

Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, lâm sản ngoài gỗ được phân loại như sau:

- Sản phẩm có sợi, bao gồm: tre nứa, mây song, các loại lá, thân, vỏ có sợi và cỏ.

Trang 21

- Các sản phẩm chiết xuất:

- Động vật và các sản phẩm động vật không làm thực phẩm và làm thuốc  Động vật sống, chim và côn trùng sống: da, sừng, xương, lông vũ

Lá để gói thức ăn và hàng hóa

Tuy nhiên, đối với từng loài cụ thể việc phân loại không cố định mà biến đổi theo địa phương và thời gian vì công dụng của lâm sản có sự thay đổi, ví dụ: Quế

có thể xếp vào dược liệu nhưng cũng được xếp vào gia vị cũng như nhiều sản phẩm có thể được phân vào các nhóm khác nhau tuỳ từng nơi, từng lúc…

1.1.3 Sản phẩm thủy sản

Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường Trong các loại thủy sản, thông dụng nhất là hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và khai thác các loại cá Một

số loài là cá trích, cá tuyết, cá cơm, cá ngừ, cá bơn, cá đối, tôm, cá hồi, hàu và sò điệp

có năng suất khai thác cao Trong đó ngành thủy sản có liên quan đến việc đánh bắt cá tự nhiên hoặc cá nuôi thông qua việc nuôi cá Nuôi trồng thủy sản đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lớn đến đời sống của hơn 500 triệu người ở các nước đang phát triển phụ thuộc vào nghề cá và nuôi trồng thủy sản.

Phân loại thủy sản

Sự phân loại các loài thủy sản được dựa theo đặc điểm cấu tạo loài tính ăn

và môi trường sống và khí hậu.

- Nhóm cá (fish): là những động vật nuôi có đặc điểm cá rõ rệt, chúng có thể là

Trang 22

cá nước ngọt hay cá nước lợ Ví dụ: cá tra, cá bống tượng, cá chình…

- Nhóm giáp xác (crustaceans): phổ biến nhất là nhóm giáp xác mười chân, trong đó tôm và cua là các đối tượng nuôi quan trọng Ví dụ: tôm càng xanh, tôm sú, tôm thẻ, tôm đất, cua biển.

- Nhóm động vật thân mềm (molluscs): gồm các loài có vỏ vôi, nhiều nhất là nhóm hai mảnh vỏ và đa số sống ở biển (nghêu, sò huyết, hàu, ốc hương,….) và một số

ít sống ở nước ngọt (trai, trai ngọc).

- Nhóm rong (Seaweeds): là các loài thực vật bậc thấp, đơn bào, đa bào, có loài có kích thước nhỏ, nhưng cũng có loài có kích thước lớn như Chlorella,

Spirulina, Chaetoceros,Sargassium (Alginate), Gracillaria…

- Nhóm bò sát (Reptilies) và lưỡng cư (Amphibians): bò sát là các động vật bốn chân có màng ối (ví dụ: cá sấu) Lưỡng cư là những loài có thể sống cả trên cạn lẫn dưới nước (ví dụ: ếch, rắn…) được nuôi để lấy thịt, lấy da dùng làm thực phẩm hoặc dùng trong mỹ nghệ như đồi mồi (lấy vây), ếch (lấy da và thịt), cá sấu (lấy da).

1.2 Đặc điểm thị trường nông lâm thủy sản ở Hoa Kỳ

Không chỉ có nền công nghiệp và dịch vụ luôn tăng trưởng mạnh mẽ, Hoa

Kỳ còn là một đất nước có ngành nông nghiệp phát triển, đứng đầu thế giới về sản lượng ngũ cốc (lúa mì, ngô ) Nhờ có diện tích lãnh thổ rộng lớn, có nhiều miền khí hậu thuận lợi, công nghệ sinh học phát triển, khả năng ứng dụng cao, chính phủ Hoa Kỳ hàng năm đầu tư trên hàng chục tỷ USD tài trợ cho phát triển nông nghiệp Chính vì vậy tất cả các ngành nông nghiệp của Mỹ: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, chế biến nông sản đều rất phát triển Mặc dù hiện nay, nông nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ trong GDP nhưng các trang trại vẫn duy trì được sức mạnh kinh tế và chính trị của mình.

Trong những năm gần đây, giá trị thị trường của sản lượng nông nghiệp Mỹ đã đạt hơn 200 tỷ USD, bao gồm 45 tỷ USD từ thịt gia súc và da bò; gần 40 tỷ USD từ các loại hạt như ngô, lúa mì và các loại hạt dầu như đậu nành; gần 24 tỷ USD từ gia cầm và trứng; 20 tỷ USD từ sữa và các sản phẩm bơ sữa và 12 tỷ USD từ cừu và lợn Mặc dù Mỹ luôn trong tình trạng thâm hụt thương mại nhưng lại thặng dư trong thương mại nông sản Sản phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn, khoảng 75 -

Trang 23

80 tỉ USD mỗi năm (VCCI 2016, tr.6).

Theo số liệu năm 2014, Hoa Kỳ xuất khẩu 149,98 tỷ đô-la, trong năm 2015

giá trị xuất khẩu của nhóm mặt hàng này đạt 133,05 tỷ USD (VCCI 2016, tr.6),

trong đó phần lớn nhất được xuất sang các nước Châu Á, mặc dù Canada và

Mêhicô là hai thị trường có đóng góp lớn nhất trong sự tăng trưởng mới đây của

xuất khẩu nông sản) Khoảng ¼ sản lượng đầu ra của các nông trại Mỹ được xuất

khẩu (VCCI 2016, tr.6) Lương thực được sản xuất ra rất an toàn, có chất lượng

cao, phong phú và giá cả phải chăng Nền nông nghiệp Hoa Kỳ cũng đạt được sự

dồi dào và đa dạng nhất trên thế giới Các sản phẩm nông nghiệp chính của Hoa

Kỳ gồm lúa mỳ, các loại ngũ cốc khác, ngô, hoa quả, bông, thịt bò, thịt lợn, gia

cầm, sản phẩm sữa, lâm sản, cá.

1.2.1 Nhu cầu

Nhập khẩu nông thuỷ sản và thực phẩm của Hoa Kỳ có xu hướng tăng trong

các năm gần đây do thị trường có nhu cầu đối với các loại sản phẩm có trị giá gia

tăng cao, tươi sống, và cần nhiều lao động như các loại hoa quả, hạt, rau, cà phê,

chè, các loại đồ uống, và thuỷ sản.

Trang 25

Từ năm 2009-2015, nhập khẩu của Hoa Kỳ về sản phẩm nông nghiệp liên tục tăng, năm 2015 đạt 113,5 tỷ USD tăng 58,3 % so với năm 2009 đạt 71,7 tỷ USD.

Tăng thu nhập cá nhân ở Hoa Kỳ là nguyên nhân chính dẫn đến tăng nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm có trị giá gia tăng cao được nhập khẩu từ nước ngoài như vừa nêu, đặc biệt là trong thời gian không phải là mùa vụ đối với các loại nông sản này

ở Hoa Kỳ và sự gia tăng người nước ngoài nhập cư vào Hoa Kỳ cũng là những nguyên nhân dẫn đến tăng nhập khẩu các loại nông thuỷ sản và thực phẩm.

Nhập khẩu nông thuỷ sản của Hoa Kỳ tăng cũng một phần do năng lực vận tải phát triển cho phép tiết kiệm thời gian và chi phí vận tải hàng hóa, và một phần

do Hoa Kỳ giảm bớt các hàng rào nhập khẩu nông sản Nhiều nước đang phát triển, thường là với sự hợp tác đầu tư của nước ngoài, đã tận dụng lợi thế so sánh như giá lao động rẻ, khí hậu thuận lợi và tỷ giá ngoại hối thuận lợi phát triển mạnh các loại nông thuỷ sản có trị giá cao chủ yếu để xuất khẩu sang các nước phát triển, trong đó có Hoa Kỳ.

Khoảng 43% kim ngạch nhập khẩu nông thuỷ sản và thực phẩm của Hoa Kỳ trong năm 2015 là các sản phẩm nuôi trồng Mười năm qua, tỷ lệ tăng trưởng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trung bình 8% năm Thực phẩm chế biến và đồ uống chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ về nông thuỷ sản

và thực phẩm trong năm 2015 (Agroinfo, 2015) Nhìn chung, kim ngạch nhập khẩu nông thuỷ sản đều tăng, một số sản phẩm như thủy sản; chè và cà phê; đường là những sản phẩm có tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu cao nhất, trong đó thủy sản và cà phê là hai mặt hàng tăng trưởng cao nhất.

Thuỷ sản là nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất Kim ngạch của riêng nhóm hàng này năm 2006 xấp xỉ 14,7 tỷ USD, chiếm gần 17% tổng kim ngạch nhập khẩu nông thuỷ sản và thực phẩm Xu hướng tăng nhập khẩu thuỷ sản vẫn sẽ tiếp tục

vì thuỷ sản được coi là thực phẩm tốt cho sức khỏe hơn là các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật Năm 2016, kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng này xấp xỉ 21,19 tỷ USD đã tăng 44,11 % so với năm 2006 (Trademap ITC, 2017).

Cà phê cũng là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn và đáng quan tâm đối với Việt Nam Hoa Kỳ là nước tiêu thụ và nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới.

Trang 26

Người Mỹ uống cà phê như người Việt Nam uống chè Hoa Kỳ không trồng cà phê nên tất cả cà phê tiêu dùng ở Hoa Kỳ kể cả cà phê nguyên liệu đều từ nguồn nhập khẩu Nhu cầu nhập khẩu cà phê của nước này tương đối ổn định mỗi năm trên 1 triệu tấn (Trademap ITC, 2017).Tuy nhiên, do giá cà phê thế giới thường biến động nên trị giá nhập khẩu cũng thường biến động theo.

1.2.2 Kênh phân phối

Các doanh nghiệp có nhiều cách bán hàng nhập khẩu tại Hoa Kỳ Họ thường nhập khẩu hàng hóa về để bán tại Hoa Kỳ theo các cách phổ biến sau đây:

Bán xỉ cho các cửa hàng bán lẻ: hầu hết các loại hàng hóa như: trang

sức, quần áo, đồ chơi, đồ tạp hoá đều có thể bán trực tiếp cho các nhà bán lẻ thông

qua các nhà nhập khẩu hay người bán hàng có tính chất cá nhân và các công ty nhập khẩu hay các tổ chức buôn bán hàng hóa chuyên nghiệp Cách bán hàng này rất có hiệu quả khi hàng hóa có nhu cầu mạnh và có lợi nhuận cao.

Bán cho nhà phân phối: thay vì bán hàng cho người bán lẻ, có thể bán

hàng cho các nhà phân phối vì họ có hệ thống phân phối rộng khắp khu vực nào đó

hoặc nằm trong nhóm ngành công nghiệp nào đó Họ có khả năng bán hàng trong thời gian ngắn Nhưng cách này ta phải chia sẻ bớt lợi nhuận của mình cho các nhà phân phối.

Bán trực tiếp cho các nhà máy công nghiệp: các nhà máy này trực tiếp mua

hàng của một số thương nhân nhỏ ở nước sở tại khi họ không có điều kiện để mua trực tiếp từ các nhà xuất khẩu nước ngoài hoặc mua qua các nhà nhập khẩu trong nước.

Bán xỉ qua đường bưu điện: có một số sản phẩm nhỏ và không đắt lắm có

thể bán theo cách này qua một số trung gian bán buôn Cách này có thể bán được

hàng theo diện rộng.

Bán lẻ qua đường bưu điện: có một số nhà nhập khẩu không cần qua trung

gian mà họ trực tiếp gửi bưu kiện đến cho người mua Ðể làm được cách này phải

có hệ thống nghiên cứu thị trường chuẩn xác và có hiệu quả cao Thiết kế được thị trường một cách chi tiết.

Bán hàng theo catalog: chìa khoá cho phương thức này là phải biết được địa

Trang 27

chỉ của người mua hay công ty có nhu cầu thường xuyên về mặt hàng mình kinh

doanh

Bán lẻ: nhà nhập khẩu tự tổ chức việc nhập khẩu và bán lẻ hàng hóa theo khả

năng về thị trường của mình và tự gánh chịu mọi rủi ro về nhu cầu của thị trường cũng như là thu được toàn bộ lợi tức do nhập khẩu mang lại Khi nhập khẩu họ phải biết được xu hướng thị trường và phải tự làm hết mọi việc trong mọi khâu phân phối, tuy nhiên điều này chứa đựng nhiều rủi ro lớn.

Bán hàng qua các cuộc trưng bày hàng hóa trên các kênh truyền hình: là

hình thức mới và phải có hàng tức thời và bán theo giá công bố.

Làm đại lý bán hàng: có một số người Hoa Kỳ có quan hệ tốt cả hai chiều với

thương nhân nước ngoài và hệ thống phân phối bán buôn bán lẻ trong nước nên họ thường làm đại lý cho nước ngoài để khỏi phải lo khâu tài chính cho kinh doanh Họ chỉ cần đưa ra điều khoản LC chuyển nhượng là có thể giải quyết được việc này.

Bán hàng qua 'buổi giới thiệu bán hàng": một số nhà nhập khẩu mua một

số lượng nhỏ hàng hóa về rồi mời người thân quen đến dự buổi giới thiệu bán

hàng tại chỗ Có một số nhà nhập khẩu trả hoa hồng cho ai đứng ra tổ chức và giới thiệu bạn hàng cho họ.

Bán ở chợ ngoài trời: có hãng lớn đã từng tổ chức nhập khẩu và bán hàng ở

chợ ngoài trời với quy mô lớn và diện rộng khắp cả nước Cách làm này đòi hỏi phải quan hệ rộng với người bán hàng của nhiều nước khác nhau và phải trả một phần lợi tức cho người bán hàng Cách này yêu cầu phải đặt giá trực tiếp đến người tiêu dùng.

Bán hàng qua các hội chợ, triển lãm tại Hoa Kỳ: có người mua hàng về

kho của mình và quanh năm đi dự các hội chợ triển lãm khắp Hoa Kỳ để tìm

kiếm các đơn đặt hàng tại quầy rồi về gửi hàng cho người mua theo đường bưu điện, phát chuyển nhanh Cách này chỉ có thể làm ở quy mô nhỏ với hàng đặc chủng, hàng mới và giá cao.

Bán hàng qua hệ thống Internet như dạng Amazon.com.

1.2.3 Chính sách quản lý nhập khẩu đối với nhóm hàng nông lâm thủy sản

1.2.3.1 Chính sách thuế quan

Trang 28

Biểu thuế nhập khẩu (Harmorized Tariff Schedule - HTS) hiện hành của Hoa

Kỳ được ban hành trong Luật Thương mại và Cạnh tranh Omnibus năm 1988 và

có hiệu lực từ 1 tháng 1 năm 1989 Hệ thống thuế quan (thuế nhập khẩu) của Hoa

Kỳ được xây dựng trên cơ sở hệ thống thuế quan hài hòa (gọi tắt là HS) của Hội đồng Hợp tác Hải quan, một tổ chức liên chính phủ có trụ sở tại Bruxen - Bỉ Mức thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ có thể thay đổi và được công bố hàng năm.

- Các loại thuế

Thuế theo trị giá

Hầu hết các loại thuế quan của Hoa Kỳ được đánh theo tỷ lệ trên giá trị, tức là bằng một tỷ lệ phần trăm trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu Ví dụ mức thuế tối huệ quốc năm 2004 đối với chè xanh có hương vị đóng gói không quá 3

kg/gói là 6,4% (VCCI, 2016, tr.13)

Thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng

Một số hàng hóa, chủ yếu là nông sản và hàng sơ chế phải chịu thuế theo trọng lượng hoặc khối lượng Loại thuế này chiếm khoảng 12% số dòng thuế trong biểu thuế HTS của Hoa Kỳ Ví dụ, mức thuế MFN năm 2004 đối với cam là 1,9 cent/kg, đối với nho tươi trong khoảng 1,13 – 1,80 USD/m3 hoặc được miễn thuế tùy thời điểm nhập khẩu trong năm (VCCI, 2016, tr.13).

Một số hàng hóa phải chịu gộp cả thuế theo giá trị và thuế theo số lượng Hàng phải chịu thuế gộp thường là hàng nông sản Ví dụ thuế suất MFN đối với nấm mã HTS 0709.51.01 áp dụng cho năm 2004 là 8,8 cent/kg + 20% (VCCI,

2016, tr.13)

Một số loại hàng hóa phải chịu thuế hạn ngạch Hàng hóa nhập khẩu nằm trong phạm vi hạn ngạch cho phép được hưởng mức thuế thấp hơn, trong khi đó hàng nhập vượt quá hạn ngạch phải chịu mức thuế cao hơn nhiều và có hệ quả như cấm nhập khẩu Mức thuế MFN năm 2002 áp dụng đối với số lượng trong hạn ngạch bình quân là 9%, trong khi đó mức thuế đối với số lượng vượt hạn ngạch trung bình

là 53% (VCCI, 2016, tr.13).Thuế hạn ngạch hiện nay đang được áp dụng

Trang 29

với thịt bò, các sản phẩm sữa, đường và các sản phẩm đường.

Mức thuế đối với một số loại nông sản có thể thay đổi theo thời điểm nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong năm Ví dụ, mức thuế MFN năm 2004 đối với nho tươi nhập khẩu trong thời gian từ 15 tháng 2 đến hết ngày 31 tháng 3 là 1,13 USD/m3, trong thời gian từ 1 tháng 4 đến hết 30 tháng 6 là 1,80 USD/m3, và ngoài những thời gian trên được miễn thuế (VCCI, 2016, tr.13).

Một đặc điểm nữa của hệ thống thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ là áp dụng thuế suất leo thang, nghĩa là hàng càng chế biến sâu thì thuế suất nhập khẩu càng cao.

Ví dụ, mức thuế MFN đối với cá tươi sống hoặc ở dạng philê đông lạnh là 0%, trong khi đó mức thuế đối với cá khô và xông khói là từ 4% đến 6% (VCCI, 2016, tr.13).Loại thuế này có tác dụng khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu và hàng sơ chế hơn là hàng thành phẩm.

- Cơ sở tính thuế

Hoa Kỳ sử dụng Hiệp định của WTO về tính giá hải quan làm cơ sở cho luật tính giá hải quan của mình, nghĩa là “giá trị giao dịch” là cơ sở để xác định trị giá của hàng nhập khẩu Nếu phương pháp tính giá hải quan thứ nhất không được

sử dụng, luật quy định phương pháp thứ hai sẽ được sử dụng Thứ tự như sau:

Giá trị giao dịch của hàng hóa giống hoặc tương tự

Giá trị tính toán

- Mức thuế và chính sách thuế

Mức thuế tối huệ quốc (MFN): mức thuế áp dụng cho các quốc gia có quan hệ thương mại bình thường, được Mỹ dùng với những nước thành viên của WTO như Việt Nam hay những nước đã ký Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ.

“Mức thuế MFN năm trong phạm vi từ dưới 0% đến gần 40% trong đó hầu hết các mặt hàng chịu thuế từ 2% đến 7% Hàng dệt may và giầy dép thường chịu mức thuế cao hơn Mức thuế MFN theo giá trị nói chung bình quân khoảng 4% (VCCI, 2016, tr.14) Mức thuế MFN được ghi trong cột “ General” của cột 1 trong biểu thuế nhập

Trang 30

khẩu của Hoa Kỳ.

Mức thuế phi tối huệ quốc (Non-MFN): được sử dụng với những quốc gia chưa phải là thành viên WTO và cũng chưa ký kết BTA với Hoa Kỳ như Lào, Cu-ba Triều Tiên “Thuế suất phi tối huệ quốc nằm trong khoảng từ 20% đến 110% cao hơn nhiều lần so với thuế suất MFN Mức thuế Non-MFN được ghi trong cột 2 của biểu thuế HTS của Hoa Kỳ” (VCCI, 2016, tr.15).

Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP): dành cho hàng hóa nhập khẩu từ một số nước phát triển….

Ngoài ra Hoa Kỳ còn áp dụng nhiều mức thuế khác cho hàng hóa xuất khẩu vào thị trường mình thông qua việc ký kết các hiệp định song phương, đa phương như mức thuế áp dụng với các khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), sáng kiến khu vực lòng chảo Caribe (Caribbean Basin Initiative- CBI) hay Luật xúc tiến thương mại và xóa bỏ ma túy.

1.2.3.2 Chính sách phi thuế quan

a, Hạn chế định lƣợng nhập khẩu

Hoa Kỳ trực tiếp giới hạn khối lượng hoặc giá trị hàng hóa nhập khẩu vào thị trường nội địa thông qua hai biện pháp chính là Hạn ngạch nhập khẩu và Giấy phép nhập khẩu.

Đối với các nhà xuất khẩu có ý định xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, nhất

là các sản phẩm về nông nghiệp, điều cần biết là hàng của mình có được nhập khẩu vào Hoa Kỳ hay không hay chỉ được nhập giới hạn về số lượng.

Hạn ngạch áp đặt bởi chính phủ Hoa Kỳ nhằm kiểm soát số lượng hàng hóa thâm nhập vào Hoa Kỳ, nhắm vào việc bảo vệ quyền lợi của một số các thành phần sản xuất nào đó, và được phản ánh qua các đạo luật của Quốc hội Hoa Kỳ Trước đây những mặt hàng chịu sự kiểm soát cao nhất về hạn ngạch là các mặt hàng hàng dệt và may mặc Tuy nhiên theo quy định của WTO, từ 1/1/2006 các nước thành viên WTO không được áp đặt hạn ngạch dệt may đối với các nước thành viên WTO khác Riêng đối với Trung Quốc, EU sẽ bỏ hạn ngạch từ 1/1/2008 và Hoa Kỳ bỏ hạn ngạch từ 1/1/2009 Con số hạn ngạch được cho phép nhập thông thường là kết

Trang 31

quả thương thảo giữa hai quốc gia Thông thường, nếu chưa có sự thoả thuận, Hoa Kỳ có thể đơn phương tuyên bố một con số hạn ngạch nào đó và tự áp dụng.

Có hai loại hạn ngạch, loại: hạn ngạch tuyệt đối (absolute quota) và loại hạn ngạch thuế quan (tariff-rate quota) Hạn ngạch tuyệt đối là loại tính trên số lượng cho phép nhập hàng năm Nếu số lượng nhập đã vượt chỉ tiêu thì hàng nhập phải tái xuất ra khỏi Hoa Kỳ hoặc đưa vào kho hải quan để tái xuất đi nước khác hoặc chờ cho đến khi có hạn ngạch mới Hạn ngạch thuế quan cho phép một số lượng nào đó hàng hóa nhất định trong một thời gian nào đó với một mức thuế suất giảm

(reduced rate)

Phần hàng vượt quá chỉ tiêu có thể được nhập nhưng phải chịu với thuế suất cao hơn thuế suất đối với số hàng trong hạn ngạch Các mặt hàng chịu hạn ngạch thuế quan bao gồm: sữa và kem, chổi, Ehtyl Alcohol, Oliver, Satsuma (mandarin), tuna, bông trồng ở vùng cao, bột mỳ, một số mặt hàng thuộc các nước NAFTA (Mexico, Canada), một số mặt hàng theo quy định của WTO, một số mặt hàng nông sản theo Hiệp định Hoa Kỳ- Israel.

+ Giấy phép nhập khẩu

Hệ thống giấy phép ở Hoa Kỳ chia làm 2 loại:

Giấy phép tự động: loại giấy phép cho phép thực hiện ngay lập tức, không

có điều kiện đối với người làm đơn xin phép.

Giấy phép không tự động: loại giấy phép cho phép thực hiện khi người nhập khẩu đáp ứng một số điều kiện nhất định.

Một số loại hàng hóa liên quan đến nông nghiệp khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ cần có giấy phép nhập khẩu bao gồm: một số sản phẩm làm từ thực vật và hạt; động thực vật sống do cơ quan Quản lý dược và thực phẩm (FDA) và Bộ nông nghiệp quản lý nhập khẩu; thức ăn cho người và động vật; FDA và Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ chịu trách nhiệm quy định về phẩm chất và phải được kiểm nghiệm mới được phép nhập khẩu.

b, Các biện pháp kỹ thuật

Tất cả các loại thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu đều phải chịu sự điều tiết của các Luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm và Hoa Kỳ (Federal

Trang 32

Food, Drug, and Cosmetic Act -FDCA), Luật về Bao bì và Nhãn hàng (Fair Packaging and Labeling Act - FPLA), và một số phần của Luật về Dịch vụ Y tế Cơ quan Quản

lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về nhập khẩu thực phẩm vào Hoa Kỳ Các quy định của FDA về nhập khẩu thực phẩm rất nhiều và chặt chẽ Bên cạnh đó, FDA cũng thực thi rất nhiều quy định

khác liên quan đến lưu thông hàng hóa giữa các bang, việc thử nghiệm hàng trước khi đưa vào lưu thông thương mại

+ Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP)

Theo Bộ luật Liên bang Hoa Kỳ 21 CFR, chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài nào đã thực hiện theo chương trình HACCP có hiệu quả mới được xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Hoa Kỳ Đây là một hệ thống quản lý chất lượng mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng thực phẩm thông qua việc phân tích những mối nguy và thực hiện các biện pháp kiểm soát tại các điểm kiểm soát tới hạn HACCP nhấn mạnh tính nhất thiết phải kiểm soát dây chuyền công nghệ sản xuất để đảm bảo an toàn, vệ sinh cho sản phẩm thay vì kiểm soát sản phẩm cuối cùng.

Để được phép đưa hàng thuỷ sản vào Hoa Kỳ, doanh nghiệp xuất khẩu phải

tự mình hoặc thông qua nhà nhập khẩu gửi kế hoạch, chương trình HACCP tới FDA FDA xem xét khi cần sẽ kiểm tra và sẽ chỉ cấp phép cho những doanh nghiệp đạt yêu cầu theo kết luận của FDA.

FDA kiểm tra từng lô hàng nhập khẩu Nếu phát hiện có lô hàng không đảm bảo

an toàn, vệ sinh thực phẩm hoặc có các vi phạm khác, lô hàng sẽ bị FDA từ chối nhập khẩu, bị gửi trả về nước hoặc tiêu huỷ tại chỗ với chi phí do doanh nghiệp chịu; đồng thời tên doanh nghiệp sẽ bị đưa lên mạng Internet ở chế độ “Cảnh báo nhanh” 5 lô hàng tiếp theo của doanh nghiệp này sẽ bị tự động giữ ở cảng nhập để kiểm tra theo chế độ tự động Chỉ sau khi cả 5 lô hàng đó đều đảm bảo an toàn vệ sinh và doanh nghiệp làm đơn đề nghị, FDA mới xoá tên doanh nghiệp đó ra khỏi danh sách

“Cảnh báo nhanh” (Cục xúc tiến thương mại 2015, tr.48).

Nếu nước xuất khẩu thuỷ sản sang Hoa Kỳ đã ký được Bản ghi nhớ với FDA,

Trang 33

cơ quan có thẩm quyền cao nhất về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm của nước xuất khẩu sẽ tự chỉ định các doanh nghiệp được đưa thuỷ sản vào Hoa Kỳ mà không cần trình kế hoạch, chương trình HACCP Tuy nhiên, FDA chỉ mới ký bản ghi nhớ cho mặt hàng nhuyễn thể 2 mảnh với Canada, Hàn Quốc và một số nước Nam Mỹ (Cục xúc tiến thương mại 2015, tr.58).

Đối với hàng thủy sản nhập khẩu, Hoa Kỳ thực hiện các biện pháp kiểm tra

sau:

Kiểm tra các cơ sở chế biến ở nước ngoài

Lấy mẫu hàng thủy sản dự định sẽ nhập khẩu vào Hoa Kỳ

Giám sát nội địa mẫu hàng nhập khẩu

Kiểm tra nhà nhập khẩu thủy sản

Đánh giá các thiết bị lưu trữ sản phẩm thủy sản

Những chương trình đánh giá nước ngoài

Thông tin liên quan từ các đối tác nước ngoài và các văn phòng FDA ở nước ngoài

Luật Hiện đại hóa an toàn vệ sinh thực phẩm (FSMA)

Theo quy định của Luật Hiện đại hóa an toàn vệ sinh thực phẩm (FSMA), cứ hai năm một lần - vào các năm chẵn như năm 2016, doanh nghiệp nước ngoài đang xuất hàng thực phẩm, đồ uống cho người và động vật vào thị trường Hoa Kỳ phải đăng ký lại cơ sở sản xuất và người đại diện tại Mỹ với Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) để được cấp mã số kinh doanh hợp lệ mới Thời gian tiến hành đăng ký lại cho năm 2016 diễn ra từ ngày 1/10 đến hết 31/12/2016 (Cục xúc tiến thương mại 2015, tr.60) Trong khoảng thời gian nêu trên, nếu doanh nghiệp Việt Nam không tiến hành đăng ký lại với FDA hoặc không xuất trình được mã số kinh doanh hợp lệ, khi hàng đến Hoa Kỳ, có thể bị từ chối không cho vào cảng và không cho nhận hàng, thậm chí hàng hóa có thể bị thu giữ hoặc tiêu hủy Hơn thế, doanh nghiệp xuất khẩu có thể phải chịu một khoản tiền phạt hoặc thậm chí bị khởi tố hình

sự vì phía Hoa Kỳ coi đây là hành động “bị cấm nhưng vẫn làm” Ngoài ra, kể từ ngày 17/9/2016, các doanh nghiệp đang xuất khẩu mặt hàng thực phẩm, đồ uống cho người và động vật vào thị trường Hoa Kỳ bắt buộc phải xây dựng, triển

Trang 34

khai Chương trình hành động về an toàn vệ sinh thực phẩm ngay tại cơ sở sản xuất của mình Đây là quy định bắt buộc mới của FDA.

Động vật sống khi nhập khẩu vào Mỹ phải đáp ứng các điều kiện giám định

và kiểm dịch của APHIS, ngoài ra còn phải kèm theo giấy chứng nhận về sức khỏe của chúng và chỉ được đưa vào Mỹ qua một số cảng nhất định Gia cầm sống, đông lạnh, đóng hộp trứng và các sản phẩm từ trứng khi nhập khẩu vào Mỹ phải theo đúng quy định của APHIS và của cơ quan giám định an toàn thực phẩm thuộc USDA.

Ngoài các qui định của FDA, có thể có các quy định riêng của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) và/hoặc Cục Nghề cá Hoa Kỳ (NMFS) đối với một số mặt hàng nông thủy sản cụ thể.

+ Quy định về tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm

Rau, quả, hạt, củ các loại khi nhập khẩu vào Mỹ phải được bảo đảm các yêu cầu về chủng loại, kích cỡ, độ chín Các mặt hàng này phải qua cơ quan giám định an toàn thực phẩm thuộc USDA để có xác nhận là phù hợp với các tiêu chuẩn nhập khẩu.

+ Quy định về nhãn hàng sản phẩm

Theo Luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm, nhãn hàng thực phẩm cần phải nêu những thông tin cụ thể, ở những vị trí có thể nhìn rõ và với những nội dung mà người tiêu dùng thông thường có thể đọc và hiểu Các thông tin

cụ thể liên quan tới kích cỡ chữ, vị trí… được nêu trong các quy định của FDA (21 CFR 101), trong đó bao gồm cả những yêu cầu theo Luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm và Luật Nhãn mác và Đóng gói.

Mới đây, FDA công bố những quy định mới về nhãn hàng hóa thực phẩm và

đồ uống vào thị trường Mỹ Quy định này nhằm làm cho người tiêu dùng có thể nhận biết được rõ hơn mối liên quan giữa thành phần dinh dưỡng và sức khỏe người tiêu dùng, trong đó có mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và các bệnh mãn tính như bệnh béo phì và bệnh tim mạch để hướng dẫn tiêu dùng những sản phẩm thực phẩm và đồ uống đóng gói được bán tại Hoa Kỳ Những quy định này sẽ được chính thức áp dụng từ ngày 26/7/2018.

Trang 35

+ Chương trình Giám sát thủy sản nhập khẩu (SIMP)

Ngày 8/12/2016, Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) và Cục quản lý Nghề cá biển quốc gia Hoa Kỳ (NMFS) đã công bố các quy định thiết lập Chương trình Giám sát thủy sản nhập khẩu (SIMP) với mục đích chính là ngăn chặn nạn khai thác bất hợp pháp và gian lận thủy sản để bảo vệ kinh tế quốc gia, an ninh lương thực và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên biển (Cục xúc tiến thương mại, 2015, tr.58).

NMFS dự tính quy định này sẽ có ảnh hưởng tới khoảng 2.000 nhà nhập khẩu,

600 nhà môi giới hải quan, và trên 200 ngàn chuyến hàng thủy sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ mỗi năm (Cục xúc tiến thương mại, 2015, tr.58) Đồng thời, đối tượng áp dụng của Chương trình giám sát này không chỉ bó hẹp ở các sản phẩm thủy sản

đánh bắt, khai thác, hay thu hoạch từ thiên nhiên mà cả các sản phẩm được nuôi trồng tại các trang trại, cơ sở nuôi trồng; hay các sản phẩm được sản xuất, chế biến tại các cơ sở sản xuất, chế biến Đối với Việt Nam, việc Chương trình được áp dụng là một khó khăn lớn cho thủy sản Việt Nam, xuất khẩu có thể sẽ bị gián đoạn khi các doanh nghiệp sẽ phải bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh nhiều công đoạn (kể cả trong quá trình sản xuất lẫn khi trong giai đoạn xuất hàng) để phù hợp với các yêu cầu của Hoa Kỳ.

Do hệ thống thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ qui định các mức thuế khác nhau áp dụng với các nhóm nước khác nhau và một số mặt hàng nhập khẩu còn chịu sự quản lý bằng hạn ngạch phân bổ theo nước, nên việc xác định nước xuất xứ của hàng hóa rất quan trọng.

Nguyên tắc chung và cơ bản

Nước xuất xứ của hàng hóa là nước chế tạo, sản xuất hoặc nuôi trồng ra hàng hóa Tuy nhiên, trong điều kiện quốc tế hóa sản xuất hiện nay, không phải không có sự phức tạp và khó khăn trong việc xác định nước xuất xứ hàng hóa, bởi vì rất nhiều hàng hóa được sản xuất, chế tạo hoặc lắp ráp từ các nguyên phụ liệu, linh kiện, bộ phận được sản xuất từ nhiều nước khác nhau.

Nguyên tắc chung và cơ bản để xác định nước xuất xứ của hàng hóa là dựa

Trang 36

vào sự biến đổi đặc tính và giá trị gia tăng của hàng hóa Theo nguyên tắc này, nước xuất xứ của hàng hóa là nước cuối cùng sản xuất ra hàng hóa đó với điều kiện hàng hóa đó đã biến dạng để mang tên mới và có đặc tính sử dụng mới Ví dụ, túi xách tay sản xuất ở Việt Nam bằng da nhập khẩu được coi là hàng có xuất xứ Việt Nam.

Tuy nhiên, trong trường hợp nước cuối cùng sản xuất ra hàng hóa chỉ tiến hành những công việc lắp ráp đơn giản, không tạo ra bản sắc riêng của hàng hóa hoặc trị giá gia tăng được tạo ra quá thấp thì nước cuối cùng sản xuất ra hàng hóa

đó cũng không được coi là nước xuất xứ hàng hóa Ví dụ, để được coi là hàng có xuất xứ từ Thái Lan với mục đích được hưởng GSP của Hoa Kỳ thì hàng đó phải

có ít nhất 35% giá trị gia tăng được tạo ra tại Thái Lan.

Do vậy, ngoài nguyên tắc chung và cơ bản nêu trên, còn có những qui định

cụ thể về cách xác định nước xuất xứ hàng hóa cho một số hàng hóa cụ thể Ví dụ đối với hàng dệt may như sau:

Những nguyên tắc chung: nước xuất xứ là nước sản xuất ra toàn bộ hàng

hóa (trừ những ngoại lệ về nguyên liệu tối thiểu đã được qui định trong 19 CFR

Mục 102.13) Đối với sợi (bao gồm cả sợi đơn và sợi đa), nước xuất xứ của sợi, chỉ, sợi bện, thừng, chão, cáp, dây tết là nước sản xuất ra những loại hàng này Đối với vải, nước xuất xứ là nước dệt ra vải Các sản phẩm dệt may khác: nước xuất xứ là nước lắp ráp ra thành phẩm.

Những nguyên tắc đặc biệt: nếu không xác định được xuất xứ của một

sản phẩm dệt hay quần áo bằng một trong những nguyên tắc trên, và do sản phẩm

được sản xuất ở hai hay nhiều nước thì nước xuất xứ là: nước mà quá trình lắp ráp quan trọng nhất hay quá trình sản xuất quan trọng nhất diễn ra Việc xác định hoạt động sản xuất quan trọng nhất sẽ tùy theo từng trường hợp cụ thể Nếu không thể xác định được quy trình nào là quan trọng nhất, thì nước xuất xứ là nước cuối cùng mà tại đó hoạt động lắp ráp hay sản xuất diễn ra.

Thứ tự áp dụng các nguyên tắc: các nguyên tắc trên được sắp xếp theo thứ tự

ưu tiên áp dụng theo quy định trong Quy định của Hải quan Phần 102.21 (9c) như

sau:

Sản phẩm được sản xuất hoàn toàn ở một nước.

Trang 37

Sự thay đổi đặc tính của sản phẩm (chuyển từ mã thuế này sang mã thuế

khác)

Nước mà sản phẩm có những phần chính được sản xuất.

Sản phẩm hoàn toàn được lắp ráp tại một nước trừ 16 loại trừ cụ thể.

Nước mà tại đó quy trình sản xuất hay lắp ráp quan trọng nhất đã diễn ra.

Nước cuối cùng mà quy trình sản xuất hay lắp ráp quan trọng nhất diễn ra Đối với quần áo, nơi lắp ráp/may vải đã cắt thành quần áo chứ không phải nơi cắt vải

là xuất xứ của quần áo.

+ Quy định về phụ gia thực phẩm

Chỉ những chất phụ gia và tạo màu thực phẩm được FDA chấp thuận mới có thể được bán trên thị trường Hoa Kỳ Tương tự như vậy, chỉ có những chất phụ gia và tạo màu thực phẩm được FDA chấp thuận mới có thể được sử dụng trong những thực phẩm lưu thông trên thị trường Chất được cho phép sử dụng như thực phẩm hoặc phụ gia tạo màu thực phẩm cần đáp ứng theo các quy định trong Luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm Hoa Kỳ.

+ Quy định về dƣ lƣợng hóa chất và các chất gây ô nhiễm

Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) thiết lập các tiêu chuẩn (dung sai) cho việc sử dụng hóa chất trong sản xuất các sản phẩm thực phẩm Quy định về các mức tiêu chuẩn về sử dụng hóa chất được áp dụng đối với tất cả các sản phẩm dùng cho con người và động vật được sản xuất tại Hoa Kỳ hoặc đưa vào thị trường Hoa Kỳ Các nhà sản xuất thực phẩm chỉ được sử dụng những hóa chất đã được đăng ký sử dụng trên một sản phẩm cụ thể hoặc nhóm các sản phẩm được nêu cụ thể và theo chỉ dẫn trên nhãn hóa chất Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Tổ chức Dịch vụ Kiểm tra và An toàn Thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) sẽ kiểm tra việc tuân thủ các quy định của EPA về dư lượng hóa chất trong các sản phẩm thực phẩm được đưa vào thị trường Hoa Kỳ FDA và FSIS thẩm tra các mức dư lượng hóa chất không an toàn trong thực phẩm.

Ngày 22 tháng 5 năm 2008, Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua một đạo luật cấm buôn bán các loài cây và sản phẩm liên quan có nguồn gốc bất hợp pháp, bao gồm

Trang 38

cả gỗ và các sản phẩm gỗ Đạo luật mới này sửa đổi, bổ sung Luật Lacey, một đạo luật được các thành viên quốc hội thông qua và được ban hành từ 100 năm trước Trong khi Đạo Luật Lacey là một trong những công cụ có quyền lực nhất đối với các cơ quan của Hoa Kỳ trong việc đấu tranh chống lại tội phạm về nguồn tài nguyên thiên nhiên thì cho đến nay, tiềm năng của đạo luật này trong việc đấu tranh chống lại khai thác gỗ trái phép vẫn chưa được đề cập đến Giờ đây, đạo Luật Lacey đã tạo ra một tiền lệ mới trong thương mại toàn cầu về gỗ và các sản phẩm gỗ, công nhận và hỗ trợ nỗ lực của các quốc gia khác trong việc quản lý nguồn tài nguyên của họ và thiết lập các cơ chế khuyến khích mạnh mẽ để các công ty buôn bán những mặt hàng này thực hiện các quy định tương tự như đã đề cập trong đạo Luật Lacey.

Ngày 01/04/2010 đạo luật Lacey cấm buôn bán lâm sản bất hợp pháp, trong

đó có gỗ và sản phẩm gỗ vào Hoa Kỳ, bắt buộc doanh nghiệp phải nộp tờ khai, chứng từ rõ ràng về tên, loại gỗ, quốc gia khai thác gỗ, cách thức khai thác… tức

là phải có giấy chứng nhận FSC (Forest Stewardship Council) của Hội đồng quản

lý rừng bền vững thế giới Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng phải đưa ra giấy chứng nhận quy trình truy xuất nguồn gốc sản xuất CoC (Chain of Custody) để Hải quan Hoa Kỳ kiểm tra toàn bộ quy trình từ khi khai thác gỗ đến vận chuyển qua cảng biển, biên giới nào trước khi đến nhà máy chế biến gỗ tại các nước + Các biện pháp phòng vệ thương mại

Trong thương mại quốc tế, “biện pháp phòng vệ thương mại” là cụm từ chung để chỉ nhóm các biện pháp được sử dụng với mục tiêu bảo vệ sản xuất nội địa trước hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, bao gồm:

Biện pháp chống bán phá giá áp dụng nhằm chống lại hiện tượng hàng hóa

nước ngoài được nhập khẩu vào Hoa Kỳ với giá thấp hơn giá bán tại thị trường nội địa nước xuất khẩu hoặc nước thứ ba gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự nội địa Hoa Kỳ.

Biện pháp chống trợ cấp áp dụng nhằm chống lại hiện tượng bán hàng hóa

nước ngoài được trợ cấp của Chính phủ nước xuất khẩu vào Hoa Kỳ gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự nội địa Hoa Kỳ.

Trang 39

Biện pháp tự vệ được áp dụng trong trường hợp cần bảo vệ ngành sản xuất

nội địa Hoa Kỳ trước hiện tượng hàng hóa nhập khẩu tăng đột biến gây thiệt hại

nghiêm trọng cho ngành này Tất cả các biện pháp này chỉ được áp dụng sau khi

cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ tiến hành điều tra (còn gọi là vụ điều tra) theo thủ tục và điều kiện quy định.

Mục tiêu chính của các biện pháp phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ là hạn chế cạnh tranh của các nhà xuất khẩu nước ngoài trên thị trường Hoa Kỳ (ở các mức độ khác nhau tùy thuộc từng biện pháp) nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước Trong quá khứ, phần lớn các quy định, pháp luật về các biện pháp này ở Hoa Kỳ đều được ít nhiều chắp bút bởi các ngành sản xuất nội địa (đối tượng được hưởng lợi nếu các biện pháp này được áp dụng) Trên thực tế nhiều công ty (đặc biệt là các công ty lớn) có chiến lược phát triển bằng cách dựa vào việc sử dụng các biện pháp này.

Doanh nghiệp Việt Nam cũng như doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu ở các nước khác khi vướng phải các vụ điều tra phòng vệ ở Hoa Kỳ đều phàn nàn rằng các biện pháp này là không công bằng và đi ngược lại lý tưởng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường Thực tế, như đã nói, mục tiêu của các biện pháp này chính

là hạn chế cạnh tranh (trên thực tế, Hoa Kỳ và nhiều nước thành viên WTO đã lạm dụng biện pháp này như là một công cụ bảo hộ sản xuất nội địa chống lại cạnh tranh từ nước ngoài), vì vậy hệ quả này là có thể dự kiến trước được Cần lưu ý rằng Hoa Kỳ chỉ áp dụng nó để hạn chế cạnh tranh của nhà xuất khẩu nước ngoài; còn ở trong nước (cạnh tranh giữa các nhà sản xuất nội địa) thì Hoa Kỳ lại theo quan điểm bảo vệ cạnh tranh.

Tuy nhiên, việc “bảo hộ” này của Hoa Kỳ không phải là tùy ý Hoa Kỳ phải tuân thủ các nguyên tắc bắt buộc về nội dung và thủ tục quy định tại các Hiệp định liên quan của WTO và đây là “cọc bám” có ý nghĩa cho các doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài khi bị vướng phải các vụ kiện ở nước này.

1.3 Sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ

Trang 40

1.3.1 Mở rộng thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản, tăng kim ngạch xuất khẩu

Việt Nam là nước có nền kinh tế lấy nông nghiệp làm chủ đạo, sản xuất và nuôi trồng nông lâm thủy sản từ lâu đời luôn là thế mạnh của Việt Nam Điều kiện vị trí địa lý thuận lợi, đất đai trồng trọt diện tích lớn, phù hợp với nhiều loại cây rau, hoa màu; khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao, có tính đa dạng phân hóa theo khu vực nên thuận lợi phát triển nhiều loại sản phẩm nông lâm thủy sản; nguồn nhân lực đông, cần cù nhiều kinh nghiệm Tất cả những lợi thế trên giúp Việt Nam luôn đảm bảo được lượng sản xuất nông lâm thủy sản dồi dào của mình: Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê, điều nhân, đứng đầu về xuất khẩu hồ tiêu, thứ 7 thế giới về xuất khẩu chè (Cục Xúc tiến thương mại, 2016, tr.6).

Bên cạnh thị trường truyền thống của nước ta như Trung Quốc, Nhật Bản, EU thì Hoa Kỳ là một thị trường nhiều hấp dẫn Từ nhu cầu khổng lồ về lượng tiêu thụ nông lâm thủy sản hàng năm, Hoa Kỳ hứa hẹn là thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu hàng năm vào thị trường này không ngừng tăng lên, dù xuất siêu nhưng tổng thị phần xuất khẩu các mặt hàng nói chung của Việt Nam chỉ chiếm 1,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này (VCCI 2016, tr.8) Vì vậy, thị trường Hoa Kỳ vẫn còn nhiều tiềm năng cần chú trọng khai thác nhiều hơn.

Khi xuất khẩu hàng hóa sang nước khác không thể tránh khỏi các biện pháp bảo hộ nền kinh tế nội địa, không chỉ riêng Hoa Kỳ mà các thị trường nông lâm thủy sản chủ lực của Việt Nam như Trung Quốc, EU, Nhật Bản đều dần dần đặt nhiều biện pháp và rào cản kỹ thuật đối với sản phẩm nhập khẩu nên khi mở rộng,

đa dạng hóa thị trường, chúng ta sẽ hạn chế được rủi ro cho doanh nghiệp.

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản luôn chiếm từ 16%-20% trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của nước ta, đóng góp một phần quan trọng nguồn vốn ngoại tệ cho đất nước Việt Nam đang nỗ lực đổi mới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên rất cần một lượng lớn ngoại tệ để đầu tư vào công nghệ, máy móc, kỹ thuật hiện đại Mặc dù nguồn vốn ngoại tệ này có thể huy động qua các kênh chính: đầu tư nước ngoài, vay viện trợ, thu từ hoạt động xuất khẩu, thu từ hoạt động du lịch trong nước Trong đó việc thu từ hoạt động xuất khẩu

mang tính chủ động cao và lâu dài, không bị phụ thuộc nhiều vào các quốc gia khác

Ngày đăng: 09/10/2019, 08:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w