1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của việt nam sang thị trường hoa kỳ

15 1,7K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 502,02 KB

Nội dung

Đề xuất giải pháp từ phía Nhà nước và các doanh nghiệp: Khắc phục những điểm yếu, đồng thời khuyến khích, phát huy các điểm mạnh của các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ

Trang 1

1

Xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của

Việt Nam sang thị trường Hòa Kỳ Handicraft export of Vietnam to the United States market

NXB H : ĐHKT, 2012 Số trang 98 tr +

Trần Xuân Khá

Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế; Mã số:60 31 07

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Đào Thị Bích Thủy

Năm bảo vệ: 2012

Abstract Làm rõ và phân tích vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đối với

nền kinh tế quốc dân Đánh giá thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân của thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian vừa qua Đề xuất giải pháp từ phía Nhà nước và các doanh nghiệp: Khắc phục những điểm yếu, đồng thời khuyến khích, phát huy các điểm mạnh của các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong những năm tới

Keywords: Kinh tế đối ngoại; Xuất khẩu; Thủ công mỹ nghệ; Thị trường Hoa Kỳ

Content

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã xác định xuất khẩu là bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh

tế xã hội Trong những năm qua, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) đã mang lại lợi ích to lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả về văn hóa, xã hội góp phần làm thay đổi diện mạo của nông thôn Việt Nam Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là sự kết tinh của lao động vật chất và tinh thần, nó được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và óc sáng tạo của người thợ thủ công với những giá trị văn hóa dân tộc có trong các sản phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ không còn là hàng hóa đơn thuần mà trở thành sản phẩm văn hóa với tính nghệ thuật cao, một số được coi là biểu tượng của truyền thống văn hóa dân tộc Xuất khẩu hàng TCMN vừa đạt hiệu quả kinh tế cao, vừa tận dụng được các nguồn lực sẵn có, tạo việc làm và thu nhập

ổn định cho một số lượng lao động lớn ở nông thôn và góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa xã hội, bảo tồn các làng nghề truyền thống Trong những năm qua Việt Nam đã đạt được một số kết quả

Trang 2

2

đáng khích lệ trong sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, từng bước tạo dựng được uy tín và thương hiệu trên thị trường quốc tế

Hoa Kỳ là đối tác kinh tế rất quan trọng của Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tham gia Hội nhập kinh tế Đông Á và đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ không ngừng tăng lên trong những năm gần đây trong đó mặt hàng thủ công mỹ nghệ là một trong số những mặt hàng chủ đạo của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ Hoa Kỳ được coi là một thị trường đầy tiềm năng với kim ngạch nhập khẩu hàng năm lớn nhất thế giới, khoảng 13 tỷ USD Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu mặt hàng TCMN hiện nay của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ vẫn cò nhỏ chưa thực sự tương xứng với tiềm năng xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam

Do tính cấp thiết trên, tác giả đã lựa chọn Đề tài Luận văn: "Xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ

nghệ của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ"

2 Tình hình nghiên cứu

Đã có các tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương và Hiệp hội làng nghề Việt Nam nghiên cứu về hoạt động sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ Đáng chú ý, có những nghiên cứu sau:

Đề tài nghiên cứu khoa học Bộ Thương mại, năm 2001: Chính sách xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ

và những biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ Đề tài này đi sâu vào nghiên cứu những

Chính sách ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Hoa Kỳ kể từ sau Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ Đề tài có phân tích về ngành hàng TCMN tuy nhiên chưa đi sâu vào nghiên cứu các chính sách ảnh hưởng và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ Việt Nam sang Hoa Kỳ

Nghiên cứu của Trung tâm hợp tác nghiên cứu Việt Nam và Hiệp hội làng nghề Việt Nam, năm 2005:

" Đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống và việc xây dựng các làng nghề Việt Nam " Đề

tài này nghiên cứu sâu về xây dựng và phát triển các làng nghề và các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ nhưng chưa tìm hiểu và nghiên cứu sâu về thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Hoa Kỳ, mặt khác nghiên cứu này đã cũ không còn phù hợp với tình hình hiện tại

Đề tài nghiên cứu của Cục xúc tiến thương mại và Trung tâm thương mai quốc tế (ITC), năm

2006: "Chiến lược xuất khẩu quốc gia ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam" Nghiên cứu này nhằm mục

đích cung cấp những giải pháp thực tế phục vụ công tác phát triển Ngành thủ công của Việt Nam một nghiên cứu tổng thể về toàn bộ ngành thủ công mỹ nghệ và tập trung vào đánh giá những yếu tố có tầm

Trang 3

3

quan trọng nhất quyết định sự thành bại của tăng trưởng xuất khẩu, đề ra những khuyến nghị nhằm khai thác hiệu quả nhất tiềm năng của Việt Nam, góp phần giải quyết công ăn việc làm và giảm đói nghèo

Ngoài ra còn rất nhiều tác giả, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước với các đề tài và bài

viết nghiên cứu về làng nghề, phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ, thực trạng, các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của một số doanh nghiệp xuất khẩu Chưa có đề tài, bài viết, nghiên cứu nào chuyên sâu về hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn nhằm mục đích làm rõ thực trạng hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua, để đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới Để đạt được mục đích nghiên cứu trên thì luận văn đặt ra những câu hỏi nghiên cứu sau:

- Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế? Những nhân tố nào ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ?

- Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, đặc biệt là xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ hiện nay? Các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp xuất khẩu đã và đang làm gì để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ?

- Nhà nước, các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ

Phạm vi nghiên cứu là hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ từ khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết năm 2001 tới nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Kết hợp giữa phương pháp duy vật biện chứng với các phương pháp tổng hợp thông tin, đánh

giá, dự báo

- Sử dụng số liệu thống kê vĩ mô đã được công bố để đánh giá kết quả của hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ

- Khảo sát thực tiễn tại các làng nghề và một số doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại một số tỉnh thành phố phía Bắc để đánh giá thực trạng, điểm mạnh, điểm yếu và tìm ra nguyên nhân

và giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới

Trang 4

4

6 Những đóng góp mới của luận văn

- Luận văn làm rõ và phân tích vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đối với nền kinh tế quốc dân

- Đánh giá thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân của thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian vừa qua

- Đề xuất giải pháp từ phía Nhà nước và các doanh nghiệp: Khắc phục những điểm yếu, đồng thời khuyến khích, phát huy các điểm mạnh của các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công

mỹ nghệ, nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong những năm tới

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đàu và kết luận, luận văn có kết cấu thành ba chương như sau:

Chương 1: Đặc điểm và vai trò của xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ đối với nền kinh tế quốc dân Chương 2: Thực trạng xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Chương 3: Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ

CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ

ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 1.1 Đặc điểm của xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ

1.1.1 Đặc điểm của hàng thủ công mỹ nghệ

1.1.1.1 Đặc điểm chung

Các đặc điểm chính của hàng thủ công mỹ nghệ:

- Tính đa dạng

- Tính đơn chiếc

- Tính văn hóa

- Tính mỹ thuật

- Tính chất thủ công

1.1.1.2 Đặc điểm riêng của một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ

- Hàng gốm sứ

- Hàng mây tre đan

- Hàng gỗ thủ công mỹ nghệ

- Hàng thêu ren

- Hàng thổ cẩm

- Kim khí mỹ nghệ

Trang 5

5

- Sản phẩm Dệt

1.1.2 Các hình thức xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

1.1.2.1 Phương thức xuất khẩu trực tiếp

1.1.2.2 Phương thức xuất khẩu gián tiếp

1.1.3 Quy trình sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ

Nguyên liệu thô được khai thác từ nguồn trong nước hoặc là được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu  Những nhà thu gom nguyên liệu thu thập nguyên liệu thô từ những nhà sản xuất nguyên liệu, tiến hành phân loại cơ bản xong rồi họ vận chuyển nguyên liệu tới các nhà bán buôn ở các tỉnh  Nhà kinh doanh nguyên liệu đã được xử lý, sơ chế  Các nhà sản xuất (hộ gia đình, cơ sở sản xuất, hợp tác xã)  Nhà thu gom hàng thủ công  Doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh tại các làng nghề  Các công ty xuất khẩu  Nước nhập khẩu

1.2 Vai trò của xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ đối với nền kinh tế quốc dân

1.2.1 Tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân

1.2.2 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả, thúc đẩy sản xuất phát triển

1.2.3 Mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

1.2.4 Mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, duy trì các ngành nghề truyền thống, tăng cường giao lưu văn hoá giữa các dân tộc

1.3 Kinh nghiệm thực tiễn xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Trung Quốc và Thái Lan

Hiện nay, các mặt hàng TCMN của Trung Quốc và Thái Lan đang có lợi thế so sánh hơn mặt hàng TCMN của Việt Nam Các yếu tố như hoạt động tổ chức tiêu thụ đến dịch vụ hỗ trợ của họ đều tốt hơn Việt Nam Mặt hàng TCMN của họ có chất lượng tốt và đồng đều, cơ cấu mặt hàng đa dạng, mẫu

mã phong phú, độc đáo, số lượng và thời gian giao hàng đảm bảo, có điều kiện lao động và môi trường đảm bảo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ và quốc tế Câu hỏi đặt ra là các nước đó có điều kiện tự nhiên để phát triển TCMN tương đồng vởi Việt Nam, tại sao ngành TCMN của họ lại phát triển hơn Đó chính là kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu chúng ta cần học tập

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA VIỆT NAM

SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 2.1 Tình hình xuất khẩu mặt hàng TCMN của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

2.1.1 Thực trạng về kim ngạch xuất khẩu

Năm 2001 là năm bản lề của quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, khi hiệp định thương mại song phương giữa hai nước chính thức có hiệu lực Quan hệ thương mại song phương giữa hai nước đã

Trang 6

6

phát triển mạnh mẽ sau đó Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Hoa Kỳ không ngừng tăng và kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ từ Việt Nam sang Hoa Kỳ cũng tăng đều qua các năm

BẢNG 2.1: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TỪ NĂM 2001 – 2005

Đơn vị: triệu USD

Tổng kim ngạch XK 182,6 211,6 256,3 515,8 568,5

Kim ngạch XK sang Hoa Kỳ 3,2 10,7 28,0 53,2 60,0

(Nguồn: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới - Tổng cục thống kê)

Trang 7

7

BẢNG 2.3 KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG TCMN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2011

Đơn vị: triệu USD

Gỗ & sản phẩm từ gỗ Hàng mây tre cói lá Hàng gốm sứ Hàng thêu Hàng sơn mài Tổng

Năm Việt

Nam xk

sang

Hoa Kỳ

Tổng KNXK của Việt Nam

Tỷ trọn

g thị trườ

ng Hoa

Kỳ (%)

Việt Nam

xk sang Hoa

Kỳ

Tổng KNXK của Việt Nam

Tỷ trọng thị trườ

ng Hoa

Kỳ (%)

Việt Nam

xk sang Hoa

Kỳ

Tổng KNXK của Việt Nam

Tỷ trọng thị trườ

ng Hoa

Kỳ (%)

Việt Nam

xk sang Hoa

Kỳ

Tổng KNXK của Việt Nam

Tỷ trọng thị trườ

ng Hoa

Kỳ (%)

Việt Nam

xk sang Hoa

Kỳ

Tổng KNXK của Việt Nam

Tỷ trọng thị trườ

ng Hoa

Kỳ (%)

Việt Nam xk sang Hoa Kỳ

Tổng KNXK của Việt Nam

Tỷ trọng thị trườ

ng Hoa

Kỳ (%)

2006 745,268

1699,05

7

43,8

6

32,49

3

203,69

2

15,9

5

36,80

2 274,430

13,4

1

29,80

1 98,107

30,3

8 12,864 119,540

10,7

6 857,228

2394,82

6

35,8

0

2007 877,300

2032,39

6

43,1

7

34,46

9

233,51

5

14,7

6

39,54

0 330,816

11,9

5

27,99

1 111,841

25,0

3 13,126 217,842 6,03 992,426

2926,41

0

33,9

1

2008

1070,57

8

2360,62

4

45,3

5

32,33

2

199,58

3

16,2

0

40,63

8 344,323

11,8

0

19,35

3 110,576

17,5

0 16,443 385,477 4,27

1179,34

4

3400,58

3

34,6

8

2009

1100,18

4

2597,64

9

42,3

5

24,46

0

178,71

2

13,6

9

29,32

2 266,912

10,9

9

21,84

5 129,281

16,9

0 21,489

1296,28

6 1,66

1197,30

0

3172,55

4

26,7

9

2010 1392,55

7

3435,57

3

40,5

3

33,82

1

203,10

9

16,6

5

33,03

6

316,933 10,4

2

20,76

9

156,359 13,2

8

20,568 1145,83

2

1,80 1500,75

1

4111,97

4

28,5

4

2011

1435,09

9

3955,25

9

38,2

6

31,78

6

201,21

0

15,8

0

36,27

9 358,625

10,1

2

21,86

1534,92

3

4515,09

4

34,0

0

(Nguồn: Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – Tổng cục thống kê & Trung tâm thương mại quốc tế ITC)

Trang 8

8

Năm 2006 là thời điểm đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của Việt Nam khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO Bên cạnh Nhật Bản và EU thì Hoa Kỳ

đã trở thành một trong những thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chính của Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chính như: gỗ & các sản phẩm gỗ, hàng mây tre lá, gốm sứ, thêu, sơn mài luôn chiếm từ 5 – 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

2.1.2 Thực trạng về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Nhìn vào bảng 2.3 và 2.4 thì Việt Nam đang xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ các nhóm hàng thủ công mỹ nghệ chính bao gồm: Các sản phẩm từ gỗ, các sản phẩm mây tre cói, sản phẩm gốm sứ, sản phẩm thêu và sản phẩm sơn mài Ngoài gỗ và các sản phẩm từ gỗ có kim ngạch xuất khẩu rất lớn và tăng đều qua các năm thì các mặt hàng còn lại từ năm 2006 đến năm 2011 đang có xu hướng không tăng thậm chí giảm tại thị trường Hoa Kỳ mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường khác vẫn tăng đều

2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

2.2.1 Các nhân tố từ thị trường Hoa Kỳ

2.2.1.1 Tổng quan về thị trường nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Hoa Kỳ

- Xu hướng tiêu dùng thị trường Hoa Kỳ

- Yêu cầu tiếp cận thị trường hàng thủ công mỹ nghệ Hoa Kỳ

- Sơ lược về rào cản kỹ thuật:

+ Không sử dụng tiêu chuẩn quốc tế

+ Các quy định khác nhau ở cấp tiểu bang

+ Phụ thuộc quá nhiều vào chứng chỉ bắt buộc

- Các kênh phân phối cho các nhà xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ

- Xu hướng cấu trúc thương mại

2.2.1.2 Các đối thủ cạnh tranh

Hiện nay những nhà xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lớn nhất của Hoa Kỳ, có thị phần xuất khẩu lớn là: Trung Quốc (78%), Philippines (7%), Indonesia (6%), Việt Nam (2%), Mexico (2%), Canada (1%) Như vậy Việt Nam chỉ đứng thứ tư trong số các nước xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ

2.2.1.3 Các nhân tố khác

- Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA) năm 2001

- Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 11/2006 và chính thức trở thành thành viên của tổ chức này từ tháng 1/2007

- Hiệp định thương mại tự do khu vực quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)

2.2.2 Các nhân tố nội tại ngành hàng thủ công mỹ nghệ

Trang 9

9

2.2.2.1 Nguồn nguyên liệu

Một trong những yếu tố đầu tiên tác động đến hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ phải kể đến chính là nguồn nguyên liệu Có thể nói, nguyên liệu chính là một trong những bộ phận mấu chốt cấu thành nên giá trị của sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ

2.2.2.2 Chính sách của Nhà nước liên quan đến xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

Hàng loạt các chính sách, nghị định, quyết định và thông tư ở trên đây thể hiện Nhà nước sẽ khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và thông qua những chính sách bảo vệ lợi ích hợp pháp cho hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng thủ công ở nông thôn, đặc biệt là các hoạt động kinh doanh truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, thu hút nguồn lao động và góp phần tạo công ăn việc làm ở nông thôn, xoá đói giảm nghèo, bảo tồn và thúc đẩy các giá trị văn hoá của dân tộc

2.2.2.3 Các nhân tố khác

Các nhân tố khác bao gồm: Sự phát triển của khoa học công nghệ, văn hóa xã hội, cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

2.2.3 Các nhân tố thuộc nội tại các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu

2.2.3.1 Trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất

2.2.3.2 Trình độ tay nghề công nhân

2.2.3.3 Khả năng tài chính

2.2.3.4 Trình độ marketing

2.2.3.5 Trình độ tổ chức quản lý

2.3 Nhận xét, đánh giá hoạt động sản xuất và xuất khẩu mặt hàng TCMN sang thị trường Hoa

Kỳ

Để thấy rõ thực trạng hoạt động sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ, học viên đã tiến hành thực hiện khảo sát, tìm hiểu thực tế tại một số làng nghề, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội và Thái Bình bao gồm: 28 doanh nghiệp và 20 cơ sở sản xuất Các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp được điều tra sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng: mây tre lá, cói, gỗ mỹ nghệ, gốm sứ, sơn mài Kết quả của cuộc khảo sát được trình bày ở phần Phụ lục phản ánh được một phần thực tế những khó khăn, hạn chế mà các cơ

sở sản xuất và các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa

Kỳ

2.3.1 Những khó khăn

- Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đang vấp phải sự cạnh tranh đến từ các doanh nghiệp Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonexia

- Nhìn chung, tình trạng cạn kiệt nguồn nguyên liệu thô là nguy cơ chung đối với các nhà sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam

Trang 10

10

- Hiện nay chưa có nhiều chính sách hỗ trợ vốn các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất hàng TCMN

- Cơ sở hạ tầng tại các làng nghề yếu kém

- Hệ thống chính sách của nhà nước ban hành chưa đồng bộ; còn chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa một số cơ quan, đặc biệt là cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương

- Thiếu lao động, các nghệ nhân tại các làng nghề

- Thực tế hiện nay chưa có viện thiết kế mẫu riêng cho các sản phẩm TCMN, thiếu khoa, trường lớp đào tạo lao động các nghề TCMN

2.3.2 Những hạn chế

Thứ nhất: Khả năng tiếp cận thị trường Hoa Kỳ của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, thiếu thông tin hỗ trợ thị trường

Thứ hai: Mẫu mã sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam không đa dạng phong phú, kiểu sáng các sản phẩm chậm đổi mới và đây là một trong những điểm yếu lớn nhất của hàng TCMN Việt Nam

Thứ ba: Các sản phẩm hàng TCMN của Việt Nam chưa tạo lên các thương hiệu riêng, nổi tiếng trên thị trường hàng TCMN thế giới nói chung và Hoa Kỳ nói riêng

Thứ tư: Các doanh nghiệp hiện tại đang ít đầu tư cho nghiên cứu đổi mới công nghệ, thị trường nên hàng thủ công mỹ nghệ gặp sự cạnh tranh của những mặt hàng cùng loại được sản xuất bằng công nghệ hiện đại từ các nước trong khu vực

Thứ năm: Chiến lược về giá sản phẩm chưa được hiểu đúng và chưa hợp lý

Thứ sáu: Năng lực, kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh của các chủ hộ, cơ sở sản xuất hàng TCMN, trình độ kiến thức về kế toán, hạch toán giá thành bán sản phẩm và tay nghề của người lao động trong các làng nghề còn hạn chế

CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ SANG

THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 3.1 Triển vọng xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

3.2 Một số giải pháp vĩ mô

3.2.1 Tăng cường xúc tiến thương mại tại thị trường Hoa Kỳ

Cục xúc tiến thương mại cũng cần phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, hiệp hội làng nghề và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, hỗ trợ kinh phí và

tổ chức các doanh nghiệp TCMN tham gia nhiều hơn nữa vào các các trung tâm lớn về giao dịch hàng quà tặng, đồ gia dụng là New York, Los Angeles, Las Vegas, Atlanta, Chicago, Dallas, Miami, Boston, v.v trong đó quan trọng nhất là New York, Los Angeles và gần đây là Las Vegas

3.2.2 Chính sách quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu

Ngày đăng: 06/02/2014, 21:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG 2.1: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TỪ NĂM 2001 – 2005 - Xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của việt nam sang thị trường hoa kỳ
BẢNG 2.1 KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TỪ NĂM 2001 – 2005 (Trang 6)
BẢNG 2.1: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TỪ NĂM 2001 – 2005 - Xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của việt nam sang thị trường hoa kỳ
BẢNG 2.1 KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TỪ NĂM 2001 – 2005 (Trang 6)
BẢNG 2.3 KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG TCMN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2011 - Xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của việt nam sang thị trường hoa kỳ
BẢNG 2.3 KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG TCMN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2011 (Trang 7)
BẢNG 2.3 KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG TCMN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2011 - Xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của việt nam sang thị trường hoa kỳ
BẢNG 2.3 KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG TCMN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2011 (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w