vận hành chính sách tỷ giá của Việt Nam trong những năm gần đây
Mở đầu Tỷ giá là một biến số kinh tế vĩ mô quan trọng có tác động tới nhiều mặt hoạt động của nền kinh tế. Nó ra đời từ hoạt động ngoại thương và quay trỏ lại tác động lên hoạt động xuất nhập khẩu và cán cân thương mại, cán cân thanh tán của mỗi quốc gia. Xây dựng thành công một chính sách điều hành tỷ giá thích hợp là một vấn đề vô cùng khó khăn, phức tạp. Nghiên cứu vấn đề này là một đề tài mang tính cấp thiết trong thời gian gần đây. Trong điều kiện kinh tế thế giới ngày nay, khi mà vấn đề toàn cầu hóa và khu vực hóa trở thành một trong những xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Những tiến bộ nhanh chóng về khoa học kỹ thuật cũng với vai trò ngày càng tăng của các công ty đa quốc gia đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hóa cao độ. Trong bối cảnh đó, việc quản lý nền kinh tế của một nước không thể quyết định một cách biệt lập, và Việt Nam không phải một ngoại lệ. Thực trạng điều hành tỷ giá ở Việt Nam thời gian qua là một nội dung quan trọng. Khái quát sự đổi mới hệ thống tài chính trên lĩnh vực tỷ giá nhằm làm sáng tỏ những ưu nhược điểm để từ đó có những điều chỉnh thích hợp Nội dung: Lý thuyết về chính sách tỷ giá Khái niệm: Chính sách tỷ giá là những định hướng, giải pháp của nhà nước nhằm đảm bảo sự ổn định của tỷ giá và thị trường ngoại hối, một trong những cơ sở để thực hiện chính sách tiền tệ ổn định nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế - xã hội. Tùy từng chế độ tỷ giá mà cơ sở xác định và điều tiết cũng như là các cơ chế điều chỉnh của chính sách tỷ giá là khác nhau. Mục tiêu: Ổn định tỷ giá trong phạm vi một biên độ giao động nhất định nhằm góp phần ổn định thương mại, đầu tư và cán cân thanh toán quốc tế: chủ động với sự di chuyển của các luồng vốn Góp phần vào thực hiện các chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mục tiêu của các chính sách kinh tế vĩ mô khác Đảm bảo sự ổn định dự trữ quốc gia để thực hiện các nghĩa vụ tài chính quốc tế Các công cụ điều tiết: Các công cụ trực tiếp Xác lập các hạn mức, định mức về sử dụng, dự trữ và lưu thông ngoại tệ Can thiệp trực tiếp vào cung cầu ngoại tệ Quy định biên độ giao động Các công cụ gián tiếp Thông qua cung cầu tiền tệ, thay đổi lãi suất Thông qua chính sách thương mại quốc tế Thông qua việc tác động vào sự di chuyển của các luồng vốn Thực trạng vận hành chính sách tỷ giá của Việt Nam Khái quát: Chính sách tỷ giá của Việt Nam đã trải qua 4 giai đoạn • giai đoạn trước năm 1989: chính sách tỷ giá cố định thời kỳ bao cấp • giai đoạn 1989-1992: chính sách tỷ giá thả nổi • giai đoạn 1993-1996: chính sách tỷ giá cố định thời kỳ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa • giai đoạn 1997-nay: chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết của nhà nước. Lần lượt bước qua từng giai đoạn với cách vận hành chính sách tỷ giá riêng nhưng cho đến tận năm 2007 với sự kiện quan trọng – Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức WTO chính sách tỷ giá ở Việt Nam mới có sự đổi mới khá rõ rệt khi có sự tác động của các điều kiện kinh tế, pháp luật quốc tế cũng như sự mở cửa mạnh mẽ đối với các hoạt động ngoại thương. Chúng tôi xin được trình bày cụ thể về thực trạng vận hành chính sách tỷ giá ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2007đến nay cũng như đưa ra một số biện pháp để góp phần hoàn thiện hơn chính sách tỷ giá này. Thực trạng vận hành chính sách tỷ giá từ năm 2007 đến 6 tháng đầu năm 2012 Năm 2007 Bối cảnh áp dụng: Bước sang năm 2007, quá trình hội nhập của chúng ta đã thật sự bắt đầu cùng với sự kiện gia nhập WTO vào ngày 11/1. Đây là sự kiện có ý nghĩa thực sự quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế đất nước. Kể từ đây, theo như những cam kết, Nhà nước sẽ nới lỏng dần sự can thiệp của mình vào nền kinh tế nói chung cũng như vấn đề tỷ giá nói riêng để đảm bảo minh bạch và cạnh trạnh công bằng cho hoạt động kinh tế. Nền kinh tế Mỹ ảm đạm, đồng USD giảm giá so với các đồng tiền chủ chốt trên thế giới làm lượng cung ngoại tệ này tăng mạnh ảnh hưởng đến tỷ giá. Chính sách tỷ giá và thực trạng vận hành Trước năm 2007, chính sách tỷ giá ở Việt Nam vẫn chưa thực sự thoát khỏi chế độ tỷ giá cố định của giai đoạn cũ. Nhà nước vẫn can thiệp mạnh vào việc xác định tỷ giá niêm yết khiến tỷ giá chưa thực sự được thả nổi theo cung cầu của thị trường. Điều này có ảnh hưởng đến quá trình thông thương quốc tế của Việt Nam cũng như việc tham gia vào tổ chức kinh tế lớn như WTO. Năm 2007 dánh dấu sự thay đổi lớn trong cách vận hành chính sách tỷ giá ở Việt Nam qua việc Ngân hàng Nhà nước đã giảm dần sự can thiệp và tuân theo một cơ chế truyền động có chủ đích đối với tỷ giá. Cụ thể như: - Nhà nước cũng chính thức xóa bỏ rào cản trên tỷ giá kỳ hạn, các NHTM tự xác định dựa trên các chênh lệch lãi suất trong nước và quốc tế nhờ đó phản ánh được cung cầu trên thị trường. Kéo theo đó, tỷ giá giao ngay cũng được xác định tương tự - Nhà nước khống chế USD/VND nhưng thả nổi tỷ giá các ngoại tệ khác và không kiểm tra chứng từ giao dịch mua bán ngoại tệ sử dụng VND nên thị trường có thể phá trần USD/VND một cách hợp pháp. Song động thái này cũng không có tác động nhiều do cơ cấu ngoại tệ khác trên thị trường chỉ chiếm 20%, USD chiếm tới 80%. Đánh giá sự hiệu quả củaviệc vận hành chính sách tỷ giá - Những động thái nới lỏng lên điều chỉnh tỷ giá của NHNN cũng chính là một thong điệp ngầm đối với các doanh nghiệp, sẽ không còn chuyện bảo hộ tỷ giá nữa, các doanh nghiệp phải tính đến các biến động tỷ giá trong các kế hoạch kinh doanh và tài chính. - Tuy nhiên việc nhà nước vẫn khống chế tỷ giá USD/VND ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của quy luật cung cầu trên thị trường tiền tệ bởi USD chiếm tới 80% trong cơ cấu ngoại tệ. Và động thái này của nhà nước đặt ra một dấu hỏi lớn rằng: Việt Nam đã thực sự đã áp dụng chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết hay chưa? Năm 2008 Bối cảnh áp dụng Trong năm 2008, kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu sụt giảm đáng kể do tác động lan truyền của khủng hoảng cho vay bất động sản dưới chuẩn của Mỹ. Các nền kinh tế phát triển đều rơi vào suy thoái. Tỷ giá có những biến động mạnh, do lạm phát tăng cao trong nửa đầu năm (lạm phát năm 2008 là khoảng 22%) và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, sản xuất và xuất khẩu nói chung giảm sút, ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế việt nam, cùng với sự suy thoái của nền kinh tế, luồng đầu tư gián tiếp từ giữa năm này đã bắt đầu đảo chiều. Trong những tháng đầu năm 2008, tỷ lệ lạm phát gia tăng nhanh trong khi thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán bắt đầu suy yếu. Trong 6 tháng đầu năm, do biến động giá trên thị trường thế giới, nhập siêu của Việt Nam đã tăng mạnh. Tính tới cuối tháng 6, nhập siêu đã lên tới 14,8 tỷ USD, đe dọa sự bền vững của cán cân thanh toán và gây áp lực lên tỷ giá USD/VND. Trong năm 2008, luồng vốn đầu tư gián tiếp đã liên tục biến động, khiến cho cung cầu ngoại tệ mất cân đối. Luồng vốn này gia tăng đáng kể trong ba tháng đầu năm, gây áp lực tăng giá VND, sau đó có dấu hiệu đảo chiều làm tăng cầu ngoại tệ khi tình hình kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, kinh tế trong nước đối mặt với lạm phát, nhập siêu tăng cao. Đầu năm tỷ giá dao động quanh mức 16000-16200 VND/USD, giữa tháng 3 là giảm xuống 15.700 VND/USD. Tuy nhiên sau đó, tỷ giá tăng nhanh tạo nên cơn sốt USD trên cả thị trường liên ngân hàng lẫn thị trường tự do. Tỷ giá tăng dần đều, vào trung tuần giữa tháng 6, bùng nổ đột biến lên 19.400 VND/USD, trên thị trường chợ đen lên tới 19.800 VND/USD. Chính sách tỷ giá và thực trạng vận hành Công cụ trực tiếp: NHNN đã can thiệp thị trường ngoại hối với mức tỷ giá mua vào và bán ra. Cuối tháng 6, NHNN ra quyết định mở rộng biên độ tỷ giá giao dịch USD/VND từ mức ±1% lên mức ±2% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố, đầu tháng 11 tăng lên ±3%. Mục đích để tỷ giá sát hơn với thị trường. Chỉ tăng cường bán ngoại tệ cho các NHTM để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế, đáp ứng tối đa các nhu cầu thiết yếu như nhập khẩu xăng dầu, thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thiết bị y tế, đồng thời hỗ trợ ngoại tệ cho các ngân hàng có phục vụ nhu cầu trả nợ vay hoặc thanh toán L/C đến hạn, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của cá nhân và hỗ trợ trạng thái cho các NHTM. Kết hợp với đó là các biện pháp hành chính là yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ và chấn chỉnh hoạt động của các đại lý, bán đổi ngoại tệ bảo đảm thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối. Cấm mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do không đăng ký với các NHTM, cấm không mua bán USD thông qua ngoại tệ khác để lách biên độ, cấm nhập khẩu vàng và cho phép xuất khẩu vàng. Công cụ gián tiếp: ngày 30/1/2008, nâng lãi suất cơ bản từ 8.25% lên 8.75%, lãi suất chiết khấu từ 4.5% lên 6%,…Do giá USD vẫn sụt giá trên thế giới, lãi suất cao ở VND, làm cho một lượng ngoại tệ lớn đổi ra VND gửi tiết kiệm hoặc mua trái phiếu chính phủ hưởng chênh lệch lãi suất, các NHTM lại phải cầu cứu NHNN mua bớt ngoại tệ, đồng thời chạy đua lãi suất gay gắt của NHTM thu hút lượng VND. Lần đầu tiên trong lịch sử NHNN công bố dự trữ ngoại hối quốc gia là 20.7 tỷ USD, khi có thông tin về sự khan hiếm USD, ổn định tâm lý thi trường. Đây cũng có thể coi là công cụ hữu hiệu với tình hình bấy giờ. Có vẻ như chúng ta đã minh bạch hơn trong vấn đề kinh tế. Đánh giá hiệu quả của chính sách tỷ giá: Nhìn chung trong năm 2008, chính sách tỷ giá là khá hợp lý, theo từng biến động của tỷ giá, nhanh chóng giữ ổn định của tỷ giá, nhiều chuyên gia lo sợ việt nam sẽ phá giá nội tệ và lặp lại khủng hoảng kinh tế ở Thái Lan, nhưng Việt Nam kết thúc năm 2008 đã kiểm soát được tỷ giá không ở mức quá cao, tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng áp dụng cho ngày 25/12/2008 lên mức 16.989VND/USD. Mặt bằng tỷ giá mới sẽ góp phần hỗ trợ xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu và đảm bảo sự bền vững của cán cân thanh toán quốc tế, đồng thời hạn chế tâm lý kỳ vọng tỷ giá sẽ tăng cao, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động xây dựng phương án sản xuất kinh doanh ổn định. Chúng ta có thể thấy dường như NHNN đã can thiệp khá lớn vào tình hình tỷ giá, chúng ta có thể đặt câu hỏi rằng ổn định tỷ giá như vậy phải chăng là chúng ta đang thi hành chính sách tỷ giá cố định chứ không phải thả nổi có điều tiết bởi sự can thiệp sâu của nhà nước, nhất là trong giai đoạn đang hòa vào nền kinh tế thế giới thì mọi biến động cũng sẽ bị ảnh hưởng của thế giới nhưng chúng ta đã giữ tỷ giá ổn định để giữ ổn định và tăng trưởng kinh tế. Tuy thế, chúng ta cũng cần nhận thấy được những rủi ro trước mắt có thể xảy ra để điều chỉnh chính sách tỷ giá cho phù hợp: Thứ nhất, việc vay ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa, gây nên gánh nặng tỷ giá lên các khoản nợ tăng lên, rủi ro không trả được nợ. Thứ 2, về tâm lý, có thể tỷ giá vnd/usd tiếp tục tăng khi dân chúng và nhà đầu tư nước ngoài mất niềm tin, nhu cầu vàng và đô la sẽ tăng lên bất chấp mọi giá nhằm bảo quản được tài sản. Thứ 3, vấn đề lạm phát làm nhập khẩu tăng lên, giá cả nhập khẩu tăng lên, nguy cơ nhập khẩu lạm phát nước ngoài vào. Năm 2009 Bối cảnh áp dụng: Xu hướng chung là sự mất giá danh nghĩa của VND so với USD. Nguyên nhân là sự thâm hụt của cán cân thanh toán, cán cân thương mại liên tục âm, xuất khẩu khó khăn, kiều hối FDI, FPI giảm mạnh do bối cảnh suy thoái, điều này làm giảm cung ngoại tệ trên thị trường. Công cụ tỷ giá trở nên hiệu quả khi muốn kích thích xuất khẩu, thực hiện chính sách đồng nội tệ yếu, đẩy tỷ giá lên cao. Không những Việt Nam mà một số nước trong khu vực cũng có xu hướng mất giá so với USD (rupee mất 18%, peso của philipinnes mất giá 13%), việc tăng tỷ giá giúp Việt Nam duy trì sức cạnh tranh với những nước này. Đến cuối năm 2009, tỷ giá chính thức VND/USD tăng 5.6% so với cuối năm 2008. Trong khi năm 2008, tỷ giá niêm yết tại các NHTM biến động liên tục, đầu năm có những giai đoạn thấp hơn tỷ giá chính thức, thì năm 2009 lại là năm tỷ giá NHTM luôn ở mức trần của biên độ giao động mà NHNN công bố. Áp lực về cung cầu, về tâm lý khiến tỷ giá thị trường ngày càng rời xa tỷ giá chính thức. Chính sách tỷ giá và thực trạng vận hành: Đầu năm, NHNN đã thực hiện một công cụ trực tiếp đó là mở rộng biên độ giao động của tỷ giá từ 3% lên mức +/-5 - biên độ lớn nhất từ năm 1999 trở lại đây. Quyết định nhằm mục đích cho tỷ giá biến động hai chiều linh hoạt hơn, bám sát cung cầu ngoại tệ trên thị trường; đồng thời tạo điều kiện cho các ngân hàng và doanh nghiệp chủ động lập phương án sản xuất kinh doanh trong năm 2009. Tuy nhiên NHTM vẫn giao dịch ở mức giá trần. Nhưng đến cuối năm, ngày 26/11/2009, NHNN chính thức phá giá VND 5,4%, tỷ lệ phá giá cao nhất từ năm 1998, để chống đầu cơ tiền tệ, đồng thời thu hẹp biên độ giao động xuống còn +/-3%. Hợp lý nhưng quá muộn màng khi mà tỷ giá trên thị trường tự do cuối năm 2009 vẫn ở mức cao 19.400 đồng cho 1 đô la.ngoài ra biện pháp hành chính tỏ ra không hiệu quả như yêu cầu cơ quan nhà nước bán ngoại tệ cho chính phủ. Không những vậy để giữ tỷ giá ổn định NHNN đã phải bán ra một lượng lớn USD làm lượng dự trữ ngoại hối giảm. Tháng 11, cùng với việc phá giá nội tệ, NHNN đã sử dụng công cụ gián tiếp tác động lên tỷ giá đó là quyết định tăng lãi suất cơ bản 7% lên 8%. Sự điều chỉnh này làm tỷ giá thị trường chính thức kéo gần hơn với thị trường tự do, giảm các giao dịch ngoài luồng, giảm bớt tình trạng đola hóa, giảm áp lực lên giá nhập khẩu, đưa tỷ giá về sát hơn với tỷ giá chung của thế giới. Nhập xiêu kéo dài và càng tăng trong năm 2009( giá trị nhập khẩu 3 tháng cuối năm chiếm 30% giá trị nhập khẩu năm 2009). Giá trị xuất khẩu giảm 10% so với 2008. Chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế lớn khiến nhu cầu về đô la tăng mạnh phục vụ cho nhập khẩu vàng. Dân chúng càng đẩy mạnh việc mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do, giá đô la trên thị trường chợ đen tăng mạnh. Tâm lý hoang mang về việc mất giá của đồng VND làm tăng cầu giảm cung USD, đẩy tỷ giá ngày càng cao. Đánh giá hiệu quả của chính sách tỷ giá: Như vậy chính sách năm 2009 đã đảm bảo được ổn định của thị trường ngoại hối, tuy nhiên gặp mâu thuẫn trước đó NHNN tuyên bố không phá giá tiền tệ. Sự không minh bạch về dự trữ,… NHNN đã phải bán ngoại tệ để giữ tỷ giá, gây nên tâm lý hoang mang, tình trạng đầu cơ ngoại tệ. Hạ giá đồng nội tệ làm chi phí vay vốn nước ngoài tăng cao, tổng thể nợ nước ngoài cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên cũng rất may rằng tình hình đã không nghiêm trọng hơn nhờ tăng cung ngoại tệ từ kiều hối 6 tỷ USD, FDI giải ngân ước tính là 10 ty USD, dòng chảy vốn có xu hướng trở lại Việt Nam vào cuối năm. Năm 2010 Bối cảnh áp dụng: Năm 2010, vẫn tiếp đà diễn biến của năm 2009. Nguồn cung nội tệ tăng nhờ FDI thực hiện tháng 1 tăng 33.3%, vốn đầu tư gián tiếp FDI tăng mạnh, kiều hối tăng trở lại. cung ngoại tệ tăng trở lại. áp lực thâm hụt cán cân thanh toán tiếp tục gây sức ép lên thị trường ngoại hối và tỷ giá. Khoảng cách của tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do càng cao Chính sách tỷ giá và thực trạng vận hành: Công cụ trực tiếp: Nâng tỷ giá, phá giá nội tệ. các đợt tăng tỷ giá : ngày 11/2, từ mức 17.941 lên 18.544, tăng 3%. nhằm khuyến khích các tập đoàn, tổng công ty lớn của nhà nước bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng, cải thiện trạng thái ngoại tệ vốn đang căng thẳng.Tiếp tục giữ ổn định, sau thời gian cố gắng giữ ổn định khá lâu. Sang quý 3, ngày 18/8 tăng từ 18.544 lên 18.932, tăng 2.1%. sau 2 lần,. USD đã tăng 5.46% so với VND, trong khi ngưỡng an toàn là 6% là mức chênh lệch lãi suất USD và VND. Mặc dù vậy tỷ giá này khó có thể cạnh tranh với hàng Trung Quốc khi mà VND được định giá cao hơn 15% so với USD, trong khi đồng CNY đang được định giấ thấp hơn 30% so với USD. Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc với ngoại tệ từ 7% xuống 4% với kỳ hạn dưới 12 tháng, từ 3% xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng đã làm tăng nguồn vốn khoảng 500 triệu USD cho các NHTM để cho vay trên thị trường (Quyết định số 74/QĐ-NHNN). Công cụ gián tiếp: NHNN tiếp tục ban hành Thông tư số 03/2010/TT-NHNN, quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng là 1%/năm. Sự dư thừa ngoại tệ khiến lãi suất vay vốn bằng VND và USD có sự chênh lệch rất lớn. Mở rộng đối tượng cho vay ngoại tệ, đặc biệt là các đối tượng xuất khẩu. Danh sách chính thức các đối tượng doanh nghiệp được vay ngoại tệ không nhiều. Trong khi lãi suất vay VND ở mức 15% - 17%/năm, thì lãi suất vay USD chỉ khoảng 6% - 9%/năm. Chênh lệch này khiến nhiều doanh nghiệp chọn vay USD rồi bán lại lấy vốn VND Đánh giá hiệu quả của chính sách tỷ giá: Sự kết hợp các công cụ trực tiếp và gián tiếp trong chính sách tỷ giá của NHNN đã giải quyết được vấn đề dư thừa tạm thời ngoại tệ trong những tháng cuối năm 2009, đầu 2010, nhưng đã dẫn đến hàng loạt hệ lụy sau này. Cuối tháng 11, tỷ giá tăng vọt lên mức 21.380 - 21.450 đồng/USD, trên thị trường tự do tỷ giá vượt qua mức 21.500 đồng/USD. Chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chợ đen so với tỷ giá chính thức đến 10%. Đây là mức chênh lệch cao nhất trong lịch sử tài chính Việt Nam từ năm 1990. Tỷ giá tăng không chỉ do độ trễ của chính sách mà còn do tác động không nhỏ của giá vàng và lãi suất VND, và CPI (bắt đầu tăng tốc từ tháng 9/2010). Ngày 9/11, giá vàng (ăn theo giá vàng thế giới và chịu tác động tâm lý mạnh của người dân) cũng đã đạt “đỉnh” 38 triệu đồng/lượng. Lãi suất VND thì rập rình trở lại ngưỡng 20%/năm của năm 2008. NHNN buộc phải chấm dứt giao dịch vàng trên các tài khoản của NHTM và các tổ chức tín dụng ở nước ngoài. Đóng cửa các sàn giao dịch vàng. Hạn chế việc nhập khẩu vàng , tránh việc cần ngoại tệ lớn trong quá trình nhập khẩu. Tình trạng đô la hóa trong tâm lý người dân ngày càng trầm trọng Năm 2011 Bối cảnh áp dụng: Căng thẳng từ năm 2010, lạm phát cao ở tháng 9, tăng trưởng tín dụng ngoại tệ tăng, giá vàng thế giới tăng cao tác động bất lợi ở nhiều mặt; cầu ngoại tệ lớn cho nhập khẩu và mối quan ngại nhập siêu cao; lãi suất huy động USD nhảy vọt và hoạt động đầu cơ ngoại tệ trở nên nổi bật. Tháng 10-2010, thị trường ngoại hối bắt đầu đón một cơn sốt thực sự của tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do và kéo dài cho đến hết năm. Lần đầu tiên trong lịch sử chênh lệch giữa giá USD trên thị trường tự do với giá USD niêm yết của các ngân hàng thương mại có thời điểm lên tới gần 10%! Phía sau những căng thẳng đó là sự chảy máu của dự trữ ngoại hối với yêu cầu bình ổn thị trường nảy sinh những tin đồn, hay đúng hơn là sự chờ đợi một lần điều chỉnh tỷ giá nối tiếp của Ngân hàng Nhà nước. Chính sách tỷ giá và thực trạng vận hành: Công cụ trực tiếp: ngày 11-2-2011: lần đầu tiên trong lịch sử Ngân hàng Nhà nước có quyết định tăng tỷ giá mạnh đến như vậy, với 9,3% đi cùng với việc siết biên độ từ +/-3% xuống còn +/-1%. Công cụ gián tiếp: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng tiếp tục tăng thêm 1%. Lãi suất huy động vốn tối đa bằng USD của tổ chức bị rút xuống còn 0,5%/năm, của các cá nhân xuống còn 2%/năm. Đây là công cụ khá đặc biệt khi mà tình hình ngoại tệ khan hiếm trên thị trường, việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm cho chi phí sử dụng vốn tăng, NHTM sẽ hạ lãi suất huy động, kết quả là việc nắm giữ ngoại tệ kém hấp dẫn, khuyến khích bán ngoại tệ lấy nội tệ ngoài ra việc giảm lãi suất cũng có tác dụng làm giảm tình trạng đầu cơ ngoại tệ, gây áp lực lên tỷ giá . vận hành chính sách tỷ giá của Việt Nam Khái quát: Chính sách tỷ giá của Việt Nam đã trải qua 4 giai đoạn • giai đoạn trước năm 1989: chính sách tỷ giá cố. hưởng đến tỷ giá. Chính sách tỷ giá và thực trạng vận hành Trước năm 2007, chính sách tỷ giá ở Việt Nam vẫn chưa thực sự thoát khỏi chế độ tỷ giá cố định