Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng. Thương mại, đầu tư và các quan hệ tài chính quốc tế...đòi hỏi các quốc gia phải thanh toán với nhau. Thanh toán giữa các quốc gia dẫn đến việc mua bán các đồng tiền khác nhau, đồng tiền này lấy đồng tiền kia. Hai đồng tiền được mua bán với nhau theo một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ này gọi là tỷ giá. Vậy chúng ta có thể định nghĩa : “Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác”.
Chương 1 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1.1 Khái niệm về tỷ giá hối đoái 1.1.1 Khái niệm Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng. Thương mại, đầu tư và các quan hệ tài chính quốc tế .đòi hỏi các quốc gia phải thanh toán với nhau. Thanh toán giữa các quốc gia dẫn đến việc mua bán các đồng tiền khác nhau, đồng tiền này lấy đồng tiền kia. Hai đồng tiền được mua bán với nhau theo một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ này gọi là tỷ giá. Vậy chúng ta có thể định nghĩa : “Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác”. Ví dụ: 1USD = 19.000VND. Tức là giá của USD được biểu thị thông qua VND và 1 USD có giá là 19.000 VND. 1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá 1.1.2.1 Sức mua của mỗi đồng tiền trong một cặp tiền tệ Do tỷ giá được xác định dựa trên quan hệ cung cầu về ngoại hối và nguyên tắc một giá nên khi sức mua của đồng nội tệ tăng lên sẽ làm tỷ giá giảm xuống và ngược lại 1.1.2.2 Cán cân thanh toán quốc tế Đây là yếu tố cực kì quan trọng trong những yếu tố kinh tế tác động đến tỷ giá. Đánh giá chung có tính chất truyền thống đối với sự biến động của TGHĐ, các nhà kinh tế đều cho rằng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và dịch vụ quốc gia là những nhân tố cơ bản đứng sau lưng tăng giá TGHĐ.Tình trạng của cán cân thanh toán tác động đến cung cầu về ngoại hối do vậy, tác động trực tiếp đến TGHĐ. 1.1.2.3 Yếu tố tâm lý Dựa vào sự phán đoán từ các sự kiện kinh tế, chính trị của một nước và tình hình thế giới, cả chính trị và kin tế có liên quan các nhà kinh doanh ngoại hối bao gồm các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp và kể cả người đầu cơ tùy theo sự phán đoán đó mà hành động. Yếu tố tâm lý ảnh hưởng một cách hết sức nhạy cảm đối với thị trường tài chính, trong đó có thị trường hối đoái. Tuy nhiên những biến động này bao giờ 1.1.2.4 Lãi suất,lượng cung ứng tiền Trong cơ chế thị trường, lãi suất và tỷ giá là 2 công cụ quan trọng nhất trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Chính sách lãi suất và chính sách tỷ giá luôn luôn gắn bó với nhau và hỗ trợ nhau. Việc đề ra một chính sách lãi suất hợp lý cùng với việc điều hành lượng cung ứng tiền phù hợp với nhu cầu của lưu thong tiền tệ, phù hợp với tốc độ tang trưởng của nền kinh tế đó và chỉ số lạm phát sẽ góp phần ổn định sức mua của đồng tiền, là yếu tố ổn định tỷ giá. 1.1.2.5 Các chính sách vĩ mô Khi Nhà nước có những thay đổi về chính sách kinh tế, xã hội lập tức sẽ tác động đến các chỉ số kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số tiêu dung, chỉ số thất nghiệp, bội chi ngân sách…điều này cũng gián tiếp ảnh hưởng đến tỷ giá. 1.1.3 Vai trò của tỷ giá trong nền kinh tế Tỷ giá là một phạm trù quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của mỗi nước, là công cụ để đo lường giá trị giữa các ngoại tệ, và do vậy có tác động như một công cụ cạnh tranh trong thương mại giữa các nước, ảnh hưởng mạnh mẽ tới giá cả, tới mọi hoạt động kinh tế - xã hội của nước đó và các nước có liên quan. Nền kinh tế càng “hướng ngoại” bao nhiêu thì quy mô và vị trí nền kinh tế đó càng mở rộng và tăng trưởng trong phân công lao động quốc tế bấy nhiêu, vị trí của đồng tiền nước đó trong thương mại quốc tế càng lớn bấy nhiêu.Như vậy tỷ giá có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Ta có thể thấy một số vai trò sau” 1.1.3.1 Tỷ giá có tác động to lớn đến quan hệ thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu hang hóa, dịch vụ với các nước khác Nếu tỷ giá trong nước đó tăng tức là đồng nội tệ mất giá so với tiền nước ngoài, ngoại tệ sẽ chuyển đổi được nhiều nội tệ hơn trước. Lúc đó hang hóa mang ra nước ngoài sẽ thu được nhiều lợp nhuận hơn so với bán hang hóa đó ở trong nước. Như vậy sẽ khuyến khích xuất khẩu hang hóa, hạn chế nhập khẩu vì hang nhập khẩu sẽ phải bán đắt hơn mới vù đủ chi phí và phải cạnh tranh với hang trong nước. Ngược lại, nếu tỷ giá trong nước đó có xu thế giảm, tức là đồng nội tệ lến giá so với tiền nước ngoài, sẽ khuyến khích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu. 1.1.3.2 Tỷ gá tác động tới lạm phát Khi đồng nội tệ bị giảm giá so với ngoại tệ, tức là tỷ giá tăng, hàng nhập khẩu sẽ đắt hơn, toàn bộ hàng hóa, tư liệu sản xuất vật tư nhập khẩu chuyển đổi sang nội tệ sẽ bị đội giá làm cho giá thành sản phẩm tăng, đẩy mặt bằng giá cả trong nước lên gây sức ép với lạm phát.Ngược lại, khi tỷ giá giảm, nội tệ có xu hướng lên giá so vơi các ngoại tệ, hàng nhập khẩu vào nước đó sẽ rẻ hơn trước, kéo mặt bằng giá cả xuống làm tình hình lạm phát trong nước được cải thiện, tỷ lệ lạm phát giảm dần. 1.2 Chính sách tỷ giá hối đoái Tỷ giá như phân tích trên có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế . Do vậy, chính sách hối đoái của bất kỳ một quốc gia nào cũng đều được coi như một trong những bộ phận cấu thành quan trọng của chính sách tiền tệ quốc gia .Duy trì , giữ vững sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô là yêu cầu cấp thiết để tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng đầu và tập trung của các chính sách kinh tế của Chính phủ, trong đó có chính sách tỷ giá. Một quốc gia tuỳtheo điều kiện hoàn cảnh và thời điểm sẽ xác định cho mình một chính sách tỷ giá thích hợp. Trên thế giới hiện nay các nước theo đuổi các cách điều hành tỷ giá khác nhau song rút lại đều đi theo các xu hướng hoặc là chế độ tỷ giá cố định hoặc là chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn hoặc thả nổi có kiểm soát. Hệ thống tỷ giá thả nổi hoàn toàn : Do cung cầu trên thị trường ngoại hối quyết định tỷ giá .Không có sự can thiệp của chính phủ . Hệ thống tỷ giá cố định: đó là tỷ giá do ngân hàng trung ương ấn định ở một mức nào đấy . Tỷ giá có cố định thể cao hơn hay thấp hơn tỷ giá cân bằng trên thị trường ngoại hối Để giữ được tỷ giá ở mức cố định ngân hàng trung ương phải mua bán ngoai tệ trênthị trường ngoại hối .Và như vậy , cung tiền tuột khỏi tay sự kiểm soát của ngân hàng trung ương .Ngân hàng trung ương chỉ có thể đạt được một trong hai mục tiêu :hoặc giữ cho tỷ giá cố định hoặc là kiểm soát được mức cung tiền chứ không thể đồng thời thực hiện được hai mục tiêu đó . Hệ thống tỷ giá thả nổi có kiểm soát : Nằm giữa hai thái cực trên.Quan điểm của các nhà kinh tế trường phái chính hiện đại coi trọng cả vai trò kinh tế của Chính phủ và quy luật “bàn tay vô hình”. Tỷ giá được hình thành trên cơ sở thị trường theoquy luật cung cầu , cơ quan điều hành chính sách tiền tệ chỉ tác động lên tỷ giá bằng các công cụ mang tính thị trường tác động lên thị trường ngoại hối Nhưng vấn đề dặt ra là cần phải xác định chế độ tỷ giá hối đoái nào: cố định, thả nổi hoàn toàn hay thả nổi có kiểm soát. Một cuộc tranh luận về những chế độ tỷ giá hối đoái đã nổ ra .Thế giới đã chuyển từ chế độ tỷ giá cố định , đươc thực hiện từ sau Chiến tranh thế giới II đến đầu năm 1973 , sang chế độ tỷ giá thả nổi , linh hoạt thay đổi hàng ngày .Nhưng vào cuối những năm 80 chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn bộc lộ tác động tiêu cực đến các nền kinh tế và người ta bắt đầu nghĩ đến một chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết ,nhằm hạn chế những tác động của chế độ tỷ giá linh hoạt .Hiện nay,các chính phủ đều muốn can thiệp để hạn chế những biến động mạnh mẽ lên xuống của tỷ giá ,một mặt là cần thiết để cân bằng cung cầu trong thời gian ngắn, nhưng mặt khác lại gây ra những biến động không mong muốncho giá cả và đầu ra ở trong nước. 1.3 Quan điểm vấn đề về tự do hoá tỷ giá 1.3.1 Khái niệm tự do hoá tỷ giá Tự do hoá tài chính là một vấn đề mang tính toàn cầu. Trong thế giới hiện đại không nước nào có thể đứng bên lề của trào lưu quốc tế hoá . Nếu muốn mưu cầu một sự phát triển các nước phải chuẩn bị thật vững chắc những tiền đề cho việc hội nhập. Tự do hoá thương mại và tự do hoá tài chính yêu cầu các quốc gia dần phải từ bỏ cách kiểm soát quá chặt chẽ tỷ giá và tài khoản vốn , nhanh chóng đưa đồng bản tệ có khả năng chuyển đổi. Khi một quốc gia để cho tỷ giá được tự do xác định trên thị trường và chính phủ từ bỏ viẹc can thiệp của mình ta nói nước đó đang theo đuổi chính sách tỷ giá tự do. Và vì vậy tự do hoá tỷ giá là một quá trình tiến tới cho phép tỷ giá được tự xác định trên thị trường 1.3.2 Ưu nhược điểm của tự do hoá tỷ giá Từ khái niệm trên về tỷ giá tự do hoá ta thấy đây là chế độ dần dần thả nổi tỷ giá để mặc các lực lượng cung cầu thị trường quyết định các chính sách can thiệp hành chính của nhà nước được từng bước triệt thoái. Trong quá trình thực hiện tiến trình tự do hoá mỗi quốc gia có lộ trình riêng cho mình phù hợp với hoàn cảnh riêng và xu hướng thế giới và chính sách của các cường quốc tài chính . Song tiến trình này vẫn có những đặcđiểm chung và mục tiêu đồng nhất. Ban đầu các ngân hàng trung ương thực hiện sự linh hoạt tỷ giá bằng cách nới rộng các biên độ dao độngcủa tỷ giá. Ngân hàng Trung ương cố gắng hạn chế sự can thiệp của mình chỉ hành động khi có những xu hướng bất lợi hoặc vượt quá một giỡi hạn cho phép đối với nền kinh tế.Tiếp dần đó các ngân hàng sẽ sử dụng các công cụ gián tiếp mang tính thị trường để hướng dẫn tỷ giá thị trường. Tỷ giá tự do mang lại nhiều lợi thế. Nó cho phép các quốc gia không còn phả khư khư ngồi giữ cho mức tỷ giá ổn định mà họ dồn sức cho các mục tiêu khác cần kíp hơn, lúc này tỷ giá đóng vai trò là một công cụ để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô chứ không còn phải là mục tiêu nữa. Chính sách tỷ giá tự do tránh cho các quốc gia những tổn thương dễ gặp phải khi cố định tỷ giá , đó là những đe doạ trước những biến động tỷ giá giữa các đồng tiền mạnh.Chính sách tỷ giá tự do cải thiện cán cân thanh toán của mỗi quốc gia.Tuy nhiên tỷ giá tự do cũng tiềm ẩn trong nó những bất ổn nhất là đối với những nền kinh tế đang phát triển 1.3.3 Kinh nghiệm thế giới trong việc tự do hoá tỷ giá Dù tỷ giá tự do còn nhiều tác động mặt trái đối với các nền kinh tế song nó vẫn là mục tiêu theo đuổi của các quốc gia. Trên thế giới có nhiều quốc gia tiến hành thành công tỷ giá tự do song nhiều nước lại phải quay trở lại với con đường kiểm soát tỷ giá . Học tập các nước đi trước là điều cần chú trọng khi một đất nước muốn tiến hành thành công tiến trình tự do hoá tỷ giá . Đúc kết từ các bài học của các nước đi trước, kinh nghiệm và lý thuyết chỉ ra rằng muốn tự do tỷ giá thành công thì phải có những tiến trình hoạch định sau: - Quá trình tự do tỷ giá cần tiến hành tuần tự theo hai giai đoạn Bước 1: Dần nới lỏng các biện pháp quản lý hành chính thiết kế và dần chuyển sang sử dụng các công cụ gián tiếp mang tính thị trường Bước 2: Để tỷ giá tự do xác định trên thị trường ngoại hối - Trong giai đoạn đầu dự trữ ngoại hối còn thấp các nước cần quản lý chặt ngoại hối, xây dựng quỹ ngoại tệ để đảm bảo can thiệp khi cần thiết ,cần tích luỹ một lượng dự trữ ngoại tệ đủ lớn để ổn định giá trị nội tệ . - Nền kinh tế vĩ mô ổn định và tăng trưởng là điều kiện tiên quyết.Cần có một thị trường ngoại hối và thị trường nội tệ tương đối phát triển, với các công cụ tương đối phong phú và đa dạng . Chương 2 QUÁ TRÌNH ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VIỆT NAM 2.1 Hoàn cảnh chung Việt Nam bắt đầu chủ trương hội nhập kinh tế từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), chủ trương này càng được đẩy mạnh. Hội nhập kinh tế của Việt Nam diễn ra càng ngày càng nhanh và càng sâu. Từ chỗ chỉ hợp tác thương mại thông thường đã tiến tới hợp tác kinh tế toàn diện, từ chỗ hợp tác song phương đã tiến tới hợp tác kinh tế đa phương. Cho đến giữa năm 2007, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế với 224 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã ký hơn 350 hiệp định hợp tác phát triển song phương, 87 hiệp định thương mại, 51 hiệp định thúc đẩy và bảo hộ đầu tư, 40 hiệp định tránh đánh thuế hai lần, 81 thoả thuận về đối xử tối huệ quốc.Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 60 trong các nền kinh tế thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2009 và đứng thứ 133 xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người. Đây là nền kinh tế hỗn hợp, phụ thuộc cao vào xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng ở Việt Nam một hệ thống kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, ASEAN. Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do đa phương với các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Quan hệ kinh tế đối ngoại dần trở nên sôi động đòi hỏi phải có chính sách tỷ giá phù hợp. Trong những năm đầu tiên sau đổi mới chúng ta gặp rất nhiều khó khăn về dự trữ ngoại hối và thanh toán quốc tế . Song với cách điều hành chính sách tỷ giá đúng đắn là thả nổi có kiểm soát ,nhanh chóng khắc phục thiếu sót và với sự trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế đã giúp ta nhanh chóng làm chủ công cụ tỷ giá. 2.2 Thực trạng điều hành tỷ giá Ngày 7/11/2006, Việt Nam đã được kết nạp vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đối với nước ta, sự kiện này có một ý nghĩa đặc biệt. Đây là kết quả của quá trình đổi mới nhằm mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế. Gia nhập WTO với những cơ hội và thách thức mới cho Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế. Trước những cơ hội và thách thức đó, lựa chọn những bước đi đúng đắn và phù hợp trong cơ chế điều hành tỷ giá là điều trăn trở của các nhà hoạch định chính sách 2.2.1 Điều hành tỷ giá năm 2007 Vào ngày đầu tiên của năm 2007, NHNN Việt nam đã ban hành một quyết định quan trọng trong điều hành tỷ giá, đó là QĐ số 2554/QĐ-NHNN ngày 31/12/2006, theo đó biên độ giao dịch tỷ giá giữa ĐVN với USD đã được mở rộng từ +/- 0,25% lên +/-0,5%. Trong bối cảnh đồng Đôla Mỹ có xu hướng mất giá cả năm 2006 và dự báo sẽ tiếp tục mất giá trong năm 2007, đồng thời luồng vốn nước ngoài đổ vào Việt nam dưới hình thức kiều hối và đầu tư gián tiếp tăng mạnh, thì quyết định trên đây của NHNN Việt nam - cơ quan quản lý cao nhất trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng - thật kịp thời và thích hợp, tỷ giá sẽ điều hành theo một cơ chế ngày càng linh hoạt hơn, phản ánh đúng mối tương quan cung - cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, và phù hợp với tiến trình hội nhập của Việt nam với thị trường tài chính quốc tế. Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2007, tỷ giá giao dịch của các NHTM hiện đang dao động ở mức 16.085/16.116/16.126đ/USD, tỷ giá mua bán USD/VND tăng khoảng 50-75đ/USD so với đầu năm. Tỷ giá mua bán USD/VND trên thị trường tự do cũng tăng khoảng 60-80đ/USD, giao dịch ở mức 16.120/16.150 đ/USD trên thị trường tự do Hà Nội và 16.120/16.140 đ/USD trên thị trường TP.Hồ Chí Minh. Tỷ giá USD/VND trên các thị trường từ tháng 1 đến tháng 7 tương đối ổn định nhưng biến động khá nhiều trong tháng 8 và tháng 9. Vào thời điểm giữa tháng 8 tỷ giá mua - bán USD/VND của NHTM và trên thị trường tự do tăng nhanh do nguồn cung về ngoại tệ giảm sút, trong khi cầu về ngoại tệ lại tăng mạnh làm VND mất giá khá mạnh. Từ tháng 9, nguồn cung ngoại tệ trên thị trường đã có chiều hướng tăng mạnh, thị trường ngoại tệ lại có biểu hiện dư thừa ngoại tệ. Với chủ trương chung tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam ngày càng thích nghi với mức độ mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới, trong năm 2007, NHNN cũng đã nới rộng biên độ tỷ giá giữa USD/VND. Ngày 24/12/2007 Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định mở rộng biên độ tỷ giá từ ±0,5% lên ±0,75% (tăng 0,25%), tạo điều kiện cho các NHTM ấn định tỷ giá mua bán linh hoạt hơn sát với cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Cơ chế tỷ giá ngày càng linh hoạt hơn sẽ đòi hỏi các NHTM và thành viên tham gia thị trường ngoại hối phải nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro về biến động tỷ giá, để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.2.2 Điều hành tỷ giá năm 2008 Năm 2008 được giới phân tích tài chính coi là "năm bất ổn của tỷ giá" với những biến động tỷ giá rất phức tạp với những ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô, cung cầu ngoại tệ và thậm chí cả tin đồn. Chỉ trong năm 2008, biên độ tỷ giá đã được điều chỉnh 5 lần, một mật độ chưa từng có trong lịch sử. Giai đoạn đầu (3 tháng đầu năm từ 01/01/2008 – 25/03/2008): Tỷ giá liên tục giảm, dưới mức sàn. . Chương 1 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1.1 Khái niệm về tỷ giá hối đoái 1.1.1 Khái niệm Hầu hết các quốc gia. việc điều hành chính sách tiền tệ. Chính sách lãi suất và chính sách tỷ giá luôn luôn gắn bó với nhau và hỗ trợ nhau. Việc đề ra một chính sách lãi suất