Đó chính là lí do tôi lựa chọn đề tài “Tiểu thuyết của Thuận và Đoàn Minh Phượng từ góc nhìn phân tâm học” để giải quyết những chấn thương, những thiên tính nữ của văn học và đời sống củ
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
HOÀNG THỊ THANH PHƯƠNG
TIỂU THUYẾT CỦA THUẬN VÀ ĐOÀN MINH PHƯỢNG TỪ GÓC
NHÌN PHÂN TÂM HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
ĐÀ NẴNG, NĂM 2018
Trang 2ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Trang 3đề tài khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầyNguyễnThanh Trường Cảm ơn thầy đã vô cùng tận tình giúp đỡ trong suốt quá trìnhnghiên cứu, từ khâu tìm tài liệu đến việc chỉnh sửa từng con chữ, từng nét nghĩa, từkhâu bố cục đến từng chi tiết nội dụng cụ thể Xin cảm ơn thời giờ, công sức và nhữngvất vả nhọc tâm của thầy Nhờ đó mà tôi mới có thể hoàn thành khóa luận này
Vì trình độ có hạn và thời gian không cho phép nên mặc dù có nhiều cố gắngtrong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài, khóa luận vẫn còn nhiều thiếu sót Tôirất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô để khóa luận được hoàn thiệnhơn
Xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện
Hoàng Thị Thanh Phương
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Hoàng Thị Thanh Phương, sinh viên lớp 14SNV - Khoa Ngữ Văn, trườngĐại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng xin cam đoan rằng:
Khóa luận tốt nghiệp Đại học với đề tài: Tiểu thuyết của Thuận và Đoàn Minh Phượng từ góc nhìn phân tâm học là công trình do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS Nguyễn Thanh Trường
Mọi hình thức tham khảo từ các nguồn tài liệu đều được trích dẫn một cách cụthể, chi tiết và đảm bảo độ tin cậy
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của nội dung khoa học trong côngtrình này
Đà Nẵng, ngày … tháng … năm …
Người thực hiện
Hoàng Thị Thanh Phương
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Bố cục khóa luận 4
NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG 5
1.1 Khái quát về lí thuyết phê bình phân tâm học 5
1.1.1 Phê bình phân tâm học - hệ thống lí thuyết “mở” phân tích chiều sâu tâm lí 6
1.1.2 Tiếp nhận lí thuyết phê bình phân tâm học trong Văn học Việt Nam 10
1.2 Ảnh hưởng của phân tâm học trong tiểu thuyết nữ Việt Nam sau 1986 12
1.2.1 Bức tranh tiểu thuyết nữ Việt Nam sau 1986 13
1.2.2 Vận dụng phân tâm học trong tiểu thuyết nữ Việt Nam sau 1986 17
1.2.3 Hành trình sáng tạo tiểu thuyết của Thuận và Đoàn Minh Phượng – những tiếng vọng trong chiều sâu hữu thể 21
Tiểu kết chương 1 26
CHƯƠNG 2: CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THUẬN VÀ ĐOÀN MINH PHƯỢNG THAM CHIẾU TỪ BẢN LƯỢC ĐỒ PHÂN TÂM HỌC 27
2.1 Con người vô thức 27
2.1.1 Đời sống phức cảm - mất mát và cô đơn 27
2.1.2 Những tra vấn về cội nguồn bản thể 30
2.2 Con người bản năng 33
2.2.1 Bản năng sống và bản năng chết 33
2.2.2 Dục vọng và nổi loạn 36
2.3 Con người chấn thương 39
2.3.1 Những vá ghép của dư chấn hậu chiến 40
2.3.2 Hành trình tìm lại “tôi” và những ngã rẽ tâm thức 43
Trang 6CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TRONG TIỂU THUYẾT THUẬN VÀ
ĐOÀN MINH PHƯỢNG NHÌN TỪ LÍ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC 47
3.1 Tổ chức điểm nhìn 47
3.1.1 Điểm nhìn “tẩy trắng” - bản tự thuật nữ quyền 47
3.1.2 Điểm nhìn trao vai – sự truy tìm trong tinh thần nhân thể 49
3.2 Xây dựng kết cấu 51
3.2.1 Kết cấu tâm trạng 52
3.2.2 Kết cấu lắp ghép, đồng hiện 55
3.3 Không - Thời gian nghệ thuật 57
3.3.1 Không gian nghệ thuật 57
3.3.2 Thời gian nghệ thuật 60
Tiểu kết chương 3 64
KẾT LUẬN 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Phê bình văn học vừa là một ngành khoa học, vừa là một hoạt động nghệ thuật Ởphương Tây, loại hình này đã có một bề dày lịch sử phát triển với nhiều xu hướng tiếpnhận và vận dụng Trong đó, có lí thuyết phân tâm học Phân tâm học manh nha ởphương Tây đã hơn một thế kỉ qua và có nhiều biến thiên theo từng giai đoạn khácnhau Ở Việt Nam, trong vài thập niên trở lại đây, phân tâm học mới được nghiên cứuứng dụng và đem lại nhiều đột phá mới cho lí luận Dựa trên cạnh khía đó, đề tài nàydưới góc nhìn phân tâm học như một đường tiệm cận mới, giải quyết những siêu thểvăn học trong một giai thời cụ thể
Văn học Việt Nam từ sau 1986 đã có nhiều đổi mới rõ rệt Sự lột xác ấy khởinguồn và phát triển theo một quá trình huyết mạch và không ngắt quãng Những đổithay của bối cảnh xã hội và tư tưởng đã hình thành nên nhiều hệ ý thức khác nhau.Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngòi viết của các nhà văn/ tác giả sau này Một nétđậm ở bức tranh đó là sức sống mạnh mẽ của dòng văn Hải ngoại, trong đó có ĐoànÁnh Thuận (Thuận) và Đoàn Minh Phượng
Thuận và Đoàn Minh Phượng là hai cây bút trẻ nhưng đạt rất nhiều thành côngtrên văn đàn và nghệ thuật Hai nữ nhà văn hiện đang sinh sống và làm việc ở nướcngoài, nhưng các tác phẩm luôn mang những tâm thức hướng về quê hương và cộinguồn Qua đó, tín hiệu của những dấu chỉ về thế giới nội tâm của con người với phứccảm nghệ thuật được phát sáng Không chỉ tác động trên tư tưởng, những chuyển di vềhình thức đến nội dung cũng có những dấu mốc mới lạ Dựa trên quan hệ của lịch sử
và xã hội, cùng sự vận động của con người trong đó, đặc biệt là cách “mượn” ngôn từ
để phản ánh thực tại của nhà văn nữ, chúng tôi vận dụng lí luận để giải mã những lốidẫn xúc cảm, khai phá thế giới nội tâm với đường ranh của nghệ thuật viết Đó chính là
lí do tôi lựa chọn đề tài “Tiểu thuyết của Thuận và Đoàn Minh Phượng từ góc nhìn phân tâm học” để giải quyết những chấn thương, những thiên tính nữ của văn học và
đời sống của giai đoạn này qua một số tác phẩm tiểu thuyết của hai nữ sĩ này
2 Lịch sử vấn đề
Thuận và Đoàn Minh Phượng là hai nhà văn không quá nổi bật trên văn đàn nướcnhà, tuy nhiên những tác phẩm của hai tác giả này như được thổi những luồng sinh khí
Trang 8mới mẻ và lạ lẫm Do vậy, đổi khẩu vị là điều người ta vẫn hứng thú trong một thựcđơn khá quen thuộc.
Các tác phẩm của hai nữ nhà văn đã có nhiều công trình tiếp nhận, đi sâu hay đơnthuần là cảm thụ qua nhiều khía cạnh khác nhau Có thể điểm qua một số công trình,tiểu luận và bài báo dưới đây:
Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng trong công trình “Ám ảnh bản thể hay sự trốn chạy những ẩn ức của con người hiện đại” của Nguyễn Thùy Trang (Đại học Sư
phạm Huế) như một lối mở cho những liên hệ giữa tâm thức thuộc về phân tâm và bản
thể con người “Với tâm thức hiện sinh, nhà văn Đoàn Minh Phượng đã lật xới một
cuộc tìm kiếm bản thể của những con người cô đơn, chới với trong thế giới hiện đại,
xa lạ Đồng thời tác giả cũng phần nào cho thấy tâm trạng của những con người xa
xứ, lạc lõng nơi đất khách” [26] Đây như những nét vẽ đậm cho bức họa về thực thể
mang nhiều tâm thức - nội tâm phức cảm trong cuộc sống hiện sinh đương thời
Dương Bình Nguyên nhắc đến Đoàn Minh Phượng và tác phẩm Và khi tro bụi
trên báo Công an Nhân dân điện tử 07/09/2006 như một hành trình tìm lại cội nguồn,
tìm lại sơ thủy và cũng là tìm lại chính mình: “Ai đó nói, quá khứ là cội rễ, là một
mạch ngầm của suối sông, mất cội rễ ấy con người bỗng hóa bơ vơ khi lạc xứ Nhân vật An Mi của Đoàn Minh Phượng trong tiểu thuyết “Và khi tro bụi” đã lạc gần nửa đời người nơi xứ lạ, lạc vào đời sống khác mà không sao hòa nhịp được vào cùng nó”
[22]
Bài viết Từ trường hợp Đoàn Minh Phượng, nghĩ về văn học chấn thương ở Việt
Nam và quan điểm nghiên cứu của Lê Tú Anh đăng ngày 04/03/2015 (nguồn từ Văn
học và Ngôn ngữ) đã đi tìm những dư chấn hậu chiến từ thực tại của tác giả lẫn thế
giới tác phẩm tựa như một chấn thương chiến tranh “di căn”, “dòng văn học chấn
thương là sản phẩm của một thời đoạn lịch sử đầy biến động dữ dội Dù không muốn khơi lại “tro tàn quá khứ”, thì vẫn phải thừa nhận đó là sự xuất hiện hợp quy luật Bởi
vì, lịch sử phát triển của một dân tộc, bên cạnh những chiến công, kỳ tích làm nên tầm vóc và vị thế dân tộc, không thể tránh khỏi có những trang thương đau, đầy máu và nước mắt Dầu mới chỉ là những phân tích ban đầu, nhưng theo tôi, hoàn toàn có thể tiên lượng văn học chấn thương ở Việt Nam chưa thể dừng lại, thậm chí, còn có xu hướng phát triển mạnh hơn Những vết thương từ quá khứ chưa chịu buông tha, vẫn bướng bỉnh đeo bám và “di căn” thành nhiều dạng, tạo nên nhiều vấn đề nhức nhối,
Trang 9bất ổn trong cuộc sống hiện tại” [18] Những sang chấn ấy dội lại đời sống nội tâm
của con người những lạc điệu, trật nhịp và va nứt tinh thần nặng nề Cảm thức đó bị đènén và chực vỡ bung giữa ranh giới bao bọc mỏng manh của tinh thần
Những dấu ấn liên văn bản trong mô hình hóa thế giới trong bài viết Tiểu thuyết
Việt Nam đầu thế kỉ XXI từ góc nhìn hậu hiện đại của Thái Phan Vàng Anh đăng trên
Văn nghệ Quân đội ngày 14/09/2010 như những bản lề xoay khép cho ngôn ngữ và thế
giới siêu mẫu bên trong nội tại con người “Trong quá trình vận động và phát triển,
tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã dung nạp vào bản thân nó những yếu tố hậu hiện đại: giải - khu biệt hóa và phi tâm hóa; tính chất hỗn loạn và bất ổn của trật tự đời sống; sự xáo trộn giữa hư và thực, giữa cái siêu nhiên huyền bí và đời thường; những kiểu cấu trúc mới, mảnh vỡ, liên văn bản, gián cách; trò chơi cấu trúc, trò chơi ngôn ngữ, bút pháp nhại, nghịch dị, huyền ảo…” [19] mà những ngòi bút mới đương đại
đang nhặt nhạnh và vá ghép mảnh vỡ như thế ấy
Bên cạnh đó, trong Sự trở lại của khuynh hướng hiện sinh trong văn xuôi Việt
Nam đương đại của Nguyễn Thái Hoàng trên Tạp chí Cửa Việt số 249, tháng 6 năm
2015 có nhắc đến Thang máy Sài Gòn và một số tiểu thuyết của Thuận như sự “phi lí
đến tàn nhẫn, cô đơn là định mệnh không thể tránh khỏi của con người và hơn lúc nào hết, cô đơn là trải nghiệm sinh tồn của con người hiện đại và thời hiện đại là thời của
cô đơn Đó không còn là nỗi cô đơn “tâm trạng”, mang tính thời điểm mà là nỗi cô đơn mang tính bản thể và tưởng chừng vĩnh viễn”, những cô đơn và kiếm tìm của Thuận và thực tại phản ánh một tư duy của tư tưởng và đời sống mà con người luôn chỉ có một mình” [21].
Nhắc đến văn Hải ngoại, trong đó có văn của Thuận và chứa nhiều hơn một trăn
trở trong “Hiện tượng “đi” và “về” của các nhà văn đương đại Việt Nam”, Trần Lê Hoa Tranh viết: “Đề tài chính của các nhà văn này không còn là những đề tài quen
thuộc của văn học Hải ngoại (như nỗi nhớ quê hương, thân phận di dân, hội nhập, nhân dạng,…) nhưng cũng không bó buộc vào những đề tài của văn học trong nước (chiến tranh, công ăn việc làm, đô thị, nông thôn,…) mà đã được hòa trộn vào nhau,
và rất khó gọi tên đề tài, như vậy có thể thấy tính chất đa dạng của nó” [27].
Như vậy, tựu chung lại, tiểu thuyết Thang máy Sài Gòn, Và khi tro bụi cũng như
một số tác phẩm của tác giả đã được tiếp nhận từ nhiều góc nhìn Tuy nhiên, ở khíacạnh phân tâm học chưa thực sự có công trình chuyên sâu hay khai mở cùng hành
Trang 10trình sáng tạo của tác giả và đặc điểm tiếp nhận văn học của giai đoạn này để nhậndạng rõ ràng, như Dương Bình Nguyên nói: Một dòng văn học của những ngòi bútmang tâm thức cô đơn đến hai lần.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Tiểu thuyết của Thuận và Đoàn Minh Phượng
từ góc nhìn phân tâm học (khảo sát qua Thang máy Sài Gòn của Thuận, Và khi tro bụi
của Đoàn Minh Phượng)
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Tiểu thuyết Thang máy Sài Gòn (Thuận), Và khi tro bụi (Đoàn Minh Phượng).
Ngoài ra, khóa luận chúng tôi còn khảo sát một số tiểu thuyết của của hai tác giả này
và các tác giả khác liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê phân loại
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
Chương 1: Những vấn đề lí luận chung
Chương 2: Con người trong tiểu thuyết của Thuận và Đoàn Minh Phượng tham chiếu từ bản lược đồ phân tâm học
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện trong tiểu thuyết của Thuận và Đoàn Minh
Phượng nhìn từ lí thuyết phân tâm học
Trang 11NỘI DUNGCHƯƠNG 1NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG
1.1 Khái quát về lí thuyết phê bình phân tâm học
Phê bình tồn tại song song cùng thời với quá trình vận động văn học (thậm chí,
có thể là đi trước vì bản chất luôn định hướng trước thời đại) Belinxki gọi phê bình là
sự tự ý thức của văn học Bản thân văn học giai đoạn nào cũng tự nhìn nhận lại chínhmình, phản ánh lại thời đại lịch sử theo đúng nghĩa không tách rời nhau Do vậy, hìnhthái tồn tại của văn học cũng gần như trùng khớp với hình thái xã hội, theo nội tại hayhình thức bên ngoài Xét theo chiều hướng nằm ngang, phê bình xuất phát từ cảm thụ,hay đơn giản hóa là tiếp nhận thuần túy đi qua, xuyên thấu, thuần hóa tác phẩm, rồi trở
ra bên ngoài để soi chiếu những tư duy nghệ thuật Nó vận động theo một chuỗi liênkết liên tục từ hiện thực, đến nhà văn và tác phẩm, sau đó là đến bạn đọc và lại ánhchiếu về hiện thực Nó lại trả tác phẩm về nơi được sinh ra để minh chứng cho sự đúngđắn mà đón nhận, đồng điệu, trực giác chiêm nghiệm, “sờ nắm” được Nhà văn banđầu nhận thức, chiếm lĩnh hiện thực Kết quả của hành trình đó được đối chiếu, phảnánh trong tác phẩm văn học - đứa con không huyết thống của nhà văn, chịu đựng,chứng kiến những hỉ, nộ, ái, ố và trằn trọc, băn khoăn giữa cuộc đời Khi đứa con từphôi thai đến lúc trưởng thành đã thu nhận được hết những mong muốn, tri dạy vàđồng cảm với nhà văn, tác phẩm ra đời và đến tay bạn đọc
Trong nguồn mạch của định hướng cảm thụ đó, phê bình văn học đã được dựngnên một bức tranh nền tảng đa chiều, đa diện với nhiều phương pháp – tiêu cự nhìnkhác nhau Ở mỗi góc nhìn, tác phẩm văn học được xác định bởi tính chất riêng biệt,nhằm khai thác triệt để những giá trị thẩm mĩ của văn chương Một trong những dấuchỉ mang tính đa chiều đó của phê bình văn học, được thể hiện rõ rệt độ gần một thế kỉtrở lại đây chính là phê bình phân tâm học
Phân tâm học xuất phát điểm được xem như một ngành khoa học phương phápchữa trị trong y học, nghiên cứu và khai thác về các chứng thần kinh, tâm lí con người,
mà cha đẻ của ngành này là S Frued Với sự ra đời của ngành, phân tâm học đã tự thânkhoác lên mình nhiều tấm áo phức hợp, đánh dấu bước ngoặt trong hệ hình tư duytrong khám phá chiều sâu tinh thần hữu thể Ở bệ dự phóng này, phân
Trang 12tâm học đã thực sự nảy nở và phát triển, trườn vào và nhập cuộc với nhiều lĩnh vựckhác Mà hành trình sau đó có sự góp mặt nghiên cứu của Jung, Lacan Từ đó trởthành những tiền đề để phân tâm học thể hiện những chức năng đa chiều của ngành.Trong văn học, có thể thấy sự nước đôi của ứng dụng phân tích với các mối liên hệ:nghiên cứu tâm lí, phán đoán lâm sàng, giải thích nguyên căn, đồng nhất tác giả và bạnđọc bởi hệ thống thực tiễn và lý thuyết Các công trình được dàn công xây dựng liênquan lý thuyết vô thức, bản năng, cấu trúc nhân cách toàn diện đã dung nạp những dữkiện tâm lí, hoàn cảnh và động cơ ứng xử/ phản hồi để sự kiện được nhìn nhận đánhgiá có chiều sâu/ chiều rộng hơn Như một phiên bản 3D, phê bình phân tâm học ra đời
mở ra một miền mới mẻ với các ứng dụng của nó để khai thác những mảng khuất củavăn học và nghệ thuật
1.1.1 Phê bình phân tâm học - hệ thống lí thuyết “mở” phân tích chiều sâu tâm lí
Phân tâm học với những dấu hiệu mới manh nha ra đời, đã phải đón nhận và trảiqua nhiều luồng dư luận trái chiều Bản thân của sáng tạo nói chung hay phê bình nóiriêng, đều là quá trình lao động có ý thức Tuy nhiên, phân tâm học đang đi ngược lại -lấy căn nguyên, tiền đề của vô thức để giải quyết hầu hết mọi vấn đề Do vậy, phê bìnhphân tâm học có thời bị xem như một kẻ lạ mặt - bước vào ngưỡng cửa của văn đànchỉ toàn những người quen Thế nhưng, với bản chất và đặc thù của nội tại, phê bìnhphân tâm học mang những chìa khóa mới, hé mở những cánh cửa lạ Chỉ khi thựcchạm ngõ đến, người thích đi ngang hay kẻ ưa khám phá cũng muốn bước qua ngưỡngcửa ấy ít nhiều
Nghiên cứu tác phẩm dưới góc độ phân tâm học là đi từ những vô thức, lấn sâuvào thế giới tâm lí - trước là của người sáng tạo, sau là nhân vật trong tác phẩm, thậmchí là cả thị hiếu bạn đọc và xã hội đương thời Mọi khâu bước đó đều đi theo mạchphá vỡ lớp vỏ ngôn từ, mà sau đó là ẩn giấu những tri kiến của thẩm mĩ hay dụ ý nghệthuật Nhà phê bình phân tâm học Pháp J Lacan từng quan niệm rằng nhà phân tâmhọc không phải chỉ lý giải một văn bản của vô thức đã có sẵn, mà anh ta vừa lý giải,vừa sản sinh ra nó Do vậy, vận dụng phê bình phân tâm học là hành trình đòi hỏi vừatiếp nhận, vừa thẩm thấu lẫn liên tục liên tưởng và tạo ra cái mới Phê bình phân tâmhọc từng có những thăng trầm trong lịch sử văn học, bởi người ta khó chấp nhận cáiđẹp, cái thẩm mĩ và tư duy xã hội bị đánh đồng với những lí luận suy diễn, kiến luận
Trang 13mà không đến nơi đến chốn Một mặt khác nữa, phân tâm học không ngần ngại loại trừkhai thác phần khác, phần ẩn - tính dục, bản năng của con người Nếu dựa vào họcthuyết ấy, văn chương lại phơi bày những điều đáng ra là cấm tuyệt, giấu đi, thì bị xemnhư phản động, nhục mạ con người Lấy những điều thực thấy (kết quả) và lội ngượcdòng để đi tìm những căn nguyên không thực thấy (nguyên do), quy tụ nó bởi nhữngyếu tố bên trong, yếu tố không cụ thể, xoắn luyến mà không hình hài thì khó thuyếtphục, nếu không muốn nói là vô lí.
Cũng từ đó, cần có một góc nhìn toàn diện và sâu sát hơn, bởi, bất kì mỗi phươngpháp nghiên cứu thì có một trường đối tượng đặc thù riêng Phân tâm học không phải
là ngoại lệ Đối tượng khảo sát và nghiên cứu của phê bình phân tâm học bản chất nộitại mang những cơ chế riêng về vô thức, tâm lí ẩn lấp dưới hình tượng, ngôn ngữ Qua đó, phát ra những tín hiệu mà phân tâm học có thể khai thác và ứng dụng giảiquyết được về cái nhìn thấy và cái không thấy, tựa như trong nhà mình xuất hiện một
kẻ ngoại lai vừa lạ vừa quen Thực tế mà thấy, số lượng tác phẩm - đối tượng khảo sát
và nghiên cứu như vậy không nhiều Đồng nghĩa với việc ứng dụng cần thiết đi đôi vớisàng lọc và xác định đối tượng một cách tổng quát và khả thi nhất Đây vừa là mảnhđất màu mỡ cho cái mới, cái lạ, cái riêng được hình thành, vừa là thách thức lớn laotrong giới văn học nói chung và phê bình nói riêng
Vậy phê bình phân tâm học giải quyết được những vấn đề gì?
Trước hết, cần có nhận định nhất quán về đối tượng của phân tâm học: tâm lí học
về cái vô thức Tuy nhiên, trong hệ thống lí thuyết này có các yếu tố liên quan chặt chẽvới nhau là vô thức, tính dục và cơ cấu nhân cách
Phê bình phân tâm học thường lần theo dấu vết thời thơ ấu của nhà văn, đi tìmnhững “chấn thương tinh thần” mà nhà văn trải qua Nhà phê bình tin rằng những chấnthương tinh thần này có khả năng được tái hiện trong tác phẩm của nhà văn qua vôthức như là một sự giải thoát các mặc cảm thời thơ ấu (mặc cảm Oedipe, mặc cảmhoạn, mặc cảm bị ruồng bỏ…) của nhà văn Đồng thời, chính những dấu ấn tác động từtiểu sử/ cuộc đời người sáng tác, phân tâm học dường như mở ra cánh cửa khám phánhững sự mượn/gửi/ hàm ẩn vô tình hay cố ý ngay trong tác phẩm Trong không giancủa nghệ thuật, sáng tạo được tỏa sáng, bùng nổ hay thậm chí là vượt thoát khỏi nhữnggiới hạn của hiện thực Đôi khi, người nghệ sĩ lạc nhịp trong không gian ngưng đọng
và bức bối của tinh thần đó, những mơ tưởng hay huyễn ảo được nảy sinh Sự kì vọng
Trang 14đó đưa cá nhân/ tập thể hay một tâm thức của dân tộc/ thời đại đi tìm lại nguyên cội,thực hiện một phép “thần thánh hóa” cho cuộc đời không nói được sự thật, mà gửi gắmqua ngôn ngữ Song song đó, con người không chỉ lưu giữ ký ức của cá nhân mà còn
có khả năng lưu giữ ký ức của tập thể Đó là phát hiện của G Jung - nhà phân tâm họcthế hệ hậu S Freud Những ranh giới của tâm thần này lần theo dấu vết của nơi cất dấu
kí ức để kiến giải được những biểu tượng về bản năng, cổ mẫu hay vô thức tập thể.Các biểu tượng / cổ mẫu có liên hệ sâu xa với các tập tục, tín ngưỡng, bản sắc văn hóacủa một tộc người, một cộng đồng dân cư, mang tâm thức cội nguồn Lí thuyết này là
nền tảng cho mô hình khám phá nghệ thuật với kim chỉ nam “một tập hợp hỗn độn
nhiều màu sắc nhưng không có nhiều lí tính” [12; 135] Chúng được lưu giữ từ thế hệ
này đến thế hệ khác qua nhiều hình thức vật chất và tâm thức của con người Ở thế giớitâm thức đó vẫn kết nối với cấu trúc thuộc - về - mọi - người Nghĩa là ai cũng có.Hành trình cá nhân hóa xuất hiện khi người nghệ sĩ sáng tác, định khối cho nhân vật/đối tượng của mình Tuy nhiên, sự cá nhân hóa ấy không nằm ngoài làn ranh của cổmẫu và bản năng, người quen của hệ thống vô thức Nghệ sĩ là người nhạy cảm và vìthế họ có khả năng lưu giữ vô thức tập thể một cách hệ thống Chính G Jung đã giúpphê bình phân tâm học mở rộng phạm vi khảo sát và thoát khỏi những trường hợp bị épbuộc, thiếu tính thuyết phục do gắn với ẩn ức cá nhân Mặt khác, những yếu tố này thểhiện đặc trưng qua sự lặp đi lặp lại, giấc mơ, huyễn tưởng, ảo ảnh và nhiều hành độngthường xuyên của con người Cuối chặng của các biểu hiện ấy là sự bộc lộ của nhà văntrong tác phẩm, sự hàm ẩn, dụ ý của tác phẩm với nghệ thuật và với hành trình phêbình với khám phá/ cảm thụ; mà, công cụ ở đây là giải quyết những ranh giới của tâmthần
Bên cạnh đó, phê bình phân tâm học khai thác tính dục qua sự liên hệ giữa thếgiới hình tượng, biểu tượng, ngôn từ trong tác phẩm gắn chặt với cơ chế thăng hoa bảnnăng, vô thức của sáng tạo nghệ thuật Với những tác phẩm được sàng lọc để xác định
là đối tượng khảo sát, quá trình phê bình đặt giả thiết cho lớp ngôn ngữ, biểu tượngtrong không gian của tác phẩm Với những yếu tố đậm đặc, biểu trưng cho hành vimang tính dục, ham muốn, bản năng hay những ẩn ức, cuồng nộ, nổi loạn của cánhân thường được che đậy bởi cách diễn đạt đa nghĩa, chuyển nghĩa phức tạp Nhàphê bình phải là người tinh tế mới bóc tách được cái vỏ bọc ngụy trang của ngôn từ.Nói cách khác, mỗi biểu hiện của những yếu tố trên đều có một hàm ý nghĩa ẩn theo
Trang 15cách của nó “Ý nghĩa của những hiện tượng khi chúng ta ở bên kia ý thức ở tận cùng
những xung năng vô thức” [3; 122] Trạng thái phân tâm này có thể gắn với các bối
cảnh khác nhau, trong đó bao hàm cả bản năng tự do: tình yêu “Bản năng có gốc rễ
trong thể chất sinh học và xâm nhập vào tâm thần như những xung lực, suy nghĩ, trí nhớ, huyễn tưởng và xúc cảm” [3; 148] Như vậy, tình yêu cũng có những đường trục
men theo gốc - tự - do này Tình yêu có khả năng không đồng nhất với tình dục, nhưngtình yêu mạnh mẽ nhất định dẫn đến tình dục Như vậy, tâm thần biểu hiện sự giải
phóng hoạt động dưới sự thúc ép của bản năng, hình thành nên cơ chế.“Khát vọng tình
dục là nguyên nhân sâu xa dẫn con người đến ước muốn chiếm đoạt (khi hai người thân thiết, gần gũi), các trạng thái nhớ nhung, tương tư (khi xa cách), ghen (khi có dấu hiệu người thứ ba xen vào), trả thù (khi mất sở hữu đột ngột)… Những kiến giải của các nhà phân tâm học về tình yêu và tình dục của con người đã trở thành tri thức ứng dụng có giá trị: trong quan hệ tình cảm, sáng tác văn học, điều tra hình sự…”
[23] Do vậy, nhà phê bình phân tâm học có thể dựa vào sự hiểu biết về phân tâm họccủa mình để đánh giá sự sáng tạo của nhà văn hoặc nắm bắt những ẩn số mà nhà văncất giấu Tính dục trong lí thuyết phân tâm không chỉ quy chụp ở những gì liên quanđến quan hệ với người khác giới Đó còn bao gồm những khoái cảm, sự dễ chịu, thănghoa trong thỏa mãn Đây được xem là nguồn gốc cho mọi xúc cảm đỉnh cao, bao gồm
cả tình yêu Hệ thống lí thuyết này đặc biệt chú ý đến libido (khát dục) nhằm thỏa mãnham muốn trong dục vọng, cũng như bản năng sống và bản năng chết thỏa mãn cơ chếgiải phóng con người Hơn nữa, nó bao hàm rất nhiều trạng thái tinh thần của mặc cảm
và khát vọng hướng tới, thúc đẩy con người đi tìm cân bằng, bù đắp nhưng thiếu hụt,che đậy mặc cảm cá nhân Với nghệ thuật, hành trình này đã tạo nên sự thăng hoa chosáng tạo Cuộc chiến của ngôn ngữ với tính hình tượng, biểu tượng có lớp lang mangnhiệm vụ chuyên chở, “che đậy” những xung đột tinh thần ấy Dưới tiếp nhận và trikiến của nhà phê bình, quá trình khám phá diễn ra dưới ánh sáng văn minh và đưa ravăn đàn, đón nhận nhiều dư luận - đồng thời là phép thử đúng sai của phân tâm học vớinghệ thuật
Sau cùng, mỗi thực thể/ cá nhân luôn cần một xã hội và phải tồn tại trong xã hội.Trong tập thể hay cộng đồng đó, con người bộc lộ với chính mình về nhân cách toàndiện, thể hiện ở ba mặt: cái ấy, cái tôi và cái siêu tôi Cái ấy là lãnh địa chứa nguồn gốccủa ham muốn sinh học, không có lý trí và tính lôi cuốn Đây là bản năng nguyên
Trang 16thủy nhằm thỏa mãn tức thì, thỏa mãn bản năng và khoái cảm vốn cần Cái tôi lại là kẻgiáp ranh phía trên: ý thức, biểu hiện những hoạt động ý thức của con người Tự ngãphân biệt được chúng - mình, là kim chỉ nam cho nhân cách cá nhân với thế giới bênngoài Vượt bậc hơn, cái tôi này luôn định hướng điều khiển cái ấy, xây dựng nênnhững giới hạn nhất định - đây là một trong những đỉnh cao mà sáng tạo nghệ thuật đitìm kiếm Trên cùng nữa chính là cái siêu tôi, tập hợp những thanh lọc và tinh hoa củamôi trường sống bên trong và bên ngoài con người Cái siêu tôi chống lại cái ấy vàđiều khiển cái tôi Động cơ của cái siêu tôi là đấu tranh giữa ý thức và vô thức bảnnăng, định hướng nhân cách, cảm xúc và nhận thức, cơ chế hướng đến cái thẩm mỹ Cả
ba yếu tố trên ảnh hưởng mạnh mẽ và đấu tranh với nhau để định hướng phần tâm thứccủa con người Trạng thái phân tâm này, nếu rơi vào nhà văn, thì có khả năng tạo ramột thế giới nghệ thuật đặc thù và ám ảnh Trong trường hợp đó, nhà phê bình phântâm học chỉ có thể đi tìm căn nguyên đích thực và dùng phân tâm học mới có thể giải
mã các hình tượng trùng lặp, phi lý, khó hiểu trong tác phẩm của nhà văn Nếu ý thức
là cái hiển ngôn, logic, hiện diện công khai, thì vô thức là cái hàm ngôn, phi logic, làvùng mờ và luôn bị/được che giấu Nhà phê bình phân tâm học là người làm sáng tỏnhững vùng mờ ấy bằng kinh nghiệm và sự từng trải của chính mình
Với bản chất của ngành như vậy, phân tâm học đã được ứng dụng trong văn học,phác nên một sơ đồ nghiên cứu áp dụng rất lớp lang và cụ thể Qua thời gian, sự vậndụng ấy được kiểm nghiệm và xác thực bởi những kết quả mà phê bình phân tâm họccùng các công trình tương tự minh chứng Như vậy, ta thấy được rằng, từ thời điểmmanh nha, phát triển đến con đường tìm chỗ đứng vững vàng, phê bình phân tâm học
đã xây dựng được một sơ đồ hệ thống lí thuyết thuyết phục và mới mẻ, mà thực tế giátrị còn có thể khai thác tiềm năng hơn trong tương lai
1.1.2 Tiếp nhận lí thuyết phê bình phân tâm học trong Văn học Việt Nam
Ở Việt Nam sự hiện diện của phê bình phân tâm học đã được ghi nhận từ những
năm ba mươi của thế kỷ XX qua một số công trình nghiên cứu văn học dưới dạng đơnnhất hoặc kết hợp với các lý thuyết khác Tuy nhiên, phê bình phân tâm học cũng nhưkhá nhiều phương pháp phê bình khác từng hiện diện trong khoa nghiên cứu văn họctrước tháng 8 năm 1945 không còn được vận dụng trong nghiên cứu văn học sau Cáchmạng tháng Tám ở miền Bắc Lý do của việc này là do sự thống ngự độc tôn trong mộtthời gian dài của phê bình xã hội học Mác xít Thế nhưng, ngay cả ở miền Nam giai
Trang 17đoạn 1945-1975, nơi mà các phương pháp sáng tác và phê bình văn học được sử dụngkhá rộng rãi, thì phê bình phân tâm học cũng không chiếm một vị trí quan trọng.
Văn hóa Việt Nam cho đến thời điểm 1975 và có thể kéo dài hơn một thập niênnữa về sau không phù hợp và cũng không cổ xúy cho việc “khoe” cái phần bản năngcủa mỗi con người Vì thế, trong khâu sáng tác, nhà văn thường kháng cự với bản năng
và vô thức Sự kháng cự tự nhiên này chối bỏ một phần tiếp nhận của phân tâm học ởbất cứ lối tư duy nào Do vậy, một bộ phận phê bình văn học Việt Nam cho rằng vậndụng phân tâm học là một sự khập khiễng
Một số bộ phận phê bình văn chương xưa nay vẫn thường là suy diễn, hoặc ápchiếu trên hệ lí thuyết tiểu sử, xã hội học như một sự quen thuộc Phê bình phân tâmhọc dầu đã gia nhập một thời gian, nhưng chưa có cửa “tùy tục” bởi những định kiến
xã hội, lối cũ nên vẫn như một vị khách lạ Đặc biệt, có giai đoạn sau 1960 trở đi có
những sự đứt gãy, mà nói như Bùi Mạnh Tiến thì “lịch sử văn học, do bị chi phối bởi
các điều kiện ngoài văn học, đã hoàn toàn không nhắc đến” [17; 149] Sự đứt gãy ấy
sau này được chắp nối và có dấu hiệu cải tiến, đuổi kịp xu thế Mà, một trong nhữngngòi bút phức hợp tiêu biểu là Đỗ Lai Thúy Nhà phê bình Đỗ Lai Thúy tiếp cận vớiphân tâm học đã lâu, có nền tảng; nhưng thực sự đưa ra công trình/ tiểu luận thì được
đánh dấu bởi giai đoạn sau đứt gãy với Bút pháp của ham muốn, Hồ Xuân Hương
-Hoài niệm và phồn thực và nhiều chuyên luận, biên tập - dịch thuật khác.
Nghiên cứu tác phẩm văn học từ góc độ phân tâm học là đi tìm những mảnh vỡ
vô thức của nhà văn ẩn giấu dưới lớp vỏ ngôn từ mà hình thức cất giấu này ở mỗi nhàvăn thường không giống nhau Do vậy, nhà phê bình buộc phải nối dài những kiến giải
và suy luận của các nhà phân tâm học Trên thực tế, lịch sử Việt Nam đã tiếp cận líthuyết phương Tây sau gần nửa thế kỉ Đồng thời, lại có những khoảng trống tư liệunên sự kế thừa hệ hình phê bình phân tâm học không liên tục Kết quả là phê bình phântâm đôi khi rơi vào sự luẩn quẩn và lặp lại giữa các hình thức thể hiện của hiện đại vàhậu hiện đại
Ngày nay ở Việt Nam, khi mà những rào cản chi phối đến sáng tác và phê bìnhvăn học được gỡ bỏ, thì phê bình phân tâm học có chỗ đứng trở lại trong khoa nghiêncứu văn học Phê bình phân tâm học hiện nay ở Việt Nam tồn tại dưới hai dạng: Thứnhất, nhà phê bình giả định tác phẩm của nhà văn là sự phóng chiếu những ham muốn
vô thức và những mặc cảm của họ Vì vậy, nhà phê bình một mặt phải chứng minh sự
Trang 18phóng chiếu này qua hệ thống biểu tượng, hình tượng, ngôn từ, màu sắc,… Mặt khác,phải đi tìm những cứ liệu liên quan đến tiểu sử, các chi tiết đời tư của tác giả để lý giảiđiều được giả định; Thứ hai, nhà phê bình phân tích một số bình diện nghệ thuật trongtác phẩm (tính cách, tâm lý, ngôn ngữ, hành động của nhân vật,…) để chỉ ra khả năngphân tích tâm lý phân tâm của nhà văn Điều này cũng phù hợp với quan niệm củaFreud khi ông coi tác phẩm văn học cũng như là một giấc mơ, trong đó, có nhiều hìnhảnh - ký hiệu lộn xộn, ngẫu nhiên, buộc nhà phê bình phân tâm học phải sắp xếp chúnglại theo một trật tự nào đó để tìm ra ý nghĩa Trong đó, sự biểu hiện tượng trưng (tácphẩm) là cầu nối điều phối chiều hướng của tiếp nhận văn học đến phê bình.
Thanh lọc - chức năng của văn học đã dụng lí trí lẫn cảm xúc để đánh thức phần
vô thức của con người Rồi chính vô thức ngay thời điểm ấy kiểm chứng lại độ “tin”của phần vô thức trong nghệ thuật đang được khám phá Hành trình phê bình phân tâmhọc ở Việt Nam không loại trừ sơ đồ chuyển động đó Mặt khác, còn bám rất sát với tưduy khi con người đọc tác phẩm - đồng thời thể hiện cá tính/ cảm thụ ngầm là việc lấytác phẩm văn học để tượng trưng, cuối cùng là dùng nó để phục chế lại bản thân chúng
ta như nhà phê bình/ lí luận Đào Duy Hiệp nhận định
Như vậy, thấy được rằng trên hành trình gần một thế kỉ qua phê bình phương Tâyphổ rộng, phê bình Việt Nam tiếp cận đã đóng vai trò rất quan trọng Đó là quá trìnhcuộn mình, tiếp nhận và vươn mình chuẩn bị cho sự lớn mạnh, phát triển Từ sự mấp
mé bên sóng bờ, đến hấp thụ tri thức, xu hướng và dịch thuật tài liệu, Phân tâm học đãdần có chỗ đứng trong văn học Việt Nam Các nhà phê bình Việt Nam vẫn giữ chomình một “nếp” làm nghề, kế thừa cơ sở truyền thống phương Đông, tiếp thu tri thứcmới mẻ, hiện đại của phân tâm phương Tây để tạo ra một công cụ lao động khoa họcmới mẻ và hữu hiệu
1.2 Ảnh hưởng của phân tâm học trong tiểu thuyết nữ Việt Nam sau 1986
“Nhà văn có một quan niệm về cuộc đời muốn thể hiện, nhưng làm cách nào?”
[16; 205] Đây quả là một câu hỏi rất đời, rất thực Đơn giản mà trả lời, thì anh cứ viết,
cứ thể hiện quan điểm của anh đi Nếu người ta có chấp thuận, thì anh có thêm ngườiđồng hành, nếu phần lại là phản đối, là bổ xẻ, thì anh có thêm sự tương tác mà tìm rahướng đi mới Nhưng để cụ thể hơn, sâu sát hơn, phải là viết ra sao?
Trước khi đặt vấn đề với tư tưởng, quan niệm nhà văn muốn gửi gắm, hẳn phảixem lại ngòi bút của nhà văn ấy chuyển di ra sao Có nghĩa, muốn thể hiện tư tưởng/
Trang 19quan niệm/ cuộc đời thì cần lựa chọn sao cho thật khéo một kĩ thuật để mình gửi gắm.Muốn thể hiện cuộc đời, phải xây dựng được một kĩ thuật tương xứng như thế Điều đóđược thâu tóm trong câu nói của Sartre: Mọi kĩ thuật diễn tả đều đưa về một quan niệmsiêu hình của tác giả Khi đó, mục đích của kĩ thuật là thứ sinh, là song song với
ý đồ của người cầm bút làm văn Kĩ thuật và quan niệm được liên kết với nhau trênmột trục ý thức Người sáng tác/ nhà văn, muốn viết, phải vận hành những cảm, nhữngtrải nghiệm và tri thức của mình để nhào nặn ra đứa con thành phẩm Khoanh vùnghơn, hai bình diện ấy là tiền đề lẫn kết cấu để ở các thể loại văn chương Đặc biệt làtiểu thuyết Nếu không ý thức được quan niệm và kĩ thuật xây dựng, tiểu thuyết trởthành một con dao hai lưỡi, hoặc sắc bén gọt sâu lớp vỏ cuộc đời, hoặc trở ngược “ăn”luôn phần “đời” - tư tưởng của người viết
Tiểu thuyết ở Việt Nam trong độ gần thế kỉ trở lại đây đã có rất nhiều biến đổi mạnh
mẽ Cú lột xác của thể loại này phản ánh sâu sắc sự nhạy thời, tiếp nhận văn đàn Đông Tây và ý thức bày tỏ, thể hiện cũng như đời sống hóa nghề viết của giới nghệ thuật
-Từ sau năm 1975, về phương diện sáng tác, văn học đã có sự chuyển mình Đây
là giai đoạn “quán tính” của thời kì tiền đổi mới Thời đoạn này, tiểu thuyết vẫn đangvặn mình theo dòng chảy tự nhiên của lãng mạn, sử thi Dầu đang trên đà tiếp nhận vănhọc thế giới, chịu bão hòa và vô định bởi nhiều luồng dư luận, tiểu thuyết Việt Nam đãướm thử rất nhiều mẫu phục trang, sẵn sàng cho mình một tâm thế trước khi bước vàoĐổi mới từ sau 1986 Bức tranh sắc nét và mới lạ nhất, đồng thời là bộ phận có ảnhhưởng bởi tư duy ứng dụng phân tâm học, hẳn không thể không nhắc đến hệ tiểuthuyết nữ
1.2.1 Bức tranh tiểu thuyết nữ Việt Nam sau 1986
Nói như Nguyễn Văn Trung trong Bàn về Tiểu Thuyết, tiểu thuyết được hiểu bởi
hai quan niệm: Thứ nhất, như là một quang cảnh Thứ hai, như là một ý thức
Nếu ứng phép chiếu này với Tiểu thuyết nữ ở Việt Nam, dường như quan niệmtrên đây đã định hình một trục sơ đồ vừa khít Tiểu thuyết nữ Việt Nam, trước nhất làvấn đề văn đàn đã xuất hiện sự “đặt mặt, gọi tên” của các nữ sĩ Cụ thể với quan niệm,tiểu thuyết như một quanh cảnh: Phụ nữ Việt Nam là một chuẩn mực hình ảnh của vănhóa phương Đông Người phụ nữ nói chung và các nữ nghệ sĩ nói riêng bị kìm hãmtrong những định kiến, phong tục, quy củ của xã hội Do vậy, văn chương nói đến HồXuân Hương, thì như một hiện tượng lạ, rất lạ Bởi bà đã dám vượt thoát ra một hệ tư
Trang 20tương khép kín, tuần hoàn, chặt chẽ và có phần khắc nghiệt Xuân Hương với tâm thế
và sự mạnh lời của mình đã đưa tư tưởng cá thể đi trước cả một thời đại
Quay về với thể loại, tiểu thuyết Việt Nam có nhiều biến động theo dòng lịch sửvăn học Ở mỗi giai đoạn, tiểu thuyết bị chi phối bởi nhiều luồng mạch sáp nhập nhấtthời, đứt đoạn Tiền Đổi mới, Bùi Việt Thắng có nói: “Cái căn cốt của tác phẩm này
(tác phẩm tiểu thuyết) là nhìn thẳng vào sự thật, viết sự thật về chiến tranh Cho đến tận hôm nay thì tinh thần vì sự thật vẫn luôn là một nhu cầu thúc bách và thường trực của nhà văn Nhưng trên quan điểm phát triển thì viết đúng sự thật cũng chưa phải là nhân tố hàng đầu quyết định sự thành bại của văn học Nói cách khác mới chỉ là yếu
tố cần nhưng chưa đủ Bản thân khái niệm “sự thật” trong văn học cũng luôn có biến động (sự thật sự kiện hay sự thật tâm hồn? Sự thật phía ánh sáng hay phía bóng tối?
Sự thật có lợi cho nhân dân hay một nhóm lợi ích?” [24] Lúc này, tiểu thuyết không
kể chủ thể/ đối tượng phải xoay quanh những vấn đề cộng sinh quanh mình, buộc lòngquên đi cá thể nội tại Như vậy, không phải là hệ tiểu thuyết bấy giờ xây dựng để phục
vụ cộng đồng tuyệt đối Người làm nghệ thuật, xuất phát là muốn tìm cái tôi, xây dựngcái tôi và thể hiện cái tôi Có chăng, họ đang tuân theo kim chỉ nam: “Ngôn ngữ là cái
vỏ vật chất trực tiếp của tư duy” Bối cảnh xã hội đang vùng vẫy trong cách mạng,trong cái đói nghèo, trong xây dựng xã hội chủ nghĩa Ngay khi miếng cơm chưa nuôivừa vặn cái bụng, triết lí cá nhân phó mặc trong tác phẩm văn học liệu chừng có thực ýnghĩa và đáng để quan tâm
Nhưng lại một lần nữa vận động theo quy tắc của lịch sử, tiểu thuyết Việt Nam,
cụ thể là tiểu thuyết nữ, đã vượt thoát, trườn lên tất thảy, định hình định khối và kịp gọicho mình một cái tên trước khi bước qua cơn hồng thủy của Đổi mới
Vậy, diện mạo của tiểu thuyết nữ Việt Nam từ sau năm 1986 là như thế nào?Diện mạo ấy trước nhất, là biến đổi của tư duy cá nhân và định kiến xã hội Ăng -
ghen từng nói đại ý rằng, “sự giải phóng phụ nữ là thước đo của sự giải phóng xã hội.
Cho nên mỗi bước tiến lên của xã hội được ghi dấu bằng chính sự giải phóng sức sản xuất tinh thần, trong đó có sáng tác của văn học nữ giới” [8; 137] Tâm thế của người
phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ phương Đông luôn bị bó hẹp bởi những điều thường nhật,tủm mủn, những thường tình đến khắt khe của lễ giáo phong kiến, đạo đức và chế độ Văn và đời, đời và văn xoắn luyến lấy nhau, còn người sáng tạo là kẻ ngoài cuộc quansát tất thảy Do vậy, góc nhìn của giới là như nhau, chỉ khác ở tiếng nói được - phép -
Trang 21phát ngôn Thậm chí, cần thừa nhận rằng, nữ giới sở hữu nhanh nhạy hơn về tâm lí vàcảm xúc bởi năng lực của tâm lí Sự khác biệt được xem là hạn chế trong sáng tác vănchương, ấy là chiều kích bao la của không gian và những xung đột phức tạp của xã hội.Diện sống của nữ giới bị giới hạn bởi “quyền” Cường quyền, nam quyền, thần quyền,tôi quyền buộc phụ nữ xoay quanh đời sống gia đình Đó là những mâu thuẫn nước đôicủa sáng tạo nghệ thuật ở nữ sĩ.
Do vậy, dầu có sự tiến bộ hay ưu việt, khuynh hướng chung cũng không được thểhiện Cho đến sau Cách mạng, sát kề Đổi mới, phụ nữ dần được bình quyền, hìnhthành một dòng văn học của giới Tương đối mà nhận xét, tư tưởng và độ cảm của namgiới và nữ giới trong nghệ thuật là lý tưởng như nhau Mặt khác, nữ giới rất đa dạng,tinh tế với năng lực ngôn ngữ Đặc trưng của tính giàu tình cảm đó vô hình trung bồiđắp cho nghệ thuật một lớp phủ ấm áp, dịu dàng, trữ tình nhất định Song song đó,
năng lực tưởng tượng được dự phóng mạnh mẽ: “Nhiều lúc tôi thoát khỏi bản thân
mình và nghiễm nhiên biến thành một cây cao, có lúc tôi tưởng tượng mình là ngọn cỏ lùa, một con chim đang bay, một luồng nước chảy, có lúc là ngọn cây, là chòm mây, là nơi tiếp giáp giữa mặt đất trời, cũng có lúc tự thấy mình là màu sắc này, là hình thể kia, thoáng chốc biến hóa đi, đi về không hề vướng víu Lúc thì đi, lúc thì bay, lúc lặn,
có lúc đang hút những giọt sương rơi Tôi nở những đóa hoa hướng dương, hoặc đang ngủ ngon dưới bóng lá (Ấn tượng và hồi ức) [8; 140] Như vậy để thấy được tiềm
năng nội tại của người phụ nữ, cần có cái nhìn linh hoạt của hoàn cảnh, biến đổi lịchsử bên cạnh đó, còn là những vấn đề về giới - gắn chặt với cánh cửa tinh thần củacon người
Nhìn lại chặng đường tiểu thuyết nữ Việt Nam, khi các mảnh đất đã lần lượt đượckhai hoang, thì những hạt mầm đã dần nảy lên những thửa trù phú
Tiểu thuyết được các nữ sĩ xây dựng, sắp xếp từ những mảnh ghép tâm hồn, cùngcái nhìn nghệ thuật về cuộc đời Khác với thế hệ sinh ra trước chiến tranh như Y Ban,Thùy Dương, Dạ Ngân, Song Cầm, Lê Vân Họ có đặc điểm chung là trải qua nỗi đauchiến tranh Họ vừa là chứng nhân, vừa là nạn nhân chịu sự khâu vá của vết thươngcủa lịch sử dân tộc Cuộc đời gắn bó với những biến cố, đau thương đó, nên ngòi bút
của họ có hệ lụy của sự kiện, lịch sử, điều kiện xã hội Còn với Phạm Thị Hoài, “sự
phân hóa diễn ra gay gắt cùng sự gay gắt trong ý thức đổi mới và bứt phá đổi mới của
Trang 22tác giả Sự rốt ráo từ bỏ lối tư duy và trường ngôn ngữ văn học cũ đã là nguyên cớ cho sự đồng tình hay là lên án” [17; 330 - 331].
Đây cũng chính là những tín hiệu đầu của một bộ phận song song, là dòng vănhọc tiểu thuyết Hải ngoại sau Đổi mới, hay còn gọi là di dân, cũng đã bồi đắp nênmiền tác phẩm và thổi một luồng gió mới cho sức sống văn học giai đoạn này Điểmmặt, kể tên như Đoàn Minh Phượng, Phạm Thị Hoài, Lê Minh Hà (Đức), Đoàn ÁnhThuận (Thuận), Linđa Lê, Trần Minh Huy (Pháp), Lý Lan, Phan Việt, Diễm Thúy (Mỹ) Bộ phận này cũng tương tự như dòng văn học trong nước: sinh ra trước và sauthời chiến Tiếp cận với sau Đổi mới, có thể điểm qua những vườn ươm đầu với nghệ
thuật vị nghệ thuật với tiểu thuyết Thiên sứ của Phạm Thị Hoài là một minh chứng, Vượt thoát những rào cản của tư tưởng, những luật lệ tự tạo của định kiến, Thiên sứ đã
trả lại bản thể cho cái muốn nói và cái cần nói, khi mà bối cảnh Đổi mới chưa kịp câu
nệ giữa mối quan hệ chính trị và bình diện tri thức/ quyền lực Tuy vấp nhiều rào cản
buổi đầu, nhưng phải thừa nhận rằng: “Ở Việt Nam, cách viết của Phạm Thị Hoài
khiến đọc giả và những nhà phê bình hết lời ca ngợi và cũng lắm kẻ chê bai Những viên chức văn hóa của Việt Nam phản đối cái nhìn phê phán của bà về nước Việt Nam hiện tại, bà đã vi phạm bởi sự thiếu tôn trọng truyền thống và phạm phải những điều cấm kỵ của xã hội […] Mặc dù bị công kích trên diễn đàn công khai, Phạm Thị Hoài chưa bao giờ là bị cáo về sự bất đồng quan điểm chính trị Thay vào đó, những kẻ phỉ báng đã buộc tội bà là có cái nhìn bi quan quá đáng về Việt Nam, bà đã sỉ nhục “sứ mệnh thiêng liêng của một nhà văn”, thậm chí bà còn viết “dung tục” nữa Nhưng, ngay cả những nhà phê bình mạnh mẽ nhất cũng thừa nhận rằng bà là một nhà văn có con mắt u ám trong việc mổ xẻ chi tiết, chua cay và hài hước, song lại có thính giác tốt
về nhịp điệu của tiếng Việt” [20] Với không gian toàn cầu hóa, không có sự phân biệt
giữa tri nhận của tân thời phương Tây với cái nôi truyền thống nước nhà, mọi sự tiếpnhận, hấp thụ đều bình đẳng Thế nhưng, cùng sự thay đổi về quan niệm con người,cũng kéo theo đó là sự thay đổi hình thức thể hiện ở các nhà văn Sáng tác trong môitrường đó, các nữ sĩ đã tự mở đường biên, tạo cơ hội bộc lộ tinh thần nữ quyền củachính mình và của giới Tâm thế trên văn đàn nói chung, và với tác phẩm - thể loại nóiriêng: chính là sự sáng tạo vượt thoát và tự chủ
Với dòng tiểu thuyết nữ Hải ngoại, phải khách quan mà đánh giá với sự xác nhậnđặc biệt: Bởi đây là đại diện cho những con người di dân, những mảnh ghép của dân
Trang 23tộc mang cảm thức lưu vong Những con người xa quê hương ấy, hòa nhập/ hòa tantrong ngôn ngữ mới mà tiếng quê có khả năng trở thành ngôn ngữ thứ hai Với cảmthức xa xứ, viết, sáng tạo vô hình trở thành hình thức cho họ lặp lại kí ức, hoài niệm vàtrải nghiệm Sâu sắc hơn, là cơ hội cho các nhà văn được sống lại một lần nữa, đúngnghĩa của một kẻ có quê hương Tuy nhiên, không nên quá quy chụp bởi giới hạnkhông gian đó Bởi thực tình nhìn nhận, bộ phận văn học sau Đổi mới đã mang hàosảng của những kẻ sẵn sàng đón cái mới và luôn sống trong cái mới Do vậy, họ chủđộng gia nhập vào xã hội của nước ngoài Quá khứ của họ có thể rất mờ, rất ít, hoặcthậm chí không có (từ sau năm 1975) nên tinh thần và cảm quan của các Tiểu thuyết
nữ Hải ngoại sau năm 1986 phần đa là hiện sinh và hội nhập táo bạo Trong môi trường
tự do ấy, cái nôi của Tiểu thuyết nữ vẫn là thế giới nội tâm và nhạy cảm của người phụ
nữ, chứ không hoàn toàn bị bó buộc và đánh đồng bởi cổ hủ, không gian hay định kiếntruyền thống Sự ưu việt nhất ở đây, chính là tâm thế xuất phát từ cái mới, thể hiện bảnthể một cách tuyệt đối để thấy được tâm thức của nghệ thuật một cách chính xác
Qua đó, chúng ta thấy được diện mạo chung nhất của sáng tác nữ giới Việt Nam,
cụ thể là từ sau Đổi mới năm 1986 để thấy được tâm thức, quan điểm sáng tác mỗi mộtkhác ở vùng miền, thế hệ, nhưng cùng một mạch chảy nhất quán: Với viết, với sángtạo, nữ quyền được bộc lộ Tính chất này trong tiểu thuyết nữ đã dẫn lối cho nhiềuphương diện với văn học Việt Nam đương đại, nhất là tính tâm lí và yếu tố phân tâmhọc trong văn đàn lúc bấy giờ
1.2.2 Vận dụng phân tâm học trong tiểu thuyết nữ Việt Nam sau 1986
Bước vào giai đoạn Đổi mới, nhiều nút thắt về dư luận và tư tưởng trở nên dễ thởhơn Do vậy mà sự tiếp biến lí thuyết phương Tây cũng như quá trình ứng dụng đượcrút ngắn áp vào thực tiễn
Văn học Việt Nam đương đại ở giai đoạn này đã thừa nhận sự xuất hiện, cũngnhư tiếng nói của người phụ nữ Nói hoa mĩ hơn, là tính nữ quyền trên văn đàn Tínhchất được dẫn lối ở đây, dẫu còn nhiều đấu tranh, gạn lọc, thậm chí là chối bỏ rồi tiếpbiến liên tục đã tạo nên một mạch hệ thống/ sơ đồ cho phân tâm học trong nghiên cứu
nghệ thuật “Tâm lý học nữ giới cho rằng nữ tính bộc lộ những đặc điểm trên các mặt
lòng tự tin, đồng cảm, sự xã giao, sự chi phối hay thụ động về năng lực, ngôn ngữ, suy lý, động cơ hành động nữ giới cũng tỏ ra khác nam giới Nhưng khác không có
17
Trang 24nghĩa là thua kém Hoàn toàn ngược lại, trừ một số mặt, còn nói chung tâm lý nữ giới rất thích hợp cho sáng tác nghệ thuật, trong đó có văn học” [9; 255 - 256] Tiểu thuyết
nữ sau 1986 trở đi chưa có một lí luận hay hệ quy chiếu chuẩn nào với ứng dụng nóitrên, nhưng có thể đánh giá và sắp xếp vào hai đặc trưng sau đây
Thứ nhất, đó chính là tính tự thuật của nữ quyền
Tiếp cận với tính tự thuật này, nôm na, cần có một cái đầu tỉnh táo Bởi tính tựthuật của nữ quyền của các nhà nghiên cứu lí luận, mà đặc biệt là ở Pháp và Đức đã cónhiều tranh cãi, đấu tranh cũng như phân bua để tìm một lí lẽ phù hợp nghiên cứu Banđầu, thuyết S Frued, sau này là Jung hay Lacan quy chụp cao trào của tính nữ bởikhiếm khuyết, thiếu hụt Nữ quyền đã lên tiếng để tìm sự cân bằng, đồng pha chonhững quan niệm về người phụ nữ bị xem như thứ yếu, thứ lệ thuộc, hay kẻ chịu ơnnhư kinh Cựu ước nhắc đến (người phụ nữ được sinh ra từ một chiếc xương sườn củađàn ông) Ở điểm này, phân tâm học đã bị lên tiếng phản đối vì cho rằng dục năngcủa con người chi phối tất cả Tuy nhiên, cái được thừa nhận ở đây phải là bóng tối củabản ngã - những góc khuất của tâm lí và xúc cảm mà không nhìn thấy hay sờ nắmđược Sự khác biệt về giới, không đơn thuần dừng lại ở những như cầu khác nhau củabản năng tính dục hay khát khao, ham muốn Đòn bẩy cho tiếng nói nữ quyền, bộc ranhững tính nữ ở đây chính là trong tự thân của bản thể Như vậy, thấy được rằng tính
tự thuật sắp được nhắc đến tựa như một bản lề xoay khép giữa phân tâm học và thếgiới nghệ thuật thuộc về nữ giới
Tính tự thuật là một đặc trưng của tâm lí “Tự thuật không phải đặc tính riêng
của nữ giới, nhưng đây là nét ưu trội nhất làm nên “bản mặt” của văn phong nữ giới Đó là phương thức để nữ giới thể hiện sự nếm trải giới tính, vừa là mục đích để giải phóng những kìm hãm của bản thân” [11; 138] Bản thể con người luôn tự tạo ra
rất nhiều mặt nạ cho mình trong đời thực Ở mỗi bối cảnh, tâm thức ấy chọn lấy mộtkiểu dạng khác biệt để khuất lấp đi bản thể chân thực vốn có Sự giả dạng ấy vô tìnhđẩy con người đến một lỗ hổng không ánh sáng, mò mẫm và dựa dẫm Do vậy, để antoàn, là âm thầm bước đi hoặc rút lại, không bàn luận Đôi khi, sự âm thầm và nén chặt
ấy tạo nên một khối mâu thuẫn, xung đột của chính cá nhân không được giải quyết.Khi lựa chọn được một mảng trống, một khoảng trắng, bản thế ấy tự thuật
Tự thuật cũng có nhiều hình đa dạng, thế nhưng, luận cùng thì đây là kênh giaotiếp giữa chủ thể và khách thể Với người cầm bút - nghề viết - tự thuật dường như làcon đường sáng tác để bộc lộ bóc tách ẩn ức, hướng đến sự chia sẻ nội tâm Tính tự
Trang 25thuật thể hiện rõ nét ở dạng tiểu thuyết dòng ý thức và thể loại tự truyện nói chung (màtrong văn học Việt Nam sau Đổi mới, đã có rất nhiều đứa con ra đời dưới bầu trời đó).Lối tự thuật đưa bản thân (người sáng tác) làm đối tượng hoặc hình mẫu khaithác, miêu tả và ứng chiếu Một thế giới từ góc tối góc sáng, rạch ròi đến âm u haycông khai, thầm kín dần được lộ ra bởi tự thuật Hình thức này mượn một điểm tựa,làm trụ Các vấn đề chung quanh bị khuất lấp Hành trình này tưởng chừng lắt léo, nói
A nhưng đi tìm A’, trong A’ có chứa B, và thực chất A và B là như nhau Điều này được
Trịnh Huyền Sâm nhắc lại một lần nữa: “Thông qua tự thuật, tiểu thuyết nữ đã góp
phần tháo dỡ hệ thống diễn ngôn uy quyền nam giới ra khỏi văn bản trần thuật nữ giới” [11; 141].
Vậy, tự thuật trong tiểu thuyết là một hình thức đối thoại nhiều cá thể hay giảiminh chính mình?
Đây là một hình thức phơi bày thế giới nội tâm, những cảm nhận, sự nếm trải vàđối thoại thuộc về giới Phân tâm học lúc này có rẽ ngang của tự thuật với tính khaithác những dồn nén, ẩn ức, nhiều góc khuất và nhiều hình thức trú ngụ như hành động
kì quặc, giấc mơ, hành động/ lời nói vô thức hay những chuyến du ngoạn của đồ thịcảm xúc Tiểu thuyết nữ sau năm 1986 đã ngầm định phá vỡ nhiều giới hạn tàng hìnhcủa xã hội và tư duy cộng đồng Một không gian mở ra,lúc này, tự thuật được lựa chọn(tương đối) làm công cụ giải phóng tinh thần tập thể, những cổ mẫu xưa và tự thânhình thức này lại đi khám phá chính chủ thể đang được vận hành, áp dụng Hơn thếnữa, đây là con đường xưng danh, lộ diện cái tôi một cách táo bạo trong nghệ thuật -đỉnh cao của sáng tạo, nhất là trong kĩ thuật tiểu thuyết đương đại
Thứ hai, nhìn nhận hành trình hòa mình của phân tâm học với nghệ thuật, một lốiviết nữ của thể loại được hình thành
Nói cụ thể hơn, lối viết nữ song bước cùng những dấu chỉ của phân tâm học đãđồng dạng với bối cảnh, lộ trình và đặc điểm của tiểu thuyết nữ giai đoạn này Như đã
đề cập ở trên, tiểu thuyết với góc nhìn thể loại được xem như quang cảnh và ý thức Ở
quang cảnh, người viết/ nhân vật/ bạn đọc đều luân phiên “bị nhìn” [16; 225], sự luân
phiên này đa dạng hóa một tính tình, một tình cảnh để người viết/ bạn đọc đứng ngoài,giữ một khoảng cách và thâu tóm nội dung của một lát cắt cuộc đời kéo dài một dạngthức “truyện dài” Ngược lại, ở ý thức, người viết/ bạn đọc chính là nhân vật, là
“nhìn” [16; 225]; tự quan sát, tự cảm cuộc đời “chung” của mình Qua đó, bộc lộ rõ
Trang 26hình ảnh/ con đường sáng tác trước khi ý đồ nghệ thuật được bóc tách và vị nghệ thuậtđược khai thác.
Với dòng tiểu thuyết nữ đương đại này, những đặc tính của phân tâm học lí luận
và thực tiễn đã bám sát như một barem quy chiếu cho bản thể con người - đương - đại.Sắc nét hơn cả, có thể nhắc đến lưu mạch văn học Hải ngoại Những kĩ thuật phân tâmhọc đã khai phá những giới hạn đặc thù, đưa ra những góc nhìn mới
Cái gốc của tiểu thuyết vẫn là kể chuyện Bằng cách kể chuyện, “con người
truyền cho nhau những nhận xét tình cảm cần thiết để sống cho nhau, và tìm cách cùng xúc động hòa hợp với nhau một tình cảm chung Kể chuyện cũng là từ cái biết rồi mà làm cho nhau biết thêm những cái chưa biết, những sự vật mới, những tình cảm mới” [16; 253] Qua kể, nhà văn được hóa thân và trải nghiệm lại lần nữa Với tiểu
thuyết nữ, đó là một lần nữa ngụp lặn với không gian cảm xúc không giới hạn củachính mình
Quay trở lại với dấu ấn phân tâm học trong mảng thể loại giai đoạn này, nhữngbiến cố lịch sử, chiều kích xã hội và năng lực tiếp cận của mỗi con người đã tạc nênđịnh hướng khúc xạ văn học cùng tâm lí và bệnh lí học Tiểu thuyết nữ, không chỉ chứanhững tự trào, tự ăn mình hay mặt nạ, mà còn cả những cơ chế vô thức có tính quy luậtcủa ngành khoa học tâm lí này
Thứ nhất, về những dồn nén, ẩn ức Ở đây, không chỉ quy chụp những phức cảm
về tính dục, dục năng bị kìm hãm, mà còn là những ham muốn, khát vọng tri nhận thếgiới bên ngoài của nữ giới Phụ nữ luôn bị gò bó trong những giới hạn nhất định, trongkhi điều kiện bộc phát thì không như nhau Càng cấm, con người càng muốn khai phá,bung tỏa, càng giấu, con người càng tò mò, muốn khai phá Sự mong muốn, khát khaotri nhận bên ngoài là điều tất yếu và tự nhiên
Thứ hai, những tiềm thức nằm trong vô thức chưa được khai thác hoặc thức tỉnhkhi gặp thời với những rào cản của văn hóa, vùng miền, ngôn ngữ (trong hiện tượng didân) Những cảm thức lưu vong đó đưa đẩy con người luôn có cảm giác thiếu thốn,không có điểm tựa và đôi khi là vô định Bộ phận di dân, một phần an phận với cuộcsống mới, phần khác luôn khắc khoải với hoài niệm/ nguồn cội/ phần khuyết của mình
và tìm cách lấp đầy
Thứ ba, những mong muốn vượt thoát hay dự báo số phận tương lai của một bộphận điển hình ẩn mình trong giấc mơ, khát vọng Qua đó, ngòi bút nữ thực sự bộc lộ
Trang 27cá tính táo bạo của mình, cũng như mượn cớ nhân vật để nói về chính mình, cái tôi haycái ta - của những người cùng giới, đương thời cùng hoàn cảnh.
Nhìn chung, dù là bản năng, vốn có hay số phận và hoàn cảnh mất mát, tâm lí vànội tâm phụ nữ vô cùng đa cảm, nhạy bén và phức tạp Dưới góc nhìn của phân tâmhọc với mảng tiểu thuyết nữ giai đoạn này còn gặp nhiều rào cản, chưa định hình được
hệ thống lí luận chính thống Tuy nhiên, cần sự gạn lọc kĩ lưỡng, phù hợp và đa chiều
để thấy được sự áp chiếu linh hoạt của ngành khoa học này với ứng dụng trong nghệthuật - văn học Bức tranh tiểu thuyết nữ Việt Nam từ sau Đổi mới chịu nhiều tác động
và biến cố, nhưng sự linh hoạt như những động cơ tiềm ẩn mắt xích với nhau để khaithác được khía cạnh hay diện mạo mới cũng là một hành trình đáng ngẫm/ ghi nhận
1.2.3 Hành trình sáng tạo tiểu thuyết của Thuận và Đoàn Minh Phượng – những tiếng vọng trong chiều sâu hữu thể
Điểm chung khi nhắc đến hai nhà văn trên trong một hệ chiếu, đó là Thuận vàĐoàn Minh Phượng đều là hai cây bút Hải ngoại Có một khoảng thời gian sống và trảinghiệm ở Việt Nam và cả ở trời Tây, những khoảng cách địa lí, văn hóa, cảm thức vềquê hương đã bồi tụ nên những tiềm năng văn chương với nét cá tính rất riêng ở mỗinhà văn
Thuận (tên thật là Đoàn Ánh Thuận, sinh năm 1968 tại Hà Nội, hiện đang sống ởParis, Pháp) là một trong những nhà văn có công góp phần khơi dòng chảy tiểu thuyếtđương đại trong văn học Việt Nam Ngay khi vừa chào màn trên văn đàn nghệ thuật,những tác phẩm của chị đã để lại nhiều ấn tượng và tiếng vang lớn, kể đến nay là 07
tiểu thuyết như: Made in Việt Nam, T mất tích, Chinatown, Vân Vy, Paris 11 tháng 8,
Còn 4 ngày nữa là hết tháng Tư, Thang máy Sài Gòn Chị được coi là hiện tượng tiêu
biểu trong làng tiểu thuyết gần đây Hành trình sáng tạo của Thuận đang khẳng địnhmột sự vận động không ngơi nghỉ của một người cầm bút ý thức với nghề và đặc biệtquan tâm tới nghệ thuật viết Thuận được đánh giá là nhà văn có sự mới mẻ, độc đáo
và nổi bật Lối viết của Thuận vượt thoát những khuôn mẫu truyền thống, khai thácnhững vấn đề nhạy cảm như tình dục, ham muốn bản năng Đồng thời, thể hiện sâusắc tâm thức con người, gửi gắm qua đó những ngõ mở cho sự giải phóng con người
Còn với Đoàn Minh Phượng,“Cái chết là một dấu chấm hết Dấu chấm hết nào
cũng muốn mang ý nghĩa của cái câu đi trước nó Tôi muốn biết mình là ai để ngày tôi chết tôi biết rằng ai đã chết” là quan niệm sống của chị Đoàn Minh Phượng sinh ra
Trang 28tại Sài Gòn, hiện sinh sống tại Bonn (Đức) và Sài Gòn Sự nghiệp viết của chị tuy chưadày dặn, nhưng kết quả thì khá ấn tượng Bên cạnh đó, chị còn khá thành công với vai
trò đạo diễn kiêm biên kịch cùng bộ phim đầu tay Hạt mưa rơi bao lâu Ở thể
loại/loại hình nào, Đoàn Minh Phượng cũng định vị được cho mình một giá trị cũngnhư thành quả Nhưng hơn đó, văn học Việt Nam đương đại đã có những sắc màu mớivới sự đóng góp đó Ở Đoàn Minh Phượng, cả bên ngoài lẫn bên trong của tinh thầnsáng tác đã bộc lộ rõ được cá tính sáng tác của mình, đồng song với Thuận, là những
cá tính mạnh của ngòi bút trong dòng mới, dòng lạ của Hải ngoại
Nói như Gorki: “Không phải nhà chép sử mà chính nghệ sĩ là kẻ viết lịch sử thật
của con người” [16; 256] Điều này hẳn phản chiếu đúng với tài năng của của hai nhà
văn nữ Việt Nam đương đại này Qua mỗi góc nhìn, hành trình sáng tác - viết tiểuthuyết của cả Thuận và Đoàn Minh Phượng đã gợi mở ra nhiều mảng khuất, nhiều hốđen, những chấn thương tinh thần mang tính tâm lí, chiều sâu tâm hồn được chắp vá,xâu chuỗi thành một dải nghệ thuật của tâm hồn
Dấu hiệu đầu tiên là từ những sang chấn trong chiều sâu tâm lí
Thuận và Đoàn Minh Phượng là những con người tuổi thơ sinh sống ở quê nhàViệt Nam, nhưng mạch thời gian lớn lên, phát triển, lập nghiệp gắn bó với trời Tây.Hai nhà văn Hải ngoại này được không hoàn toàn định danh gần với một bộ phận thế
hệ sinh ra trước năm 1975: Di dân Mặc dù không thuộc “quãng” này, nhưng tâm thức
di dân luôn tồn tại
Sang chấn ấy thể hiện trong ý thức xa/ thiếu quê hương Quê hương là cái nôi củatuổi thơ, tâm hồn, hoài niệm Quê hương là điểm tựa của một đòn bẩy (nguồn gốcxuất phát mọi hành động), là tấm áo bảo bọc chở che cho đứa con bản thể Sự xa rờinày tạo nên những pha lệch/ những điểm mở của ngôn ngữ và văn hóa Với giai thờicủa hai tác giả trên, nếu thích ứng kịp thì đó là cơ hội cho miền đất hứa mới Tinh thầncủa các nữ sĩ (Hải ngoại) tân thời này sẽ có những lối dẫn để bộc lộ sự táo bạo trongtinh thần của mình Sống trong một môi trường tự do, tôn trọng cái tôi cá nhân, đặcbiệt là tôn trọng phụ nữ sẽ giúp họ phá vỡ giới hạn, chạm đến nữ quyền Tuy nhiên,nếu tâm thức còn hoài niệm hay gắn bó mạnh mẽ với cội nguồn, sự “sốc” tri nhận này
sẽ là luồng sóng đẩy đến cô đơn, lạc lõng và thiếu hụt Nữ nghệ sĩ hay người con “didân” sẽ gặp những giao thoa biến động văn hóa, khủng hoảng tâm lí nếu không nắmbắt kịp Do vậy, khiến họ chơi vơi và trở nên vô định Từ đó, nhu cầu thể hiện lẫn tìm
Trang 29kiếm bản ngã trở nên mạnh mẽ và cụ thể hơn Các nhân vật được xây dựng sẽ lần mòcon đường tìm lại bản thân, trước đó, đối mặt với số phận tha hương của chính mình.Giữa những xung đột và ranh giới của quá khứ, hiện tại đó, sự hiện hữu và hư vô trởthành thái cực siêu năng để chiều sâu tâm lí của nhân vật/ tác giả chạm ngưỡng Mộtcách thường trực, nhân vật luôn cảm thấy mình đã bị bật ra khỏi gốc rễ, không biết đâu
là nguồn cội Do vậy, con người lại loay hoay tìm câu trả lời: Tôi là ai? Đây chính làcâu hỏi tìm về của mỗi cá thể tìm về bản nguyên của chủ thể Hành trình hoặc có kếtquả, hoặc không, nhưng hơn hết, họ đã đi một chặng để ý thức được rằng cuộc đời nàykhông đứng yên, mình phải đi!
Tiếp nối đó là bản tự thuật của ẩn ức cá nhân/ cộng đồng
Tự truyện với cái tôi tự thuật là một dấu hiệu đổi mới trong đời sống văn hóa, vănhọc Việt Nam Với tự thuật, chặng hành trình sáng tạo của Thuận và Đoàn MinhPhượng đã có những cú hích mạnh mẽ để thể hiện bản ngã, cái tôi cá tính cũng như
“bản mặt” nhiều trạng thái của mình/ của người/ của đời
Bản tự thuật ấy có khi nằm ở trạng thái tự thuật lại chính mình như Chinatown
của Thuận, những chi tiết về tiểu sử, số phận, cuộc đời được đan cài trong tác phẩmtựa như một bản sao y bản chính với tác giả Cái “tôi” của nhân vật và tác giả gần nhưtrùng khít với nhau, tựa như tác giả chỉ lấy hình thức làm kĩ thuật che giấu, nhưng nội
dung thì mặc định cuộc đời mình “Đây là một thử thách đối với nhà văn nữ cầm bút.
Môi trường văn hóa tự do ở Pháp đã cho phép Thuận trải nghiệm những sáng tạo nghệ thuật Bạn đcọ thấy rõ một cái tôi tự thuật nữ giới đam mê, thách thức và dấn thân vào xã hội như bất kì một nam giới nào Vì vậy, tâm thế của chủ thể trần thuật cũng có thể xem là một bản tuyên ngôn nữ giới” [11; 184]
Không ngoại lệ, Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng cũng có dáng dấp của một
cuộc đời khớp trùng như vậy Nhân vật - trong tiểu thuyết tham dự những trò chơitrong trang sách - và tác giả lại loanh quanh với những trò chơi của cuộc đời Dầu ởkhông gian nào, những thách thức hay cơ hội để nhân vật/ tác giả trải nghiệm và thunhận đều rất thực, rất đời Những yếu tố tự truyện ấy thực chất là sự vay mượn chấtliệu nghệ thuật để phản ánh lại hiện thực và tìm cách bộc ra “bản mặt” của cá thể.Những sự pha trộn ấy không nhằm định ra một cách lịch sự, văn minh cho những giấugiếm về ẩn ức, dồn nén hay thầm kín cái tôi cá nhân về tâm lí bản thân, rộng hơn là
Trang 30quan niệm cuộc đời, chính trị, đạo đức xã hội mà còn là xâu chuỗi quá khứ, thực tại,tương lai để trả lời cho quá trình đi tìm chính mình.
Dư âm còn lại là những tiếng vọng từ hữu thức/ vô thức
Phân tâm học đã có ít nhiều ảnh hưởng trong bức tranh khái quát tư tưởng của cảhai nhà văn
Thuận là nhà văn ngay khi vừa xuất hiện đã gây ngay được tiếng vang, tiểu
thuyết đầu tiên của chị, Made in Vietnam (2002) đã có được những ấn tượng tốt So với
các nhà văn đương thời, Thuận được đánh giá là một nhà văn nổi bật Trong tiểu thuyếtcủa mình, Thuận luôn có những thể hiện mới mẻ về tâm thức con người thời đại, mạnhdạn, chị dám nói, dám viết những điều mà người ta mấp mé bước sang thế kỉ XX - vẫnlẩn tránh…
Nhân vật của Thuận có cuộc sống đa đoan, nhiều uẩn khúc trắc trở, đặc biệt côđơn, lạc loài, bé mọn, mang trong mình những vết thương tinh thần không dễ gì xóa
bỏ Những áp lực cuộc sống, những định kiến xã hội không chỉ khiến con người mệtmỏi trong thực tại mà còn theo cả vào trong giấc mơ, nơi vẫn được coi là chốn nghỉngơi của tâm hồn Giấc mơ ấy chính là bản sao của một hiện thực chưa xa, và cũng làhình dung tới một kết cục đáng buồn trong tương lai Thuận đã bắt sóng tần số củanhững dải tần tâm lý trong tâm thức con người đương đại, một trong số đó chính làtrạng thái bất an, cảm giác lo sợ, bị đe dọa, tình trạng tồn tại yếm thế, nhỏ nhoi, vônghĩa trước cuộc đời rộng lớn, trước những hiểm họa cả hữu hình và vô hình đang bủavây xung quanh
Với Đoàn Minh Phượng thì lại gặp những điểm trống của sự lí giải tâm lí Sựchia sẻ của tác giả trong quan điểm lối bộc phá/ cách kể chuyện với ý thức và vô thức:Người viết buộc phải đặt mình vào cái thế người đọc mới mong cắt nghĩa được điều gì.Đọc một tác phẩm văn học thử xem mình có bị “rơi”, bị “thả” vào cái không gian, thờigian của tác phẩm người ta đã viết hay không Khi đã thực sự bị “rơi” vào tác phẩm và
đã sống cùng thế giới nhân vật; suy nghĩ về họ bằng sự rung động và đồng cảm, làđồng hành sáng tạo, là sống cùng Trong tác phẩm, các nhân vật của Đoàn MinhPhượng đều có cách cắt nghĩa về thân phận của mình một cách khác nhau; cách kểchuyện gần như trái ngược theo sự cảm nhận và chọn lựa cuộc sống, chọn lựa tình yêucủa họ Có khi họ phủ nhận người khác một cách dứt khoát, chối bỏ quá khứ, chối bỏlịch sử, văn hóa mà không cần điều hợp lý hay bất hợp lý Do vậy, thế giới thực và
Trang 31thế giới tinh thần dẫu có những ranh giới hạn định, nhưng sau cùng vẫn cần một cuộc lội ngược để tìm căn nguyên, chứ không chỉ đơn thuần đồng điệu.
Trang 32Tiểu kết chương 1
Như vậy, nhìn lại quá trình vặn mình, chuyển động của tiểu thuyết nữ Việt Namtrên hệ quy chiếu của phân tâm học, ta thấy rằng sự nước đôi này có sự gắn bó thựctiễn và tất yếu Giữa nhiều nền tảng lí luận và lý thuyết, phân tâm học trở thành mộtcông cụ/ phương pháp mới mẻ và khai phá nhiều mảng trống, điểm trắng trong nghệthuật, đặc biệt là văn học Với lược đồ có hệ thống, phân tâm học khai thác và mở ranhiều bản diện mới Quy chiếu trên đó, người viết - bạn đọc cùng sáng tạo, cùng khámphá và chiêm nghiệm những lối dẫn tinh thần Trong đó, có thể có những bản mệnh ai
- cũng - có, khuất lấp bởi những vô thức lối mòn, mà thực chất, có thể nó được hìnhthành bởi mỗi thế giới cảm thức khác nhau, rất riêng Hơn nữa, chính dấu chỉ riêng ấy
đã phát ra tín hiệu mới mẻ, mang cá tính, phong cách và tư duy không giống ai củangười làm nghệ thuật Qua đó, chúng tôi vận dụng cơ bản hệ thống lí thuyết phân tâmhọc để hòa vào lằn ranh tiểu thuyết của Thuận và Đoàn Minh Phượng để cùng khámphá và tri nhận một bộ phận văn học Việt Nam; đồng thời, dựng nên những sắc màumới của tiểu thuyết nữ dưới một góc nhìn của thế giới tinh thần
Trang 33CHƯƠNG 2CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THUẬN VÀ ĐOÀN MINH PHƯỢNG THAM CHIẾU TỪ BẢN LƯỢC ĐỒ PHÂN TÂM
HỌC
2.1 Con người vô thức
Vô thức được xem là “kẻ đáng nghi” trong đời sống tinh thần của con người Nóchiếm phần lớn trong tảng băng trôi: ba phần nổi là phần ý thức bộc lộ ra bên ngoài,thấy được, nhìn nhận được Tuy nhiên, bảy phần chìm còn lại là sự che đậy của vôthức, còn ẩn giấu và tiềm tàng Qua đó, hiểu được phần nào quan điểm của Frued khicho rằng mọi quá trình của tinh thần trên thực chất đều là vô thức Nội dung của cái vôthức bao hàm nhiều vùng kí ức đã trải qua, biến cố đang xảy ra hay thậm chí ước mơchưa thực hiện được Sự phức tạp của vô thức là những vấn đề/ mảng thuộc về hữuthức nhưng dồn nén, ngoại biên hóa với những cái mà chính con người cũng khôngbiết, cho rằng đó là một lẽ đương nhiên Đôi khi, sự không ý thức được ẩn dạng dướinhiều hình thức, đưa đẩy hành động, lời nói, suy nghĩ của con người có những chuyểnbiến không tính trước hoặc không theo một quy tắc nào, một cách rất tự nhiên Có lúc,
nó được gom lại, kết nối với hiện thực đê biểu lộ ra những dồn nén, ẩn ức, hành vi sailạc và phức cảm ám ảnh của con người
2.1.1 Đời sống phức cảm - mất mát và cô đơn
Đời sống con người luôn diễn biến theo nhiều đồ thị xúc cảm phức tạp Tức, nódiện hình qua nhiều trạng thái khác nhau Ở mỗi cực điểm, biểu hiện ấy đạt ngưỡng tối
đa hay tối thiểu của kết quả một hành động hay ý chí chủ thể Thế giới nhân vật trongtác phẩm nghệ thuật không nằm ngoài lằn ranh giao thoa phức tạp của hình thái conngười ngoài cuộc đời Với các đối tượng mà phân tâm học ứng dụng có thể khai thác,tác giả thường không có chủ ý hay sự thống nhất ngầm nào để biểu lộ thế giới nhân vậtđúng với quy tắc của lí thuyết Khách quan mà nói, sáng tạo nghệ thuật có được là bởixuất phát ngay từ ý thức của người viết Nhà văn xây dựng nên một hệ thống ngôn từ,phác thảo trong đó bối cảnh, tình huống, nhân vật, sự kiện và gửi gắm ý đồ nghệthuật của mình Có lúc đơn giản và thuần túy hơn, tác phẩm nghệ thuật chỉ là để giảitỏa những hoài nghi, những giới hạn vượt ngưỡng trong nội tâm nhạy bén với các phứccảm đời sống thực Phức cảm ấy, phần đa là những mất mát, khổ đau, cùng cực
Trang 34để khi chạm cực điểm của đồ thị, đã dự phóng thăng hoa ra không gian của ý thức (trinhận được), thúc đẩy bởi vô thức (chưa cảm được).
Với An Mi trong Và khi tro bụi - người phụ nữ chịu sự mất mát và khổ đau ở ngay
trong thời khắc tươi đẹp của cuộc hôn nhân mà không có một nguyên do hay sự bù trừ nào
rõ ràng: chồng cô mất trong một tai nạn “Chồng tôi mất vì xe rơi xuống núi, ở một đoạn
đèo, trong một đám sương mù Anh ấy đi đâu qua đoạn đường ấy vào ngày ấy, giờ ấy, không một ai biết Anh không có công việc gì cần làm hoặc người quen ở vùng con đường
ấy dẫn tới Tôi hoàn toàn không hiểu cái chết của anh” [10; 7] Cũng từ thời điểm này,
cuộc đời cô đã đổi khác, khác hoàn toàn với những diễn biến thường nhật vốn có Sau biến
cố ra đi đột ngột của chồng, An Mi đã rơi vào thái cực chính cô cũng không hiểu Đó là sựkhủng hoảng của những mất mát đến không ngờ Mà như cô nói, sự thương đau ấy se sắt
và âm ỉ mãi, ngỡ như giày vò cuộc đời một người khác như cái xác không hồn Hơn vậy,khi nhận thức được rằng mình sống vô hồn, nhân vật rời vào trạng thức chênh chao và lạclối khi không ý thức được mình là ai, mình có ý nghĩa gì với thực tại này Cô đã nghĩ mình
sẽ chết theo chồng như một ý nguyện ám thị trong bản năng: “Đáng lẽ tôi nên chết đi sau
hai tuần chồng tôi chết” [10; 12] Một cái chết có cân đo và tính toán, nhưng phần nổi ý
thức của cô vẫn được đánh thức bởi lí trí nhận định: mọi sự đều có sự chọn lựa Với cá
tính của nhân vật, đúng hơn là của tác giả: “Nó cần được hiểu, cho dù người hiểu nó chỉ
có tôi mà thôi” [10; 13] Nó ấy, có thể là cái chết của chồng, cái chết của cô, sự sống của
cô, việc lựa chọn của cô hay đơn giản là bản thân cô Phức cảm của một con người bị thiếukhuất không lường trước được, cộng hưởng với những ám ảnh tưởng chừng vượt ngoàisức chịu đựng đã dẫn cô đi theo những điều không có trật tự Vô thức lúc này, nói như
Frued, chính là “ràng buộc bởi mảnh đời quá khứ của họ Họ không thể tách rời khỏi quá
khứ cho nên không để ý gì đến hiện tại, cũng như tương lai những người muốn vào nhà
tu kín để trốn tránh số mệnh không đẹp đẽ” [4; 303] Có lẽ, đây chính là cách lí giải hợp lí
cho việc lựa chọn cái chết - nói cách khác là lựa chọn sự trốn chạy quá khứ của nhân vật.
Ám ảnh bởi quá khứ, sống chìm trong nó bởi nhớ thương và tiếc nuối, nhưng bản thânnhân vật không thừa nhận điều ấy Đứng trước ranh giới phải vượt qua những đau thương
và mất mát để chứng tỏ mình mạnh mẽ, kiên cường, còn sống được trong cuộc đời quả làmột điều vô lí khi con người đã có những miền kí ức thuộc về Sự khập khiễng này, đượcĐoàn Minh Phượng hóa giải bởi một cuộc trốn chạy, đúng ra là một cuộc giải thoát trướckhi cái chết đang được mình cho phép cận kề
Trang 35An Mi đặt cho mình thời hạn ba tháng để - được - chết Sự ra đi của người chồng
đã lấy của cô quá nhiều thứ, gần như cả nguồn sống Do vậy, ba tháng có lẽ không quá
dài hay ngắn để cô có thể hiểu được “Cái chết là một dấu chấm hết Dấu chấm hết nào
cũng muốn mang ý nghĩa của cái câu đi trước nó Tôi muốn biết mình là ai để ngày tôi chết tôi biết rằng ai đã chết” [10; 13] Cô lựa chọn cuộc sống của ba tháng tương lai
diễn ra bởi sự di chuyển giữa những chuyến tàu đến những mảnh đất lạ - nơi khôngthuộc về mình Quê hương là gì nếu không phải là sự lặp lại - ý thức của cô vẫn thừanhận rằng, càng ở lâu nơi từng gắn bó, cất giữ hoài niệm bao nhiêu, thì cuộc đời sẽcàng bó hẹp và giam giữ trong ám ảnh do mình tự tạo ra một cách giày vò mạnh mẽbấy nhiêu Ở những chuyến tàu, cô sẽ đi, đi và đi, không kịp ngơi nghỉ cho nhữngbuồn đau len lỏi gặm nhấm Hơn nữa, cô không biết rằng, quyết định của cô được đưađẩy bởi một hành vi sai lạc vô thức: Con người khi muốn trốn tránh, họ tìm đến cáikhông ràng buộc, bởi, đó là nơi “mình” không thuộc về
Sự mất mát của nhân vật “em” trong Thang máy Sài Gòn hẳn cũng không loại trừ
hành vi vô thức dẫn nối ấy “Em” và anh Mai là anh em ruột - chẳng có cách nói khác
là cùng một mẹ Mẹ của “em” mất trong lần thăm từ Hà Nội vào Sài Gòn thăm nhàmới của anh Mai, chết vào hai giờ sáng - khi mọi người ngủ say, trong thang máy tưgia Vẫn là một cái chết tai nạn, khó hiểu và chẳng ai dự tính được Chính bởi cái chết
lạ lùng của mẹ cùng một đám tang long trọng sắp diễn ra, là lí do để em và đứa con traitrở về Việt Nam Rồi từ Sài Gòn, Hà Nội, những đau thương và tổn thất tinh thần đãkhơi mào ra nhiều chặng đường mới mà “em” phải đi kiếm tìm - Paris Rốt cục, “em”tìm gì hơn một lí do vì sao mẹ chết?
Không dừng ở đó, có lẽ, ngay khi trở về quê nhà của mình, về dự đám tang mẹ, ở
chung nhà với anh Mai, “em” mới nhận ra sự cô đơn lạc lõng vô định “ anh bỏ máy,
để em suốt đêm thắc mắc ngoài sự tồn tại của thằng Mike, anh còn biết gì về em” [15;
34] “Em” định cư nước ngoài, “em” có mẹ, có anh, trước đây từng có một gia đình.Thế nhưng, đến khi mẹ mất rồi, giữa ranh giới xa lìa của sự sống và cái chết, hạnhphúc và bất hạnh, anh em máu mủ và kẻ xa lạ, em mới nhận ra mọi thứ mong manh.Cái vỏ bọc của hiện thực lại đẩy em thêm một bước gần với sự lạc lõng, cô đơn Ngay
ở Việt Nam, ngay nhà mình, ngay cạnh anh trai mình, “em” cô đơn
Bản năng của “em”, và cả An Mi trong Và khi tro bụi đều là trốn chạy thực tại
-trốn những sự thật khó chấp nhận Sự mất mát tổn thương này tạo nên những mảng mơ
Trang 36hồ trong vô thức cá nhân, mà như Frued có đề cập: “Hẫng hụt bên ngoài, do người và
sự vật không cho phép biểu lộ ngay những nhu cầu Chúng gây nên một căng thẳng nhọc nhằn và buộc chủ thể trì hoãn hoặc hướng theo đường vòng sự giải tỏa năng lượng” [6; 60] Đây là một lí do chính đáng để Thuận và Đoàn Minh Phượng sắp xếp
cho nhân vật của mình gặp biến cố, xác định ngưỡng chịu đựng và chọn sự chuyển di,tách rời để lí giải cho tâm trí mình
“Em” và An Mi đã gặp những sự ra đi bất ngờ - đau khổ và tổn thương Sự ra đicủa một cá thể gắn bó, thực ra lại như sự vụn vỡ, phân mảnh, nghiền nát đến biến mấtcủa một nơi mình vốn thuộc về Cả Thuận và Đoàn Minh Phượng vô hình trung đã đưanhân vật vào thế bị động của khổ đau, không chịu đựng hoặc không chấp nhận nổi, nênvùng vẫy vượt thoát dành thế chủ động Động cơ của hành vi sai lạc trong vô thức conngười là đáng ra phải lãng quên đi những thứ đã mất dẫu quan trọng, thì khuynh hướngcủa hai trường hợp - hai mảnh đời nhân vật này là thực hiện một cuộc lội ngược dòng.Sau cùng, không phủ định lại sự mất mát đau thương đến cô đơn tột cùng Nếu xét hai
cá nhân trong một tập thể thu nhỏ, cả An Mi và “em” đều là nhân vật có vai trò An Mi
là vợ, còn “em” là con gái của những người vừa mất Bản chất của những sự liên hệ
“xã hội thu nhỏ” - gia đình này cũng như những sợi dây gắn bó con người với tập thểlớn hơn gia đình Mối liên hệ cá nhân đều có những quy tắc rập kh uôn theo cách màgia đình họ tiếp cận với xã hội Sự tương đồng này lí giải cho nhân cách và hành động
cá nhân Tuy nhiên, nhìn lại cách phản ứng của nhân vật với sự lựa chọn vượt thoátcủa mình, Thuận và Đoàn Minh Phượng đã tìm chìa khóa cho nhân vật bước qua cánhcửa cuộc đời Còn việc vặn khóa, mở cửa và quyết định bước sang cánh cửa bên kiahay không, thuộc về bản năng con người
Do vậy, qua khám phá đời sống nội cảm thương chấn - mất mát và cô đơn trongtinh thần các nhân vật cho ta thấy được rằng, những khổ đau mất mát mà nhân vật gặpphải, trở nên lạc lõng và cô đơn đến tột độ đã đánh thức phần chìm, phần ẩn trong mỗicon người Cuộc đời bị ám ảnh bởi quá khứ, bởi nhiều mảnh ghép của cuộc đời khác.Nhưng rốt cục, con người phức cảm đã quyết định hướng đi của cuộc sống Sống, phảivượt thoát
2.1.2 Những tra vấn về cội nguồn bản thể
Cũng từ những biến cố ấy cùng hành trình lội ngược tìm lời giải đáp cho mảnhghép cuộc đời, nhân vật lại rơi vào những vòng luẩn quẩn đi tìm gốc gác, tìm nơi mình
Trang 37đánh mất - thuộc về Hành trình đó chính là sự tra vấn của cội nguồn bản thể Thựcchất, cuộc đời với những chuỗi dịch chuyển trong vấn suy của nhân vật dường như làtiếng nói trần trụi cho mỗi ngòi bút Hải ngoại Là Thuận, là Đoàn Minh Phượng -những người con xa quê Gắn liền tuổi thơ với đất nước Việt Nam còn oằn mình vớinhiều vết thương chiến tranh, tuổi thơ đó là cuộc đời của những con người sống trênđất Mẹ, được bảo vệ và chở che Sau này, cuộc sống di dân - đưa họ đến những vùngđất mới, mảnh đất hứa cho hiện thực Các nhà văn Hải ngoại này là đại diện cho nhữngcảm thức lưu vong Họ sống xa quê hương, thiếu sự thân thuộc và phải làm quen vớicái mới, cụ thể là môi trường văn hóa ngoại quốc, tiếng nói mẹ đẻ trở thành ngoại ngữthứ hai, ăn sâu trong tiềm thức sinh hoạt hàng ngày Qua nghệ thuật, ngôn từ và viết, là
khoảng trống để họ được bộc lộ những trải nghiệm của bản thân nơi xa xứ “Đó là
khủng hoảng của bản ngã, nhất là bản ngã của người phụ nữ di dân, những cú sốc văn hóa do sự khác biệt, đối kháng Đông - Tây” [11; 154] Sự day dứt xuất phát từ chủ thể
viết, do vậy mà thế giới sáng tạo nghệ thuật là nơi họ gửi gắm những tâm thức day trởcủa mình
Nhân vật dưới ngòi bút của Thuận và Đoàn Minh Phượng xuất hiện đã là người
xa quê (Việt Nam) Trong Thang máy Sài Gòn, nhân vật “em” sống ở Pháp đã lâu Cô
sống ở nước ngoài với những năm tháng vật vờ, khó khăn tự nuôi con, với một côngviệc lặp đi lặp lại nhàm chán ở một khu phố trong một cửa hàng mà bà chủ là ngườiHoa: công việc dạy học tiếng Việt Người ta không mặn nồng với việc học, lên lớp khithích và báo nghỉ khi thấy cần Cuộc sống của những viên chức, những kẻ có tiềncho rằng, tiếng Việt chỉ phục vụ cho vài lá thư người tình gửi từ Việt Nam, cho vài bứcđiện tín hợp đồng mà dấu đóng đâu đó từ Hà Nội, Sài Gòn Cô - nhân vật “em” lấyviệc dạy tiếng Việt để giữ trụ kinh tế với lời “nhắc nhở” không mấy nhẹ nhàng của bà
chủ Wang: “Bán hàng, dạy học, nghỉ buổi nào trừ lương buổi ấy, nghỉ nửa buổi trừ
nửa buổi” [15; 29] Đó là kế sinh nhai của cô, nhưng, nếu thực, không có công việc
này thì cô sẽ quên mình là người Việt Thậm chí, sự lãng quên ấy tồn tại ở cả việc nuôidạy đứa con trai - Mike Mike sống với người mẹ đơn thân, ảnh hưởng với một lai lịch
không rõ ràng: “Thằng Mike năm tuổi thì đặt chân đến cửa khẩu Tân Sơn Nhất Quốc
tịch chưa có, hộ chiếu chưa có, mỗi tấm ảnh 3*4 dán vào trang áp cuối hộ chiếu của
em Tên bố không có, họ bố không có, giấy khai sinh của nó phần bố bỏ tróng, phần
mẹ là em, họ là họ em, tên là Mike, đọc theo kiểu Pháp là “mích”, đọc theo kiểu Anh
Trang 38-Việt là “mai” [15; 35] Đến đứa con cũng có sự xa lạ về gốc gác Vậy, là do cuộc hôn
nhân không thành hay do chính nguồn gốc - không - chính - chủ?
Không những vậy, đứa con trai của cô còn bị cảnh báo về hội chứng tự kỉ ởtrường học Và cô được đề nghị đưa Mike đến bác sĩ tâm thần chữa trị, mà trước đó, côcũng được đề nghị tìm đến sự trợ giúp của một bác sĩ dành cho người lớn Các hành
vi của Mike không mấy đặc biệt: “Thứ nhất, khiếm khuyết về xã hội, thằng Mike
không chia sẻ cảm xúc với những người xung quanh, không chú ý đến các hoạt động tập thể; thứ hai, khiếm khuyết về ngôn ngữ giao tiếp, thằng Mike rất chậm nói, ba tuổi
mà không biết biểu đạt bằng ngôn ngữ, và mắc tật nhại lời trì hoãn, rất nhiều lần cô chủ nhiệm bắt gặp nó nhắc lại một lời đối thoại trước đó từ rất lâu; thứ ba, là chơi tưởng tượng, thằng Mike không thích chơi với các bạn mà chỉ thích chơi một mình, cũng không đa dạng trong cách chọn trò chơi, lặp đi lặp lại một động tác” [15; 94].
Nhưng, tại sao đến người mẹ cũng cần đến trung tâm trước khi đưa con vào một nơiphù hợp? Trong giả định, người ta cho rằng đứa con thiếu thốn sự quan tâm chăm sócđầy đủ của cha mẹ, trở nên lầm lì và dễ chừng bị tự kỉ Còn mẹ của đứa trẻ, cô cũngvậy? Phần nào, cô cũng là một đứa trẻ thiếu thốn như thế - thiếu sự bảo bọc và thânthuộc, thiếu quê hương Hình ảnh của Mike là sự thu nhỏ của những người tha hương
Ởxa xứ, những mặc cảm của cô hay Mike, cần một gia đình đúng nghĩa là lẽ tự nhiên.Suy cho cùng, đau đớn và xót xa, đám tang mẹ là cái cớ để cô được trở về quê hương,trở về nơi từng là nhà, là cội nguồn của sự chở che Cô ý thức điều đó rõ rệt với nhữngday dứt: Kẻ nhập cư không bao giờ ở yên
Trường hợp này xảy ra với cả nhân vật “tôi” trong Và khi tro bụi của Đoàn Minh
Phượng Sau cái chết của người chồng, “tôi” không tìm thấy một sợi dây kết nối củachính mình với thực tại Cô chênh chao và hụt hẫng, rơi vào vô vọng và bi kịch mấtphương hướng Chồng, là điểm tựa cho cô nơi đất khách quê người Cũng như mộtphần hình ảnh của tác giả, nhân vật “tôi” - An Mi có một tuổi thơ bị đánh cắp, vùi dậpbởi chiến tranh ác liệt, thân phận cô long đong, xa xứ ở Đức Ở An Mi, day dứt nhiềuhơn bất cứ nỗi đau nào, là mất đi điểm tựa - người thương yêu nhất cuộc đời, cũng làmất đi sự ý thức bản ngã của chính mình Ở thời điểm đó, cô ra đi trên những chuyếntàu, chỉ để tự vấn: Tôi là ai? Cảm thức tha hương ấy đã đánh thức khát vọng tìm lại
bản thể và cội nguồn chính mình Đúng như nhan đề Và khi
tro bụi, cái chết dường như là sự kiện quan trọng nhất, để trở thành nguyên do cho