TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG KHOA HÓA HỌCNghiên cứu xác định thành phần hóa học trong tinh dầu vỏ Bưởi Giảng viên hướng dẫn : TRẦN ĐỨC MẠNH Sinh viên thực hiện : VÕ THẢO LY Đà Nẵng, th
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG KHOA HÓA HỌC
Nghiên cứu xác định thành phần hóa
học trong tinh dầu vỏ Bưởi
Giảng viên hướng dẫn : TRẦN ĐỨC MẠNH Sinh viên thực hiện : VÕ THẢO LY
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2018
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
Nghiên cứu xác định thành phần hóa
học trong tinh dầu vỏ Bưởi
Giảng viên hướng dẫn : TRẦN ĐỨC MẠNH Sinh viên thực hiện : VÕ THẢO LY
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2018
Trang 3Họ và tên sinh viên:
Lớp:
1 Tên đề tài:
2.Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị:
3.Nội dung nghiên cứu:Quy trình chiết tách tinh dầu vỏ Bưởi
Xác định chỉ số lý hóa, thành phần hóa học trong tinh dầu vỏ Bưởi
4 Giáo viên hướng dẫn:
5 Ngày giao đề tài:
6 Ngày hoàn thành:
Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho khoa ngày … tháng … năm 2018
Kết quả đánh giá:Ngày … tháng … năm 2018
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký và ghi rõ họ, tên)
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này, được sự hướng dẫn tận tình của quý thầy cô và các anh chị, các bạn cùng thực hiện khóa luận đã tạo điều kiện, giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa luận này Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:
❖ Gia đình đã ủng hộ tinh thần, vật chất và tạo điều kiện cho em trong những năm học vừa qua và trong suốt quá trình làm khóa luận.
❖ Các thầy cô Khoa Hóa học trường Đại học Sư pham Đà Nẵng đã tận tụy dạy dỗ em trong suốt khóa học tại trường.
❖ Thầy TS Trần Đức Mạnh là người trực tiếp hướng dẫn truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm
và tạo điều kiện tốt nhất để em thực hiện tốt khóa luận này.
❖ Các bạn sinh viên cùng học lớp 14SHH, trường Đại học Sư phạm Đại học Đà Nẵng và các bạn sinh viên khác đã giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm học tập và vui buồn
trong suốt thời gian cùng em làm khóa luận
Sinh viên thực hiện
VÕ THẢO LY
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN I MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
PHẦN II NỘI DUNG
CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÂY BƯỞI
1.1.1 Nguồn gốc bưởi .
1.1.2 Đặc điểm hình thái .
1.1.3 Lợi ích của bưởi
1.1.4 Một số giống bưởi ở Việt Nam
1.2 TỔNG QUAN VỀ TINH DẦU
1.2.1 Khái niệm và phân loại tinh dầu
1.2.2 Thành phần cấu tạo
1.2.3 Tính chất vật lý của tinh dầu:
1.2.4 Tinh dầu chiết xuất từ vỏ bưởi
1.2.4.1 Vài nét chung về tinh dầu vỏ bưởi
1.2.4.2 Thành phần hóa học trong tinh dầu bưởi
1.2.4.3 Một số ứng dụng của tinh dầu bưởi
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHIẾT TINH DẦU .
2.1.1 Phương pháp cơ học
2.1.1.1 Nguyên tắc
2.1.1.2 Quy trình
2.1.1.3 Nhận xét:
2.1.2 Phương pháp tẩm trích:
2.1.2.1 Tẩm trích bằng dung môi dễ bay hơi:
2.1.2.2 Tẩm trích bằng dung môi không bay hơi:
2.1.3 Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
2.1.3.1 Lý thuyết chưng cất:
2.1.3.2 Những ảnh hưởng chính trong sự chưng cất hơi nước:
2.1.3.3 Phân loại
2.1.3.4 Những ưu, nhược điểm chung của phương pháp chưng cất
2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU LÝ HỌC
2.2.1 Xác định tinh dầu .
2.2.1.1 Xác định độ trong và màu sắc
2.2.1.2 Xác định mùi
2.2.1.3 Xác định vị
2.2.2 Xác định độ ẩm: .
2.2.3 Xác định tỉ trọng: .
2.2.4 Xác định chỉ số khúc xạ: .
2.2.5 Xác định độ hòa tan trong etanol:
2.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU HÓA HỌC
Trang 62.3.1 Chỉ số axit (A x )
50 2.3.2 Chỉ số este (E s )
51 2.3.3 Chỉ số xà phòng hóa (X p )
51 2.4 ĐỊNH LƯỢNG TINH DẦU 51
2.5 XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ KHÍ GHÉP KHỐI PHỔ (GC-MS) 52
2.5.1 Sắc ký khí:
52 2.5.2 Phương pháp khối phổ (MS)
54 2.5.3 Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC – MS)
54 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 57
3.1 CHIẾT TÁCH TINH DẦU VỎ BƯỞI 57
3.2 XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM NGUYÊN LIỆU 58
3.3 XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ SỐ LÝ HÓA CỦA TINH DẦU 59
3.4 XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC 60
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Trang 76
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Các loại tecpen……… 24
Bảng 1.2 Thành phần hóa học của tinh dầu từ vỏ bưởi……… 26
Bảng 1.3 Thành phần chính của tinh dầu từ hoa bưởi……….27
Bảng 3.1 Độ ẩm của vỏ Bưởi……… 59
Bảng 3.2 Các chỉ số hóa lý của tinh dầu vỏ Bưởi………60
Bảng 3.3 Kết quả phân tích thành phần hóa học trong tinh dầu vỏ Bưởi………61
DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Bưởi Chùm………13
Hình 1.2 Bưởi Năm Roi……… 17
Hình 1.3 Bưởi Phúc Trạch……… 18
Hình 1.4 Bưởi da xanh……….19
Hình 1.5 Bưởi Diễn……… 19
Hình 1.6 Bưởi Thanh Trà……….20
Hình 1.7 Bưởi Đoan Hùng……… 21
Hình 1.8 Bưởi Tân Triều Biên Hòa……….21
Hình 1.9 Bưởi lông cổ cò……….22
Hình 1.10 Phân tử Limonene……… 27
Hình 1.11 Phân tử Myrcen……… 28
Hình 1.12 Phân tử Octanone………28
Hình 1.13 β-caryophyllen………29
Hình 1.14 Octanol………29
Hình 1.15 Phân tử Nootkatone………29
Hình 1.16 Phân tử Nerolidol………30
Hình 1.17 Farnesol……… 30
Hình 1.18 Linalool……… 30
Hình 2.1 Dụng cụ chưng cất bằng hơi nước………42
Hình 2.2 Sơ đồ thu gọn của thiết bị sắc ký khí……… 54
Hình 2.3 Hình ảnh sắc ký đồ……… 54
Hình 2.4 Sơ đồ thiết bị sắc ký khí ghép khối phổ………56
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Quy trình sản xuất tinh dầu bằng pp cơ học……….34
Sơ đồ 2.2 Quy trình chiết tách tinh dầu bằng pp tẩm trích……… 37
Sơ đồ 2.3 Quy trình tẩm trích bằng dung môi không bay hơi……… 41
Sơ đồ 3.1 Quy trình chiết tách tinh dầu vỏ bưởi bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước……….……….……… 58
Trang 9PHẦN I MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tinh dầu hiện nay được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực thực phẩm, mỹphẩm, dược phẩm… Tinh dầu làm nguồn hương liệu có nguồn gốc từ cây cỏ thiênnhiên ngày càng được con người đặc biệt chú ý và ưa chuộng
Việt Nam với điều kiện thiên nhiên nhiệt đới rất thuận lợi cho việc hình thành
và phát triển các loại thực vật, trong đó các loại cây có chứa tinh dầu đang được khẳngđịnh là dồi dào và độc đáo Một trong số đó, giống Citrus họ Rutaceae tuy có tiềmnăng lớn song chưa được khai thác, tận dụng, hầu như chỉ mới sử dụng múi, chưa chếbiến và tận dụng tinh dầu từ vỏ Cho nên hằng năm chúng ta còn phải nhập một lượngtinh dầu bưởi khá lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy tinh dầu của vỏ quả từ họ Citrus có nhiềutác dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm và dược phẩm Điển hình như đề tài nghiên cứuKhảo sát tinh dầu vỏ trái giống Citrus họ Rutaceace,… Những công trình nghiên cứunày đều nhằm vào một mục đích chung là đi sâu vào khám phá lợi ích của tinh dầutrên vỏ cây giống Citrus, đề tài này nhằm khám phá lợi ích của tinh dầu vỏ trái chiCitrus nói chung và lợi ích của vỏ bưởi nói riêng
Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục đích khảo sát hiệu suất trích ly của tinhdầu và xây dựng một quy trình công nghệ sản xuất tinh dầu từ vỏ bưởi cho hiệu suấtthu hồi và chất lượng tinh dầu cao Bên cạnh đó, khảo sát thêm hoạt tính kháng khuẩncủa tinh dầu vỏ bưởi được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, xuất phát từ thực
tế Đây cũng là lý do tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu xác định thành phần hóa học
trong tinh dầu vỏ bưởi ở vùng Quảng Nam – Đà Nẵng”.
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xây dựng quy trình chiết tách tinh dầu vỏ bưởi ở cơ sở sản xuất
- Xác định thành phần hóa học trong tinh dầu vỏ Bưởi
- Đóng góp thêm thông tin khoa học về tinh dầu vỏ bưởi
Trang 103 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu
Cây bưởi ở vùng Quảng Nam – Đà Nẵng
- Phạm vi nghiên cứu
+ Quá trình chiết tách, xác định thành phần và cấu trúc một số hợp chất trong tinh dầu vỏ bưởi
+ Quy trình chiết tách tinh dầu vỏ bưởi trong điều kiện phòng thí nghiệm
và trong cơ sở sản xuất.
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
❖ Nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp nghiên cứu các hợp chất tự nhiên, tổng quan các tài liệu về tinh dầu, thành phần hoá học của tinh dầu vỏ bưởi
❖ Nghiên cứu thực nghiệm
lượng tinh dầu
- Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
- Xác định thành phần hóa học của tinh dầu dựa vào phương pháp sắc
ký khí ghép khối phổ, GC-MS
Trang 119
Trang 12- Xác định các chỉ số hóa lí: độ ẩm; tỉ trọng; chỉ số khúc xạ, khả năng hòa
tan trong cồn ở các cấp độ khác nhau; chỉ số axit, chỉ số este, chỉ số xà phòng hóa
❖ Nghiên cứu tại cơ sở sản xuất tinh dầu
- Tìm hiểu về cơ sở sản xuất
- Giấy phép hoạt động, chứng chỉ của cơ sở
- Quy trình chiết tách tinh dầu tại cơ sở
- Các chỉ tiêu hoá lý mà cơ sở dùng để xác định chất lượng đầu ra của sản
phẩm
Trang 1310
Trang 14PHẦN II NỘI DUNG
CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÂY BƯỞI
1.1.1 Nguồn gốc bưởi
Tên khoa học : Citrus Maxima, hoặc Citrus Grandis
Giới (regnum) : Plantac
Ngành
(divisio)
: MagnoliophytaLớp (class) : Magnoliopsida
Phân lớp (subclass) : Rosida
Bộ (ordo) : Sapindales
Họ (familia) : Rutaceae
Chi (genus) : Citrus
Loài (species) : C.maxima
Bưởi có nguồn gốc từ Nam Á và Malaysia, mọc tự nhiên theo bờ sông Fiji (đảo quốc thuộc Thái Bình Dương) và Friendly Bưởi đã được đưa vào Trung Quốc khoảng
100 năm trước công nguyên Bưởi được trồng nhiều ở miền nam Trung Quốc (tỉnhQuảng Đông, tỉnh Quảng Tây và tỉnh Phúc Kiến) Đặc biệt bưởi còn được trồng trênnhững bờ sông ở miền nam Thái Lan, ở Đài Loan, khắp miền nam Nhật Bản, Nam Ấn
Độ, bán đảo Malyasia, Indonesia, New Guinea và Tahiti Người ta tin rằng những hạtgiống đầu tiên được thuyền trưởng Shaddock mang đến Châu Mỹ vào cuối thế kỷ 17
Vì vậy bưởi còn được gọi là Shaddock
Bưởi có 2 loài: Bưởi (Citrus Grandis) và Bưởi chùm (Citrus Paradisi).
Trang 15Bưởi chùm hay còn gọi là Bưởi đắng, là loài lai giữa Bưởi Shaddock và cam,
được trồng phổ biến ở Mỹ và các nước vùng Địa Trung Hải, không có hoặc có rất ít ởcác nước vùng châu Á
Bưởi chùm trái nhỏ (đường kính khoảng 10 – 15 cm), đặt gọn trong lòng bàntay, có hình cầu tròn, da trơn láng giống như quả cam, vỏ khi chín có màu vàng hoặchồng, có mùi đặc trưng của Bưởi Khi cắt ngang sẽ thấy ruột Bưởi rất đặc, màu đỏhồng, các múi Bưởi dính liền nhau, giống hệt múi cam, khó tách, rất ít hạt hoặc không
có hạt (khác với Bưởi ở Việt Nam các múi tách rời, tép Bưởi mọng nước, xốp), phần
vỏ trắng bên trong rất mỏng như phần trắng của vỏ cam, vị từ rất chua đến ngọt nhạt
và lúc nào cũng chát Bưởi chùm được trồng nhiều ở Mỹ, Brazil, Argentina, Mexico.Người phương Tây dùng để ép lấy nước uống hay ăn tươi
Bưởi chùm cung cấp một nguồn dồi dào vitamin C, chất xơ pectine Bưởi chùm
có sắc hồng hay đỏ do có chứa chất chống oxi hóa có lợi là lycopene Các nghiên cứucho thấy Bưởi chùm có thể giúp hạ thấp lượng cholesterol và trong hạt có chứa mộtlượng thấp các chất chống oxi hóa
Hình 1.1 Bưởi Chùm
Ở nước ta và các nước vùng Đông Nam Á chủ yếu trồng các giống Bưởi thuộc
loài Grandis Đây là loài rất đa dạng về giống do có sự lai tạo giữa chúng với các loài
khác trong chi Citrus Sự khác nhau giữa các giống không chỉ ở đặc điểm về hình thái,kích thước quả mà còn ở cả chất lượng và màu sắc thịt quả
Trang 16Ở miền Nam có các loại Bưởi: bưởi Biên Hòa, Bưởi ổi, Bưởi Thanh Trà, Bưởi đường núm, Bưởi đường cam, Bưởi Năm Roi,… Các giống Bưởi này phần lớn quả cóhình lê, cây ở độ 18 – 25 năm có chiều cao 6 – 10 mét Trung bình trên cây có 200 –
300 quả tùy thuộc vào mật độ trồng, độ phì của đất và kĩ thuật chăm sóc, khối lượng quả trung bình là 0,8 – 1,0 kg
Ở miền Bắc có Bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), Bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), Bưởi
đỏ Mê Linh (Hà Nội), Bưởi Sơn Từ Liêm (Hà Nội)… Trong số đó nổi tiếng nhất là Bưởi Phúc Trạch, Bưởi Đoan Hùng, tiếp đến là Bưởi Diễn
1.1.2 Đặc điểm hình thái
Cây Bưởi cao khoảng 5 đến 10 m, thường có gai lớn (nhất là cây trồng bằnghạt), nhánh non có lông tơ
Rễ: thường có một rễ cái và những rễ nhánh, từ rễ nhánh mọc ra các rễ lông yếu
ớt Sự phát triển của rễ thường xen kẽ với sự phát triển của thân, cành trên mặt đất Rễmọc ra từ hạt thường khỏe, mọc sâu, nếu đất thoáng nước tốt và tơi xốp rễ có thể mọcsâu đến 4 mét
Thân, cành: Bưởi thuộc loại thân gỗ, các cành chính thường mọc ra ở các vị trí
trong khoảng 1m cách mặt đất Cành có thể có gai, nhất là khi trồng bằng hạt Cànhphát triển theo lối hợp trụ, khi cành mọc dài đến một khoảng nhất định thì ngừng lại.Trong một năm cây có thể cho 3 đến 4 đợt cành, tùy theo chức năng của cành màchúng có tên khác nhau như: cành mang trái, cành mẹ, cành dinh dưỡng và cành vượt
Lá: lá Bưởi thuộc lá đơn gồm có cuốn lá, cánh lá và phiến lá Lá lớn, có cành lá
to, phiến lá hình xoan đến bầu dục, dạng trái tim, dài từ 12 đến 15 cm, mặt dưới gân láthường có lông
Hoa: hoa Bưởi lớn, mọc đơn hay chùm, cánh hoa màu trắng kem, có từ 20 – 25
nhị đực, bầu noãn có 11 – 16 ngăn, đường kính rộng từ 2,5 – 4 cm, rất thơm, thường làhoa lưỡng tính Thời gian từ khi ra hoa đến khi hoa tàn thay đổi tùy giống và điều kiệnkhí hậu, trung bình là một tháng
Trang 17Trái: Bưởi có trái lớn, hình cầu hay hình trái lê, đường kính từ 10 đến 40 cm,
có màu xanh và vàng nhạt khi chín, vỏ dày, tép lớn màu vàng nhạ hay hồng Trái nặngtrung bình từ 1 – 2 kg Trái bưởi có 3 phần chính: ngoại bì, trung bì, nội bì Thời gianchín của trái thay đổi từ 7 đến 8 tháng sau khi thụ phấn Quá trình phát triển của Bưởichia làm 3 giai đoạn: từ 4 – 9 tuần sau khi đậu trái, trái chủ yếu phát triển kích thước
và trọng lượng Bên cạnh đó, phần thịt trái cũng phát triển kích thước và trọng lượng.Bên cạnh đó phần thịt trái cũng phát triển chủ yếu là các tép phát triển về kích thước
và số lượng Sau đó, cùng với sự phát triển của các tép là sự phát triển của lớp trung bì.Giai đoạn cuối cùng, khi trái đạt độ chính thành thục, hàm lượng acid trong nước giảmdần, trong khi màu sắc của trái từ màu xanh chuyển sang màu vàng và độ cứng của trái
sẽ giảm dần
Hạt: hình dạng, kích thước, trọng lượng, số lượng hạt trong trái và mỗi múi
thay đổi nhiều tùy từng giống Bưởi là loại trái hạt lớn, đơn phôi, có nhiều hạt, tuynhiên một số giống bưởi như Bưởi Năm Roi, Bưởi Biên Hòa hạt thường mất dần quaquá trình phát triển của trái
Cây bòng thường nhỏ hơn, lá xanh hơn cây bưởi, tuy nhiên chiều cao của câybòng lại cao hơn trung bình cây bưởi tới 1m
Trước đây, ở nhiều vùng quê Việt Nam, cây bòng khá phổ biến tuy nhiên tínhchất vượt trội hơn của bưởi là trái ngon hơn và thời gian ra quả sớm nên người dân dầnchuyển sang trồng bưởi Ngoài ra, do tình trạng lai tạo cấy ghép nên những đặc điểm
sơ khai trở nên khó phân biệt hơn và nhiều người chỉ nhận thấy sự xuất hiện của tráibưởi trên thị trường
1.1.3 Lợi ích của bưởi
Bưởi là loại trái cây có rất nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có nhiều chất có thểgiúp ích cho cơ thể của chúng ta Trong thành phần dinh dưỡng của trái bưởi có nhiềuloại vitamin và khoáng chất mà cơ thể rất cần Chẳng hạn như vitamin C, trong mộttrái bưởi trung bình có tới 39 miligam
Bưởi chứa nhiều vitamin C và kali, là nguồn cung cấp chất vôi, folate, sắt vàchất khoáng khác Bưởi đỏ hay bưởi hồng chứa nhiều beta caroten, là tiền chất của
Trang 18vitamin A Ngoài ra bưởi còn chứa nhiều chất xơ và ít calories, một số chất khác cókhả năng ngăn ngừa bệnh ung thư và tim mạch.
Bưởi giúp chúng ta ăn ngon, kích thích sự tiêu hóa vì tăng cường sự tiết mật vàtiết dịch vị Dùng bưởi vào buổi sáng lúc bụng đói có tác dụng lợi tiểu và tẩy chất độc,giúp lọc máu, thải những chất cặn bẩn và độc tố ở thận, gan ra ngoài
Một số người bị bệnh thấp khớp, viêm khớp, hoại huyết và kinh phong đã lànhnhờ ăn bưởi thường xuyên
Trong bưởi có pectin, chất sợi hòa tan có tác dụng làm giảm cholesterol trongmáu, giảm chất béo thâm nhập vào cơ thể Theo nghiên cứu trong những người có hàmlượng cholesteron trong máu cao, việc ăn thường xuyên 15g pectin trong bưởi trongthời gian 4 tháng giúp giảm cholesterol trong máu trung bình 8%, trong trường hợpđặc biệt có thể giảm tới 20%
Chống cao huyết áp, giảm tai biến tim mạch: bưởi có tác động đặc biệt lêncholesteron xấu, một trong những yếu tố tạo nên mảng xơ vữa thành mạch làm giảm
sự đàn hồi của động mạch Chính tác động này có tác dụng săn đuổi và loại bỏ sự tích
tụ cholesteron đồng thờ làm sạch các mạch máu
Phòng chống ung thư: Nhiều chất tìm thấy trong bưởi có tác dụng chống oxyhóa mạnh như lycopene, limonoid và các naringin Chúng góp phần xoa dịu các triệuchứng cảm lạnh và các tai biến tim mạch cũng như ung thư Các nghiên cứu khoa họccho thấy limonoid làm gia tăng hàm lượng của một số enzyme có khả năng làm giảmđộc tính và hỗ trợ việc loại bỏ các tác nhân gây ung thư
Lá Bưởi: Dùng để trị các chứng nhức đầu do phong, viêm khớp Lá Bưởi chín
dùng để xoa bóp, nấu nước xông hoặc ngâm chữa chứng sưng khớp, bong gân, chấnthương
Múi Bưởi: Có tác dụng chống viêm, ức chế quá trình ngưng tụ tiểu cầu và cải
thiện độ bền vùng thành mạch
Cùi Bưởi: Vị ngọt đắng, tính ấm, tác động vào tỳ, thận, bàng quan, công dụng
hóa đàm, tiêu cực, hạ khí và làm khoan khoái lồng ngực Cùi Bưởi được dùng để trị
Trang 19các bệnh sau: chứng ho hen ở người già, đau bụng do lạnh, thức ăn đình trệ, chậm tiêu,sán khí, phụ nữ mang thai nôn nhiều.
Hoa Bưởi: Có tác dụng hành khí, tiêu đờm, giảm đau, dùng để chữa các chứng
đau dạ dày, đau tức ngực
Tinh dầu: Tinh dầu được ly trích từ vỏ bưởi có tác dụng giải rượu, thư giãn,
được sử dụng hữu hiệu trong việc làm đẹp, có tác dụng làm tóc mọc nhanh…
Hạt Bưởi: Chứa 40 - 75% dầu béo có tác dụng trị sán khí Vỏ hạt Bưởi tươi có
tác dụng cầm máu rất tốt, bằng cách lấy vỏ hạt Bưởi tươi ép vào bông và bó vào chỗchảy máu Chất nhày từ hạt Bưởi ngâm nước có tác dụng làm tan sỏi thận, lợi tiểu HạtBưởi khi bỏ vỏ ngoài, nướng chín đen, nghiền thành bột và hòa với dầu dừa làm thuốcbôi chống lở da đầu
1.1.4 Một số giống bưởi ở Việt Nam
Hiện nay tại Việt Nam có các giống bưởi ngon, mang lại hiệu quả kinh tế cao.Sau đây là những nét khái quát chung về một số loại bưởi
➢Bưởi Năm Roi:
Hình 1.2 Bưởi Năm Roi
+ Bưởi Năm Roi là một trong những loại bưởi ngon, được người tiêu dùng đánhgiá cao và có giá trị kinh tế lớn Bưởi Năm Roi được công nhận là giống sạch bệnh,cho năng suất cao và chất lượng tốt, ngon nhất trong các giống bưởi hiện nay, thích
Trang 20nghi với điều kiện tại các vùng sinh thái khác nhau ở nước ta Tuy nhiên bưởi Năm Roiđược trồng nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
+ Đặc điểm: quả hình lê, trọng lượng trung bình từ 1 - 1,4 kg, trái có núm, khichín có màu vàng xanh, vỏ mỏng, ráo nước, thịt quả màu xanh vàng, mịn đồng nhất.Múi và vách múi rất dễ tách, ăn dòn, ngọt, thơm, vị hơi dôn dốt chua, đặc biệt là không
có hạt mẩy, chỉ có hạt lép nhỏ li ti Tỉ lệ phần ăn được trên 55% Phù hợp ăn tươi, chếbiến, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu nhiều nước
➢Bưởi Phúc Trạch:
Hình 1.3 Bưởi Phúc Trạch
+ Nguồn gốc: ở xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh Hiện nay giống bưởi này đang được trồng ở hầu hết các huyện và vùng lân cận
+ Bưởi Phúc Trạch được coi là một trong những giống bưởi ngon nhất của nước
ta Quả hình cầu hơi dẹt, vỏ quả màu vàng xanh, trọng lượng trung bình từ 1 - 1,2 kg,
tỉ lệ ăn được 60 - 65%, số lượng hạt từ 50-80 hạt, màu sắc thịt quả và tép múi phớthồng, vách múi dòn dễ tách rời, thịt quả mịn, đồng nhất, vị ngọt hơi chua
+ Điều đặc biệt là giống bưởi này đã được lấy đi trồng nhiều nơi và cũng được
chăm sóc công phu nhưng quả không bao giờ ngon được như trên đất Phúc Trạch.+ Không chỉ có giá trị ở độ ngon ngọt, bưởi Phúc Trạch còn được ưa chuộng vìrất dễ bảo quản Quả có lớp vỏ dày, cứng nên vận chuyển đi xa rất ít bị dập nát Bưởitươi ngon rất lâu mà không cần bất kì loại hóa chất bảo quản nào Theo nghiên cứu của
Trang 21Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phú Quỳ (Nghệ An) thì trong hơn 100 giống bưởi ở nước ta, bưởi Phúc Trạch được đánh giá là ngon và có hiệu quả kinh tế cao nhất.
+ Bưởi da xanh ăn rất ngọt, ráo nước, không có hoặc rất ít hạt, vỏ mỏng, thịtbưởi đỏ sậm bắt mắt và cho trái quanh năm Bưởi có thể được bảo quản trong thời giandài (vài tháng) mà vẫn đảm bảo chất lượng và cảm quan
➢Bưởi Diễn
Hình 1.5 Bưởi Diễn
Trang 22+ Bưởi Diễn được trồng nhiều ở Phú Diễn, Phú Minh (Từ Liên, Hà Nội) Bưởi Diễn là một đột biến của bưởi Đoan Hùng.
+ Đặc điểm: quả tròn, vỏ trái nhẵn khi chín màu vàng cam, trọng lượng trungbình từ 0,8 - 1 kg, tỉ lệ phần ăn được từ 60 - 65%, số hạt trung bình khoảng 50 hạt, múi
và vách múi dễ tách rời nhau, thịt trái màu vàng xanh, ăn giòn, ngọt Thời gian thuhoạch bưởi Diễn muộn hơn bưởi Đoan Hùng, thường vào khoảng cuối tháng 12 âmlịch
Trang 23+ Bưởi Bằng Luân có phẩm chất tốt, thích ứng rộng, cho năng suất cao Dạngquả hình câu, khi chín có màu vàng rơm, màu thịt quả trắng, trục quả đặc, dễ tách múi,tép mềm mọng nước có màu trắng xanh, ngọt đậm, mùi thơm, tỉ lệ phần ăn từ 60 – 63
% Loại bưởi này có thể bảo quản bằng phương pháo truyền thống đến 5 tháng vẫn giữnguyên phẩm chất
➢Bưởi Tân Triều Biên Hòa
Hình 1.8 Bưởi Tân Triều Biên Hòa
Trang 24+ Loại bưởi này là đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ Cù lao Tân Triều thuộc
xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai Trái bưởi to tròn đều, màu vàng sángđẹp, vỏ bưởi có mùi thơm nhẹ, múi bưởi không bị lép, tép to, đều, ăn rất ngon miệng, trọng lượng trung bình từ 1,2 – 1,5 kg, tỉ lệ phần ăn được trên 60%
đỏ, dễ tách, vịt ngọt đến chua nhẹ, nhiều nước, múi thơm, mỗi trái từ 5 – 30 hạt, trọnglượng từ 0,9 – 1,4 kg, có thể nặng đến 2 kg
Trang 251.2 TỔNG QUAN VỀ TINH DẦU
1.2.1 Khái niệm và phân loại tinh dầu
- Tinh dầu là hỗn hợp các chất hữu cơ tan lẫn vào nhau, có mùi đặc trưng Tinhdầu gồm nhiều chất dễ bay hơi (chủ yếu là các tecpen và các tritecpenoit), có mùi đặctrưng tùy thuộc vào nguồn gốc cung cấp nguyên liệu tinh dầu
- Ở nhiệt độ thường hầu hết tinh dầu ở thể lỏng, có khối lượng riêng bé hơn 1(trừ một vài tinh dầu như quế, đinh hương…), không tan trong nước hoặc tan rất ít,nhưng lại hòa tan tốt trong dung môi hữu cơ như ancol, ete, chất béo… Tinh dầu bayhơi với hơi nước, có vị cay và ngọt, nóng bỏng và có tính sát trùng mạnh
- Tinh dầu có hai loại: tinh dầu nguyên chất và tinh dầu hỗn hợp
+ Tinh dầu nguyên chất: hoàn toàn không có độc tố, không có chất bảo quản hóa học nên rất an toàn cho người sử dụng và mang lại kết quả nhanh khi điều trị
+ Tinh dầu không nguyên chất được pha trộn với các loại tinh dầu khác nhau
1.2.2 Thành phần cấu tạo
Tinh dầu thực vật là một hỗn hợp phức tạp của nhiều chất hữu cơ nhưhidrocacbon, ancol, este, ete, andehit, xeton,… nhưng phần lớn và quan trọng hơn cả làcác hợp chất tecpen và dẫn xuất có oxi của chúng – tecpenoit Hai loại hợp chất này làsản phẩm của quá trình trao đổi chất thứ cấp trong thực vật và cũng là chất chủ yếugây ra mùi của tinh dầu
Tecpen là tên gọi nhóm hiđrocacbon không no thường có công thức chung là(C5H8)n với n ≥ 2, thường gặp trong giới thực vật Tecpen có nhiều trong tinh dầu thảomộc như tinh dầu thông, sả, quế, chanh, bưởi,
Các dẫn xuất chứa oxi của tecpen như ancol tecpen, xeton, andehit tecpen haycacboxylic, este tecpen… lại được gọi là tecpenoit Chúng thường có mùi thơm hấpdẫn hơn so với tecpen cùng loại
Trang 26Mỗi phân lớp có mạch hở, vòng với độ lớn khác nhau, đa vòng và có nhómchức Dù đa dạng nhưng đều do sự ghép các đơn vị isopren lại với nhau theo kiểu “đầunối đuôi” Đó là quy luật isopren, từ đó sinh ra thuật ngữ isoprenoit.
1.2.3 Tính chất vật lý của tinh dầu:
- Trạng thái: đa số ở nhiệt độ thường tinh dầu ở trạng thái lỏng, một số ở thể
rắn như methol, camphor… Tinh dầu dễ bay hơi ở nhiệt đồ thường
- Độ tan: tinh dầu rất ít tan hoặc hầu như không tan trong nước, nhưng tan tốt
trong các dung môi hữu cơ như ancol, ete, clorofom… nên có thể dùng dung môi hữu
Trang 27- Màu sắc: tinh dầu thường không màu hoặc có màu vàng nhạt Một số ít tinh
dầu có màu (tinh dầu ngải cứu có màu xanh lơ, tinh dầu quế có màu nẫu sẫm…) là do
sự có mặt của các hợp chất màu được lôi kéo theo tinh dầu trong quá trình chiết xuất (màu xanh do có Chlorophyll, màu vàng do có Carotenoit…)
- Mùi và vị của tinh dầu chủ yếu gây ra do các cấu tử thành phần bị oxi hóa Đa
số tinh dầu có mùi thơm dễ chịu, một số có mùi hắc khó chịu
- Nhiệt độ sôi: tinh dầu có nhiệt độ sôi phụ thuộc vào thành phần các chất có
trong tinh dầu, nhìn chung khoảng 1000C – 2000C
- Tỉ trọng: đa số tinh dầu có tỉ trọng nhỏ hơn 1 nên tinh dầu thường nhẹ hơn
nước (tinh dầu nghệ, tinh dầu sả…) , một số có tỉ trọng lớn hơn 1 nên nặng hơn nước(tinh dầu tỏi, tinh dầu đinh hương…) Tỉ trọng thay đổi theo thành phần hóa học Nếutinh dầu có thành phần chủ yếu là hiđrocacbon tecpen thì tỉ trọng thấpm tinh dầu cóhợp chất chứa oxi hoặc nhân thơm thì tỉ trọng cao hơn
- Chỉ số khúc xạ của tinh dầu thường vào khoảng 1,45 – 1,56.
- Mỗi tinh dầu có các hằng số vật lí đặc trưng như trạng thái (d), chiết suất (n),
độ quay cực (α) và các chỉ số hóa học như chỉ số Axit, chỉ số Iot, chỉ số Este, chỉ số Xàphòng hóa… Qua các chỉ số ta có thể đánh giá sơ bộ chất lượng tinh dầu
1.2.4 Tinh dầu chiết xuất từ vỏ bưởi
1.2.4.1 Vài nét chung về tinh dầu vỏ bưởi
Vỏ ngoài của bưởi chưa nhiều tinh dầu như một số loại trái cây Citrus khácthuộc họ Cam quýt (Rutaceae) gồm d-limonen, a-pinen, linalool, geraniol, citral…Ngoài ra, vỏ bưởi còn chứa nhiều flavonoid như naringosid, hesperidin, diosmin,diosmetin, hesperitin… có tác dụng bảo vệ thành mao mạch, giảm tính thấm, giúp chomao mạch đàn hồi và bền vững hơn Từ đó giúp ngăn ngừa những tai biến do vỡ cácmao mạch, gián tiếp giúp hạ huyết áp Một số người còn dùng vỏ ngoài quả bưởi xiatrên da đầu để kích thích lỗ chân lông, phòng trị bệnh hói đầu hay rụng tóc Chính vì
Trang 28vậy người ta đã ứng dụng vỏ bưởi vào trong công nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm để sảnxuất ra những loại tinh dầu phục vụ cho nhu cầu của con người.
Tinh dầu vỏ bưởi hiện nay rất phổ biến trong dược phẩm và đặc biệt là trong mỹphẩm Chúng được sử dụng để phục vụ cho nhu cầu làm đẹp và sức khỏe của conngười, tinh dầu vỏ bưởi có tác dụng kháng khuẩn Mùi hương thanh tao, giúp giải cảm,thư giãn, giảm stress Hương thơm của tinh dầu bưởi còn có tác dụng giải rượu giúptỉnh táo, minh mẫn Tinh dầu bưởi có trong dầu massage giúp tan mỡ, cân bằng cácyếu tố dinh dưỡng cho da, chống lại sự lão hóa Đặc biệt tinh dầu bưởi kích thích sựmọc tóc, giúp cho tóc dài và mượt, chống rụng tóc
Trong lá, hoa, vỏ quả bưởi đều có chứa tinh dầu nhưng phần lớn tinh dầuthường tập trung nhiều nhất trong quả bưởi
1.2.4.2 Thành phần hóa học trong tinh dầu bưởi
Bảng 1.2 Thành phần hóa học của tinh dầu từ vỏ bưởi
Trang 29Bảng 1.3 Thành phần chính của tinh dầu từ hoa bưởi
- Danh pháp IUPAC: 1-methyl-4-(1-methylethenyl)-cyclohexene
- Limonene là thành phần chính trong tinh dầu vỏ bưởi, với hoạt tính có khảnăng ức chế phòng chống ung thư Limonene cũng được sử dụng phổ biến trongcác sản phẩm mỹ phẩm (nước hoa, sữa tắm,…), trong sản xuất thực phẩm (che
vị cay đắng của alkaloid,…) và một số loại thuốc giúp giảm bệnh trào ngược dạdày và ợ nóng…
Trang 30- Danh pháp IUPAC: 7-methyl-3-methylene-1,6-octadiene
- Myrcene là một chất trung gian quan trọng được sử dụng trong ngành côngnghiệp nước hoa Nó có mùi dễ chịu nhưng hiếm khi được sử dụng trực tiếp do có
xu hướng dễ bị polyme hóa Ngoài ra, Myrcen còn có tác dụng giảm đau và kháng viêm
➢Octanone được sử dụng để tạo hương vị và mùi thơm.
Hình 1.12 Phân tử Octanone
➢β-caryophyllen có mặt trong nhiều loại tinh dầu như đinh hương, hương
thảo, và nó tạo nên vị cay đặc trưng của hạt tiêu đen Trong tinh dầu vỏ bưởi,
với hàm lượng caryophyllen nhỏ cũng tạo nên vị cay nhẹ cho tinh dầu
Trang 31β-Hình 1.13 Phân tử β-caryophyllen
➢Octanol có tính sát trùng, kháng khuẩn cao, rất tốt cho thần kinh và kích
thích phản ứng miễn dịch trong cơ thể.
Hình 1.14 Phân tử Octanol
➢Nootkatone là thành phần quan trọng nhất của bưởi, một trong những thành
phần hóa học chính tạo nên mùi và hương vị của bưởi Nootkatone được sửdụng làm thuốc chống trừ sâu bọ, côn trùng, một cách thân thiện với môi trường
vì nó rất dễ bay hơi Nootkatone không độc hại với con người nên được sử dụng
để làm phụ gia thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm
Hình 1.15 Phân tử Nootkatone
Trang 32➢Nerolidol có mùi thơm nhẹ, được sử dụng làm hương liệu và nước hoa.
Nerolidol cũng đang được thử nghiệm để làm chất tăng cường sự thẩm thấu củathuốc qua da
Hình 1.16 Phân tử Nerolidol
➢Farnesol có mặt trong nhiều loại tinh dầu như sả, hoa hồng, hoa huệ, được
sử dụng để làm tăng thêm mùi nước hoa Farnesol còn là một loại thuốc trừ sâu
tự nhiên, cũng như là thành phần hương liệu và phụ gia cho thuốc lá
Hình 1.17 Farnesol
➢Linalool được dùng làm hương liệu trong 60 – 80% các sản phẩm vệ sinh
thơm và chất tẩy rửa như xà phòng, dầu gội Ngoài ra, linalool còn được sử
dụng như thuốc diệt sâu bọ
Hình 1.18 Linalool
Trang 331.2.4.3 Một số ứng dụng của tinh dầu bưởi
-Trong mỹ phẩm: tinh dầu bưởi là thành phần quan trọng trong các sản phẩm: dầu gội,
sữa tắm, nước hoa
+ Làm se da, giúp da đẹp, mịn màng, trị viêm da, chống mụn
+ Giúp mái tóc chắc khỏe, mềm mại, ngăn ngừa rụng tóc, kích thích mọc tóc.+ Tạo mùi thơm nhẹ cho nước hoa
- Trong dược phẩm: tinh dầu bưởi cũng là thành phần chính có trong nhiều loại thuốc,
có tác dụng:
+ Giúp giảm cân: các hoạt chất tinh dầu trong vỏ bưởi có tác dụng làm giảm mỡ
trong máu, giảm gan nhiễm mỡ,
+ Làm giảm tóc gãy rụng, kích thích mọc tóc, đặc trị chứng hói đầu, gãy rụng
và thưa tóc, phục hồi tóc bị hư tổn, giúp tóc chắc khỏe và bóng mượt
+ Giúp lợi tiểu, lợi niệu, giải độc cơ thể
+Giúp giảm đau, trị các chứng đau đầu, viêm khớp, kháng khuẩn, chống viêm, chống nhiễm trùng
+ Giảm huyết áp, hạ cholesterol trong máu, chống ung thư
Trang 3430
Trang 35sự tích tụ chất béo gây béo phì Pectin thuộc nhóm các chất làm đông tụ, đóngvai trò cực kì quan trọng trong việc làm màng bao bọc các sản phẩm, tạo ra cấutrúc gel được ứng dụng đặc biệt với các món mứt Vì vậy món mứt vỏ bưởi saukhi bào chế sẽ cực kì an toàn cho sức khỏe, dễ bảo quản và không bị mất đi cáctinh chất vốn có trong vỏ bưởi tự nhiên Mứt vỏ bưởi còn có tác dụng nhuậntrường, tính sát khuẩn cao nên có thể ngăn ngừa viêm họng, viêm miệng hiệuquả.
+ Bên cạnh đó, tinh dầu bưởi còn có thể tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, đồngthời lấy đi lượng thuốc trừ sâu còn tồn đọng trong thực phẩm bằng cách nhỏ 20giọt tinh dầu bưởi vào một chai xịt, có chứa 1 thìa canh bột nổi, 1 chén dấmtrắng và 1 chén nước, sau đó xịt dung dịch trên lên bề mặt của thực phẩm và đểtrong 5 phút
- Một số ứng dụng khác của tinh dầu bưởi:
+ Giúp thư giãn, làm giảm căng thẳng, giúp trấn tĩnh, lấy lại tinh thần Hươngthơm của tinh dầu bưởi còn co tác dụng giải rượu, giúp tỉnh táo minh mẫn Khitắm cho vài giọt tinh dầu bưởi giúp máu huyết lưu thông Là một chất khử mùirất hiệu quả nên tinh dầu bưởi thường được sử dụng để xông hơi phòng, giúp mang lại tinh thần sảng khoái, thư giãn cho người sử dụng
+ Có tác dụng giải cảm rất tốt, đặc biệt khi kết hợp với tinh dầu chanh, hương nhu, khuynh diệp, sả, dùng để tắm hoặc xông
+ Khử mùi ô tô: đổ nước lọc bình thường vài máy khuếch tán theo mức thấpnhất hoặc cao nhất, cho từ 1 - 3 giọt tinh dầu vào, sau đó bật máy khuếch tánlên
+ Có thể hòa từ 1 - 3 giọt tinh dầu bưởi vào 2 lít nước ấm để ngâm chân trướckhi đi ngủ, giúp giảm đau nhức bàn chân, tăng tuần hoàn máu