1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động cho vay ngang hàng (p2p lending) kinh nghiệm phát triển trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam

144 118 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 847,4 KB

Nội dung

Xuất phát từ thực trạng hiện nay đó là tín dụng ngân hàng- hình thức tín dụngđược đánh giá là có nhiều ưu điểm nhất, do nhiều nguyên nhân vẫn chưa phát huyđược hết vai trò của mình trong

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG

(P2P LENDING) – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN

TRÊN THẾ GIỚI

VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

TRẦN THU PHƯƠNG

Hà Nội - 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG

(P2P LENDING) – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN

TRÊN THẾ GIỚI

VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Ngành: Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 8340201

Họ và tên học viên: Trần Thu PhươngNgười hướng dẫn: TS Trần Thị Lương Bình

Hà Nội - 2018

Trang 3

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Tài chính- Ngân hàng và Khoa Sau Đại học - Trường Đại học Ngoại thương đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn trong thời gian vừa qua.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến TS TrầnThị Lương Bình đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình tôi thực hiệnluận văn Những góp ý của cô là định hướng quan trọng giúp tôi hoàn thànhđược luận văn này

Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2018

HỌC VIÊN

Trần Thu Phương

Trang 4

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi

sự giúp đ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫntrong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

HỌC VIÊN

Trần Thu Phương

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG. 5

1.1 Tổng quan về Cho vay ngang hàng……….5

1.1.1 Khái niệm. 5

1.1.2 Lịch sử phát triển. 5

1.1.3 Bản chất của Cho vay ngang hàng. 7

1.1.4 Đặc điểm. 7

1.1.4.1 Chế độ tự động là một trong những đặc điểm ưu việt của hình thức Cho vay ngang hàng .7

1.1.4.2 Cơ chế tính điểm tín dụng đa dạng, thường có sự kết hợp của thông tin từ bên thứ ba độc lập và thông tin nội bộ của nền tảng Cho vay ngang hàng .8

1.1.4.3 Là hình thức tín dụng nhanh chóng và thuận tiện cho các bên tham gia 10

1.1.5 Phân loại. 11

1.1.6 Vai trò và chức năng của Cho vay ngang hàng. 13

1.1.6.1 Vai trò của hoạt động Cho vay ngang hàng 13

Sơ đồ 1.1: Chuỗi giá trị của bốn loại hình cho vay cơ bản. 14

1.1.6.2 Chức năng của Cho vay ngang hàng 15

1.1.7 Các nguyên tắc của Cho vay ngang hàng. 16

1.1.8 Điều kiện phát triển Cho vay ngang hàng. 16

1.2 Quy trình Cho vay ngang hàng……… 17

Sơ đồ 1.2: Quy trình Cho vay ngang hàng tổng quát. 18

1.3 Các nhân tố tác động tới hoạt động CVNH……… 20

3.1.1 Nhân tố khách quan. 20

3.1.1.1 Môi trường chính trị, xã hội 20

3.1.1.2 Môi trường kinh tế vĩ mô 20

3.1.1.3 Môi trường pháp lý 21

3.1.1.4 Tập quán vay vốn, tiêu dùng, niềm tin của khách hàng 22

Trang 6

3.1.2.2 Năng lực và uy tín của công ty CVNH 23

3.1.2.3 Thông tin tín dụng 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI. 26

2.1 Thực trạng phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng tại Anh……… 26

2.1.1 Quy mô, cơ cấu và tăng trưởng. 26

2.1.2 Đặc điểm. 27

2.1.2.1 Đầu tư của các tổ chức có xu hướng tăng 27

2.1.2.2 Chế độ tự động có vai trò quan trọng trong quá trình đầu tư 29

2.1.2.3 Các đặc điểm về nhân khẩu 31

2.1.2.4 Các hình thức giảm thiểu rủi ro có tác động quan trọng đến quyết định đầu tư 32

2.1.2.5 Động cơ và hành vi người đi vay 33

2.1.2.6 Động cơ và hành vi người cho vay 34

2.1.3 Phân loại. 37

2.1.4 Mô hình quản lý. 40

2.1.4.1 Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động Cho vay ngang hàng tại Anh 40

2.1.4.2 Tổ chức tài chính P2PFA 44

2.2 Thực trạng phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng tại Mỹ……… ……….47

2.2.1 Quy mô, cơ cấu và tăng trưởng. 47

2.2.2 Đặc điểm. 48

2.2.2.1 Tỷ trọng đầu tư của các tổ chức lớn 48

2.2.2.2 Chế độ tự động có vai trò quan trọng 49

2.2.2.3 Nhận thức về rủi ro 50

2.2.3 Phân loại. 50

2.2.4 Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động Cho vay ngang hàng tại Mỹ. 50

2.2.4.1 Các quy định liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng 50

2.2.4.2 Các quy định của SEC 53

2.3 Thực trạng phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng tại Trung Quốc………55

2.3.1 Quy mô, cơ cấu và tăng trưởng. 55

2.3.2 Đặc điểm………57

2.3.2.1 Đầu tư của các tổ chức chiếm tỷ trọng nhỏ 57

2.3.2.2 Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong quá trình đầu tư 57

2.3.3.3 Các đặc điểm về nhân khẩu. 58

2.3.3.4 Nhận thức của các công ty CVNH về hệ thống quy định và rủi ro 58

Trang 7

2.3.4.1 Phân loại theo mục đích vay vốn 62

2.3.4.2 Phân loại theo phương thức giao dịch 62

2.3.5 Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động Cho vay ngang hàng tại Trung Quốc. 66

2.4 Đánh giá chung về kinh nghiệm phát triển hoạt động CVNH tại Anh, Mỹ và Trung Quốc……… 69

2.4.1 Những thành tựu đã đạt được. 69

2.4.1.1 Hoạt động CVNH giúp giảm chi phí và thời gian tiếp cận khoản vay 69

2.4.1.2 Cung cấp tín dụng cho một số đối tượng gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn ngân hàng……….……….70

2.4.1.3 Hoạt động CVNH đem đên sự chủ động cho các bên tham gia 71

2.4.1.4 Có khả năng cải tiến kỹ thuật nâng cao chất lượng và tốc độ dịch vụ kịp thời cho các bên tham gia 72

2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân. 73

2.4.2.1 Hệ thống phòng ngữa rủi ro cho các NĐT còn nhiều hạn chế 73

2.4.2.2 Hiện chưa có hệ thống pháp luật cho mô hình Cho vay ngang hàng trên phạm vi quốc tế 77

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG TẠI VIỆT NAM. 78

3.1 Thực trạng hoạt động Cho vay ngang hàng tại Việt Nam………78

3.1.1 Quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng. 78

3.1.1.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng 78

3.1.1.2 Cơ cấu 79

3.1.2 Đặc điểm. 79

3.1.3 Cơ sở điều chỉnh hoạt động Cho vay ngang hàng tại Việt Nam. 90

3.2 Bài học kinh nghiệm từ quá trình nghiên cứu hoạt động Cho vay ngang hàng trên thế giới……… 91

3.2.1 Hệ thống pháp lý cần được xây dựng phù hợp với sự phát triển của hoạt động Cho vay ngang hàng. 91

3.2.2 Thành lập Tổ chức Cho vay ngang hàng là việc làm cần thiết để phát triển hoạt độngCho vay ngang hàng. 92

3.2.3 Có thể phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng theo hướng hợp tác cùng hệ thống ngân hàng truyền thống. 92

3.2.4 Cần thực hiện các báo cáo, nghiên cứu mang tầm khu vực và quốc tế giúp nâng cao nhận thức và góp phần phát triển của Cho vay ngang hàng. 93

Trang 8

3.3 Thuận lợi và khó khăn trong việc vận dụng các bài học kinh nghiệm vào việc phát

triển hoạt động Cho vay ngang hàng tại Việt Nam……… 94

3.3.1 Thuận lợi. 94

3.3.2 Khó khăn. 96

3.4 Giải pháp phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng tại Việt Nam 97

3.4.1 Đẩy mạnh việc ứng dụng các lợi thế của mạng internet, công nghệ tài chính fintech và dữ liệu lớn big data. 97

3.4.2 Thành lập Tổ chức các doanh nghiệp trong ngành Cho vay ngang hàng để cùng nhau học hỏi, phát triển hệ thống lành mạnh. 100

3.4.3 Đâỷ mạnh các hoạt động kêu gọi đầu tư từ nước ngoài, kết hợp với hệ thống ngân hàng. 103 3.4.4 Thực hiện các nghiên cứu về hoạt động CVNH để nâng cao hiểu biết, niềm tin đối với các khách hàng, là động lực để các công ty CVNH phát triển. 104

3.5 Kiến nghị……….106

KẾT LUẬN 107

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

Sơ đồ 1.1: Chuỗi giá trị của bốn loại hình cho vay cơ bản . 14

Sơ đồ 1.2: Quy trình Cho vay ngang hàng tổng quát 18

Bảng 2.1: Sản lượng và tăng trưởng của các mô hình Cho vay ngang hàng tại Anh giai đoạn 2013-2016 26

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ tổng số khoản vay mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của CVNH TM so với ngân hàng tại Anh giai đoạn 2012-2016 . 27

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ khoản vay CVNH mới cho doanh nghiệp nhỏ ở Anh so với cho vay thương mại của ngân hàng truyền thống giai đoạn 2012-2016 . 28

Biểu đồ 2.3: Khối lượng vốn Cho vay ngân hàng từ các NĐT tổ chức và cá nhân tại Anh năm 2016 28

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng vốn từ các NĐT tổ chức và cá nhân tại Anh giai đoạn 2015-2016 . 29

Biểu đồ 2.5: Khoảng thời gian dành cho việc tập hợp cơ hội đầu tư tiềm năng của các NĐT tại Anh năm 2016 . 30

Biểu đồ 2.6: Sự phụ thuộc của NĐT tại Anh vào các nguồn kiểm định thông tin khi lựa chọn cơ hội đầu tư năm 2016 . 31

Bảng 2.2: Tỷ lệ phần trăm các NĐT tại Anh cho rằng các yếu tố giảm thiểu rủi ro là quan trọng năm 2016 32

Bảng 2.3: Một số đặc điểm của người đi vay trong mô hình CVNH tại Anh năm 2016 34

Bảng 2.4: Một số đặc điểm của NĐT trong mô hình Cho vay ngang hàng tại Anh năm 2016.35 Bảng 2.5: Một số động cơ của NĐT trong mô hình Cho vay ngang hàng tại Anh năm 2016. 35

Bảng 2.6: Dự kiến nợ xấu và lợi tức đầu tư của Zopa tháng 3 năm 2016 . 38

Bảng 2.7: Quy mô và tỷ trọng ngành CVNH tại Mỹ năm 2016 . 48

Bảng 2.8: Tỷ lệ góp vốn của mô hình CVNH tại Mỹ năm 2016 . 49

Bảng 2.9: Quy mô và tỷ trọng ngành Cho vay ngang hàng tại Trung Quốc giai đoạn 2014-2016 56

Bảng 2.10: Tỷ trọng vốn cho vay tổ chức ở Trung Quốc năm 2016 . 57

Biểu đồ 2.7: Nhận thức về các quy định hiện hành cấp quốc gia ở Trung Quốc năm 2016 . 59

Biểu đồ 2.8: Nhận thức của ngành về các quy định đề xuất cấp quốc gia ở Trung Quốc năm 2016 59

Biểu đồ 2.9: Nhận thức rủi ro về CVNH TD ở Trung Quốc năm 2016 . 60

Biểu đồ 2.10: Nhận thức rủi ro về CVNH TM ở Trung Quốc năm 2016 . 60

Biểu đồ 2.11: Tỷ lệ đổi mới mô hình kinh doanh ở Trung Quốc năm 2016 . 61

Biểu đồ 2.12: Tỷ lệ đổi mới sản phẩm ở Trung Quốc năm 2016 . 62

Bảng 2.11: Phân loại Cho vay ngang hàng tại Trung Quốc theo phương thức giao dịch . 63

Trang 10

Bảng 2.13: Sự công khai thông tin về lợi nhuận và nợ xấu tại một số công ty CVNH của tổ chức P2PFA năm 2017. 76

Biểu đồ 3.1: Sản lượng ngành Tài chính thay thế của một số nước Châu Á Thái Bình Dương năm 2016. 78

Bảng 3.1: Mô hình CVNH tại các công ty Việt Nam. 79

Bảng 3.2: Một số đặc điểm của một số công ty Cho vay ngang hàng tại Việt Nam. 80

Trang 12

Xuất phát từ thực trạng hiện nay đó là tín dụng ngân hàng- hình thức tín dụngđược đánh giá là có nhiều ưu điểm nhất, do nhiều nguyên nhân vẫn chưa phát huyđược hết vai trò của mình trong hoạt động cấp vốn cho một số chủ thể quan trọngtrong nền kinh tế, một hình thức tín dụng mới đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu vayvốn đa dạng của các cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ; đồng thời đem đếnmột hình thức tín dụng mới đơn giản, hiệu quả Đó là hình thức Cho vay nganghàng (P2P lending).

Những kết quả tác giả đã đạt được sau khi thực hiện luận văn đó là:

 Tập hợp và xây sựng cơ sở lý luận chung về mô hình Cho vay ngang hàng,

 Đánh giá thực trạng của hoạt động này tại một số nước trên thế giới có hoạtđộng Cho vay ngang hàng phát triển như Anh, Mỹ và Trung Quốc, đúc kết ra nhữngthành tựu cũng như những hạn chế trong quá trình xây dựng và phát triển mô hình Chovay ngang hàng trên thế giới Trên cơ sở đánh giá những thành tựu cũng như nhữnghạn chế, tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm tiêu viểu cho Việt Nam

 Phân tích thực trạng của hoạt động Cho vay ngang hàng và các đặc điểmchính của hoạt động này tại Việt Nam Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các kiến nghị

phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng tại Việt Nam

Trang 13

LỜI MỞ ĐẦU

Tín dụng là một phạm trù và là một trong những hoạt động thiết yếu của nềnkinh tế Tín dụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội và đã có nhiềuthay đổi để đáp ứng nhu cầu của các chủ thể đi vay

Tuy nhiên, có một thực trạng đang tồn tại hiện nay, đó là tín dụng ngân hình thức tín dụng được đánh giá là có nhiều ưu điểm nhất, do nhiều nguyên nhânvẫn chưa phát huy được hết vai trò của mình trong hoạt động cấp vốn cho một sốchủ thể quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Đây

hàng-là vấn đề nan giải mà hệ thống ngân hàng cùng các cơ quan chức năng vẫn chưa tìmđược các biện pháp giải quyết hiệu quả

Để giải quyết vấn đề này, một hình thức tín dụng mới đã ra đời nhằm đáp ứngnhu cầu vay vốn đa dạng của các cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ; đồngthời đem đến một hình thức tín dụng mới đơn giản, hiệu quả Đó là hình thức Chovay ngang hàng (P2P lending) Đây là hình thức tín dụng mới và đang có xu hướngphát triển mạnh mẽ tại các nền kinh tế phát triển, trong đó nổi bật là tại Trung Quốc,Anh và Mỹ Tại Việt Nam, hình thức Cho vay ngang hàng cũng đã bắt đầu đượcphát triển bởi một số công ty Tuy nhiên, với tuổi đời non trẻ, các doanh nghiệpmuốn phát triển sản phẩm Cho vay ngang hàng rất cần học hỏi những lý luận, kinhnghiệm phát triển và phương thức quản lý từ các nước phát triển Chính vì lí do đó,tôi quyết định chọn “Hoạt động cho vay ngang hàng (P2P lending) - kinh nghiệmphát triển trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” làm đề tài cho bàiluận văn thạc sĩ của mình

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ - đối tượng doanh nghiệp chiếm đa số

và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăntrong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng Để giải quyết vấn đề này, hoạt độngCVNH đã ra đời với mục đích cung cấp vốn hiệu quả cho các DNVVN Không chỉvậy, đây còn là hình thức tín dụng tận dụng được các lợi thế của mạng Internet,thông qua đó giúp quá trinh vay và cho vay nhanh chóng và thuận tiện Do đó, hoạt

Trang 14

động tín dụng mới này đang phát triển mạnh mẽ tại một số nước phát triển nhưAnh, Mỹ và Trung Quốc Tại Việt Nam, hoạt động CVNH bắt đầu được phát triển

từ năm 2015 Tuy nhiên, do các thông tin về hoạt động CVNH tại Việt Nam còn kháhạn chế, nên có nhiều nguy cơ khi phát triển tại thị trường Việt Nam, sẽ có nhữnghoạt động biến tướng, không đúng theo bản chất của mô hình CVNH, có thể gâythiệt hại cho người đi vay và các NĐT nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung

Do đó, việc thực hiện các nghiên cứu với mục đích học hỏi kinh nghiệm phát triểnhoạt động CVNH tại một số nước trên thế giới, từ đó đưa ra các giải pháp phát triểnhoạt động này tại Việt Nam là việc làm mang tính cấp thiết

Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều bài báo, nghiên cứu về hoạt động cho vay ngang hàng từ các đơn vị uy tín Một số các nghiên cứu tiêu biểu là:

 Nghiên cứu “Peer-to-Peer Lending: A Financing Alternative for Small

 Nghiên cứu “The Business Models and Economics of Peer-to-Peer Lending”của Alistair Milne và Paul Parboteeah

 Nghiên cứu “The rise of peer-to-peer lending in China: An overview andsurvey case study” do Hiệp hội Kế toán Công chứng Chartered xuất bản năm 2015

 Nghiên cứu “The economics of peer-to-peer lending” do Công ty tư vấn Oxera xuất bản theo yêu cầu của Hiệp hội P2PFA

Một điểm chung của các bài nghiên cứu này là phạm vi nghiên cứu nhỏ nhưphạm vi quốc gia và khu vực, và tập trung vào nghiên cứu các đặc điểm và dự báo

xu hướng phát triển của mô hình Cho vay ngang hàng trong tương lai

Tại Việt Nam, các thông tin về Cho vay ngang hàng chưa có nhiều, chủ yếutồn tại dưới hình thức các bài báo mạng Một số bài báo về hoạt động Cho vayngang hàng tại Việt Nam đó là:

 Bài báo “Mô hình cho vay ngang hàng bùng nổ tại Việt Nam” trên websitehttp://cafef.vn

Trang 15

 Bài báo “Xuất hiện hình thức cho vay P2P: Rủi ro gia tăng theo tiện ích?”trên website http://baophapluat.vn.

Hiện tại, chưa có các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu như luận văn hay các bàinghiên cứu tổng hợp về hoạt động Cho vay ngang hàng tại Việt Nam Tuy nhiên, tạiViệt Nam, các công ty CVNH được xếp vào nhóm Công ty công nghệ tài chính(Fintech) Và tại Việt Nam hiện nay đã có một số báo cáo về nhóm các công ty này:

 Bài viết “Quản lý lĩnh vực công nghệ tài chính – kinh nghiệm quốc tế và một

số đề xuất đối với Việt Nam”,của ThS Nghiêm Thanh Sơn, tại trang web của Ngânhàng Nhà nước Việt Nam ngày 05/05/2017

 Bài viết “FINTECH: Hệ sinh tháiở các nước và vận dụng tại Việt Nam”, củacác tác giả: Ts Hà Văn Dương, Hà Phạm Diễm Trang và Nguyễn Hoàn Mỹ Lệ, tại trangweb của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 09/02/2018

Vì vậy, luận văn “Mô hình cho vay ngang hàng (P2P lending) - kinh nghiệmphát triển trên thế giới và bài học cho Việt Nam “của tác giả sẽ là tài liệu mang tínhtổng hợp về hoạt động Cho vay ngang hàng trên thế giới, từ đó đề xuất một số biệnpháp phát triển cho hoạt động này tại Việt Nam

Mục đích của đề tài là đề ra giải pháp phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng tại Việt Nam

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, cần thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

 Làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động Cho vay ngang hàng

 Phân tích kinh nghiệm phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng tại một số nước trên thế giới; từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

 Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng tại Việt Nam

Trang 16

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động Cho vay ngang hàng và các vấn đề liên quan đến hoạt động này

Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động Cho vay ngang hàng tại một số nước trên thế giới và tại Việt Nam

Trong bài luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

 Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết

 Phương pháp mô hình hóa

 Phương pháp giả thuyết

 Phương pháp lịch sử

 Phương pháp quan sát khoa học

 Phương pháp thống kê

 Phương pháp so sánh đối chiếu

 Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm

Ngoài phần Mở đầu, kết luận, các Phụ lục và danh sách tài liệu tham khảo, nộidung chính của luận văn được trình bày trong ba chương

Chương 1: Lý luận chung về hoạt động cho vay ngang hàng

Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động cho vay ngang hàng tại một số nước trên thế giới

Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam

Trang 17

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG 1.1 Tổng quan về Cho vay ngang hàng.

Theo trang web tài chính Investopedia, CVNH là một phương pháp cho vaytạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân vay tiền và cho vay tiền giao dịch trực tiếp

mà không cần đến một tổ chức tài chính chính thức làm trung gian

CVNH đề cập đến các khoản vay không có đảm bảo giữa người cho vay vàngười đi vay thông qua các nền tảng trực tuyến mà không cần trung gian của bất kỳ

tổ chức tài chính nào (Lin và cộng sự, 2009; Collier & Hampshire, 2010; Bachmann

và các cộng sự, 2011)

Từ các định nghĩa trên, tác giả đưa ra định nghĩa tổng quát về CVNH đó là:CVNH là hoạt động kết nối đầu tư trực tiếp những người đi vay và người cho vaythường diễn ra trên trang web của các công ty CVNH

1.1.2 Lịch sử phát triển.

Hình thức CVNH xuất hiện từ đầu những năm 1700, khi tác giả JonathanSwift người Ailen của cuốn sách nổi tiếng Travels Jonathan - đã cho nhiều ngườivay những số tiền nhỏ khác nhau

Trong suốt thế kỷ 18 và 19, CVNH đã trở thành một trong những phương thứctín dụng được sử dụng rộng rãi nhất ở châu Âu Mặc dù CVNH trở nên ít phổ biếnhơn trong thế kỷ 20 vì sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng, nhưng gầnđây nó đã bùng nổ trở lại nhờ sự phát triển của Internet

Trang 18

Làn sóng gián đoạn trong khu vực tài chính đã tăng mạnh sau cuộc khủnghoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 Sau những tổn thất nặng nề, hệ thống các ngânhàng buộc phải khắt khe hơn trong quá trình cho vay và giải ngân, điều này đã tạo

ra sự không hài lòng của những người đi vay dành cho các ngân hàng thương mại.Theo thông tấn xã Reuters, "hai mươi trong số các ngân hàng lớn nhất thế giới đãphải trả hơn 235 tỷ đô la tiền phạt và bồi thường trong bảy năm (2008-2015) chomột loạt các hành động sai phạm, từ việc thao túng thị trường tiền tệ và lãi suất chođến trốn thuế" Những nhược điểm của hình thức cho vay truyền thống, điển hìnhnhư hệ thống thủ tục tốn thời gian và cứng nhắc của các ngân hàng là nền tảng cho

sự phát triển các phương thức cho vay linh hoạt hơn Một trong số đó là hình thứcCVNH (P2P lending)- hình thức cho vay với các thủ tục đơn giản, thời gian phêduyệt khoản vay nhanh cùng với khoản vay linh hoạt và phù hợp với nhiều đốitương khách hàng vay khác nhau, đồng thời có tính minh bạch cao

Tuy nhiên, CVNH chỉ thực sự được biết đến rộng rãi nhờ sự ra mắt của haicông ty là Zopa của Anh vào năm 2005 và Prosper của Mỹ vào năm 2006 Đây lànhững công ty CVNH đầu tiên trên thế giới, nơi người đi vay và người cho vaykhông cần thông qua ngân hàng mà vẫn hoàn toàn có thể giao dịch trực tiếp vớinhau thông qua một nền tảng CVNH – nền tảng giao dịch trung tâm Tính đến năm

2016, Prosper tuyên bố có hơn 2 triệu thành viên và tổng số tiền cho vay là 6 tỷUSD (Prosper, 2016) Trong khi đó, Zopa báo cáo rằng họ đã hỗ trợ tổng cộng 1,4

tỷ bảng CVNH và có khoảng 53.000 NĐT cho 114.000 khách hàng vay (Zopa,2016) Kể từ khi Zopa và Prosper được ra mắt lần đầu tiên, đã có nhiều công tykhác đã thành công với sản phẩm CVNH

Ngày nay, mô hình CVNH nằm trong số các phân khúc phát triển nhanh nhấttrong không gian dịch vụ tài chính Một số công ty CVNH nổi tiếng ở Hoa Kỳ vàChâu Âu là Tập đoàn LendingClub (LC), Zopa, Prosper Marketplace, ProsperMarketplace, Upstart, Funding Circle, Peerform, Pave, Daric, Borrower First, SoFi,Ratesetter và Auxmoney Thậm chí, trên thế giới đã xuất hiện những Tổ chứcCVNH Trong đó, tổ chức quy mô nhất hiện nay là Hiệp hội Tài chính CVNH củaAnh – P2PFA

Trang 19

1.1.3 Bản chất của Cho vay ngang hàng.

Về bản chất, CVNH là quan hệ vay và cho vay trực tiếp giữa bên cho vay(NĐT) và bên đi vay, và quá trình cho vay được thực hiện trực tuyến hoặc ngoạituyến thông qua các nền tảng CVNH Trong đó, nền tảng CVNH được hiểu là cáctrang web do công ty CVNH tạo ra, trên đó tích hợp các tính năng và thông tin giúpcác bên tham gia giao dịch thự hiện giao dịch một cách dễ dàng, ví dụ như: thôngtin về các hồ sơ vay vốn, công cụ đấu thầu tự động, các tính năng theo dõi tình hìnhthu nợ,… Các công ty CVNH thường không phải là NĐT trực tiếp cho vay tiền, mà

họ tạo ra không gian kết nối (là các nền tảng CVNH) các bên tham gia, đồng thờicung cấp các dịch vụ đơn giản hóa quá trình vay và cho vay Do đó, các công tyCVNH không hưởng lợi nhuận từ việc hưởng chênh lệch lãi suất vay và cho vay,

mà nhận các khoản phí đến từ việc cung cấp các dịch vụ liên quan

1.1.4 Đặc điểm.

Nhìn chung, các mô hình CVNH có ba đặc điểm chính sau:

1.1.4.1 Chế độ tự động là một trong những đặc điểm ưu việt của hình thức Cho vay ngang hàng.

Chế độ tự động là tập hợp các công cụ tự động giúp thuận tiện hóa quá trìnhgiao dịch của các bên tham gia hoạt động CVNH như: tự động phân bổ quỹ củaNĐT, tự động kết nối NĐT và người đi vay, tự động tái đầu tư,…

Chế độ tự động phân bổ quỹ NĐT là hoạt động phân bổ quỹ đầu tư tự độngvào các khoản vay có sẵn dựa trên mong muốn đầu tư Các NĐT chỉ cần đưa ra cácđặc điểm cho vay mong muốn, chẳng hạn như lãi suất, điểm xếp hạng yêu cầu củangười đi vay, sau đó các công cụ sẽ so sánh đối chiếu các yêu cầu của NĐT với các

hồ sơ vay vốn trên hệ thống; tính toán và phân bổ quỹ đầu tư một các hợp lý

Từ khi hình thức CVNH TD lần đầu tiên xuất hiện ở Hoa Kỳ (và trên toàncầu), nó hoạt động dựa trên một tập hợp những tùy biến thể hiện được tính hiệu quảcủa chế độ tự động.Về cơ bản, chế độ này đã chuẩn hóa quá trình đầu tư bằng cáchcho phép các công ty CVNH tự động đa dạng hóa danh mục đầu tư; thông qua tậphợp các thông tin các khoản vay có sẵn phù hợp với các thông số cho vay kỳ vọng

Trang 20

của NĐT, đồng thời nâng cao hiệu quả của thị trường thông qua việc đơn giản hóaquá trình phê duyệt và cấp vốn cho khoản vay.

Chế độ tự động thường được sử dụng nhiều nhất bởi các NĐT cá nhân, vì họthường không có nhiều thời gian và thường thiếu chuyên môn về việc đầu tư Bởi vậy,

để cung cấp môi trường đầu tư tốt nhân cho những NĐTcá nhân cũng như nâng caokhả năng cạnh tranh, việc cung cấp chế độ tự động là yêu cầu thiết yếu các công tyCVNH tiêu dùng; trong khi đối với các mô hình tập trung nhiều NĐT có tổ chức nhưCVNH thương mại và CVNH bất động sản, điều này lại không quá quan trọng

Bằng cách tiến hành giao dịch với sự trợ giúp của công cụ đấu thầu tự động, cảNĐT và người đi vay đều có thể hoàn thành giao dịch với thời gian ngắn hơn Từgóc độ vận hành, điều này là rất cần thiết, bởi thời gian giao dịch ảnh hưởng trựctiếp đến lợi nhuận của các nền tảng CVNH Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra nhữngthách thức mới cho nền tảng Vì với việc sử dụng công cụ đấu thầu tư động đồngnghĩa với việc công cụ này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quyết định vay vàcho vay của các bên Vì vậy, các yếu tố cẩn trọng, chấm điểm tín dụng và quản lýrủi ro tín dụng là điều tối quan trọng trong quá trình đấu thầu tự động Các nền tảngphải đảm bảo rằng việc phân tích tín dụng của họ phải đủ chính xác để đảm bảorằng NĐT đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn dựa trên hệ thống thông tin hỗ trợ

từ hệ thống đấu thầu tự động

1.1.4.2 Cơ chế tính điểm tín dụng đa dạng, thường có sự kết hợp của thông tin

từ bên thứ ba độc lập và thông tin nội bộ của nền tảng Cho vay ngang hàng.

Trong quá trình cho vay, việc chấm điểm tín dụng (thẩm định tín dụng) là việclàm vô cùng quan trọng, do nó là cơ sở đánh giá khả năng thanh toán và thái độ củangười đi vay Thông thường, đối với mô hình ngân hàng thương mại, công tácthẩm định tính dụng thường được thực hiện bởi chính đội ngũ nhân viên ngân hàng.Người đi vay thường sẽ điền các thông tin liên quan đến: năng lực trả nợ, vốn, tàisản thế chấp, các điều kiện khác vào văn bản được thiết kế sẵn theo quy chuẩn củatừng ngân hàng Đối với một số ngân hàng áp dụng công nghệ hiện đại, người đivay có thể điền thông tin theo biểu mẫu niêm yết trên trang web của các ngân hàng

Trang 21

Hệ thống chấm điểm tín dụng của các nền tảng CVNH có những điểm khácbiệt Hầu hết các công ty CVNH áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để đánh giákhả năng thanh toán của người vay.

Một số công ty sử dụng thông tin kiểm định từ bên thứ ba độc lập Ở Mỹ, xếphạng tín dụng của người vay thường được thực hiện bởi bên thứ ba - Tổ chức Tíndụng Fair Isaac (FICO), dựa trên số an sinh xã hội của người vay, hay công ty Zopa

ở Anh sử dụng điểm tín dụng do văn phòng tín dụng Equifax cung cấp Trong một

số trường hợp, điểm tín dụng của người đi vay không được thẩm định bởi tổ chức tàichính độc lập, mà được tập hợp từ thông tin do chính người đi vay đưa ra, kết hợp vớithông tin tài chính được cung cấp bởi ngân hàng và các tổ chức tài chính khác, thậm chí

là các đánh giá chấm điểm từ các giao dịch trên các sàn thương mại

điện từ

Tinh vi hơn, điểm tín dụng từ bên thứ ba có thể được kết hợp cùng các thôngtin từ các nguồn thông tin đáng tin cậy khác như: hệ thống dữ liệu lớn (big data)1,thông tin từ mạng xã hội nội bộ để đưa ra quyết định phê duyệt và các yếu tố liênquan như lãi suất

Về yếu tố mạng xã hội nội bộ, đây là một trong những yếu tố được đánh giá làquan trọng trong việc cung cấp thông tin cho NĐT, làm giảm tình trạng thông tinbất cân xứng trong tín dụng Gần như tất cả các công ty CVNH lớn tại các thịtrường phát triển như Anh, Mỹ và Trung Quốc đã cung cấp các chức năng dịch vụmạng xã hội cho các thành viên đã đăng ký và có tài khoản được xác minh Cácthành viên này có thể tạo một nhóm hoặc tham gia mạng xã hội Có ba loại mạng xãhội chính: mạng lưới tình bạn, các nhóm và diễn đàn thảo luận Trong một mạnglưới tình bạn, một thành viên có thể là bạn với các thành viên khác Đối với hìnhthức hoạt động theo nhóm, bất kỳ thành viên nào cũng có thể tạo một nhóm và cóthể tham gia vào bất kỳ nhóm nào nếu họ có thể đáp ứng các tiêu chí thành viên củanhóm đó Tuy nhiên, một cá nhân chỉ có thể là một thành viên của một nhóm tạimột thời điểm Diễn đàn thảo luận lại giống như một bảng thông tin trực tuyến, nơi

mà bất kỳ thành viên nào cũng có thể đăng bình luận và trả lời ý kiến của các thànhviên khác

Trang 22

Tuy khác nhau về cách thức tổ chức, nhưng nhìn chung, các mạng xã hội nội

bộ do các công ty CVNH lập ra có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các mối quan

hệ giữa những người vay và đi vay, từ đó gián tiếp giúp người vay và đi vay cóthêm những thông tin về những đối tác tiềm năng của mình Đây là yếu tố quantrọng nâng cao niềm tin của các NĐT vào độ chính xác của điểm số tín dụng củangười đi vay, giúp giảm rủi ro trong quá trình cho vay

1.1.4.3 Là hình thức tín dụng nhanh chóng và thuận tiện cho các bên tham gia.

CVNH là hình thức tín dụng tận dụng được các ưu điểm của Internet và côngnghệ tài chính (fintech) Vì vậy, mô hình này đã đem đến cho người vay và người

đi vay nhiều tiện ích

Điểm thuận tiện trước hết đó là các giai đoạn của giao dịch hầu hết được thựchiện thông qua mạng Internet, với sự hỗ trợ của hệ thống giao dịch trực tuyến (cáctrang web hay nền tảng CVNH) được cung cấp bởi các công ty CVNH Điều nàygiúp NĐT và người đi vay giảm thiểu thời gian và công sức đi đến địa điểm giaodịch, bên cạnh đó các bên có thể tham gia giao dịch tại bất cứ đâu vào bất cứ thờigian nào

Thứ hai, hình thức CVNH cung cấp các công cụ giúp đơn giản hóa quá trìnhvay và cho vay Về phía các NĐT, phần mềm chuyên dụng CVNH hay các nền tảngCVNH do các công ty tạo dựng được tích hợp các chức năng quản lý, đánh giáthông tin và xếp hạng tín nhiệm người vay nhằm mục đích đưa ra giải pháp quản lýrủi ro tốt nhất cho NĐT Bên cạnh đó, nhiều nền tảng có dịch vụ thu hộ tiền lãi làgốc, cũng như có hệ thống báo cáo hàng ngày giúp NĐT theo dõi được tình hìnhcác khoản đầu tư của mình Nhìn chung, các công ty CVNH cung cấp hệ thống dịch

vụ giúp các NĐT dễ dàng đánh giá khả năng thanh toán và uy tín của người vay, đadạng hóa và theo dõi nguồn lợi nhuận thu được từ người đi vay Về phía người đivay, họ được hướng dẫn chi tiết về quy định nộp hồ sơ vay vốn trực tuyến, và cóthể nhận được kết quả xét duyệt trong thời gian ngắn

Trang 23

Thứ ba, các loại hình dịch vụ cung cấp vô cùng đa dạng và phong phú Cácnền tảng CVNH cung cấp dịch vụ đầu tư và cho vay cho rất nhiều các đối tượngNĐT và người đi vay, từ các khoản vay nhỏ và thời hạn ngắn đến các khoản vaylớn như bất động sản.

1.1.5 Phân loại.

Kể từ ngày xuất hiện, đến nay trên thế giới đã có nhiều công ty tham gia vàolĩnh vực CVNH, trong đó mỗi công ty lại hướng đến cung cấp dịch vụ cho các thịtrường khác nhau và các đối tượng mục tiêu khác nhau Điều này đã tạo nên sự đadạng cho thị trường CVNH, tuy nhiên cũng đem đến nhiều bất cập, đặc biệt đối với

 Cơ chế xây dựng giá

Dựa trên tiêu chí xây dựng giá, CVNH được chia làm 2 loại chính: xây dựng giá dựa trên thuật toán và xây dựng giá dựa trên đấu thầu

+ Xây dựng giá dựa trên đấu thầu trực tiếp: Là hình thức trong đó người đi vaycho biết mức lãi suất tối đa mà họ sẵn sàng trả cho khoản vay của họ cho thấy tỷ lệ

Trang 24

tối thiểu họ đang tìm kiếm để có được đối với các loại rủi ro cụ thể Khi các kháchhàng mới đến nền tảng, chúng sẽ được kết hợp với các NĐT mong muốn cung cấpkhoản vay trên nền tảng này Nền tảng này tiến hành đấu giá tự động, bằng cách tăngdần mức lãi suất cho vay cho đến khi có đủ hồ sơ dự thầu để cho vay (tùy thuộc vàoyêu cầu đa dạng hoá) Với điều kiện lãi suất này ở mức hoặc thấp hơn lãi suất tối đa màngười đi vay sẵn sàng trả, thì khoản vay được tài trợ theo lãi suất này.

+ Xây dựng giá dựa trên thuật toán: Hai là hình thức cho vay dựa trên thuậttoán Với sự trợ giúp của công nghệ hiện đại, nền tảng CVNH sẽ đưa ra những sự

kết hợp tự động giữa người vay và người cho vay theo lãi suất do nền tảng tínhtoán, dựa trên các yếu tố của khoản vay như: giá thầu hay yêu cầu chấp nhận thấpnhất của người cho vay (giá khởi điểm), thời hạn cho vay, đánh giá và thông tinphản hồi trước, số tiền vay yêu cầu của người vay, mức rủi ro năng động của ngườivay và mức lãi suất tiềm năng cao nhất mà bên đi vay sẵn sàng chấp nhận thanhtoán Thông thường, việc này có thể gây chậm trễ cho quá trình cho vay - vì thường

có sự mất cân bằng giữa số lượng người vay và cho vay- nhưng nền tảng này cóthể điều chỉnh lãi suất theo thời gian để loại bỏ sự mất cân bằng này; do áp dụngnhững thuật toán công nghệ hiện đại và phức tạp

 Đối tượng cho vay

Nếu phân chia theo đối tượng cho vay, CVNH được chia làm ba loại chính:+ Cho vay cá nhân

+ Cho vay doanh nghiệp

+ Cho vay cá nhân và doanh nghiệp

 Mục đích cho vay + Cho vay xã hội

+ Cho vay để kiếm lời

Đây có thể coi là hình thức phân loại hữu ích nhất, bởi nó ảnh hưởng đến tất

cả các quy trình của dịch vụ từ hoạt động tiếp thị đến hoạt động vận hành, xây dựng

mô hình kinh doanh Chính vì vậy, quyết định lựa chọn mục đích cho vay thường

Trang 25

được đưa ra ngay từ những bước đầu khi xây dựng mô hình kinh doanh Để xácđịnh được mục đích cho vay, các nhà sáng lập nền tảng CVNH phải trả lời câu hỏi:Liệu họ có bị thu hút bởi động lực giúp đ một cá nhân thông qua việc cho vay hayđộng cơ của học là để thu lợi nhuận?

Rõ ràng hỗ trợ và giúp đ là một động lực chính của một số nhà quản lý nềntảng như Kiva, MyC4 hoặc Microplace, nơi các khoản vay cho người đi vay ở cácnước đang phát triển được tài trợ Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các công ty CVNHđược xây dựng với mục đích cho vay để kiếm lời

1.1.6 Vai trò và chức năng của Cho vay ngang hàng.

1.1.6.1 Vai trò của hoạt động Cho vay ngang hàng.

Về cơ bản, CVNH lưu thông vốn từ các NĐT cho người đi vay Đây là mộtphần trong phạm vi rộng hơn của các định chế tài chính, bao gồm các ngân hàng,các nhà cho vay phi ngân hàng, các nhà quản lý tài sản, các quỹ phòng hộ và cácNĐT mạo hiểm - hay được gọi chung là trung gian tài chính Là các trung gian tàichính, nền tảng là thị trường hai mặt2 đáp ứng nhu cầu của cả người đi vay lẫnNĐT Tính chất và vai trò của việc CVNH khác nhau giữa bên vay và bên NĐT.Theo quan điểm của người vay, mô hình CVNH cung cấp các dịch vụ, tiện íchgiúp đơn giản hóa quá trình vay vốn của người đi vay Vai trò của việc cung cấpdịch vụ cho vay thuận tiện cho người đi vay được thể hiện rõ nét qua hệ thống, quytrình cũng như thời gian xét duyệt hồ sơ vay của hình thức CVNH Với việc ápdụng công nghệ hiện đại, mô hình CVNH cho phép người đi vay chủ động và dễdàng tiếp cận với các nguồn vốn thông qua quá trình tham gia đấu giá trực tiếp hoặcxin vay vốn dựa trên thuật toán đã được xây dựng sẵn sàng và thuận tiện nhanhchóng, yếu tố chính làm giảm thời gian đăng ký vay, đơn giản hóa thủ tục vay.Một số công ty CVNH cũng cung cấp các dịch vụ bổ sung, giá trị gia tăng chokhách hàng vay, ví dụ như hướng dẫn các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn về cáchthức cấu trúc đề xuất của họ, hoặc các phương tiện để trả nợ trước hạn mà không phảitrả thêm phí Ngoài ra, các công ty CVNH đã phát triển các phương pháp tiếp cận sángtạo và không bị hạn chế bởi các hệ thống truyền thống, do mới gia nhập

Trang 26

ngành tài chính từ những năm 20053; và do đó có thể đưa ra các thay đổi nhanhchóng hơn với chi phí thấp hơn các hình thức cho vay truyền thống Tuy nhiên, điềunày cũng được quan sát thấy ở các tổ chức cho vay phi ngân hàng khác đã đượcthành lập gần đây Nhìn chung, từ phía người đi vay, vai trò chính của CVNH là giatăng cạnh tranh và sự lựa chọn cho khách hàng vay.

Bên phía NĐT, CVNH có vai trò khác biệt và mới lạ hơn Hình thức CVNHcho phép các NĐT bán lẻ và tổ chức có cơ hội tham gia cho vay trực tiếp Đối vớicác NĐT, đây là một loại tài sản mới Việc tham gia CVNH gần tương tự như việc

sở hữu một danh mục đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, ngoại trừ việc các công tyCVNH chủ yếu tập trung vào các khoản vay cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ.Một số cho phép các NĐT xem xét đặc điểm của người vay một cách chi tiết, vàmột số khác cung cấp ít thông tin hơn về khách hàng cá nhân Ngược lại, không cómối quan hệ giữa NĐT và người đi vay trong mô hình ngân hàng, như mô tả trong

Sơ đồ 1.1 dưới đây

Nguồn: Oxera.

Sơ đồ 1.1: Chuỗi giá trị của bốn loại hình cho vay cơ bản.

Các công ty CVNH phân phối vốn của các NĐT cho người vay mà không trựctiếp chịu lỗ về vốn từ việc cho vay, tương đương với việc quản lý tài sản.4 Tuynhiên, doanh thu và danh tiếng của cả công ty CVNH lẫn nhà quản lý tài sản phụ

Trang 27

thuộc vào lợi nhuận từ việc đầu tư của người cho vay, vì vậy các công ty CVNHcần xây dựng quy trình đầu tư thận trọng và thực hiện đánh giá rủi ro tín dụng thíchhợp Tuy nhiên, các trái phiếu của các công ty Quản lý tài sản thường do ngân hàngđầu tư phát hành, trong khi đó các công ty CVNH cung cấp các hợp đồng CVNHthiết lập mối quan hệ trực tiếp giữa NĐT và người đi vay (xem Sơ đồ 1.1).

1.1.6.2 Chức năng của Cho vay ngang hàng.

Để tạo thuận lợi cho hoạt động thành công của thị trường và các giao dịch tàichính giữa các nhà đầu tư và người đi vay, ngoài cung cấp dịch vụ cốt lõi là kếthợp người vay với NĐT và đưa ra hợp đồng cho vay tại chỗ, các công ty CVNHthực hiện một loạt các chức năng sau:

• Xác minh nhân thân và đặc điểm của người vay;

• Đánh giá chất lượng tín dụng để đảm bảo rằng lãi suất cho người đi vay phản ánh chính xác rủi ro của khoản vay;

• Xử lý các khoản thanh toán từ người đi vay và chuyển tiếp cho các NĐT;

• Cung cấp dữ liệu cho NĐT để cung cấp thông tin cho quyết định đầu tư của

họ, như chi tiết về việc thực hiện khoản vay;

• Thu nợ trong các trường hợp người đi vay thanh toán muộn hoặc không trả được nợ;

• Tiến hành kiểm tra chống gian lận và chống rửa tiền, và đánh giá kháchhàng;

• Tuân thủ pháp luật

Ngoài ra, các công ty CVNH có thể cung cấp các dịch vụ bổ sung giá trị gia tăng cho người dùng của họ, ví dụ như:

• Xác định mức lãi suất cho các nhà đầu tư Mức lãi suất này thường do công

ty CVNHtự thiết lập và sẽ thay đổi tùy thuộc vào mức độ rủi ro của khoản vay

(được đo bằng cách đánh giá rủi ro tín dụng) Trong một số trường hợp, nhà đầu tư

có thể tham gia đấu giá trong đó họ tự đưa ra mức lãi suất mà họ sẵn sàng cho vay5

Trang 28

• Tự động phân bổ các khoản đầu tư vào các khoản cho vay, để giúp đảm bảo

đa dạng hóa danh mục đầu tư hoặc phân bổ các khoản đầu tư theo tập hợp danhmục đầu tư mà NĐT đã ấn định trước Một số công ty CVNH luôn tự động phân bổvốn của nhà đầu tư vào danh mục cho vay, trong khi một số khác thì tính năng này

+ Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.+ Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

 Các nguyên tắc riêng

Hiện nay, đa số các nguyên tắc hoạt động riêng do các công ty CVNH tự xâydựng Điều này là một trong những vấn đề gây cản trở việc quản lý và đánh giá hoạtđộng CVNH

1.1.8. Điều kiện phát triển Cho vay ngang hàng.

Để phát triển hoạt động CVNH, một số điều kiện quan trọng sau cần đượcđảm bảo:

Trước hết, để có thể phát triển bất cứ một hoạt động kinh doanh hay mộtngành nghê nào, môi trường chính trị, xã hôi và kinh tế cần ổn định Kinh tế phát

Trang 29

triển ổn định, chính trị và an ninh giữ vững là điều kiện để các tổ chức kinh doanhhoạt động hiệu quả, thúc đẩy đầu tư và thúc đẩy nhu cầu về vốn trong xã hội, từ đóthúc đẩy sự phát triển của hoạt động CVNH.

Bên cạnh đó, môi trường pháp lý phù hợp cũng là điều kiện quan trọng đểphát triển hoạt động CVNH Một môi trường pháp lý hòan thiện và được điềuchỉnh kịp thời với những biến động trong hoạt động CVNH sẽ là điều kiện để pháttriển hoạt động CVNH theo hướng hiệu quả và minh bạch

Không chỉ vậy, để có thể phát triển hoạt động CVNH, bản thân các công tyCVNH cần xây dựng được một chiến dịch kinh doanh phù hợp, có đầy đủ năng lực

về nhân sự, mạng lưới hoạt động, công nghệ và cơ sở vật chất để phát triển hoạtđộng của công ty mình một cách hiệu quả, đồng thời thúc đẩy cạnh tranh lành mạnhgiữa các công ty CVNH

1.2 Quy trình Cho vay ngang hàng.

Quy trình CVNH có thể thay đổi theo cơ chế hoạt động của từng công ty,nhưng thường bao gồm 9 bước sau:

 Bước 1: Các bên tham gia giao dịch đăng nhập vào nền tảng CVNH: Người

đi vay và người cho vay đăng nhập vào địa chỉ trang web (nền tảng CVNH) của công ty CVNH

 Bước 2: Đánh giá và chấm điểm tín dụng: Cả bên cho vay và bên đi vay đềuphải trải qua quy trình kiểm tra tín dụng, chấm điểm tín dụng và đánh giá tài sản

Đối với các nền tảng CVNH có chức năng mạng xã hội nội bộ, những người chovay và người vay vượt qua vòng kiểm tra tín dụng (đủ điều kiện tham gia giaodịch) sẽ được phân vào / tự tham gia vào các nhóm phù hợp

Trang 30

Sơ đồ 1.2: Quy trình Cho vay ngang hàng tổng quát.

 Bước 3: Các bên đưa ra yêu cầu liên quan đến khoản vay: NĐT chuyển một

số tiền đầu tư đặt cọc vào tài khoản, sau đó đưa ra đưa ra số tiền cho vay, lãi suất và kỳhạn cho vay mong muốn Người đi vay đặt một hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với mức lãisuất, kỳ hạn và số tiền muốn vay

 Bước 4: Các nền tảng CVNH hỗ trợ người vay và người cho vay lựa chọnđối tác dựa trên các thông số được cung cấp

+ Đối với hình thức CVNH dựa trên đấu giá: Sự cân bằng/ một hợp đồng sẽđược ký kết giữa người cho vay và người đi vay dựa trên số tiền lãi lớn nhất màngười cho vay được hưởng, hoặc lợi ích ròng lớn nhất sẽ đến với cả hai bên so vớilãi suất hiện tại; hoặc theo các quy chuẩn khác phụ thuộc vào cơ chế của từng nềntảng

+ Đối với hình thức CVNH dựa trên thuật toán: Một thuật toán so sánh các hồ sơ

dự thầu với tập hợp yêu cầu của người cho vay, sau đó lựa chọn ra tập hợp người

Trang 31

cho vay phù hợp với các hồ sơ dự thầu của người đi vay Sau đó, một thuật toánđánh giá rủi ro được sử dụng để tính toán và đưa ra lãi suất (dựa trên mức rủi ro từphần xếp hạng điểm tín dụng của bên đi vay và bên cho vay).

 Bước 5: Bên vay lựa chọn bên đi vay phù hợp, đồng thời bên bảo lãnh khoảnvay (thường là các ngân hàng) phê duyệt khoản vay (nếu có)

 Bước 6: Ký kết hợp đồng và thnh toán phí dịch vụ: Tiếp theo, hệ thống tạo ramột hợp đồng dựa trên thông tin mà bên đi vay và bên cho vay cung cấp; và hợp

đồng được ký bởi cả bên vay và bên cho vay Giao dịch hoàn thành và chi phí giao dịch được thanh toán cho nhà cung cấp đấu giá (nền tảng CVNH)

 Bước 7: Giải ngân: Tài khoản điện tử của người cho vay được ghi nợ số tiềncho vay Đồng thời, người đi vay nhận được số tiền này thông qua thẻ tín dụng,séc, tài khoản điện tử hoặc tài khoản ngân hàng hay tài khoản PayPalTM (một cổngthanh toán điện tử quốc tế)

 Bước 8: Thanh toán lãi và gốc khoản vay: Tài khoản điện tử của bên cho vayđược ghi nợ số tiền cho vay Tiếp theo, bên cho vay nhận được các khoản thanhtoán từ người đi vay thông qua thẻ tín dụng, séc, tài khoản ngân hàng hay tài khoảnPayPalTM Bên vay được lựa chọn thời điểm kết thúc khoản vay (nếu được chophép bởi người cho vay) bằng cách hoàn trả toàn bộ khoản vay (cộng lãi) bất cứ lúcnào (kèm theo phí thanh toán sớm đã được ghi trong hợp đồng) Hệ thống tự độngtính toán khoản thanh toán cuối cùng (tiền lãi gốc, tiền lãi, phí phạt)

 Bước 9: Đánh giá đối tác và kết thúc giao dịch: Khi kết thúc kỳ hạn hoặckhoản vay được thanh toán sớm, tài khoản của người cho vay được ghi nợ với khoảntiền vay cộng với lãi tích lũy, tài khoản của người đi vay được ghi có với khoản tiền vaycộng với lãi tích lũy Các bên tham gia giao dịch (bên đi vay và bên

cho vay) chấm điểm cho đối tác sau quá trình giao dịch Hệ thống xác minh vàđược quyền điều chỉnh điểm xếp hạng dựa trên sự thể hiện của các bên trong quátrình giao dịch và thông tin phản hồi do khách hàng cung cấp Hợp đồng giao dịch

bị hủy bỏ, tuy nhiên lịch sử giao dịch được lưu trữ trong lịch sử của khách hàng đểlàm cơ sở đánh giá cho các giao dịch tiếp theo

Trang 32

1.3 Các nhân tố tác động tới hoạt động CVNH.

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động CVNH Các nhân tố này

có thể chia thành hai nhóm nhân tố là nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân tốchủ quan

3.1.1 Nhân tố khách quan.

3.1.1.1 Môi trường chính trị, xã hội.

Môi trường chính trị, xã hội là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc đầu tư

và cho vay Môi trường chính trị ổn định là tiền đề để ổn định và phát triển kinh tế,giữa ổn định chính trị và ổn định và phát triển kinh tế có mối quan hệ biện chứngvới nhau Kinh tế phát triển ổn định, chính trị và an ninh giữ vững là điều kiện đểcác tổ chức kinh doanh hoạt động hiệu quả, thúc đẩy đầu tư và thúc đẩy nhu cầu vềvốn trong xã hội, từ đó thúc đẩy sự phát triển của hoạt động CVNH

Không chỉ có chính trị trong nước mà tình hình chính trị quốc tế cũng tácđộng đến mở rộng việc đầu tư và vay vốn Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu, các nềnkinh tế của các quốc gia hiện nay đều phát triển theo xu hướng phát triển nền kinh

tế mở để tranh thủ cơ hội phát triển kinh tế Nền kinh tế mở chịu ảnh hưởng rất lớncủa nền kinh tế thế giới Các biến động thị trường thế giới ngay lập tức tác độngđến nền kinh tế trong nước, và thông qua đó tác động đến giá cả và tác động đếncác hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó tác động đến hoạt động CVNH Nền kinh

tế thế giới phát triển ổn định là nhân tố thúc đẩy đầu tư và vay vốn

3.1.1.2 Môi trường kinh tế vĩ mô.

Môi trường kinh tế vĩ mô cũng có ảnh hưởng đến đầu tư và vay vốn Gốc rễ đểđầu tư và vay vốn an toàn, hiệu quả vẫn là phát triển kinh tế Kinh tế phát triển là nhân

tố thúc đẩy sự phát triển đầu tư và vay vốn Và ngược lại, khi kinh tế suy thoái sẽ tácđộng tiêu cực đến sự phát triển đầu tư và vay vốn Trong đó, kinh tế phát triển cũngchịu tác động của hàng loạt các nhân tố khác mà các nhân tố đó không còn chỉ đơnthuần là kinh tế nữa như các vấn đề về xã hội, an ninh, quốc phòng…

Trang 33

Mặt khác, khi nền kinh tế phát triển ổn định, niềm tin tiêu dùng của côngchúng tăng cao, đó là nhân tố mở rộng cho vay tiêu dùng, lĩnh vực mà các công tyCVNH đang tập trung đầu tư.

Các biến số kinh tế vĩ mô như: chỉ số CPI, các chỉ số thị trường chứng khoán,tăng trưởng kinh tế, cán cân thương mại… là những nhân tố có ảnh hưởng đếnphát triển đầu tư và vay vốn Có thể ví nền kinh tế như một cơ thể trong đó mỗibiến số vĩ mô là một cơ quan trong một cơ thể, vì vậy khi có sự thay đổi của biến sốnày sẽ ảnh hưởng đến biến số khác và ngược lại Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định

và phát triển tạo điều kiện cho các các nhà đầu tư tiến hành đầu tư, nhu cầu vốnđầu tư tăng tạo tiền đề để hoạt động CVNH phát triển

3.1.1.3 Môi trường pháp lý.

Một trong những thách thức lớn đối với quản lý hoạt động CVNH là quản lýhoạt động gian lận và các sai sót thông tin Chúng chỉ có thể được giảm thiểu khi cómột hệ thống quy định chi tiết và cụ thể cho các công ty CVNH Trên thế giới, tạicác nước nơi hoạt động CVNH đang phát triển, đã có nhiều hoạt động quản lý được

tổ chức để quản lý và phát triển hoạt động CVNH một cách hiệu quả

Tại Vương quốc Anh, Cơ quan Quản lý Tài chính (FCA) chịu trách nhiệmquản lý và điều chỉnh hoạt động của các công ty CVNH Trên thực tế, FCA đangtích cực kiểm tra các công ty CVNH có dấu hiệu gian lận và sai sót

Trong khi đó ở Hoa Kỳ, các công ty CVNH cần phải tuân thủ các quy định của

Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (Us Securities and Exchange Commission-SEC)7 và phải đồng bộ với luật của tiểu bang tương ứng

Trung Quốc đã để các công ty CVNH hoạt động tự do trong những năm đầu, dẫnđến sự nở rộ của một loạt những công ty CVNH lừa đảo và hoạt động kém hiệu quả.Bước đi đầu tiên của chính phủ Trung Quốc để xây dựng một khuôn khổ chính sách đãđược khởi xướng vào tháng 7 năm 2015 như là một chính sách hướng dẫn nhằmkhuyến khích sự phát triển của các nền tảng như vậy thông qua các chính sách điều tiếtlỏng lẻo vừa phải Nhận thấy những bất cập của việc quản lý, vào tháng 8 năm 2016,các nhà quản lý ở Trung Quốc đã đưa ra một loạt các biện pháp ngăn

Trang 34

chặn sự lan rộng của các công ty CVNH không uy tín Thống kê của CRBC chothấy trong số 4.127 nền tảng CVNH (cuối tháng 6 năm 2016), có 1.778 ngườikhông hài lòng với dịch vụ vì các lí do như quản lý kém.

Tại Việt Nam, CVNH hiện tại vẫn là một hình thức tài chính khá mới mẻ Do

đó, Việt Nam vẫn chưa xây dựng cơ sở pháp lý điều chỉnh riêng biệt cho hoạt độngnày Tuy nhiên, cũng như nhiều loại hình dịch vụ sử dụng công nghệ tài chính(Fintech) khác như thanh toán điện tử, tài chính cá nhân; hoạt động của các công tyCVNH đã nhận được sự quan tâm của Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Tóm lại, cơ sở pháp lý điều chỉnh cho hoạt động CVNH nhìn chung mới chỉdừng lại ở việc xây dựng các hệ thống quy định của từng nước, chứ chưa có mộtnền tảng pháp lý mang tính chất quốc tế Điều này đòi hỏi nhiều thời gian để có sựnghiên cứu, thống nhất giữa các quốc gia mà hình thức tài chính này đang hoạtđộng

3.1.1.4 Tập quán vay vốn, tiêu dùng, niềm tin của khách hàng.

Nhu cầu vay vốn có thể cho sản xuất kinh doanh, có thể là tiêu dùng Ở các địaphương khác nhau có tập quán vay vốn và kinh doanh khác nhau Có nơi mọi nhàmọi người đều có nhu cầu vay vốn để kinh doanh hay tiêu dùng, ngược lại có nơingười dân có vốn không đầu tư kinh doanh mà chỉ cất trữ Thực tiễn cho thấy ở cácthành phố lớn, điểm giao thông thuận lợi, ở các làng nghề…nhu cầu kinh doanh vàtiêu dùng rất lớn, do đó sẽ tạo điều kiện cho hoạt động CVNH phát triển Ngược lại

ở vùng xâu, vùng xa người dân không có tập quán vay vốn để kinh doanh, nhu cầu tiêu dùng ít hơn thì ở đó khó phát triển hoạt động CVNH hơn

Nếu như nhu cầu vốn cho sản xuất có quan hệ mật thiết với phát triển kinh tếthì nhu cầu vốn cho tiêu dùng không chỉ có liên quan đến sản xuất mà còn liên quanđến nhiều yếu tố khác như niềm tin của người dân vào triển vọng nền kinh tế, tậpquán tiêu dùng, tâm lý tiêu dùng…Thậm chí có nhiều nhu cầu tiêu dùng không phụthuộc vào nền kinh tế

Trang 35

3.1.2 Nhân tố chủ quan.

3.1.2.1 Chiến lược kinh doanh của công ty CVNH.

Công ty CVNH muốn tồn tại, phát triển thì phải có phương hướng, chiến lượckinh doanh Chiến lược kinh doanh càng phù hợp thì hoạt động kinh doanh ngày càngđược mở rộng Trên cơ sở các quyết định, chính sách của cấp trên, thông tin về kháchhàng, về đối thủ khách hàng, xác định vị thế của công ty CVNH trên địa bàn hoạt động;công ty CVNH phải xác định nên tăng cường hoạt động kinh doanh hợp lý, nên chútrọng hơn vào những hướng nào có hiệu quả, tìm hiểu thêm những lĩnh vực mới tiềmnăng giúp mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty CVNH

3.1.2.2 Năng lực và uy tín của công ty CVNH.

Các công ty muốn phát triển hoạt động CVNH cần phải có đủ năng lực: nănglực về nhân lực, mạng lưới phân phối, công nghệ …

Về nhân lực: Bao gồm năng lực của lãnh đạo và năng lực của nhân viên.

+ Năng lực điều hành của ban lãnh đạo: Năng lực lãnh đạo của những ngườiđiều hành ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty CVNH Nó thể

ở các mặt sau:

+> Khả năng chuyên môn: có được khả năng này, người lãnh đạo sẽ dễ dànghơn trong công tác quản lý và điều hành, vì kiến thức và kinh nghiện của nhà lãnhđạo luôn tạo được uy tín tuyệt đối không chỉ với cấp dưới mà nhiều khi đối với cảđối thủ cạnh tranh

+> Khả năng phân tích và phán đoán: dự đoán chính xác những thay đổi trongmôi trường kinh doanh tương lai từ đó hoạch định chính xác các chiến lược, xácđịnh các chính sách, kế hoạch kinh doanh phù hợp

+> Khả năng, nghệ thuật đối nhân xử thế: là khả năng giao tiếp cũng như khảnăng tổ chức nhân sự trong mối quan hệ không chỉ đối với nhân viên, đồng nghiệp,cấp trên, khách hàng Nó còn gồm những khĩ năng khác về lãnh đạo, tổ chức phỏngđoán, quyết toán công việc

+ Năng lực của nhân viên:

Trang 36

Quy mô và chất lượng nhân viên của công ty CVNH có tác động lớn đến hoạtđộng phát triển hoạt động CVNH Muốn mở rộng kinh doanh phải có nguồn nhânlực tương ứng Nguồn nhân lực không những có đủ về số lượng mà còn phải đápứng về chất lượng.

Về mạng lưới hoạt động: màng lưới hoạt động rộng là nhân tố tác động tích

cực đến mở rộng kinh doanh Màng lưới rộng sẽ tạo điều kiện thu hút nhiều nhà đầu tưcũng như người đi vay, từ đó mà tác động đến việc phát triển thị trường Do lợi thế củacông nghệ, thông thường các công ty CVNH khi thành lập có trụ sở đóng ở các đô thịlớn; số lượng chi nhánh ít nhưng vẫn có mạng lưới hoạt động trực tuyến rộng khắp cáctỉnh thành thông qua mạng Internet

Về công nghệ: Các công ty CVNH rất quan tâm đến công nghệ, họ thường đi

đầu trong ứng dụng công nghệ nhất là công nghệ tin học Với khối lượng giao dịch lớn,hầu hết diễn ra trực tiếp trên trang web của công ty CVNH, các công ty CVNH cần trútrọng đảm bảo tăng cường cải tiến công nghệ kịp thời Ngược lại khi công nghệ quản lýhiện đại sẽ tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm lại từ đó có tác động trởlại với mở rộng kinh doanh

Năng lực cơ sở vật chất thiết bị: Cơ sở vật chất thiết bị có ảnh hưởng lớn đến

hoạt động của các công ty CVNH, do các công ty CVNH là các công ty ứng dụng mạngInternet và các công nghệ cao như công nghệ tài chính Fintech hay công nghệ dữ liệu lớnBig data, nên cơ sở vật chất là yếu tố cạnh tranh quan trọng Nếu cơ sở vật chất thiết bị

mà lạc hậu thì các công việc của công ty sẽ được xử lý kém, chậm chạp; các hoạt độngcủa công ty được thực hiện khó khăn Điều đó làm cho công ty CVNH tụt hậu, kém pháttriển, không thu hút được nhiều khách hàng sẽ làm hạn chế hoạt động kinh doanh.Ngược lại, việc trang bị đầy đủ các thiết bị tiên tiến phù hợp với phạm vi và quy mô hoạtđộng, phục vụ kịp thời các nhu cầu khách hàng với chi phí cả hai bên đều có thể chấpnhận được sẽ giúp công ty CVNH tăng cường khả năng cạnh tranh, thực hiện tốt mụctiêu tăng cường hoạt động kinh doanh

Uy tín của công ty CVNH cũng là nhân tố tác động đến việc phát triển hoạt động CVNH Công ty CVNH có uy tín sẽ là nhân tố tác động tích cực đến việc mở

Trang 37

rộng kinh doanh và ngược lại công ty CVNH không có uy tín sẽ hạn chế mở rộngkinh doanh.

3.1.2.3 Thông tin tín dụng.

Thông tin luôn là yếu tố thiết yếu, không thể thiếu được với mọi doanh nghiệpnói chung và công ty CVNH nói riêng Trong hoạt động tại công ty CVNH, cácNĐT dựa trên sự tin tưởng đối với nguồn thông tin do công ty CVNH cung cấp

Do đó, công ty CVNH phải nắm bắt những thông tin cả bên trong và bên ngoàicủa (những thông tin bên ngoài gồm có: khách hàng, những biến đổi của môitrường kinh tế, dân số, văn hoá, xã hội, chính trị, luật pháp, tự nhiên công nghệ, đốithủ cạnh trạnh nhu cầu khách hàng, ) Luồng thông tin bên trong cung cấp cho biết

rõ những điểm mạnh, yếu của các nguồn lực khác nhau trong công ty mình Yêu cầuthông tin: đầy đủ, chính xác, kịp thời Nếu một công ty CVNH nắm bắt kip thờinhững thông tin về kinh tế, xã hội, thị trường thì công ty đó sẽ đưa ra nhữngphương hướng hoạt động kinh doanh phù hợp Điều đó sẽ giúp cho công ty CVNHđem đến nhiều cơ hội đầu tư tốt cho NĐT, đồng thời hạn chế được những rủi rocho những khoản đầu tư của NĐT

Thực tế ở Việt Nam, việc tiếp cận thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ vẫncòn nhiều khó khăn và trở ngại

Trang 38

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.

2.1 Thực trạng phát triển hoạt động Cho vay ngang hàng tại Anh.

Anh là một trong những cái nôi cho hoạt động CVNH trên thế giới Nếu so sánh

về quy mô, thị trường CVNH tại Anh có độ lớn không bằng thị trường Trung Quốc và

Mỹ, tuy nhiên hiệu qua hoạt động của thị trường lại được đánh giá cao, với

ý kiến phản hồi từ người sử dụng tương đối khả quan Một trong những nguyênnhân chính là do Hệ thống quản lý cho hoạt động CVNH khá phù hợp và đổi mới phùhợp với sự phát triển của mô hình, có sự tồn tại của tổ chức CVNH uy tín nhất trên thếgiới hiện nay

2.1.1 Quy mô, cơ cấu và tăng trưởng.

Về sản lượng, năm 2016, sản lượng CVNH tại Anh đạt 3,5 tỷ bảng Anh, tăng48% so với năm 2015 (2,4 tỷ bảng Anh) Tuy nhiên, so với tốc độ tăng trưởng giaiđoạn 2014-2015 (85%), tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn này đã giảm gần một nửa

Bảng 2.1: Sản lượng và tăng trưởng của các mô hình Cho vay ngang hàng

tại Anh giai đoạn 2013-2016.

Đơn vị: Triệu bảng Anh

Nguồn: Báo cáo ngành Tài chính thay thế của Anh lần thứ 4.

Về cơ cấu, hình thức CVNH TD là mô hình chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giaiđoạn 2015-2016 Năm 2016, CVNH TD chiếm hơn 1,23 tỷ bảng Anh cho vay vàtương ứng với 35% sản lượng CVNH, tiếp theo là CVNH TM với sản lượng 1,16

tỷ bảng Anh, chiếm 33%, và cuối cùn là CVNH BĐS

Trang 39

Về mức độ tăng trưởng, CVNH BĐS có mức độ tăng trưởng nhanh nhất, với

tỷ lệ 88%, trong khi CVNH TD tăng 47% và CVNH KD 36% trong giai đoạn 2016

2015-Năm 2016, nguồn vốn CVNH TM được đầu tư vào năm lĩnh vực chính đó là:Tài chính, Bất động sản và Nhà ở; Xây dựng; Giải trí và khách sạn; Tài chính vàSản xuất công nghiệp Tuy nhiên, không có số liệu cụ thể về tổng mức đầu tư củaCVNH TM vào từng lĩnh vực này

2.1.2 Đặc điểm.

2.1.2.1 Đầu tư của các tổ chức có xu hướng tăng.

 Tỷ lệ người vay

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ tổng số khoản vay mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của

CVNH TM so với ngân hàng tại Anh giai đoạn 2012-2016.

Nguồn: Dữ liệu Hiệp hội các ngân hàng Anh.

So sánh quy mô của CVNH TM so với Hiệp hội các ngân hàng Anh (BBA)trong các khoản cho vay mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), có thể thấy

tỷ lệ cho vay của CVNH TM đã tăng đều đặn từ 0.3% năm 2012 (0,06% so với18,2%) lên 6,56% (1,2% so với 18,3%) vào năm 2016 Các dữ liệu cũng cho thấyrằng, hình thức CVNH TM được sử dụng nhiều nhất bởi những người vay doanhnghiệp nhỏ, với giá trị khoản vay trung bình khoảng 95.000 bảng Anh - năm 2016

Trang 40

Đồng thời, biểu đồ 2.2 dưới đây cho thấy rằng khối lượng cho vay doanhnghiệp ngang hàng tại Anh hiện nay tương đương với hơn 15% của tất cả cáckhoản vay ngân hàng cho các doanh nghiệp nhỏ vào năm 2016.

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ khoản vay CVNH mới cho doanh nghiệp nhỏ ở Anh so với cho vay thương mại của ngân hàng truyền thống giai đoạn 2012-2016.

Nguồn: Dữ liệu Hiệp hội các ngân hàng Anh.

Do đó, CVNH TM đang có xu hướng dần trở thành một yếu tố đóng góp đáng

kể hỗ trợ tài chính cho loại hình doanh nghiệp nhỏ ở Anh so với các kênh cho vayngân hàng nói riêng, cũng như đang có sự phát triển tích cực trong khu vực tài trợvốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung; tuy tỷ lệ còn khá nhỏ so với nguồnvốn ngân hàng

Biểu đồ 2.3: Khối lượng vốn Cho vay ngân hàng từ các NĐT tổ chức và cá

nhân tại Anh năm 2016.

Đơn vị: Triệu bảng Anh

Ngày đăng: 07/10/2019, 11:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước thành lập Ban Chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính, năm 2017, tại địa chỉhttps://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/ttsk/ttsk_chitiet?leftWid th=20%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=SBV285936&rightWidth=0%25&centerWidth=80%25&_afrLoop=253112396660000#%40%3F_afrLoop%3D253112396660000%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName%3DSBV 285936%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Ds4yuco6ml_93 , truy cập ngày 15/03/2018 Link
9. [School_PPNCKH] Hệ thống các phương pháp nghiên cứu khoa học, năm 2016, tại địa chỉ https://cachhoc.net/2013/12/03/school-ppnckh-he-thong-cac-phuong-phap-nghien-cuu-khoa-hoc/, truy cập ngày 01/02/2018 Link
10. Quốc Hội, Luật Doanh nghiệp, 2014, tại địa chỉhttp://www.moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=30314 , truy cập ngày 20/03/2018 Link
11. Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, Báo cáo Tình hình kinh tế - tài chính năm 2017 và triển vọng năm 2018, năm 2017, tại địa chỉhttp://nfsc.gov.vn/sites/default/files/bccp2017m12_final.pdf , truy cập ngày 01/02/2018 Link
12. Nghiêm Thanh Sơn, Quản lý lĩnh vực công nghệ tài chính – kinh nghiệm quốc tế và một số đề xuất đối với Việt Nam, năm 2017, tại địa chỉhttps://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcnh/tcnh_chitiet?centerWidth=80%25&dDocName=SBV288013&leftWidth=20%25&rightWidth=0%25&showFooter=false&showHeader=false&_adf.ctrl- Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w