Tính c ấp thiết của đề tài Hiện nay, tình hình lạm dụng quá nhiều phân hóa học cũng như các loại thuốc bảo vệ thực vật đã làm cho đất đai trồng trọt ngày càng trở nên bạc màu, thiếu dưỡ
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH MÔI TRƯỜNG
Trang 2ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA SINH MÔI TRƯỜNG
Trang 3L ỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Đà Nẵng, ngày 9 tháng 4 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Thanh Nhàng
Trang 4Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn lớp 14CNSH đã luôn động viên và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn nhóm nghiên cứu ASUS khoa Sinh – Môi Trường trường Đại học Sư Phạm Đại học Đà Nẵng đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Và cuối cùng tôi xin cảm ơn Ba, Mẹ và gia đình đã lo lắng, chăm sóc và tạo
mọi điều kiện tốt nhất trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Đà Nẵng, ngày 9 tháng 4 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Thanh Nhàng
Trang 6DANH M ỤC CÁC BẢNG
S ố hiệu
b ảng Tên b ảng Trang
1.1 Mối tương quan giữa tỉ lệ C/N và thời gian ủ 18
1.2 Mối tương quan giữa tỷ lệ C/N và lượng đạm bị thất
2.1 Các chủng vi sinh vật và môi trường nuôi cấy 29 2.2 Tỉ lệ phối trộn cơ chất và bổ sung giống 30 3.1 Kết quả phân tích tỉ lệ C/N của phân chim cút trước khi ủ 34
Trang 7DANH M ỤC HÌNH ẢNH
S ố hiệu
hình ảnh Tên hình ảnh Trang
1.1 Biến thiên nhiệt độ trong quá trình ủ 9
1.2 Mô hình ủ compost theo luống có thông khí cưỡng
3.1 Biểu đồ diễn biến nhiệt độ của đống ủ 36
3.3 Sơ đồ quy trình ủ phân hữu cơ từ phân chim cút 45
Trang 8MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH v
MỞ ĐẦU 4
1 Tính cấp thiết của đề tài 4
2 Mục tiêu đề tài 5
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6
3.1 Ý nghĩa khoa học 6
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 6
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7
1.1 TỔNG QUAN VỀ PHÂN HỮU CƠ (COMPOST) 7
1.1.1 Định nghĩa phân hữu cơ 7
1.1.2 Các quá trình xảy ra trong khi ủ phân 8
1.1.3 Các vi sinh vật xuất hiện trong đống ủ 10
a Vi sinh vật trong quá trình hiếu khí 10
b Vi sinh vật trong quá trình kỵ khí 11
1.1.4 Ưu điểm của phân hữu cơ 12
1.1.5 Nhược điểm của phân hữu cơ 13
1.1.6 Các phương pháp ủ phân hữu cơ (compost) 13
1.1.7 Một số công nghệ ủ phân hữu cơ (compost) trong và ngoài nước 14 1.2 CÁC ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT PHÂN COMPOST HIẾU KHÍ 17
1.2.1 Các yếu tố vật lý 17
a Nhiệt độ 17
b Độ ẩm 19
c Kích thước hạt 19
Trang 9d Độ rỗng 20
1.2.2 Các yếu tố hóa sinh 20
a Oxy 20
b Tỉ lệ C/N 21
c PH 22
d Dinh dưỡng 23
e Vi sinh vật 23
1.3 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XỬ LÝ PHÂN CHIM CÚT 25
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 27
2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 27
2.2.1 Các nội dung nghiên cứu 27
2.2.2 Bố trí thí nghiệm 28
2.2.3 Phạm vi nghiên cứu 28
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.3.1 Phương pháp tạo chế phẩm 29
a Phương pháp hoạt hóa vi sinh vật 29
b Phương pháp tạo chế phẩm 29
2.3.2 Phương pháp ủ phân 30
a Phương pháp chuẩn bị nguyên liệu 30
b Phương pháp ủ phân 30
2.3.3 Phương pháp phân tích đống ủ 30
a Phương pháp lấy mẫu 30
a Phương pháp đo nhiệt độ và pH 31
b Phương pháp xác định Salmonella sp 31
c Phương pháp xác định nitơ tổng số 31
d Phương pháp xác định phospho tổng số 31
e Phương pháp xác định cacbon 32
f Phương pháp xác định kim loại nặng 32
Trang 10g Phương pháp xử lý số liệu 32
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 33
3.1 KẾT QUẢ XỬ LÝ SƠ BỘ NGUYÊN LIỆU TRƯỚC KHI Ủ 33
3.1.1 Xử lý sơ bộ nguyên liệu 33
3.1.2 Điều chỉnh tỉ lệ C/N 33
3.2 Kết quả theo dõi các thông số trong quá trình ủ 34
3.2.1 Nhiệt độ 34
3.2.2 PH 37
3.3 Kết quả phân tích phân chim cút thành phẩm 40
3.3.1 Phân tích các thông số trong phân hữu cơ sản xuất từ phân chim cút 40
3.3.2 Xây dựng quy trình ủ phân hữu cơ từ phân chim cút 44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
Trang 11M Ở ĐẦU
1 Tính c ấp thiết của đề tài
Hiện nay, tình hình lạm dụng quá nhiều phân hóa học cũng như các loại thuốc bảo vệ thực vật đã làm cho đất đai trồng trọt ngày càng trở nên bạc màu, thiếu dưỡng chất, hệ vi sinh vật tự nhiên có lợi trong đất gần như bị tiêu diệt hoàn toàn Từ đó dẫn đến khả năng phân giải các chất độc và dư lượng hữu cơ trong đất gần như là không có Điều này có tác hại nghiêm trọng đến sự phát triển của cây trồng Cây không hấp thụ được dưỡng chất, sức đề kháng yếu do nhiễm độc tố, các loại bệnh dễ dàng hình thành Chính vì vậy, năng suất cây
trồng ngày càng giảm sút nghiêm trọng
Phân hữu cơ vi sinh là giải pháp tốt nhất để cải tạo đất trồng Ngoài các thành phần như khoáng chất, đa – trung - vi lượng, trong phân hữu cơ vi sinh
có một hàm lượng vi sinh vật có lợi cao, giúp tăng khả năng phân giải các độc
tố, ức chế nấm bệnh, tăng sức đề kháng cho cây trồng, biến đất từ dạng chai
cứng trở nên tơi xốp, tạo môi trường thuận lợi cho giun, trùn phát triển, tạo hệ
vi sinh vật phong phú Điều này sẽ làm cho cây phát triển tốt theo cách tự nhiên
vốn có của nó.[6]
Trong những năm gần đây, tại khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam nói riêng, cũng như vùng miền Trung Tây Nguyên nói chung rất phát triển nghề nuôi chim cút Lượng chất thải từ chim cút rất lớn Khoảng 30-40% chất thải này được xử lý, còn lại được xả thải trực tiếp ra môi trường Lượng chất thải này
đa phần được xử lý bằng phương pháp làm hầm biogas, nhưng đa số hầm được xây dựng chưa đúng quy trình, nên đã gây ra những vấn đề về môi trường đáng báo động
Mặt khác, phân thải ra từ các trại chăn nuôi là dạng cơ chất rất giàu dinh dưỡng, hàm lượng đạm chiếm đến hơn 2% Tuy nhiên, trong phân còn rất nhiều
hợp chất hữu cơ phân hủy dở dang từ đường ruột của động vật, khi bón vào đất,
Trang 12trong môi trường kỵ khí, các hợp chất này tiếp tục phân hủy bởi các vi sinh vật
kỵ khí sinh ra rất nhiều axit hữu cơ và khí độc Điều này góp phần làm chua đất
và gây ngộ độc hữu cơ cho cây trồng Ngoài ra, trong phân có chứa nhiều vi sinh vật có hại, nên nếu không xử lý trước khi đưa vào sử dụng sẽ gây bệnh cho cây trồng
Chính vì vậy, sử dụng phân chim cút để sản xuất phân hữu cơ vi sinh, phục
vụ sản xuất nông nghiệp sạch, nhằm đảm bảo sức khoẻ cho con người và phát triển nông nghiệp một cách bền vững là điều hết sức cần thiết
Ngành nông nghiệp nước ta hiện nay đang hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, đầu tư phát triển theo hướng nông nghiệp sạch nhằm đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường đang là mục tiêu
phấn đầu của ngành nông nghiệp nói chung và nông dân nói riêng Một trong
những biện pháp hữu hiệu để phát triển nông nghiệp bền vững là tận dụng phế
thải chăn nuôi để sản xuất phân hữu cơ vi sinh nhằm thay thế các hóa chất bảo
vệ thực vật và các loại phân hóa học góp phần bảo vệ môi trường, cải tạo đất đồng thời nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng và tăng khả năng cạnh tranh,
hiệu quả kinh tế cho sản xuất nông nghiệp
Xuất phát từ những tình hình thực tế trên, chúng tôi chọn đề tài “nghiên
c ứu quá trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phân chim cút”
2 M ục tiêu đề tài
Xây dựng quy trình ủ phân compost từ phân chim cút
Đánh giá được chất lượng phân chim cút đã qua quá trình ủ
Trang 133 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả của nghiên cứu sẽ cung cấp dẫn liệu khoa học mới, có tính hệ thống
về sản xuất phân hữu cơ từ phân chim cút, có thể hướng đến việc sản xuất và thương mại hóa loại phân hữu cơ này
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của nghiên cứu sẽ cung cấp cho người dân một quy trình đầy đủ để
có thể xử lý và tận dụng nguồn phân từ quá trình chăn nuôi chim cút và sử dụng nguồn phân hữu cơ này vào việc trồng trọt của mình
Trang 14CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 T ỔNG QUAN VỀ PHÂN HỮU CƠ (COMPOST)
1.1 1 Định nghĩa phân hữu cơ
Phân hữu cơ là tên gọi chung cho các loại phân được sản xuất từ các vật
liệu hữu cơ như: xác bã thực vật, chất thải động vật, phế phẩm nông nghiệp hay công nghiệp bị chôn vùi trực tiếp vào đất hoặc ủ thành phân Sau khi phân giải
có khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây Quan trọng hơn nữa là có khả năng tái tạo lớn Phân hữu cơ không những làm tăng năng suât cây trồng mà còn có
khả năng tăng hiệu quả của phân bón hóa học, cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu
của đất Kinh nghiệm trong quá trình sử dụng, nghiên cứu phân bón cho thấy
để đảm bảo năng suất cao và ổn định, việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng chỉ dựa vào phân vô cơ là chưa đủ mà phải có hữu cơ ít nhất 25% trong tổng số dinh dưỡng Chất hữu cơ có tỷ lệ C/N cao được vùi trực tiếp trong đất không qua xử lý, chức năng chủ yếu cải tạo đất thì được gọi là chất hữu cơ cải tạo đất
Chất hữu cơ thông qua xử lý hoặc không qua xử lý có tỷ lệ C/N thấp thì được
gọi là phân hữu cơ [11]
Phân hữu cơ ảnh hưởng đến sự tuần hoàn nước trong đất, làm cho nước
thấm vào đất thuận lợi, khả năng giữ nước của đất cao, việc bốc hơi bề mặt
giảm đi, ngoài ra còn hạn chế đóng váng bề mặt Bên cạnh đó, phân hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và nâng cao độ phì nhiêu của đất thoái hóa Khối lượng phân hữu cơ vùi vào đất càng lớn thì độ phì nhiêu phục
hồi càng nhanh [12]
Sau khi vùi phân hữu cơ vào đất thì tập đoàn sinh vật đất phát triển rất nhanh, làm phong phú thêm tập đoàn sinh vật đất có lợi cũng như có hại Chất hữu cơ là môi trường sống tốt cho sinh vật sống và phát triển nhanh chóng, chất mùn từ phân chuồng làm tăng hiệu quả cố định đạm của Rhizobium sp và Azotobactor sp và khả năng nitrat của đất cũng tăng lên Phân hữu cơ là sản
Trang 15phẩm năng lượng, là nguồn thức ăn đối với vi khuẩn đất và cũng là nguồn cung
cấp vi sinh vật cho đất [9]
Nhờ acid humic trong phân hữu cơ mà nó giúp cây trồng hấp thụ chất dinh dưỡng, các chất hữu cơ cũng là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây do mùn bị phân hủy và tan các chất vô cơ trong đất Chất hữu cơ không chỉ là nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng mà còn giúp đạt năng suất cao nhất nhờ con đường khoáng hóa và cải tạo tính chất lý, hóa của đất Nguồn đạm bổ sung cho đất chủ yếu dựa vào nguồn phân hữu cơ và sự cố định đạm của các vi sinh vật
sống trong đất Ngoài ra, bản thân phân hữu cơ có chứa các nguyên tố N, P, K,
Ca, Mg và nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây trồng [15]
1.1.2 Các quá trình x ảy ra trong khi ủ phân
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong phân diễn ra rất phức tạp, theo nhiều giai đoạn và tạo nhiều sản phẩm trung gian
Quá trình phân h ủy protein:
Protein peptides amino acid hợp chất ammonium nguyên sinh chất của vi khuẩn và N hoặc NH3
Quá trình phân h ủy cacbonhydrat:
Cacbonhydrat đường đơn acid hữu cơ CO2 và nguyên sinh chất
của vi khuẩn
Những phản ứng chuyển hóa sinh hóa diễn ra trong quá trình ủ hiếu khí rất
phức tạp, hiện vẫn chưa được nghiên cứu chi tiết [14] Một cách tổng quát căn
cứ trên sự biến thiên nhiệt độ có thể chia quá trình ủ thành các pha sau:
Pha thích nghilà giai đoạn cần thiết để vi sinh vật thích nghi với môi trường
mới
Pha tăng trưởng đặc trưng với sự tăng nhiệt độ do quá trình phân hủy sinh
học
Pha ưa nhiệt là giai đoạn nhiệt độ tăng cao nhất Đây là giai đoạn ổn định
phân và tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh hiệu quả nhất Phản ứng hóa sinh xảy ra
Trang 16trong quá trình ủ hiếu khí và phân hủy kỵ khí được đặc trưng bởi hai phương trình sau:
COHNS + O2 + VSV hiếu khí CO2 + NH3 + sản phẩm khác + năng lượng COHNS + VSV kỵ khí CO2 + H2S + NH3 + CH4 + sản phẩm khác + năng lượng
Pha trưởng thành là giai đoạn giảm nhiệt độ đến bằng nhiệt độ môi trường
Trong pha này quá trình phân hủy diễn ra chậm, thích hợp cho sự hình thành
chất keo mùn (quá trình chuyển hóa các phức chất hữu cơ thành chất mùn), các
chất khoáng (sắt, canxi, nitơ…) và cuối cùng thành mùn Ngoài ra còn xảy ra các phản ứng nitrat hóa, ammonia (sản phẩm phụ của quá trình ổn định chất
thải) bị oxi hóa sinh học tạo thành nitrit (NO2-) và cuối cùng thành nitrat (NO3
Phương trình phản ứng nitrat hóa tổng cộng xảy ra như sau:
22NH4+ + 37O2 + 4CO2 + HCO3- 21NO3- + C5H7NO2 + 20H2O + 42H+
Hình 1.1 Bi ến thiên nhiệt độ trong quá trình ủ
Trang 171.1.3 Các vi sinh v ật xuất hiện trong đống ủ
Trong quá trình ủ phân thông thường sẽ có hai quá trình xảy ra là quá trình hiếu khí và quá trình kị khí, tùy theo mỗi quá trình mà sẽ có những vi sinh vật phát triển đặc trưng cho quá trình đó
a Vi sinh v ật trong quá trình hiếu khí
Quá trình ủ hiếu khí có sự tham gia của oxy không khí Ở giai đoạn này các
vi sinh vật hiếu khí đóng vai trò chủ yếu, sau đó là các vi sinh vật kị khí tùy
tiện tham gia Các vi sinh vật kị khí nghiêm ngặt không tham gia trong giai đoạn này Vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm (trừ nấm men) đều tham gia vào quá trình phân giải các chất hữu cơ ở điều kiện hiếu khí Nấm men chỉ sử dụng được đường đơn, đường đôi và ít phần đường ba, còn phân hủy các hợp chất cao phân tử thì rất ít chủng có khả năng này
Ở trong đất thấy đủ các nhóm vi sinh vật Đối với đất thường xuyên canh tác nhiều mùn tơi xốp, trung tính ta thấy số lượng vi sinh vật rất phong phú
Lớp trên cùng khi cày xới bị ánh sáng mặt trời chiếu rọi, số lượng vi sinh vật
ít, nhưng lớp dưới khoảng 20cm thì rất nhiều Ở đây ta thấy đủ mặt vi khuẩn,
vi nấm và xạ khuẩn Xạ khuẩn và nấm mốc là những vi sinh vật hiếu khí Ở trong đất chúng cùng với vi khuẩn đóng vai trò quan trọng làm tăng độ phì của đất cũng như làm sạch các chất ô nhiễm
Trong đống ủ phân compost thì vi nấm và xạ khuẩn đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong phân giải glucan và xylan Đối với những vật liệu có độ ẩm từ 35%, vi nấm sẽ phát triển trước tiên, nếu độ ẩm tăng lên nữa thì vi khuẩn sẽ phát triển cùng với nấm mốc và xạ khuẩn
Trong số nấm mốc thì các nấm sợi thuộc lớp nấm bất toàn (Deutromycetes
sp.) và giống nấm túi (Ascomycetes sp.) phát triển ở pH khá rộng (2 – 11) Các chi nấm sợi thường gặp như: Aspergillus sp, Penicillium sp, và Trichoderma
Trang 18sp., … đây là những chủng nấm có khả năng sinh enzyme glucanase và xylanase phân hủy xenlulozơ và hemixenlulozơ [16].
b Vi sinh v ật trong quá trình kỵ khí
Bacillus sp., Flavobacterium sp và Pseudomonas sp khá phổ biến Ngoài
ra còn có Achoromobacter sp., Cellulomonas sp., Vibrio sp., Cellvibrio sp., Cytophaga sp., Agricoccus sp., Polyngium sp., Sporocytophaga sp., Saragium sp., Archargium sp., Promyxobacterium sp., …
Người ta còn thấy nhóm cổ khuẩn ưa nhiệt cũng xuất hiện trong giai đoạn này Xạ khuẩn có các giống Micromonospora sp., Proactinomyces sp., Actinomyces sp., Streptomyces sp., Tretosporangium sp., …
Trong thực tế, các loại đống ủ xác động vật, thực vật khó có điều kiện kị khí tuyệt đối Trong đống ủ thường có các khe hở và dù đống ủ được phủ kín,
kể cả chôn lấp thì vẫn có không khí Vì vậy thời gian đầu các đống ủ, bể ủ này thường xảy ra các quá trình hiếu khí và khi không khí hết, CO2 sinh ra choáng
chỗ môi trường sẽ chuyển sang kị khí ở bên trong đống ủ, còn bên ngoài vẫn
có thể là hiếu khí
Các vi sinh vật phát triển trong giai đoạn này là nhóm vi hiếu khí, kị khí nghiêm ngặt và vẫn có sự có mặt của nhóm vi sinh vật hiếu khí (bên ngoài của đống ủ) nhưng tất cả đều thuộc nhóm ưa ấm (40 – 50oC) hay ưa nhiệt độ cao (>50oC) [20]
Những loài nấm ưa nhiệt thường xuất hiện như Chaetonium thermophile, Humicola insolens, Humicola lanuginosus, Thermoascus aurantiacus, Pealomyces-giả nấm và Aspergillus fumigatus,… chúng tham gia vào quá trình
phân giải tiếp tục xenlulozơ, hemixenlulozơ trong đống ủ
Những vi khuẩn xuất hiện ở giai đoạn này như Pseudomonas denitrificans, Bacillus licheniformis, Thiobacillus denitrificans, Ruminococcus flavefeciens,
R albus, R parvum, Bacteroides succinpgenes, Butyrivibrio fibrisolvens, Clostridium cellobioparum, Methanobacterium omelianskii, Methanosarcina
Trang 19barkerlii, Methanopropionicum,…Những vi khuẩn này bên cạnh khả năng tiết enzyme phân giải glucan va xylan chúng còn có khả năng khử NO3- thành N2,
SO42- thành H2S, khử H2S thành S và biến đổi các chất hữu cơ như acid propionic, acid acetic, acid butyric…thành khí metan CH4 vì vậy bên cạnh phân
hữu cơ người ta còn thu được cả khí đốt trong quá trình ủ phân compost từ rác
thải và phân [16]
1.1.4 Ưu điểm của phân hữu cơ
Phân bón hữu cơ được bán rộng rãi trên thị trường thế giới Sử dụng phân bón hữu cơ có thể tăng năng suất cây trồng lên rất nhiều Sử dụng phân bón vi sinh giúp trả lại độ phì nhiêu cho đất bằng cách làm tăng hàm lượng phospho
và kali dễ tan trong đất canh tác Các nhà khoa học đã kết luận: sử dụng phân
hữu cơ vi sinh làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm tốt hơn, giảm
ô nhiễm của hàm lượng NO3- Điều này cũng có nghĩa phân hữu cơ vi sinh đã góp phần quan trọng trong việc cải tạo đất, đáp ứng cho một nền nông nghiệp
hữu cơ bền vững, xanh sạch và an toàn
Góp phần làm giảm các vấn đề ô nhiễm môi trường, ít gây nhiễm độc hoá chất trong các loại nông sản thực phẩm so với sử dụng phân bón hóa học Giá thành hạ Có thể sản xuất được tại địa phương và giải quyết được việc làm cho
một số lao động, ngoài ra cũng giảm được một phần chi phí ngoại tệ nhập khẩu phân hoá học Hiệu quả của vi sinh vật trong việc làm tăng khả năng sinh trưởng
và phát triển cây trồng, tiết kiệm phân bón hoá học cũng như tăng năng suất, chất lượng nông sản Các sản phẩm vi sinh như phân bón vi sinh vật cố định nitơ, phân giải photphat khó tan, chế phẩm vi sinh vật kích thích sinh trưởng
thực vật Một số loại phân bón được nhà nước trợ giá nên giá thành phù hợp
với túi tiền của người nông dân [13]
Trang 201.1.5 Nhược điểm của phân hữu cơ
Phân hữu cơ vi sinh là loại phân bón hiệu quả chậm, nên được sử dụng chủ
yếu để bón lót Đối với phân NPK, tùy thuộc vào tập quán bón phân và thực tế canh tác có thể giảm đến 40-45% vào vụ thứ 3 khi sử dụng phân hữu cơ vi sinh,
từ vụ thứ 4 trở đi có thể duy trì mức giảm 40-50% lượng NPK thông thường
Sự cạnh tranh giữa các thương hiệu gây chấn động về giá sản phẩm Việc sử
dụng phân bón hóa học gây thoái hóa đất Nếu sử dụng nhiều gây ra hiện tượng
ô nhiễm đất Nguyên liệu tuy rất nhiều nhưng khó thu gom và xử lý Nguồn nguyên liệu sản xuất phân bón hóa học còn phụ thuộc nhiều vào nước ngoài Trình độ sản xuất còn yếu kém, chất lượng sản phẩm còn thấp [13]
1.1.6 Các phương pháp ủ phân hữu cơ (compost)
Có ba phương pháp ủ compost chính đó là ủ hiếu khí, ủ kị khí và ủ hiếu khí kết hợp kị khí
- Ủ hiếu khí: Thông thường nguyên liệu được ủ ở nơi rộng rải như sân, vườn
để đảm bảo được điều kiện thoáng khí cho đống ủ Nguyên liệu được xếp thành
từng đống và không nén chặt để đảm bảo sự thoáng khí
+ Nguyên lý hoạt động: dựa vào sự hoạt động mạnh mẽ của các vi sinh vật
hiếu khí
- Ủ kị khí: Nguyên liệu thông thường được cho vào trong bao hay các bể
chứa và nén chặt để tạo điều kiện kị khí cho quá trình ủ
+ Nguyên lý hoạt động: dựa vào sự hoạt động của các vi sinh vật kị khí sẽ phân giải các hợp chất phức tạp thành những hợp chất đơn giản
Ủ hiếu khí kết hợp kị khí: Thực hiện ủ hiếu khí trong 5-6 ngày sau đó nén
chặt và thực hiện ủ kị khí
Trang 211.1.7 M ột số công nghệ ủ phân hữu cơ (compost) trong và ngoài nước
Các mô hình công nghệ ủ compost quy mô lớn hiện nay trên thế giới được phân loại theo nhiều cách khác nhau Theo trạng thái của khối ủ compost tĩnh hay động, theo phương pháp thông khí khối ủ cưỡng bức hay tự nhiên, có hay không đảo trộn Dựa trên đặc điểm, hệ thống ủ compost lại được chia thành hệ
thống mở và hệ thống kín, liên tục hay không liên tục Mô hình ủ compost hệ
thống mở phổ biến nhất là các phương pháp ủ luống tĩnh, luống động có kết
hợp thông khí cưỡng bức hoặc đảo trộn theo chu kỳ Nhược điểm của hệ thống
mở là chịu ảnh hưởng bởi thời tiết và thời gian ủ có thể kéo dài, thường chỉ áp
dụng ở quy mô nông trường, trang trại có diện tích mặt bằng lớn, xa khu đô
thị
Đối với ủ compost quy mô công nghiệp trong các nhà máy lớn, hiện nay trên thế giới thường áp dụng mô hình ủ compost hệ thống kín (hay hệ thống có thiết bị chứa) giúp khắc phục được các nhược điểm của hệ thống mở, vận hành
và kiểm soát quá trình thuận tiện Thông thường hệ thống ủ compost kín hiện đại được thiết kế hoạt động liên tục, khí thải được xử lý bằng phương pháp lọc sinh học (biofilter)
Các mô hình công nghệ ủ compost hệ thống kín thường được phân loại theo nguyên lý hoạt động của thiết bị dựa trên cấu trúc và chuyển động của dòng vật
liệu
Tại Việt Nam, một số mô hình xử lý chất thải rắn đô thị quy mô lớn cũng
đã được đầu tư trong những năm gần đây Trong đó có các dự án sử dụng nguồn
vốn của Nhà nước và ODA, điển hình như tại Cầu Diễn – TP Hà Nội (năm 2002) áp dụng công nghệ của Tây Ban Nha và tại TP Nam Định (năm 2003) áp
dụng công nghệ của Pháp Một số dự án sử dụng nguồn vốn tư nhân đều áp
dụng công nghệ trong nước như tại Thủy Phương - TP Huế (năm 2004) áp dụng công nghệ An Sinh - ASC, tại Đông Vinh - TP Vinh (năm 2005) và TX Sơn
Trang 22Tây - tỉnh Hà Tây (đang chạy thử nghiệm) áp dụng công nghệ Seraphin Trong
đó, các mô hình công nghệ ủ compost áp dụng ở đây có thể chia thành các loại hình cơ bản như sau:
Mô hình ủ compost hệ thống nửa mở, kiểu chia ô không liên tục tại Cầu
Diễn, Nam Định, Thủy Phương Thông thường hệ thống được điều khiển thông khí tự động Nói chung, các mô hình ủ compost kiểu này đều ở cấp độ đơn giản,
vẫn còn những nguy cơ phát sinh mùi ô nhiễm do hệ thống chưa khép kín
Mô hình ủ compost kiểu luống động trong nhà kín tại Đông Vinh được thiết
kế hoạt động liên tục, đảo trộn theo chu kỳ ngắn Trong đó hỗn hợp nguyên liệu
hữu cơ được đưa tới đầu vào của hệ thống, vận chuyển liên tục trong quá trình
ủ bằng cách đảo trộn và sau cùng sản phẩm được lấy ra ở đầu cuối của hệ thống Toàn bộ quá trình ủ compost ở đây được thực hiện trong nhà kín có thiết kế thông khí và xử lý khí thải bằng “biofilter” Luống ủ được thiết kế với kích thước lớn và liên tục giúp tiết kiệm diện tích mặt bằng, dễ vận hành
Đây là loại mô hình công nghệ đơn giản với chi phí đầu tư không lớn Tuy nhiên những vấn đề khó khăn tại đây là hệ thống thiết bị chưa được đầu tư đồng
bộ và hiện đại, thiết bị đảo trộn không chuyên dụng có thể làm giảm hiệu quả khi vận hành, thể tích nhà chứa lớn nên việc thu hồi và xử lý khí thải cũng là
vấn đề phức tạp, dễ ảnh hưởng đến môi trường làm việc bên trong
Mô hình ủ compost trong thiết bị kín kiểu đứng hiện đang nghiên cứu và áp
dụng tại TX Sơn Tây, theo phân loại là một trong những mô hình hiện đại tương
tự như các mô hình công nghệ của Hoa Kỳ
Thiết bị ủ compost kín kiểu đứng được thiết kế theo nguyên lý hoạt động liên tục, vật liệu ủ được nạp vào hàng ngày qua cửa nạp liệu ở phía trên và tháo
liệu từ phía đáy của thiết bị Quá trình ủ compost diễn biến qua các giai đoạn dọc theo chiều đứng của thiết bị Việc thông khí trong quá trình ủ compost được
hỗ trợ nhờ hệ thống các ống phân phối đều bên trong thiết bị Quạt hút bố trí ở
Trang 23phía trên tạo sự chênh lệnh áp suất, nhờ đó khối ủ compost cũng được thông khí dọc theo chiều đứng của thiết bị và theo hướng đối lưu từ dưới lên trên Toàn bộ khí thải quá trình ủ compost được thu hồi và xử lý bằng “biofilter” giúp bảo vệ môi trường tốt hơn Loại mô hình ủ compost này có nhiều ưu điểm, thuận tiện trong việc vận hành tự động, giảm yêu cầu diện tích nhà xưởng bởi
tận dụng chiều cao thiết bị Quá trình vận chuyển của vật liệu trong thiết bị nhờ
trọng lực, thông khí cũng chủ yếu nhờ hiệu ứng đối lưu tự nhiên giúp giảm chi phí vận hành Cấu trúc vận động của khối ủ bên trong thiết bị tạo ra các vùng
hoạt động tối ưu tương ứng với các giai đoạn của quá trình ủ compost, giúp tăng cường hiệu quả, giảm thời gian quy trình và đảm bảo yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm Thiết bị kiểu kín cũng giúp kiểm soát tốt hơn các điều kiện môi trường cho hoạt động của vi sinh vật, dễ dàng kiểm soát mùi hôi Ngoài ra
hệ thống được kết nối từ các thiết bị đơn vị thành module, thuận lợi cho việc
chế tạo, lắp đặt hay nâng cấp mở rộng công suất…
Công nghệ An Sinh-ASC và Seraphin sẽ được các cơ quan quản lý
chức năng thẩm định, đánh giá, Nhà nước sẽ hỗ trợ kinh phí để hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện Việt Nam và sau đó sẽ nhân rộng áp dụng trong cả nước
Hình 1.2 Mô hình ủ compost theo luống có thông khí cưỡng bức trên thế
gi ới
Trang 241.2 CÁC ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT PHÂN COMPOST HI ẾU KHÍ
1.2.1 Các y ếu tố vật lý
a Nhi ệt độ
Nhiệt sinh ra trong đống ủ là do hoạt động phân huỷ chất hữu cơ của vi sinh
vật Sự gia tăng nhiệt trong đống ủ sẽ giúp chất hữu cơ nhanh hoai mục hơn Tuy nhiên nếu nhiệt độ tăng quá cao có thể làm vô hiệu quá hoạt động phân
huỷ của một số enzyme do vi sinh vật tiết ra để xúc tác phản ứng phân huỷ chất
hữu cơ Mỗi loài vi sinh vật chỉ có thể phát triển và hoạt động tốt trong khoảng nhiệt độ nhất định Vi sinh vật có thể bị chết khi nhiệt độ đạt trên khoảng chịu đựng Do đó, trong quá trình ủ, yếu tố nhiệt độ đôi khi rất có lợi, có thể dùng
để loại trừ những loài vi sinh vật gây bệnh Nếu nhiệt độ đống ủ đạt trên 700C thì có thể tiêu diệt được phần lớn các mầm bệnh có trong vật liệu ủ phân hữu
cơ Tuy nhiên nhiệt độ quá cao và kéo dài cũng tiêu diệt luôn cả các nhóm vi sinh vật phân huỷ chất hữu cơ và làm giảm tốc độ hoai mục Tốc độ phân huỷ
chất hữu cơ tối ưu trong khoảng 60 – 650C Ở nhiệt độ cao trên 700C vẫn có thể
có một số vi sinh vật ưa nhiệt hiếu khí hoạt động nhưng mật số của chúng thường thấp do lượng oxy trong đống ủ giảm ở nhiệt độ cao [18]
Nhiệt độ trong đống ủ thường tăng cao do sự phát nhiệt và sự lưu giữ nhiệt
của chính khối ủ Nguyên nhân phát nhiệt do sự oxy hoá của một số chất béo
và khi hoá năng chuyển thành nhiệt năng trong hoạt động trao đổi chất và phân
huỷ hữu cơ của vi sinh vật Sự phát nhiệt và nhiệt độ của đống ủ có mối quan
hệ điều chỉnh lẫn nhau Khi hoạt động của vi sinh vật mạnh dẫn đến gia tăng phát nhiệt và có thể làm nhiệt độ của khối ủ tăng cao Nhiệt độ quá cao lại có tác dụng nghịch là giảm hoạt động của vi sinh vật và dẫn đến giảm sự phát nhiệt Do đó đống ủ thường có nhiệt độ tối đa khoảng 80-820C Nếu đống ủ được quản lý tốt, nhiệt độ có thể được duy trì ở mức độ cao khoảng vài tuần
Trang 25(ngoại trừ giai đoạn xới trộn) Do đó, yếu tố quan trọng nhất để theo dõi đống
ủ là nhiệt độ Nhiệt độ đống ủ cần được theo dõi ít nhất là hàng tuần Nhiệt độ đống ủ và khả năng dẫn nhiệt của chất ủ đặc biệt quan trọng, liên quan đến khả năng giữ nhiệt và sự phân bố đồng đều nhiệt trong khối ủ Nguyên liệu ủ có ẩm
độ càng cao thì khả năng giữ nhiệt càng lớn Do tính dẫn nhiệt của chất hữu cơ thường thấp, ngược lại lượng nhiệt sinh ra trên mỗi đơn vị thể tích lại tương đối cao nên nhiệt có xu hướng giữ lại hơn là mất đi do nhiệt bị dẫn thoát ra ngoài đống ủ Đống ủ có nhiệt độ quá cao cũng dẫn đến bất lợi cho hoạt động của vi sinh vật và giảm tốc độ hoai mục chất hữu cơ Do đó vấn đề quản lý nhiệt, làm
thế nào loại bỏ lượng nhiệt dư thừa trong quá trình ủ rất quan trọng [18] Trên thực tế để loại bỏ nhiệt dư thừa sinh ra trong quá trình ủ người ta quản
lý thông qua hình dáng và kích thước của khối ủ để có thể tăng sự đối lưu tự nhiên và bốc hơi nước Một biện pháp hữu hiệu thường hay dùng là đảo trộn để
có thể vừa loại bỏ được nhiệt độ dư thừa và cung cấp thêm oxy cho hệ thống Nước cần thiết cho hoạt động sinh lý của vi sinh vật tham gia vào quá trình phân huỷ chất hữu cơ Nước đóng vai trò hoà tan muối và một số chất hữu cơ,
là môi trường sinh sống của vi sinh vật Ẩm độ của nước có liên quan trực tiếp đến sự trao đổi khí của đống ủ Thừa ẩm độ làm giảm sự trao đổi khí, dẫn đến thiếu oxy, thoát nhiệt kém Tuy nhiên khi ẩm độ thấp có thể dẫn đến hạn chế
sự phát triển của vi sinh vật Khả năng chịu hạn của vi khuẩn kém hơn nấm và
xạ khuẩn nhưng lại có vai trò quan trọng hơn trong phân huỷ chất hữu cơ ở giai đoạn đầu của quá trình ủ Trong trường hợp ủ hiếu khí, ẩm độ cao sẽ ngăn cản quá trình thông khí và làm cho mẻ ủ trở nên yếm khí Ẩm độ của nguyên liệu
từ 50 – 70% (trung bình là 60%) thích hợp cho ủ compost và nên giữ ẩm độ cho đến cuối giai đoạn nhiệt độ cao [17]
Trang 26b Độ ẩm
Độ ẩm là một yếu tố cần thiết cho hoạt động của vi sinh vật trong quá trình phân hủy phân hữu cơ Vì nước cần thiết cho quá trình hòa tan chất dinh dưỡng vào nguyên sinh chất của tế bào
Độ ẩm tối ưu cho quá trình ủ phân nằm trong khoảng 50-60% Các vi sinh
vật đóng vai trò quyết định trong quá trình phân hủy phân thường tập chung tại
lớp nước mỏng trên bề mặt phân tử phân Nếu độ ẩm quá nhỏ (<30%) sẽ hạn
chế hoạt động của vi sinh vật, còn khi độ ẩm quá lớn (>60%) thì quá trình phân
hủy chậm lại sẽ chuyển sang chế độ phân hủy kỵ khí vì quá trình lưu thông khí
bị cản trở do hiện tượng bít kín các khe rỗng không cho không khí đi qua, gây mùi hôi, rò rỉ chất dinh dưỡng và lan truyền vi sinh vật gây bệnh
Độ ẩm ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình ủ vì nước có nhiệt dung riêng cao hơn tất cả các vật liệu khác
Trong trường hợp độ ẩm đống ủ thấp, có thể điều chỉnh bằng cách thêm nước vào Còn khi độ ẩm đống ủ cao có thể điều chỉnh bằng cách trộn với vật
liệu độn có độ ẩm thấp hơn như: mạt cưa, rơm rạ… [17]
mức độ hoạt động của vi sinh vật Ngược lại, hạt có kích thước quá lớn sẽ có
độ xốp cao và sẽ tạo các rảnh khí làm cho sự phân bố khí không đều, không có
lợi cho quá trình phân hủy phân hữu cơ
Đường kính hạt tối ưu cho quá trình ủ phân khoảng 3-50mm Kích thước
hạt tối ưu có thể đạt được bằng nhiều cách như cắt, nghiền và sàng vật liệu thô ban đầu [18]
Trang 27d Độ rỗng
Độ rỗng của khối vật liệu ủ là một yếu tố quan trọng trong quá trình phân
hủy các chất hữu cơ Độ rỗng tối ưu sẽ thay đổi tùy theo loại vật liệu ủ Thông thường độ rỗng để quá trình phân hủy các chất hữu cơ diễn ra tốt là khoảng 35-60%, tối ưu là 32-36%
Độ rỗng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cung cấp oxy cần thiết cho sự trao đổi chất, hô hấp của các vi sinh vật hiếu khí và sự oxy hóa các phân tử hữu
cơ Độ rỗng thấp sẽ ảnh hưởng đến việc vận chuyển oxy nên hạn chế sự giải phóng nhiệt và làm tăng nhiệt độ trong đống ủ Ngược lại, độ rỗng cao có thể
dẫn tới nhiệt độ trong khối ủ thấp, mầm bệnh không bị tiêu diệt [18]
1.2.2 Các y ếu tố hóa sinh
a Oxy
Oxy là nguyên tố rất quan trọng trong ủ compost Thiếu oxy làm cho phân
huỷ chất hữu cơ chậm lại, sự phát nhiệt của đống ủ sẽ giảm xuống Do đó điều
kiện yếm khí là điều không mong muốn trong ủ phân hữu cơ Trong môi trường
ẩm độ quá cao dễ tạo điều kiện yếm khí, làm giảm tốc độ phân hủy chất hữu
cơ, tạo ra nhiều hợp chất hữu cơ trung gian có hại cho cây trồng Ẩm độ cao
dẫn đến các khoảng trống trong đống ủ bị lắp đầy nước, làm giảm trao đổi khí,
giảm cung cấp oxy, tăng tính giữ nhiệt của đống ủ Sự trao đổi hay khuếch tán không khí trong ủ phân hữu cơ bị ảnh hưởng bởi hình dáng, kích thước của đống ủ Thiết kế nơi ủ để tạo sự đối lưu tốt hoặc sử dụng thêm hệ thống quạt
để tăng sự đối lưu là yếu tố rất quan trọng Sự thông thoáng của đống ủ được đánh giá theo hàm lượng O2 có trong không khí của đống ủ Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này Hàm lượng oxy trong không khí đống ủ đạt 5% là thoáng khí Hoạt động của vi sinh vật tối ưu nhất khi nồng độ oxy đạt 15-20% [20]
Trang 28b T ỉ lệ C/N
C/N là thông số quan trọng nhất về các chất dinh dưỡng cần thiết cho vi sinh vật Quá nhiều cacbon sẽ làm chậm quá trình phân hủy, còn lượng đạm cao sẽ gây mùi hôi thối Cacbon trong các chất thải hữu cơ được vi sinh vật đồng hóa để tạo nên tế bào mới chiếm khoảng 20-40%, phần còn lại được biến đổi thành CO2và quá trình sinh năng lượng Các tế bào vi khuẩn chứa 50% C
và 5% N, do đó lượng đạm cần thiết trong khối ủ phải chiếm từ 2-4%
Vi khuẩn dễ phân hủy amino acid và các thành phần hữu cơ chứa nhiều đạm với tỉ lệ C/N 10:1 đến 20:1 Trong khi đó nấm có thể phân huỷ chất hữu
cơ có tỉ lệ C/N từ 75:1 đến 200:1 như rơm rạ, xác mía
C/N tối ưu cho quá trình ủ là 25-30, nếu tỉ lệ này nhỏ hơn 25 thì quá trình phân hủy diễn ra nhanh, N mất đi thông qua sự bay hơi NH3, nếu C/N trên 30 quá trình phân hủy sẽ chậm lại, phân sẽ chậm hoai mục
B ảng 1.1 Mối tương quan giữa tỉ lệ C/N và thời gian ủ
T ỉ lệ C/N Th ời gian ủ (ngày)
Khi C/N nhỏ hơn 20, đạm N sẽ mất đi do quá trình chuyển đổi thành NH3
đặc biệt là trong điều kiện nhiệt độ, pH cao
Mối tương quan giữa tỷ lệ C/N và lượng đạm bị thất thoát được thể hiện ở
bảng 1.2
Trang 29B ảng 1.2 Mối tương quan giữa tỷ lệ C/N và lượng đạm bị thất thoát
có vai trò tiêu thụ H+ Khi quá trình amon hoá giảm xuống thì pH cũng tụt xuống còn khoảng 7.5-8.0 Có thể không cần điều chỉnh pH nguyên liệu ủ vì
pH môi trường ủ có khả năng tự điều chỉnh cho phù hợp
Sự phân huỷ chất hữu cơ trong phân hữu cơ được thực hiện bởi nhiều nhóm
vi sinh vật khác nhau Hoạt động của chúng tạo ra sự thay đổi của môi trường
ủ như phát nhiệt, oxy hoá khử, thay đổi pH,… Mỗi loài vi sinh vật có vai trò khác nhau trong phân huỷ chất hữu cơ Tuỳ theo mục đích ủ và sản phẩm cần thu được người ta quan tâm đến các loài vi sinh vật khác nhau và sự phát triển
của chúng trong quần thể vi sinh vật trong hệ thống ủ
Trang 30Nguyên liệu sau khi ủ trở nên hoai mục là do hoạt động vi sinh vật sử dụng
chất hữu cơ làm nguồn thức ăn giúp chuyển hoá xác bã hữu cơ tươi thành chất mùn, phân huỷ các chất hữu cơ dễ phân huỷ Khả năng phân huỷ các thành phần chất hữu cơ của các nhóm vi sinh vật khác nhau rất nhiều Trong chất liệu
ủ giàu hợp chất đạm vi khuẩn phát triển rất mạnh ở giai đoạn đầu vì có nhiều đạm dễ phân huỷ Ở giai đoạn sau nấm lại dễ thích nghi với môi trường hơn vì còn lại nhiều hợp chất hữu cơ khó phân huỷ [18]
d Dinh dưỡng
Những nguyên liệu ủ phân hữu cơ có nguồn gốc từ thực vật do đó chúng
chứa nhiều dưỡng chất vi lượng và đa lượng thiết yếu cho cây trồng Với một lượng đạm bổ sung đáng kể, hầu hết những dinh dưỡng khoáng hiện diện trong phân hữu cơ sẽ được duy trì trong suốt quá trình ủ nếu đống ủ được quản lý các điều kiện ủ tốt Tuy nhiên, có sự thay đổi đáng kể đối với lượng dưỡng chất trong phân hữu cơ do việc sử dụng các nguồn nguyên liệu ủ khác nhau Những
loại phân hữu cơ được ủ từ những nguyên liệu khác nhau sẽ có lượng dưỡng
chất khác nhau [18]
e Vi sinh v ật
Sự biến động của quần thể vi sinh vật về loài và số lượng trong ủ phân hữu
cơ rất phức tạp, thường gắn liền với sự thay đổi nguồn thức ăn tương thích, điều
kiện môi trường như O2, pH, nhiệt độ và độ ẩm
Vi khuẩn: có vai trò rất quan trọng trong phân huỷ chất hữu cơ, đặc biệt giai đoạn đầu của quá trình ủ Hơn 40% thành phần rắn dễ phân huỷ của chất bùn
thải bị phân huỷ bởi vi khuẩn ở nhiệt độ dưới 600C trong 7 ngày ủ đầu tiên Sự phân huỷ chất hữu cơ mạnh trong 1-2 tuần ủ đầu tiên dẫn đến sự phát nhiệt
mạnh, nhiệt độ của đống ủ cao và rất dễ tạo ra điều kiện yếm khí Môi trường như thế phù hợp cho sự phát triển của một số loài vi khuẩn yếm khí ưa nhiệt,
chủ yếu là nhóm Bacillus sp [22]
Trang 31Xạ khuẩn: thích hợp với môi trường trung tính, có thể hơi kiềm Xạ khuẩn
có khả năng phân huỷ các hợp chất hữu cơ tương đối khó phân huỷ Nhiều loài
chịu nhiệt, có thể phát triển ở nhiệt độ khoảng 500C Một số loài có thể sống ở nhiệt độ 60 - 650C Hầu hết xạ khuẩn sinh trưởng tốt trong điều kiện ẩm, thoáng khí, đây là môi trường sau vài tuần ủ (sau giai đoạn phân huỷ tích cực ban đầu)
Sự phát triển của xạ khuẩn thường kéo dài trong giai đoạn sau của quá trình ủ
Nấm: thường phát triển trong giai đoạn sau của ủ phân hữu cơ khi chất liệu
ủ còn chủ yếu là cellulose và lignin là những thành phần khó phân huỷ Nhiệt
độ môi trường ủ cao cũng ức chế sự phát triển của nấm Rất ít loài nấm có thể phát triển ở nhiệt độ trên 500C Mật số và hoạt động của nấm thường nhỏ hơn
vi khuẩn khoảng 10 lần Hầu hết nấm đều thích hợp trong môi trường háo khí Động thái của quần thể vi sinh vật trong quá trình ủ: nhu cầu C và N của vi khuẩn, xạ khuẩn và nấm khác nhau Trong quần thể hỗn hợp khoảng 3-10% C
của chất liệu ủ bị tiêu thụ bởi vi khuẩn, 15-30% bởi xạ khuẩn, 30-40% bởi nấm
Vi khuẩn cần 1-2% N của chất liệu ủ để tạo một đơn vị C trong tế bào, xạ khuẩn
cần 3-6%, còn nấm cần 3-4 % Do đó sự phân huỷ chất hữu cơ ở giai đoạn ủ đầu sẽ tạo ra đạm dễ tiêu cho xạ khuẩn và nấm sử dụng ở giai đoạn sau Như
vậy diễn thế của các nhóm vi sinh vật phụ thuộc vào thành phần dinh dưỡng
của chất liệu trong quá trình ủ Sự phát triển ban đầu của vi khuẩn sẽ tạo điều
kiện cho nấm và xạ khuẩn phát triển ở giai đoạn tiếp sau
Diễn thế của quần thể vi sinh vật còn phụ thuộc vào động thái của nhiệt độ trong quá trình ủ Khởi đầu là sự phát triển của nhóm ưa nhiệt độ trung bình (40-450C) Khi nhiệt độ của đống ủ tăng kéo theo ưu thế của nhóm ưa nhiệt (55-650C) Nhiệt độ giảm xuống trong giai đoạn sau của quá trình ủ dẫn đến sự
phục hồi của nhóm ưa nhiệt độ trung bình, trong đó có cả Ở nhiệt độ trung bình
và nhiệt độ cao số lượng vi khuẩn đều chiếm ưu thế Số lượng vi khuẩn ở nhiệt
độ cao khoảng 108-1012/g Ở nhiệt độ trung bình mật số vi khuẩn khoảng một
bậc cao hơn mật số ở nhiệt độ cao Dưới 600C mật số xạ khuẩn nhỏ hơn vi