Mô hình du lịch cộng đồng đã hình thành ở một số địa phương như Sa Pa, Bát Xát Lào Cai, Mai Châu Hòa Bình, Ba Bể Bắc Cạn, Vườn quốc gia Cát Tiên Đồng Nai,… Với mục tiêu chính là trở thàn
Trang 1Ọ TRƯỜNG I HỌC Ư
KHOA LỊCH SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ề TÀI: PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘ ỒNG T I LÀNG GỐ T A , ƯỜNG THANH HÀ,
Trang 2Sau một khoảng thời gian học tập, nghiên cứu, xử lý tài liệu và đi thực tế , mặc
dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhưng đến nay tôi đã hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ từ nhiều nơi Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên hướng dẫn - Tiến sĩ Lê Thị Thu Hiền, người đã tận tình hướng dẫn theo sát tôi trong cả quá trình thực hiện khóa luận
Nhân đây tôi cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến quý thầy cô giảng viên bộ môn, ban chủ nhiệm khoa Lịch Sử, trường Đại học Sư Phạm - Đại học Đà Nẵng đã tận tình chỉ bảo, góp ý và tạo điều kiện để khóa luận có hướng đi đúng và hoàn thiện hơn Bên cạnh đó, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến quý cơ quan, ủy ban, chính quyền, trung tâm văn hóa - thông tin, bảo tàng, các cô chú lãnh đạo,… của thành phố Hội An
và đặc biệt là phường Thanh Hà cùng với các cá nhân, hộ gia đình, một số du khách tại làng gốm đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thông tin, tài liệu quý báu để tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này!
Ngoài ra, tôi xin gửi cảm ơn đến sự giúp đỡ, động viên của gia đình và bạn bè trong quá trình tôi thực hiện đề tài Do thời gian có hạn, nguồn tư liệu chưa thật sự đầy
đủ nên không thể tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn!
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn !
Đà Nẵng, ngày 24 tháng 4 năm 2018
Sinh viên thực hiện
VÕ THẢO LINH
Lời Cảm Ơn
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4.1 Đối tượng nghiên cứu 7
4.2 Phạm vi nghiên cứu 7
5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 7
5.1 Nguồn tư liệu 7
5.2 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Đóng góp của đề tài 9
7 Cấu trúc của đề tài 9
NỘI DUNG 10
ƢƠ 1 Ơ Ở LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘ ỒNG 10
1.1 Khái niệm du lịch cộng đồng 10
1.2 ặc điểm và nguyên tắc của du lịch cộng đồng 12
1.2.1 Đặc điểm của du lịch cộng đồng 12
1.2.2 Nguyên tắc của du lịch cộng đồng 14
1.3 iều kiện phát triển du lịch cộng đồng 15
1.3.1 Nhu cầu của khách du lịch 15
1.3.2 Tài nguyên du lịch 17
1.3.3 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch 17
1.3.3.1 Cơ sở hạ tầng du lịch 17
1.3.3.2 Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch 18
1.3.4 Nguồn nhân lực địa phương 19
1.3.5 Cơ chế, chính sách phát triển du lịch 19
1.3.6 Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch 20
1.4 Thành phần tham gia của du lịch cộng đồng 21
1.5 Các mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch 23
ƢƠ 2 T ỰC TR NG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘ ỒNG LÀNG GỐ T A , ƢỜNG THANH HÀ, THÀNH PHỐ HỘI AN 24
Trang 42.1 Tổng quan làng gốm Thanh Hà 24
2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 24
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển làng gốm Thanh Hà 24
2.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội và văn hóa 27
2.2 iều kiện phát triển du lịch cộng đồng tại làng gốm Thanh Hà 30
2.2.1 Nhu cầu của khách du lịch 30
2.2.2 Tài nguyên du lịch 31
2.2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 31
2.2.2.2 Tài nguyên du lịch văn hóa 31
2.2.3 Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch 34
2.2.4 Năng lực địa phương 35
2.2.5 Cơ chế chính sách phát triển du lịch 37
2.3 Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại làng gốm Thanh Hà 39
2.3.1 Sản phẩm du lịch 39
2.3.2 Thị trường khách du lịch, doanh thu 43
2.3.3 Thành phần tham gia du lịch cộng đồng làng gốm Thanh Hà 45
2.3.4 Sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch tại làng gốm 48
2.4 ánh giá chung về phát triển du lịch cộng đồng tại làng gốm Thanh Hà 53
2.4.1 Điểm mạnh 53
2.4.2 Điểm yếu 55
2.4.3 Cơ hội 56
2.4.4 Thách thức 56
ƢƠ 3 Ả Á ẨY M NH PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘ ỒNG T I LÀNG GỐ T A , ƢỜNG THANH HÀ, THÀNH PHỐ HỘI AN 58
3.1 ăn cứ đề xuất giải pháp 58
3.1.1 Sự phát triển du lịch ở thành phố Hội An 58
3.1.2 Định hướng, chủ trương của chính quyền thành phố Hội An 59
3.1.3 Thực tiễn phát triển du lịch cộng đồng tại làng gốm Thanh Hà 60
3.2 Các giải pháp cụ thể 62
3.2.1 Tăng cường công tác quản lý 62
3.2.2 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch cộng đồng 63
Trang 53.2.3 Tăng tính liên kết giữa cộng đồng và các bên liên quan 64
3.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương 65
3.2.5 Tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch địa phương 67
3.2.6 Đầu tư kết cấu hạ tầng, kỹ thuật 68
KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
PHỤ LỤC 75
PHỤ LỤC 1 76
PHỤ LỤC 2 79
PHỤ LỤC 3 83
Trang 6
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRO Ề TÀI
Bảng 2.1
Tổng giá trị thu nhập phân theo ngành kinh tế của
49
Bảng 2.7
Mức độ tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt
Bảng 2.8
Mức độ tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt
Trang 7MỞ ẦU
1 Lý do chọn đề tài
Du lịch cộng đồng xuất hiện như một nhu cầu tất yếu nhằm hạn chế tác động tiêu cực của “ngành công nghiệp không khói”, góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững khi những hoạt động phát triển du lịch được thực hiện chủ yếu với mục đích đơn thuần là kinh tế đã và đang đe dọa môi trường sinh thái và các giá trị văn hóa bản địa
Du lịch cộng đồng khá phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển như Indonesia, Thái Lan, Lào, Nepan, Butan…
Ở Việt Nam, du lịch cộng đồng bắt đầu được nghiên cứu và thử nghiệm tại một
số khu vực vào đầu những năm 2000 Mô hình du lịch cộng đồng đã hình thành ở một
số địa phương như Sa Pa, Bát Xát (Lào Cai), Mai Châu (Hòa Bình), Ba Bể (Bắc Cạn), Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai),… Với mục tiêu chính là trở thành một công cụ cho hoạt động bảo tồn, công cụ cho phát triển chất lượng cuộc sống, tạo cơ hội cho trao đổi kiến thức và văn hóa giữa khách du lịch và cộng đồng Du lịch cộng đồng ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển hoạt động du lịch của địa phương nói riêng Hiện nay, du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho cư dân bản địa Du lịch cộng đồng không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn là dịp để bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương
Loại hình du lịch cộng đồng rất phù hợp với tài nguyên du lịch văn hóa và tự nhiên của Quảng Nam - nơi còn có rất nhiều làng quê, làng nghề truyền thống Hơn thế nữa, du lịch cộng đồng thúc đẩy sự giao lưu văn hóa, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa người dân địa phương và du khách Không chỉ mang lại lợi ích dễ nhận thấy
về mặt kinh tế, loại hình du lịch dựa vào cộng đồng còn mở ra cơ hội để người dân Quảng Nam tự nâng cao năng lực, cập nhật kiến thức, kỹ năng trong hội nhập Thông qua phát triển du lịch cộng đồng, bản sắc văn hóa địa phương sẽ được bảo tồn và trân trọng, môi trường tự nhiên cũng được cải thiện, một số vấn đề xã hội như thiếu việc làm ở nông thôn, bất bình đẳng giới cũng được dần dần giải quyết
Từ trước đến nay, khi nhắc đến du lịch Quảng Nam, người ta sẽ nghĩ ngay đến phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn hoặc hai bãi biển đẹp ngất ngây là An Bàng và Cửa Đại Nhưng cách trung tâm thành phố Hội An chỉ hơn 5km còn một điểm đến thú vị và
Trang 8hấp dẫn mà ít người biết, đó là làng gốm Thanh Hà, nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn.Trong bối cảnh nhiều làng nghề truyền thống đang dần đi vào ngõ vắng, đìu hiu trong phát triển du lịch cộng đồng thì bức tranh du lịch tại làng gốm Thanh Hà (Hội An) lại đang khởi sắc Phương án du lịch cộng đồng, tạo nguồn thu kinh tế, giải quyết lao động địa phương đang được chính quyền phường hướng tới Cùng với đó, địa phương cũng đề nghị thành phố có cơ chế khuyến khích xây dựng một số điểm lưu trú cho khách
Tuy nhiên, một điểm du lịch luôn luôn tồn tại một quy luật cố hữu, sau khi phát triển đến một mức độ nào đó sẽ bị ngưng trệ và nếu không có giải pháp, định hướng đổi mới kịp thời sẽ đi đến lụi tàn, quên lãng Cách tốt nhất để kéo dài “tuổi thọ” của một điểm đến du lịch là thực hiện phát triển du lịch một cách bền vững, tức là khai thác, phát triển ở hiện tại mà không làm tổn hại đến nguồn lợi tương lai Đối với du lịch phường Thanh Hà, trong giai đoạn mới khởi sắc như hiện nay, để khai thác các nguồn tài nguyên hiệu quả hơn nữa, đem lại nguồn lợi cao hơn nữa cho cộng đồng địa phương nhưng vẫn bảo vệ được môi trường, bảo vệ hệ sinh thái cũng như đặc trưng
văn hóa nơi đây thì việc phát triển du lịch cộng đồng tại làng gốm Thanh Hà là rất cần
Mountain Institute, Hoa Kỳ đã đưa ra các khái niệm về du lịch cộng đồng, vai trò, yếu
tố phát triển Các tác giả cũng đưa ra các ví dụ về mô hình du lịch cộng đồng ở vùng Nam Mỹ và Malaysia Ngoài ra tài liệu cũng đã đưa ra các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thu hút khách du lịch tham gia du lịch cộng đồng
Mặt khác, tác giả Sue Beeton (2006) với “Community Development through Tourism” (Phát triển cộng đồng thông qua du lịch) đã cung cấp hệ thống lý thuyết cơ
bản về du lịch và các vấn đề liên quan đến cộng đồng trong việc phát triển du lịch do
Trang 9vậy cuốn sách này được xem là tài liệu vô cùng cần thiết cho các nghiên cứu về du lịch cộng đồng Tác giả phân tích sự phát triển của cộng đồng địa phương thông qua việc kết hợp hiệu quả giữa quy hoạch cộng đồng, lập kế hoạch kinh doanh và quy hoạch du lịch Từ đó đưa ra những lý thuyết xác đáng nhất về du lịch và hoạt động kinh doanh nhằm chuyển từ khâu lập kế hoạch chiến lược sang trao quyền cho người dân tạo điều kiện để họ tham gia vào hoạt động du lịch
Với “Community - based Tourism Standard Handbook” (Sổ tay tiêu chuẩn du lịch cộng đồng) của tác giả Potjana Suansri (2013) thì được xem là tài liệu hướng dẫn
chuẩn để quy hoạch, phát triển du lịch cộng đồng cho các quốc gia thuộc khu vực ASEAN trong đó Thái Lan được chọn làm mô hình mẫu Tài liệu này hướng dẫn chi tiết từng bước chuẩn bị và thực hiện để phát triển du lịch cộng đồng cho một địa phương nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ, đáp ứng những tiêu chuẩn bền vững và tăng khả năng tiếp cận thị trường trong phát triển du lịch có trách nhiệm
Cùng với đó, ở Việt Nam, thấy được xu hướng cũng như tầm quan trọng của phát triển du lịch cộng đồng đối với mục tiêu phát triển du lịch bền vững, Quỹ Châu
Á và Viện nghiên cứu phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam (2012) đã công bố
“Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng” sau gần 2 năm thực hiện dự án,
nhằm chia sẻ kinh nghiệm xây dựng mô hình du lịch cộng đồng nâng cao đời sống người dân ở các vùng miền của đất nước Tài liệu đã nêu rất chi tiết, cụ thể các vấn đề chung cũng như các bước cần thiết để triển khai mô hình du lịch cộng đồng, đồng thời đưa ra phân tích mô hình phát triển du lịch cộng đồng tiêu biểu ở Bắc Ninh
Tiếp đó, năm 2013 “Sổ tay du lịch cộng đồng Việt Nam - phương pháp tiếp cận dựa vào thị trường” được phát hành Sổ tay này được thực hiện dựa trên chương trình
phát triển năng lực có trách nhiệm với môi trường, xã hội và quỹ quốc tế về bảo tồn
thiên nhiên Việt Nam (WWF) với mục đích: “Sổ tay du lịch cộng đồng Việt Nam được thiết kế như một tài liệu hướng dẫn tham khảo thực tế Góc độ nhìn nhận đơn giản nhưng khái quát, bao trùm tất cả các giai đoạn chu kỳ dự án, bao gồm các công
cụ thực hành và hướng dẫn sử dụng trong suốt chu kỳ đã khiến cho cuốn sổ trở thành mối quan tâm của các cơ quan du lịch của tỉnh, huyện và địa phương, các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch cộng đồng ở Việt Nam, các tổ chức thuộc khu vực tư nhân mong muốn xây dựng đối tác với các cộng đồng để phát triển
Trang 10các sản phẩm du lịch hay các cộng đồng đang mong muốn thúc đẩy phát triển du lịch
khoa học cấp Bộ nghiên cứu năm 2003 cũng do Võ Quế làm Chủ nhiệm: “Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Chùa Hương, Hà Tây”, đã đề cập đến vấn đề du lịch và cộng đồng như: khái niệm về cộng đồng, bản
chất và đặc trưng của cộng đồng, phát triển du lịch cộng đồng Dựa trên nền tảng hiện trạng phát triển kinh tế xã hội, tiềm năng du lịch, vai trò của cộng đồng dân cư tại chùa Hương, đề tài đã xây dựng mô hình mẫu về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng với tiêu chí, cơ chế vận hành và các giải pháp thực hiện
Ngoài ra, đề tài khoa học cấp Bộ nghiên cứu năm 2002 do PGS.TS Phạm Trung
Lương làm Chủ nhiệm: “Nghiên cứu xây dựng bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà - Hải Phòng”, đã hệ thống hóa một cách có chọn lọc các khái niệm liên quan giữa du lịch,
môi trường và phát triển cộng đồng Dựa trên các phân tích hiện trạng, đề tài phân tích sức ép tới môi trường trong những năm tới đồng thời đề xuất mô hình bảo vệ môi trường với sự tham gia của các thành phần trong cộng đồng với các nghĩa vụ và quyền lợi cụ thể và các giải pháp để áp dụng mô hình đã đề xuất tại đảo Cát Bà [6] Bên cạnh đó, đề tài khoa học công nghệ trọng điểm cấp Trường Đại học Quốc gia Hà Nội do PGS.TS Nguyễn Thị Hải chủ trì, nghiên cứu năm 2010 - 2011:
“Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng cho các vườn quốc gia đặc thù ở miền Bắc Việt Nam (nghiên cứu trường hợp vườn quốc gia Hoàng Liên và Xuân Thủy)” Đề tài đã nghiên cứu cơ sở lý luận về du lịch sinh thái cộng đồng và
khả năng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở các vườn quốc gia Tham khảo bài học kinh nghiệm du lịch cộng đồng ở một số khu vực trên thế giới và Việt Nam Dựa
Trang 11trên điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của 14 vườn quốc gia miền Bắc Việt Nam, đề tài đã phân tích đánh giá sơ bộ tiềm năng du lịch sinh thái của các vườn quốc gia này Dựa trên các điều kiện phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở hai khu vực nghiên cứu là vườn quốc gia Hoàng Liên và vườn quốc gia Xuân Thủy, đề tài đã đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại các điểm nghiên cứu
Cùng với đó, đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa” của tác giả Vũ Văn Cường (2012), phạm vi
nghiên cứu là khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, mặt khác nơi đây đã đi vào khai thác loại hình du lịch cộng đồng với sự tham gia của hầu hết các hộ dân sinh sống trong vùng lõi khu bảo tồn, hàng năm tiếp đón, phục vụ gần 90% là khách quốc tế Còn với
đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang” (2014), tác giả Phạm Xuân An đã phân tích hiện trạng hoạt động du lịch dựa
vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ bao gồm cơ cấu tổ chức quản lý, quy hoạch, các dịch vụ du lịch cộng đồng, đặc điểm nguồn khách Đặc biệt, tác giả đã tập trung phân tích sự tham gia của các bên liên quan vào hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng tại địa phương bao gồm: cộng đồng địa phương, khách du lịch, chính quyền địa phương
và thành phần tư nhân
Cùng nằm trong khu vực Tây Nguyên, có điều kiện tự nhiên tương đồng và tài nguyên du lịch văn hóa gắn với đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk đã trở thành điểm đến được nhiều du khách biết đến Tuy nhiên, việc khai thác loại hình du lịch cộng đồng chưa thực sự hiệu quả do vậy tác giả Nguyễn Thị Mai
(2013) với “Phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk”, luận văn
thạc sỹ ngành Du lịch học đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk bằng ma trận SWOT để từ đó đề xuất các giải pháp phát triển du lịch cộng đồng, trong đó đề xuất mô hình du lịch cộng đồng gắn với điều kiện tự nhiên, văn hóa cũng như nhu cầu và mong muốn của người dân địa phương
Ngoài ra, còn có một số luận văn thạc sỹ của học viên cao học Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội,… đã nghiên cứu về du lịch
cộng đồng ở một số điểm đến du lịch của Việt Nam như: “Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang” của Nguyễn Đức
Trang 12Khoa; “Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng vùng ven biển Nam Định” của Trần Thị Lan, “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở Khu du lịch sinh thái Vân Long” của Phạm Thị Hồng Quyên, “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại Huyện Đơn Dương, Tỉnh Lâm Đồng” của Nguyễn Thị Thanh Kiều,…
Tại phường Thanh Hà, thành phố Hội An, du lịch cộng đồng mới bắt đầu phát triển trong những năm gần đây và chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến loại hình du lịch này cũng như sự phát triển du lịch tại đây Các công trình chỉ mới dừng lại ở mức
độ nghiên cứu chung về lịch sử, cũng như sự hình thành và phát triển của các làng nghề truyền thống ở Hội An nói chung, trong đó có làng gốm Thanh Hà Tiêu biểu
tài nghiên cứu khoa học “Một số nghề truyền thống ở Hội An” (2006 - 2009) của tác
giả Trương Hoàng Vinh
Liên quan trực tiếp đến đề tài có công trình:“Thực trạng du lịch, giải pháp cho
sự phát triển bền vững ở Làng gốm Thanh Hà, Phường Thanh Hà, Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam” - đề tài nghiên cứu khoa học năm 2017 của sinh viên Phạm Thùy
Dương, khoa Việt Nam học, Đại học Huế Công trình đã nêu ra được các thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cũng như đưa ra các giải pháp phát triển du lịch bền vững ở làng gốm Thanh Hà Việc tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch nơi đây cũng đã được tác giả đề cập như một trong những giải pháp phát triển du lịch bền vững nhưng chưa được chú trọng nhiều
Hiện tại, mặc dù du lịch tại làng gốm Thanh Hà đang thu hút đông đảo số lượng khách du lịch trong và ngoài nước, đặc biệt có Công viên đất nung là điểm sáng mới được xây dựng, tuy nhiên, vấn đề khai thác phát triển và quản lý du lịch nơi đây vẫn còn tồn tại không ít khó khăn, bất cập Việc khuyến khích, kêu gọi cộng đồng địa phương tham gia hơn nữa vào việc phát triển du lịch là cần thiết để hướng đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững Có thể nói rằng, những tài liệu trên đây sẽ là nền tảng, bước đệm, là cơ sở khoa học quan trọng để việc nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại làng gốm Thanh Hà, thành phố Hội An đạt được kết quả tốt hơn
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của khóa luận là góp phần tìm hiểu, đánh giá được thực trạng bảo tồn
và phát triển du lịch cộng đồng ở làng gốm Thanh Hà, thành phố Hội An Đề xuất được một số giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng ở làng gốm hiện nay
Trang 13Để đạt được các mục đích trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ:
- Tổng quan cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng làng gốm Thanh
Hà
- Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động du lịch cộng đồng tại làng gốm Thanh Hà
4 ối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động du lịch cộng đồng tại làng gốm
Thanh Hà, chú trọng đến sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch tại đây, qua đó có những nhìn nhận, đánh giá chung về thực trạng du lịch cộng đồng
tại làng gốm
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi làng gốm
Thanh Hà, phường Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
- Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu du lịch cộng đồng ở làng gốm Thanh
Hà từ năm 2010 đến năm 2018
5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1 Nguồn tư liệu
- Tư liệu viết:
+ Nguồn tư liệu chủ yếu của đề tài là thông qua các công trình nghiên cứu về du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch sinh thái cộng đồng trên thế giới và tại Việt Nam
+ Thông qua những bài viết có liên quan đến đề tài trên tạp chí, sách, báo, các bài nghiên cứu, luận văn, chuyên đề…
+ Tư liệu trên các phương tiện truyền thông như: Iternet, truyền hình,…
+ Tư liệu thông qua các chuyến đi thực tế đến các địa điểm thuộc phạm vi nghiên cứu
- Tư liệu thực địa:
+ Là nguồn tư liệu, thông tin từ các phòng tài nguyên, môi trường; phòng thương
Trang 14Di sản Văn hóa Hội An, Ủy ban nhân dân phường Thanh Hà và đặc biệt là kết quả từ những chuyến đi thực tế của tác giả đến các địa điểm thuộc phạm vi nghiên cứu
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu
Nguồn dữ liệu được thu thập từ các kết quả nghiên cứu, sách, báo trong và ngoài nước, tạp chí, trang website điện tử, các tài liệu, báo cáo của các cơ quan quản lý du lịch thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam và chính quyền địa phương phường Thanh Hà,…
- Phương pháp tổng hợp, phân tích các thông tin
Phương pháp này được thực hiện trong khóa luận thông qua việc tổng hợp các nguồn tư liệu, số liệu, các kết quả đánh giá, điều tra xã hội học cũng như các khảo sát thực tế Phân tích để thấy được sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch tại làng gốm; sự chuyển biến cuộc sống của người dân trước và sau khi tham gia phát triển du lịch cũng như những mặt hạn chế, tồn tại trong phát triển du lịch tại làng gốm Thanh Hà
- Phương pháp thực địa
Đây là phương pháp không thể thiếu trong việc làm rõ các vấn đề nghiên cứu liên quan đến làng gốm Kết hợp với việc nghiên cứu thông qua các biểu đồ, bản đồ, tài liệu liên quan, phương pháp thực địa được coi là phương pháp chủ đạo của đề tài Thông qua khảo sát thực tế sẽ nắm được tình hình, hiểu rõ về cách thức hoạt động, thực trạng hiện tại phát triển du lịch tại làng gốm Do đó, thông tin thu được từ phương pháp này khá phong phú và cho kết quả nghiên cứu chân thực
- Phương pháp điều tra xã hội học
+ Phương pháp điều tra bảng hỏi
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là một phương pháp phỏng vấn viết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn Việc xây dựng, thiết
kế bảng hỏi rất quan trọng, quyết định lớn đến kết quả điều tra Để đạt kết quả tốt, điều tra thử là một bước rất quan trọng Trên cơ sở đó điều chỉnh lại bảng hỏi cho phù hợp
và thời gian điều tra sẽ được tiến hành vào hai đợt khác nhau nhằm thu thập kết quả điều tra đa dạng, khách quan nhất Số phiếu điều tra sẽ là 150 phiếu Có hai mẫu phiếu giành riêng cho hai đối tượng là người dân và khách du lịch tại phố cổ Hội An và làng gốm Thanh Hà
Trang 15+ Phương pháp điều tra phỏng vấn
Là phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở giao tiếp bằng lời nói có tính đến mục đích đặt ra Đối tượng thực hiện phỏng vấn trong khóa luận là cư dân địa phương, khách du lịch, đại diện các doanh nghiệp du lịch, chính quyền địa phương tại làng gốm Thanh Hà Kết quả phỏng vấn sẽ là cái nhìn đa dạng, nhiều chiều về phát triển du lịch tại đây nhằm mang lại những thông tin, dữ liệu đa dạng phục vụ cho việc viết khóa luận
7 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của khóa luận bao gồm 3 chương Cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lí luận về du lịch cộng đồng
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại làng gốm Thanh Hà,
phường Thanh Hà, thành phố Hội An
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng tại làng gốm Thanh
Hà, phường Thanh Hà, thành phố Hội An
Trang 16từ đầu thế kỷ XX cho đến hiện nay, có các cách nhìn nhận và hiểu biết khác nhau về khái niệm này Các khái niệm và định nghĩa khác nhau thường tùy thuộc vào tác giả, khu vực địa lý hoặc nghiên cứu dự án cụ thể Ở Thái Lan, khái niệm du lịch dựa vào
cộng đồng được định nghĩa: “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được quản lý và
có bởi chính cộng đồng địa phương, hướng đến mục tiêu bền vững về mặt môi trường, văn hóa và xã hội Thông qua du lịch cộng đồng du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức về lối sống của cộng đồng địa phương” [13, tr.3].
Khái niệm này cũng được nhắc đến trong chương trình nghiên cứu của nhiều tổ chức xã hội trên thế giới Pachamama (Tổ chức hướng đến việc giới thiệu và bảo tồn
văn hóa bản địa khu vực Châu Mỹ) đã đưa ra quan điểm của mình như sau: “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mà du khách từ bên ngoài đến với cộng đồng địa phương để tìm hiểu về phong tục, lối sống, niềm tin và được thưởng thức ẩm thực địa phương Cộng đồng địa phương kiểm soát cả những tác động và những lợi ích thông qua quá trình tham gia vào hình thức du lịch này, từ đó tăng cường khả năng tự quản, tăng cường phương thức sinh kế và phát huy giá trị truyền thống của địa phương”
[30] Còn Istituto Oikos (Tổ chức hướng đến việc hỗ trợ các nghiên cứu, huy động nguồn lực tài chính trong công tác bảo tồn về mặt sinh thái tự nhiên và nhân văn cho các quốc gia đang phát triển trên thế giới ra đời tại Ý năm 1996), lại đề cập đến nội
dung của du lịch cộng đồng theo hướng: “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mà
du khách từ bên ngoài đến và có lưu trú qua đêm tại không gian sinh sống của cộng đồng địa phương (thường là các cộng đồng ở nông thôn hoặc các cộng đồng nghèo hoặc sinh sống ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn) Thông qua đó du khách
có cơ hội khám phá môi trường thiên nhiên hoang dã hoặc tìm hiểu các giá trị về văn hóa truyền thống, tôn trọng tư duy văn hóa bản địa Cộng đồng địa phương có cơ hội
Trang 17các giá trị về tự nhiên và văn hóa xã hội tại khu vực cộng đồng địa phương sinh sống” [32] Trong khi Tổ chức mạng lưới du lịch cộng đồng vì người nghèo đã nêu: “Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch bền vững thúc đẩy các chiến lược vì người nghèo trong môi trường cộng đồng Các sáng kiến của du lịch cộng đồng nhằm vào mục tiêu thu hút sự tham gia của người dân địa phương vào việc vận hành và quản lý các dự án
du lịch nhỏ như một phương tiện giảm nghèo và mang lại thu nhập thay thế cho cộng đồng Các sáng kiến của du lịch cộng đồng còn khuyến khích tôn trọng các truyền thống và văn hóa địa phương cũng như các di sản thiên nhiên” [30].
Du lịch cộng đồng phát triển ở Việt Nam vào cuối những năm 1980 và ngày càng được coi trọng từ sau những năm 1990 Du lịch cộng đồng được định nghĩa tại Khoản
15 Điều 3 Luật Du lịch 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018): “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi” [24]
Ngoài ra, tác giả Trần Thị Mai (2005) đã xây dựng nội dung cho khái niệm này
như sau: “Du lịch cộng đồng là hoạt động tương hỗ giữa các đối tác liên quan, nhằm mang lại lợi ích về kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ được môi trường
và mang đến cho du khách kinh nghiệm mới, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có dự án” [22] Cùng có quan điểm nhấn mạnh vai trò
của phương thức phát triển du lịch cộng đồng trong công tác bảo tồn môi trường tự
nhiên và nhân văn, tác giả Võ Quế (2006) đã nhìn nhận: “Du lịch dựa vào cộng đồng
là phương thức phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên” [8].
Bên cạnh nội dung xem xét phát triển du lịch cộng đồng là phương thức góp phần đẩy mạnh tính hiệu quả trong công tác bảo tồn, tác giả Bùi Thị Hải Yến (2012) còn đề cập đến việc tham gia của cộng đồng địa phương, với cách nhìn về du lịch cộng
đồng: “Du lịch cộng đồng có thể hiểu là phương thức phát triển bền vững mà ở đó cộng đồng địa phương có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch Cộng đồng nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế; của chính quyền địa phương cũng như chính phủ
và nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng
Trang 18đồng, bảo tồn khai thác tài nguyên môi trường du lịch bền vững, đáp ứng các nhu cầu
du lịch phong phú, có chất lượng cao và hợp lý của du khách” [20]
Theo đó, khái niệm về du lịch cộng đồng trong nghiên cứu này chủ yếu dựa vào đặc điểm của cộng đồng dân cư địa phương với tư cách là thành phần cốt lõi, là trung tâm của mọi hoạt động phát triển du lịch địa phương Tựu chung lại, khái niệm du lịch cộng đồng chứa đựng các nội dung chủ yếu như sau:
- Du khách là tác nhân bên ngoài, là tiền đề mang lại lợi ích kinh tế và sẽ có những tác động nhất định kèm theo việc thụ hưởng các giá trị về môi trường sinh thái
tự nhiên và nhân văn khi đến với một cộng đồng địa phương cụ thể
- Cộng đồng địa phương là người kiểm soát các giá trị về mặt tài nguyên du lịch
để hỗ trợ du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức của mình khi có cơ hội tiếp cận hệ thống tài nguyên du lịch tại không gian sinh sống của cộng đồng địa phương
- Cộng đồng địa phương sẽ nhận được lợi ích về mặt kinh tế, mở rộng tầm hiểu biết về đặc điểm tính cách của du khách cũng như có cơ hội nắm bắt các thông tin bên ngoài từ du khách
- Cộng đồng địa phương ngày càng được tăng cường về khả năng tổ chức, vận hành và thực hiện các hoạt động, xây dựng các sản phẩm du lịch phục vụ cho du khách Từ đó, cộng đồng ngày càng phát huy vai trò làm chủ của mình
Hiện nay, du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho bản địa Du lịch cộng đồng không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn là dịp để bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương
1.2 ặc điểm và nguyên tắc của du lịch cộng đồng
1.2.1 Đặc điểm của du lịch cộng đồng
Cùng với sự phát triển ngày càng đa dạng các loại hình du lịch, thì mỗi loại hình đều có những đặc điểm, đặc trưng riêng biệt để nhận dạng, phân tích Du lịch cộng đồng cũng có những đặc điểm khác với các loại hình du lịch khác như sau:
- Đặc điểm nổi bật nhất của đó là loại hình du lịch mà cộng đồng địa phương là chủ thể trực tiếp tham gia vào các hoạt động từ bảo tồn, quản lý đến khai thác các giá trị du lịch từ nguồn tài nguyên du lịch và môi trường du lịch, giữ vai trò chính trong các hoạt động kinh doanh du lịch như kinh doanh lưu trú, ăn uống, vận chuyển khách
Trang 19du lịch và kinh doanh các dịch vụ hàng hóa, vui chơi, giải trí, hướng dẫn, tư vấn các hoạt động kinh tế - xã hội liên quan đến du lịch địa phương
- Phát triển du lịch cộng đồng tức là công nhận quyền chủ sở hữu hợp pháp trong việc bảo tồn, khai thác hợp pháp và bền vững các loại tài nguyên và môi trường
vì sự phát triển của cộng đồng Phát triển du lịch cộng đồng là thực hiện các mục tiêu phát triển du lịch gắn liền với việc thực hiện các mục tiêu phát triển cộng đồng cộng đồng, vì sự phát triển của cộng đồng
- Địa điểm tổ chức phát triển du lịch cộng đồng: Diễn ra tại nơi cư trú hoặc gần nơi cư trú của cộng đồng địa phương Đây là những khu vực có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên hoặc nhân văn phong phú, hấp dẫn hoặc cả hai, có độ nhạy cảm về đa dạng sinh học, chính trị, văn hóa và xã hội hiện đã, đang và có thể bị tác động bởi con người
- Cộng đồng dân cư phải là người dân sinh sống, làm ăn trong hoặc liền kề các điểm tài nguyên du lịch, đồng thời cộng đồng phải có quyền lợi và trách nhiệm tham gia khai thác cũng như bảo tồn tài nguyên, các nguồn lực phát triển du lịch bền vững nhằm hạn chế, giảm các tác động tiêu cực, nâng cao số lượng, chất lượng tài nguyên
du lịch từ chính các hoạt động kinh doanh du lịch, kinh tế - xã hội của cộng đồng, hoạt động của du khách và các bên tham gia vào hoạt động du lịch nói chung
- Phát triển du lịch cộng đồng vừa góp phần đa dạng hóa, nâng cao chất lượng tài nguyên môi trường du lịch, các sản phẩm du lịch, đồng thời góp phần duy trì, phát triển các ngành nghề, kinh tế truyền thống của địa phương, ủng hộ sự phát triển đa dạng các ngành kinh tế Phát triển du lịch cộng đồng phải đảm bảo sự công bằng trong việc phân chia nguồn lợi từ hoạt động du lịch Phần lớn nguồn lợi thu được từ hoạt động du lịch được giữ lại cho cộng đồng Hoạt động này phải tính đến các hiệu quả về kinh tế - xã hội, môi trường và chịu sự điều tiết của các quy luật kinh tế - xã hội, đặc biệt là luật cung - cầu
- Du lịch cộng đồng cũng bao gồm các yếu tố trợ giúp cộng đồng phát triển du lịch của các bên tham gia du lịch, gồm các cá nhân, các công ty du lịch, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các cấp quản lý nhà nước…
Như vậy, phát triển du lịch cộng đồng thực chất là phát triển các loại hình du lịch bền vững, có trách nhiệm với tài nguyên môi trường và sự phát triển của cộng đồng Chủ thể của các hoạt động bảo tồn, tôn tạo tài nguyên môi trường và khai thác
Trang 20chính cho phát triển du lịch là cộng đồng địa phương Nguồn lợi thu được từ hoạt động
du lịch cũng như mục đích của các hoạt động trên nhằm phát triển cộng đồng Các loại hình du lịch cộng đồng do đó còn được gọi là các loại hình du lịch vì dân và do dân Việc tổ chức, đầu tư, triển khai, phát triển các loại hình du lịch cộng đồng đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, tiền của, cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất kỹ thuật, vì vậy cần được thực hiện có nguyên tắc [20, tr.38]
1.2.2 Nguyên tắc của du lịch cộng đồng
Bên cạnh các đặc điểm, du lịch cộng đồng cũng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản để trường tồn và phát triển bền vững:
- Bình đẳng xã hội: Các thành viên của cộng đồng tham gia lập kế hoạch, thực
hiện và quản lý các hoạt động du lịch trong cộng đồng của mình Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công tác chuẩn bị, tổ chức và thực hiện các hoạt động du lịch được chú trọng Các lợi ích kinh tế được chia đều; không chỉ cho các công ty du lịch
mà cả cho các thành viên cộng đồng
- Tôn trọng văn hóa địa phương và các di sản thiên nhiên: Hầu hết các hoạt động
du lịch đều tiềm tàng các tác động cả tích cực và tiêu cực đến cộng đồng địa phương
và môi trường tự nhiên Quan trọng là các giá trị văn hóa địa phương và môi trường thiên nhiên được bảo vệ và tôn trọng thông qua các hoạt động tích cực của tất cả các đối tác trong ngành Du lịch địa phương, điều này rất quan trọng để duy trì cấu trúc xã hội địa phương Do đó, cộng đồng không chỉ phải nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc cung cấp các trải nghiệm du lịch thành công, mà còn phải hiểu các tác động tích cực và tiêu cực của du lịch mà có thể ảnh hưởng đến họ và môi trường tự nhiên của họ do thiếu quy hoạch và quản lý
- Chia sẻ lợi ích: Việc chia sẻ các lợi ích từ du lịch cho cộng đồng đòi hỏi cộng
đồng có thể nhận được các lợi ích giống như các đối tác liên quan khác Trong việc chia sẻ lợi ích, doanh thu từ các hoạt động du lịch thường được chia cho tất cả những người tham gia, và một phần riêng đóng để góp cho toàn bộ cộng đồng địa phương thông qua quỹ cộng đồng Quỹ này có thể được sử dụng cho các mục đích như tái đầu
tư vào cơ sở hạ tầng như cầu, đường, điện hoặc các lĩnh vực lợi ích cộng đồng khác như y tế và giáo dục
- Sở hữu và tham gia của địa phương: Du lịch cộng đồng thành công sẽ khai thác
một cách hiệu quả các kiến thức và nguồn lực của cộng đồng địa phương để đạt được
Trang 21các kết quả trong du lịch Sự tham gia của cộng đồng địa phương từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện và đánh giá là rất quan trọng, là cách tốt nhất để đảm bảo đạt được quyền sở hữu của địa phương và phát huy tối đa sự được tham gia của địa phương [10, tr.5]
Trong số các nguyên tắc trên thì nguyên tắc “chia sẻ lợi ích” là nguyên tắc chủ
chốt và quan trọng nhất Du lịch cộng đồng hình thành và phát triển chủ yếu từ sự chung tay của chính quyền và cộng đồng địa phương, nên nguyên tắc này ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ này, nếu không thể thỏa thuận về “lợi ích” thì mô hình du lịch cộng đồng rất dễ thất bại
1.3 iều kiện phát triển du lịch cộng đồng
1.3.1 Nhu cầu của khách du lịch
Có rất nhiều đối tượng khách du lịch với những mục đích đi du lịch khác nhau Ban quản lý du lịch cộng đồng địa phương cần xác định được đối tượng khách du lịch
là nhóm khách hàng mục tiêu (nhóm khách hàng chính) của mình để từ đó đưa ra các hoạt động marketing phù hợp Cần tập trung cả thị trường khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế để có được số lượng khách đến với điểm du lịch cộng đồng lớn nhất và giảm thiểu yếu tố mùa vụ trong du lịch khi chỉ phụ thuộc vào thị trường khách hàng quốc tế
Bảng 1.1: ối tƣợng khách du lịch của du lịch cộng đồng Loại khách
Yêu thích các công trình kỳ quan thiên nhiên nhiên hùng vĩ
Dễ hội nhập với văn hóa địa phương
Đi du lịch để phát triển kiến thức cá nhân
Dễ hòa nhập với môi trường mới
Tìm cách tự hoàn thiện mình qua việc học hỏi những người khác
Khách quan
tâm đến
lịch sử văn hóa
Muốn tìm kiếm học hỏi tất cả mọi thứ về một điểm đến
Đi du lịch theo sở thích cá nhân
Sự thoải mái quá làm giảm đi những kinh nghiệm thực tế,
Trang 22khách sạn sang trọng không phải là phong cách của họ
Tự lên lịch trình khám phá cho chuyến du lịch mà không cần thuê bất kỳ công ty du lịch nào
Thích tìm hiểu nền văn hóa truyền thống trong quá khứ và cả
ở bối cảnh hiện tại
Thích đi tham thú du lịch một mình hoặc theo nhóm nhỏ
Thích tìm hiểu các nền văn hóa của người khác hơn là của mình
Khách du lịch
tự do
Thích trải nghiệm mỗi thứ một ít
Đam mê thưởng thức những gì tốt nhất có thể
Liên tục khám phá
Thích hành trình với những người cùng sở thích
Luôn đưa ra những chọn lựa tốt nhất
Linh hoạt và dễ dàng - có cấu trúc và hoạt động tốt theo kế hoạch
Khách thư giãn
Tìm kiếm một nơi nghỉ để giảm áp lực công việc hàng ngày
Thích môi trường quen thuộc xung quanh
Muốn thoải mái, nhưng không lãng phí
Thích chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè thân hoặc gia đình
Quên hết những gì liên quan đến công việc
Thích được chăm sóc tốt
Khách du lịch
thường xuyên
Thích những thú vui đơn giản
Tìm kiếm sự thoải mái trong môi trường quen thuộc
Ít quan tâm đến khám phá nguồn gốc văn hoá, di tích lịch sử
Đi du lịch theo nhóm và tham quan tất cả các địa điểm du lịch không phải là phong cách của họ
Họ thích lên lịch trình của riêng của họ và thực hiện theo lịch trình
Trang 23đồng là tìm hiểu về con người, văn hóa, thiên nhiên nơi họ đặt chân đến, nên điều quan trọng nhất ở các điểm du lịch cộng đồng là phải giữ gìn và bảo lưu được những nét đẹp nguyên bản, vốn có của vùng đất ấy, phát triển đi đôi với bảo tồn Những nơi càng đặc sắc, độc đáo, nguyên bản những bản sắc văn hóa truyền thống địa phương thì càng thu hút sự khám phá của khách du lịch
1.3.2 Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là điều kiện tất yếu, là cơ sở hình thành nên một điểm du lịch
Theo khoản 4, điều 3, chương 1 của Luật Du lịch (2018): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa”
Bên cạnh đó, tại khoản 1 và khoản 2 điều 15, mục 1, chương 3 của bộ luật còn phân loại các loại tài nguyên du lịch như sau:
“1 Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được
sử dụng cho mục đích du lịch
2 Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch” [24].
Tài nguyên du lịch của một điểm du lịch cộng đồng là phong tục tập quán, là những nét đẹp văn hóa, con người, ẩm thực… và vẻ đẹp tự nhiên của vùng đất ấy Tài nguyên du lịch càng phong phú, mới lạ thì càng có sức cuốn hút, hấp dẫn lớn với du khách Trong quá trình phát triển, các điểm du lịch cộng đồng cần có những định hướng khai thác đúng đắn để vừa bảo vệ được nguồn tài nguyên du lịch vừa phát triển
du lịch, hướng đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững
1.3.3 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch
Cũng như các loại hình du lịch khác, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch có vai trò quan trọng để đảm bảo phát triển du lịch cộng đồng, được phân loại cơ bản như sau:
1.3.3.1 Cơ sở hạ tầng du lịch
Trang 24- Về cơ sở hạ tầng có thể kể đến là mạng lưới phương tiện giao thông vận tải là nhân tố quan trọng hàng đầu: Du lịch gắn với việc di chuyển con người trên phạm vi nhất định Điều này phụ thuộc chặt chẽ vào giao thông vận tải Thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng du lịch mới trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội Mỗi loại giao thông có những đặc trưng riêng biệt Giao thông bằng ô tô tạo điều kiện cho khách dễ dàng đi theo lộ trình lựa chọn Giao thông đường sắt rẻ tiền nhưng chỉ đi theo những tuyến cố định Giao thông đường hàng không rất nhanh, rút ngắn thời gian đi lại nhưng đắt tiền Giao thông đường thuỷ tuy chậm nhưng có thể kết hợp với việc tham quan giải trí… dọc theo sông hoặc ven biển.
- Thông tin liên lạc là một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: Trong hoạt động du lịch, nếu mạng lưới giao thông và phương tiện giao thông vận tải phục vụ cho việc đi lại của con người thì thông tin liên lạc đảm nhiện việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện mối giao lưu giữa các vùng trong phạm vi cả nước và quốc tế
- Các công trình cung cấp điện, nước: Khách du lịch là những người rời khỏi nơi
cư trú thường xuyên Khi rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một địa điểm khác, ngoài các nhu cầu về ăn, uống, ở, đi lại… du khách còn có nhu cầu đảm bảo về điện, nước để cho quá trình sinh hoạt được diễn ra bình thường Cho nên yếu tố điện, nước cũng là một trong những nhân tố quan trọng phục vụ trực tiếp việc nghỉ ngơi giải trí của khách
Như vậy, cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó
có du lịch, cũng như phát triển bền vững du lịch cộng đồng
1.3.3.2 Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch
Cơ sở vật chất - kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo
ra và thực hiện sản phẩm du lịch, cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch Chính vì vậy nên sự phát triển của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật
Du lịch nói chung, cũng như du lịch cộng đồng nói riêng là ngành “sản xuất” nhiều và đa dạng về thể loại dịch vụ, hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch Do vậy, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất - kỹ thuật của ngành du lịch và cơ sở vật chất - kỹ thuật của một số ngành kinh tế quốc dân tham gia
Trang 25phục vụ du lịch: thương nghiệp, dịch vụ… Để đảm bảo cho việc tham quan du lịch trên qui mô lớn cần phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng như các khách sạn, nhà hàng, cămping, cửa hiệu, trạm cung cấp xăng dầu, trạm y tế, nơi vui chơi thể thao… Khâu trung tâm của cơ sở vật chất kỹ thuật là phương tiện phục vụ cho việc ăn ngủ của khách, tức là nguồn vốn cố định của du lịch Việc đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch căn cứ vào 3 tiêu chí:
- Đảm bảo những điều kiện tốt cho nghỉ ngơi du lịch
- Đạt hiệu quả kinh tế tối ưu trong quá trình xây dựng và khai thác cơ sở vật chất
kỹ thuật
- Thuận tiện cho việc đi lại của khách du lịch từ các nơi đến [33]
1.3.4 Nguồn nhân lực địa phương
Điểm khác biệt lớn nhất của du lịch cộng đồng đối với các loại hình du lịch khác chính là sự tham gia, làm chủ và đem lại lợi ích lớn nhất cho cộng đồng địa phương, hoặc có thể nói, du lịch cộng đồng hoàn toàn phụ thuộc vào người dân Theo đó, nguồn nhân lực địa phương đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển du lịch cộng đồng Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch địa phương là vấn đề đặt
ra đối với mỗi mô hình du lịch cộng đồng Những trải nghiệm của khách du lịch phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ do người dân cung cấp - đây là những người đã được đào tạo các kỹ năng và năng lực cần thiết để cung cấp các sản phẩm du lịch cộng đồng Đánh giá và thấu hiểu tầm quan trọng về nguồn nhân lực chính là chìa khóa xác định xem liệu cộng đồng đó có khả năng duy trì và phát triển du lịch cộng đồng một cách bền vững hay không
Trong khi đó, ở các địa phương, lao động phổ thông là chủ yếu Số lượng lao động qua đào tạo rất ít Người dân phục vụ du khách dựa trên kinh nghiệm tích lũy được Vì vậy, để phát triển du lịch cộng đồng một cách hiệu quả và lâu dài, việc tập trung đào tạo nguồn nhân lực địa phương, trao dồi các kỹ năng phục vụ, nâng cao khả năng ngoại ngữ, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân… là việc làm cần được quan tâm hàng đầu
1.3.5 Cơ chế, chính sách phát triển du lịch
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch đặc thù, hấp dẫn, song đòi hỏi những nguyên tắc phát triển “khắt khe” và thị trường khách của du lịch cộng đồng khá “khó tính” Chính vì vậy, để phát triển loại hình du lịch này đòi hỏi những chính sách hỗ trợ
Trang 26tích cực Một số điều khoản của Luật Du lịch (2018) có hỗ trợ pháp lý tích cực đối với phát triển du lịch cộng đồng bao gồm:
“Điều 19 Phát triển du lịch cộng đồng
Khoản 1 Cá nhân, hộ gia đình nơi phát triển du lịch cộng đồng được ưu đãi, khuyến khích cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống; hướng dẫn khách du lịch tham quan, trải nghiệm văn hóa, nếp sống tại cộng đồng; sản xuất hàng hóa, hàng thủ công truyền thống và các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch
Khoản 2 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức nghiên cứu, khảo sát, lựa chọn địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng; có chính sách hỗ trợ về trang thiết bị cần thiết ban đầu và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phục vụ khách du lịch cho cá nhân,
hộ gia đình trong cộng đồng tham gia cung cấp dịch vụ du lịch; hỗ trợ xúc tiến sản phẩm du lịch cộng đồng
Khoản 3 Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát triển du lịch cộng đồng tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của cộng đồng; chủ trì xây dựng cam kết của cộng đồng nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo vệ môi trường, ứng xử văn minh đối với khách du lịch
Khoản 4 Tổ chức, cá nhân khai thác, phát triển du lịch cộng đồng có trách nhiệm tôn trọng văn hóa, nếp sống và chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch với cộng đồng” [24].
Các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng đối với từng địa phương sẽ là nguồn động lực, tạo hứng khởi ban đầu để cộng đồng dân cư tin tưởng, tham gia phục vụ du lịch Bởi lẽ, phát triển du lịch cộng đồng không đơn thuần
là đem lại lợi ích cho người dân địa phương mà hơn hết là quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam đến với thế giới thông qua du lịch Chính vì vậy, sự chỉ đạo, định hướng đúng đắn, kịp thời của các cấp thông qua các chính sách phát triển du lịch cũng như sự giúp sức về vốn, về cơ sở vật chất kỹ thuật, về kinh nghiệm phát triển
du lịch cộng đồng là vấn đề rất quan trọng đối với việc phát triển du lịch cộng đồng ở các địa phương trên cả nước
1.3.6 Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch
Bên cạnh những điều kiện, nhân tố thiết yếu trên thì công tác xúc tiến, quảng bá
du lịch cũng ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của du lịch cộng đồng Một điểm
Trang 27du lịch, mặc dù có sức hấp dẫn lớn, tài nguyên độc đáo, đặc sắc nhưng không được xúc tiến đúng hướng, quảng bá rộng rãi sẽ khó thu hút được sự chú ý của du khách Trong bối cảnh bùng nổ cuộc cách mạng công nghệ thông tin, nhiều điểm du lịch tận dụng sức mạnh này tạo sự lan tỏa rộng khắp và gây được hiệu ứng lớn đem lại hiệu quả đáng kể, mang hình ảnh điểm đến đến với du khách một cách sinh chân thực, sống
động nhất “Tuy nhiên, các hoạt động xúc tiến quảng bá còn thiếu tính chuyên nghiệp
và hiệu quả chưa cao, cùng với cơ chế tài chính còn nhiều vướng mắc Tổ chức bộ máy và lực lượng thực hiện hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch còn nhiều bất cập Bên cạnh đó, việc huy động các nguồn lực tham gia xúc tiến du lịch còn hạn chế”
[13]
Có thể khẳng định rằng, chiến lược xúc tiến, quảng bá là công cụ hữu hiệu, là phương tiện vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của một điểm đến du lịch, vì vậy các nhà quản lý, những người kinh làm du lịch cần nắm bắt, sử dụng công cụ này một cách hiệu quả nhất
1.4 Thành phần tham gia của du lịch cộng đồng
Nhiều người chỉ cho rằng chỉ có cộng đồng địa phương tham gia vào du lịch cộng đồng - đây là một cách nhìn không đầy đủ Thực ra có rất nhiều bên tham gia vào
du lịch cộng đồng tại một địa phương, đó là:
- Cộng đồng dân cư địa phương: là thành phần cốt lõi của du lịch cộng đồng để
phân biệt với các loại hình du lịch khác Cộng đồng dân cư có nhiệm vụ quan trọng trong việc tham gia tổ chức, thực hiện và phát triển mô hình du lịch cộng đồng tại địa phương Sự thành công của du lịch cộng đồng phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhân lực địa phương Việc đảm bảo lợi ích công bằng cho cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch cộng đồng là vấn đề được quan tâm đặc biệt
- Chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý du lịch: Được cộng đồng địa
phương tín nhiệm bầu ra, đại diện cho quyền và lợi ích của cộng đồng Họ là những người lãnh đạo, có vai trò tổ chức và quản lý, tăng cường sức mạnh đoàn kết tập thể của cộng đồng, đặc biệt phát huy tiềm năng, thế mạnh của cộng đồng trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội theo các chủ trương, đường lối của nhà nước và pháp luật, là cầu nối giữa cộng đồng với thế giới bên ngoài Ở Việt Nam, các hoạt động du lịch đều được quản lý điều hành ở 2 cấp vĩ mô và vi mô Các ban lãnh đạo địa phương
Trang 28tham gia vào hoạt động du lịch ở 4 mức độ, được chia làm 2 chiều: chiều dọc ở cấp trung ương và chiều ngang ở cấp tỉnh, huyện và làng bản [3, tr.6].
- Các tổ chức hỗ trợ phát triển và đào tạo năng lực địa phương: Các tổ chức hỗ
trợ phát triển có thể là các tổ chức phi chính phủ trong hoặc ngoài nước Các tổ chức phi chính phủ quốc tế thường xuyên hỗ trợ về mặt chuyên môn hơn và một phần nhỏ
về mặt tài chính Các tổ chức này có vai trò là những người chỉ lối dẫn đường, giúp cộng đồng địa phương thực hiện các mục tiêu phát triển du lịch trong giai đoạn đầu, đưa ra các phương pháp làm du lịch Sau một thời gian du lịch hoạt động, họ sẽ trao quyền quản lý cho cộng đồng và chính quyền địa phương Các tổ chức đào tạo năng lực địa phương có mặt rất ít tại các địa phương Phần lớn đào tạo đều tập trung ở các thành phố lớn dưới hình thức là các trường dạy nghề và cao đẳng Trong khi đó, tại các tỉnh và huyện đang thiếu nghiêm trọng những tổ chức này Chính vì vậy, phương pháp đào tạo của các tổ chức này đang rất khác so với những yêu cầu cụ thể và riêng biệt của từng địa phương Vì vậy việc xây dựng một đội ngũ đào tạo chuyên nghiệp từ dân
cư địa phương để tham gia hoạt động du lịch là cần thiết hơn là dựa vào một tổ chức đào tạo bên ngoài [3, tr.6]
- Các công ty dịch vụ du lịch (lữ hành lưu trú, ăn uống, vận chuyển…): Là thành
phần quan trọng trong các hoạt động đầu tư phát triển, cũng như quảng bá sản phẩm
du lịch cộng đồng, giữ vai trò môi giới trung gian kết nối cung và cầu du lịch, tạo ra một dây chuyền liên tục trong hoạt động du lịch Họ có thể sử dụng lao động là người địa phương, góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân bản địa Bên cạnh đó, họ góp phần vào việc chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng bằng việc đóng thuế, phí môi trường, mua vé tham quan Đóng góp cho hoạt động bảo tồn tài nguyên,
tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường…
- Khách du lịch: Là người có mong muốn được tìm hiểu mô hình du lịch cộng
nhiên cũng như các giá trị văn hóa bản địa, nhận thức được vai trò của mình trong việc bảo tồn và sẵn sàng trả tiền cho việc bảo vệ tài nguyên môi trường Những du khách này phần nhiều sẽ sẵn sàng bỏ qua sự xa xỉ, đắt tiền để được thưởng thức những giá trị của phong cảnh tự nhiên hoang sơ, đặc sắc và văn hóa địa phương Du khách sử dụng sản phẩm du lịch cộng đồng thường cần cung cấp thông tin hơn là giải trí, được giáo dục hơn là tiêu khiển [20, tr.49]
Trang 29Một mô hình du lịch cộng đồng thành công là mô hình biết phối hợp, liên kết giữa các thành phần trên một cách tinh tế và hiệu quả, trong đó, trung tâm là cộng đồng địa phương Do đó, cần phải có những tác động tích cực để các địa phương, các thành phần tham gia chủ động đưa du lịch cộng đồng trở thành một trong những loại hình du lịch thế mạnh ở mỗi địa phương nói riêng và nước ta nói chung
1.5 Các mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch
Việc tham gia vào Du lịch cộng đồng ở địa phương mang tính tự nguyện dựa trên
sự trao đổi và thống nhất giữa ban quản lý du lịch cộng đồng địa phương với các hộ gia đình Dù tham gia hay không tham gia, dù tham gia nhiều hay ít thì các hộ gia đình
có trách nhiệm chung trong việc xây dựng những hình ảnh tốt đẹp nhất về du lịch cộng đồng tại địa phương mình
Có 3 mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại một địa phương:
- Mô hình thứ nhất là cả cộng đồng cùng tham gia vào du lịch cộng đồng
- Mô hình thứ hai chỉ gồm một bộ phận cộng đồng hoặc hộ gia đình tham gia
- Mô hình thứ ba là mô hình liên doanh giữa cộng đồng hoặc một số thành viên cộng đồng và đối tác kinh doanh[11, tr.10]
Tùy thuộc vào điều kiện, nhận thức mà cộng đồng địa phương tham gia hoạt
động du lịch cộng đồng ở các mức độ khác nhau
Cộng đồng là nền tảng phát triển của du lịch cộng đồng Cộng đồng có thể được hiểu ở những mức độ, quy mô khác nhau từ làng, bản đến bộ tộc, dân tộc, quốc gia Tác động của cộng đồng lên các giá trị tài nguyên, trong đó có tài nguyên du lịch và qua đó ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng Chính vì vậy, một trong những phương thức tiếp cận quan trọng cho phát triển du lịch bền vững là đẩy mạnh phát triển du lịch cộng động đồng, trong đó các giá trị truyền thống và vai trò của cộng đồng được phát huy đầy đủ nhất
Trang 30ƢƠ 2 T ỰC TR NG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ỒNG LÀNG GỐ T A , ƢỜNG THANH HÀ,
THÀNH PHỐ HỘI AN
2.1 Tổng quan làng gốm Thanh Hà
2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Theo Qui chế Bảo tồn, sử dụng di tích làng gốm Thanh Hà do Ủy ban Nhân dân thành phố Hội An ban hành năm 2008 thì Di tích làng gốm Thanh Hà hiện nay phân
bố tại khối V (nay là khối Nam Diêu), phường Thanh Hà
Phường Thanh Hà cách phố cổ Hội An 3km về phía Tây, phía Bắc giáp xã Cẩm
Hà, phường Tân An, phía đông giáp phường Cẩm Phô, nam giáp sông Thu Bồn, tây giáp huyện Điện Bàn, với diện tích 6,4km2 [17]
Khu vực làng gốm hiện nay nằm về phía tây nam phường Thanh Hà, diện tích là: 0,4 km2 (chiếm 6,25% tổng diện tích đất toàn phường) [14] Trong thời Nguyễn, tại khối V (tên cũ là ấp Nam Diêu) - Thanh Hà, có một đường lộ chạy nối dài từ Hội An - Nam Diêu (đoạn đường này đi ngang qua khu miếu Tổ Nam Diêu hiện nay - Phú Triêm (nơi tỉnh đường Quảng Nam đóng làm trụ sở) [20] Hiện nay, ở phía bắc khối V
có tỉnh lộ 608 chạy qua, đường này được kéo dài từ biển Cửa Đại qua thành phố Hội
An đến quốc lộ 1A Vùng này được sông Thu Bồn và sông Lai Nghi ôm vòng lấy phần đất tây nam, nam, bắc Địa hình là đồng bằng ven sông nhỏ hẹp, phần lớn diện tích là đất thổ cư, còn phần nhỏ là đất nông nghiệp Khu vực này nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mỗi năm có 2 mùa: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, mùa nắng từ tháng 3 đến tháng 8 Vào mùa mưa, lượng mưa ở đây khá lớn nên thường gây ra lũ lụt
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của khối V tạo điều kiện cho người làm gốm trao đổi sản phẩm gốm dễ dàng và thuận tiện cho phát triển du lịch Tuy nhiên, hằng năm, hoạt động sản xuất gốm Thanh Hà bị gián đoạn trong mùa mưa bị ngập lụt Đồng thời do sông Thu Bồn thay đổi dòng chảy đã làm sạt lở vùng đất ven sông của khối phố, người dân phải sinh sống, sản xuất trong diện tích đất đang thu hẹp dần [19, tr.337]
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển làng gốm Thanh Hà
Trang 31Trong lịch sử, vùng đất Thanh Hà là nơi có sự cư trú của các lớp cư dân thời kỳ
Sa Huỳnh, Champa, Đại Việt, Đại Nam Các nhà khảo cổ đã phát hiện ở Thanh Hà những dấu vết cư trú và mộ táng của cư dân Sa Huỳnh tại các di tích An Bang, Hậu Xá
I, II Các di tích này có khung niên đại từ 200 năm trước công nguyên - 200 năm sau công nguyên Cũng tại Thanh Hà, những hiện vật phát hiện được tại các di tích khảo
cổ Hậu Xá I, Thanh Chiếm, Trảng Sỏi cho thấy kể từ thế kỷ II - thế kỷ XIV sau công nguyên, cư dân Chămpa đã sinh sống, buôn bán và giao lưu với thế giới bên ngoài tại đây [12, tr.30]
Nhờ có vị trí địa lý thuận lợi, vào đầu thế kỷ XVI, người Hoa đã chọn Thanh Hà làm nơi giao thương trước khi họ đến Hội An lập phố buôn bán Như vậy, địa bàn Thanh Hà có vai trò quan trọng trong việc hình thành thương cảng Hội An [19, tr.337].Dựa vào tư liệu gia phả thì tộc Nguyễn Viết đã trải qua 16 đời, tộc Nguyễn Văn, Nguyễn Đức đã có 15 đời, theo đó, thời gian tương ứng mà các tộc này định cư ở Thanh Hà ít nhất là 480 năm (mỗi đời/thế hệ được tính 30 năm) Vào cuối thế kỷ
XVIII, địa danh Thanh Hà đã được Lê Qúy Đôn nhắc đến trong sách Phủ biên tạp lục
[4, tr.218] Sản phẩm gốm Thanh Hà trong thế kỷ XVII, XVIII cũng được tìm thấy ở một số di tích khảo cổ học tại Hội An và đang được trưng bày tại Bảo tàng gốm sứ mậu dịch Hội An - số 80 đường Trần Phú - thành phố Hội An Nhiều thợ gốm tại làng
cho hay: “Thủy tổ các tộc tiền hiền nói trên là Tổ nghề gốm Thanh Hà” Bên cạnh đó,
cũng có một số cư dân làng gốm cho rằng có một giai thoại về Tổ nghề gốm là ngày xưa có chị em tên là Phước và Tích, hai bà là thợ gốm từ Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh vào Thanh Hà lập nên nghề gốm ở đây, sau đó bà Tích ra Thừa Thiên - Huế lập làng gốm Phước Tích, từ đó mới có hai làng nghề Phước Tích và Thanh Hà
Sự hình thành và phát triển của nghề gốm Thanh Hà cũng được phản ánh khá nhiều qua ca dao truyền miệng của xứ Quảng như:
“Đá than thì ở Nông Sơn Bông Miêu vàng bạc, Quế Sơn có chè Thanh Châu buôn bán nghề ghe Thanh Hà vôi ngói, mía che Đa Hoà”
Hay:
“Nhất Phước Kiều đám ma Nhì Thanh Hà nhà cháy ”
Trang 32Lúc ban đầu cách đây khoảng 500 năm, các vị tiền nhân đến khai ấp, lập xã, lập làng gốm thì địa bàn sản xuất nghề gốm Thanh Hà là ở ấp Thanh Chiếm, xã Thanh Hà (nay là khối VI, phường Thanh Hà, cách khối V, phường Thanh Hà khoảng 1km về phía Đông Bắc) Đến khoảng cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, do sự bồi lấp dần về phía Nam của sông Thu Bồn, một bộ phận dân cư Thanh Chiếm đã chuyển đến Nam Diêu (nơi gần sông) sinh sống và làm gốm tập trung ở đây Địa bàn sản xuất gốm còn được mở rộng sang một số ấp khác như An Bang, Thanh Chiếm, Bộc Thủy (ấp nằm tiếp giáp với Nam Diêu ở phía Đông Bắc, nay cũng thuộc khối V, phường Thanh Hà,
cư dân thường làm nghề trồng tranh lợp nhà, đánh bắt sông nước), phường nghề Xuân
Mỹ (tiếp giáp với ấp Nam Diêu ở phía Đông Nam, nay thuộc khối V, phường Thanh
Hà, phường nghề được hình thành muộn nhất là vào thế kỷ XVIII, cư dân chuyên làm các nghề chế tác đồ sừng, đánh bắt sông nước) Từ cuối thập kỷ 90, thế kỷ XX thì địa bàn làm gốm, gạch chỉ còn tập trung tại ấp Nam Diêu nay là khối V, phường Thanh
Hà
Muộn nhất là vào thế kỷ XIX, làng gốm Thanh Hà phát triển, phân hoá thành hai đội ngũ: thợ gốm và lái buôn gốm Ông Lê Bàn (chủ một nhà cổ được xếp hạng di tích cấp tỉnh) có ông nội là ông Lê Từ - một trong những lái buôn gốm giàu có vào cuối thế
kỷ XIX, đã chở gốm bằng ghe bầu đến các tỉnh duyên hải miền Trung để bán Lái buôn ghe bầu có buôn gốm ở Thanh Hà hoạt động đến đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX thì chấm dứt vì các ghe bầu bị chế độ Việt Nam Cộng hòa tiêu hủy do sợ có mối liên
hệ với các chiến sĩ cách mạng
Từ thập kỷ 60 - 80 thế kỷ XX là thời kỳ mà sản phẩm gia dụng bằng nhôm, nhựa được phổ biến rộng rãi và có tính cạnh tranh cao Do vậy, mà thị trường tiêu thụ đồ gốm, sành ở Thanh Hà bị thu hẹp dần, chỉ còn hoạt động sản xuất gạch, ngói là phát triển Do vậy, đến thập kỷ 90, ở Thanh Hà còn 7 hộ làm gốm truyền thống và 7 bàn xoay chuốt gốm, 4 lò gốm hoạt động
Đến cuối thập kỷ 90 thế kỷ XX, do tác động của du lịch, thợ gốm Thanh Hà đã tạo mới sản phẩm con thổi bằng kỹ thuật nắn và tiếp thu kỹ thuật tạo hình bằng khuôn hoặc vừa tạo hình bằng bàn xoay vừa đắp vẽ, chạm trổ để tạo thành những sản phẩm
mỹ nghệ bán cho khách du lịch hoặc để trang trí nội, ngoại thất và đã có mặt hàng xuất khẩu sang Nhật như sản phẩm mặt nạ gốm của cơ sở ông Lê Trọng
Trang 33Năm 2001, Ủy ban Nhân dân thị xã Hội An (nay là thành phố Hội An) đã chính thức mở tuyến tham quan làng gốm Thanh Hà với sự tham gia trình diễn nghề của các nghệ nhân chuốt gốm, làm đất, đốt lò… và các nghệ nhận được chia xẻ lợi ích từ nguồn thu du lịch hàng tháng cho đến nay
Nhằm bảo vệ môi trường, phục vụ phát triển kinh tế du lịch và đời sống nhân dân
đô thị trong thời kỳ hiện đại, vào ngày 24 tháng 6 năm 2002, Uỷ ban Nhân dân thị xã
Hội An (lúc bấy giờ) đã ra chỉ thị số 09/2002/CT-UB về việc “đình chỉ hoạt động sản xuất gạch, ngói, vôi bằng các lò đốt thủ công trên địa bàn thị xã” của Ủy ban nhân
dân thị xã Hội An Do đó, hoạt động sản xuất gạch ngói vôi ở Thanh Hà không còn nữa Và địa bàn chế tác gốm ở Thanh Hà được thu gọn trong khu vực khối Nam Diêu ngày nay
Ủy ban nhân dân thành phố đã lập dự án khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống gốm Thanh Hà gắn với hoạt động du lịch, giai đoạn 2004 - 2007 và được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam phê duyệt tại Quyết định số 3461/QĐ-UB, ngày 4/8/2004 với kinh phí 7 tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề
Vào ngày 15/12/2014, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã ban hành
quyết định số 3944/QĐ-UBND, công nhận Làng nghề gốm Thanh Hà là “Làng nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam” Cùng với đó, đã có công bố quyết định công nhận
danh hiệu nghệ nhân cho các nghệ nhân cấp tỉnh ở làng gốm Thanh Hà là ông Lê Trọng, ông Nguyễn Lành, bà Nguyễn Thị Chiến và danh hiệu thợ giỏi cấp tỉnh cho thợ gốm Nguyễn Văn Xê
2.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội và văn hóa
Các nghệ nhân gốm Thanh Hà ngày xưa từng được các vua nhà Nguyễn mời ra Huế để chế tác những sản phẩm đặc biệt phục vụ cho sinh hoạt cung đình, có người được phong hàm Bát phẩm, Cửu phẩm Và như thế, từ thế kỷ XVI - XVII, Thanh Hà
đã khẳng định là một làng nghề thịnh đạt, nổi tiếng về các mặt hàng gốm, đất nung được trao đổi, bán buôn khắp nơi Nhưng, cùng với thời gian, nghề gốm bị mai một, nhiều nghệ nhân phải đổi nghề hoặc tha phương kiếm sống, tạm gác bỏ cái nghề cha truyền con nối bao năm [21]
Trước năm 2002, cơ cấu kinh tế chủ yếu ở Khối V phường Thanh Hà là sản xuất gốm, gạch, ngói, vôi và đánh bắt sông nước, kinh tế nông nghiệp là thứ yếu Trong đó
số hộ làm nghề đánh bắt thủy hải sản, chế biến hải sản là 84/280 hộ (chiếm 30% tổng
Trang 34hộ của khối) Cách đây khoảng 40, 50 năm số hộ làm gốm ở Thanh Hà có đến 30, 40
hộ Nhưng do chịu nhiều tác động của lịch sử, xã hội nên quy mô sản xuất gốm đã thu hẹp dần, số hộ làm gốm chỉ chiếm 19/280 hộ (chiếm 6,7% tổng số hộ của khối)
Trong quá khứ, những bộ phận dân cư làm những nghề khác nhau thường có những mối liên hệ chặt chẽ với nhau thông qua hoạt động trao đổi các sản phẩm Nhưng khoảng 20, 30 năm gần đây, do đồ gốm gia dụng không còn tiện lợi nữa, vì vậy những người làm nghề gạch, ngói, vôi, đánh bắt sông nước không còn mua sản phẩm gốm để làm vật dụng trong nhà mà họ sử dụng đồ gia dụng bằng nghựa, nhôm Như vậy, ở ngay tại địa bàn của mình, nguồn tiêu thụ của những người thợ gốm cũng bị mất dần
Dưới sự biến đổi thăng trầm của lịch sử, vào những thập kỷ của thế kỷ XX đã tạo nên sự mất ổn định trong sản xuất, dẫn đến sự sụt giảm trong quy mô sản xuất gốm Thanh Hà Ở khối V có cơ cấu kinh tế phi nông nghiêp, do vậy người làm gốm chỉ phải tập trung làm gốm, hoặc nếu có chuyển nghề thì chuyển sang làm gạch, ngói vì công việc phù hợp với điều kiện lao động của họ [21, tr.339]
Từ khi du lịch Hội An phát triển, làng nghề truyền thống được phục hồi Các nghệ nhân tâm huyết cũng ra sức vực làng nghề sống dậy Lò nung đỏ lửa quanh năm Rất nhiều chủng loại, mẫu mã mới được sáng tạo theo nhu cầu của khách và theo đà phát triển của du lịch Cho đến hiện nay, thu nhập từ phát triển du lịch chiếm một phần lớn trong tổng thu nhập của các hộ dân làm nghề gốm
Bảng 2.1: Tổng giá trị thu nhập phân theo ngành kinh tế của phường Thanh Hà
Trang 35[Nguồn: số 15]
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thanh Hà khá cao, trong đó ngành thương mại -
du lịch - dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 4 ngành Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Phường Thanh Hà Nhiệm kỳ 2015 - 2020 xác định cơ cấu kinh tế của của phường Thanh Hà giai đoạn 2016 – 2021 tập trung đẩy mạnh phát triển thương mại -
du lịch - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng
Dân số trung bình của phường Thanh Hà là 12.743 người, có 8 khối phố gồm khối Bàu Đưng, Bàu Súng, Hòa Yên, Ang Bang, Nam Diêu, Thanh Chiếm, Hậu Xá và Trảng Sỏi, toàn phường không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo là 34 hộ Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá có nhiều tiến bộ, cả phường có 5 khối phố được công nhận khối phố văn hóa, 7 tộc đạt tộc hóa văn hóa; tỷ lệ công sở đạt danh hiệu công sở văn hóa là khá cao Tiêm chủng mở rộng cho trẻ em năm 2016 đạt 100%,
Tỷ lệ người sinh con thứ 3 cũng đã có chiều hướng giảm dần [16, tr.3]
Ở làng gốm, bên cạnh mối quan hệ xã hội ổn định của các bộ phận dân cư, những người dân ở đây còn gắn bó với nhau thông qua mối quan hệ tín ngưỡng - văn hóa Những người dân trong làng có chung 1 vị tổ nghề, nên để tưởng nhớ công ơn ông cha
tổ tiên của làng đã có công xây dựng nên làng và cũng để cầu cho làng có một năm mới mưa thuận gió hòa làm ăn thuận lợi, lễ giỗ tổ làng nghề gốm Thanh Hà được tổ chức hằng năm vào ngày mồng 10 tháng 7 Âm lịch tại cụm miếu Nam Diêu - Khối Nam Diêu, làng gốm Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam Cụm miếu Nam Diêu được xây dựng vào đầu thế kỷ XIX, tại đây thờ cúng các vị Tiền hiền khai canh sáng lập ra làng nghề gốm Thanh Hà Bên cạnh thờ Tổ nghề, người thợ gốm còn thờ cúng các vị thần có vai trò chi phối sự yên bình trong xóm làng, trong cuộc sống của chính bản thân họ như Thành Hoàng, Ngũ hành Tiên Nướng, âm linh, Sơn tinh Nhị vị (thần nước và núi - những vị thần tạo ra nguồn nguyên liệu cho nghề gốm) Trong lễ cúng Tổ nghề còn có những tập quán tín ngưỡng nổi bật như coi hình dáng chân gà đặt
ở bàn thờ Tổ nghề để bói chuyện làm ăn trong năm, coi hình dáng chân gà ở bàn thờ
âm linh để bói chuyện may rủi của xóm làng trong năm Hoặc làm Long Chu (thuyền rồng chở các vị thần đi gom góp những tà ma, những điều xui đi) để đưa ra sông thả, nhằm xua đuổi những điều không may ra đi, cầu tài lộc đến Tuy nhiên những năm gần đây, người ta không còn coi hình dáng chân gà để bói chuyện trong năm nữa vì đề cao chuyện bói toán sẽ làm tâm lý con người nặng nề [19, tr.340]
Trang 362.2 iều kiện phát triển du lịch cộng đồng tại làng gốm Thanh Hà
2.2.1 Nhu cầu của khách du lịch
Thực hiện khảo sát nhu cầu của du khách đến du lịch tại làng gốm và phố cổ Hội
An Tiến hành khảo sát ngẫu nhiên, thu về số phiếu khách Việt là 65 phiếu và khách nước ngoài 35 phiếu Kết quả như sau:
+ Ở phố cổ Hội An, với 45 khách Việt và 5 khách nước ngoài Kết quả thu được, chỉ có 26% (tức 13 du khách) biết đến làng gốm Thanh Hà, trong đó có 10 du khách đã đến rồi và 3 du khách chưa có dự định sẽ đến trong chuyến đi lần này, số du khách còn lại chưa từng biết đến nơi này, một vài người trong số đó sẽ đến thăm quan làng gốm nếu họ còn thời gian lưu trú ở Hội An
+ Tại làng gốm, tại điểm bán vé cho khách đi đường bộ và cả khách đi bằng đường thủy, tiến hành khảo sát với 42 khách Việt và 8 khách nước ngoài Trong đó có tới 70% (tức 35 du khách) là đi du lịch theo đoàn và hơn 80% trong số đó chỉ biết đến làng gốm qua chương trình tour tham quan của công ty du lịch
Kết quả điều tra cho thấy rằng, những du khách đã từng đến và có ý định đến du lịch tại làng gốm Thanh Hà hầu hết là khách đoàn, đi theo hình thức đăng ký tour của công ty du lịch, chưa có nhiều thông tin về điểm du lịch cộng đồng này trước khi đến đây Bên cạnh đó, theo như thông tin thực tế của chị Hoa (24 tuổi) - nhân viên quầy vé
cho biết: “Khách du lịch đến làng gốm vô cùng đa dạng, có khách Việt, có khách Hàn Quốc, Nhật Bản,… còn có học sinh đi theo chương trình học tập của nhà trường, hoặc các cơ quan tổ chức tham quan vào ngày lễ”
Theo khảo sát các website các công ty du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, các công ty xây dựng chương trình tour ít chú trọng tuyến điểm du lịch cộng đồng này
mà chủ yếu là tham quan phố cổ Hội An, biển đảo Cù Lao Chàm, hay làng nghề rau Trà Quế, rừng dừa Bảy Mẫu,… Giữa các dịch vụ du lịch được cung ứng thì du khách thích lựa chọn những địa điểm trên hơn là du lịch tại làng gốm
Từ thực tế có thể thấy rằng, du lịch cộng đồng ở làng gốm Thanh Hà mặc dù đã
có bước đầu phát triển nhưng cũng chỉ khởi sáng le lói và còn nhiều vấn đề bất cập Nơi đây vẫn còn xa lạ đối với nhiều người Du khách biết đến nơi đây chủ yếu là khách trong thành phố và khu vực lân cận Chưa kể đến theo thực tế khảo sát được khi phỏng vấn thì hầu hết du khách đến tham quan làng gốm không có ý định quay lại nơi đây nếu không có dịch vụ khác hay điều gì mới mẻ thu hút họ
Trang 372.2.2 Tài nguyên du lịch
2.2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Được bao bọc bởi dòng sông Thu Bồn thơ mộng nổi tiếng nơi thành phố của những di sản, làng gốm Thanh Hà khoác trên mình cái nên thơ, trữ tình, đằm thắm,… Đến với làng gốm, không gian thật sự yên tĩnh, lâu lâu có tiếng trẻ con chơi đá bóng ở đình làng, hay tiếng du khách trầm trồ trước bàn tay của những người nghệ nhân, cùng với khí hậu khá hiền hòa, dễ dàng tiếp cận cả bằng đường bộ và đường sông, làng nghề truyền thống này thật sự là nơi mà du khách muốn dừng chân để dạo bước và trải nghiệm
Bên cạnh đó, vốn là làng quê ven sông nên loại hình đánh bắt thủy hải sản cũng được người dân tận dụng kiếm thêm thu nhập Cuộc sống quanh năm với mẻ gốm, lò nung, hay cái thuyền, cái lưới đã thật sự trở thành những dấu ấn riêng biệt, tạo nên bản sắc riêng cho cư dân làng nghề Từ đó tạo nên những sức hút đối với du khách muốn trải nghiệm, hòa mình vào cuộc sống của người dân địa phương
Mặc dù chú trọng làng nghề gốm truyền thống để thu hút du lịch nhưng làng gốm Thanh Hà cũng có một số điều kiện cơ bản để hướng đến phát triển du lịch sinh thái làng quê sông nước, kết hợp với các tour tuyến sinh thái khác để thu hút du khách khám phá, đặc biệt là theo đường thủy
2.2.2.2 Tài nguyên du lịch văn hóa
- Ngoài tài nguyên du lịch tự nhiên làng gốm Thanh Hà sở hữu nguồn tài nguyên
du lịch văn hóa đặc sắc để phát triển du lịch cộng đồng gồm:
+ Về di sản phi vật thể: Hiện nay, ở làng gốm Thanh Hà có 23 hộ làm gốm trong
đó có 5 hộ làm gốm truyền thống với 6 bàn xoay chuốt gốm, 4 lò nung gốm, 13 hộ làm con thổi, 5 hộ làm gốm mỹ nghệ và có ít nhất là 3 người buôn gốm chuyên nghiệp, 95 thợ gốm gồm: thợ làm đất, thợ chuốt, thợ đẩy, thợ lò, lái buôn gốm Trong đó, hiện có
8 nghệ nhân lành nghề đang ở độ tuổi từ 70 tuổi trở lên đang nắm giữ kinh nghiệm chế tác sành, các tri thức dân gian chế tác gốm truyền thống bằng bàn xoay, nung gốm bằng lò bầu Đây là đối tượng trung tâm, quan trọng để làm cơ sở cho việc bảo tồn, phát huy Làng nghề gốm Thanh Hà Bên cạnh đó, làng nghề còn bảo tồn lễ Tế tổ nghề gốm vào ngày mồng 10 tháng Giêng và mồng 10 tháng 7 âm lịch tại Khu miếu nghề gốm Nam Diêu Đặc biệt trong lễ tế xuân ngày mồng 10 tháng Giêng có tục tống Long Chu, đưa ra sông Thu Bồn thả nhằm trừ điềm xấu, cầu an cho cộng đồng Sau đó, vào
Trang 38ngày 12, 16 tháng Giêng, thợ gốm ở hai phổ Trung Lương, Trung Hòa của ấp tổ chức cúng Ngũ Hành Tiên nương tại miếu phổ Ngoài ra, ở Thanh Hà đang còn lưu truyền
hệ thống từ chuyên dụng về nghề, những tập quán tín ngưỡng, tập quán sản xuất đặc trưng của Làng gốm Thanh Hà Nhìn chung những di sản phi vật thể của làng nghề gốm ở Thanh Hà đang được bảo tồn tốt, phản ánh đời sống snh hoạt tinh thần phong phú của một làng quê, làng nghề có sự phát triển lâu đời
+ Về di sản vật thể: Hiện nay quần thể di tích làng gốm Thanh Hà có 166 di tích
gồm các đình làng, miếu, nghĩa trủng, nhà thờ tộc, nhà cổ, lò gốm, phế tích lò gạch, giếng,… thuộc 3 loại giá trị kiến trúc Di tích loại I gồm 32 di tích tín ngưỡng hoặc nhà có kiểu dáng, kết cấu kiến trúc truyền thống hoặc bảo tồn được hệ mái ngói âm dương Di tích loại II có 92 di tích, gồm những nhà có mái lợp ngói 22v/1m2, được xây bằng vật liệu truyền thống như gạch, vôi, kiểu dáng mặt tiền theo kiểu truyền thống, có niên đại xây dựng vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ và thời kỳ trước Đổi mới
Di tích loại III có 42 nhà gồm các công trình xây, đúc theo kiểu hiện đại hoặc là nhà tạm Trong số 166 di tích có các di tích tín ngưỡng có giá trị đặc biệt sau: Đình làng Xuân Mỹ xây dựng vào cuối thế kỷ XVIII, được công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 1993 Khu miếu Tổ nghề gốm Nam Diêu được công nhận là di tích cấp tỉnh năm
2008, gồm có miếu Thái Giám xây năm 1843, Miếu Tổ nghề xây năm 1866, miếu Âm Linh xây năm 1898, miếu Sơn Tinh Miếu ấp Bộc Thủy của làng Thanh Hà xưa, di tích được đưa vào danh sách các di tích được ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam bảo
vệ theo quyết định 1353/QĐ - UB, ngày 15/8/2007 Về kiến trúc nhà ở có những di tích có giá trị phản ánh sự phát triển của nghề gốm như di tích nhà ông Lê Bàn là nhà vườn, ba gian, được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX bởi ông Lê Từ - một lái buôn gốm giàu có trong làng gốm lúc bấy giờ Ngôi nhà vườn có giá trị kiến trúc đặc trưng, tiêu biểu cho loại hình nhà ở nông thôn thế kỷ XIX Ngoài ra vào giữa thế kỷ XX, ở Làng gốm Thanh Hà có nhiều hộ làm gạch trở nên khá giả đã xây dựng nhiều nhà ở một tầng có mặt tiền mang kiểu dáng Pháp nhưng vẫn bảo tồn mái ngói âm dương Về các
di tích lò gốm, lò gạch: Để phục vụ cho hoạt động sản xuất gốm của làng nghề, thợ gốm đã xây dựng nên nhiều kiểu lò khác nhau để sử dụng nung cho từng loại sản phẩm Hiện nay làng gốm đang có 5 lò gốm truyền thống hình bầu đang sử dụng và 1 phế tích lò gốm Ngoài ra còn có khoảng 20 lò nung gốm mỹ nghệ, nung con thổi là lò ngửa có kết cấu nhỏ Đặc biệt, hiện còn 2 phế tích lò gạch minh chứng cho một giai
Trang 39đoạn nghề làm gạch phát triển ở giai đoạn nửa cuối thế kỷ XX Nhìn chung, di sản vật thể của Làng gốm Thanh Hà có qui mô nhỏ nhưng đa dạng, phản ánh đầy đủ các thiết chế của một làng quê, làng nghề qua nhiều giai đoạn [31]
Bên cạnh đó, với ước mơ đưa đồ gốm Việt Nam vươn ra thế giới, đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị di sản nghề gốm đất nung của dân tộc, những con người tâm huyết với nghề gốm đã không ngần ngại đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây dựng Công viên Văn hóa Đất nung Thanh Hà (Hội An, Quảng Nam) lớn nhất và độc đáo nhất Việt Nam trên khuôn viên có diện tích rộng gần 6.000 m2
Đây không chỉ là Công viên đất nung mà trên hết còn là Bảo tàng nghề gốm của Việt Nam với hàng nghìn sản phẩm gốm, hiện vật gốm, tranh ảnh,… có liên quan đến lịch sử, văn hóa và nghệ thuật kiến trúc điêu khắc gốm của Việt Nam
Công viên Đất nung Thanh Hà có mức đầu tư trên 22 tỷ đồng, rộng 5.800 m2
được khởi công cuối năm 2011 ngay trên quê hương làng gốm Thanh Hà 500 năm tuổi Công viên được thiết kế độc đáo, gồm hai bố cục chính mô phỏng chiếc lò gốm làng Thanh Hà: tòa nhà úp ba tầng dùng để lưu giữ những tác phẩm gốm truyền thống của làng từ xa xưa, tòa nhà ngửa cũng ba tầng để trưng bày và tổ chức các buổi triển lãm các sản phẩm gốm mới, thành lập các chợ thương mại, trong đó mỗi hộ dân sẽ có một lô riêng để giới thiệu sản phẩm do chính gia đình mình sản xuất ra Điều đặc biệt
là du khách khi đến đây có thể chiêm ngưỡng cách làm gốm, tự tay sáng tạo các sản phẩm từ đất sét
Công viên Đất nung Thanh Hà được đánh giá là công viên gốm lớn nhất, đồng thời cũng là Bảo tàng gốm “độc” nhất cả nước Không gian công viên được cấu trúc gồm 9 khu riêng biệt: khu lò gốm, khu Bảo tàng làng nghề, khu sản phẩm làng, khu chợ đất nung, khu thế giới thu nhỏ, khu vườn sắp đặt, khu trại sản xuất, khu gốm Sa Huỳnh - Chăm, khu các làng nghề truyền thống, và khu triển lãm
Điểm nhấn của Công viên Đất nung Thanh Hà là khu thế giới thu nhỏ và Bảo tàng làng nghề gốm Loạt kiệt tác là những công trình nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của nhân loại được tái hiện một cách rõ nét và sinh động nơi đây Đó là những công trình nghệ thuật như Tháp nghiêng Pissa (Ý), Đền Taj Mahal (Ấn Độ), Nhà hát Sydney (Úc), Nhà trắng - White House (Mỹ), Kim Tự Tháp (Ai Cập), Nhà thờ Đức Bà Paris (Pháp)… hay lạc vào không gian khu vườn gốm đất nung của Việt Nam những
Trang 40thế kỷ trước Đó là những làng gốm nổi tiếng một thời như gốm Chu Đậu (Đại Việt), gốm Mỹ Nghiệp (Chăm), gốm Thanh Hà (Việt), gốm Sa Huỳnh (Chăm),… [23]
Theo như ông Nguyễn Hào - cán bộ phụ trách kinh tế phường Thanh Hà cho biết:
“Bản thân sự ra đời của Công viên văn hóa đất nung cũng chính là nét mới của làng nghề truyền thống 500 năm tuổi Từ khi công viên chính thức mở cửa đón khách, lượng khách đến xem trình diễn, tham quan du lịch và mua sản phẩm lưu niệm tại Thanh Hà đã tăng lên đáng kể”
2.2.3 Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch
Để khôi phục làng nghề, thành phố đã lập dự án khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống gốm Thanh Hà gắn với hoạt động du lịch, giai đoạn 2004 - 2007 và được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam phê duyệt tại Quyết định số 3461/QĐ-UB,
ngày 4/8/2004 Sau 7 năm thực hiện quy hoạch và dự án đầu tư, Thành phố đã tập
trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề và đã hoàn thành cơ bản các hạng mục công trình chủ yếu với tổng kinh phí là 7 tỷ đồng, bên cạnh đó, vận động cư dân trên địa bàn địa phương đầu tư hàng tỉ đồng xây dựng nhà xưởng sản xuất tại trung tâm làng nghề, trùng tu các nhà thờ tộc họ, chỉnh trang cây xanh, sân vườn Ngoài ra, bằng các nguồn vốn khác Thành phố đã tập trung đầu tư tôn tạo các di tích, kè chống xói lở làng nghề Các công trình trên đã góp phần làm thay đổi diện mạo của làng nghề và tạo điều kiện, môi trường thu hút nhân dân đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh và làm dịch vụ du lịch Vì vậy, dự án khôi phục và phát triển làng gốm truyền thống Thanh Hà gắn với hoạt động du lịch đã đạt được một số kết quả ban đầu
- Cơ sở sản xuất: Tại trung tâm làng nghề đã thu hút được 10 cơ sở đầu tư sản xuất - kinh doanh các sản phẩm hàng lưu niệm, gốm truyền thống và gốm cao cấp trang trí nội thất Một số lò nung gốm truyền thống quy mô nhỏ, lò nung cải tiến được
hỗ trợ xây dựng giúp bà con yên tâm bám nghề
- Hệ thống giao thông:
+ Hệ thống giao thông đường bộ đã được bê tông hóa hoàn toàn Tại khu vực trung tâm làng nghề các con dường nội bộ (rộng 1m, 2m) đều được giữ nguyên trạng
và được lát bằng gạch đỏ do chính thợ ở làng nghề sản xuất
+ Hệ thống giao thông đường thủy cũng đã được nâng cấp Làng nghề giao lưu
với bên ngoài chủ yếu bằng phương tiện đường bộ và đường thủy, tại khu vực làng
nghề có 1 bến tàu, phục vụ khách du lịch