bao hiem hoan chinh

18 254 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
bao hiem hoan chinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: “Những vấn đề của bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam”. I. Lời Mở Đầu Trong công cuộc đổi mới nước ta hiện nay, vấn đề thất nghiệp và các chính sách giải quyết việc làm đang là vấn đề nóng bỏng và không kém phần bức bách đang được toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Hầu hết các quốc gia đều cố gắng xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, cải thiện việc làm và giảm tỉ lệ thất nghiệp. Thất nghiệp cũng là mối lo của mọi ngườilao động, bởi vì nó gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của họ. Đất nước ta đang trong quá trình chuyển sang kinh tế phát triển, chúng ta đang từng bước đổi mới, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, kinh tế vĩ mô đã vạch rõ những vấn đề phát sinh trong đó thể hiện ở những vấn đề: thất nghiệp, việc làm, lạm phát tuy nhiên, đề tài này chỉ đi vào nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam. Sự biến động của tỷ lệ thất nghiệp, các nguyên nhân làm tăng hay giảm tỷ lệ thất nghiệp, các chính sách giải quyết việc làm của nhà nước từ năm 1986 đến nay, tình hình của người lao động Việt Nam hiện nay, phương hướng giải quyết việc làm của nhà nước trong thời gian tới. Đề tài nghiên cứu này nhằm mục đích đưa ra nhận thức đúng đắn và sự vận dụng đúng đắn vấn đề này giúp ta giải quyết được những thực trạng như sự giảm sút to lớn về mặt sản lượng và nạn lạm phát cao. Đồng thời nó còn giải quyết được nhiều vấn đề xã hội. Bởi vì thất nghiệp tăng số người không có công ăn việc làm nhiều hơn gắn liền với sự gia tăng các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, trộm cắp làm xói mòn nếp sống lành mạnh, có thể phá vỡ nhiều mối quan hệ truyền thống, gây tổn thương về mặt tâm lý và niềm tin của nhiều người. Trong đề tài nghiên cứu này,nhóm chúng tôi xin trình bày một số quan điểm về vấn đề thất nghiệp và việc làm của Việt Nam. 1 Đề tài: “Những vấn đề của bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam”. Bảo hiềm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà Nước ta dối với người lao động. Trong quá trình thực hiện, chế độ BHXH không ngừng được bổ xung, sửa đổi cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển nhằm đảm bảo quyền lợi đồi với người lao động. Trong các chế độ của hệ thống BHXH có chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Mục đích của chế độ này là trợ giúp về mặt tài chính cho người thất nghiệp để họ ổn định cuộc sống cá nhân gia đình trong một chừng mực nhất định, từ đó tạo điều kiện cho họ tham gia vào thị trường lao động để họ có những cơ hội mới về việc làm. Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tượu đáng kể. Tuy nhiên những mặt trái của nền kinh tế thị trường đã bộc lộ khá rõ, đặc biệt là tình trạng thất nghiệp. Nhà nươc đã giải quyết vấn đề này bằng nhiều biện pháp như chính sách dân số, kinh tế,… Mặc dù nước ta hiện nay chưa triễn khai BHTN, song những năm vừa qua Nhà nước, nghành lao động thương binh xã hội đã có nhiều đề án và đề tài nghiên cứu khoa học đề cập đến vấn đề này để chuẩn bị triễn khai cho những năm tới. đây là vấn đề bức xúc và tấc yếu, là trách nhiệm của cả Nhà nước, người lao động và người sử dụng lao động. Mục tiêu cua đề tài là hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn Thất Nghệp, các chính sách BHTN trên cơ sở tổng hộp thông tin. Để triển khai BHTN, phải xây dựng được chính sách hay pháp lệnh về BHTN, tạo thành trang pháp lý trong quá trình thực hiện. Hy vọng rằng BHTN sẽ sớm được triển khai ở Việt Nam góp phần giải quyết căn bệnh cố hữu do cơ chế thị trường đẽ ra, đó là thất nghệp. *** Xuất phát từ vấn đề đó, em đã chọn đề tài: “Những vấn đề của bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam”. * Các vấn đề liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp: 2 Đề tài: “Những vấn đề của bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam”. - Có người 80 tuổi mà vẫn chưa có sổ hưu; - Nghịch lý 70- 80 chưa được lĩnh tiền hưu; - Điều chỉnh cơ chế đóng, hưởng bảo hiểm thất nghiệp; - Hỗ trợ lao động mất việc; - Mất việc làm, người lao động cứ bám víu vào bảo hiểm thất nghiệp, trong khi đó doanh nghiệp gặp khó khăn; - Tình trạng thất nghiệp “giả” để nhận tiền bảo hiểm; - Nhiều doannh nghiệp “quỵt” quyền lợi củ người lao động; * Phương pháp nghiên cứu: - www.google.com; - www.bhxhhcm.org.vn; - Giáo trình bảo hiểm;- www.tailieu.vn; - www.kiloboos.com; * Kết cấu tiểu luận: Gồm 3 phần Ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm các phần: - Một số vấn đề về thất nghiệp; - Bảo hiểm Thất nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; - Chính sách Bảo hiểm Thất nghiệp của Việt Nam hiện tại và tương lai. 3 Đề tài: “Những vấn đề của bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam”. II. Nội Dung 1. Một số vấn đề về thất nghiệp a. Một số khái niệm: Để có cơ sở xác định thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp cần phân biệt một vài khái niệm sau: - Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi có quyền lợ lao động theo quy định đã ghi trong hiến pháp. - Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động đang có việc làm hoặc chưa có việc làm nhưng đang tìm việc làm. - Người có việc làm nhưng đang làm trong các cơ sở kinh tế ,văn hóa xã hội. - Người thất nghiệp là người hiện đang chưa có việc làm nhưng mong muốn và đang tìm việc làm - Ngoài những người đang có việc làm và thất nghiệp , những người còn lại trong độ tuổi lao động được coi là nhưng người không nằm trong lực lượng lao động bao gồm: người đi học, nội trợ gia đình, những người không có khả năng lao động do ốm đau bệnh tật và một bộ phận không muốn tìm việc làm với nhiều lí do khác nhau. Những khái niệm trên có tính quy ước thống kê và có thể khác nhau giữa các quốc gia. b. Tỷ lệ thất nghiệp: Lực lượng lao động được định nghĩa là tổng số nhưng người đang có việc làm và những người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp cũng là chỉ tiêu phản ánh khái quát tình hình thất nghiệp của một quốc gia. Cũng vì thế còn có những quan niệm khác nhau về nội dung và phương pháp tính toán để có khả năng biểu hiện đúng và đủ đặc điểm nhiều vẻ của tình trạng thất nghiệp thực tế, đặc biệt là các nước đang phát triển. Tỷ lệ thất nghiệp được tính toán cho toàn bộ dân số là những người trưởng thành sống ở khu vực thành thị và cho các nhóm hẹp hơn trong độ tuổi lao động, phân theo nhóm tuổi , giới tính và theo khu vực địa lý, ở khu vực nông thôn,sản xuất có tính thời 4 Đề tài: “Những vấn đề của bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam”. vụ, việc tính tỉ lệ thất nghiệp rất ít í nghĩa.Một chỉ tiêu thay thế khác là tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng. Ngoài ra còn có chỉ tiêu tỷ lệ tham gia lực lượng lao động.Chỉ tiêu thống kê này cho biếtphần dân số quyết ddingj tham gia vào thị trường lao động. Nguồn nhân lực dồi dào, ý thức lao động cần cù,năng động, sáng tạo nắm bắt nhanh những trí thức và công nghệ mới.Dân số đông tạo nên thị trường nội địa rộng lớn,một yếu tố hết sức quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội.Tuy nhiên ,do tình trạng kém phát triển và có nhiều chế độ đối với nguồn lực khác,việ dân số phát triển nhanh chóng lại gây một gánh nặng gây khó khăn cho việc cải thiện cơ hội tìm hiểu việc làm và điều kiện sống. c. Phân loại thất nghiệp: Các dạng thất nghiệp chính: - Thất nghiệp thời vận hay thất nghiệp chu kì là loại hình thất nghiệp xuất hiện theo sự dao động của chu kì hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia và trong bối cảnh hiện nay, loại hình thất nghiệp này đang có xu hướng gia tăng. - Thất nghiệp cơ cấu xảy ra khi cung của những loại lao động nhất định vượt hơn cầu lao động cùng loại và không biến chuyển kịp để tìm kiếm việc làm ngắn hạn. Có hai điều kiện dẫn tới thất nghiệp cơ cấu là: Cung của một loại lao động nhất định lớn hơn cầu về cùng loại lao động đó và sự hạn chế về tính lưu chuyển của lao động. Nguyên nhân của thất nghiệp cơ cấu là do: Tính cứng nhắc về không gian của sức lao động đã ngăn cản hoặc hạn chế sự lưu chuyển nhằm cân bằng thị trường lao động trong vùng (gọi là thất nghiệp vùng do sự cứng nhắc điều chuyển); Giảm cung lao động do thay đổi về ứng dụng kỹ thuật mới và tiết kiệm lao động (gọi là thất nghiệp công nghệ); Giảm cung do thay đổi ngay nơi làm việc của từng doanh nghiệp không phù hợp với sự thay đổi lớn về lao động trong vùng (thất nghiệp cơ 5 Đề tài: “Những vấn đề của bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam”. cấu vùng do cảm ứng cầu lao động); và tăng cung lao động do thay đổi các điều kiện về kinh tế hoặc chính trị (thất nghiệp cơ cấu do kích cung lao động). - Thất nghiệp tạm thời hay thất nghiệp chuyển đổi được coi là hình thức thất nghiệp “thông thường”, thể hiện ở khoảng thời gian tìm việc khi người lao động từ bỏ chỗ làm việc cũ để đi tìm chỗ làm việc mới. Trong mối quan hệ với dạng thất nghiệp tạm thời còn có dạng thất nghiệp tìm kiếm, xảy ra cả trong trường hợp chuyển đổi chỗ làm việc mang tính tự nguyện hoặc do bị đuổi việc, người lao động luôn cần có thời gian chờ đợi để tìm kiếm chỗ làm việc mới. - Thất nghiệp thời vụ xuất hiện do sự dao động về việc làm diễn ra nhiều hay ít theo quy luật trong quá trình sản xuất của một số lĩnh vực, một số ngành nhất định. Nguyên nhân là do sự gián đoạn tự nhiên của quá trình sản xuất (thời tiết xấu trong ngành xây dựng, do thời kỳ mùa vụ đánh bắt cá, gieo trồng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, hải sản) và ảnh hưởng của nó trong công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản hoặc việc tiêu thụ hàng hoá mang tính mùa vụ (dịp lễ, tết). - Thất nghiệp “thừa” hoặc thất nghiệp “tồn đọng” xuất phát từ thất nghiệp chuyển đổi do người thất nghiệp không thể hoặc rất khó có thể được giới thiệu một chỗ làm việc mới (như người thất nghiệp chỉ còn vài năm nữa đủ tuổi nghỉ hưu, người thất nghiệp hạn chế về năng lực làm việc, bị suy giảm sức khoẻ hoặc có đạo đức nghề nghiệp kém) và khó có thể xoá bỏ khỏi danh sách “tồn đọng” của thất nghiệp. - Thất nghiệp “xuất khẩu”. Khi một quốc gia phá giá đồng tiền để tăng xuất khẩu sẽ làm các nước khác tăng thất nghiệp do tăng nhập khẩu hàng hoá khiến doanh nghiệp trong nước đình đốn; hoặc khi một nước sử dụng số lượng lớn lao động nước ngoài, kinh tế gặp khó khăn phải sa thải lao động và buộc họ trở về quê hương làm gia tăng số lượng người thất nghiệp “xuất khẩu”. 6 Đề tài: “Những vấn đề của bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam”. - Thất nghiệp “che dấu” chủ yếu diễn ra trong ngành nông nghiệp ở các nước đang phát triển do giới hạn năng suất lao động còn thấp kém. Ở Việt Nam, thất nghiệp cũng bao gồm các loại hình nêu trên. Tuy nhiên do đặc điểm kinh tế – chính trị - xã hội và dân số mà các nguyên nhân thất nghiệp cũng như phạm vi và đối tượng thất nghiệp có sự khác nhau cả về mức độ, quy mô và thời gian thất nghiệp. Một dạng thất nghiệp phổ biến và còn kéo dài trong suốt quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta cũng như ở các nước đang phát triển khác và đặc biệt với một nước có cơ cấu dân số trẻ hoá như ở Việt Nam là tình trạng thất nghiệp sức lao động phụ thuộc với quy mô lớn (người lao động phụ thuộc là người không có tư liệu sản xuất, phải đi làm thuê, làm công - thông qua các quan hệ lao động giữa chủ sử dụng lao động với người lao động - để hưởng tiền lương, tiền công). Điều đó có nghĩa là chúng ta luôn thiếu chỗ làm việc hay tổng cung lao động luôn vượt cao so với tổng cầu. Nói cách khác, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tốc độ tăng chỗ làm việc mới luôn thấp hơn tốc độ tăng dân số bước vào tuổi lao động và có nhu cầu lđ. Tình trạng “thất nghiệp thừa” hay “thất nghiệp tồn đọng” chính là những đối tượng thuộc diện “dư thừa” do chuyển đổi cơ chế kinh tế từ các doanh nghiệp nhà nước sang các công ty cổ phần. Một điều khác cũng đáng quan tâm là chúng ta đang đẩy mạnh xuất khẩu lao động, điều này mang lại hiệu quả trước mắt là giảm bớt sức căng trên thị trường lao động trong nước. Nhưng về lâu dài cũng cần tính đến khả năng khi người lao động hết thời hạn trở về và tìm việc làm trong nước, nếu không sẽ đẩy họ vào tình trạng thất nghiệp xuất khẩu, và tình trạng này sẽ càng nghiêm trọng hơn khi nền kinh tế nước ta vẫn nghiêng về nhập siêu. d. Nguyên nhân thất nghiệp Thất nghiệp gia tăng do suy giảm kinh tế toàn cầu: Nguyên nhân khiến người lao động bị mất việc chủ yếu do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhiều 7 Đề tài: “Những vấn đề của bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam”. doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, có doanh nghiệp phải đóng cửa hoàn toàn do sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, nhất là những doanh nghiệp xuất khẩu. Chính vì vậy, họ phải “dãn thở” dẫn đến lao động mất việc làm. Đây là nguyên nhân chủ yếu. Trong năm 2008. mức lạm phát ở Việt Nam đã lên tới gần 23%, tuy thấp hơn một ít so với mức mà người ta chờ đợi, nhưng rõ ràng năm 2008 đã là năm mà vật giá leo thang rất nhiều. Bên cạnh lý do lạm phát, Việt Nam còn bị ảnh hưởng bởi tình trạng suy giảm tăng trưởng toàn cầu, nhất là vì kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư ngoại quốc và xuất khẩu ( đặc biệt là sang Hoa Kỳ và châu Âu). Danh sách các doanh nghiệp phải giải thể, ngưng hoạt động, thu hẹp sản xuất ngày càng nhiều. Hậu quả là nạn thất nghiệp sẽ tăng cao. - Nếp nghĩ có từ lâu trong thanh niên là thói quen đề cao việc học để “làm thầy” mặc dù nếu bản thân học “làm thợ” sẽ tốt hơn hay “thích làm Nhà nước, không thích làm cho tư nhân”; như vậy là thiếu thực tế bởi không dựa trên khả năng của bản thân và nhu cầu xã hội. Một bộ phận lao động trẻ có biểu hiện ngộ nhận khả năng bản thân; một bộ phận lại tự ti, không đánh giá hết năng lực thực sự của mình. Chọn nghề theo “nếp nghĩ” sẽ dễ mắc những sai lầm. Rất nhiều lao động trẻ “nhảy việc” để tìm kiếm thu nhập cao nên dẫn đến tình trạng dễ bị mất việc. - Lao động Việt Nam có trình độ tay nghề thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu mới, tính chuyên nghiệp chưa cao. Việc kĩ năng không đáp ứng yêu cầu và sự thiếu phối hợp giữa hệ thống đào tạo và giáo dục, các nhu cầu thị trường lao động và quan niệm lạc hậu về vai trò và trách nhiệm giới. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề rất thấp, chỉ khoảng 26%. Lao động của chúng ta đúng là dôi dao thật nhưng vẫn không tìm được việc làm, hoặc có việc làm nhưng không ổn định một phần do trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu. Do đó, lao động vẫn trong tình trạng bán chuyên nghiệp, công việc chắp vá, không ổn định. 8 Đề tài: “Những vấn đề của bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam”. Theo thống kê, cả nước hiện có 1915 cơ sở dạy nghề (CSDN) trong đó có 1218 CSDN công lập (chiếm 64%), bao gồm: 262 trường dạy nghề, 251 trường ĐH, CĐ, TCCN và 803 cơ sở khác có dạy nghề. Trong đó đáng chú ý là khoảng 355 CSDN thuộc các doanh nghiệp. Trong những năm qua, bình quân mỗi năm các trường nghề thuộc doanh nghiệp đào tạo khoảng 90.000 đến 100.000 học sinh nghề dài hạn và hàng trăm ngàn học sinh hệ ngắn hạn. Tuy nhiên, thực tế hiệu quả của công tác dạy nghề vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Bằng chứng là, hầu hết các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vòa Việt Nam đều gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động, nhất là lao động có tay nghề. Hay nhe các doanh nghiệp xuất khẩu lao động luôn phải “loay hoay” với các đơn hàng tuyển dụng lao động có tay nghề. e. Chế độ bảo hiểm thất nghiệp Người thất nghiệp là người đang đóng BHTN mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm. BHTN bao gồm các chế độ: TCTN (trợ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần); hỗ trợ học nghề; hỗ trợ tìm việc làm; bảo hiểm y tế. Người thất nghiệp là người đang đóng BHTN mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ), hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm. BHTN bao gồm các chế độ: TCTN (trợ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần); hỗ trợ học nghề; hỗ trợ tìm việc làm; bảo hiểm y tế. Người sử dụng lao động tham gia BHTN khi có sử dụng từ 10 lao động trở lên tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp: cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội khác; doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã; hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê 9 Đề tài: “Những vấn đề của bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam”. mướn, sử dụng và trả công cho NLĐ; cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ VN có sử dụng lao động là người VN. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng BHTN. Người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do Người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN là tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Trường hợp mức tiền lương, tiền công tháng cao hơn 20 tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN bằng 20 tháng mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng BHTN. 2. Bảo hiểm Thất nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế a. Quan điểm toàn diện của triết học Mác _ Lê Nin Trong sự tồn tại của thế giới quanh ta, mọi sự vật và hiện tượng đều có mối liên hệ và tác động qua lại với nhau chứ không tách rời nhau, cô lập nhau. Như chúng ta đã biết “ Quan điểm toàn diện” là quan điểm được rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Muốn nhận thức hoặc hoạt động thực tiễn đúng về đối tượng nào đó phải tính đến những mối liên hệ trong sự tồn tại của đối tượng, đề phòng khắc phục quan điểm phiến diện Mối liên hệ giữa các sự vật , hiện tượng là mối liên hệ của bản thân thế giới vật chất, không do bất cứ ai quy định và tồn tại độc lập với ý thức. Trên thế giới này có rất nhiều mối liên hệ chẳng hạn như mối liên hệ giữa sự vật và hiện tượng vật chất, giữa cái vật chất và cái tinh thần. Các mối liên hệ đều là sự phản ánh những tác động qua lại, phản ánh sự quy định lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng 10 . giàu nghèo tiếp tục gia tăng. Tài Liệu Tham Khảo 1 Giáo trình bảo hiểm. 2 Web baohiem.net 3 Công cụ tìm kiếm Google.com.vn 4 http://mic.vn Công ty bảo hiểm. độ tuổi lao động được coi là nhưng người không nằm trong lực lượng lao động bao gồm: người đi học, nội trợ gia đình, những người không có khả năng lao động

Ngày đăng: 11/09/2013, 11:05

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan