DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂUBảng 1.1 Lời nói trực tiếp và lời nói gián tiếp: một số quan niệm 14Bảng 1.2 Thang cấp độ của các tầng ngôn ngữ nội tại 31Bảng 1.5 Chức năng lời nói phóng chiếu: kh
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ HOÀI THU
ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA CỦA HIỆN TƯỢNG PHÓNG CHIẾU TRONG TIẾNG
ANH VÀ TIẾNG VIỆT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
HÀ NỘI - 2019
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NCS: VŨ HOÀI THU
ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA CỦA HIỆN TƯỢNG PHÓNG CHIẾU TRONG TIẾNG
ANH VÀ TIẾNG VIỆT
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS HOÀNG VĂN VÂN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu vàkết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bốtrong bất kỳ công trình nào khác Nội dung luận án có tham khảo và sử dụngngữ liệu được trích dẫn từ các tác phẩm và nguồn tư liệu đăng tải trên cáctrang thông tin điện tử theo danh mục tài liệu tham khảo của luận án
Tác giả Luận án
VŨ HOÀI THU
Trang 4Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt sử dụng trong luận án
Danh mục các bảng biểu sử dụng trong luận án
Danh mục các hình vẽ, biểu đồ sử dụng trong luận án
3 Đối tượng, phạm vi nguồn dữ liệu, phạm vi nghiên cứu, qui trình thu thập 4
dữ liệu
6 Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án 8
1.1.1.2 Một số khái niệm tương đương trong ngữ pháp truyền thống về 13phóng chiếu
1.1.2 Tình hình nghiên cứu về phóng chiếu dưới ánh sáng của lí thuyết ngữ 20pháp chức năng hệ thống
1.1.2.1 Tình hình nghiên cứu về phóng chiếu trên thế giới 221.1.2.2 Tình hình nghiên cứu về hiện tượng phóng chiếu ở Việt Nam 23
Trang 5Chương 2 ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP, NGỮ NGHĨA CỦA
PHÓNG CHIẾU TRÊN CÚ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
2.1 Phân tích đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của phóng chiếu trên cú 66
trong tiếng Anh
2.2 Phân tích đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của phóng chiếu trên cú 85
trong tiếng Việt
Trang 62.2.2.2 Đặc điểm ngữ nghĩa 982.3 Đối chiếu đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa phóng chiếu trên cú trong 100tiếng Anh và tiếng Việt
Chương 3 ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP, NGỮ NGHĨA CỦA
PHÓNG CHIẾU TRONG CÚ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT
3.1 Phân tích đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của phóng chiếu trong cú 110trong tiếng Anh
3.1.1 Phóng chiếu ngang cú: cụm giới từ phóng chiếu 110
Trang 7trong tiếng Việt
3.2.1 Phóng chiếu ngang cú: cụm giới từ phóng chiếu 124
Trang 8HỆ THỐNG CÁC KÝ HIỆU QUY ƯỚC
| ranh giới cụm từ/nhóm từ
| ranh giới cú phức
[ ranh giới cụm từ bị bao [[…]] ranh giới cú bị bao
* chỉ cú không có tính ngữ pháp hay không được chấp nhận α,
Trang 9QUY ƯỚC VIẾT TẮT
CC: Chu cảnh CN: Chủ ngữ CT: Cảm thể HĐ: Hữu định HT: Hànhthể KT: Khởi thể QT: Quá trình
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒHình 1.1 Các tầng trong ngôn ngữ học hệ thống 29Hình 1.2 Vị trí của cú và cụm từ trong ngôn ngữ học hệ thống 30
Hình 1.4 Cú phức/cụm động từ phức phóng chiếu (bậc ngang cú) 45Hình 1.5 Cụm danh từ có thành phần phóng chiếu bị bao 48Hình 1.6 Cú phức/cụm động từ phức phóng chiếu (bậc dưới cú) 55Hình 2.1 Tỉ lệ quá trình phát ngôn (QTPN) và quá trình tinh thần 100
(QTTT) trong tiếng Anh và tiếng Việt
Hình 2.2 Tỉ lệ các quá trình tham gia phóng chiếu trong tiếng Anh 102Hình 2.3 Tỉ lệ các quá trình tham gia phóng chiếu trong tiếng Việt 102Hình 2.4 Vị trí cú phóng chiếu (QTPN) trong tiếng Anh 104Hình 2.5 Vị trí cú phóng chiếu (QTPN) trong tiếng Việt 104
Hình 2.6 Mức độ sử dụng động từ say (nói) trong tiếng Anh và 107
động từ nói trong tiếng Việt
Hình 3.1 Chu cảnh chỉ quan điểm và chu cảnh chỉ vấn đề trong 137
tiếng Anh và tiếng ViệtHình 3.2 Cụm danh từ phóng chiếu bị bao trong tiếng Anh 140Hình 3.3 Cụm danh từ phóng chiếu bị bao trong tiếng Việt 140Hình 3.4 Cụm danh từ phóng chiếu thực tế trong tiếng Anh 141Hình 3.5 Cụm danh từ phóng chiếu thực tế trong tiếng Việt 141Hình 3.6 Cụm động từ phóng chiếu trong tiếng Anh 142Hình 3.7 Cụm động từ phóng chiếu trong tiếng Việt 142
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂUBảng 1.1 Lời nói trực tiếp và lời nói gián tiếp: một số quan niệm 14Bảng 1.2 Thang cấp độ của các tầng ngôn ngữ nội tại 31
Bảng 1.5 Chức năng lời nói phóng chiếu: khiến nghị và phán đoán 40
được phóng chiếuBảng 1.6 Các kiểu thành phần chu cảnh phóng chiếu 42
Bảng 2.1 Số lượng tổ hợp cú phóng chiếu phát ngôn và tinh thần 67
trong tiếng AnhBảng 2.2 Vị trí và tần suất cú phóng chiếu trong tổ hợp cú trong 68
tiếng AnhBảng 2.3 Số lượng và chức năng cú phóng chiếu trong tiếng Anh 70Bảng 2.4 Tần suất các quá trình tham gia phóng chiếu đối với từng 77
thể loại tiểu thuyết và báo chí trong tiếng Anh
Trang 12Bảng 2.5 Số lượng và chức năng ngữ nghĩa của cú bị phóng chiếu 83
trong tiếng AnhBảng 2.6 Số lượng tổ hợp cú phóng chiếu phát ngôn và tinh thần 85
trong tiếng ViệtBảng 2.7 Vị trí và tần suất cú phóng chiếu trong tổ hợp cú trong 86
tiếng ViệtBảng 2.8 Số lượng và chức năng cú phóng chiếu trong tiếng Việt 88Bảng 2.9 Tần suất các quá trình tham gia phóng chiếu đối với từng 94
thể loại tiểu thuyết và báo chí trong tiếng ViệtBảng 2.10 Số lượng và chức năng cú được phóng chiếu trong tiếng 98
ViệtBảng 2.11 Tần suất các quá trình tham gia phóng chiếu đối với từng 106
thể loại tiểu thuyết và báo chíBảng 3.1 Số lượng chu cảnh chỉ quan điểm và chu cảnh chỉ vấn đề 111
trong tiếng AnhBảng 3.2 Số lượng cụm danh từ phóng chiếu bị bao trong tiếng 114
AnhBảng 3.3 Số lượng cụm danh từ phóng chiếu thực tế trong tiếng 119
AnhBảng 3.4 Số lượng cụm động từ phóng chiếu trong tiếng Anh 122Bảng 3.5 Số lượng chu cảnh chỉ quan điểm và chu cảnh chỉ vấn đề 125
trong tiếng ViệtBảng 3.6 Số lượng cụm danh từ phóng chiếu bị bao trong tiếng 129
ViệtBảng 3.7 Số lượng cụm danh từ phóng chiếu thực tế trong tiếng 132
ViệtBảng 3.8 Số lượng cụm động từ phóng chiếu trong tiếng Việt 135
Trang 13PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Cuối thế kỉ XX, ngôn ngữ học đón nhận sự ra đời của nhiều trào lưumới như ngữ pháp văn bản, lí thuyết hành động ngôn từ, ngôn ngữ học trinhận, ngôn ngữ học chức năng, v.v Mỗi lí thuyết ngôn ngữ mới ra đời đều là
sự đóng góp to lớn cho việc nghiên cứu và phát triển ngôn ngữ của conngười Khuynh hướng đi sâu vào nghiên cứu bình diện chức năng và nộidung của ngôn ngữ đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ họctrên thế giới (Robins [33]) Các nghiên cứu truyền thống phần lớn đều xemngôn ngữ như một tập hợp các quy tắc chứ không phải là một “nguồn lực đểtạo nghĩa” (Halliday [74]; Halliday & Hasan [77]; Halliday & Matthiessen[75]; Martin [834]; Hoàng Văn Vân [47], [48], [103])
Trên thực tế, ngữ pháp truyền thống vẫn giữ vai trò chủ đạo trong quátrình tiếp cận cả ngôn ngữ tiếng Việt (tiếng mẹ đẻ) và tiếng Anh (ngoại ngữ)trong quá trình dạy học trong các nhà trường tại Việt Nam Được dạy và họctheo ngữ pháp truyền thống, phần lớn giáo viên dạy ngoại ngữ tập trung vàogiải thích các quy tắc ngữ pháp một cách trừu tượng, độc lập với ngôn cảnhhay hoàn cảnh giao tiếp Điều đó có nghĩa là dạng thức hay cấu trúc bề mặtcủa ngôn ngữ được quan tâm nhiều hơn ý nghĩa hay chức năng giao tiếp củangôn ngữ (Cao Xuân Hạo [17], [18]; Nguyễn Văn Hiệp [23]) Chính điều này
đã hạn chế người học hiểu được bản chất và nghĩa của cấu trúc ngữ pháp cầndạy Trong khi đó, Halliday [74], [13], Halliday & Matthiessen [75], [76] đãcho thấy ngữ pháp chức năng có nhiều tiềm năng ứng dụng, đặc biệt là ứngdụng vào lĩnh vực giáo dục ngoại ngữ
Trong quá trình giao tiếp trao đổi thông tin, phóng chiếu là một hiệntượng lý thú của ngôn ngữ Nó xuất hiện nhiều trong báo chí và trong các tiểuthuyết viết theo thể loại văn trần thuật Tuy nhiên, đây lại là một khoảng trống
Trang 14vì chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu vào lĩnh vực này, đặc biệt là phóng chiếutrong cú Chính vì hiện tượng phóng chiếu chưa được quan tâm thỏa đáng nênxuất hiện những khó khăn khi giải thích và sử dụng phóng chiếu trong lĩnhvực dịch thuật và giảng dạy Trong quá trình giảng dạy tiếng Anh thực tế,chúng tôi nhận thấy học viên thường gặp rất nhiều khó khăn và thường mắclỗi trong cách sử dụng, cách diễn đạt, cách sử dụng các động từ tường thuật,đặc biệt là cách phối hợp về thì (tense) trong các cú được các nhà ngôn ngữhọc chức năng hệ thống (Halliday [74], [13], Matthiessen [85]; Hoàng VănVân [103]; Halliday & Matthiessen [75]) gọi là cú “phóng chiếu” (projectingclause) và cú bị phóng chiếu (projected clause) Ngoài ra các bài tập truyềnthống về chuyển đổi song song giữa lời nói gián tiếp và trực tiếp đã tạo chongười học chỉ nhận thức về mặt ngữ pháp-từ vựng rằng hai hiện tượng nàythường song song và tương đương với nhau Như Halliday [74] đã chỉ ra, “Vềgóc độ ngữ nghĩa, lời nói trực tiếp và lời nói gián tiếp không hoàn toàn sóngđôi với nhau, và có nhiều trường hợp trong đó việc thay thế hiện tượng nàybằng hiện tượng kia là không có nghĩa” Người học không phân biệt đượcmục đích của phát ngôn, dẫn tới cách chuyển từ lối nói trực tiếp sang lối nóigián tiếp không phù hợp.
Nguyên nhân thường xuất phát từ hai phía: thứ nhất, giáo viên cònthiếu hiểu biết về bản chất của hiện tượng phóng chiếu; thứ hai học sinh bịảnh hưởng bởi tiếng Việt mà trong dạy ngoại ngữ thường được gọi là “chuyển
di tiêu cực” (negative transference) Vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu là tìm
ra bản chất của hiện tượng phóng chiếu trong hai ngôn ngữ nhằm thiết lậpnhững điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ để từ đó đề xuấtnhững phương thức và biện pháp giúp người Việt học tiếng Anh cũng nhưngười Anh học tiếng Việt khắc phục được những khó khăn trên Tìm hiểu bảnchất của phóng chiếu từ bình diện lí thuyết để giúp người dạy và người học có
Trang 15cái nhìn toàn diện về vấn đề này từ nhiều góc độ và từ đó khắc phục được nhữngkhó khăn trong khi sử dụng phóng chiếu trong giao tiếp chính là hai lý do thực
tiễn thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài “Đối chiếu đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của hiện tượng phóng chiếu trong tiếng Anh và tiếng
Việt”.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận án là nghiên cứu đặc điểm các thành phần phóngchiếu trên cú và trong cú trong tiếng Anh và tiếng Việt dưới ánh sáng của lýthuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống Trên cơ sở chỉ ra những điểm tươngđồng và khác biệt về đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của hiện tượng phóngchiếu trong tiếng Anh với các đơn vị tương đương trong tiếng Việt, luận ángiúp cho người học hiểu được logic của ngôn ngữ trong hệ thống các siêuchức năng (kinh nghiệm, liên nhân, ngôn bản và logic) từ đó biết cách chuyểndịch giữa hai ngôn ngữ và nâng cao hiệu quả giao tiếp
Luận án của chúng tôi đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Hệ thống hoá cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu, cụ thể là hệ thống líthuyết liên quan đến phóng chiếu trong ngữ pháp truyền thống và ngữ pháp chứcnăng
- Nghiên cứu những đặc trưng của phóng chiếu ở các cấp độ: cụm từ, cú đơn và cú phức trong tiếng Anh và tiếng Việt
- Trên cơ sở của hai nội dung đã đề cập ở trên, luận án sẽ đối chiếu nhữngđặc trưng phóng chiếu trong tiếng Anh với tiếng Việt để thiết lập những điểmtương đồng và khác biệt trong hai ngôn ngữ Trong quá trình đối chiếu, luận án sẽ
cố gắng giải thích những điểm tương đồng và khác biệt đó
Để thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu này, luận án cần trả lời được các câu hỏi nghiên cứu sau:
2 Phóng chiếu là gì?
Trang 162 Phóng chiếu được thể hiện như thế nào ở cấp độ trên cú (cú phức [câuphức và câu ghép trong ngữ pháp truyền thống]) và trong cú (bao gồm ngang cú[câu đơn trong ngữ pháp truyền thống] và dưới cú [từ và cụm từ]) trong tiếng Anh?
3 Phóng chiếu được thể hiện như thế nào ở cấp độ trên cú và trong cú (ngang
cú và dưới cú) trong tiếng Việt?
4 Phóng chiếu trong tiếng Anh và tiếng Việt có những điểm tương đồng và
khác biệt gì?
Trên cơ sở các nhiệm vụ nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu mà luận ánđặt ra, cái mà chúng ta cần trước hết là một mô hình lí thuyết nghiên cứu hiệntượng phóng chiếu toàn diện hơn, thâu tóm được cả hai bình diện ngữ pháp vàngữ nghĩa, nghiên cứu hiện tượng này không những từ bình diện trên cú hay
cú phức (tương ứng với câu phức và câu ghép trong ngữ pháp truyền thống),trong cú (tương ứng với câu đơn trong ngữ pháp truyền thống và các cụm từ)
và ý nghĩa mà chúng thể hiện
3 Đối tượng, phạm vi nguồn ngữ liệu, phạm vi nghiên cứu, qui trình thu thập dữ liệu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các thành phần phóng chiếu trên
cú và trong cú trong tiếng Anh và tiếng Việt
Phạm vi nguồn ngữ liệu:
Trong tiếng Anh, các hiện tượng phóng chiếu được nghiên cứu thông
qua các cứ liệu là 15 bài báo trong tờ New York Times, 15 bài báo trong tờ USA Today (tập trung vào các bài báo là phóng sự về các sự kiện chính trị, đời sống xã hội) và tiểu thuyết Harry Porter and the Sorcerer's Stone
(Harry Porter và hòn đá phù thủy) của nhà văn J.K Rowling Tác phẩm được
Bloomsbury xuất bản lần đầu tại Anh vào năm 1997 với nhan đề Harry
Trang 17Potter and the Philosopher's Stone (Harry Potter và Hòn đá Giả kim) Năm 1998, Scholastic Corporation xuất bản tác phẩm tại Hoa Kì với nhan đề Harry Potter and the Sorcerer's Stone (Harry Potter và Hòn đá Phù thủy)
và có chút thay đổi về văn phong để phù hợp với độc giả Mĩ; bản dịch tiếng
Việt của nhà xuất bản Trẻ cũng dựa trên ấn bản này Đây là tác phẩm đầu tiên
trong bộ truyện Harry Potter gồm 7 tập Tiểu thuyết Harry Porter and the Sorcerer's Stone (Harry Porter và hòn đá phù thủy) có độ dài 17 chương và
là một tập truyện quan trọng, bởi nó đặt nền tảng cho 6 tập tiếp theo.
Trong tiếng Việt, chúng tôi chọn cứ liệu nghiên cứu thông qua 15 bài
báo trong tờ Nhân Dân, 15 bài báo trong trang Vietnamnet (tập trung vào
các bài báo là phóng sự về các sự kiện chính trị, đời sống xã hội) và hai tiểu
thuyết Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Cô gái đến từ hôm qua của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh Tiểu thuyết Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh kể
về tuổi thơ của hai anh em Thiều và Tường ở một miền quê nghèo qua 81
chương ngắn Tác phẩm Cô gái đến từ hôm qua gồm 10 chương, là chuyến
du hành đầy hoài niệm về một thời tuổi trẻ và những rung động đầu đời rấtđỗi chân thành, ngọt ngào của chàng trai tên Thư
Lí do chọn các tác phẩm Harry Porter and the Sorcerer's Stone của J.K Rowling, và Cô gái đến từ hôm qua và Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là vì chúng cùng thể loại văn học dành cho thiếunhi và ở cùng thời kì đương đại nên cập nhật được cách sử dụng ngôn ngữ hiệnđại Ngoài ra, bên cạnh tính phổ thông được nhiều người biết đến, đây là các tiểuthuyết thuộc thể loại văn trần thuật (narrative) cho nên ngoài mối quan hệ giữanhà văn và độc giả còn có nhiều mối quan hệ giữa các nhân vật trong tiểu thuyếtnên chúng tôi chờ đợi có nhiều hội thoại giữa họ thuộc nhiều kiểu khác nhau, và
do đó, chúng tôi hi vọng sẽ có đủ các kiểu phóng chiếu
Trang 18giúp chúng tôi khảo sát để hình thành một khối liệu minh họa phong phú choluận án.
Lí do chọn các tờ báo New York Times, USA Today, Vietnamnet và Nhân Dân để lấy cứ liệu nghiên cứu là vì đây là các tờ báo lớn có uy tín và
là cơ quan ngôn luận của quốc gia nên có tính cập nhật và chính xác cao Đặc
biệt, đặc thù của thể loại báo chí (các phóng sự) là trần thuật, nên sẽ là kho tưliệu phong phú cho chúng tôi khai thác các hiện tượng phóng chiếu
Việc khảo sát đặc điểm ngữ nghĩa-ngữ pháp của khối liệu ở bình diệnphóng chiếu trong mối quan hệ lôgic-ngữ nghĩa cần được giới hạn vào cáckhía cạnh sau:
1 Phân tích để lấy số lượng, tỉ lệ phần trăm và đặc điểm ngữ pháp, ngữnghĩa của phóng chiếu trên cú: các kiểu quá trình phóng chiếu và có tiềm năngphóng chiếu, phương thức trích nguyên và thông báo lại trong khối liệu
2 Phân tích để lấy số lượng, tỉ lệ phần trăm và đặc điểm ngữ pháp, ngữnghĩa của phóng chiếu trong cú: cụm động từ phóng chiếu, cụm giới từ phóngchiếu và cụm danh từ phóng chiếu trong khối liệu
Qui trình thu thập dữ liệu:
Như đã đề cập ở trên, cứ liệu nghiên cứu là 15 bài báo trong tờ New York Times, 15 bài báo trong tờ USA Today, 15 bài báo trong Vietnamnet và 15 bài báo trong tờ Nhân Dân Ngoài ra đối với thể loại tiểu thuyết, khối cứ liệu được lấy từ ba tiểu thuyết Harry Porter and the Sorcerer's Stone của J.K Rowling
và Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh cùng với Cô gái đến từ hôm qua của nhà
văn Nguyễn Nhật Ánh, với độ dài văn bản của khối liệu nghiên cứu của mỗingôn ngữ khoảng 80.000 từ Trên cơ sở khối liệu này chúng tôi tiến hành khảosát hiện tượng phóng chiếu trên cú và trong cú Do chưa có phần
Trang 19mềm kiểm đếm câu (cú) có xuất hiện phóng chiếu nên công việc này phảiđược thực hiện chủ yếu thông qua hình thức đếm thủ công.
Các dữ liệu về phóng chiếu được thu thập theo các nhóm: trên cú và dưới
cú Trong mỗi nhóm lại chia ra hai tiểu nhóm tiếng Anh và tiếng Việt, theotừng thể loại văn bản, tiểu thuyết và báo Các hiện tượng phóng chiếu được
mã hóa, mỗi mã gồm 3 kí tự: kí tự thứ nhất là mã ngôn ngữ, A cho tiếng Anh
và V cho tiếng Việt; kí tự thứ hai là mã thể loại, 1 cho tiểu thuyết và 2 chobáo; kí tự thứ 3 là số thứ tự của phóng chiếu trong các tiểu nhóm
4 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong luận án bao gồm:
4.1 Phương pháp mô tả
Phương pháp này dùng để mô tả các thành phần phóng chiếu trên cú vàtrong cú (ngang cú và dưới cú) Từ đó có thể chỉ ra được đặc điểm riêng củacác hiện tượng phóng chiếu được khảo sát
4.2 Phương pháp so sánh - đối chiếu:
Đây là phương pháp chủ đạo, được sử dụng để chỉ ra những điểmtương đồng và khác biệt của hiện tượng phóng chiếu trong tiếng Anh và tiếngViệt Luận án nghiên cứu áp dụng nguyên tắc đối chiếu hai chiều, có nghĩa là
cả ngôn ngữ Anh và ngôn ngữ Việt đều được coi là ngôn ngữ nguồn và ngônngữ đích để mô tả và đối chiếu hiện tượng phóng chiếu
4.3 Các thủ pháp nghiên cứu hỗ trợ khác
Trong quá trình khảo sát tư liệu, bên cạnh phương pháp chủ yếu vừanêu trên, đề tài nghiên cứu còn sử dụng một số thủ pháp nghiên cứu khác nhưthống kê, phân loại, mô hình hóa,…
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Trang 20Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thốngchuyên sâu về phóng chiếu trong tiếng Anh và tiếng Việt, cả ở cấp độ trên cú
và trong cú dựa trên khung lí thuyết chức năng hệ thống
Luận án đi sâu nghiên cứu đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của phóng chiếunhằm làm rõ các điểm tương đồng và khác biệt của phóng chiếu trong mốiquan hệ logic-ngữ nghĩa trong cú và trong tổ hợp cú trong tiếng Anh và tiếngViệt
6 Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa lí luận
Luận án nghiên cứu lí luận về phóng chiếu trong mối quan hệ logic-ngữnghĩa trong cú và trong tổ hợp cú dưới ánh sáng của lí thuyết ngữ pháp chứcnăng hệ thống, do đó luận án góp phần làm sáng tỏ các luận điểm lí thuyết, líluận và bổ sung tư liệu cho việc nghiên cứu về phóng chiếu theo quan điểmcủa ngữ pháp chức năng hệ thống
Luận án cũng đi sâu vào nghiên cứu các đặc trưng của phóng chiếu bậctrong cú cả và bậc trên cú trong tiếng Anh so sánh đối chiếu với tiếng Việt,các kết quả khảo sát về phóng chiếu này góp phần giúp cho các nhà nghiêncứu có thêm luận chứng để đi sâu nghiên cứu thêm về ngữ pháp và ngữ nghĩacủa chúng
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp những người làm công tácgiảng dạy ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt cũng như các những người làmcông tác dịch thuật hiểu rõ hơn về đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ pháp của phóngchiếu bậc trong cú và trên cú Từ đó có thể kiến tạo các văn bản cũng nhưchuyển dịch các văn bản giữa hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt có sửdụng phóng chiếu hiệu quả hơn Ngoài ra, đối với những người làm công tácgiảng dạy, việc hiểu rõ các đặc trưng của phóng chiếu trong từng ngôn ngữ sẽ
Trang 21giúp họ có những chiến lược phù hợp, hiệu quả trong việc giảng dạy vấn đềnày với người học Đặc biệt đối với chương trình đào tạo báo chí tại các cơ sởđào, đây là một trong những vấn đề thực tế rất hữu ích cần được quan tâm.
7 Bố cục luận án
Luận án được trình bày trong 3 chương, ngoài phần mở đầu, kết luận vàphụ lục:
Chương 1: Tổng quan những vấn đề nghiên cứu và cơ sở lí luận.
Chương này cho biết sơ lược vấn đề nghiên cứu Ngoài ra, cũng trong chươngnày, chúng tôi trình bày các bước tiến hành nghiên cứu vấn đề đang nêu đồngthời chúng tôi phân tích và hệ thống một số lí luận có liên quan như khái niệmlời nói gián tiếp và lời nói trực tiếp, phóng chiếu, thành phần phóng chiếu, cáccấp độ phóng chiếu, tóm tắt trình bày các quan niệm về phóng chiếu trongngôn ngữ học chức năng hệ thống và khái niệm tương đương trong ngữ pháptruyền thống Chúng tôi cũng chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữacác khái niệm này trong ngữ pháp chức năng và ngữ pháp truyền thống
Chương 2: Đối chiếu đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của phóng chiếu trên cú trong tiếng Anh và tiếng Việt Chương này trình bày kết quả
khảo sát và chỉ ra những đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa của các thànhphần phóng chiếu trên cú trong tiếng Anh và tiếng Việt Trên cơ sở kết quảkhảo sát, luận án đối chiếu, thảo luận các điểm tương đồng và khác biệt củaphóng chiếu giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt
Chương 3: Đối chiếu đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của phóng chiếu trong cú trong tiếng Anh và tiếng Việt Chương này trình bày kết
quả khảo sát và chỉ ra những đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa của cácthành phần phóng chiếu trong cú (ngang cú và dưới cú) trong tiếng Anh vàtiếng Việt Trên cơ sở kết quả khảo sát, luận án đối chiếu, thảo luận các điểmtương đồng và khác biệt của phóng chiếu giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt
Trang 22CHƯƠNG 1TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
Dẫn nhập
Trong chương này chúng tôi trình bày các cơ sở lí thuyết của luận án vàtổng quan các nghiên cứu về phóng chiếu trong tiếng Anh và tiếng Việt dướiánh sáng của lí thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống Đó là những quan niệm
về lí thuyết có liên quan đến phóng chiếu trong ngữ pháp truyền thống vàtrong ngữ pháp chức năng hệ thống Khái niệm phóng chiếu trên cú và trong
cú cũng được thảo luận chi tiết để tìm ra khung lí thuyết phục vụ cho mục tiêucủa luận án Chương một cũng tập trung giới thiệu tổng quan các nghiên cứu
về phóng chiếu trong tiếng Anh và tiếng Việt của các tác giả theo đườnghướng ngữ pháp chức năng hệ thống nhằm mục đích làm tiền đề và cơ sở líthuyết cho việc phân tích dữ liệu cho những chương tiếp theo của luận án.Trên cơ sở lí thuyết này, luận án có nhiệm vụ tìm ra điểm tương đồng và dịbiệt của hiện tượng phóng chiếu trong tiếng Anh và tiếng Việt
1.1.1 Tình hình nghiên cứu về một số khái niệm tương đương với phóng chiếu trước Ngữ pháp chức năng hệ thống
Phóng chiếu trong ngữ pháp chức năng là một hiện tượng phức ở cả cấp
độ từ/cụm từ và cấp độ cú (cú phức) Cú là đơn vị trung tâm của ngữ phápchức năng và ở nhiều khía cạnh tương ứng với đơn vị câu của ngữ pháptruyền thống Halliday [13, tr.44] cho rằng “cú ở bất kì chỗ nào cũng đều làmột đơn vị giống nhau, cho dù nó đóng chức năng một mình (như một câuđơn), hay là một phần của cú phức (câu phức/câu ghép)” Diệp Quang Ban[5,tr.15] cũng nhận xét rằng nhìn chung, “cú” tương đương với cái được gọi
là câu đơn của ngữ pháp truyền thống và tác giả tổng kết rằng một số nhà
Trang 23nghiên cứu phân biệt “câu” theo hướng cho rằng “câu” gắn với chữ viết nhưmột đơn vị chính tả có dấu chấm ở hai đầu, còn “cú” không bị ràng buộc vàochữ viết Chính vì vậy để thảo luận khái niệm phóng chiếu trong ngôn ngữhọc chức năng, chúng tôi thấy cần thiết phải nghiên cứu những đơn vị tươngứng trong ngôn ngữ học truyền thống Chúng tôi sẽ bắt đầu nghiên cứu nàyvới sự thảo luận sơ lược về đơn vị câu trong ngữ pháp truyền thống.
1.1.1.1 Câu trong ngữ pháp truyền thống
Câu là một đơn vị ngôn ngữ phức tạp với hàng trăm định nghĩa được cácnhà ngôn ngữ đưa ra (xin xem Fries [70]) Cuối thế kỉ XIX, một nhà ngôn ngữhọc đã cho biết rằng tới lúc đó đã có 150 định nghĩa khác nhau về câu(Nguyễn Kim Thản [37]) Rất nhiều định nghĩa về câu có ảnh hưởng từ địnhnghĩa của nhà ngôn ngữ học nổi tiếng người Nga Vinagradov:
Câu là một đơn vị hoàn chỉnh của lời nói được hình thành về mặt ngữ pháp theo các qui luật của một ngôn ngữ nhất định, làm công cụ quan trọng nhất để cấu tạo, biểu hiện và truyền đạt tư tưởng Trong câu không phải chỉ có sự truyền đạt về hiện thực
mà còn có cả mối quan hệ của người nói và hiện thực (Vinagradov 1954, dẫn theo Nguyễn Kim Thản [37, tr.140])
Khi nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, nhiều nhà ngôn ngữ học cũng đã kếthừa tư tưởng trên (Hoàng Trọng Phiến [30]; Diệp Quang Ban [4]) Nóichung, trong các định nghĩa được đề cập đến, chúng ta đều tìm thấy ba yếu tốđặc trưng của câu: (1) về nội dung: câu có tư tưởng, ngữ nghĩa trọn vẹn và cóthể kèm theo thái độ của người nói với đối với hiện thực được nói tới trongcâu, (2) về hình thức: câu có cấu trúc ngữ pháp và có ngữ điệu kết thúc và (3)
về chức năng: câu có chức năng hình thành, biểu hiện và truyền đạt tư tưởng,tình cảm
Câu có nhiều định nghĩa khác nhau nên việc phân loại câu cũng đượcdựa trên các tiêu chí khác nhau và về nhiều phương diện khác nhau Hai tiêuchí phổ biến nhất là phân loại câu theo mục đích phát ngôn và phân loại câu
Trang 24theo cấu trúc ngữ pháp Với tiêu chí dựa trên mục đích phát ngôn, ngôn ngữ
có bốn loại câu là: câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán(Nguyễn Kim Thản [37]; Nguyễn Văn Hiệp [23]); còn dựa trên tiêu chí vềcấu trúc ngữ pháp, chúng ta có câu đơn, câu phức và câu ghép; câu ghép đượcchia ra hai loại: câu ghép chính phụ và câu ghép đẳng lập Tuy nhiên, việcphân định giữa câu đơn, câu phức và câu ghép còn nhiều tranh cãi do cónhững tiêu chuẩn khác nhau
Ngữ pháp truyền thống thường dựa vào số lượng cụm chủ - vị để xácđịnh câu đơn và câu không thuộc loại đơn Bùi Minh Toán và Nguyễn ThịLương [34] cho rằng câu đơn được cấu tạo bằng một kết cấu chủ vị (cụm chủvị), câu ghép là câu có từ hai kết cấu chủ - vị nòng cốt trở lên nhưng không cókết cấu chủ vị nào bị bao bởi một kết cấu chủ - vị khác; còn câu phức thànhphần là kiểu câu gồm hai kết cấu chủ - vị trở lên, trong đó chỉ có một kết cấuchủ - vị nòng cốt Hãy xét hai ví dụ sau:
(1) Cách mạng tháng Tám thành công đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.
(2) Lý Kiến khai tên ấy thuộc hạng dân lưu tán không về làng.
(1) và (2) vừa được phân tích như kiểu câu phức thành phần (có chủ ngữhoặc bổ ngữ là một cụm chủ vị) (Bùi Minh Toán & Nguyễn Thị Lương [34]) vừađược phân tích như câu đơn hai thành phần (Diệp Quang Ban [4]; Nguyễn VănHiệp [23]) Thậm chí Nguyễn Văn Hiệp [23, tr 354] còn khẳng định những câuđược coi là câu phức mở rộng chủ ngữ hoặc bổ ngữ thực chất chỉ là “biến thể củacâu đơn song phần đơn giản” Các ví dụ trên của chúng tôi đã minh họa phần nào
sự phức tạp trong việc phân loại câu trong tiếng Việt trong ngữ pháp truyền thống
Khi phân loại câu trong tiếng Anh theo tiêu chí cấu tạo ngữ pháp, Quirk
và các cộng sự [94] phân chia làm ba loại: câu đơn (simple sentence), câughép (compound sentence) và câu phức (complex sentence) Theo Quirk và
Trang 25các cộng sự [93], câu đơn bao gồm một mệnh đề độc lập; câu ghép bao gồmhai hoặc nhiều hơn hai mệnh đề độc lập; còn câu phức bao gồm duy nhất mộtmệnh đề độc lập và một hoặc lớn hơn một mệnh đề phụ thuộc Ngoài ba loạicâu cơ bản này, Oshima & Hogue [91] bổ sung thêm một loại câu được gọi làcâu phức-ghép kết hợp (compound-complex sentence), loại câu này bao gồm
ít nhất ba mệnh đề, trong đó có hai hoặc nhiều hơn hai mệnh đề độc lập vàmột hoặc nhiều hơn một mệnh đề phụ thuộc
Như vậy, khái niệm về câu đơn, câu phức và câu ghép trong tiếng Anh
và tiếng Việt không hoàn toàn trùng nhau nên việc phân tích thành phần câucũng có những điểm khác nhau
1.1.1.2 Một số khái niệm tương đương trong ngữ pháp truyền thống
về phóng chiếu
Trong Ngữ Pháp Tiếng Việt, Diệp Quang Ban [5] khi bàn đến câu ghép
đã đề cập đến khái niệm được ông gọi là xạ ảnh Theo ông, xạ ảnh là việcchuyển một sự việc nào đó vào một lời nói hay ý nghĩ khác và được hiểu là
“bắn” hay “phóng” hình ảnh của sự việc đó vào một lời hay ý nghĩ Hiệntượng này trước đây trong ngữ pháp truyền thống được gọi là dẫn lời, về sauthêm phần dẫn ý
Lời nói gián tiếp và lời nói trực tiếp trong tiếng Anh là vấn đề được rấtnhiều nhà nghiên cứu ngữ pháp truyền thống quan tâm Một số nghiên cứudưới đây được cho là tiêu biểu
Trong một chuyên khảo ngôn ngữ về lời nói trực tiếp và lời nói gián tiếp có
nhan đề là Reported Speech: Some General Isues (Lời nói được tường thuật
lại: một số vấn đề đại cương), Coulmas [51] đã nghiên cứu các vấn đề chung vềlời tường thuật lại trong các ngôn ngữ Tác giả thảo luận về các đặc điểm giống
và khác nhau trong lời nói trực tiếp và lời nói gián tiếp thông qua hệ thống từvựng và ngữ pháp Theo dòng lịch sử, tác giả còn thảo luận thêm
Trang 26về loại hình thứ ba với các đặc điểm của cả lời nói trực tiếp và lời nói gián
tiếp và thống kê những khái niệm không đồng nhất về loại hình thứ ba này
trong Bảng 1.1 dưới đây:
Bảng 1.1 Lời nói trực tiếp và lời nói gián tiếp: một số quan niệm
(Nguồn: Florian Coulmas [51])
1894 Tobler Lời nói trực tiếp Lời nói gián tiếp
Kết hợp cả hai: lời nói trực tiếp và lời nói gián
tiếp
1899 Kalepky Lời nói trực tiếp Lời nói gián tiếp Lời nói ẩn
(Veiled speech)
1912 Bally Lời nói trực tiếp Lời nói gián tiếp
Lời nói gián tiếp tự do
1919 Lerch Lời nói trực tiếp Lời nói gián tiếp
Lời nói gần giống lời nói trực tiếp (Quasi-direct speech)
1921 Lorck Lời nhắc lại Lời nói được trải lời tường thuật
(Repeated speech) nghiệm lại (Reported
(Experienced speech) speech)
1924 Jespersen Lời nói trực tiếp Lời nói gián tiếp
Lời nói phụ thuộc Lời trình bày lại (Dependent speech) (Represented
speech)
1929 Voloshinov Phát ngôn thay thế Phát ngôn gần giống Phát ngôn gián
(Subsituted discourse) phát ngôn trực tiếp tiếp (Indirect
(Quasi-direct discourse) discourse )
Theo Coulmas [51], ngay từ rất sớm, Tobler (1894) đã đề cập đến loại
thứ ba như là một sự kết hợp pha trộn đặc biệt của phát ngôn trực tiếp và phát
ngôn gián tiếp Theo quan điểm của Tobler, đây là một biến thể của lời nói
Trang 27trực tiếp Tiếp sau đó, Kalepky (1899) đối xử với loại thứ ba này như một loạihoàn toàn độc lập chứ không phải loại kết hợp pha trộn và tác giả sử dụngthuật ngữ “lời nói ẩn” (veiled speech) cho đối tượng này Bally (1912) giớithiệu loại hình thứ ba là hình thức lời nói gián tiếp tự do (free indirect speech)
và coi đó là một loại của lời nói gián tiếp Tuy nhiên, ngay từ năm 1921,Lorck (1921) đã tranh luận rằng khái niệm “indirect” (lời nói gián tiếp) là sựdùng sai thuật ngữ của khái niệm này trong lời tường thuật lại (reportedspeech) Tác giả đã đưa ra khái niệm lời dẫn được trải nghiệm (experiencedspeech) nhưng khái niệm này bị Jespersen phê phán vì cho rằng người viếtkhông có kinh nghiệm hay không sống với những suy nghĩ hay lời nói đó màchỉ là nhắc lại chúng mà thôi Do vậy Jespersen đã phát triển loại lời tườngthuật này với thuật ngữ “represented speech” (lời nó được tái hiện lại) Cùngquan điểm với Bally, Jespersen (1924) đồng nhất lời nói được tái hiện lại(represented speech) là một loại của lời nói gián tiếp Lerch (1919) lại chú ýđến lời nói trực tiếp và đưa ra loại thứ ba là lời nói gần giống lời nói trực tiếp(Quasi-direct speech) và sau này Voloshinov (1929) cũng sử dụng khái niệmnày và gọi đây là loại trung lập nhất trong các thuật ngữ đã được sử dụng vàđòi hỏi ít lí thuyết nhất Voloshinov không chỉ tập trung vào mô tả ngữ pháptrừu tượng mà còn xem xét lời nói gián tiếp từ quan điểm lịch sử để thấy được
sự phản ánh của ngôn ngữ về phát triển xã hội
Fillmore [65], [66]cho rằng cả lời nói trực tiếp và gián tiếp đều là bổ ngữcủa động từ nói năng Ông xem tất cả các tham tố có thể xuất hiện trực tiếpsau động từ nói năng là thông điệp (message) và phân chia thành bốn loại:thông điệp-nội dung (message-content), thông điệp-hình thức (message-form), thông điệp phạm-trù và thông điệp loại (message-type) Trong đó, ôngxếp lời nói trực tiếp thuộc thông điệp nội dung và lời nói gián tiếp thuộcthông điệp hình thức
Trang 28Trong A Comprehensive Grammar of English (Ngữ pháp toàn diện
của tiếng Anh), Quirk và các cộng sự [94] đã thảo luận các nội dung tương tựnhư phóng chiếu mà họ gọi là “lời nói trực tiếp” (direct speech) và “lời nóigián tiếp” (indirect speech) Theo Quirk và các cộng sự [94], hai hiện tượnglời nói trực tiếp và lời nói gián tiếp nằm trong khu vực ngữ pháp của câu phức(the complex sentence) Tuy nhiên, đi theo cách phân tích thành phần câu củangữ pháp truyền thống, Quirk và các cộng sự [94] coi lời nói trực tiếp hoặclời nói gián tiếp là một thành phần có chức năng bổ ngữ hay tân ngữ trongcâu Ngoài ra, dạng trung gian giữa lời nói trực tiếp và lời nói gián tiếp màcác tác giả gọi là lời nói gián tiếp tự do và lời nói trực tiếp tự do cũng được đềcập đến Các tác giả cũng có đóng góp quan trọng là bổ sung thêm khái niệmlời nói gián tiếp và lời nói trực tiếp trong ngữ pháp truyền thống Các tác giả
đã chú giải “speech” (lời nói) phải bao hàm cả những hoạt động tinh thần
không được diễn tả bằng lời khi các động từ thông báo có thể là think (suy nghĩ), believe (tin tưởng), feel (cảm thấy), v.v… Trong khi bàn về câu phức
(Chương 14), Quirk và các cộng sự [94] dành một lượng đáng kể (13 trang)
để thảo luận về hình thức thông báo lại ngôn ngữ của người khác Các đặcđiểm nhận dạng và phân biệt lời nói trực tiếp và lời nói gián tiếp được mô tảchi tiết Về nội dung, lời nói trực tiếp chuyển tải chính xác ngôn từ của phátngôn gốc; còn lời nói gián tiếp chuyển tải phát ngôn gốc qua ngôn từ củangười thông báo lại tiếp sau đó Lời nói gián tiếp thường được thể hiện thôngqua việc diễn giải lại hoặc tóm tắt lại nên người nghe hoặc người đọc khôngthể khôi phục lại hoàn toàn phát ngôn gốc Về hình thức, các tác giả cũng đãcho thấy sự phong phú về vị trí của mệnh đề thông báo và mệnh đề đượcthông báo trong lời nói trực tiếp so với lời nói gián tiếp Đặc biệt là hiệntượng đảo ngữ giữa động từ thông báo và chủ ngữ không phải là đại từ màtrong ngữ pháp tiếng Việt không tồn tại hiện tượng này Để chuyển từ lời nói
Trang 29trực tiếp sang lời nói gián tiếp có hàng loạt sự thay đổi: lùi thì (backshift),chuyển đổi đại từ nhân xưng (pronoun shift) và tính từ sở hữu, chuyển đổi cáctham chiếu thời gian, địa điểm, các từ chỉ định Hình thức chuyển đổi từ trựctiếp sang gián tiếp đối với các loại câu theo mục đích phát ngôn: câu tườngthuật, câu hỏi, câu cảm thán, câu mệnh lệnh cũng như thức giả định và cácđộng từ tình thái được xem xét thấu đáo Bên cạnh đó, Quirk và các cộng sự[94] đã đưa ra hai hình thức trung gian là lời nói gián tiếp tự do và lời nói trựctiếp tự do Loại thứ nhất được sử dụng rộng rãi để thông báo lại lời nói hoặc ýtưởng Bởi vì nếu chỉ có sự lùi thì và thay đổi các tham chiếu ngôi, thời gian, địađiểm và từ chỉ định thì thực chất đó chỉ là tường thuật lại các từ hơn là lời nói giántiếp Loại thứ hai thường được thể hiện trong việc viết các dòng suy nghĩ của ai đótrong tưởng tượng.
Các công trình nghiên cứu về “lời nói trực tiếp” và “lời nói gián tiếp”chủ yếu là trong tiếng Anh, còn trong tiếng Việt thì dường như đây khôngphải vấn đề trọng tâm của nghiên cứu Nguyễn Vân Phổ [31], trong công trìnhnghiên cứu về ngữ pháp, ngữ nghĩa vị từ nói năng tiếng Việt đã bàn về “lờidẫn trực tiếp” và “lời dẫn gián tiếp” vận dụng cả lí thuyết ngữ pháp cách củaFillmore và ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday Tác giả đã tập trungvào các vấn đề như hình thức của lời dẫn, quan hệ ngữ pháp và ngữ nghĩa củalời dẫn với động từ nói năng hoặc các tham tố khác, cương vị ngữ pháp củalời dẫn, v.v Theo tác giả, lời dẫn là “các thực thể âm thanh (hay chữ viết) màngười phát ngôn tiếp nhận có thể được phản ánh dưới hình thức ít nhiềunguyên vẹn của nó” Tác giả chia lời dẫn trực tiếp thành hai loại: (1) lời dẫnđóng vai trò bổ ngữ (của động từ) hoặc định ngữ (của danh từ) và (2) lời dẫn
là một cú độc lập (cấu trúc đề - thuyết hay cấu trúc chủ - vị) Còn đối với lờidẫn gián tiếp, hai cú có quan hệ phụ kết Tác giả cũng hướng tới việc phânbiệt lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trên phương diện ngữ pháp và ngữ
Trang 30nghĩa Lời dẫn trực tiếp được thể hiện chính xác, đầy đủ trong khi lời dẫn giántiếp hướng đến nội dung và ý nghĩa của nói và được biên soạn lại Ngoài ra,tác giả cũng chỉ ra rằng hai dấu hiệu hay yếu tố “rằng”, “là” trong tiếng Việtđánh dấu lời dẫn gián tiếp và có sự thay đổi quy chiếu ở lời dẫn gián tiếptrong tiếng Việt Trên bình diện ngữ dụng học, tác giả đã bàn đến vai trò củaquan hệ giữa người phát ngôn và người thụ ngôn cũng như ngữ cảnh trực tiếp.Tuy nhiên, tác giả chưa đưa ra được các đặc điểm chức năng của lời dẫn giántiếp và lời dẫn trực tiếp.
Khác với quan niệm của Quirk và các cộng sự [94] trong mối quan hệvới tiếng Anh, Diệp Quang Ban [4] và Nguyễn Văn Hiệp [23], trong mốiquan hệ với tiếng Việt, đã xếp các câu được gọi là câu phức thành phần trong
đó có lời dẫn gián tiếp và lời dẫn trực tiếp vào nhóm câu đơn hai thành phần(câu đơn song phần) thể hiện trong ví dụ (3) và (4) dưới đây
(3) Anh ấy hẹn anh ấy đến trong ngày mai.
(4) Nó nói nó không muốn đi học nữa.
Cùng quan điểm với Fillmore, Diệp Quang Ban [4] và Nguyễn Văn Hiệp
[23] đều coi phần “anh ấy đến trong ngày mai” và “nó không muốn học nữa” là bổ ngữ biểu thị nội dung thông báo cho vị từ nói năng “hẹn” và ‘nói’.
Diệp Quang Ban [4, tr 121, 134] thận trọng cho rằng kiểu câu như thế “có ítnhiều tư cách là kiểu câu cơ bản” và tạm xếp chúng vào bộ câu đơn; cònNguyễn Văn Hiệp [23, tr 354] thì dứt khoát cho rằng các câu kiểu (3) và (4)
là “câu đơn song phần đơn giản có thành phần được mở rộng bằng kết cấu
C-V mà thôi.”
Tuy nhiên, sau này dựa trên sự kết hợp giữa ngữ pháp truyền thống vàngữ pháp chức năng, khi bàn về câu ghép Diệp Quang Bang [6] đã đưa câuchứa lời dẫn trực tiếp và gián tiếp vào loại hình câu ghép bên cạnh loại câughép chính phụ và câu ghép đẳng lập Theo Diệp Quang Ban [6], lời dẫn trực
Trang 31tiếp là lời hay ý của người khác được thuật lại mà vẫn giữ nguyên ngôi nhânxưng và các từ ngữ quy chiếu về thời gian, không gian Trong ngôn ngữ viết,lời dẫn trực tiếp thường được nhận diện thông qua dấu ngoặc kép và dấu hai
chấm; còn trong ngôn ngữ nói, thay cho dấu hai chấm tiếng rằng thường xuất
hiện trước lời nói trực tiếp hoặc lời nói gián tiếp Lời nói gián tiếp là lời hay ýcủa người khác được tường thuật lại với sự chuyển ngôi nhân xưng thứ nhấtthành ngôi nhân xưng thứ ba và có sự chuyển đổi từ ngữ quy chiếu về thời
gian không gian khi cần thiết Tiếng rằng thường được đặt trước lời dẫn gián
tiếp mà không cần các dấu như đối với lời dẫn trực tiếp Tuy nhiên, ông cũngkhông bàn nhiều về loại hình câu ghép này; có lẽ vì trong tiếng Việt khôngtồn tại việc phù hợp thì của động từ nên hình thức biểu đạt các sự tình tronglời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp hầu như không khác nhau
Có thể thấy, ngữ pháp truyền thống gọi mối quan hệ phóng chiếu trên cú
là lời nói trực tiếp và lời nói gián tiếp; có thể họ kết hợp hay đồng nhất cảphóng chiếu hữu ngôn và phóng chiếu tinh thần vào cùng một phạm trù Một
số ngữ pháp kết hợp cả hai hướng nghiên cứu hiện tượng này từ quan điểmtruyền thống và quan điểm chức năng (Diệp Quang Ban [5], [6]) Về cấu trúc,các nhà ngữ pháp truyền thống, kể cả các nhà ngữ pháp theo hướng chức năngxem thành phần được phóng chiếu trên cú (câu đơn) là tân ngữ hoặc bổ ngữ(Diệp Quang Ban [4]; Nguyễn Văn Hiệp [23])
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về “lời nói trực tiếp” và “lời nóigián tiếp” mới chỉ đề cập nhiều đến mặt hình thức của lời nói, chưa quan tâmthỏa đáng đến vấn đề từ bình diện chức năng Để phục vụ mục đích học tập,ngữ pháp truyền thống, đặc biệt là ngữ pháp nhà trường đã tập trung nhiềuvào các thủ thuật để chuyển đổi từ lời nói trực tiếp sang lời nói gián tiếp; mớichú ý nhiều đến các khía cạnh hình thức (cấu trúc) mà chưa chú ý thoả đángđến các khía cạnh ý nghĩa (chức năng) của hiện tượng lí thú này trong giao
Trang 32tiếp: phóng chiếu (lời nói trực tiếp và lời nói gián tiếp) là gì? phóng chiếuđược kết cấu như thế nào? và hoạt động của nó ra sao ở các cấp độ từ, cú (câuđơn của ngữ pháp truyền thống) và trên cú (câu phức, câu ghép của ngữ pháptruyền thống)? Những câu hỏi này hướng chúng tôi tiếp cận với quan niệmcủa Halliday và các nhà ngữ pháp theo đường hướng chức năng hệ thống –một mô hình ngữ pháp mà chúng tôi dự định chọn làm khung lí thuyết để tiếnhành đề tài nghiên cứu của mình.
1.1.2 Tình hình nghiên cứu về phóng chiếu dưới ánh sáng của lí
thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống
1.1.2.1 Tình hình nghiên cứu về phóng chiếu trên thế giới
Từ những năm 1980 lí thuyết chức năng hệ thống nói chung và hiệntượng phóng chiếu nói riêng được nghiên cứu ứng dụng đa dạng ở nhiều ngônngữ khác nhau như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng trung Quốc, tiếng
Hy Lạp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức (chi tiết xin xem Hatzitheodorou &Marina [80]; Chen [53]; He & Junhui Wu [81]; Jing Fang [62]; Wang Pin[92]; Farahman Farrokhi [61]; Xinxin Zhang & Xueai Zhao [105]; MalteRosemeyer [95]; Vicente López Folgado [67]; Alexandra Holsting [82],Wickens [106]) Trong luận án gồm 9 chương nghiên cứu về chức năng của
đề ngữ được thể hiện trong các văn bản hành chính (biên bản ghi nhớ, thư tín
và các báo cáo), Forey [69] đã dành riêng chương 6 để bàn về quan hệ giữasiêu chức năng liên nhân và đề ngữ mở rộng (extended theme) thông qua các
cú phóng chiếu Công trình nghiên cứu này bàn lại khái niệm phóng chiếu củaHalliday Theo tác giả, phóng chiếu nên được xem là chức năng liên nhân vì
nó vốn đã phản ánh quan điểm của người viết và người viết có thể chủ độnglựa chọn các cú phóng chiếu để thể hiện quan điểm theo cách chủ quan hoặckhách quan hơn
Trang 33Trong lĩnh vực dịch thuật, Sanggam Siahaan & Tengkun Silvana Sinar[96] nghiên cứu về dịch quá trình phóng chiếu từ tiếng Batak Toba
(Indonesia) sang tiếng Anh (The Translation Process of Projection from Batak Toba Language into English) đăng trong tạp chí Khoa học Xã hội và
Nhân văn IOSR Các tác giả đã áp dụng chiến lược dịch tự khám phá1
(heuristic) trong nghiên cứu sự tương đương về chức năng được sử dụng nhưmột tham biến để xác định chất lượng dịch hiện tượng phóng chiếu tồn tạitrong các bài phát biểu đám cưới truyền thống (ngôn ngữ nguồn) của ngườidân Batak Toba (Indonesia) sang tiếng Anh (ngôn ngữ đích) Các tác giả đãchỉ ra các mẫu phóng chiếu bằng tiếng Batak Toba trong các bài phát biểuđám cưới có thể được dịch sang tiếng Anh với các mẫu phóng chiếu tươngđương về chức năng Các mẫu phóng chiếu đó là:
1 Phóng chiếu phát ngôn đồng đẳng với mẫu 1 “2 và phóng chiếu phát ngôn phụ thuộc với mẫu α “β
2 Phóng chiếu ý tưởng đồng đẳng với mẫu 1 “2
3 Phóng chiếu ý tưởng phụ thuộc: phán đoán (proposition) với mẫu α “β
4 Phóng chiếu ý tưởng đồng đẳng: khiến nghị (proposal) với mẫu 1 “2.Thông qua nghiên cứu dịch các hiện tượng phóng chiếu này, các tác giả
đã mở ra hướng chuyển dịch từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích thôngqua phân tích ngữ pháp chức năng đồng thời gợi ý đánh giá chất lượng dịchthuật thông qua các tiêu chí tương đương về chức năng
Trong lĩnh vực báo chí, phóng chiếu là hiện tượng rất phổ biến nên thuhút được nhiều sự quan tâm của nhiều học giả Ayako Ochi [90] đã tiến hànhmột nghiên cứu về phóng chiếu tư tưởng và phóng chiếu liên nhân trongthông báo tin tức: những mẫu thức đánh giá trong tiếng Anh và tiếng Nhật
1 Đây là chiến lược dịch linh hoạt mà văn bản của ngôn ngữ nguồn có thể được chuyển dịch sang ngôn ngữ đích theo nhiều cách khác nhau tùy theo kinh nghiệm và mục tiêu của từng người dịch, Sanggam & Tengkun [96]
Trang 34(Ideational projection and interpersonal projection in news reporting: patterns of evaluation in English and Japanese) Tác giả đã cho thấy phóng
chiếu liên nhân xuất hiện thường xuyên trong thông báo tin tức tiếng Nhật màkhông có trong tiếng Anh ở lĩnh vực này Trong tiếng Nhật, lĩnh vực thông báotin tức có đặc điểm là các minh chứng (evidentiality) về cái được nghe thấy(hearsay) và cái suy luận (inference) Hai minh chứng này được phân biệt nhờchủ thể phóng chiếu (projector) Loại thứ nhất chủ thể phóng chiếu là nguồnthông tin (they say) trong khi loại thứ 2, chủ thể phóng chiếu là người phát ngôn(I hear/think) Tiềm năng đánh giá trong lĩnh vực thông báo tin tức tiếng Nhậtđược mở rộng thông qua phóng chiếu liên nhân Điều đó cho phép phóngviên/người thông báo ban hành/tuyên bố đánh giá của mình đối với phán đoánđược thông báo mà không chịu trách nhiệm về đạo đức
Cũng trong lĩnh vực báo chí, José Manuel Durán [57] lại quan tâm đếnmối tương quan giữa hệ thống thứ bậc (đồng đẳng và phụ thuộc) và hệ thốngphóng chiếu (lời và ý tưởng) trong tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha Nghiêncứu của José Manuel Durán [57] tập trung phân tích mối tương quan này qua
24 bài báo đã được xuất bản tại Buenos Aires (Argentina) trong thời giantrước và sau bầu cử quốc gia năm 2007 Qua phân tích định lượng các vănbản, tác giả đã chỉ ra những kết luận sau:
1 Hệ thống phóng chiếu và hệ thống thứ bậc hoàn toàn độc lập với nhau
2 Các hệ thống này trong tiếng Anh hoạt động độc lập hơn trong tiếng Tây Ban Nha
3 Mỗi hệ thống này bị thay đổi bằng cách chúng thể hiện sự lựa chọn đánh đánh dấu hoặc không đánh dấu
4 Các tin tức chính trị được miêu tả sinh động trên các bài báo thiên vềphát ngôn mà không thiên về ý tưởng
Trang 355 Các tin tức chính trị được miêu tả sinh động trên các bài báo thiên vềquan hệ thứ bậc mà không thiên về quan hệ đồng đẳng.
6 Cú phóng chiếu đứng trước cú được phóng chiếu nếu chúng ở trong mối quan hệ thứ bậc
7 Cú được phóng chiếu đứng trước cú phóng chiếu nếu chúng ở trong mối quan hệ đồng đẳng
8 Các tin tức chính trị được miêu tả sinh động trên các bài báo thiên về
cú phóng chiếu đứng trước cú được phóng chiếu
Nhìn chung các nghiên cứu trên thế giới về ngữ pháp chức năng hệthống trong đó có phóng chiếu trong các thứ tiếng khác nhau rất đa dạng vàphong phú Điều đó giúp ích cho chúng tôi có cái nhìn tổng quát hơn trongquá trình nghiên cứu so sánh phóng chiếu trong tiếng Anh và tiếng Việt
1.1.2.2 Tình hình nghiên cứu về hiện tượng phóng chiếu ở Việt Nam
Tuy lí thuyết về ngữ pháp chức năng hệ thống được nghiên cứu trên thếgiới từ những năm 1960 nhưng lí thuyết này mới được ứng dụng trong tiếngViệt với một số lượng không nhiều các công trình nghiên cứu như công trìnhcủa Cao Xuân Hạo [17], [18], Phan Thiều [41], Hồ Lê [29], Hoàng Văn Vân[47], [48], Thái Minh Đức [59], Đỗ Tuấn Minh [88], Võ Việt Cường [52],Nguyễn Thị Lan Anh [1] và Nguyễn Thị Minh Tâm [99], [100] Vậy nên cáccông trình nghiên cứu về phóng chiếu ở Việt Nam lại càng khiêm tốn
Hoàng Văn Vân trong công trình nghiên cứu Ngữ pháp kinh nghiệm
của cú tiếng Việt: Mô tả theo quan điểm chức năng hệ thống [47], [48] và công trình được bổ sung và cập nhật tái bản bằng tiếng Anh An Experiential Grammar of the Vietnamese Clause [103] đã thảo luận các quá trình phóng
chiếu trong tiếng Việt, coi hiện tượng phóng chiếu như một đặc điểm quan trọngkhu biệt các quá trình tinh thần và quá trình phát ngôn với các quá trình khác.Theo Hoàng Văn Vân [46], [48], phóng chiếu tinh thần là phóng chiếu ý
Trang 36tưởng, còn phóng chiếu phát ngôn là phóng chiếu lời nói mà ông gọi là “hữungôn” Tuy nhiên, do công trình nghiên cứu của Hoàng Văn Vân liên quanđến mô tả hệ thống chuyển tác trong tiếng Việt (trong cú đơn), nên phóngchiếu chỉ được ông thảo luận như là một đặc điểm nổi bật của hai kiểu cú phátngôn và tinh thần để phục vụ cho việc mô tả cú đơn, nên những chi tiết vềphóng chiếu – một hiện tượng ngữ pháp lí thú nhìn tự góc độ cú phức chưađược thể hiện nhiều trong công trình nghiên cứu của ông.
Xét ở cấp độ luận văn thạc sĩ trong nước, đã có một vài nghiên cứubước đầu quan tâm đến lĩnh vực này Nguyễn Thị Minh Tâm [99] nghiên cứuquan hệ phóng chiếu trong tổ hợp cú tiếng Anh so sánh với tiếng Việt Tácgiả đã đưa ra được những đặc điểm giống và khác nhau cơ bản nhưng chủ yếu
là về hình thức thể hiện: động từ thông báo, vị trí của cú phóng chiếu và cúđược phóng chiếu, và vị trí của hành thể Nguyễn Thị Xuân Mỹ [89], nghiêncứu về quá trình phóng chiếu trong tiếng Anh và tiếng việt bao gồm quá trìnhtinh thần và quá trình phát ngôn, nhưng tác giả chỉ tìm ra những điểm tươngđồng mà hầu như không tìm ra được sự khác nhau trong quá trình phóngchiếu giữa 2 ngôn ngữ Trần Hồng Vân [104], đã tiến hành nghiên cứu thửnghiệm ứng dụng lí thuyết ngữ pháp chức năng để nhận diện cú phóng chiếuqua phân tích bài phát biểu của tổng thống Barack Obama tại cuộc vận độngtranh cử ở Las Vegas
Nguyễn Thị Minh Tâm [100], trong luận án tiến sĩ có nhan đề relationship in English and Vietnamese Clause Complexes (So sánh mối quan hệ logic-ngữ nghĩa trong tổ hợp cú của tiếng Anh và tiếng Việt) đã phát
Logico-triển và đi sâu phân tích hai loại cú phức mà tác giả gọi là “tổ hợp cú bànhtrướng” và “tổ hợp cú phóng chiếu” Dựa vào Halliday [74], [13]; Halliday &Matthiessen [75], [76] tác giả đã thiết lập một số tiêu chí cụ thể để phân biệt mốiquan hệ logic-ngữ nghĩa giữa phóng chiếu và bành trướng Từ những tiêu
Trang 37chí này, mối quan hệ logic-ngữ nghĩa trong tổ hợp cú được tác giả mô tả mộtcách chi tiết và toàn diện Tác giả đã nghiên cứu sự tương đồng và điểm khácbiệt trong sự thể hiện và trong các hoạt động của cú phóng chiếu và cú bànhtrướng trong tiếng Anh và tiếng Việt Một trong những phát hiện quan trọngcủa tác giả về sự thể hiện quá trình phóng chiếu có trong tiếng Việt mà không
có trong tiếng Anh, đó là trong tiếng Việt không chỉ có động từ đóng vai tròhạt nhân trong quá trình phóng chiếu mà tính từ biểu thị nói năng hay suynghĩ, thái độ tình cảm và đánh giá có thể được sử dụng để phóng chiếu, đặcbiệt là dùng trong trích dẫn chứ không dùng trong thông báo lại (chi tiết, xinxem Nguyễn Thị Minh Tâm [100, tr 111,130] Đây là công trình nghiên cứuđầu tiên đầy đủ về sự thể hiện và các hoạt động của tổ hợp cú trong đó có cúphóng chiếu dưới ánh sáng của lí thuyết ngữ pháp chức năng ở Việt Nam Tuynhiên, vì tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các mối quan hệ trên cú nên hiệntượng phóng chiếu trong cú chưa được tác giả quan tâm trong công trình này
Ngoài các công trình nghiên cứu đã đề cập ở trên, ở Việt Nam còn cócông trình nghiên cứu ít nhiều có liên quan đến phóng chiếu như: Động từ nóinăng của Nguyễn Văn Phổ [31] Một số công trình ngữ pháp chức năng hoặc
do không phải là trọng tâm nghiên cứu nên chỉ đề cập sơ qua đến phóng chiếu(Hoàng Văn Vân [47], [48], [103]) hoặc do phóng chiếu chỉ là một trong haitrọng tâm nghiên cứu nên chủ yếu chỉ so sánh hiện tượng phóng chiếu ở cấp
độ trên cú (câu phức, câu ghép) (Nguyễn Thị Minh Tâm [100]) Một sốnghiên cứu khác tập trung vào các ứng dụng ngôn ngữ: phóng chiếu trongdịch thuật, phóng chiếu trong báo chí, v.v
Trong các nghiên cứu được tổng quan, chúng tôi nhận thấy một số vấn
đề sau:
Trang 381 Có sự thiếu nhất quán trong việc xem phóng chiếu thuộc cả hai kiểucâu (câu đơn và câu phức), xem cú được phóng chiếu là một thành phần của câuđơn hay là một cú (câu) của câu phức.
2 Các nghiên cứu này hoặc chưa nghiên cứu sâu về phóng chiếu(Hoàng Văn Vân); hoặc chưa nghiên cứu đầy đủ các cấp độ trong đó hiện tượngphóng chiếu xuất hiện (Hoàng Văn Vân, Nguyễn Thị Minh Tâm, Diệp QuangBan)
3 Hầu hết các nghiên cứu mới chỉ quan tâm đến bình diện cấu trúc củaphóng chiếu, phục vụ cho mục đích dạy và học, nhiều công trình nghiên cứu tậptrung vào mô tả và hướng dẫn có tính kĩ thuật liên quan đến sự phối hợp thì trongphóng chiếu trên cú (Quirk và các cộng sự)
Trong ngữ pháp truyền thống không có khái niệm nào tương ứng vớikhái niệm “phóng chiếu” (projection) được Halliday giới thiệu trong ngữpháp chức năng hệ thống Tuy nhiên, như sẽ được giải thích và làm rõ ở dướiđây, nội dung chứa đựng trong hai khái niệm “lời nói gián tiếp” (indirectspeech) và “lời nói trực tiếp” (direct speech) trong ngữ pháp truyền thống cóthể được xem là tương ứng với khái niệm “phóng chiếu” trong ngữ pháp chứcnăng, mặc dù phóng chiếu trong ngữ pháp chức năng không phải chỉ là lời nóitrực tiếp và lời nói gián tiếp trong ngữ pháp truyền thống mà còn là cả những
ý nghĩ được trích nguyên hoặc thông báo lại Ngoài ra, khái niệm này còn baohàm cả phóng chiếu trong cú (phóng chiếu ngang cú và phóng chiếu dưới cú)– một bình diện mà ngữ pháp học truyền thống dường như hoặc chưa quantâm hoặc chưa đi sâu nghiên cứu Nói cách khác, ngữ pháp truyền thống tuy
có đóng góp rất lớn nhưng mới chỉ tập trung vào hình thức để giải thích hiệntượng này mà chưa quan tâm thỏa đáng xem chúng được sử dụng như thế nàotrong giao tiếp Nó tập trung vào phát triển ngữ pháp mà chưa phát triển ýnghĩa của văn bản Để giải quyết vấn đề đó, chúng tôi chọn lí thuyết ngữ pháp
Trang 39chức năng hệ thống của Halliday làm khung lí thuyết chính trong luận án này
vì ngữ pháp chức năng hệ thống là loại ngữ pháp được “đẩy về phía nghĩa”lấy ngữ pháp làm hình thức thể hiện để hiện thực hóa các ý nghĩa
1.2 Cơ sở lí luận
1.2.1 Lí thuyết nghiên cứu đối chiếu
Theo Lê Quang Thiêm [41, tr 42], “Nghiên cứu đối chiếu giúp ta xácđịnh cái giống nhau và khác nhau của các ngôn ngữ về mặt cấu trúc, hoạtđộng và sự phát triển của chúng”
Theo Bùi Mạnh Hùng [25] có hai cách tiếp cận cơ bản tùy theo mụcđích và nhiệm vụ cụ thể của một công trình nghiên cứu đối chiếu: (i) nghiêncứu đối chiếu một chiều và (ii) nghiên cứu đối chiếu hai chiều Với cách tiếpcận thứ nhất, một trong hai ngôn ngữ nghiên cứu được lấy làm cơ sở (ngônngữ nguồn/ ngôn ngữ xuất phát) là đối tượng cần được phân tích và làm rõ; vàngôn ngữ còn lại (ngôn ngữ đích) được coi là phương tiện, là điều kiện để làm
rõ các đặc điểm của ngôn ngữ cơ sở Việc chọn ngôn ngữ nào làm ngôn ngữnguồn và ngôn ngữ nào làm ngôn ngữ đích phụ thuộc vào mục đích và nhiệm
vụ của công trình nghiên cứu đối chiếu chứ không phụ thuộc vào đặc điểmcấu trúc của ngôn ngữ Với cách tiếp cận thứ hai, cả hai ngôn ngữ đều đượccoi là ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích và được so sánh trong mối quan hệqua lại, dựa trên một cơ sở đối chiếu gọi là TC (tertium comparationis: cái cơ
sở chung) Trong luận án này, chúng tôi sử dụng hướng tiếp cận thứ hai đó làđối chiếu hai chiều: cả hai ngôn ngữ Anh và Việt đều được chú ý như nhau.Chúng tôi tiến hành nghiên cứu các hình thức thể hiện TC của hiện tượngphóng chiếu trong hai ngôn ngữ dựa trên lí thuyết ngữ pháp chức năng hệthống của Halliday, sau đó phân tích những hình thức thể hiện của hiện tượngphóng chiếu có những điểm nào giống nhau và khác nhau trong tiếng Anh vàtiếng Việt
Trang 401.2.2 Ngôn ngữ học chức năng hệ thống
Lí thuyết chức năng hệ thống có nguồn gốc trực tiếp từ các công trìnhnghiên cứu của cố giáo sư J.R Firth (1890-1960), một nhà ngôn ngữ học nổitiếng người Anh, người chịu nhiều ảnh hưởng từ tư tưởng nghiên cứu ngônngữ của nhà nhân chủng học vĩ đại người Anh Brolislaw Malinowski (1844-1942)
Halliday là người phát triển và hoàn thiện lí thuyết ngôn ngữ học với têngọi lí thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống (systemic functionallinguistics) Lí thuyết ngôn ngữ học của Halliday “được dự định để tiếp tục vàxây dựng dựa vào quan niệm về ngôn ngữ của Firth và để thực hiện những gì
mà chính Firth trong thực tế chưa làm được” (Robins [33]) Ngôn ngữ họcchức năng hệ thống là lí thuyết biểu hiện các mối quan hệ biến hóa giữa cácđơn vị ngôn ngữ trong hệ thống hay khả năng kết nối của các đơn vị ngôn ngữ
ở mọi cấp độ ngôn ngữ Halliday [13] xem xét chức năng ngôn ngữ trong mốiquan hệ giữa “các hệ thống xã hội với các hệ thông ngữ nghĩa, ngữ pháp của ngônngữ”
Trong lí thuyết chức năng hệ thống của Halliday (xin xem Halliday [72];Halliday & Hasan [77]; Halliday & Matthieseen [75]), ngôn ngữ được giảithích như là một thực thể bao gồm bốn tầng từ trên xuống: ngôn cảnh, ngữnghĩa học, ngữ pháp-từ vựng và âm vị học Trong bốn cấp độ này, ngôn cảnhtình huống là cấp độ nằm ngoài hệ thống ngôn ngữ Theo Hoàng Văn Vân[49], cấp độ ngôn cảnh được cho là “cấp độ bao trùm kích hoạt sự lựa chọncác ý nghĩa của người nói/viết trong hệ thông ngữ nghĩa (cấp độ ngữ nghĩa),
và các ý nghĩa này, đến lượt chúng lại kích hoạt sự lựa chọn ngôn từ (từ, cấutrúc cú pháp…) của người nói/viết trong hệ thống ngữ pháp-từ vựng (cấp độngữ pháp-từ vựng)…” (xem thêm Hasan [78], [79]) Các tầng trong ngôn ngữhọc hệ thống được cụ thể hóa trong Hình 1.1 dưới đây