1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự việt nam

188 87 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 188
Dung lượng 2,35 MB

Nội dung

Cụ thể, để chấn chỉnh một bước quan trọng công tác tư pháp nhằm xây dựng vàhoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN có nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, tăngcường trách nhiệm của các cơ quan

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS HỒ TRỌNG NGŨ

HÀ NỘI - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các dẫn liệu,kết quả nghiên cứu nêu trong Luận án là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm vềtất cả những dẫn liệu, kết quả nghiên cứu đó Luận án này chưa được ai công bốtrong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận án

Ngô Văn Vịnh

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 8

1.2 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu 22

1.3 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 24

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 27

2.1 Khái niệm, đặc trưng pháp lý, phân loại biện pháp bắt người và mối quan hệ giữa biện pháp bắt người với các biện pháp ngăn chặn khác trong tố tụng hình sự 27

2.2 Điều chỉnh pháp luật đối với biện pháp bắt người trong tố tụng hình sự 45

2.3 Các yếu tố cơ bản tác động đến việc áp dụng biện pháp bắt người trong tố tụng hình sự Việt Nam 57

Chương 3: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG 69

3.1 Khái quát quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về biện pháp bắt người trước năm 2015 69

3.2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về biện pháp bắt người 77

3.3 Thực trạng áp dụng biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam 92

Chương 4: DỰ BÁO TÌNH HÌNH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM 1155

4.1 Dự báo tình hình áp dụng biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự ở Việt Nam 1155

4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự ở Việt Nam 1222

KẾT LUẬN 1488

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 15050

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1511

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

Cơ quan điều traCảnh sát điều traCảnh sát nhân dânĐại học Quốc giaĐiều tra hình sựĐiều tra viênKiểm sát viênKhoa học xã hộiNhà xuất bảnTòa án nhân dân

Tố tụng hình sựViện kiểm sát

Xã hội chủ nghĩa

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ PHẦN I: HỆ THỐNG CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Số liệu điều tra, truy tố, xét xử trên toàn quốc

Bảng 3.2: Số đối tượng bị bắt trên toàn quốc

Bảng 3.3: Tương quan giữa các chủ thể bắt người phạm tội quả tang

Bảng 3.4: Tương quan giữa các trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam và

chủ thể áp dụng

Bảng 3.5: Tương quan giữa các chủ thể bắt người trong trường hợp khẩn cấp Bảng 3.6: Tương quan giữa chủ thể bắt người đang bị truy nã

Bảng 3.7: Tình hình áp dụng biện pháp bắt

Bảng 3.8: Tình hình áp dụng biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam

Bảng 3.9: Thống kê chức danh ĐTV của cán bộ, chiến sĩ Cơ quan CSĐT

trong CAND (tính đến tháng 10/2017)

Bảng 3.10: Trình độ nghiệp vụ Công an của cán bộ, chiến sĩ Cơ quan CSĐT

(tính đến tháng 10/2017)

PHẦN II: HỆ THỐNG CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Diễn biến số vụ án và số bị can đã khởi tố

Biểu đồ 3.2: Số đối tượng bị bắt trong toàn quốc

Biểu đồ 3.3: Số đối tượng bị bắt quả tang trong toàn quốc

Biểu đồ 3.4: Số đối tượng bị áp dụng biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm

giam trong toàn quốc

Biểu đồ 3.5: Số đối tượng bị bắt khẩn cấp trong toàn quốc

Biểu đồ 3.6: Số đối tượng bị bắt truy nã trong toàn quốc

Biểu đồ 3.7: Tương quan giữa các trường hợp bắt

Biểu đồ 3.8: Tương quan giữa các chủ thể bắt người phạm tội quả tang

Biểu đồ 3.9: Tương quan giữa các trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam

Biểu đồ 3.10: Tương quan giữa các chủ thể bắt bị can, bị cáo để tạm giam Biểu đồ 3.11: Tương quan giữa các chủ thể bắt người trong trường hợp khẩn cấp Biểu đồ 3.12: Tương quan giữa các chủ thể bắt người đang bị truy nã

Trang 7

Biểu đồ 3.13: Số đối tượng Viện kiểm sát không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp Biểu đồ 3.14: Số đối tượng Viện kiểm sát phê chuẩn bắt khẩn cấp sau trả tự do

không xử lý hình sự

Biểu đồ 3.15: Số đối tượng bắt quả tang trả tự do chuyển xử lý hành chính Biểu đồ 3.16: Số bị can Viện kiểm sát không phê chuẩn lệnh bắt tạm giam Biểu đồ 3.17: Số bị can bị bắt tạm giam do CQĐT đình chỉ vì không tội

Biểu đồ 3.18: Số bị can bị bắt tạm giam do Viện kiểm sát đình chỉ vì không tội Biểu đồ 3.19: Trình độ nghiệp vụ Công an của CBCS Cơ quan CSĐT (tính

đến tháng 10 năm 2017)

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Biện pháp bắt người là một trong các BPNC trong TTHS được áp dụng rất phổbiến trong thực tiễn và đã phát huy được vai trò to lớn trong việc giải quyết vụ ánhình sự Việc áp dụng biện pháp bắt người đúng đắn, kịp thời là sự bảo đảm rất quantrọng cho việc chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện nhanh chóng,chính xác và xử lý công minh mọi hành vi phạm tội, không làm oan người vô tộicũng như không để lọt tội phạm; góp phần bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ quyềncon người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước và chế độ XHCN Bên cạnh đó,việc áp dụng biện pháp bắt người cũng là vấn đề nhạy cảm trong đời sống chính trị -

xã hội, bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến một số quyền con người và quyền cơ bảncủa công dân được quy định trong Hiến pháp, như: quyền bất khả xâm phạm về thânthể; quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người ;

nó liên quan nhiều đến việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước Đặc biệt việc điều chỉnh pháp luật đối với biện pháp bắtngười trong TTHS còn thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế vì nó liênquan trực tiếp đến vấn đề nhân quyền Do đó, những vi phạm pháp luật về biện phápbắt người, nhất là những vi phạm xâm phạm đến quyền con người trong TTHS dễ bịcác thế lực thù địch lợi dụng để tuyên truyền xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhànước ta

Hiện nay, dưới góc độ khoa học, việc nhận thức về biện pháp bắt người còn tồntại nhiều quan niệm khác nhau, hệ thống lý luận về biện pháp bắt người còn chưađược hoàn thiện Đặc biệt nhiều chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt ngườicòn chưa nhận thức đầy đủ về: bản chất pháp lý; mục đích áp dụng biện pháp bắtngười; ý nghĩa của điều chỉnh pháp luật đối với biện pháp bắt người;… như còn cónhững nhận thức sai lầm khi cho rằng mục đích áp dụng BPNC nói chung và biệnpháp bắt người nói riêng là “tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra, truy tố, xét

xử và thi hành bản án hình sự” [51, tr 199] nên đã dẫn đến sự lạm dụng biện phápbắt người, dùng biện pháp bắt người để thay thế cho các hoạt động điều tra

Trang 9

khác… Bên cạnh đó, Bộ luật TTHS năm 2015 mới có hiệu lực thi hành với nhiềuquy định mới về biện pháp bắt người cũng chưa được nghiên cứu đầy đủ.

Nhận thức rõ được vai trò, tầm quan trọng của biện pháp bắt người, Đảng và Nhànước ta luôn quan tâm đến việc hoàn thiện hoạt động TTHS nói chung và biện pháp bắtngười nói riêng, theo đó đã không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật và đề ra nhiềubiện pháp nhằm phòng ngừa, hạn chế việc vi phạm pháp luật khi áp dụng biện pháp bắtngười Cụ thể, để chấn chỉnh một bước quan trọng công tác tư pháp nhằm xây dựng vàhoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN có nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, tăngcường trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, khắc phục tình trạng vi phạmpháp luật trong việc áp dụng các BPNC nói chung và biện pháp bắt người nói riêng, BộChính trị đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết lãnh đạo công tác tư pháp, trong đó có việc chỉđạo, chấn chỉnh các hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam và coi đó là những nội dung quantrọng và cấp thiết, như: Chỉ thị số 53/CT - TW ngày 21/3/2000 của Bộ Chính trị vềnhững nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2000; Nghị quyết số 08 - NQ/TWngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trongthời gian tới; Nghị quyết số 49 - NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiếnlược cải cách tư pháp đến năm 2020 , đặc biệt, khi Hiến pháp năm 2013 được banhành với một trong những nội dung quan trọng là đề cao quyền con người đã có nhữngtác động không nhỏ đến việc áp dụng BPNC nói chung và biện pháp bắt người trongTTHS nói riêng Do đó, trong những năm gần đây, việc áp dụng biện pháp bắt ngườingày càng được chấn chỉnh, đạt được những kết quả nhất định, góp phần quan trọng vàocông tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của quátrình TTHS Việc áp dụng biện pháp bắt người nhìn chung đã đảm bảo được các quyđịnh của pháp luật TTHS về căn cứ, thẩm quyền và thủ tục áp dụng Tuy nhiên, bêncạnh đó, việc áp dụng biện pháp bắt người vẫn có những tồn tại, hạn chế và vi phạmnhất định, như: tình trạng lạm dụng biện pháp bắt người còn kéo dài, gây bất bình trong

dư luận xã hội; có lúc, có nơi, một số địa phương vẫn còn để xảy ra tình trạng vi phạm

về thủ tục áp dụng biện pháp bắt người… Theo Thống kê của Cục Thống kê tội phạm

và công nghệ thông tin

- VKS nhân dân tối cao, từ năm 2008 đến hết năm 2017, VKS các cấp đã không phêchuẩn lệnh bắt khẩn cấp đối với 1.162 đối tượng, (chiếm tỷ lệ là 0,62% trong tổng số

Trang 10

đối tượng bị bắt khẩn cấp), trong đó có 400 đối tượng mặc dù có sự phê chuẩn lệnhbắt khẩn cấp của VKS nhưng sau đó phải trả tự do không xử lý hình sự (chiếm tỷ lệ0,21% trong tổng số đối tượng bị bắt khẩn cấp); hay số đối tượng bị bắt phạm tộiquả tang sau đó trả tự do và chuyển xử lý hành chính là 29.472 đối tượng (chiếm tỷ

lệ 7,42% trong tổng số đối tượng bị bắt quả tang) Điều này đã gây ra những hậuquả tiêu cực, như: xâm phạm nghiêm trọng nguyên tắc pháp chế XHCN; trực tiếpxâm phạm đến các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân nói chung và người bị bắtnói riêng; đồng thời làm giảm uy tín của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tốtụng… Những tồn tại, thiếu sót và vi phạm nêu trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhânkhác nhau, trong đó phải kể đến việc vận dụng không đúng các quy định của phápluật TTHS về biện pháp bắt người; những sơ hở, thiếu sót trong chính các quy địnhcủa pháp luật TTHS về biện pháp bắt người; trình độ pháp luật, nghiệp vụ của một

số cán bộ áp dụng còn hạn chế; sự thiếu trách nhiệm và sa sút về đạo đức nghềnghiệp của không ít cán bộ áp dụng biện pháp bắt người

Về biện pháp bắt người, cho đến nay cũng đã có nhiều công trình trong vàngoài nước nghiên cứu Các công trình nghiên cứu này đã tiếp cận, nghiên cứu từnhiều phương diện khác nhau, làm rõ nhiều vấn đề lý luận, pháp luật thực định vàthực trạng áp dụng biện pháp bắt người ở các khía cạnh khác nhau Tuy nhiên dokhác nhau về phương pháp tiếp cận, về giới hạn địa bàn nghiên cứu, về thời gian vàphạm vi khảo sát cho nên nhiều vấn đề có liên quan đến biện pháp bắt người cònchưa được đề cập, nghiên cứu tới

Như vậy, hiện nay vẫn cần một công trình nghiên cứu chuyên biệt về biệnpháp bắt người trong pháp luật TTHS Việt Nam Chính vì vậy, việc tác giả lựa chọn

đề tài “Biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam” làm luận

án tiến sĩ là toàn cấp thiết trên cả phương diện lý luận và thực tiễn

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu của luận án

Mục đích nghiên cứu của luận án là góp phần làm rõ thêm những vấn đề lýluận, quy định của pháp luật về biện pháp bắt người trong TTHS để kiến nghị cácgiải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp bắt người trong thực tiễn

Trang 11

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Trên cơ sở mục đích nghiên cứu của luận án, nhiệm vụ nghiên cứu của luận ánđược xác định:

Thứ nhất, nghiên cứu, đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu có liên

quan đến biện pháp bắt người ở cả trong nước và ngoài nước, từ đó rút ra những vấn

đề cần tiếp tục được nghiên cứu trong luận án;

Thứ hai, phân tích làm rõ thêm những vấn đề lý luận về biện pháp bắt người

trong pháp luật TTHS Việt Nam, như: khái niệm, đặc trưng pháp lý; phân loại biệnpháp bắt người; mối quan hệ giữa biện pháp bắt người với các BPNC khác trongTTHS; điều chỉnh pháp luật đối với biện pháp bắt người trong TTHS; các yếu tố cơbản tác động đến việc áp dụng biện pháp bắt người trong TTHS

Thứ ba, phân tích những quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về biện pháp

bắt người;

Thứ tư, khảo sát, đánh giá đúng thực trạng áp dụng biện pháp bắt người trong

pháp luật TTHS Việt Nam; những ưu điểm, những tồn tại, hạn chế và vi phạm phápluật trong quá trình áp dụng biện pháp bắt người cũng như nguyên nhân của nhữngtồn tại, hạn chế, vi phạm đó;

Thứ năm, đưa ra những dự báo khoa học về tình hình áp dụng biện pháp bắt

người trong pháp luật TTHS Việt Nam và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả

áp dụng biện pháp bắt người ở nước ta

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận, pháp luật thực định

về biện pháp bắt người trong TTHS và thực tiễn áp dụng biện pháp bắt người củacác cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng

3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận án

Về pháp luật thực định, luận án tập trung nghiên cứu các quy định về biệnpháp bắt người trong Bộ luật TTHS năm 2003 và Bộ luật TTHS năm 2015 Tuynhiên đối với thực trạng áp dụng biện pháp bắt người trong TTHS, luận án chỉ khảosát, đánh giá về thực trạng áp dụng biện pháp bắt người theo quy định trong Bộ luậtTTHS năm 2003 (từ năm 2008 đến hết năm 2017) trên phạm vi toàn quốc

Trang 12

Biện pháp bắt người trong TTHS do nhiều chủ thể khác nhau tiến hành, tuynhiên luận án tập trung nghiên cứu việc áp dụng biện pháp bắt người trong TTHScủa CQĐT, trong đó tập trung nghiên cứu, khảo sát số liệu từ thực tiễn áp dụng của

4.2 Phương pháp nghiên cứu của luận án

Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả luận án đã sử dụng các phương phápnghiên cứu cụ thể sau:

Thứ nhất, phương pháp tổng hợp Phương pháp này được sử dụng chủ yếu để

nghiên cứu tổng quan về tình hình nghiên cứu nhằm hệ thống hóa các quan điểm,căn cứ lý luận, các kết quả nghiên cứu từ các công trình khoa học đã được công bố

có liên quan đến biện pháp bắt người; đồng thời tổng hợp các tài liệu, số liệu phảnánh thực tiễn áp dụng biện pháp bắt người trong TTHS để rút ra kết luận tổng quát;

Thứ hai, phương pháp phân tích Phương pháp này được sử dụng bao quát

trong tất cả các chương của luận án để phân tích các tài liệu, số liệu, phát hiện, luậngiải thuyết phục về các nội dung có liên quan đến đề tài luận án;

Thứ ba, phương pháp phân tích lịch sử Phương pháp này được sử dụng trong

Chương 3 để khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy định của phápluật TTHS nước ta về biện pháp bắt người;

Thứ tư, phương pháp luật học so sánh Đây là phương pháp được sử dụng

trong Chương 4 để làm sáng tỏ một số quy định về biện pháp bắt người trong pháp

Trang 13

luật của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra những giá trị tham khảo cho ViệtNam để hoàn thiện pháp luật;

Thứ năm, phương pháp thống kê hình sự Phương pháp này được sử dụng để

thu thập các số liệu liên quan đến thực trạng áp dụng biện pháp bắt người trongTTHS của cơ quan có thẩm quyền;

Thứ sáu, phương pháp chuyên gia Đây là phương pháp được sử dụng trong tất

cả các chương của luận án để tổ chức lấy ý kiến một số nhà khoa học, nhà nghiêncứu lý luận và cán bộ thực tiễn có chuyên môn sâu về lĩnh vực nghiên cứu để bổsung, hoàn chỉnh kết quả nghiên cứu;

Thứ bảy, phương pháp nghiên cứu vụ án điển hình Để có cơ sở cho việc đưa

ra những nhận xét, đánh giá trong luận án, tác giả luận án đã nghiên cứu, tìm hiểu

hồ sơ một số vụ án điểm trong đó có áp dụng biện pháp bắt người đạt kết quả caohoặc bộc lộ những thiếu sót dẫn đến hạn chế kết quả hoạt động TTHS Đồng thời,tác giả luận án đã lựa chọn nghiên cứu các hồ sơ điển hình theo từng trường hợp bắtngười với số lượng đối tượng khác nhau, trên cơ sở đó chỉ ra những ưu điểm cũngnhư những tồn tại, hạn chế để có biện pháp khắc phục Phương pháp này còn được

sử dụng để nghiên cứu việc áp dụng biện pháp bắt người ở một số đơn vị và địaphương điển hình;

Thứ tám, phương pháp tọa đàm khoa học Để bảo đảm tính khoa học của luận

án, tác giả luận án đã tiến hành hội thảo đề tài luận án tại Khoa Luật Qua đó, tác giảluận án đã tham khảo được ý kiến góp ý của các chuyên gia, các nhà khoa học vềcác nội dung luận án

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án là công trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện

về biện pháp bắt người trong pháp luật TTHS Việt Nam Do đó, luận án đã có nhiềuđóng góp mới về mặt khoa học, cụ thể như:

Thứ nhất, bổ sung, hoàn thiện thêm một số vấn đề lý luận về biện pháp bắt

người trong pháp luật TTHS Việt Nam, trong đó lần đầu tiên luận án phân tích, luậngiải về điều chỉnh pháp luật đối với biện pháp bắt người trong TTHS;

Trang 14

Thứ hai, phân tích làm rõ những sửa đổi, bổ sung mới trong các quy định về

biện pháp bắt người của Bộ luật TTHS năm 2015;

Thứ ba, bổ sung luận cứ khoa học và luận cứ thực tiễn cho việc nâng cao hiệu

quả áp dụng biện pháp bắt người trong pháp luật TTHS của các cơ quan có thẩmquyền tiến hành tố tụng nói chung và CQĐT nói riêng

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Thứ nhất, về lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án đã góp phần bổ sung,

hoàn thiện hơn hệ thống lý luận về biện pháp bắt người trong pháp luật TTHS ViệtNam;

Thứ hai, về thực tiễn Nội dung của luận án là cơ sở để các nhà lập pháp

nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật TTHS ViệtNam hiện hành về biện pháp bắt người, cũng như kịp thời ban hành các văn bảndưới luật hướng dẫn cụ thể về biện pháp này Đồng thời, những giải pháp mà luận án

đề xuất từ việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng áp dụng biện pháp bắt trong phápluật TTHS có thể được CQĐT các cấp nghiên cứu vận dụng vào thực tiễn áp dụngtại cơ quan mình nhằm nâng cao chất lượng áp dụng biện pháp này trong thực tiễn.Ngoài ra, nội dung của luận án có thể được sử dụng trong nghiên cứu, học tập củasinh viên, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các trường CAND, các cơ sở đào tạo vềluật, các cán bộ thực tiễn làm công tác điều tra

7 Cơ cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận án đượccấu trúc thành 4 chương:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Chương 2 Những vấn đề lý luận về biện pháp bắt người trong pháp luật tố

tụng hình sự Việt Nam

Chương 3 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về biện pháp bắt

người và thực trạng áp dụng

Chương 4 Dự báo tình hình và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp

bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự ở Việt Nam

Trang 15

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Trong thời gian qua ở nước ta đã có rất nhiều các công trình khoa học, như:giáo trình, sách chuyên khảo, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, đề tài nghiên cứu khoahọc, bài báo khoa học… nghiên cứu, đề cập đến biện pháp bắt người trong TTHS

Có thể sắp xếp các công trình khoa học có liên quan mật thiết đến biện pháp bắtngười theo các nhóm sau đây:

1.1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận và các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp bắt người

Hệ thống lý luận về biện pháp bắt người vô cùng phong phú, đề cập đến rấtnhiều vấn đề Do đó, xuất phát từ nhiệm vụ nghiên cứu, luận án chỉ tập trung khaithác các công trình nghiên cứu về những vấn đề lý luận được đề cập đến trong luận

án, cụ thể:

- Về khái niệm và đặc trưng pháp lý của biện pháp bắt người

Khái niệm biện pháp bắt người được đề cập đến trong rất nhiều công trìnhkhoa học, trong đó phải kể đến các giáo trình luật TTHS, bởi vì đây là các công trìnhnghiên cứu những lý luận căn bản nhất về biện pháp bắt người Có thể kể đến một số

giáo trình như: “Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam” của Học viện CSND, xuất bản năm 2005 [39]; “Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam” do TS Phạm

Mạnh Hùng - Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia sự

thật xuất bản năm 2016 [43]; “Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam” của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb CAND xuất bản năm 2008 [84]… Ngoài ra, một

số từ điển, luận án tiến sĩ, sách chuyên khảo cũng có đưa ra khái niệm về biện phápbắt người, tiêu biểu như: Từ điển Bách khoa CAND của Nxb CAND xuất bản năm

2005 [86]; luận án tiến sĩ “Các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong tố

tụng hình sự Việt Nam - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” của

Trang 16

Nguyễn Văn Điệp, Đại học Luật Hà Nội, năm 2005 [34]; sách chuyên khảo “Áp

dụng biện pháp bắt trong hoạt động điều tra các vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy” do TS Nguyễn Quang Nghĩa chủ biên, Nxb CAND xuất

bản năm 2011 [48]; sách chuyên khảo “Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật

tố tụng hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của TS Nguyễn

Trọng Phúc, Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 2015 [51]; sách chuyên khảo “Về

tự do cá nhân và biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự” của TS Trần Quang Tiệp,

Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 2011 [78]… Mặc dù, các công trình nêu trênđưa ra các khái niệm khác nhau về biện pháp bắt người nhưng cơ bản đều thống nhất

chỉ ra các đặc trưng pháp lý của biện pháp bắt người, bao gồm: một là, bắt người là một BPNC trong TTHS; hai là, đối tượng bị áp dụng biện pháp bắt người là bị can,

bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố; ba là, mục đích áp dụng là nhằm ngăn chặn tội

phạm, ngăn ngừa họ trốn tránh pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra,truy tố, xét xử và thi hành án hình sự Có thể thấy việc xác định đối tượng bị ápdụng biện pháp bắt người bao gồm cả người chưa bị khởi tố là quá rộng Hơn nữa,một số khái niệm chưa thể hiện được chủ thể áp dụng biện pháp bắt người hoặc thểhiện chưa chính xác chủ thể áp dụng biện pháp này khi cho rằng chủ thể áp dụng lànhững cơ quan có thẩm quyền: “Bắt là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự donhững cơ quan có thẩm quyền tiến hành đối với bị can, bị cáo…” [48, tr.7] Bêncạnh đó, nếu xác định mục đích áp dụng biện pháp bắt người là tạo điều kiện thuậnlợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự thì sẽ dẫn đến việc lạmdụng biện pháp bắt người, lấy bắt người để thay thế cho các hoạt động điều tra…Mặc dù các kết quả nghiên cứu nêu trên chưa đầy đủ, thậm chí một số kết quảnghiên cứu chưa chính xác nhưng các kết quả này cũng là cơ sở lý luận quan trọng

để luận án tham khảo nhằm luận giải đưa ra khái niệm biện pháp bắt người và làm

rõ các đặc trưng pháp lý của biện pháp này

- Về phân loại biện pháp bắt người

Việc phân loại biện pháp bắt người cũng đã được một số công trình nghiên cứu

đề cập đến Theo đó, có thể chia các công trình này thành bốn nhóm: nhóm thứ

nhất, chia biện pháp bắt người thành bốn trường hợp, bao gồm: bắt bị can, bị cáo để

Trang 17

tạm giam; bắt người trong trường hợp khẩn cấp; bắt người phạm tội quả tang; bắt

người đang bị truy nã [49, tr.62]; nhóm thứ hai, cũng chia biện pháp bắt người thành

bốn trường hợp nhưng bao gồm: bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt người trongtrường hợp khẩn cấp; bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã; bắt một số

đối tượng đặc biệt [108, tr.229], [19, tr.55], [44, tr.32]; nhóm thứ ba, chia biện pháp

bắt người thành ba trường hợp, bao gồm: bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt ngườitrong trường hợp khẩn cấp; bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã [1,

tr.19], [84, tr.201-202]; nhóm thứ tư, chia biện pháp bắt người thành năm trường

hợp, bao gồm: bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; bắt người phạm tội quảtang; bắt người đang bị truy nã; bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt người bị yêu cầudẫn độ [43, tr.206] Khái quát chung có thể thấy khi phân loại biện pháp bắt người,

cả bốn nhóm nêu trên mới chỉ căn cứ vào tiêu chí là đối tượng bị bắt mà chưa tiếnhành phân loại theo các tiêu chí khác

- Về các yếu tố cơ bản tác động đến việc áp dụng biện pháp bắt người trong TTHS Đây là vấn đề lý luận về biện pháp bắt người được ít các công trình khoa học

đề cập đến Trong số đó, đáng chú ý là hai công trình sau:

Luận văn thạc sĩ “Các biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự

Việt Nam từ thực tiễn áp dụng tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội” của Lê Thị

Thu Nguyệt, Học viện KHXH, năm 2017 [50] Tác giả luận văn cho rằng có ba yếu

tố tác động đến việc áp dụng biện pháp bắt người trong TTHS: một là, chất lượng của các quy phạm pháp luật TTHS về các BPNC trong TTHS [50, tr.14]; hai là, chất

lượng của các quy phạm pháp luật TTHS về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơquan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các BPNC; mối quan hệ tố tụng liên quan đếnthẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền hạn TTHS trong các cơ quan

tiến hành TTHS [50, tr.14]; ba là, năng lực, trách nhiệm, ý thức của người áp dụng

các BPNC [50, tr.14] Có thể thấy đây là các yếu tố tác động ảnh hưởng đến việc ápdụng biện pháp bắt người trong TTHS, tuy nhiên theo tác giả luận án yếu tố thứ nhất

và yếu tố thứ hai cần khái quát chung thành chất lượng của điều chỉnh pháp luật đốibiện pháp bắt người trong TTHS Ngoài ra, do đây là công trình nghiên cứu ở cấp độluận văn thạc sĩ cho nên việc phân tích nội dung cụ thể của các yếu tố này còn

Trang 18

chưa sâu sắc, như chưa làm rõ được các tiêu chí xác định chất lượng của các quyphạm pháp luật TTHS về các BPNC…

Luận văn thạc sĩ “Áp dụng pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam của

các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở tỉnh Vĩnh Phúc” của Nguyễn Thái Thịnh,

Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2010 [72] Tác giảluận văn đã chỉ ra và phân tích các điều kiện bảo đảm áp dụng pháp luật trong việc

bắt, tạm giữ, tạm giam Theo đó, bao gồm các điều kiện sau: thứ nhất, sự hoàn thiện của hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan [72, tr.36]; thứ hai, năng lực, trình

độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm của ĐTV, KSV, Thẩm

phán [72, tr.39]; thứ ba, công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành [72, tr.41]; thứ tư, cơ sở

vật chất, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ đối với ĐTV, KSV, Thẩm phán [72,tr.43] Đặc biệt, tác giả luận văn đã phân tích tương đối sâu sắc các điều kiện này,như khi phân tích về điều kiện thứ nhất, tác giả đã tập trung luận giải bốn tiêu chuẩn

cơ bản để xác định mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật có liên quan, như: tínhtoàn diện; tính đồng bộ; tính phù hợp và kỹ thuật xây dựng văn bản… Nghiên cứu

về các điều kiện này cho thấy về cơ bản đều tác động đến việc áp dụng biện phápbắt người nói riêng và biện pháp bắt người, tạm giữ, tạm giam nói chung Do đó đây

là công trình khoa học tiêu biểu để luận án tham khảo làm rõ những yếu tố cơ bảntác động đến việc áp dụng biện pháp bắt người trong TTHS

- Về các quy định của pháp luật TTHS về biện pháp bắt người

Nghiên cứu các quy định của pháp luật TTHS về biện pháp bắt người, ngoài

các công trình kể trên còn có các sách bình luận khoa học, như:“Bình luận Khoa

học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003” do PGS.TS Nguyễn Ngọc Anh chủ biên,

Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 2009 [2]; “Bình luận khoa học Bộ luật Tố

tụng hình sự” do GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb CAND xuất bản năm 2007

[109]; “Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015” do TS Trần Văn

Biên - TS Đinh Thế Hưng đồng chủ biên, Nxb Thế giới xuất bản năm 2017 [7]…;

các sách chuyên khảo, như: “Những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự” của ThS Nguyễn Mai Bộ, Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 1997 [19]; “Về tự

do cá nhân và biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự” của TS Trần Quang Tiệp,

Trang 19

Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 2011 [78];… và rất nhiều các bài báo khoa

học, điển hình như: “Các điểm mới trong quy định về những biện pháp ngăn chặn

của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003” của ThS Vũ Gia Lâm, Tạp chí Luật học

[46]; “Một số vấn đề lý luận về biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự” của TS Trần Quang Tiệp, Tạp chí Kiểm sát, số 7/2005 [76]; “Về việc áp dụng các biện

pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003” của PGS.TS.

Nguyễn Đức Thuận, Tạp chí Luật học số 7/2008 [75]; “Biện pháp ngăn chặn “Bắt”

trong Tố tụng hình sự Việt Nam” của ThS Phạm Thanh Bình, Tạp chí TAND, số

12/1997 [8]; “Biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp” của TS Trần Quang Tiệp, Tạp chí TAND số 17/2006 [77]; “Một số vấn đề về bắt người trong trường

hợp khẩn cấp” của ThS Đào Hữu Dân, Tạp chí Luật học, số 2/2000 [25]… Các

công trình này chủ yếu nghiên cứu các quy định của Bộ luật TTHS năm 1988 và Bộluật TTHS 2003 về biện pháp bắt người với các nội dung, như: căn cứ áp dụng;thẩm quyền áp dụng; trình tự, thủ tục áp dụng Số ít các bài bài khoa học nghiên cứu

các quy định của Bộ luật TTHS năm 2015 về biện pháp bắt người, như:“Chế định

biện pháp ngăn chặn trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015” của TS Mai Đắc

Điện, Tạp chí Kiểm sát số 5/2016 [33];“Một số vấn đề về áp dụng biện pháp bắt

người theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015” của TS Nguyễn Tiến

Trường, Tạp chí CAND kỳ 2, số 3-2016 [83]… Có thể nói đây là hệ thống phongphú các công trình khoa học nghiên cứu các quy định của pháp luật TTHS về biệnpháp bắt người mà tác giả luận án sẽ chọn lọc tham khảo để làm rõ vấn đề này trongluận án của mình

1.1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu về thực trạng áp dụng biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự

Thực trạng áp dụng biện pháp bắt người trong pháp luật TTHS là nội dungnghiên cứu chủ yếu của các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và sách chuyên khảo.Trong đó, tiêu biểu là các công trình nghiên cứu sau:

Luận án tiến sĩ “Các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong tố

tụng hình sự Việt Nam Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” của Nguyễn Văn

Điệp, Đại học Luật Hà Nội, năm 2005 [34] Luận án đã khảo sát, đánh giá thực

Trang 20

trạng áp dụng biện pháp bắt người trong pháp luật TTHS Việt Nam từ năm 1999 đếnnăm 2002 Theo đó, việc áp dụng biện pháp bắt người trong những năm gần đây đã

có những tiến bộ đáng kể, việc bắt sai, bắt oan về thủ tục đã giảm nhiều, tỷ lệ bắt sau

đó xử lý hình sự cao… tuy nhiên “công tác bắt nói riêng và áp dụng BPNC nóichung vẫn còn nhiều vụ việc oan sai gây hậu quả nghiêm trọng, làm xôn xao dư luậnquần chúng” [34, tr.109] Luận án cũng đã chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trongviệc áp dụng biện pháp bắt người, như: thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạmgiam; việc bắt khẩn cấp có thể tạm giữ ngay hay phải chờ VKS phê chuẩn việc bắtkhẩn cấp; khi bắt người phạm tội quả tang nhiều trường hợp rất khó phân biệt đượcngay giữa vi phạm hành chính và vi phạm hình sự… Qua nghiên cứu, luận án xácđịnh có ba nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, vướng mắc và tồn tại trong việc

áp dụng biện pháp bắt người nói riêng và BPNC bắt người, tạm giữ người, tạm giam

người nói chung, đó là: thứ nhất, nguyên nhân thuộc về công tác xây dựng pháp luật [34, tr.146]; thứ hai, những nguyên nhân do ý thức chủ quan của chủ thể áp dụng các BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam [34, tr.148]; thứ ba, những nguyên nhân khách

quan [34, tr.149] Nghiên cứu thực trạng áp dụng biện pháp bắt người trong luận ánnày có thể thấy số liệu mà luận án khảo sát đã cũ nên chưa phản ánh được sự thayđổi, biến động trong thời gian gần đây; ở cấp độ luận án tiến sĩ thì thời gian khảo sát

là ngắn; việc xác định nguyên nhân nêu trên chưa đảm bảo tính khoa học vì nếu chianguyên nhân thì chỉ có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan… Tuynhiên kết quả nghiên cứu của luận án này cũng là tư liệu quan trọng để nghiên cứusinh xác định xu hướng áp dụng biện pháp bắt người, làm rõ những tồn tại, thiếu sótkhi áp dụng biện pháp bắt người và nguyên nhân của nó trong luận án của mình

Sách chuyên khảo “Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Trọng Phúc, Nxb Chính trị

Quốc gia xuất bản năm 2015 [51] Trong cuốn sách này, tác giả đã phân tích, đánh giáthực tiễn áp dụng, thay thế, hủy bỏ các BPNC nói chung và biện pháp bắt người nóiriêng từ năm 1998 đến năm 2008 Về số liệu đánh giá, tác giả đã khảo sát trong ba giaiđoạn: giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2002; giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2008; giaiđoạn từ năm 2009 đến năm 2013 Qua đó, tác giả tổng hợp số liệu để xác

Trang 21

định cơ cấu các trường hợp bắt người trong tổng thể việc áp dụng biện pháp bắt người,

cụ thể: bắt khẩn cấp chiếm tỷ lệ 26,66%; bắt quả tang chiếm 57,33%; bắt theo lệnh truy

nã và đầu thú chiếm tỷ lệ là 13,82% Mặc dù hiện nay, trong các báo cáo công tác bắt,giam giữ hàng năm của CQĐT các cấp đều thống kê số đối tượng đầu thú chung trong

số đối tượng bị bắt truy nã, tuy nhiên nghiên cứu sinh cho rằng để việc nghiên cứu, sosánh các trường hợp bắt người bảo đảm độ chính xác cần tách riêng số đối tượng đầuthú khỏi số đối tượng bị bắt Từ số liệu khảo sát, tác giả Nguyễn Trọng Phúc đã làmsáng tỏ những tồn tại trong việc áp dụng biện pháp bắt người, như: bắt người phạm tộiquả tang không lập biên bản bắt; việc bắt người đang bị truy nã không đảm bảo các thủtục luật định; tình trạng lạm dụng việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp còn kéodài… Khi xác định nguyên nhân của những tồn tại này, tác giả Nguyễn Trọng Phúc cho

rằng có hai nhóm nguyên nhân: thứ nhất, nguyên nhân khách quan (từ việc xây dựng

văn bản pháp luật TTHS; một số nội dung của các BPNC chưa rõ nghĩa; sự giám sát củaHội đồng nhân dân và Quốc hội còn mang tính hình thức; trang thiết bị, chế độ đối vớicán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, quản lý nơi giam giữ chưa

được quan tâm đầy đủ [51, tr.174]…); thứ hai, nguyên nhân chủ quan (công tác phân

loại vụ việc ở cấp cơ sở và việc đánh giá hồ sơ của ĐTV còn chưa chính xác; ĐTV còn

có tâm lý “bắt thay cho điều tra” dẫn đến việc lạm dụng biện pháp bắt người; thái độchấp hành các quy định của pháp luật TTHS của người có thẩm quyền còn chưanghiêm…) Sách chuyên khảo này nghiên cứu biện pháp bắt người nói riêng và BPNCnói chung dưới góc độ khoa học luật TTHS, có ý nghĩa lớn cả về mặt thực tiễn, do đóđây là tư liệu khoa học và thực tiễn để nghiên cứu sinh tham khảo thực hiện luận án củamình, đặc biệt là những số liệu, đánh giá của tác giả Nguyễn Trọng Phúc từ năm 2009đến năm 2013

Luận văn thạc sĩ “Biện pháp ngăn chặn bắt người theo pháp luật tố tụng hình

sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hải Dương)” của Đào Minh Dũng,

ĐHQG Hà Nội, năm 2017 [27] Tác giả luận văn đã tổng kết thực tiễn thi hành cácquy định của Bộ luật TTHS năm 2003 về biện pháp bắt người trên địa bàn tỉnh HảiDương từ năm 2011 đến năm 2015 Theo đó, từ năm 2011 đến năm 2015, Cơ quanCSĐT - Công an tỉnh Hải Dương đã bắt 4.912 đối tượng, trong đó: bắt quả tang

Trang 22

3.102 đối tượng (chiếm tỷ lệ 63%); bắt tạm giam 1.129 đối tượng (chiếm tỷ lệ23%); bắt khẩn cấp 612 đối tượng (chiếm tỷ lệ 13%); bắt truy nã 69 đối tượng(chiếm tỷ lệ 1%) Luận văn cũng đã chỉ ra những sai lầm, vi phạm trong thực tiễn ápdụng biện pháp bắt người trên địa bàn tỉnh Hải Dương, như: bắt người không đúngđối tượng; bắt khẩn cấp người chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc chưa đủchứng cứ; việc bắt khẩn cấp không được CQĐT báo ngay cho VKS cùng cấp màtiếp tục tạm giữ đối tượng; việc bắt người phạm tội quả tang không bảo đảm theoquy định; việc bắt tạm giam chất lượng còn chưa tốt; đồng thời xác định nguyênnhân dẫn đến những sai lầm, vi phạm trên bao gồm nguyên nhân khách quan vànguyên nhân chủ quan Mặc dù luận văn thạc sĩ này mới chỉ dừng lại ở việc phântích, đánh giá thực tiễn áp dụng biện pháp bắt người trên phạm vi địa bàn một tỉnh

và trong thời gian 5 năm nhưng đây cũng là công trình nghiên cứu chuyên biệt vềbiện pháp bắt người, do đó nghiên cứu sinh sẽ sử dụng một số luận cứ, số liệu trongluận văn này để phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng biện pháp bắt người trongphạm vi địa bàn cả nước

Ngoài ba công trình khoa học tiêu biểu nêu trên còn một số luận văn thạc sĩ đãnghiên cứu, khảo sát, đánh giá về thực trạng áp dụng biện pháp bắt người đối với

từng trường hợp bắt người cụ thể, như: luận văn thạc sĩ “Biện pháp bắt người trong

trường hợp khẩn cấp theo Luật Tố tụng hình sự Việt Nam” của Bùi Thị Thảo,

ĐHQG Hà Nội, năm 2007 [71]; luận văn thạc sĩ “Biện pháp ngăn chặn bắt người

đang bị truy nã trong tố tụng hình sự Việt nam” của Trần Quốc Toàn, ĐHQG Hà

Nội, năm 2008 [80]; luận văn thạc sĩ “Biện pháp bắt người đang bị truy nã trong

Luật tố tụng hình sự Việt nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Phạm Thị

Hợp, ĐHQG Hà Nội, năm 2012 [41]; luận văn thạc sĩ “Biện pháp ngăn chặn bắt

người phạm tội quả tang trong Luật Tố tụng hình sự Việt nam” của Nguyễn Thị

Huân, ĐHQG Hà Nội, năm 2013 [42];… Các luận văn này mới chỉ phân tích làm rõ

về thực trạng áp dụng một trường hợp bắt người cụ thể do đó chưa có điều kiện sosánh, đánh giá trong tổng thể việc áp dụng biện pháp bắt người nói chung Tuynhiên, trong luận án của mình, khi phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng biện phápbắt người, nghiên cứu sinh sẽ tham khảo để làm rõ về từng trường hợp bắt người

Trang 23

1.1.1.3 Nhóm công trình nghiên cứu về giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp bắt người trong pháp luật tố tụng hình sự

Cùng với thực trạng áp dụng, các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biệnpháp bắt người trong pháp luật TTHS cũng là nội dung nghiên cứu cơ bản trongnhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và sách chuyên khảo Trong đó, đáng chú ý làcác công trình nghiên cứu sau đây:

Luận án tiến sĩ “Các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong tố tụng hình sự Việt Nam - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” của Nguyễn Văn Điệp, Đại

học Luật Hà Nội, năm 2005 [34] Trong luận án này, tác giả đã đề xuất bốn nhóm giảipháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam:

Một là, giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật [34, tr.166] Trong giải

pháp này, tác giả kiến nghị sửa đổi cấu trúc điều luật và một số nội dung quy định vềBPNC; đề xuất việc ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn việc thực hiện cácquy định về BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam trong Bộ luật TTHS;

Hai là, giải pháp về tăng cường năng lực và nâng cao phẩm chất đạo đức chủ

thể áp dụng BPNC bắt, tạm giữ, tạm giam [34, tr.174] Đối với giải pháp này, đầutiên cần chấp hành nghiêm chỉnh việc bổ nhiệm các chức danh tư pháp, như: ĐTV,KSV và thẩm phán, đồng thời cần sửa đổi một số quy định cho phù hợp

Ba là, giải pháp về tăng cường công tác chỉ đạo và kiểm sát, kiểm tra việc áp

dụng, thay đổi, hủy bỏ các BPNC trong TTHS [34, tr.178] Để thực hiện giải phápnày, tác giả đề nghị VKS nhân dân tối cao phối hợp với BCA xây dựng Quy chếphối hợp giữa ngành Kiểm sát và ngành Công an trong việc áp dụng biện pháp bắt,tạm giữ, tạm giam Hàng năm, cơ quan tiến hành tố tụng cần phối hợp với nhau đểtập huấn những quy định của pháp luật TTHS có liên quan đến BPNC bắt, tạm giữ,tạm giam cho cán bộ của cơ quan mình Bên cạnh đó, Nhà nước cần quan tâm đầu tư

cơ sở vật chất cho các cơ sở giam giữ

Bốn là, giải pháp về việc xử lý các trường hợp vi phạm [34, tr.179] Theo đó,

cần quán triệt đầy đủ, rõ ràng trách nhiệm pháp lý của những người tiến hành tốtụng trong việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam

Các giải pháp nêu trên sẽ được nghiên cứu sinh tham khảo trong quá trình thựchiện luận án của mình, tuy nhiên có thể thấy các giải pháp này cũng chưa đầy đủ,

Trang 24

cần phải được bổ sung thêm, như: cần có giải pháp riêng về bảo đảm cơ sở vật chất,trang thiết bị cần thiết phục vụ việc áp dụng biện pháp bắt người và chế độ chínhsách đối với ĐTV; tăng cường hiệu quả mối quan hệ phối hợp giữa CQĐT với cácđơn vị khi áp dụng biện pháp bắt người

Sách chuyên khảo “Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật tố tụng hình

sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của TS Nguyễn Trọng Phúc, Nxb.

Chính trị Quốc gia, xuất bản năm 2015 [51] Tác giả Nguyễn Trọng Phúc cũng kiếnnghị bốn nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng chế định các BPNC trongpháp luật TTHS Việt Nam, cụ thể:

Thứ nhất, giải pháp lập pháp [51, tr.206] Trong nhóm giải pháp này, tác giả

xác định ba nhóm giải pháp, cụ thể: nhóm giải pháp lập pháp theo hướng hạn chế ápdụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và chỉ áp dụng khi có căn cứ [51, tr.206];nhóm giải pháp lập pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các BPNC khác [51, tr.212];nhóm giải pháp lập pháp đối với các BPNC trong những Hiệp định tương trợ tưpháp và pháp lý [51, tr.213]

Thứ hai, giải pháp áp dụng pháp luật [51, tr.214] Trong đó, tác giả đặt ra giải

pháp áp dụng pháp luật đối với các chủ thể có thẩm quyền liên quan đến việc ápdụng BPNC như đối với CQĐT, VKS, Tòa án và người quản lý trại tạm giam

Thứ ba, giải pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật, bồi dưỡng nghiệp vụ [51,

tr.216] Để thực hiện nhóm giải pháp này, tác giả cho rằng cần thực hiện các nộidung cơ bản sau: cần xác định cho ĐTV tư tưởng “trọng chứng hơn trọng cung”; tổchức cho cán bộ điều tra, ĐTV nghiên cứu, học tập các quy định của Bộ luật TTHSnăm 2003 về biện pháp bắt người; bồi dưỡng những kiến thức pháp luật căn bản choCông an cấp cơ sở như kiến thức về các loại vi phạm pháp luật, kiến thức về biênbản tố tụng, kiến thức pháp luật về quản lý các đối tượng bị áp dụng BPNC bảo lĩnh,cấm đi khỏi nơi cư trú

Thứ tư, các giải pháp khác [51, tr.220], như: tăng cường cơ sở vật chất bảo

đảm cho việc tạm giữ, tạm giam; tăng cường sự giám sát của xã hội và nhân dân đốivới việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế TTHS nói chung và BPNC nói riêng…Các giải pháp mà tác giả Nguyễn Trọng Phúc đưa ra cũng khá toàn diện, tuynhiên xét về mặt khoa học, theo nghiên cứu sinh việc đưa ra các giải pháp khác

Trang 25

(nhóm thứ tư) là quá rộng và không thể hiện được nội hàm cơ bản của giải pháp.Tuy nhiên, đây cũng là công trình khoa học sẽ giúp cho nghiên cứu sinh có cơ sở để

đề xuất các giải pháp trong luận án của mình

Sách chuyên khảo “Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự - Những

vấn đề về lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Duy Thuân, Nxb CAND xuất bản năm

1999 [74] Trước khi đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các BPNC, tácgiả cuốn sách đã làm rõ khái niệm hiệu quả của BPNC: “Hiệu quả của các biện phápngăn chặn là mối tương quan giữa kết quả thu được do việc áp dụng các biện phápnày và mục đích mà luật quy định cần phải đạt được khi áp dụng chúng” [74,tr.123] Do đó, tác giả Nguyễn Duy Thuân cho rằng để nâng cao hiệu quả áp dụngBPNC cần giải quyết đúng đắn hai nội dung cơ bản: “Xây dựng hệ thống quy phạm

về các BPNC khoa học, phù hợp với tình hình đặc điểm nước ta trong thời kỳ đổimới hiện nay và từng bước nâng cao chất lượng hoạt động áp dụng các biện phápngăn chặn” [74, tr.123] Từ đó, theo tác giả Nguyễn Duy Thuân cần tập trung vàocác giải pháp sau: nâng cao trình độ cho ĐTV, KSV, Thẩm phán [74, tr.124]; đề caotrách nhiệm cá nhân trong việc áp dụng các BPNC [74, tr.125]; hoàn thiện cơ chếgiám sát, kiểm tra đối với hoạt động áp dụng BPNC [74, tr.126]; xử lý nghiêm minh,kịp thời những vi phạm trong áp dụng BPNC [74, tr.130]; xây dựng cơ chế quản lýcác đối tượng bị áp dụng BPNC [74, tr.130] Có thể nói, kết quả nghiên cứu của tácgiả Nguyễn Duy Thuân về giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các BPNC đã cungcấp những luận cứ quan trọng để nghiên cứu sinh làm rõ các giải pháp trong luận áncủa mình, trong đó có việc đưa ra khái niệm hiệu quả áp dụng biện pháp bắt ngườitrong TTHS

Luận văn thạc sĩ “Biện pháp ngăn chặn bắt người theo pháp luật tố tụng hình

sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Hải Dương)” của Đào Minh Dũng,

ĐHQG Hà Nội, năm 2017 [27] Trong luận văn này, tác giả đã xác định năm giảipháp bảo đảm thi hành đúng biện pháp bắt người, như: triển khai thi hành quy địnhcủa Bộ luật TTHS năm 2015 về BPNC bắt người [27, tr.80]; tăng cường cơ chế phốihợp trong việc thi hành BPNC bắt người theo pháp luật TTHS [27, tr.84]; tăngcường công tác kiểm sát trong việc thi hành BPNC bắt người [27, tr.86]; nâng caonăng lực của đội ngũ cán bộ có thẩm quyền [27, tr.87]; một số giải pháp khác [27,

Trang 26

tr.90] như: xây dựng cơ cấu tổ chức và đội ngũ cơ quan tiến hành tố tụng; tăngcường cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động bắt người; làm tốt công tácthanh tra, kiểm tra việc áp dụng BPNC bắt người trong TTHS [27, tr.90-91] Mặc dùviệc xây dựng các giải pháp trên gắn liền với địa bàn tỉnh Hải Dương nhưng các giảipháp này cũng sẽ được nghiên cứu sinh tham khảo để làm sâu sắc thêm trong luận

án của mình

Ngoài các công trình đặc sắc nêu trên, giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụngbiện pháp bắt người nói riêng và BPNC nói chung còn được thể hiện trong một số

công trình khoa học khác, như: luận án tiến sĩ “Áp dụng biện pháp bắt người trong

điều tra tội phạm về ma túy” của Nguyễn Văn Tình, Học viện CSND, năm 2015

[79]; luận văn thạc sĩ “Biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự” của Nguyễn Đăng Dũng, ĐHQG Hà Nội, năm 2014 [28]; luận văn thạc sĩ “Áp dụng

các biện pháp ngăn chặn trong điều tra hình sự từ thực tiễn của thành phố Đà Nẵng” của Trương Hùng Thanh, Học viện KHXH, năm 2013 [70]; luận văn thạc sĩ

“Những biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra theo luật tố tụng hình sự Việt

Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk)” của Nguyễn Văn Lâm,

ĐHQG Hà Nội, 2015 [45]… Khái quát chung về các công trình này cho thấy các tácgiả cũng đã đề xuất, kiến nghị các nhóm giải pháp cơ bản, như: giải pháp về hoànthiện pháp luật TTHS; giải pháp về công tác cán bộ; giải pháp về bảo đảm cơ sở vậtchất… Đây là những gợi ý có tính chất định hướng cho nghiên cứu sinh để xây dựngcác giải pháp trong luận án của mình

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Biện pháp bắt người cũng là một trong các biện pháp cưỡng chế quan trọngđược nhiều quốc gia trên thế giới quy định trong pháp luật TTHS Dưới góc độĐTHS, biện pháp bắt người còn là một biện pháp nghiệp vụ, vì vậy đây cũng là vấn

đề thuộc về bí mật quốc gia, cho nên mỗi nước có hệ thống lý luận riêng và ít traođổi kinh nghiệm với nhau Tuy nhiên, nhìn chung biện pháp bắt người đã đượcnhiều học giả và nhiều nhà khoa học ở nước ngoài nghiên cứu với các mức độ, khíacạnh khác nhau nhưng chủ yếu dưới góc độ lý luận Trong đó một số công trìnhcũng đã được dịch và giới thiệu ở Việt Nam

Trang 27

Có thể nói những lý luận khoa học về các BPNC nói chung và biện pháp bắt người nói riêng ở nước ta chủ yếu được du nhập từ Liên Xô cũ và các nước XHCN

ở Đông Âu Ở Liên Xô cũ, các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Bang Nga đã có rấtnhiều công trình nghiên cứu về các BPNC với phạm vi, mức độ sâu sắc khác nhau

mà luận án có thể tham khảo Có thể kể đến các công trình tiêu biểu, như: “Biện

pháp ngăn chặn” của E.M Kliukôp, Nxb Đại học Kazan xuất bản năm 1974 [124];

“Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự Xô Viết” của Iu.Đ.Livsix, Nxb Sách pháp lý, Mátxcơva xuất bản năm 2001 [127]; “Những vấn đề hiệu quả của các

biện pháp ngăn chặn tố tụng hình sự” của Z.D Enhikeev, Nxb Đại học tổng hợp

Kazan xuất bản năm 1982 [134]; “Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự”

của I.L Trunov và L.K Trunova, Nxb Trung tâm pháp lý, Xankt - Peterburg xuất bản

năm 2003 [126]; “Tự do cá nhân và cưỡng chế trong tố tụng hình sự” của

I.L.Petrukhin, Nxb Khoa học, Mátxcơva xuất bản năm 1985 [128]… Những côngtrình này đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận về BPNC trong TTHS, như: kháiniệm BPNC; bản chất pháp lý của BPNC; căn cứ áp dụng các BPNC; chủ thể ápdụng BPNC; mục đích áp dụng BPNC;… Chẳng hạn như khi đề cập đến bản chấtpháp lý của BPNC, Z.D Enhikeev cho rằng các biện pháp ngăn chặn là một phạmtrù tố tụng đặc biệt, có ý nghĩa phòng ngừa [134, tr.6]; M.S Strogovich khẳng địnhcác biện pháp ngăn chặn là những biện pháp cưỡng chế hạn chế tự do của bị cáo, vớimục đích ngăn ngừa sự trốn tránh việc điều tra, xét xử [131, tr.150]… Về căn cứ ápdụng BPNC, nhiều học giả cũng có những quan niệm khác nhau Theo A.A.Philiusencô và Z.F Kôvriga - các nhà luật học Xô Viết thì: “Căn cứ áp dụng biệnpháp ngăn chặn là những dấu hiệu của tội phạm đã phát triển đến mức hình thànhquan hệ pháp luật hình sự và có vi phạm các nghĩa vụ tố tụng hình sự của bị cáo”[Dẫn theo 49, tr.39] Hay I.L Petrukhin và V.M Kornukov khi cho rằng căn cứ ápdụng BPNC không phải là những tài liệu, chứng cứ xác định bị cáo đã thực hiện tộiphạm hoặc sự kiện bị cáo thực hiện những vi phạm tố tụng, mà là sự dự báo có đầy

đủ căn cứ về khả năng thực hiện hành vi cản trở việc xác định sự thật hoặc tiếp tụcphạm tội của bị cáo [128, tr.83-84], [133, tr.13-17]… Như vậy, các công trình nghiênnày đã cung cấp những tri thức quan trọng để tác giả luận án tham khảo, kế

Trang 28

thừa nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận về biện pháp bắt người, như: bản chất pháp

lý, mục đích và căn cứ áp dụng biện pháp bắt người…

Sách “Criminal Justice” (Tư pháp hình sự) của Robert M Bohm, Nxb Mc

Graw Hill, xuất bản năm 1999 Cuốn sách đã đề cập đến hoạt động TTHS theo phápluật của Mỹ [132] Trong đó, việc áp dụng biện pháp bắt người (arrest) cũng như cácBPNC khác như tạm giữ người (book), tạm giam người (detention) hay nộp tiền bảolĩnh (bail) đối với nghi can trong các vụ án hình sự được áp dụng chủ yếu ở giaiđoạn điều tra ban đầu của tiến trình TTHS

Sách “Investigations - 150 things you should know” (150 điều cần biết về công

tác điều tra hình sự) của Louis A Tyska, Lawrence J Fennlly, Nxb ButterworthHeinemann, năm 1999 [130] Cuốn sách đề cập khá cụ thể những chỉ dẫn về cácchiến thuật ĐTHS, trong đó có chiến thuật áp dụng BPNC theo quy định của phápluật TTHS của Mỹ Tại chỉ dẫn số 4 đề cập đến vấn đề “Arrest and Detention: 21things you should know” (Bắt và tạm giam: 21 điều nên biết) đã đưa ra những lưu ýđối với ĐTV khi áp dụng biện pháp bắt, tạm giam Chỉ dẫn số 6 đề cập đến vấn đề

“Arrest Tactics” (Chiến thuật bắt) trong trường hợp bắt nghi can phạm tội (felonyarrest) nhằm giảm thiểu nguy cơ thương vong cho các bên

Sách “Handbuch fuer Keiminalisten” (Sổ tay điều tra hình sự) của K.H.

Speckhardt, K.M Boehme, D.F Wiesbacher, xuất bản năm 1982 [129] Cuốn sách

đã đưa ra những chỉ dẫn đối với cán bộ thực thi pháp luật khi áp dụng các BPNC vàcác biện pháp điều tra đối với những người phạm tội, trong đó làm rõ một số nhậnthức lý luận về bắt người phạm tội, căn cứ, trình tự, thủ tục và chiến thuật bắt dướigóc độ chiến thuật ĐTHS

Sách “ ” (Nghiên cứu so sánh chế độ TTHS Trung

- Mỹ) của Hàn Dương, Cao Vịnh, Tôn Liên Chung, Nxb Pháp chế Trung Quốc xuấtbản năm 2013 [125] Đây là tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về Luật TTHS của TrungQuốc và Mỹ Trong tài liệu này này, các tác giả đã so sánh những vấn đề cụ thể trongTTHS của hai quốc gia, như: chứng cứ, khởi tố, trình tự xét xử… trong đó có nhấnmạnh về các BPNC Chương 4 của cuốn sách đã phân tích làm rõ những vấn đề cơ

Trang 29

bản, như: khái niệm; những lý luận cơ sở và các nguyên tắc cơ bản của các BPNC;

hệ thống các BPNC trong luật TTHS của Trung Quốc và Mỹ (những quy định về bắtngười, giám sát nơi cư trú,…) Ngoài ra, các tác giả còn phân tích, so sánh việc ápdụng BPNC của hai quốc gia cũng như lý giải sự giống và khác nhau đó Tuy nhữngvấn đề này chưa được đề cập sâu, nhưng cũng đã gợi mở cho tác giả trong quá trìnhnghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm để triển khai trong luận án

Dưới cấp độ luận án tiến sĩ, quá trình khảo sát cho thấy một số công trình đã

nghiên cứu về biện pháp bắt người, tiêu biểu là luận án Phó Tiến sĩ luật học “Меры

по предотвращению советского уголовного” (Các BPNC trong TTHS Xô viết)

của П М Давыдов Lenigrad, năm 1953 [135] Luận án đã làm rõ những vấn đề lýluận và pháp luật thực định về BPNC cũng như thực trạng áp dụng BPNC Trên cơ

sở đó, tác giả đã phân tích đánh giá những ưu điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhâncủa tồn tại, hạn chế khi áp dụng BPNC trong hoạt động TTHS để đề xuất các giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng

Qua nghiên cứu các công trình ở ngoài nước cho thấy, mặc dù những vấn đề màcác công trình này luận giải mang tính đặc thù ở quốc gia đó nhưng ít nhiều đã làm rõđược một số nhận thức cơ bản về biện pháp bắt người dưới góc độ là BPNC cũng nhưbiện pháp nghiệp vụ Những công trình này dù chưa nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống

về biện pháp bắt người nhưng cũng là những tư liệu rất quý báu trong việc tiếp cận,nghiên cứu một số vấn đề của luận án, như: nhận thức lý luận về biện pháp bắt người;kinh nghiệm lập pháp quốc tế về biện pháp bắt người đối với Việt Nam…

1.2 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu

Trên cơ sở khái quát những nội dung chính trong các công trình nghiên cứunêu trên, cho thấy các công trình này cũng đã đạt được những thành tựu nhất định;nhiều nội dung có liên quan đến đề tài luận án đã được làm sáng tỏ và có giá trị rất

cơ bản để kế thừa, phát triển trong nghiên cứu đề tài Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn

đề liên quan đến đề tài luận án chưa được giải quyết triệt để hoặc chưa được đặt ratrong các công trình nghiên cứu đã công bố Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về những vấn đề lý luận và các quy định của pháp luật TTHS về

biện pháp bắt người

Trang 30

Các công trình nghiên cứu đã phân tích làm rõ được một số vấn đề lý luận vềbiện pháp bắt người, như: khái niệm, đặc trưng pháp lý, các yếu tố tác động…nhưng chủ yếu được thể hiện trong BPNC nói chung, vì vậy chưa cho thấy được sựkhác biệt mang tính đặc thù của biện pháp bắt người Bên cạnh đó, các công trìnhnày cũng đã phân tích các quy định của pháp luật TTHS về biện pháp bắt người, tuynhiên, đối với việc nghiên cứu này, một số công trình đã dựa trên quy định của Bộluật TTHS năm 1988; nhiều công trình dựa trên quy định của Bộ luật TTHS năm2003; và chỉ có số ít công trình nghiên cứu có đề cập đến Bộ luật TTHS năm 2015nhưng chủ yếu ở phạm vi bài báo khoa học nên chưa đi sâu nghiên cứu một cách hệthống và đầy đủ về biện pháp bắt người Dẫu vậy, những thành tựu, kết quả nghiêncứu này cũng có giá trị tham khảo rất quan trọng để nghiên cứu sinh phân tích làm

rõ những nhận thức lý luận về biện pháp bắt người cũng như các quy định của phápluật TTHS về biện pháp bắt người trong luận án của mình

Thứ hai, về thực trạng áp dụng biện pháp bắt người trong pháp luật TTHS

Các công trình nghiên cứu đã khảo sát, phân tích đánh giá được thực trạng ápdụng biện pháp bắt người trong pháp luật TTHS, trong đó có chỉ ra được những ưuđiểm cũng như những tồn tại, hạn chế và vi phạm trong việc áp dụng Đặc biệt, cáccông trình nghiên cứu đã bước đầu phân tích làm rõ nguyên nhân của những tồn tại, hạnchế và vi phạm đó Đây là những dữ liệu quý giá giúp nghiên cứu sinh đánh giá, nhậnxét về thực trạng áp dụng biện pháp bắt người trong pháp luật TTHS; tìm hiểu và lý giảicác nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, thiếu sót đó Tuy nhiên vẫn chưa có một côngtrình nào nghiên cứu, đánh giá một cách chuyên sâu và toàn diện về thực trạng áp dụngbiện pháp bắt người trong TTHS, như: nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế và

vi phạm trong áp dụng biện pháp bắt người chưa được chỉ ra một cách đầy đủ hoặcmới chỉ dừng ở mức độ nêu ra mà chưa có sự luận giải sâu sắc; số liệu khảo sát thựctrạng cũng đã lâu cho nên chưa phản ánh được sự thay đổi trong thời gian gần đây…

Thứ ba, về giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp bắt người trong

pháp luật TTHS

Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các nhóm giải pháp, như:hoàn thiện quy định của pháp luật; giải pháp về nhận thức; giải pháp về áp dụng

Trang 31

pháp luật Các giải pháp đưa ra đều dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn nhấtđịnh Các kết quả nghiên cứu này đã cung cấp các luận cứ quan trọng cho việc thiết

kế các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp bắt người trong pháp luậtTTHS Việt Nam trong thời gian tới Tuy nhiên có thể thấy những giải pháp đặt racòn đơn lẻ, thiếu tính hệ thống giữa các giải pháp

1.3 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án

Trên cơ sở đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu nêu trên, căn cứ vào mụcđích, nhiệm vụ đã đặt ra, luận án cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ những vấn đề cơbản sau đây theo hướng mới hoặc rộng hơn hoặc sâu hơn:

Một là, nghiên cứu làm sáng tỏ thêm một số lý luận cơ bản về biện pháp bắt

người, như: khái niệm; đặc trưng pháp lý; phân loại biện pháp bắt người; mối quan

hệ giữa biện pháp bắt người với các BPNC khác trong TTHS; các yếu tố cơ bản tácđộng đến việc áp dụng biện pháp bắt người trong TTHS Đặc biệt, luận án sẽ đặt ranghiên cứu, luận giải về sự điều chỉnh pháp luật đối với biện pháp bắt người trongTTHS Đây cũng là vấn đề lý luận mới;

Hai là, phân tích các quy định trong Bộ luật TTHS năm 2015 về biện pháp bắt

người, như: căn cứ, thẩm quyền và trình tự thủ tục áp dụng để có ý kiến đề xuất sửađổi cho phù hợp;

Ba là, khảo sát, đánh giá toàn diện và sâu sắc thực trạng áp dụng biện pháp bắt

người trong pháp luật TTHS ở nước ta từ năm 2008 đến hết năm 2017, trong đó nêubật được những kết quả đạt được, chỉ ra những tồn tại, thiếu sót và vi phạm trongthực tiễn áp dụng; luận giải một cách đầy đủ và sâu sắc nguyên nhân của những tồntại, thiếu sót và vi phạm đó;

Bốn là, đưa ra các dự báo, nghiên cứu xác lập các giải pháp nâng cao hiệu quả

áp dụng biện pháp bắt người trong pháp luật TTHS Các giải pháp đề xuất đều phải

có cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc, đảm bảo tính hệ thống, vừa mang tính trướcmắt, vừa thể hiện tính chiến lược lâu dài

Trên cơ sở những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu nêu trên, luận án đặt ra cáccâu hỏi nghiên cứu sau đây:

Trang 32

Thứ nhất, lý luận cơ bản về biện pháp bắt người trong TTHS bao gồm những

vấn đề gì? Giả thuyết nghiên cứu cho câu hỏi này đó là lý luận cơ bản về biện phápbắt người trong TTHS rất phong phú, bao gồm nhiều nhóm vấn đề, trong đó cónhững vấn đề, như: khái niệm, đặc trưng pháp lý, phân loại biện pháp bắt người vàmối quan hệ giữa biện pháp bắt người với các BPNC khác trong TTHS; điều chỉnhpháp luật đối với biện pháp bắt người trong TTHS; các yếu tố cơ bản tác động đếnviệc áp dụng biện pháp bắt người trong TTHS Việt Nam Việc làm rõ giả thuyếtnghiên cứu này sẽ được trình bày trong Chương 2

Thứ hai, pháp luật TTHS Việt Nam quy định về biện pháp bắt người qua từng

thời kỳ như thế nào? Giả thuyết nghiên cứu ở đây là biện pháp bắt người được quyđịnh từ rất sớm và liên tục được hoàn thiện qua các lần sửa đổi, bổ sung văn bảnpháp lý điều chỉnh hoạt động này Các văn bản quy phạm pháp luật TTHS, nhất làcác bộ luật TTHS đều quy định cụ thể về biện pháp bắt người trên các phương diện,như: các trường hợp bắt người; căn cứ áp dụng; thẩm quyền áp dụng; thủ tục ápdụng Việc chứng minh giả thuyết này sẽ được làm rõ trong Chương 3

Thứ ba, thực trạng áp dụng các quy định của Bộ luật TTHS năm 2003 về biện

pháp bắt người trong thời gian qua như thế nào? Giả thuyết nghiên cứu cần đượcxác định ở đây là trong thời gian qua việc áp dụng các quy định của Bộ luật TTHSnăm 2003 về biện pháp bắt người đã đạt được những kết quả nhất định, chuyển biếntích cực theo từng năm, góp phần quan trọng vào công tác đấu tranh phòng, chốngtội phạm Tuy nhiên, việc áp dụng này vẫn có những tồn tại, thiếu sót và vi phạmnhất định, điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau Giả thuyết này sẽđược chứng minh trong Chương 3 của luận án

Thứ tư, để nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp bắt người trong pháp luật

TTHS ở Việt Nam cần tiến hành các giải pháp nào? Giả thuyết nghiên cứu đưa ra đó

là cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp, như: kiện toàn bộ máy CQĐT; nâng caotrình độ pháp luật, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp củanhững người tiến hành tố tụng trong CQĐT; hoàn thiện các quy định của pháp luậtTTHS về biện pháp bắt người… Nội dung giả thuyết này sẽ được làm rõ trongChương 4 của luận án

Trang 33

Kết luận Chương 1

Xuất phát từ vị trí quan trọng của biện pháp bắt người đối với hoạt động giảiquyết vụ án hình sự, hệ thống pháp luật TTHS của nhiều quốc gia trên thế giới đềuquy định về biện pháp bắt người Ở Liên Xô cũ, các nước XHCN ở Đông Âu, LiênBang Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ… đã có nhiều công trình nghiên cứu về các BPNCnói chung và biện pháp bắt người nói riêng với phạm vi, mức độ sâu sắc khác nhau.Theo đó, hệ thống các công trình này cũng đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơbản về BPNC trong TTHS, như: khái niệm; bản chất pháp lý; căn cứ áp dụng; chủthể áp dụng; mục đích, ý nghĩa của việc áp dụng BPNC; … Ở trong nước, thời gianqua đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu, đề cập đến biện pháp bắt người.Mặc dù tiếp cận, nghiên cứu về biện pháp bắt người dưới nhiều khía cạnh khácnhau, nhưng có thể khái quát chung các công trình này đều nghiên cứu về biện phápbắt người trên các phương diện, như: lý luận, thực trạng áp dụng và giải pháp nângcao hiệu quả áp dụng biện pháp bắt người trong pháp luật TTHS

Nghiên cứu tổng quan về các công trình nghiên cứu đó cho thấy đây là lĩnhvực nghiên cứu đã đạt được nhiều thành tựu to lớn; một số vấn đề lý luận và thựctiễn về biện pháp bắt người cũng đã được làm sáng tỏ, do đó rất có giá trị để luận án

kế thừa và phát triển Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, trong các công trìnhnghiên cứu vẫn còn những vấn đề liên quan đến đề tài luận án còn để ngỏ, nhiều vấn

đề được đề cập nhưng chưa được luận giải một cách triệt để và sâu sắc, như: mốiquan hệ giữa biện pháp bắt người với các BPNC khác trong TTHS; điều chỉnh phápluật đối với biện pháp bắt người trong TTHS… Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh đãxác định rõ những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ trong luận án

Trang 34

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI

TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

2.1 Khái niệm, đặc trưng pháp lý, phân loại biện pháp bắt người và mối quan hệ giữa biện pháp bắt người với các biện pháp ngăn chặn khác trong tố tụng hình sự

2.1.1 Khái niệm và đặc trưng pháp lý của biện pháp bắt người trong tố tụng hình sự

Trong hệ thống các BPNC trong TTHS, bắt người là biện pháp quan trọngđược áp dụng rất phổ biến Việc áp dụng biện pháp bắt người không chỉ có ý nghĩa

to lớn đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và việc giảiquyết các nhiệm vụ của quá trình TTHS nói riêng mà còn gắn liền với việc hạn chếquyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, nhất là các quyền tự do cá nhân được Hiếnpháp ghi nhận và bảo đảm Do đó, việc nghiên cứu làm sáng tỏ khái niệm biện phápbắt người cũng như các đặc trưng pháp lý của nó có ý nghĩa quan trọng trong việcnâng cao nhận thức cho cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, đồng thờiđảm bảo cho việc áp dụng biện pháp bắt người được đúng pháp luật, bảo vệ đượcquyền con người, quyền công dân

Bắt là một thuật ngữ đã có từ lâu và được sử dụng nhiều trong đời sống xã hội.Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội xuất bản năm 1992thì: “Bắt là một động từ diễn tả sự nắm lại, giữ lại một người hay một sinh vật nào

đó không để cho tự do hoạt động hoặc cử động” [88, tr.60] Còn theo Từ điển TiếngViệt của Nxb Đà Nẵng xuất bản năm 2001, bắt là “Nắm lại, giữ lại, không để cho tự

do hoạt động hoặc cử động” [87, tr.44] Theo các cách giải thích nêu trên, bắt đượchiểu là hoạt động của con người, được thể hiện bằng việc chủ động tác động (nắmlại, giữ lại) lên một đối tượng khác nhằm mục đích không cho đối tượng ấy tự dohoạt động hoặc cử động (kiểm soát và giám sát đối tượng ấy) Như vậy, bắt được bắtđầu khi chủ thể thực hiện hành động nắm, giữ và kết thúc khi hành động nắm giữ đóchấm dứt Bắt ở đây được hiểu theo nghĩa rộng Khi tiếp cận bắt với tư cách là một

Trang 35

BPNC trong TTHS, do chưa có định nghĩa pháp lý về biện pháp bắt người, cho nên

đã có nhiều quan điểm khác nhau, đáng chú ý là một số quan điểm sau:

Theo Từ điển Bách khoa CAND của Nxb CAND xuất bản năm 2005: “Bắtngười phạm tội là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, được tiến hànhtheo quy định của pháp luật và theo lệnh của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa ánnhằm chặn đứng hành vi phạm tội và không gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố,

xét xử cũng như việc đảm bảo thi hành luật ” [86, tr.35] Khái niệm này đã nêu rõ

được chủ thể áp dụng và mục đích áp dụng biện pháp bắt người Tuy nhiên, việc xácđịnh chủ thể áp dụng biện pháp bắt người là CQĐT, Tòa án và VKS là không đầy đủ

vì ngoài các chủ thể này ra thì các chủ thể khác cũng có thẩm quyền áp dụng biệnpháp bắt người, như đối với bắt người phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy

nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt Ngoài ra, khái niệm này chưa thể hiệnđược đối tượng bị áp dụng biện pháp bắt người là đối tượng nào

Theo tác giả Nguyễn Văn Điệp:

Bắt là biện pháp cưỡng chế được quy định trong luật tố tụng hình sự do

cơ quan, người có thẩm quyền do luật định áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặcngười chưa bị khởi tố; người đang có hành vi phạm tội quả tang hoặc đang bịtruy nã khi có căn cứ do Bộ luật tố tụng hình sự quy định, nhằm kịp thời ngănchặn tội phạm, ngăn chặn việc bị can, bị cáo gây khó khăn cho việc điều tra,truy tố, xét xử và thi hành án [34, tr.12-13]

Trong khái niệm này, tác giả đã nêu rõ được bản chất, chủ thể có thẩm quyền

áp dụng, căn cứ áp dụng, đối tượng bị áp dụng và mục đích áp dụng biện pháp bắtngười Trong đó, tác giả đã nêu rõ đối tượng bị áp dụng biện pháp bắt người là bịcan, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố; người đang có hành vi phạm tội quả tanghoặc đang bị truy nã Có thể thấy, người chưa bị khởi tố bao gồm cả người đang cóhành vi phạm tội quả tang cho nên nội hàm của đối tượng bị áp dụng biện pháp bắtngười đã có sự trùng lặp

Tác giả Nguyễn Trọng Phúc cho rằng: “Bắt người trong tố tụng hình sự là giữ

người có hành vi phạm tội, không để cho họ tiếp tục phạm tội” [51, tr.50] Có thể

thấy, nội hàm của khái niệm này quá đơn giản khi mới chỉ nêu được đối tượng bị áp

Trang 36

dụng (người có hành vi phạm tội) và mục đích của việc áp dụng biện pháp bắt người(không để cho họ tiếp tục phạm tội) Như vậy, trong khái niệm này còn thiếu chủ thể

áp dụng, căn cứ áp dụng… Và ngay cả mục đích áp dụng là không để cho họ tiếptục phạm tội cũng chưa đầy đủ

Tác giả Nguyễn Quang Nghĩa quan niệm:

Bắt là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do những cơ quan cóthẩm quyền tiến hành đối với bị can, bị cáo và những người đang có hành vichuẩn bị thực hiện tội phạm, đã hoặc đang thực hiện hành vi phạm tội, nhằmkịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa người phạm tội trốn tránh, tạo điềukiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án [48, tr.7]

Có thể thấy, khái niệm bắt người mà tác giả đưa ra cũng đã nêu rõ được bảnchất của biện pháp bắt người, chủ thể áp dụng, đối tượng áp dụng và mục đích ápdụng Tuy nhiên việc xác định chủ thể áp dụng biện pháp bắt người là những cơquan có thẩm quyền là chưa chính xác, vì ngoài những cơ quan này, đối với bắtngười phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã thì bất kỳ ai cũng có quyềnbắt Bên cạnh đó, khái niệm cũng xác định đối tượng bị áp dụng biện pháp bắt người

là bị can, bị cáo và những người đang có hành vi chuẩn bị thực hiện tội phạm, đãhoặc đang thực hiện hành vi phạm tội, là quá rộng; hơn nữa việc không xác định căn

cứ bắt người trong khái niệm cũng sẽ gây ra cách hiểu sai lầm là tất cả các đối tượngtrên đều bị áp dụng biện pháp bắt

Theo tác giả Trần Quang Tiệp:

Bắt người là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, do người có thẩmquyền áp dụng, tạm thời hạn chế tự do thân thể đối với bị can, bị cáo hoặc ngườichưa bị khởi tố (trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang) theo nhữngtrình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định, nhằm ngăn chặn tội phạm,người thực hiện tội phạm trốn tránh pháp luật, bảo đảm cho việc tiến hành hoạtđộng điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án [78, tr.73-74]

Khái niệm trên đã đúng khi xác định bản chất cưỡng chế của biện pháp bắtngười là tạm thời hạn chế tự do thân thể của người bị áp dụng, đồng thời khẳng địnhviệc bắt người phải tuân theo những thủ tục do pháp luật TTHS quy định, tuy nhiên

Trang 37

lại không nêu rõ căn cứ áp dụng biện pháp bắt người Bên cạnh đó, đối tượng bị ápdụng biện pháp bắt người được nêu ra trong khái niệm, ngoài bị can, bị cáo còn cóngười chưa bị khởi tố là rất rộng Bởi vì người chưa bị khởi tố có thể là người nghivấn liên quan đến vụ án hoặc không liên quan đến vụ án.

Khái niệm biện pháp bắt người trong Giáo trình Luật TTHS Việt Nam, Họcviện CSND cũng có nhiều điểm tương đồng với quan niệm của tác giả Trần QuangTiệp khi cho rằng:

Bắt người là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được áp dụng với

bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố thì áp dụng trong trường hợp khẩncấp hoặc phạm tội quả tang nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa họtrốn tránh pháp luật, tạo điều kiện cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và chấphành bản án hình sự [39, tr.175]

Khái niệm này đã không nêu được chủ thể áp dụng biện pháp bắt người

Ngoài các quan niệm nêu trên, còn khá nhiều các khái niệm khác nhau về biệnpháp bắt người được trình bày trong các công trình nghiên cứu khác Nói chung, cáckhái niệm này đều được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu các quy định của Bộ luậtTTHS năm 1988 (sửa đổi, bổ sung năm 1990, 1992 và 2000) và Bộ luật TTHS năm

2003 về biện pháp bắt người Số ít các khái niệm được xây dựng trên cơ sở các quyđịnh của Bộ luật TTHS năm 2015, như tác giả Phạm Mạnh Hùng cho rằng: “Bắtngười là biện pháp ngăn chặn, áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩncấp, người phạm tội quả tang, bị can, bị cáo, người đang bị truy nã hoặc người bịyêu cầu dẫn độ” [43, tr.206] Tuy nhiên khái niệm mới này chỉ phản ánh được đốitượng bị áp dụng biện pháp bắt người, mà chưa thể hiện được chủ thể áp dụng, căn

cứ áp dụng và mục đích áp dụng biện pháp bắt người… Khái niệm này có chỉ ra bảnchất của biện pháp bắt là BPNC, tuy nhiên bản chất này chưa hoàn toàn chính xácbởi vì ngoài BPNC trong TTHS còn có BPNC hành chính

Tóm lại, hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về biện pháp bắt người.Các khái niệm này đã nêu được nhiều khía cạnh của biện pháp bắt người Về cơ bản,các khái niệm đều thống nhất đề cập đến bản chất pháp lý của biện pháp bắt người

là cưỡng chế nhà nước nói chung và cưỡng chế trong TTHS nói riêng Tuy nhiên,

Trang 38

nhìn chung các khái niệm này chưa đầy đủ khi chưa phản ánh hết được các đặctrưng pháp lý của biện pháp bắt người, như: bản chất pháp lý; thẩm quyền áp dụng;đối tượng bị áp dụng; căn cứ áp dụng; mục đích áp dụng Do đó để có cơ sở khoahọc đưa ra khái niệm biện pháp bắt người một cách đầy đủ và toàn diện, theo chúngtôi cần làm rõ các đặc trưng pháp lý này.

2.1.1.1 Bản chất pháp lý của biện pháp bắt người

Trong xã hội XHCN, giáo dục, thuyết phục là phương pháp chủ yếu, cơ bản đểthực hiện các chức năng quản lý nhà nước, quản lý xã hội trên các phương diệnchính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Điều này được lý giải từ tính xã hội rộng rãi củaNhà nước ta: Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; trong đó mọi chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều xuất phát từ lợiích của Nhân dân Tuy nhiên, vẫn còn đó một bộ phận cá nhân có ý thức pháp luậtchưa cao, chưa tuân thủ chặt chẽ các quy tắc của cuộc sống XHCN, chưa chấp hànhnghiêm chỉnh các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật… Bên cạnh đó, các thế lực thù địchluôn tìm đủ mọi cách để chống phá Đảng và Nhà nước ta, hòng lật đổ chế độ XHCN

ở nước ta Do đó, bên cạnh biện pháp giáo dục, thuyết phục, việc áp dụng biện phápcưỡng chế là cần thiết, phù hợp với bản chất xã hội rộng rãi của Nhà nước ta, bởi lẽviệc áp dụng biện pháp cưỡng chế cũng nhằm bảo vệ lợi ích chung của xã hội, trong

đó có lợi ích của cá nhân Có thể nói, biện pháp giáo dục, thuyết phục và biện phápcưỡng chế có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó giáo dục,thuyết phục tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cưỡng chế có hiệu quả, ngược lạicưỡng chế tốt cũng có ý nghĩa nâng cao tính giáo dục, thuyết phục, làm cho giáodục, thuyết phục mang tính nhân văn hơn

Theo Đại từ điển Tiếng Việt do Nxb Văn hóa - thông tin xuất bản năm 1998:

“Cưỡng chế là bắt phải tuân theo bằng sức mạnh quyền lực” [121, tr.599] Căn cứvào loại vi phạm pháp luật khác nhau, cưỡng chế cũng có được chia thành các loạikhác nhau, như: cưỡng chế dân sự, cưỡng chế hành chính, cưỡng chế hình sự vàcưỡng chế TTHS Trong đó, biện pháp cưỡng chế TTHS được hiểu là cách thức thựchiện quyền lực nhà nước do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp

Trang 39

dụng theo những thủ tục được pháp luật TTHS quy định, tác động lên tư tưởng, thânthể, hành vi của người tham gia tố tụng, buộc họ phải thực hiện nhằm bảo đảm chocác hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được thực thi đúng pháp luật.Biện pháp bắt người là BPNC nói riêng và là biện pháp cưỡng chế trong TTHSnói chung Do đó, bản chất pháp lý của biện pháp bắt người chính là sự cưỡng chếcủa nhà nước mang tính ngăn chặn được áp dụng trong những trường hợp cần thiếtcủa hoạt động TTHS nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đấu tranh phòng, chốngtội phạm.

Thứ nhất, về sự cưỡng chế của nhà nước Bản chất pháp lý này được xác định

cụ thể bởi nội dung và tính chất của sự cưỡng chế thể hiện trong khi áp dụng biệnpháp bắt người

Về tính chất của sự cưỡng chế, áp dụng biện pháp bắt người chính là sự tácđộng trực tiếp của Nhà nước và xã hội lên đối tượng bị áp dụng Sự tác động này thểhiện ý chí đơn phương của Nhà nước mà không bị cản trở hay phụ thuộc vào ý chícủa bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào Các quyết định, lệnh bắt người của cơ quan,người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có tính chất bắt buộc đối với người tham gia

tố tụng, các cơ quan Nhà nước, tổ chức và cá nhân Quyết định, lệnh bắt người làmphát sinh quan hệ pháp luật TTHS giữa một bên là chủ thể có thẩm quyền áp dụngbiện pháp bắt người và một bên là người bị bắt, từ đó phát sinh quyền và nghĩa vụpháp lý của các bên Theo quy định của pháp luật TTHS Việt Nam hiện hành, chủthể có thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt người chủ yếu là người có thẩm quyền tiếnhành tố tụng Bên cạnh đó, còn có sự tham gia của chính quyền địa phương, cơquan, tổ chức và các cá nhân khác, như: chính quyền địa phương tham gia hỗ trợviệc bắt người, chứng kiến việc bắt người, lập biên bản và giải người bị bắt phạm tộiquả tang đến CQĐT; đại diện của cơ quan, tổ chức tham gia với tư cách là ngườichứng kiến; cá nhân tham gia vào việc bắt người với tư cách là người chứng kiếnhoặc là người trực tiếp bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã…Tuy nhiên cần phải nhận thức rõ cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụngcũng chỉ thực hiện quyền lực trong khuôn khổ pháp luật, ở mức độ tối thiểu, trongnhững trường hợp thật cần thiết, không được tùy tiện ra các quyết định hoặc lệnh bắt

Trang 40

người trái pháp luật Hơn nữa, các chủ thể này phải có nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm

và bảo vệ các quyền của người bị bắt, như: quyền được pháp luật bảo hộ về sứckhoẻ, danh dự và nhân phẩm; quyền được nhờ người bào chữa… Bên cạnh đó, vềphía người bị bắt có nghĩa vụ chấp hành lệnh, quyết định bắt người và yêu cầu của

cơ quan có thẩm quyền bắt người Trong trường hợp người bị bắt chống đối, khôngchấp hành thì chủ thể có thẩm quyền bắt người có thể áp dụng các biện pháp cưỡngchế cần thiết để bảo đảm, thậm chí cả việc sử dụng vũ lực để khóa trói, vô hiệu hóa

sự kháng cự, chống đối từ phía người bị bắt

Về nội dung của sự cưỡng chế, áp dụng biện pháp bắt người chính là sự tácđộng lên thân thể, tư tưởng, tâm lý và hành vi của chính người bị bắt qua đó hạn chếquyền tự do cá nhân của người bị bắt Vấn đề này cũng được được một số tác giảkhẳng định [131, tr.150], [49, tr.30] “Bắt là một động từ diễn tả sự nắm lại, giữ lạimột người hay một sinh vật nào đó không để cho tự do hoạt động hoặc cử động”[88, tr.60], do đó, áp dụng biện pháp bắt người thực chất là sự tác động lên thân thểcủa người bị bắt bằng việc giữ và giải người bị bắt về cơ quan có thẩm quyền; thậmchí trong trường hợp người bị bắt có hành vi chống đối, chống trả thì lực lượng thihành biện pháp bắt người được phép sử dụng vũ lực để khống chế, trấn áp và vôhiệu hóa sự chống cự của đối tượng Như vậy, mức độ tác động lên thân thể củangười bị bắt phụ thuộc vào chính ý thức chấp hành của họ Và chính sự tác động lênthân thể của người bị bắt đã ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng, tâm lý và hành vi của

họ Điều này được thể hiện thông qua việc áp dụng biện pháp bắt người sẽ tác độngđến ý thức và ngăn chặn một số hành vi nhất định của đối tượng, như: hành vi thựchiện tội phạm; tiếp tục phạm tội; hành vi bỏ trốn; cản trở việc điều tra, truy tố, xét

xử, thi hành án Cùng với sự tác động lên thân thể, tư tưởng, tâm lý và hành vi củangười bị bắt, việc áp dụng biện pháp bắt người còn dẫn đến sự hạn chế một sốquyền thiết thân nhất của người bị bắt, như: quyền bất khả xâm phạm về thân thể,quyền tự do đi lại, cư trú, Khi áp dụng biện pháp bắt người, các quyền thiết thânnhất của người bị bắt bao giờ cũng bị hạn chế ở mức độ nhất định Do đó, biện phápbắt người phải được áp dụng với đầy đủ các căn cứ luật định, tuân thủ nghiêm ngặtcác quy định về thẩm quyền và thủ tục áp dụng Các BPNC nói chung đều hạn chế

Ngày đăng: 04/10/2019, 15:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w