Về quan hệ quyền lực trong giao tiếp gia đình, xét dưới góc độ lý thuyết, chúng tôi cho rằng có thể phân chia thành ba loại tương quan chủ yếu căn cứ vào nguồn gốc của quyền lực- vị trí
Trang 1GIÁ TRỊ VĂN HÓA - QUYỀN LỰC ĐƯỢC ĐÁNH DẤU QUA HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ TRONG GIAO TIẾP GIA ĐÌNH NGƯỜI VIỆT
Ths Lương Thị Hiền (K.Văn- ĐHSPHN)
I MỞ ĐẦU
Mỗi nền văn hoá có một hệ thống giá trị văn hóa riêng Dựa trên kết quả điều tra các doanh nghiệp đa quốc gia (IBM) ở 64 nước, giáo sư Geert Hofstede (1991) thuộc trường Đại học Limburg tại Maastricht, Hà
Lan đã đưa ra 5 tiêu chí nhằm chỉ ra sự khác biệt văn hóa giữa các quốc
gia, bao gồm: 1- Khoảng cách quyền lực gần hay xa trong các thứ bậc 2-Chỉ số cá nhân/ tập thể chỉ mức độ phụ thuộc và độc lập của cá nhân đối với tập thể 3- Tính nam và tính nữ liên quan đến sự phân bố vai trò giới trong
xã hội 4- Tính cẩn trọng chỉ mức độ lo lắng, hồi hộp mà các thành viên trong nền văn hóa cảm thấy khi bị đe dọa bởi các tình huống không rõ ràng hoặc không chắc chắn 5- Định hướng dài hạn gắn với sự bền chí và tính tiết kiệm; và định hướng ngắn hạn gắn với sự tôn trọng truyền thống, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ xã hội và giữ thể diện
Những kết quả nghiên cứu của G Hofstede được sử dụng làm khung cho những nghiên cứu về ứng xử ngôn ngữ trong các ngữ cảnh giao tiếp văn hóa và giao tiếp giao văn hóa Vận dụng thước đo của G Hofstede, trong phạm vi ngữ liệu hội thoại gia đình người Việt, chúng tôi tập trung vào giá trị văn hóa- xã hội thường được nói đến với tư cách tiêu chí đầu
tiên: sự phân cấp về quyền lực (power hierachy) Theo G Hofstede , sự
phân cấp quyền lực chỉ mức độ phân bố và chấp nhận quyền lực theo định chế trong các tổ chức có thứ bậc như: gia đình (bố mẹ và con cái), trường học (thầy và trò), nơi làm việc (chủ và thợ), các hình thức tổ chức chính trị tập trung hoặc phân chia quyền lực… Sự bất bình đẳng quyền lực là nhân tố nền tảng trong bất cứ xã hội nào, và các mối quan hệ quyền
Trang 2lực khác nhau trong xã hội đã điều chỉnh các quyết định lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ ở những cách thức và mức độ khác nhau
Trong phạm vi bài viết, chúng tôi bước đầu xem xét các hành động ngôn từ trong mối quan hệ với giá trị văn hóa – quyền lực ở phạm vi
hội thoại gia đình người Việt Số lượng cuộc thoại được khảo sát là 114, dựa trên một số quan hệ cơ bản như ông, bà- cháu; cậu, mợ, dì - cháu;
bố, mẹ- con; vợ- chồng… trong các tác phẩm văn học, bao gồm “Tuyển tập Nam Cao” - tập 1, tập 2, NXB Văn học, H 2004, “Nguyễn Công Hoan- truyện ngắn chọn lọc”- NXB Văn học, H, 2004, và tiểu thuyết
“Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng, NXB Văn học, H, 2004.
Về quan điểm để nhận diện “hành động ngôn từ”, chúng tôi đồng ý
với tác giả Mai Xuân Huy (2005) cho rằng: Để nhận diện các hành vi
ngôn ngữ nói chung, cần phải nhận ra được đích giao tiếp hay đích
ngôn trung của lời nói Nói cách khác, chính đích ngôn trung hoặc mục
đích giao tiếp của lời nói khi phát ra có một giá trị xác định đặc điểm và bản chất, hay “danh tính của hành vi ngôn ngữ”.
Về quan hệ quyền lực trong giao tiếp gia đình, xét dưới góc độ lý thuyết, chúng tôi cho rằng có thể phân chia thành ba loại tương quan chủ
yếu căn cứ vào nguồn gốc của quyền lực- vị trí của nhân vật giao tiếp
trong tổ chức gia đình, họ tộc: (1) Giao tiếp với người trên quyền (Con với bố, mẹ; cháu với ông, bà, chú, bác ), (2) Giao tiếp với người bằng quyền (vợ và chồng), (3) Giao tiếp với người dưới quyền (bố, mẹ với con; ông, bà với cháu…)
Giá trị của tham biến quyền lực trong việc lựa chọn các hành động ngôn từ được hiểu như là sự huy động các nguồn lực ngôn từ của các chủ thể giao tiếp nhằm tạo những ảnh hưởng đến đối tượng giao tiếp, cụ thể là gây ra sự tác động, thay đổi, biến chuyển, chỉ đạo… hành động hay thái
Trang 3độ của đối tượng giao tiếp Nhằm thiết lập một tương quan quyền lực phù hợp với vị trí của mình, người tham gia hội thoại phải tiến hành lựa chọn các hành động ngôn từ thích hợp để xây dựng chiến thuật giao tiếp, hướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định
II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1 Phạm vi hoạt động của các hành động ngôn từ
Thống kê sự xuất hiện của các hành động ngôn từ trong phạm vi 114 cuộc thoại giao tiếp gia đình, chúng tôi nhận thấy có một sự biến thiên đi
từ cực này đến cực khác, từ “không” đến “có” Mức chênh lệch trong sử
dụng hành động ngôn từ của các nhân vật giao tiếp thuộc địa vị quyền lực khác nhau: ông, bà- cháu; cậu, mợ, dì - cháu; bố, mẹ- con; vợ- chồng…
là điều dễ dàng nhận ra Cụ thể là:
giao tiếp ở giao tiếp với người trên, giao tiếp với người dưới và giao tiếp ngang bằng: Bàn, Cam kết, Cảm thán, Đe dọa, Đoán, Đồng ý, Giải thích, Gọi, Kể, Khen, Khoe, Nhận xét, Phàn nàn, Phủ nhận, Thông báo, Thuyết phục, Đề nghị.
trên mà không xuất hiện trong giao tiếp với người dưới: Giải trình, Mách, Thanh minh, Thỉnh cầu, Van lạy, Xin phép, Xin lỗi.
dưới mà không xuất hiện trong giao tiếp với người trên: Cấm, Cảnh báo, Cho phép, Chê, Chế giễu, Chửi, Chỉ đạo, Khuyên can, Mắng, Mắng
“yêu”, Mỉa, Nhắc nhở, Ra lệnh, Rủa, Sai bảo, Trách, Yêu cầu.
Thách thức, Tố cáo; ngược lại có những hành động ngôn từ hoàn toàn
Trang 4không có mặt trong giao tiếp vợ chồng: Cho phép, Xin phép, Giải trình, Mách, Rủa.
Như vậy, trong số các hành động ngôn từ xuất hiện ở 114 cuộc thoại gia đình được khảo sát, một số nhóm hành động ngôn từ có phạm vi hành chức rất hạn chế Thông thường những hành động ngôn từ này chỉ xuất hiện trong những tương quan quyền lực dường như được dành riêng cho chúng Sự có mặt của chúng ở địa hạt khác sẽ làm biến đổi hoàn toàn tính chất mối quan hệ quyền lực giữa các nhân vật giao tiếp Điều này cho thấy sự lựa chọn các nhóm hành động ngôn từ trong giao tiếp gia đình chịu một tác động mang tính năng động của áp lực quyền lực; tuy nhiên, tác động đó không đồng đều Yếu tố quyết định sự có mặt hay vắng mặt của một số hành động ngôn từ là do sự thay đổi tương quan quyền giữa chủ thể giao tiếp và đối tượng giao tiếp
Căn cứ vào áp lực quyền lực đối với các hành động ngôn từ và tính loại biệt, đặc trưng của từng hành động ngôn từ trong hội thoại gia đình, chúng tôi tạm phân thành hai loại:
Trong một số trường hợp, khi chủ thể giao tiếp thực hiện hành động ngôn từ nào đó, ngay lập tức tương quan quyền lực của chủ thể giao tiếp
và đối tượng giao tiếp được xác lập, chúng ta có “các hành động ngôn từ được đánh dấu” Ngược lại, các hành động ngôn từ không có tính loại biệt, đặc trưng cho bất kì tương quan quyền lực nào được gọi là “các hành động ngôn từ không được đánh dấu” Với loại hành động ngôn từ
này cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố ngôn ngữ khác mới có thể đưa ra kết luận cuối cùng được
Trang 5Chúng tôi quan tâm đến các hành động ngôn từ được đánh dấu Đây
là các hành động ngôn từ chỉ xuất hiện trong một quan hệ giao tiếp nhất định, trong tương quan quyền lực một chiều (người dưới với người trên;
hoặc người trên với người dưới) có thể coi là “hằng số” của trường giao tiếp Nó cho thấy bản chất hay “bản sắc” của những quan hệ bất bình
đẳng về quyền lực
2 Phân loại các nhóm hành động ngôn từ đánh dấu quyền lực
Các nhóm hành động ngôn từ được chúng tôi nhận diện, miêu tả và phân loại sau đây là những hành động ngôn từ được đánh dấu điển hình,
có giá trị như là những “hằng số” luôn luôn đúng trong những tương quan
quyền lực đặc trưng của nó Tuy nhiên, sự phân chia này cũng có tính chất tương đối nhằm phục vụ cho mục đích khoa học Sự chuyển dịch từ
phạm vi “hành động ngôn từ không được đánh dấu” sang “hành động ngôn từ được đánh dấu” và thế cân bằng động của các nhóm hành động
ngôn từ dưới áp lực quyền lực bất bình đẳng chưa phải là vấn đề được bàn đến trong bài viết này
Các nhóm hành động ngôn từ đánh dấu tương quan quyền lực bất bình đẳng có thể phân thành hai nhóm lớn:
2.1 Nhóm hành động ngôn từ đánh dấu quyền lực cao
Nhóm hành động ngôn từ đánh dấu tương quan quyền lực cao trong các cuộc thoại gia đình có thể phân thành 7 tiểu nhóm dựa trên cơ sở tính chất gần gũi về ngữ nghĩa, bao gồm:
Trang 6- Nhóm Cầu khiến 1
Nhóm hành động ngôn từ Cầu khiến 1 bao gồm các hành động
ngôn từ: ra lệnh, yêu cầu, sai bảo, chỉ bảo Điểm đồng nhất về đích ngôn
trung của tất cả các hành động ngôn từ này là: SP1 buộc SP2 phải làm việc gì đó Trong hội thoại gia đình, SP1 đóng vai trò là người trên, ở vị thế cao hơn như bố, mẹ, ông, bà, cậu, dì…
Ví dụ: (1) Bố: Chúng mày có im cả không, chó ra bây giờ thì mất
ăn (Nam Cao) Ông bố ra lệnh cho đám con của mình buộc phải im lặng
không được tiếp tục tranh cãi nhau Bố rõ ràng có quyền lực lớn với các con
- Nhóm Chửi mắng
Nhóm hành động ngôn từ Chửi mắng bao gồm các hành động ngôn
từ: trách, mắng, chửi, rủa Người mắng chửi (SP1) là người cho quyền
phán xét hành vi của người bị chửi (SP2) Trong hội thoại gia đình, SP1 đóng vai trò là người trên, ở vị thế cao hơn như bố, mẹ, ông, bà, cậu…
Ví dụ: (2) Cậu: Thôi tôi xin quan ông, quan bà đừng nói khéo Đồ
đểu! Tao thề rằng từ nay tao không họ hàng gì với vợ chồng nhà mày nữa (Nguyễn Công Hoan) Với phát ngôn này, chủ thể giao tiếp gán cho
vợ chồng SP2 lỗi vu khống, đổ tội ăn cắp và tội bất kính với cậu ruột Kết luận hàm ẩn là SP2 là người không có nhân cách đạo đức, không xứng đáng có bất cứ với mối liên hệ nào với SP1 Vị thế SP1 cao hơn
Điểm đồng nhất về đích ngôn trung của tất cả các hành động ngôn
từ này là: SP1 buộc SP2 không được phép làm việc gì đó Tuy nhiên, mức độ áp đặt trong lời nói chứa các hành động ngôn từ trên thì gia tăng
Trang 7từ “cảnh báo” đến “cấm” Trong hội thoại gia đình, SP1 đóng vai trò là
người trên, ở vị thế cao hơn như bố, mẹ, ông, bà, cậu…
Ví dụ: (3) Mẹ: Ai cho mày chơi với những con nhà đểu ấy! Tao cấm
chỉ chơi với những quân ấy rồi chẳng khỏi mánh du côn (Nguyễn Công Hoan) Người mẹ cấm con gái mình chơi với con người nhà hàng xóm.
Người mẹ ở vị thế cao hơn có quyền áp đặt cách cư xử cho con mình
- Nhóm Khuyên
SP1 đưa ra một ý kiến giải pháp nào đó có tính chất để SP2 tham khảo SP1 là là người trên, ở vị thế cao, thường là người nhiều tuổi và nhiều kinh nghiệm hơn những thành viên khác trong gia đình
Ví dụ: (4) Bố: Ta chỉ cần một ông thầy thuốc làm bộ hay cho đơn
thuốc mạnh hoặc là hay khệnh khạng, là đủ giết chết nổi cụ via nhà ta rồi (Vũ Trọng Phụng) SP1 – người cha – đưa ra lời khuyên nên mời thầy
thuốc thế nào để thực hiện được mục đích khiến cho cụ tổ chóng chết, chứng tỏ mình là người hiểu biết, có kinh nghiệm SP1 có vị thế cao hơn
- Nhóm Chê, Chế giễu, Mỉa
SP1 không thích một hành vi hay một đặc điểm nào đó thuộc về SP2
và bày tỏ thái độ đó Trong hội thoại gia đình, SP1 đóng vai trò là người trên, ở vị thế cao hơn như bố, mẹ, ông, bà, cậu…
Ví dụ: (5) Mẹ: Gớm, vợ chồng anh dạo này nhiều cái văn minh quá
(Vũ Trọng Phụng) Bà mẹ mỉa mai sự học đòi lối sống văn minh phương Tây của vợ chồng con trai; bởi vì chính sự cổ vũ Âu hóa của vợ chồng anh ta là nguyên nhân dẫn đến sự hư hỏng của một thành viên khác trong gia đình – cô Tuyết em gái SP1 bàn luận một điều vói thái độ châm chọc mỉa mai và vì thế SP1 ỏ vị thế cao hơn
Trang 8- Nhóm Tuyên bố, Kết tội
SP1 dùng lời nói khép SP2 vào tội vi phạm chuẩn đạo đức, pháp lý Hành vi kết tội này luôn đúng như một hằng số SP1 có quyền lực cao hơn SP2 xét ở quyền được quy kết và tuyên bố Trong hội thoại gia đình, không chỉ người ở vị thế cao mới được sử dụng hành động ngôn từ này,
mà cả vợ (hoặc chồng) cũng sử dụng trong một số tình huống căng thẳng
để giành lấy ưu thế về quyền lực trước người kia
Ví dụ: (6) Vợ: Cái sung sướng của tôi chỉ là cái vỏ, cũng như chiếc
áo lụa mầu này, ai biết đâu gói chặt một tấm thân nát bét Chữ “ tử tế”
của ông bêu lên cho mọi người giá viết nó thành “bắt bí”, mà đọc là
“bóp nặn” thì đúng hơn Tôi cứ nói Rồi tôi đi khắp chỗ quen thuộc bạn
bè với ông, báo với họ rằng: “Mười mấy lần, bà phủ ngủ với trai ngay trong buồng quan phủ.” (Nguyễn Công Hoan) SP1- với vị trí người
vợ-khép tội “bắt bí”, “bóp nặn” cho ông chồng, nhằm giành lấy ưu thế trong cuộc tranh cãi, sau khi bị ông này bắt quả tang bà ta đang ngoại tình SP1
có quyền lực cao hơn SP2 (xét ở quyền được kết tội)
- Nhóm Cho phép
SP1 có quyền bỏ qua hay không bỏ qua cho phép hay không cho phép SP2 làm việc gì đó Trong hội thoại gia đình, SP1 đóng vai trò là người trên, ở vị thế cao hơn như bố, mẹ, ông, bà, cậu…
Ví dụ: (7) Mẹ: Con muốn đi thì cứ đi Hôm nay bu dễ chịu (Nam
Cao) Người mẹ cho rằng đứa con muốn đi chơi nhưng không dám đi vì chưa được sự cho phép của mẹ Ý kiến của mẹ có tác động đến sự lựa chọn, hành vi của đứa con Tương quan quyền lực trong quan hệ mẹ con
là không bình đẳng, tiếng nói quyết định phụ thuộc vào người mẹ Đây không phải là áp lực mang tính cưỡng chế của một thể chế pháp luật,
Trang 9nhưng là áp lực văn hóa truyền thống mà các nhân vật giao tiếp trong gia đình buộc phải tuân theo Mặc dù, nếu xét một cách bình đẳng về quyền, thì người con cũng có tự do cá nhân, được phép làm những điều mà nó muốn
2.2 Nhóm hành động ngôn từ đánh dấu quyền lực thấp
Nhóm hành động ngôn từ đánh dấu tương quạn quyền lực thấp trong các cuộc thoại gia đình có thể được phân chia thành 3 tiểu nhóm dựa trên
cơ sở tính chất gần gũi về ngữ nghĩa Bao gồm:
- Nhóm Cầu khiến 2
Nhóm Cầu khiến 2 bao gồm các hành động ngôn từ: Đề nghị, Thỉnh
cầu, Xin phép, Van nài Điểm đồng nhất về đích ngôn trung của tất cả các
hành động ngôn từ này là: SP1 cần một cái gì đó ở SP2 (một sự quyết định, một sự giúp đỡ, một sự tán đồng…) Nhu cầu của SP1 có thể là sản phẩm vật chất hoặc sản phẩm hữu hình
Ví dụ: (8) Con: Mợ ơi! Mợ khấn cậu về nữa đi… (Nguyễn Công
Hoan) SP1- đứa bé mồ côi- đang nài xin mẹ khấn mời bố nó về chơi
cùng nó SP1 ở địa vị thấp về khả năng thực hiện hành động
- Nhóm Thưa gửi
Nhóm Thưa gửi cho thấy chủ thể giao tiếp kém đối tượng giao tiếp
về tuổi tác Trong văn hóa người Việt, những người nhỏ tuổi hơn phải biểu lộ được sự kính trọng trong lời nói với người cao tuổi hơn thông qua
những nghi thức ứng xử “đi hỏi về chào”, trước khi trình bày ý kiến cá nhân phải “thưa, bẩm, gửi”… Nếu không sẽ bị đánh giá về văn hóa ứng
xử, vi phạm tính lễ phép lịch sự
Trang 10- Nhóm Thanh minh, Giải trình
SP1 bị coi là có lỗi và SP1 phải làm rõ bản chất sự việc cho SP2 biết
Ví dụ:
(9) Mẹ: Mày lấy đâu ra được cái này?
Con: Con mua Mẹ: Đừng nói thiên nói thẹo
Con: Chứ chẳng mua thì ai cho? Mợ xem (Nguyễn Công
Hoan)
SP1 đang cố thanh minh để thuyết phục SP2 tin rằng mảnh gương là
do SP1 mua Còn quyền tin hay không tin, tán đồng hay không tán đồng lại thuộc về SP2 Như vậy, do SP1 bị lệ thuộc, SP1 có vị thế thấp
Như vậy, có những nhóm hành động ngôn từ đặc trưng cho từng loại tương quan quyền lực Khi nhân vật giao tiếp lựa chọn hành động ngôn từ nào là ngay lập tức tương quan vị thế với đối tượng giao tiếp được bộc lộ Nhân vật giao tiếp vị thế cao đặc trưng cho những thay đổi, giành được cái nó muốn còn nhân vật giao tiếp ở vị thế thấp đặc trưng bởi sự lệ thuộc, bị ảnh hưởng, bị chi phối Các hành động ngôn từ đánh dấu tương quan quyền lực cao xuất hiện trong giao tiếp của của ông, bà, cậu, mợ với cháu; bố mẹ với con; vợ với chồng hoặc chồng với vợ (tùy theo các ngữ cảnh cụ thể) Các hành động ngôn từ đánh dấu tương quan quyền lực thấp thường chỉ bắt gặp trong phát ngôn của các nhân vật giao tiếp thuộc bậc
em, con, cháu với người bậc trên ông, bà, bố, mẹ