1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng mô hình blended learning trong dạy chương “đại cương về hóa học hữu cơ”, hóa học 11

86 456 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 2,23 MB

Nội dung

Và để làm được khẩu hiệu đó thì việc giáo dục sẽ không chỉ gói gọn trong phạm vi nhà trường mà nó cần được mở rộng không gian, thời gian và đa dạng về các hình thức tổ chức dạy học cũng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA HÓA HỌC -

TÔ THỊ NGỌC HÀ

VẬN DỤNG MÔ HÌNH BLENDED LEARNING TRONG DẠY CHƯƠNG

“ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ”

HÓA HỌC 11

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Hóa học

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA HÓA HỌC -

TÔ THỊ NGỌC HÀ

VẬN DỤNG MÔ HÌNH BLENDED

LEARNING TRONG DẠY CHƯƠNG

“ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ”

HÓA HỌC 11

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Hóa học

Người hướng dẫn khoa học

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến ThS Nguyễn Văn Đại, người đã tậntình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu đềtài khóa luận tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô tổ Phương pháp dạy học Hóa Học vàBan Chủ nhiệm khoa Hóa Học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ và tạođiều kiện cho em trong quá trình hoàn thành khóa luận này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, thầy cô trong tổHóa Học, cô Lê Thị Liên – giáo viên hướng dẫn thực tập sư phạm của em, và các

em học sinh lớp 11C, 11F, 10B trường Trung học phổ thông Vân Nội – nơi em thựctập và thực nghiệm sư phạm, đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho em hoàn thànhkhóa luận, đặc biệt là quá trình thực nghiệm sư phạm

Và em xin cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè trong suốt thời gianqua đã luôn giúp đỡ, động viên em trong quá trình thực hiện đề tài

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, song chắc chắn khóa luận không tránh khỏinhững thiếu sót Em rất mong nhận được sự thông cảm và chỉ bảo tận tình của quýthầy cô và các bạn

Một lần nữa, em xin cảm ơn rất nhiều!

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BL: Blended learning

B – learning: Blended learning

CNTT & TT: Công nghệ thông tin và truyền thông

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Giả thuyết khoa học 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Cấu trúc khóa luận 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN DỤNG MÔ HÌNH BLENDED LEARNING TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT 4

1.1 Đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông 4

1.2 Hình thức tổ chức dạy học 6

1.2.1 Khái niệm 6

1.2.2 Các hình thức tổ chức dạy học 7

1.3 Hình thức dạy học trực tuyến (E – learning) 8

1.3.1 Định nghĩa E – learning 8

1.3.2 Những đặc điểm cơ bản của E-leaning 9

1.3.3 Một số ưu và hạn chế của E - learning 10

1.4 Tổng quan về Blended learning 12

1.4.1 Khái niệm 12

1.4.2 Cấu trúc của Blended learning 13

1.4.3 Các mô hình Blended learning tiêu biểu 14

1.4.4 Lợi ích của Blended learning 17

1.5 Thực trạng sử dụng internet trong dạy học ở trường THPT 20

CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG MÔ HÌNH BLENDED LEARNING TRONG DẠY CHƯƠNG “ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ”, HÓA HỌC 11 22

Trang 6

2.1 Phân tích mục tiêu, nội dung dạy học chương “Đại cương về hóa học hữu cơ”

22 2.1.1 Mục tiêu 22

2.1.2 Nội dung, phân bố chương trình 23

2.2 Quy trình vận dụng mô hình Blended learning trong dạy chương “Đại cương về hóa học hữu cơ”, Hóa học 11 23

2.3 Một số công cụ hỗ trợ dạy học chương “Đại cương về hóa học hữu cơ”, Hóa học 11 theo mô hình Blended learning 24

2.3.1 Bài giảng trực tuyến 24

2.3.2 Nhóm facebook 25

2.3.3 Một số bài tập chương “Đại cương về hóa học hữu cơ” 29

2.4 Kế hoạch bài học minh họa 40

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 52

3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 52

3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 52

3.3 Nội dung, đối tượng và địa bàn thực nghiệm 52

3.4 Tiến hành thực nghiệm 52

3.5 Kết quả thực nghiệm sư phạm 53

3.6 Xử lý kết quả thực nghiệm 53

3.7 Đánh giá kết quả thực nghiệm 61

KẾT LUẬN 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

PHỤ LỤC 65

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Mô hình luân phiên/ xoay vòng 16

Hình 3.1 Biểu đồ tần suất biểu diễn phân loại kết quả điểm bài kiểm tra số 1 57

Hình 3.2 Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra số 1 58

Hình 3.3 Biểu đồ tần suất biểu diễn phân loại kết quả bài kiểm tra số 2 58

Hình 3.4 Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra số 2 59

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Mức độ sử dụng Internet của học sinh THPT 20

Bảng 1.2 Những khó khăn gặp phải khi sử dụng Internet của học sinh 20

Bảng 3.1 Kết quả kiểm tra chất lượng 53

Bảng 3.2 Phân loại kết quả điểm của 2 bài kiểm tra 56

Bảng 3.3 Bảng phân phối tần số, tần suất và tần số lũy tích bài kiểm tra số 1 57

Bảng 3.4 Bảng phân phối tần số, tần suất và tần số lũy tích bài kiểm tra số 2 59

Bảng 3.5 Mô tả và so sánh dữ liệu kết quả của 2 bài kiểm tra 59

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Khẩu hiệu của UNESCO đặt ra cho Giáo dục và Đào tạo của thế kỉ XXI là:

“Học ở mọi nơi, học ở mọi lúc, học suốt đời, dạy cho mọi người với mọi trình độ tiếp thu khác nhau” Và để làm được khẩu hiệu đó thì việc giáo dục sẽ không chỉ

gói gọn trong phạm vi nhà trường mà nó cần được mở rộng không gian, thời gian và

đa dạng về các hình thức tổ chức dạy học cũng như cách tiếp cận với tri thức để đápứng nhu cầu “tự học” cũng như “học suốt đời” của mỗi người Sự phát triển củacông nghệ thông tin và truyền thông thế kỷ XXI đã mang lại nhiều cơ hội và khảnăng to lớn giúp cho việc tái tạo, sản sinh tri thức, chia sẻ thông tin, “san bằng” cácrào cản trong việc tiếp cận thông tin Đặc biệt, làm thay đổi hoạt động dạy học vốntồn tại khá lâu theo hệ hình từ trên xuống hoặc dưới lên sang hệ hình ngang, mangtính chia sẻ xã hội, ở đó người học sẽ trở thành trung tâm của mạng lưới học tập, tạođiều kiện thúc đẩy các quá trình dạy học phân hóa, cá thể hóa và cá nhân hóa

Trước tình hình mới, Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã banhành nhiều văn bản nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt

động giáo dục và đào tạo Nghị quyết 29-NQ/TW [1] của BCH trung ương Đảng

khóa XI về định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục – đào tạo nhấn mạnh

:“Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học

tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền

thông trong dạy và học Gần đây là kế hoạch Số: 345/KH-BGDĐT [2] về việc

Thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản l và hỗ

trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” đã thể hiện

rõ ứng dụng ICT trong dạy học nói chung và dạy học hóa học nói riêng sẽ tiếp tục làmột trong những nhiệm vụ quan trọng đối với GV

Trang 10

Một trong các thành tựu tiêu biểu của việc ứng dụng ICT trong dạy học trongthời gian qua là sự ra đời của HTDH E- learning Thực tế đã chứng minh, HTDHnày có rất nhiều ưu điểm trong việc phá vỡ không gian học tập truyền thống, tạo cơhội cho người học hình thành các kỹ năng công nghệ và tự học Tuy nhiên, E –learning vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn vai trò của cách học truyền thống, không

gì có thể thay thế được người thầy cũng như các kĩ năng sư phạm của người thầy

Vì vậy việc tìm ra một giải pháp kết hợp cả E – learning và cách học truyền thống làcần thiết cho việc đổi mới giáo dục hiện nay, sự kết hợp này tạo nên hình thức dạyhọc mới gọi là Blended learning

Blended learning đã và đang được áp dụng tại nhiều quốc gia có nền giáo dụcphát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Trung Quốc, Canada mang lại hiệu quảtốt BL ở Việt Nam bước đầu đã được quan tâm và triển khai ứng dụng, chủ yếutrong quá trình dạy học ngoại ngữ, một số tác giả cũng đã nghiên cứu ứng dụng môhình này trong dạy học một số nội dung sinh học [12], vật lý [8] và rèn luyện kĩnăng công nghệ thông tin cho sinh viên sư phạm sinh học [5] Tuy nhiên, cácnghiên cứu c n rất ít và hạn chế so với yêu cầu phát triển của giáo dục đào tạo giaiđoạn mới Do đó vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, triển khai trong các điều kiện

và nội dung dạy học cụ thể khác

Vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: Vận dụng mô hình Blended learning trong dạy chương “Đại cương về hóa học hữu cơ”, Hóa học 11.

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu vận dụng mô hình Blended learning trong dạy chương “Đại cương về hóa học hữu cơ”, Hóa học 11 nhằm nâng cao chất lượng dạy học, góp

phần phát triển năng lực của HS ở trường THPT

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Khách thể: Quá trình dạy học ở trường phổ thông

Đối tượng nghiên cứu: Mô hình Blended learning

4 Phạm vi nghiên cứu

Chương “Đại cương về hóa học hữu cơ”, Hóa học 11 THPT.

Trang 11

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài: Đổi mới phương pháp dạy học, các hìnhthức dạy học, hình thức dạy học E-learning, Blended learning

- Nghiên cứu thực trạng sử dụng Internet và mạng xã hội facebook trong họctập của HS ở trường phổ thông

- Phân tích mục tiêu, nội dung kiến thức chương "Đại cương về hóa học hữu

cơ" - Hóa học 11 Đề xuất quy trình vận dụng Blended learning trong dạy học.

Thiết kế các công cụ dạy học và kế hoạch bài học minh họa

- Thực nghiệm sư phạm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các đề xuấttrong đề tài

6 Giả thuyết khoa học

Nếu vận dụng mô hình Blended learning trong dạy học chương “Đại cương

về hóa học hữu cơ”, Hóa học 11 một cách hợp lí sẽ nâng cao chất lượng dạy học,

góp phần phát triển năng lực của HS ở trường THPT

7 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa… cácvăn bản, tài liệu lý luận có liên quan đến đề tài

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra HS ở trường phổ thông về thựctrạng sử dụng Internet trong dạy và học bằng phiếu hỏi

- Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến góp ý của các giáo viên môn Hóa học ởtrường THPT

- Thực nghiệm sư phạm

- Phương pháp toán học thống kê xử lí số liệu thực nghiệm

8 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận bao gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng mô hình Blended

learning trong dạy học ở trường THPT

Chương 2: Vận dụng mô hình Blended learning trong dạy chương “Đại

cương về hóa học hữu cơ”, Hóa học 11.

Trang 12

1.1 Đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông

Sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước ngày nay đ i hỏi nguồnnhân lực không những chỉ đủ về số lượng mà c n phải có chất lượng Nguồn nhânlực đóng vai tr hết sức to lớn đối với sự phát triển của mỗi đơn vị, doanh nghiệpnói riêng và của đất nước nói chung Kiến thức và sự hiểu biết về nguyên tắc đảmbảo chất lượng ngày càng mở rộng hơn, logic tất yếu đ i hỏi chất lượng đào tạongày càng phải tốt hơn Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáodục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sangmột nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực và phẩm chất, phát huy tínhchủ động, sáng tạo của người học Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH làphát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động và cộng táclàm việc của người học Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách phươngpháp dạy học ở nhà trường

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI [1] về đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học

theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú các hoạt động

xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin

và truyền thông trong dạy và học” Để thực hiện tốt việc đổi mới theo Nghị quyết

số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy

Trang 13

Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành vàphát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thôngtin ), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy.

Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thùcủa môn học để thực hiện Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phảiđảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự

tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”

Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạyhọc Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hìnhthức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp(học trực tuyến) Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành đểđảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn,nâng cao hứng thú cho người học

Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định

Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học

và phù hợp với đối tượng học sinh Tích cực vận dụng công nghệ thông tin trongdạy học Phương tiện dạy học có vai tr quan trọng trong việc đổi mới PPDH, nhằmtăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học Hiện nay, việctrang bị các phương tiện dạy học mới cho các trường phổ thông từng bước được

Trang 14

tăng cường Tuy nhiên các phương tiện dạy học tự làm của giáo viên luôn có ýnghĩa quan trọng, cần được phát huy Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa lànội dung dạy học vừa là phương tiện dạy học trong dạy học hiện đại Bên cạnh việc

sử dụng đa phương tiện như một phương tiện trình diễn, cần tăng cường sử dụngcác phần mềm dạy học cũng như các PPDH sử dụng mạng Internet, mạng trườnghọc kết nối

Như vậy, các định nghĩa trên đều thống nhất xem HTTCDH là biểu hiện bênngoài, có mối liên hệ chặt chẽ với các thành tố khác của quá trình dạy học, đặc biệt

là nội dung dạy học HTTCDH là hình thức vận động của từng đơn vị nội dung dạyhọc, phản ánh quy mô, địa điểm và thành phần học sinh tham gia vào đơn vị nộidung dạy học và được đặc trưng bởi năm yếu tố cơ bản: (1) Nội dung dạy học; (2)Đặc điểm thành phần tham gia vào quá trình dạy học; (3) Phương pháp và phươngtiện; (4) Hoạt động của GV và HS; (5) Không gian và thời gian diễn ra quá trìnhdạy học Việc xác định HTTCDH chính là đi trả lời câu hỏi: Đơn vị nội dung dạyhọc được thực hiện ở đâu? Quy mô như thế nào? Thành phần tham gia là ai?Theo đó, HTTCDH được xây dựng phù hợp đặc điểm của đơn vị kiến thức, mônhọc, cấp học và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, có “tính mở”, “tính linh hoạt” và

“tính lịch sử”

Trang 15

Trong dạy học, các HTTCDH có mối liên quan chặt chẽ với nhau và tạo thànhmột hệ thống thống nhất các bài học Việc sử dụng những HTTCDH khác nhau chophép đảm bảo được các nguyên tắc dạy học như nguyên tắc trực quan, nguyên tắc

hệ thống, nguyên tắc gắn lý thuyết với thực hành, … Theo đó, việc lựa chọnHTTCDH phù hợp được quyết định bởi nhiệm vụ dạy học (cung cấp kiến thức, hìnhthành kỹ năng – kỹ xảo, xác định vật mẫu quan sát, đặt thí nghiệm, rút ra kết luận,

…), đối tượng của quá trình dạy học, khả năng tổ chức, môi trường tự nhiên và điều kiện trang thiết bị dạy học

1.2.2 Các hình thức tổ chức dạy học

HTTCDH có tính lịch sử Do vậy, ứng với mỗi thời kỳ với sự khác nhau vềquan điểm, nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học sẽ có những HTTCDHkhác nhau

HTTCDH đầu tiên được nghiên cứu trên cơ sở lí luận là hình thức học trên lớp

do Cô-men-xki đề xuất và phát triển Theo đó, lớp học cần được tổ chức theo nhữngquy tắc xác định như cấu trúc lớp học, phân phối thời gian, nội dung từng bài học,

kế hoạch làm việc [4] Đây là hình thức tổ chức dạy học chính thức đầu tiên đượcđưa ra và vẫn được áp dụng phổ biến trong giáo dục nước ta hiện nay, các hoạtđộng dạy và học được tổ chức chặt chẽ theo những quy tắc nhất định Tuy nhiên,hình thức này đôi khi c n thể hiện tính cứng nhắc, người học phải tuân theo mộtquy trình đào tạo đã được đề ra sẵn, không được tự do lựa chọn nội dung học tậpphù hợp với mình, nhiều khi hạn chế tính sáng tạo của giáo viên và của học sinh.Tác giả Thái Duy Tuyên [9] cũng đưa ra hệ thống các HTTCDH trong nhàtrường gồm có: Hình thức học tập trên lớp; Hình thức học tập ở nhà; Hình thức thảoluận; Hình thức hoạt động ngoại khóa; Hình thức tham quan học tập; Hình thức bồidưỡng học sinh giỏi và học sinh có năng khiếu

Trần Thị Tuyết Oanh phân chia HTTCDH hiện nay dựa trên hai tiêu chí [10]:(1) Căn cứ vào địa điểm diễn ra quá trình dạy học có hai hình thức là hình thứcdạy học trên lớp và hình thức dạy học ngoài lớp

Trang 16

(2) Căn cứ vào sự chỉ đạo của GV đối với toàn lớp hay đối với nhóm HS tronglớp mà có các hình thức: Hình thức dạy học toàn lớp, hình thức dạy học theo nhóm,hình thức tổ chức dạy học theo cá nhân

Như vậy, các cách phân chia HTTCDH nói trên đều dựa trên những cơ sở lànội dung kiến thức, các thành phần tham gia, không gian và thời gian diễn ra cáchoạt động dạy – học, đây là những thành tố của hình thức tổ chức dạy học

Có thể nhận thấy rằng, giáo dục phát triển thúc đẩy làm đa dạng hóa cácHTTCDH, hỗ trợ nhiều hơn cho hoạt động của GV và HS, từ đó làm tăng hiệu quảdạy học Căn cứ theo những cách phân chia ở trên và theo khái niệm, chúng tôiphân loại các HTTCDH như sau:

- Căn cứ theo địa điểm tổ chức có: Hình thức học trên lớp; Hình thức họcngoài lớp (khuôn viên trường, ph ng thí nghiệm, …)

- Căn cứ theo hình thức giao tiếp giữa GV và HS : Hình thức học giápmặt (F2F); Hình thức học không giáp mặt giữa GV và HS hay c n gọi là tự học

- Căn cứ theo quy mô lớp học có: HTTCDH toàn lớp; HTTCDH theo nhóm;HTTCDH cá nhân

- Căn cứ theo nội dung dạy học có: HTTCDH lĩnh hội kiến thức, kỹ năngmới; HTTCDH ôn tập củng cố kiến thức; HTTC kiểm tra đánh giá

- Căn cứ theo hoạt động của người dạy và người học mà có các hìnhthức: Seminar, thảo luận, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm

- Căn cứ theo mức độ ứng dụng của CNTT & TT vào trong dạy học có:HTTCDH không có sự hỗ trợ của ICT; HTTCDH có sự hỗ trợ của ICT; HTTCDHbằng phương tiện ICT Trong thời đại số hiện nay, đang phổ biến HTTCDH có sự

hỗ trợ của ICT Ngoài ra, một HTTCDH mới được chúng tôi nghiên cứu ở đây

Trang 17

- E-Learning là sử dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập (William Horton) [17].

- E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên

công nghệ thông tin và truyền thông (Compare Infobase Inc).

- E-Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải hoặcquản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và

được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục (MASIE Center).

- Việc học tập được truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử Việc truyền tảiqua nhiều kĩ thuật khác nhau như Internet, TV, video tape, các hệ thống giảng dạy

thông minh, và việc đào tạo dựa trên máy tính ( CBT ) (Sun Microsystems, Inc).

- Việc truyền tải các hoạt động, quá trình, và sự kiện đào tạo và học tập thôngqua các phương tiện điện tử như Internet, intranet, extranet, CD-ROM, video tape,

DVD, TV, các thiết bị cá nhân (e-learningsite).

- "Việc sử dụng công nghệ để tạo ra, đưa các dữ liệu có giá trị, thông tin, họctập và kiến thức với mục đích nâng cao hoạt động của tổ chức và phát triển khả

năng cá nhân." (Định nghĩa của Lance Dublin, hướng tới e-learning trong doanh nghiệp).

- E-Learning là cách thức học mới qua mạng Internet, qua đó học viên có thể

học mọi lúc, mọi nơi, học theo sở thích và học suốt đời (Edusoft LTD).

1.3.2 Những đặc điểm cơ bản của E-leaning

Hình thức học này có những điểm khác biệt so với các hình thức tổ chức dạyhọc khác

- Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông: Công nghệ mạng, kĩ thuật đồhọa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán…

- Hiệu quả của E - learning cao hơn so với cách học truyền thống do E –learning có tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học traođổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng

và sở thích của từng người

Trang 18

- E - learning đang và đã trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức vàđang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của nhiều nước trên thế giới với rất nhiều tổchức, công ty hoạt động trong lĩnh vực E - learning ra đời

1.3.3 Một số ưu và hạn chế của E - learning

• Ưu điểm E - learning có nhiều ưu điểm so với học tập tại các lớp học truyền

thống ở nhiều góc độ khác nhau [11], [6]:

- E-learning làm biến đổi cách học cũng như vai tr của người học,người học đóng vai tr trung tâm và chủ động của quá trình đào tạo, có thể học mọilúc, mọi nơi nhờ có phương tiện trợ giúp việc học

- Người học có thể học theo thời gian biểu cá nhân, với nhịp độ tuỳ theo khảnăng và có thể chọn các nội dung học, do đó nó sẽ mở rộng đối tượng đàotạo rất nhiều Tuy không thể hoàn toàn thay thế được phương thức đào tạo truyềnthống

- E-learning cho phép giải quyết một vấn đề nan giải trong lĩnh vực giáo dụcthế giới đó là nhu cầu đào tạo của người lao động và học sinh tăng lên quá tải so vớikhả năng của các cơ sở đào tạo

- E-learning sẽ có sức lôi cuốn rất nhiều người học kể cả những người trướcđây chưa bao giờ bị hấp dẫn bởi lối giáo dục kiểu cũ và rất phù hợp với hoàn cảnhcủa những người đang đi làm nhưng vẫn muốn nâng cao trình độ

- Các chương trình đào tạo từ xa trên thế giới hiện nay đã đạt đến trình độphong phú về giao diện, sử dụng rất nhiều hiệu ứng đa phương tiện như âm thanh,hình ảnh, hình ảnh động ba chiều, kỹ xảo hoạt hình,… có độ tương tác cao giữangười sử dụng và chương trình, đàm thoại trực tiếp qua mạng Điều này đem đếncho học viên sự thú vị, say mê trong quá trình tiếp thu kiến thức cũng như hiệu quảtrong học tập

- E-learning cho phép người học làm chủ hoàn toàn quá trình học của bảnthân, từ thời gian, lượng kiến thức cần học cũng như thứ tự học các bài, đặc biệt làcho phép tra cứu trực tuyến những kiến thức có liên quan đến bài học một cách tứcthời, duyệt lại những phần đã học một cách nhanh chóng, tự do trao đổi

Trang 19

- Quá trình học tập E - learning nhiều khi cô lập với xã hội thực Các cá nhântiến hành học tập thông qua các phương tiện truyền thông nên những sự khích lệ ởbên ngoài như áp lực cạnh tranh, năng suất, … không cao.

- Phá bỏ sự chú ý cổ điển Người học thay vì tập trung giải quyết các tài liệuhọc tập được chuẩn bị một cách hệ thống, E-learning dễ làm người học phântán do khả năng truy cập không tuyến tính vào các thông tin được trình bày trênmạng một cách đa dạng và hấp dẫn

- Những câu hỏi tức thời phát sinh trong khi học không được trả lời ngay.Giao tiếp giữa GV và người học không trực tiếp mà phải thông qua mạng Vìvậy, việc trả lời các câu hỏi phát sinh, việc làm mẫu, bắt chước cũng như trao đổi,thảo luận không thể thực hiện một cách dễ dàng như trong lớp học truyền thống.Việc giao tiếp này đ i hỏi phải có kế hoạch chặt chẽ về nội dung và thời gian

- Người học phải có kiến thức cơ bản về sử dụng máy vi tính và giao tiếp vớimạng Internet

- Để xây dựng một lớp học theo hình thức E - learning cần tốn rất nhiều thờigian và công sức Xây dựng lớp học theo hình thức E - learning không chỉ cần có sự

hỗ trợ tích cực từ khoa học công nghệ hiện đại mà c n cần rất nhiều thời gian và

Trang 20

công sức của GV Kiến thức của loài người đang từng ngày thay đổi, để các thôngtin trên lớp học phù hợp với sự phát triển của nhân loại thì các nội dung trên lớphọc này cũng luôn cần được bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện liên tục Thêm vào

đó, do lớp học lúc này lại c n đóng vai tr là công cụ để GV theo dõi, kiểm soátviệc học tập của từng người học nên GV luôn phải cập nhật những thông tin cótrên lớp học nhằm có những biện pháp động viên phù hợp cho các đốitượng học viên khác nhau [6]

- Vấn đề kiểm soát lớp học sẽ đặt nặng trên vai giáo viên Nếu tổ chức mộtlớp học hoàn toàn trên mạng Internet thì vấn đề quản lý người học, việc truycập, sử dụng các thông tin của người học sẽ đặt nặng lên vai GV Với lớp học 100%

ảo thì GV khó mà có được những thông tin chính xác về học tr của mình, nhữngbiện pháp tác động trở lại nhằm thúc đẩy việc học của họ cũng hoàn toàn kém hiệuquả nếu người học không có ý thức học tập tốt Bên cạnh đó vẫn c n khá nhiều vấn

đề xung quanh hình thức học E - learning chưa được nghiên cứu đầy đủ nên việcvận dụng hình thức học này cũng cần có sự lựa chọn, cân nhắc

1.4 Tổng quan về Blended learning

1.4.1 Khái niệm

“Blended Learning – BL” xuất phát từ nghĩa của từ “Blend” tức là “phatrộn” “kết hợp” để chỉ một hình thức tổ chức dạy học hết sức linh hoạt, là sự kếthợp “hữu cơ” của nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau Đây là một hình thứchọc khá phổ biến trên thế giới Có nhiều khái niệm khác nhau về BL hay dạy họckết hợp

Theo Alvarez (2005), Blended learning là “Sự kết hợp của các phương tiệntruyền thông trong đào tạo như công nghệ, các hoạt động, và các loại sự kiện nhằmtạo ra một chương trình đào tạo tối ưu cho một đối tượng cụ thể” [13]

Tác giả Victoria L Tinio, cho rằng “Học kết hợp (Blended Learning) để chỉcác mô hình học kết hợp giữa hình thức lớp học truyền thống và các giải pháp e–Learning” [16]

Theo Bonk và Gra- ham (2006), BL là: Kết hợp các phương thức giảng dạy

Trang 21

(hoặc cung cấp các phương tiện truyền thông); Kết hợp các phương pháp giảng dạy; Kết hợp học tập trực tuyến và F2F [14]

BL là sự pha trộn của công nghệ đa phương tiện, CD, streaming, các lớp học

ảo, voicemail, email và các cuộc gọi hội nghị, hoạt ảnh trực tuyến và truyền hình(Thorne,2003) [15]

BL kết hợp nhiều hoạt động khác nhau như cuộc họp mặt đối mặt, cácmodules học tập dựa trên Internet, và cộng đồng học tập ảo (Link, & Wagner, 2009)

BL là sự tích hợp của học tập mặt đối mặt và học tập trực tuyến giúp nângcao kinh nghiệm học tập và mở rộng việc học tập thông qua các phát minh củacông nghệ thông tin và truyền thông Tăng cường sự tham gia hoạt động của họcsinh thông qua các hoạt động trực tuyến và nâng cao hiệu quả đào tạo bằng cáchgiảm thời gian thuyết trình

Tác giả Nguyễn Danh Nam cũng đưa ra nhận định: Sự kết hợp giữa Learning với lớp học truyền thống trở thành một giải pháp tốt, nó tạo thành một môhình đào tạo gọi là “Blended Learning” [6]

e-Có rất nhiều định nghĩa cho Blended learning tuy nhiên để phù hợp với môitrường học tập, trình độ HS và khả năng CNTT và Truyền thông ở Việt Nam, theo

chúng tôi, Blended - Learning là sự kết hợp “hữu cơ”, bổ sung lẫn nhau giữa hình

thức tổ chức dạy học trên lớp F2F (mặt đối mặt) dưới sự hướng dẫn của GV và hình thức tổ chức dạy học qua mạng e-Learning với tính tự giác của HS thành một thể thống nhất, trong đó các PPDH được vận dụng mềm dẻo để tận dụng tối đa ưu điểm của CNTT và TT nhằm mang lại hiệu quả học tập tốt nhất.

1.4.2 Cấu trúc của Blended learning

Theo khái niệm về Blended learning, của mô hình dạy học này bao gồm haithành phần chính đó là:

1 Dạy học thông qua việc tương tác trực tiếp giữa GV – HS, HS – HS trên lớp

học truyền thống.

2 Dạy học trực tuyến thông qua việc ứng dụng ICT.

Trang 22

Mặc dù, có một số quan điểm khác nhau đưa ra thành phần cấu trúc của BL baogồm nhiều yếu tố khác nhau nhưng về cơ bản vẫn dựa trên hai yếu tố chính trên.Theo Keller, Gagné, Bloom, Merrill, Crark và Gery cho rằng cấu trúc của BLbao gồm 5 thành phần chính là [7]:

(1) Học trên lớp hoặc học từ xa có sự hỗ trợ của GV: Hình thức học có sự

hướng dẫn của GV và tất cả HS tập trung tại một thời điểm

(2) Học trực tuyến: Hình thức học dựa vào kinh nghiệm của HS, HS tự hoàn

thành nội dung học theo khả năng và thời gian của họ, như là quá trình học tập với

sự giúp đỡ của máy tính và phần mềm trong đĩa CD hoặc dựa trên Internet

(3) Học cộng tác: Môi trường trong đó người học giao tiếp với người khác, ví

dụ, e-mail, các cuộc thảo luận hoặc trò chuyện trực tuyến Hiệu quả của hoạt độngđồng bộ hoặc quá trình tự học sẽ được tăng cường khi tạo ra cơ hội cho sự hợp tác.Khi tạo ra một chương trình học tập tích hợp, nhà thiết kế nên tạo ra môi trường HS

và GV có thể hợp tác đồng bộ trong các phòng chat, hoặc không đồng bộ bằng cách

sử dụng e-mail và các cuộc trao đổi thảo luận Đây được hiểu là môi trường màtrong đó HS giao tiếp với nhau hoặc HS giao tiếp với GV thông qua thư điện tử,thảo luận theo chủ đề hoặc đối thoại trực tuyến

(4) Đánh giá: Một thước đo kiến thức của người học Đánh giá là một trong

những thành phần quan trọng nhất của B - Learning, vì hai lý do: Nó cho phépngười học dễ dàng “kiểm tra” nội dung mà họ đã biết, để điều chỉnh quá trình B -Learning của họ; và thể hiện hiệu quả của tất cả các phương pháp và hoạt động họctập Việc đánh giá có thể thực hiện trước khi HS tự học hoặc tham gia lớp học đểxác định khả năng ban đầu Việc đánh giá cũng có thể được thực hiện theo lịch trìnhcủa bài học hoặc theo các sự kiện trực tuyến nhằm đánh giá khả năng tiếp thu củaHS

(5) Tài liệu tham khảo: Các tài liệu tham khảo nhằm duy trì việc tự học vànâng cao khả năng tiếp thu thông qua các tài liệu bằng pdf, powerpoint, microsoftword Tài liệu tham khảo là các thành phần quan trọng nhất của B - Learning Nóthúc đẩy sự “duy trì và chuyển giao học tập” với môi trường làm việc

1.4.3 Các mô hình Blended learning tiêu biểu

Trang 23

BL là một hình thức dạy học tích cực, đặc biệt là sự tương tác giữa các ngườihọc, giữa người học và GV nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục càng ngày càng cao của

công của người học Sau đây là một số mô hình tiêu biểu của BL được đề xuất bởicác nhà khoa học giáo dục:

a Mô hình face to face (mặt đối mặt)

Mô hình này sẽ hiệu quả nhất đối với những lớp học đa dạng, có sự phân hóakhác nhau về khả năng cũng như trình độ hiểu biết Nhìn chung, chỉ có một vài HS

sẽ tham gia vào thành phần học tập trực tuyến, như:

 Những học sinh ở các mức độ thành thạo cao hơn trình độ lớp của họ có thểtiến hành với tốc độ nhanh hơn Điều này sẽ tránh sự nhàm chán bằng cách cungcấp thử thách phù hợp với khả năng tiếp thu nhanh của họ

 Những học sinh mà khả năng tiếp thu dưới mức trình độ lớp của họ thì sẽ nỗlực tìm ra biện pháp thích hợp đẩy nhanh tiến độ học của họ Cái hay của phươngpháp học trực tuyến đối với những HS này là họ có thể thực hành đến khi thànhthạo các kĩ năng và đúc kết ra kỹ thuật riêng của họ cái mà sẽ giúp họ tăng cường trínhớ trong việc lưu lại nội dung khi được yêu cầu

b Mô hình luân phiên/quay vòng (Rotation)

Đây thực sự là biến thể của mô hình trạm học tập mà các giáo viên đã sử dụngtrong nhiều năm qua Thời gian biểu được thiết lập để các học sinh vừa có thời gianhọc tập trực tiếp với giáo viên và học trực tuyến

Trang 24

Mô hình này chủ yếu dựa trên hướng dẫn giảng dạy trực tuyến, với các GVđóng vai trò là người trực tiếp hướng dẫn hơn là người cung cấp các hướng dẫn

Mô hình này được sử dụng nhiều nhất và thành công nhất trong các trườnghợp sau:

 Trường học đặc biệt nơi mà phần lớn học sinh gặp phải vấn đề gì đó Lớphọc truyền thống không phù hợp với những học sinh này

 Trường học đặc biệt nơi mà HS được tham gia vào các chương trình vừa họcvừa làm, có vấn đề về sự tham gia, hoặc học chương trình học bán thời gian

Trình độ phù hợp cho mô hình Flex là học sinh trung học

d Mô hình Lab School trực tuyến

Mô hình này cho phép HS tham gia trường học trực tuyến toàn thời gian trongsuốt khóa học Sẽ không có các GV trình độ cao giảng dạy trực tiếp Tuy nhiên,thay vào đó là các phụ tá đã được đào tạo đóng vai trò giám sát Đây là một lựachọn tốt trong những trường hợp sau:

 Các học sinh trung học mà cần phải có lịch học linh hoạt để còn làm nhữngnhiệm vụ khác

 Các học sinh trung học chọn phương án này để đẩy nhanh quá trình học sovới phương pháp truyền thống

Trang 25

 Những học sinh mà cần học với tốc độ chậm hơn lớp truyền thống.

Các trường hoặc khu vực đối mặt với vấn đề về ngân sách và không thể mởcác lớp học truyền thống đáp ứng nhu cầu tất cả mọi người, hoặc do hạn chế về cơ

sở vật chất hoặc không thể thuê đủ các giáo viên có chứng chỉ Mô hình này giúpgiảm các vấn đề về quy mô lớp học

e Mô hình self-blend

Mô hình này cho phép các môn học nằm ngoài chương trình học truyền thống

ở các trường hoặc khu vực nhất định Học sinh tham gia các lớp học truyền thốngnhưng sau đó sẽ ghi danh vào các khóa học để bổ sung cho các chương trình nghiêncứu thường xuyên của họ Mô hình này đặc biệt có ích trong những trường hợp sau:

 Một khóa học không được cung cấp bởi trường nhưng các HS vẫn có thể lựachọn nếu họ muốn học một lĩnh vực cụ thể nào đó

 Những HS muốn học các khóa nâng cao để lấy tín chỉ đại học sớm có thể ghidanh vào các khóa học được thiết kế và đã được phê duyệt

 Những học sinh có động lực học cao và tinh thần tự giác trong học tập

f Mô hình Online Driver

Mô hình này hoàn toàn ngược lại với mô hình học tập truyền thống Học sinhhọc tập từ xa (ví dụ, nhà của họ) và nhận tất cả hướng dẫn qua nền tảng trực tuyến.Thông thường, học sinh có cơ hội “check-in” với một giáo viên của khóa học vànhắn tin hỏi trực tuyến nếu họ có thắc mắc Các trường và khu vực mà cung cấp môhình này nhận thấy rằng số lượng học sinh lựa chọn nó tăng lên hàng năm Mô hìnhnày hoạt động hiệu quả đối với những đối tượng học sinh sau:

 Những HS có bệnh mãn tính/ người khuyết tật mà thấy khó khăn khi đếntrường

 Những HS có việc làm hoặc có các nghĩa vụ khác đ i hỏi thời gian ở trườnglinh hoạt cái mà rất khó để làm được ở các lớp học truyền thống

 Những HS có động lực học tập cao muốn quá trình học diễn ra nhanh hơn sovới học theo cách truyền thống

1.4.4 Lợi ích của Blended learning

Trang 26

(1) Có thể điều chỉnh theo cá nhân

Việc áp dụng công nghệ trong một chương trình giảng dạy cho phép bạn điềuchỉnh nội dung để phù hợp với phong cách học tập của từng học sinh Người họcthường sẽ có một tài khoản học tập cá nhân và có thể lựa chọn những hoạt động cụthể mà họ muốn tập trung vào nhiều nhất Điều này cho phép học sinh điều chỉnhchương trình học phù hợp với nhu cầu của bản thân

Ngoài ra còn có rất nhiều nguồn tài liệu ở khắp nơi trên thế giới mà GV có thể

áp dụng đối với giờ học trên lớp Việc áp dụng các phương tiện truyền thông hoặccông nghệ trên lớp giúp GV điều chỉnh trải nghiệm học tập theo cá nhân bằng cáchlựa chọn tài liệu phù hợp, tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của bản thân

(2) Tự chủ hơn trong việc học

Đối với những người học có khả năng kiểm soát được thời gian, địa điểm vànội dung học tập của mình sẽ có thể kiểm soát được việc học của mình hiệu quảhơn Điều này giúp tăng tính tự chủ cho người học và giúp họ trở thành nhữngngười sử dụng ngôn ngữ độc lập hơn Nhờ đó, trong thực tế, họ sẽ trở nên tự tin hơn

và sử dụng ngôn ngữ hiệu quả hơn Người học cũng sẽ học được tinh thần tráchnhiệm cao hơn và tự giác hơn đối với việc học của chính mình, từ đó cải thiện khảnăng tìm kiếm tài liệu và các nguồn hỗ trợ cần thiết để đạt được mục tiêu học tậpcủa mình

(3) Linh hoạt hơn khi học tập kết hợp

Phương pháp học tập kết hợp cho phép người học thoải mái lựa chọn thờigian, địa điểm, thời lượng học và thiết bị hỗ trợ cho việc học Người học ở thế kỷ 21thường đ i hỏi những chương trình học linh hoạt hơn, khuynh hướng này do nhữngthay đổi về xã hội, văn hoá, kinh tế và chính trị góp phần tạo nên Sự linh hoạt tronghọc tập rất cần thiết để học tập và làm việc hiệu quả hơn, đặc biệt đối với người đilàm và sinh viên đại học, những người cần phải cân bằng việc học và cuộc sống bậnrộn của bản thân

(4) Điều chỉnh tốc độ học tập theo cá nhân

Trang 27

Ngày nay, các chương trình và ứng dụng học tập có thể được truy cập trựctuyến 24/7 Vì vậy, người học có thể học theo tốc độ của cá nhân, nhờ đó có thêmthời gian cần thiết để nắm vững, hoàn thành và ôn tập các hoạt động đã hoàn tất.Bên cạnh đó, người học có thể học bất cứ thời gian nào họ cảm thấy phù hợp nhất,

từ đó mang lại kết quả học tập tối ưu

(5) Có thêm phản hồi

Áp dụng công nghệ trong giảng dạy giúp GV phân tích nhanh chóng hơn vàđánh giá hiệu quả hơn khả năng ngôn ngữ của người học, từ đó đưa ra phản hồi vềnhững hoạt động đã thực hiện Điều này giúp họ điều chỉnh phương pháp giảng dạy

và phản hồi đối với học sinh trong khi hiệu quả về mặt thời gian vẫn được cải thiện.Phản hồi từ giáo viên giúp người học nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của mình,cho phép họ đưa ra nhiều lựa chọn hơn về các nhu cầu học tập của bản thân Đối vớimột số hoạt động áp dụng phương pháp học tập kết hợp, giáo viên có thể đưa raphản hồi ngay lập tức, nâng cao hiệu quả của quá trình này

(6) Tương tác giữa người học và giáo viên

Dù cho công nghệ trong lĩnh vực giáo dục mang lại nhiều lơi ích, tương tácgiữa người học và giáo viên vẫn đóng một vai tr quan trọng Nhất là đối vớiphương pháp học kết hợp, yếu tố tương tác và giáo viên vẫn đóng vai tr chủ đạo

Cả giáo viên lẫn bạn học đều mang lại những kiến thức có giá trị, bên cạnh đó c nmang lại yếu tố xã hội và tính thực tế trong quá trình học tập Những lớp học nhưthế này chủ yếu tập trung vào việc phát triển khả năng ngôn ngữ, giúp cho ngườihọc cải thiện khả năng giao tiếp và nhận được phản hồi từ bạn học và giáo viên

(7) Cải thiện kết quả học tập

Phương pháp này giúp người học kiểm soát hiệu quả hơn về thời gian, tốc độhọc tập, lộ trình và địa điểm học, từ đó giúp họ có thêm động lực học tập Ngườihọc sẽ có nhiều thời gian hơn để hoàn thành bài tập được giao trong điều kiện phùhợp nhất, giúp họ tập trung hơn, và cải thiện được kết quả học tập của bản thân

Ai cũng có những phương pháp học tập khác nhau và các phương pháp giáodục nên đáp ứng được nhu cầu của người học, thiết kế các chương trình phù hợp với

Trang 28

những phong cách học tập khác nhau Với việc áp dụng công nghệ nhiều hơn, kếthợp với tương tác trên lớp, chúng ta có thể cải thiện việc chất lượng giảng dạy, sựtham gia, quyền tự chủ, và niềm vui học tập của người học BL cho phép chúng taliên tục thích nghi với nhu cầu và sở thích của học sinh, tập trung vào nhu cầu củahọc sinh trong thế kỷ 21.

1.5 Thực trạng sử dụng internet trong học tập của HS ở trường THPT

a) Mục tiêu điều tra

Điều tra mức độ khai thác và sử dụng Inernet trong học tập, những khó khăngặp phải khi khai thác mạng Internet trong học tập và các điều kiện để học tập trựctuyến của HS lớp 11, trường THPT Vân Nội

b) Phương pháp điều tra

- Phát phiếu điều tra HS (phụ lục)

c) Kết quả điều tra và đánh giá

Chúng tôi đã tiến hành điều tra với 112 học sinh của trường THPT Vân Nội.Kết quả được thống kê như sau:

Về mức độ và sử dụng mạng Internet của học sinh thể hiện bảng 1.1

Bảng 1.1 Mức độ sử dụng Internet của học sinh THPT

Trong số được hỏi, hoạt động chủ yếu khi truy cập mạng Internet cho giải trí

Trang 29

Không có thời gian 25 %

Ít thông tin bằng tiếng Việt 5,36 %

91,96 % số HS được hỏi đều có tài khoản facebook cá nhân 60,71% số HStruy cập facebook từ 1-2h mỗi ngày

Qua kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy:

- Việc sử dụng Internet đã trở lên quen thuộc với HS ở trường phổ thông,tuy nhiên sử dụng chủ yếu với mục đích giải trí

- Đã có các HS đã tham gia học tập trực tuyến, phần lớn HS được điều tra cócông cụ tham gia học tập trực tuyến, đây là điều kiện tốt cho việc vận dụng mô hình

Trang 30

CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG MÔ HÌNH BLENDED LEARNING TRONG DẠY CHƯƠNG

“ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ”, HÓA HỌC 11

2.1 Phân tích mục tiêu, nội dung dạy học chương “Đại cương về hóa học hữu

 Sơ lược về phân tích nguyên tố: Phân tích định tính, phân tích định lượng

 Nội dung thuyết cấu tạo hoá học, khái niệm đồng đẳng, đồng phân

b Về kĩ năng

 Tính được phân tử khối của chất hữu cơ dựa vào tỉ khối hơi

 Xác định được công thức phân tử khi biết các số liệu thực nghiệm

 Viết được công thức cấu tạo của một số chất hữu cơ cụ thể

 Phân biệt được chất đồng đẳng, chất đồng phân

c Thái độ

HS tích cực, chủ động, đoàn kết trong học tập và nghiên cứu Say mê, yêu thích môn Hóa học

d Định hướng phát triển năng lực

 Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

 Năng lực tư duy hóa học

 Năng lực tính toán hóa học

Trang 31

 Năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn.

 Năng lực hợp tác

 Năng lực tự học

2.1.2 Nội dung, phân bố chương trình

a Nội dung

Chương 4 “Đại cương về hóa học hữu cơ” cung cấp cho HS những kiến thức

cơ bản ban đầu về hóa học hữu cơ Cung cấp cho HS khái niệm về hợp chất hữu cơ,hóa học hữu cơ, công thức cấu tạo, đồng đẳng đồng phân cũng như các định nghĩa

về công thức đơn giản nhất, công thức phân tử HS phân biệt được hợp chất vô cơ

và hợp chất hữu cơ, phân loại được các hợp chất hữu cơ

Nghiên cứu về đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ cũng như các phươngpháp phân tích nguyên tố Áp dụng các cách thiết lập công thức đơn giản nhất, côngthức phân tử vào giải các bài tập liên quan Thuyết cấu tạo hóa học trong chươnggiúp HS viết được các đồng phân của hợp chất hữu cơ, tìm hiểu về khái niệm đồngđẳng, đồng phân Đây là những nội dung xuyên suốt toàn bộ chương 4

b Phân phối chương trình

Tiết theo PPCT Tên bài

Tiết 28 Bài 20: Mở đầu về hóa học hữu cơ

Tiết 29 + 30 Bài 21: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ

Tiết 31 + 32 Bài 22: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ

Tiết 34 Bài 24: Luyện tập hợp chất hữu cơ, công thức phân tử

và công thức cấu tạo

2.2 Quy trình vận dụng mô hình Blended learning trong dạy học chương “Đại cương về hóa học hữu cơ”, Hóa học 11

Trước khi lên

lớp

- Quay video bài giảng

- Đăng bài giảng lên nhóm

- Lên mạng học video bài giảng

Ghi chép đầy đủ theo tiến trình

Trang 32

facebook bài giảng Trao đổi các khó

khăn, thắc mắc qua nhómfacebook

- Kết thúc bài giảng hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy

Lên lớp - Kiểm tra việc tự học của

HS ở nhà Đánh giá nhậnxét kết quả tự học của HS

- Hợp tác nhóm để HS dưới

sự hướng dẫn của GV tiếnhành các hoạt động luyệntập, củng cố và vận dụngkiến thức bài học

- Tổng kết nội dung bàihọc

- Hoàn thành các nhiệm vụ tự

học trước khi đến lớp

- Làm việc nhóm dưới sựhướng dẫn của giáo viên Tíchcực tìm hiểu nội dung các kiếnthức để vận dụng giải các bàitập có liên quan

- Đưa ra những thắc mắc cuốibài (nếu có)

Sau khi lên lớp - Giao các bài tập trên

nhóm facebook

- Hỗ trợ trực tuyến HStrong quá trình hoàn thànhcác bài tập

2.3.1 Bài giảng trực tuyến

Chúng tôi sử dụng điện thoại để quay video giảng và dùng phần mềm cắtghép video để hoàn thành bài giảng trực tuyến của mình Việc thiết kế video bàigiảng được chúng tôi thực hiện qua 5 bước:

(1) Xác định mục tiêu, kiến thức cơ bản của bài học.

(2) Xây dựng cấu trúc, kịch bản bài giảng.

(3) Quay video.

Trang 33

(4) Cắt ghép video.

(5) Xin ý kiến của GV môn Hóa học ở trường phổ thông về chất lượng các video bài giảng Chỉnh sửa và hoàn thiện.

Chúng tôi đã thiết kế được các video bài giảng sau:

1 Bài 20: Mở đầu vè hóa học hữu cơ

2 Bài 21: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ

3 Bài 22:Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ.

Các video bài giảng được chúng tôi lưu vào CD

2.3.2 Nhóm facebook

Các bước và một số thao tác cơ bản để lập nhóm trên facebook như sau:

Bước 1: Đăng nhập tài khoản facebook cá nhân của bạn.

Bước 2: Tới giao diện chính của tài khoản và chọn mục "Tạo nhóm"

Bước 3: Lúc này sẽ có một hộp thoại xuất hiện, để tạo nhóm trên facebook thì bạn

cần nhập các thông tin cần thiết như: tên nhóm, thêm các thành viên trong mục

"Thành viên" và lựa chọn 1 trong 3 chết độ riêng tư:

Trang 34

- Công khai (Public): ai cũng có thể tìm thấy nhóm và xem được các danh sáchbài đăng

- Nội bộ (Closed): ai cũng có thể tìm ra nhóm nhưng chỉ xem được danh sáchthành viên mà không xem được các bài đăng

- Nhóm kín (Secrd) trong nhóm mới tìm được ra nhóm

Bước 4: Sau khi nhập tên nhóm và các thành viên bạn chỉ cần lựa chọn các

quyền riêng tư ở đây và bắt đầu tạo mới bằng cách click Tạo mới (Create)

Bước 5: Khi tạo mới nhóm facebook thì một hộp thoại xuất hiện, bạn sẽ lựa

chọn biểu tượng cho nhóm vừa tạo và chọn "OK" Sau khi hoàn thiện quá trình tạo

nhóm trên facebook bạn sẽ thấy giao diện của nhóm bạn vừa tạo

Trang 35

Chúng tôi đã tiến hành lập một nhóm kín có tên “Hóa học 11 – THPT VânNội” trên facebook sau đó thêm các học sinh của lớp thực nghiệm vào nhóm Cácbài giảng trực tuyến, bài tập được đăng tải lên nhóm Nếu học sinh gặp khó khăntrong quá trình học ở nhà thì bình luận ý kiến, giáo viên sẽ giải đáp Khung giờ quyđịnh cho sự tương tác giữa giáo viên – học sinh là từ 20h30 đến 21h30.

Dưới đây là những hình ảnh về nhóm facebook mà chúng tôi đã tạo trong quátrình thực nghiệm

Trang 36

28

Trang 37

Trong quá trình học tập, HS có thể học ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào, các em

có thể xem video bài giảng nhiều lần để hiểu rõ hơn về những phần kiến thức mà

em cảm thấy khó hiểu Ở đây các em có thể trao đổi với nhau những thông tin cầnthiết về học tập và có thể nêu ra những khó khăn mà các em gặp phải về mặt kiếnthức và giải quyết các bài tập để nhận được sự trợ giúp kịp thời của GV và các bạn

HS khác trong nhóm

2.3.3 Một số bài tập chương “Đại cương về hóa học hữu cơ”

Nội dung chương học này, chủ yếu mang tính chất lý thuyết do đó bài tập làmột công cụ tốt để GV luyện tập, củng cố và mở rộng kiến thức cho HS trong quátrình học tập

a Bài tập tự luận

Bài 1 Oxi hóa hoàn toàn 0,6 gam hợp chất hữu cơ A thu được 0,672 lít khí CO2 (ởđktc) và 0,72 gam nước Tính phần trăm khối lượng các nguyên tố trong phân tửchất A

ĐS: 60%C; 16,67%H; 23,33%O

Bài 2 Tính khối lượng mol phân tử của chất X biết thể tích hơi của 3,3 gam chất X

bằng thể tích của 1,76 gam khí oxi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất

ĐS: M = 60 g/mol

Trang 38

Bài 3 Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy limonen cấu tạo từ hai nguyên tố C và

H, trong đó C chiếm 88,235% về khối lượng Tỉ khối hơi của limonen so với khôngkhí gần bằng 4,69 Lập công thức phân tử của limonen

ĐS: C10H16

Bài 4 Đốt cháy hoàn toàn 0,3 gam chất A mà phân tử chỉ chứa C, H, O thu được

0,44 gam khí CO2 và 0,18 gam nước Thể tích hơi của 0,3 gam chất A bằng thể tíchcủa 0,16 gam khí oxi (đo ở cùng điều kiện) Xác định công thức phân tử của chất A

ĐS: C2H4O2

Bài 5 Anetol có phân tử khối bằng 148 Phân tích nguyên tố cho thấy anetol có %C

= 81,08%; %H = 8,1%, còn lại là oxi Lập công thức đơn giản nhất và công thứcphân tử của anetol

ĐS: C10H12O.

Bài 6 Hợp chất X có phần trăm khối lượng C, H, O lần lượt là 54,54%, 9,1%

và36,36% Phân tử khối của X là 88 đvC Lập công thức phân tử của X

ĐS:C4H8O2

Bài 7 Đốt cháy hoàn toàn 2,5 gam chất hữu cơ A thu được 5,28 gam CO2; 1,26

gam nước và 224 ml N2 (ở đktc) Tỉ khối hơi của A so với không khí là 4,31 Xácđịnh công thức phân tử của A

ĐS: C6H7N

Bài 8 Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít chất khí hữu cơ A thu được 16,8 lít CO2 và 13,5gam nước Các chất khí đo ở đktc Lập công thức phân tử chất A

ĐS: C3H6

Bài 9 Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hợp chất hữu cơ A cần vừa đủ 14,4 gam oxi, sinh

ra 13,2 gam CO2 và 7,2 gam nước Xác định phân tử khối và công thức phân tử củachất A

ĐS: 60; C3H8O

Bài 10 Đốt a gam chất hữu cơ X cần 0,55 mol O2 thu được 0,4 mol CO2, 0,5 mol

nước Xác định giá trị của a và công thức đơn giản của X

ĐS: a = 9; C2H5O

Trang 39

Bài 12 Đốt cháy hoàn toàn 112 cm³ một hidrocacbon A là chất khí ở đktc rồi dẫn

sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đậm đặc và bình 2 chứa KOH dư thấykhối lượng bình 1 tăng 0,18 gam và khối lượng bình 2 tăng 0,44 gam Xác địnhcông thức phân tử của A

ĐS: C2H4.

Bài 13 Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol chất hữu cơ A cần vừa đủ 0,616 lít khí O2, thu

được 1,344 lít hỗn hợp CO2, N2 và hơi nước Sau khi ngưng tụ hơi nước, hỗn hợpkhí còn lại chiếm thể tích 0,56 lít và có tỷ khối so với Hydro bằng 20,4 Xác địnhcông thức phân tử của A biết các thể tích khí đo trong điều kiện tiêu chuẩn

ĐS: C2O4Na2

Bài 16 Đốt cháy hoàn toàn 8,85 gam chất hữu cơ X thu được 13,2 gam CO2 và 4,05gam nước Xác định phần trăm khối lượng mỗi nguyên tố có trong X

ĐS: 5,08%H; 40,68%C; 54,24%O

Bài 17 Oxi hóa hoàn toàn 9,0 gam hợp chất hữu cơ A thu được 6,72 lít khí CO2 (ở

đktc) và 5,4 gam nước Tính phần phần trăm khối lượng mỗi nguyên tố trong chất A

ĐS: 40,0%C; 16,7%H; 53,3%O

Bài 18 Oxi hóa hoàn toàn 0,92 gam hợp chất hữu cơ A, thu được CO2 và nước, dẫnsản phẩm lần lượt qua bình 1 chứa H2SO4 đặc và bình 2 chứa KOH dư thấy khối

Trang 40

lượng bình 1 tăng 0,72 gam, bình 2 tăng 1,32 gam Tính phần phần trăm của cácnguyên tố trong chất A

ĐS: 39,13%C; 8,7%H; 52,17%O

Bài 19 Cho A là chất hữu cơ chỉ chứa 2 nguyên tố Oxi hóa hoàn toàn 2,50 gam

chất A thấy tạo thành 3,60 gam nước Xác định thành phần nguyên tố và phần trămtheo khối lượng các nguyên tố trong chất A

ĐS: A chứa C và H; 84%C; 16%H

Bài 20 Đốt cháy hoàn toàn 2,5 gam chất A phải dùng vừa hết 3,36 lít O2 (đktc).Sản phẩm chỉ có CO2 và hơi nước, trong đó khối lượng CO2 nhiều hơn khối lượnghơi nước là 3,7 gam Tính phần trăm khối lượng của mỗi nguyên tố trong A

ĐS: 60%C; 8%H; 32%O

Bài 21 Chất X là loại tơ phổ biến có chứa 63,72%C; 9,73%H; 14,16%O; và

12,39%N Biết chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất Xácđịnh phân tử khối của X

ĐS: 113.

Bài 22 Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy chất X có 40%C; 16,67%H;

53,33%O Xác định công thức phân tử của X, biết X có khối lượng mol phân tử là180

ĐS: C6H12O6.

Bài 23 Đốt cháy hết 0,3 gam chất A chỉ thu được 0,44 gam CO2 và 0,18 gam nước.

Thể tích hơi của 0,3 gam chất A bằng thể tích của 0,16 gam khí oxi ở cùng điềukiện về nhiệt độ và áp suất Xác định công thức phân tử của chất A

ĐS: C2H4O2

Bài 24 Đốt cháy hết 5,8 gam chất hữu cơ A thu được 2,65 gam Na2CO3 và 2,25

gam nước và 6,72 lít (đktc) khí CO2 Xác định công thức phân tử của A biết phân tử

A chỉ chứa một nguyên tử Natri

ĐS: C6H5ONa

Ngày đăng: 25/09/2019, 12:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Chấp Hành Trung Ương (2013), NQ 29-NQ/TW Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: NQ 29-NQ/TW
Tác giả: Ban Chấp Hành Trung Ương
Năm: 2013
3. Đặng Vũ Hoạt (2006), Lí luận dạy học đại học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận dạy học đại học
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2006
4. Giáo trình giáo dục học (1971) (tủ sách Đại học Sư phạm Hà Nội II) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình giáo dục học
5. Nguyễn Văn Hiền (2009). Hình thành cho sinh viên kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để tổ chức bài dạy Sinh học, Luận án tiến sĩ, Khoa Sinh Học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình thành cho sinh viên kỹ năng sử dụng công nghệthông tin để tổ chức bài dạy Sinh học
Tác giả: Nguyễn Văn Hiền
Năm: 2009
6. Nguyễn Danh Nam (2007). "Các mức độ ứng dụng E - learning ở trường Đại học Sư phạm". Tạp chí Giáo dục. 7, tr. 41-43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các mức độ ứng dụng E - learning ở trường Đạihọc Sư phạm
Tác giả: Nguyễn Danh Nam
Năm: 2007
7. Tô Nguyên Cương (2012), “Dạy học kết hợp – Một hình thức tổ chức dạy học tất yếu của nền giáo dục hiện đại”, Tạp chí khoa học giáo dục số (283) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học kết hợp – Một hình thức tổ chức dạy họctất yếu của nền giáo dục hiện đại”, "Tạp chí khoa học giáo dục
Tác giả: Tô Nguyên Cương
Năm: 2012
8. Trần Huy Hoàng và cộng sự (2017) “Nghiên cứu sử dụng mô hình b-Learning vào dạy học Vật lý ở trường phổ thông”, Đề tài cấp Bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu sử dụng mô hình b-Learningvào dạy học Vật lý ở trường phổ thông”
9. Thái Duy Tuyên (1998), Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại, Nxb 10. Trần Thị Tuyết Oanh (2005), Giáo trình giáo dục học, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại, "Nxb10. Trần Thị Tuyết Oanh (2005), "Giáo trình giáo dục học
Tác giả: Thái Duy Tuyên (1998), Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại, Nxb 10. Trần Thị Tuyết Oanh
Nhà XB: Nxb10. Trần Thị Tuyết Oanh (2005)
Năm: 2005
11. Phạm Xuân Quế (2004), E – Learning và khó khăn trong việc xây dựng trang Web có nội dung thực nghiệm – Các giải pháp khắc phục, Tạp chí Giáo dục số (90– Chuyên đề) Sách, tạp chí
Tiêu đề: E – Learning và khó khăn trong việc xây dựng trangWeb có nội dung thực nghiệm – Các giải pháp khắc phục
Tác giả: Phạm Xuân Quế
Năm: 2004
12. Phạm Xuân Lam (2010), Xây dựng mô hình học kết hợp để dạy sinh học 10 (THPT) nâng cao với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle, Khóa luận tốt nghiệp khoa, Khoa Sinh học, Trường ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng mô hình học kết hợp để dạy sinh học 10(THPT) nâng cao với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle
Tác giả: Phạm Xuân Lam
Năm: 2010
13. Alvarez S. (2005), "Blended learning solutions", Encyclopedia of educational technology, tr. 1-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Blended learning solutions
Tác giả: Alvarez S
Năm: 2005
14. Bonk, C.J., & Graham, C.R. (2006), The handbook of blended learning environments: Global perspectives, local designs. San Francisco: Jossey‐Bass/Pfeiffer Sách, tạp chí
Tiêu đề: The handbook of blended learningenvironments: Global perspectives, local designs
Tác giả: Bonk, C.J., & Graham, C.R
Năm: 2006
15. Kaye Thorne (2003), Blended learning: How to Integrate Online and Tradition Learning Khác
17. William H.Rice IV, Moodle E-Learning Course Development, Birmnghay Khác
18. htt p: //g i aoduc t hong m i nh . co m 19. htt p: // e l . edu . net . v n Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w