1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại ban quản lý dự án huyện chợ gạo, tỉnh tiền giang

85 96 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 2,49 MB

Nội dung

Tuy nhiên cùng với cả nước, trong quá trình hội nhập vớinền kinh tế quốc tế, tình hình đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện vẫn cònkhông ít những khó khăn, hạn chế như: Quá trình đầ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

TRẦN MINH TRUNG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

HUYỆN CHỢ GẠO - TỈNH TIỀN GIANG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ: 8 31 01 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHẠM XUÂN HÙNG

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của bản thântôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực vàchưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Những thông tin trích dẫn trong luậnvăn đều có nguồn gốc rõ ràng

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất đến tất cả các đơn vị và cánhân đã quan tâm, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.Trước hết, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và đầy trách nhiệm của TS PhạmXuân Hùng trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này Tôi cũng xinđược gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý thầy, cô giáo của Trường Đại họcKinh tế - Đại học Huế đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt trong suốt thời gianvừa qua

Tôi xin cảm ơn lãnh đạo UBND huyện Chợ Gạo, UBND các xã thuộc huyệnChợ Gạo và Phòng Tài chính – Kế hoạch và Ban Quản lý dự án huyện Chợ Gạo đãtạo điều kiện cho tôi thực tập, thu thập số liệu để thực hiện đề tài này

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên,ủng hộ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian vừa qua

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế vàthiếu sót nhất định khi thực hiện luận văn Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiếncủa quý Thầy, Cô giáo và bạn đọc

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trang 4

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN

Họ và tên học viên: TRẦN MINH TRUNG

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Khóa: 2016 - 2018

Người hướng dẫn khoa học: TS PHẠM XUÂN HÙNG

Tên đề tài nghiên cứu khoa học: “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN HUYỆN CHỢ GẠO - TỈNH TIỀN GIANG”

1 Mục đích và đối tượng nghiên cứu

Mục đích: Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xâydựng cơ sở hạ tầng tại Ban quản lý dự án huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, đề xuấtcác giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng

cơ sở hạ tầng tại địa bàn nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến công tác quản lý các dự ánxây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn NSNN tại Ban quản lý dự án huyện Chợ Gạo,tỉnh Tiền Giang

2 Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

Luận văn sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp thu thập số liệu và thông tin, sơ cấp, thứ cấp, tổng hợp và phân tích số liệu.

3 Các kết quả nghiên cứu và đóng góp của luận văn

Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng lực quản lý công tác quản lý dự án đầu tưxây dựng cơ sở hạ tầng tại Ban quản lý dự án huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang cơbản đáp ứng được nhu cầu đã đem lại kết quả, chất lượng hoạt động các dự ántương đối tốt trên địa bàn huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang Bên cạnh những kết quả

đã đạt được vẫn còn bộc lộ những hạn chế về quản lý công tác thẩm định cần nângcao năng lực lập, thẩm định và phê duyệt dự án Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo,quản lý của Ban có phẩm chất và năng lực, đủ số lượng và cơ cấu hợp lý, đảm bảo

sự chuyển tiếp giữa các thế hệ cán bộ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Từ ngữ viết tắt Giải thích/ diễn giải

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ ix

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu của luận văn 3

5 Kết cấu luận văn 4

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG 5

1.1 Cơ sở lý luận về dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 5

1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư xây dựng 5

1.1.2 Khái niệm về quản lý đầu tư xây dựng: 6

1.1.3 Các bên liên quan đến các dự án xây dựng CSHT 8

1.2 Vai trò của dự án đầu tư xây dựng CSHT 10

1.3 Nội dung công tác quản lý các dự án CSHT 11

1.3.1 Công tác lập và thẩm định dự án 11

1.3.2 Công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu 13

1.3.3 Quản lý DA ở giai đoạn thi công xây dựng 14

1.3.4 Quản lý DA ở giai đoạn kết thúc 15

1.4 Các hình thức quản lý dự án 16

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án CSHT 16

KINH

Trang 7

1.6.1 Kinh nghiệm quốc tế 19

1.6.2 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước 21

1.6.3 Một số bài học kinh nghiệm đối với công tác quản lý dự án xây dựng CSHT .22

CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN HUYỆN CHỢ GẠO, TỈNH TIỀN GIANG 25

2.1 Điều kiện tự nhiên huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang 25

2.1.1 Vị trí địa lý và địa hình 25

2.1.2 Thời tiết, khí hậu 26

2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang 26

2.2.1 Tình hình sử dụng đất đai 26

2.2.2 Tình hình kinh tế 28

2.2.3 Cơ sở hạ tầng 29

2.3 Giới thiệu khái quát về Ban quản lý dự án huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang 31

2.3.1 Cơ cấu tổ chức và nhân sự 31

2.3.2 Chức năng và nhiệm vụ 32

2.4 Thực trạng công tác quản lý dự án cơ sở hạ tầng tại BQL dự án huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang 35

2.4.1 Cơ sở pháp lý công tác quản lý dự án cơ sở hạ tầng tại BQL dự án huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang 35

2.4.2 Thực trạng đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng tại BQL dự án huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang 36

2.4.3 Đánh giá công tác quản lý các dự án cơ sở hạ tầng tại BQL dự án huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang 38

2.5 Phân tích đánh giá của đối tượng điều tra đến công tác quản lý dự án CSHT tại BQL dự án Chợ Gạo, Tiền Giang 46

2.5.1 Đặc điểm đối tượng điều tra 46

2.5.2 Cơ cấu đối tượng điều tra theo vị trí việc làm 48

KINH

Trang 8

2.5.4 Đánh giá của đối tượng điều tra về công tác lập và thẩm định dự án 49

Sau khi điều tra về, Lập bảng tính như sau: 49

2.6 Kết quả, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế 53

2.6.1 Kết quả 53

2.6.2 Khó khăn, hạn chế 55

2.4.5.Nguyên nhân của những hạn chế 57

2.6.3 Nguyên nhân của những hạn chế và yếu kém 58

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN HUYỆN CHỢ GẠO, TỈNH TIẾN GIANG 60

3.1 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại Ban quản lý dự án 60

3.1.1 Nâng cao năng lực lập, thẩm định và phê duyệt dự án 60

3.1.2 Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm định, giám sát quá trình thực hiện dự án 61

3.1.3 Hoàn thiện trong quá trình kết thúc dự án 64

3.2 Tăng cường sự tham gia của người dân 64

3.3 Tăng cường công tác quản lý lựa chọn nhà thầu 65

3.4 Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB 65

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67

1 KẾT LUẬN 67

2 KIẾN NGHỊ 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

PHỤ LỤC 73 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1+2

BẢN GIẢI TRÌNH

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

KINH

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tình hình vốn đầu tư xây dựng CSHT ở huyện Chợ Gạo giai đoạn

2015-2017 36

Bảng 2.2 Số lượng công trình, dự án được lập và phê duyệt giai đoạn 2015-2017 của Ban QLDA ĐTXD huyện Chợ Gạo theo nguồn vốn 40

Bảng 2.3 So sánh giá gói thầu và trúng thầu của các dự án đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường giai đoạn 2015-2017 43

Bảng 2.4 Bảng tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng các công trình giai đoạn 2015-2017 của Ban QLDA ĐTXD huyện Chợ Gạo 44

Bảng 2.5 Số công trình được hoàn thành đưa vào sử dụng và quyết toán vốn đầu tư giai đoạn 2015-2017 46

Bảng 2.6 Đặc điểm đối tượng điều tra 47

Bảng 2.7 Cơ cấu đối tượng điều tra theo vị trí việc làm 48

Bảng 2.8 Cơ cấu đối tượng điều tra theo thâm niên công tác 49

Bảng 2.9 Đánh giá của đối tượng điều tra về công tác lập và thẩm định dự án .49

Bảng 2.10 Kết quả đánh giá đối tượng điều tra về công tác tổ chức chỉ định thầu, đấu thầu dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 50

Bảng 2.11 Kết quả đánh giá đối tượng điều tra về công tác quản lý thực hiện, giám sát dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 51

Bảng 2.12 Kết quả đánh giá đối tượng điều tra về công tác quản lý kết thúc dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 52

Bảng 2.13 Kết quả đánh giá đối tượng điều tra về tác động và hiệu quả của các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 53

KINH

Trang 10

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Quá trình quản lý dự án 7

Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy BQL dự án 32

Sơ đồ 3 Quy trình thực hiện quản lý dự án đối với dự án trên 05 tỷ 39

Sơ đồ 4 Quy trình thực hiện quản lý dự án đối với dự án dưới 05 tỷ 39

KINH

Trang 11

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã được mọi tầnglớp nhân dân trong cả nước nhiệt tình hưởng ứng và thực hiện, nền kinh tế Việt Nam về

cơ bản đã ra khỏi khủng hoảng và đạt tốc độ tăng trưởng nhanh Tuy nhiên, hệ thốngcác công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội của nước ta hiện nay cònnhiều bất cập, yếu kém và lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội và quá trìnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước Để đáp ứng được những yêu cầu ngàycàng cao của nền kinh tế thị trường trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng trong giaiđoạn hiện nay, thì việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu phát triển củađất nước được Đảng và Nhà nước ta xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọnghàng đầu Để thực hiện mục tiêu đó công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng có ý nghĩa

vô cùng quan trọng đối với đất nước nói chung, tỉnh Tiền Giang và huyện Chợ Gạo nóiriêng Nhận thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ này, trong những năm qua Huyện

ủy, UBND huyện Chợ Gạo đã nỗ lực tập trung và tranh thủ mọi nguồn lực để ưu tiêncho lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhằm nâng cao chất lượng sống cho nhândân trên địa bàn huyện, nhiều công trình phúc lợi xã hội, hạ tầng kỹ thuật được các cấp

ủy đảng, chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng như: Hệ thống các công trình Điện,đường, trường, trạm, các công trình văn hóa, trụ sở UBND các xã, tạo điều kiện thuậnlợi cho việc phát triển kinh tế, giao thương, thu hút đầu tư và hoàn thiện mô hình nôngthôn mới… Hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện đã đạt được nhiềuthành tựu quan trọng, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đó là kếtquả đáng khích lệ trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện nói riêng

và tỉnh Tiền Giang nói chung Tuy nhiên cùng với cả nước, trong quá trình hội nhập vớinền kinh tế quốc tế, tình hình đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện vẫn cònkhông ít những khó khăn, hạn chế như: Quá trình đầu tư xây dựng còn dàn trải, chưaxác định được trọng tâm, trọng điểm đã dẫn đến tình trạng thất thoát lãng phí vốn đầu

tư và hiệu quả đầu tư không cao; Công tác lập quy hoạch xây dựng chưa đồng bộ, chấtlượng thấp, chưa sát thực tiễn; Đầu tư xây dựng chưa chú trọng việc quản lý chất

Trang 12

lượng, hiệu quả đầu tư; Công tác GPMB còn chậm, gây nhiều bức xúc trong nhân dân;

Dự án đầu tư xây dựng xong chưa chú trọng đến công tác bảo dưỡng, bảo trì đã dẫnđến chất lượng nhiều công trình xuống cấp nhanh; Đội ngũ cán bộ chưa được quan tâmbồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn Xuất phát từ những hạn chế đó, tôi

lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại Ban quản lý dự án huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang” làm đề tài cho luận văn

tốt nghiệp thạc sĩ

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở

hạ tầng tại Ban quản lý dự án huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, đề xuất các giảipháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng tại địa bàn nghiên cứu

2.2 Mục tiêu cụ thể

 Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến công tácquản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, các yếu tố ảnh hưởng đến về quản lý các dự

án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

 Phân tích thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng tại Ban quản lý dự án huyện Chợ Gạo - tỉnh Tiền Giang

 Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý các dự án xâydựng cơ sở hạ tầng tại Ban quản lý dự án huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Công tác quản lý các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn NSNN tạiBan quản lý dự án huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang

Trang 13

 Về nội dung: đề tài tập trung làm rõ thực trạng công tác quản lý các dự ánxây dựng cơ sở hạ tầng tại Ban quản lý dự án huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang Từ

đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý các dự án xây dựng cơ

sở hạ tầng tại Ban quản lý dự án huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang

4 Phương pháp nghiên cứu của luận văn

4.1 Phương pháp thu thập số liệu và thông tin

- Số liệu thứ cấp: Tài liệu về quản lý dự án đầu tư của Phòng Tài Chính Kếhoạch, Phòng Kinh tế Hạ Tầng, Chi cục Thống Kê huyện Chợ Gạo và Ban QLDAĐầu tư xây dựng khu vực Chợ Gạo Bên cạnh đó, đề tài cũng sẽ sử dụng các thôngtin liên quan đến vấn đề nghiên cứu đã được công bố trên các tạp chí khoa học,công trình và đề tài khoa học, từ các hội thảo khoa học trong và ngoài nước

- Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn các đốitượng liên quan đến công tác quản lý dự án bao gồm: cán bộ nhân viên Ban QLDAĐầu tư Xây dựng huyện Chợ Gạo; lãnh đạo huyện phụ trách công tác QLDA; phòngKinh tế hạ tầng, lãnh đạo các xã và cán bộ phụ trách giao thông thủy lợi các xã trênđịa bàn huyện Chợ Gạo; các đơn vị (nhà thầu) thi công (ban giám đốc; cán bộphòng kỹ thuật, giám sát)

Trên cơ sở danh sách cán bộ BQL dự án Đầu tư Xây dựng huyện Chợ Gạo,lãnh đạo, công chức các xã trên địa bàn, các nhà thầu xây lắp, tư vấn do BQL Xâydựng huyện Chợ Gạo cung cấp, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng được

áp dụng để chọn các đối tượng điều tra theo các nhóm Kết quả điều tra thu được

27 phiếu là Lãnh đạo và cán bộ một số phòng ban cấp huyện liên quan đến công tácXây dựng cơ bản, cán bộ nhân viên Ban QLDA; 20 là các nhà thầu; 70 phiếu thuđược từ nhóm các lãnh đạo, công chức các xã; trưởng thôn, đại diện ban giám sátcộng đồng có tham gia vào công tác quản lý các dự án cơ sở hạ tầng nông thôn

4.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Trên cơ sở các tài liệu đã được xử lý, tổng hợp, vận dụng các phương pháp phântích thống kê, phân tích kinh tế để đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án cơ sở hạtầng ở địa bàn nghiên cứu Việc xử lý và tính toán các số liệu và chỉ tiêu nghiên cứu đượctiến hành trên máy tính thông qua sử dụng phần mềm thống kê SPSS

Trang 14

Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng thu thập ý kiến đánh giá của các nhàchuyên môn, các nhà quản lý làm căn cứ để đề xuất các giải pháp mang tính khả thi,phù hợp với thực tiễn địa bàn nghiên cứu.

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Chương 2: Thực trạng công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ

tầng tại Ban quản lý dự án huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang

Chương 3: Định hướng và một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án

đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại Ban quản lý dự án huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang

Trang 15

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ

XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG

1.1 Cơ sở lý luận về dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư xây dựng

Khái niệm về dự án đầu tư theo định nghĩa của Luật Xây dựng; Luật Đầu

tư công:

Theo Luật xây dựng, dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liênquan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửachữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượngcông trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định[6]

Theo Luật Đầu tư công [7] thì đầu tư là “hoạt động sử dụng tiền vốn, tài

nguyên trong một thời gian dự án nhằm thu về lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế xã hội” Ở Việt Nam, khái niệm Dự án đầu tư được trình bày trong Luật đầu tư công

năm 2014: “Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến

hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định”.[7] Về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liênquan với nhau nhằm đạt được những mục đích đã đề ra với các nguồn lực đã xácđịnh Dự án đầu tư phải nhằm việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào để thuđược đầu ra phù hợp với những mục tiêu cụ thể Đầu vào là lao động, nguyên vậtliệu, đất đai, tiền vốn… Đầu ra là các sản phẩm dịch vụ hoặc là sự tiết kiệm chi phí

Dù xem xét dưới bất kỳ góc độ nào thì dự án đầu tư cũng gồm những thànhphần chính sau:

+ Các mục tiêu cần đạt được khi thực hiện dự án: Khi thực hiện dự án, sẽmang lại những lợi ích gì cho đất nước nói chung và cho chủ đầu tư nói riêng

+ Các kết quả: Đó là những kết quả có định lượng được tạo ra từ các hoạtđộng khác nhau của dự án Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện các mục tiêu của

Trang 16

+ Các hoạt động: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong

dự án để tạo ra các kết quả nhất định, cùng với một lịch biểu và trách nhiệm của các

bộ phận sẽ được tạo thành kế hoạch làm việc của dự án

+ Các nguồn lực: Hoạt động của dự án không thể thực hiện được nếu thiếucác nguồn lực về vật chất, tài chính và con người Giá trị hoặc chi phí của cácnguồn lực này chính là vốn đầu tư cho các dự án[7]

Dự án đầu tư được xây dựng phát triển bởi một quá trình gồm nhiều giaiđoạn Các giai đoạn này vừa có mối quan hệ gắn bó vừa độc lập tương đối với nhautạo thành chu trình của dự án Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư

và giai đoạn vận hành kết quả Giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề quyết định sựthành công hay thất bại ở giai đoạn sau, đặc biệt đối với giai đoạn vận hành kết quảđầu tư [1] Đối với chủ đầu tư và nhà tài trợ, việc xem xét đánh giá các giai đoạncủa chu trình dự án là rất quan trọng Nhưng đứng ở các góc độ khác nhau, mỗingười có mối quan tâm và xem xét các giai đoạn và chu trình cũng khác nhau Chủđầu tư phải nắm vững ba giai đoạn, thực hiện đúng trình tự Đó là điều kiện để đảmbảo đầu tư đúng cơ hội và có hiệu quả

Vốn đầu tư công bao gồm vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, tráiphiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chínhthức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh;vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanhnghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất[7]

1.1.2 Khái niệm về quản lý đầu tư xây dựng:

Quản lý dự án (Project Management) là một quá trình bao gồm công táchoạch định, theo dõi và kiểm soát tất cả những khía cạnh của một dự án và kíchthích mọi thành phần tham gia vào dự án đó nhằm đạt được những mục tiêu của dự

án [6] Nói một cách khác, Quản lý dự án (QLDA) là công việc áp dụng các chứcnăng và hoạt động của quản lý vào suốt vòng đời của dự án nhằm đạt được nhữngmục tiêu đặt ra

Trang 17

Điều phối thực hiện

 Bố trí tiến độ thời gian

 Phân phối nguồn lực

 Phối hợp các hoạt động

 Khuyến khích động viên

Quản lý dự án bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu:

- Lập kế hoạch: Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định những côngviệc cần được hoàn thành, nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trìnhphát triển một kế hoạch hành động theo trình tự lôgic mà có thể biểu diễn được dướidạng sơ đồ hệ thống

- Điều phối thực hiện dự án: Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồmtiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độthời gian

- Giám sát: Là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hìnhhoàn thành, giải quyết những vấn đề liên quan và thực hiện báo cáo hiện trạng.[7]

Các giai đoạn của quá trình quản lý dự án hình thành một chu trình năngđộng từ việc lập kế hoạch đến điều phối thực hiện và giám sát, sau đó phản hồi choviệc tái lập kế hoạch dự án như trình bày trong hình:

Sơ đồ 1: Quá trình quản lý dự án

Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án nói chung là hoàn thành các công việc dự

án theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngân sách được duyệt

và theo tiến độ thời gian cho phép Ba yếu tố: thời gian, chi phí và chất lượng cóquan hệ chặt chẽ với nhau Tầm quan trọng của từng mục tiêu có thể khác nhau giữa

Trang 18

các dự án, giữa các thời kỳ đối với cùng một dự án, nhưng nói chung, đạt được kếtquả tốt đối với mục tiêu này thường phải “hy sinh” một hoặc hai mục tiêu kia.Trong quá trình quản lý dự án thường diễn ra hoạt động đánh đổi mục tiêu, đánh đổimục tiêu dự án là việc hy sinh một mục tiêu nào đó để thực hiện tốt hơn mục tiêukia trong điều kiện thời gian và không gian cho phép, nhằm thực hiện tốt nhất tất cảcác mục tiêu dài hạn của quá trình quản lý dự án.

1.1.3 Các bên liên quan đến các dự án xây dựng CSHT

(a) Ban quản lý dự án là một thành phần quan trọng của dự án xây dựng, đó

là một cá nhân hoặc một tổ chức do Chủ đầu tư thành lập, có nhiệm vụ điều hành,quản lý dự án trong suốt quá trình thực hiện dự án

(b) Chủ đầu tư: Tùy theo đặc điểm tính chất công trình, nguồn vốn mà CĐT

được quy định cụ thể như sau: (Trích Nghị định số 59/2015/NĐ-CP)

Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì CĐT xây dựng côngtrình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựngcông trình phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước cụ thể như sau:

- Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì CĐT là mộttrong các cơ quan, tổ chức sau: Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơquan khác ở Trung ương (gọi chung là cơ quan cấp Bộ), Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước

- Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch Uỷ bannhân dân các cấp quyết định đầu tư thì CĐT là đơn vị quản lý, sử dụng công trình

Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình hoặc đơn

vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm CĐT thì người quyết địnhđầu tư lựa chọn đơn vị có đủ điều kiện làm CĐT Trong trường hợp đơn vị quản lý,

sử dụng công trình không đủ điều kiện làm CĐT, người quyết định đầu tư giaonhiệm vụ cho đơn vị sẽ quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm cử người thamgia với CĐT để quản lý đầu tư xây dựng công trình và tiếp nhận, quản lý, sử dụngkhi công trình hoàn thành

Trang 19

(c) Nhà thầu: tham gia ý kiến về vật liệu xây dựng, phương pháp tổ chức thi

công Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinhdoanh về xây dựng Doanh nghiệp xây dựng có mối quan hệ với rất nhiều đối táckhác nhau nhưng trực tiếp nhất là CĐT Doanh nghiệp chịu sự kiểm tra giám sátthường xuyên về chất lượng công trình xây dựng của CĐT, tổ chức thiết kế, cơquan giám định Nhà nước theo phân cấp quản lý

(d) Đơn vị thiết kế Thiết kế xây dựng gồm các bước: Thiết kế sơ bộ (trường

hợp lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi), thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kếbản vẽ thi công và các bước thiết kế khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế do ngườiquyết định đầu tư quyết định khi quyết định đầu tư dự án Thiết kế một bước là thiết

kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế

-kỹ thuật đầu tư xây dựng; Thiết kế hai bước gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thicông được áp dụng đối với công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng; Thiết kế babước gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công được áp dụngđối với công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng, có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật

và điều kiện thi công phức tạp; Thiết kế theo các bước khác (nếu có) theo thông lệquốc tế

(e) Người hưởng lợi: người dân trong huyện Chợ Gạo Không chỉ tạo ra công

ăn việc làm cho người lao động mà các doanh nghiệp cũng phải nâng cao được đờisống cho người lao động Việc nâng cao mức sống của người dân được thực hiệnqua: Thu nhập bình quân đầu người, gia tăng đầu tư xã hội, các trụ điểm văn hóađược hoàn thiện mới,…Việc xây dựng và nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng như

hệ thống điện, các trung tâm giáo dục và tuyên truyền, … giúp hạn chế các tệ nạn

xã hội như trộm, cướp,… cũng như nâng cao nhận thức của người dân về các hành

vi đạo đức, cách phòng chống tệ nạn xã hội Việc xây dựng các công trình cơ sở hạtầng, đặc biệt là các công trình như giao thông, nhà văn hóa thông tin,… giúp gópphần cải thiện khả năng giao lưu giữa người dân trong thị xã và tăng cường giao lưuvới người dân những dịa bàn lân cận khác

Trang 20

1.2 Vai trò của dự án đầu tư xây dựng CSHT

Trước hết cần phải xác định rõ rằng đầu tư nói chung đóng một vai trò quantrọng trong nền kinh tế, là động lực để phát triển kinh tế, là chìa khoá của sự tăngtrưởng Nếu không có đầu tư thì không có phát triển Đối với các dự án đầu tưCSHT, vai trò dự án được thể hiện ở các mặt sau:

Một là, đầu tư xây dựng CSHT từ nguồn NSNN là công cụ kinh tế quantrọng để Nhà nước trực tiếp tác động đến quá trình phát triển KT-XH, điều tiết vĩ

mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.Bằng việc cung cấp các dịch vụ công cộng như hạ tầng KT-XH, an ninh - quốcphòng…mà các thành phần kinh tế khác không muốn, không thể hoặc không đầu tư;các dự án đầu tư từ NSNN được triển khai ở các vị trí quan trọng, then chốt nhấtđảm bảo cho nền KT - XH phát triển ổn định theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Hai là, đầu tư xây dựng CSHT có vai trò hết sức quan trọng trong nềnkinh tế bởi vì nó tạo ra các tài sản cố định Đầu tư xây dựng CSHT là hoạt độngđầu tư để sản xuất ra của cải vật chất, đặc biệt là tạo cơ sở vật chất và kỹ thuậtcho xã hội Tất cả các ngành kinh tế chỉ tăng nhanh khi có đầu tư xây dựngCSHT, đổi mới công nghệ, xây dựng mới để tăng năng suất, chất lượng và hiệuquả sản xuất Đầu tư Xây dựng CSHT nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế,tạo điều kiện cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư mở rộng sảnxuất, kinh doanh, thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đầu tư xây dựng CSHT sẽ tạo điều kiện đểphát triển mới, đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất ở các doanh nghiệp Đầu tưxây dựng CSHT sẽ góp phần phát triển nguồn nhân lực, cải thiện cơ sở vật chấtcủa giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát triển y tế, văn hoá và cácmặt xã hội khác Đầu tư xây dựng CSHT góp phần thực hiện mục tiêu xoá đóigiảm nghèo, tạo việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện sống ở cácđịa phương nghèo, vùng sâu và vùng xa, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng các

cơ sở sản xuất và dịch vụ, tạo ra những tác động tích cực cho vùng nghèo, ngườinghèo, hộ nghèo khai thác các tiềm năng của vùng để vươn lên phát triển kinh tế,

Trang 21

xoá đói giảm nghèo Từ đó đảm bảo tỷ lệ cân đối vùng miền, ngành nghề, khuvực và phân bổ hợp lý sức sản xuất, tận dụng lợi thế so sánh.

Ba là, đầu tư xây dựng CSHT với xuất phát điểm thấp như nước ta hiện nay

có một vai trò hết sức quan trọng, bởi vì vốn dành cho đầu tư xây dựng CSHT củaNhà nước chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng vốn đầu tư xây dựng CSHT của toàn xãhội Đầu tư xây dựng CSHT góp phần khắc phục những thất bại của thị trường, tạocân bằng trong cơ cấu đầu tư, giải quyết các vấn đề xã hội Mặt khác đầu tư xâydựng CSHT của Nhà nước được tập trung vào những công trình trọng điểm, sửdụng nguồn vốn lớn, có khả năng tác động mạnh đến đời sống KT-XH Bên cạnh đócũng cần phải thấy rằng đầu tư ây dựng CSHT của Nhà nước nếu không được quản

lý một cách hợp lý sẽ gây ra thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả hơn là đầu tư xâydựng CSHT từ các nguồn vốn khác

1.3 Nội dung công tác quản lý các dự án CSHT

1.3.1 Công tác lập và thẩm định dự án

Các chương trình, dự án đầu tư CSHT đều phải lập, thẩm định, dự án theo quyđịnh của Luật Đầu tư công Lập dự án đầu tư xây dựng công trình để chứng minh chongười quyết định đầu tư thấy được sự cần thiết, mục tiêu, hiệu quả đầu tư của dự án;làm cơ sở cho người bỏ vốn (cho vay vốn) xem xét hiệu quả dự án và khả năng hoàntrả vốn Đồng thời để các cơ quan quản lý nhà nước xem xét sự phù hợp của dự án đốivới quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xâydựng; đánh giá tác động về sự ảnh hưởng của dự án tới môi trường, mức độ an toàn đốivới các công trình lân cận; các yếu tố ảnh hưởng tới kinh tế xã hội; sự phù hợp với cácyêu cầu về phòng chống cháy nổ, an ninh quốc phòng

Khi lập các dự án đầu tư xây dựng CSHT, nhà đầu tư phải tiến hành các côngviệc, cụ thể:

+ Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư;

+ Tiến hành xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thứcđầu tư;

+ Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng;

Trang 22

+ Lập dự án đầu tư;

+ Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đến người có thẩm quyền quyết định đầu

tư tổ chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm định dự án đầu tư

Nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình được phân định rõ thành hai phần:Thuyết minh và thiết kế cơ sở trong đó phần thiết kế cơ sở phải thể hiện được các giảipháp thiết kế chủ yếu, bảo đảm đủ điều kiện xác định tổng mức đầu tư và triển khai cácbước thiết kế tiếp theo Thiết kế cơ sở của các loại dự án dù ở quy mô nào cũng phảiđược cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng tổ chức thẩm định khi phêduyệt dự án, theo quy định Mặt khác, về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân lập

dự án xây dựng công trình được quy định chặt chẽ và có yêu cầu cao hơn, đồng thời làmột yêu cầu trong nội dung thẩm định dự án theo quy định [2]

Thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình:

Đây là một quá trình kiểm tra đánh giá nội dung dự án một cách độc lập cáchbiệt với quá trình soạn thảo dự án Thẩm định dự án đã tạo ra cơ sở vững chắc chohoạt động đầu tư có hiệu quả Các kết luận rút ra từ quá trình thẩm định là cơ sở đểcác cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ra quyết đầu tư và cho phép đầu tư

Nội dung thẩm định dự án đầu tư bao gồm:

- Đánh giá sự cần thiết của dự án đầu tư xây dựng: nhằm bảo bảo dự án đầu

tư mang lại lợi ích và rất cần thiết cho địa phương

- Đánh giá toàn diện về lợi ích kinh tế mà dự án mang lại, đảm bảo côngtrình xây dựng phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt

- Kiểm tra, đánh giá và phân tích toàn bộ các yếu tố, tiêu chuẩn kỹ thuật, cáccông nghệ được áp dụng vào dự án

- Đánh giá phân tích và tính toán tổng vốn đầu tư xây dựng công trình, và cơcấu thu hồi vốn của dự án Tính khả thi về nguồn vốn đầu tư

Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị có chức năng trực thuộc tổ chức quyếtđịnh đầu tư (Phòng thẩm định của Sở hoặc Phòng Kinh tế hạ tầng của huyện)

Sau khi có kết quả thẩm định, người quyết định đầu tư phê duyệt dự án đầu

tư xây dựng công trình

Trang 23

1.3.2 Công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu

để thực hiện gói thầu thuộc các dự án trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng,minh bạch và hiệu quả kinh tế Theo quy định hiện nay chủ đầu tư có thể áp dụng mộttrong ba phương thức chủ yếu là: Tự làm, Chỉ định thầu và Đấu thầu Trong đó,phương thức đấu thầu đang được áp dụng rộng rãi được khuyến khích áp dụng

Chỉ định thầu là trường hợp người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư xâydựng công trình được quyền chỉ định trực tiếp một tổ chức, cá nhân có đủ điềukiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng để thực hiệncông việc, công trình với giá hợp lý trong các trường hợp sau đây: Công trình bímật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm; Côngtrình có tính chất nghiên cứu thử nghiệm; Công việc, công trình, hạng mục côngtrình xây dựng có quy mô nhỏ, đơn giản theo quy định của Chính phủ; Tu bổ, tôntạo, phục hồi các công trình di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; Các trườnghợp đặc biệt khác được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép Người

có thẩm quyền chỉ định thầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lựachọn nhà thầu có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng

Tổ chức, cá nhân được chỉ định thầu phải có đủ năng lực hoạt động xây dựng,năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với công việc, loại, cấp công trình; có tàichính lành mạnh, minh bạch

Đấu thầu là một phương thức cạnh tranh trong xây dựng nhằm lựa chọnngười nhận thầu đáp ứng được yêu cầu kinh tế kĩ thuật đặt ra cho việc xây dựngcông trình với chi phí thấp nhất Việc lựa chọn nhà thầu có thể được thực hiện theohai hình thức chủ yếu sau đây:

+ Đấu thầu rộng rãi: Đấu thầu rộng rãi là hình thức không hạn chế số lượngnhà thầu tham gia Bên mời thầu phải thông báo công khai trên các phương tiệnthông tin đại chúng và ghi rõ các điều kiện, thời gian dự thầu Hình thức đấu thầunay được khuyến khích áp dụng nhằm đạt tính cạnh tranh cao trên cơ sở tham giacủa nhiều nhà thầu

Trang 24

+ Đấu thầu hạn chế: Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầumời một số nhà thầu có đủ năng lực tham gia Hình thức này chỉ được xem xét ápdụng khi có một trong các điều kịên sau : Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đápứng được yêu cầu của đấu thầu; Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấuthầu hạn chế; Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế;

Do yêu cầu về tiến độ thực hiện dự án được người có thẩm quyền quyết định đầu tưchấp thuận

1.3.3 Quản lý DA ở giai đoạn thi công xây dựng

Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm quản lý chất lượng xây dựng,quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình, quản lý

an toàn lao động trên công trường xây dựng, quản lý môi trường xây dựng Riêngquản lý chất lượng xây dựng được thực hiện theo các quy định của Nghị định vềquản lý chất lượng công trình xây dựng [9]

Quản lý chất lượng công trình xây dưng công trình: Quản lý chất lượng côngtrình xây dựng bao gồm các quy trình cần thiết để đảm bảo rằng dự án ĐTXD sẽthỏa mãn những sự cần thiết phải thực hiện dự án ĐTXD Nó bao gồm toàn bộ cáchoạt động của chức năng quản lý chung như xác định chính sách chất lượng, mụctiêu về chất lượng và trách nhiệm quản lý thực hiện các mục tiêu này bằng cách lập

kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chấtlượng với hệ thống chất lượng

Nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình:

 Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy môcông trình xây dựng, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thicông xây dựng công trình trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng;

 Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị côngtrình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theotiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế;

 Lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công;

 Lập và ghi nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định;

Trang 25

 Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoàicông trường;

 Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình xâydựng, hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng hoàn thành;

 Báo cáo tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môitrường thi công xây dựng theo yêu cầu;

Nội dung giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình:

 Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định:

 Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng côngtrình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: Kiểm tra về nhân lực,thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường;Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toànphục vụ thi công xây dựng công trình; Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sởsản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng củanhà thầu thi công xây dựng công trình

 Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào côngtrình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế,bao gồm: Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệmcủa các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị củacác tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấukiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựngcông trình; Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặtvào công trình do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp thì chủ đầu tư thực hiệnkiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng

- Quản lý các hợp đồng (soạn hợp đồng, phương thức thanh toán)

1.3.4 Quản lý DA ở giai đoạn kết thúc

- Nghiệm thu bàn giao công trình;

- Lập hồ sơ quyết toán công trình: Khi dự án đầu tư xây dựng công trình

Trang 26

hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, chủ đầu tư phải lập xong báo cáo quyết toánvốn đầu tư dự án hoàn thành Chậm nhất sau 02 tháng, đơn vị chức năng thuộcquyền quản lý của Người quyết định đầu tư phải thực hiện xong công tác thẩm trabáo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, trình người quyết định đầu tư phêduyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.

- Bảo hành, bảo trì và bảo hiểm công trình

1.4 Các hình thức quản lý dự án

Theo quy định tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ

về quản lý dự án đầu tư, căn cứ quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiệnthực hiện dự án, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng một trong các hìnhthức tổ chức quản lý dự án sau: [10]

(a) Chủ đầu tư trực tiếp quản lý: Chủ đầu tư thành lập Ban QLDA

+ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực áp dụng đối với dự án sử dụngvốn ngân sách nhà nước, dự án theo chuyên ngành sử dụng vốn nhà nước ngoàingân sách của tập đoàkinh tế, tổng công ty nhà nước

+ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án áp dụng đối với dự án sửdụng vốn nhà nước quy mô nhóm A có công trình cấp đặc biệt; có áp dụng côngnghệ cao được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận bằng văn bản; dự án

về quốc phòng, an ninh có yêu cầu bí mật nhà nước

Sử dụng bộ máy chuyên môn để quản lý dự án: Chủ đầu tư sử dụng bộ máychuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện năng lực để quản lý thực hiện dự án cải tạo,sửa chữa quy mô nhỏ, dự án có sự tham gia của cộng đồng

(b) Thuê tư vấn quản lý dự án: Thuê tư vấn quản lý dự án đối với dự án chủđầu tư không có năng lực tự quản lý

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án CSHT

(a) Năng lực quản lý

Năng lực quản lý là nhân tố vô cùng quan trọng đối với công tác quản lý dự

án đầu tư xây dựng cơ bản, bởi vì cho dù khi đã có cơ chế chính sách đúng, môitrường đầu tư thuận lợi nhưng năng lực quản lý đầu tư xây dựng yếu kém, thì công

Trang 27

tác quản lý dự án sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn Các biểu hiện của nhữnghạn chế trong năng lực quản lý dự án đầu tư CSHT:

- Quyết định đầu tư vội vàng thiếu chính xác Chất lượng công tác quy hoạchthấp, quy hoạch chưa thực sự đi trước một bước để làm căn cứ xác định địa điểmxây dựng cho dự án đầu tư, nên quyết định đầu tư thiếu chính xác Bên cạnh đónhiều cấp có thẩm quyền khi ra các quyết định liên quan đến chủ trương đầu tư nhưtổng dự toán, dự toán chi tiết thiếu chính xác nên đưa đến hiện tượng phổ biến làthường phải điều chỉnh bổ sung

- Bố trí kế hoạch quá phân tán, hàng năm số dự án, công trình đưa vào kếhoạch đầu tư quá lớn do vậy thời gian thi công bị kéo dài, hiệu quả thấp

Vì vậy, công tác quản lý dự án ảnh hưởng đến hoạt động cũng như chấtlượng đầu tư xây dựng CSHT trên các khía cạnh:

+ Các kế hoạch xây dựng dự án phải đúng với chủ trương đầu tư thì mớiquyết định đầu tư

+ Nâng cao tính chủ động và tự chịu trách nhiệm đối với các doanh nghiệptrong hoạt động đầu tư xây dựng CSHT

+ Đảm bảo tính chính xác trong thiết kế: Cần có tổ chức chuyên môn đủ tưcách pháp nhân, uy tín nghề nghiệp lập theo tiêu chuẩn của nhà nước ban hành,tránh tình trạng các công trình thiết kế kém chất lượng, gây thất thoát lãng phínguồn VĐT

+ Nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu: Đấu thầu là một quá trình lựa chọnnhà thầu đáp ứng được yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhàthầu Lợi ích của hình thức này là chọn được nhà thầu có phương án đáp ứng đượccác yêu cầu kỹ thuật của công trình và có chi phí tài chính thấp nhất

(b) Hệ thống kiểm tra, giám sát quản lý dự án

Hệ thống kiểm tra, giám sát có vai trò trong việc ngăn chặn và xử lý các viphạm pháp luật liên quan đến các dự án đầu tư CSHT Quá trình thanh tra sẽ pháthiện những sai sót, kẻ hở của cơ chế chính sách góp phần hoàn thiện hệ thống cơ chếchính sách

Trang 28

Đối với các dự án CSHT có nhiều lợi ích đan xen, ràng buộc, nhiều người,nhiều tổ chức can thiệp vào công việc này làm cho nguồn lực dễ bị chi phối, lãngphí, thất thoát, phát sinh nhiều cách lách luật Đây là một lĩnh vực rất cần có vai tròkiểm tra, giám sát mới có thể quản lý, sử dụng dự án tốt.

(c) Khả năng huy động và sử dụng dự án có hiệu quả

Để ra quyết định đầu tư, chủ đầu tư không thể không tính đến khả năng tàichính để thực hiện dự án Mỗi chủ đầu tư chỉ có thể quyết định đầu tư thực hiện các

dự án trong khả năng tài chính của mình Do vậy, khi đưa ra một chính sách cơ chếquản lý đầu tư và xây dựng không thể không chú ý đến các giải pháp quản lý và huyđộng dự án đầu tư cho dự án Trong điều kiện của nước ta ở giai đoạn hiện nay, ảnhhưởng này có tác động không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của dự án

(d) Công tác kế hoạch hóa và chủ trương của dự án

Công tác kế hoạch hóa vừa là nội dung vừa là công cụ để quản lý hoạt độngđầu tư Trong nền kinh tế thị trường, công tác kế hoạch có vai trò rất quan trọng.Nếu buông lỏng công tác kế hoạch, thị trường sẽ phát triển tự do, thiếu định hướng,gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế

(e) Nhân tố khoa học công nghệ

Trong đầu tư, chủ đầu tư phải tính đến thành tựu của khoa học, công nghệ đểxác định quy mô, cách thức đầu tư về trang thiết bị, quy trình kỹ thuật, công nghệsản xuất sự tiến bộ của khoa học công nghệ cũng đòi hỏi nhà đầu tư dám chấpnhận sự mạo hiểm trong đầu tư nếu muốn đầu tư thành công

Đặc biệt trong đầu tư CSHT, sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã làm tăngnăng suất lao động, giúp cải tiến nhiều trong quá trình tổ chức thi công, rút ngắnthời gian hoàn thành công trình Bên cạnh đó quá trình quản lý hoạt động đầu tư xâydựng cơ bản đòi hỏi phức tạp hơn

(f) Điều kiện tự nhiên

Xây dựng CSHT thường được tiến hành ngoài trời, do đó nó chịu ảnh hưởngcủa điều kiện khí hậu, thời tiết Ở mỗi vùng, lãnh thổ có điều kiện tự nhiên khácnhau, từ đó có những biện pháp khai thác kiến thúc phù hợp với điều kiện thực tế

Trang 29

(g) Môi trường công nghệ

Sự ra đời của nghững công nghệ mới hiện đại đòi hỏi nhà thầu phải tăngcường nghiên cứu ứng dụng công nghệ vào thi công công trình để xây dựng côngtrình đạt chất lượng tốt và rút ngắn thời gian thi công Điều này cũng đồng nghĩavới việc công tác quản lý, người quản lý phải luôn nắm bắt quy trình công nghệ mớiphát huy được những ưu điểm của công nghệ mới đem lại

(h) Yếu tố con người tham gia quản lý dự án

- Người lãnh đạo: Người lãnh đạo càng am hiểu khoa học quản lý, có kinhnghiệm quản lý, ra quyết định đúng đắn kịp thời sẽ giúp cho công tác quản lý côngtrình xây dựng hiệu quả

- Trình độ năng lực nhân sự đội ngũ quản lý: Với đội ngũ có trình độ chuyênmôn cao, tinh gọn, làm việc hiệu quả càng cao sẽ ảnh hưởng đến công tác quản lýcàng lớn và ngược lại

- Công tác tổ chức cán bộ tham gia dự án: Việc sắp xếp cơ cấu các phòng ban

và tổ chức bộ máy nhân viên làm việc hợp lý tác động đến hiệu quả công tác quản

lý dự án và ngược lại Việc sắp xếp không hợp lý không phân rõ chức năng quản lýmột cách chồng chéo, có thể dẫn đến đổ lỗi trách nhiệm cho nhau

1.6 Kinh nghiệm quản lý các dự án CSHT trong nước

1.6.1 Kinh nghiệm quốc tế

Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo CSHT luôn là yêu cầu cấp thiết để pháttriển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, khu vực Tuy nhiên, nguồn vốn để thựchiện công tác này không hề nhỏ và nguồn lực từ NSNN không thể đáp ứng đủ.Tại các quốc gia, có 3 nguồn vốn chủ yếu được huy động để thực hiện việc đầu

tư phát triển CSHT bao gồm: Vốn ngân sách, vốn huy động nước ngoài từ cáckhoản vay quốc tế, phát hành trái phiếu quốc tế, đầu tư trực tiếp của nướcngoài… Do quy mô NSNN nhà nước và phải chi tiêu, đầu tư cho nhiều lĩnh vựckhác nên phần lớn nguồn VĐT phát triển CSHT ở các quốc gia đang phát triển,đặc biệt là ở châu Á, được huy động từ nước ngoài (chủ yếu vay vốn ODA) vàcác nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước Nhà nước chỉ đóng vai trò ban hành

Trang 30

các cơ chế, chính sách để duy trì môi trường đầu tư thuận lợi, tạo điều kiện vàkhuyến khích nhiều thành phần trong xã hội tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạtầng, nhất là thành phần kinh tế tư nhân.

Bên cạnh đó, các nước này đã chủ động kêu gọi sự tham gia của thành phần

tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài Trong hầu hết các dự án phát triển CSHT, vai tròchủ chính quyền hầu như chỉ là duy trì môi trường đầu tư ổn định với hệ thống luậtpháp thống nhất, ổn định và mức thuế thấp Các doanh nghiệp tư nhân và nhà đầu tưnước ngoài được khuyến khích khai thác tối đa các cơ hội kinh doanh có được.Hình thức đối tác công – tư (PPP) được áp dụng với nhiều công cụ hỗ trợ đa dạngnhư: trợ giá xây dựng, bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh doanh thu tói thiểu, trợ giá vậnhành, thời hạn chuyển giao dài,…Ở Trung Quốc, chính quyền địa phương đượcchính quyền Trung ương phân cách mạnh và giao nhiệm vụ phải tìm nguồn tàichính để đầu tư phát triển CSHT Tại các địa phương, phát hành trái phiếu trongnước và vay vốn nước ngoài được xem là cá nguồn cung cấp tài chính chủ yếu chocác dự án phát triển CSHT Để thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trongcác dự án đầu tư CSHT, Trung Quốc cũng đẩy mạnh áp dụng hình thức PPP và hìnhthức này dần phát huy hiệu quả, trở thành phuong thức phổ biến được áp dụng trongcác dự án đầu tư kết cấu hạ tầng của Trung Quốc hiện nay Bên cạnh đó, TrungQuốc cũng đa dạng hóa hình thức huy động nguồn tài chính từ các doanh nghiệptrong nước Chính phủ Ấn Độ cũng đã xác định, vốn từ NSNN không thể đủ để xâydựng phát triển CSHT Trên cơ sở đó, nước này đã xây dựng hệ thống chính sách vàmôi trường thuận lợi cho các dự án đầu tư theo hình thức PPP, từ đó khuyến khíchcác thành phần tư nhân tham gia mạnh mẽ vào các dự án đầu tư xây dựng CSHT

Như vậy, tại các nước trong khu vực, xu hướng chung là tìm kiếm sự thamgia của khu vực kinh tế tư nhân để bổ sung VĐT CSHT, Nhà nước chỉ thể hiện vaitrò là chủ thể tạo môi trường đầu tư thuận lợi để giải phóng nguồn lực và thu hút sựtham gia của các thành phần, lực lượng khác trong xã hội

Cùng với việc thu hút VĐT, việc tập trung phát triển xây dựng lĩnh vựcnào để phát triển kinh tế - xã hội đất nước cũng là mối quan tâm hàng đầu và

Trang 31

song hành, đặc biệt đối với các nước đang phát triển Trên thực tế, tất cả cácnước có nền kinh tế phát triển nhanh đều đề ra chủ trương phát triển hệ thốngCSHT đi trước một bước, đặc biệt là chú trọng đầu tư phát triển hệ thống CSHTgiao thông nông thôn Có thể thấy rõ điều này qua tình hình thực hiện đầu tư vàchiến lược phát triển CSHT giao thông nông thôn của một số nước như TrungQuốc, Bangladesh, Thái Lan [4]

1.6.2 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

Kinh nghiệm đầu tư xây dựng CSHT của thành phố Đà Nẵng:

Đà Nẵng là địa phương được các phương tiện thông tin đại chúng nói nhiều

về thành tích cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trên tất cảcác lĩnh vực, đặc biệt là quản lý Nhà nước ở lĩnh vực đầu tư xây dựng CSHT nóichung và đầu tư xây dựng CSHT giao thông nói riêng Qua tiếp cận triển khai cơchế quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có những nét nổitrội cụ thể:

Trên cơ sở nội dung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản

lý VĐT và xây dựng của Trung ương ban hành, UBND thành phố Đà Nẵng đã cụthể hóa các công trình quản lý theo thẩm quyền được phân công, phân cấp Điểmnổi trội của UBND thành phố Đà nẵng là đã hướng dẫn chi tiết về trình tự cácbước triển khai đầu tư và xây dựng như: xin chủ trương đầu tư, chọn địa điểmđầu tư, lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng, lập dự án đầu tư,… Việc

cụ thể hóa quy trình quản lý và giải quyết các công việc của Nhà nước đã tạomột bước đột phá của Đà Nẵng trong khâu cải cách hành chính và nâng cao nănglực quản lý của bộ máy Nhà nước

Đền bù, giải phóng mặt bằng là khâu phức tạp nhất trong quá trình thực hiện

dự án đầu tư và xây dựng Trong thực tế có rất nhiều dự án, công trình của Trungương cũng như các địa phương chậm tiến độ, gây lãng phí và một phần thất thoátvốn do ách tắc ở khâu này Đà Nẵng là điểm sáng trong cả nước với công tác đền

bù, giải phóng mặt bằng trong thời gian qua, thành công của địa phương này xuấtphát từ các yếu tố:

Trang 32

Thứ nhất, UBND thành phố đã ban hành được các Quy định về đền bù thiệt

hại khi nhà nước thu hồi đất Quy định nêu rõ cụ thể, chi tiết về đối tượng, phạm vi,nguyên tắc, phương pháp, phân loại tài sản và đơn giá đền bù Điểm đặc biệt củaquy định, đền bù đối với đất thu hồi để chỉnh trang đô thị được đền bù theo nguyêntắc “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, chế định này được HĐND thành phố banhành Nghị quyết riêng

Thứ hai, ngoài chế định đền bù chi tiết và cụ thể, UBND thành phố Đà Nẵng rất

coi trọng công tác tuyên truyền của UBMTTQVN các cấp gắn với thực hiện cơ chế dânchủ cơ sở, kết hợp với chính sách khen thưởng đối với các đối tượng thực hiện giảiphóng vượt tiến độ và cưỡng chế kịp thời các đối tượng có ý chống đối không thựchiện giải phóng mặt bằng khi các điều kiện đền bù theo pháp luật đã được đáp ứng

Thứ ba, trong công tác cải các hành chính cũng như trong đền bù, giải phóng

mặt bằng thì vai trò, trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là vai trò của cá nhân lãnh đạo chủchốt hết sức quan trọng và có tính quyết định đối với các trường hợp xung yếu [4]

1.6.3 Một số bài học kinh nghiệm đối với công tác quản lý dự án xây dựng CSHT

Qua nghiên cứu tài liệu báo cáo và tiếp cận thực tế hai địa phương kể trên,nghiên cứu này rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:

Việc phân bổ kế hoạch vốn được tuân thủ theo Nghị quyết của HĐND tỉnhhàng năm trên cơ sở danh mục các dự án do các ngành, các địa phương đề xuất, các

dự án theo chương trình, kế hoạch đã xây dựng Xác định chính xác các nguồn vốn

để quản lý UBND tỉnh chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư lập danh mục các dự án, xácđịnh các dự án đủ điều kiện thực hiện, khả năng thực hiện, không để tình trạng cứghi vốn nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không hết và xác định nguồn vốnphân bổ cho từng dự án của năm sau

Nhằm hạn chế tình trạng đầu tư thiếu tập trung, dàn trải, thời gian thực hiệnđầu tư kéo dài, đòi hỏi công tác phân bổ nguồn vốn đầu tư đóng vai trò quan trọngtrong điều kiện ngườn vốn có hạn, vượt khả năng của địa phương

Công tác quản lý dự án, quá trình lập và triển khai thực hiện dự án đòi hỏiphải có sự phối hợp của các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là sự đồng thuận

Trang 33

các tầng lớp nhân dân trong vùng ảnh hưởng dự án Kinh nghiệm từ công tác quản

lý dự án cho thấy, công tác lập chủ trương đầu tư phải xem xét các yếu tố lợi ích củacông trình mang lại lợi ích của địa phương, phục vụ phát triển khu cụm côngnghiệp, các dự án phát triển nông nghiệp của điạ phương và đi lại người dân nóiriêng và phát triển KT-XH của địa phương nói chung và có tính liên kết Vùng; dự

án được sự đồng thuận của người dân hưởng lợi

Đối với việc quản lý nguồn vốn đầu tư, Ban QLDA phải tích cực tìm kiếm,vận động nguồn lực thu hút đầu tư vào lĩnh vực quản lý, vừa là động lực phát triển,phát triển KT-XH, đồng thời tăng nguồn thu QLDA giúp duy trì, phát triển BanQLDA và cải thiện đời sống cán bộ, công chức, viên chức đơn vị

Công tác chọn nhà thầu phải có kinh nghiệm, năng lực sẽ đẩy nhanh tiến độ,chất lượng công trình

- Phải linh hoạt, chủ động thích ứng với những thay đổi.

Dự án công trình xây dựng càng lớn thì thời gian thực hiện công trình đócàng dài Việc có nhiều yếu tố bên ngoài tác động đến dự án công trình xây dựng làđiều hoàn toàn có thể xảy ra: như giá vật liệu, số lượng, năng suất làm việc củanhân công, các yếu tố thời tiết,… thay đổi kéo theo nhiều vấn đề của dự án côngtrình xây dựng cũng thay đổi Vì vậy, những kế hoạch trong quá trình thực hiệncông việc của các bộ phận cũng cần có sự điều chỉnh phù hợp Người quản lý cầnbiết nắm bắt tình hình thực tế của cả dự án để có những định hướng cụ thể, cần linhhoạt, chủ động trong việc đưa ra những phương pháp tối ưu nhất để giải quyết cácvấn đề nay sinh ngoài dự tính

Luôn chuẩn bị các phương án dự phòng rủi ro Khi một dự án mới được triểnkhai, sẽ luôn có những rủi ro nhất định xảy ra mà khó có thể lường trước được.Chính vì vậy, cần thiết phải chuẩn bị nhiều phương án dự trù rủi ro đối với một nhàquản lý dự án

- Phải luôn đảm bảo tiến độ của công trình xây dựng.

Tiến độ công trình xây dựng là yếu tố quan trọng, quyết định đến sự thànhcông trong công trình Việc đảm bảo tiến độ của công trình xây dựng sẽ nâng cao uy

Trang 34

tín của các bên liên quan, kể cả Chủ đầu tư, tạo tiền để cho sự hợp tác lâu dài trongtương lai Vì vậy, người quản lý dự án công trình xây dựng luôn phải là người kiểmsoát tối đa, đảm bảo những khâu, những bộ phận trong công trình xây dựng đượcthực hiện hiệu quả, đúng tiến độ.

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý.

Với việc sử dụng phần mềm quản lý công trình xây dựng, Người quản lý dự

án có thể kiểm soát quá trình làm việc của mình một cách chặt chẽ về thời gian làmviệc, chất lượng làm việc và hiệu quả công việc Từ đó có thể có được những địnhhướng cụ thể trong quá trình phân công, giúp người quản lý có thể lưu trữ dữ liệu,kết quả công việc trong mỗi giai đoạn Từ đó, quản lý dự án có thể đánh giá đượcchất lượng và tiến độ của công trình xây dựng và giúp cho người quản lý công trình

có thể kiểm soát được những hồ sơ, báo cáo từ các bộ phận một cách khoa học.Nhận biết được những thay đổi, những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượngcông trình xây dựng, qua đó có thể đưa ra những phương hướng, điều chỉnh phùhợp với tình hình thực tế

- Xác định rõ vai trò của các thành viên trong dự án.

Không để xảy ra tình trạng “cha chung không ai khóc” khi quản lý dự án.Mọi công việc cần thiết phải được phân công một cách rõ ràng, có người hoặc nhómngười chịu trách nhiệm một cách rõ ràng Kinh nghiệm quản lý dự án này sẽ làm giatăng tính “trong sáng” bên trong tổ chức, đồng thời tạo lập cho các thành viên liênquan tính chủ động, cố gắng, dám làm dám chịu

- Duy trì các cuộc họp đ ịnh kỳ

Những buổi họp này có ý nghĩa vô cùng thiết thực đối với dự án Đây là dịp

để lắng nghe báo cáo về tiến độ dự án, bổ sung thêm những yêu cầu hoặc thay đổimới Đây còn là dịp để đánh giá lại toàn công việc đang thực hiện, về những gì đãlàm được trong thời gian trước và những gì cần triển tiếp tục triển khai trong thờigian tới Dự án sẽ được phân chia thành những mốc thời gian cụ thể, giúp nhà quản

lý có điều tiết công việc một cách dễ dàng hơn

Trang 35

CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU

TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

HUYỆN CHỢ GẠO, TỈNH TIỀN GIANG

2.1 Điều kiện tự nhiên huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang

2.1.1 Vị trí địa lý và địa hình

Huyện Chợ Gạo nằm ở phía Đông, cách thành phố Mỹ Tho - trung tâm tỉnhTiền Giang 10 km, là cửa ngõ đi về các huyện phía Đông và ra biển, có kênh ChợGạo là tuyến giao thông thủy quan trọng nối liền Thành phố Hồ Chí Minh với cáctỉnh Đồng bằng sông Cửu Long Ranh giới hành chính được xác định như sau:

- Phía Đông: giáp huyện Gò Công Tây;

- Phía Tây: giáp thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang;

- Phía Nam: giáp sông Tiền;

- Phía Bắc: giáp huyện Châu Thành, tỉnh Long An

Nguồn: UBND huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang

Trang 36

Chợ Gạo là địa phương thuộc nhóm trung tâm của tỉnh Tiền Giang (gồmthành phố Mỹ tho, huyện Châu Thành và Chợ Gạo); huyện có 19 đơn vị hành chính

- gồm 01 thị trấn và 18 xã, với tổng diện tích tự nhiên 140.139 ha

Sản xuất nông nghiệp, địa bàn huyện được chia làm 02 vùng gồm:

- Vùng thuộc hệ Ngọt hóa Gò Công: gồm 07 đơn vị - xã Xuân Đông, HòaĐịnh, Bình Ninh, An Thạnh Thủy, Bình Phan, Bình Phục Nhứt và thị trấn Chợ Gạo.Vùng này chủ yếu sản xuất các loại mía, lúa, ngô, khoai, dừa phục vụ xuất khẩu, sảnxuất rau màu và cũng là khu vực trồng tập trung các loại cây công nghiệp như dừa -khoảng 10.000 ha, ca cao - khoảng 1.000 ha

- Các xã thuộc hệ Bảo Định: gồm 12 đơn vị - xã Hòa Tịnh, Phú Kiết, LươngHòa Lạc, Trung Hòa, Mỹ Tịnh An, Tân Bình Thạnh, Thanh Bình, Song Bình, LongBình Điền, Đăng Hưng Phước, Tân Thuận Bình, Quơn Long là vùng trồng cây ăntrái thanh long, bưởi, cam,… - khoảng 9.500 ha, trồng rau màu có hơn 3.800 ha

2.1.2 Thời tiết, khí hậu

Chợ Gạo nằm trong nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệttương đối cao và bức xạ dồi dào là điều kiện tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp toàndiện So với các huyện và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, khí hậu Chợ Gạo kháthuận lợi cho nông nghiệp theo hướng đa canh, thâm canh tăng vụ Tuy nhiên, hạn hánkéo dài, sự xâm nhập của nước biển, lượng mưa không đều nhiều tháng ngập úng ởnhững nơi có địa hành thấp trũng làm hạn chế và gây thiệt hại đối với sản xuất nôngnghiệp, ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng và môi trường khu vực

2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang

2.2.1 Tình hình sử dụng đất đai

- Năm 2017 Sản lượng lương thực cây có hạt thực hiện 57.325 tấn, đạt 92,81% kếhoạch, giảm 32,57% so cùng kỳ, trong đó sản lượng lúa 46.130 tấn, đạt 91,04% kếhoạch, giảm 38,06% so cùng kỳ Diện tích gieo trồng và thu hoạch lúa 7.251 ha, đạt70,81% kế hoạch, giảm 39,4% so cùng kỳ do nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng từtrồng lúa sang trồng màu, cây thanh long, cây bưởi và cây dừa

- Cây màu: Gieo trồng được 14.302 ha, đạt 104,69% kế hoạch, tăng 7,6% so

Trang 37

cùng kỳ; trong đó màu lương thực 3.026 ha, màu thực phẩm 11.276 ha; đã hìnhthành các vùng trồng màu tập trung, giá cả các loại màu nhìn chung ổn định và ởmức khá cao nên nông dân trồng màu có thu nhập khá Thực hiện Quyết định951/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗtrợ giống để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô; năm 2017, toàn huyện có 2.425

hộ nông dân được hỗ trợ chính sách, với số tiền trên 3 tỷ đồng (hiện đã chi hỗ trợcho 1.880 hộ, số tiền 2,4 tỷ đồng; còn lại 545 hộ đang hoàn chỉnh thủ tục đề nghịtỉnh cấp kinh phí hỗ trợ)

- Kinh tế vườn: Cây dừa trong năm trồng mới 877 ha, nâng tổng diện tích6.164 ha, đạt 116,6% kế hoạch; sản lượng thu hoạch cả năm 42.079 tấn, đạt 100,2%

kế hoạch, tăng 1,63% so cùng kỳ

Cây ăn quả: Diện tích 7.868 ha, đạt 112,4% kế hoạch, tăng 19,4% so cùngkỳ; trong đó, diện tích cây thanh long 5.527 ha Sản lượng thu hoạch cả năm được159.275 tấn, đạt 100,4% kế hoạch, tăng 10,03% so cùng kỳ Giá trái thanh long cơbản ổn định và ở mức cao, nên người trồng có thu nhập khá

Ngày 12 tháng 6 năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số1882/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án phát triển cây thanh long tỉnh Tiền Giangđến năm 2025 Theo đó, đến năm 2025 huyện Chợ Gạo đạt diện tích 7.300 ha,trong đó tỷ lệ về diện tích trồng thanh long theo quy trình thực hành sản xuất nôngnghiệp tốt (GAP) đạt từ 30 - 40%

Cây ca cao: Diện tích 200 ha, sản lượng thu hoạch ca cao cả năm được 557tấn, giảm 19,57% so cùng kỳ

Các loại cây trồng Sản lượng2015Diện tích Sản lượng Diện tích2016 Sản 2017

lượng Diện tích

1 Cây dừa 40,717 5.208 41,404 5.287 42,079 6.164

2 Cây thanh long 124,703 4.075 143,715 4.580 159,275 5.527

3 Cây màu 12,780 9.668 10,445 10.445 11,276 11.276Tổng cộng 178,200 195,564 212,630

Trang 38

2.2.2 Tình hình kinh tế

Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện nhìn chung ổnđịnh, giá trị sản xuất năm 2017 thực hiện 712 tỷ đồng, đạt 103,85% kế hoạch, tăng6,21% so cùng kỳ Trong đó, kinh tế tập thể chiếm 0,4%, giảm 1,61% so cùng kỳ; kinh

tế tư nhân chiếm 5,6%, tăng 0,52%; kinh tế cá thể chiếm 86,78%, tăng 7,19%; thànhphần kinh tế hỗn hợp chiếm 7,22%, giảm 0,39% Toàn huyện có 1.225 cơ sở sản xuất,kinh doanh, thu hút 6.185 lao động Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động

ổn định góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong huyện củng như cáchuyện lân cận Hoạt động tiểu thủ công nghiệp ổn định, các ngành nghề gia công như:may mặc, đan, bó chổi que dừa, chạm khắc gỗ được duy trì và có bước phát triển, tạothêm việc làm và thu nhập cho người lao động Làng nghề Chạm khắc gỗ Lương HòaLạc, làng nghề bó chổi que dừa xã Hòa Định hoạt động ổn định, có hiệu quả

Hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục ổn định và có bước phát triển, hànghoá lưu thông ổn định, không có tình trạng khan hiếm, biến động lớn về giá, nhất làtrong các dịp lễ, Tết; công tác phòng cháy chữa cháy được tập trung thực hiện tốt.Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về kinh doanh, thương mại được thựchiện kịp thời; thực hiện xong việc chỉnh trang chợ An Thạnh Thủy theo tiêu chínông thôn mới; lập hồ sơ thiết kế xây dựng mới nhà lồng chợ Bình Phan

Hiện nay trên địa bàn huyện có 4.914 hộ kinh doanh mua bán với tổng vốnkinh doanh trên 604,7 tỷ đồng Toàn huyện hiện có 09 Hợp tác xã (HTX nướcPhú lợi A, HTX nước Điền Mỹ, HTX Thanh long xã Mỹ Tịnh An, HTX vận tảiChợ Gạo, HTX vận tải Vĩnh Khang, HTX cacao Chợ Gạo, HTX Thanh longTrung Hòa, HTX nông nghiệp An Thạnh, HTX nông nghiệp An Đông); 01 chinhánh HTX (Tân Mỹ Chánh) và 03 Quỹ tín dụng (Quỹ TDND Chợ Gạo, QuỹTDND Bình Phục Nhứt và Quỹ TDND Đăng Hưng Phước) Đa số các Hợp tác

xã hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; riêng HTX hoa kiểng Phúc An dohoạt động không hiệu quả, đã tiến hành giải thể theo quy định và HTX chăn nuôiTín Nhân xã Mỹ Tịnh An đang hoàn thiện các thủ tục để giải thể HTX theo hìnhthức tự nguyện

Trang 39

Về sản xuất nông nghệp, thanh long là sản phẩm của huyện đã được Cục Sởhữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.Trên cơ sở đó, huyện đã thành lập Hợp tác xã để sản xuất, kinh doanh và quảng báthương hiệu cho loại sản phẩm này Hiện các sản phẩm đang từng bước thâm nhậpthị trường một số nước như Đức, Nhật, Mỹ Để đáp ứng cho việc phát triển thươnghiệu, sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh đối với sản phẩm này, huyện đang triểnkhai mở rộng chương trình sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP, góp phần tiêu thụhàng hóa nông sản, đồng thời tạo điều kiện để khai thác tốt các thương hiệu hànghóa đã được công nhận.

Cùng với phát triển cây mía, lúa, ngô, khoai, chăn nuôi gia súc, gia cầm cũngđược đầu tư phát triển theo hướng bán công nghiệp với quy mô trang trại vừa vànhỏ và chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế của huyện với khoảng 200.000 con heo,con bò,… và 1,6 triệu con gia cầm lấy trứng và thịt mỗi năm; công tác ứng dụngkhoa học kỹ thuật vào sản xuất có nhiều tiến bộ, góp phần đưa sản xuất nông nghiệpcủa huyện phát triển theo hướng tập trung và bền vững

Ngoài ra, huyện Chợ Gạo cũng có tiềm năng lớn về phát triển sản xuất côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp - đặc biệt là công nghệ sau thu hoạch; phát triển dulịch sinh thái gắn với vùng sông nước ở xã Xuân Đông, các di tích lịch sử, văn hóa(Khu di tích Óc eo, Đền thờ Thủ Khoa Huân ) và du lịch nhà vườn Ngô (trái câyđặc sản địa phương)

Mục tiêu đến năm 2020 và định hướng 2030 của huyện là ngoài việc đảmbảo ổn định và phát triển về kinh tế, quốc phòng - an ninh, văn hóa - xã hội,huyện sẽ tiếp tục mời gọi, thu hút đầu tư để xây dựng hoàn thành kết cấu hạ tầngCụm công nghiệp Chợ Gạo (xã Tân Thuận Bình), Cụm công nghiệp Bình Ninh(xã Bình Ninh)

Trang 40

và trên 60% các tuyến đường do xã quản lý đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa;công tác cung cấp nước sạch, điện, thông tin liên lạc đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạtcủa nhân dân và phục vụ cho sản xuất.

- Thủy lợi nội đồng: Tổng số 22 công trình thủy lợi nội đồng sử dụng từ bùthủy lợi phí và vốn khắc phục hậu quả hạn, mặn năm 2017, với tổng kinh phí trên4,66 tỷ đồng; đến nay, đã thi công xong 19 công trình; còn lại 03 công trình thi công

và hoàn thành trong tháng 12 năm 2017

- Về điện: Phối hợp với ngành điện và các xã tiến hành khảo sát thực tế danhmục dự kiến đầu tư lưới điện để đạt tiêu chí số 4 về điện trên địa bàn các xã phấnđấu xã nông thôn mới năm 2018: Đăng Hưng Phước, Tân Thuận Bình và Tân BìnhThạnh; phối hợp kiểm tra an toàn lưới điện hạ áp nông thôn để có kế hoạch sửachữa nâng cấp, đã kiểm tra 727 tuyến; trong đó, có 342 tuyến không an toàn, đãkhắc phục xong Hiện nay trên địa bàn huyện tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 100%

- Về giao thông nông thôn: Hoàn thành hồ sơ và triển khai thi công 40/40công trình vốn tỉnh phân cấp và vốn do nhân dân đóng góp; tổng kinh phí dự toántrên 27,5 tỷ đồng; trong đó vốn phân cấp trên 12,8 tỷ đồng, vốn ngân sách xã vànhân dân tự nguyện đóng góp 12,9 tỷ đồng Đến nay, đã thi công xong nghiệm thuđưa vào sử dụng 14 công trình, đang thi công 12 công trình và chuẩn bị thi công 04công trình Công tác duy tu, bảo dưỡng các công trình giao thông đường huyệnquản lý đến nay đã thực hiện 08 công trình, kinh phí 7,9 tỷ đồng

- Về nước sinh hoạt: Toàn huyện hiện có 151 trạm cấp nước sinh hoạt, cungcấp cơ bản nguồn nước phục vụ cho nhân dân, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sinh hoạthợp vệ sinh đạt 99,5%, trong đó nước sạch đạt quy chuẩn quốc gia đạt 65%(32.581/50.137 hộ); hiện còn 50/151 trạm cấp nước bị nhiễm sắc, mặn, asen,… cácngành chức năng đã làm việc với các trạm để bàn giải pháp khắc phục

- Về xây dựng nông thôn mới: Được thực hiện theo kế hoạch đề ra, hoànthành việc rà soát, đánh giá kết quả đạt được các tiêu chí nông thôn mới ở các xãtheo nội dung Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đánh giá hiện trạng tiêu chí huyện nông

Ngày đăng: 25/09/2019, 10:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3- Đỗ Văn Huân (2008), Hệ số ICOR và vận dụng trong lập kế hoạch, đánh giá mục tiêu tăng trưởng, Viện Khoa học Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ số ICOR và vận dụng trong lập kế hoạch, đánh giá mụctiêu tăng trưởng
Tác giả: Đỗ Văn Huân
Năm: 2008
4- Đỗ Xuân Nghĩa (2010 ), Kinh nghiệm của một số nước về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, NXB Tri Thức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm của một số nước về đầu tư phát triển cơ sởhạ tầng giao thông nông thôn
Nhà XB: NXB Tri Thức
1- Nguyễn Văn Dung (2013) Quản trị dự án hiện đại - Nhà xuất bản Tài chính Khác
2. Nguyễn Bạch Nguyệt (2013), Giáo trình Lập Dự án đầu tư, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2013 Khác
5- Trần Hoàng Hoàng (2013), Báo Quân đội nhân dân ngày 17/05/2013 Khác
6- Quốc hội khóa 13 (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2014 Khác
7- Quốc hội khóa 13 (2014), Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13, thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2014 Khác
8- Quốc hội khóa 13 (2013), Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2013 Khác
9- Chính phủ (2015), Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình tư xây dựng Khác
10- Chính phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về QLDA đầu tư xây dựng công trình Khác
11- Chính phủ (2015), Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 về Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công Khác
12- Chính phủ (2015), Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản lý chi phí đầu tư và xây dựng công trình Khác
13- Phòng thống kê huyện Chợ Gạo, Niên giám thống kê huyện Chợ Gạo 2013-2017 Khác
14- UBND huyện Chợ Gạo, Báo cáo phát triển Kinh tế xã hội, Quốc phòng an ninh huyện Chợ Gạo năm 2014, 2015, 2016, 2017 Khác
15- UBND huyện Chợ Gạo, Báo cáo đầu tư xây dựng cơ bản huyện Chợ Gạo năm 2014, 2015, 2016, 2017 Khác
16- UBND huyện Chợ Gạo, Báo cáo tổng kết 6 tháng, năm của Ban QLDA ĐầuTR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINHT Ế HU Ế Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w