Ký kết Hợp đồng Cộng tác viên hoặc Hợp đồng Khoán việc thì không phải tham gia các loại bảo hiểm Hiện nay, không ít doanh nghiệp và người lao động vẫn có nhận định rằng: Ký kết Hợp đồng
Trang 105 nhầm lẫn thường gặp khi thực hiện Hợp đồng lao động
15:37 03/09/19
PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP trân trọng gửi đến quý thành viên nội dung giải đáp về 05 nhầm lẫn thường gặp trong quá trình thực hiện Hợp đồng lao động (sau đây gọi tắt là “HĐLĐ”):
1 Ký kết Hợp đồng Cộng tác viên hoặc Hợp đồng Khoán việc thì không phải tham gia các loại bảo hiểm
Hiện nay, không ít doanh nghiệp và người lao động vẫn có nhận định rằng:
Ký kết Hợp đồng Cộng tác viên và Hợp đồng Khoán việc thì KHÔNG tham gia các loại bảo hiểm bắt buộc (Bảo hiểm Xã hội; Bảo hiểm Tai nạn lao động, Bệnh nghề nghiệp; Bảo hiểm Y tế và Bảo hiểm Thất nghiệp)
Nhận định này là SAI Vì, Hợp đồng Cộng tác viên và Hợp đồng Khoán việc vẫn là HĐLĐ khi những hợp đồng
ấy chứa đựng những nội dung mang bản chất của quan hệ lao động và quy định nội dung như một HĐLĐ theo quy định tại Điều 23 của Bộ luật Lao động năm 2012
Quý thành viên có thể xem chi tiết về vấn đề này tại các bài viết sau đây:
- Tránh nhầm lẫn Hợp đồng Cộng tác viên, Hợp đồng Khoán việc;
- Giúp doanh nghiệp phân biệt các loại bảo hiểm bắt buộc
2 Người lao động không phải bồi thường chi phí đào tạo nếu HĐLĐ chấm dứt đúng pháp luật
Nhận định nêu trên là SAI Vì, Hợp đồng đào tạo và HĐLĐ là 02 hợp đồng độc lập.
Trang 2Do đó, người lao động có nghĩa vụ bồi thường chi phí đào tạo theo quy định về việc hoàn trả chi phí đào tạo có trong Hợp đồng đào tạo đã ký kết, chứ không phụ thuộc vào việc HĐLĐ chấm dứt đúng hay không đúng pháp luật
Trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì họ chắc chắn phải bồi thường chi phí đào tạo theo quy định tại Khoản 3, Điều 43 của Bộ luật Lao động năm 2012, mà không nhất thiết xem xét nội dung Hợp đồng đào tạo
Quý thành viên có thể tham khảo một số công việc và bài viết sau đây:
- Giao kết hợp đồng đào tạo;
- Bồi thường chi phí đào tạo khi chấm dứt hợp đồng lao động
3 Tiền lương thử việc phải bằng 85% tiền lương chính thức
Theo quy định tại Điều 90 của Bộ luật Lao động năm 2012, Tiền lương được cấu thành bởi 03 thành tố là: Mức lương theo công việc hoặc chức danh, Phụ cấp lương và các Khoản bổ sung khác
Đồng thời, Điều 28 của Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: “Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.”.
Do đó, nhận định nêu trên là SAI Tiền lương thử việc do đôi bên tự do thỏa thuận, miễn rằng không thấp
hơn 85% Mức lương của công việc đó
Quý thành viên có thể tham khảo một số công việc và bài viết dưới đây:
- Giao kết hợp đồng thử việc;
- 09 câu hỏi thường gặp khi giao kết Hợp đồng thử việc;
- Mức lương tối thiểu vùng hoặc tra cứu mức lương tối thiểu vùng trực tiếp tại đây
4 Có thể ký kết Phụ lục HĐLĐ một cách không hạn chế để sửa đổi, bổ sung nội dung của HĐLĐ
Nhận định nêu trên là SAI Phụ lục HĐLĐ là một bộ phận của HĐLĐ và có hiệu lực như HĐLĐ; tuy nhiên, việc
ký kết, sử dụng Phụ lục HĐLĐ phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Phụ lục HĐLĐ quy định chi tiết một số điều, khoản của HĐLĐ không được có nội dung dẫn đến cách hiểu khác với HĐLĐ đã ký kết;
- Thời hạn HĐLĐ chỉ được sửa đổi một lần bằng HĐLĐ lao động và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp kéo dài thời hạn HĐLĐ với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại Khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động năm 2012;
- Phụ lục HĐLĐ dùng để sửa đổi, bổ sung HĐLĐ thì phải ghi rõ nội dung những điều khoản sửa đổi, bổ sung
và thời điểm có hiệu lực
Quý thành viên có thể tham khảo công việc: Giao kết phụ lục hợp đồng lao động
5 Nơi người lao động có HĐLĐ giao kết đầu tiên sẽ chịu trách nhiệm tham gia các loại bảo hiểm bắt buộc.
Trang 3Trường hợp người lao động có làm việc ở nhiều nơi thì việc xác định trách nhiệm tham gia các loại bảo hiểm bắt buộc phải căn cứ theo quy định tương ứng với từng loại bảo hiểm đó; Cụ thể:
Đối với Bảo hiểm Xã hội và Bảo hiểm Thất nghiệp, người lao động và người sử dụng lao động theo HĐLĐ giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia;
Đối với Bảo hiểm Y tế, người lao động và người sử dụng lao động theo HĐLĐ có mức lương cao nhất trong số các hợp đồng có trách nhiệm tham gia;
Đối với Bảo hiểm Tai nạn lao động, Bệnh nghề nghiệp thì tất cả người sử dụng lao động đều có trách nhiệm tham gia mà không phân biệt nơi đầu tiên hay mức lương cao thấp
Quý thành viên có thể xem chi tiết tại công việc: Giao kết hợp đồng lao động với người lao động có làm việc ở nơi khác
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Lao động 2012
- Luật Bảo hiểm Xã hội 2014