1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng bảo tàng và nhà truyền thống tại địa phƣơng trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trƣ ng THPT tỉnh Thái Nguyên

172 53 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 172
Dung lượng 2,71 MB

Nội dung

Phạm vi nghiên cứu Luận án không nghiên cứu về BT, NTT mà đi sâu vào khai thác nội dung, xác định các hình thức sử dụng BT, NTT tại địa phương vào DHLS VN lịch sử dân tộc ở trường THPT

Trang 1

- -

MAI VĂN NAM

Sö DôNG B¶O TµNG Vµ NHµ TRUYÒN THèNG T¹I §ÞA PH¦¥NG TRONG D¹Y HäC LÞCH Sö VIÖT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2019

Trang 2

- -

MAI VĂN NAM

Sö DôNG B¶O TµNG Vµ NHµ TRUYÒN THèNG T¹I §ÞA PH¦¥NG TRONG D¹Y HäC LÞCH Sö VIÖT NAM

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được hoàn thành dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của GS.TS Nguyễn Thị Côi

và PGS.TS Nguyễn Mạnh Hưởng Các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực, chính xác Tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác

Tác giả luận án

M i Văn N m

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận án được hoàn thành tại Bộ môn Lý luận và Phương pháp dạy học Lịch

sử, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã nhận được sự giúp đỡ vô cùng quý báu của các tập thể và cá nhân

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Nguyễn Thị Côi, PGS.TS Nguyễn Mạnh Hưởng đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài luận án Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các nhà khoa học trong Bộ môn Lý luận và Phương pháp dạy học Lịch sử, Ban Chủ nhiệm cùng các thầy cô trong Khoa Lịch sử, Phòng Sau đại học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa, các thầy cô đồng nghiệp trong Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Ban Giám hiệu, giáo viên các trường THPT tham gia điều tra thực tiễn và thực nghiệm đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ tôi học tập, nghiên cứu

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án

Hà Nội, ngày tháng năm 2019

Tác giả luận án

M i Văn N m

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Cở sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4

5 Giả thuyết khoa học 5

6 Ý nghĩa của đề tài 5

7 Đóng góp của luận án 5

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7

1.1 Khái quát các công trình nghiên cứu về bảo tàng, nhà truyền thống 7

1.1.1 Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài 7

1.1.2 Nghiên cứu của các tác giả trong nước 10

1.2 Các công trình nghiên cứu về sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống trong dạy học lịch sử ở trư ng phổ thông 16

1.2.1 Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài 16

1.2.2 Nghiên cứu của các tác giả trong nước 24

1.3 Đánh giá hái quát ết quả nghiên cứu của các công trình khoa họ đã công bố và những vấn đề luận án kế thừa, tiếp tục giải quyết 33

1.3.1 Một số nhận xét chung về các công trình khoa học 33

1.3.2 Những vấn đề luận án kế thừa và tiếp tục giải quyết 34

Chương 2: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG BẢO TÀNG, NHÀ TRUYỀN THỐNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG THPT: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 36

2.1 Cơ sở lý luận 36

2.1.1 Một số vấn đề lý luận về bảo tàng, nhà truyền thống trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông 36

2.1.1.1 Quan niệm về bảo tàng, nhà truyền thống 36

Trang 6

2.1.1.2 Chức năng và phân loại bảo tàng, nhà truyền thống 39

2.1.1.3 Đặc điểm của bảo tàng, nhà truyền thống 42

2.1.2 Quan niệm về sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống tại địa phương trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông 43

2.1.3 Cơ sở xuất phát của việc sử dụng bảo tàng và nhà truyền thống tại địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT 45

2.1.4 Nội dung các bảo tàng, nhà truyền thống tại Thái Nguyên cần khai thác sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT 48

2.1.4.1 Khái quát về các bảo tàng, nhà truyền thống tại Thái Nguyên 48

2.1.4.2 Danh mục tài liệu trưng bày của bảo tàng, nhà truyền thống tại Thái Nguyên có thể sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT 53

2.1.5 Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống tại địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT 58

2.1.5.1 Vai trò 58

2.1.5.2 Ý nghĩa 60

2.2 Cơ sở thực tiễn 64

2.2.1 Khái quát tình hình sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống trong dạy học lịch sử ở một số nước trên thế giới 64

2.2.2 Thực tiễn sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống tại địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT nói chung, trường THPT tỉnh Thái Nguyên nói riêng 67

2.2.2.1 Mục đích, đối tượng, địa bàn và nội dung điều tra khảo sát thực tiễn 67

2.2.2.2 Nội dung, phương pháp điều tra khảo sát thực tiễn 68

2.2.2.3 Kết quả điều tra khảo sát thực tiễn 69

Chương 3: HÌNH THỨC VÀ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG BẢO TÀNG, NHÀ TRUYỀN THỐNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG THPT TỈNH THÁI NGUYÊN 78

3.1 Vị trí, mục tiêu và nội dung ơ bản của lịch sử Việt Nam ở trư ng THPT 78

3.1.1 Vị trí, mục tiêu dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT 78

3.1.2 Nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam ở trường THPT 80

Trang 7

3.2 Những điều kiện và yêu cầu khi lựa chọn hình thức, biện pháp sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống tại địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT 82 3.2.1 Điều kiện cơ bản khi sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống tại địa phương 82 3.2.2 Những yêu cầu khi lựa chọn hình thức, biện pháp sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống tại địa phương 85

3.3 Các hình thức sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống tại đị phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trư ng THPT tỉnh Thái Nguyên 86

3.3.1 Sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống tại địa phương trong bài học nội khóa 87

3.3.1.1 Sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống tại địa phương trong bài học nội khóa ở trên lớp 87 3.3.1.2 Tiến hành bài học nội khóa ở bảo tàng, nhà truyền thống tại địa phương 88 3.3.1.3 Tổ chức tham quan học tập ở bảo tàng, nhà truyền thống tại địa phương 90

3.3.2 Sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống tại địa phương trong hoạt động ngoại khóa 93

3.3.2.1 Tổ chức hoạt động trải nghiệm tham quan ngoại khóa với bảo tàng, nhà truyền thống ảo tại lớp 93 3.3.2.2 Tổ chức hoạt động trải nghiệm tham quan ngoại khóa tại bảo tàng, nhà truyền thống 95 3.3.2.3 Sử dụng tài liệu, tranh ảnh bảo tàng, nhà truyền thống để tổ chức các hoạt động trong dạ hội lịch sử 99

3.4 Một số biện pháp sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống tại đị phương trong bài học nội khóa lịch sử Việt Nam ở trư ng THPT tỉnh Thái Nguyên 101

3.4.1 Biện pháp sử dụng trong bài học ở trên lớp 101

3.4.1.1 Sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống để tạo tình huống học tập, khởi động hoạt động nhận thức 101 3.4.1.2 Sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống để hình thành kiến thức mới 103 3.4.1.3 Sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống để củng cố, luyện tập kiến thức bài học cho học sinh 109

Trang 8

3.4.1.4 Hướng dẫn học sinh sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống để chuẩn bị bài học ở

nhà 112

3.4.2 Biện pháp sử dụng trong bài học tại bảo tàng, nhà truyền thống 114

3.4.2.1 Hướng dẫn học sinh quan sát hiện vật bảo tàng, nhà truyền thống kết hợp với sách giáo khoa để xác định mục tiêu học tập 114

3.4.2.2 Sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống để tổ chức hoạt động nhận thức tích cực cho học sinh 115

3.4.2.3 Hướng dẫn học sinh đóng vai làm hướng dẫn viên để củng cố, luyện tập kiến thức 120

3.4.2.4 Hướng dẫn học sinh sưu tầm tài liệu để xây dựng bảo tàng, nhà truyền thống ảo ở nhà 121

Chương 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM TOÀN PHẦN 124

4.1 Mụ đí h, đối tượng, địa bàn, giáo viên thực nghiệm sư phạm 124

4.1.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 124

4.1.2 Đối tượng, địa bàn và giáo viên thực nghiệm sư phạm 124

4.2 Nội dung, phương pháp thực nghiệm sư phạm 125

4.2.1 Nội dung thực nghiệm sư phạm 125

4.2.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 126

4.3 Tổ chức thực nghiệm sư phạm 127

4.3.1 Tổ chức thực nghiệm sư phạm bài học nội khóa 127

4.3.2 Tổ chức thực nghiệm sư phạm hoạt động ngoại khóa 138

4.4 Kết quả thực nghiệm sư phạm 140

4.4.1 Kết quả thực nghiệm bài học nội khóa 140

4.4.2 Kết quả thực nghiệm hoạt động ngoại khóa 146

KẾT LUẬN 148

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 So sánh BT với cơ quan lưu trữ, thư viện 38

Bảng 2.2 Đánh giá của HS về ý nghĩa của việc sử dụng BT, NTT 71

Bảng 2.3 Lựa chọn biện pháp DHLS phù hợp với BT, NTT 72

Bảng 3.1 Kết quả TN biện pháp sử dụng tài liệu hiện vật để miêu tả, tạo biểu tượng lịch sử 106

Bảng 3.2 Kết quả TN từng phần biện pháp sử dụng BT, NTT để giải thích, đánh giá sự kiện, vấn đề lịch sử 108

Bảng 3.3 Kết quả TN từng phần biện pháp sử dụng BT, NTT để củng cố, luyện tập kiến thức bài học cho HS 112

Bảng 3.4 Kết quả TN từng phần biện pháp hướng dẫn học sinh sử dụng BT, NTT để chuẩn bị bài học ở nhà 114

Bảng 3.5 Kết quả TN từng phần biện pháp tổ chức hoạt động truy tìm vết tích để khôi phục sự kiện, hiện tượng lịch sử 117

Bảng 3.6 Kết quả TN từng phần biện pháp tổ chức hoạt động điều tra lịch sử kết hợp trao đổi thảo luận để lý giải bản chất của sự kiện lịch sử 119

Bảng 3.7 Kết quả TN từng phần biện pháp hướng dẫn HS đóng vai làm hướng dẫn viên để củng cố, luyện tập 121

Bảng 3.8 Kết quả TN từng phần biện pháp hướng dẫn HS sưu tầm tài liệu để xây dựng BT, NTT ảo ở nhà 123

Bảng 4.1 Thống kê điểm số kết quả TNSP toàn phần bài 20 tiết 2 140

Bảng 4.2 Thống kê điểm số kết quả TNSP toàn phần bài 18 tiết 3 141

Bảng 4.3 Bảng tổng hợp kết quả TN toàn phần bài 20 tiết 2 141

Bảng 4.4 Bảng tổng hợp kết quả TN toàn phần bài 18 tiết 3 142

Bảng 4.5 Bảng giá trị t và tα nhóm TN và ĐC bài 20 tiết 2 143

Bảng 4.6 Bảng giá trị t và tα nhóm TN và ĐC bài 18 tiết 3 143

Bảng 4.7 Thống kê điểm số kết quả TNSP toàn phần hoạt động trải nghiệm “Việt Bắc – Những dấu ấn lịch sử” 146

Bảng 4.8 Các tham số kiểm định kết quả kiểm tra hoạt động trải nghiệm “Việt Bắc – Những dấu ấn lịch sử” 146

Trang 11

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ

- Danh mục hình

Hình 2.1 BT Văn hóa các dân tộc Việt Nam 48

Hình 2.2 BT LLVT Việt Bắc – Quân khu I 49

Hình 2.3 BT Thái Nguyên 51

Hình 3.1 BT ảo LLVT Việt Bắc trên phần mềm Panotour 84

Hình 3.2 Trò chơi Nhận diện lịch sử 100

Hình 3.3 Mô hình hiện vật 3D 105

Hình 3.4 Mô hình phòng trưng bày trên PowerPoint 122

Hình 4.1 Một số slide bài giảng bài 20 (tiết 2) 132

Hình 4.2 Kênh hình minh họa TN bài 18 (tiết 3) 136

- Danh mục biểu đồ, đồ thị Biểu đồ 2.1 Mức độ cần thiết của việc sử dụng BT, NTT trong DHLS 70

Biểu đồ 2.2 Mức độ yêu thích của HS khi sử dụng BT, NTT để học tập lịch sử 71

Biểu đồ 2.3 Mức độ thường xuyên sử dụng BT, NTT tại địa phương trong DHLS 74 Biểu đồ 2.4 So sánh phương thức học tập với BT, NTT tại địa phương của HS 74

Biểu đồ 2.5 Thuận lợi và khó khăn của việc sử dụng BT, NTT tại địa phương 75

Đồ thị 4.1 Đồ thị tần số điểm tại giá trị điểm số của lớp TN và lớp ĐC bài 20 tiết 2) 142

Đồ thị 4.2 Đồ thị tần số điểm tại giá trị điểm số của lớp TN và lớp ĐC bài 18 tiết 3 143

Trang 12

Công cuộc đổi mới đất nước hiện nay yêu cầu giáo dục phổ thông đổi mới một

cách căn bản và toàn diện để “giáo dục con người Việt Nam (VN) phát triển toàn diện

và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu

Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả” [119, tr.249] Chủ trương đổi

mới giáo dục của Đảng được cụ thể hóa trong Nghị quyết số 29-NQ/TW, trong đó xác định rõ nhiệm vụ cốt lỗi của việc đổi mới căn bản và toàn diện là chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực (NL) và phẩm chất người học

1.2 Môn Lịch sử ở trường phổ thông rất có ưu thế góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục thế hệ trẻ Những kiến thức lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc theo tiến trình phát triển đi lên với những sự kiện, nhân vật có thật trong quá khứ sẽ khơi gợi cho học sinh (HS) những tư tưởng, tình cảm đúng đắn, hình thành nên thế giới quan khoa học, tác dụng sâu sắc từ trí tuệ đến trái tim HS, tạo hành trang cho thế hệ trẻ phát triển hội nhập vào thế giới theo tinh thần hòa nhập mà không hòa tan

Để đáp ứng được mục tiêu dạy học của bộ môn, bên cạnh việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa (SGK), phương pháp dạy học (PPDH) lịch sử cũng phải thực sự đổi mới theo hướng phát triển NL, phẩm chất của HS Một trong những con đường, biện pháp để thực hiện đổi mới PPDH là sử dụng đa dạng nhiều nguồn kiến thức ngoài SGK Nguồn kiến thức càng đa dạng, sử dụng hợp lý thì hiệu quả bài học lịch sử càng được nâng cao

1.3 Việc sử dụng phương tiện trực quan luôn được đánh giá là “nguyên tắc

vàng ngọc” trong dạy học ở trường phổ thông Vì thế các bộ môn đều khai thác

những đồ dùng, phương tiện dạy học nhằm hình thành ở HS con đường nhận thức hiệu quả nhất Trong khi các bộ môn khoa học tự nhiên chủ yếu tìm đến phòng thí

Trang 13

nghiệm làm nơi nghiên cứu, thực hành, bộ môn Lịch sử chủ yếu tìm đến những di tích, hiện vật, tài liệu Bảo tàng (BT), nhà truyền thống (NTT) chính là phương tiện hữu ích, thiết thực cho việc học tập lịch sử ở trường phổ thông

Các tài liệu của BT, NTT là phương tiện, công cụ quan trọng hỗ trợ giáo viên (GV) hướng dẫn, tổ chức cho HS nhận thức lịch sử một cách chân thực, dễ dàng tạo

được biểu tượng và tránh “hiện đại hóa” lịch sử Thông qua việc khai thác, sử dụng các tài liệu, hiện vật BT, NTT, GV sẽ giúp HS học tập bộ môn trong “môi trường

lịch sử” chân thực, cụ thể, trực quan và hấp dẫn

1.4 Thực tiễn của việc dạy học lịch sử (DHLS) ở trường phổ thông cho thấy một

số GV nhận thức được tầm quan trọng và bước đầu khai thác, sử dụng BT, NTT vào DHLS, song hiệu quả dạy học vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra HS chủ yếu đến BT, NTT để tham quan thỏa mãn trí tò mò, hiếu kỳ, mua vui, giải trí mà ít quan tâm đến việc học tập lịch sử, văn hóa thông qua các hiện vật Từ đó đặt ra vấn đề cần khai thác, sử dụng BT, NTT một cách hiệu quả nhằm góp phần nâng cao chất lượng DHLS ở trường phổ thông 1.5 Thái Nguyên vốn là vùng đất có truyền thống lịch sử - cách mạng, với vị trí hết

sức thuận lợi, “tiến có thể đánh, lui có thể giữ”, nên trong suốt chiều dài lịch sử của dân

tộc, nhân dân Thái Nguyên đã có những đóng góp to lớn Đặc biệt, theo nhận định của Đại

tướng Võ Nguyên Giáp, “Thái Nguyên là Thủ đô của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng

hòa trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta chống thực dân Pháp xâm lược Nhiều chủ trương, đường lối kháng chiến, kiến quốc được quyết định ở đây và từ đây, Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ lãnh đạo toàn quốc thực hiện” [40,

tr.11] Thái Nguyên được coi là “Thủ đô kháng chiến”, “Thủ đô gió ngàn”, từng là thủ phủ

của Khu tự trị Việt Bắc, do vậy nơi đây có hệ thống BT, NTT phong phú, lưu giữ nhiều tài liệu liên quan mật thiết đối với lịch sử dân tộc Tiêu biểu như: BT Văn hoá các dân tộc

VN, BT Lực lượng vũ trang LLVT) Việt Bắc - Quân khu I, BT Thái Nguyên, NTT ATK Định Hoá - Thái Nguyên, NTT Nhà máy Gang thép, NTT Thanh niên xung phong 915 Bắc Thái Với những BT, NTT tại địa phương, Thái Nguyên có ưu thế trong DHLS VN ở trường phổ thông

Xuất phát từ những lí do chủ yếu nêu trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Sử

dụng BT và NTT tại đị phương trong DHLS VN ở trư ng THPT tỉnh Thái Nguyên” làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lý luận và PPDH bộ môn Lịch sử

Trang 14

2 Đối tượng và phạm vi nghiên ứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình sử dụng BT, NTT tại địa phương trong DHLS VN ở trường THPT tỉnh Thái Nguyên, trong đó đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp sử dụng BT, NTT

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận án không nghiên cứu về BT, NTT mà đi sâu vào khai thác nội dung, xác định các hình thức sử dụng BT, NTT tại địa phương vào DHLS VN (lịch sử dân tộc) ở trường THPT tỉnh Thái Nguyên trong bài học nội khóa và hoạt động ngoại khóa, đề xuất các biện pháp sử dụng chủ yếu trong dạy học bài nội khóa trên lớp và tại BT, NTT

Phạm vi điều tra thực tiễn việc sử dụng BT, NTT tại địa phương đối với GV, HS

ở trường THPT của một số tỉnh miền núi và trung du phía Bắc, trong đó tập trung khảo sát tại 31 trường THPT tỉnh Thái Nguyên1

Luận án tiến hành TN các biện pháp sư phạm đã đề xuất vào DHLS VN, chủ yếu từ 1930 đến 1954 ở 8 trường THPT2 tỉnh Thái Nguyên

3 Mụ đí h và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng BT, NTT, một nguồn cung cấp kiến thức quan trọng, đề tài xác định các tài liệu của BT và NTT tại địa phương cần khai thác sử dụng trong DHLS VN ở trường THPT Đề tài đề xuất các hình thức, biện pháp sử dụng theo hướng phát triển NL HS để góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau:

Một là, tìm hiểu những vấn đề lí luận PPDH liên quan đến sử dụng các loại tài

liệu của BT, NTT trong DHLS

1

Tỉnh Thái Nguyên có 31 trường THPT, trong đó có 28 trường trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, 1 trường trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, 1 trường trực thuộc Bộ Công An, 1 trường trực thuộc trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

2 8 trường THPT TNSP toàn phần: THPT Thái Nguyên, THPT Chuyên Thái Nguyên, THPT Lương Ngọc Quyến, THPT Chu Văn An, THPT Gang Thép, THPT Bình Yên, THPT Đại Từ, THPT Phú Lương

Trang 15

Hai là, tìm hiểu nội dung chương trình, SGK phần Lịch sử VN ở trường THPT

Ba là, điều tra, khảo sát thực tiễn DHLS VN ở trường phổ thông, đặc biệt là thực tiễn

sử dụng BT, NTT ở trường THPT; phỏng vấn hướng dẫn viên BT, NTT ở một số tỉnh khu vực miền núi và trung du Bắc Bộ

Bốn là, tìm hiểu nội dung tài liệu được lưu giữ ở các BT, NTT tại địa phương để

xác định tài liệu có thể sử dụng trong DHLS VN ở trường THPT tỉnh Thái Nguyên

Năm là, xác định các điều kiện sử dụng BT, NTT, yêu cầu lựa chọn BT, NTT;

đề xuất hình thức, biện pháp sử dụng nhằm nâng cao chất lượng DHLS

Sáu là, soạn bài và tiến hành TNSP từng phần, toàn phần ở một số trường

THPT tỉnh Thái Nguyên

4 Cở sở phương pháp luận và phương pháp nghiên ứu

4.1 Cơ sở phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận của đề tài dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin,

về nhận thức, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản VN về giáo dục nói chung, giáo dục lịch sử nói riêng

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục sau:

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu phân tích, tổng hợp các tài liệu về giáo dục học, giáo dục lịch sử; Nghiên cứu nội dung các tài liệu của BT, NTT tại địa phương, tài liệu lịch sử liên quan đến đề tài; Nghiên cứu nội dung chương trình, SGK phần Lịch sử VN ở trường THPT và đề xuất hình thức, biện pháp sử dụng BT, NTT tại địa phương vào dạy học bộ môn

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát thực tiễn việc sử dụng BT, NTT tại địa phương trong DHLS ở trường THPT bằng phiếu hỏi, dự giờ, phỏng vấn

- Phương pháp TNSP: Thiết kế kế hoạch dạy học bài TN và tiến hành TN ở một số trường THPT được lựa chọn theo tính đại diện để kiểm chứng các biện pháp

sư phạm Từ kết quả TN, chúng tôi phân tích, so sánh những ưu điểm của biện pháp

sử dụng BT, NTT tại địa phương

Trang 16

- Phương pháp thống kê toán học: Xử lý số liệu điều tra thực tiễn, kết quả TNSP

để rút ra nhận xét, đánh giá và các kết luận khoa học

5 Giả thuyết khoa học

Việc sử dụng BT, NTT tại địa phương sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, hoàn thành mục tiêu dạy học nếu xác định được các tài liệu, hiện vật của BT, NTT tại địa phương cần khai thác sử dụng trong DHLS VN ở trường THPT

và đề xuất hình thức, biện pháp sử dụng phù hợp với nội dung chương trình, điều kiện dạy học của địa phương

6 Ý nghĩ ủa đề tài

6.1 Ý nghĩa khoa học

Đề tài góp phần làm phong phú thêm lý luận và PPDH bộ môn Lịch sử về việc

sử dụng BT, NTT tại địa phương trong DHLS VN để nâng cao chất lượng dạy học

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu giúp cho GV ở trường phổ thông biết cách sử dụng

BT, NTT tại địa phương vào DHLS VN hiệu quả, phù hợp với thực tiễn, điều kiện từng nhà trường

- Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo tin cậy cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh ngành Sư phạm Lịch sử học tập và nghiên cứu

7 Đóng góp ủa luận án

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần:

- Tiếp tục khẳng định vai trò, ý nghĩa quan trọng của việc sử dụng BT, NTT tại địa phương trong DHLS VN ở trường THPT

- Điều tra, phác họa bức tranh chân thực về thực tiễn sử dụng BT, NTT hiện nay trong DHLS VN ở trường THPT nói chung, trường THPT tỉnh Thái Nguyên nói riêng

- Hệ thống được nội dung tài liệu của BT, NTT tại địa phương có thể khai thác

và xác định được các điều kiện cơ bản, yêu cầu khi sử dụng trong DHLS VN ở trường THPT tỉnh Thái Nguyên.

- Đề xuất và phân tích được các hình thức, biện pháp sử dụng BT, NTT tại địa phương trong DHLS VN ở trường THPT tỉnh Thái Nguyên

Trang 17

8 Cấu trúc của luận án

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục (PL), Luận án gồm 4 chương nội dung:

Chương 1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Chương 2 Vấn đề sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống tại địa phương trong dạy

học lịch sử Việt Nam ở trường THPT: Lý luận và thực tiễn

Chương 3 Hình thức và biện pháp sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống tại địa

phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT tỉnh Thái Nguyên

Chương 4: Thực nghiệm sư phạm toàn phần

Trang 18

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Nghiên cứu tổng quan đề tài, chúng tôi tiếp cận các công trình nghiên cứu theo

hai hướng: Công trình nghiên cứu về BT, NTT và công trình nghiên cứu về sử dụng

BT, NTT trong DHLS ở trường phổ thông Thông qua khảo cứu các công trình liên

quan đến đề tài ở trong và ngoài nước, chúng tôi phân tích, đánh giá kết quả những nghiên cứu đã công bố, xác định những vấn đề luận án kế thừa cũng như định hướng tiếp tục nghiên cứu

1.1 Khái quát cá ông trình nghiên ứu về bảo tàng, nhà truyền thống

Trong dòng chảy phát triển của lịch sử đã diễn ra sự chuyển giao thế hệ để từ đó xây dựng nên kho tàng đồ sộ về di sản văn hoá Vượt qua thời gian, những kỷ vật của quá khứ đã được gìn giữ, bảo quản và trưng bày tại BT, NTT Từ chứng tích của con người cổ xưa, những công cụ lao động giản đơn cho đến hình ảnh của nhân vật anh

hùng, những sản phẩm văn hoá tinh xảo, chính là các “hiện vật biết nói”, có giá trị

lớn lao trong giáo dục lịch sử truyền thống, bản sắc văn hoá Vì thế, vấn đề bảo tồn, BT

là một nội dung quan trọng trong chính sách văn hoá của mỗi quốc gia, luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học

1.1.1 Nghiên cứu của các tác giả nư c ngoài

BT xuất hiện đầu tiên ở Hy Lạp thời cổ đại và ngày càng phát triển mở rộng đến mọi quốc gia Với sự phát triển mạnh mẽ các loại hình BT và sự nghiệp BT, nhiều công trình nghiên cứu, hội nghị nghiên cứu đã thảo luận về vai trò, tác dụng của sưu tập hiện vật BT, vấn đề giáo dục của BT, vấn đề bảo quản các sưu tập và kỹ thuật bảo quản hiện vật trong BT, NTT Đầu thế kỷ XX, các tạp chí nghiên cứu BT lần lượt ra đời như tạp chí Museum New (Anh, 1900), tạp chí Museum Skunder Đức, 1905), tạp chí Muzeon (Bỉ, 1926) Năm 1946, Hội đồng quốc tế các BT (International Council of Museum - viết tắt là ICOM) thuộc Ủy bản Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hợp Quốc UNESCO được thành lập ICOM đã thúc đẩy hợp tác giữa các BT, khuyến khích việc nghiên cứu về BT, góp phần bảo vệ và phát huy di sản văn hóa của nhân loại Cho đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu về

BT, NTT ở các nước trên thế giới, tiêu biểu như sau:

Trang 19

V.K Gađanôp trong cuốn Lênin với việc bảo vệ di sản văn hoá, xây dựng BT

(Nguyễn Đình Khôi dịch, Nxb Văn hoá nghệ thuật, 1962 đã nghiên cứu quan điểm của V I Lênin trong công tác bảo vệ di sản văn hóa, xây dựng BT Công trình nghiên cứu của V.K Gađanôp tập trung vào vấn đề yêu cầu và mục đích của việc xây dựng BT dựa theo quan điểm của lãnh tụ Lênin Từ các quan niệm đó góp phần định hướng phương pháp nghiên cứu và công tác phát triển BT nói riêng và bảo vệ

di sản nói chung ở Liên Xô Tuy nhiên, cuốn sách trình bày một cách sơ lược, tóm tắt chưa hình thành một cách hệ thống, toàn diện những quan điểm của Lênin về công tác bảo tồn, BT

Nhà BT học Pháp Luc Benoist trong cuốn Musées et muséologie (Các BT và

BT học), (Presses universitaires de France, 1971) đã đề ra cách phân loại hiện vật

BT dựa theo 3 nền văn minh văn minh ngôn từ, văn minh đồ vật, văn minh ký

hiệu), tác giả cho rằng văn minh ký hiệu đang phát triển trong xã hội hiện đại như

máy tính điện tử, điều khiển học BT cần phải giữ gìn tất cả những giá trị của các

nền văn minh Luc Benoist có quan điểm nghiên cứu BT thiên về thuộc tính bản

năng sưu tầm để nêu lên cơ sở hình thành BT Trong khi đó, nhân tố hình thành BT

có cơ sở từ xã hội, gắn với nhu cầu về giáo dục, thưởng thức, giải trí chưa được tác giả nêu ra

Nhóm tác giả Sherry Butcher, Younghans với cuốn Historic House

Museums: A Practical Handbook for Their Care, Preservation, and Management

(NTT lịch sử: Cẩm nang thực hành để lưu trữ, bảo tồn và quản lý), (Oxford

University Press,1996) phân tích làm rõ bản chất NTT và các loại hình BT nhỏ là

bộ sưu tập Việc bảo tồn các bộ sưu tập về lịch sử, văn hóa được đánh giá là chức năng quan trọng nhất của NTT Nhóm tác giả cũng nhấn mạnh ý nghĩa của các hiện vật NTT đối với khách tham quan trong việc giải thích quá khứ, hiểu rõ hiện tại của địa phương

Cuốn Cơ sở BT của Tymothy Ambrose, Crispi Paine (BT Cách mạng VN

xuất bản, HN, 2000) và Cẩm nang BT của Gary Edson, David Dean (BT Cách

mạng VN, HN, 2001) là hai công trình cung cấp những hiểu biết cơ bản BT học,

là giáo trình trong chương trình đào tạo chuyên ngành BT Các công trình trình bày những vấn đề lý thuyết và thực tiễn của công tác BT, nhấn mạnh trách nhiệm của nhân viên BT, vai trò dịch vụ công cộng của BT Từ những trải nghiệm thực

Trang 20

tế, các tác giả đưa ra một hướng dẫn cơ bản cho các khía cạnh của công việc BT,

từ việc quản lý và bảo tồn bộ sưu tập, tổ chức BT đến phát triển khách tham quan, công tác giáo dục công chúng

M.E Kaulen, I.M Kossova, A.A Sundieva trong công trình Sự nghiệp BT của nước Nga Cục Di sản văn hóa, 2006) hệ thống một cách toàn diện các mặt của sự

nghiệp BT ở Nga trong các giai đoạn lịch sử trên cơ sở kế thừa sự phát triển của BT Liên Xô cũ và đổi mới theo xu thế hiện đại Việc sử dụng BT đã được các tác giả trình bày trong nội dung công tác giáo dục của BT ở Nga, trong đó phân tích hình thức sử dụng theo câu lạc bộ học tập, nghiên cứu mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa nhà trường và BT Công trình đã giúp chúng tôi khẳng định rõ vai trò của BT

và gợi ý vấn đề giáo dục BT đối với thế hệ trẻ

Nghiên cứu việc gìn giữ hiện vật BT, Vương Hoằng Quân trong cuốn Cơ sở

BT học Trung Quốc Nguyễn Duy Chiếm, Nguyễn Thị Hường dịch, Nxb Thế giới,

2008) đã phân tích việc bảo quản hiện vật BT cần dựa trên cơ sở nghiên cứu quy luật biến đổi di sản văn hoá nhân loại và sự tác động của hiện tượng thiên nhiên nhằm ngăn chặn, làm chậm quá trình biến đổi hiện vật, khống chế, phòng chữa sự

hư hỏng và biến dạng của hiện vật Theo tác giả, nội dung cơ bản của khoa học kỹ thuật bảo quản hiện vật bao gồm phân tích kết cấu thành phần của hiện vật, tìm quy luật biến đổi chất của hiện vật, nghiên cứu hiện vật trong môi trường bảo quản của BT Tiếp cận nghiên cứu tập trung vào kỹ thuật BT, cho nên công trình chưa đi sâu phân tích sự tác động và cơ chế giao tiếp giữa con người với hiện vật BT

Cuốn Les musées de France (Các BT của Pháp) của tác giả Marie - Christine

Labourdette (Presses Universitaires de France, 2015) trình bày vấn đề BT Pháp là

gì, các nguyên tắc tổ chức cơ bản của BT ở Pháp, những bộ sưu tập và ảnh hưởng của BT đối với cộng đồng, văn hóa Pháp Tác giả phân tích những đặc điểm của BT Pháp với tính phong phú và chiều sâu theo thời gian của các bộ sưu tập BT của Pháp đa dạng bởi bản chất phản ánh toàn diện các lĩnh vực tri thức của con người Các BT ở Pháp có hệ thống dày đặc thông qua một mạng lưới ở khắp các địa phương Mỗi BT thường là biểu tượng của một địa phương ở Pháp Đặc biệt, tác giả đánh giá vào đầu thế kỉ XXI, các BT là đại sứ văn hóa của một quốc gia Qua công

Trang 21

trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thức rõ hơn về lý luận BT, sự phân loại, đặc điểm

BT của một quốc gia có hệ thống BT phát triển hàng đầu trên thế giới

Một số bài nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí nghiên cứu BT đã phản

ánh vai trò, chức năng giáo dục của BT Tiêu biểu như A.X Balakirev với bài “Vai

trò của các BT loại hình lịch sử với việc hình thành nhận thức xã hội trong nước Nga hiện đại” (Tạp chí Di sản Văn hóa, số 5, 2003 đã bàn về một nhóm BT phổ

biến nhất ở nước Nga - các loại BT loại hình lịch sử, BT khảo cứu địa phương ở các tỉnh, thành phố và khu vực Bài viết phân tích một mặt hoạt động của BT loại hình lịch sử có ảnh hưởng trực tiếp đến xã hội, tức là công tác trưng bày triển lãm

và công tác giáo dục quần chúng của các BT Tác giả nêu lên yêu cầu: “BT phải có

hình thức hoạt động phong phú với khách tham quan, tìm ra những biện pháp giới thiệu di sản với công chúng, tăng cường các nỗ lực mở rộng hoạt động giáo dục học đường thông qua BT” [4, tr.64] Mặc dù chưa gắn vấn đề BT với DHLS ở

trường phổ thông nhưng bài viết đã gợi cho chúng tôi xác định tầm quan trọng của

BT loại hình lịch sử đối với vấn đề nghiên cứu

Khi phân tích chức năng của BT, tác giả G Brown Goode trong bài nghiên cứu “Bài học từ thế hệ trước về những nguyên tắc của việc quản lý BT” Tạp chí

Di sản Văn hóa, số 1, 2013 đã nhận định BT là “một tổ chức bảo vệ những vật thể

có thể minh họa một cách tốt nhất các hiện tượng tự nhiên và các sản phẩm của con người, sử dụng nó nhằm nâng cao kiến thức, văn hóa và khai sáng cho con người” [43, tr.48] Tác giả xác định vai trò của BT như trường học để giáo dục

các cá nhân, một người phụ tá cho lớp học BT hỗ trợ cho các GV về nội dung kiến thức cơ bản, giải thích cho HS về nghệ thuật, tự nhiên và lịch sử

Những nghiên cứu trên của các tác giả nước ngoài đã phân tích, làm rõ vấn

đề lý luận của BT, NTT như khái niệm, chức năng, phân loại, xác định mối quan

hệ gắn kết giữa BT, NTT với nhà trường, vai trò đối với giáo dục Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của các tác giả giúp chúng tôi xác định những căn cứ để phác họa khái quát thực tiễn sử dụng BT, NTT ở một số nước trên thế giới

1.1.2 Nghiên cứu của các tác giả trong nư c

Vào những năm đầu thế kỉ XX, BT mới xuất hiện ở VN, do người Pháp xây dựng Trải qua quá trình phát triển, VN đã có một hệ thống BT, NTT với nhiều loại hình, bao phủ ở khắp các địa phương Cùng với sự phát triển của

Trang 22

mạng lưới BT, NTT, ở VN có nhiều công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực BT học, tiêu biểu như sau:

Cuốn “Sổ tay công tác BT” của nhóm tác giả Lâm Bình Tường, Mai Khắc

Ứng, Phạm Xanh, Đặng Văn Bài (Nxb Văn hóa HN, 1980) nghiên cứu về lý luận

và hướng dẫn thực hành chuyên môn nghiệp vụ BT, trong đó khẳng định vai trò giáo dục và khả năng phổ biến kiến thức của BT Hoạt động giáo dục khoa học của BT được tiến hành bằng cách tiếp xúc trực tiếp với hiện vật gốc, thông qua phần trưng bày BT Theo đó, hình thức hướng dẫn tham quan các phần trưng bày

cố định và triễn lãm thường kỳ tại BT là hình thức quan trọng nhất

Trong cuốn BT, di tích, lễ hội Nxb Văn hóa thông tin, 1992 , Phan Khanh

nghiên cứu những vấn đề lí luận, thực tiễn của khoa học BT, di tích, lễ hội và ý nghĩa giáo dục truyền thống cho HS Bằng việc khái quát lịch sử phát triển của BT, tác giả quan niệm BT là một thiết chế văn hóa châu Âu mới được đưa vào nước ta từ những năm 20 của thế kỷ XX Tác giả nêu bật chức năng giáo dục phổ biến khoa học của

BT với cơ sở từ các sưu tập hiện vật gốc “Bằng những thực tế sinh động qua các

hiện vật gốc mang hơi thở của lịch sử như những rìu búa của tổ tiên ta từ thời nguyên thủy, như cọc Bạch Đằng chống xâm lược, tấm áo còn vết máu của chiến sĩ đã hy sinh anh dũng trong nhiệm vụ vẻ vang bảo vệ Tổ quốc, như tấm áo ka ki và đôi dép lốp giản dị của Bác Hồ vĩ đại rõ ràng là các BT tham gia trực tiếp vào việc giáo dục truyền thống yêu nước ” [60, tr.28] Cơ sở các chức năng của BT, NTT được tác giả

tìm hiểu từ giá trị của hiện vật gốc - nguồn sử liệu đầu tiên của kiến thức, là đối tượng trực tiếp của nhận thức cảm tính

Nguyễn Văn Huy trong cuốn sách Từ dân tộc học đến BT dân tộc học, con đường học tập và nghiên cứu, tập II (Viện Khoa học xã hội VN, 2006) đã nghiên

cứu BT về lĩnh vực dân tộc học Tác giả đã phân tích những vấn đề: BT và phát huy

di sản văn hóa; Đổi mới tiếp cận BT; Cộng đồng và đối thoại; Giáo dục trong BT

Về vấn đề giáo dục trong BT, tác giả đã nêu lên những câu hỏi và đề ra những định hướng để giải quyết như đổi mới cách tổ chức cho HS đi tham quan BT như thế nào cho hiệu quả và yêu cầu BT phải hoạt động hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn trong việc phổ cập kiến thức khoa học, nâng cao chất lượng công tác giáo dục trong BT

Trang 23

Dưới góc độ của nghiên cứu xây dựng BT, tác giả Tạ Trường Xuân trong cuốn Nguyên lý thiết kế BT (Nxb Xây dựng, 2006 đã giới thiệu những vấn đề cơ

bản về thiết kế, xây dựng nhà BT, những khái niệm chung về BT, các bộ phận chức năng của BT, những vấn đề kĩ thuật, kinh tế và an toàn trong công trình

BT Tác giả nêu bật vai trò, ý nghĩa của BT với giáo dục lịch sử: “Có những đoàn

thiếu nhi được cô giáo dẫn đi xem BT - người thuyết minh và cô giáo giảng giải những bài học sống động trong BT, đó là sự thu lượm kiến thức về lịch sử mà rất sâu đậm trong tâm trí trẻ thơ” [120, tr.9]

Nguyễn Thị Huệ và các tác giả với cuốn Giáo trình Cơ sở BT học (Nxb ĐHQG

HN, 2008) phân tích những lý luận chung nhất về ngành BT học, xác định BT học

là một bộ môn khoa học Các tác giả đã khái quát lịch sử BT trên thế giới và VN, làm rõ đặc trưng và các chức năng của BT, phân loại hiện vật BT Phân tích chức

năng giáo dục của BT, các tác giả cho rằng “BT thông qua các hình thức hoạt động

của mình nhằm chuyển giao có mục đích rõ ràng các thông tin, những tri thức về khoa học, lịch sử, văn hóa giúp cho việc hình thành thế giới quan, giáo dục tư tưởng đạo đức, thẩm mỹ cho con người phát triển toàn diện” [50, tr.136] Công cụ

chính của công tác giáo dục BT là những sưu tập hiện vật gốc, chúng được coi là nguồn nhận thức trực tiếp, giúp cho công chúng có sự hiểu biết về quá trình lịch sử, con người một cách chân thực, tin cậy và có được cảm xúc như đang sống, chứng kiến các sự kiện đó

Tác giả Trương Quốc Bình với bài nghiên cứu Chủ tịch Hồ Chí Minh và vấn

đề bảo tồn di sản văn hóa dân tộc (Tạp chí Di sản Văn hóa, số 2, 2003 đã tập trung

phân tích quan điểm tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác bảo tồn di sản văn

hóa dân tộc Với tư cách là kiến trúc sư của nền văn hóa dân tộc - khoa học - đại

chúng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những quan điểm, những định hướng và

nhiệm vụ cơ bản về bảo vệ và phát huy truyền thống dân tộc

Bài viết “Hiện vật BT - nhìn từ quan điểm lịch sử” trong tuyển tập Về lịch sử

văn hoá và BT (Nxb Chính trị Quốc gia, 2004) của tác giả Dương Trung Quốc đã

phân tích yếu tố giá trị lịch sử của các hiện vật BT, hiện vật đó gắn liền với một thời điểm, một sự việc có ý nghĩa lịch sử Tác giả cũng nhấn mạnh, đối với những sự kiện lịch sử đã qua, việc lựa chọn hiện vật BT phải mang tính chất điển hình, xác định

Trang 24

được những thời điểm lịch sử, sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử có tính chất điển hình Bài viết là gợi ý quý báu cho chúng tôi khi khai thác tài liệu của BT, NTT

Đặng Văn Bài với bài nghiên cứu “BT với công tác giáo dục HS phổ thông -

lý luận và bài học thực tiễn” (Tạp chí Di sản Văn hóa, số 3, 2006 đã đánh giá vai

trò của BT đối với công tác giáo dục HS phổ thông xét từ những vấn đề lý luận và thực tiễn giáo dục BT Tác giả xác định nhiệm vụ giáo dục khoa học cho HS phổ thông là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các BT VN Từ đó, yêu cầu các BT cần tạo lập không gian văn hóa hấp dẫn, thu hút HS, đưa BT thực

sự trở thành “một học đường” giảng dạy trực quan Việc học tập BT cho HS cần được tổ chức theo hướng “người thực, việc thực", có nghĩa là vừa tham quan BT

vừa được trực tiếp tiếp xúc, giao lưu với các nhân chứng lịch sử Tác giả đã phân

tích giải pháp “liên kết giáo dục cộng đồng” để góp phần đổi mới công tác giáo dục

của BT, cần thiết đưa BT đến với trường học

Bài nghiên cứu “Từ góc nhìn văn hóa, suy nghĩ đôi điều về BT” (Tạp chí Di sản Văn hóa, số 4, 2006) của Trịnh Thị Hòa, khi nghiên cứu chức năng giáo dục, đã

nêu rõ giá trị của hiện vật BT với hoạt động DHLS cho HS Dựa trên cơ sở sử dụng tài liệu, hiện vật gốc trong các BT, DHLS sẽ có sức thuyết phục hơn, bởi vì chỉ có những tài liệu, hiện vật gốc của lịch sử mới là những bằng chứng xác đáng giúp con người tìm hiểu về các thế hệ đã qua BT là môi trường giáo dục ngoài nhà trường,

có tác dụng củng cố và bổ sung kiến thức cho HS Để thực hiện được điều đó, các hướng dẫn viên BT phải được trang bị hiểu biết về chương trình các cấp học để xây dựng và thiết kế hoạt động giáo dục phù hợp với HS phổ thông

Tác giả Phạm Thu Hằng với bài viết “Giáo dục toàn diện - một xu hướng phát

triển của BT ở VN” (Tạp chí Di sản Văn hóa, số 2, 2013) nghiên cứu mục đích giáo

dục của BT từ những vấn đề lý luận cho đến thực tiễn Tác giả khái quát chung về

mục đích giáo dục của BT “BT là nơi lưu giữ, phát huy giá trị của những hiện vật

độc nhất vô nhị, là những phòng thí nghiệm lý tưởng cho sự trao đổi kiến thức xã hội, khoa học và văn hóa của con người” [45, tr.47] Mục đích giáo dục của BT là

sử dụng các tài liệu - hiện vật một cách hiệu quả, hấp dẫn trên cơ sở khai thác đặc trưng và thế mạnh cơ bản của BT về khả năng cung cấp thông tin trực quan sinh động của tổ hợp hiện vật gốc Theo tác giả, hoàn cảnh lịch sử, nhu cầu xã hội là

Trang 25

nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự ra đời rất nhiều BT thuộc loại hình lịch sử xã hội, cho đến nay chiếm tỉ lệ khoảng 90% các BT của VN

Phác thảo công tác giáo dục ở các BT VN, Phạm Thị Mai Thủy với bài viết

“Công tác giáo dục BT” Tạp chí Thế giới Di sản, số 8, 2013 đã chỉ ra những thay đổi về nhận thức, chuyển từ cách tiếp cận tuyên truyền sang tiếp cận giáo dục Theo

đó, hoạt động giáo dục của BT không còn là tuyên truyền một chiều tới công chúng

mà được thay bằng hoạt động tương tác, trải nghiệm BT Tác giả cho rằng trung tâm

của hoạt động giáo dục BT được thay đổi từ lấy hiện vật làm trung tâm sang lấy cộng

động xã hội làm trung tâm Thông qua tổng kết thực tiễn BT, tác giả đã đánh giá về

thực tiễn đồng thời chỉ dẫn định hướng đổi mới công tác giáo dục BT

Nghiên cứu một phương thức mới của trưng bày BT, tác giả Tô Thị Thủy Lâm

có bài viết “BT ảo 3D một trong những đề án đột phá của BT Lịch sử Quốc gia” Tạp

chí Thế giới Di sản, số 9 -2013) đã phân tích làm rõ một số ưu điểm của hệ thống trưng bày điện tử trực quan, hiện đại BT ảo 3D với công nghệ tương tác 3D, công nghệ không gian trưng bày ảo được coi là ứng dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới trong lĩnh vực trưng bày BT

Nghiên cứu về BT, NTT ở địa phương tỉnh Thái Nguyên, có một số công trình

tiêu biểu như sau: Cuốn Bác Hồ ở ATK Nxb Hội Nhà văn, HN, 2007 và cuốn Về

thủ đô gió ngàn ATK in dấu lịch sử Nxb Hội Nhà văn, 2007 của tác giả Đồng

Khắc Thọ trình bày những tư liệu lịch sử, những mẩu chuyện về Bác Hồ ở ATK

Định Hóa tỉnh Thái Nguyên Tác giả đã giới thiệu một số di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu ở Khu di tích ATK Định Hóa - Thái Nguyên gắn với những câu chuyện về Bác Hồ, Tổng Bí thư Trường Chinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 - 1954 Những tư liệu phản ánh trong các cuốn sách là nguồn tài liệu tham khảo có thể kết hợp với sử dụng tư liệu trưng bày của NTT ATK Định Hóa Đồng thời, những mẩu chuyện lịch sử về Bác Hồ, về di tích ATK cũng là những gợi ý giúp GV, HS xây dựng bài thuyết minh về một số hiện vật trưng bày của NTT

Phạm Tất Quynh và các tác giả với công trình Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên với Bác Hồ (Nxb Lý luận Chính trị, 2010) hệ thống và phân tích những sự

Trang 26

kiện về hoạt động chủ yếu của Bác Hồ tại Thái Nguyên, những tình cảm sâu đậm của Đảng bộ và đồng bào các dân tộc Thái Nguyên với Bác Hồ Tiêu biểu với những nội dung: Bác Hồ với việc lựa chọn Thái Nguyên làm nơi xây dựng An toàn khu; Những hoạt động chủ yếu của Bác Hồ tại An toàn khu Thái Nguyên lãnh đạo

sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc; Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên với Bác

Hồ trong cách mạng và kháng chiến chống Pháp; Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên với Bác Hồ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Những sự kiện, tư liệu lịch sử phản ánh trong công trình được khai thác từ nguồn tài liệu trưng bày của BT, NTT ở Thái Nguyên Qua đó gợi ý cho chúng tôi trong việc xác định nội dung tài liệu BT, NTT cần khai thác sử dụng trong DHLS

Cuốn Địa chí Thái Nguyên (Nxb Chính trị Quốc gia, 2009) là công trình nghiên

cứu tổng hợp trên mọi lĩnh vực lịch sử phát triển tự nhiên, xã hội, nguồn lực tự nhiên

và con người Thái Nguyên Công trình đã hệ thống khá đầy đủ các tư liệu về điều kiện tự nhiên, con người, truyền thống lịch sử, kinh tế và văn hóa – xã hội của tỉnh Thái Nguyên từ xưa đến nay Do đó, công trình được đánh giá là một bộ bách khoa toàn thư về mảnh đất và con người Thái Nguyên Đối với lĩnh vực văn hóa, công trình đã hệ thống một cách căn bản các BT, NTT trên địa bàn Thái Nguyên Công trình làm rõ sự đa dạng về loại hình, phong phú về tư liệu trưng bày của BT, NTT Điều đó giúp chúng tôi nhận diện các BT, NTT, thấy rõ được ưu thế của việc sử dụng

BT, NTT ở Thái Nguyên là một nguồn tài liệu có giá trị đối với DHLS VN

Cuốn Bác Hồ với Thái Nguyên – Những sự kiện bằng hình ảnh (BT tỉnh Thái

Nguyên, 2009) của Nguyễn Thanh Bình và các tác giả, là một bộ sưu tập hình ảnh về

Bác Hồ ở Thái Nguyên thời kỳ kháng chiến chống Pháp, hình ảnh những lần Bác Hồ

về thăm tỉnh Thái Nguyên trong những năm kháng chiến chống Mỹ Những hình ảnh

tư liệu được trình bày theo tiến trình thời gian từ năm 1947 đến năm 1969 về Bác Hồ với Thái Nguyên Cuốn sách đồng thời cũng giới thiệu một số hiện vật về Bác Hồ lưu giữ ở BT Thái Nguyên như hiện vật chiếc áo Kaki Bác Hồ, bộ bàn ghế làm việc, chiếc máy chữ Hec-met… Những kỷ vật của Bác Hồ ở BT Thái Nguyên chính là nguồn tài liệu rất ý nghĩa trong DHLS VN, định hướng chúng tôi lựa chọn những tài liệu, hiện vật cơ bản, có tính điển hình để khai thác, sử dụng trong DHLS VN

Trang 27

Nội dung những công trình nghiên cứu về BT, NTT ở trong nước nói chung và ở Thái Nguyên nói riêng đã phản ánh những vấn đề cơ bản của lý luận BT, NTT theo cách tiếp cận của BT học Kết quả nghiên cứu trên đặt cơ sở cho tác giả luận án tiếp tục nghiên cứu vấn đề lý luận BT, NTT trong cách tiếp cận của giáo dục lịch sử Cùng với đó, những nghiên cứu đã công bố gợi mở cho chúng tôi một số nội dung của BT, NTT ở Thái Nguyên có thể khai thác, sử dụng trong DHLS VN

1.2 Cá ông trình nghiên ứu về sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống trong dạy họ lị h sử ở trư ng phổ thông

1.2.1 Nghiên cứu của các tác giả nư c ngoài

1.2.1.1 Các công trình nghiên cứu của giáo dục học, tâm lí học về sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống

Vấn đề sử dụng BT, NTT trong dạy học được đề cập trong các công trình nghiên cứu của giáo dục học, tâm lí học về phương tiện dạy học trực quan, sử dụng tài liệu tham khảo Tiêu biểu là một số công trình nghiên cứu sau:

Cuốn Tư duy HS của M.N Sácđacốp (Phan Ngọc Liên, Phạm Hồng Việt,

Dương Đức Niệm dịch, Nxb Giáo dục, 1970) khẳng định cơ sở tâm lý nhận thức trực quan của HS Sácđacốp chỉ ra trong dạy học cần tạo biểu tượng trong sáng, muôn màu, muôn vẻ về các sự vật hiện tượng đang học Tác giả phân tích nhiều dẫn chứng trong DHLS gắn với việc sử dụng các tài liệu hiện vật BT để nêu bật vai trò quan trọng của biểu tượng trong việc lĩnh hội tri thức Những hình ảnh bao quát giúp cho việc hiểu hoàn cảnh của các hiện tượng lịch sử, còn các hình ảnh của công cụ lao động giúp cho việc hiểu biết trình độ phát triển của kỹ thuật và tính chất của nền sản xuất Tác giả cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các hình tượng trực quan khai thác từ BT, NTT tác động đến việc hình thành nhân cách HS bởi vì các hình tượng trực quan trong tư duy thường gợi cảm, biểu thị những tình cảm đạo đức

Trong cuốn Giáo dục học, tập 2 Hoàng Mạnh dịch, Nxb Giáo dục, HN, 1978 ,

T.A.Ilina đã xác định học tập như một quá trình nhận thức, tuân theo qui luật nhận thức

chung, việc học tập của HS cần thiết có động cơ, tính tự giác, tích cực Tác giả phân tích các loại phương tiện dạy học, trong đó có các loại tư liệu khai thác trong các BT,

NTT Ilina nhấn mạnh việc dạy học phải bắt đầu từ trực quan nhằm tạo ra trong óc trẻ

một biểu tượng bền vững Đặc điểm của PPDH trực quan là cung cấp cho HS, trong phạm vi có thể những dữ kiện dễ quan sát, dễ lĩnh hội Tác giả nêu lên hình thức dạy

Trang 28

học tham quan ngoại khóa, trong đó có các BT, di sản văn hóa nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.

Cuốn Lý luận dạy học của trường phổ thông (Đỗ Thị Trang, Nguyễn Ngọc Quang dịch, Nxb Giáo dục, HN, 1980) do M.N Đanilôp và M.N Xcatkin chủ biên,

đã đề cập vấn đề dạy học trực quan, trong đó có phương tiện trực quan từ BT, NTT Quá trình tri giác những sự vật và hiện tượng mới ở bất kỳ giai đoạn nào của việc giảng dạy cũng đều là sự phản ánh vào ý thức HS những đối tượng được nghiên cứu

và là sự hình thành những biểu tượng và khái niệm Các tác giả cho rằng quá trình phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng và tư duy logic của HS diễn ra khi có

sự tác động qua lại đúng đắn giữa các phương tiện trực quan và lời giảng của GV Yêu cầu đặt ra để đem lại hiệu quả khi tri giác, quan sát đồ dùng trực quan là khi người học có câu hỏi, xuất hiện lòng mong muốn được nhìn thấy, tìm hiểu Vì thế, việc trưng bày đơn thuần các hiện vật trong đó có hiện vật BT, NTT dù có tạo nên hình ảnh của nó trong ý thức của HS thì cũng chỉ là hình ảnh mờ nhạt

Robert J Marzano, Debra J Pickering, Jane E Pollock với cuốn Các PPDH hiệu quả (Nguyễn Hồng Vân dịch, Nxb Giáo dục VN, 2011 đã hệ thống các PPDH

hiệu quả: Nhận ra sự giống nhau và khác nhau, tóm tắt và ghi ý chính, học theo nhóm, lập mục tiêu và đưa ra thông tin phản hồi, tạo và kiểm định các giả thuyết, Nhóm tác giả đã đưa ra mô hình quá trình dạy học hiệu quả, trong đó đề cập vấn đề dạy bằng trực quan, dạy học theo hướng tiếp cận nghiên cứu, trải nghiệm thông qua điều tra lịch sử Các lý luận trên đã góp phần định hướng việc sử dụng BT trong dạy học bộ môn Lịch sử

Tác giả Robert J Marzano với công trình Nghệ thuật và khoa học dạy học

(Nguyễn Hữu Châu dịch, Nxb Giáo dục VN, 2011 đã tái khẳng định tính khoa

học và tính nghệ thuật của hoạt động dạy học Marzano đã phân tích quá trình dạy

học một cách chặt chẽ đi từ việc xây dựng mục tiêu, tính tương tác trong học tập, xây dựng và kiểm nghiệm các giả thuyết mới cho đến việc ứng xử trên lớp, xây dựng đơn vị bài học một cách hiệu quả Trong việc truyền đạt nội dung kiến thức trọng tâm, tác giả đã đưa ra kết quả nghiên cứu về hiệu quả của các loại trải nghiệm học, với các mức độ đánh giá thông tin nhớ lại trong một năm sau khi học xong mỗi bài học, dạy bằng trực quan và dạy bằng diễn kịch có hiệu quả cao hơn

Trang 29

cách dạy học bằng lời Bởi vì “dạy bằng trực quan giúp HS tạo ra những hình ảnh

tâm lý về nội dung được dạy” [78, tr.44]

Giselle O Martin - Kiep với công trình Tám đổi mới để trở thành người GV giỏi Lê Văn Canh dịch, Nxb Giáo dục VN, 2011) phân tích tám vấn đề đổi mới

với mỗi GV Với việc phân tích thiết kế chương trình môn Khoa học xã hội nói chung và Lịch sử nói riêng, tác giả nêu lên chuẩn đầu ra cần đạt được đối với HS như sau: Nhận thức được sự đa chiều và các quan điểm khác nhau về các vấn đề; Chấp nhận một quan điểm và bảo vệ quan điểm đó bằng số liệu; Nhận biết được những đặc điểm của tư cách công dân tốt; Tôn trọng sự đa dạng văn hóa; Trong các đơn vị bài học cần hoàn thiện và nhận thức câu hỏi cốt lõi, các khái niệm; liên

hệ với các bộ môn liên quan Tác giả cũng đề cập đến hoạt động giáo dục BT với việc trích dẫn bảng hướng dẫn chấm điểm kỹ năng thuyết trình cho những người làm tình nguyện viên làm trong BT Với bảng hướng dẫn đó đã gợi ý cho chúng tôi những tiêu chí đánh giá HS tham gia hoạt động đóng vai làm hướng dẫn viên khi sử dụng BT, NTT

Các công trình nghiên cứu nói trên chưa đề cập cụ thể phương pháp sử dụng BT, NTT trong dạy học song đã giúp chúng tôi có những cơ sở để phân tích sâu về vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng BT, NTT, gợi mở những hình thức sử dụng sử dụng BT, NTT trong DHLS ở trường phổ thông

Cuốn “Музей и школа : Пособие для учителя - BT và trường học: Cẩm

nang dành cho GV” Просвещение, Москва, 1985 do T.A Cuđrina chủ biên, đã

đề cập đến quan niệm về BT, chức năng giáo dục của BT, nhất là đối với thanh thiếu niên Khi trình bày hệ thống tổ chức của BT và trường phổ thông, tác giả

đã gợi mở cách xây dựng và sử dụng BT phổ thông và người GV phải làm gì với

BT Cuốn sách đã gợi cho chúng tôi phương pháp sử dụng BT trong DHLS

Cuốn “Музеи воспитывает юных- BT giáo dục thanh thiếu niên” của

Xâynhenxki Просвещение, Москва, 1988 nghiên cứu vấn đề cơ bản về BT phổ

thông, nội dung và tổ chức hoạt động, trang thiết bị kỹ thuật, cách trưng bày, phương pháp sử dụng tài liệu BT trong học tập nội khóa và những hoạt động ngoài lớp, vai trò sư phạm của người GV đối với BT Tuy chỉ đề cập đến loại hình BT

có nội dung chính trị - xã hội song tác giả đã gợi mở cho người làm luận án những hình thức sử dụng BT, NTT trong dạy học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông

Trang 30

Tác giả Alan Reid Gartenhaus với cuốn Minds in Motion: Using Museums

to Expand Creative Thinking (Tâm lý trong chuyển động: Sử dụng BT nhằm phát triển tư duy sáng tạo), Caddo Gap Press, Arkansas, USA, 1997 đã đi sâu phân

tích việc sử dụng BT để phát triển tư duy cho HS Các hoạt động sử dụng BT được vận dụng vào dạy học môn học như Nghệ thuật, Lịch sử và Cơ sở khoa học, qua đó người học tham gia các hoạt động với các bộ sưu tập, có cơ hội để khám phá ý nghĩa, giá trị hiện vật BT và mở rộng tư duy sáng tạo

Tác giả George E Hein với cuốn Learning in the Museum (Học tập ở BT),

Routledge, 1998 đã nghiên cứu một bối cảnh riêng biệt cho việc học, được miêu tả

là môi trường học tập tự do và được nhiều người tham gia Thông qua tiếp cận các đối tượng, kiến thức và thông tin, người học có thể quan sát, tìm tòi hiểu biết về lịch

sử, văn hoá.Tác giả George E Hein cho rằng học tại BT là một vấn đề nghiên cứu gắn với triết lý giáo dục hiện đại, có tác dụng rõ rệt trong việc nâng cao NL người

học Hein đã khái quát lịch sử giáo dục trong BT, gắn với việc kiểm nghiệm các lý

thuyết giáo dục của Dewey, Piaget, Vygotsky và lý thuyết tiếp theo liên quan đến học tập tại các BT Tác giả đã khảo sát một số phương pháp sử dụng truyền thống, minh họa bằng các ví dụ từ các BT trên thế giới

Cuốn The Educational Role of the Museum (Vai trò giáo dục của BT), (Routledge, 1999) của Eilean Hooper-Greenhill tập trung giải quyết các mối quan hệ

giữa BT, phòng trưng bày với khách tham quan Công trình nghiên cứu về mô hình mới cho BT; vấn đề định hướng khách tham quan; tăng khả năng tiếp cận trưng bày thông qua sự tương tác; nhiệm vụ giáo dục là trung tâm của các BT Tác giả cho rằng các BT là các cơ sở học tập không chính thức, nơi mà sự học tập được thúc đẩy một cách tự nhiên và tiến hành thông qua sự tò mò, quan sát và hoạt động

Graeme K Talboys với cuốn Using Museums as an Educational Resource, An Introductory Handbook for Students and Teachers (Sử dụng BT làm tài nguyên giáo dục, Sổ tay hướng dẫn cho GV và HS), Routledge, 2010 đã trình bày nội dung, từ

các nguyên tắc đầu tiên (BT là gì ?, tại sao đưa HS đến BT ?), chiến lược chuẩn bị đến sử dụng BT làm tài nguyên giáo dục Trong đó, tác giả tập trung phân tích các cách thức sử dụng BT làm tài nguyên giáo dục như: Làm việc với không gian trưng bày; Làm việc với các hiện vật; Làm việc với tài liệu hình ảnh; Làm việc với tài liệu

Trang 31

thành văn; Sử dụng các nguồn trực tuyến và kỹ thuật số Cách thức sử dụng như trên được cụ thể trong những hoạt động của GV, HS khi tổ chức bài học tại BT

Rika Burnham, Elliott Kai-Kee trong cuốn Teaching in the Art Museum:

Interpretation as Experience (Dạy học tại BT Nghệ thuật: Giải thích như kinh

nghiệm), (J Paul Getty Museum; 1st Edition, 2011) trình bày quan điểm về giáo

dục thẩm mỹ bắt nguồn từ triết lý của John Dewey Công trình đã cung cấp nhiều kinh nghiệm trong giáo dục BT tại các tổ chức nổi tiếng như BT J Paul Getty ở Los Angeles, Bộ sưu tập Frick ở thành phố New York và BT Nghệ thuật Metropolitan

Nghiên cứu cách thức sử dụng BT dựa trên quan điểm trải nghiệm có cuốn

The Museum Experience Revisited (Trải nghiệm BT), (Routledge, 2012) của

John H Falk, Lynn D Dierking Công trình đã đề cập một cách toàn diện về lý

do tại sao HS cần đến BT, những gì HS làm ở đó, cách HS học và cách BT có thể làm để nâng cao những trải nghiệm Các tác giả cho rằng chìa khóa cho trải nghiệm BT chính là tạo điều kiện cho các hoạt động tương tác

Nhóm công trình nghiên cứu trực tiếp về sử dụng BT, NTT trên đã giải quyết vấn đề vai trò BT, NTT, kinh nghiệm giáo dục BT ở một số nước trên thế giới Đồng thời, kết quả nghiên cứu gợi mở hướng tiếp cận sử dụng BT, NTT theo tài liệu gốc, hoạt động tương tác, trải nghiệm

1.2.1.2 Các công trình nghiên cứu giáo dục lịch sử về sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống

Việc đa dạng của các nguồn kiến thức trong DHLS được N.G Đairi phân tích trong cuốn Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào? Đặng Bích Hà, Nguyễn Cao Lũy dịch, Nxb Giáo dục, HN, 1973) Tác giả chỉ ra việc sử dụng BT, di tích là “điều cần

thiết khách quan” Theo Đairi, GV phải sử dụng không ngừng và có hệ thống tất cả

mọi nguồn tư liệu muôn hình, muôn vẻ, trong đó có tài liệu BT “Nếu chúng ta

muốn cho HS phân biệt được các thời kỳ lịch sử, không phải chỉ theo niên đại mà còn qua bộ mặt đời sống xã hội thì điều đó không thể đạt được nếu không mở rộng đến mức tối đa các nguồn kiến thức” [31, tr.87] Đối với HS, Đairi nhận định việc đi

thăm BT hay đọc tiểu thuyết lịch sử, làm quen với các bức họa lịch sử, việc nghiên cứu lịch sử địa phương là công việc cần thiết nhưng chỉ là công tác ngoại khóa Các phòng trưng bày đã phản ánh toàn diện, hệ thống lịch sử quê hương, lịch sử nông

Trang 32

trường, lịch sử nhà máy, lịch sử thành phố, những nhà hoạt động xuất sắc của Đảng, chính quyền Xô viết Nơi đây chính là môi trường học tập lịch sử hữu ích cho HS, bổ trợ cho việc học tập ở trường lớp Như vậy, Đairi đã nghiên cứu làm rõ tác dụng của

BT trong DHLS, nhấn mạnh tính cụ thể, tính hình ảnh trong nội dung bài học Điều

đó cũng gợi cho tác giả luận án vận dụng hình thức sử dụng tài liệu BT vào bài học ở trên lớp hoặc đưa HS đến với BT để học tập lịch sử

Nikiphôrôp với cuốn Nguyên tắc trực quan trong giảng dạy lịch sử (Hoàng Trung

dịch, ĐHSP.HN, 1979 đã nêu ra ý nghĩa to lớn của đồ dùng trực quan, các loại hình và cách sử dụng đồ dùng trực quan, trong đó có BT, NTT Cuốn sách đã phân tích loại hình

đồ dùng trực quan hiện vật, trong đó có hiện vật BT, NTT Tác giả nhấn mạnh ý nghĩa của việc sử dụng đồ dùng trực quan nói chung và các tài liệu BT, NTT nói riêng là phương tiện dạy học phát huy tính tích cực, tư duy lịch sử cho HS Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa đi sâu vào hình thức, biện pháp sử dụng các hiện vật BT, NTT

I.Ia Lecne với Phát triển tư duy HS trong DHLS (Tài liệu dịch lưu trữ tại

trường ĐHSP.HN, 1982 đã chỉ ra rằng dạy học có sử dụng đồ dùng trực quan, trong đó có nhóm đồ dùng trực quan hiện vật khai thác từ BT, di tích sẽ là cơ sở để diễn ra sự tái hiện tri thức và phương pháp hoạt động Tác giả khẳng định sự cuốn hút của phương tiện tạo hình trực quan có ý nghĩa rất quan trọng

Các tác giả M.B Kôrôtkôva, M.T Stuđenikin trong cuốn “Методика

обучения истории в схемах, таблицах, описаниях”, (PPDH Lịch sử qua sơ đồ,

bảng biểu và hình vẽ), (Владос, Москва ,1999 đã trình bày 6 chương, hệ thống

hóa lý luận PPDH Lịch sử thông qua sơ đồ, bảng biểu Tác giả đã sơ đồ hóa các vấn

đề cơ bản về PPDH Lịch sử là một khoa học, các giai đoạn chính của sự phát triển của ngành giáo dục lịch sử, các yếu tố của quá trình DHLS ở trường phổ thông, phương pháp và phương tiện dạy học, Cuốn sách đã phân tích vấn đề dạy học trực quan như loại hình, hoạt động của HS với đồ dùng trực quan, ý nghĩa của tính hình ảnh, trực quan trong quá trình học tập của HS Cùng với đó, tác giả cũng sơ đồ hóa việc dạy học với các nguồn văn bản, tài liệu gốc Mặc dù không đi sâu phân tích cụ thể lý luận PPDH Lịch sử, song công trình đã cụ thể hóa các phương tiện trực quan, trong đó có tài liệu BT

E.E Vyazemky, O.Yu Strelova với cuốn “Теория и методика преподавания

истории” (Lý luận và PPDH Lịch sử), Владос, Москва ,2003) trình bày những

Trang 33

vấn đề cơ bản về lý luận và PPDH Lịch sử ở nước Nga Với nghiên cứu về những vấn đề phương pháp và phương tiện, các tác giả đã làm rõ một số phương tiện trực quan cần khai thác sử dụng, trong đó có các tài liệu của BT Các tác giả cũng nêu lên việc sử dụng hiện vật BT cần đặt trong bối cảnh lịch sử xuất hiện của nó, chú ý tính biểu cảm, giá trị bên trong mỗi tài liệu, hiện vật

Cuốn “Современные технологии преподавателя истории в школе” (Công

nghệ hiện đại trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông), Владос, Москва,2007)

của tác giả M.T.Stuđennhikin đã nghiên cứu chuyên sâu về ảnh hưởng và các tính

năng sử dụng công nghệ hiện đại, đồng thời cũng nhấn mạnh các phương pháp nghiên cứu, phân tích vấn đề lịch sử Tác giả nêu lên các cách thức ứng dụng công nghệ hiện đại trong DHLS như học khối mô-đun, các hoạt động dự án, ứng dụng các phần mềm máy tính và internet trong các bài học lịch sử

M.N Chernova, V.Ya Rumyantsev trong cuốn “Работа с документами на

уроках истории” (Làm việc với các tài liệu trong các bài học lịch sử), М:

Айрис-пресс, 2008 cho rằng làm việc với các nguồn tài liệu lịch sử được coi là phương tiện quan trọng nhất để định hình tư duy lịch sử của HS Khi HS làm việc với tài liệu, so sánh tài liệu với văn bản của SGK, phân tích một số tài liệu về các vấn đề khác nhau, các em tự đưa ra một số nhận thức của bản thân về sự kiện lịch sử Tác giả những phân tích đối với mỗi tài liệu hoặc nhóm tài liệu, các câu hỏi và nhiệm vụ học tập phức tạp khác nhau được xây dựng để phát triển cho HS các kỹ năng tư duy như phân tích - so sánh, khả năng lý luận - đánh giá một nguồn tài liệu lịch sử Sự

đa dạng tài liệu này có thể xem xét một cách toàn diện về giai đoạn lịch sử cụ thể,

để so sánh các đánh giá, xây dựng ý tưởng của riêng để chứng minh kết luận của

HS Công trình đã gợi mở cách thức sử dụng các tài liệu lịch sử nói chung và tài liệu BT, NTT nói riêng trong việc tổ chức hoạt động điều tra lịch sử khi HS sử dụng tài liệu, hiện vật trưng bày

Cuốn “中学历史教学法 ” (Phương pháp dạy học Lịch sử trung học), (高等教育

出版社,2009) là công trình nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về lý luận và PPDH Lịch sử ở trường trung học Trung Quốc Các tác giả nêu lên việc giảng dạy lịch sử ở trung học có ba nhiệm vụ: hình thành những tri thức lịch sử cơ sở, phát

Trang 34

huy và bồi dưỡng NL trí tuệ của HS, giáo dục thái độ, tư tưởng Ba nhiệm vụ này thống nhất trong quá trình giảng dạy lịch sử ở bậc trung học Các tác giả cũng đề cao tư liệu lịch sử khi cho rằng trong giảng dạy, điều kiện cơ bản nhất để tái tạo hình tượng lịch sử là tư liệu lịch sử Nguồn chủ yếu của tư liệu lịch sử có tư liệu văn

tự, tư liệu truyền miệng, tư liệu vật thực “Tư liệu vật thực” chủ yếu được khai thác

từ hiện vật BT, NTT Các tác giả cũng đề cập việc sử dụng các BT Trung ương và địa phương trong DHLS, nhất là hoạt động ngoại khóa bộ môn

Alan S Marcus và các tác giả với cuốn Teaching History with Museums:

Strategies for K-12 Social Studies (Dạy học lịch sử với BT: Chiến lược cho Nghiên cứu Xã hội K-12), (Routledge, 2012) đã phác họa thực tiễn sử dụng BT

trong DHLS ở Mỹ Các chuyến đi thực địa, đặc biệt đến BT là hoạt động phổ biến trong các trường học ở Mỹ, trong đó nhiều bang bắt buộc các chuyến đi đó kết nối với chương trình giảng dạy lịch sử Các tác giả xây dựng một khung lý thuyết để sử dụng BT, cung cấp tổng quan về các cách có thể sử dụng BT hiệu quả để tăng cường nội dung và kỹ năng nghiên cứu xã hội

Cuốn Hướng dẫn học tập Lịch sử phương Đông của Bộ Giáo dục Nhật Bản,

do Nguyễn Quốc Vương dịch (Nxb ĐHSP, 2018) là tài liệu hướng dẫn chi tiết việc DHLS phương Đông ở Nhật Bản Cuốn sách đã hướng dẫn 5 chủ đề của lịch sử phương Đông theo cách tóm tắt nội dung, mục tiêu, phương tiện dạy học, hoạt động học tập, sách tham khảo Đối với ví dụ về hoạt động học tập trong mỗi chủ đề, công trình đưa ra nhiều hoạt động chú trọng NL tư duy và hoạt động thực hành của HS như vẽ bản đồ, triển lãm ảnh, điều tra sách vở, viết báo cáo, phục chế và miêu tả đời sống, tham quan học tập và điều tra thực địa Cuốn sách cũng đã đề cập việc sử dụng BT ở Nhật Bản theo hình thức tham quan học tập Ví dụ như tham quan BT để học tập các vật dụng bằng đá, đất nung, đồng thau và nêu suy nghĩ về chủng loại, công dụng, phương pháp chế tạo và vẽ lại hiện vật

Nội dung công trình nghiên cứu của giáo dục lịch sử chủ yếu đề cập vấn đề lý luận sử dụng phương tiện trực quan và tài liệu tham khảo (trong đó có tài liệu, hiện vật BT, NTT) Một số công trình nghiên cứu đã công bố giới thiệu những kinh nghiệm sử dụng BT, NTT trong DHLS ở một số nước trên thế giới

Trang 35

1.2.2 Nghiên cứu của các tác giả trong nư c

1.2.2.1 Các công trình nghiên cứu của giáo dục học, tâm lí học về sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống

Trong giáo trình Giáo dục học, tập 1 (Nxb Giáo dục, HN, 1987), Hà Thế Ngữ,

Đặng Vũ Hoạt đã phân tích ý nghĩa của đồ dùng trực quan trong đó có đồ dùng trực

quan khai thác từ BT, NTT Tác giả cho rằng: “Các đồ dùng trực quan nếu được sử

dụng khéo léo… Tạo điều kiện cho HS dễ hiểu, nhớ lâu, giảm độ mệt nhọc, gây được mối liên hệ thần kinh tạm thời khá phong phú, phát triển NL chú ý, óc quan sát tò mò, tạo điều kiện cho HS liên hệ học tập với đời sống, sản xuất” [86, tr.68]

Các tác giả đã nhấn mạnh con đường nhận thức của HS đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn Trong đó, đồ dùng trực quan là điểm tựa trong nhận thức của HS, từ điểm tựa đó mà HS tưởng tượng, tư duy, hiểu biết kiến thức và vận dụng nó vào thực tiễn

Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo trong cuốn Học

và dạy cách học (Nxb Giáo dục, HN, 2002), đã trình bày nội lực của người học,

người dạy và nội lực của đất nước Khi trình bày phương pháp dạy học, các tác giả

đã đề cập việc sử dụng hiệu quả nguồn kiến thức thay vì hình thức chủ nghĩa Tác giả cho rằng HS thường mắc khuyết điểm là chỉ nắm các hình thức bề ngoài của khái niệm khoa học mà không hiểu rõ bản chất của nó GV phải vạch ra cho được cái bản chất chung ẩn sau nhiều hình thức biểu hiện khác nhau của vấn đề

Cuốn Phương tiện dạy học của tác giả Tô Xuân Giáp (Nxb Giáo dục, HN,

2002) nhấn mạnh vai trò của phương tiện dạy học, khi được sử dụng đúng, có tác dụng làm tăng hiệu quả sư phạm của nội dung và PPDH Phương tiện dạy học không chỉ có chức năng minh họa cho bài giảng mà còn có tác dụng thúc đẩy quá trình thu nhận kiến thức và hiểu sâu sắc nội dung của thông điệp cần truyền đạt Phương tiện dạy học phải phù hợp với nhiệm vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy, thúc đẩy khả năng tiếp thu của HS Tác giả nêu nguyên tắc sử dụng phương

tiện dạy học đúng lúc, đúng chỗ, đủ cường độ (nguyên tắc 3Đ “Nếu không biết sử

dụng phương tiện dạy học một cách khoa học, hợp lí theo một cách tiếp cận hệ thống, thậm chí lại lạm dụng quá nhiều phương tiện trong giờ giảng, thì hiệu quả của nó không những không tăng lên mà còn làm cho HS khó hiểu, rối loạn, căng thẳng” [42, tr.43]

Trang 36

Trần Thị Tuyết Oanh và các tác giả cuốn giáo trình Giáo dục học, tập 1 (Nxb

ĐHSP, HN, 2007 đã phân tích vấn đề phương tiện dạy học Các tác giả cho rằng

phương tiện dạy học không chỉ đóng vai trò minh họa cho bài giảng mà quan trọng

hơn là giúp người học tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và sâu sắc hơn Theo đó, trong quá trình dạy học, phương tiện dạy học thực hiện chức năng nhận thức và điều khiển nhận thức của HS, giúp GV thực hiện những chức năng cơ bản như: Thông báo hay trình bày thông tin; Minh họa, giải thích, mô tả trực quan; Tổ chức và tiến hành các hoạt động giao lưu Các tác giả đưa ra 3 cách phân loại phương tiện dạy học: Cách phân loại theo tính chất các phương tiện dạy học nhóm phương tiện truyền tin, nhóm phương tiện mang tin); cách phân loại theo cấu tạo nhóm phương tiện truyền thống, nhóm phương tiện nghe - nhìn); cách phân loại theo các phương tiện dạy học

cơ bản phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học) Với hiện vật BT, các

tác giả phân loại theo khái niệm các bộ sưu tầm nằm trong nhóm phương tiện trực

quan Ở khía cạnh khác của quá trình dạy học, các tác giả đã nêu lên các hình thức dạy học có liên quan đến việc sử dụng BT là tổ chức giờ học tham quan học tập tại các BT, phòng triển lãm và tổ chức hoạt động ngoại khóa

Hồ Ngọc Đại trong cuốn Bài học là gì (Nxb ĐHSP, HN, 2010), khi trình bày

nguyên tắc trực quan của bài học đã nêu lên ý nghĩa, vai trò của tính trực quan, cho rằng các nhà giáo dục đã thần thánh hóa nó đến nỗi coi như phép màu nhiệm có thể giải quyết được mọi vấn đề trong lý luận dạy học Ý nghĩa cơ bản và hợp lý của nguyên tắc đó là ở chỗ nó đối lập với truyền thụ bằng lời một cách giáo điều Trong

lý luận dạy học nguyên tắc này giúp cho HS, bằng kinh nghiệm của bản thân, nhìn thấy tri thức cụ thể, làm nền tảng cho tư duy Tác giả cũng đề cập việc sử dụng đồ vật trực quan, trong đó có hiện vật BT, NTT phải tìm ở trong vật đó đối tượng hành

động (nội dung cần lĩnh hội) và nhấn mạnh: “Vấn đề không phải là làm sao cho HS

chú ý quan sát, mắt dính vào đối tượng mà làm sao cho HS hoạt động với đối tượng nhận thức ẩn bên trong đồ vật trực quan kia” [32, tr.26]

Cuốn PPDH truyền thống và đổi mới của Thái Duy Tuyên (Nxb Giáo dục VN,

HN, 2010) xác định phương tiện dù có hiện đại đến đâu cũng chỉ là công cụ trong tay nhà giáo dục Tác giả nêu cơ chế nhận thức với phương tiện thiết bị thông qua:

Hệ thống tín hiệu thứ nhất (những thông tin mà con người nhận được qua các giác quan, những gì nghe được, thấy được, cảm xúc được từ thế giới bên ngoài, trừ tiếng

Trang 37

nói) và hệ thống tín hiệu thứ hai (ngôn ngữ, những thông tin về thực tiễn khách quan đã được trừu tượng hóa) Tác giả đã nêu lên cách tạo hứng thú khi sử dụng

thiết bị dạy học: “Thiết bị phải tạo ra mâu thuẫn giữa kiến thức mới và kiến thức

cũ Nhưng nếu mâu thuẫn này chỉ tồn tại như một khách thể đổi với HS thì nó chưa thể trở thành động lực của quá trình dạy học” [108, tr.392] Sự phản ánh cần phải

được chọn lọc vì thế giới bên ngoài rất đa dạng, mà con người chỉ hứng thú đối với

một số vật và hiện tượng nào đấy Tác giả đề cập khái niệm vật thật để chỉ các đồ

dùng trực quan hiện vật Trong quá trình sử dụng các phương pháp trực quan GV cho HS nhìn rõ các hiện tượng, sự vật, trao đổi, thảo luận những điều đã quan sát

Sử dụng phương pháp trực quan nhất thiết phải phối hợp với phương pháp dùng lời

ở mức độ nào đó Hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu thứ hai phải phối hợp chặt chẽ với nhau

Phạm Viết Vượng với cuốn Giáo dục học Nxb ĐHSP, HN, 2012 đã nêu lên

yêu cầu của GV trong quá trình dạy học phải tạo cho HS hứng thú học tập, phải tổ chức các hình thức hoạt động phong phú đa dạng, hấp dẫn cho HS, trong đó có việc tham quan học tập ở BT, di tích lịch sử Để thực hiện nhiệm vụ đó, GV phải sử dụng PPDH tích cực để luôn tạo cho HS tâm thế tích cực hoạt động, tập thể HS trong trạng thái hợp tác, để khai thác tối đa tiềm năng của HS và tập thể HS tạo ra môi trường lớp học sôi nổi, hứng thú, trong đó mỗi thành viên hoạt động không mệt mỏi

Mặc dù không nghiên cứu cụ thể việc sử dụng BT, NTT, song các công trình của giáo dục học, tâm lý học đã xác định lý luận chung cho việc sử dụng BT, NTT trong việc tổ chức dạy học

1.2.2.2 Các công trình nghiên cứu của giáo dục lịch sử về sử dụng bảo tàng, nhà truyền thống

Công trình nghiên cứu đầu tiên về lý luận và PPDH bộ môn Lịch sử của VN là

cuốn Sơ thảo phương pháp giảng dạy Lịch sử ở trường phổ thông cấp 2 - 3 (Nxb

Giáo dục, HN, 1961) của Lê Khắc Nhãn, Hoàng Triều, Hoàng Trọng Hanh Mặc dù

công trình mới đề cập có tính chất sơ lược song đã đặt ra cơ sở cho các công trình lý luận và PPDH lịch sử tiếp theo phát triển Từ cuốn giáo trình đầu tiên về PPDH Lịch

sử, các cuốn giáo trình trong thời kì sau tiếp tục hoàn thiện hơn những quan điểm lí luận DHLS Công trình đã đề cập các đồ dùng trực quan trong DHLS, song vẫn chưa trình bày rõ về việc sử dụng các tài liệu BT, NTT

Trang 38

Trần Văn Trị, Phan Ngọc Liên, Hoàng Trọng Hanh, Nguyễn Cao Lũy, Nguyễn Tiến Cường với công trình Phương pháp giảng dạy Lịch sử, tập I (Nxb Giáo dục,

HN, 1966 có đề cập vấn đề sử dụng tài liệu lịch sử, trong đó có tài liệu BT, di tích với vai trò là bằng chứng hiển nhiên, hùng hồn, sinh động về một thời đại lịch sử, một đất nước, một sự kiện, nhân vật lịch sử nhất định Cuốn giáo trình cũng đề cập đặc trưng của phương pháp trực quan trong giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông Trong giảng dạy lịch sử, tính trực quan có đặc điểm khác với tính trực quan ở các môn khoa học tự nhiên Ở đây GV không thể làm sống lại quá khứ bằng thí nghiệm, không thể làm cho HS trực tiếp quan sát Song dùng phương pháp trực quan để minh họa, cụ thể hóa sự kiện lịch sử là điều cần thiết Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong môn Lịch

sử có ý nghĩa lớn góp phần tạo biểu tượng lịch sử Các tác giả phân chia thành Vật

thực - Vật tạo hình - Vật tượng trưng Vật thực bao gồm hiện vật trong các BT hoặc

di tích lịch sử cách mạng Những vật thực này ít khi được giữ nguyên vẹn mà thường

bị hủy hoại qua thời gian Vật thực có hạn chế là không phải bức tranh toàn vẹn của quá khứ cho nên đòi hỏi phải có biện pháp sử dụng phù hợp Điều này chỉ cho tác giả luận án thấy rõ khi sử dụng hiện vật, tài liệu BT, NTT phải bảo đảm những yêu cầu của lý luận dạy học bộ môn

Các giáo trình PPDH Lịch sử tiếp theo là cuốn PPDH Lịch sử, tập I (năm

1976), tập II (năm 1980) kế thừa các công trình đi trước và bổ sung những nội dung mới vào giáo trình Trong hệ thống các PPDH, các tác giả đề cập đến đồ dùng trực quan, nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn trong đó có hình thức tổ chức dạy học tại BT, NTT

Cuốn PPDH Lịch sử (Nxb Giáo dục, HN, 1992) tái bản có sửa chữa, bổ sung vào các năm 1998, 1999, 2000, 2001 do Trần Văn Trị, Phan Ngọc Liên chủ biên và

các tác giả khác đã phát triển cuốn giáo trình PPDH lịch sử trước Cuốn sách đề cập rất rõ các phương tiện dạy học trực quan trong DHLS, phân tích và làm rõ các hình thức dạy học như bài học tại thực địa, BT, tổ chức tham quan học tập tại BT

Giáo trình PPDH Lịch sử, tập I, tập II Nxb ĐHSP, HN, 2002 của tập thể tác

giả Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (Phan Ngọc Liên chủ biên)

đã sửa chữa, có bổ sung vào năm 2009, 2010, 2011 Giáo trình đã khẳng định rõ vị trí, ý nghĩa, phân loại và hướng dẫn chi tiết phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong đó cũng nhấn mạnh việc sử dụng đa dạng nhiều nguồn tài liệu Các tác giả cho

Trang 39

rằng đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu biết sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, là phương tiện rất quan trọng để hình thành các khái niệm lịch sử, giúp cho HS nắm

vững quy luật của sự phát triển xã hội “Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong

việc giúp HS nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử” [75, tr.62]

Đồ dùng trực quan là chiếc cầu nối giữa quá khứ với hiện tại Những hiện vật BT

theo các tác giả chính là những di vật khảo cổ và di vật thuộc các thời đại lịch sử như công cụ đồ đá cũ núi Đọ, trống đồng Đông Sơn, cọc gỗ Bạch Đằng, Những hiện vật

là những bằng chứng hiển nhiên về sự tồn tại thực của mỗi thời kỳ lịch sử Các tác giả định hướng một số hình thức sử dụng tài liệu BT, NTT như khai thác tài liệu địa phương để biên soạn bài dạy ở trên lớp, tiến hành bài học tại thực địa, BT, NTT

Tác giả Nguyễn Thị Côi trong công trình Các con đường, biện pháp nâng cao

hiệu quả DHLS ở trường phổ thông (Nxb ĐHSP, HN, 2006 đã phân tích sâu sắc

những con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả DHLS ở trường phổ thông Thông qua các dẫn chứng một số bài học cụ thể, tác giả đề cập đến cách tổ chức bài học

lịch sử tại thực địa, BT, NTT Tác giả nhấn mạnh "Bài học tại thực địa hay trong

NTT, BT là bài học nội khóa, một mắt xích trong toàn bộ khóa trình có liên quan đến các bài học lịch sử khác" [27, tr.234]

Cuốn Áp dụng dạy và học tích cực trong môn Lịch sử (Nxb ĐHSP, HN,

2010) của Dự án Việt - Bỉ triển khai chương trình Đào tạo GV các trường Cao đẳng Sư phạm 7 tỉnh miền núi phía Bắc VN, đã xây dựng bộ tài liệu về áp dụng dạy học tích cực Tiến hành dạy học tích cực cho HS, GV cần thực hiện hài hòa các phương pháp tích cực như vấn đáp tìm tòi; Dạy học giải quyết vấn đề; Dạy

và học hợp tác trong nhóm nhỏ Trên cơ sở đặc trưng của bộ môn, các tác giả

đã áp dụng một số phương pháp dạy và học tích cực, trong đó có PPDH trực quan Tác giả nhấn mạnh ý nghĩa của đồ dùng trực quan trong DHLS Khi ngắm nhìn một bức tranh diễn tả cuộc đấu tranh cách mạng, xem một cuốn phim tài liệu, xem xét một di vật lịch sử, HS sẽ có những tình cảm mạnh mẽ về lòng yêu mến những anh hùng, chiến sĩ cách mạng, lòng quý trọng lao động và nhân dân lao động Tính tích cực của HS khi vận dụng PPDH trực quan được

thể hiện là “nhìn vào bất cứ đồ dùng trực quan nào, HS cũng thích nhận xét,

phán đoán, hình dung quá khứ được phản ánh, minh họa như thế nào Các em

Trang 40

suy nghĩ và tìm cách diễn đạt bằng lời chính xác, có hình ảnh rõ ràng, cụ thể

về bức tranh xã hội đã qua” [21, tr.62]

Cuốn DHLS địa phương tại Việt Bắc và Tây Bắc (Nxb Giáo dục, HN, 2010), tác giả Đỗ Hồng Thái đã trình bày khái quát về lịch sử địa phương; Hướng dẫn nghiên

cứu, biên soạn và DHLS địa phương; Hướng dẫn thực hành lịch sử địa phương ở Việt Bắc và Tây Bắc Tác giả nêu lên yêu cầu cần thiết phải xây dựng lịch sử nhà trường, xây dựng phòng học bộ môn, phòng truyền thống ở các trường học và NTT địa phương của các đơn vị sản xuất, chiến đấu

Bộ GD&ĐT, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, năm 2013, với 2 cuốn sách

“Tài liệu tập huấn sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông - Những vấn đề chung”, “Tài liệu tập huấn sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông - môn Lịch sử”, nhằm góp phần giáo dục toàn diện HS, gìn giữ và phát huy giá trị của

di sản văn hoá vì lợi ích của toàn xã hội và truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Tài liệu đã trình bày khái quát những vấn đề căn bản về di sản như khái niệm

di sản văn hóa, phân loại, vai trò và ý nghĩa trong dạy học ở trường phổ thông Trên

cơ sở, tài liệu đã định hướng nhiều hình thức tổ chức dạy học phù hợp như dạy học trên lớp hoặc tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại nhà trường; Dạy học tại nơi có di sản văn hóa; Tổ chức tham quan - trải nghiệm di sản văn hóa; Dạy học thông qua các phương tiện truyền thông, đa phương tiện Khi áp dụng vào bộ môn Lịch sử, tài liệu

đã đề cập một cách cụ thể về hướng dẫn các bài học tại thực địa, BT, di tích, tổ chức tham quan học tập và các hoạt động ngoại khóa

Trong công trình Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 - Giảng dạy

và học tập trong nhà trường phổ thông (Nxb ĐHSP, HN, 2014), Nguyễn Thị Côi

và các tác giả đã trình bày nội dung những kiến thức lịch sử, hình thức phương

pháp và tư liệu về cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ Đặc biệt trong cuốn sách, các tác giả nêu lên các biện pháp và hình thức tiến hành dạy học cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân

1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ tại BT lịch sử, BT cách mạng ở trung ương và địa phương Các tác giả cho rằng sử dụng BT, NTT có thể tổ chức tham quan học tập để thực hiện dạy học dự án Đây là PPDH hay giúp cho HS phát huy tính độc lập, sáng tạo Để minh chứng cho biện pháp sử dụng BT, NTT, các tác giả đưa ra mô hình tổ chức tham quan học tập tại BT Lịch sử Quân sự VN về

Ngày đăng: 24/09/2019, 14:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. M. Alêcxêep (1976), Phát triển tư duy học sinh, (Hoàng Yến dịch) Nxb Giáo dục, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển tư duy học sinh
Tác giả: M. Alêcxêep
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1976
2. Trần Ngọc Ánh, Nguyễn Hồng Chi, Phùng Thị Tú Anh (2008), Kỷ vật còn mãi với thời gian, Nxb Phụ nữ, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ vật còn mãi với thời gian
Tác giả: Trần Ngọc Ánh, Nguyễn Hồng Chi, Phùng Thị Tú Anh
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
Năm: 2008
3. Đặng Văn Bài 2006 , “Bảo tàng với công tác giáo dục học sinh phổ thông”, Tạp chí Di sản Văn hóa, số 3, tr.13 - 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tàng với công tác giáo dục học sinh phổ thông"”, Tạp chí Di sản Văn hóa
4. A.X. Balakirev 2003 , “Vai trò của các bảo tàng loại hình lịch sử với việc hình thành nhận thức xã hội trong nước Nga hiện đại”, Tạp chí Di sản Văn hóa, số 5, tr.62 – 66, 79 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của các bảo tàng loại hình lịch sử với việc hình thành nhận thức xã hội trong nước Nga hiện đại”, "Tạp chí Di sản Văn hóa
5. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái nguyên 2007 , Bác Hồ với Thái Nguyên Thái Nguyên với Bác Hồ, Nxb Lý luận chính trị, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bác Hồ với Thái Nguyên Thái Nguyên với Bác Hồ
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
6. Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2015), Chiến tranh cách mạng VN 1945 – 1975: Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị Quốc gia, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến tranh cách mạng VN 1945 – 1975: Thắng lợi và bài học
Tác giả: Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2015
7. Ban Quản lý Khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hóa - Thái Nguyên (2014), Di tích Quốc gia đặc biệt An toàn khu ATK Định Hóa – Thái Nguyên, Ký sự hình ảnh, Nxb Quân đội Nhân dân, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di tích Quốc gia đặc biệt An toàn khu ATK Định Hóa – Thái Nguyên, Ký sự hình ảnh
Tác giả: Ban Quản lý Khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hóa - Thái Nguyên
Nhà XB: Nxb Quân đội Nhân dân
Năm: 2014
8. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên, Sở Văn hóa Thông tin Thái Nguyên (2004), Hồ Chí Minh với việc xây dựng ATK Định Hóa trong căn cứ địa Việt Bắc, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Thái nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh với việc xây dựng ATK Định Hóa trong căn cứ địa Việt Bắc
Tác giả: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên, Sở Văn hóa Thông tin Thái Nguyên
Năm: 2004
9. Bảo tàng Cách mạng VN (2004), Về lịch sử văn hoá và bảo tàng, Nxb Chính trị Quốc gia, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về lịch sử văn hoá và bảo tàng
Tác giả: Bảo tàng Cách mạng VN
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
11. Bảo tàng Dân tộc học VN (2007), Di sản văn hóa, bảo tàng và những cuộc đối thoại, Nxb Thế giới, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di sản văn hóa, bảo tàng và những cuộc đối thoại
Tác giả: Bảo tàng Dân tộc học VN
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2007
12. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam - Bảo tàng Quốc gia Trung ương đương đại Nga (2003), Bảo tàng góp phần hoàn thiện nhân cách con người, Kỷ yếu Hội thảo khoa học - thực tiễn, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tàng góp phần hoàn thiện nhân cách con người
Tác giả: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam - Bảo tàng Quốc gia Trung ương đương đại Nga
Năm: 2003
13. Bảo tàng Thái Nguyên 2012 , “Thái Nguyên trong thời kỳ kháng chiến chống thực Sách, tạp chí
Tiêu đề: 13. Bảo tàng Thái Nguyên 2012 , “Thái Nguyên trong thời kỳ kháng chiến chống thực
14. Bảo tàng Thái Nguyên (2009), Bác Hồ với Thái Nguyên – Những sự kiện bằng ảnh, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bác Hồ với Thái Nguyên – Những sự kiện bằng ảnh
Tác giả: Bảo tàng Thái Nguyên
Năm: 2009
15. Bảo tàng Thái Nguyên (2005), Danh mục tài liệu hiện vật, Tài liệu Bảo tàng Thái Nguyên, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh mục tài liệu hiện vật
Tác giả: Bảo tàng Thái Nguyên
Năm: 2005
16. Nguyễn Thị Thế Bình 2014 , Phát triển kĩ năng tự học lịch sử cho học sinh, Nxb ĐHSP, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kĩ năng tự học lịch sử cho học sinh
Nhà XB: Nxb ĐHSP
17. Nguyễn Thị Thế Bình, Nguyễn Thị Trang 2016 , “Sử dụng tài liệu gốc để phát triển NL giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT”, Tạp chí Giáo dục, (376), tr. 33-36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng tài liệu gốc để phát triển NL giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT”, "Tạp chí Giáo dục
18. Trương Quốc Bình 2003 , “Chủ tịch Hồ Chí Minh và vấn đề bảo tồn di sản văn hóa dân tộc”, Tạp chi Di sản Văn hóa, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh và vấn đề bảo tồn di sản văn hóa dân tộc”, "Tạp chi Di sản Văn hóa
19. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông – Môn Lịch sử, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổ thông – Môn Lịch sử
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2018
20. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2017
21. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Áp dụng dạy và học tích cực trong môn Lịch sử, Nxb ĐHSP, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng dạy và học tích cực trong môn Lịch sử
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb ĐHSP
Năm: 2010

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w