1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Ứng dụng mô hình camels trong đánh giá hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh

114 90 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 4,85 MB

Nội dung

Bên cạnh đó là các lý thuyết phổ biến hiện nay thường được sử dụng để đánh giá khả năng hoạt động kinh doanh hiệu quả của ngân hàng, đồng thời tác giả cũng đã chỉ ra được phương pháp sẽ

Trang 1

NGUYỄN NGỌC TÚ

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMELS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ

THÁNG 10/2018

Trang 2

NGUYỄN NGỌC TÚ

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMELS TRONG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Trang 5

HQI DONG CHAM LUAN VAN fp ni Chi Minh, nsdy* thdng 20tB

Chuy6n nginh: Tiri chinh - Ngffn hirng; Mi s5: 8 34 02 0f

HQi tl6ng ch6m ludn v6n thac si dugc thinh l6p theo Quyi5t <linh s6 2223IQD-DHNH ngiy

05 thring 10 n[m 201 8, da t6 chric hop vio hic 1 I h00 ngiry 07 -12-2018 tqi phdng B4C, s6 36 T6n

Th6t D4m, Qufln 1, TP HCM di5 ch6m ludn v5n th4c si.

TAn di tdi: Ung dung m6 hinh camels trong ddnh gid hiQu qud kinh doanh tqi Ngdn hdng Thuong mqi C6 phan Cong thuong ViQt Nam - Cht nhanh Thdnh pnA nA Ch{ Minh

TOn hgc viOn: Nguy6n Ngqc Tir

Ngucri hu6ng din khoa hgc: TS Ph4m V[n On

56 thnnh viOn HQi d6ng c6 m[t: "f- SO thdnh vi6n v6ng m[t: O ly do:

NQI DUNG CUQC HQP

1 Ong/Bd: TS Biri Dieu Anh - thu ky c6ng b6 Quyrit dinh thdnh lflp HQi ddng ch6m lu4n vdn thac si c[ra HiQu trucrng Tru]ng Dai hqc NgAn hing TP HO Cfri Minh

2 Chntich h6i d6ng: PGS TS Nguy6n Dric Trung di6u khitin cuQc hgp.

3 Thu ky hQi tlong: TS BUi Di€,u Anh th6ng qua ly lich khoa hoc vir b6ng di6m cao hgc cira hoc vi6n.

4 Hoc viOn: Nguy6n Nggc T0 trinh bdy t6m tit lu4n van.

5 Phin bign 1: TS Hoing Nggc Tidn dgc bin nh6n xdt vd tlat cAu hoi (c6 v6n brin kem theo)

6 Phin bi6n 2: TS Nguy6n Ho)ng Wnh LQc dgc bAn nhdn x6t vd dflt cdu hoi (c6 v6n ban kdm theo)

7 Cdc thdnh vi6n kh6c ph6t bi6u vd dat cdu hoi.

8 Hoc viOn tri ldi crlc cdu hoi: T6ng s5 cdu hoi: 9.L.

- T6ng s5 cdu hoc vi6n trd ldi: 42r T6ng s6 c6u hoc vi0n kh6ng tri ldi

9 Nguoi hucrng d6n khoa hoc: TS Pham Vdn On ph6t bi6u (n6u c6)

Trang 6

ddng nhu sau:

,o

* T6ns sri dicm: 16.7S aicm (Bing chr: Rri.vr.rr} VL 4cl, rnXr^ r

+Ditimtrungbinh: {} dicm(Bing"hft, i}.4",14 ba )

- HQi il6ng Quy6t nghi nhu sau:

+ Y nghia khoa hgc v?r thuc ti6n cua dd tai

+ Mric dQ pht hqp chuyOn ngi,nh diro tao: ql.lfi .\, d !ilW

^y,,4

d^+\^"

+ Phuong ph6p nghi€n criu: ft*.-+.rrl

+ E6 tin cfly cria sti 1i6u: .

+ Hinh thfc k6t cAu

+fltr

+ Nhtng <l6ng g6p m6i cta luAn v5n:

6a xa.da &qa.,r5 mu,r

+ Nhfrng han chi5 cta lufn vin:

:: CL Ea;^ d ifffilr <t "t .*rfi t** Cr'n

+ Ch6t luong c6ng trinh khoa hoc dd c6ng b6

+ Mirc d6 trA ldi cAu h6i

K*'y 6 eb.*nwJ t-0*" t v # XO Vl

0"r 1f4 ffi,

Trang 7

(crat"1 il&*

t\Td,J

Sau khi chinh sua hoc vien lirm b6o c6o chinh sua theo miu grii lai cho Nguoi huong ddn

vi Chu tich hQi d6ng kiCm tra ky xdc nhdn chinh sua (toi da sau 20 ngdy, kd tu ngiy bio vQ)

NQi dung Bi6n bAn ilugc F* / thirnh vien nhit tri thong qua.

CuQc hqp k6tthric hic 11 gid 00 cirngngdy.

Trang 8

Chuy'6n nginh Thi chinh Ngin hhng; Mf, sii 62.34.02.01

ti::1un::oun.b0 lu0n van noi tren cua hoc vien cao hsc f

lrr*

co r ki€n nhdn xet nhu sau:

l Co sri lf thuy6t vi thqrc ti6n ctia OO tei

lro ' l-, V*,tr/.4

vg ^Troi

pe tai nOu duoc co so lj thul'0t ue higu qua kinh doanh va c6c mo hinh danh

gi6 hieu qua kinh doanh cua NHTM Oe tai xuAt phdt tu thuc ti6n Ia Vietinbank

CN HCM ld m6t chi nhdnh lcvn cua Vietinbank nen cin phdi thLrc dAy ho4t d6ng

kirrh rJoanh hi0u clua i'a phit trien b6n virng.

2 Tinh kh6ng trtng lip cria Oe tei so v6{ cric cdng trinh df, cdng b6 tru'6c d6

D€ tdi na1' dfr ducrc nhidLr hoc vien cao hoc va NCS thUc hiqn rirt nhi€u nhung

.:

doi tuong 'n'a phanr vi nghi€n cuu co the khong trung lap.

3 f inh trung thg'c, rd ring, tlliv tln cria cfc s6 tigu vn iIQ tin c{y, hqp lj' cria

cfc phu'ong ph6p lu4n vi phu'ong phrip nghiOn cri'u

SO tieu trong dd tdi duoc trich d6n tu BCKD cua Vietinbank CN HCM.

Phucrng ph6p luqn vd phu'crng phap nghiOn c[ru phu hgp voi d6i tuong vd muc

ti0Lr nghi0n cu'r,r cua de tdi.

4 Dfnh gi6 cfc k6t qu:l dat du'gc; n6u nhfr'ng tli6m m6'i vh gi:i tri cria nhfr'ng

di6m mfi d6

Kdt qua dat ducrc cta dC tai la da Lrng dung ducvc mo hinh CAMELS d6 phdn

tich hieLr qr-rd kinh doanh cua Vietinbank CN HCM.

5 Nhfr'ng u'u di6m vi thi6u s6t, nhfr'ng di6m cAn b6 sung r'ir sfra chfr'a

Flinh thuc trinli bdv sach dep Cdu truc Oe tai htrp l! Tuy nhi€n mo hinh

CAMELS nhin chLrng kh6ng thich hop de su dung phdn tich hi6u qud hoat d6ng cua

mot chi nhanh ngArr hing.

6 K6t lu4n:

Trang 10

IIAN NHAN XETLUaN vAN THAC si rrNu rn

oi ni:

"Llng dr;ng md hinh CAMBLS trong d6nh gi6 hiQu qui kinh doanh t4i

Ngffn hirng TMCP C6ng thuo'ng ViQt nam - Chi nhf nh TP.HCM"

ChuyAn ngdnh: Tdi chinh - Ngdn hdng; Md s6: 8 34 02 01

Ttic gid: Nguy6n Nggc Tri

1- Sqr cAn thiht cfia di tiri:

Ho4t dQng c[ra c6c NHTM ViQt narn n6i chung vd Vietinbank n6i ri€ng hiQn nay dang g4p ph6i sg canh tranh quy6t liQt tu c6c NHTM vdr c6c TCTD kh5c C6c NHTMngdy cdng chri trgng d6n hiQu qu6 kinh doanh trong hopt dQng hon ld rn0 rQng qui mO

vd rndng ludi

Do vAy, d0 tai nghiOn criu nOu tr0n ld cdn thi6t ci v0 mAt ly ludn vd thyc tiOnhiQn nay tai ViQt narn D0 tdi kh6ng trtng ldp v6i c6c dO tdi kh6c md t6i dd dgc vd phu hgp v6i chuy0n ngdnh Tdi chinh - NgAn hhng, md sO 8.34.02.01.

2- VA phu'o'ng phttp nghidrt ct?u cfio luQn vdn

Tdc giir str dgng phuong ph6p nghi0n ciru.chinh ld phuong ph6p dlnh tinh th6ng

qua mQt sO phuong ph6p cp thO nhu t6ng hgp, th6ng k0 m6 t6, so s6nh, phdn tich Cdc

phuong ph6p ndy phn hqp vdi nQi dung d0 tdi nghi0n cuu.

3- V0 hinh iltrt'c vit kAt cfru cfia luSn vdn

- f6t c6u lupn vdn theo lOi truyen thOng, ngodi phAn mo dAu, ktit luQn, php luc ld nQi dung chinh cria 1ufln v[n duoc trinh bdy trong 3 chuong g6rn 83 trang (tir trang 6 dOn trang 88) Ket cdu nQi dung phu hop so v6i qui dfnh.

- Hinh thfc trinh bdy: theo qui dinh.

4- Vi nQi clung cfio luQrt viin

4.1- Ctic k1t qud itgt ttu'qc

- Nhin chung, tdc gih d6 x6c dinh dugc rO muc ti€u, d6i tuong, pham vi vd

phucrng ph6p nghi0n cfu ctra d0 tdi.

- Tdn vd trinh tg cia c6c nQi dung chinh cta cdc chuong la vC co bin ld th6ng

nhdt vdi rnuc ti6u nghiOn cfu cria d0 tai ld ring dqng md hinh CAMELS de d6nh gi6

hiQu quA kinh doanh cria Vietinbank - CN TPHCM

- T6c gi6 da thqry kh6o mQt s6 s6ch vd c6ng trinh nghi0n criu c[ra cdc tdc gitt

trong vd ngodi - nu6c d0 t6ng hqp kh6i qu6t co so ly lupn cria d0 tdi.

- Cdc ngu6n sO tigu thri c6p kh6 da d4ng vd phong phri, c6 ngu6n g6c trich d6n

16 rirng.

- Tdc gi6 da d0 ra dugc rnQt s6 giii ph6p c6 tinh kh6 thi

Trang 11

Mpc tiOu nghi0n criu - C6u h6inghiCn criu - NQi dung nghi0n gfu)._ 2

+ NOi dung mpc 1.9 T6ng quan v0 linh vlrc nghiOn criu: chuyOn muc 1.5 criachuong I (trang.25-27).vit b6 sung th6rn theo qui dfnh.

+ NOn thdng nhAt cpm tir "hi€u qud kinh doanh" nhu t€n de tai trong cA lu4n van(vi tOn c6c chuong lAi ld "hiQu qu6 hopt dQng kinh doanh").

+ NQi dung trinh bdy c6c mO hinh ddnh gi6 hiQu qu6 kinh doanh cria NHTM nOn

trinh bdy 16 hon vd theo dring rn6 hinh gdc cira c6c.tttc gi6 Kh6ng nOn sir dpng c6c qui

dlnh cta ViQt narn viro ldrn co sd ly luan (co mQt sO vdn bin dd h6t hiQu lgc tu l6u nhu

49312005 -trang20)

- Chuong 2:

+ Tdcgii n6n xem x6t co c6u lai c6c ti6u mpc sau: GQp rnpc 2 1 vit 2.2 thdnh 1

mpc; ho6n OOi tnn tu todn b0 mUc 2.4.Ettnh gi6 hiQu qua - vd 2.5 So s6nh vd x6p h4ng (theo logic thi phdn tich - so s6nh - d6nh gi6)

* Trong chuong 1, khi trinh bdy v9 m6 hinh CAMELS, tdc gih trinh bdy d6nh gi6 theo thang do 5 cAp dQ cho ttrng.yOu tO (trang 16); tuy nhi0n trong chuo"ng 2 tac gihphdn tich theo th6ng k0 116 tA, chi sO vd so s6nh?

+ NQi dung mpc 2.3 |.2 Ti lQ an todn v6n tdi thiOu (CAR): tac gih nOn tinh cp th6 tai Vietinbank, cdn hq sO CAR oia c6c NHTM kh6c sC so s6nh d mpc sau.

+ NQi dung mpc 2.3.3 Phdn tich chi ti6u ndng lyc quin ly (trang 50 - 51): r6t

chung chung, kh6ng c6 ti6u chi cu th6.

+ Bdng 2.14.,(trang 58): theo t6c gi6 thi d6nh gi6 theo rn6 hinh CAMELS, tuynhiOn trong bing thi6u 2 ydu tO M vd S.

- Chaong 3:

+ NOn thi0t ke cac rnpc giAi ph6p theo thri tU CAMELS nhu trinh bdy ly thuy€t

t4i chuong I vd phdn tich d6nh giit t4i chuong 2 vd sXau cung ld cac gibi phrip h5 trqkh6c.

+ Muc 3 1 3 Dinh hu6ng v0 hoat dQng tin dpng d6n ndm 2020: tac gih n0n trinh

bdy dinh hu6ng ho4t dQng kinh doanh chung cira chi nh5nh.

Trang 12

CAMELS, DE,A, FIRST, TSSL, TSKSL

fP Hi Chi Minh, ngdy 07 thdng l2 ndm 2018

Ngud'i nh$n x6t - Phin biQn 0

Nggc Ti€n Cdu hoi:

l- Tdc gid cho bidt cac m6 hinh ddnh gid hiQu qud kinh doanh cila NHTM daqc

nAu ffong ludn vdn (DEA, CAMELS, FIRST) daoc tdc gid nghiAn c*u vd trlch

,x

dan t* tdi li€u ndo?

<\

2- Hogt dong cdp tin dwng cila cdc I\\HTM & Vtdt nam bao gim nhirng hoqt d|ng

ndo? Vietinbank - Chi nhdnh TP.HCM da min khai thryc hi€n nhitng hoqt dpng

ndo?

Trang 13

Tóm tắt luận văn

Nội dung của khóa luận là sự khái quát hoá các định nghĩa và các nghiệp vụ

mà ngân hàng thường xuyên thực hiện để mang lại lợi nhuận Bên cạnh đó là các lý thuyết phổ biến hiện nay thường được sử dụng để đánh giá khả năng hoạt động kinh doanh hiệu quả của ngân hàng, đồng thời tác giả cũng đã chỉ ra được phương pháp sẽ thực hiện đánh giá được thực hiện trong bài nghiên cứu này cùng các bộ chỉ tiêu theo

mô hình CAMELS (ứng dụng các chỉ tiêu của mô hình như an toàn vốn tối thiểu, chất lượng tài sản có, năng lực quản trị, khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản và độ nhạy cảm với rủi ro thị trường) được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của VietinBank – CN TP HCM

Từ đó là sự ứng dụng lý thuyết mô hình CAMELS đã nêu trên vào thực tiễn trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của VietinBank – CN TP.HCM nhằm phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của VietinBank – CN TP.HCM giai đoạn 2013-

2017, bên cạnh đó nêu lên những thế mạnh, ưu điểm của VietinBank – CN TP.HCM

so với toàn hệ thống Vietinbank, từ đó cho chúng ta thấy được cái nhìn khái quát về

vị thế và vai trò trong hoạt động của VietinBank – CN TP.HCM so với toàn hệ thống

Dựa vào thực trạng hiệu quả kinh doanh của VietinBank – CN TP.HCM, tác giả đưa ra các đề xuất và biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên thực trạng hiện hữu và thế mạnh của VietinBank – CN TP.HCM để góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của VietinBank – CN TP.HCM, góp phần vào sự phát triển ổn định và bền vững của VietinBank trong hệ thống ngân hàng Việt Nam tương lai Để tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 2018 – 2020

Trang 14

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là: Nguyễn Ngọc Tú

Sinh ngày: 26/01/1993

Quê quán: Vụ Bản, Nam Định

Hiện công tác tại: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN TP Hồ Chí Minh

Là học viên cao học khóa XVI của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ kinh tế: “ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMELS TRONG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS Phạm Văn Ơn với kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại

trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn

TP.HCM, ngày … tháng … năm 2018

Tác giả

Nguyễn Ngọc Tú

Trang 15

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự

nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ

Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến TS Phạm Văn Ơn đã hết lòng giúp đỡ

và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018

Nguyễn Ngọc Tú

Trang 16

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Tính cấp thiết của đề tài: 2

3 Mục tiêu của đề tài 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Đóng góp của đề tài 4

7 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu 4

8 Bố cục dự kiến của luận văn 6

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO MÔ HÌNH CAMELS 7

1.1 Tổng quan về hoạt động của Ngân hàng thương mại 7

1.1.1 Khái niệm 7

1.1.2 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 8

1.1.2.1 Hoạt động tạo nguồn vốn 8

1.1.2.1 Hoạt động sử dụng nguồn vốn 8

1.1.2.2 Hoạt động dịch vụ 10

1.1.3 Yếu tố hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 10

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 11

1.1.4.1 Môi trường hoạt động kinh doanh 11

1.1.4.2 Chiến lược kinh doanh của ngân hàng 13

1.1.4.3 Năng lực tài chính 13

1.1.4.4 Năng lực quản trị điều hành 14

1.1.4.5 Nguồn nhân lực 14

1.1.4.6 Năng lực công nghệ 15

1.2 Các mô hình đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng 15

1.2.1 Mô hình DEA (Data Envelopment Analysis – Mô hình bao dữ liệu) 15

1.2.2 Mô hình CAMELS 16

1.2.3 Mô hình FIRST 18

1.3 Áp dụng mô hình CAMELS đánh giá hiệu quả kinh doanh ngân hàng 19

Trang 17

1.3.1 Mức độ an toàn vốn – Capital Adequacy 19

1.3.2 Chất lượng tài sản có – Asset Quality 20

1.3.3 Năng lực quản lý – Management 22

1.3.4 Khả năng thanh khoản – Liquidity 22

1.3.5 Khả năng tạo lợi nhuận – Earnings 23

1.3.6 Độ nhạy cảm với rủi ro của thị trường – Sensitivity to the Market 24

1.4 Ưu và nhược điểm của việc ứng dụng CAMELS trong đánh giá hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại 25

1.4.1 Ưu điểm 25

1.4.2 Nhược điểm 25

1.4.3 Những khó khăn trong việc áp dụng mô hình CAMELS tại Việt Nam 25 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO MÔ HÌNH CAMELS 28

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh 28

2.1.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 28

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 29

2.1.3 Mô hình tổ chức 30

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 – 2017 31

2.1.5 Hoạt động tạo nguồn vốn 33

2.1.6 Hoạt động cấp tín dụng 35

2.1.7 Hoạt động dịch vụ 36

2.1.7.1 Thanh toán quốc tế và Tài trợ thương mại 36

2.1.7.2 Dịch vụ thanh toán 38

2.1.7.3 Dịch vụ ngân hàng điện tử 38

2.1.7.4 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ 39

2.2 Ứng dụng mô hình CAMELS để phân tích hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh 39

2.2.1 Phân tích chỉ tiêu mức độ an toàn vốn 39

2.2.1.1 Hệ số giới hạn huy động vốn/Tỷ lệ khả năng chi trả (H1) của VietinBank 40

Trang 18

2.2.1.2 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) 41

2.2.2 Phân tích chỉ tiêu chất lượng tài sản có 41

2.2.2.1 Phân tích cơ cấu tài sản của VietinBank - CN TP HCM 41

2.2.2.2 Phân tích tình hình tín dụng của VietinBank - CN TP HCM 44

2.2.3 Phân tích chỉ tiêu năng lực quản lý 48

2.2.4 Phân tích chỉ tiêu khả năng tạo lợi nhuận 49

2.2.5 Phân tích chỉ tiêu khả năng thanh khoản 52

2.2.6 Phân tích chỉ tiêu độ nhạy cảm với rủi ro thị trường 53

2.3 Đánh giá hiệu quả kinh doanh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2017 56

2.3.1 Đánh giá thành quả đạt được của VietinBank - CN TP HCM 57

2.3.2 Những mặt hạn chế của VietinBank - CN TP HCM 59

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 63

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan 63

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan từ phía VietinBank - CN TP HCM 64

2.4 So sánh và xếp hạng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh so với toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam trong mối quan hệ về các chỉ tiêu trong mô hình CAMELS 66

2.4.1 Lựa chọn các yếu tố đánh giá 66

2.4.2 Kết quả đánh giá chung 66

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 70

3.1 Các cơ sở đưa ra đề xuất giải pháp 70

3.1.1 Chiến lược phát triển của VietinBank – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 70

3.1.2 Đánh giá từ phân tích theo mô hình CAMELS 72

3.1.3 Định hướng về hoạt động tín dụng trong đến năm 2020 72

3.2 Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh 74

3.2.1 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng 74

3.2.2 Giải pháp nâng cao khả năng sinh lời 75

3.2.3 Giải pháp nâng cao khả năng thanh khoản 77

Trang 19

3.2.4 Giải pháp nâng cao năng lực quản trị 78

3.2.5 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 79

3.2.6 Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ 81

3.2.7 Giải pháp nâng cao chất lượng công nghệ 82

3.2.8 Các giải pháp khác hỗ trợ phát triển hoạt động kinh doanh 83

3.2.8.1 Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh 83

3.2.8.2 Quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của VietinBank 84

3.2.8.3 Giải pháp giúp tăng cường nguồn vốn huy động 84

KẾT LUẬN CHUNG 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

PHỤ LỤC 01 90

Trang 20

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nguyên nghĩa tiếng Anh Nguyên nghĩa tiếng Việt

(NHNN sở hữu từ 50% trở lên)

Vietinbank

Commercial Bank For Industry And Trade

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Trang 21

VietinBank -

CN TP HCM

Commercial Bank For Industry And Trade – Ho Chi Minh City Branch

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

Trang 22

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh tại VietinBank – CN TP

Bảng 2.10 Tình hình cho vay theo kỳ hạn của VietinBank– CN

Bảng 2.11 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng VietinBank – CN

Bảng 2.13 Tỷ lệ dự trữ thanh khoản của VietinBank – CN TP.HCM 54 Bảng 2.14 Tổng hợp các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh của

Bảng 2.15 Kết quả so sánh hiệu quả kinh doanh của VietinBank – CN

Trang 23

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh tại VietinBank – CN

Biểu đồ 2.4 Tình hình tài sản có của VietinBank – CN TP.HCM 44

Biểu đồ 2.5 Tình hình cho vay theo kỳ hạn của VietinBank – CN

Trang 24

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Hiện nay, trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và trở thành xu thế phổ biến trên thế giới Với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, ngành ngân hàng cũng không nằm ngoài xu thế đó, đặc biệt là các ngân hàng thương mại (NHTM) với đặc thù kinh doanh liên quan đến loại hàng hóa đặc biệt - tiền tệ Và hệ quả tất yếu của xu thế đó là tự do hóa thị trường tài chính,

tự do hóa thị trường tiền tệ Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, và mới đây là việc gia nhập TPP, sự xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng nước ngoài với tiềm lực tài chính hùng mạnh, công nghệ hiện đại, dịch vụ đa dạng đã và đang gây áp lực cạnh tranh lên các NHTM Việt Nam Điều này đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải chủ động sáng tạo, xây dựng chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh của riêng mình, sẵn sàng tham gia vào sân chơi quốc tế, biến thách thức thành cơ hội, biến khó khăn thành lợi thế, nâng cao năng lực tài chính, trình độ quản lý, hạ tầng công nghệ, đặc biệt là năng lực hoạt động để có thể cạnh tranh và phát triển bền vững với các nước trong

khu vực và trên thế giới

Trong những năm trở lại đây, cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ bong bóng bất động sản ở Mỹ năm 2008 và lan rộng toàn cầu kéo theo sự sụp đổ hàng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, ngân hàng lớn và lâu đời trên thế giới như Country Financial, Washington Mutual, Lehman Brothers,… cho thấy tầm quan trọng

và tác động dây chuyền của nó đến nền kinh tế trong đó có hệ thống ngân hàng Ngay tại Việt Nam trong những năm qua, với đề án tái cơ cấu của Ngân hàng Nhà nước, một số ngân hàng đã buộc sát nhập và không còn giữ được thương hiệu của mình Trước sức ép của các cuộc khủng hoảng kinh tế cũng như sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong và ngoài nước, các NHTM Việt Nam phải nâng cao khả năng thích nghi, quản trị rủi ro đồng thời là nâng cao chất lượng trong hoạt động kinh doanh mới có thể đứng vững và phát triển trong môi trường mới

Trang 25

2 Tính cấp thiết của đề tài:

Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít rủi ro cho

hệ thống ngân hàng còn non yếu như Việt Nam Đồng thời với diễn biến phức tạp của nền kinh tế kèm theo hiện tượng đầu cơ đã làm tiền đề cho các rủi ro dần bộc lộ Do vậy, việc đánh giá dự báo “sức khỏe” của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính ngân hàng nói riêng cùng với việc đưa ra các giải pháp phù hợp, kịp thời để từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động luôn là yêu cầu không chỉ dành cho các nhà quản lý, cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước mà còn là việc vô cùng quan trọng với các NHTM trong hoạt động kinh doanh đảm bảo an toàn vốn và nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời đại mới

Mô hình CAMELS là một hệ thống xếp hạng, giám sát tình hình tài chính của các ngân hàng được áp dụng phổ biến tại Mỹ vào những năm 1980, đây được xem như là một chuẩn mực đối với hầu hết các tổ chức tài chính trên toàn thế giới khi đánh giá hiệu quả, rủi ro hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nói riêng và các định chế tài chính nói chung CAMELS là từ viết tắt của C – Capital Adequacy (Mức độ

an toàn vốn), A – Asset Quality (Chất lượng tài sản có), M – Management (Năng lực quản trị), E – Earning (Khả năng sinh lợi), L – Liquidity (Khả năng thanh khoản), S – Sensitivity to market risk (Độ nhạy cảm với rủi ro thị trường)

Với những lý do đã nêu trên, việc áp dụng các phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh theo chuẩn mực quốc tế tại các NHTM Việt Nam, đặc biệt tại các Chi

nhánh trọng điểm là điều vô cùng cần thiết Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Ứng dụng

mô hình CAMELS trong đánh giá hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên

cứu của mình nhằm từng bước có cái nhìn thực tế hơn về hiệu quả kinh doanh của một Chi nhánh lớn của hệ thống ngân hàng, từ đó làm tiền đề để thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững, thích nghi nhanh chóng với hội nhập kinh tế quốc tế trong tương lai của Vietinbank nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung

Trang 26

3 Mục tiêu của đề tài

Đề tài nghiên cứu được thực hiện với các mục tiêu sau:

 Hệ thống hoá các lý thuyết tổng quan về hiệu quả kinh doanh của các NHTM theo mô hình CAMELS

 Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của Vietinbank - CN TP HCM theo mô hình CAMELS

 Đưa ra các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Vietinbank - CN TP HCM

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả kinh doanh tại Vietinbank - CN TP HCM nói riêng theo các nhân tố trong mô hình CAMELS

 Phạm vi nghiên cứu:

+ Về thời gian: Từ năm 2013 đến năm 2017

+ Về không gian: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

5 Phương pháp nghiên cứu

 Đối với các vấn đề lý luận: Đề tài sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, liệt kê

 Đối với các vấn đề thực tiễn: Đề tài sử dụng các phương pháp thu thập, chọn lọc và tính toán số liệu từ đó thể hiện số liệu thông qua các đồ thị, bảng biểu để chứng minh, phân tích, sử dụng phương pháp so sánh kết quả với các chỉ số, các thanh đo

an toàn để đưa ra kết luận cần thiết

Trang 27

 Nguồn số liệu được sử dụng để phân tích chủ yếu được thu thập từ các báo cáo kinh doanh, báo cáo quản trị, báo cáo tổng hợp của VietinBank - CN TP HCM trong giai đoạn 2013 – 2017

6 Đóng góp của đề tài

Áp dụng mô hình CAMELS vào việc phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh của VietinBank - CN TP HCM Tác giả sẽ sự đánh giá khách quan, một cái nhìn cụ thể về tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh của một chi nhánh ngân hàng hàng đầu Việt Nam, từ đó nếu lên những tồn tại cũng như vấn đề quan trọng cần được lưu ý cải thiện, nâng cao chất lượng hoạt động VietinBank - CN TP HCM

7 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

 Mô hình CAMELS là mô hình được xây dựng ở Mỹ từ những năm 1980 Theo

mô hình này, các nhà phân tích có thể phân tích tình hình tài chính của các NHTM ở

cả các nhân tố định tính và định lượng Mô hình này rất hữu ích cho các nhà phân tích tài chính cũng như nhà quản lý ngân hàng trong việc đánh giá và đưa ra dự đoán

sự lành mạnh của NHTM một cách đáng tin cậy, từ đó nhận biết những cơ hội kinh doanh, những dấu hiệu rủi ro và đưa ra các quyết định hợp lý nhằm nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng

 Đề tài nghiên cứu các lý thuyết đã đề cập đến các yếu tố đánh giá chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh để đánh giá hiệu quả kinh doanh Vietinbank - CN TP HCM Nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu các nhân tố trong mô hình CAMELS và cách thức để nâng cao các chỉ tiêu này theo hướng có lợi trong từng thời kỳ hoạt động của Ngân hàng trong bối cảnh bất ổn định của hệ thống tài chính Việt Nam nhằm đáp ứng được các yêu cầu của cơ quan quản lý và tiêu chuẩn quốc tế

 Một số ứng dụng của mô hình CAMELS trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và xếp hạng ngân hàng như sau:

 Ứng dụng mô hinh CAMELS để phân tích hiệu quả hoạt động và xếp hạng ngân hàng của Uyen Dang (The Camel Rating System in Banking Supervision A Case Study, Arcada University of Applied Sciences, International Business, 2011)

Trang 28

Với nghiên cứu này, tác giả đã xoay quanh các nội dung của mô hình CAMELS

để trả lời 2 câu hỏi sau: (i) Tại sao hệ thống đánh giá CAMELS đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giám sát ngân hàng? (ii) Ích lợi cũng như hạn chế của tổ chức AIA khi áp dụng khuôn khổ CAMELS trong việc đánh giá hiệu suất của các ngân hàng là gì?

 Ứng dụng CAMELS để đánh giá hiệu quả tài chính và xếp hạng ngân hàng của Al Mehdi Ferrouhi (Moroccan Banks Analysis Using CAMEL Model, International Journal of Economics and Financial Issues, 2014)

Nghiên cứu sử dụng mô hình CAMEL phân tích hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính Ma-rốc giai đoạn 2001 – 2011 Mô hình được áp dụng với các tiêu chí

về an toàn vốn, chất lượng tài sản, quản lý, thu nhập và thanh khoản và sau đó xác định hiệu quả tài chính, hoạt động lành mạnh và tuân thủ quy định của các tổ chức tài chính Ma-rốc Việc áp dụng mô hình CAMEL cho các tổ chức tài chính Ma-rốc giai đoạn 2001 – 2011 cho phép tác giả có một cái nhìn khái quát về thứ hạng của các ngân hàng Tác giả đã áp dụng chỉ tiêu tỷ lệ vốn nợ cho việc phân tích an toàn vốn, quy định tổn thất cho vay với tổng các khoản vay cho các phân tích của chất lượng tài sản, lợi nhuận trên VCSH để phân tích chất lượng quản lý, lợi nhuận trên tài sản

để phân tích khả năng thu nhập và các khoản tiền gửi trên tổng số tỷ lệ tài sản phân tích khả năng thanh khoản

Qua các lý thuyết và nghiên cứu về hoạt động của NHTM cho thấy rằng có rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHTM như môi trường kinh doanh, khả năng điều hành, môi trường pháp lý, kinh tế và chính trị cũng như chiến lược kinh doanh của ngân hàng,… và nội dung bài nghiên cứu này cũng sẽ như thế Sau đây sẽ là bảng tóm tắt các nghiên cứu trong và ngoài nước về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, đồng thời và việc ứng dụng bộ chỉ số của mô hình CAMELS trong việc xếp hạng các ngân hàng, qua đó tác giả sẽ áp dụng cho tình huống cụ thể của VietinBank, một trong những ngân hàng có quy mô lớn tại Việt Nam

Trang 29

Theo bảng 1.1 (phụ lục 01), các bài nghiên cứu giúp cho các NHTM nhận thức rõ các yếu tố đã, đang và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, từ đó bản thân các ngân hàng sẽ phải tự điều chỉnh để khắc phục/phát huy tiếp các thế mạnh để thực hiện chiến lược kinh doanh đã đề ra Tại nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng mô hình của tác giả Thai Shaher, Ohoud Kawawneh & Razan Sakeb để nghiên cứu tác động của các nhân tố nghiên cứu, đồng thời sẽ thay đổi, bổ sung cho phù hợp với thực trạng của VietinBank

8 Bố cục dự kiến của luận văn

Với mục tiêu và phương pháp luận được trình bày ở những nội dung trên Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia làm 03 chương như sau:

Chương I: Tổng quan về hiệu quả kinh doanh của các NHTM theo mô hình CAMELS

Chương II: Thực trạng hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh theo mô hình CAMELS

Chương III: Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 30

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO MÔ HÌNH CAMELS

1.1 Tổng quan về hoạt động của Ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm

Từ những hoạt động giản đơn, sơ khai, hệ thống ngân hàng đã dần hoàn thiện thành những ngân hàng hiện đại, những định chế tài chính hùng mạnh để phục vụ các hoạt động kinh tế có chủ đích của con người Ngày nay, đối với bất kỳ một nền kinh

tế nào, hệ thống ngân hàng luôn giữ vai trò là cầu nối huyết mạch của các hoạt động kinh tế, xã hội Người ta dựa vào tính chất sở hữu, mục đích và đối tượng hoạt động

để phân loại các ngân hàng, từ đó cũng xuất hiện nhiều khái niệm khác nhau về ngân hàng

Theo Investopedia thì “NHTM là một tổ chức tài chính cung cấp các dịch vụ tài chính khác nhau như nhận tiền gửi (có kỳ hạn và không kỳ hạn) và phát hành các khoản vay phục vụ nhu cầu cụ thể của người sử dụng”

Theo tài liệu Quản trị NHTM của Peter S.Rose, 2001 thì “Ngân hàng là một loại hình tổ chức có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, có thể cung cấp các dịch

vụ tài chính đa dạng, phong phú hơn bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”

Theo Luật các TCTD số 47/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 16/06/2010, có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 thì “NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật TCTD nhằm mục tiêu lợi nhuận”

Vậy, chúng ta có thể kết luận rằng NHTM là một tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật và chuyên về hoạt động kinh doanh tiền tệ như nhận tiền gửi dưới nhiều hình thức khác nhau bên cạnh việc cung cấp các dịch

vụ thanh toán, tài khoản, từ đó sử dụng nguồn tiền huy động được để tiến hành cho vay đến các chủ thể khác trong nền kinh tế vì mục tiêu lợi nhuận, hay nói khác đi là

Trang 31

đóng vai trò là trung gian tài chính đưa vốn từ nơi thiếu đến nơi thừa nhằm giúp nền kinh tế cân đối về nguồn vốn để sản xuất, đầu tư và phát triển

1.1.2 Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại

1.1.2.1 Hoạt động tạo nguồn vốn

Đây là hoạt động nghiệp vụ cơ bản nhất, là tiền đề để thực hiện các nghiệp vụ khác như tín dụng, đầu tư, thanh toán,… Theo điều 20, Luật các tổ chức tín dụng quy định: Vốn của NHTM hình thành từ các nguồn sau:

 Vốn tự có: là nguồn tiền do chủ sở hữu đóng góp ban đầu, có tính ổn định cao

và không hoàn lại Nguồn vốn này còn được đa dạng hoá bởi các khoản mục khác trong quá trình hoạt động như quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự trữ tăng vốn điều lệ, thặng

dư vốn cổ phần và lợi nhuận giữ lại chưa phân phối trong quá trình kinh doanh Nguồn vốn này thường chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong việc chứng minh năng lực tài chính của ngân hàng, các cơ quan quản lý thường dựa vào nguồn vốn tự có để tạo nên rào chắn giới hạn quy mô hoạt động của các ngân hàng để đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động

 Vốn huy động: là những khoản tiền nhàn rỗi từ thu hút được từ các thành phần kinh tế khác nhau, nguồn vốn này thường chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, là chỉ tiêu nền tảng có khả năng ảnh hưởng đến hiệu quả và quy

mô hoạt động của ngân hàng

 Vốn vay: là nguồn vốn được hình thành từ việc vay NHNN thông qua hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu các chứng từ hợp lệ (ở Việt Nam là hình thức tái cấp vốn), bên cạnh đó là việc vay các NHTM khác trên thị trường liên ngân hàng

 Vốn khác: là các nguồn vốn phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng như nghiệp vụ thanh toán trong nước, làm đại lý cho các ngân hàng,…

1.1.2.1 Hoạt động sử dụng nguồn vốn

Đây là hoạt động tạo nên các nguồn thu, bài toán sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả luôn được các ngân hàng quan tâm và tối ưu bằng cách tập trung vào các

Trang 32

hoạt động mang lại tỷ suất sinh lợi cao Các hoạt động sử dụng nguồn của ngân hàng bao gồm:

 Các khoản dự trữ: thường là các khoản dự trữ theo yêu cầu bắt buộc của NHNN nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản, đáp ứng nhu cầu rút tiền của người gửi, các khoản này bao gồm: tiền mặt, tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác, các chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền mặt một cách nhanh chóng

 Hoạt động tín dụng: là hoạt động kinh doanh chính tạo ra lợi nhuận nhiều nhất đồng thời cũng là mảng hoạt động ẩn chứa nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng Ngày nay, các NHTM luôn tìm cách tinh gọn quá trình thẩm định tín dụng tuy nhiên vẫn đảm bảo được tính chặt chẽ và an toàn khi thực hiện cho vay

 Hoạt động đầu tư: hiện tại Việt Nam chưa xuất hiện những ngân hàng đầu tư thuần tuý, song hoạt động này đã xuất hiện và cũng là một nghiệp vụ quan trọng chỉ sau nghiệp vụ tín dụng, có thể phân hoạt động đầu tư của NHTM thành 2 nhánh:

+ Đầu tư góp vốn trực tiếp: ngân hàng sử dụng vốn để thực hiện góp vốn, liên doanh thành lập các Công ty con hoạt động hỗ trợ cho ngân hàng, đồng thời thực hiện biện pháp quản lý đối với đối tượng được góp vốn như Công ty bảo hiểm, Công

ty định giá, Công ty chứng khoán, Công ty quản lý quỹ,…

+ Đầu tư tài chính: ngân hàng sử dụng vốn để đầu tư vào các giấy tờ có giá như trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp, kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc,… Đối với hoạt động này, ngân hàng có thể linh động thay đổi danh mục đầu tư

để tối ưu hoá mục đích của mình theo từng thời kỳ hoạt động

 Chiết khấu: là nghiệp vụ cho vay gián tiếp khi ngân hàng thực hiện mua lại các công cụ nợ, giấy tờ có giá trước khi đến hạn thanh toán của một chủ thể và có quyền truy đòi chủ thể khác phải bồi hoàn khoản nợ cho ngân hàng Tái chiết khấu là việc chiết khấu lại các công cụ chuyển nhượng đã được chiết khấu trước thời hạn thanh toán Đối tượng trong nghiệp vụ này thường là hối phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu

và các giấy tờ có giá khác

Trang 33

 Các hoạt động khác: bên cạnh các hoạt động chính trên, ngân hàng còn sử dụng nguồn vốn để xây dựng văn phòng, trụ sở, hạ tầng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc, thiết bị, công nghệ phục vụ hoạt động kinh doanh

1.1.2.2 Hoạt động dịch vụ

Ngày nay, các dịch vụ ngân hàng được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động giao thương của các chủ thể trong nền kinh tế, khái quát các dịch vụ của ngân hàng như sau:

 Dịch vụ thanh toán: là việc ngân hàng, theo đề nghị của chủ thể thực hiện các hoạt động thu, chi hộ, chuyển tiền thanh toán trong nước,… Bên cạnh đó là thanh toán quốc tế - hoạt động rất phổ biến ngày nay khi ngân hàng thực hiện thanh toán tiền cho các bên liên quan trong các hợp đồng ngoại thương dựa trên mạng lưới ngân hàng đại lý của mình trên toàn cầu, hình thức thanh toán quốc tế thường được sử dụng là: thư tín dụng (L/C), chuyển tiền nước ngoài (T/T), nhờ thu (D/A và D/P),…

 Dịch vụ bảo lãnh: là việc các ngân hàng dùng uy tín và khả năng tài chính của mình theo chỉ định của các bên có liên quan thực hiện bảo lãnh cho khách hàng khi

có yêu cầu Đây là cam kết trả thay của ngân hàng cho chính người được bảo lãnh nhằm đảm bảo niềm tin cho hoạt động kinh tế giữa các đối tượng liên quan Các loại bảo lãnh mà ngân hàng thường thực hiện bao gồm: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành,…

 Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ: đáp ứng nhu cầu quy đổi các loại đồng tiền khác nhau phù hợp với nhu cầu của khách hàng và pháp luật

 Các dịch vụ khác: tư vấn tài chính, kho quỹ (cho thuê két sắt, bảo quản giấy tờ,…), và các dịch vụ khác tạo ra lợi nhuận và phù hợp quy định của pháp luật

1.1.3 Yếu tố hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Hoạt động kinh doanh của NHTM được đánh giá là hiệu quả khi các chỉ số về

an toàn đạt trên hoặc đáp ứng được mức tối thiểu theo quy định của NHNN, đồng thời các chỉ tiêu về lợi nhuận kinh doanh vẫn được đảm bảo ở mức tốt so với bình

Trang 34

quân ngành, ở đây, tác giả sẽ so sánh với mức bình quân của các NHTM niêm yết để

từ đó đánh giá mức độ hiệu quả trong quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM, đây sẽ là nên tảng của việc phát triển bền vững của ngân hàng trong tương lai

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

1.1.4.1 Môi trường hoạt động kinh doanh

Hiện nay, với bất kỳ nền kinh tế nào, hệ thống ngân hàng đóng không chỉ đóng vai trò mắt xích kết nối các thành phần, hoạt động kinh tế giữa các tổ chức kinh tế trong nước với nhau mà còn là cầu nối giữa các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới Vì thế, những yếu tố kinh tế, chính trị phản ánh tình hình trong và ngoài nước cũng đều sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng Cụ thể, khi môi trường kinh tế, chính trị không ổn định, các ngân hàng sẽ điều tiết hoạt động kinh doanh theo hướng duy trì, đối phó với những rủi ro về tín dụng, thanh khoản, ngoại hối,…cao hơn do các chủ thể vay mượn ngân hàng trong môi trường kinh tế như vậy sẽ chịu nhiều rủi ro hơn, từ đó gia tăng rủi ro của ngân hàng và ngược lại, khi môi trường kinh tế, chính trị trong và ngoài nước ổn định, quá trình sản xuất kinh doanh của nền kinh tế sẽ ổn định, các chủ thể vay mượn của ngân hàng sẽ có điều kiện hoạt động tốt hơn từ đó làm tăng khả năng hoàn trả các khoản tín dụng, giảm rủi ro cho ngân hàng

Ngoài ra, với sự phát triển của thị trường tài chính mà trong đó bao gồm các Công ty chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê tài chính,… cũng góp phần hỗ trợ cho sự phát triển của ngành ngân hàng thông qua việc thu hút nhiều hơn nữa các nguồn lực tài chính hiện hữu của nền kinh tế, mức độ cạnh tranh gia tăng sẽ buộc các ngân hàng phải không ngừng đổi mới, cải tiến theo hướng tối ưu, phù hợp với tình hình thị trường để tận dụng được các lợi thế kinh doanh và không bị đào thải

Môi trường pháp lý là tiền đề phát triển không chỉ cho ngành ngân hàng mà còn cho các ngành kinh tế khác Môi trường pháp lý bao gồm tính đồng bộ và đầy đủ của hệ thống pháp luật, việc chấp hành luật và trình độ dân trí Trong đó, hệ thống

Trang 35

luật đóng vai trò then chốt trong việc điều hành nền kinh tế thị trường, được ví như chiếc áo của nền kinh tế, muốn phát triển bền vững, chiếc áo này phải “vừa vặn” và

“tự điều chỉnh” thường xuyên, phù hợp tình hình thị trường để tạo thuận lợi cho quá trình cải tiến

Đối với ngành ngân hàng, có thể thấy tại các nước phát triển, hệ thống luật và văn bản luật rất chặt chẽ, đầy đủ và được cập nhật thường xuyên trong quá trình hội nhập kinh tế, điều này đã tạo nên tính hoàn thiện của môi trường pháp lý,thúc đẩyngành ngân hàng mạnh dạn thay đổi không ngừng theo nhu cầu phát triển mà vẫn đảm bảo được tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật trong kinh doanh Ngược lại, môi trường pháp lý sẽ như một rào cản cho hoạt động khi tồn tại quá nhiều lỗ hổng, dễ dàng xuất hiện tình trạng lách luật, lợi dụng kẻ hở của pháp luật để trục lợi cho một vài cá nhân, tổ chức - đặc biệt là tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam

Trong xu thế toàn cầu hoá, mỗi quốc gia nếu muốn phát triển nhanh, tận dụng được các lợi thế của mình đều hướng tới mục tiêu mở cửa thị trường để hội nhập Từ

đó sẽ thu hút được một lượng lớn nguồn tài lực từ các nước, các tổ chức kinh tế có mong muốn quan hệ hợp tác đầu tư tại Việt Nam, vì thế, để phát huy tối đa khả năng tiếp nhận những nguồn lợi này, những chính sách ưu đãi phải thật hấp dẫn, thủ tục hành chính phải nhanh chóng, đơn giản nhằm khuyến khích sự quan tâm cho các đối tượng kinh tế nước ngoài, với sự tiếp nhận các nguồn lực từ bên ngoài, đất nước sẽ

có thêm các nguồn lực kinh tế để tạo tiền đề vươn lên phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng hơn

Dịch vụ ngân hàng không chỉ khác nhau tại mỗi nước mà trong từng vùng miền của một nước cũng có sự phân cấp tuỳ theo mức độ phát triển và trình độ dân trí của các tầng lớp dân cư Tại các thành phố lớn với tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá cao, số lượng khách hàng tiềm năng về các nhu cầu sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu cá nhân, kinh doanh ngày càng cao, vìthế các ngân hàng phải cạnh tranh gay

Trang 36

gắt về chất và lượng của các sản phẩm để tồn tại và phát triển Bên cạnh đó, với mức

độ hội nhập quốc tế và thu nhập bình quân ngày cànggia tăng cũng làm phát sinh thêm nhiều nhu cầu về tài chính của các tầng lớp kinh tế, các ngân hàng lại càng phải sáng tạo thêm các dịch vụ thiết thực, phù hợp với yêu cầu khách hàng nếu muốn gia tăng nguồn thu

1.1.4.2 Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ đa đạng: sản phẩm dịch vụ lõi là thứ tạo nên được sự tin tưởng và lợi ích thiết thực nhất cho khách hàng nên việc phát triển

đa dạng các sản phẩm dịch vụ mới, nâng cao cả về chất và lượng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng là yếu tố sống còn đối với các ngân hàng hiện nay Nếu đi trước được trong việc cung cấp các sản phẩm mới, phù hợp với nhu cầu

và thị hiếu của thị trường thì sẽ tạo được sự khác biệt sâu sắc trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, từ đó góp phần gia tăng thị phần và lợi nhuận biên còn cao của các thị trường tiềm năng vừa khai phá, đó là phần thưởng xứng đáng cho người tiên phong dẫn đầu

Chiến lược truyền thông (marketing ngân hàng) là một tiến trình đưa thương hiệu và các thế mạnh sản phẩm của một ngân hàng đến với các tầng lớp kinh tế, xã hội, tạo nên sự ấn tượng và niềm tin về việc đáp ứng toàn diện các nhu cầu của khách hàng, khơi dậy niềm khao khát và mong muốn được sử dụng các sản phẩm dịch vụ

để trải nghiệm, thoả mãn nhu cầu tài chính của bản thân Ngày nay, kênh chiến lược nàyluôn được các ngân hàng quan tâm khi môi trường kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt

1.1.4.3 Năng lực tài chính

Thường được đánh giá thông qua nguồn vốn tự có, tiềm lực tăng vốn tự có, là yếu tố dùng để bù đắp thiệt hại và đo lường sức chịu đựng của ngân hàng khi tổn thất xảy ra.Hơn nữa, đây còn là yếu tố quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động khác như huy động vốn, đầu tư, tín dụng, dịch vụ phụ

Trang 37

trội,…Ngoài ra, đối với các NHTM quy mô lớn, mạng lưới giao dịch rộng khắp cũng

sẽ là một lợi thế vượt trội, tạo được niềm tin hơn nơi khách hàng

1.1.4.4 Năng lực quản trị điều hành

Hoạt động ngân hàng mang tính hệ thống, có tác động và ảnh hưởng đến nhiều hoạt động khác của nền kinh tế, vì thế bản thân hoạt động này tiềm ẩn rất nhiều rủi

ro do sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành nghề trong xã hội Chính vì thế, người làm trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là quản trị ngân hàng luôn phải đối đầu với những vấn đề mang tính vĩ mô, rủi ro rất cao Chiến lược phát triển dù được xây dựng tốt nhưng khi đưa vào thực tiễn với khả năng điều hành yếu kém cũng sẽ không thể nào đạt được kết quả như mong đợi Năng lực quản trị điều hành mang tính chất

hệ thống, phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý, trình độ chuyên môn của người tác nghiệp và tính hữu hiệu của cơ chế điều hành khi phản ứng trước những sự thay đổi liên tục của thị trường Năng lực quản trị điều hành thể hiện qua việc hiện thực hoá những kế hoạch phát triển thực tiễn hiệu quả từ định hướng chiến lược, tạo nên đường lối thực hiện chính xác và an toàn cho các cá nhân tham gia vào quy trình cũng như sự cởi mở và văn hoá doanh nghiệp trong môi trường làm việc

1.1.4.5 Nguồn nhân lực

Trong bất cứ một quy trình hoạt động nào, người ta luôn tìm cách hạn chế bớt

sự tác động của con người để đảm bảo tính khách quan và minh bạch, điều này có thể cho thấy rằng, yếu tố con người luôn là một yếu tố then chốt có ảnh hưởng lớn và rất được quan tâm Do đặc thù ngành, việc hạn chế yếu tố con người trong hoạt động ngân hàng hiện vẫn chưa phải là giải pháp mang tính thực tế, vì thế, bên cạnh việc xây dựng hệ thống kiểm soát bằng các quy trình, quy chế hoạt động, các ngân hàng còn không ngừng đào tạo nguồn nhân lực của mình không chỉ là về chuyên môn nghiệp vụ mà còn về đạo đức nghề nghiệp Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi sự phát triển của các dịch vụ tài chính cao cấp, nhân lực ngành ngân hàng cũng phải không ngừng sáng tạo, nâng cao năng lực để đáp ứng nhu cầu thị trường Nguồn nhân lực có đạo đức và chuyên môn giỏi sẽ giúp ngân hàng ngăn ngừa và giảm thiểu những

Trang 38

rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động, giúp ngân hàng mở rộng mạng lưới và duy trì được những thành tựu, gia tăng hiệu quả hoạt động và sinh lợi cao cho chính những người sở hữu

Vấn đề chính sách đãi ngộ đối với người lao động cũng là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay khi một bộ phận các ngân hàng thay vì đào tạo từ chính nguồn nhân lực của mình, lại sử dụng chính sách lôi kéo không lành mạnh đối với nhân sự cấp cao, có khả năng quản trị điều hành của ngân hàng khác, chính điều này đã tạo nên sự bất ổn trên thị trường nguồn nhân lực ngành, tạo nên sự gia tăng ảo về nhu cầu nhân sự trong khi chất lượng thì không đáp ứng được yêu cầu của công việc, thừa mà vẫn thiếu

1.1.4.6 Năng lực công nghệ

Ngày nay, với sự trợ giúp của các thiết bị, công nghệ tiên tiến, con người đã cải thiện được chất lượng cũng như hiệu suất công việc rất nhiều Ngành ngân hàng với hệ thống dữ liệu rất lớn và yêu cầu cao về khả năng xử lý nên Core Banking ngân hàng rất được quan tâm cải tiến và nâng cấp để từ đó có thể kết nối toàn diện, thực hiện đa dạng các chức năng tích hợp giúp ngân hàng cung cấp được nhiều tiện ích cho khách hàng

Bên cạnh đó, với xu hướng mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển các giao dịch ngân hàng điện tử cũng như các công nghệ bảo mật thông tin cũng góp phần nâng cao năng lực quản trị, giúp cho nhà điều hành bám sát được thực trạng hoạt động của ngân hàng để từ đó đề xuất các biện pháp cải tiến và nâng cao chất lượng hoạt động và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng

1.2 Các mô hình đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng

1.2.1 Mô hình DEA (Data Envelopment Analysis – Mô hình bao dữ liệu)

DEA là một mô hình được giới thiệu từ năm 1978 do Charnes, Cooper và Rhodes (CCR) giới thiệu, tuy nhiên mô hình này lại có xuất phát điểm từ trước đó hơn 20 năm Cụ thể vào năm 1957, Farrell đưa ra ý tưởng áp dụng đường giới hạn

Trang 39

khả năng sản xuất (Production Possibility Frontier – PPF) làm tiêu chí đánh giá hiệu quả tương đối giữa các công ty trong cùng một ngành, theo đó các công ty đạt đến mức giới hạn sẽ được coi là hiệu quả (hơn) so với các công ty không đạt đến đường PPF Phương pháp CCR (1978) sau đó áp dụng bài toán tối ưu hóa tuyến tính phi tham số (non–parametric linear optimization) để xây dựng đường PPF dựa trên số liệu đã biết về một nhóm các công ty nhất định (decision making unit – DMU) và tính toán điểm hiệu quả cho các công ty đó Đến năm 1984, Banker, Charnes, và Cooper (BCC) cải tiến mô hình trên bằng cách đưa yếu tố lợi tức nhờ quy mô (returns to scale) vào tính toán, mang lại cái nhìn cụ thể hơn về tính hiệu quả của các DMU được phân tích Từ đó đến nay, mô hình CCR và BCC được áp dụng, phát triển một cách phổ biến trong phân tích hiệu quả trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục, y tế,…

Ưu điểm của mô hình bao dữ liệu DEA là thông dụng do các yếu tố đầu vào

và đầu ra đều có thể dễ dàng tìm được, quen thuộc với người sử dụng, tuy nhiên mô hình này cũng có nhược điểm là chỉ có tính thực tiễn và hiệu quả cao đối với các nước

có nền tài chính phát triển, thông tin số liệu phản ánh chính xác đặc điểm và diễn biến thị trường

1.2.2 Mô hình CAMELS

Mô hình CAMELS là một hệ thống xếp hạng, giám sát tình hình tài chính của các ngân hàng được áp dụng phổ biến tại Mỹ vào những năm 1970, đây được xem như là một chuẩn mực đối với hầu hết các tổ chức tài chính trên toàn thế giới khi đánh giá hiệu quả, rủi ro hoạt động của các ngân hàng nói riêng và các định chế tài chính nói chung Mô hình xây dựng một hệ thống thang đo xoay quanh các chỉ tiêu tài chính của một tổ chức để từ đó tạo nên một bức tranh tổng thể về hiện trạng tình hình sức khoẻ của chính tổ chức đó, đồng thời có thể gợi ý cho nhà quản lý biết họ cần phải nâng cao, cải thiện yếu tố nào để giúp cho tổ chức an toàn và phát triển hiệu quả hơn

CAMELS là từ viết tắt của các từ C – Capital Adequacy (Mức độ an toàn vốn),

A – Asset Quality (Chất lượng tài sản có), M – Management (Năng lực quản trị), E –

Trang 40

Earning (Khả năng sinh lợi), L – Liquidity (Khả năng thanh khoản), S – Sensitivity

to market risk (Độ nhạy cảm với rủi ro thị trường) Thông thường các chỉ tiêu C, A,

E, và L là các chỉ tiêu định lượng và M, S là các chỉ tiêu về định tính

Đối với ngân hàng, hệ thống CAMELS được áp dụng nhằm đánh giá độ an toàn, khả năng sinh lời và tính thanh khoản Sự an toàn ở đây được hiểu là khả năng

bù đắp được các chi phí và hoàn thành được các nghĩa vụ tài chính của mình với các bên có liên quan, đồng thời đo lường khả năng chịu đựng của ngân hàng trong quá trình rủi ro xảy ra Mỗi yếu tố trong mô hình CAMELS được xây dựng theo một thang đó có giá trị từ 1 đến 5 với mức 1 - mức đánh giá cao nhất với kết quả thanh tra tốt nhất; mức 2 - mức hài lòng với một vài sai sót không đáng kể; mức 3 - mức đánh giá trung bình với các ý kiến, kiến nghị; mức 4 - mức dưới cho phép, đáng lo ngại, ngân hàng sẽ bị giám sát đặc biệt; mức 5 - kết quả xấu nhất, ngân hàng sẽ ngay lập tức được kiểm soát và khắc phục ngay các tồn tại nghiêm trọng được phát hiện Tỷ lệ điểm, mức độ thang điểm của từng cấu phần trong mô hình CAMELS sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất và đặc điểm của từng nền kinh tế nơi ngân hàng hoạt động Tất cả điểm của các cấu phần sẽ được tổng hợp để đưa ra mức điểm chung cho tổng thể ngân hàng, đây sẽ là điểm được dùng để đưa ra kết luận chung cho ngân hàng Nếu trường hợp tổng điểm nằm trong thang xếp hạng 1 (lành mạnh về mọi mặt) và hạng 2 (lành mạnh về cơ bản), cơ quan thanh tra giám sát sẽ chỉ đưa ra một vài điểm cần lưu ý trong các cấu phần đã thanh tra Nếu tổng điểm nằm trong thang xếp hạng

3 (có biểu hiện một vài yếu kém cần quan sát), cơ quan thanh tra giám sát sẽ đưa ra những khuyến nghị, điều chỉnh cho những cấu phần có điểm thấp, đề nghị ngân hàng khắc phục Nếu tổng điểmnằm trong thang xếp hạng 4 (có biểu hiện thiếu an toàn),

cơ quan thanh tra giám sát sẽ đưa ra danh sách các công việc cụ thể để tiến hành xử

lý, đồng thời có thể sẽ là tạm ngưng một số mảng hoạt động có thời hạn đối vớiliên quan trực tiếp đến các cấu phần có điểm thấp, sai phạm nhiều trong quá trình thanh tra cho đến khi yếu kém được khắc phục Nếu tổng điểm nằm trong thang xếp hạng

5 (hoạt động cực kỳ thiếu an toàn), hạng cuối cùng thì có thể cơ quan thanh tra giám

Ngày đăng: 24/09/2019, 10:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Đỗ Thị Hồng Nhung (2013). Đánh giá hoạt động kinh doanh theo mô hình Camels tại Ngân hàng TMCPXNK Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, trường Đại học Kinh tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hoạt động kinh doanh theo mô hình Camels tại Ngân hàng TMCPXNK Việt Nam
Tác giả: Đỗ Thị Hồng Nhung
Năm: 2013
4. Phan Thị Hằng Nga (2013). Năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, Đại học Ngân hàng TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác giả: Phan Thị Hằng Nga
Năm: 2013
5. Lê Phan Thị Diệu Thảo, Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh, tháng 11/2013. Ứng dụng phương pháp DEA trong đánh giá hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam. Tạp chí ngân hàng số 21, tháng 11/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng phương pháp DEA trong đánh giá hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam
6. Nguyễn Công Tâm, Nguyễn Minh Hà, 2012. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại các nước Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới số 11 (199) 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại các nước Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
7. Nguyễn Đăng Dờn, 2014. Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại. TP.HCM: Nhà xuất bản Kinh tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại
Nhà XB: Nhà xuất bản Kinh tế TP.HCM
8. Nguyễn Thị Bích Hạnh, 2012. Đánh giá hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội theo Mô hình CAMELS. Luận văn Thạc sỹ. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội theo Mô hình CAMELS
11. Thanh Xuân và Hà Dương, 2011. Kinh nghiệm giám sát ngân hàng Nhật Bản mô hình nghiệp vụ từ CAMELS đến FIRST. Tạp chí ngân hàng số 10, trang 57 – 60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm giám sát ngân hàng Nhật Bản mô hình nghiệp vụ từ CAMELS đến FIRST
12. Trầm Thị Xuân Hương, 2012. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. TP.HCM: Nhà xuất bản Kinh tế TP.HCM.Danh mục tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nhà XB: Nhà xuất bản Kinh tế TP.HCM. Danh mục tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài
19. Website: http://vietstock.vn/2016/02/ty-le-von-ngan-han-cho-vay-trung-dai-han-toan-he-thong-la-31-757-459165.htm Link
20. Website: http://vneconomy.vn/tai-chinh/ngan-hang-se-han-che-cho-vay-trung-dai-han-20160216035315574.htm Link
1. Báo cáo kinh doanh, Báo cáo tổng hợp của VietinBank – CN TP. Hồ Chí Minh các năm từ 2013 – 2017 Khác
2. Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên, Báo cáo quản trị của VietinBank các năm từ 2013 – 2017 Khác
9. NHNN Việt Nam, 2014. Thông tư 36/2014/TT-NHNN về việc Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài Khác
10. Quốc hội Việt Nam, 2010. Luật các TCTD số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 Khác
13. El Mehdi Ferrouhi (2014). Moroccan Banks Analysis Using CAMEL Model Khác
15. R.Alton Gilbert, Andrew P.Meyer và Mark D.Vaughan (2002). Could a CAMELS Downgrade Model Improve Off-site Surveillance Khác
16. Uyen Dang (2011). The Camel Rating System in Banking Supervision A Case 20 Khác
18. Website Ngân hàng nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn Khác
21. Website các ngân hàng thương mại cổ phần khác: VCB, BID, MBB, SHB, STB, ACB Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w