Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên và môi trường ở khu du lịch sinh thái Vàm Sát.. Vì để có thể hiểu rõ về những tác động của hoạt động DL
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời tri ân của mình đến ThS Bùi Khánh Vân Anh, người cô đã tận tâm hướng dẫn, theo sát, động viên, hỗ trợ và đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài này
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô của trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu trên giảng đường đại học trong suốt bốn năm qua để tôi có được nguồn tri thức thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các anh chị ở Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cần Giờ đã tận tình hỗ trợ, cung cấp kiến thức và tài liệu giúp tôi hoàn thành tốt đề tài
Cuối cùng, tôi xin gửi đến bạn bè và đặc biệt là gia đình tôi, những người đã luôn đồng hành, làm điểm tựa để tôi vượt qua mọi khó khăn tình cảm chân thành nhất
Do hạn chế về thời gian cũng như trình độ của bản thân, mặc dù đã cố gắng nhưng bài luận không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô và các bạn
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả!
TP.HCM, ngày……tháng……năm 2016
Sinh viên
Võ Thị Anh Thư
Trang 2TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hiện nay, du lịch sinh thái đang là loại hình du lịch được ưa chuộng Nó mang lại những tác động tích cực về bảo tồn động – thực vật, tăng hiệu quả sử dụng đất, tạo mỹ quan, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường Bên cạnh đó, nó cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực Nếu không xử lý tốt, nó sẽ tác động đến môi trường và con người
Luận văn tốt nghiệp “Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến khu du lịch sinh thái Vàm Sát và đề xuất giải pháp khắc phục” được thực hiện tại khu du lịch sinh
thái Vàm Sát, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh, thời gian từ tháng 09/2016 đến tháng 12/2016
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên
và môi trường ở khu du lịch sinh thái Vàm Sát Từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm khắc phục, hạn chế các tác động tiêu cực và các giải pháp nhằm quản lý và phát triển khu du lịch bền vững
Đề tài có sử dụng các phương pháp thực hiện như: tham khảo tài liệu, khảo sát thực địa, phỏng vấn bằng phiếu khảo sát, xử lý số liệu, trình bày số liệu
Kết quả thực hiện đề tài: Các hoạt động du lịch ở Vàm Sát mang lại những ích lợi
về bảo tồn đa dạng sinh học, nguồn gen và giáo dục ý thức môi trường cho khách du lịch Tuy nhiên, nó cũng tiềm tàng nhiều tác động tiêu cực như vấn đề rác thải, nước thải, tiếng ồn… do các hoạt động tham quan, nhu cầu sinh hoạt, vui chơi, ăn uống gây
ra, làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái và môi trường nước Vì vậy, một số giải pháp đã được đề xuất để hạn chế tác động tiêu cực và phát triển khu du lịch theo hướng bền vững
Trang 3ABSTRACT
We are all aware of how ecotourism is now one of favorite types of tourism It brings positive impacts of maintaining animals and plants, increasing the effect of land using, creating the beauty, educating the awareness of environmental protection Beside, it also causes lots of negative impacts If it cannot be solved well, it will affect
on environment and human
The project “Assessment of the impacts of tourism activities to Vam Sat ecotourism zone and proposing remedies” is carried out at Vam Sat ecotourism zone,
Can Gio district, Ho Chi Minh City, from September 2016 to December 2016
The project is carried out in order to evaluate the impacts of tourism activities to environment and resources at Vam Sat ecotourism zone Moreover, is to propose suitable solutions to remedy, reduce the negative impacts and some solutions are to manage, develop the lasting tourism resorts
Referring documents, surveying the reality, interviewing with survey papers, processing and presenting data are some methods have to be done
The following results will be done when the project is finished are the tourism activities at Vam Sat bring advantages for biodiversity conservation, genetic resources and educating the environmental awareness for tourists But, it also has potential negative impacts including garbage problem, wastewater, noise… because of the observing operations, daily needs, entertainment, eating which are the reasons that affect
on ecosystem and water environment So, some solutions are carried out to minimize negative impacts and develop the resort in sustainable way
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TP.HCM, ngày……tháng……năm 2016
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
ThS BÙI KHÁNH VÂN ANH
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
TP.HCM, ngày……tháng……năm 2016
GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
Trang 6MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 2
3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI 2
4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 2
5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH SINH THÁI 5
1.1 TỔNG QUAN VỀ DL VÀ DLST 5
1.1.1 Định nghĩa về DL 5
1.1.2 Định nghĩa về DLST 6
1.1.3 So sánh DLST với DL nói chung 8
1.1.4 Tác động của DL và DLST đến môi trường 9
1.1.5 Phát triển DL bền vững và DLST bền vững 15
1.2 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU TƯƠNG TỰ 17
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ 19
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN CẦN GIỜ 19
2.1.1 Vị trí địa lý 19
2.1.2 Điều kiện tự nhiên 20
2.1.3 Điều kiện kinh tế – xã hội 24
2.2 TỔNG QUAN VỀ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ 25
2.2.1 Vị trí địa lý 26
2.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển 26
2.2.3 Chức năng 27
Trang 72.2.4 Hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ 29
2.2.5 Công tác quản lý tại rừng ngập mặn Cần Giờ 32
2.2.6 Tiềm năng phát triển DLST 32
2.2.7 Định hướng phát triển DLST huyện Cần Giờ đến năm 2020 33
2.2.8 Các tuyến điểm du lịch 36
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN KHU DU LỊCH SINH THÁI VÀM SÁT 40
3.1 HIỆN TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG DL Ở KDLST VÀM SÁT 40
3.1.1 Đặc điểm du khách 40
3.1.2 Cơ sở vật chất 42
3.1.3 Tuyến tham quan 43
3.2 ĐÁNH GIÁ KDLST VÀM SÁT THEO HƯỚNG DLST 54
3.2.1 Tiêu chí công nhận điểm DLST 54
3.2.2 Mô tả KDL dựa vào các tiêu chí công nhận điểm DLST 55
3.3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DL ĐẾN KDLST VÀM SÁT
57
3.3.1 Tác động tích cực 57
3.3.2 Tác động tiêu cực 58
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG 72
4.1 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA HOẠT ĐỘNG DL 72 4.1.1 Giải pháp quản lý tác động đến động – thực vật 72
4.1.2 Hạn chế chất thải từ hoạt động DL 72
4.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DLST BỀN VỮNG 76
4.2.1 Quản lý tài nguyên 76
4.2.2 Giảm thiểu tác động môi trường 76
4.2.3 Thu hút cộng đồng địa phương tham gia phát triển DLST 76
4.2.4 Hoạt động hướng dẫn trước cho khách tham quan 76
4.2.5 Cơ sở hạ tầng 77
Trang 84.2.6 Nguồn nhân lực 77
4.2.7 Quảng bá 78
4.2.8 Giới thiệu một mô hình quản lý DLST 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81
1 KẾT LUẬN 81
2 KIẾN NGHỊ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC 83
Trang 9KDLST : Khu du lịch sinh thái
KDTSQ : Khu dự trữ sinh quyển
LAC : Giới hạn thay đổi có thể chấp nhận được
(Limits of Acceptable Change)
UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
của Liên Hiệp Quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
UNWTO : Tổ chức Du lịch Thế giới (World
Tourism Organization)
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Sự giống và khác nhau giữa DLST và DL nói chung 8
Bảng 2.1 Các sông chính ở Cần Giờ 21
Bảng 2.2 Bảng thống kê dân số Cần Giờ qua các năm 24
Bảng 3.1 Đánh giá KDL Vàm Sát dựa vào các tiêu chí công nhận điểm DLST 55
Bảng 3.2 Các tác động tích cực của hoạt động DL đến tài nguyên và môi trường 57
Bảng 3.3 Kết quả phân tích nước thải 63
Bảng 3.4 Các loại trang thiết bị phục vụ hoạt động 64
Bảng 3.5 Kết quả phân tích không khí 65
Bảng 3.6 Ma trận tác động của hoạt động DL đến môi trường của KDL 71
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Phát triển DL bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội
và môi trường 16
Hình 2.1 Khu dự trữ sinh quyển RNM Cần Giờ 25
Hình 2.2 Một số loài thực vật đặc trưng ở RNM Cần Giờ 30
Hình 2.3 Một số loài động vật đặc trưng ở RNM Cần Giờ 32
Hình 2.4 Bản đồ chỉ dẫn đến KDL Vàm Sát 39
Hình 3.1 Lý do du khách chọn Vàm Sát 40
Hình 3.2 Nguồn thông tin khách biết đến KDL Vàm Sát 41
Hình 3.3 Thời gian tham quan của du khách tại KDL Vàm Sát 42
Hình 3.4 Một chiếc xe điện của KDL đang chở khách 43
Hình 3.5 Lộ trình đi tham quan bằng đường thủy 44
Hình 3.6 Du khách chuẩn bị lên tàu ở bến tàu Dần Xây 44
Hình 3.7 Một góc của RNM 45
Hình 3.8 Du khách đang di chuyển vào Đầm Dơi 46
Hình 3.9 Dơi Nghệ 46
Hình 3.10 Tháp Tang Bồng 47
Hình 3.11 Ngắm RNM từ trên tháp Tang Bồng 48
Hình 3.12 Toàn cảnh Sân Chim 48
Hình 3.13 Cá sấu trong đầm và hoạt động câu cá sấu 49
Hình 3.14 Một con khỉ đuôi dài xuất hiện khi nghe tiếng động của du khách 49
Hình 3.15 Khu nuôi nai 50
Hình 3.16 Khu nuôi chim công 50
Hình 3.17 Nhà hàng phục vụ việc ăn uống 51
Hình 3.18 Một món ăn trong thực đơn 51
Hình 3.19 Các loại chòi nghỉ 52
Hình 3.20 Đường xuyên rừng 52
Hình 3.21 Du khách giải trí bằng thuyền đạp nước 53
Hình 3.22 Du khách rời bến nơi trung tâm trở về trạm Dần Xây 53
Trang 12Hình 3.23 Đường vào KDL bằng đường bộ 54
Hình 3.24 Quy trình thu gom, vận chuyển rác ở KDL 60
Hình 3.25 Hình minh họa cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn 61
Hình 3.26 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của công ty 62
Hình 3.27 Biểu hiện của du khách khi thấy chim thú 67
Hình 3.28 Khu vực cắm trại dã ngoại 69
Hình 4.1 Kiểu thùng rác trong KDL 73
Hình 4.2 Xây dựng hệ thống thu gom, phân loại và vận chuyển CTRSH 74
Trang 13MỞ ĐẦU
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày 21/01/2000, rừng ngập mă ̣n (RNM) Cần Giờ được MAB (Chương trình con người và sinh quyển) của UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, đây là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Viê ̣t Nam Sau hơn 30 năm gây trồng, khôi phu ̣c và quản lý bảo vệ đến nay rừng ngâ ̣p mặn Cần Giờ đã có gần 35.000ha, chiếm khoảng 50% diện tích tự nhiên toàn huyê ̣n
RNM Cần Giờ được xem là “Lá phổi xanh” TP.HCM, góp phần cân bằng một lượng lớn khí CO2 thải ra trong hoạt động hàng ngày ở TP.HCM RNM có tác dụng hấp thụ khí độc hại từ quá trình sản xuất công nghiê ̣p và giao thông, đồng thời trả la ̣i cho môi trường không khí trong lành, rừng còn lo ̣c nước thải từ các quâ ̣n nô ̣i thành đổ ra
làm giảm ô nhiễm môi trường cho thành phố và mô ̣t số vùng phu ̣ câ ̣n
RNM còn là địa điểm nghỉ ngơi, giải trí cho cư dân trong và ngoài thành phố RNM đã trở thành điểm tham quan, du lịch sinh thái cho du khách trong và ngoài nước nhờ cảnh quan tươi đẹp còn nguyên vẻ hoang sơ, môi trường trong lành, không chịu ảnh hưởng khói bụi của phố phường tấp nập
Năm 2000, khu du lịch sinh thái Vàm Sát nằm trong vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ được thành lập Tháng 2/2003, Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) đã công nhận khu du lịch Vàm Sát là khu du lịch sinh thái phát triển bền vững của thế giới
ở nước ta
Bên cạnh lợi ích thu được thì phát triển du lịch cũng gây ra những tác động tiêu cực đến tài nguyên và môi trường Để phát triển du lịch thì đòi hỏi phải tác động vào quá trình tự nhiên của hệ sinh thái, sự tác động này có thể tạo ra những biến động trong
xu hướng phát triển tự nhiên, làm ảnh hưởng đến môi trường Phát triển hoạt động du lịch không hợp lý có thể sẽ là nguyên nhân làm suy giảm giá trị của các nguồn tài nguyên, suy giảm chất lượng môi trường, cũng có nghĩa là làm suy giảm hiệu quả của chính hoạt động du lịch
Vì để có thể hiểu rõ về những tác động của hoạt động DL đến tài nguyên và môi trường tại KDLST Vàm Sát, huyện Cần Giờ, cũng như đề xuất các giải pháp khắc phục
và góp phần thúc đẩy cho du lịch nơi đây phát triển một cách bền vững, đề tài: “Đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến khu du lịch sinh thái Vàm Sát và đề xuất giải pháp khắc phục” đã được thực hiện
Trang 143 NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Tìm hiểu hiện trạng hoạt động du lịch tại khu du lịch sinh thái Vàm Sát, huyện Cần Giờ
Xác định các loại tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên và môi trường tại khu du lịch sinh thái Vàm Sát, huyện Cần Giờ
Đề xuất các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của du lịch đến môi trường và các giải pháp phù hợp phát triển du lịch theo hướng du lịch sinh thái bền vững
4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
a Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
Tham khảo tài liệu
Phương pháp tham khảo tài liệu được sử dụng để thu thập thông tin trong các tài liệu có sẵn để hoàn thiện phần tổng quan và phần cơ sở lý luận cho đề tài
Thu thập các thông tin, tài liệu do các bên quản lý cung cấp về lịch sử hình thành, điều kiện tự nhiên và xã hội, vị trí địa lý, khí hậu thủy văn, địa hình, tài nguyên cùng với hiện trạng môi trường của đối tượng
Tham khảo các đề tài, nghiên cứu có liên quan đến đối tượng đã được thực hiện trước đó
Khảo sát thực địa
Phương pháp này được sử dụng với mục đích kiểm tra, chỉnh lý và bổ sung những
tư liệu thu được, sau đó được đưa vào sử dụng trong đề tài, nhằm tăng tính chính xác cho đề tài
Tiến hành đi khảo sát tình hình hoạt động du lịch tại khu du lịch sinh thái Vàm Sát Thời gian khảo sát từ tháng 10/2016 đến tháng 11/2016
Thu thập thông tin bằng cách quan sát trực tiếp và ghi lại hình ảnh
Trang 15Phỏng vấn bằng phiếu khảo sát
Là dạng phỏng vấn được thực hiện trên cơ sở một bảng hỏi hoàn thiện Người phỏng vấn không được tự ý đưa thêm các câu hỏi trong quá trình phỏng vấn
Đây là phương pháp được áp dụng để thu thập các thông tin, số liệu cần thiết cho
đề tài, giúp kết quả dữ liệu thu được tăng tính chính xác và khách quan
Đối tượng được tiến hành phỏng vấn là du khách tại khu du lịch sinh thái Vàm Sát
Du khách được lựa chọn ngẫu nhiên
Thời gian phỏng vấn từ tháng 10/2016 đến tháng 11/2016 Do hạn chế về thời gian, kinh phí và một số lý do khách quan khác nên số lượng phiếu được lựa chọn là 50 phiếu Cách thiết kế phiếu hỏi: câu hỏi được thiết kế dựa vào nội dung đề tài và các yêu cầu thông tin cần thiết cho đề tài Thông qua một bảng câu hỏi được thiết kế sẵn dưới dạng lựa chọn đáp án phù hợp, du khách sẽ dễ dàng trả lời các câu hỏi Điều này cũng giúp dễ dàng tổng hợp thông tin từ các nhóm câu trả lời
b Phương pháp xử lý số liệu
Từ những số liệu đã thu thập được từ công tác nghiên cứu, khảo sát thực địa và kết quả điều tra phỏng vấn sẽ tiến hành thống kê, phân tích và xử lý để đưa ra được những kết quả để làm căn cứ cho bài báo cáo
Sử dụng Excel
Sử dụng phần mềm Excel để thống kê lại các số liệu, vẽ biểu đồ và diễn giải các
số liệu thu thập được để xử lý các thông tin trong phiếu khảo sát
Phương pháp ma trận tác động
Phương pháp ma trận được lập ra sau khi đã có danh mục các hoạt động có khả năng tác động đến tài nguyên và môi trường Phương pháp này kết hợp việc liệt kê các hoạt động và việc liệt kê các yếu tố môi trường có thể bị tác động vào một ma trận Hoạt động được liệt kê trên trục tung và thành phần môi trường được liệt kê trên trục hoành Phương pháp được sử dụng cụ thể bằng:
- Phương pháp ma trận đơn giản
- Phương pháp ma trận định lượng
Trong đề tài này, ma trận định lượng được lựa chọn sử dụng để đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến khu du lịch Vàm Sát Phương pháp này chẳng những xác định được hoạt động nào là có tác động đến môi trường mà còn cho biết mức độ tác động như thế nào, từ đó xác định được tác động nào có quan trọng nhất
Trang 16Các bước thực hiện:
i Xác định các hoạt động du lịch quan trọng, các hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên, có khả năng gây tác động nhất
ii Xác định các yếu tố môi trường chính trong hoạt động du lịch
iii Xác định các tác động tích cực và tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường
iv Xác định các tác động tiêu cực quan trọng nhất bằng cách cho thang điểm đánh giá, từ đó đề xuất được giải pháp giảm thiểu sự ảnh hưởng
5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN
Đối tượng:
- Du khách tham gia các hoạt động dịch vụ ở khu du lịch Vàm Sát
- Hoạt động du lịch và hiện trạng môi trường
Phạm vi thực hiện: khu du lịch Vàm Sát Đề tài chỉ xét đến khía cạnh là những tác động của hoạt động du lịch đến môi trường ở khu du lịch sinh thái Vàm Sát, huyện Cần Giờ, xem xét mức độ tác động tiêu cực và tích cực, từ đó đưa ra giải pháp thích hợp nhất
Trang 17CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH SINH THÁI
1.1 TỔNG QUAN VỀ DL VÀ DLST
1.1.1 Định nghĩa về DL
DL được xác định là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùn và xã hội hóa cao Phát triển DL nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của người dân và du khách, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước
Có nhiều quan niệm không giống nhau về khái niệm DL
Năm 1811, định nghĩa về DL lần đầu tiên xuất hiện tại nước Anh: “DL là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí” Khái niệm này tương đối đơn giản và coi giải trí là động cơ chính của hoạt động
DL
Năm 1930, Glusman người Thụy Sĩ đi ̣nh nghĩa: “DL là sự chinh phục không gian của những người đến một đi ̣a điểm, mà ở đó ho ̣ không có chỗ cư trú thường xuyên” LHQ đã định nghĩa về DL vào năm 1963 như sau: “DL là tổng hợp các mối quan
hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của
cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”
Theo I.I Pirojnik (1985) “DL là mô ̣t dạng hoa ̣t đô ̣ng của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình đô ̣ nhâ ̣n thức – văn
hóa hoặc thể thao kèm theo viê ̣c tiêu thụ những giá tri ̣ về tự nhiên, kinh tế và văn hóa” Tháng 6/1991, ta ̣i Otawa (Canada), Hô ̣i nghi ̣ quốc tế về Thống kê Du li ̣ch cũng đưa ra đi ̣nh nghĩa: “DL là hoa ̣t đô ̣ng của con người đi tới mô ̣t nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình), trong mô ̣t khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du li ̣ch quy đi ̣nh trước, mu ̣c đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoa ̣t động kiếm tiền trong pha ̣m vi vùng đến thăm”
Hội nghi ̣ lần thứ 27 (1993) của Tổ chức Du li ̣ch Thế giới (UNWTO) đã đưa ra khái niệm DL mới thay thế cho định nghĩa năm 1963: “DL là hoạt động về chuyến đi đến
một nơi khác với môi trường sống thường xuyên (usual environment) của con người và ở la ̣i đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoa ̣t
đô ̣ng để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tu ̣c ít hơn 1 năm”
Trang 18Như vâ ̣y, có thể thấy rõ sự khác nhau về quan niê ̣m DL Tuy nhiên, theo thời gian, các quan niệm này dần hoàn thiê ̣n Trong điều kiê ̣n của nước ta hiê ̣n nay, quan niê ̣m phổ biến được công nhâ ̣n rô ̣ng rãi là quan niê ̣m được trình bày trong Luâ ̣t Du li ̣ch Viê ̣t Nam được Quốc hô ̣i nước Cô ̣ng hòa xã hô ̣i chủ nghĩa Viê ̣t Nam khóa XI, kỳ ho ̣p thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 Trong Luâ ̣t Du lịch Viê ̣t Nam, ta ̣i điều 4, chương 1 đi ̣nh nghĩa: “Du lịch là các hoa ̣t đô ̣ng có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên củ a mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong mô ̣t khoảng thời gian nhất đi ̣nh”
1.1.2 Định nghĩa về DLST
DLST là một loại hình DL chỉ mới xuất hiện trong vài thập kỷ trở lại đây nhưng
đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều giới, ngành và lĩnh vực khác nhau DLST (ecotourism) là một khái niệm tương đối mới, được hiểu theo những cách khác nhau từ những góc độ tiếp cận khác nhau
Hector Ceballos – Lascurain (1987) đã đưa ra khái niệm: “DLST là du lịch tới những khu vực thiên nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá”
Theo Hiệp hội DLST Hoa Kỳ (1998), “DLST là du lịch có mục đích với các khu
tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến
đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”
Honey (1999) mở rộng khái niệm DLST: “là du lịch tới những khu vực nhạy cảm
và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra tác hại và với quy mô nhỏ nhất Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị văn hóa và quyền con người”
Một định nghĩa DLST mở rộng khác từ Lê Huy Bá (2000): “DLST là một loại hình
du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những du
khách yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các
hệ sinh thái Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du
lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và
bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững”
Hiệp hội DLST quốc tế (TIES) nhấn mạnh DLST: “là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện được phúc lợi cho người dân địa phương”
Trang 19Tổng cục du lịch Việt Nam đã đưa ra định nghĩa về DLST ở Việt Nam: “là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”
Các nguyên tắc cơ bản của DLST
Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn:
- Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa DLST với các loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên khác
- Du khách có được sự hiểu biết cao hơn về các giá trị môi trường tự nhiên, về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hóa bản địa, thái độ cư xử của du khách tích cực hơn cho bảo tồn, giá trị văn hóa địa phương
Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái:
- Hoạt động DLST tiềm ẩn những tác động tiêu cực đến môi trường và tự nhiên
- Vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái là những ưu tiên hàng đầu để phát triển DLST bền vững
- Một phần thu nhập từ hoạt động DLST sẽ được đầu tư để thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển các hệ sinh thái
Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng:
- Đây được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động DLST, bởi các giá trị văn hóa bản địa là một bộ phận không thể tách rời các giá trị môi trường của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể
- Sự xuống cấp hoặc thay đổi phong tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có và sẽ tác động trực tiếp đến DLST
- Việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng địa phương có ý nghĩa quan trọng và là nguyên tắc hoạt động của DLST
Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương:
- Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của DLST
DLST sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình để đóng góp nhằm cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương
Trang 201.1.3 So sánh DLST với DL nói chung
Bảng 1.1 Sự giống và khác nhau giữa DLST và DL nói chung
- Làm tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương từ khoản trích nộp trực tiếp của các doanh nghiệp DL và từ thuế phải nộp của các doanh nghiệp
- Giúp hoàn thiện cơ sở hạ tầng như mạng lưới giao thông công cộng, điện nước, thông tin liên lạc…
- Là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo hình ảnh địa phương có hiệu quả
- Thay đổi môi trường sống, thỏa mãn trí tò mò, mở mang kiến thức
- Góp phần giữ gìn, phục hồi sức khỏe cho con người
- Góp phần quan trọng trong việc giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa địa phương
Nơi đến
Các địa điểm khác nhau, những nơi có thể quy hoạch thành KDL
Địa điểm tự nhiên còn tương đối hoang sơ, chưa từng bị can thiệp bởi bàn tay con người, hoặc nếu có thì ở mức tối thiểu nhất có thể chấp nhận được với khả năng tái tạo cao
Trang 21Lợi nhuận
Lợi nhuận có thể có hoặc không ở lại với cộng đồng địa phương mà thuộc về các tổ chức quản lý
Tạo cơ hội kinh tế cho cộng đồng địa phương
Gắn kết chặt chẽ với tự nhiên, thúc đẩy bảo tồn và tái tạo HST Cố gắng giảm thiểu tác động một cách tối đa lên con người và môi trường
Ý thức của
du khách
Có thể có hoặc không có ý thức
Có ý thức chủ động trong vấn
đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
(Nguồn: Du lịch sinh thái – NXB Khoa học và Kỹ thuật)
1.1.4 Tác động của DL và DLST đến môi trường
vi và hoạt động có ý thức để bảo vệ môi trường; đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các thông tin môi trường và làm tăng nhận thức cho họ về những hậu quả môi trường
do hoạt động của họ gây ra
Bảo vệ và giữ gìn môi trường: góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường, gìn giữ và bảo tồn ĐDSH và sử dụng bền vững các nguồn TNTN, đôi khi nhờ vào chính mong muốn được tham quan của du khách mà các khu rừng tự nhiên có giá trị đều được bảo vệ và quy hoạch thành các khu bảo tồn thiên nhiên
Tạo việc làm cho người dân địa phương và củng cố cộng đồng: tạo ra việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời góp phần làm giảm sự di cư
từ các vùng nông thôn lên thành thị
Đem lại lợi ích cho người dân địa phương: góp phần tăng cường cơ sở vật chất và dịch vụ cho cộng đồng, đem lại mức sống cao hơn cho các địa điểm du lịch Những lợi ích này bao gồm cả việc cải tạo cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện y tế, giao thông, xây
Trang 22dựng các cơ sở giải trí, các nhà hàng mới, đồng thời có được nhiều loại hàng hóa và thức
ăn với chất lượng cao hơn
Nâng cao các giá trị văn hóa và truyền thống: đẩy mạnh việc bảo tồn và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên, bảo vệ các di sản ở địa phương, phục hưng các nền văn hóa bản xứ, các nghề thủ công mỹ nghệ; tạo ra các khả năng hỗ trợ cho việc bảo tồn các
di tích lịch sử, đặc biệt là các di tích ở những đất nước nghèo không có đủ tiềm lực kinh
tế để trùng tu hay bảo vệ như: các di sản kiến trúc; nghệ thuật, văn hoá, đồ thủ công, lễ hội, trang phục, lối sống truyền thống
Phương tiện tuyên truyền và quảng cáo không mất tiền của nước chủ nhà: Khi khách đến du lịch, khách có điều kiện làm quen với một số mặt hàng ở nước mà họ đến Khi trở về đất nước của mình, khách bắt đầu tìm kiếm những mặt hàng đó ở thị trường địa phương và nếu không tìm thấy, khách có thể yêu cầu cơ quan ngoại thương nhập khẩu những mặt hàng ấy Theo cách này, du lịch quốc tế góp phần tuyên truyền cho nền sản xuất của nước du lịch chủ nhà
Thúc đẩy sự phát triển của địa phương: DL tại địa phương phát triển, lượng khách
du lịch tăng, đòi hỏi phải thỏa mãn được nhu cầu của họ, khi đó, địa phương phải đầu
tư, xây dựng các cơ sở hạ tầng hiện đại phù hợp với nhu cầu của du khách, sự tiêu dùng của du khách tăng sẽ làm tăng thu nhập và cơ hội tìm việc làm của người dân địa phương tăng Do vậy, nó sẽ thúc đẩy sự phát triển ở khu vực đó
Đóng góp vào thu nhập của chính phủ: có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp Các đóng góp trực tiếp bao gồm thuế thu nhập từ các nhà kinh doanh du lịch, nhân viên du lịch và thuế thu từ khách du lịch, du khách phải trả thuế hải quan, thuế nhập cảnh, lưu trú hoặc gián tiếp là thuế doanh thu khi mua hàng hóa và dịch vụ
Kích thích đầu tư: sự đầu tư của nhà nước vào cơ sở hạ tầng (hệ thống đường sá, công viên…) và đôi khi cả kiến trúc thượng tầng (nghệ thuật văn hóa dân gian…) nhằm tạo điều kiện cho DL phát triển sẽ kích thích sự đầu tư rộng rãi của các tầng lớp nhân dân và của các doanh nghiệp nhỏ Vì quy mô nhỏ, đòi hỏi về vốn đầu tư tương đối thấp,
do đó sự đầu tư được triển khai nhanh Sự đầu tư xuất phát từ DL sẽ kéo theo sự bùng nổ đầu tư ở các ngành sản xuất và dịch vụ khác như xây dựng, giao thông vận tải, tiểu thủ công nghiệp, thông tin liên lạc
Ngoài ra, đối với DLST thì còn có những tác động tích cực sau đây:
Giảm sức ép khai thác tài nguyên: DLST đem đến sự kiểm soát các điểm du lịch nhằm bảo vệ tài nguyên tự nhiên và giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức Đặc biệt, các khu vực nhạy cảm như vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên… DLST kèm theo những quy tắc chặt chẽ như: cấm tác động và phá hoại tài nguyên thiên nhiên,
Trang 23vực nhạy cảm như vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên đều được xác định ranh giới cụ thể và quy mô khai thác hợp lý
Cải thiện vi khí hậu: Góp phần cải thiện các điều kiện vi khí hậu nhờ các dự án DLST thường có yêu cầu tạo thêm các cảnh quan, thảm cỏ, vườn cây, hồ nước, thác nước nhân tạo…
Đảm bảo chất lượng nước: Góp phần đảm bảo chất lượng nước, hạn chế sự lan truyền ô nhiễm cục bộ trong khu vực cũng như hạn chế những lan truyền ở hạ lưu, các làng chài ven biển một khi xác định phát triển các điểm DLST bền vững Đặc biệt, khi những khu vực phát triển nằm trong thượng nguồn của những con sông thì vấn đề giữ gìn nguồn nước đạt hiệu quả tốt hơn vì phần lớn các hoạt động phát triển DLST tại đây được quy hoạch và xử lý kỹ thuật cấp thoát nước hợp lý
Tăng cường chất lượng môi trường: DLST có thể góp phần làm sạch môi trường bằng cách kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, rác thải… thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc
b Tác động tiêu cực
Bản thân DL và DLST sẽ có tác động tích cực là bảo vệ môi trường và nền văn hóa truyền thống nơi phát triển DL Tuy nhiên, nếu DL và DLST phát triển một cách quá mức, không thể kiểm soát thì cũng có thể gây ra tác động tiêu cực lên chính nơi
mà chúng muốn bảo vệ
Những tác động tiêu cực mà hoạt động DL và DLST gây ra cho môi trường: có thể gây ô nhiễm môi trường giống như bất kỳ các ngành công nghiệp khác như: khí thải, tiếng ồn, chất thải rắn, nước thải, dầu, các hóa chất… thậm chí cả ô nhiễm thẩm
mỹ
- Ô nhiễm không khí và tiếng ồn: ô nhiễm không khí và tiếng ồn xảy ra gắn liền với các hoạt động xây dựng các công trình DL, giao thông vận chuyển hành khách, quá trình tổ chức các hoạt động phục vụ khách… Nguyên nhân là do khí thải, tiếng
ồn từ các loại máy xây dựng, các phương tiện giao thông và bụi bẩn trong không khí, do quá trình đốt củi, than, dầu, gas… để đáp ứng nhu cầu về năng lượng ở các
cơ sở du lịch…, ô nhiễm không khí góp phần làm cho môi trường không khí ở địa phương ô nhiễm nhiều hơn, ô nhiễm tiếng ồn từ máy bay, xe ô tô, xe buýt cũng như các phương tiện giải trí khác (karaoke, dancing ) không chỉ gây khó chịu, stress và thậm chí mất thính giác đối với con người mà còn làm suy thoái môi trường tự nhiên, đặc biệt là ở những khu vực nhạy cảm
Trang 24- Ô nhiễm nước: có thể làm ô nhiễm nước thông qua các hoạt động:
Xả rác hoặc xả nước thải bừa bãi vào các nguồn nước làm ảnh hưởng đến cả nước mặt lẫn nước ngầm
Các phương tiện giao thông đường thủy (tàu, thuyền du lịch, ca nô ) thải ra dầu mỡ, các chất hydro cacbon… vào các nguồn nước
Sự hoạt động của các khách sạn, khu nghỉ mát và các cơ sở vật chất khác thường dẫn đến gia tăng ô nhiễm do nước thải Nước thải chưa được xử lý tốt
vì không có hoặc không đủ thiết bị xử lý gây ô nhiễm nguồn nước như làm ô nhiễm biển và các hồ xung quanh các KDL Nước thải cũng có thể đe dọa đến sức khoẻ con người và động vật
Khai thác nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt của du khách ở vùng ven biển cũng ảnh hưởng đến môi trường nước, làm cho nước ngầm bị nhiễm mặn Khi nhu cầu của du khách càng lớn thì mức độ khai thác nguồn nước ngầm càng nhiều
- Ô nhiễm do rác thải: ở các khu vực có sự tập trung du khách đông đúc như khu vực có phong cảnh thiên nhiên hấp dẫn thì việc xử lý rác là một vấn đề quan trọng
Nếu xử lý không tốt thì có thể gây ra nhiều tác động bất lợi đối với môi trường
- Ô nhiễm thẩm mỹ: ô nhiễm thẩm mỹ có thể xảy ra do khách sạn, nhà hàng có kiến trúc xấu xí thô kệch, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là các phương tiện kém thẩm
mỹ, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các công trình xây dựng và cảnh quan Phát triển DL hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thoái môi trường và cảnh quan tệ hại nhất Thông thường các kiến trúc trong
DL thiếu sự hoà hợp với những đặc điểm tự nhiên và kiến trúc truyền thống Những khu nghỉ dưỡng được thiết kế phục vụ cho DL mọc lên ở các khu thiên nhiên phá hoại cảnh quan địa phương cũng như phá vỡ kiến trúc truyền thống về xây dựng ở
địa phương
Còn đối với vấn đề tài nguyên: gây sức ép lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên khi con người tăng cường khai thác Các nguồn tài nguyên chủ yếu có nguy cơ bị ảnh hưởng xấu do DL là nước, đất, sinh vật
- Tài nguyên nước: ngành du lịch nói chung đã sử dụng một nguồn nước rất lớn cho hoạt động của các khách sạn, bể bơi, sân gôn và cho bản thân khách du lịch Sự tiêu dùng quá mức bởi nhiều công trình du lịch, dẫn đến việc thiếu nước trầm trọng Ngoài ra, việc tiêu dùng nhiều nước cũng sẽ tạo ra một lượng nước thải lớn gây ô nhiễm nguồn nước sạch
Trang 25- Tài nguyên đất: Tác động trực tiếp đến tài nguyên đất thông qua việc sử dụng đất để xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như nơi ăn nghỉ, cơ sở hạ tầng và
sử dụng các vật liệu xây dựng Nếu không có quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý thì với sự phát triển DL một cách ồ ạt gắn liền với việc gia tăng các công trình du lịch
và cơ sở nghỉ ngơi sẽ làm tăng nhu cầu về tài nguyên đất
- Tài nguyên sinh học: du lịch, đặc biệt là du lịch thiên nhiên có quan hệ chặt chẽ với đa dạng sinh học Môi trường càng đa dạng và phong phú thì càng hấp dẫn đối với du khách Tuy nhiên, sự suy giảm đa dạng sinh học có thể xảy ra khi môi trường
ở KDL bị khai thác và sử dụng quá mức Ảnh hưởng của việc suy giảm đa dạng sinh học:
Làm suy giảm việc cung cấp lương thực thực phẩm, các điều kiện để nghỉ ngơi
và du lịch, nguồn lâm sản, dược liệu và năng lượng
Hạn chế các chức năng sinh thái cần thiết như cân bằng loài, hấp thụ khí gây hiệu ứng nhà kính …
Giảm năng suất hệ sinh thái nên làm giảm nguồn hàng hóa từ tự nhiên mà từ
đó chúng ta có thể khai thác dần dần
Làm hệ sinh thái mất ổn định và làm yếu khả năng chống chịu của nó đối với các thảm họa thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán, bão, ô nhiễm do con người gây
ra và khí hậu thay đổi
- Các nguồn tài nguyên khác ở địa phương: gây áp lực lớn lên các nguồn tài nguyên khác của địa phương như năng lượng, thức ăn và các nguyên vật liệu khác Khi việc khai thác các nguồn tài nguyên này càng lớn thì càng làm tăng những tác động tự nhiên liên quan đến việc khai thác chúng Do ảnh hưởng của tính mùa vụ trong DL, nhiều nơi số lượng khách vào mùa cao điểm du lịch lớn gấp 10 lần so với mùa vắng khách Vì vậy, nhu cầu các nguồn tài nguyên sử dụng để phục vụ du khách như năng lượng để sưởi ấm, đun nước nóng… càng lớn
Các tác động đến các cảnh quan thiên nhiên: Những cảnh quan thiên nhiên như các bãi biển, hồ, bờ sông, các đỉnh núi và sườn núi thường là các khu vực chuyển tiếp, những hệ sinh thái rất phong phú về thành phần loài
- Các tác động đến tự nhiên do sự phát triển DL: Hoạt động xây dựng và mở rộng
cơ sở hạ tầng Sự phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như khách sạn, nhà hàng, cấp nước và các KDL có liên quan đến việc khai thác cát sạn, xói lở các đụn cát và
bờ biển, xói mòn đất Thêm vào đó, việc xây dựng đường giao thông (đường bộ và hàng không) có thể dẫn đến suy thoái môi trường sống của sinh vật và làm xấu phong cảnh
Trang 26- Các tác động đến tự nhiên do hoạt động của du khách: Du khách đi trên con đường mòn nhiều lần giẫm đạp lên thực vật và đất đai hay vấn đề lượng du khách tập trung quá đông có thể gây tổn hại cho động – thực vật, làm suy giảm đa dạng sinh học hay tạo nên sự xáo trộn cho động vật dẫn đến ảnh hưởng đến các hoạt động tự nhiên của chúng
Du nhập các loài ngoại lai: Các loài sinh vật ngoại lai xâm hại được coi là một trong những mối đe doạ nguy hiểm nhất gây tổn thất đa dạng sinh học Sinh vật ngoại lai xâm hại trước hết là những loài không có nguồn gốc bản địa Khi được đưa đến một môi trường mới, các loài ngoại lai có thể không thích nghi được với điều kiện sống và
do đó không tồn tại được Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác, do thiếu vắng các đối thủ cạnh tranh như ở quê nhà cùng với điều kiện sống thuận lợi, các loài này có điều kiện sinh sôi nảy nở rất nhanh và đến một lúc nào đó phá vỡ cân bằng sinh thái bản địa
và vượt khỏi tầm kiểm soát của con người Lúc này nó trở thành loài ngoại lai xâm hại Thương mại hóa các đặc trưng và giá trị của địa phương: làm biến đổi những nét văn hóa địa phương thành hàng hoá, những nghi lễ tín ngưỡng và lễ hội dân tộc bị thay đổi để đáp ứng nhu cầu của du khách Nhu cầu về các mặt hàng lưu niệm, nghệ thuật, giải trí và các mặt hàng khác ở địa phương nhằm phục vụ cho nhu cầu mua sắm và thưởng thức của khách du lịch có thể gây ra những thay đổi cơ bản trong các giá trị nhân văn Những địa điểm và đồ vật thiêng liêng không còn được tôn trọng khi chúng được
xem như những hàng hóa để bán
Mất bản sắc văn hoá: du khách luôn muốn có những vật lưu niệm, mỹ thuật, thủ công mỹ nghệ và những buổi biểu diễn văn hóa thì ở những địa điểm du lịch, những nghệ nhân địa phương có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng của du khách Tuy nhiên, họ cũng phải có những thay đổi trong thiết kế sản phẩm để làm cho chúng
đa dạng hơn, phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của du khách Đây là một vấn đề có tính hai mặt, vừa giúp bảo tồn các truyền thống văn hoá, nhưng đồng thời cũng có thể xảy
ra những mai một về văn hóa trong quá trình thương mại hóa những sản phẩm này Trong một số trường hợp có thể làm mất dần bản sắc văn hóa dân tộc vì có sự vượt trội hơn của các đặc trưng văn hóa ngoại lai do du khách mang tới so với văn hóa bản địa Bất đồng về văn hoá: do DL gắn liền với việc di chuyển của du khách từ nhiều miền khác nhau và có những quan hệ xã hội khác nhau nên dễ xảy ra các bất đồng về văn hoá, tôn giáo, dân tộc, các giá trị và phong cách sống, ngôn ngữ và mức độ phát triển… Thái độ bất đồng của cư dân địa phương đối với sự phát triển DL thường được thể hiện qua sự thờ ơ, khó chịu và có ý phản đối với du khách Hiểu lầm và xung đột có thể nảy sinh giữa khách và chủ vì những khác biệt về ngôn ngữ, thói quen, tôn giáo và cách ứng xử
Trang 27Các vấn đề về đạo đức và an toàn xã hội: ngoài những ảnh hưởng tiêu cực vừa đề cập trên đây, DL còn tạo ra những vấn đề nghiêm trọng hơn liên quan đến đạo đức và tội phạm
Chênh lệch trong đầu tư ở địa phương: phát triển DL đòi hỏi chính quyền địa phương phải chi phí một lượng tiền lớn để cải thiện sân bay, đường sá và những cơ sở hạ tầng khác, và có thể sẽ phải cắt giảm phần chi cho các hoạt động cần thiết khác của chính quyền Tiềm lực kinh tế cộng đồng được sử dụng vào xây dựng cơ sở hạ tầng nên giảm
sự đầu tư của chính phủ cho giáo dục, y tế…
Tác động của tính mùa vụ trong DL: tính mùa vụ trong DL tạo ra những bất lợi về kinh tế đối với những điểm du lịch quá phụ thuộc vào nó Sự tập trung hoạt động du lịch theo mùa dẫn tới sự quá tải trong các hoạt động như giao thông, ăn ở Sự tập trung khách du lịch nếu tổ chức không tốt sẽ làm hư hỏng nhiều di tích quan trọng, gây khó khăn cho việc bảo tồn và phục hồi … Riêng đối với những nhân viên làm việc mùa vụ thì phải đối mặt với những bất lợi như:
- Công việc bấp bênh nên thu nhập cũng không ổn định, thông thường không có
sự đảm bảo việc làm từ mùa này sang mùa khác
- Những khó khăn trong đào tạo nghề, bảo hiểm y tế, thừa nhận về kinh nghiệm làm việc
- Không đảm bảo nhà ở và việc làm
và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển DL trong tương lai
DL bền vững hay DLST bền vững đầu đòi hỏi phải quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội và thẩm mỹ của con người, trong khi đó vẫn bảo đảm duy trì được sự đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và bản sắc văn hóa của đại phương Tất cả đều tập trung vào 03 mục tiêu:
- Phát triển bền vững về kinh tế: Phát triển DL bền vững cần phải bền vững về kinh
tế, thu nhập phải lớn hơn chí phí, phải đạt được sự tăng trưởng cao, ổn định trong thời gian dài, tối ưu hóa đóng góp của ngành du lịch vào thu nhập quốc dân, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển
Trang 28- Phát triển bền vững về môi trường: Phải sử dụng và bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch theo hướng tiết kiệm, bền vững, đảm bảo sự tái tạo và phục hồi của tài nguyên, nâng cao chất lượng của tài nguyên và môi trường, thu hút cộng đồng và du khách vào các hoạt động bảo tồn, tôn tạo tài nguyên
- Phát triển bền vững về xã hội: Thu hút cộng đồng tham gia vào các hoạt động
DL, tạo nhiều việc làm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương, cải thiện tính công bằng xã hội, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm
du lịch, đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách
Hình 1.1 Phát triển DL bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế, xã
hội và môi trường
Trang 291.2 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU TƯƠNG TỰ
Đề tài “Phân tích tác động của hoạt động du lịch đến môi trường ở tỉnh Bình Thuận” của Trương Thị Ngọc Hiếu
Trong đề tài này, tác giả đã nêu lên thực trạng hoạt động DL gồm có thị trường du khách, cơ sở vật chất – kỹ thuật, nguồn nhân lực… cùng với phân tích các tác động tích cực và tiêu cực mà hoạt động DL đến môi trường tự nhiên, nhân văn và kinh tế – xã hội
ở tỉnh Bình Thuận Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm làm tăng tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động DL đến môi trường tỉnh như: giải pháp phát triển sản phẩm du lịch, giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, giải pháp đầu tư phát triển DL và giải pháp giám sát công tác đánh giá tác động môi trường DL
Đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến công tác bảo tồn
đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp” của Nguyễn Văn Tý
Trong đề tài này, tác giả đã làm rõ hiện trạng hoạt động DLST tại VQG Tràm Chim: về cơ sở vật chất, sản phẩm du lịch, tuyến tham quan…, sau đó thực hiện đánh giá sự ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của hoạt động DLST đến ĐDSH tại VQG Tràm Chim Từ đó đề xuất một số giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động DLST đến công tác bảo tồn ĐDSH và giải pháp phát triển DLST ở VQG Tràm Chim theo hướng bền vững
Đề tài “Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý tác động của du khách trong hoạt động du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Tiên” của Nguyễn Hiền Thân
Trong đề tài này, tác giả đã khảo sát được hiện trạng tài nguyên, giá trị văn hóa, tình hình hoạt động DLST của VQG Cát Tiên, qua đó cho thấy Vườn có hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan hấp dẫn với nhiều động thực vật phong phú cùng với bề dày của giá trị văn hóa lịch sử, nghề thủ công truyền thống của địa phương là tiềm năng cho việc kết hợp DLST với du lịch cộng đồng, đánh giá tác động của du khách đến công tác bảo tồn tại VQG Cát Tiên trong đó tác động lớn nhất là hệ thực vật và phân tích các khía cạnh tác động môi trường và tài nguyên từ hoạt động DL đến VQG Cát Tiên qua đó phản ảnh được khía cạnh môi trường cần quan tâm Từ đó, đã đưa ra các tiêu chí giới hạn của các tác động môi trường, tài nguyên và kế hoạch quan trắc tác động và đề xuất các giải pháp quản lý tác động từ các hoạt động DL của du khách, các giải pháp phát triển DLST tại VQG Cát Tiên ngày càng tốt hơn
Trang 30Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường KDL Sa Pa – tỉnh Lào Cai” của Lý Thị Ngọc Nga
Trong đề tài này, tác giả đã đánh giá hiện trạng du lịch ở KDL huyện Sa Pa : hiện trạng khách du lịch là hệ thống cơ sở lưu trú, nhà hàng, nghiên cứu sự ảnh hưởng của hoạt động DL đến môi trường KDL: cụ thề là chất lượng môi trường nước, môi trường đất cùng tình hình phát sinh CTR Từ đó đề xuất một số giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và giáo dục ý thức cho du khách và cộng đồng địa phương tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
Trang 31CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ HUYỆN CẦN GIỜ
Tổng diện tích tự nhiên huyện Cần Giờ là 70.421,58ha, chiếm 1/3 diện tích thành phố; là huyện ven biển duy nhất của thành phố Hồ Chí Minh có các mặt giáp giới, như sau:
- Phía Bắc : giáp huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
- Phía Nam : giáp biển Đông
- Phía Đông : giáp huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
- Phía Tây : giáp huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang
Vị trí địa lý huyê ̣n Cần Giờ có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế – xã hô ̣i
củ a huyê ̣n cũng như của thành phố Cần Giờ có vi ̣ trí quan tro ̣ng đă ̣c biê ̣t đối với thành phố về kinh tế, quốc phòng, là cửa ngõ tiến ra biển Đông của TP.HCM, ta ̣o điều kiê ̣n thuận lợi cho phát triển kinh tế biển
Ngoài ra, nằm ở vị trí tương đối biê ̣t lâ ̣p, Cần Giờ có nhiều thuâ ̣n lợi trong phát triển các loa ̣i hình dịch vu ̣ vui chơi giải trí phu ̣c vu ̣ khách du li ̣ch trong nước và quốc tế Bên cạnh đó, vị trí địa lý mang la ̣i cho Cần Giờ nhiều lợi thế về vâ ̣n chuyển bằng đường biển Từ Cần Giờ có thể dễ dàng đến Vũng Tàu, các tỉnh ven biển miền Tây và miền Trung bằng đường biển
Về địa giới hành chính, huyện Cần Giờ có 07 đơn vị hành chính gồm thị trấn Cần Thạnh và 06 xã: Long Hòa, Thạnh An, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Bình
Khánh Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Cần Thạnh
Trang 322.1.2 Điều kiện tự nhiên
a Khí hậu
Cần Giờ có hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
Nhiệt độ tương đối cao và ổn định, trung bình khoảng 25oC đến 29oC, cao tuyệt đối là 38,2oC, thấp tuyệt đối là 14,4oC
Độ ẩm trung bình từ 73% đến 85%, độ bốc hơi từ 3,5mm/ngày đến 6mm/ngày, trung bình 5mm/ngày, cao nhất 8mm/ngày
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.000mm – 1.402mm, trong mùa mưa lượng mưa tháng thấp nhất khoảng 100mm, tháng nhiều nhất 240mm
Mùa mưa hướng gió chính là Tây – Tây Nam, mùa khô hướng gió chính là Bắc –
Đông Bắc
b Địa hình địa mạo, thổ nhưỡng
Đi ̣a hình đi ̣a ma ̣o, thổ nhưỡng huyê ̣n Cần Giờ có những đă ̣c điểm sau đây:
- Dạng trũng thấp, lầy: Độ cao phổ biến từ 1 – 2m, phân bố phía Bắc huyện Cần Giờ Trầm tích cấu tạo nên các bề mặt có nhiều nguồn gốc khác nhau, chủ yếu là các trầm tích trẻ (tuổi Holocen) Đây là khu vực có nền đất yếu (chủ yếu đất phèn mặn, nhất là đất phèn mặn thường xuyên), không thuận lợi cho việc xây dựng cơ bản và
phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật
- Dạng trũng thấp mới hình thành ven biển: Dạng địa hình này có độ cao phổ biến khoảng 0 – 1m, nhiều nơi có độ cao thấp hơn mực nước biển, nhìn chung đa số chịu
ảnh hưởng của thuỷ triều hàng ngày
Cần Giờ có hơn 20km bờ biển chạy dài theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, có các cửa sông lớn của các con sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh; có các đảo nằm xa đất liền
Đặc điểm nổi bậc về thổ nhưỡng của Cần Giờ là phèn và mặn Vùng ngập mặn chiếm tới 56,7% diện tích toàn huyện, tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo, trong
đó chủ yếu là cây đước, cây bần, mắm
Địa hình đi ̣a ma ̣o và thổ nhưỡng huyê ̣n Cần Giờ có ảnh hưởng to lớn đến hình thành hê ̣ sinh thái và phát triển kinh tế – xã hô ̣i của huyê ̣n, đă ̣c biê ̣t là trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất nông nghiê ̣p, phân bố không gian lãnh thổ, phát triển các ngành di ̣ch vu ̣ du li ̣ch sinh thái
Trang 33c Thủy văn
Huyện Cần Giờ nằm trong vùng cửa sông – rạch chằng chịt với mật độ dòng chảy cao nhất so với các huyện khác trong thành phố Nguồn nước từ biển đưa vào bởi hai cửa chính hình phểu là vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái, nguồn nước từ sông đổ ra
là hợp lưu của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, ra biển bằng hai tuyến chính là Lòng Tàu và Soài Rạp Ngoài ra còn có sông Thị Vải, Gò Gia và các phụ lưu của nó
Diện tích sông rạch là 22161 ha chiếm 31,27% diện tích của toàn huyện Cần Giờ Sông Lòng Tàu là thủy lộ chính đưa các tàu có tải trọng đến 20000 tấn vào Cảng Sài Gòn
(Nguồn: KDTSQ RNM Cần Giờ - NXB Nông Nghiệp)
Sông rạch phần lớn chảy theo hướng Đông Nam, dạng uốn lượn có ảnh hưởng đến địa hình và thay đổi thực vật cảnh
Hai sông Lòng Tàu và Soài Rạp là hai sông chính chi phối toàn bộ chế độ thủy văn của hầu hết các kênh rạch khác
Toàn bộ sông rạch chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, mỗi ngày xuất hiện 2 lần nước lên và nước xuống, số lần nhật triều trong tháng hầu như không đáng kể Trong ngày, hai đỉnh triều thường xấp xỉ nhau, nhưng hai chân triều lại chênh lệch nhau rất xa
Biên độ triều nói chung khá lớn và có xu thế giảm dần từ phía cửa sông lên phía thượng lưu Vùng phía Nam biên độ lớn hơn vùng phía Bắc từ 0,6m – 1m Mực nước cao nhất trong năm thường xuất hiện vào tháng 10, 11 và thấp nhất vào tháng 5, 6
Trang 34Độ mặn trên các sông rạch của huyện biến đổi liên tục theo cả không gian lẫn thời gian Vì nằm trong vùng cửa sông, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ bán nhật triều
từ biển đông truyền vào, các sông rạch của huyện đều đóng vai trò “kênh dẫn triều” đưa nước mặn xâm nhập khắp địa bàn huyện làm cho khối nước mặt ở đây quanh năm bị mặn Nước mặn theo dòng triều ngược lên thượng lưu trong thời kỳ triều lên hòa lẫn với nước ngọt từ nguồn đổ về thành nước lợ, sau đó tiêu đi trong thời gian triều hết Do đó
càng vào sâu trong đất liền độ mặn càng giảm
d Tài nguyên thiên nhiên
d1 Tài nguyên đất
Huyện Cần Giờ có diện tích đất tự nhiên là 70.421,58ha chiếm 33,6% diện tích đất
tự nhiên của Thành phố Tài nguyên đất Cần Giờ có các dạng đất sau đây:
Đất cát
Đất cát có diện tích 6.704ha, chiếm 9,52% diện tích đất tự nhiên của huyện Cần Giờ, 3,2% diện tích tự nhiên cùa thành phố Đất cát có tỷ lệ cấp hạt cát cao (76 – 85%), trong đó cấp hạt cát mịn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các cấp hạt (47 – 53%), tỷ lệ cấp hạt sét và limon rất thấp (15 – 17%) Đất cát nghèo mùn, đạm, lân và kali
Đất mặn
Với diện tích 25.559ha, chiếm 36,29% diện tích đất tự nhiên huyện Cần Giờ, chiếm
khoảng 12,2% diện tích đất tự nhiên của thành phố
Loại đất này hình thành trên trầm tích sông, biển và đầm lầy biển bị xâm nhập mặn hơi chua ở tầng mặt (pH < 5), các tầng ở dưới ít chua đến trung tính, đạt trị số pH 6,5 –
7 ở độ sâu trên 100cm
Đất có thành phần cơ giới nặng; các chỉ tiêu độ phì ở mức trung bình khá, hàm lượng chất hữu cơ giàu (2,5 – 3,5%), hàm lượng đạm tổng số tương đối cao (0,2%) Đất mặn thích hợp cho việc trồng rừng, đặc biệt với cây đước, sú, vẹt…
Đất phèn
Đất phèn tập trung ở phía Bắc huyện Cần Giờ Đất phèn được hình thành trên trầm tích đầm lầy biển (đầm mặn) Phần lớn đất phèn của huyện Cần Giờ nằm ở tầng sinh phèn và tầng phèn nông, hàm lượng lưu huỳnh và các độc tố Fe2+, Fe3+, Al3+ rất cao, có
độ pH thấp, hàm lượng Cl- và các muối hòa tan rất cao vì đất thường xuyên chịu ảnh hưởng của nước biển làm cho đất phèn trở nên phức tạp và diễn biến nhanh chóng theo chiều hướng bất lợi cho sản xuất cũng như môi trường Đất phèn được sử dụng cho việc trồng và bảo vệ rừng ngập mặn
Trang 35d2 Tài nguyên nước
Tài nguyên nước cùa huyện Cần Giờ rất phong phú nhưng lại khan hiếm về nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cho trồng trọt Diện tích mặt nước huyện Cần Giờ lên đến gần 23.000ha và chiếm 32,6% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Tuy nhiên, do chịu ảnh hường của chế độ bán nhật triều nên cả hệ thống nước mặt và nguồn nước ngầm đều bị nhiễm mặn quanh năm
Tài nguyên nước huyện Cần Giờ thích hợp cho phát triển rừng ngập mặn và hệ
sinh thái rừng ngập mặn, nuôi trồng thủy sản, làm muối
d3 Tài nguyên rừng
Huyện Cần Giờ có hệ sinh thái rừng ngập mặn với tổng diện tích đất rừng chiếm khoảng 46,9% diện tích đất rừng tự nhiên Rừng ngập mặn Cần Giờ được Chính phủ công nhận là rừng phòng hộ và vào năm 2000, rừng ngập mặn Cần Giờ được tổ chức UNESCO công nhận là “khu dự trữ sinh quyển” thế giới đầu tiên ở Việt Nam Hệ sinh
thái rừng ngập mặn Cần Giờ rất phong phú về động thực vật
Tài nguyên rừng huyện Cần Giờ có giá trị rất lớn về phát triển kinh tế, đặc biệt là
DLST và có giá trị rất lớn về môi trường sinh thái của thành phố và khu vực
d4 Tài nguyên biển
Cần Giờ có bờ biển dài 20km, kéo dài từ tỉnh Tiền Giang đến giáp ranh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (ngược) với hai vịnh lớn nhất là vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái Nguồn lợi từ biển chủ yếu là nuôi trồng thủy hải sản, đánh bắt gần bờ và khai thác muối Tài nguyên biển còn có giá trị phát triển DL, phát triển một số đặc sản như chim yến
d5 Tài nguyên thủy hải sản
Cần Giờ có khoảng 10.000ha đất và mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy hải sản, trên 1.000ha đất có khả năng sản xuất muối Tài nguyên thủy hải sản Cần Giờ bao gồm thủy hải sản nuôi trồng và đánh bắt: tôm các loại, cá biển, nghêu, só huyết, muối khu vực có tiềm năng phát triền thủy hải sản tập trung chủ yếu ở các xã An Thới Đông, bãi
biển Long Hòa; khu vực có tiềm năng sản xuất muối tập trung ở Lý Nhơn, Thạnh An d6 Tài nguyên du lịch
Cần Giờ có tiềm năng phát triển DL Cụ thể:
- Rừng ngập mặn được công nhận là rừng ngập mặn sinh quyển thế giới đầu tiên của Việt Nam
- Biển và bãi biển, đặc biệt là bãi bùn rất sạch và là vùng biển bùn tiêu biểu của Việt Nam
Trang 36- Các đặc sản từ biển và trái cây: tôm, cá, xoài cát, mãng cầu
- Các lễ hội như lễ hội ngư ông, các di tích lịch sử… Cần Giờ có thể phát triền các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ du khách trong nước và quốc tế
- Các làng nghề: làng chiếu, làng chài, làng muối
d7 Tài nguyên nhân văn
Cần Giờ có nhiều tài nguyên nhân văn được công nhận là di tích lịch sử, di sản văn hóa
Các tài nguyên nhân văn được công nhận bao gồm:
i Khu dự trữ sinh quyển thế giới: Năm 2000 rừng ngập mặn Cần Giờ được công nhận là khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn thế giới đầu tiên của Việt Nam Rừng ngập mặn Cần Giờ được người dân thành phố trồng và bảo tồn từ sau năm 1975
ii Di chỉ khảo cổ học Giồng Cá Vồ: Ngày 13/04/2000, Bộ Văn hóa Thông tin quyết định công nhận Di chỉ khảo cổ học Giồng Cá Vồ thuộc xã Long Hòa, huyện Cần Giờ
là di tích khảo cổ học nằm trong số những di tích lịch sử văn hóa quốc gia cần được bảo vệ
iii Di tích lịch sử cấp quốc gia Căn cứ Rừng Sác: Ngày 15/12/2004, Bộ Văn hóa Thông tin quyết định công nhận căn sứ Rừng Sác thuộc xã Long Hòa, huyện Cần Giờ
là Di tích lịch sử cấp Quốc gia Căn cứ Rừng Sác có bề dày lịch sử qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, là căn cứ địa của Đoàn 10 đặc công thủy quân giải phóng Ngoài ra, Cần Giờ còn có nhiều di tích văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng, bao gồm nhiều chùa, thánh thất và nhà thờ được xây dựng từ nhiều thế kỷ trước Cần Giờ có hơn
10 ngôi chùa, trong đó có chùa Thạnh Phước (chùa Láng) là ngôi chùa cổ nhất, có tuổi thọ 136 tuổi
2.1.3 Điều kiện kinh tế – xã hội
Dân số Cần Giờ: Theo thống kê đến năm 2014, tại Cần Giờ có 17.263 hộ với tổng nhân khẩu 80.679 người được chia làm 6 xã và 01 thị trấn
Bảng 2.2 Bảng thống kê dân số Cần Giờ qua các năm
Dân số (người) 24.551 49.328 54.351 58.819 68.403 80.679
(Nguồn: Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Cần Giờ)
Giao thông chủ yếu là đường thủy và đường bộ Huyện Cần Giờ chỉ có 1 tuyến đường duy nhất kéo dài từ bến phà Bình Khánh đến thị trấn Cần Thạnh
Trang 37Các hình thức sản xuất chủ yếu như: nuôi trồng thủy sản công nghiệp – bán công nghiệp – quảng canh, đánh bắt thủy sản, làm muối… Ngoài ra một số ít các hộ trồng lúa tại xã Bình Khánh và cây ăn quả tại xã Long Hòa và thị trấn Thạnh An
Dịch vụ DL đặc biệt là DLST được xác định là một trong những mũi nhọn phát triển kinh tế địa phương
2.2 TỔNG QUAN VỀ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ
Hình 2.1 Khu dự trữ sinh quyển RNM Cần Giờ
(Nguồn: Sưu tầm)
Trang 382.2.1 Vị trí địa lý
RNM Cần Giờ – rừng Sác được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ nằm hoàn toàn trong địa phận huyện Cần Giờ, được hình thành ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai – sông Sài Gòn nằm ở cửa ngõ Đông Nam TP.HCM
RNM thuộc huyện Cần Giờ có tọa độ 106o46’ đến 107o01’ kinh độ Đông và từ
10o22’ đến 10o40’ vĩ độ Bắc, cách trung tâm TP.HCM khoảng 40km, có các mặt giáp giới như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai
- Phía Nam giáp biển Đông
- Phía Tây giáp tỉnh Tiền Giang và Long An
- Phía Đông giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
RNM Cần Giờ nằm trên tuyến đường thủy rất quan trọng ở miền Nam nước ta, từ biển Đông đi vào Sài Gòn – Gia Định và ra khắp miền Nam Chính vị trí đặc biệt này
đã khiến cho số phận của rừng gắn liền với nhiều biến cố lịch sử của công cuộc giải phóng miền Nam Việt Nam
2.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển
a Trước chiến tranh hóa học
Trước chiến tranh, Cần giờ nguyên bản thuộc tỉnh Đồng Nai
Cần Giờ khi xưa tồn tại khu rừng ngập mặn chưa được khai phá với quần thể động thực vật phong phú Diện tích của nó đủ để che phủ cả một vùng, tán rừng nguyên sinh dày, cây rừng cao trên 25m, với các loài cây đặc hữu như đước đôi, bần đắng, mấm trắng, vẹt, sú, chà là… tạo môi trường tốt cho động vật cư ngụ, sinh trưởng
Vào thế kỷ 17, khi những người dân Việt đầu tiên đặt chân vào miền đất Nam Bộ, Cần Giờ có đến hơn 40.000ha rừng nguyên sinh mọc trải dài trên các gò đất chìm nổi trong khu vực Số lượng loài động vật thời đó thật khó có thể kiểm kê hết Cho đến những năm kháng chiến chống Pháp, người đi rừng đã gặp các loài động vật hoang dã cùng với số lượng đáng kể, chứng kiến các cuộc giao tranh giữa các loài vì lãnh thổ và thức ăn, tận mắt trông thấy loài cá sấu mà thời ấy khi nhắc đến, dân địa phương xem là một nỗi ám ảnh
b Trong chiến tranh hóa học
Trong những năm 1962 – 1971, để tiêu diệt căn cứ quân giải phóng, Mỹ cho rải chất diệt cỏ để tàn phá rừng
RNM Cần Giờ trước chiến tranh trù phú là thế, nơi rừng thiêng nước độc, vậy mà chính chiến tranh đã biến rừng thành một vùng đất chết đúng nghĩa bằng bom đạn, bằng
Trang 39chất hóa học độc hại Hệ sinh thái RNM gần như bị phá vỡ hoàn toàn, mất rừng, đất đai
bị xói mòn nghiêm trọng, động vật một phần chết vì các phát minh do con người tạo ra, một phần vì nơi sinh sống bị phá hủy nên không thể tồn tại lâu dài RNM khi ấy vắng bóng con người, không còn tung tích của các loài hoang dã
c Sau chiến tranh hóa học
Năm 1975, có thể nói rằng rừng Sác không còn lại gì Nhưng sau một thời gian thì rừng đã tái sinh Lúc đó, rừng lại một lần nữa bị tàn phá bởi vấn nạn chặt phá, khai thác rừng bừa bãi do chưa có quy hoạch
Năm 1978, Cần Giờ được sáp nhập về thành phố Hồ Chí Minh Năm 1979, UBND thành phố Hồ Chí Minh phát động chiến dịch trồng lại rừng Cần Giờ, thành lập Lâm trường Duyên Hải (đóng tại Cần Giờ) với nhiệm vụ khôi phục lại hệ sinh thái ngập mặn Sau 10 năm nhân dân Cần Giờ và bộ đội trồng lại rừng, rừng Sác đã hồi sinh Có hàng chục loài thực vật đã xuất hiện trở lại, nhiều nhất là cây đước Hàng chục loài chim nước bay về trú chân, trong đó phải kể đến bồ nông, sếu, diệc, hồng hộc, cò quắm… Đàn khỉ với số lượng lớn hiện đang sinh trưởng tại Lâm Viên
Hiện nay, diện tích rừng đã phủ xanh hơn 31.000ha, trong đó có gần 20.000ha rừng trồng, hơn 11.000ha được khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và các loại rừng khác
Ngày 21/01/2000, khu rừng này đã được Chương trình Con người và Sinh Quyển – MAB của UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam nằm trong mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển của thế giới
Sự công nhận này đã mở đầu cho một loại hình DL mới góp phần phát triển kinh
tế du lịch ở nước ta: loại hình du lịch sinh thái
2.2.3 Chức năng
RNM Cần Giờ giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ sinh thái, bảo vệ môi
trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện:
a Vai trò sinh thái
RNM Cần giờ được ví như một nhà máy lọc sinh học khổng lồ, góp phần điều hòa khí hậu trong vùng Các quần xã cây ngập mặn là một tác nhân làm cho khí hậu dịu mát hơn Cũng giống như các loài thực vật khác, cây ngập mặn và tảo, rêu trong nước góp phần hấp thu CO2 và thải O2 qua quá trình quang hợp Đây là “lá phổi xanh” của thành phố
Cần Giờ đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch lưu lượng nước của dòng chảy qua nó Các chất độc hại và ô nhiễm từ các khu công nghiệp, đô thị, hoạt động nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản… thải vào sông rạch, hòa tan trong nước hoặc lắng
Trang 40xuống đáy được nước sông mang ra các vùng cửa sông ven biển Hệ rễ của cây rừng góp phần vào việc làm giảm tốc độ dòng chảy của thủy triều, tạo điều kiện lắng đọng bùn, các vật chất lơ lửng và hấp thụ các chất này để tạo ra các hợp chất ít độc hại hơn đối với con người
Vì vậy, RNM Cần Giờ đã trở thành “lá phổi” đồng thời là “quả thận” có chức năng làm sạch không khí và nước thải từ các thành phố công nghiệp trong thượng nguồn sông Ðồng Nai – Sài Gòn để ra biển Ðông
Ngoài ra, RNM Cần Giờ còn là “bức tường xanh” bảo vệ bờ biển của sông, hạn
chế xói mòn và tác hại của gió bão vào đất liền, có tác dụng trong việc mở rộng diện tích đất bồi, hạn chế xâm nhập mặn, bảo vệ được đê điều đồng ruộng, nơi sống của
người dân Cần Giờ và các vùng lân cận trước sự tàn phá của gió bão…
b Vai trò kinh tế
Môi trường RNM còn là nơi người dân có thể hưởng lợi từ các hoạt động kinh tế như nuôi trồng, khai thác thủy sản để sử dụng trong nước và xuất khẩu Rừng Cần Giờ rất dồi dào tôm cá, có nhiều loài có giá trị kinh tế rất cao như cá mú, cá chẽm, cá đường,
cá dứa, cá ngát, lịch củ, tôm thẻ, tôm sú, cua gạch soong, nghêu, sò huyết… Ngoài ra,
có thể thu nhập từ các nguồn khác như: nuôi ong lấy mật, số lượng lớn than củi… Theo quan điểm sinh thái – kinh tế sẽ đảm bảo duy trì cân bằng về môi trường, khai thác nguồn lợi tự nhiên Cảnh quan được hình thành trong quá trình thực hiện dự
án sẽ tạo điều kiện phát triển du lịch, không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh DL, mà còn cho cộng đồng địa phương với những hoạt động dịch vụ đi kèm Các loài thủy sinh vật và chim được bảo tồn để có điều kiện ngày càng phát triển dồi dào hơn, góp phần giảm thiểu những rủi ro trong nuôi trồng và khai thác thủy sản
RNM đã mang lại lợi ích kinh tế lâu dài, vừa bảo tồn và phát triển được những tài nguyên quý mà thiên nhiên đã ban tặng Tùy theo vị trí và địa hình, tính chất của đất mà
trồng diện tích dải rừng cây ngập mặn phù hợp
và sinh vật cửa sông
Rừng Cần Giờ còn đóng nhiều vai trò quan trọng khác như: Lịch sử, văn hóa, giáo dục, y tế…