Vì vậy “Đánh giá chất lượng nước phục vụ hoạt động nuôi cá tra tại tỉnh An Giang” là việc làm cần thiết nhằm cung cấp thông tin cho cơ quan quản lí môi trường địa phương và người dân nuô
Trang 1Lời đầu tiên cho em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường TPHCM đã quan tâm giúp đỡ và giảng dạy truyền đạt kiến thức
bổ ích cho em, đó chính là nền tảng, là những hành trang vô cùng quý giá, là bước đầu
tiên cho em bước vào sự nghiệp trong tương lai Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn
Cô Th.S Phạm Thị Diễm Phương đã cho em nhiều kiến thức, hỗ trợ và giúp đỡ tận tìnhgiúp em giải đáp những thắc mắc trong quá trình thực hiện luận văn
Bên cạnh đó, em cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các Cô, Chú, Anh, Chịtrong Trung tâm quan trắc Môi trường và Bệnh thủy sản Nam bộ – Viện Nghiên CứuNuôi Trồng Thủy Sản II đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em để em có thể hoàn thành
đề tài một cách tốt nhất
Em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ở bên quan tâm chia sẻ và
động viên trong suốt quá trình học tập và làm luận văn
Bước đầu đi vào làm luận văn nên còn bỡ ngỡ trình độ lí luận và kinh nghiệm thực
tế còn hạn chế do vậy không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận đượcnhững ý kiến đóng góp quý báu của Quý Thầy Cô và các bạn học để em có thêm nhiềukinh nghiệm và hoàn thiện đề tài hơn
Kính chúc mọi người luôn dồi dào sức khỏe, vui vẻ, hạnh phúc và thành côngtrong công việc
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất Em xin chân thành cảm ơn !
TP.HCM, ngày 18 tháng 12 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Ngọc Ly
Trang 2An Giang là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở thượng nguồn sôngTiền, sông Hậu là nơi có hoạt động nông nghiệp phát triển Theo báo cáo kinh tế xãhội 6 tháng đầu năm tỉnh An Giang năm 2016 khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sảnchiếm tỷ trọng 31,22 %, ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển mạnh mẽ
trong đó nuôi cá tra chiếm 84 % tổng diện tích nuôi trồng thủy của tỉnh Nhưng hiện
nay chất lượng nước phục vụ hoạt động nuôi trồng thủy sản tại khu vực này đang có
nguy cơ bị ô nhiễm Vì vậy “Đánh giá chất lượng nước phục vụ hoạt động nuôi cá tra
tại tỉnh An Giang” là việc làm cần thiết nhằm cung cấp thông tin cho cơ quan quản lí
môi trường địa phương và người dân nuôi trồng thủy sản về diễn biến chất lượng nước
để có các biện pháp ngăn ngừa và phòng chống ô nhiễm nguồn nước, nâng cao hiệu
quả kinh tế của hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, đưa An Giang trở thànhtỉnh đi đầu trong phát triển nuôi trồng thủy sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long theo
định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang 2010 – 2020
Dựa trên cơ sở tìm hiểu các tài liệu liên quan đến đánh giá chất lượng nước nuôitrồng thủy sản Tôi đã tiến hành thu mẫu với tần suất 1 lần/tháng của 6 vị trí thuộcvùng nuôi cá tra trọng điểm tỉnh An Giang và phân tích các chỉ tiêu nhiệt độ, pH, oxyhòa tan (DO), nhu cầu oxy hóa học (COD), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), nitrit (N–
NO2¯), amonium (N–NH4+), phosphate (P–PO43-) tại Trung tâm Quan trắc môi trường
và Bệnh thủy sản Nam Bộ – Viện nuôi trồng thủy sản 2
Sau khi phân tích và so sánh kết quả giới hạn cho phép của QCVN 08–MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt và kết hợpvới tính chỉ số chất lượng nước - WQI theo quyết định 879 ngày 01/07/2011 của Tổngcục môi trường Việt Nam và của cơ quan bảo vệ môi trường (CCME) – Canada chothấy chất lượng nước tại Rạch Gòi Bé và Cái Sao – Bờ Hồ đang bị ô nhiễm bởi cácthông số TSS, N–NH4+, N–NO2¯, P–PO43- Chỉ số chất lượng nước – WQI của 2 khuvực này chỉ đạt 60 và 56 chỉ được sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích
tương đương khác không thích hợp cho hoạt động nuôi thủy sản Tại các vị trí VĩnhNgươn, Bến đò Khánh Hòa – Phú Lạc, Kênh Xáng – Vịnh Tre và Phà Mương Ranhtương đối tốt so với quy chuẩn QCVN08–MT:2015/BTNMT và đều thích hợp phục vụ
hoạt động nuôi thủy sản nói chung và cá tra nói riêng
Trên cơ sở các kết quả cần lựa chọn các biện pháp về kĩ thuật cũng như qu ản lí
nhằm nâng cao chất lượng nước nhằm phục vụ tốt cho hoạt động nuôi cá tra và cáchoạt động khác nói riêng trên địa bàn tỉnh An Giang
Trang 3An Giang is a province in the Mekong Delta, located upstream Tien and Haurivers, where has the agriculture develope According to the socio-economic reportfirst 6 months of 2016 in An Giang province, the agriculture, forestry and fisheriesaccounted for 31.22 %; the aquaculture is growing strongly special catfish accounted
84 % of the total area of the province's aquaculture However, the current water qualityfor aquaculture is at risk of and could affect the quality and yield of aquacultureproducts There fore “Water quality monitoring for aquaculture in An Giang province"
is necessary in order to provide variable water quality changes for environmentalmanagement agencies and local residents Then take measures to prevent pollution,improve the economic efficiency of aquaculture bringing An Giang to become a leader
in the development of aquaculture in the Mekong Delta oriented social and economicdevelopment of An Giang Province 2010 – 2020
Based on learning materials about to water quality monitoring for aquaculture Icollected sampling frequency 1 time/ 6 months at six locations and analyzes someparameters: temperature, pH, dissolved oxygen (DO), chemical oxygen demand(COD), total suspended solids (TSS), nitrites (N–NO2), amonium (N–NH4+),phosphate (P–PO43-) in Research Institute for Aquaculture No 2
After analyzis and comparing the results of the limit allowed in QCVN 08 –MT:2015/BTNMT National technical regulation on surface water quality Thencombine WQI of dicision No.879/QĐ – TCMT date 01/07/2011 of monre – Vietnamand WQI – The Canadian Council of Ministers of the Environment : Water Rach Go
Be and Cai Sao – Bo Ho sampling sites is polluted by TSS, N–NH4+, N–NO2¯, P–
PO43- The Water quality index (WQI) of 2 entire positions is 60 and 56 should only be allowed to be used for irrigation purposes and other similar usage purposesnot suitable for quaculture Water quality at Vinh Nguon, Khanh Hoa – PhuLac, Kenh Xang – Vinh Tre are good compared with criteria in QCVN 08 –MT:2015/BTNMT National technical regulation on surface water quality andappropriate use for aquaculture
On the basis of these results neeeed to choose the technical measures as well asmanagement in order to im prove water quality in order to better service foraquaculture in particular in the province of An Giang
Trang 4MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2
3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI 2
4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3
5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU 5
1.1 TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 5 1.1.1 Tài nguyên nước trên Thế giới 6
1.1.2 Tài nguyên nước ở Việt Nam 11
1.2 TỔNG QUAN TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG16 1.3 TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 22
1.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước nuôi trồng thủy sản 23
1.3.2 Đánh giá chất lượng nước thông qua chỉ số chất lượng nước (WQI) 27
1.3.3 Đánh giá chất lượng môi trường nước dựa trên các tiêu chỉ tổng hợp 34
1.4 TÌNH TRẠNH Ô NHIỄM NƯỚC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 35
1.4.1 Tình trạng ô nhiễm nước và ảnh hưởng của nó đến NTTS ở Việt Nam 35
1.4.2 Tình trạng ô nhiễm nước và ảnh hưởng của nó đến NTTS ở ĐBSCL 38
1.5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC MẶT VÀ NƯỚC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 42
CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH AN GIANG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 46
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH AN GIANG 46
2.1.1 Vị trí địa lí 46
Trang 52.1.2 Khí hậu 48
2.1.3 Thủy văn 49
2.1.4 Tình hình văn hóa - xã hội 50
2.1.5 Tình hình phát triển kinh tế 54
2.2 TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH AN GIANG 59
2.2.1 Diện tích và năng suất nuôi trồng thủy sản 59
2.2.2 Đối tượng nuôi và nguồn giống 62
2.2.3 Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản 65
2.2.4 Sản lượng, chất lượng chất thải và tình hình dịch bệnh trong hoạt động nuôi trồng thủy sản tỉnh An Giang 67
2.3 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 69
2.3.1 Vị trí lấy mẫu nước 71
2.3.2 Phương pháp thu, bảo quản và phân tích mẫu 72
2.3.3 Phương pháp đánh giá chất lượng nước 74
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 78
3.1 DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC CỦA CÁC VỊ TRÍ LẤY MẪU NƯỚC 78 3.1.1 Giá trị pH nước 78
3.1.2 Nhiệt độ 80
3.1.3 Oxy hòa tan (DO) 81
3.1.4 Nhu cầu oxy hóa học (COD) 84
3.1.5 Tổng chất rắn hòa tan (TSS) 85
3.1.6 Amonium (N-NH4+) 88
3.1.7 Phosphate (P-PO43-) 90
3.1.8 Nitrit (N-NO2¯ ) 92
3.1.9 Nhận xét chung 93
3.2 Kết quả đánh giá chất lượng nước dựa trên phương pháp tính chỉ số chất lượng nước - WQI 95
3.2.1 Tính toán chỉ số chất lượng nước WQI theo Quyết định 879/ QĐ – TCMT của tổng cục môi trường Việt Nam 96
3.2.2 Tính chỉ số chất lượng nước WQI theo cơ quan bảo vệ môi trường - CCME (Canada) 99
3.3 KẾT QUẢ CHẤT LƯỢNG NƯỚC DỰA TRÊN PHƯƠNG PHÁP TIÊU CHÍ TỔNG HỢP 100
Trang 63.4 SO SÁNH KẾT QUẢ CHẤT LƯỢNG NƯỚC GIỮA CÁC PHƯƠNG PHÁP
101
3.4.1 So sánh kết quả chất lượng giữa các phương pháp đánh giá chất lượng nước của Việt Nam .101
3.4.2 So sánh kết quả chất lượng giữa phương pháp tính chỉ số chất lượng nước –WQI của Việt Nam và Canada .103
3.5 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 104
3.5.1 Các giải pháp về quy hoạch 105
3.5.2 Giải pháp về quản lí 105
3.5.3 Các giải pháp trong hoạt động nuôi trồng thủy sản 107
3.5.4 Giải pháp về công nghệ 108
3.5.5 Giải pháp về nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường .109
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 109
KẾT LUẬN 110
KIẾN NGHỊ 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
PHỤ LỤC 114
Phụ lục 1 : Kết quả phân tích chất lượng nước của các vị trí 114
Phụ lục 2: QCVN 38:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh 118
Phụ lục 3: QCVN 08–MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt .120
Phụ lục 4: Yêu cầu về chất lượng hệ thống nuôi cá tra nước ngọt (Nguồn: Boyd,1998) 123
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BMP Better Management Practices – Thực hành nuôi tốt hơnCCME The Canadian Council of Ministers of the Environment
Cơ quan bảo vệ môi trường Canada
COD Chemical oxygen demand – Nhu cầu oxy hóa học
DO Dissolved oxygen – Oxy hòa tan
GAP Good Agricultural Practice – thực hành nuôi thủy sản tốt
TSS Total suspended solid – Tổng chất rắn lơ lửng
WQI Water Quality Index – Chỉ số chất lượng nước
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Ước tính phân phối nước theo toàn cầu 8
Bảng 1.2 Lượng dòng chảy qua các châu lục trên Thế giới 9
Bảng 1.3 Lượng dòng chảy qua các nước 9
Bảng 1.4 Lượng dòng chảy một số sông lớn trên Thế Giới 10
Bảng 1.5 Các lưu vực sông chính của Việt Nam 12
Bảng 1.6 Cân bằng nước ở các lưu vực trên lãnh thổ Việt Nam 15
Bảng 1.7 Tiêu chuẩn chất lượng nước của Philipine cho mục đích nuôi trồng thủy sản (1990 23
Bảng 1.8 Bảng quy định các giá trị qi, BPi 32
Bảng 1.9 Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa 33
Bảng 1.10 Bảng quy định các giá trị BPivà qiđối với thông số pH 33
Bảng 1.11 Đánh giá chất lượng nước thông qua chỉ số WQI 34
Bảng 2.1 Thống kê đơn vị hành chính tỉnh An Giang năm 2015 47
Bảng 2.2 Thống kê lượng mưa qua các năm tỉnh An Giang .48
Bảng 2.3 Cơ cấu kinh tế tỉnh An Giang 6 tháng đầu năm 2016 54
Bảng 2.4 Thống kê diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh An Giang từ năm 2002-2013 .60
Bảng 2.5 Thống kê sản lượng, năng suất kim ngạch xuất khẩu thủy sản tỉnh An Giang từ năm 2002-2013 61
Bảng 2.6 Đặc điểm vị trí lấy mẫu nước tỉnh An Giang 71
Bảng 2.7 Dụng cụ thu và bảo quản mẫu theo chỉ tiêu phân tích 73
Bảng 2.8 Phương pháp phân tích 74
Bảng 2.9 Giới hạn cho phép (GHCP) của các thông số theo QCVN 75
Bảng 3.1 Giá trị pH nước đã qua xử lí của các vị trí lấy mẫu nước 78
Bảng 3.2 Diễn biến nhiệt độ đã qua xử lí của các vị trí lấy mẫu nước 80
Bảng 3.3 Diễn biến oxy hòa tan (DO) đã qua xử lí của các vị trí lấy mẫu nước 82
Bảng 3.4 Diễn biến nhu cầu oxy hóa học (COD) đã qua xử lí của các vị trí lấy mẫu nước 84
Bảng 3.5 Diễn biến giá trị tổng chất rắn lơ lửng (TSS) đã qua xử lí của các vị trí lấy mẫu 86
Bảng 3.6 Diễn biến hàm lượng amonium (N-NH4+) đã xử lí của các vị trí lấy mẫu 88
Trang 9Bảng 3.7 Diễn biến hàm lượng Phosphate (P-PO43-) của các vị trí lấy mẫu đã qua xử lí
90
Bảng 3.8 Hàm lượng Nitrit (N-NO2¯ ) đã qua xử lí tại các vị trí lấy mẫu 92
Bảng 3.9 Kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước WQI của các vị trí lẫy mẫu theo năm 98
Bảng 3.10 Kết quả chất lượng nước tại các vị trí lấy mẫu 99
Bảng 3.11 Kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước WQI theo CCME (Canada 99
Bảng 3.12 Kết quả tính toán giá trị Ptb của các vị trí lấy mẫu 100
Bảng 3.13 Đánh giá chất lượng nước dựa vào giá trị Ptb 100
Bảng 3.14 Kết quả chất lượng nước đánh giá theo các phương pháp của Việt Nam 101
Bảng 3.15 So sánh kết quả WQI phương pháp của Việt Nam - Canada 103
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Vòng tuần hoàn nước .6
Hình 1.2 Biểu đồ phân phối nước trên Trái đất 7
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh An Giang .46
Hình 2.2 Sơ đồ phương pháp thực hiện 70
Hình 2.3 Vị trí lấy mẫu nước tỉnh An Giang 71
Hình 3.1 Diễn biến pH nước của các vị trí lấy mẫu nước .78
Hình 3.2 Diễn biến giá trị pH nước tại vị trí lấy mẫu và diễn biến pH nước theo mùa 79
Hình 3.3 Diễn biến nhiệt độ tại các vị trí lấy mẫu nước .80
Hình 3.4 Diễn biến nhiệt độ theo vị trí lấy mẫu và diễn biến nhiệt độ theo mùa .81
Hình 3.5 Diễn biến DO theo thời gian tại các vị trí lấy mẫu nước .82
Hình 3.6 Diễn biến giá trị DO (mg/l) theo vị trí lấy mẫu và diễn biến DO theo mùa 83 Hình 3.7 Diễn biến nhu cầu oxy hóa học (COD) tại các vị trí lấy mẫu nước .84
Hình 3.8 Diễn biến nhu cầu ôxy hóa học (COD) theo vị trí và theo mùa 85
Hình 3.9 Diễn biến tổng chất rắn lơ lửng (TSS) của các vị trí lấy mẫu theo thời gian.86 Hình 3.10 Diễn biến TSS theo vị trí lấy mẫu và theo mùa .87
Hình 3.11 Diễn biến hàm lượng amonium (N-NH4+) tại các vị trí lấy mẫu theo thời gian .88
Hình 3.12 Diễn biến hàm lượng N-NH4+theo vị trí và thời mùa 89
Hình 3.13 Diễn biến hàm lượng P-PO43-tại các vị trí lấy mẫu theo thời gian 90
Hình 3.14 Diễn biến hàm lượng P-PO43 – theo vị trí và theo mùa .91
Hình 3.15 Diễn biến hàm lượng N-NO2¯ tại các vị trí lấy mẫu theo thời gian .92
Hình 3.16 Diễn biến hàm lượng N-NO2¯ theo vị trí và theo mùa .93
Hình 3.17 Chỉ số chất lượng nước – WQI của các vị trí lấy mẫu 96
Hình 3.18 Diễn biến WQI theo vị trí và thời gian 96
Hình 3.19 Diễn biến chất lượng nước trong năm của các vị trí lấy mẫu .97
Hình 3.20 Đánh giá chất lượng nước theo phương pháp tính WQI - Việt Nam và WQI - Canada .104
Trang 11MỞ ĐẦU
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước là tài nguyên vô cùng quý giá được ví như cội nguồn của sự sống trên hành
tinh bởi muốn tồn tại và phát triển thì tất cả sinh vật trên trái đất kể cả con người đềucần phải có nước Nước được sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất công nghiệp,lâm nghiệp và nông nghiệp Đối với ngành nuôi trồng thủy sản nguồn nước mà đặcbiệt là chất lượng nước được xem là điều kiện tiên quyết dẫn đến sự thành công vàphát triển
Sông Mê Kông bắt nguồn từ Tây Tạng (Trung Quốc) chảy qua Lào, Myama, TháiLan, Campuchia và kết thúc tại Việt Nam, con sông này có chiều dài đứng thứ 12 và
lưu lượng đứng thứ 10 trên thế giới ( 475 triệu m3/s) là nguồn cung cấp nước dồi dàocho tất cả các nước nó chảy qua Đến địa phận Việt Nam được chia thành hai nhánhchính là sông Tiền và sông Hậu chảy qua các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) Với lưu lượng nước lớn (6000 – 120.000 m3/s) hai con sông này là nguồncung cấp nước chủ yếu cho các tỉnh ĐBSCL và được đánh giá là tài nguyên quantrọng đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, sinh hoạt của
An Giang là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nằm ở thượngnguồn sông Tiền, sông Hậu là nơi có hoạt động sản xuất, nuôi trồng thủy sản phát triểnmạnh mẽ với 916 ha trong đó diện tích nuôi cá tra gần 133 ha Là tỉnh nằm ở thượngnguồn nên chất lượng nước của An Giang sẽ quyết định đến chất lượng nước ở cácvùng khác thuộc đồng bằng sông Cửu Long nhưng hiện nay chất lượng nước ở khuvực này đang bị thoái hóa và ô nhiễm bởi tại đây các cơ sở nuôi nhỏ lẻ, không có aolắng hoặc không xử lý ao đầm nuôi, nguồn nước trước khi thả giống hoặc xả thải ngay
nước từ ao bệnh ra ngoài môi trường Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
nuôi trồng thủy sản của tỉnh
Trang 12Chính vì vậy, để góp phần quản lí nguồn nước mặt một các hiệu quả mặc khácnâng cao lợi ích kinh tế của địa phương cũng như hướng tới phát triển bền vững thìnghiên cứu chất lượng nước nuôi trồng thủy sản là một việc hết sức cần thiết và cấp
bách của tỉnh An Giang hiện nay Vì thế đề tài “Đánh giá chất lượng nước phục vụ hoạt động nuôi cá tra tỉnh An Giang” ra đời với mong muốn đạt các mục tiêu trên.
2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Tìm hiểu diễn biến chất chất lượng nước mặt từ đó đánh giá chất lượng nước tạitỉnh An Giang
Cung cấp thông tin cho cơ quan quản lí môi trường địa phương, người dân nuôi cátra để nắm bắt rõ chất lượng nguồn nuớc nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt
động nuôi cá tra và tăng cường bổ sung hoàn thiện các biện pháp để phòng chống ô
nhiễm nguồn nước trên địa bàn tỉnh An Giang
Đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm hạn chế ô nhiễm, bảo vệ nguồn nước phục
vụ hoạt động nuôi cá tra và các hoạt động khác trên toàn vùng
3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Để thực hiện các mục tiêu trên đề tài bao gồm các nội dung sau:
Nội dung 1: Tìm hiểu các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội có ảnh hưởng đếnnguồn nước chất lượng nước nuôi trồng thủy sản (cá tra) trên địa bàn tỉnh An Giang
Nội dung 2: Tìm hiểu tình hình nuôi trồng thủy sản tại tỉnh An Giang
Nội dung 3: Xác định một số chỉ tiêu: Nhiệt độ, pH, oxy hòa tan (DO), nhu cầuoxy hóa học (COD), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), nitrit (N-NO2¯ ), amonium (N-NH4+),phosphate (P-PO43-) tại 6 vị trí Vĩnh Ngươn (NM1), Bến đò Khánh Hòa – Phú Lạc(NM2), Kênh Xáng – Vịnh Tre (NM3), Phà Mương Ranh (NM4), Rạch Gòi Bé (NM5)
và Cái Sao – Bờ Hồ (NM6)
Nội Dung 4: So sánh nồng độ các thông số phân tích với giới hạn cho phép(GHCP) của Quy chuẩn Việt Nam QCVN 38:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốcgia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh và cột A1 (Sử dụng cho mục
đích cấp nước sinh hoạt sau khi áp dụng xử lý thông thường, bảo tồn động thực vật
thủy sinh và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2) của QCVN 08–MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
Nội dung 6: Đánh giá chất lượng nước theo phương pháp tính chỉ số chất lượng
nước - WQI của tổng cục môi trường Việt Nam (Quyết định số 879/QĐ-TCMT về
việc ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước ) và phương pháp tínhchỉ số chất lượng nước WQI của cơ quan bảo vệ môi trường (CCME) – Canada
Trang 13 Nội dung 7: Đánh giá chất lượng nước các khu vực nghiên cứu dựa trên tiêu chítổng hợp So sánh kết quả chất lượng nước giữa các phương pháp của Việt Nam và
phương pháp tính chỉ số chất lượng nước WQI của tổng cục môi trường Việt Nam và
CCME – Canada
Nội dung 8: Đưa ra các biện pháp nhằm quản lí nguồn nước, ngăn ngừa và xử lí
ô nhiễm môi trường nước vừa phát triển nuôi trồng thủy sản vừa bảo vệ môi trường
4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Phương pháp thu thập tổng hợp số liệu
Dựa trên cơ sở tổng hợp, phân tích các nghiên cứu trước đây về đánh giá chấtluợng nước nuôi trồng thủy sản
Thu thập số liệu có sẵn từ các cơ quan ban ngành của tỉnh
Kế thừa các tài liệu cơ bản sẵn có
Thu thập số liệu qua các đợt lấy và phân tích mẫu
Phương pháp lấy mẫu, lưu mẫu và phân tích mẫu
Mẫu được lấy từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2016 với tần suất 1lần/1 tháng theoTCVN 6663 – 6:2008 (ISO 5667 – 6:2005) về chất lượng nước
Đối với các chỉ tiêu như nhiệt độ, độ mặn, pH, oxy hòa tan, độ kiềm được đo ngay
tại hiện trường Đối với các chỉ tiêu như: nhu cầu oxy hóa học (COD), tổng chất rắn lơlửng (TSS), Nitrit (N-NO2¯ ), amonium (N-NH4+), phosphate (P-PO43-) thì sau khi thumẫu xong cho ngay vào thùng cách nhiệt có chứa hỗn hợp nước đá + muối tinh thể đểbảo quản (nhiệt độ < 4oC) Chuyển mẫu về phòng thí nghiệm hàng ngày để phân tíchtrong thời gian sớm nhất có thể (phải đảm bảo là không quá 24 giờ kể từ lúc thu mẫu).Tại phòng thí nghiệm cũng có thiết bị lưu mẫu, đảm bảo chất lượng mẫu không bị thay
đổi trong suốt thời gian phân tích tại phòng thí nghiệm
Phương pháp phân tích: Các chỉ tiêu được phân tích theo phương pháp riêng của
Trung tâm quan trắc Môi trường và Bệnh thủy sản Nam Bộ và được nêu rõ trong
chương 2
Phương pháp đánh giá chất lượng nước mặt
Các chỉ tiêu đánh giá sẽ được so sánh với các giới hạn cho phép của cột A1 (Sửdụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt sau khi áp dụng xử lý thông thường, bảo tồn
động thực vật thủy sinh và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2) của QCVN 08–MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt Quy chuẩnViệt Nam QCVN 38:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
Trang 14mặt bảo vệ đời sống thủy sinh và Đánh giá chất lượng nước theo phương pháp tiêu chítổng hợp, phương pháp tính chỉ số chất lượng nước WQI của tổng cục môi trường ViệtNam (Quyết định số 879/QĐ-TCMT Về việc ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ
số chất lượng nước) và phương pháp tính chỉ số chất lượng nước WQI của cơ quanbảo vệ môi trường (CCME) – Canada
Phương pháp phân tích và xử lí số liệu
Các chỉ tiêu Nhiệt độ, pH, oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy hóa học (COD), độkiềm, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), Nitrit (N-NO2¯ ), amonium (N-NH4+), phosphate (P-
PO43-) sẽ được phân tích theo tháng, theo mùa (khô & mưa) sau đó sử dụng phần mềm
Excel, SPSS để thể hiện bằng bảng và các biểu đồ trong đề tài
So sánh các giá trị trung bình theo mùa (khô và mưa) theo phương pháp kiểm địnhT-Test bằng phần mềm SPSS 20 Để biết chất lượng nước mùa mưa và mùa khô cómối quan hệ và khác biệt hay không
5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN.
Trang 15CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Từ xưa đến nay nước chúng ta đều biết nước là một dạng tài nguyên đặc biệt, làthành phần thiết yếu của sự sống quyết định đến sự tồn tại phát triển của xã hội và cókhả năng tự tái tạo về lượng, về chất và về năng lượng Trong cấu trúc động thực vậtthì nước chiếm tới 95 – 99 % trọng lượng các loài cây dưới nước, 80 % trọng lượngcác loài cá, 70 % trọng lượng các loài cây trên cạn, 65 –75 % trọng lượng con người
và các loài động vật Vì vậy nước được coi là 1 thành phần không thể thiếu, nếu không
có nước sẽ không có sự sống trên hành tinh
Nước có vai trò rất lớn trong các quá trình trên Trái đất: nước tham gia thành tạo
bề mặt Trái Đất; tham gia vào quá trình hình thành thời tiết, phân phối nhiệt ẩm theokhông gian, thời gian và điều hòa khí hậu; nước hấp thụ một lượng CO2 đáng kể, tạođiều kiện ổn định CO2 khí quyển; tham gia hình thành thổ nhưỡng và thảm thực vật; là
môi trường cho các phản ứng sinh hóa tạo chất mới, chuyển dịch vật chất và tạo mỏkhoáng Là nơi khởi nguồn của sự sống và thủy sinh vật Nước được xem là nguồn
cung cấp vật chất cần thiết mà không có gì thay thế được trong quá trình sản xuất, kinh
tế, xã hội vì vậy nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp dândụng, giải trí và môi trường Nước còn đảm nhận vai trò là nơi nhận, chứa và xử lí chấtthải làm sạch môi trường; là đường giao thông; nguồn cung cấp năng lượng; là mộtthành tố tự nhiên không thể thiếu của cảnh quan, tạo nên tính hệ thống, hoàn chỉnh,nhất thể của nó và các quá trình diễn ra trong nó từ đó tạo ra các giá trị khoa học, vănhóa, thẩm mỹ, phong thủy…
Trong biên độ nhiệt của Trái Đất, nước tồn tại ở ba trạng thái rắn, lỏng, khí và dễ
dàng chuyển từ thể này sang thể khác Trong tự nhiên, nước luân chuyển theo chutrình thủy văn, nước bay hơi và ngưng tụ liên tục nên nước có mặt ở khắp nơi và thamgia vào chu trình phát triển của tất cả hệ sinh thái Vòng tuần nước không có điểm bắt
đầu nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ các đại dương Mặt Trời điều khiển vòng tuầnhoàn nước bằng việc làm nóng nước trên những đại dương, làm bốc hơi nước vào
trong không khí Những dòng khí bốc lên đem theo hơi nước vào trong khí quyển, gặp
nơi có nhiệt độ thấp hơn hơi nước bị ngưng tụ thành những đám mây Những dòng
không khí di chuyển những đám mây khắp toàn cầu, những phân tử mây va chạm vàonhau, kết hợp với nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành giáng thủy (mưa) Giángthuỷ dưới dạng tuyết được tích lại thành những núi tuyết và băng hà có thể giữ nước
đóng băng hàng nghìn năm Trong những vùng khí hậu ấm áp hơn, khi mùa xuân đến,
tuyết tan và chảy thành dòng trên mặt đất, đôi khi tạo thành lũ Phần lớn lượng giáng
Trang 16thuỷ rơi trên các đại dương; hoặc rơi trên mặt đất và nhờ trọng lực trở thành dòng chảymặt Một phần dòng chảy mặt chảy vào trong sông theo những thung lũng sông trongkhu vực, với dòng chảy chính trong sông chảy ra đại dương Dòng chảy mặt, và nướcthấm được tích luỹ và được trữ trong những hồ nước ngọt Mặc dù vậy, không phải tất
cả dòng chảy mặt đều chảy vào các sông Một lượng lớn nước thấm xuống dưới đất.Một lượng nhỏ nước được giữ lại ở lớp đất sát mặt và được thấm ngược trở lại vào
nước mặt (và đại đương) dưới dạng dòng chảy ngầm Một phần nước ngầm chảy ra
thành các dòng suối nước ngọt Nước ngầm tầng nông được rễ cây hấp thụ rồi thoát
hơi qua lá cây
( Nguồn: Cục địa chất Hoa Kỳ, 2000)
Hình 1.1 Vòng tuần hoàn nước.
1.1.1 Tài nguyên nước trên Thế giới
Tổng khối lượng nước ở trạng thái tự do phủ lên trên trái đất khoảng 1,4 tỉ km3,chiếm khoảng 1% trữ lượng nước ở lớp vỏ giữa của quả đất ( khoảng 200 tỉ km3)
Trang 17(Nguồn: Cục địa chất hoa kì ,2000)
Hình 1.2 Biểu đồ phân phối nước trên Trái đất.
Tổng lượng nước trên trái đất thì trên 97 % là nước mặn Và trong tổng lượng
nước ngọt trên trái đất thì 68,7 % là băng và sông băng; 30,1 % là nước ngầm; nguồnnước mặt như nước trong các sông hồ, chỉ chiếm khoảng 93.100 km3, bằng 1/150 của
1 % của tổng lượng nước trên trái đất và đây là nguồn nước chủ yếu mà con người sửdụng hàng ngày Lượng nước trong các sông và hồ luôn luôn thay đổi phụ thuộc vào
lưu lượng vào và ra Dòng chảy vào từ mưa, dòng chảy tràn trên mặt đất, lượng nước
ngầm dưới đất, và lượng nước gia nhập từ các sông nhánh Dòng chảy ra khỏi các hồ
và sông bao gồm lượng bốc hơi và dung tích nước bổ sung cho nước ngầm Con ngườicũng sử dụng nước mặt cho các nhu cầu thiết yếu của mình Lượng và vị trí của nướcmặt thay đổi theo thời gian và không gian, một cách tự nhiên hay dưới sự tác động của
con người
Trữ lượng nước và nước ngọt trên Thế giới phân bố không đều theo không gian vàthời gian Điển hình như ở Haiwai (Mỹ) lượng mưa trung bình là 11.084 mm/năm
nhưng ở vùng Live (Chile) chỉ 8 mm/năm hay ở Yemen có nhiều năm hầu như không
có mưa trong khi đó ở Newdeli (Ấn Độ) có năm lại mưa liên tục trong 4 năm tháng
liên tiếp Tại Atlanta, Georgia, Mỹ, một trận mưa giông mùa hè có thể sản sinh ra mộtlớp nước mưa dày 2,5 cm hoặc nhiều hơn trên một con đường, trong khi đó ở một
vùng khác cách đó vài km thì vẫn khô ráo Nhưng, tổng lượng mưa một tháng tạiGeorgia thường nhiều hơn tổng lượng mưa năm tại Las Vegas, Nevada Kỷ lục thế
giới về lượng mưa năm trung bình thuộc về Mt Waialeale, Hawaii với lượng mưatrung bình là 1.140 cm Đặc biệt, tại Arica là 1.630 cm trong mười hai tháng (nghĩa là
Trang 18gần 5cm mỗi ngày) Tương phản với lượng nước mưa dồi dào tại Arica, ở Chile đãtừng không có mưa trong 14 năm.
Bảng 1.1 Ước tính phân phối nước theo toàn cầu
Đỉnh núi băng và sông băng
Trang 19Bảng 1.2 Lượng dòng chảy qua các châu lục trên Thế giới
Bảng 1.3 Lượng dòng chảy qua các nước
Tên nước Diện tích
Lượng dòng chảy bình quân năm
Tổng (km 3 ) Bình quân diện tích
(10 3 m 3 /km 2 )
% so với toàn cầu
Trang 20Bảng 1.4 Lượng dòng chảy một số sông lớn trên Thế Giới
Tên sông Diện tích lưu vực
(10 3 km 2 )
Lượng dòng chảy
trung bình năm (km 3 )
Lưu lượng trung
tổng số lượng nước trái đ ất Lượng nước ngọt con người sử dụng có nguồn gốc từ
nước mưa, với tổng khối lượng mưa trên diện tích trái đất trong 1 năm là 105.000
Trang 21km3/năm Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) và Quỹ nhi đồng liên hợp quốc chỉ có
khoảng 1% tổng lượng nước trên hành tinh d ành cho con người sử dụng
Nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng theo xu hướng phát triển của xã hội Theo
sự ước tính, bình quân trên toàn thế giới có chừng khoảng 40 % lượng nước cung cấp
được sử dụng cho công nghiệp, 50 % cho nông nghiệp và 10 % cho sinh hoạt và nhu
cầu này lại thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển của mỗi quốc gia
Cùng với sự phát triển đó, nhận thức của con người về tầm quan trọng của tài
nguyên nước ngày càng tăng bởi nhiều khu vực trên thế giới đang phải đối mặt với
tình trạng khan hiếm nước, nhu cầu sử dụng nước đã vư ợt quá khả năng cung cấp củacác nguồn nước Theo ước tính, hiện nay có khoảng hơn 2 tỷ người trên Thế Giới
không có nước sạch để dùng Nhiều con sông lớn trên Thế giới như sông Mê Kông,Dương Tử, Salween, sông Ấn, sông Hằng ở châu Á, sông Nil ở châu Phi, sông Đanuyp
ở châu Âu,sông La Plata và Rio Bravo ở châu Mỹ, sông Muray – Darling ở châu ĐạiDương đang có lưu lượng nước giảm đáng kể và đang bị đe dọa bởi nạn ô nhiễm khá
trầm trọng
Biến đổi khí hậu đang xảy ra ngày càng phức tạp và cùng với những yếu tố khác
đã làm cho nguồn tài nguyên nước đang phải đối mặt với các vấn đề như hán hạn,
ngập lụt, ngập úng và đặc biệt là tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngọt gây ra nhiều hậuquả nghiêm trọng, làm thiệt hại về kinh tế trên Thế giới và đe dọa đến sự sống của con
người và tất cả sinh vật trên Trái Đất Vì vậy giải quyết vấn đề môi trường luôn luôn là
mục tiêu hướng đến cuộc sống bền vững
1.1.2 Tài nguyên nước ở Việt Nam
Tổng trữ lượng nước ở Việt Nam khoảng 830 tỷ m3, trong đó nước mặt được tạo
ra do mưa rơi trên lãnh thổ chiếm 37 %, còn 63 % do lượng mưa ngoài lãnh thổ chảy
vào Tổng lượng nước tiềm tàng dưới đất có khả năng khai thác, chưa kể phần hải đảo
là 60 tỷ m3/năm Bình quân lượng nước đạt 4400 m3/người/năm (bao gồm nước dướiđất và nước mặt), so với thế giới là 7400 m3/người/năm
Được đánh giá là một quốc gia có nguồn tài nguyên nước tương đối đa dạng và
phong phú và thuộc loại trung bình khá trên Thế giới bởi lượng mưa trung bình 2000
mm, gấp khoảng 2,5 lượng mưa trung bình trên Trái đ ất, với khoảng khoảng 2.360 consông lớn nhỏ có chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó có 109 sông chính.Toàn quốc có
16 lưu vực sông với diện tích lớn hơn 2500 km2, 10/16 lưu vực có diện tích trên10.000 km2 Tổng diện tích các LVS trên cả nước lên đến trên 1.167.000 km2, trong
đó, phần lưu vực nằm ngoài diện tích lãnh thổ chiếm đến 72 %
Trang 22Bảng 1.5 Các lưu vực sông chính của Việt Nam
STT Lưu vực với diện tích lớn hơn
(Nguồn: Tổng cục môi trườngViệt Nam, 2012)
Bên cạnh đó, Việt Nam có rất nhiều các loại hồ tự nhiên, hồ đập, đầm phá, vực
nước có kích thước khác nhau tùy thuộc vào mùa Một số hồ lớn được biết đến như hồ
Lắk rộng 10 km2 tại tỉnh Đắk Lắk, Biển Hồ rộng 2,2 km2ở Gia Lai, hồ Ba Bể rộng 5
km2 tại Bắc Kạn và hồ Tây rộng 4,5 km2 tại Hà Nội Các đầm phá lớn thường gặp ởcửa sông vùng duyên hải miền Trung như Tam Giang, Cầu Hai và Thị Nại Việt Namcòn có hàng ngàn hồ đập nhân tạo với tổng sức chứa lên đến 26 tỷ m3 nước Sáu hồ
lớn nhất có sức chứa trên 1 tỷ m3 đang được sử dụng để khai thác thủy điện là hồ Hòa
Bình, Thác Bà, Trị An, Dầu Tiếng, Thác Mơ và Ya Ly Nhiều hồ và đập nhỏ hơn trênkhắp toàn quốc phục vụ tưới tiêu như Cấm Sơn – Bắc Giang, Kể Gỗ – Hà Tĩnh và PhúNinh – Quảng Nam Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cả nướchiện có hơn 3.500 hồ chứa lớn nhỏ và khoảng 650 hồ chứa cỡ lớn và trung bình dùng
để sản xuất thủy điện, kiểm soát lũ lụt, giao thông thủy, thủy lợi và nuôi trồng thủy
sản
Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển.Tài nguyên nước mặt tồn tại thường xuyên hay không thường xuyên trong các thủy
Trang 23vực ở trên mặt đất như: sông ngòi, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồngruộng và băng tuyết Tài nguyên nước sông là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất,
được sử dụng rộng rãi trong đời sống sản xuất Do đó, tài nguyên nước nói chung và làtài nguyên nước mặt nói riêng là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh
tế xã hội của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia
Tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2 % tổnglượng dòng chảy của các sông trên thế giới, trong khi đó diện tích đất liền của nước ta
chỉ chiếm khoảng 1,35 % của thế giới Tuy nhiên, tài nguyên nước mặt thường có sựbiến đổi mạnh mẽ theo không gian và thời gian
Về tài nguyên nước mưa do ảnh hưởng của địa hình, lượng mưa phân bố không
đều trong lãnh thổ Ở những miền núi cao, lượng mưa hằng năm lên tới 4000 – 5000
mm, như ở vùng núi phía đông bắc tỉnh Quảng Ninh, khu vực phía bắc của Hà Giang,vùng núi Trà My, Ba Tơ ở Quảng Nam, Quảng Ngãi
Trái lại, ở những sườn núi, thung lũng khuất gió là nơi mưa ít, lượng mưa trungbình năm dưới 1200 mm Khu vực ven biển ở vùng Ninh Thuận – Bình Thuận là nơi
mưa ít nhất ở nước ta, lượng mưa hằng năm chỉ khoảng 500 – 600 mm Như vậy,lượng mưa trên năm ở nơi nhiều nhất gấp 10 lần lượng mưa trên năm ở nơi ít nhất
Hằng năm, lượng mưa lại phân bố không đều trong năm Có khoảng 65 – 90 % lượng
mưa tập trung trong 3 đến 6 tháng mùa ưa, chỉ có 10 – 35 % lượng mưa năm rơi trong
6 đến 9 tháng mùa khô Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4, 5 đến tháng 9, 10 ở Bắc
Bộ, phần phía bắc của Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Bắc Nghệ An) Ở Tây Nguyên vàNam Bộ mùa mưa kéo dài đến tháng 10, 11 Riêng ở ven biển Trung Bộ, mùa mưaxuất hiện ngắn, thường là tháng 8, 9, 11, 12
Trải rộng trên một địa hình phức tạp từ Bắc xuống Nam, Việt Nam có một mạng
lưới sông ngòi dày đặc mang nhiều tính chất khác nhau, khi thì dòng chảy suôn sẻ, khi
thì uốn khúc quanh co, có khi hiền hòa, có khi hung dữ gây nên lụt lội
Miền Bắc có hai hệ thống sông chính là hệ thống sông Thái Bình và hệ thống sôngHồng Sông Thái Bình có các phụ lưu là sông Lục Nam, sông Thương và sông Cầu.Sông Hồng (còn gọi là sông Nhị Hà) có các phụ lưu là sông Lô, sông Đáy ở tả ngạn,
và sông Đà ở hữu ngạn Đây là hai hệ thống sông chính bồi đắp nên ĐBSH
Miền Trung chỉ có hai con sông lớn đáng kể là sông Mã và sông Cả; còn các sông
khác đều ngắn vì núi ăn gần ra biển như: sông Gianh (phân chia đất nước thời Trịnh
-Nguyễn), sông Bến Hải (chia đôi Việt Nam từ 1954 – 1975), sông Hương (chảy quathành phố Huế)
Trang 24Miền Nam cũng có hai hệ thống sông lớn là hệ thống sông Đồng Nai và hệ thốngsông Cửu Long Sông Đồng Nai có các phụ lưu là sông La Ngà ở tả ngạn, và ở hữungạn là sông Bé (với thác Trị An hùng vĩ), sông Sài Gòn và sông Vàm C ỏ Đông SôngCửu Long (còn gọi gọi là sông Mê Kông) bắt nguồn từ Tây Tạng chảy qua Lào, CămBốt, rồi mới vào miền Nam nước ta, chia thành hai nhánh sông là sông Tiền và sôngHậu với tất cả là chín cửa sông trước khi ra biển Đông Lượng nước sông Cửu Longrất lớn, sức chảy rất mạnh, do đó mang một khối lượng phù sa khổng lồ bồi đắp rấtnhanh tạo thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long phì nhiêu màu mỡ.
Tổng lượng dòng chảy trên năm của sông Cửu Long bằng khoảng 500 km3,chiếmtới 59% tổng lượng dòng chảy trên năm của các sông trong cả nước Đứng thứ hai vềtổng lượng dòng chảy là hệ thống sông Hồng 126,5 km3(14,9 %), sau đó đến hệ thống
sông Đồng Nai 36,3 km3(4,3 %), sông Mã, Cả, Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp
xỉ nhau, khoảng trên dưới 20 km3 (2,3 – 2,6 %), các hệ thống sông Kỳ Cùng, TháiBình và sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9 km3 (1 %), các sông còn lại là 94,5 km3(11,1 %)
Một đặc điểm quan trọng nữa của tài nguyên nước của nước ta là phần lớn nướcsông (khoảng 60 %) lại được hình thành trên phần lưu vực nằm ở nước ngoài, trong đó
hệ thống sông Cửu Long chiếm nhiều nhất (447 km3, 88 %) Nếu chỉ xét thành phần
lượng nước sông được hình thành trong lãnh thổ nước ta, thì hệ thống sông Hồng có
tổng lượng dòng chảy lớn nhất (81,3 km3) chiếm 23,9 %, sau đó đến hệ thống sông MêKông (53 km3, 15,6 %), hệ thống sông Đồng Nai (32,8 km3, 9,6 %)
Trong vùng biển Việt Nam có 4000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có những hòn đảolớn có dân cư như Vân Đồn, Cát Bà, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc, có nhiều vịnh,vũng, eo ngách, các dòng h ải lưu, vừa là ngư trường khai thác hải sản thuận lợi, vừa là
nơi có nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển nuôi biển và xây dựng các khu căn cứ hậu
cần nghề cá Bên cạnh điều kiện tự nhiên vùng biển, Việt Nam còn có nguồn lợi thủysản nước ngọt ở trong 2360 con sông lớn nhỏ, nhiều triệu ha đất ngập nước, ao hồ,ruộng trũng, rừng ngập mặn, đặc biệt là ở lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long, v.v
Sự phân bố không đều lượng mưa và dao động phức tạp theo thời gian đã ảnh
hưởng đến quá trình sử dụng nước ở Việt Nam Các hiện tượng hạn hán, lũ lụt, xâm
ngập mặn đang diễn ra ngày càng phức tạp ảnh hưởng đến mùa màng, tài sản và kinh
tế quốc gia và gây nhiều cản trở cho việc trị thủy cũng như khai thác dòng sông Theothống kê của viện Y học lao động và vệ sinh môi trường có 20 % dân cư Việt Nam
chưa được tiếp cận nguồn nước
Trang 25Bảng 1.6 Cân bằng nước ở các lưu vực trên lãnh thổ Việt Nam
Dòng chảy
Hệ số DC
Trang 26Những năm gần đây do nhiều nguyên nhân, hạ lưu hầu hết các LVS, tình trạngsuy giảm nguồn nước dẫn tới thiếu nước, khan hiếm nước không đủ cung cấp cho sinhhoạt, sản xuất đang diễn ra ngày một thường xuyên hơn, trên phạm vi rộng lớn đặc biệttại vùng ven biển miền Trung, tỉnh thuộc vùng cực nam Trung Bộ là Bình Thuận vàNinh Thuận và ngư dân ven biển tại các tỉnh như Kiên Giang, Tiền Giang đang đốimặt với khan hiếm nước sạch do nguồn nước đang ngày càng bị xâm nhập mặnnghiêm trọng, kết quả của quá trình nước biển ngày càng dâng cao.
Bên cạnh đó chất lượng nước cũng đang bị suy giảm và suy thoái nghiêm trọng donhu cầu nước tăng cao trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản,làng nghề, thủy điện và năng lực quản lí nguồn nước còn hạn chế Và trong những
năm gần đây, việc quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam đã được cải thiện đáng kể về
mặt pháp lý, cấu trúc thể chế và các cơ chế, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hộicủa đất nước Luật Tài nguyên nước đã được chính thức ban hành từ năm 1998 (CụcBVMT, 2006) và các văn bản pháp quy hướng dẫn tiếp theo đã cung cấp các quy định
về quản lý, điều hành, lưu trữ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên toàn quốc
Sự thay đổi về thể chế trong quản lý tài nguyên nước đã khuyến khích và đẩy mạnh sựtham gia rộng rãi của các thành phần ngoài nhà nước trong việc khai thác, sử dụng
và bảo vệ nguồn nước, đặc biệt là cung cấp nước sinh họat và nước tưới tiêu
1.2 TỔNG QUAN TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc lãnh thổ Việt Nam gồm 13 tỉnh là
Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, BếnTre, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và T.P Cần Thơ, nằm ở hạ lưu lưu vựcsông Mê Kông chảy qua 6 nước là Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia
và Việt Nam, có diện tích lưu vực 795.000 km2, trong đó vùng châu thổ 49.367 km2
ĐBSCL là phần cuối cùng của Châu thổ sông Mê Kông với tổng diện tích tự nhiên
khoảng 3,96 triệu ha, chiếm gần 80 % diện tích toàn Châu thổ và khoảng 5 % diện tích
toàn lưu vực sông Mê Kông Tổng lượng dòng chảy sông Mê Kông hàng năm khoảng
475 tỷ m3, chuyển trên 420 tỷ m3 nước vào đồng bằng sông Cửu Long Với lượng mưa
trung bình toàn ĐBSCL vào khoảng 1.600 – 1.800 mm, lượng nước sinh ra tại vùng
đồng bằng khoảng 52 tỷ m3
Về tài nguyên nước mặt
Vùng ĐBSCL có hệ thống sông suối, kênh rạch chằng chịt bao gồm Sông Tiền và
sông Hậu, phân lưu ra các cửa sông kế tiếp nhau là sông Cổ Chiên, sông Hàm Luông,sông Ba Lai, sông Cửa Đại và Cửa Tiểu, sông Hậu qua cửa Định An và Trần Đề.Chế độ thuỷ văn ở ĐBSCL chịu tác động trực tiếp của dòng chảy thượng nguồn,chế độ triều biển Đông, biển Tây, một phần của triều vịnh Thái Lan và chế độ mưa
Trang 27trên toàn đồng bằng Tổng lượng dòng chảy sông Mê Kông hàng năm khoảng 475 tỷ
m3, chuyển trên 420 tỷ m3 nước vào đồng bằng sông Cửu Long Với lượng mưa trung
bình toàn ĐBSCL vào khoảng 1.600 – 1.800 mm, lượng nước sinh ra tại vùng đồngbằng khoảng 52 tỷ m3 Mùa lũ từ tháng VI – XI, chiếm đến 90 % tổng lượng nước
hàng năm và mùa kiệt từ XII – V, chỉ là 10 % tổng lượng nước còn lại, trong đó dòng
chảy kiệt nhất vào tháng III – IV
Ở vùng ĐBSCL, xét về không gian có thể chia thành 2 vùng chính: vùng ảnhhưởng ngập lũ bao gồm các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp và Long An và
vùng ảnh hưởng triều như Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau Một sốtỉnh chịu ảnh hưởng của cả 2 yếu tố trên như Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long và TiềnGiang
Tổng lượng bùn cát trung bình năm tại Kratie, Camphuchia vào khoảng 165 triệutấn/năm Trong tổng lượng bùn cát được truyền tải xuống vùng đồng bằng Mê Kôngthì 60 % có nguồn gốc từ vùng thượng lưu sông Mê Kông mà chủ yếu từ Trung Quốc,
10 % từ lưu vực hệ thống sông nhánh Sê Kông, Sê San và Srêpốk và 30 % từ các phầncòn lại của vùng hạ lưu vực sông Mê Kông
Về tài nguyên nước dưới đất
Tài nguyên nước dưới đất vùng ĐBSCL tồn tại trong 7 tầng chứa nước lỗ hổng,
phân bố đến chiều sâu khoảng 400 – 500m tùy theo từng khu vực Nước dưới đất vùng
ĐBSCL có đặc điểm phân bố rất phức tạp, đặc biệt là sự phân bố mặn - nhạt trong các
tầng chứa nước Đa phần nước dưới đất trong các tầng chứa nước vùng ĐBSCL là
nước mặn, nước nhạt chỉ tồn tại trong các tầng chứa nước dưới dạng các “thấu kính”được bao quanh bởi nước mặn
Nguồn bổ cập cho nước dưới đất vùng ĐBSCL rất hạn chế, do đó tiềm năng khai
thác nước dưới đất được hình thành chủ yếu từ trữ lượng tĩnh (trọng lực, đàn hồi)
trong các tầng chứa nước Theo đánh giá trữ lượng nước nhạt vùng ĐBSCL khoảng 21triệu m3/ngày đêm
Theo số liệu quan trắc từ năm 1995 đến nay cho thấy tốc độ hạ thấp mực nướctrung bình trong các tầng chứa nước vùng ĐBSCL trong khoảng 0,15 – 0,4 m/năm tùytheo tầng chứa nước và tùy theo từng khu vực Khu vực có tốc độ hạ thấp mực nướclớn là tại các khu vực tập trung khai thác nước dưới đất quy mô lớn như tại các thànhphố của tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh… Các tầng chứa nước có tốc độ
hạ thấp mực nước lớn là tầng Pleistocen giữa – trên (qp2-3), tầng Pliocen trên (n2 ) vớitốc độ hạ thấp trung bình khoảng 0,3 – 0,4 m/năm
Trang 28Do hạn chế về số liệu quan trắc để phục vụ đánh giá tình hình xâm nhập mặn vàocác tầng chứa nước vùng ĐBSCL nên việc đánh giá xâm nhập mặn chỉ tiến hành được
trong giai đoạn 2005 – 2013 với mức độ tin cậy thấp Kết quả đánh giá cho thấy xâm
nhập mặn xảy ra chủ yếu trong tầng chứa nước qp2-3 với diện tích nước nhạt giảm từ20.070 km2(năm 2005) xuống còn 17.200 km2(năm 2013)
Hiện nay, trên sông thượng nguồn sông Mê Kông thuộc lãnh thổ Trung Quốc đãhoàn thành xây dựng và đưa vào vận hành 6 công trình thủy điện gồm: Công Quả Kiều(2015), Tiểu Loan (2010), Mãn Loan (1995), Đại Triệu Sơn (2003), Nọa Trác Độ(2013), Cảnh Hồng (2007) Các công trình này đã đi vào v ận hành từ năm 2010 và
2013, vì vậy đến 2013 đã gây tác đ ộng đáng kể lên cả chế độ dòng chảy và chế độ phù
sa bùn cát, về phía hạ du trong đó có Đồng bằng sông Cửu Long Trước khi có 6 đậpnày, tổng lượng phù sa tới vùng hạ lưu vực sông Mê Kông khoảng 85 triệu tấn/năm(cả phù sa lơ lửng và bùn cát đáy) Tuy nhiên, cho tới nay, theo tính toán sử dụng môhình phù sa bùn cát, tổng lượng phù sa đã sụt giảm mạnh chỉ còn 10,4 triệu tấn/năm(giảm 78 %) Phù sa lở lửng về Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu từ các sông nhánhcủa Lào, vùng trung lưu vực Mê Kông và vùng 3S (Sê Kông, Sê San và Srê Pôk)
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với diện tích gần 40 ngàn km2, dân số hơn
18 triệu người, là vùng kinh tế hết sức quan trọng của đất nước, giàu tiềm năng vềnhiều mặt, chiếm vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội Sản lượng lúachiếm trên 50 % (xuất khẩu 95 %); sản lượng thủy sản chiếm 65 % và 70 % sản lượng
cây ăn trái cả nước Việc quản lý khai thác nguồn nước vùng ĐBSCL phục vụ sản
xuất, phát triển kinh tế xã hội có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong sự phát triểnchung của cả nước Về mùa khô ở ĐBSCL hầu như khôn g có mưa, nguồn nước chủyếu do sông Mê Kông cung cấp, bình quân lưu lượng kiệt của sông Mê Kông chảy về
ĐBSCL khoảng 2000 m3/s Việc trồng lúa nước ở ĐBSCL cần dùng nước rất nhiều,bên cạnh đó thảm thực vật phía thượng nguồn đang bị suy giảm nghiêm trọng Ước
tính lưu lượng chảy về ĐBSCL lúc đó chỉ còn khoảng 1000 m3/s, nguy cơ hạn hán sẽ
rất nghiêm trọng
Trong nông nghiệp, ĐBSCL có diện tích canh tác trên 2,6 triệu ha, nguồn nước
tưới chủ yếu là nước ngọt trên sông rạch do sông Mê Kông chảy đến và nguồn nướcmưa Nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng do phát triển tăng vụ trong trồng trọt,chăn nuôi… trong khi chúng ta lại chưa kiểm soát được chặt chẽ về số lượng và chấtlượng nước cho canh tác nông nghiệp Ở ĐBSCL sử dụng nước còn rất tùy tiện, hệ
thống thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất… Do đó, đã dẫn đến tình trạng lãng
phí nước vào mùa mưa, nhưng vào mùa khô lại thiếu nước trầm trọng Hàng năm,ĐBSCL sử dụng khoảng 2 triệu tấn phân bón hóa học và gần 500.000 tấn thuốc bảo
vệ thực vật thải ra môi trường, gây ô nhiễm trầm trọng
Trang 29Trong nuôi trồng thủy sản, toàn vùng có diện tích nuôi thủy sản nước ngọt và
nước mặn trên 685.800 ha với sản lượng gần 1 triệu tấn/năm Đối với các mô hình
nuôi thâm canh càng cao, quy mô công nghiệp càng lớn thì lượng chất thải lại cànglớn và mức độ nguy hại cho môi trường nước càng nhiều Các nguồn chất thải saunuôi trồng chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường vẫn được thải ra các sông,kênh, rạch trong khu vực ( hằng năm ở ĐBSCL thải ra khoảng 456,6 triệu m3/ bùnthải và chất thải nuôi trồng thủy sản) gây nên các tác động xấu đến chất lượng nước
và dịch bệnh phát sinh
Trong sản xuất công nghiệp, ở ĐBSCL có trên 12.700 doanh nghiệp đang hoạt
động, tác động mạnh đến các thành phần của môi trường, nhất là môi trường nước.Đặc biệt có 111 khu công nghiệp và cụm sản xuất công nghiệp, 119 cơ sở chế biến
thủy sản với công suất 3.200 tấn/ngày… sử dụng các nguồn nước trong sản xuất chếbiến đã thải ra lượng nước thải trên 47 triệu m3/năm; các đô thị và các khu dân cư thải
ra 102 triệu m3/năm Lượng nước thải này chưa được xử lý triệt để, tiếp tục thải ra
nguồn tiếp nhận là sông, kênh, rạch, làm suy giảm chất lượng nước mặt, gây nên cácdịch bệnh cho nuôi trồng thủy sản và đặc biệt là gây hại đến sức khỏe người dân(Nguyễn Xuân Hiền 2012)
Trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội ở ĐBSCL, các ưu đãi về thiên nhiêncũng mang đến những rào cản không nhỏ ảnh hưởng đến đời sông sản xuất và sinhhoạt của người dân Những hạn chế chính của điều kiện tự nhiên là (i) ảnh hưởng của
lũ trên di ện tích 1,9 triệu ha ở vùng đầu nguồn; (ii) mặn xâm nhập trên diện tíchkhoảng 1,2 đến 1,6 triệu ha ở vùng ven biển, ứng với độ mặn 4 g/l; (iii) đất phèn và sựlan truyền nước chua trên diện tích khoảng 1,0 triệu ha ở những vùng thấp trũng; và(iv) thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt trên diện tích khoảng 2,1 triệu ha ởnhững vùng xa sông, gần biển Những hạn chế này đòi hỏi cần thiết phải có những giảipháp tổng thể mà trước hết là đảm bảo an ninh nguồn nước Hiện nay, tài nguyên nước
vùng ĐBSCL đang phải đối mặt với những tồn tại, thách thức vô cùng to lớn:
Về tài nguyên nước dưới đất
- Nước dưới đất vùng ĐBSCL dễ có nguy cơ bị xâm nhập mặn do nước nhạt trongcác tầng chứa nước chỉ phân bố dưới dạng các “thấu kính” được bao quanh bởi nướcmặn, do đó khi khai thác không hợp lý sẽ có nguy cơ gây ra hiện tượng xâm nhập mặn
vào nước nhạt;
- Nước dưới đất vùng ĐBSCL có nguy cơ bị suy thoái, cạn kiệt nếu không đượcquy hoạch khai thác một cách hợp lý: do nguồn bổ cập (nguồn cấp) cho các tầng chứa
nước là hết sức hạn chế Tiềm năng khai thác nước dưới đất trong vùng chủ yếu được
hình thành từ trữ lượng tĩnh (trọng lực, đàn hồi) Đồng thời, do các tầng chứa nước
Trang 30đều được cấu tạo bởi đất đá bở rời, chưa cố kết nên khi khai thác nước dưới đất không
hợp lý, vượt quá ngưỡng giới hạn cho phép sẽ có nguy cơ gây ra sụt lún bề mặt đất;
- Việc khai thác nước dưới đất tại ĐBSCL còn mang tính tự phát cao: chưa đượcphân bổ, quy hoạch khai thác một cách hợp lý giữa các tầng chứa nước, giữa các khuvực (ví dụ quá tập trung khai thác trong tầng chứa nước qp2-3, chiếm 50 % tổng lượngkhai thác toàn vùng; quá tập trung khai thác tại các khu vực đô thị); việc khai thácnguồn nước dưới đất bị mặn cho việc nuôi trồng thủy sản dưới dạng tự phát, thiếuquản lý và quy hoạch đã và đang gây ra tình tr ạng ô nhiễm nguồn nước mặt ở các vùngven biển, đã được ngọt hóa và gây ra hiện tượng xâm nhập mặn ở ngay trong các tầngchứa nước khác;
- Tài liệu điều tra cơ bản tài nguyên nước dưới đất vùng ĐBSCL còn rất hạn chế
và lạc hậu: chưa đáp ứng yêu cầu để phục vụ công tác quản lý, cụ thể: thiếu tài liệu
điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất; thiếu tài liệu về hiện trạng khai thác, sử
dụng nước dưới đất; thiếu hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước dưới
đất (hiện nay vùng chưa có cơ sở dữ liệu về nước dưới đất); và đặc biệt là chưa có quy
hoạch tài nguyên nước cho toàn vùng;
- Mạng quan trắc tài nguyên nước dưới đất còn thưa và lạc hậu: hiện nay trên toàn
vùng đồng bằng Nam Bộ (bao gồm cả vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ) mới chỉ
có 208 công trình tại 83 điểm quan trắc nước dưới đất (trung bình khoảng 760 km2 có
1 điểm quan trắc), đồng thời mạng mới chỉ có chức năng quan trắc, chưa đảm bảo
chức năng giám sát tài nguyên và vận hành
Về tài nguyên nước mặt
- Phần lớn dòng chảy mặt có nguồn từ nước ngoài, lượng nước sản sinh chiếm tỷtrọng rất nhỏ: sông Mê Kông chảy qua vùng ĐBSCL chỉ dài khoảng 225 km (chiếm5,17% tổng chiều dài) nhưng một năm dòng chảy Mê Kông tải qua vùng châu thổ này
hơn 450 tỷ m3 nước (chiếm khoảng 57 % tổng lượng dòng chảy lãnh thổ Việt Nam)
Khoảng 84 % tổng lượng nước mặt của ĐBSCL là do nguồn nước nước lũ từ các nước
thượng nguồn đổ về;
- Phân phối nguồn nước không đều theo không gian và thời gian: lượng mưa trongmùa khô chiếm không đến 10 % kéo dài gần 7 tháng so với 90 % tập trung vào 5 tháng
mùa mưa Lưu lượng mùa lũ của sông Mê Kông đổ về đồng bằng trong thời điểm lớn
nhất của mùa lũ có thể gấp 25 lần dòng chảy mùa khô;
- Việc gia tăng khai thác, sử dụng nước ở các nước thượng nguồn gây suy giảmnghiêm trọng dòng chảy, phù sa, chất dinh dưỡng, hệ sinh thái thủy sinh đến đồngbằng: ở thượng nguồn, Trung Quốc đã xây dựng và vận hành hệ thống bậc thang 6
Trang 31thủy điện trên dòng chính, Lào đang xây dựng 2 thủy điện và có kế hoạch xây dựng 9công trình trên dòng chính; ở vùng trung lưu, Thái Lan đã xây dựng và và đang có kếhoạch xây dựng các trạm bơm cố định và dã chiến dọc sông Mêkong để lấy nước phục
vụ tưới và sản xuất;
- Thiên tai và biến đổi khí hậu đang đe dọa tài nguyên nước sẽ tác động mạnh mẽ,sâu sắc tới tài nguyên nước: các hiện tượng bất thường của khí hậu, thời tiết đã xảy raliên tục trong thời gian qua, ngày càng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến nguồn nước.Mùa khô ngày càng kéo dài, hạn hán gây thiếu nước xảy ra trên diện rộng liên tục
trong mùa khô các năm từ 2008 đến nay, đỉnh điểm là đợt hạn hán, xâm nhập mặn lịch
sử trong mùa khô 2015 – 2016 vừa qua
Từ năm 2014 đến nay, do tác động của El Nino nên mùa khô kéo dài, mùa mưa
đến muộn và kết thúc sớm Từ đầu năm 2015 dòng chảy thượng nguồn sông Mê Kông
bị thiếu hụt, mực nước thấp nhất trong vòng 90 năm qua và không còn kh ả năng đẩymặn, dẫn đến mặn trên sông đã xuất hiện sớm hơn gần hai tháng so với cùng kỳ vàxâm nhập sâu về phía thượng lưu, nơi xa nhất hơn 90km
Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn nêu trên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sảnxuất và đời sống của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long Các tỉnh ven biểnLong An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và CàMau có nhiều diện tích cây trồng bị thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn Tổng diệntích thiệt hại là 126.798 ha; trong đó, 78.137 ha thiệt hại trên 70 % năng suất (chiếm62%), 45.740 ha thiệt hại từ 30 – 70% năng suất (chiếm 36%), 2.921 ha thiệt hại dưới
30% năng suất (chiếm 2 %) Các tỉnh bị thiệt hại nhiều là Cà Mau: 49.343 ha, Kiên
Giang: 34.093 ha, Bạc Liêu: 11.456 ha và Bến Tre: 10.755 ha Nếu tình hình khô hạntiếp tục kéo dài đến tháng 6 năm 2016, toàn vùng sẽ có khoảng 500.000 ha lúa Hè Thukhông xuống giống đúng thời vụ do thiếu nước
Hạn hán, xâm nhập mặn cũng đã ảnh hưởng lớn đến việc cấp nước sinh hoạt tạimột số khu vực sử dụng nước mặt, nhất là các vùng chưa có công trình cấp nước, tậptrung ở các khu vực cửa sông, ven biển Hiện có khoảng 250.000 hộ gia đình (khoảng1,3 triệu người) bị thiếu nước ngọt sinh hoạt Do nguồn nước cạn kiệt, rừng ở nhiềukhu vực cũng đang nằm trong mức độ cảnh báo cháy cao (cấp 4, cấp 5), đặc biệt là haicánh rừng lớn U Minh Thượng và U Minh Hạ
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng cả về mức độ, quy mô, chất
lượng nguồn nước đang suy giảm nghiêm trọng: dưới áp lực của sự gia tăng dân số,
phát triển công nghiệp, đô thị hóa, nhu cầu sản xuất lương thực và thực phẩm, thu hẹpdiện tích đất đai và diện tích rừng đầu nguồn khiến tài nguyên nước đang được khaithác triệt để gây suy thoái chất lượng nước, khó kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả;
Trang 32Nhu cầu nước gia tăng trong khi nguồn nước đang tiếp tục bị suy giảm, đặc biệt làtrong mùa khô: hiện nay, một số lưu vực sông đã bị khai thác quá mức, nhất là trongmùa khô, cạnh tranh, mâu thuẫn trong sử dụng nước ngày càng tăng Dự báo đến năm
2020, lượng nước khai thác, sử dụng sẽ tăng gấp 1,5 lần so với hiện nay và tình trạng
khan hiếm nước, thiếu nước, nhất là trong mùa khô sẽ còn tăng mạnh so với hiện nay.Thiếu tài liệu và công cụ quản lý đã và đang là tr ở ngại lớn trong công tác quản lý,bảo vệ, phòng chống tác hại do nước gây ra và phân bổ nguồn nước trên toàn đồngbằng: tài liệu điều tra cơ bản còn thiếu và chưa được triển khai đồng bộ, đầy đủ theoyêu cầu; hệ thống, mạng lưới quan trắc, giám sát tài nguyên nước còn rất thưa, chưa
đáp ứng được yêu cầu về quản lý và giám sát nguồn nước; việc thiếu quy hoạch tàinguyên nước mặt (bao gồm phân bổ nguồn nước, bảo vệ nguồn nước và phóng chống
tác hại do nước gây ra) là một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay chúng ta đanggặp phải
Các tồn tại và thách thức nêu trên trên đã và đang tác đ ộng trực tiếp lên sự thay
đổi về chất lượng, số lượng và diễn biến nguồn nước ở vùng ĐBSCL, những vấn đềnày đòi phải có những giải pháp căn bản, tổng thể và lâu dài trong việc đảm bảo an
ninh nguồn nước
1.3 TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Chất lượng nước bao gồm tất cả các yêu tố vật lí hóa học và sinh học ảnh hưởng
đến việc sử dụng nước Trong nuôi trồng thủy sản thường quan tâm đến tính chất củanước ảnh hưởng đến tỉ lệ sống, sinh sản, sinh trưởng hoặc quản lí cá hay các sinh vật
nuôi theo hướng có lợi Có nhiều yếu tố chất lượng nước nhưng có vài yếu tố thường
đóng vai trò quan trọng Người nuôi thủy sản thường điều khiển các yếu tố đó bằng
các biện pháp kỹ thuật Ao nuôi có chất lượng nước tốt sẽ cho năng suất cao và tôm cákhỏe hơn so với ao nuôi có chất lượng nước kém Hiểu biết về các nguyên lí chất
lượng nước sẽ giúp người nuôi xác định tiềm năng của thủy vực, cải thiện điều kiệnmôi trường ao nuôi, tránh hiện tượng sốc liên quan đến bệnh và kí sinh trùng và sản
xuất hiệu quả hơn
Để đánh giá chất lượng nước, hiện nay ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế
giới thường dựa vào việc phân tích các thông số riêng biệt rồi so sánh từng thông số
đó với giá trị giới hạn được quy định trong Tiêu chuẩn/Quy chuẩn Quốc gia hoặc Tiêu
chuẩn Quốc tế Tuy nhiên, cách làm này gặp phải một số hạn chế như: khó phân loại
và phân vùng chất lượng nước, khó so sánh chất lượng nước theo không gian và thờigian, và khó thông tin về chất lượng nước cho cộng đồng và các cơ quan quản lý Nhà
nước, các nhà lãnh đạo để ra các quyết định phù hợp về bảo vệ và khai thác nguồn
Trang 33nước Để khắc phục những vấn đề trên, đồng thời tạo ra cơ sở thuận lợi cho việc bản
đồ hóa chất lượng nước, cần phải có một thông số mô tả tổng quát, dễ hiểu về chấtlượng nước và cho phép lượng hóa được chất lượng nước đó là chỉ số Chất lượng nước
(Water Quality Index, viết tắt là WQI) WQI đã được thừa nhận là một công cụ phục
vụ hữu hiệu cho công tác quản lý chất lượng nước sông Ngoài ra chất lượng nước còn
có thể đánh giá dựa trên các tiêu chí tổng hợp
1.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước nuôi trồng thủy sản
Trong ao nuôi thủy sản có nhiều yếu tố môi trường góp phần quyết định đến chất
lượng môi trường nước từ đó ảnh hưởng đến đời sống của đối tượng nuôi Mỗi đốitượng đòi hỏi một điều kiện môi trường có chất lượng khác nhau Tuy nhiên, các yếu
tố môi trường ao nuôi cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài.Tùy thuộc vào điều kiện, loại thủy sản và quốc gia mà các tiêu chỉ đánh giá chất
lượng nước NTTS có thể khác nhau Chẳng hạn tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nước
NTTS ở Philippin rất đơn giản, chỉ đề cập đến 6 thông số: pH, DO, BOD5, NO3-N,
(Nguồn: Nguyễn Thái Lai, 1999)
Ở Việt Nam đánh giá chất lượng nước và quản lí chất lượng nước nuôi trồng thủy
sản sử dụng 3 nhóm thông số cơ bản đó là các thông số lý học: nhiệt độ, độ mặn, hạt(chất rắn), màu sắc, ánh sáng; thông số hóa học: pH, độ kiềm, khí (tổng áp suất khí,
oxy, nitơ, CO2, H2S), chất dinh dưỡng (các hợp chất nitơ, các hợp chất phospho, kimloại vi lượng và sự hình thành), các hợp chất hữu cơ (bao gồm dễ phân hủy và khôngphân hủy), các hợp chất độc (kim loại nặng, bioxit); và cuối cùng là các thông sinhhọc: bao gồm vi khuẩn, virut, nấm…
Trang 34Nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, hô hấp và các quá trình
điều hòa sinh lý của cá Nhìn chung tốc độ phản ứng hóa học và sinh học tăng gấp đôi
khi nhiệt độ tăng lên 10 °C Có nghĩa rằng thủy sinh vật sẽ tiêu thụ O2gấp đôi ở 30 °Cvới 20 °C và phản ứng hóa học sẽ nhanh gấp 2 lần Do đó nhu cầu O2 hòa tan của sinhvật trong nước nóng cao hơn trong nước lạnh Nhiệt độ trong ao được phân tầng nhiệt
và diễn ra hằng ngày ở các nước nhiệt đới và bị ảnh hưởng bởi mức độ luân chuyểncủa dòng nước, mặt nước Mỗi loại thủy sản chỉ thích ứng trong 1 dải nhiệt độ thíchhợp.Đối với cá tra nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng và phát triển là từ 26 – 300C;đối với
tôm sú nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển 25 – 300C, lớn hơn 350C hoặc thấp hơn 12
0C kéo dài sẽ làm tôm sinh trưởng chậm Nhiệt độ ảnh hưởng đến rất nhiều yếu tố
khác trong ao, đặc biệt là chất lượng nước; đồng thời, cũng ảnh hưởng đến khả năng
bắt mồi và lấy thức ăn Ví dụ, tôm thẻ chân trắng, ở nhiệt độ 300C chỉ sau 20 – 25 phút
là tôm ăn đầy ruột, nhưng nếu ở 24 0C thì phải mất tới 50 – 55 phút Ếch dưới 200Cgiảm hoặc không ăn; dưới 20 0C men tiêu hóa của cá sấu không hoạt động Nhiệt độchỉ cần thay đổi 10C cũng tác động rất lớn đến khả năng tiêu hóa, bắt mồi, sinh trưởng
và nguy cơ bệnh tật cho thủy sản nuôi
Độ mặn: Độ mặn hay độ muối được ký hiệu S ‰ là tổng lượng (tính theo gram)
các chất hòa tan chứa trong 1 kg nước Hay chính là ổng nồng độ các ion chính: Na+,
Ca2+, Mg2+, Fe3+, NH4+, Cl-, SO42-, HCO3-, CO32-, NO2-, NO3- Thực vật cũng có cơ chếthích nghi với một khoảng giới hạn độ mặn nhất định, Ảnh hưởng của độ mặn (độmuối) với cơ thể sinh vật chủ yếu thông qua quá trình thẩm thấu, ở mỗi độ mặn khácnhau khả năng sống, sinh trưởng và phát triển của thủy sản sẽ khác nhau Theo kết quảnghiên cứu “Đánh giá ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng của cátra nghệ (Pangasius kunyit)” của tỉnh An Giang năm 2013 tỷ lệ sống và chỉ tiêu tăng
trưởng của cá tra nghệ ở giai đoạn 60 – 90 ngày tuổi khi nuôi trong môi trường có các
độ mặn 0 ‰, 9 ‰, 18 ‰, 27 ‰ cho thấy cá tra nghệ có khả năng thích nghi cao vớicác môi trường có nồng độ muối khác nhau Tuy nhiên, cá tra nghệ có tỷ lệ sống 100
% và tốc độ sinh trưởng cao nhất ở môi trường có độ mặn 9 ‰ và 18 ‰ (khối lượng:54,21 – 55,14 g/con, chiều dài: 17,49 – 18,33 cm/con, tốc độ tăng trưởng khối lượng:0.53 g/con/ngày, tốc độ tăng trưởng chiều dài: 0,096 – 0,102 cm/con/ngày) Ở môi
trường có độ mặn 27 ‰, tốc độ tăng trưởng của cá tra nghệ chậm hơn so với các môitrường có độ mặn 9 ‰, 18 ‰ và 0 ‰, mặc dù tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức này đạt
98,67 % cao hơn so với môi trường có độ mặn 0 ‰ (77,33 %)
Thuật ngữ độ đục cho biết nước chứa vật chất lơ lửng làm ngăn cản sự truyền ánhsáng Trong ao nuôi thủy sản, độ đục tạo ra do sinh vật phù du có lợi, trong khi độ đụcgây ra do hạt sét lơ lửng thì không có lợi Hạt sét lơ lửng ít khi đủ cao trong nước đếnmức gây thiệt hại cho động vật Độ đục do sự hiện diện của các chất huyền trọc như
Trang 35đất sét, bùn, chất hữu cơ li ti và nhiều loại vi sinh vật khác Nước có độ đục cao chứng
tỏ nước có nhiều tạp chất chứa trong nó, khả năng truyền ánh sáng qua nước giảm.Màu sắc của nước gây ra bởi lá cây, gỗ, thực vật sống hoặc đã phân hủy dưới
nước, từ các chất bào mòn có nguồn gốc từ đất đá, từ nước thải sinh hoạt, công nghiệp
màu sắc của nước có thể là kết quả từ sự hiện diện của các ion có tính kim khí như sắt,mangan
Nhu cầu oxy hòa tan – DO cần thiết cho sự hô hấp của thủy sinh vật (cá, lưỡng cư,thủy sinh, côn trùng ) Hô hấp thủy sinh nhờ trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường
nước và quá trình này không thể thiếu oxy hòa tan Oxy hòa tan trong thủy vực cóđược chủ yếu nhờ vào sự quang hợp của thủy sinh vật và sự khuếch tán của không khí
vào trong thủy vực Oxy hòa tan tự do trong nước khoảng 8 – 10 mg/l và sẽ dao độnglớn tùy vào nhiệt độ và các quá trình phân hủy các hợp chất và sự quang hợp của thựcvật thủy sinh hàm lượng oxy hòa tan phù hợp phát triển của cá là 6 – 8 mg/l Trong các
ao nuôi cá mật độ càng cao thì nhu cầu oxy càng lớn nhưng cũng dễ xảy ra hiện tượngoxy giảm thấp Khi oxy hòa tan thấp làm giảm hoạt động hoặc gây chết thủy sinh vật,
do đó oxy hòa tan là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm của nước thủy vực
Oxy còn cần thiết để tham gia quá trình oxy hóa vật chất hữu cơ và chuyển hóa vậtchất trong thủy vực thành CO2 và H2O được gọi là tiêu hao oxy hóa học (COD) Theo
Lê Như Xuân và ctv thì COD thích hợp cho các ao nuôi cá là 15 – 30 mg/l, giới hạn
cho phép là 15 – 40 mg/l (TCN thủy sản 2004)
Giá trị pH là chỉ tiêu đặc trưng cho mức độ diễn biến khác nhau của tính axit và vàtính kiềm của môi trường nước, có vai trò quan trọng đến sự phát triển, sinh sản, dinh
dưỡng của thủy sinh vật pH phụ thuộc vào tính chất đất và nguồn nước, phụ thuộc vào
quá trình phân hủy hợp chất hữu cơ và hoạt động của con người.Theo Nguyễn Văn Béthì nước có pH thích hợp cho hầu hết các loại cá nuôi là 6,8 – 9 pH có ý nghĩa quantrọng về mặt môi sinh, trong thiên nhiên pH ảnh hưởng đến hoạt động sinh học trong
nước, liên quan đến một số đặc tính như tính ăn mòn,hòa tan,… chi phối các quá trình
xử lý nước như: kết bông tạo cợn, làm mềm, khử sắt diệt khuẩn Vì thế, việc xétnghiệm pH để hoàn chỉnh chất lượng và phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đóng một vai tròhết sức quan trọng trong kỹ thuật môi trường Theo Boyd, 1998 pH thích hợp để nuôi
cá tra là từ 7 – 9
Tổng độ kiềm trong nước có nguồn gốc tự sự hòa tan của đá vôi trông đất, vì vậy
hàm lượng tổng độ kiềm được xấ định đầu tiên qua tính chất của đất Thí dụ ao ở vùngđất cát thường tổng độ kiềm dưới 20 mg/l, trong khi ao ở vùng đất đá vôi có tổng độ
kiềm trên 100 mg/l Các nhân tố khác như như, tổng độ kiềm vùng khô căng cao hơnvùng ẩm ướt Mức độ dinh dưỡng của nước ao tăng với sự gia tăng tổng độ kiềm ít
Trang 36nhất 150 mg/l Tuy nhiên, ao với tổng độ kiền trên 20 mg/l sẽ cho năng suất cá và
động vật thủy sinh khác cao Nếu kiềm dưới 20 mg/l thì sẽ ảnh hưởng đến sự sinhtrưởng và phát triển của thủy sản
Tổng hàm lượng tất cả inon dương hóa trị II trong nước tính bằng mg/l của CaCO3
là tổng độ cứng Canxi và magie là cá ion dương hóa trị II ưu thế trong gần như tất cảcác loại nước ao Theo quy luật chung, độ cứng giống độ kiềm của chúng, chúng cónguồn gốc từ sự hòa tan của đá vôi Khi đá vôi hòa toan, nó cho một lượng bằng nhuacủa độ cứng và độ kiềm Trong hầu hết nước, tổng độ cứng và độ kiềm tương đươngnhau Tuy nhiên cũng có một số trường hợp ngoại lệ, ở vùng khô cằn carbonate hầu
như bị kết tủa khi nồng độ muối tăng và điều này gây nên độ kiềm thấp hơn độ cứng.Trong nước axit cao, độ xứng thường lớn hơn độ kiềm bởi vì bicarbonate bị trung hòa
bởi axit nhưng độ kiềm vẫn duy trì
Tổng amonia (TAN) trong nước tồn tại ở hai dạng: NH3 và NH4+ được sinh ra
trong các thủy vực từ quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ chứa đạm như xác bã
động vật phù du, sản phẩm bài tiết của động vật hay từ phân bón hữu cơ Tỷ lệ NH3-và
NH4+ trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và pH của nước Ammonia ở dạng khí (NH3)
có mức độ gây độc cao hơn so với dạng ion (NH4+) do xâm nhập trực tiếp vào cơ thể
qua đường mang và tấn công thẳng vào tế bào của động vật thủy sản Theo Dowing vàMarkin được trích bởi Trần Thị Phương Lan thì hàm lư ợng amonium ở các ao nuôi
luôn biến động, N-NH4+ ở nồng độ cao từ 0,6 – 2 mg/l có thể ảnh hưởng đến sự sinhtrưởng của cá Theo Boyd, 1998 hàm lượng amonia thích hợp cho cá tra là <0,1 mg/l
và amonium là 0,2 – 2 mg/l
Nitrit – NO2 là một giai đoạn trung gian trong chu trình đạm hóa do sự phân hủycác chất đạm hữu cơ, là sản phẩm của của quá trình nitrate hóa và phản nitrate hóa,
gây độc cho thủy sản Độc tính của nitrite tác động đến hệ thống tuần hoàn và hệ thống
miễn dịch của động vật, với hàm lượng nhỏ (0,1 ppm) cũng gây độc cho thủy sản.Nitrite xâm nhập vào máu và kìm hãm việc gắn oxy vào sắt của hemoglobin nên ngăncản khả năng vận chuyển oxy Vì có sự chuyển hóa giữa nồng độ các dạng khác nhaucủa nitrogen nên các vết nitrit được sử dụng để đánh giá sự ô nhiễm hữu cơ Hàm
lượng nitrit cao phản ánh tình trạng nước xấu, thiếu oxy và nhiễm bẩn Hàm lượng
nitrit thích hợp để nuôi cá tra là < 0,3 mg/l (Boyd, 1998)
Nitrat – NO3 là giai đoạn oxy hóa cao nhất trong chu trình của nitrogen và là giaiđoạn sau cùng trong tiến trình oxy hóa sinh học Ở lớp nước mặt thường gặp nitrat ở
dạng vết nhưng đôi khi trong nước ngầm mạch nông lại có hàm lượng cao Hàm lượng
nitrat trong nước cao sẽ gây độc cho tôm cá dẫn đến giảm năng suất và chất lượng
Chẳng hạn nếu tôm nuôi trong môi trường nước có hàm lượng nitrate cao trong thời
Trang 37gian dài cũng gây ra một số ảnh hưởng nhất định như độ dài của râu ngắn lại, mang cótriệu chứng bất thường, đồng thời gan tụy bị tổn thương Từ đó ảnh hưởng đến sứckhỏe của tôm dẫn đến khả năng tăng trưởng sẽ kém Theo boyd, 1998 thì hàm lượng
NO3thích hợp nuôi cá tra là 0,2 – 10 mg/l
Hiđrosunfua - H2S là khí độc trong thành phần nước , được tạo ra chủ yếu do sự
thối rửa của xác chết động thực vật có trong nước Bùn đáy là nơi chứa nhiều H2S bởitại đây xảy ra hiện tượng phân hủy kị khí Lượng H2S trong nước quá nhiều sẽ gây độc
và chết động vật thủy sinh Lượng H2S thích hợp để nuôi cá tra < 0,1 mg/l (Boyd, 1998)
Phốt - pho hòa tan là một trong những yếu tố cần thiết đối với đời sống thủy sinhvật trong nước Phốt - pho thúc đẩy quá trình sinh trưởng, sinh sản và phát triển của
cá Ngoài ra, phốt - pho còn ảnh hưởng đến lượng tảo và gián tiếp ảnh hưởng đến cáqua khâu thức ăn, nên sức sản xuất của thủy vực và năng suất của cá phụ thuộc rất lớn
vào lượng phốt - pho hòa tan Theo Nguyễn Văn Bé thì hàm lượng phốt - pho hòa tan
thích hợp cho các ao nuôi là 1 – 3 mg/l Và phốt - pho hòa tan thích hợp cho ao nuôi
cá thâm canh là 1 – 3 mg/l và phốt - pho hòa tan thích hợp cho các ao nuôi cá thâmcanh là 0,1 – 1 mg/l Phốt - pho tồn tại trong nước có nhiều dạng, trong đó dạng
H2PO3-, HPO32-, và PO43- được hấp thu bởi thực vật và vi sinh vật trong môi trườngđất, nước để chúng tạo lại các axit amin chứa phốt - pho và các enzim phosphatase,
chuyển các liên kết cao năng phốt - pho thành năng lượng cho cơ thể Lượngphosphate PO43-( thích hợp để nuôi cá tra là 0,005 – 0,2 mg/l
Ở nước ta có rất nhiều quy chuẩn và tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng nước nuôi
trồng thủy sản trong đó có thể kể đến 2 tiêu chuẩn thường được sử dụng đó là cột A1 (Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt sau khi áp dụng xử lý thông thường, bảotồn động thực vật thủy sinh và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2) của QCVN08–MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN38:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đờisống thủy sinh và Ngoài ra còn TCVN 5942:1995 Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt,TCVN 6774:2000 Tiêu chuẩn chất lượng nước bảo vệ đời sống thủy sinh hay QCVN02-20:2014/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi cá tra(Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878) trong ao - Điều kiện bảo đảm vệ sinhthú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm
-1.3.2 Đánh giá chất lượng nước thông qua chỉ số chất lượng nước (WQI)
Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index – WQI) là một chỉ số được tính toán
từ các thông số quan trắc chất lượng nước xác định thông qua một công thức toán học
Trang 38WQI dùng để mô tả định lượng về chất lượng nước và khả năng sử dụng của nguồnnước đó; được biểu diễn qua một thang điểm.
a Tình hình nghiên cứu và áp dụng chỉ số WQI của một số quốc gia trên Thế Giới và Việt Nam
Việc sử dụng sinh vật trong nước làm chỉ thị cho mức độ sạch ở Đức từ năm 1850
được coi là nghiên cứu đầu tiên về WQI
Có rất nhiều quốc gia đã đưa áp dụng WQI vào thực tiễn, cũng như có nhiều cácnhà khoa học nghiên cứu về các mô hình WQI
Hoa Kỳ: WQI được xây dựng cho mỗi bang, đa số các bang tiếp cận theo phươngpháp của Quỹ Vệ sinh Quốc gia Mỹ (National Sanitation Foundation – NSF) – sau đâygọi tắt là WQI – NSF
Canada: Phương pháp do Cơ quan Bảo vệ môi trường Canada (TheCanadianCouncil of Ministers of the Environment – CCME, 2001) xây dựng
Châu Âu: Các quốc gia ở châu Âu chủ yếu được xây dựng phát triển từ WQI –NSF (của Hoa Kỳ), tuy nhiên mỗi Quốc gia – địa phương lựa chọn các thông s ố và
phương pháp tính chỉ số phụ riêng
Các quốc gia Malaysia, Ấn Độ: phát triển từ WQI – NSF, nhưng mỗi quốc gia cóthể xây dựng nhiều loại WQI cho từng mục đích sử dụng
Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu và đề xuất và áp dụng về bộ chỉ số chất
lượng nước như các WQI – 2 và WQI – 4 được sử dụng để đánh giá số liệu chất lượngnước trên sông Sài Gòn tại Phú Cường, Bình Phước và Phú An trong thời gian từ 2003đến 2007
Hiện nay, để thống nhất cách tính toán chỉ số chất lượng nước, tháng 07 năm
2011, Tổng cục Môi trường đã chính thức ban hành Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật tínhtoán chỉ số chất lượng nước theo Quyết định số 879/QĐ – TCMT ngày 01 tháng 07
năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Theo Quyết định chỉ số chấtlượng nước được áp đối với số liệu quan trắc môi trường nước mặt lục địa và áp dụngđối với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, các tổ chức, cá nhân có tham gia vào
mạng lưới quan trắc môi trường và tham gia vào việc công bố thông tin về chất lượngmôi trường cho cộng đồng
b Nguyên tắc xây dựng WQI
Các nguyên tắc xây dựng WQI bao gồm:
Bảo đảm tính phù hợp;
Trang 39 Đánh giá nhanh chất lượng nước mặt lục địa một cách tổng quát;
Có thể được sử dụng như một nguồn dữ liệu để xây dựng bản đồ phân vùngchất lượng nước;
Cung cấp thông tin môi trường cho cộng đồng một cách đơn giản, dễ hiểu, trựcquan;
Nâng cao nhận thức về môi trường
d Quy trình tính toán, sử dụng WQI trong đánh giá chất lượng nước
Quy trình tính toán và sử dụng WQI trong đánh giá chất lượng môi trường nướcbao gồm các bước sau:
Bước 1: Thu thập, tập hợp số liệu quan trắc từ trạm quan trắc môi trường nước
mặt lục địa (số liệu đã qua xử lý);
Bước 2: Tính toán các giá trị WQI thông số theo công thức;
Bước 3: Tính toán WQI;
Bước 4: So sánh WQI với bảng các mức đánh giá chất lượng nước
d.1 Quy trình tính toán sử dụng WQI do cơ quan bảo vệ môi trường canada - CCME xây dựng
WQI – CCME được xây dựng dựa trên rất nhiều số liệu khác nhau sử dụng mộtquy trình thống kê với tối thiểu 4 thông số và 3 hệ số chính (F1 – phạm vi, F2– tần suất
và F3 – biên độ của các kết quả không đáp ứng được các mục tiêu chất lượng nước –
giới hạn chuẩn)
Chỉ số chất lượng nước được tính toán thông qua các bước
Bước 1: Tính toán giá trị trong phạm vi – SCOBE F 1
F1là tỉ số các thông số không đáp ứng được so với mức hướng dẫn trong khoảngthời gian tính chỉ số
Trang 40 F1= (số thông số vượt quá tiêu chuẩn / tổng số thông số)*100 (Công thức 1.1)
Bước 2: Tính toán giá trị tần suất F 2
F2là phần trăn số mẫu không đáp ứng được mức hướng dẫn
F2= (số mẫu không đáp ứng được tiêu chuẩn/ tổng số mẫu)*100 (Công thức 1.2)
Bước 3: Tính toán giá trị biên độ F 3
Giá trị F3được tính toán qua 3 bước
Với các giá trị không đáp ứng được tiêu chuẩn (cao hơn giới hạn trên hoặc thấp hơngiới hạn dưới), ta tính giá trị sau:
excursioi = (giá trị thông số/mức hướng dẫn) – 1 khi giá trị thông số cao hơn giới hạntrên của mức hướng dẫn
excusioi = (mức hướng dẫn/giá trị thông số) – 1 khi giá trị thông số thấp hơn giới hạn
dưới của mức hướng dẫn
Tính toán giá trị nse: nse =∑