Lợi ích của việc xây dựng và triển khai thực hiện cấp nước an toàn nhằm các mục tiêu: kiểm soát và ngăn ngừa sự nhiễm bẩn của nguồn nước; xử lý triệt để các chất ô nhiễm trong nguồn nước
Trang 1MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
LỜI CẢM ƠN viii
1 Đặt vấn đề 1
2 Đối tượng nghiên cứu 2
3 Mục đích của đề tài 2
3.1 Mục đích tổng quát 2
3.2 Mục đích cụ thể 2
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
4.1 Ý nghĩa khoa học 2
4.2 Ý nghĩa thực tiễn 2
5 Phạm vi nghiên cứu 3
Chương 1: TỔNG QUAN 4
1.1 Chất lượng nước và ảnh hưởng của chất lượng nước đối với sức khỏe con người 4
1.1.1 Chất lượng nước và đánh giá chất lượng nước 4
1.1.2 Ảnh hưởng của chất lượng nước đối với sức khỏe con người 4
1.2 Nước cấp và công nghệ xử lý nước cấp 6
1.2.1 Tài nguyên nước và vấn đề cấp nước hiện nay 6
1.2.2 Công nghệ xử lý nước cấp 7
1.3 Giới thiệu về cấp nước an toàn 9
1.3.1 Khái niệm nước uống an toàn và cấp nước an toàn 9
1.3.2 Lợi ích khi thực hiện cấp nước an toàn 10
1.3.3 Tình hình cấp nước an toàn trên thế giới và Việt Nam 10
1.4 Giới thiệu về Công ty TNHH MTV Cấp nước và Xây dựng Hà Tĩnh và công nghệ xử lý nước tại Nhà máy nước Bộc Nguyên 15
1.4.1 Công ty TNHH MTV Cấp nước và Xây dựng Hà Tĩnh 15
Trang 21.4.2 Hệ thống và quy trình công nghệ cấp nước tại Nhà máy nước Bộc
Nguyên 15
1.4.3 Nhu cầu sử dụng nước của thành phố Hà Tĩnh 19
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1 Nội dung nghiên cứu 20
2.2 Phương pháp nghiên cứu 21
2.2.1 Phương pháp điều tra và thu thập số liệu, thông tin 21
2.2.2 Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu 21
2.2.3 Các tiêu chuẩn sử dụng để đánh giá chất lượng nước 24
2.2.4 Phương pháp phân tích và đánh giá các mối nguy 24
2.2.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 26
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
3.1 Chất lượng nước hồ Bộc Nguyên trong các tháng khảo sát 27
3.1.1 Độ pH 27
3.1.2 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) 27
3.1.3 Oxy hòa tan (DO) 28
3.1.4 Nhu cầu oxy sinh hóa BOD5 và Nhu cầu oxy hóa học COD 30
3.1.5 Các chất dinh dưỡng (NH4+, NO3- và PO43-) 32
3.1.6 Coliform 33
3.1.7 Kim loại nặng Sắt (Fe) và Kẽm (Zn) 34
3.2 Chất lượng nước tại bể chứa - Trạm bơm nước tăng áp và các hộ gia đình 36
3.2.1 pH 36
3.2.2 Hàm lượng Clorua 38
3.2.3 Hàm lượng Nitrat (NO3--N) 38
3.2.4 Sắt (Fe) 39
3.2.5 Độ cứng 40
3.2.6 E.Coli và Coliform tổng 41
3.3 Đánh giá tình hình và cách thức sử dụng nước máy tại các hộ gia đình Thành phố Hà Tĩnh 42
Trang 33.3.1 Đánh giá kết quả khảo sát thực hiện vệ sinh trong sử dụng và bảo quản
nguồn nước 42
3.3.2 Đánh giá kết quả khảo sát chất lượng nước và sự quan tâm đến chất lượng nước sử dụng của người dân 44
3.4 Đánh giá rủi ro và các mối nguy hại 46
3.4.1 Kết quả đánh giá rủi ro bán định lượng dựa trên các đặc tính hóa lý-hệ số RQ 46
3.4.2 Kết quả đánh giá ma trận rủi ro đối với hệ thống cấp nước từ nơi thu nước đến nơi tiêu thụ 49
3.5 Các biện pháp kiểm soát mối nguy hại nhằm nâng cao dịch vụ cấp nước an toàn cho thành phố Hà Tĩnh 55
3.5.1 Đối với nguồn nước đầu vào (hồ Bộc Nguyên): 55
3.5.2 Đối với hệ thống thu và xử lý nước: 56
3.5.3 Đối với hệ thống phân phối nước bằng đường ống 57
3.5.4 Đối với hộ gia đình sử dụng nước 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
1 Kết luận 59
2 Kiến nghị 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
PHỤ LỤC 63
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở lý thuyết
và khảo sát tình hình thực tiễn Các số liệu, kết quả nêu ra trong
luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác
Đặng Hữu Bình
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT: Bộ Tài nguyên và Môi trường
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
TCXD: Tiêu chuẩn xây dựng
UNESCO: Tổ chức văn hóa giáo dục Liên Hợp Quốc
UNICEF: Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc
QT&KT: Quan trắc và Kỹ thuật
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của thành phố Hà Tĩnh [2] 19
Bảng 2.1 Ký hiệu các điểm lấy mẫu và tọa độ 21
Bảng 2.2 Số lượng mẫu, thông số phân tích và cách bảo quản mẫu 23
Bảng 2.3 Phương pháp/thiết bị phân tích 23
Bảng 2.4 Ma trận đánh giá rủi ro môi trường [3] 25
Bảng 3.1 Tóm tắt những đặc trưng chất lượng nước Hồ Bộc Nguyên vào các tháng 7, 11/2013 và tháng 4/2014 35
Bảng 3.2 Tóm tắt những đặc trưng chất lượng nước máy tại Bể chứa, trạm bơm tăng áp và các hộ gia đình vào các tháng 7, 11/2013 và 4/2014 37
Bảng 3.3 Thống kê vị trí lắp đặt vòi và bể nước 43
Bảng 3.4 Thống kê các bệnh thường gặp khi chưa sử dụng nước máy 45
Bảng 3.5 Thống kê mức độ giảm bệnh khi sử dụng nước máy 45
Bảng 3.6 Thống kê mức độ hài lòng của người dân về chất lượng nước đang sử dụng 45
Bảng 3.7 Kết quả phân tích rủi ro dựa trên đặc tính lý hóa – hệ số RQ của hồ Bộc Nguyên 47
Bảng 3.8 Bảng phân loại rủi ro của hồ Bộc Nguyên 47
Bảng 3.9 Phân tích các nguy cơ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống cấp nước sử dụng ma trận đánh giá rủi ro 50
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước truyền thống [4] 8
Hình 1.2 Dây chuyền công nghệ xử lý nước có màu, mùi [4] 8
Hình 1.3 Sơ đồ xử lý nước bằng lọc trực tiếp [4] 9
Hình 1.4 Sơ đồ xử lý nước bằng lọc chậm [4] 9
Hình 1.5 Lưu vực hồ Bộc Nguyên 16
Hình 1.6 Sơ đồ tổng thể hệ thống xử lý nước cấp 17
Hình 2.1 Sơ đồ vị trí các điểm lấy mẫu 21
Hình 3.1 Biến động pH theo thời gian và các điểm khảo sát 27
Hình 3.2 Biến động giá trị TSS theo thời gian và các điểm khảo sát 28
Hình 3.3 Biến động DO theo thời gian và các điểm khảo sát 29
Hình 3.4 Biến động BOD5 theo thời gian và các điểm khảo sát 31
Hình 3.5 Biến động COD theo thời gian và các điểm khảo sát 31
Hình 3.6 Biến động NO3 N theo thời gian và các điểm khảo sát 32
Hình 3.7 Biến động PO43 P theo thời gian và các điểm khảo sát 33
Hình 3.8 Biến động Coliform theo thời gian và điểm khảo sát 34
Hình 3.9 Biến động hàm lượng Sắt theo thời gian và điểm khảo sát 34
Hình 3.10 Biến động pH tại các điểm trong thời gian khảo sát 36
Hình 3.11 Clorua tại các điểm trong thời gian khảo sát 38
Hình 3.12 Biến động nitrat tại các điểm trong thời gian khảo sát 39
Hình 3.13 Biến động sắt tại các điểm trong thời gian khảo sát 40
Hình 3.14 Hàm lượng độ cứng tại các điểm trong thời gian khảo sát 41
Hình 3.15 Tần suất thực hiện vệ sinh dụng cụ chứa nước 43
Hình 3.16 Các hình thức sử dụng nước tại hộ gia đình 44
Hình 3.17 Tần suất mức độ hài lòng của người dân về chất lượng nước đang sử dụng 46
Hình 3.18 Biểu đồ biểu thị RQ (A1) của hồ Bộc Nguyên 48
Hình 3.19 Biểu đồ biểu thị RQ (A2) của hồ Bộc Nguyên 48
Trang 8LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng sâu sắc tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Viện Sau đại học, Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường cùng các Giảng viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS.Đoàn Thị Thái Yên – Người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo giúp tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ, nhân viên Công ty TNHH MTV Cấp nước và Xây dựng Hà Tĩnh, Nhà máy nước Bộc Nguyên, Trung tâm Quan trắc và
Kỹ thuật Môi Trường Hà Tĩnh, Chi cục Biển, hải đảo và Tài nguyên nước thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh, Khoa Môi trường thuộc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Tĩnh đã giúp đỡ và cung cấp những thông tin, tài liệu quý báu giúp Tôi hoàn thành luận văn
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và các thành viên tập thể lớp Cao học Quản lý tài nguyên môi trường 2012B đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đặng Hữu Bình
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Cấp nước an toàn là việc cung cấp nước ổn định, duy trì đủ áp lực, liên tục,
đủ lượng nước, đảm bảo chất lượng nước theo quy chuẩn quy định Bảo đảm cấp nước an toàn là những hoạt động nhằm giảm thiểu, loại bỏ, phòng ngừa các nguy cơ rủi ro gây mất an toàn cấp nước từ nguồn nước qua các công đoạn thu nước, xử lý,
dự trữ và phân phối đến khách hàng sử dụng nước Lợi ích của việc xây dựng và triển khai thực hiện cấp nước an toàn nhằm các mục tiêu: kiểm soát và ngăn ngừa
sự nhiễm bẩn của nguồn nước; xử lý triệt để các chất ô nhiễm trong nguồn nước; ngăn ngừa sự tái ô nhiễm trong suốt quá trình lưu trữ, phân phối và quản lý nước cấp; đảm bảo nước cấp đạt các mục tiêu về chất lượng tại tất cả các giai đoạn và quá
trình trong dây chuyền cấp nước
Ở nước ta, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã và đang hỗ trợ triển khai thực hiện cấp nước an toàn tại một số địa phương Việc tổng kết và đánh giá các mô hình này đạt được những kết quả khả quan về tăng cường nhận thức của chính quyền cũng như người dân về nước an toàn, giúp cải thiện chất lượng nước và khắc phục các nguy cơ gây mất an toàn nước
Nhà máy nước Bộc Nguyên thuộc Công ty TNHH Một thành viên cấp nước
và Xây dựng Hà Tĩnh hoạt động với quy mô công suất là 24.000 m3/ngày đêm (dự kiến sau năm 2020 sẽ nâng công suất lên 30.000m3/ngày đêm), có nhiệm vụ cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt và các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cho thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận Thực hiện thông tư số 08/2012/TT-BXD ngày 21/12/2012 của bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn, Công ty TNHH Một thành viên cấp nước và Xây dựng Hà Tĩnh đang từng bước xây dựng và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn cho nhà máy nước Bộc Nguyên Cấp nước an toàn có thể xem là một giải pháp hữu hiệu, lâu dài và bền vững cho Nhà máy nước Bộc Nguyên nói riêng và Công ty TNHH MTV Cấp nước và Xây dựng
Hà Tĩnh nói chung nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính của Công ty, đồng thời góp phần nâng cao vai trò của cộng đồng trong việc quản lý chất lượng nước
Trang 10Xuất phát từ ý nghĩa trên, đề tài “Đánh giá chất lượng nước phục vụ cấp
nước an toàn ở thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh” là rất cần thiết, không chỉ có ý
nghĩa về mặt nghiên cứu mà còn có ý nghĩa thực tiễn
2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nước mặt hồ Bộc Nguyên, nước máy tại bể chứa – Trạm bơm nước – Nhà máy, Công ty và tại các hộ gia đình
3 Mục đích của đề tài
3.1 Mục đích tổng quát
- Giúp nhà máy nước Bộc Nguyên và Công ty TNHH MTV Cấp nước và Xây dựng Hà Tĩnh có biện pháp phòng ngừa, đối phó với các sự cố, các nguy hại và nguy cơ gây bệnh từ nguồn nước không đảm bảo vệ sinh
- Góp phần nâng cao trách nhiệm của Nhà máy nước Bộc Nguyên nói riêng
và Công ty TNHH MTV Cấp nước và Xây dựng Hà Tĩnh nói chung trong việc cung cấp nguồn nước sạch và nước an toàn cho người dân
3.2 Mục đích cụ thể
- Đánh giá chất lượng nước phục vụ cấp nước an toàn xuyên suốt chu trình sản xuất và phân phối từ việc thu nước tại nguồn để xử lý đến điểm tiêu thụ nước là các hộ gia đình ở Thành phố Hà Tĩnh
- Đề xuất các giải pháp phòng ngừa, khắc phục và hạn chế các rủi ro của quá trình cấp nước
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trang 115 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Thành phố Hà Tĩnh, các huyện Thạch Hà và Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh
- Phạm vi thời gian: Đề tài thực hiện từ tháng 7/2013– tháng 7/2014
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước cấp sinh hoạt nhằm phục vụ cấp nước an toàn cho Thành phố Hà Tĩnh thông qua việc điều tra và lấy mẫu phân tích chất lượng nước ở hồ Bộc Nguyên, bể chứa nước tập trung sau xử lý; bể chứa tại trạm bơm tăng áp và nước sinh hoạt tại các hộ gia đình; và qua đó phân tích các rủi ro, nguy cơ xảy ra đối với toàn bộ hệ thống cấp nước
Trang 12Chương 1: TỔNG QUAN
1.1 Chất lượng nước và ảnh hưởng của chất lượng nước đối với sức khỏe con người
1.1.1 Chất lượng nước và đánh giá chất lượng nước
Chất lượng của nước được xét trên ba phương diện: vật lý, hóa học và sinh học [1]
- Thông số vật lý: nhiệt độ, độ đục, màu sắc, mùi vị Các tính chất này thường dễ nhận thấy bằng các cơ quan cảm giác
- Các thông số hóa học: oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), nhu cầu oxy hóa học (COD), tổng cacbon hữu cơ (TOC), độ mặn, độ cứng, pH,
NO3-, NO2-, amoni (NH4-/ NH3), PO43-, F-, SO42-, hóa chất bảo vệ thực vật (nhóm DDT, nhóm HCH, aldrine v.v ), kim loại độc (HgII, CdII, PbII , v.v )
- Các thông số vi sinh: tổng Coliform (TC), Coliform phân (FC), Escherichia
coli (E.coli), v.v…
Để đánh giá chất lượng nước có thể sử dụng nhiều cách khác nhau:
+ Đánh giá thông qua việc so sánh các thông số chất lượng nước xác định được với các tiêu chuẩn quy định (tiêu chuẩn/Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, khu vực hay quốc tế)
+ Mô hình hóa chất lượng nước, tức là sử dụng các mô hình toán học để mô phỏng chất lượng nước hay ô nhiễm nước
+ Đánh giá chất lượng nước thông qua chỉ số chất lượng nước (WQI)
+ Đánh giá chất lượng nước thông qua chỉ thị sinh học
1.1.2 Ảnh hưởng của chất lượng nước đối với sức khỏe con người
Nước đóng vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng và tác động rất lớn đến đời sống của con người và sinh vật Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, trên thế giới hiện còn 1,1 tỷ người phải sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn (trong đó 2/3 là ở Châu Á và Châu Phi) và 2,6 tỷ người chưa có điều kiện vệ sinh cơ bản [19] Theo thống kê của chương trình quan trắc chung về Nước sạch và Vệ sinh môi trường của WHO/UNICEF có khoảng 1,6 triệu người chết mỗi năm do các bệnh về đường tiêu hóa, mà nguyên nhân chính là do thiếu các điều kiện về nước uống an toàn và điều
Trang 13kiện vệ sinh môi trường cơ bản, 90% trong số đó là trẻ em dưới 5 tuổi và tập trung ở các nước đang phát triển [19]
Những tác động của ô nhiễm nước tới sức khỏe của con người có thể xét theo
ba phương diện sau :
* Phương diện vật lý
Nước cấp cho sinh hoạt không màu, không mùi, không vị Trong nước có màu chứng tỏ có chứa nhiều tạp chất như: humic, tamin, Fe, Mn, v.v…Nước có mùi chứng tỏ đã bị nhiễm bẩn có thể do trong nước có tạo thành H2S , muối sắt Nước bình thường có hàm lượng muối nằm trong khoảng 0 đến 0,5 gam/lít nước, nếu nước có hàm lượng muối quá cao sẽ gây khó chịu khi uống, gây rối loạn sinh lý của
cơ thể [1]
* Phương diện hóa học
Nước trong (không có màu đục) thành phần không hoàn toàn tinh khiết mà
có chứa rất nhiều tạp chất hóa học, các chất khoáng hòa tan như: kim loại nặng (Fe,
Mn, Cd, v.v…), các anion (NO3-, PO43-, SO42-, v.v…) và các chất khí như CH4, H2S Với một nồng độ thích hợp của các chất trên có tác dụng tốt đối với cơ thể, tuy nhiên khi các chất này có nồng độ quá cao có thể ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe của con người và gây ra một số bệnh Nước uống phải có độ pH nằm trong khoảng 6,5 - 8,5 [1]
Một số kim loại nặng như Hg, As, Cd, Cr, v.v… với hàm lượng nhỏ có thể gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư, các bệnh về thần kinh Các hợp chất chứa các kim loại nặng có nguồn gốc hữu cơ nếu vượt quá tiêu chuẩn cho phép
sẽ làm cho người sử dụng bị nhiễm độc, thường gây rối loạn tiêu hóa
* Phương diện vi sinh vật
Nước là môi trường sống của nhiều loài vi sinh vật, bên cạnh các vi sinh vật
vô hại và có ích, trong nước còn có nhiều loài vi sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh
cho con người như: vi khuẩn Salmonella gây bệnh thương hàn, vi khuẩn Shigella gây bệnh lị ở người, vi khuẩn Vibrion gây bệnh tả, v.v
Trang 141.2 Nước cấp và công nghệ xử lý nước cấp
1.2.1 Tài nguyên nước và vấn đề cấp nước hiện nay
Theo tính toán của UNESCO, lượng nước ngọt trong thủy quyển rất ít ỏi (chiếm 2,5% của tài nguyên nước toàn cầu so với lượng nước mặn khổng lồ của đại dương Hơn thế nữa, trong tổng lượng nước ngọt này lại chỉ có khoảng 30% là dưới dạng lỏng, còn lại xấp xỉ 70% là dưới dạng rắn (băng, tuyết ) Cũng trong lượng nước ngọt dưới dạng lỏng nhỏ bé này, có tới 98% lại ở dưới dạng nước ngầm và chỉ còn khoảng 2% tồn tại dưới dạng nước trong các sông và hồ chứa-hình thành nên phần tài nguyên nước
quan trọng nhất có tác động trực tiếp tới cuộc sống của con người [12]
Theo Bộ Xây dựng, nước ta có 68 công ty cấp nước, thực hiện cung cấp nước sạch cho các khu vực đô thị Nguồn nước mặt chiếm 70% tổng nguồn nước cấp và 30% còn lại là nước ngầm Có hơn 420 hệ thống cấp nước với tổng công suất thiết kế đạt 5,9 triệu m3/ngày [13]
Theo số liệu Bench-marking của Hội Cấp thoát nước Việt Nam chỉ có 35 trong số 67 thành phố được khảo sát (chiếm 60%) đảm bảo cấp nước liên tục 24 giờ/ngày [13] Do việc giảm nhanh áp lực trong hệ thống phân phối, nước chỉ có thể chảy vào các bể chứa nước dưới đất của các hộ gia đình mà không thể tự chảy lên các bể ở cao hơn Hơn nữa, chất lượng nước cấp đến các hộ gia đình cũng không hoàn toàn đảm bảo theo tiêu chuẩn vệ sinh, mặc dù chất lượng nước xử lý tại các nhà máy nước có thể đạt các chỉ tiêu của nước cấp Nguyên nhân là do nước được phân phối trong đường ống có áp lực thấp hay không có áp lực hay thậm chí có áp suất âm, các đấu nối bị hỏng, những nguyên nhân trên khiến cho nước dễ dàng bị thấm khi vận chuyển trong đường ống nước Khi áp lực nước bên trong ống tăng cao đến mức đủ cho nước có thể tự chảy (lớn hơn 0,6 m/s), những cặn bẩn lâu ngày trong hệ thống ống có thể chảy lẫn trong ống và làm giảm chất lượng nước khi nước được cấp đến các hộ gia đình Ở nước ta, hiện nay có khoảng 50% mạng lưới phân phối đạt tiêu chuẩn nước sạch [13]
Chất lượng nước nhìn chung tại các nhà máy nước cấp cho các đô thị đạt tiêu chuẩn chất lượng nước cấp cho ăn uống theo QCVN 01:2009/BYT của Bộ Y tế Tuy nhiên, do chất lượng đường ống kém và tỷ lệ thất thoát, rò rỉ còn cao, nước cấp
Trang 15đến hộ sử dụng thường không đảm bảo yêu cầu nước uống trực tiếp mà chỉ đạt tiêu chuẩn chất lượng nước cấp cho sinh hoạt theo QCVN 02:2009/BYT [13]
1.2.2 Công nghệ xử lý nước cấp
1.2.2.1 Sơ lược kỹ thuật cấp nước trên thế giới và Việt Nam
Theo lịch sử ghi nhận hệ thống cấp nước đô thị xuất hiện sớm nhất tại La Mã vào năm 800 TCN Điển hình là công trình dẫn nước vào thành phố bằng kênh tự chảy, trong thành phố nước được đưa đến các bể tập trung, từ đó theo đường ống dẫn đến các gia đình và bể chứa công cộng cho người dân sử dụng
Thế kỷ thứ XIII, các thành phố ở Châu Âu đã có hệ thống cấp nước Thời đó chưa có các loại hóa chất phục vụ cho việc keo tụ xử lý nước mặt, người ta phải xây dụng bể lắng có kích thước lớn (gần như lắng tĩnh) để lắng được các hạt cặn bé Do
đó, công trình cấp nước rất cồng kềnh, chiếm diện tích và kinh phí xây dựng lớn
Năm 1600, việc sử dụng phèn nhôm để keo tụ đã được các chuyên gia Tây Ban Nha áp dụng tại Trung Quốc
Năm 1810, hệ thống lọc nước cho thành phố được xây dựng tại Paisay – Scotlen Năm 1908, việc khử trùng nước uống với quy mô lớn tại Niagara Falls, phía Tây Nam New York
Thế kỷ XX, kỹ thuật cấp nước ngày càng đạt tới trình độ cao và còn tiếp tục phát triển Các loại thiết bị cấp nước ngày càng đa dạng, phong phú và hoàn thiện Thiết bị dùng nước trong nhà luôn được cải tiến để phù hợp và thuận tiện cho người
sử dụng Kỹ thuật điện tử và tự động hóa cũng được sử dụng rộng rãi trong cấp thoát nước Có thể nói trình độ cấp nước đã đạt đến trình độ rất cao về công nghệ xử lý, máy móc, trang thiết bị và hệ thống cơ giới hóa, tự động hóa trong vận hành, quản lý
Ở Việt Nam, năm 1894, hệ thống cấp nước đô thị đã được bắt đầu từ việc khoan giếng mạch nông tại Hà Nội và tại thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn cũ)[14]
Năm 1896, hệ thống xử lý nước đầu tiên của Hà Nội được chính thức đưa vào vận hành Hiện nay, hệ thống cấp nước của thành phố Hà Nội đã được cải tạo và xây dựng mới với trang thiết bị hiện đại, nâng công suất lên 390.000 m3/ngày [14]
Trong thời điểm hiện nay, nhiều trạm cấp nước đã được xây dựng mới, áp dụng những công nghệ tiên tiến của các nước phát triển như Pháp, Phần Lan,
Trang 16Australia, Singapore, v.v… Những trạm cấp nước cho các thành phố lớn đã áp dụng công nghệ tiên tiến, tự động hóa
1.2.2.2 Công nghệ xử lý nước cấp
Khi lựa chọn công nghệ xử lý nước phải dựa vào tài liệu kiểm nghiệm về chỉ tiêu lý học, hóa học, sinh học của nước thô ở các thời kì đặc trưng trong năm Đồng thời có các tài liệu dự báo sự thay đổi và biến động về chất lượng nước thô do quá trình sản xuất và bảo vệ hệ sinh thái trong khu vực nguồn nước gây ra những năm tiếp theo So sánh với các tiêu chuẩn quốc gia để xác định các yêu cầu cần xử lý [4]
Phụ thuộc vào chất lượng nguồn nước đầu vào về độ đục, hàm lượng cặn để
áp dụng công nghệ xử lý phù hợp (hình 1.1, hình 1,2, hình 1.3 và hình 1.4)
- Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước truyền thống (hình 1.1): thường
dùng để xử lý nước nguồn có chỉ tiêu chất lượng nước loại B và tốt hơn (theo TCXD 233-1999:Tiêu chuẩn xây dựng-Các chỉ tiêu lựa chọn nguồn nước mặt-nước ngầm phục vụ cấp nước sinh hoạt)
Hình 1.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước truyền thống [4]
- Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước có màu, mùi (hình 1.2): thường dùng
để xử lý nước nguồn có chỉ tiêu chất lượng nước loại C (theo TCXD 233-1999:Tiêu chuẩn xây dựng-Các chỉ tiêu lựa chọn nguồn nước mặt-nước ngầm phục vụ cấp nước sinh hoạt)
Hình 1.2 Dây chuyền công nghệ xử lý nước có màu, mùi [4]
Nước nguồn
Trộn
Phèn
Keo tụ tạo bông cặn Lắng Lọc
Tiếp xúc khử trùng
Cl2
Xả cặn ra hồ
Xả cặn ra hồ Trộn
Phèn
Keo tụ tạo bông cặn Lắng Lọc
Tiếp xúc khử trùng
Cl2
Lắng nước rửa lọc
Cung cấp Nước nguồn
Cl2, ozon
Chất trợ keo tụ
Lọc qua than hoạt tính
Trang 17- Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước bằng lọc trực tiếp (hình 1.3): Áp
dụng khi nước nguồn có chất lượng loại A theo tiêu chuẩn nguồn nước cấp nước nguồn có độ đục nhỏ hơn hoặc bằng 10 NTU tương đương khoảng 20mg/l (theo TCXD 233-1999:Tiêu chuẩn xây dựng-Các chỉ tiêu lựa chọn nguồn nước mặt-nước
ngầm phục vụ cấp nước sinh hoạt)
Hình 1.3 Sơ đồ xử lý nước bằng lọc trực tiếp [4]
- Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước bằng lọc chậm (hình 1.4): Áp dụng
cho nước nguồn có chất lượng loại A ghi trong tiêu chuẩn nguồn nước (theo TCXD 233-1999:Tiêu chuẩn xây dựng-Các chỉ tiêu lựa chọn nguồn nước mặt-nước ngầm phục vụ cấp nước sinh hoạt) Nước nguồn có độ đục nhỏ hơn hoặc bằng 30mg/l tương đương với 15NTU, hàm lượng rong, rêu, tảo và độ màu thấp
Hình 1.4 Sơ đồ xử lý nước bằng lọc chậm [4]
1.3 Giới thiệu về cấp nước an toàn
1.3.1 Khái niệm nước uống an toàn và cấp nước an toàn
- Nước uống an toàn: là nước có các đặc tính về lý học, hóa học và vi sinh trong giới hạn quy định của WHO hoặc tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước uống [19]
- Cấp nước an toàn: Cấp nước an toàn là việc cung cấp nước ổn định, duy trì
đủ áp lực, liên tục, đủ lượng nước, đảm bảo chất lượng nước theo quy chuẩn quy định [5]
Cl2 Nước nguồn
Bể trộn Bể tiếp xúc khử trùng người tiêu thụ Cấp cho
Lắng nước rửa lọc
Bể lọc tiếp xúc
Đưa về bể trộn hoặc xả ra cuối nguồn nước Phèn
Nước nguồn Bể lọc chậm
Bể tiếp xúc khử trùng Cấp cho người tiêu thụ
Cl2
Trang 18- Bảo đảm cấp nước an toàn: là những hoạt động nhằm giảm thiểu, loại bỏ, phòng ngừa các nguy cơ, rủi ro gây mất an toàn cấp nước từ nguồn nước qua các công đoạn thu nước, xử lý, dự trữ và phân phối đến khách hàng sử dụng nước [5]
- Kế hoạch cấp nước an toàn (WSP): Kế hoạch cấp nước an toàn là các nội dung cụ thể để triển khai thực hiện việc bảo đảm cấp nước an toàn [5]
Theo WHO (2006) thì kế hoạch cấp nước an toàn là một khái niệm về quản
lý và đánh giá rủi ro xuyên suốt chu trình của nước từ việc thu nước để xử lý đến các điểm tiêu thụ nước (nguồn nước thô đến nhà máy xử lý, bể chứa nước sạch, mạng phân phối, người sử dụng) [13]
1.3.2 Lợi ích khi thực hiện cấp nước an toàn
- Cấp nước an toàn giúp các nhà quản lý và vận hành hệ thống hiểu hơn về
hệ thống của họ và những nguy cơ cần phải được quản lý Những kiến thức đó được
sử dụng để xây dựng các kế hoạch hành động và xác định những hành động ưu tiên
- Giúp xác định nhu cầu đào tạo và chủ động xây dựng đội ngũ cần thiết nhằm hỗ trợ và cải thiện việc thực hiện cấp nước an toàn đáp ứng mục tiêu bảo vệ sức khỏe con người
- Giúp bảo vệ tốt sức khỏe cộng đồng thông qua việc làm giảm các bệnh tật
do nước gây ra và phòng ngừa dịch bệnh
- Cách tiếp cận phòng ngừa cho phép đảm bảo chất lượng nước luôn an toàn, không phụ thuộc vào cách quản lý mang tính ứng phó, phản ứng và chữa trị
- Phương pháp tiếp cận toàn diện nhằm đảm bảo chất lượng nước thông qua việc đánh giá và quản lý mang tính hệ thống các nguy cơ đối với sức khỏe [8]
1.3.3 Tình hình cấp nước an toàn trên thế giới và Việt Nam
1.3.3.1 Trên thế giới
Kế hoạch cấp nước an toàn (Water Safety Plans – WSP) được WHO đề xuất trong “Hướng dẫn về chất lượng nước an toàn” năm 2004, đây là một kế hoạch nhằm xác định các biện pháp kiểm soát và thực hiện các biện pháp này tại những điểm hay công đoạn phù hợp để đưa hệ thống trở lại tầm kiểm soát trước khi nước
bị lây nhiễm và trước khi nước được cấp cho người sử dụng Dựa vào hướng dẫn của WHO đã có nhiều nghiên cứu cụ thể hơn về WSP giúp cho việc áp dụng WSP
dễ dàng hơn và hiệu quả hơn như: “ Hướng dẫn kế hoạch cấp nước an toàn cho các
Trang 19hệ thống cấp nước vùng nông thôn” của Dr Bindeshwar Pathak và cộng sự, Viện
Vệ sinh Môi trường Quốc tế Sulabh, Ấn Độ (SIAES) thực hiện năm 2009 – là một hướng dẫn cụ thể về xây dựng và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn cho vùng nông thôn có các hệ thống cấp nước khác nhau trong cả nước: hệ thống cấp nước vùng núi; hệ thống cấp nước từ giếng khoan, giếng đào; hệ thống cấp nước từ nguồn nước mặt (ao, hồ, sông…) [14]
Với sự hỗ trợ của Văn phòng khu vực Tây Thái Bình Dương thuộc tổ chức Y
tế Thế giới, năm 2006 Công ty Cấp nước Hải Dương, Việt Nam và Nhà máy cấp nước Pakse thuộc Tổng công ty cấp nước Champasak WASA, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được thống nhất để hỗ trợ thực hiện thí điểm WSP Nhà máy cấp nước Pakse thuộc Tổng công ty cấp nước Champasak WASA, Lào lấy nguồn nước
từ sông Mê Kông, đoạn chảy qua địa phận của Lào, nguồn nước này tương đối ít độc hại về chỉ tiêu vi sinh vật và độ đục vào mùa khô Tuy nhiên, vào mùa mưa, đặc biệt vào đầu mùa thì đoạn sông này bị ô nhiễm do chất thải (từ động vật, phân bón, thuốc trừ sâu hay hàm lượng phù sa tăng cao, v.v…) từ các lưu vực chảy vào sông làm cho chất lượng nước sông trở nên xấu đi Đây là thời kì mà nước sông có nguy
cơ và có ảnh hưởng đến hệ thống cung cấp nước cao nhất Với nhu cầu cấp bách cần có nước đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, đặc biệt về khía cạnh sức khỏe cho người dân, nhà máy đã xây dựng và triển khai kế hoạch cấp nước an toàn như đánh giá toàn bộ hệ thống, kiểm soát chất lượng nước đầu vào, giảm lượng nước thất thoát nhằm hạn chế và kiểm soát các nguy cơ ảnh hưởng đến hệ thống cấp nước
[16]
Tại Nhật Bản, WSP được áp dụng kết hợp với quản lý chất lượng nước uống tại 4 nhà máy cấp nước lớn: Tokyo, Yokohama, Osaka, Kobe từ năm 2007 Việc nghiên cứu áp dụng WSP chỉ là những thử nghiệm ban đầu, tuy nhiên nó đã mang lại hiệu quả cao trong việc góp phần nâng cấp hệ thống cung cấp nước Theo số liệu thống kê cho thấy có khoảng 8000 hệ thống cấp nước quy mô nhỏ phục vụ cho khoảng 100 – 5000 người dân Nhật Bản nhưng việc quản lý chất lượng nước uống, công nghệ xử lý nước lại kém hiệu quả hơn nhiều so với các hệ thống cấp nước ở các thành phố Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nước sạch đối với người dân trong cả nước, Bộ Lao động, Y tế và Phúc lợi Xã hội thuộc Chính phủ Nhật
Trang 20Bản đã hỗ trợ tài chính nhằm áp dụng WSP phù hợp đối với từng hệ thống cấp nước quy mô nhỏ, WSP được triển khai áp dụng vào năm 2007 [17]
WSP được xây dựng và triển khai bởi Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Môi trường Quốc gia phối hợp cùng với Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, Tổ chức Y tế Thế giới cho Thành phố Hyderabad, Ấn Độ từ tháng 11/2009 WSP áp dụng theo hướng dẫn của WHO phù hợp cho thành phố Hyderabad Hai mối nguy được quan tâm đáng kể
là chỉ số phân E.Coli và nồng độ các chất hóa học được đưa vào trong hệ thống xử
lý nước [14]
1.3.3.2 Ở Việt Nam
Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 08/2012/TT-BXD ngày 21/11/2012 hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn (thay thế Quyết định số 16/QĐ-BXD ngày 31/12/2008 của Bộ Xây dựng) Đây là khung pháp lý trong việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát kế hoạch sản xuất và cung cấp nước sạch đến người tiêu dùng một cách an toàn, liên tục, duy trì áp lực cấp nước, đảm bảo cung cấp đủ lượng nước theo yêu cầu, đảm bảo chất lượng nước đạt tiêu chuẩn theo quy định, làm giảm các bệnh tật qua đường nước, giảm các nguy cơ và quản lý rủi ro toàn diện từ nguồn nước qua các công đoạn thu nước, xử lý, dự trữ, phân phối đến khách hàng sử dụng nước, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ tốt hơn sức khỏe cộng đồng, phòng ngừa dịch bệnh và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội" Sáng kiến WSP của Việt Nam đã được các tổ chức như WHO, cơ quan Phát triển Hoa Kỳ (US Aid) và Cơ quan Phát triển Australia (Aus Aid) hỗ trợ
từ năm 2006, đến năm 2012 đã có 68 công ty cấp nước được tổ chức đánh giá áp dụng WSP Trên toàn quốc, đã có 6 mô hình thí điểm áp dụng triển khai WSP tại Hải Dương, Huế, Vĩnh Long, Hải Phòng, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu [18]
Công ty TNHH MTV Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên - Huế là một điển hình của Việt Nam trong áp dụng WSP Từ năm 2001 “Chương trình thực hiện cấp nước an toàn” đã được triển khai, đến năm 2004 áp dụng ISO 9001:2000 nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm nước WSP được triển khai năm 2007 với sự hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới Đến nay, WSP đã áp dụng tại rất nhiều khu vực trên địa bàn Tỉnh: huyện Nam Đông (04/2009), khu vực Bạch Mã – huyện Phú Lộc (05/2003), thành phố Huế và các vùng phụ cận (06/2008) [17]
Trang 21Công ty TNHH MTV Cấp nước Hải Dương được sự hỗ trợ của Văn phòng khu vực Tây Thái Bình Dương thuộc Tổ chức Y tế Thế giới xây dựng và triển khai WSP cho Nhà máy sản xuất nước mặt Cẩm Thượng vào năm 2006 Từ khi áp dụng, chất lượng nước được kiểm soát chặt chẽ có hệ thống, nhận thức của công nhân viên được nâng lên, kinh nghiệm kiểm tra đánh giá mang tính chuyên nghiệp hơn v.v…[19]
Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn tiến hành xây dựng và triển khai WSP cho Nhà máy nước Tân Hiệp năm 2008 gồm các bước:
- Thành lập nhóm thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn;
- Tổng quan tài liệu và mô tả hệ thống cấp nước;
- Phân tích đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước;
- Xác định tác nhân gây nguy hại và đánh giá rủi ro;
- Triển khai các biện pháp ngăn ngừa giảm thiểu rủi ro;
- Giám sát việc thực hiện các biện pháp thực hiện đã đề ra;
- Kiểm tra đánh giá kết quả của việc thực hiện kế hoạch;
- Bổ sung các chương trình hỗ trợ việc thực hiện kế hoạch;
- Xây dựng quy trình quản lý “kế hoạch cấp nước an toàn”;
- Duy trì hệ thống các hồ sơ tài liệu và văn bản giấy tờ
Từ đó dựa vào ma trận đánh giá rủi ro môi trường sử dụng trong kế hoạch cấp nước an toàn, các nhóm của ban WSP sẽ xem xét kết quả phân tích và đưa ra các kiến nghị, biện pháp kiểm soát các mối nguy hại Các rủi ro được đánh giá và một số biện pháp kiểm soát đã được đề ra bắt đầu từ nguồn nước sông Sài Gòn; trạm bơm nước thô Hòa Phú, bao gồm công trình thu, song chắn rác, máy cào rác,
hệ thống châm hóa chất, bộ phận cấp nước kỹ thuật cho trạm, trạm bơm cấp 1 về khu xử lý, tuyến ống nước thô 1800 mm cho đến khu xử lý nhà máy nước Tân Hiệp bao gồm đồng hồ đo nước thô, bể phân chia lưu lượng; mương dẫn sang bể trộn, bể trộn chất keo tụ, bể lắng trong có tầng cặn lơ lửng, bể lọc cát nhanh, bể chứa nước sạch, hệ thống châm hóa chất, đồng hồ đo nước sạch và tuyến ống nước sạch trong phạm vi quản lý của nhà máy [3]
Công ty Cấp nước Bà Rịa - Vũng Tàu đang thực hiện WSP tới bước 8, tiến tới hoàn thành WSP, đặc biệt là giảm thiểu nguy cơ đe dọa ô nhiễm nguồn nước
Trang 22Hiện tại, phần lớn nguồn cấp nước của Công ty dựa vào nước hồ Đá Đen Theo kế hoạch, Công ty Cấp nước Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ có thể công bố “Tuyên bố cấp nước
an toàn” sau khi hoàn thành các công trình chuyền tải nước thô từ hồ chứa được xây dựng trên sông Ray [19]
1.3.3.3 Tình hình áp dụng cấp nước an toàn ở Công ty TNHH MTV Cấp nước và xây dựng Hà Tĩnh
Công ty TNHH MTV Cấp nước và Xây dựng Hà Tĩnh đã thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn từ năm 2012 với các nội dung sau:
- Tập trung đầu tư, nâng cấp, cải tiến kỹ thuật nhằm ổn định về cấp nước, nâng cao chất lượng nước sạch, kiểm tra giám sát chất lượng nước đưa vào xử lý và thành phẩm đầu ra, đáp ứng yêu cầu theo quy chuẩn chất lượng dịch vụ cấp nước theo quy định
- Đầu tư, nâng công suất nhà máy, mở rộng quy mô sản xuất, phát triển mạng lưới cấp nước, thay thế những tuyến ống cấp nước đã xuống cấp
- Xử lý và khắc phục kịp thời các sự cố xẩy ra nhằm cấp nước ổn định cho khách hàng về chất lượng nước, áp lực, lưu lượng và tính liên tục theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật
- Chủ động nguồn nước thô đưa vào xử lý được lấy từ nguồn nước mặt của Hồ; đặc biệt về mùa nắng nóng kéo dài
- Tổ chức tập huấn, nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ cán bộ và công nhân về cấp nước an toàn
- Công tác quản lý và khai thác khách hàng: Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và phát triển khách hàng sử dụng nước sạch; Nâng cao chất lượng phục
vụ nhằm thỏa mãn khách dùng nước, đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội; tuyên truyền cho cộng đồng nhằm về bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm an toàn
và hiệu quả [16]
Trang 231.4 Giới thiệu về Công ty TNHH MTV Cấp nước và Xây dựng Hà Tĩnh và công nghệ xử lý nước tại Nhà máy nước Bộc Nguyên
1.4.1 Công ty TNHH MTV Cấp nước và Xây dựng Hà Tĩnh
Công ty TNHH MTV Cấp nước và Xây dựng Hà Tĩnh tiền thân nhà máy nước Hà Tĩnh được thành lập vào tháng 5 năm 1990 với công suất nhà máy là 5.000m3/ngày đêm, sản xuất và cung cấp nước sạch cho thị xã Hà Tĩnh Tháng 3/
2010 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 724/QĐ-UBND tỉnh về việc sát nhập các trung tâm nước sạch huyện thị gồm: Cẩm Xuyên, Can Lộc, Nghi Xuân, Đức Thọ,
Vũ Quang, Hương Sơn, Hương Khê Tháng 9 năm 2010 UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phê duyệt đề án chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cấp nước
và Xây dựng Hà Tĩnh Hiện nay Công ty là doanh nghiệp hạng 2 đang hoạt động theo mô hình Công ty TNHH MTV 100% vốn của Nhà nước, với nhiệm vụ được giao là sản xuất nước sạch phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp cũng như các dịch vụ khác trên địa bàn tỉnh, đồng thời xây lắp các công trình chuyên ngành
để phát triển cấp nước cho các khu vực dân cư, các dự án đầu tư tại các đô thị Hiện nay Công ty đang tiến hành Cổ phần hóa doanh nghiệp theo chỉ đạo của UBND tỉnh
Hà Tĩnh
Công ty có 9 nhà máy sản xuất nước sạch với tổng công suất: 49.600
m3/ngày đêm, đang phục vụ cấp nước hơn 43.000 hộ khách hàng trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh
1.4.2 Hệ thống và quy trình công nghệ cấp nước tại Nhà máy nước Bộc Nguyên
1.4.2.1 Nguồn nước đầu vào
Nguồn nước cung cấp cho Nhà máy nước Bộc Nguyên được lấy từ nước mặt hồ Bộc Nguyên
Lưu vực hồ Bộc Nguyên nằm trên địa phận xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên và xã Thạch Điền, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh Công trình cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 8 km, hồ được khởi công xây dựng năm 1969 và hoàn thành vào năm 1971, nguồn cung cấp chủ yếu từ 2 khe lớn là khe Thình Thình và khe Nước Nóng
Trang 24Hình 1.5 Lưu vực hồ Bộc Nguyên
* Một số thông số của Hồ Bộc Nguyên như sau [11]:
- Lưu vực hồ: Diện tích lưu vực: 32 km2, chiều dài lưu vực khoảng 8 km, chiều rộng bình quân lưu vực khoảng 4km;
- Các thông số kỹ thuật hồ chứa:
+ Mực nước chết: +7m
+ Dung tích chết: + 0,8 triệu m3
+ Mực nước dâng bình thường: +20m
+ Dung tích ứng với MNDBT: 24 triệu m3
+ Dung tích hữu ích: 23,2 triệu m3
+ Diện tích mặt thoáng ứng với MNC: 25 ha
+ Diện tích mặt thoáng ứng với MNDBT: 450 ha
Từ năm 2010 đến nay, Hồ Bộc Nguyên đang được đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, đặc biệt trong đó có hạng mục cống lấy nước từ hồ chứa nước Kẻ Gỗ đổ vào hồ chứa nước Bộc Nguyên với lưu lượng thiết kế cho nông nghiệp là Q = 2,22 m3/s cho sinh hoạt là Q = 2x0,58 m3/s; cao trình đáy cống (+17,3m) [11]
Hồ chứa nước Bộc Nguyên có nhiệm vụ thiết kế, sửa chữa, nâng cấp như sau:
Trang 25- Tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho Nhà máy nước với công suất 50.000
m3/ngày đêm của thành phố Hà Tĩnh và các xã lân cận;
- Bổ sung nguồn nước cho kênh thủy lợi N1 Kẻ Gỗ tưới cho 1.330 ha đất sản xuất nông nghiệp vùng Thạch Hà và thành phố Hà Tĩnh;
- Bảo vệ, cải tạo môi trường sinh thái, phòng chống lũ cho vùng hạ lưu, chống cháy rừng và tạo cảnh quan cho vùng du lịch sinh thái
1.4.2.2 Công trình thu và hệ thống xử lý nước cấp [15]:
Sơ đồ tổng thể hệ thống cấp nước của Nhà máy nước Bộc Nguyên được thể hiện ở hình 1.6 Do chất lượng nước đầu vào của Nhà máy tương đối tốt nên trong quy trình xử lý chỉ có các bể lọc và công đoạn khử trùng
Hình 1.6 Sơ đồ tổng thể hệ thống xử lý nước cấp
* Công trình thu và tuyến ống nước thô: (trạm cấp 1)
Trạm thu nước cấp 1 được đặt tại bờ hồ Bộc Nguyên được dẫn tự chảy về nhà máy xử lý bằng đường ống có D = 600 mm, L = 1,7 km (có lưới chắn rác) [15]
* Công trình xử lý nước
- Công đoạn lọc
Bể lọc gồm bốn buồng (02 bể lọc) với kích thước (2,3 × 3)m/buồng, làm việc độc lập, trên mỗi buồng có van rửa lọc, van xả nước lọc đầu, van xả đáy Vật liệu lọc là cát thạch anh, đường kính hạt từ 0,9 – 1,2 m, chiều dày lớp lọc là 0,8 – 1,2 m,
Trang 26phía dưới là lớp sỏi đỡ dày 0,3 m Tại đây, các hạt cặn có kích thước bé, không lắng được sẽ bị giữ lại trong khe rỗng của lớp vật liệu, tốc độ lọc đạt từ 7 – 9 m3/m2/h, nước sau khi lọc chảy vào bể chứa Theo thời gian, lớp vật liệu lọc sẽ chứa nhiều cặn dẫn đến tốc độ lọc chậm, chất lượng nước lọc xấu, do đó, cần phải tiến hành rửa
bể lọc Khi rửa lọc, dùng bơm để bơm nước sạch ở bể chứa đi ngược từ dưới bể lọc lên trên, cuốn theo các hạt cặn được giữ lại trên lớp vật liệu lọc Nước rửa lọc theo mương dẫn, chảy vào bể lắng sau đó chảy vào kênh thủy lợi N1
- Công đoạn khử trùng
Nước sau khi lọc được khử trùng nhằm mục đích làm nước sạch dưới góc độ
vi khuẩn học Để làm được điều này, tại đây tiến hành châm Clo vào nước với hàm lượng từ 1 – 1,8 mg/l (hàm lượng này tùy thuộc vào mùa, mùa mưa hàm lượng này lớn hơn) Qua hệ thống, hóa chất và nước được tiếp xúc với nhau trong bể chứa V = 2000m3 rồi hòa vào mạng lưới phân phối thông qua trạm bơm tăng áp
Nước sau xử lý từ bể chưa dẫn về trạm bơm tăng áp theo 2 đường ống: 01 đường ống bằng gang (cũ, lắp đặt từ năm 2000), có đường kính là D=400mm và 01 đường ống bằng HDPE (mới lắp đặt từ năm 2012), có đường kính D=600m với chiều dài khoảng gần 8km
1.4.2.3 Hệ thống phân phối nước [15]
- Mạng cấp 1: Hiện nay, mạng lưới phân phối chính (cấp 1) có tổng chiều dài khoảng 32.000m, với các đường ống từ D100 đến D450 Trên mạng lưới có bố trí
01 đài nước 1.200m3, được xây dựng trên núi Nài Đài cao 14m (tính từ chân đài đến mực nước), cao trình điểm đặt là +23,0m, kết cấu chân đài bằng bê tông cốt thép, thân đài bằng Compozit Mạng cấp 1 phân phối như sau:
+ Tuyến ống HDPE D350-400 từ trạm bơm tăng áp-Kênh N19; L=4.184m + Tuyến ống HDPE D250, uPVC D22 từ kênh N19-Thạch Quý; L=2.509m + Tuyến u.PVC D160-110 ngã tư Nguyễn Công Trứ-Thạch Đồng; L=5.577m + Tuyến u.PVC D160 từ Nguyễn Công Trứ đến xã Thạch Hưng; L=1.705m + Tuyến u.PVC D225 từ Cồn Cồ đi Thạch Hạ; L=1.458m
+ Tuyến ống u.PVC D160 QL1A (cầu Cày) đi Thạch Môn; L=4.673m
+ Tuyến ống u.PVC D160 phía Nam Phan Đình Phùng kéo dài; L=1.518m
- Mạng cấp 2: Ống nhựa uPVC D90 có tổng chiều dài 8.000m
Trang 27- Mạng cấp 3: Ống nhựa HDPE D63-32, tổng chiều dài 90.000m
1.4.3 Nhu cầu sử dụng nước của thành phố Hà Tĩnh
Tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh Hà Tĩnh hiện nay còn thấp, trong thời gian tới, hệ thống đô thị Hà Tĩnh được tập trung phát triển, dự kiến đến năm 2020 đạt 35-40% Thành phố Hà Tĩnh nằm trong hệ thống đô thị theo chiến lược ”Đô thị hóa và phát triển đô thị quốc gia” của cả nước và vùng Bắc Trung Bộ
Tính toán nhu cầu sử dụng nước tại thành phố Hà Tĩnh năm 2010 và dự báo đến năm 2020 như sau:
* Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt vùng nội thị:
* Tiêu chuẩn Nước cho công nghiệp dịch vụ: 10%Qsh
* Tiêu chuẩn nước tưới cây rửa đường: 10%Qsh
Bảng 1.1 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của thành phố Hà Tĩnh [2]
TT Thành phần
Tiêu chuẩn ( m3/ngđ) Quy mô( người) nước (%) Tỷ lệ cấp ( m3/ngđ) Nhu cầu
2010 2020 2010 2020 2010 2020 2010 2020
Như vậy, hiện nay với công suất của Nhà máy nước Bộc Nguyên là 24.000
m3/ngày đêm thì đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của thành phố Hà Tĩnh Theo dự báo đến năm 2020, nhu cầu sử dụng nước của thành phố Hà Tĩnh là 36.779 m3/ngày đêm thì Nhà máy nước Bộc Nguyên phải nâng công suất hoặc xây dựng thêm nhà máy nước khác
Trang 28Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung nghiên cứu
- Thu thập, tổng hợp và xử lý các thông tin/dữ liệu có sẵn về chất lượng nước hồ Bộc Nguyên, Trạm bơm nước (bể chứa tập trung) và nước sinh hoạt tại hộ gia đình thuộc Thành phố Hà Tĩnh
- Điều tra, xác định nguồn gây ô nhiễm, các mối nguy hại ảnh hưởng đến chu trình sản xuất và phân phối nước, từ việc thu nước tại nguồn để xử lý đến các điểm tiêu thụ nước
- Phân tích và đánh giá chất lượng nước trong toàn bộ chu trình sản xuất và phân phối từ việc thu nước tại nguồn để xử lý đến các điểm tiêu thụ nước, cụ thể:
+ Mẫu nước chưa xử lý (nước thô) gồm các chỉ tiêu: pH, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), Oxy hòa tan (DO), BOD5, COD, Amoni tính theo N, nitrat tính theo N (NO3-), Sắt, Kẽm, Coliform
+ Mẫu nước tại bể chứa nước tập trung của nhà máy và bể chứa nước tập trung tại công ty gồm các chỉ tiêu: pH, Clorua, Nitrat, Sunphat, Sắt, độ cứng tính theo CaCO3, E-Coli, Coliform tổng
Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá chất lượng nước dựa vào Quy chuẩn
kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT, Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT và Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT
- Trên cơ sở việc đánh giá chất lượng nước của toàn bộ chu trình cấp nước, xác định các mối nguy hại về vật lý, hóa học và sinh vật trong nước, các điều kiện
có khả năng gây hại sức khỏe cho người sử dụng nước và làm ảnh hưởng đến hệ thống cấp nước
- Xác định các mối nguy đáng kể, xây dựng các biện pháp nhằm ngăn chặn
và kiểm soát các mối nguy đó
Trang 292.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp điều tra và thu thập số liệu, thông tin
Xây dựng phiếu điều tra: phiếu điều tra được xây dựng dưới hình thức đặt câu hỏi liên quan đến cách thức sử dụng nước, chất lượng nước và những đóng góp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nước
Tiến hành điều tra: phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình theo các câu hỏi trong phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước
- Thu thập các tài liệu, thông tin về hệ thống cấp nước, kết quả các chỉ tiêu
về chất lượng nước tại hồ Bộc Nguyên, bể chứa nước, từ Công ty TNHH MTV Cấp nước và Xây dựng Hà Tĩnh, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh, Trung tâm Y tế
Dự phòng Hà Tĩnh, Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường, v.v…
2.2.2 Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu
2.2.2.1 Vị trí lấy mẫu
Các mẫu nước được lấy ở 4 vị trí với 13 điểm lấy mẫu:
- 01 điểm ở hồ Bộc Nguyên, kí hiệu NM, lấy tại cửa thu nước thô
- 01 điểm tại bể chứa sau xử lý tại Nhà máy, ký hiệu là NS1
- 01 điểm tại bể chứa tập trung ở Công ty, ký hiệu là NS2
- 10 điểm ở mạng lưới cấp nước (tại các hộ gia đình thuộc Thành phố Hà Tĩnh),
kí hiệu GD1 – GD10 Các điểm lấy mẫu được chọn ngẫu nhiên dựa vào sơ đồ đường
ống phân phối nước Vị trí các điểm lấy mẫu được trình bày ở Hình 2.1 và Bảng 2.1
Hình 2.1 Sơ đồ vị trí các điểm lấy mẫu Bảng 2.1 Ký hiệu các điểm lấy mẫu và tọa độ
Trang 30Vị trí Điểm lấy mẫu
Tọa độ VN 2000 (kinh tuyến trục 104030', múi
chiếu 30)
Vĩ độ Kinh độ
Bể chứa tập trung tại nhà máy NS1 2.018.968,03 541.391,93
Bể chứa tập trung tại Công ty NS2 2.025.684,55 542.840,40
Hộ gia đình thuộc TP Hà Tĩnh
GD1 2.028.707,13 542.066,56 GD2 2.029.097,35 542.198,85 GD3 2.027.992,82 542.635,37 GD4 2.028.303,68 542.205,46
GD5 2.028.535,17 541.193,52 GD6 2.029.156,88 540.723,92 GD7 2.027.622,44 541.901,21 GD8 2.027.232,22 541.815,23 GD9 2.030.671,49 541.173,68 GD10 2.030.896,36 540.895,89
2.2.2.2 Tần suất và quy cách lấy mẫu
- Tần suất lấy mẫu: được thực hiện 03 đợt lấy mẫu vào các tháng 7, 11/2013
+ Mẫu nước máy: Mẫu nước máy được lấy tại bể chứa và tại vòi nước của các hộ gia đình, xả bỏ nước trong 3 – 5 phút, sau đó lấy mẫu
2.2.2.3 Số lượng mẫu, thông số phân tích và cách bảo quản mẫu
- Số lượng mẫu, thông số phân tích và cách bảo quản mẫu được nêu trong
Bảng 2.2 Một số thông số chất lượng nước được đo tại hiện trường, các thông số
còn lại được phân tích trong phòng thí nghiệm
- Các mẫu nước được lấy trong ngày, tất cả các mẫu đều được bảo quản theo những hướng dẫn được quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5993–1995-Chất lượng nước-Lấy mẫu, Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu và/hoặc Các phương
Trang 31pháp Tiêu chuẩn Phân tích Nước và Nước thải (SMEWW – Standard Methods for Examination of Water and Wastewater)
Bảng 2.2 Số lượng mẫu, thông số phân tích và cách bảo quản mẫu
Mẫu Số lượng Thông số phân tích Cách bảo quản
Nước mặt
Hồ Bộc
Nguyên
01
- pH, Oxy hòa tan (DO) Đo trực tiếp tại hiện trường
- Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), nhu cầu oxy hóa học (COD), Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), nitrat (NO3-, amoni (NH4+), photphat (PO43-), E
Coli, Sắt, Kẽm, Clorua
Bảo quản lạnh 2°C đến 5°C trước khi đưa về phòng thí nghiêm; chai nhựa PET chứa mẫu để phân tích các thông số vật lý và hóa học; chai đã tiệt trùng để chứa mẫu phân tích các thông số vi sinh
- Clorua, Độ cứng, Nitrat, Fe,
Sunphat, E Coli, Coliform
tổng
Bảo quản lạnh 2°C đến 5°C trước khi đưa về phòng thí nghiêm; chai nhựa PET để chứa mẫu để phân tích các thông số vật lý và hóa học; chai đã tiệt trùng để chứa mẫu phân tích các thông số vi sinh
2.2.2.4 Phương pháp phân tích
Các thông số chất lượng nước được tiến hành phân tích tại Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh Các phương pháp phân tích được sử dụng là các phương pháp Tiêu chuẩn Việt Nam và/hoặc SMEWW Phương pháp phân tích thông số chất lượng nước theo các tiêu chuẩn
được trình bày trong Bảng 2.3
Bảng 2.3 Phương pháp/thiết bị phân tích
2 Oxi hòa tan (DO) Máy Sension 156-Hach
3 Photphat (PO43-)(tính theo P) SMEWW 4500-PE
4 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) TCVN 6625:2000
Trang 327 Nitrat (NO3-)(tính theo N) TCVN 6180:1996
2.2.3 Các tiêu chuẩn sử dụng để đánh giá chất lượng nước
- Đánh giá chất lượng nước hồ Bộc Nguyên dựa vào Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT
- Đánh giá chất lượng nước máy cấp sinh hoạt dựa vào Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT và Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT
2.2.4 Phương pháp phân tích và đánh giá các mối nguy
- Dựa vào sơ đồ công nghệ của hệ thống cấp nước để nhận diện, xác định các mối nguy (là các tác nhân vật lý, hóa học và sinh học trong nước, hoặc các điều kiện
có khả năng gây hại cho sức khỏe của người sử dụng nước hoặc làm ảnh hưởng tới
hệ thống cấp nước) hoặc điều kiện tại từng công đoạn của quá trình cấp nước có thể dẫn tới ô nhiễm hoặc làm gián đoạn việc cung cấp nước
- Sử dụng phương pháp đánh giá rủi ro bán định lượng dựa trên các đặc tính hóa lý qua hệ số rủi ro RQ [7]
Trang 33hoạt loại A1, A2 và MEC là nồng độ các thông số chất lượng nước đo được trong thời gian khảo sát
- Áp dụng “ma trận đánh giá rủi ro môi trường” để xác định mối nguy đáng
kể theo hướng dẫn của WHO [3]
Rủi ro = Tần suất xảy ra (Frequency) x Mức độ nghiêm trọng (Severity) Sau khi chấm điểm lấy khả năng của mối nguy hại có thể xảy ra nhân với mức độ nghiêm trọng của mối nguy hại đó Nếu tích hai đại lượng đó từ 6 điểm trở lên thì xác định đó là mối nguy hại cần phải được kiểm soát Công đoạn có các mối nguy đó được xác định là điểm kiểm soát
Bảng 2.4 Ma trận đánh giá rủi ro môi trường [3]
Ma trận hệ số rủi ro
Mức độ nghiêm trọng và hậu quả
Không quan trọng Không tác động (1 điểm)
Nhỏ Tác động đúng
(2 điểm)
Trung bình Tác động
về mặt mỹ học (3 điểm)
Lớn Tác động thường xuyên (4 điểm)
Thảm họa tàn khốc Tác động sức khỏe cộng đồng (5 điểm)
6-9 Trung bình
10-15 Cao
>15 Rất cao Thang đánh giá rủi ro:
0 → 5 điểm : Chấp nhận rủi ro
6 → 16 điểm : Chấp nhận rủi ro và phải có biện pháp giảm thiểu rủi ro
16 →25 điểm : Không chấp nhận rủi ro
Trang 342.2.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
- Kết quả điều tra bằng bảng hỏi được tổng hợp, phân loại và đánh giá bằng Excel
- Kết quả phân tích các thông số chất lượng nước được xử lý và phân tích thống kê mô tả sử dụng phần mềm Word, Excel
Trang 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Chất lượng nước hồ Bộc Nguyên trong các tháng khảo sát
3.1.1 Độ pH
pH trong nước nguồn ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước cấp và giá trị này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ thủy văn của nguồn nước, chất lượng hiện tại, các nguồn gây ô nhiễm Kết quả khảo sát, phân tích pH trong nước hồ Bộc Nguyên tại vị trí lấy mẫu (cửa thu nước-BN1) trong các tháng 7, 11/2013 và tháng 4/2014 khá ổn định, giao động trong khoảng từ 6,9-7,5 Đối với mẫu (BN2) thuộc mạng lưới quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường thì giá trị giao động lớn hơn trong khoảng từ 6,2-7,9 Tuy nhiên, sự biến động của pH trong các điểm phân tích vẫn nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước mặt cột A1 và A2 (giá trị cho phép theo Quy
chuẩn giao động 6-8,5) Biến động pH tại các vị trí phân tích trên hồ Bộc Nguyên
Trang 36giữa các tháng Cụ thể, tháng 11/2013, kết quả phân tích cho thấy, TSS rất nhỏ (0,5mg/l), nhưng 2 tháng 7/2013 và tháng 4/2014 thì giá trị TSS lần lượt là 7,4 và 7,5mg/l Nguyên nhân của sự thay đổi này có thể do thời điểm lấy mẫu trong tháng
4 và tháng 7 sau khi trời mưa, còn thời điểm lấy mẫu trong tháng 11 không có mưa Đối với mẫu phân tích thuộc mạng lưới quan trắc của tỉnh do Trung tâm Quan trắc
và Kỹ thuật môi trường thực hiện thì TSS ổn định hơn giữa các tháng, giao động trong khoảng 5,0-7,6 mg/l Giá trị TSS vẫn khá nhỏ so với giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT cột A1 và A2 ( giá trị này là 20 và 30 mg/l) Điều này cũng dễ nhận thấy việc vì sao dây chuyền xử lý nước của Công ty TNHH MTV Cấp nước và Xây dựng Hà Tĩnh khá đơn giản, không có công đoạn lắng
Tìm hiểu về chất lượng nước sau xử lý tại bộ phận Hóa nghiệm của nhà máy nước Bộc Nguyên cho thấy, trong những ngày có lượng mưa lớn độ đục trong nước
hồ Bộc Nguyên có thể cao gấp 500 lần so với ngày thường, do đó công tác xét nghiệm mẫu phải thực hiện liên tục trong ngày Biến động giá trị TSS trong các
tháng khảo sát được thể hiện ở Hình 3.2
Hình 3.2 Biến động giá trị TSS theo thời gian và các điểm khảo sát
3.1.3 Oxy hòa tan (DO)
Oxy hòa tan trong nước thường được tạo ra do sự hòa tan của không khí và một phần nhỏ là do sự quang hợp của tảo v.v Khi nồng độ DO trở nên quá thấp sẽ
Trang 37dẫn đến hiện tượng khó hô hấp, giảm hoạt động ở các loài động thực vật dưới nước
và có thể gây chết Giá trị DO được coi là thước đo về sự sống của nguồn nước Hàm lượng Oxy hòa tan trong nước phụ thuộc vào các yếu tố như: áp suất, nhiệt độ, đặc tính của nguồn nước (bao gồm thành phần hóa học, vi sinh, thủy sinh sống trong nước) Các nguồn nước mặt do có bề mặt thoáng tiếp xúc trực tiếp với không khí nên thường có hàm lượng Oxy hòa tan cao, ngoài ra sự quang hợp và hô hấp của thủy sinh cũng làm thay đổi hàm lượng Oxy hòa tan trong nước mặt
Hàm lượng DO trong nước hồ Bộc Nguyên tại cửa nhận nước trong các tháng khảo sát (BN1) biến động không lớn trong khoảng từ 6,0 - 6,8 mg/l, giá trị trung bình giữa các tháng là 6,35 mg/l Giá trị DO trong tháng 11 cao hơn các tháng còn lại trong cùng điểm khảo sát, nguyên nhân dẫn đến điều này có thể do thời điểm lấy mẫu tháng 11 vào mùa Đông, nhiệt độ không khí giảm do đó độ Oxi hòa tan tăng cao hơn các tháng còn lại Tuy nhiên, giá trị này nằm trong khoảng cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT Đối với điểm phân tích của Trung tâm QT&KT môi trường thực hiện (BN2) giá trị trung bình giữa các tháng là 6,25 mg/l, nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT Biến động DO giữa các tháng thể hiện trong hình 3.3
Hình 3.3 Biến động DO theo thời gian và các điểm khảo sát
Trang 383.1.4 Nhu cầu oxy sinh hóa BOD 5 và Nhu cầu oxy hóa học COD
- Hàm lượng BOD5 trong các tháng biến động từ 3,8 - 8,25mg (giá trị trung bình của các tháng là 6,2mg/l) Giá trị này vượt Quy chuẩn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT Giá trị BOD5 có sự biến động khá lớn giữa tháng nhỏ nhất và tháng lớn nhất BOD5 tháng nhỏ nhất là 3,8 mg/l (tháng 11) trong khi đó giá trị của tháng lớn nhất là 8,3 mg/l (tháng 7) Nguyên nhân của sự thay đổi này có thể do tác động của thời tiết ở thời điểm lấy mẫu và tác động của nguồn thải xung quanh Trong tháng 7, ở khu vực Hà Tĩnh thường xuất hiện những trận mưa rào, khi mưa xuống kéo theo các chất bẩn trên bờ xuống làm cho BOD5 trong nước tăng Ngược lại, trong tháng 11, do đây là thời điểm ít mưa nên các chất bẩn trong nước ít hơn,
do đó giá trị BOD5 thấp Đối với kết quả quan trắc mạng lưới của Trung tâm QT&KTMT cho thấy BOD5 trong các tháng đều vượt giới hạn A1, riêng tháng 7 lượng BOD5 cao nhất là 7,5 mg/l, vượt cả giới hạn cho phép A2, các tháng còn lại nằm trong giới hạn A2 Cũng tương tự như tại vị trí lấy mẫu phân tích, nguyên nhân của sự biến động này do thời tiết, khi mưa xuống kéo theo các chất bẩn xung quanh
và một phần nguồn thải từ thượng nguồn đổ về làm cho giá trị này tăng Giá trị trung bình BOD5 của 3 tháng vượt giá trị giới hạn cho phép A1 nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép A2 Biến động BOD5 giữa các tháng như hình 3.4
- Hàm lượng COD trong các tháng khảo sát và kết quả quan trắc của Trung tâm QT&KT MT biến động không lớn, điều này dễ hiểu vì đối với hồ Bộc Nguyên gần như không có tác nhân ô nhiễm hóa học do không có nguồn thải công nghiệp đổ vào (riêng đối với điểm khảo sát tại cửa thu nước thô dẫn về nhà máy xử lý thì COD
ổn định trong các tháng, không thay đổi) Giá trị trung bình của các điểm phân tích lần lượt là 12 và 10,25 mg/l Giá trị COD trung bình của các tháng trong các điểm khảo sát đều vượt giá trị giới hạn A1 nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép A2 Biến động COD giữa các tháng thể hiện trong hình 3.5
Trang 39Hình 3.4 Biến động BOD 5 theo thời gian và các điểm khảo sát
Hình 3.5 Biến động COD theo thời gian và các điểm khảo sát
Ghi chú:
- Đường màu đỏ dưới là giá trị giới hạn theo QCVN 08:2008/BTNMT cột A1
- Đường màu đỏ trên là giá trị giới hạn theo QCVN 08:2008/BTNMT cột A2
Sự biến động BOD5 và COD tại các điểm lấy mẫu có thể do chịu sự tác động bởi tải lượng các chất ô nhiễm hữu cơ từ các nguồn ô nhiễm khác nhau như nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình ở thượng nguồn, nguồn thải từ hoạt động chăn thả gia súc trong phạm vi vùng bảo vệ hồ chứa, mưa lũ Sự gia tăng nồng độ BOD5 là
QCVN 08:2008/BTNMT
Trang 40bằng chứng khẳng định sự tăng ô nhiễm chất hữu cơ do các nguyên nhân kể trên Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự gia tăng nồng độ BOD5 trong nước hồ Bộc Nguyên
là nguy cơ cần được kiểm soát trong quản lý chất lượng nguồn nước
3.1.5 Các chất dinh dưỡng (NH 4 + , NO 3 - và PO 4 3- )
Nhìn chung, nồng độ các chất dinh dưỡng của nước hồ Bộc Nguyên trong thời gian khảo sát có giá trị nhỏ Hàm lượng Nitrat (NO3-) trong các tháng khảo sát giao động trong khoảng 0,17 - 0,54 mg/l (bằng 1/10 so với giá trị giới hạn cho phép) Giá trị trung bình trong các điểm có sự biến động nhỏ, giá trị này lần lượt là 0,33 mg/l và 0,27 mg/l Hàm lượng Photphat (PO43-) trong các tháng khảo sát cũng rất nhỏ và gần như không thay đổi (nhỏ thua 10 lần so với giới hạn cho phép) Từ kết quả phân tích các chất dinh dưỡng trong nước, chứng tỏ rằng hồ Bộc Nguyên chưa có dấu hiệu bị phú dưỡng Nồng độ Amoni (NH4+) và Phốt phát (PO43-) gần như không có biến động; nồng độ Nitrat (NO3-) giữa điểm khảo sát với kết quả phân tích của Trung tâm QT&KT MT cũng gần tương tự nhau Sự biến động của Nitrat
và Photphat thể hiện trong các hình 3.6
Hình 3.6 Biến động NO 3 - -N theo thời gian và các điểm khảo sát