Hồ Chí Minh, ngày tháng năm NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Khoa: KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN - Nêu lên các yếu tố khí hậu và đặc điểm khí hậu đặc trưng tại tỉnh Bình Thuận.. Ý nghĩa thực tiễn của
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
NGUYỄN LÊ QUỲNH NHƯ
ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU TỈNH BÌNH THUẬN
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHÍ TƯỢNG HỌC
Mã ngành: 52410221
TP HỒ CHÍ MINH – 11/2017
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU TỈNH BÌNH THUẬN
Sinh viên thực hiện: NGUYÊN LÊ QUỲNH NHƯ MSSV: 0250010026 Khóa: 2013 – 2017
Giảng viên hướng dẫn: TS BẢO THẠNH
TP HỒ CHÍ MINH – (11/2017)
Trang 3TRƯỜNG ĐH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Khoa: KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
- Nêu lên các yếu tố khí hậu và đặc điểm khí hậu đặc trưng tại tỉnh Bình Thuận
- Xử lý các số liệu quan trắc tại các trạm theo các phương pháp nghiên cứu
3 Ngày giao nhiệm vụ đồ án:
4 Ngày hoàn thành nhiệm vụ:
5 Họ và tên người hướng dẫn: 1 TS Bảo Thạnh
Người hướng dẫn 1 (Ký và ghi rõ họ tên)
Người hướng dẫn 2 (Ký và ghi rõ họ tên)
Nội dung và yêu cầu đã được thông qua bộ môn
Ngày tháng năm Trưởng bộ môn (Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 4Trong qua trình làm đồ án do giới hạn về thời gian cũng như hạn chế về số liệu thực đo nên không tránh được những thiếu sót Vì vậy, em rất mong được sự cảm thông
và những ý kiến đóng góp quý báo của các Thầy cô và những người quan tâm đến bài luận văn này
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Khái niệm về tài nguyên khí hậu: 4
1.1.1 Tài nguyên khí hậu 4
1.1.2 Khí hậu địa phương 4
1.2 Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực tỉnh Bình Thuận 5
1.2.1 Vị trí địa lý: 5
1.2.2 Địa hình: 5
1.2.3 Đặc điểm dân sinh, kinh tế, xã hội: 6
1.3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu: 6
CHƯƠNG 2: SỐ LIỆU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
2.1 Số liệu: 7
2.1.1 Mô tả chi tiết các loại số liệu sử dụng: 7
2.1.2 Nguồn gốc của số liệu: 8
2.2 Phương pháp nghiên cứu: 8
2.2.1 Phương pháp phân tích và thống kê số liệu: 8
2.2.2 Phương pháp tính toán đặc trưng thống kê: 8
2.2.3 Phương pháp sử dụng xu thế, phương trình hồi quy tuyến tính: 9
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 11
3.1 Chế độ Nhiệt: 11
3.1.1 Nhiệt độ không khí: 11
3.1.2 Diễn biến nhiệt độ theo ngày tháng năm: 11
3.1.2 Nhiệt độ cực trị ( Tmax, Tmin): 15
3.2 Chế độ mưa: 18
3.2.1 Biến trình năm của lượng mưa: 18
3.2.2 Diễn biến tổng lượng mưa tháng và năm: 21
3.2.3 Lượng mưa ngày lớn nhất: 22
3.3 Chế độ nắng: 23
3.4 Chế độ gió 24
Trang 63.5 Độ ẩm và bốc hơi 30
3.5.1 30
Độ ẩm 30
3.5.2 Bốc hơi 30
3.6 Các hiện tượng thời tiết đặc biệt: 31
3.6.1 Mùa bão tại Bình Thuận: 31
3.6.2 Đặc điểm nắng nóng và khô hạn tại Bình Thuận: 32
3.7 Đánh giá xu thế biến đổi khí hậu: 33
3.7.1 Nhiệt độ trung bình năm 33
3.7.2 Lượng mưa năm 34
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ địa hình tỉnh Bình Thuận 5
Hình 2.1 Bản đồ mạng lưới trạm Khí tượng thủy văn và đo mưa tỉnh Bình Thuận 8
Hình 3.1 Biến trình nhiệt độ ngày của trạm Phan Thiết giai đoạn (1977 – 2011) 12
Hình 3.2 Biến trình nhiệt độ ngày của trạm La Gi giai đoạn (1977 – 2011) 12
Hình 3.3 Biến trình nhiệt độ ngày của trạm Phú Quý giai đoạn (1977 – 2011) 12
Hình 3.4 Biến trình nhiệt độ tối cao trung bình tháng trong năm (1977 – 2011) 13
Hình 3.5 Biến trình nhiệt độ tối thấp trung bình tháng trong năm (1977 – 2011) 13
Hình 3.6 Biến trình nhiệt độ trung bình tháng năm (1977 – 2011) 14
Hình 3.7 Biến trình nhiệt độ tối cao tại Trạm Phan Thiết, La Gi, Phú Quý 16
Hình 3.8 Biến trình nhiệt độ tối thấp tại trạm Phan Thiết, La Gi, Phú Quý (1977-2011) 17
Hình 3.9 Biến trình năm lượng mưa ở khu vực Đông Bắc tỉnh Bình Thuận 18
Hình 3.10 Biến trình năm lượng mưa của khu vực trung tâm tỉnh 19
Hình 3.11 Biến trình năm của lượng mưa ở khu vực Tây Bắc và phía Nam tỉnh 20
Hình 3.12 Tổng số giờ nắng trung bình tháng năm giai đoạn (1977 – 2011) 23
Hình 3.13 Biến trình số giờ năng trong ngày tỉnh Bình Thuận 23
Hình 3.14 Tốc độ gió trung bình tỉnh Bình Thuận trong giai đoạn (1977-2011) 26
Hình 3.15 Hoa gió tại trạm Phú Quý 27
Hình 3.16 Hoa gió tại trạm Phan Thiết 28
Hình 3.17 Hoa gió tại trạm La Gi 29
Hình 3.18 Biến thiên độ ẩm không khí trung bình ở tỉnh Bình Thuận ( Đơn vị: %) 30 Hình 3.19 Tổng lượng bốc hơi trung bình tháng và năm 31
Hình 3.20 Xu thế biến đổi nhiệt độ tối cao tại các trạm tỉnh Bình Thuận 33
Hình 3.21 Hình ảnh thể hiện xu thê lượng mưa ngày cực đại năm của tỉnh Bình Thuận 34
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Danh sách các trạm khí tượng và trạm đo mưa 7 Bảng 3.1 Lượng mưa ngày lớn nhất trong tháng ở giai đoạn (1977 - 2011) 22 Bảng 3.2 Hướng gió và tần suất xuất hiện gió trong tháng 25 Bảng 3.3 Số lượng những cơn bão ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến tỉnh Bình Thuận (1977 – 2011) 32
Trang 9MỞ ĐẦU
Trong đời sống xã hội, mọi hoạt động của con người, hay hoạt động của các ngành sản xuất, dịch vụ, giải trí, cũng thường xuyên chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu Sự thay đổi, biến đổi khí hậu và các biểu hiện như nhiệt độ tăng cao, lũ lụt , hạn hán, hoang mạc hóa tăng, mực nước biển dâng ngày càng trở nên nghiêm trọng làm ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường tự nhiên và môi trường sống
Trong cuộc sống ngày này, việc phát triển bền vững đang là mục tiêu hàng đầu của tất cả mọi dự án quy hoạch từ quy mô của quốc gia đến từng vũng nhỏ của lãnh thổ Do
đó, việc xây dựng kinh tế - xã hội phát triển vững mạnh tại từng địa phương, thì trước tiên phải là sản xuất nông, lâm nghiệp và phải đảm bảo điều kiện cân bằng sinh thái và môi trường tại khu vực Vì vậy, trong đó chế độ khí hậu được coi là điều kiện cơ bản, là
dữ liệu quan trọng cho nhiều giải pháp quy hoạch, giúp ta đánh giá được quy trình phát triển hợp lí cho lãnh thỗ, khu vực hay quốc gia
1 Tính cấp thiết của đồ án:
Bình Thuận là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ, với diện tích tự nhiên là 7.813km2 , nằm gần khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam Có địa hình bị chia cắt mạnh cho nên tại ra chế độ khí hậu phức tạp Đặc điểm khí hậu tại đây có 2 mùa rỏ rệt là mùa khô và mùa mưa Mùa khô thì nắng gắt gây ra hạn hán, còn mùa mưa thì gây ra lũ lụt
Để nhằm giảm thiệt hại do chế độ khí hậu gây ra và phát huy các điểm thuận lợi về việc
sự dụng tài nguyên khí hậu Vì vậy, việc thực hiện đề tài " Đặc Điểm Khí Hậu tỉnh
Bình Thuận " là thực sự rất cần thiết
2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đồ án:
Mục tiêu: nghiên cứu, đánh giá các đặc trưng về yếu tố khí hậu chế độ nhiệt, chế
độ mưa, chế độ nắng, chế độ gió, chế độ ẩm và các hiện tượng thời tiết đặc biệt trong gian đoạn từ 1977 – 2011
Nhiệm vụ: tập trung vào việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu để cho ra các
kết quả cho bài đồ án như là chế độ nhiệt, chế độ mưa, chế độ nắng, chế độ gió,chế độ
ẩm và các hiện tượng thời tiết đặc trưng của tỉnh Sau đó, nắm rõ cấu trúc của đồ án và các đặc điểm khí hậu tại tỉnh Bình Thuận
Trang 103 Nội dung và phạm vi nghiên cứu:
Nội dung:
- Tổng quan vấn đề nghiên cứu: vị trí địa lý, đặc điểm khí hậu, đặc điểm kinh tế xã hội, đặc điểm dân sinh
- Cập nhật số liệu và các phương pháp nghiên cứu
- Kết quả và thảo luận: các đặc trưng của khí hậu
- Kết luận và kiến nghị
Phạm vi nghiên cứu: tại tỉnh Bình Thuận
4 Phương pháp nghiên cứu của đồ án:
- Phương pháp thông kê và kế thừa đã sẵn có và phân tích các dữ liệu để lựa chọn thôn tin để tham khảo
- Tính toán các đặc trưng khí tượng:
- Trung bình số học: tổng chuỗi thời gian với số liệu quan trắc
- Cực đại của chuỗi
là hàm theo thời gian
- Υ= a0 + a1Xt
- Trong đó: Y là giá trị của hàm; Xt là số thứ tự năm; a0, a1 là các hệ số hồi quy Hệ số a1 cho biết hướng dốc của đương hồi quy, nói lên xu thể biến đổi tăng hay giảm theo thời gian Nếu a1 âm nghĩa là xu thế giảm theo thời gian và ngược lại
Trang 115 Ý nghĩa thực tiễn của đồ án:
Việc đánh giá đặc điểm khí hậu tỉnh Bình Thuận và thông kế các số liệu tại tỉnh, giúp tôi hiểu được đặc tính khí hậu và chế độ khí hậu tại tỉnh Từ đó đề ra các biện pháp giải quyết cho việc sử dụng tài nguyên khí hậu một cách hợp lí Đồng thời cũng là một nền tảng vững chắc cho tôi để tìm hiểu các khu vực tỉnh khác gần tỉnh Bình Thuận Giúp tôi có thêm nhiều kiến thức để hỗ trợ cho chuyên ngành tôi đang học khí tượng học Do
đó, đề tài " Đặc điểm khí hậu tỉnh Bình Thuận" vô cùng quan trọng đối với một sinh viên chuyên ngành khí tượng như tôi
6 Kết cấu của đồ án:
- Mở đầu
- Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
- Chương 2: Số liệu và phương pháp được nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả và thảo luận
- Kết Luận và kiến nghị
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Phụ lục
Trang 12CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Khái niệm về tài nguyên khí hậu:
1.1.1 Tài nguyên khí hậu
Tài nguyên khí hậu là tất cả các dạng vật chất, tri thức, thông tin được con người tạo ra và sử dụng nhằm tạo ra của cải vật chất và giá trị sử dụng, tài nguyên khí hậu bao gồm:
- Bức xạ Mặt trời là tổng năng lượng và vật chất của Mặt trời đi đến Trái đất được gọi là Bức xạ Mặt trời BXMT là nguồn năng lượng chính của tất cả các quá trình trong khí quyển BXMT quy định chế độ nhiệt và chế độ ánh sáng của lớp vỏ địa lý
- Nhiệt độ không khí
- Lượng mưa là lượng nước ở thể lỏng hoặc thể rắn rơi xuống mặt đất hoặc vật thể ở mặt đất từ mây hoặc từ các chất kết tủa trong không khí dưới dạng mưa, tuyết, mưa đá, sương mù, sương…
- Bốc hơi và độ ẩm không khí do sự bốc hơi từ bề mặt thủy quyển, bề mặt lục địa và do sự thoát hơi của thực vật đã tạo nên một khối lượng lớn hơi nước trong khí quyển Đại lượng đặc trưng cho lượng hơi nước có trong không khí được gọi là độ ẩm Độ ẩm không khí được xác định thông qua sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai nhiệt kế: nhiệt kế khô và nhiệt kế ướt đặt trong lều khí tượng
1.1.2 Khí hậu địa phương
Khí hậu địa phương là đặc điểm khí hậu đặc trưng tại một khu vực hay một lãnh thổ nhất định Với nhiều loại địa hình khác nhau trong từng khu vực dẫn đến khí hậu địa phương trong từng khu vực cũng phân bố khá rõ rệt, mỗi địa phương đều có một đặc điểm khí hậu riêng biệt Địa phương trong bài này là tỉnh Bình Thuận, đặc điểm khí hậu tỉnh Bình Thuận cũng như khí hậu địa phương tại khu vực tỉnh Bình Thuận
Trang 131.2 Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực tỉnh Bình Thuận
1.2.1 Vị trí địa lý:
Bình Thuận là tỉnh thuộc duyên hải của khu vực Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên
là 7.813km2 Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía Nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Đông và Đông nam giáp Biển Đông với đường bờ biển dài 192km từ VĨnh Hảo đến La Gi Ngoài ra, ngoài khơi còn có đảo Phú Quý cách thành phố Phan Thiết 120km Với thành phố Phan Thiết là trung tâm tỉnh Bình Thuận
1.2.2 Địa hình:
Địa hình của tỉnh Bình Thuận tương đối phức tạp, nhiều dãy núi đâm ngang ra biển dẫn đến lãnh thỗ bị phân chia thành nhiều khu vực nhỏ hẹp Tỉnh Bình Thuận chạy dọc dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với chiều dài bò biển là 192km, phía Bắc giáp các sườn núi cuối cùng của dãy Trường Sơn, phía Nam là các dải đồi cát chạy dài suốt dọc
bờ biển, các khối núi như những bức chắn địa hình chắn gió mùa Tây Nam, gió từ phía Bắc và gió từ biển thổi vào Nói chung, bộ phận lãnh thổ là đồi núi thấp và trung bình, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp ngang kéo theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, phân hóa thành 4 dạng địa hình chủ yếu:
Hình 1.1 Bản đồ địa hình tỉnh Bình Thuận (Nguồn: Đặc điểm Khí Tượng Thủy Văn tỉnh
Bình Thuận 2011)
Trang 14- Vùng núi trung bình và cao (trên 500m): Chủ yếu tập trung ở phía Bắc và Tây
bắc
- Vùng đồi núi thấp (200 - 500m)
- Vùng đồi cát ven biển (100 - 200m): Gồm các đồi cát đỏ, cát trắng, vàng, phân
bố dọc suốt bờ biển của tỉnh từ Thị Xã LaGi đến huyện Tuy Phong
- Vùng đồng bằng phù sa (dưới 100m): bao gồm vùng đồng bằng Phan Thiết,
Tánh Linh, Đức Linh, Sông Mao, Phan Rí
1.2.3 Đặc điểm dân sinh, kinh tế, xã hội:
- Tổng dân số: 1176,9 nghìn người (Điều tra dân số năm 2010),mật độ: 151 người/km² Toàn tỉnh có 34 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Kinh
là đông nhất, tiếp đến là các dân tộc Chăm, Ra Glai, Hoa, Cơ Ho, Tày, Chơ
Ro, Nùng, Mường Dân cư trên địa bàn tỉnh phân bố không đều
- Bình Thuận là một trong những tỉnh giàu tiềm năng kinh tế về sản xuất, chế biến thủy hải sản, dịch vụ du lịch bên cạnh đó còn có nhiều tiềm năng về khai thác nguồn năng lượng sạch từ phong điện, nhiệt điện Nhưng do địa hình dốc, sông suối hẹp ngắn, thực vật thưa thớt, cho nên khả năng điều tiết dòng chảy rất kém, mặt khác tỉnh còn có những vùng ít mưa nhất cả nước do
đó gây ra nhiều khó khăn về nhu cầu dùng nước cho sản xuất và đời sống của người dân địa phương Nên việc nắm được những quy luật, nguồn tài nguyên khí hậu của tỉnh, sự phân bố các yếu tố khí hậu rất quan trọng trong việc phục
vụ cho phát triển kinh tế và xã hội tỉnh Bình Thuận
1.3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: nhằm đánh giá các đặc trưng về khí hậu gồm chế độ nhiệt, chế độ mưa, chế độ nắng, chế độ gió, chế độ ẩm và các hiện tượng thời tiết đặc biệt trong giai đoạn từ 1977 – 2011
- Phạm vi nghiên cứu: tỉnh Bình Thuận
Trang 15CHƯƠNG 2: SỐ LIỆU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Số liệu:
2.1.1 Mô tả chi tiết các loại số liệu sử dụng:
Danh sách các trạm thu thập số liệu gồm 4 trạm khí tượng chính : Phan Thiết, Phan
Rí, La Gi và Phú Quý và 14 trạm đo mưa
- Số liệu khí tượng gồm nhiệt độ, gió, độ ẩm, nắng tại 4 trạm khí tượng Phan Thiết, Phan Rí, La Gi và Phú Quý
- Số liệu mưa gồm các trạm: Bầu Trắng, Sông Mao, Phan Dũng, Liên Hương, Đông Giang, Ma Lâm, Mương Mán, Mũi Né, Kê Gà, Suối Kiết, La Ngâu, Mê Pu,Võ Xu
và Ngã Ba 46 đây là các trạm đo mưa nhân dân tại khu vực tỉnh Bình Thuận
Vị trí các trạm được trình bầy dưới bảng 1 và hình 2
Bảng 2.1 Danh sách các trạm khí tượng và trạm đo mưa
La Gi Phú Quý
Ma Lâm Mương Mán Mũi Né
Kê Gà Suối Kiệt
La Ngâu
Võ Xu
Mê Pu Ngã Ba 46
H Bắc Bình
H Bắc Bình
H Bắc Bình
H Tuy Phong Hàm Thuận Bắc Hàm Thuận Bắc Hàm Thuận Nam
Trang 16Hình 2.1 Bản đồ mạng lưới trạm Khí tượng thủy văn và đo mưa tỉnh Bình Thuận (Nguồn:
Đặc điểm Khí Tượng Thủy Văn tỉnh Bình Thuận 2011)
2.1.2 Nguồn gốc của số liệu:
Các số liệu chủ yếu là số liệu quan trắc đã được thu thập tại Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn tỉnh Bình Thuận, Đài Khí tượng Thủy văn Nam Trung Bộ, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, Phân Viện Khí tượng Thủy văn và Biến Đổi Khí Hậu
2.2 Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1 Phương pháp phân tích và thống kê số liệu:
Phân tích tất cả các số liệu thô đã thu thập được từ các trạm khí tượng trong tỉnh Bình Thuận và các vùng lận cận có thể cần để có nhận định và kết luận đúng đắn để sử dụng trong bài nghiên cứu.Thống kê số liệu nhiệt độ, tính toán biến trình năm của nhiệt
độ, tính toán xu thế nhiệt độ, vẽ các đồ thị biểu diễn Phần mềm được sử dụng chính trong chuyên đề là Excel gói chương trình thuộc phần mềm Microsoft Office đang được
sử dụng Excel là một chương trình có khả năng thực hiện được nhiều phép tính từ đơn giản đến phức tạp, thể hiện số liệu qua các bảng biểu, đồ thị một cách linh hoạt và dễ hiểu
2.2.2 Phương pháp tính toán đặc trưng thống kê:
- Tính toán trung bình số học: tổng chuỗi thời gian với số liệu quan trắc
Trang 17- Cực đại chuỗi: Max (x) = xn *
- Cực tiểu chuỗi: Min (x) = x1
2.2.3 Phương pháp sử dụng xu thế, phương trình hồi quy tuyến tính:
Phương pháp sử dụng xu thế: Phương pháp EMD (Empirical Mode
Decomposition) được sử dụng trong việc xác định xu thế biến động khí hậu, xây dựng năm 1998-1999 bởi Huang Cơ sở của phương pháp là phân tích dao động bằng các hàm IMFs (Instrinsic Mode Functions) Quá trình để tính IMFs từ chuỗi số liệu gốc x0(t), với t=1, 2, , n và n là độ dài chuỗi, được xác định như sau:
được gọi là xấp xỉ IMFs lần 1, được ký hiệu là IMF1
Để tăng độ chính xác, các bước từ 1 đến 4 được lặp lại Khi đó, đến bước lặp thứ k, xác định được các chuỗi h1(t), h2(t), hk(t), tương ứng với IMF1, IMF2, , IMFk Sau mỗi lần lặp, chuỗi x(t) được thay thế bằng giá trị mới Với bước lặp lần thứ k, xk(t) được tính như sau:
Xk(t)=xk-1(t)-IMFk (2.1) Quá trình lặp kết thúc khi độ lệch chuẩn (SD) nhỏ hơn một giá trị xác định, với SD được tính như sau:
t h
t h t h SD
1
2 1
2 1
)(
))()((
x
1
Trang 18 Phương trình hồi quy tuyến tính: Phương pháp này thường được sử dụng
với các đường biến trình ít có dao động lên xuống phức tạp Thông thường, việc xác định xu thế được sử dụng bằng hàm tuyến tính -là phương pháp dễ thực hiện nhưng không linh hoạt Xu thế biến đổi có thể thể hiện khi biểu diễn phương trình hồi quy là hàm theo thời gian:
Trong đó: Y: là giá tri ̣ của hàm; Xt: số thứ tự năm; a0, a1: các hệ số hồi qui
Hệ số a1 cho biết hướng dốc của đường hồi quy, nói lên xu thế biến đổi tăng hay giảm theo thời gian Nếu a1 âm nghĩa là xu thế giảm theo thời gian và ngược lại
Trang 19CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 3.1 Chế độ Nhiệt:
3.1.1 Nhiệt độ không khí:
Nhiệt độ không khí là độ nóng, lạnh của không khí thường bị chi phối bởi vĩ độ, địa hình, tính chất mặt đệm, mùa và các yếu tố khí hậu khác Yếu tố làm cho chế độ nhiệt chi phối một cách rõ rệt nhất và mạnh mẽ đó là độ cao địa hình Do đó, trong một phạm
vị nào đó nhỏ và hẹp thì việc yêu cầu mức độ chính xác không nhiều thì có thể bỏ qua các yếu tố khác chỉ cần xét về độ cao của địa hình
Bình Thuận có nhiệt độ quanh năm cao, hầu hết khu vực đồng bằng ven biển và các vùng núi thấp đều có nhiệt độ trung bình năm từ 25,9 – 27,8℃ Khu vực có nhiệt độ cao nhất là Đông bắc tỉnh bao gồm huyện Tuy Phong và huyện Bắc Bình với nhiệt độ trung bình là 27,8℃ Các vùng cao trên 600m nhiệt độ trung bình năm dao động khoảng 24℃, riêng vùng núi cao có nhiệt độ trung bình năm dưới 22℃
Do địa hình giảm dần từ phía Bắc đến Nam nên nhiệt độ cũng tăng dần theo hướng
đó Ở vùng đồng bằng ven biển nhiệt độ các huyện phía Bắc cao hơn các huyện phía Nam Sau đây là bản đồ đẳng trị nhiệt độ nhiệt độ không khí trung bình năm của từng khu vực trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
3.1.2 Diễn biến nhiệt độ theo ngày tháng năm:
Diễn biến nhiệt độ theo ngày
Tại tỉnh Bình Thuận biên độ ngày của nhiệt độ trung bình năm dao động từ 7,9 - 11,1℃, tróng đó nới có biên độ nhiệt ngày thấp nhất là khu vực đảo Phú Quý Đảo Phú Quý tháng có biên độ nhiệt ngày dao dộng lớn nhất là từ tháng 3 – 5, còn khu vực đất liền (Phan Thiết, La Gi) là tháng 1 Những tháng có biên độ nhiệt ngày thấp nhất là tháng 10 (La Gi), tháng 7 – 8 (Phan Thiết) và tháng 12 – 1 (đảo Phú Quý)
Nhiệt độ trong một ngày theo một quy luật, sáng sớm thường nhiệt độ có giá trị thấp nhất, rồi tăng dần và đạt cực đại vào lúc trưa, sau đó giảm dần cho đến sáng sớm hôm sau
Trang 20 Diễn biến nhiệt độ theo tháng
Hình 3.1 Biến trình nhiệt độ tháng của trạm Phan Thiết giai đoạn (1977 – 2011)
Hình 3.2 Biến trình nhiệt độ tháng của trạm La Gi giai đoạn (1977 – 2011)
Hình 3.3 Biến trình nhiệt độ tháng trạm Phú Quý giai đoạn (1977 – 2011)
Trang 21Hình 3.4 Biến trình nhiệt độ tối cao trung bình tháng (1977 – 2011)
Nhiệt độ tối cao trung bình hàng tháng trong năm dao động trong khoảng 29,0 – 36,4℃ Nhiệt độ cao nhất rơi vào tháng 5 và tháng 6 đạt mức nhiệt độ 34,2 – 36,2℃ Thấp nhất thì xảy ra ở các tháng 12 và tháng 1 với mức nhiệt độ 28,9 – 31,9℃ Phú Quý
là nơi có nhiệt độ xuống thấp nhất trong các trạm Phan Thiết, Phan Rí và La Gi với nhiệt
độ thấp nhất tháng 1 – tháng 2 lần lượt là 28,9℃ và 29℃
Hình 3.5 Biến trình nhiệt độ tối thấp trung bình tháng (1977 – 2011)
Nhiệt độ tối thấp trung bình hàng tháng trong năm dao động trong khoảng 18,8 –25,5℃ Nhiệt độ thấp nhất hầu như rơi vào tháng 1, thấp nhất là ở La Gi 18,8℃ Điều
Trang 22này cho thấy nhiệt độ thấp nhất vào các tháng mùa đông và cao nhất vào các tháng mùa
hè, cao nhất vào tháng 8 25,5 ℃ tại huyện đảo Phú Quý
Diễn biến nhiệt độ theo năm.
Hình 3.6 Biến trình nhiệt độ trung bình tháng năm (1977 – 2011)
Trong giai đoạn 1977 – 2011, phần lớn các đường biến trình nhiệt độ trung bình năm
có đỉnh cao nhất vào tháng 5 Phần thấp nhất của đường biến trình nhiệt độ trung bình năm tại tất cả các trạm vào tháng 1
Tại trạm Phan Thiết:
- Từ tháng 11 – tháng 4 (mùa khô): nhiệt độ trung bình tăng khoảng 3℃/tháng
- Từ tháng 5 – tháng 10 (mùa mưa): nhiệt độ trung bình có xu hướng giảm từ từ theo từng tháng và giảm không đáng kể khoảng 1℃/tháng
- Tháng chuyển tiếp (tháng 4 – tháng 5): nhiệt độ có xu hướng tăng nhưng không đáng kể khoảng 0,3℃/tháng
Tại trạm La Gi:
- Từ tháng 11 – tháng 4 (mùa khô): nhiệt độ trung bình giảm từ tháng 11 – tháng
1 khoảng 2℃/tháng, sau đó lại có xu hướng tăng từ tháng 1 – tháng 4 khoảng 4℃/tháng
- Từ tháng 5 – thang 10 (mùa mưa): nhiệt độ trung bình có xu hướng giảm khoảng 2℃/tháng
- Tháng chuyển tiếp (tháng 4 – tháng 5): nhiệt độ trung bình không thay đổi bao nhiêu
Trang 23Tại trạm Phú quý:
- Từ tháng 11 – tháng 4 (mùa khô): nhiệt độ trung bình giảm từ thang 11 – tháng
1 khoảng 1℃/tháng, từ tháng 1 – tháng 4 nhiệt độ trung bình lại có xu hướng tăng khoảng 3℃/tháng
- Từ tháng 5 – tháng 10 (mùa mưa): nhiệt độ trung bình có xu hướng giảm từ từ theo từng tháng, mỗi tháng giảm khoảng 1℃/tháng
- Tháng chuyển tiếp (tháng 4 – tháng 5): nhiệt độ có xu hướng tăng nhưng không đáng kể khoảng 1℃/tháng
Tại trạm Phan Rí:
- Từ tháng 11 – tháng 4 (mùa khô): nhiệt độ trung bình giảm từ thang 11 – tháng 1 khoảng 1℃/tháng, từ tháng 1 – tháng 4 nhiệt độ trung bình lại có xu hướng tăng khoảng 3℃/tháng
- Từ tháng 5 – thang 10 (mùa mưa): nhiệt độ trung bình có xu hướng giảm từ tháng 5 – tháng 7 giảm khoảng 1℃/tháng Từ tháng 7 – tháng 9 hầu như không thay đổi, từ tháng 9 – tháng 10 nhiệt độ trung bình lại giảm khoảng 1℃/tháng
- Tháng chuyển tiếp (tháng 4 – tháng 5): nhiệt độ có xu hướng tăng nhưng khôn đáng
kể khoảng 0,2℃/tháng
Biên độ: Nhiệt độ trung bình năm trong giai đoạn 1977 – 2011 tại tỉnh Bình Thuận,
nhiệt trung bình năm cao nhất dao động khoảng 27,8 – 29,3℃ (cao nhất tại trạm Phan Rí) thuộc khu vực Đông bắc tỉnh Nhiệt độ trung bình năm thấp nhất dao động khoảng
24 - 25℃
3.1.2 Nhiệt độ cực trị ( Tmax, Tmin):
a) Nhiệt độ tối cao tuyệt đối (Tmax)
Biến trình nhiệt độ tối cao tại trạm Phan Thiết, La Gi, Phú Quý của giai đoạn
1977-2011, cho thấy phần lớn nhiệt độ tối cao cao nhất xuất hiện vào tháng 5
Phần thấp nhất của đường biến trình tại các trạm lần lượt như sau: trạm Phan Thiết thấp nhất vào tháng 12, trạm La Gi thấp nhất vào tháng 1 và trạm Phú Quý thấp nhất vào tháng 1
Trang 24Hình 3.7 Biến trình nhiệt độ tối cao tại Trạm Phan Thiết, La Gi, Phú Quý (1977-2011)
Tại trạm Phan Thiết:
- Từ tháng 11 – tháng 4 (mùa khô): nhiệt độ tối cao tăng khoảng 3℃/tháng
- Từ tháng 5 – tháng 10 (mùa mưa): nhiệt độ trung bình có xu hướng giảm từ tháng 5 – tháng 7 khoảng 3℃/tháng, từ tháng 7 – tháng 8 tăng không đáng kể khoảng 1℃/tháng, sau đó tiếp tục giảm dần từ tháng 8 – tháng 10 khoảng 1℃/tháng
- Tháng chuyển tiếp (tháng 4 – tháng 5): nhiệt độ có xu hướng tăng nhưng không đáng
kể khoảng 1℃/tháng
Tại trạm La Gi:
- Từ tháng 11 – tháng 4 (mùa khô): nhiệt độ trung bình tăng khoảng 3℃/tháng
- Từ tháng 5 – tháng 10 (mùa mưa): nhiệt độ trung bình có xu hướng giảm từ tháng 5 – tháng 9 khoảng 4℃/tháng, từ tháng 9 – tháng 10 tăng không đáng kể khoảng 0,5℃/tháng
- Tháng chuyển tiếp (tháng 4 – tháng 5): nhiệt độ có xu hướng tăng nhưng không đáng
kể khoảng 1,5℃/tháng
Tại trạm Phú quý:
- Từ tháng 11 – tháng 4 (mùa khô): nhiệt độ trung bình tăng khoảng 2℃/tháng
- Từ tháng 5 – tháng 10 (mùa mưa): nhiệt độ trung bình có xu hướng giảm từ từ theo từng tháng, mỗi tháng giảm khoảng 1℃/tháng
Trang 25- Tháng chuyển tiếp (tháng 4 – tháng 5): nhiệt độ có xu hướng tăng nhưng khôn đáng
kể khoảng 1℃/tháng
Biên độ: Nhiệt độ tối cao trong giai đoạn 1977 – 2011 tại tỉnh Bình Thuận, nhiệt độ tối cao cao nhất dao động khoảng 35,5 – 38,7℃ (cao nhất tại trạm Phan Thiết) Nhiệt độ tối cao thấp nhất dao động khoảng 32,1℃
b) Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối (Tmin)
Biến trình nhiệt độ tối thấp tuyệt đối: (Tmin )
Trong giai đoạn 1977 – 2011 tại tỉnh Bình Thuận, phần lớn các đường biến trình nhiệt độ tối thấp có đỉnh cao nhất theo từng trạm như sau: trạm Phan Thiết là vào tháng
5, còn lại vào tháng 4 của hai trạm Phú Quý và La Gi Phần thấp nhất của đường biến trình nhiệt độ tối thấp tại các trạm Phan Thiết, La Gi và Phú Quý đều vào tháng 1 Nhiệt độ tối thấp trung bình cũng có biến đổi tương tự như nhiệt độ tối cao trung bình, thấp nhất vào các tháng mùa mưa (tháng 5 – tháng 10) và cứ thế tăng dần, cao nhất vào tháng mùa khô (tháng 11 – tháng 4)
Hình 3.8 Biến trình nhiệt độ tối thấp tại trạm Phan Thiết, La Gi, Phú Quý (1977-2011)
Biên độ: nhiệt độ tối thấp tuyệt đối trung bình dao động qua các tháng nhỏ hơn nhiệt
độ tối cao trung bình tại tỉnh Bình Thuận Nhiệt độ tối thấp tại trạm Phan Thiết, La Gi dao động trong khoảng 16,1 – 16,4℃, tại Phú Quý là 19,7℃ Nhiệt độ tối thấp xuất hiện vào tháng một là tháng hoạt động mạnh nhất của gió mùa mùa đông Đây là thời kì mà các không khí lạnh tăng cường mạnh ở phía bắc, di chuyển xuống phía nam
Trang 263.2 Chế độ mưa:
3.2.1 Biến trình năm của lượng mưa:
Nên chia theo từng khu vực Đông Bắc tỉnh, trung tâm tỉnh, Tây Bắc tỉnh và phía nam của Tỉnh Bình Thuận để dễ dàng phân tích đặc điểm của lượng mưa từng khu vực trên địa bàn tỉnh
Khu vực Đông Bắc tỉnh: khu vực này gồm có 2 huyện (huyện Tuy Phong, huyện Bắc Bình) và một phần trung tâm tỉnh có xuất hiện 2 cực đại nhưng cực đại chính là xuất hiện vào tháng 9 – 10 đây chính là mùa lũ chính, còn cực đại còn lại gọi lại cực đại phụ thì xuất hiện vào tháng 5 Cực tiểu tại khu vực này đó là tháng 2, riêng biến trình năm lương mưa của Sông Lũy còn có tháng 1, tháng 3 và tháng 4
Hình 3.9 Biến trình năm lượng mưa ở khu vực Đông Bắc tỉnh Bình Thuận