1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN rèn phát âm chuẩn tiếng việt cho HS dân tộc thiểu số lớp 3

23 507 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 210 KB

Nội dung

Vì thế tôi đã mạnh dạn viết ra sáng kiến kinh nghiệm: “Rèn phát âm chuẩn tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 3 ” Với hi vọng những kinh nghiệm nhỏ của tôi sẽ góp phần vào việc,

Trang 1

MỤC LỤC

I PHẦN MỞ ĐẦU

II PHẦN NỘI DUNG

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 10

c Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 10->15

Trang 2

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Giáo viên: (GV)

Học sinh:(HS)

Sáng kiến kinh nghiệm:(SKKN)

Sách giáo khoa:(SGK);sách giáo viên:(SGV)

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Các bạn đồng nghiệp thân mến!

Xuất phát từ tình hình thực tế nơi trường tôi đang công tác nói riêng,cũng như từ việc điều tra vùng có học sinh dân tộc thiểu số sinh sống nhiều.Tôithấy lỗi phát âm tiếng Việt chưa chuẩn trong trường phổ thông nói chung,đặcbiệt của học sinh dân tộc thiểu số nói riêng, là một vấn đề phổ biến và cần khắcphục

Vì thế tôi đã mạnh dạn viết ra sáng kiến kinh nghiệm: “Rèn phát âm

chuẩn tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 3 ” Với hi vọng những kinh

nghiệm nhỏ của tôi sẽ góp phần vào việc, giảm bớt những khó khăn, cũng nhưnâng cao chất lượng môn tiếng Việt nói chung và của phân môn tập đọc nóiriêng đối với người dạy, và người học ở địa bàn có số học sinh dân tộc thiểu sốchiếm tỉ lệ cao

Trong thời gian thực hiện đề tài này, tôi được sự ủng hộ nhiệt tình của cácđồng nghiệp, tất cả học sinh lớp 3A trường Tiểu học Tô Hiệu.Tôi chân thànhcảm ơn!

Dẫu sao kinh nghiệm còn có một số hạn chế nhất định, mong sự đóng góp

ý kiến, xây dựng chân thành của bạn bè đồng nghiệp, hội đồng khoa học trong

và ngoài trường, để đề tài ngày một hoàn thiện và ứng dụng thiết thực ở nhữngtrường Tiểu học có đối tượng học sinh như trường tôi

Người viết

Hoàng Thị Hiền

Trang 4

I PHẦN MỞ ĐẦU

I.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trong giáo dục phổ thông nói chung và ở trường Tiểu học nói riêng, mônhọc Tiếng Việt là một môn quan trọng, chiếm vị trí chủ yếu trong chương trình.Môn này có đặc trưng cơ bản là: Nó vừa là môn học cung cấp cho học sinh mộtkhối lượng kiến thức cơ bản nhằm đáp ứng được những mục tiêu, nhiệm vụ củatừng bài học, vừa là công cụ để học tập tất cả các môn học khác Ở nước ta, mônTiếng Việt có vai trò quan trọng, là một môn học chính, trong đó không thểkhông kể đến phân môn Tập đọc

Như ta đã biết môn tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thànhnăng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh - năng lực hoạt động ngôn ngữ đượcthể hiện trong 4 dạng hoạt động, tương ứng với chúng là 4 kỹ năng: (nghe, nói,đọc, viết) Đọc là phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trìnhtiếng Việt bậc tiểu học Vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho họcsinh kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc tiểu học,đồng thời là cơ sở, nền móng cho mọi sự phát triển.Nhờ đọc mà con người bày

tỏ được ý kiến của mình, từ đó có điều kiện tự học và hiểu biết các môn họckhác Như vậy có thể khẳng định đọc là cầu nối của mọi tri thức, của mọi mônhọc khác

Trong khi đó ở trường Tiểu học việc dạy đọc, bên cạnh những thành công cònnhiều hạn chế Học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong muốn Kết quảhọc đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc.Các em chưa nắm chắc được công cụ để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm củangười khác chứa đựng trong văn bản được đọc Cần đọc bài tập đọc với giọngnhư thế nào, làm thế nào để chữa lỗi cho học sinh khi phát âm, làm thế nào đểcác em phát âm chuẩn, để từ đó giúp các em biết đọc,đọc đúng, đọc hay, đọcdiễn cảm, làm tiền đề để các em hiểu văn bản được đọc, để cho những gì đọcđược tác động chính vào cuộc sống của các em Đó là những trăn trở của giáoviên nói riêng, của người làm công tác giáo dục nói chung trong mỗi giờ dạy tập

đọc Vì vậy tôi đã chọn đề tài "Rèn phát âm chuẩn Tiếng Việt cho học sinh

dân tộc thiểu số lớp 3 ".

Trang 5

I.2 MỤC TIÊU NHIỆM VỤ:

- Thông qua đề tài này, tôi mong muốn được góp phần vào việc; nâng cao chấtlượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học môn tiếng Việt nói riêng

- Nâng cao chất lượng phát âm chuẩn cho học sinh

- Lựa chọn một số phương pháp giúp học sinh phát âm đúng; đọc lưu loát trôichảy, đọc diễn cảm

- Để có cơ hội trao đổi học hỏi về đổi mới,lựa chọn phương pháp rèn phát âmchuẩn cho học sinh

I.3 ĐỐI TƯỢNG GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

- Việc đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học là rất cần thiết bởi

vì nó nâng cao chất lượng giáo dục học sinh Song đề tài này chỉ thưc hiệnnghiên cưú trong phạm vi đổi mới phương pháp rèn phát âm chuẩn cho học sinh

- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối lớp 3, và đặc biệt là học sinh lớp 3Atrường Tiểu học Tô Hiệu - Cưmgar-Đăk Lăk

- Môn nghiên cứu:Phân môn tập đọc,tập trung vào việc rèn đọc cho học sinh

- Mục đích nghiên cứu: Thông qua đề tài này, tôi mong muốn góp phần vàoviệc dạy học nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, lựa chọn ra phương phápdạy học tốt nhất, phù hợp nhất để giúp học sinh học tốt phân môn tập đọc nói

riêng

I.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

*/Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

- Đọc các tài liệu về phương pháp giảng dạy Tiếng Việt, tập đọc, tài liệu đổimới dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học, các tạp chí giáo dục Tiểu học, chuyênsan,tài liệu về vùng miền, công văn 896, thông tư hướng dẫn,chuẩn kiến thức kĩnăng,

*/Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm (điều tra, quan sát, trao đổi,thực

nghiệm, tổng kết kinh nghiệm…)

- Dạy thực tế trên lớp 3A

- Quan sát, tìm hiểu, phân tích thái độ hành động của học sinh, giáo viên tiếp thu

ý kiến của đồng nghiệp

- Trao đổi với các đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy

Trang 6

II PHẦN NỘI DUNG :

II.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Như chúng ta đều biết tất cả những kinh nghiệm của đời sống, nhữngthành tựu văn hoá, khoa học, những tư tưởng tình cảm của thế hệ trước và của cảnhững người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết Nếu không biếtđọc con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sốngmột cuộc sống bình thường có hạnh phúc đúng nghĩa của từ này trong xã hộihiện đại

Biết đọc con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần Từ đây, họbiết tìm hiểu đánh giá cuộc sống nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tưduy Biết đọc con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hoá cơbản, giúp họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tưtưởng tình cảm của người khác Đặc biệt khi đọc các tác phẩm về văn chươngcon người không chỉ thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động về tình cảm, nảy

nở những ước mơ cao đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sángtạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn không biết đọc con người sẽ không cóđiều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, không thể hình thànhđược một nhân cách toàn diện

Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì biết đọc càng quan trọng vì

nó sẽ giúp người ta sử dụng nguồn thông tin Đọc chính là học, học nữa, họcmãi, đọc để tự học, học để hiểu, học để cùng chung sống, học cả đời Vì vậy dạyđọc có ý nghĩa rất quan trọng

Dạy đọc có ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học Đọc trở thành một đòi hỏi cơbản đầu tiên đối với mỗi người đi học Đầu tiên trẻ phải học đọc, sau đó các emphải đọc để học Đọc là công cụ để học tập các môn học Đọc tạo ra hứng thú vàđộng cơ học tập Nó là khả năng không thể thiếu được của con người thời đạivăn minh Chính vì vậy, trường Tiểu học có nhiệm vụ dạy đọc cho học sinh mộtcách có kế hoạch và có hệ thống Tập đọc với tư cách là một phân môn của môntiếng Việt ở tiểu học có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu này Đó là hình thành và pháttriển năng lực đọc cho học sinh

Thông qua việc dạy đọc, phải làm cho học sinh thích đọc và thấy rằng khảnăng đọc, là có ích lợi cho các em trong cả cuộc đời Phải làm cho học sinh thấy

Trang 7

đó là một trong những con đường đặc biệt, để tạo cho mình một cuộc sống trítuệ đầy đủ và phát triển Việc dạy đọc sẽ giúp các em hiểu biết hơn, bồi dưỡng ởcác em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgích, cũng như biết tư duy có hình ảnh Dạy đọc không chỉ giáo dục tư tưởngđạo đức mà còn giáo dục tính cách, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh

Muốn đọc đúng, đọc diễn cảm thì trước hết giáo viên cần luyện phát âmđúng cho học sinh Muốn vậy, trước hết và thực chất phải giải quyết vấn đề

phương ngữ Mục tiêu của chúng ta là vươn đến một tiếng nói dân tộc Việt

thống nhất, đẹp đẽ về mặt âm thanh Muốn như vậy, chúng ta cần luyện cho họcsinh phát âm chuẩn, đọc đúng đọc hay

Phát âm chuẩn sẽ được nhiều cái lợi, trước hết nó giúp học sinh viết đúngchính tả, sau đó còn giúp học sinh phát âm dễ dàng hơn khi học học các mônhọc khác

Dựa vào tâm lý của người bản ngữ, chúng ta có thể chia các trường hợp

phát âm lệch chuẩn chữ viết thành hai nhóm: Nhóm lỗi phát âm và nhóm biến

thể phươmg ngữ Chúng ta chỉ luyện cho các trường hợp được xem là mắc lỗi.

Đặc biệt địa bàn địa phương Cưmngar-ĐăkLăk hay phát âm mất dấu thanh hoặcthêm dấu thanh Ví dụ :cô giáo->cồ giao;

thiên tài->thiền tai

bạn bè->bạn be

ngăn cản->ngằn càn

hài lòng->hai long

lo cho con->lò cho còn,…

Còn nhìn chung học sinh Tiểu học hay mắc lỗi đọc thiếu âm đệm Ví dụ:khoảng trời.->khảng trời phát âm lẫn giữa các thanh ?/ , '/~ , n/l

Vậy nhiệm vụ của người giáo viên khi thực hiện đổi mới phương phápdạy phân môn tập đọc, cụ thể là rèn phát âm chuẩn cho học sinh Tiểu học vùng

có dân tộc thiểu số phải như thế nào?

* Những nhiệm vụ của người giáo viên khi thực hiện rèn phát âm chuẩn

cho học sinh tiểu học

Muốn học sinh phát âm đúng thì mỗi giáo viên khi luyện phát âm phải có

sự vận dụng mềm dẻo, trong phần luyện tập có chia ra nội dung bắt buộc và nội

Trang 8

dung lựa chọn Chấp nhận nhiều chuẩn chính âm Giáo viên sẽ lựa chọn chuẩnphát âm nào gần nhất với giọng địa phương của mình đối chiếu với cách phát

âm tự nhiên theo phương ngữ của mình còn những điểm nào sai lạc?

Trước hết giáo viên phải tự chữa lỗi cho mình, rồi xây dựng kế hoạchchữa lỗi phát âm cho học sinh trong giờ tập đọc và cả giờ học khác

Thái độ sư phạm đúng đắn của người giáo viên là sự hướng dẫn tận tình,đặc biệt là động viên tinh thần thương yêu giúp đỡ học sinh để các em có hứngthú rèn phát âm đúng Mặt khác, vốn sống, vốn hiểu biết sâu rộng và khả năngứng đối nhanh nhạy, thông minh của giáo viên và chọn phương phát sửa phát âmsai cho học sinh, sao cho mới mẻ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinhtiểu học cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành bại của việc rèn kĩ năngnói sao cho chuẩn

Mục tiêu của việc rèn phát âm chuẩn cho học sinh là giúp các em đọcđúng, đọc trơn, đọc thành thạo đọc đúng rõ ràng, rành mạch, diễn cảm

Đồng thời giáo viên cũng cần tìm hiểu nguyên nhân, dẫn đến học sinhphát âm sai ở chỗ nào? để từ đó có biện pháp sửa sai rèn đúng cho thích hợp

II.2 THỰC TRẠNG :

a.Thuận lợi – khó khăn:

* Thuận lợi:Trường tiểu học Tô Hiệu được sự quan tâm sát sao của nhà

nước,của ngành giáo dục, hầu hết các em được cấp đủ sách vở, trang thiết bị, đồdùng dạy học, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ.GV trẻ khoẻ, nhiệt tình, có tâmhuyết với nghề.Đa số học sinh ham học

* Khó khăn:

Trường tiểu học Tô Hiệu đóng trên địa bàn xã CưMgar, HS 100% là dântộc thiểu số, kinh tế của người dân ở đây còn khó khăn, trình độ dân tríthấp.Phần lớn gia đình và HS ở đây chưa ý thức được tầm quan trọng của việchọc và chưa có điều kiện để quan tâm đến việc học của con cái mình

b Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:

Qua quá trình giảng dạy, công tác tại trường tiểu học Tô Hiệu - Cưmgar

đã nhiều năm, cũng như tiếp xúc với các em học sinh ở đây, tôi nhận thấy:Các

em còn phát âm sai, nói ngọng rất nhiều, rồi đọc chưa diễn cảm, chưa đúng ngữđiệu, đọc chưa lưu loát, trôi chảy

Trang 9

Qua tìm hiểu tôi rút ra một số nguyên nhân sau:

- Do phát âm theo phương ngữ (tiếng mẹ đẻ),thường phát âm lệch chữ viết,cụthể các em thường mắc lỗi sau:

+/Các lỗi về dấu thanh: Các em thường phát âm sai mất dấu thanh hoặcthêm dấu thanh ví dụ: hi sinh->hi sình;đội viên->đồi viên, hòa bình->hòabinh(đó là những học sinh dân tộc tại chỗ)

+/Do các em chưa nắm vững cách ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu,

+/Do các em lười đọc sách, không chịu khó rèn đọc, chưa có động cơđúng đắn, chưa xác định rõ mục tiêu của việc học tập

+/Do trường ở xa nhà, các em ở đây đi học thường quá tuổi, vì vậy mỗikhi mùa màng đến số em phải ở nhà phụ cha mẹ khá nhiều như: làm cà phê,trông em, do đó tỷ lệ chuyên cần không cao

Sở dĩ do các em phát âm sai như vậy, tôi thiết nghĩ là do: Trường tiểu học TôHiệu –Cưmgar nằm trong vùng điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn 100% các

em là con em đồng bào dân tộc thiểu số, chỉ biết làm nương rẫy nên việc họctập của các em “nhờ cả vào cô giáo và nhà trường, mình không biết đâu”, các

em chỉ có số sách vở mà nhà nước cấp, còn đồ dùng hầu như không có mỗi khikhi đến lớp Việc học ở nhà lại không có sự kèm cặp quan tâm của gia đình(đa

số đồng bào ở lứa tuổi bố mẹ các em không biết chữ,vẫn còn một số gia đìnhchưa biết nói tiếng Kinh) Điều đó làm cho thời gian học và hiệu quả học tậpcủa các em bị hạn chế và ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập của các

em Hơn nữa học tiếng Việt là học cái đã biết, nghĩa là khi trẻ tới trường là đãphải nghe, nói tiếng Việt(tiếng Kinh).Nhưng đối với trẻ vào lớp 1 của trườngTiểu học Tô Hiệu, 100% các em là con em đồng bào dân tộc thiểu số, nên việcnghe và nói tiếng Việt của các em là hoàn toàn mới.Vì khi tới lớp các em mớiđược nghe, nói, học những cái sơ đẳng nhất của tiếng Việt, do vậy để phát âmchuẩn tiếng Việt đối với các em là việc làm rất khó, không phải một sớm,mộtchiều mà thực hiện ngay được

II.3 GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP

Trang 10

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:

Ngay từ đầu năm học, trong phạm vi nghiên cứu, tôi đã thống kê chấtlượng đọc của học sinh lớp 3A như sau:

Bảng chất lượng khảo sát phân môn tập đọc lớp 3A đầu năm học

âm

Đọc đúng dấu thanh

Đọc đúng phụ

âm đầu

Đọc đúng ngắt nghỉ câu

c Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:

* Đối với giáo viên: Yêu cầu trước hết của mỗi giáo viên là cần đọc đúng, đọc

diễn cảm Tiếp đó, cần bồi dưỡng cho học sinh có mong muốn, có ý thức đọcđúng chính âm càng sớm càng tốt Giáo viên tập cho học sinh biết quan sát mặt

âm thanh lời nói của người khác và của bản thân mình để điều chỉnh đọc, nóicho tốt Đồng thời chúng ta cần nắm chắc các biện pháp chữa lỗi phát âm baogồm biện pháp luyện theo mẫu, biện pháp cấu âm và biện pháp luyện âm đúngqua âm trung gian Tuỳ thuộc âm thanh sai lạc, tuỳ thuộc vào học sinh mà giáoviên lựa chọn biện pháp thích hợp

* Phương pháp trực quan: Phương pháp này phù hợp với tư duy, Tâm lý lứa

tuổi ở bậc Tiểu học Trực quan bằng giọng đọc của GV.Giọng đọc mẫu của GV

Trang 11

là hình thức trực quan sinh động, có hiệu quả cao, có tác dụng làm mẫu cho HSđọc, mỗi bài thơ, mỗi bài văn viết ở thể loại khác nhau Do đó GV cần đọc đúngthể loại, ngữ điệu, kết hợp biểu hiện tình cảm qua ánh mắt, nét mặt,…Khi giớithiệu bài, giảng từ mới nên dùng những bức tranh minh họa, hoặc bằng vật thậtgiúp các em háo hức tìm hiểu và cảm thụ.Trực quan bằng một đoạn văn chépsẳn được ngắt theo cụm từ để các em đọc ngắt hơi, nghỉ hơi đúng chỗ, có thểtrực quan bằng cách nghe giọng đọc đúng, đọc hay của bạn trong lớp cho từngbài để phục vụ trong quá trình dạy và rèn đọc cho học sinh, kết hợp đọc hiểu vàđọc diễn cảm

* Luyện đọc từ khó:

Khi hướng dẫn học sinh phát âm giáo viên phân tích cho các em thấyđược sự khác biệt giữa cách phát âm đúng và cách phát âm sai giữa các phụ âm,dấu thanh dễ lẫn

Đối với học sinh Tiểu học chúng ta phải hướng dẫn học sinh thật tỉ mỉ, cụthể có như vậy thì các em mới áp dụng đọc thực hành tốt được Hệ thống cáchphát âm như răng, lưỡi (bộ máy phát âm) Khi phát âm nó như thế nào? giáo viênphải làm mẫu trực tiếp cho học sinh quan sát Ngoài hình thức trên chúng ta cònghi các từ khó luyện đọc bằng phấn màu lên bảng (bảng phụ ) Tôi chỉ dùngphấn màu ghi các phụ âm, vần khó làm nổi bật các phụ âm, vần, dấu thanh khótrong các từ luyện đọc để các em được nhìn bằng mắt, tập phát âm bằng miệng,được nghe và thực hành, có như vậy các em sẽ nhớ lâu và đọc đúng Học sinhyếu đọc sai phụ âm, sai vần cần luyện nhiều và yêu cầu học sinh phân tích từ cótiếng có vần mà các em hay đọc sai

*Luyện đọc câu - Đoạn - Bài

Kết hợp với việc đọc phát âm đúng tiếng, từ, phụ âm đầu tôi còn rèn chohọc sinh biết ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy đọc, lưu loát Đây là yêu cầutrọng tâm của học sinh Tiểu học vùng dân tộc thiểu số Khi học sinh đọc giáoviên phải theo dõi tững chữ không để cho các em đọc kéo dài ê-a, đối với họcsinh yếu, phần luyện đọc chưa đạt yêu cầu các em dùng bút chì đánh dấu vàosách giáo khoa để đọc cho đúng Trong các giờ tập đọc tôi chép đoạn văn hoặc

Ngày đăng: 21/09/2019, 18:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w