Một số đảo ven bờ còn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểmmốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đóxác định vùng nội thủy, lãnh hải, vùng t
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN THỦ ĐỨC TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN BANH
SỔ TƯ LIỆU BIỂN ĐẢO QUÊ EM
NĂM HỌC: 2016 - 2017
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
- Việt Nam có bờ biển dài, thềm lục địa rộng lớn trên một triệu km2, gấp 3 lầndiện tích đất liền; có hơn 3.000 hòn đảo Biển nước ta có nguồn tài nguyên tiềmtàng, khoáng sản nổi bật là dầu khí (với trữ lượng khoảng 3-4 tỷ tấn), và nhiềuloại khoáng sản như: than, sắt, ti tan, cát thủy tinh , hải sản có tổng trữ lượngkhoảng 3-4 triệu tấn Đặc biệt đáng chú ý là vùng biển và ven biển Việt Namnằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch có giá trị nhưnhững cánh cửa rộng mở để chủ động hội nhập kinh tế với thế giới
- Vùng biển nước ta còn có vị tri đặc biệt quan trọng về quân sự, là biêngiới biển Đông, là đường tiếp cận, bàn đạp tiến công, các thế lực xâm lược Lịch
sử cho thấy rằng trong 14 cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù đối với nước ta,
có 10 cuộc bắt đầu từ hướng biển
- Biển nước ta luôn gắn với những giá trị thiêng liêng tâm linh và lịch sử:Truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ, những chiến công lịch sử BạchĐằng, Vân Đồn xưa, Cồn cỏ, đường huyền thoại Hồ Chí Minh trong khángchiến chống Mỹ đã cấu thành những thành tố thuộc về dân tộc nâng đỡ sứcmạnh tinh thần cho muôn thế hệ
Để hiểu rõ hơn về biển đảo Việt Nam bộ phận thư viên Biên soạn sổ tư liệuĐồng Bằng Sông bao gồm 5 phần:
Phần 1: Khái quát biển đảo Việt Nam
Phần 2: Vai trò của biển đảo
Phần 3: Tình hình biển đảo Việt Nam hiện nay
Trong quá trình biên soạn tư liệu không thể tránh khỏi sai sót, rất mong nhậnđược ý kiến đóng góp từ thầy cô và các em học sinh để những cuốn sổ tư liệusau hoàn thiện hơn
Trang 3
PHẦN I:
KHÁI QUÁT BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
BIN
Trang 4Biển và đại dương được các nhà khoa học gọi là “Lục địa xanh”, phủ kín 70,8%
bề mặt trái đất và đang “cất giấu” những kho nguyên liệu, khoáng vật khổng lồ dưới dạng hòa tan trong nước, lắng đọng dưới đáy và vùi kín dưới lòng đại dương Do có đặc thù như vậy nên nhiều vùng biển, đại dương đang là nơi tranhchấp trên thế giới, nhất là đối với những nước lớn ở gần biển và đại dương có sức mạnh về kinh tế và quân sự
Biển Đông là một biển nửa kín, nằm ở rìa Tây Thái Bình Dương, với diện tíchkhoảng 3,5 triệu km2 trải rộng từ vĩ độ 30 lên đến vĩ độ 260 Bắc và từ kinh độ
1000 đến 1210 Đông Biển Đông tiếp giáp với 9 nước là Việt Nam, Trung Quốc,Philippin, Inđônêxia, Bruney, Malayxia, Singapore, Thái Lan, Camphuchia vàmột vùng lãnh thổ là Đài Loan Biển Đông có vị trí chiến lược đối với các nướctrong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và các quốc gia khác trênthế giới
Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa chínhtrị và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có Với bờbiển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới Chỉ số chiều dài
bờ biển trên diện tích đất liền của nước ta là xấp xỉ 0,01 (nghĩa là cứ 100 km2
đất liền có 1km bờ biển) Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh,thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển.Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển đảo luôngắn với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước và con người Việt Nam
Hải đăng trên đảo Song Tử Tây - Trường Sa - Ảnh: Văn Thành Châu
Trang 5Vùng biển nước ta: bao gồm cả vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềmlục địa
Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nước ta có diệntích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30%diện tích Biển Đông (cả Biển Đông gần 3,5 triệu km2) Vùng biển nước ta cókhoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa,được phân bố khá đều theo chiều dài của bờ biển đất nước, với vị trí đặc biệtquan trọng như một tuyến phòng thủ tiền tiêu để bảo vệ sườn phía Đông của đấtnước Một số đảo ven bờ còn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểmmốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đóxác định vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh
tế và thềm lục địa, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên cácvùng biển
Theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, các quốcgia ven biển có năm (05) vùng biển gồm: Nội thủy nằm bên trong đường cơ sở;lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý; vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cóchiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở; riêng thềm lục địa có thể kéo dài ratới 350 hải lý Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố chủquyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển nóitrên:
(1) Nội thủy: Là vùng nước nằm ở phía trong đường cơ sở của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nội thủy được coi như lãnh thổ trên đất liền, đặtdưới chủ quyền toàn vẹn đầy đủ và tuyệt đối của quốc gia Việt Nam
Đường cơ sở: là đường ranh giới phía trong của lãnh hải và phía ngoài của nội
thủy, do quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo định ra phù hợp với Công ướccủa Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 để làm cơ sở xác định phạm vi củacác vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia Là đường dùng làmcăn cứ để tính chiều rộng lãnh hải và các vùng biển khác Có 2 loại đường cơsở:
- Đường cơ sở thông thường: Là đường sử dụng ngấn nước thủy triều thấp
nhất ven bờ biển hoặc hải đảo
- Đường cơ sở thẳng: Là đường nối các điểm hoặc đảo nhô ra nhất của bờ biển
lục địa hoặc đảo Đường cơ sở thẳng áp dụng khi bờ biển quốc gia ven biển bịchia cắt hoặc có chuỗi đảo gắn liền và chạy dọc theo bờ biển
Nước ta có chuỗi đảo chạy dọc theo bờ biển được vận dụng để xác định đường
cơ sở thẳng Năm 1982, Chính phủ nước ta ra tuyên bố xác định đường cơ sở
Trang 6thẳng ven bờ lục địa Việt Nam gồm 10 đoạn nối 11 điểm Trừ điểm A8 nằmtrên mũi Đại Lãnh, các điểm còn lại đều nằm trên các đảo Điểm 0 nằm trênranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia ĐiểmA1: Hòn Nhạn (Kiên Giang); A2: Hòn Đá Lẻ (Cà Mau); A3: Hòn Tài Lớn; A4:Hòn Bông Lan; A5: Hòn Bảy Cạnh (Bà Rịa - Vũng Tàu); A6: Hòn Hải (nhómđảo Phú Quý - Bình Thuận); A7: Hòn Đôi (Khánh Hòa); A8: Mũi Đại Lãnh(Khánh Hòa); A9: Hòn Ông Căn (Bình Định); A10: Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi);A11: Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị).
(2) Lãnh hải: Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12
hải lý (01 hải lý tương đương 1.852m), ở phía ngoài đường cơ sở Ranh giớingoài của lãnh hải là biên giới của quốc gia ven biển Nước cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải củamình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnhhải Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982, chủ quyền đối vớivùng lãnh hải không phải là tuyệt đối như vùng nội thủy, tàu thuyền các nướckhác được “đi qua không gây hại” trong lãnh hải Các quốc gia ven biển cóquyền ấn định các tuyến đường, quy định việc phân chia các luồng giao thôngdành cho tàu nước ngoài đi qua lãnh hải nhằm bảo đảm chủ quyền, an ninh quốcgia và lợi ích của mình
(3) Vùng tiếp giáp lãnh hải: Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt Nam cóchiều rộng 12 hải lý, hợp với lãnh hải thành một vùng rộng 24 hải lý kể từđường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam Chính phủ nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trongvùng tiếp giáp lãnh hải của mình nhằm bảo vệ quyền lợi về hải quan, thuế khóa,đảm bảo sự tôn trọng các quy định về y tế, di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặctrong lãnh hải Việt Nam
(4) Vùng đặc quyền kinh tế: Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền vùng lãnh hải và hợp với vùng lãnh hải thành vùngbiển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải củaViệt Nam Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn
về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên,sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáybiển của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêngbiệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặcquyền kinh tế nhằm mục đích kinh tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứukhoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có thẩm quyền trong bảo
vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
Trang 7(5) Thềm lục địa: Thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiêncủa lục địa mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lụcđịa; nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộnglãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200hải lý kể từ đường cơ sở đó Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển
1982, nước nào có thềm lục địa tự nhiên quá rộng thì thềm lục địa có thể mởrộng ra không quá 350 hải lý kể từ đường cơ sở Nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ vàquản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam bao gồm tàinguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loạiđịnh cư ở thềm lục địa Việt Nam
Trang 8PHẦN 2: VAI TRÒ CỦA BIỂN ĐẢO
Trang 91.Về phát triển kinh tế
Biển Đông là vùng biển có 1 trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất trênthế giới đi qua Giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 thế giới (sau Địa Trung Hải).Hàng ngày có khoảng 200 - 300 tàu từ 5.000 tấn trở lên qua lại (không kể tàudưới 5.000 tấn) chiếm 1/4 lưu lượng tàu hoạt động trên biển của thế giới Khuvực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, trong đó eobiển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau eo biển Hormuz).Biển Đông rất quan trọng đối với nhiều nước trong khu vực xét về vị trí địa -chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế Với Mỹ là tuyến hoạt độngchính của Hạm đội 7, có 90% hàng hóa của Mỹ và hàng hóa đồng minh chuyênchở qua Biển Đông Với Trung Quốc hàng năm nhập 160 triệu tấn dầu thì 50%dầu nhập và 70% hàng hóa qua Biển Đông Với Nhật Bản 70% lượng dầu nhậpkhẩu và 42% lượng hàng hóa xuất khẩu chuyên chở qua Biển Đông
Biển Đông còn là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọngcho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt lànguồn tài nguyên sinh vật (thủy sản), phi sinh vật (dầu khí, khoáng sản) BiểnĐông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới Cáckhu vực thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Bruney - Saba,Sarawak, Malay, Pattani, Nam Côn Sơn, Mê Công, Sông Hồng, cửa Sông ChâuGiang… Các khu vực có tiềm năng dầu khí còn lại chưa khai thác là khu vựcthềm lục địa ngoài của vịnh Bắc Bộ và bờ biển miền Trung, khu vực thềm lụcđịa Tư Chính Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dầu dự trữ đượckiểm chứng ở Biển Đông là 7 tỷ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệuthùng/ngày Theo đánh giá của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở Biển Đôngkhoảng 213 tỷ thùng
Đối với Việt Nam, vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên conđường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương vàThái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản
và các nước trong khu vực Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam là tiềmnăng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam Dọc bờ biển Việt Namxác định nhiều khu vực xây dựng cảng, trong đó có một số nơi có thể xây dựngcảng biển nước sâu như: Cái Lân và một số điểm ở khu vực Vịnh Hạ Long vàBái Tử Long, Lạch Huyện, Đình Vũ, Cát Hải, Đồ Sơn, Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn
La, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quốc, Vân Phong, Cam Ranh, VũngTàu, Thị Vải… Phía Nam, cảng quy mô vừa như Hòn Chông, Phú Quốc…Ngoài sự hình thành mạng lưới cảng biển, các tuyến đường bộ, đường sắt dọc
Trang 10ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa (đặc biệt là các tuyến đườngxuyên Á) sẽ cho phép vùng biển và ven biển nước ta có khả năng chuyển tảihàng hóa nhập khẩu tới mọi miền của Tổ quốc một cách nhanh chóng và thuậnlợi.
Biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ khí đốt.Trữ lượng dự báo tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn dầuquy đổi, trữ lượng khai thác từ 4 đến 5 tỷ tấn Trữ lượng khí dự báo khoảng1.000 tỷ m3 Hiện nay, chúng ta đã phát hiện hàng chục mỏ dầu khí có trữ lượngkhai thác công nghiệp, trong đó đã đưa vào khai thác gần một chục mỏ, hàngnăm cung cấp hàng triệu tấn dầu và hàng tỷm3 khí phục vụ cho phát triển kinh
tế và dân sinh Ngoài ra, còn có các khoáng sản quan trọng và có tiềm năng lớnnhư than, sắt, titan, băng cháy, cát thủy tinh, muối và các loại vật liệu xây dựngkhác
Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực.Theo các điều tra về nguồn lợi hải sản, tính đa dạng sinh học trong vùng biểnnước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có 6.000loài động vật đáy, 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá có giá trị kinh tế), 653loài rong biển, 657 loài động vật phù sa, 537 loài thực vật phù du, 225 loài tômbiển… Trữ lượng cá biển ước tính trong khoảng từ 3,1 đến 4,1 triệu tấn, khảnăng khai thác từ 1,4 đến 1,6 triệu tấn Nguồn lợi hải sản phong phú đã gópphần đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn,mang lại giá trị xuất khẩu đứng thứ 3 trong các ngành kinh tế của đất nước.Biển Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển du lịch - ngành công nghiệpkhông khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước Dođặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển đã tạo thànhnhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vịnh, bãi cát trắng,hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể
du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCOxếp hạng Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động,Non nước…, các di tích lịch sử và văn hóa như: Cố đô Huế, phố cổ Hội An,Tháp Chàm, Nhà thờ đá Phát Diệm… phân bố tại vùng ven biển Tiềm năng dulịch kể trên rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hình du lịchhiện đại như nghỉ ngơi; dưỡng bệnh; tắm biển; du lịch sinh thái nghiên cứu khoahọc vùng ven bờ, hải đảo, ngầm dưới nước; du lịch thể thao: bơi, lặn sâu, lướtván, nhảy sóng, đua thuyền…
Trang 112 Về quốc phòng - an ninh
Biển nước ta được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia; biển, đảo,thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bốtrí thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ quốc Lịch sử dân tộc đã ghi nhận
có tới 2/3 cuộc chiến tranh, kẻ thù đã sử dụng đường biển để tấn công xâm lượcnước ta Những chiến công hiển hách trên chiến trường sông biển đã minhchứng: Ba lần đại thắng quân thù trên sông Bạch Đằng (năm 938, 981 và 1288);chiến thắng trên phòng tuyến sông Như Nguyệt 1077; chiến thắng Rạch Gầm -Xoài Mút năm 1785 và những chiến công vang dội của quân và dân ta trênchiến trường sông biển trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đếquốc Mỹ là những minh chứng ghi đậm dấu ấn không bao giờ mờ phai tronglịch sử dân tộc
Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển đảo Việt Nam cóvai trò quan trọng, làm tăng chiều sâu phòng thủ đất nước ra hướng biển Dođặc điểm lãnh thổ đất liền nước ta có hình chữ S, trải dài ven biển từ Bắc vàoNam, chiều ngang hẹp (nơi rộng nhất khoảng 600 km, nơi hẹp nhất khoảng 50km), nên chiều sâu đất nước bị hạn chế Hầu hết các trung tâm chính trị, kinh tế
xã hội của ta đều nằm trong phạm vi cách bờ biển không lớn, nên rất dễ bị địchtấn công từ hướng biển Nếu chiến tranh xảy ra thì mọi mục tiêu trên đất liềnđều nằm trong tầm hoạt động, bắn phá của vũ khí trang bị công nghệ cao xuấtphát từ hướng biển Nếu các quần đảo xa bờ, gần bờ được củng cố xây dựng căn
cứ, vị trí trú đậu, triển khai của lực lượng Hải quân Việt Nam và sự tham giacủa các lực lượng khác thì biển đảo có vai trò quan trọng làm tăng chiều sâuphòng thủ hiệu quả cho đất nước
Từ nhiều năm nay, nhất là những năm đầu của thập kỷ 70 của thế kỷ XX đếnnay trên Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp biển đảo rất quyết liệt vàphức tạp, tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định, tác động đến quốc phòng và anninh nước ta Trên Biển Đông vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển 7 nướctrong khu vực là: Trung Quốc (phía Bắc), Campuchia và Thái Lan (Tây Nam),Philippin, Malaixia, Inđônêxia, Brunây (phía Đông, Đông Nam và Nam) Nơiđây đang diễn ra những tranh chấp phức tạp và quyết liệt về chủ quyền giữa cácquốc gia, đẩy tới xu hướng tăng cường lực lượng quân sự, đặc biệt là hải quâncủa các nước trong khu vực, nhất là những nước có tiềm lực lớn về kinh tế,quân sự Họ tận dụng ưu thế của mình trên biển để đe dọa chủ quyền vùng biểnđảo, thềm lục địa của nước ta, gây ra những nhân tố khó lường về chủ quyềntoàn vẹn lãnh thổ và an ninh đất nước