Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của bưởi tại huyện Bắc Sơn .... Từ đó, nêu lên những khó khăn và đề xuất một số giải phápchủ yếu nhằm nân
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-NGUYỄN CẨM HÀ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY BƯỞI
TẠI HUYỆN BẮC SƠN, TỈNH LẠNG SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2019
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-NGUYỄN CẨM HÀ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY BƯỞI
TẠI HUYỆN BẮC SƠN, TỈNH LẠNG SƠN
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 8.62.01.15
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Quốc Chính
THÁI NGUYÊN - 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quảtrong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ côngtrình nào
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luân văn đãđược cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc
Thái nguyên, ngày … tháng … năm 2019
Tác giả luận văn Nguyễn Cẩm Hà
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo trườngĐại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế nông nghiệp, cácthầy giáo, cô giáo trong khoa Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đếnthầy giáo TS Phạm Quốc Chính người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trongsuốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này
Để hoàn thành được luận văn này, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thànhđến Uỷ ban nhân dân huyện Bắc Sơn, Phòng Nông nghiệp huyện Bắc Sơn, Chi cụcthống kê huyện Bắc Sơn, các hộ trồng bưởi trong huyện đã cung cấp cho tôi nhữngnguồn tư liệu hết sức quý báu Trong suốt quá trình nghiên cứu, tôi đã nhận được sựquan tâm, sự động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi về cả vật chất và tinh thần củagia đình và bạn bè Thông qua đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến những tấmlòng và sự giúp đỡ quý báu đó
Trong quá trình hoàn thành luận văn, tôi đã có nhiều cố gắng Tuy nhiên, luậnvăn này không thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy, tôi kính mong nhận được sựchỉ bảo, góp ý của các quý thầy cô giáo và các bạn sinh viên để luận văn được hoànthiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện Nguyễn Cẩm Hà
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG v
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN vii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
3 Đối tượng nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 2
5 Ý nghĩa của đề tài 3
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 4
1.1.1 Một số vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh tế 4
1.1.2 Cơ sở thực tiễn 7
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây bưởi Bắc Sơn 11
1.2.1 Các yếu tố tự nhiên thuộc hệ sinh thái và môi trường 11
1.2.2 Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội 12
1.2.3 Nhóm nhân tố kỹ thuật 14
1.3 Tình hình sản xuất bưởi trên trong nước và trên thế giới
16 1.3.2 Tình hình sản xuất cây bưởi trên thế giới 16
1.3.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây bưởi ở Việt Nam
16 1.4 Các công trình nghiên cứu có liên quan 17
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 19
Trang 62.1.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện Bắc Sơn 19
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 24
2.1.3 Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu 29
2.2 Phương pháp nghiên cứu 30
2.2.1 Phương pháp tiếp cận 30
2.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 31
2.2.3 Phương pháp thu thập dữ liệu và thông tin 33
2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu 34
2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 35
2.3.1 Nhóm chỉ tiêu thể hiện điều kiện, khả năng phát triển sản xuất bưởi 35 2.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh phát triển sản xuất bưởi theo chiều rộng35 2.3.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh phát triển sản xuất bưởi theo chiều sâu 35 2.3.4 Cách tính toán một số chỉ tiêu cụ thể trong nghiên cứu này 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
3.1 Thực trạng sản xuất cây bưởi tại huyện Bắc Sơn 37
3.1.1 Khái quát cơ cấu sản xuất bưởi của huyện Bắc Sơn 37
3.1.2 Biến động diện tích, năng suất và sản lượng bưởi huyện Bắc Sơn giai đoạn 2015 - 2017 42
3.2 Đánh giá hiệu quả của cây bưởi Bắc Sơn theo kết quả điều tra 47
3.2.1 Tình hình chung của nhóm hộ nghiên cứu 47
3.2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi của các hộ điều tra 49
3.2.3 Tình hình đầu tư trong sản xuất cây bưởi tại huyện Bắc Sơn
51 3.2.4 Kết quả và thu nhập từ sản xuất kinh doanh bưởi Bắc Sơn 55
3.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây bưởi tại huyện Bắc Sơn 57
3.3.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây bưởi Bắc Sơn 57
3.3.2 Hiệu quả xã hội và môi trường sản xuất cây bưởi Diễn tại huyện Bắc Sơn 58
Trang 73.3.3 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất và nâng cao
hiệu quả kinh tế của bưởi tại huyện Bắc Sơn
58
3.4 Đánh giá chung về tình hình sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây bưởi tại huyện Bắc Sơn 61
3.4.1 Những mặt đạt được 61
3.4.2 Những mặt còn hạn chế 62
3.4.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của cây bưởi trên địa bàn huyện Bắc Sơn 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
1 Kết luận 68
2 Kiến nghị 68
2.1 Đối với huyện Bắc Sơn 68
2.2 Đối với hộ nông dân trồng bưởi Bắc Sơn 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
Trang 8Bắc Sơn 38Bảng 3.2: Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả chính của huyện Bắc
Sơn 39Bảng 3.3 Cây ăn quả phân theo các xã của huyện Bắc Sơn 41Bảng 3.4 : Diện tích bưởi của huyện Bắc Sơn qua 3 năm 2015- 2017 42Bảng 3.5: Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi kinh doanh của huyện Bắc
Sơn 2015 - 2017 43Bảng 3.6 Tình hình cơ bản của các hộ được điều tra năm 2018 48Bảng 3.7 Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi của các hộ điều tra 49Bảng 3.8: Chi phí trồng mới và kiến thiết cơ bản cho 1 ha bưởi Diễn ở huyện
Bắc Sơn 51Bảng 3.9: Chi phí đầu vào cho 1 ha bưởi Diễn ở Bắc Sơn ở giai đoạn kinh
doanh năm 2018 54Bảng 3.10: Kết quả sản xuất kinh doanh bưởi Diễn ở Bắc Sơn của các nhóm
hộ điều tra (tính trên 1 ha bưởi cho thu hoạch) 56Bảng 3.11: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây bưởi Diễn của các nhóm hộ tại
huyện Bắc Sơn năm 2018 57Bảng 3.12: Các yếu tố của ma trận SWOT trong tình hình sản xuất bưởi Bắc
Sơn ở hộ nông dân 59Bảng 3.13: Ma trận SWOT 60
Trang 9TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1 Luận văn đã thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu sau:
Đề tài nghiên cứu và đánh giá hiệu quả kinh tế của cây bưởi trên cơ sở thựctiễn tại huyện Bắc Sơn Từ đó, nêu lên những khó khăn và đề xuất một số giải phápchủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây bưởi góp phần cải thiện cuộc sốngcho người dân, phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện Bắc Sơn
- Góp phần hệ thống hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế, nângcao hiệu quả kinh tế sản xuất cây bưởi
- Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất cây bưởitrên địa bàn huyện Bắc Sơn năm 2015 - 2017
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong việc sản xuất và nâng cao hiệu quảcây bưởi
- Đưa ra định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh
tế của cây bưởi tại huyện Bắc Sơn
2 Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn
* Phương pháp tiếp cận: Tiếp cận xã hội học, Tiếp cận có sự tham gia, Tiếp cận hệ
thống.
* Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
- Chọn hộ trồng bưởi: Đề tài tiến hành chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu
điển hình phân loại có sự tham gia góp ý của cán bộ lãnh đạo xã, phòng Nôngnghiệp
& PTNT, cán bộ khuyến nông xã Những hộ được điều tra tại các xã này đều lànhững hộ tham gia sản xuất cây bưởi có thời gian dài và thu nhập từ sản xuất câybưởi tương đối ổn định trong vài năm gần đây
- Tiêu chí chọn mẫu điều tra:
+ Phải là những hộ có trồng bưởi
+ Hộ có quy mô diện tích trồng bưởi khác nhau: (ít, trung bình, khá): Hộtrồng dưới 1 ha; hộ trồng từ 1,0 đến 2 ha và hộ trồng trên 2 ha Số lượng mẫu điềutra của mỗi loại hộ được xác định tương ứng theo tỷ lệ đã được phân loại ở từng xãtiến hành điều tra
- Phân loại nhóm hộ theo quy mô trồng:
+ Hộ trồng nhiều có tổng số diện tích trên 2 ha
Trang 10+ Hộ trồng trung bình có tổng diện tích từ 1,0 đến dưới 2 ha
+ Hộ trồng ít có diện tích dưới 1 ha
- Cách chọn mẫu điều tra
Do chọn hộ phải phù hợp với các tiêu chí nên cách chọn mẫu điều tra đượcxác định theo phương pháp định hướng và ngẫu nhiên không lặp lại với các bước
cụ thể là: (1) Chọn danh sách có chủ định (chọn các hộ có trồng bưởi, phân ra loại
hộ có diện tích bưởi lớn, trung bình, ít); (2) Xác định được mẫu ở mỗi loại hộ; (3)Chọn ngẫu nhiên các đối tượng hộ khác nhau
* Phương pháp thu thập dữ liệu và thông tin
- Thu thập dữ liệu thứ cấp
+ Thông tin về tình hình phát triển kinh tế, tình hình phát triển sản xuất nông,lâm, ngư nghiệp, tình hình phát triển sản xuất bưởi của huyện, tình hình sản xuấtbưởi chung và của điểm nghiên cứu về diện tích, năng suất, sản lượng…
+ Thông tin về tình hình dân số, đất đai, khí hậu, thời tiết… có ảnh hưởngđến việc phát triển sản xuất nói chung và sản xuất bưởi nói riêng
+ Thông tin có liên quan đến phát triển bưởi thông qua các nguồn thông tinnhư: Sách, báo, tạp chí, các ấn phẩm đã ban hành, các đề tài khoa học có liên quancủa các nước trên thế giới và ở Việt Nam
+ Các báo cáo tổng kết và những số liệu, tài liệu có liên quan của của UBNDhuyện Bắc Sơn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục thống kêhuyện Bắc Sơn, Các số liệu, tài liệu có liên quan của các xã, các cơ sở sản xuất kinhdoanh có liên quan trên địa bàn huyện Bắc Sơn
- Thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp (Dữ liệu mới) có liên quan của luận văn được thu thập từ việcđiều tra khảo sát, phỏng vấn trực tiếp thông qua hệ thống biểu bảng điều tra, phiếuphỏng vấn được in sẵn cho từng đối tượng điều tra, phỏng vấn đã được thông quatrước hội đồng phê duyệt đề cương luận văn Thông tin sơ cấp được thu thập từnhững nguồn thông tin sau: Các cán bộ khuyến nông, cán bộ phòng nông nghiệp,cán bộ tại các HTX nông nghiệp nhằm thu thập các thông tin: về tình hình triểnkhai kỹ thuật sản xuất bưởi, các chính sách hỗ trợ được áp dụng tại địa phương
Trang 11* Phương pháp xử lý số liệu
Các tài liệu thứ cấp, sơ cấp được sắp xếp cho từng nội dung nghiên cứu của
đề tài Từng loại mẫu điều tra được theo bảng hỏi được thiết kế theo yêu cầu nộidung nghiên cứu và số liệu điều tra được xử lý qua phần mềm Excel
3 Kết quả nghiên cứu đạt được
Huyện Bắc Sơn là một huyện mà kinh tế vườn được xem là ngành mũi nhọn
Đã từ lâu các hộ gia đình vẫn áp dụng việc trồng xen nhiều loại cây với nhau Câybưởi Bắc Sơn đã và đang ngày càng được phát triển với số lượng và diện tích ngàycàng tăng Qua quá trình điều tra, khảo sát và kết quả phân tích, luận văn đã cho thấytình hình sản xuất của cây bưởi Bắc Sơn có một số điểm sau:
- Đối với quá trình sản xuất:
+ Đẩy mạnh sản xuất bưởi và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi ởhuyện Bắc Sơn là hướng đi đúng đắn để khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của mìnhnhằm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân
+ Sản xuất bưởi đã giải quyết được nhiều công ăn việc làm, góp phần cảithiện và nâng cao đời sống kinh tế của hộ Ngoài ra trồng bưởi còn có tác dụng phủxanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn, góp phần tíchcực vào sự hình thành tồn tại và phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững
+ Cây bưởi Bắc Sơn là loại cây lưu niên chính vì vậy cần phải đầu tư vốn rấtlớn, cần có sự hỗ trợ ban đầu về vốn cho những hộ gia đình nghèo để họ có thể làmgiàu từ cây bưởi Bắc Sơn
+ Trong sản xuất, nông dân có một số thuận lợi là cây bưởi Bắc Sơn là câyphù hợp với đất đai của địa bàn, nhưng cũng gặp không ít khó khăn là chi phí đầuvào cao, gặp rủi ro về sự bất thường của thời tiết
- Đối với quá trình tiêu thụ: Tuy rằng bưởi Bắc Sơn đã có thị trường nhưngcòn đơn giản, nhỏ hẹp, trong khâu tiêu thụ vẫn còn nhiều bất cập, công tác tổ chứctiêu thụ chưa được cao, chưa có thị trường trong nước ổn định
Trang 121
Trang 131 Tính cấp thiết của đề tài
MỞ ĐẦU
Cây ăn quả chiếm một vị trí rất quan trọng trong đời sống của con người Trảiqua hàng nghìn năm lịch sử, trồng cây ăn quả đã trở thành một bộ phận quan trọngkhông thể thiếu đối với nền nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế rất cao Nhữngnăm gần đây, trồng cây ăn quả ở Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng trongquá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn,góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập chohàng vạn lao động từ nông thôn đến thành thị
Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế các ngành sản xuất của cả nước ta nói chung và của Lạng Sơn nói riêng đã có sự thay đổi quan trọng chuyển dần sang nền sản xuất hàng hóa, đặc biệt là sự phát triển cây ăn quả tạo nên những bước tiến, khẳng định vị trí quan trong trong sản xuất nông nghiệp, phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng theo hướng hiệu quả cao.
Những năm gần đây, nhiều nông dân trong huyện Bắc Sơn đã đầu tư cải tạo vườn tạp, vườn đồi chuyển sang trồng các loại cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao Qua đó giúp bà con nâng cao thu nhập, vươn lên làm giàu trên chính quê hương.
Từ một huyện còn nhiều khó khăn, người dân chỉ quen với cây ngô cây sắn, nay bà con tích cực làm kinh tế, vươn lên làm giàu, trong đó có nhiều mô hình cải tạo vườn tạp cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Cũng như bao gia đình nông thôn khác, xung quanh nhà là vườn, là ruộng nhưng do thiếu vốn, thiếu kiến thức nên thường bỏ hoang hoặc trồng một số cây ăn quả, vài luống rau, nuôi vài con gà phục vụ nhu cầu gia đình Sau khi tìm hiểu, tham khảo và học hỏi nhiều nơi, các hộ nông dân ở huyện Bắc Sơn quyết định cải tạo vườn tạp để trồng cây ăn quả, đặc biệt là trồng cây bưởi Giống bưởi được trồng ở huyện Bắc Sơn là giống bưởi Diễn Sau vài năm được chăm sóc cẩn thận, cây bưởi phát triển tốt và cho thu hoạch Vì được chăm sóc theo đúng kỹ thuật nên cứ đến mùa bưởi là các vườn bưởi lại sai trĩu cành, thương lái đến tận vườn thu mua, mỗi năm cho thu hoạch từ 15 đến
20 tấn quả đem lại nguồn thu nhập ổn định với hơn 150 triệu đồng mỗi năm.
Trang 14Những kết quả bước đầu trong việc phát triển cây bưởi ở huyện Bắc Sơn đã
mở ra hướng đi mới cho nông dân trong việc chuyển đổi cây trồng, tăng thu nhập Để mô hình này phát triển bền vững, trong thời gian tới, huyện Bắc Sơn tiếp tục mở các lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật, khuyến cáo người dân trồng những giống bưởi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương, không nên trồng ồ ạt, tránh để xảy ra tình trạng cung nhiều hơn cầu…
Tuy nhiên người trồng bưởi vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất bởi vậychưa mạnh dạn mở rộng quy mô, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm Xuất phát từ
những vấn đề đó tôi đã chọn luận văn nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của
địa phương, đưa ra những khó khăn và hướng giải pháp góp phần tăng hiệu quả kinh
tế cho huyện Bắc Sơn nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung: Đề tài nghiên cứu và đánh giá hiệu quả kinh tế của cây bưởi
trên cơ sở thực tiễn tại huyện Bắc Sơn
- Đưa ra định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh
tế của cây bưởi tại huyện Bắc Sơn
3 Đối tượng nghiên cứu
- Hộ gia đình trồng bưởi tại huyện Bắc Sơn- Lạng Sơn
- Các vấn đề về nâng cao HQKT trong sản xuất cây bưởi tại Bắc Sơn- Lạng Sơn
4 Phạm vi nghiên cứu
4.1 Phạm vi không gian
Về không gian: Huyện Bắc Sơn- Tỉnh Lạng Sơn
Trang 154.2 Phạm vi thời gian
Về thời gian: Thời gian tiến hành: Từ năm 2015 - năm 2017
5 Ý nghĩa của đề tài
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Là tài liệu tham khảo giúp huyện Bắc Sơn xây dựng quy hoạch phát triển sảnxuất cây bưởi Bên cạnh đó đây cũng là tài liệu đối với các địa phương có điều kiệntương tự
Trang 16Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1 Một số vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1 Các quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt độngkinh tế Quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích củacon người, có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế Nâng caohiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội xuất phát từnhững nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng Yêu cầu của công tác quản lýkinh tế đòi hỏi phải nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế làm xuất hiệnphạm trù hiệu quả kinh tế (Đỗ Kim Chung, 2009)
Xuất phát từ góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế đưa ra nhiều quanđiểm khác nhau về hiệu quả kinh tế
Quan điểm thứ nhất: Trước đây, người ta coi hiệu quả kinh tế là kết quả đạtđược trong hoạt động kinh tế Ngày nay, quan điểm này không còn phù hợp, bởi vìnếu cùng một kết quả xuất phát từ hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm nàychúng có cùng một hiệu quả
Quan điểm thứ hai: Hiệu quả xác định bằng nhịp độ tăng trưởng sản phẩm xãhội hoặc thu nhập quốc dân, hiệu quả kinh tế sẽ cao khi nhịp độ tăng của các chỉ tiêu
đó cao Nhưng chi phí hoặc nguồn lực được sử dụng tăng nhanh vì sao? Hơn nữa,điều kiện sản xuất hiện tại khác với năm trước, yếu tố bên trong bên ngoài của nềnkinh tế bị ảnh hưởng cũng khác nhau Do đó, quan điểm này chưa thỏa đáng
Quan điểm thứ ba: Hiệu quả là mức độ hữu ích của sản phẩm đó được sảnxuất ra, tức là giá trị sử dụng chứ không phải là giá trị được đánh giá toàn diện từ bakhía cạnh: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường
Từ những quan điểm khác nhau về hiệu quả như trên ta thấy rằng hiệu quả làmột phạm trù trọng tâm và rất cơ bản của hiệu quả kinh tế và quản lý Hơn nữa việcxác định hiệu quả là vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp về lý luận và cả thực tiễn
Trang 17Bản chất của hiệu quả xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội
là đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về đời sống vật chất và tinh thần của mọi thànhviên trong xã hội Muốn vậy, sản xuất không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫnchiều sâu (Đỗ Kim Chung, 2009)
Quan điểm về hiệu quả trong điều kiện hiện nay là phải thoả mãn vấn đề tiếtkiệm thời gian, tài nguyên trong sản xuất mang lại lợi ích xã hội và bảo vệ môitrường Chính vì vậy mà hiệu quả của một quá trình nào đó cần được đánh giá toàndiện cả ba khía cạnh: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường Do
đó khi xem xét hiệu quả kinh tế chúng ta phải xem xét trên tất cả các góc độ để cócái nhìn toàn diện, chính xác, tùy theo mục đích và yêu cầu nghiên cứu
1.1.1.2 Nội dung và bản chất hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế chung nhất, có liên qua trực tiếp đến nềnsản xuất hàng hóa và tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế khác
Hiệu quả kinh tế được biểu hiện ở mức đặc trưng quan hệ so sánh giữa kếtquả đạt được và lượng chi phí bỏ ra
Một giải pháp kỹ thuật quản lý có hiệu quả kinh tế cao là phương án đạt đượctương quan tối ưu giữa kết quả đem lại và chi phí đầu tư (Đỗ Kim Chung, 2009)
Từ khái niệm chung đó cần xác định tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế.Đây là phần phức tạp, còn nhiều ý kiến chưa được thống nhất Tuy nhiên nhiều nhàkinh tế đều cho rằng tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả kinh tế làmức độ đáp ứng nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí và tiêu hao các tàinguyên
Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá hiệu quảkinh tế trong điều kiện cụ thể, trong giai đoạn nhất định Việc nâng cao hiệu quả kinh
tế là mục tiêu chung và xuyên suốt trong mọi thời kỳ, tiêu chuẩn là lựa chọn đánhgiá bằng định lượng theo tiêu chuẩn đã lựa chọn ở từng giai đoạn Mỗi thời kỳ pháttriển kinh tế
- xã hội thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả cũng khác nhau (Trần Văn Đức,
2006)
Mặt khác tùy thuộc vào nội dung của hiệu quả mà có tiêu chuẩn đánh giá hiệuquả kinh tế quốc dân và hiệu quả xí nghiệp Vì vậy nhu cầu thì đa dạng, thay đổi theothời gian tùy thuộc vào trình độ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất Mặt khác
Trang 18nhu cầu còn nhiều loại: nhu cầu tối thiểu, nhu cầu khả năng thanh toán và nhu cầutheo ước
Trang 19muốn chung Có thể coi thu nhập tối đa trên đơn vị chi phí là tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế hiện nay.
Đối với toàn xã hội thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là khả năng thỏamãn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội bằng của cải vật chất sản xuất ra, trongnền kinh tế thị trường còn đòi hỏi yếu tố chất lượng và giá thành đáp ứng khả năngcạnh tranh Đối với doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế thì tiêu chuẩn đánh giá hiệuquả kinh tế phải là thu nhập tối đa trên chi phí hoặc công lao động bỏ ra (Trần VănĐức, 2006)
1.1.1.3 Phân loại hiệu quả kinh tế
a, Phân loại theo nội dung và bản chất
Có thể xem xét hiệu quả kinh tế theo nhiều góc độ khác nhau tương đối sau: Hiệu quả kinh tế là thể hiện mối tương quan đạt được về mặt kinh tế với chiphí bỏ ra ra để đạt kết quả đó (Nguyễn Ngọc Long, 2009)
Hiệu quả xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả đạt được tổng hợptrong ở các lĩnh vực kinh tế và trong xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt đýợc kết quả
đó nhý: bảo vệ môi trýờng, lợi ích công cộng, trật tự xã hội…
Hiệu quả phát triển: Thể hiện sự phát triển của công ty, của vùng, đây là kếtquả tổng hợp của nhiều yếu tố như tình hình đời sống, dân trí của công dân, nhândân, phát triển cơ sở hạ tầng, sự phát triển sản xuất của cả vùng…
Hoạt động kinh tế luôn luôn nhằm đạt được mục đích kinh tế và mục đích xãhội Mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội luôn gắn với nhau Hiệu quả kinh tế xemxét dưới góc độ là kết quả sản xuất gồm các chỉ tiêu kinh tế như tổng giá trị sảnphẩm, tổng chi phí, tổng sản lượng, thu nhập, lợi nhuận…Hiệu quả xã hội đượcđánh giá thông qua các chỉ tiêu về giải quyết công ăn việc làm, bảo vệ môi trường,
an ninh chính trị xã hội… trong thời kỳ trước mắt cũng như lâu dài (NguyễnNgọc Long,
b, Phân loại hiệu quả kinh tế theo phạm vi đối tượng xem xét
Trang 20Phạm trù này được đề cập đến mọi đối tượng của nền sản xuất xã hội như cácngành địa phương, các ngành sản xuất đến một phương án sản xuất hay một quyếtđịnh quản lý… Có thể phân loại phạm trù hiệu quả kinh tế theo phạm vi và đốitượng xem xét như sau:
Hiệu quả kinh tế quốc dân: là hiệu quả kinh tế tính chung trong toàn bộ nềnsản xuất xã hội
Hiệu quả kinh tế ngành là hiệu quả tính riêng cho từng ngành sản xuất vậtchất như ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ…, trong nông nghiệp được chiathành hiệu quả kinh tế cây công nghiệp, hiệu quả kinh tế cây lương thực, hiệu quảkinh tế chăn nuôi gia súc, gia cầm…
Hiệu quả kinh tế theo vùng lãnh thổ: tính theo từng vùng, khu vực và địaphương (từng tỉnh, từng huyện)…
Hiệu quả kinh tế của từng quy mô sản xuất - kinh doanh như hộ gia đình,HTX, nông trường quốc doanh, công ty, tập đoàn sản xuất
Hiệu quả kinh tế của từng biện pháp kỹ thuật, từng yếu tố chi phí đầu tư vàosản xuất như biện pháp giống, chi phí phân bón, chi phí bảo vệ thực vật…
c, Phân loại hiệu quả kinh tế theo các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất
- Hiệu quả sử dụng đất
- Hiệu quả sử dụng lao động
- Hiệu quả sử dụng vốn
- Hiệu quả ứng dụng công nghệ
- Hiệu quả sử dụng biện pháp kỹ thuật (Nguyễn Ngọc Long, 2009)
1.1.2 Cơ sở thực tiễn
1.1.2.1 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất cây bưởi
* Đặc điểm kinh tế cây bưởi
Đời sống kinh tế của cây bưởi tương đối dài, khoảng 15 năm hoặc có thể hơn
Do vậy những biện pháp cơ bản trong khâu trồng mới: Chọn giống, làm đất, bónphân, trồng xen cây ngắn ngày cải tạo đất cũng như các giải pháp về chính sách kinh
tế tác động đến cây bưởi là rất quan trọng, nếu làm tốt thì cây bưởi sẽ có khả nănglàm cho năng suất cao, ổn định và chất lượng tốt
Trang 21Sản xuất bưởi là một trong những cây trồng có khả năng sinh lời cao trongsản xuất nông nghiệp nhất là huyện Bắc Sơn Vì:
- Chu kì kinh doanh của cây bưởi lâu năm, ít phải trồng mới so với một sốcây trồng khác, trong cùng điều kiện sản xuất như nhau thì sản xuất bưởi cho hiệuquả cao hơn
- Bưởi là loại cây trưởng thành mạnh ở huyện Bắc Sơn, chống chịu tốt với thời
Trang 22* Bưởi cần lượng vốn đầu tư lớn, đầu tư cho 1 sào khá cao
Vì thế để phát triển bưởi đạt chất lượng cao cần phải quan tâm, chú trọng từnhững khâu đầu tiên, áp dụng những chính sách đầu tư hợp lý, loại bỏ dần nhữngphong tục tập quán trồng bưởi lạc hậu… Để tạo ra được những sản phẩm hàng hóa
có sức cạnh tranh cao, thu hút khách hàng và các nhà đầu tư sản xuất trong và ngoàinước Nếu coi cây bưởi là cây trồng mũi nhọn thì cần phải thực hiện theo hướngchuyên môn hóa để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm bưởi góp phần tăngthu nhập cải thiện đời sống người dân trồng bưởi
* Đặc điểm kỹ thuật cây bưởi
Để phát triển cây bưởi cần chú ý về điều kiện tự nhiên như: đất đai, thời tiết,khí hậu… Bởi vậy, việc bố trí sản xuất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên từngvùng Bên cạnh đó trong quá trình sản xuất đòi hỏi trình độ thâm canh cao, quytrình kỹ thuật chặt chẽ, sự chăm sóc kỹ lưỡng hằng ngày của người lao động Việc
tổ chức sản xuất cần chuyên môn hóa từng vùng để đạt được hiệu quả kinh tế cao.Cây bưởi sinh trưởng trải qua hai thời kỳ: kiến thiết cơ bản và kinh doanh Điều kiện
tự nhiên của huyện Bắc Sơn đã tạo nên nét riêng biệt cho sản phẩm bưởi
Yếu tố nhiệt độ cao, biên độ nhiệt độ lớn và khô hạn trong những tháng pháttriển và tích lũy quả là những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng đặc thùcủa bưởi ở huyện Bắc Sơn
Bưởi là cây trồng có nguồn gốc tự nhiên từ lâu đời, có thể trồng bưởi bằngchiết cành hoặc ghép cành Trước đây, sản xuất bưởi mang tính tự phát, tự cung tựcấp Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng thì sản xuấtbưởi cũng phát triển theo, thị trường bưởi đã trở thành thị trường rộng lớn (PhòngNN&PTNT huyện Bắc Sơn, 2014)
Trang 231.1.2.2 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả trồng bưởi tại các địa phương
a, Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi Diễn tại xã Phú Diễn,huyện Từ Liêm
Bưởi Diễn chín vào cuối tháng 11, đầu tháng 12 âm lịch Khi bưởi được háixuống, không nên bổ ăn ngay Bưởi Diễn ăn ngon nhất khi ngắt xuống 2 tuần, đểxuống nước, múi bưởi căng mọng đầy hấp dẫn Bưởi để lâu, vỏ bưởi bị khô quắt lạinhưng múi bưởi bên trong vẫn vàng ươm, ngọt lịm ngây ngất lòng người Bưởi Diễn
là một trong 5 loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày Tết của ngườimiền
Bắc
Tại vườn anh Nguyễn Hữu Hùng với 3 sào đất trồng bưởi cho thu nhập bìnhquân từ 50 đến 60 triệu đồng Theo anh Hùng anh thường xuyên thăm vườn để pháthiện các loại sâu bệnh, không để cỏ dại mọc quanh gốc bưởi, khi có dấu hiệu củasâu bệnh phải dùng thuốc trị ngay Anh cho biết, nếu cây bưởi mà để sâu đục thântấn công, không xử lý ngay thì coi như là hỏng cả cây, chăm sóc mấy cây cũng
không hồi phục được Anh Hùng chia sẻ kinh nghiệm: ” Phải chịu khó quan sát, tìm
hiểu, nắm bắt khoa học kỹ thuật, chăm sóc cho cây bưởi không bị sâu bệnh, bón đủ
và cân đối phân thì cây bưởi diễn mới sai quả và đậu quả được.”
Bưởi Diễn chính gốc không bao giờ được bán ngoài các sạp hàng Theo ông
Phí Văn Chân - Phó Chủ nhiệm HTX Phú Diễn khẳng định: “ Không bao giờ có
chuyện bưởi Diễn chính gốc mang ra bán ngoài đường Loại bưởi có chất lượng ở mức trung bình khá thì cũng đã được khách hàng đến đặt hết và thu mua ngay tại vườn.”
Thấy được HQKT cao và khả năng tiêu thụ tương đối ổn định nên bưởi Diễnđược người dân nơi đây coi là những loại cây trồng chủ lực mang lại thu nhập khácho nhiều hộ gia đình
b, Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi Da Xanh tại xã HòaNghĩa, huyện Chợ Lách
Bưởi da xanh, trong những năm qua nhờ thị trường tiêu thụ mạnh, giá cả tăngcao, nhiều nông hộ trong xã mạnh dạng chuyển đổi cây trồng từ cây có giá trị kinh tếthấp sang trồng bưởi da xanh Xã Hòa Nghĩa, huyện Chợ Lách hiện có 1.038 ha diệntích vườn cây ăn trái, năng suất bình quân hàng năm đạt trên 12 ngàn tấn
Trang 24Anh Đặng Văn Minh đã mạnh dạn tham gia và trồng 4.600 m 2 bưởi da xanh
chuyên canh Anh tâm sự: ”Trồng bưởi theo tiêu chí Việt GAP không khó, tuy nhiên
việc chọn giống ở những nơi có uy tín, đáng tin cậy cũng là khâu quan trọng để hạn chế mầm bệnh phát sinh sau này” Về kỹ thuật trồng, anh phấn khởi cho biết:” Cũng
nhờ các nhà khoa học hướng dẫn kỹ thuật thông qua các buổi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm với các nhà nông Trồng bưởi chuyên canh dễ ra hoa, đậu trái, thu nhập lại cao hơn nhiều” Năm 2013 anh thu hoạch được 16,5 tấn, giá trung bình
20.000 đồng/kg Cũng theo anh Minh, việc trồng bưởi da xanh theo tiêu chí ViệtGAP vừa đáp ứng nhu cầu thị trường, giá cả cao, đảm bảo an toàn cho người sửdụng
Tổ liên kết sản xuất bưởi da xanh tại xã Hòa Nghĩa được thành lập năm 2009.Qua hơn 4 năm thành lập, Tổ liên kết sản xuất bưởi da xanh xã Hòa Nghĩa, đạtnhiều kết quả quan trọng mà điển hình có được quy trình cơ bản chung cho việctrồng và chăm sóc bưởi da xanh theo tiêu chuẩn GAP Sau khi thành lập tổ, năngsuất chất lượng trái bưởi da xanh của các tổ viên nâng lên đáng kể đặc biệt đáp ứngđược tiêu chuẩn trái cây sạch an toàn, thị trường tiêu thụ được mở rộng Trước đâynhững hộ trồng bưởi da xanh trong ấp phải chạy vạy khắp nơi hỏi thăm giá cả đểbán, ngày nay khi đến vụ thu hoạch thương lái đến tận vườn để mua mà nông dânkhông sợ bị ép giá [18]
Tổ liên kết sản xuất bưởi da xanh xã Hòa Nghĩa được Viện Nghiên cứu Cây
ăn quả miền Nam chọn thực hiện mô hình tổ liên kết sản xuất bưởi da xanh theotiêu chuẩn Việt GAP Mục đích nhằm giúp nông dân sản xuất đồng bộ tạo ra sảnphẩm sạch, an toàn chất lượng cao, cạnh tranh với thị trường trong và ngoài nước…
c, Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi Đoan Hùng tại xãBằng Luân, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
Bưởi Đoan Hùng hay còn gọi là bưởi Phủ Đoan, quả chín có màu vàng sáng,cùi mỏng, tôm mọng nước, múi ráo, màu trắng ngà, khi ăn ngọt mát, có mùi thơmđặc trưng Bưởi Đoan Hùng có hai giống bưởi chính đó là bưởi Bằng Luân và bưởiSửu Bưởi này có cây thấp là là mặt đất, không cao như các giống bưởi khác, ngườicao có thể với tay hái được quả Sau 5 năm trồng, cây đã cho quả có chất lượng tốt,đến lúc cây được 15 tuổi thì cho năng suất cao, từ 100 - 160 quả [20]
Trang 25Hiện nay, ở Bằng Luân có khoảng 900 hộ trồng bưởi với diện tích 170ha.Trong xã vẫn còn một số ít cây bưởi 70 - 80 năm tuổi và khoảng vài trăm cây bưởi
50 năm tuổi đang cho quả rất “sung sức”: Từ 200 - 500 quả/cây Nếu là cây đứngmột mình, có thể cho gần 1.000 quả/cây Đặc biệt, những cây bưởi càng lâu năm tuổithì chất lượng quả càng ngon và đảm bảo có thể để được lâu, không bị khô tép bưởinhư những quả bưởi tơ của cây mớitrồng
Ông Nguyễn Ngọc Nga, xã Bằng Luân chia sẻ: ”Gia đình ông có trên 200
gốc bưởi Bằng Luân, cây nào cũng sai trĩu quả Bưởi đến mùa thu hoạch không cần phải mang đi bán, khách hàng đến đặt mua cả vườn và tự thu hoạch, gia chủ không phải vất vả gì Do được mùa nên năm 2013, gia đình ông cầm chắc gần 300 triệu đồng từ
việc trồng bưởi”.
Năm 2013, huyện đã phối hợp với Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương, SởNông nghiệp &PTNT, Trung tâm khuyến nông, UBND các xã, thị trấn vùng dự án
triển khai mở rộng diện tích mô hình: “Ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm
phục hồi và phát triển bền vững bưởi đặc sản Đoan Hùng”[20] Mô hình đã góp
phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác giống bưởi đặc sản theo hướng hànghóa, ổn định sản lượng và chất lượng sản phẩm bưởi quả, bảo vệ thương hiệu bưởiđặc sản từ đó tạo dựng niềm tin để nông dân yên tâm với nghề trồng bưởi Khảo sáttại các vườn cho thấy bưởi Bằng Luân, năng suất bình quân đạt 80 quả/cây, lãi thuầntrên 307 triệu đồng/ ha Bước đầu, bưởi đã giúp nông dân Đoan Hùng thoát nghèo
và dần trở nên giàu có
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây bưởi Bắc Sơn
1.2.1 Các yếu tố tự nhiên thuộc hệ sinh thái và môi trường
Ở Việt Nam, thị trường rau quả ngày càng sôi động với nhiều loại trái cây đặcsản được đầu tư phát triển Tuy nhiên, chúng ta biết rằng, “ đất nào cây ấy”, mỗi loạihoa quả lại phù hợp với điều kiện sinh thái khác nhau (Đỗ Đình Ca, 1995)
Để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây bưởi Bắc Sơn lâu dài thì trong quá trìnhsản xuất các hộ nông dân trên cơ sở tận dụng các mặt có lợi của địa phương phải tíchcực cung cấp chất dinh dưỡng, cải tạo chất lượng của đất trồng Đất đai là tư liệu sảnxuất quan
Trang 26trọng đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và cây bưởi Bắc Sơn nói riêng Đất đai là
yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng sản phẩm
Các hộ gia đình trồng bưởi phải thay đổi suy nghĩ, có cái nhìn tổng quát để cónhững định hướng phát triển rõ ràng, áp dụng các khoa học công nghệ trên cơ sởbảo vệ hệ sinh thái và môi trường
1.2.2 Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội
1.2.2.1 Thị trường tiêu thụ
Kinh tế học đã chỉ ra 3 vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất cái gì? sản xuất nhưthế nào? và sản xuất cho ai? (Trần Văn Đức, 2006) Câu hỏi sản xuất cái gì được đặtlên hàng đầu, buộc người sản xuất phải trả lời cho được, để trả lời câu hỏi nàyngười sản xuất tìm kiếm thị trường, tức là xác định được nhu cầu có khả năng thanhtoán của thị trường đối với hàng hoá mà họ sẽ sản xuất ra được người tiêu dùngchấp nhận ở mức độ nào, giá cả có phù hợp hay không, từ đó hình thành mối quan
hệ giữa cung và cầu một cách toàn diện Khi bắt tay vào sản xuất sản phẩm thìngười sản xuất phải xác định được quy trình sản xuất cụ thể, sản xuất như thế nào đểtiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, các khâu trong quá trình sản xuất và tiêu thụ phải
có mối liên kết chặt chẽ với nhau Cuối cùng là vấn đề sản xuất cho ai? ở đây muốn
đề cập tới khâu phân phối Hàng hoá sản xuất ra được tiêu thụ như thế nào? ai làngười được hưởng lợi ích từ việc sản xuất đó, cụ thể là bao nhiêu? Có như vậy mớikích thích được sự phát triển sản xuất có hiệu quả [8]
Khi kinh tế càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng thì sảnphẩm hàng hóa trên thị trường càng có tính cạnh tranh cao Với điều kiện tự nhiênthuận lợi cho bưởi Bắc Sơn phát triển, nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng thì việc pháttriển và đưa bưởi trở thành sản phẩm quan trọng trên cơ sở chính sách kinh tế có tácdụng như đòn bẩy mạnh mẽ, là một yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay củahuyện Bắc Sơn nói riêng và Lạng Sơn nói chung Bên cạnh đó tích cực nâng caonăng suất, chất lượng của bưởi Bắc Sơn để phân phối sản phẩm trên cả nước, nângcao hiệu quả kinh tế cho sản phẩm
1.2.2.2 Giá cả
Thực tế cho thấy rằng, thực hiện cơ chế thị trường, sự biến động của cơ chếthị trường ảnh hưởng lớn đến đời sống của người sản xuất Do đó, việc ổn định giá
Trang 27cả và mở rộng thị trường tiêu thụ bưởi là hết sức cần thiết cho sản phẩm bưởi BắcSơn góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành nông nghiệp.
Để ổn định giá cả và mở rộng thị trường bưởi, một yếu tố cần thiết là thịtrường đầu ra Cần có một đầu ra ổn định để bưởi Bắc Sơn phát huy hết giá trị củamột sản phẩm đã có thương hiệu, nâng cao hiệu quả kinh tế Bên cạnh đó thị trườngđầu vào cũng ảnh hưởng hưởng tới kết quả sản xuất cây bưởi, đó là: giá các yếu tốđầu vào như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vốn sản xuất và lao động, cóvai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển sản xuất, hình thành giá cả sản phẩm,
là nhân tố trực tiếp làm thay đổi trạng thái sản xuất, nâng cao chất lượng và khốilượng sản phẩm quả, gây tác động lớn tới kết quả và hiệu quả kinh tế
1.2.2.4 Lao động
Con người là tác nhân quan trọng trong mọi quá trình sản xuất Đặc biệt trongsản xuất bưởi Bắc Sơn đòi hỏi con người phải có kinh nghiệm sản xuất, trình độ kỹthuật, trình độ học vấn để áp dụng đúng kỹ thuật chăm sóc, bón phân, tỉa cành,phòng chống sâu bệnh hại nhằm tăng năng suất cũng như chất lượng bưởi Bắc Sơn.Hơn thế, con người phải nắm bắt được nhu cầu thị trường để ra những quyết địnhsản xuất hợp lý từ đó cung cấp được sản phẩm phù hợp với thị hiếu và đáp ứng đượcnhu cầu của thị trường Do vậy, người trồng bưởi phải có kinh nghiệm sản xuất,nhạy bén và năng động
Trang 281.2.2.5 Chính sách, pháp luật của Nhà Nước
Các chính sách của Đảng và Nhà nước đã đóng góp một phần quan trọng vàothành tựu của đất nước nói chung, lĩnh vực nông nghiệp nói riêng Tuy nhiên, chođến nay chưa có chính sách ưu đãi riêng cho ngành hàng rau quả Sản xuất, chế biến
và tiêu thụ rau, quả chỉ được hưởng những chính sách dành cho ngành nông nghiệpnói chung Ví dụ như: Chính sách về đất đai, Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP, Nghịquyết 03/2000/NQ-CP, các chính sách về tín dụng,… Nhìn chung, những chính sáchkhuyến khích phát triển sản xuất đã tác động tích cực đến ngành nông nghiệp, trong
đó có ngành hàng rau quả và tạo nên những bước biến đổi lớn, từng bước hình thànhcác vùng sản xuất rau và cây ăn quả tập trung
Như vậy, các chính sách pháp luật của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn để pháttriển sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất cây bưởi Bắc Sơn
1.2.3 Nhóm nhân tố kỹ thuật
- Giống bưởi: Bưởi là loại cây trồng có chu kỳ sản xuất dài, giống bưởi tốt có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sản xuất Do vậy, việc nghiên cứu chọn, tạo và sửdụng giống tốt phù hợp cho từng vùng sản xuất được các nhà khoa học và người sảnxuất quan tâm từ rất sớm Tuy giống bưởi Bắc Sơn mang tính chất địa lý nhưng đểsản phẩm đạt năng suất, chất lượng cao thì người sản xuất phải chọn lựa giống cẩnthận, chọn giống có năng suất cao, không sâu bệnh, ổn định, phẩm chất tốt Bởi vậychọn giống tại trung tâm giống bưởi ghép của huyện sẽ giúp người dân có nhữnggiống bưởi tốt được ghép cành đúng quy trình kỹ thuật và chọn lọc kỹ càng
- Làm đất: Đối với đất trồng mới cần làm đất cẩn thận trước khi thực hiện sản
xuất bưởi Bắc Sơn Trong quá trình làm đất cần loại bớt cỏ dại, xử lý đất bằng vôibột, belate, basudin và quan trọng là phải thiết kế thoát nước giữa các băng luống.Bởi vì thời tiết khắc nghiệt, lũ lụt nhiều nên khi làm đất cần làm đúng quy trình đểtránh ngập úng trong quá trình sản xuất
- Khoảng cách và mật độ trồng: Để năng suất cao cần đảm bảo mật độ và
khoảng cách trồng bưởi thích hợp Có nghĩa là hàng cách hàng 500 - 600cm, câycách cây 500 - 600cm, tức khoảng 330 - 450 cây/ha Bên cạnh đó cần trồng thêmcác cây chắn gió, chắn nắng, đây chính là những đai rừng chắn gió mạnh thườngxuyên gây
Trang 29hại cho quá trình phát triển của cây bưởi và chắn nắng từ phía Tây ảnh hưởng trực tiếp tới mẫu mã cũng như chất lượng sản phẩm.
- Thời vụ và cách trồng: Thời vụ trồng tốt nhất vào vụ xuân, khoảng tháng 2
đến tháng 3, có thể trồng vào vụ thu, tháng 9, 10
Cách trồng: đào 1 lỗ 30cm x 30cm giữa tâm hố, xé bao ngoài bầu cây, đặt nhẹbầu vào giữa tâm hố, gạt đất nén chặt, tránh làm vỡ bầu Dùng cọc và dây mềm để
cố định cây, tránh gió lay ảnh hưởng đến việc bén rễ của cây Khi đặt cây chú ý để
tư thế cho thuận lợi cho sự phát triển tán cây, tán lá ở tư thế tự nhiên Trồng xongtưới nước đủ ẩm, tủ rơm rác xung quanh, cách gốc 10cm để giữ ẩm cho đất Đây làbiện pháp kỹ thuật không những có ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của câybưởi mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng bưởi [13]
- Chăm sóc: Trong quá trình chăm sóc bón phân cho bưởi là một biện pháp
kỹ thuật quan trọng nhằm tăng sự sinh trưởng của cây bưởi, tăng năng suất và chấtlượng bưởi Trước khi trồng bưởi 1 - 2 tháng cần bón lót để cung cấp chất dinhdưỡng cho đất, khi cây con từ năm thứ hai trở đi thì bắt đầu bón thúc cho cây Cácđợt bón phân nên tiến hành làm cỏ sạch sẽ Chính vì vậy, để đảm bảo cho cây bưởisinh trưởng tốt và cho năng suất cao, chất lượng tốt, đảm bảo được mục đích canhtác lâu dài, bảo vệ môi trường và duy trì thu nhập thì bón phân cho bưởi là một biệnpháp không thể thiếu được
Bên cạnh đó cần trồng xen cây ngắn ngày vào giai đoạn 1-3 năm đầu, khi táncây bưởi còn bé, để hạn chế sự phát triển cỏ dại, tăng thu nhập, cải tạo đất nên trồngxen các cây lạc đỗ Nên trồng cách xa gốc bưởi 80 - 100 cm Tưới đủ nước cho câybưởi vào những ngày hạn hán, tủ gốc giữ ẩm cho cây bưởi giai đoạn tháng 5 đếntháng 8 Việc tủ gốc chỉ nên tiến hành trong mùa nắng hạn, sang mùa mưa cần tiếnhành dọn gốc sạch sẽ hạn chế sự phát triển các nấm bệnh
Tỉa cành, tạo hình là biện pháp giúp cho cây có được bộ khung cân đối, táncây thoáng tăng khả năng quang hợp, chống chịu được với điều kiện tự nhiên như:gió, bão, giảm bớt sâu bệnh trú ngụ phát triển Cây nhanh ra hoa kết quả, tập trungdinh dưỡng cho cây, tạo cho cây có năng suất cao, ổn định
Trang 30- Phòng trừ sâu bệnh: Cần phải phòng trừ sâu bệnh kịp thời Khi phát hiện
các loại sâu bệnh thì cần xem xét kỹ lưỡng để chọn loại thuốc sâu cho phù hợp vàphun đúng liều lượng, không ảnh hưởng đến chất lượng quả khi thu hoạch Các loạisâu, bệnh hại thường gặp trong quá trình sản xuất cây bưởi Bắc Sơn là: sâu nhớt, sâuđục cành, ngài chích hút, ruồi đục quả, bệnh chảy gôm, bệnh loét, sẹo
- Thu hoạch: Đối với bưởi Bắc Sơn cần thu hoạch đúng thời điểm để đảm bảo
chất lượng, không thu hoạch sớm quá khi quả bưởi chưa tích lũy và chuyển hóa cácchất đầy đủ, không thu hoạch muộn quá quả bưởi bị tiêu hao dinh dưỡng Thời điểmthu hoạch tốt nhất là từ 25/8 đến 5/10 hàng năm
1.3 Tình hình sản xuất bưởi trên trong nước và trên thế giới
1.3.2 Tình hình sản xuất cây bưởi trên thế giới
Hàng năm, trên thế giới sản xuất khoảng 4 - 5 triệu tấn bưởi cả 2 loại bưởi
chùm (Citrus paradisi) và bưởi (Citrus grandis) chiếm 5,4 - 5,6 % tổng sản lượng
cây có múi, trong đó chủ yếu là bưởi chùm (chiếm 2,8 - 3,5 triệu tấn) còn lại bưởichiếm một lượng khá khiêm tốn khoảng 1,2 - 1,5 triệu tấn
Sản xuất bưởi chùm chủ yếu tập trung ở các nước châu Mỹ, châu Âu dùngcho chế biến nước quả Bưởi chủ yếu được sản xuất ở các nước thuộc châu Á, tậptrung nhiều ở một số nước như Trung Quốc, Ấn độ, Philippines, Thái Lan,Bangladesh, được sử dụng để ăn tươi là chủ yếu
Mỹ: là quốc gia có sản lượng bưởi quả đứng thứ hai thế giới, trong đó chủyếu là sản phẩm bưởi chùm Ở Mỹ, việc chọn tạo giống rất được chú trọng, vì vậy làquốc gia có bộ giống bưởi đưa vào sản xuất tốt nhất thế giới, với nhiều giống choquả không hạt
1.3.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây bưởi ở Việt Nam
Ở nước ta, nhóm cây ăn quả có múi nói chung, cây bưởi nói riêng được coi
là một trong 4 loại các cây ăn quả chủ lực Nước ta có 3 vùng trồng bưởi chủ yếu là:
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: các giống cây bưởi đặc sản nổi tiếng đượcngười tiêu dùng ưa chuộng, sẵn sàng mua với giá cao (bưởi Da Xanh - Bến Tre;bưởi Năm Roi - Vĩnh Long - Hậu Giang)
- Vùng Bắc Trung bộ: có hai vùng bưởi đặc sản, đó là bưởi Thanh Trà củaHuế, bưởi Hương Khê của Hương Khê, Hà Tĩnh
Trang 31Vùng trung du và miền núi phía Bắc: bưởi được trồng ở những vùng đất vensông, suối như sông Hồng, sông Lô, sông Gâm, sông Chảy Hiện chỉ còn một sốvùng tương đối tập trung là Bắc Sơn, Bắc Quang
Nước ta các năm trước đây cây bưởi mới chỉ dùng trong nội tiêu, và chủ yếu
sử dụng ăn tươi Vài năm gần đây đã có một số công ty, như Hoàng Gia, Đông Nam
đã đầu tư sản xuất, áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng theo GAP, đăng kýthương hiệu một số giống bưởi ngon, như Năm Roi, Da Xanh, Bắc Sơn vv vớimục đích xuất khẩu ra thị trường nước ngoài Bưởi Năm Roi ở đồng bằng sông CửuLong được nhiều khách nước ngoài ưa chuộng Sản xuất bưởi ở nước ta vẫn mangtính tự phát, thiếu quy hoạch, đặc biệt là việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật thâmcanh nâng cao năng suất, chất lượng theo hướng vệ sinh an toàn thực phẩm
1.4 Các công trình nghiên cứu có liên quan
Cây bưởi có tên khoa học là Citrus grandis (L) Osbeck, thuộc họ cam(Rutaceae) Bưởi là loại cây quen thuộc với người Việt Nam, có nhiều loại bưởi nổitiếng như bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn, bưởi Thanh Trà, bưởi Năm Roi, bưởi DaXanh Cây bưởi có nhiều giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị kinh tế cao
- Nghiên cứu về hiệu quả kinh tế bưởi Diễn ở Hà Nội, nổi bật có tác giả
Nguyễn Công Tiệp (2012), thông qua công trình luận án khẳng định phát triển sảnxuất và tiêu thụ bưởi Diễn cần phải quy hoạch sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, ápdụng biện pháp thâm canh tăng năng suất, chất lượng, tăng cường phát triển thịtrường, liên kết sản xuất- tiêu thụ và sự hỗ trợ từ chính sách Qua công trình này tácgiả có cơ sở để đánh giá đối tượng nghiên cứu của mình một cách toàn diện và cótính so sánh, đối chiếu
- Để tạo ra sự phát triển của khoa học công nghệ trong nông nghiệp, các nhà
khoa học, các cán bộ nông nghiệp đã nghiên cứu và chuyển giao nhiều tiến bộ khoahọc kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là công nghệ giống cây ăn quả vàcác biện pháp sinh học nhằm kiểm soát, nâng cao chất lượng sản phẩm quả như: BùiThanh Hà (2005), Nguyễn Thị Minh Phương (2008), Trần Thế Tục (2008), Chu ThịThơm và các cộng sự (2005), chuẩn bị cho việc phát triển nông nghiệp theo hướngsản xuất hàng hóa từ khâu tạo giống, kỹ thuật chăm sóc, cải tạo vườn tạp, thu hoạch
và chế biến, bảo quản quả sau thu hoạch Đây là những cơ sở về mặt kỹ thuật để làm
Trang 32căn cứ vận dụng trong đề tài nâng cao hiệu quả kinh tế cây bưởi ở Bắc Sơn.
Bên cạnh đó, đề tài còn kế thừa các quan điểm trong phân tích ngành hàngnông sản hàng hóa nhằm kết nối giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả nhưtài liệu của các tác giả Phạm Vân Đình (1999), Phạm Thái Thủy (2010), Fabre(1991)…Đây cũng là một trong những căn cứ quan trọng nhằm nâng cao
Để phân tích được các chỉ tiêu trong đánh giá hiệu quả kinh tế cây bưởi vàđánh giá được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi hội nhập với thịtrường nông sản quốc tế, tác giả đã kế thừa các tài liệu về phương pháp tính toán vàphân tích kinh tế như tài liệu của các tác giả Nguyễn Trọng Hoài, Trần Tiến Khai,Trương Công Minh và các cộng sự (2012),… nhằm vận dụng các phương pháp tiếpcận, ứng dụng các công thức tính toán làm cơ sở quyết định về mặt định tính và địnhlượng cho việc đánh giá hiệu quả kinh tế cây bưởi ở Bắc Sơn
Năm 1904, nhà thực vật, nhà di truyền học Hà Lan đã đề xuất sử dụng tia Xgây đột biến cho thực vật nhằm tạo ra nhiều loại giống có sức chống chịu bệnh vàcho năng suất, sản lượng cao, phẩm chất tốt Đến đầu những năm 1980, nhiều nướcphát triển, đặc biệt là Mỹ dùng công nghệ sinh học để giành ưu thế cạnh tranh trongsản xuất nông nghiệp: đạt chất lượng cao, giá thành hạ Kỹ thuật chuyển gen tạogiống cùng một lúc đưa vào một thực vật những gen mong muốn từ những sinh vậtkhác nhau đưa ra giống nhanh và vượt qua giới hạn của tạo giống truyền thống từ đótăng sản lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, cải thiện môi trường Đề tàigóp phần nâng cao sản lượng cây trồng bảo toàn sự đa dạng sinh học, song kết quảđầu ra của quá trình sản xuất quả chưa được gắn kết với sản xuất hàng hóa và thịtrường tiêu
thụ
Tóm lại, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước trên đây đã góp phần
bổ sung hoàn thiện, phát triển hệ thống nghiên cứu mới cả về lý luận và thực tiễn vềđánh giá hiệu quả kinh tế cây trồng Tuy nhiên, khi điều kiện môi trường đổi khácthì cách vận dụng các lý thuyết này vào thực tế phải thực sự linh hoạt và nhạy béncập nhật các thông tin, kiến thức mới từ môi trường bên ngoài Do đó, đề tài đượclựa chọn nhằm giải quyết các khoảng trống nghiên cứu về đánh giá hiệu quả kinh tếcây
bưởi ở Bắc Sơn
Chương 2
Trang 33ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện Bắc Sơn
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Bắc sơn nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lạng Sơn, có vị trí toạ độ địa lý: Từ
21040'5” đến 21057'48” vĩ độ Bắc và từ 10605'33,8” đến 10602524”kinh độ Đông,Tổng diện tích đất tự nhiên hiện có: 69.942,56 ha, gồm 19 xã và 1 thị trấn, Trụ sởUBND huyện đặt ở trung tâm huyện, cách thành phố Lạng Sơn 85 km theo quốc lộ1B và cách thành phố Thái Nguyên 75 km về phía Tây Nam, Vị trí tiếp giáp củahuyện như
sau:
- Phía Đông giáp huyện Văn Quan;
- Phía Tây giáp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên;
- Phía Bắc giáp huyện Bình Gia;
- Phía Nam giáp huyện Hữu Lũng.
Với vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng tương đối thuận lợi, đặc biệt là hệ thống giaothông là những yếu tố cơ bản tạo cho huyện Bắc Sơn những động lực phát triển kinh
tế - văn hóa - xã hội trong giai đoạn tới
2.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Địa hình Bắc Sơn khá phức tạp vì có nhiều núi đá thuộc khối núi Bắc Sơn,
địa hình chủ yếu kiểu cácxtơ (karst), núi đá vôi, xen một ít núi đất và cánh đồng
cacxtơ hình lòng chảo Tạo thành một vòng cung dốc nghiêng về phía Tây Nam.Các khối núi đá vôi cấu tạo chủ yếu bằng đá vôi cácbon Pecmi, có nơi đá vôi bị xóimòn đến tận gốc, để lộ ra đá phiến Đêvôn và ngoài rìa chủ yếu là đá phiến và phuntrào Triat
Theo đặc điểm địa hình, địa mạo toàn huyện có thể chia thành các loại sau:
Kiểu địa hình núi đá vôi (karst)
Địa hình núi đá vôi bị chia cắt rất mạnh, với những vách đá dựng đứng, xếplớp, đỉnh lởm chởm, thường kèm theo quá trình karst do hoà tan và ngưng đọngcarbonat hình thành nên các nhũ đá, măng đá, nấm đá, chuông đá, cột đá đa dạng,phức tạp, đẹp kỳ diệu trong các hang động Nhiều nơi đá bị mài mòn tạo nên những
Trang 34cổng trời, rừng đá, cầu đá, giếng đá rất kỳ thú, các đỉnh núi cao điển hình trên
400-500 m tạo thành một dải gần như liên tục
Dạng địa hình, địa mạo núi cao trung bình
Dạng địa hình này phân bố ở phía Tây Bắc huyện Bắc Sơn, độ cao trung bình
từ 400-700 m đỉnh cao nhất là đỉnh Khau Kiêng cao 1.107m Dạng địa hình này có
độ dốc lớn, mức độ chia cắt rất mạnh
Dạng địa hình Thung lũng kiến tạo - xâm thực
Kiểu địa hình này chiếm một diện tích nhỏ nhưng có nhiều thuận lợi cho khaithác nông nghiệp, Xen giữa các dãy đồi núi là những dải đất thấp khá bằng phẳngtrồng lúa, màu khá tốt Tuy nhiên, do chênh lệch về độ cao tương đối, chế độ nướcgiữa các bậc địa hình khác nhau dẫn đến phương thức sử dụng khác nhau tạo nên sự
đa dạng sử dụng đất với nhiều loại cây trồng như lúa, ngô, khoai, rau màu và cảnhững vườn cây ăn quả [1]
2.1.1.3 Khí hậu
Đặc điểm khí hậu của Bắc Sơn là nằm trong vùng có mùa đông lạnh và khônhất nước ta, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa Đông Bắc Khí hậu phânmùa rõ rệt, ở các mùa khác nhau nhiệt độ phân bố không đồng đều do sự phức tạpcủa địa hình miền núi và sự biến tính nhanh chóng của không khí lạnh trong quátrình di chuyển ở vùng nội chí tuyến đã gây nên những chênh lệch đáng kể trongchế độ nhiệt giữa các tiểu vùng
- Nhiệt độ: Về cơ bản, khí hậu Bắc Sơn vẫn là khí hậu nhiệt đới với tổngnhiệt độ năm >75600C, số giờ nắng 1400-1450 giờ, bức xạ tổng cộng 110-120kcal/cm2/năm, nhiệt độ TB năm 210C, thấp hơn các nơi khác ở miền Bắc, Nhưngnhiệt độ cao nhất tuyệt đối có thể lên 37,30C và nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối có thểxuống -1,40C, Chế độ nhiệt phân hoá thành 2 mùa: mùa đông đến sớm hơn các nơikhác ở miền Bắc từ nửa tháng đến 1 tháng và kéo dài 5- 6 tháng Mùa đông lạnhnhất cả nước do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa Đông Bắc với tần suất20- 22 lần tràn sang trong năm Nhiệt độ mùa đông thấp hơn nơi khác từ 1-30C,nhiều ngày nhiệt độ <100C Mùa đông còn có nhiều hiện tượng thời tiết đặc biệt nhưmưa phùn, sương muối
- Chế độ mưa: Bắc Sơn là huyện có lượng mưa khá của tỉnh Lạng Sơn, lượng
Trang 35mưa trung bình 1503mm Chế độ mưa phân hoá thành 2 mùa: mùa mưa trùng với mùa hè, chiếm80-85% lượng mưa năm, mùa khô trùng với mùa đông.
- Các yếu tố khí hậu khác: Độ ẩm tương đối thấp (82-83%), lượng bốc hơicao 800mm… Hoạt động của gió chịu ảnh hưởng mạnh của địa hình
Huyện Bắc Sơn không bị ảnh hưởng của gió bão nên thích hợp cho phát triểncây trồng dài ngày, đặc biệt là cây ăn quả Với nền nhiệt độ và số giờ nắng trungbình trong năm như trên cũng rất thuận lợi cho việc bố trí mùa vụ, bố trí cơ cấu cácloại cây trồng, là điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sảnxuất hàng hoá góp phần xây dựng nông thôn mới
2.1.1.4 Tài nguyên đất
Bảng 2.1: Các loại đất chính của huyện
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Phân bố (Xã)
1 Đất phù sa ngòi suối (Py) 367 0,52 Hầu hết các xã
2 Đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv) 2.660 3,8 Vũ Lễ, Trấn Yên
3 Đất đỏ vàng trên đá sét và biến (Fs) 11.515 16,5 Vạn Thủy, Nhất Tiến
4 Đất vàng đỏ trên đá macma a xits(Fa) 6.025 8,6 Đồng Ý, Vũ Sơn
5 Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq) 11.588 16,7 Tân Thành, Tân Tri
6 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa
(Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường huyện Bắc Sơn năm 2017)
2.1.1.5 Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt:
Nguồn nước mặt trên địa bàn huyện chủ yếu thuộc các công trình thủy lợi và
hệ thống các con suối được khai thác phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp,một phần tạo nguồn cho công trình cấp nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản Đến naytrên địa bàn huyện đã có 132 công trình thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp trong đó hồ
Trang 36chứa có 13 công trình, đập phai nhỏ 97 công trình và 21 công trình mương máng vớichiều dài 147,25 km [1].
Nguồn nước ngầm:
Bắc Sơn nằm trong vùng địa hình Karst vì vậy nguồn nước ngầm có vai tròrất quan trọng, hiện nay tài nguyên nước trong lòng đất (nước ngầm) của huyện chủyếu được khai thác phục vụ cho mục đích sinh hoạt, trên địa bàn huyện nguồn nướcngầm tương đối phong phú nằm ở độ sâu 20-30m, hiện nay Công ty TNHH mộtthành viên Lạng Sơn (công ty cấp thoát nước tỉnh) đã khoan 1 giếng khoan kết hợp
1 giếng tự chảy với lưu lượng khoảng 1,200 m³/1 ngày đêm để cung cấp nước sinhhoạt cho nhân dân địa phương trên địa bàn thị trấn Bắc Sơn Ngoài ra trên địa bàn
19 xã của huyện nhân dân đã thực hiện khoan khai thác nước ngầm quy mô hộ giađình gần
3,000 giếng
2.1.1.6 Tài nguyên rừng
Theo số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2010, tổng diện tích đất có rừng củahuyện Bắc Sơn là 41.210,31 ha, chiếm 74 % diện tích đất nông nghiệp và 58,92 %diện tích đất tự nhiên, trong đó
+ Đất có rừng sản xuất 34.889,01ha;
+ Đất có rừng phòng hộ 6.321,22 ha
Có thể nói rừng là nguồn tài nguyên, là thế mạnh của huyện Đất lâm nghiệpchiếm diện tích chủ yếu trong cơ cấu sử dụng đất của toàn huyện Tuy nhiên, nhữngnăm gần đây tài nguyên rừng đã bị suy giảm mạnh cả về số lượng và chất lượng
- Hệ động vật rừng mang tính đặc thù của vùng sinh thái núi đá Đông Bắc, tuynhiên chất lượng và số lượng đã bị suy giảm mạnh, không còn đa dạng như trước
2.1.1.7 Tài nguyên khoáng sản
Nguồn tài nguyên khoảng sản hiện có trên địa bàn huyện không có nhiều,theo điều tra đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên của tỉnh Lạng Sơn thì trên địa bànhuyện Bắc Sơn chỉ có một số loại khoáng sản như: Quặng sắt, quặng Bauxit, quặngchì, quặng Thuỷ ngân, Vàng sa khoáng, Khoáng sản không kim loại gồm khoángchất công nghiệp Caolin, Đá ốp lát, đá vôi
- Nhóm mỏ bauxit, sắt ở Bắc Sơn: Gồm 15 điểm quặng và tụ khoáng tại Nhất
Trang 37Hoà, Chiến Thắng, Trấn Yên, Tân Lập, Tân Hương, Đồng Ý; các mỏ, điểm quặng bauxit và alit này đều có quy mô nhỏ (dưới 1 triệu tấn).
- Quặng Thuỷ Ngân phân bố tại Mỏ Ngần - Đồng Ý
- Vàng sa khoáng phân bố tại các điểm quặng tại Lân Khuyến, Lân Ảng, LânRào, Lâm Cầm, Lân Nà và MỏNhài
- Vàng gối phân bố tại Chiêu Vũ
- Đá ốp lát tập trung tại các điểm thuộc xã Bắc Sơn, Vũ Sơn và Vũ Lễ
- Đá vôi: Đây là nguồn khoáng sản rất phong phú trên địa bàn huyện
2.1.1.8 Tài nguyên nhân văn
Huyện Bắc sơn là một huyện giầu tiềm năng du du lịch là vùng đất ẩn chứamột nền văn hóa đa dạng, lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc bao gồm cả văn hoá vậtthể và phi vật thể Địa danh Bắc Sơn vốn có từ xa xưa nằm trong khu vực thuộc nền
“Văn hoá Bắc Sơn” Hơn nữa với phong cảnh phong phú đa dạng, nhiều địa danh, ditích cách mạng, di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh
Đối với Văn hó a phi vật thể như: ễ h ộ i l L ồng tồng xã Quỳnh Sơn, xã VạnThủy, cộng với kho tàng Vă n hó a dâ n gian như: hát then, múa chầu, hát sli, hát lượn,hát ví Những bộ trang phục áo chàm của dân tộc Tày và dân tộc Nùng vẫn đượcgiữ gìn đã tô thêm những né t đẹ p vă n hoá của nhân dân các dân tộc
2.1.1.9 Cảnh quan môi trường
Đối với môi trường không khí: Hiện nay chất lượng môi trường tại hầu hếtcác khu vực nông thôn trên địa bàn huyện vẫn còn đảm bảo, chưa có những biểuhiện bị ô nhiễm và suy thoái
Đối với môi trường nước: Hiện nay hầu hết số dân tại các xã trong huyện sửdụng nguồn nước tự khai thác, hầu hết các nguồn nước này sau khi khai thác đượcngười dân tự xử lý bằng các phương pháp truyền thống vì vậy những ảnh hưởng củanguồn nước đến sức khoẻ của người dân là không thể tránh khỏi Đối với thị trấnBắc Sơn người dân đã được sử dụng nước sạch do nhà máy nước tại Thị Trấn cungcấp Ở những khu vực đông dân cư, trục đường quốc lộ và dọc sông suối, các xã cóđiểm chợ…tình trạng ô nhiễm nguồn nước đã xảy ra Nhiều nơi khu đông dân cư,ven sông suối thải rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường dâncưnông thôn
Trang 38Đối với môi trường đất: Hiện nay cơ cấu sử dụng đất tại Bắc Sơn chưa cónhững thay đổi đáng kể, diện tích đất chuyên dùng gia tăng không nhiều, Đất nôngnghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao Hiện nay, chất lượng môi trường đất của huyện Bắc Sơnchưa có các biểu hiện bị suy thoái, bạc màu, các hàm lượng khoáng chất, chất vilượng trong đất vẫn đảm bảo cho sự phát triển của cây trồng Tuy nhiên việc sửdụng quá nhiều và bừa bãi các loại thuốc bảo vệ thực vật cũng như phân bón vô cơđang và sẽ có gây nhiều ảnh hưởng tới môi trường đất, nước và không khí trong khuvực.
Hiện trạng quản lý chất thải rắn: Hàng năm ước tổng lượng rác thải rắn phảithu gom trên toàn huyện ước tính là: 5.000 m3 (tính cả lượng rác trong nông thôn);tổng lượng nước thải ước khoảng 150.000 m3; tỷ lệ gia đình có hố xí hợp vệ sinhkhoảng 40%; tỷ lệ dân số ở khu vực nông thôn được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệsinh khoảng 82% và tỷ lệ này ở khu vực thị trấn, thị tứ là 95%
Việc thu gom xử lý rác thải đã được huyện quan tâm chỉ đạo, hiện nay hoạtđộng thu gom rác thải huyện quan tâm đầu tư và xử lý tại bãi rác của huyện vì vậy
đã giải quyết tốt vấn đề gây ô nhiễm môi trường do rác tại khu vực thị trấn, thị tứ vàkhu vực tập trung đông dân cư
Rác thải tại các xã có điểm chợ được tổ chức thu gom tập kết vào một chỗ đểđốt và chôn lấp Hàng năm tỷ lệ rác thải rắn được thu gom và xử lý từ khu vực nàyvẫn chưa đạt yêu cầu
Đối với chất thải y tế, ngành y tế đã xây dựng quy trình và xử lý đúng theoquy định của bộ Y Tế và bộ Tài Nguyên Môi Trường về chất thải y tế
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế xã hội của huyện Bắc Sơn tương đối ổn định, sản xuất nôngnghiệp đóng vai trò chủ đạo mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế như phát triển chưa đồngđều nhưng là ngành chủ đạo đem lại hiệu quả kinh tế nhất, cung cấp đủ lương thực
và đáp ứng được các nhu cầu khác của người dân, tỷ lệ hộ nghèo giảm, năm 2017 số
hộ nghèo là 1.328 hộ giảm 34,13% so với năm 2015 Được các cấp ngành quan tâm
và hỗ trợ nên kinh tế xã hội huyện Bắc Sơn dần ổn định và phát triển bền vững hơn
2.1.2.1 Điều kiện kinh tế
a Lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản năm 2017
Trang 39* Nông nghiệp: Mặc dù trong năm 2017 thời tiết diễn biến phức tạp, lũ lụthạn hán, sâu bệnh hại lúa xảy ra ở một số nơi; giá cả thị trường biến động; giá vật tưnông nghiệp, giống , phân bón tăng nhưng sản xuất nông lâm nghiệp vẫn phát triểntheo chiều hướng tích cực, năng xuất lúa, ngô và một số cây trồng khác đều tăng,đảm bảo an ninh lương thực trong vùng.
* Lâm nghiệp: Ngoài tăng cường sản lượng lương thực vùng còn quan tâmđến đầu tư phát triển rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, hoạt động này đã đem lạihiệu quả kinh tế cao hơn kế hoạch đã đề ra
Diện tích rừng qua các năm liên tục được trồng thêm nhằm mục đích rừngsản xuất và rừng phòng hộ giảm ô nhiễm môi trường, chống xói mòn đất, phủ xanhđất trống đồi trọc Trồng rừng hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch
* Thủy sản: Ngành thủy sản ở huyện cũng đang được chú trọng phát triểntổng diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện là 405,99 ha Ở các xã đã tiến hànhtriển khai mô hình chăn nuôi cá theo hướng thâm canh, tổ chức các lớp tập huấn vềnuôi trồng thủy sản, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào chăn nuôi thủy sản
đã thu hút nhiều hộ nông dân tham gia Tuy nhiên, phần lớn diện tích nuôi trồngthủy sản đều là các ao hồ nhỏ nằm phân tán trong các hộ gia đình nên năng suất,hiệu quả kinh tế chưa cao
* Chăn nuôi: Tại một số địa phương đã xảy ra bệnh lở mồm long móng, tụhuyết trùng ở trâu, bò, bệnh Lép tô ở lợn, gà, nhưng với sự cố gắng nỗ lực của bàcon nông dân, tích cực chủ động tiêm phòng chống dịch bệnh, phát hiện bệnh sớm,chữa trị kịp thời, nên đã duy trì được đàn gia súc, gia cầm
b Tình hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
Những năm gần đây giá cả thị trường biến động làm ảnh hưởng tới hoạt độngsản xuất và gây ra không ít khó khăn cho ngành tiểu thủ công nghiệp Nhưng được
sự hỗ trợ của các cấp các ngành và các doanh nghiệp, sản xuât tiểu thủ công nghiệptrên địa bàn vẫn ổn định và phát triển đáng kể, các ngành nghề phụ và các cơ sởkinh doanh dịch vụ thương mại trên địa bàn ngày càng phát triển đa dạng, phongphú
Huyện Bắc Sơn là vùng có tiềm năng lớn về tài nguyên khoáng sản cả về quy
mô và sản lượng Đây là một thế mạnh của vùng góp phần vào việc giải quyết việclàm tại chỗ cho người lao động địa phương và tăng thu ngân sách đồng thời gópphần
Trang 40xây dựng các công trình phúc lợi công cộng Tuy nhiên các hoạt động khai thácđang làm nảy sinh những vấn đề về ô nhiễm môi trường và làm xuống cấp nhanhchóng hệ thống đường giao thông.
2.1.2.2 Điều kiện xã hội
a Tình hình dân số và lao động
Dân số và lao động là những yếu tố ảnh hưởng đến trật tự xã hội, việc làm,quyết định đến chất lượng cũng như số lượng trong sản xuất của các hộ trong huyệnbởi đó mà các cơ quan và chính quyền địa phương cùng người dân luôn điều tiết sự
ổn định của dân số không tăng quá nhanh hoặc quá chậm, mỗi hộ chỉ sinh từ mộtđến hai con, tạo công ăn việc làm cho lao động tránh tình trạng thất nghiệp tuy nhiêndân số huyện Bắc Sơn phân bố chưa đều, phần lớn dân cư tập trung ở những thôngần đường giao thông, trung tâm huyện, trung tâm xã Lao động trong độ tuổi tươngđối dồi dào, chịu khó, ham làm giàu nhưng chủ yếu là lao động phổ thông khôngđược đào tạo nghề Trong sản xuất bưởi cần một lực lượng lao động lớn để đáp ứngkịp thời nhu cầu sinh trưởng, phát triển của cây bưởi trong cả thời kỳ sản xuất