Thi công trên giàn giáo cố định: Theo phương pháp này người ta đúc dầm ngay trên giàn giáo cố định hoặc làm đường di chuyển trên giàn giáo cố định để đưa dầm ra rồi sàng ngang vào vị t
Trang 1GIỚI THIỆU CHUNG
Công nghiệp về xây dựng cầu trên thế giới đã ra đời và phát triển từ mấy thế kỷ gần đây Đến nay, ngành xây dựng cầu đã đạt được sự tiến bộ rất lớn và phát triển ở trình độ cao trên cả các lĩnh vực: phương pháp xây
dựng, máy móc thiết bị hiện đại, sử dụng vật liệu mới,cơ
sở lý luận và thực nghiệm rất phong phú và cả hệ thống chương trình tính toán phục vụ cho công tác xây dựng cầu.
Thi công trên giàn giáo cố định: Theo phương pháp này người ta đúc dầm ngay trên giàn giáo cố định hoặc làm đường di chuyển trên giàn giáo cố định để đưa dầm ra rồi sàng ngang vào vị trí Trong những năm gần đây
nhiều loại giàn giáo bằng các thanh vạn năng dễ tháo lắp, tạo điều kiện cho phương pháp này phát triển.
Trang 2tông, bảo dưỡng bê tông, tháo dỡ ván khuôn và giàn giáo
Vật liệu làm giàn giáo bằng gỗ, thép hoặc kết hợp
gỗ và thép
Giàn giáo phải đủ cường độ, độ cứng và ổn định theo yêu cầu Chẳng hạn độ biến dạng của các thanh
giàn giáo không được vượt quá giới hạn cho phép,
nếu không sẽ dẫn đến hậu quả rất lớn như sự cố sập nhịp cầu dẫn Cầu Cần Thơ.
Trang 3khoảng cách giữa các tim giàn giáo không
vượt quá ±30mm Giàn giáo được chọn tuỳ theo kết cấu, chiều dài nhịp, chiều cao cầu, vật liệu và thiết bị thi công sẵn có.
Phương pháp này áp dụng đối với những cầu nhịp nhỏ
Trang 4CHƯƠNG II TRÌNH TỰ THI CÔNG CẦU TRÊN ĐÀ GIÁO CỐ ĐỊNH
Xây dựng cầu BTCT trên đà giáo cố định bao gồm các công việc sau:
Làm giàn giáo: móng (cọc, gia cố nền đất yếu), giàn giáo
Lắp dựng ván khuôn
Đặt cốt thép
Đổ, đầm bê tông và bảo dưỡng bê tông
Tháo dỡ ván khuôn và giàn giáo
Vật liệu làm giàn giáo có thể gỗ hoặc thép
Trang 5Vật liệu làm giàn giáo làm bằng gỗ
Sơ đồ cấu tạo giàn giáo gỗ
Giàn giáo gỗ kiểu cột đứng: khoảng cách giữa các cột thay đổi
từ 2-4 mét (h.a) Khi cầu cao phải bố trí dày nên tốn gỗ, trong thời gian thi công thuyền bè không qua lại được có thể dùng giàn giáo thanh chống xiên dạng tam giác hoặc hình thang
(h.b,c)
Trang 6Vật liệu làm giàn giáo làm bằng thép
Kết cấu nhịp bằng thép thường được chế tạo từ thép hình hoặc các thanh vạn
năng Khi khẩu độ kết cấu nhịp của đà
giáo từ 10 m đến đến 12 m thì thường sử dụng thép hình chữ I , khi khẩu độ từ 20 -
22 m hoặc lớn hơn thì dùng dàn thép chế tạo từ các thanh vạn năng hoặc các loại cầu quân dụng.
Trang 7Sơ đồ kết cầu nhịp giàn giáo làm bằng thép
Trang 8 Trụ bằng thép: Trụ thép thường dùng dưới dạng các thanh vạn năng, ở nước ta hay dùng thanh vạn năng YUKM Do trọng
lượng bản thân các thanh vạn năng nhẹ ( từ 8.5 đến 76.4 kg) nên có thể lắp ráp
bằng tay Thông thường người ta lắp bằng tay thành từng phần rồi dùng cần cẩu lắp đặt vào vị trí và liên kết lại.
Trang 9 Giàn giáo thép “vạn năng” YUKM của Liên Xô cũc ó đầy đủ các tính năng sử dụng rộng rãi có loại 25 linh kiện, 61 linh kiện gồm các thanh vạn năng được làm bởi các thép góc, thanh nặng nhất 76,4daN, các bản nút nặng 93daN, các ụ chân (đầu bò) nặng 260,3daN Các thép hình
I để làm dầm ngang có thể nặng tới 1154daN Các thanh thép đều bằng thép CT3, thanh ghép có thể tổ hợp từ 1 đến 6 thép góc Bản nối và bản giằng có 26 loại Các thanh liên kết bằng bu lông có đường kính 22 và
27mm Thanh vạn năng có thể lắp thành giàn, trụ, tháp cầu và nhiều hình thức kiên kết khác với khoảng 2m
Trang 11 Các trụ của đà giáo nên bố trí dưới các tiếp điểm của dàn để dầm dọc của đà giáo không chịu uốn do trọng lượng dàn Theo chiều dọc cầu đỉnh trụ phải rộng để có thể kê chống nề
đỡ các đầu thanh ở hai bên bản tiếp điểm.
Trang 12thanh biên trên.
Trong quá trình lắp đầu các thanh được liên kết
tạm bằng bu lông và con lói Sau khi lắp xong toàn
bộ , điều chỉnh chính xác cả trên mặt bằng và mặt đứng mới tán đinh hoặc lắp bu lông cường độ cao Lắp tuần tự dễ điều chỉnh nhưng năng suất thấp vì cần trục phải di chuyển đi lại nhiều trong quá trình lắp
Trang 13Công tác lắp ráp
Lắp phân đoạn : Lắp khoang nào xong
khoang ấy, rồi mới chuyển sang lắp
khoang khác Cách liên kết này cho phép tán đinh , bắt bu lông cường độ cao đồng thời với việc lắp , nhưng cần phải điều
chỉnh thật chính xác vị trí của từng
khoang Lắp theo phân đoạn có năng
suất cao hơn do cần trục di chuyển theo hành trình hợp lý hơn Tuy nhiên cách lắp này rất khó đảm bảo chính xác độ vồng ngược của dàn.
Trang 14Công tác lắp ráp:
Lắp hỗn hợp : Phương pháp này thường dùng hai
cần cẩu , một cần cẩu làm nhiệm vụ lắp phần dưới, một cần cẩu lắp phần trên, lắp xong khoang nào
hay đoạn nào điều chỉnh chính xác và tiến hành tán đinh hoặc bắt bu lông cường độ cao ngay, vì vậy
lắp theo phương pháp hỗn hợp có năng suất cao
Chú ý rằng dù lắp theo phương pháp nào thì
trong quá trình lắp cũng phải luôn luôn kiểm tra vị trí các thanh trên mặt bằng và trên trắc dọc sao
cho bảo đảm đúng theo thiết kế Để điều chỉnh độ vồng ngược của dàn ta dùng các kích đặt dưới nút dàn Sau khi đã kích đúng cao độ dùng các nêm ở hai bên chèn chặt rồi mới tháo kích
Trang 15Cấu tạo giàn giáo đúc tại chỗ
Trang 16Lắp đặt cốt thép
Trang 17Đổ, đầm và bảo dưỡng bê tông
Trình tự đổ bê tông:
Bề dày mỗi lớp đổ 10-40 cm nằm ngang hoặc xiên Tốc
độ đổ bê tông phải đảm bảo sao cho đổ lớp sau thì lớp
trước chưa ninh kết
Nhịp ngắn: có thể đổ theo lớp nằm ngang và trên cả chiều dài nhịp Dầm ngang và dầm dọc có thể đúc cùng một lúc Bản mặt cầu đổ từ dầm dọc sang hai bên
Nhịp lớn: nằm ngang có thể không cung cấp kịp bê tông, nên ta đổ xiên 20-28 từ hai đầu vào giữa nhịp
Trang 18Đổ, đầm và bảo dưỡng bê tông
Bản mặt cầu rộng: có thể chia ô theo hướng
ngang và bố trí khe công tác trên dầm ngang để tránh cho bê tông khỏi bị nứt do giàn giáo bị biến dạng trong quá trình đổ bê tông
Dầm liên tục , mút thừa: ở nhịp giàn giáo có biến dạng lớn, ở các điểm tựa, độ lún không đáng kể (hoặc không lún), vì lún không đều, bê tông sẽ
bị nứt ở chỗ gãy góc của độ võng, Khi đổ bê
tông phải để các khe công tác ở trên đỉnh trụ (kể
cả trụ tạm) Khe công tác còn có tác dụng làm
giảm ứng suất do co ngót của bê tông Bề rộng
khe công tác có thể lấy từ 0.8-1 m Mỗi đoạn cũng phải đổ bê tông từ hai đầu vào giữa
Trang 19Sơ đồ đổ bê tông đối với nhịp ngắn
Trang 20Sơ đồ đổ bê tông đối với nhịp ngắn
Trang 21
Sơ đồ đổ bê tông của đoạn dầm liên tục (từ 1 đến 6)
Trang 22Công tác đổ bê tông của đoạn dầm liên tục
Trang 23Công tác đổ bê tông của đoạn dầm liên tục
Trang 24Trình tự tháo VK hạ giàn giáo
Đối với ván khuôn thành: có thể tháo sớm, khi cường độ bê tông đạt ≥25daN/cm3 Sau khi tháo phải kiểm tra kỹ bề mặt ngoài và làm biên bản nghiệm thu, đánh giá chất lượng bê tông
Khi cường độ bê tông đạt ≥70% cường độ có thể cho hạ giàn giáo Thiết bị hạ bao gồm:
Nêm gỗ
Ngựa gỗ
Kích
Trang 25Trình tự tháo VK hạ giàn giáo
kích ở hai dầm ngang ở đầu Trên mỗi dầm ngang
thường đặt hai kích; Sức nâng của các kích phải bằng 1.5 lần trọng lượng kết cấu nhịp Khi hạ xuống gối phải
hạ thành nhiều đợt theo thiết kế Trong khi hạ dưới nút dàn ở trên trụ phải đặt chồng nề và nêm để bảo vệ,
khoảng cách giữa nêm và nút giàn không được vượt quá 2cm đến 3 cm.
xuống gối di động Vị trí và độ nghiêng của con lăn
phải xác định theo nhiệt độ lúc hạ cầu để ở trạng thái nhiệt độ trung bình hàng năm, con lăn ở vị trí thẳng đứng Sau khi kết cấu nhịp đã hạ xuống cả hai gối,
kiểm tra cẩn thận mới tháo kích và chồng nề bảo hiểm
Trang 26Trình tự tháo VK hạ giàn giáo
Chiều cao hạ giàn giáo được tính theo công thức:
h = y + + C
10-30cm
Để tránh dầm bị rạng nứt trong quá trình hạ giàn giáo cần phải hạ từ từ bằng cách chia làm nhiều lần hạ
Chiều cao mỗi lần hạ là: h/n (n:số lần hạ)
Đối với dầm mút thừa cần phải hạ hai bên mút thừa trước
Trang 27
Sơ đồ hạ giàn giáo
n1 n6: Thiết bị hạ; I IV: Thứ tự hạ;
1 36: Các giai đoạn hạ
Trang 28Các công trình ứng dụng thi công trên
giàn giáo cố định
Nhịp dẫn cầu Cần Thơ
Trang 29Nhịp dẫn cầu Cần Thơ
Trang 30Cầu dẫn NO 2 – Dự án cầu Bãi Cháy
Trang 31Cầu dẫn NO 2 – Dự án cầu Bãi Cháy
Trang 32Cầu dẫn NO 2 – Dự án cầu Bãi Cháy
Trang 33Cầu dẫn NO 2 – Dự án cầu Bãi Cháy
Trang 34Ưu khuyết điểm của phương pháp lắp
trên giàn giáo