1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN HỘI NHẬP KINH TẾ

30 131 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 190,5 KB

Nội dung

Hội nhập quốc tế là sự tham giacủa một số quốc gia vào quá trình toàn cầu hóa, bao gồm hội nhập kinh tế quốc tế vàhội nhập quốc tế cả trên nhiều lĩnh vực khác nhau… Tóm lại có thể hiểu:

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội của laođộng và quan hệ giữa con người Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường cũng làđộng lực hàng đầu thúc đẩy quá trình hội nhập Hội nhập diễn ra dưới nhiều hìnhthức, cấp độ và trên nhiều lĩnh vực khác nhau, theo tiến trình từ thấp đến cao Hộinhập đã trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động mạnh mẽ đến quan hệquốc tế và đời sống của từng quốc gia Ngày nay, hội nhập quốc tế là lựa chọn chínhsách của hầu hết các quốc gia để phát triển

Hội nhập đã và đang mở ra những cơ hội và tạo điều kiện cho các dân tộc trênthế giới khai thác tối đa những lợi thế so sánh của mình để tăng trưởng kinh tế và pháttriển xã hội Đồng thời quá trình toàn cầu hoá kinh tế cũng đặt mỗi quốc gia, dân tộctrước sức ép cạnh tranh và những thách thức gay gắt, nhất là đối với các nước đangphát triển Vì thế để không bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển, các nước đều phải nỗlực hội nhập vào xu thế chung đó và tăng cường sức cạnh tranh kinh tế Hơn lúc nàohết quá trình toàn cầu hoá và hội nhập không chỉ là sự quan tâm của mỗi quốc gia,mỗi tổ chức mà còn đối với mỗi cá nhân chúng ta Chúng ta đã trải qua 17 năm thựchiện đường lối mở cửa, đổi mới và hội nhập với nền kinh tế khu vực và toàn cầu Vớiphương châm "đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ" và "sẵn sàng là bạn, là đối táctin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập vàphát triển Việt Nam đã thiết lập các quan hệ thương mại, đầu tư, dịch vụ và khoa học

kỹ thuật với tất cả các nước, tích cực tham gia vào các tổ chức, diễn đàn kinh tế thếgiới và khu vực Vì vậy, vấn đề nâng cao khả năng hội nhập của nền kinh tế nước tahiện nay đang là vấn đề lý luận và thực tiển nóng bỏng

Một trong những lĩnh vực chịu tác động mạnh mẽ nhât, rỏ nét nhất của hội nhậpquốc tế, đó là lĩnh vực kinh tế Hội nhập đã và đang trở thành một trong những xu thếkhách quan của sự phát triển kinh tế thế giới Sự phát triển mạnh mẽ về khoa học,công nghệ cùng với sự ra đời của các thể chế toàn cầu và khu vực đã góp phần thúcđẩy quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới

Trong bối cảnh nước ta đang “tích cực, chủ động hội nhập quốc tế” theo tinhthần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, khu vực miền trung đã và đang tích cực chủđộng hội nhập, trên cơ sở đó nắm bắt những thời cơ và vượt qua các thách thức đểphát triển kinh tế - xã hội một cách mạnh mẽ nhằm sớm đưa miền trung theo kịp cáckhu vực khác

Trang 2

Có rất nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu và các chuyên gia đầu ngành trongnước và ngoài nước đề cập đến vấn đề này Đây là vấn đề rộng lớn và phức tạp, có cảnhững nhận thức và quan điểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau.

Thông qua những tài liệu tham khảo cùng với những kiến thức đã được lĩnh hội

trong nhà trường, em mạnh dạn chọn đề tài: “Phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung trên cơ sở hội nhập và phát triển (qua thực tiễn tỉnh Quảng Bình)” làm

đề tài Tiểu luận chuyên đề bắt buộc

Trang 3

Phần 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỘI NHẬP VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP ĐẾN

PHÁT TRIỄN KINH TẾ - XÃ HỘI

1.1 LÝ LỤÂN CHUNG VỀ HỘI NHẬP

1.1.1 Khái niệm hội nhập

Có nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề hội nhập quốc tế: Hội nhập quốc tế(international integration) được hiểu là quá trình các nước tiến hành các hoạt độngtăng cường sự gắn kết với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồnlực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi chungtrong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tếi Hội nhập quốc tế là sự tham giacủa một số quốc gia vào quá trình toàn cầu hóa, bao gồm hội nhập kinh tế quốc tế vàhội nhập quốc tế cả trên nhiều lĩnh vực khác nhau…

Tóm lại có thể hiểu: Hội nhập quốc tế là sự tham gia của một số quốc gia vào

quá trình toàn cầu hóa - là các hoạt động tăng cường sự gắn kết trên nhiều lĩnh vựcgiữa các quốc gia với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực,quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật lệ, quy định chungtrong khuôn khổ các định chế theo cam kết khi hội nhập

1.1.2 Nội hàm của hội nhập

Hội nhập quốc tế có thể diễn ra trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế,chính trị, an ninh-quốc phòng, văn hóa, giáo dục, xã hội, v.v.), nhưng cũng có thểđồng thời diễn ra trên nhiều lĩnh vực với tính chất (tức là mức độ gắn kết), phạm vi(gồm địa lý, lĩnh vực/ngành) và hình thức (song phương, đa phương, khu vực, liênkhu vực, toàn cầu) rất khác nhau

1.1.2.1 Hội nhập kinh tế

Đây là quá trình gắn kết các nền kinh tế của từng nước với kinh tế khu vực vàthế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa và mở cửa nền kinh tế theo những hìnhthức khác nhau, từ đơn phương đến song phương, tiểu khu vực/vùng, khu vực, liênkhu vực và toàn cầu Hội nhập kinh tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ Theo một

số nhà kinh tế, tiến trình hội nhập kinh tế được chia thành năm mô hình cơ bản từthấp đến cao như sau:

Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA; Khu vực mậu dịch tự do; Liên minh thuếquan (CU); Thị trường chung (hay thị trường duy nhất như Thị trường chung châu

Âu); Liên minh kinh tế-tiền tệ (một đồng tiền chung, ngân hàng trung ương thống

nhất của khối) Ví dụ: EU hiện nay

Trang 4

Một nước có thể đồng thời tham gia vào nhiều tiến trình hội nhập với tính chất,phạm vi và hình thức khác nhau Tuy nhiên, về cơ bản phải trải qua các bước hội nhập

từ thấp đến cao, việc đốt cháy giai đoạn chỉ có thể diễn ra trong những điều kiện đặcthù nhất định mà thôi (chẳng hạn Cộng đồng Kinh tế châu Âu đã đồng thời thực hiệnxây dựng khu vực mậu dịch tự do và liên minh thuế quan trong những thập niên 60-70) Hội nhập kinh tế là nền tảng hết sức quan trọng cho sự tồn tại bền vững của hộinhập trong các lĩnh vực khác, đặc biệt là hội nhập về chính trị và nhìn chung, đượccác nước ưu tiên thúc đẩy giống như một đòn bẩy cho hợp tác và phát triển trong bốicảnh toàn cầu hóa

1.1.2.3 Hội nhập an ninh-quốc phòng

Hội nhập về an ninh-quốc phòng là sự tham gia của quốc gia vào quá trìnhgắn kết họ với các nước khác trong mục tiêu duy trì hòa bình và an ninh Điềunày đòi hỏi các nước hội nhập phải tham gia vào các thỏa thuận song phương hay

Trang 5

đa phương về an ninh-quốc phòng trên cơ sở các nguyên tắc chia sẻ và liên kết:mục tiêu chung, đối tượng

1.1.2.4 Hội nhập về văn hóa - xã hội

Hội nhập về văn hóa-xã hội là quá trình mở cửa, trao đổi văn hóa với các nướckhác; chia sẻ các giá trị văn hóa, tinh thần với thế giới; tiếp thu các giá trị văn hóa tiến

bộ của thế giới để bổ sung và làm giàu nền văn hóa dân tộc; tham gia vào các tổ chứchợp tác và phát triển văn hóa-giáo dục và xã hội khu vực và hợp tác chặt chẽ với cácnước thành viên hướng tới xây dựng một cộng đồng văn hóa-xã hội rộng lớn hơn trênphạm vi khu vực và toàn cầu (ví dụ, tham gia Cộng đồng văn hóa-xã hội ASEAN,UNESCO…); ký kết và thực hiện các hiệp định song phương về hợp tác-phát triểnvăn hóa-giáo dục-xã hội với các nước

1.2 TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP ĐẾN PHÁT TRIỄN KINH TẾ - XÃ HỘI

Hội nhập quốc tế là một xu thế có tính tất yếu của thế giới, đây có thể xem là conđường phát triển không thể nào khác đối với các quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa.Tính tất yếu này, trước hết và quan trọng nhất, được quyết định bởi rất nhiều lợi ích vàtác động mà quá trình hội nhập tạo ra đối với các quốc gia Dưới đây là một số tácđộng cơ bản của hội nhập quốc tế mà các quốc gia có thể nhận thấy:

1.2.1 Những lợi ích chủ yếu của hội nhập quốc tế có thể tận dụng được:

- Trên bình diện kinh tế: Mở rộng và thúc đẩy thương mại quốc tế; tạo động lực

thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, từ đónâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm và doanhnghiệp; đồng thời, làm tăng khả năng thu hút đầu tư vào nền kinh tế; tăng cơ hội chocác doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đốitác quốc tế; hội nhập giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và nền khoa họccông nghệ quốc gia, nhờ hợp tác giáo dục-đào tạo và nghiên cứu khoa học với cácnước và tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giaocông nghệ từ các nước tiên tiến…

- Trên bình diện văn hóa, xã hội: Nâng cao thu nhập của người lao động; tạo cơ

hội cho người lao động tìm kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoài nước; tạo nguồn lựcthực hiện các chương trình an sinh xã hội; tạo cơ hội để các cá nhân được thụ hưởngcác sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giácạnh tranh; được tiếp cận và giao lưu nhiều hơn với thế giới bên ngoài; giúp bổ sungnhững giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới, làm giàu văn hóa dân tộc

và thúc đẩy tiến bộ xã hội

Trang 6

- Trên bình diện chính trị: Chuyển đổi nhận thức về tư duy phát triển kinh tế, về

kinh tế thị trường và vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế; tạo điều kiện đểcác chủ thể hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và xu thế phát triển củathế giới, từ đó có thể đề ra chính sách phát triển phù hợp cho đất nước; tạo động lực

và điều kiện để cải cách toàn diện nền hành chính nhà nước; tạo điều kiện để mỗinước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự quốc tế, giúp tăng cường uy tín và

vị thế quốc tế, cũng như khả năng duy trì an ninh, hòa bình và ổn định để phát triển;giúp duy trì hòa bình, ổn định khu vực và quốc tế để các nước tập trung cho phát triển,đồng thời mở ra khả năng phối hợp các nỗ lực và nguồn lực của các nước để giảiquyết những vấn đề có tính toàn cầu của thế giới

1.2.2 Những thách thức của hội nhập quốc tế:

- Trên bình diện kinh tế: Làm gia tăng cạnh tranh gay gắt cho các ngành kinh tế

và các doanh nghiệp; dễ làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thịtrường bên ngoài; nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu - nghèo; các nước đang pháttriển phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, do thiênhướng tập trung vào các ngành sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều sức lao động, nhưng

có giá trị gia tăng thấp Và vì thế các nước này dễ có thể trở thành bãi rác thải côngnghiệp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môi trường

-Trên bình diện văn hóa, xã hội: Hội nhập có thể làm gia tăng nguy cơ bản

sắc dân tộc và văn hóa truyền thống bị xói mòn trước sự “xâm lăng” của văn hóanước ngoài

-Trên bình diện chính trị: Hội nhập có thể tạo ra một số thách thức đối với việc

duy trì an ninh và ổn định ở các nước đang phát triển - có thể đặt các nước trước nguy

cơ gia tăng của tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịchbệnh, nhập cư bất hợp pháp…

Như vậy, hội nhập đồng thời đưa lại cả lợi ích và cả những thách thức đối với cácnước Các lợi ích và thách thức nhìn chung ở dạng tiềm năng và đối với mỗi nước mộtkhác, do các nước không giống nhau về điều kiện, hoàn cảnh, trình độ phát triển…Việc khai thác được lợi ích đến đâu và hạn chế các bất lợi, thách thức thế nào phụthuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt quan trọng là năng lực của mỗi nước, trướchết là chiến lược, chính sách, biện pháp hội nhập và việc tổ chức thực hiện

Trang 7

Chương 2:

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỄN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC MIỀN TRUNG TRÊN CƠ SỞ HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỄN (QUA THỰC TIỄN

TỈNH QUẢNG BÌNH) 2.1 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỄN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC MIỀN TRUNG TRÊN CƠ SỞ HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỄN

Khu vực miền Trung gồm có 2 vùng là Bắc Trung bộ và duyên hải Nam Trung

bộ, với diện tích tự nhiên là 95,9 nghìn km2: Bắc Trung bộ, gồm 6 tỉnh là: Thanh Hóa,Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, diện tích tự nhiên 51,5nghìn km2 Duyên hải Nam Trung bộ, gồm 8 tỉnh, thành phố: Thành phố Đà Nẵng,Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, BìnhThuận, diện tích tự nhiên 44,4 nghìn km2 Dân số khu vực này có khoảng chiếmkhoảng 18.835.154 người Đây là khu vực có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến

lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng của Việt Nam.

Hội nhập đã mởi ra nhiều thời cơ và cũng không ít thách thức cho phát triễnkinh tế - xã hội Việt Nam nói chung và ở khu vực Miền Trung nói riêng Trongnhững năm qua khu vực miền trung đã chủ động nắm bắt thời cơ, vượt quathách thức của hội nhập để vươn mình phát triển và đã đạt được những kết quảnhất định về kinh tế - xã hội

2.1.1 Một số kết quả đạt được

Kể từ sau khi thực hiện đườn lới đổi mới và chính sách "mở cửa", hội nhâp cảuĐảng, Nhà nước ta Khu vực miền trung đã tích cực chủ động trong hội nhập quốc tếtrên tất cả các lình vực, đặc biệt là hội nhập kinh tế quốc tế Trong những năm gần đâyvấn đề hội nhập và phát triễn ở các tỉnh miền trung ngày càng được quan tâm hơn vớimục tiêu tăng cường hội nhập tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức để thúc đẩy pháttriển kinh tế xã hội của vùng

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh:

Giai đoạn 2006-2010, có tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình là 13% Cùng với tăngtrưởng kinh tế khá cao, GDP bình quân đầu người của Vùng cũng có sự cải thiệnđáng Các địa phương khu vực duyên hải miền Trung có nhiều tiềm năng nổi trội vềbiển, đảo, vịnh nước sâu, di sản văn hóa lịch sử… cho phép phát triển kinh tế tổnghợp với các ngành chủ lực như: du lịch, công nghiệp đóng tàu và dịch vụ hàng hải,

khai thác và chế biến thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá Những tiềm năng đó sẽ tạo

cơ hội cho miền Trung mở rộng thị trường xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh củavùng; nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của hàng hóa và dịch vụ; thu

Trang 8

hút dòng đầu tư từ nước ngoài vào vùng phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, kích thíchtăng trưởng…

Đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Hoạt động công nghiệp ở

khu vực miền Trung thời gian qua chủ yếu dựa trên hệ thống doanh nghiệp nhà nước,song phần lớn hoạt động không hiệu quả, tốc độ đổi mới công nghệ thấp, suất sinh lờitrên vốn đầu tư không cao Sự hưởng lợi của các doanh nghiệp công nghiệp từ cáccông trình đầu tư này ít có tác dụng thiết thực thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuấtii.Hội nhập quốc tế làm tăng cơ hội để khu vực miền Trung tiếp cận các nguồn vốnODA, các hợp đồng BOT để xây dựng và đồng bộ hóa hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế

- xã hội một cách nhanh chóng và hiệu quả Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiệnhình thành và phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn của vùng, như du lịch, sảnxuất công nghiệp, là cơ sở để hình thành nền công nghiệp hiện đại, giúp việc chuyểngiao và tiếp thu công nghệ mới diễn ra thuận lợi và rộng rãi hơn Giúp đào tạo tốt hơnnguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Tác động tích cực đến lao động, việc làm và các vấn đề xã hội: Tạo điều kiện,

cơ hội thuận lợi cho việc phân công, hợp tác lao động: Từ đó làm phát huy thế mạnh,lợi thế so sánh trên thị trường lao động Cơ hội việc làm tăng lên, giá trị lao độngđược đánh giá và đền bù một cách thỏa đáng hơn Hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạođiều kiện để xuất khẩu lao động ra nước ngoài Giúp cho người dân trong khu vực có

cơ hội nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế trong việc hỗ trợ cho các đốitượng xã hội và công tác xóa đói giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội, trong đó cónội dung đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm

Thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ của khu vực: Hội nhập kinh tế quốc

tế làm cho các kênh chuyển giao công nghệ nhiều hơn, đa dạng hơn, không chỉ quakênh chính phủ mà còn qua các doanh nghiệp, các tổ chức phi lợi nhuận… từ đó cónhiều cơ hội và phương án lựa chọn công nghệ để nhập Cơ chế cạnh tranh đòi hỏi cácdoanh nghiệp trong vùng phải tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, gia tăng cáchoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ để đáp ứng yêu cầu của thị trường Hộinhập kinh tế quốc tế có khả năng rút ngắn nhanh hơn khoảng cách về công nghệ giữakhu vực với quốc gia và quốc tế nhờ những thành quả của cuộc cách mạng khoa học

và công nghệ mạnh mẽ

Góp phần mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế: Những chương trình hợp tác

văn hóa song phương và đa phương trong khuôn khổ các tổ chức khu vực và thế giới

đã làm tăng sự giao lưu giữa khu vực miền Trung với bên ngoài, làm cho nhân dân

Trang 9

trong khu vực hiểu rõ hơn và tiếp thu những tinh hoa văn hóa của thế giới, làm giàucho nền văn hóa dân tộc.

2.1.2 Những tồn tại, hạn chế:

-Chưa chuẩn bị đầy đủ điều kiện để hội nhập hiệu quả: Xuất phát điểm nền

kinh tế của vùng thấp, cơ cấu chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được các điều kiện toàncầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao và phần lớnchưa qua đào tạo, khả năng đáp ứng yêu cầu hội nhập còn kém Cơ chế, chính sáchquản lý còn nhiều bất cập, hạn chế Đã xuất hiện những xung đột giữa lợi ích địaphương và lợi ích toàn vùng do các tỉnh đều ưu tiên tập trung phát triển cảng biển, sânbay, khu kinh tế Mặt khác, các ngành kinh tế chủ lực của các tỉnh có cơ cấu ngành,sản phẩm khá trùng lắp, thiếu các ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ Các tỉnh vẫncòn lúng túng, bị động trong việc xây dựng, triển khai chiến lược, kế hoạch để liên kếtphát triển Kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội của vùng còn yếu kém, chưa đáp ứng đượcyêu cầu của việc thu hút đầu tư

-Năng lực cạnh tranh của các ngành và doanh nghiệp trong khu vực còn yếu,chưa đủ sức tham gia vào thị trường quốc tế đang cạnh tranh gay gắt, quyết liệt: Cácdoanh nghiệp trong vùng chỉ mới tham gia vào một số công đoạn của mạng sản xuất

và chuỗi giá trị toàn cầu; thiếu sản phẩm chủ lực, có thương hiệu; ứng dụng khoa học

kĩ thuật, công nghệ còn yếu Nông nghiệp là thế mạnh nhưng lợi thế này chưa khaithác thật sự hiệu quả, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường thấp,

các nông sản chủ lực của địa phương chưa có thương hiệu mạnh Cơ cấu sản phẩm

xuất khẩu còn hạn chế chủ yếu là các sản phẩm sơ chế và gia công, thâm dụng laođộng, có hàm lượng công nghệ thấp tỷ trọng giá trị gia tăng thấp trong chuỗi giá trịcủa sản phẩm xuất khẩu (với các mặt hàng chủ yếu là thủy sản, cà phê, hàng dệt may,

da giày)

-Những tác động tiêu cực của hội nhập đến lao động, việc làm và các vấn đề xãhội: Tính cạnh tranh chưa cao của lực lượng lao động tiếp tục là những thách thức đốivới khu vực miền Trung trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Tỷ lệ được đào tạonghề của khu vực còn rất thấp, chỉ khoảng 24%, trong khi đó ở các nước trong khuvực ASEAN là 50% Chuyển dịch cơ cấu lao động không theo kịp chuyển dịch cơ cấukinh tế: Ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tỷ trọng lao động trong Nông-Lâm-Thủy sản vẫn ở mức cao (55,8%) đồng thời tỷ trọng lao động trong Công nghiệp-Xâydựng và Dịch vụ vẫn còn thấp (49,1%) Hội nhập kinh tế quốc tế cũng kéo theonhững mặt trái của cơ chế thị trường như các tệ nạn xã hội, sản phẩm văn hóa đồitrụy, tội phạm và buôn lậu quốc tế…

Trang 10

2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN CƠ SỞ HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN QUA THỰC TIỄN TĨNH QUẢNG BÌNH

Hội nhập đã mởi ra nhiều thời cơ và cũng không ít thách thức cho phát triễn kinh

tế - xã hội Việt Nam nói chung và ở khu vực Miền Trung nói riêng Trong những nămqua khu vực miền trung đã chủ động nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức của hộinhập để vươn mình phát triển và đã đạt được những kết quả nhát định về kinh tế - xãhội Trong khuôn khổ bài Tiểu luận chuyên đề bắt buộc này, em xin trình bày thựctrạng phát triễn kinh tế - xã hội trên cơ sở hội nhập và phát triễn khu vực miền trungqua thực tiễn Quảng Bình

Kể từ khi tái thành lập tỉnh (1989) đến nay, Quảng Bình đã đạt được nhữngthành tựu đáng ghi nhận Đó là một quá trình vận động, chuyển biến không ngừng,với những bước đi vững chắc từ điểm xuất phát thấp để từng bước ổn định, hộinhập vào kinh tế thị trường, vươn lên phát triển cùng với các địa phương trong cảnước Để đạt được kết quả đó, Đảng bộ và nhân dân Quảng Bình đã quyết tâm huyđộng mọi nguồn lực thực hiện các mục tiêu đổi mới theo tinh thần Nghị quyếtTrung ương Đảng

Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng bộ tỉnh luôn quán triệt tưtưởng chỉ đạo là phải đề cao tinh thần tự lực tự cường, năng động, sáng tạo, đi lên từtiềm năng thế mạnh của chính mình, trên cơ sở đó tranh thủ các nguồn lực bên ngoài

để phát triển kinh tế - xã hội

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV khẳng định quyết tâm phát triển kinh tế - xãhội của Đảng bộ và nhân dân Quảng Bình thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa trên cơ sở hội nhập và phát triển, xác định mục tiêu trong nhiệm kỳ

2010-2015 là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa… tạo chuyển biến về chất trong tăng trưởng, khả năng cạnh tranh và hội nhập của nền kinh tế; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân…, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện, tạo thế và lực mới, phấn đấu đưa Quảng Bình phát triển nhanh và bền vững”.

Thực hiện đường lối đổi mới của Trung ương Đảng, trên cơ sở tiền đề tư tưởng

và kết quả bước đầu thực hiện công cuộc đổi mới trong giai đoạn tỉnh Bình-Trị-Thiên,sau khi tái lập tỉnh đến nay, thông qua các nghị quyết tại các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh

và các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ

Trang 11

tỉnh được đề ra cụ thể, phù hợp với điều kiện của địa phương trong từng giai đoạn vớimục tiêu chiến lược nhằm đưa tỉnh nhà thoát khỏi khủng hoảng, vươn lên thoátnghèo, phát triển nhanh và bền vững Đường lối, chủ trương phát triển kinh tế - xã hộiđược cụ thể hóa thông qua các chương trình trọng tâm, trọng điểmiii, kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội của chính quyền các cấp, huy động sức mạnh tổng hợp của toànthể nhân dân để tiến hành công cuộc đổi mới từng bước tạo chuyển biến quan trọngtrên các mặt của đời sống xã hội, tạo thế và lực đưa tỉnh ngày càng phát triển đi lêntrên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2.2.1 Những kết quả về phát triển kinh tế

Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh, trong những năm qua Quảng Bình vớicác chương trình, kế hoạch cụ thể, tỉnh đã tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh

tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở hội nhập và phát triễn

2.2.1.1 Về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tuy gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế, lạm phát, thắt chặt đầu tư công, thịtrường thu hẹp, nhiều doanh nghiệp phải phá sản hoặc ngừng sản xuất, nhưng nềnkinh tế tỉnh Quảng Bình vẫn phát triển, tốc độ tăng trưởng tuy không đạt so với kếhoạch đề ra nhưng vẫn là mức tăng trưởng cao so với mức bình quân chung của cảnước Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2011 - 2015 đạt 7,6%, giảm 3,1% so vớigiai đoạn 2006-2010 Tỉnh đã xác định rõ hướng đi lên để sớm thoát nghèo và từngbước tạo lập các yếu tố đảm bảo phát triển kinh tế bền vững Chuyển dịch cơ cấu kinh

tế và cơ cấu nội bộ từng ngành kinh tế tiếp tục có bước chuyển biến tích cực theohướng tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỷtrọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp Trong nội bộ ngành nông nghiệp, tỷ trọng chănnuôi tăng, sản xuất nông nghiệp từng bước gắn với thị trường và chế biến Tỷ trọngGDP phi nông nghiệp tăng qua các năm , chủ yếu do tăng tỷ trọng của khu vực côngnghiệp - xây dựng

Về nông - lâm - ngư nghiệp: Giá trị sản xuất nông, lâm ngư nghiệp tăng trưởngthời kỳ 2011-2015 tăng bình quân 4,2%/năm Sản xuất nông nghiệp chuyển dần theohướng nâng cao giá trị, chất lượng trên một đơn vị sản phẩm Chăn nuôi phát triểntheo hướng nâng cao chất lượng, đa dạng các loại hình, chú trọng phát triển chăn nuôicông nghiệp, trang trại gắn với phòng, chống, kiểm soát an toàn dịch bệnh Sản xuấtlâm nghiệp tiếp tục được chuyển đổi theo hướng lâm nghiệp xã hội Sản xuất thủysản tiếp tục phát triển cả về khai thác, nuôi trồng và chế biến Tiếp tục thực hiện cóhiệu quả Chương trình hành động của Tỉnh ủy về chiến lược biển đến năm 2020 theo

Trang 12

hướng phát triển kinh tế biển tổng hợp gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trongtình hình mới.

Về kĩnh vực công nghiệp, dịch vụ: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất côngnghiệp bình quân thời kỳ 2011 - 2015 tăng 9,9% Đây là một sự nỗ lực, cố gắng lớncủa các cấp chính quyền địa phương và cộng đồng doanh nghiệp Phần lớn các sảnphẩm công nghiệp chủ yếu đều tăng trưởng ổn định, chất lượng sản phẩm được nânglên, một số sản phẩm công nghiệp đã khẳng định được thương hiệu và từng bước cóchỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài tỉnh như: xi măng, bia, gạchCeramic

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội bình quân hàng năm tăng 14,9%.Hoạt động thương mại nội địa tiếp tục phát triển Mạng lưới dịch vụ thương mại được

mở rộng Các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng chính sách xã hội được cung ứng đầy đủ,kịp thời; công tác quản lý thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu, gian lận thương mại vàkiểm soát giá cả được tăng cường

Hoạt động xuất khẩu có mức tăng trưởng khá Tổng kim ngạch xuất khẩu giaiđoạn 2011-2015 ước đạt gần 740 triệu USD, tăng bình quân 2,8%/năm, tăng hơn 400triệu USD so thời kỳ 2006-2010 Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, sảnphẩm xuất khẩu đa dạng hơn Hoạt động nhập khẩu đáp ứng được nhu cầu sản xuất,tiêu dùng của địa phương

Du lịch Quảng Bình đã từng bước khẳng định được thương hiệu và trở thànhđiểm đến hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế Mạng lưới cơ sở lưu trúphát triển khá, chất lượng phục vụ được nâng lên; hoạt động liên kết du lịch với cáctỉnh Bắc miền Trung được tăng cường; đã đưa vào khai thác các tuyến, điểm du lịchmới, đặc biệt đã đưa vào tuyến du lịch khám phá động Sơn Đoòng, mở ra một hướng

đi mới của du lịch Quảng Bình Ước từ 2011 đến 2015 có 7,5 triệu lượt khách, trong

đó 231 ngàn lượt khách quốc tế; tổng doanh thu du lịch ước đạt 7,124 ngàn tỷ, trong

đó doanh thu chuyên ngành du lịch 2,518 ngàn tỷ đồng

Trang 13

Phát triển doanh nghiệp và các thành phần kinh tế: Số lượng doanh nghiệp nhà nước

do tỉnh Quảng Bình quản lý gồm có 11 doanh nghiệp, trong đó có 9 doanh nghiệp nhànước nắm giữ 100% vốn điều lệ và 2 Công ty cổ phần nhà nước nắm giữ trên 50% vốnđiều lệ Theo Đề án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước giai đoạn 2011-

2015, tỉnh Quảng Bình thực hiện cổ phần hóa 3/9 doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100%vốn điều lệ Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2011-2015được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quá trình tái cơ cấu DNNN

2.2.1.2 Hoạt động kinh tế đối ngoại và xúc tiến đầu tư:

Hoạt động kinh tế đối ngoại tiếp tục thu được nhiều kết quả, quan hệ hợp tác vớicác nước, các tổ chức quốc tế được mở rộng, đặc biệt là quan hệ hợp tác với các tỉnhlân cận của nước bạn Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan

Công tác vận động và thu hút nguồn ODA có tiến bộ, trong 5 năm 2011-2015

các dự án tập trung vào các mục tiêu: đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, miềnnúi khó khăn; phát triển nông nghiệp nông thôn, xoá đói giảm nghèo; nâng cao nănglực; xây dựng quy hoạch đô thị Nhìn chung, các dự án đã thực hiện đúng mục tiêu,tiến độ đề ra đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Dự án NGO: Công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài (NGO) được

triển khai tích cực Đến năm 2013 đã tiếp nhận viện trợ 13 triệu USD, chủ yếu tậptrung vào lĩnh vực phát triển bền vững, bảo tồn thiên nhiên, khắc phục hậu quả chiếntranh, đào tạo nghề, chăm sóc sức khỏe, xoá đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng.Nhìn chung, công tác quản lý, giám sát hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nướcngoài đã được thực hiện tốt

Xúc tiến đầu tư: Trong giai đoạn 2011-2015, tỉnh Quảng Bình đã tập trung cải thiện

mạnh mẽ môi trường đầu tư theo hướng linh hoạt, nhanh nhạy, mở rộng quan hệ với cácđối tác; phát huy tiềm năng, thế mạnh, tập trung vào những lĩnh vực có lợi thế như: du lịch,dịch vụ; sản xuất VLXD, phát triển năng lượng; nuôi trồng, chế biến nông lâm thủy sản Nhờ vậy, đã đạt nhiều kết quả, nhiều tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước đã đến khảosát, đầu tư Đến nay, tỉnh Quảng Bình có 320 dự án đầu tư, với tổng số vốn đăng ký trên100.000 tỷ đồng, trong đó có 67 dự án trong khu công nghiệp, khu kinh tế, với vốn đăng

ký đầu tư trên 43.000 tỷ đồng Có một số dự án trọng điểm mang tính động lực như: Trungtâm Nhiệt điện Quảng Trạch do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam làm chủ đầu tư vơicông suất 2.400 MW, Cảng Hòn La do Tổng Công ty Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Namlàm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 562 tỷ đồng đã đưa vào hoạt động giai đoạn 1, hiệnđang triển khai thực hiện giai đoạn 2

Trang 14

Năm 2011-2013, Quảng Bình là tỉnh xếp đầu trong 63 tỉnh, thành phố về Chỉ sốhiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI); Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)năm 2013 xếp thứ 29/63 tỉnh thành, thuộc vào nhóm xếp hạng khá Về du lịch, Tờ TheNew York Times, một trong những tờ báo uy tín hàng đầu của Mỹ đã bình chọn QuảngBình vào top 52 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới năm 2014; đứng ở vị trí thứ 8/52 điểmđến trên thế giới và đứng thứ 1 trong 12 điểm đến khu vực châu Á Đây là điều kiện tốt

để thu hút các nhà đầu tư, du khách đến với Quảng Bình trong thời gian tới

2.2.2 Những chuyển biến về mặt xã hội

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng không chỉ tác động về mặt kinh tế mà tấtyếu sẽ làm chuyển biến các mặt của đời sống xã hội Trong các chặng đường pháttriển kể từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đến nay, Đảng bộ tỉnh Quảng Bình luônxác định mục tiêu: tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với đảm bảo tiến bộ và công bằng

xã hội Vì vậy, cùng với việc ban hành các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế,

Quảng Bình tập trung chỉ đạo, giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội, góp phần nângcao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giữ vững sự ổn định về mặt xã hội

2.2.2.1 Giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Giáo dục - Đào tạo tiếp tục được sự quan tâm của toàn xã hội; mạng lưới trường,lớp học tiếp tục được sắp xếp mở rộng, đội ngũ giáo viên được bổ sung về số lượng,nâng cao về chất lượng

Công tác đào tạo nguồn nhân lực có nhiều chuyển biến tích cực, chương trình vànội dung đào tạo được đổi mới, gắn với nhu cầu phát triển KT-XH Đào tạo Đại học

và trung học chuyên nghệp tiếp tục được đẩy mạnh và phát triển cả về quy mô, cơ cấungành nghề hướng vào mục tiêu phát triển nguồn nhân lực và nhu cầu thúc đẩychuyển dịch cơ cấu KT-XH của tỉnh

2.2.2.2 Văn hoá, thể thao và thông tin truyền thông

Hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch trong những năm qua đã chuyển biến tích cực

và có bước phát triển mạnh mẽ Hướng tới các ngày lễ lớn và các sự kiện quan trọng củađất nước và của tỉnh, các hoạt động văn hoá, thông tin, phát thanh truyền hình, thể dục, thểthao diễn ra sôi nổi, rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh iv Trong những năm vừa qua, tỉnh đã

tổ chức thành công hoạt động lớn như “Tuần Văn hóa - Du lịch Quảng Bình năm 2011” trong đó tiêu biểu là Chương trình “Du lịch hang động kỳ vĩ ở Quảng Bình”; “Tháng du lịch Quảng Bình năm 2012”; các hoạt động kỷ niệm 10 năm Vườn Quốc gia Phong Nha –

Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới năm 2013 trong đó tiêubiểu là Chương trình truyền hình trực tiếp với chủ đề “Phong Nha – Kẻ Bàng 10 năm Disản thiên nhiên thế giới”; tổ chức Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ an táng Đại tướng Võ

Trang 15

Nguyên Giáp đảm bảo trang nghiêm, tôn kính theo nghi thức Quốc tang của Nhà nước, thểhiện sự tiếc thương và lòng biết ơn vô hạn của nhân dân tỉnh Quảng Bình đối với Đạitướng Võ Nguyên Giáp; tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa kỷ niệm 410 năm hình thànhQuảng Bình,… Phong trào ''Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tiếp tục đượcduy trì Phong trào thể dục, thể thao có những chuyển biến mạnh, góp phần đáng kể vàoviệc duy trì và nâng cao thể chất cho nhân dân, các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớnvới nhiều hình thức ngày càng phong phú, đa dạng.

Tuy đạt được những kết quả quan trọng trên đây, song tình hình kinh tế - xã hộicủa tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức Tăng trưởng kinh tế chưa vững chắc, tốc

độ tăng trưởng kinh tế có giai đoạn chưa đạt mục tiêu đề ra, chưa tương xứng với tiềmnăng thế mạnh của tỉnh Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa mạnh, cơ sở vật chất kỹthuật tuy được tăng cường một bước đáng kể song vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ,việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ còn thấp Khai thác và phát huy tiềm năngnội lực trên địa bàn còn hạn chế, thu hút đầu tư từ bên ngoài còn rất ít, vốn đầu tưthiếu Đời sống nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người còn nhiềukhó khăn, lĩnh vực xã hội vẫn còn nhiều bức xúc… Những khó khăn và thách thức đóchính là động lực, biến thành sức mạnh ý chí và quyết tâm để Đảng bộ và nhân dânQuảng Bình nỗ lực phấn đấu khắc phục, vươn lên trong những năm tiếp theo

Ngày đăng: 18/09/2019, 14:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
Nhà XB: NXB Lao động – Xã hội
2. Đại học Đà Nẵng. Trường Đại học Kinh tế. Kỷ yếu Hội thảo, Phát triển kinh tế - xã hội miền Trung và Tây Nguyên gắn với yêu cầu tái cơ cấu kinh tế, Đà Nẵng, Ngày 26 tháng 6 năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kinhtế - xã hội miền Trung và Tây Nguyên gắn với yêu cầu tái cơ cấu kinh tế
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG. Hà Nội 2011, tr 119 - 121 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Nhà XB: Nxb CTQG. Hà Nội 2011
4. Lê Văn Đính, Thời cơ và thách thức đối với khu vực Miền Trung - Tây nguyên trong quá trình hội nhập quốc tế và phát triển hiện nay, Giáo trình cao cấp lý luận chính trị, NXB LLCT, Hà Nội 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thời cơ và thách thức đối với khu vực Miền Trung - Tây nguyêntrong quá trình hội nhập quốc tế và phát triển hiện nay
Nhà XB: NXB LLCT
5. Phạm Quốc Trụ, “Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam những năm qua và triển vọng những năm tới”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 1 (80) tháng 3/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nhữngnăm qua và triển vọng những năm tới”, "Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 1
6. Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế, Kỷ yếu Hội thảo: Phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội Khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, Đà Nẵng, tháng 9 năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triểnnhanh và bền vững kinh tế - xã hội Khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên
7. Thủ tướng Chỉnh phủ, Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg phê duyệt “Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (VKTTĐMT) đến năm 2010 và năm 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg phê duyệt “Phươnghướng chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung(VKTTĐMT) đến năm 2010 và năm 2020
8. Thủ tướng Chỉnh phủ, Quyết định số 1114/2013/QĐ-TTg phê duyệt “quy hoạch tổng thể phát triễn kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung đénnăm 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 1114/2013/QĐ-TTg phê duyệt “quyhoạch tổng thể phát triễn kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải MiềnTrung đénnăm 2020
9.Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XV nhiệm kỳ 2010-2015, Phòng lưu trữ Tỉnh uỷ Quảng Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểuĐảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XV nhiệm kỳ 2010-2015
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình
Năm: 2010
10.Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2013), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 Khác
11. Cục Thống kê Quảng Bình (2013), Báo cáo dự ước tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 tỉnh Quảng Bình Khác
12. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (2014), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triễn Kinh tế - xã hội 2011-2015, phương hướng giai đoạn 2016-2020 tỉnh Quảng Bình (lần 1) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w