ĐỀ 01: Những năm trước tại Việt Nam, Báo chí đã đồng loạt đưa tin vụ “Nước mắm nhiễm arsen”, có tới hơn 50 Cơ quan Báo chí đã bị các cơ quan QLNN xử phạt ở các mức độ khác nhau. Là ngưới làm công tác truyền thông, trên cơ sở nghiên cứu các bài báo này và hiểu biết về Pháp luật và Đạo đức Truyền thông em hãy nhận xét và nêu quan điểm của mình về hiện tượng này. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 4 I. NHÌN LẠI VỤ VIỆC “NƯỚC MẮM NHIỄM ARSEN” 5 1. Thông tin sai sự thật gây phương hại đến lợi ích quốc gia 5 2. Nỗi oan “nước mắm truyền thống” sớm được hóa giải 6 II. PHÂN TÍCH HIỆN TƯỢNG BẰNG QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN 7 1. Về mặt pháp luật trong báo chí truyền thông 7 2. Về mặt đạo đức trong báo chí truyền thông 8 3. Về mặt tự do ngôn luận trong báo chí truyền thông. 8 4. Trách nhiệm xã hội của hệ thống truyền thông 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
Trang 1HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
KHOA ĐA PHƯƠNG TIỆN
HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THÔNG
BÀI TẬP LỚN CUỐI KỲ
***
Họ tên sinh viên: Bùi Thị Hương
Giảng viên: TS Trần Đức Lai
Hà Nội- Tháng 05 năm 2018
Trang 2ĐỀ 01:
Những năm trước tại Việt Nam, Báo chí đã đồng loạt đưa tin vụ “Nước mắm nhiễm arsen”, có tới hơn 50 Cơ quan Báo chí
đã bị các cơ quan QLNN xử phạt ở các mức độ khác nhau Là ngưới làm công tác truyền thông, trên cơ sở nghiên cứu các bài báo này và hiểu biết về Pháp luật và Đạo đức Truyền thông em hãy nhận xét và nêu quan điểm của mình về hiện tượng này
Trang 3MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 4
I NHÌN LẠI VỤ VIỆC “NƯỚC MẮM NHIỄM ARSEN” 5
1 Thông tin sai sự thật gây phương hại đến lợi ích quốc gia 5
2 Nỗi oan “nước mắm truyền thống” sớm được hóa giải 6
II PHÂN TÍCH HIỆN TƯỢNG BẰNG QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN 7 1 Về mặt pháp luật trong báo chí truyền thông 7
2 Về mặt đạo đức trong báo chí truyền thông 8
3 Về mặt tự do ngôn luận trong báo chí truyền thông 8
4 Trách nhiệm xã hội của hệ thống truyền thông 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Những năm trước tại Việt Nam, Báo chí đã đồng loạt đưa tin vụ “Nước mắm nhiễm arsen”, có tới hơn 50 Cơ quan Báo chí
đã bị các cơ quan QLNN xử phạt ở các mức độ khác nhau Trên
cơ sở nghiên cứu các bài báo này và hiểu biết về Pháp luật và Đạo đức Truyền thông, Bài tập lớn cung cấp thông tin về sự kiện cũng như những hãy nhận xét và quan điểm cá nhân về hiện tượng này
Bài tập lớn là quá trình tìm hiểu về vụ việc theo tuần tự thời gian, sự kiện và kết quả cũng như tích lũy kiến thức về các vấn đề liên quan đến Pháp luật và Đạo đức truyền thông nhằm
có cái nhìn khách quan nhất về vụ việc này về nhiều mặt như: Pháp luật, đạo đức, tự do ngôn luận, trách nhiệm xã hội đến hệ thống truyền thông Từ đấy đưa ra bài học cho những người làm truyền thông hiện nay
Mặc dù có rất nhiều sự cố gắng, nhưng thiếu sót là điều khó tránh khỏi, bởi vậy em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ quý thầy giáo
Em xin chân thành ơn thầy giáo Trần Đức Lai – người đã tận tâm hướng dẫn để em có thể hoàn thành bài tập lớn cuối kỳ này
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn thầy !
Trang 5VỤ VIỆC “NƯỚC MẮM NHIỄM ARSEN” VÀ BÀI
HỌC CHO CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ
I NHÌN LẠI VỤ VIỆC “NƯỚC MẮM NHIỄM ARSEN”
1 Thông tin sai sự thật gây phương hại đến lợi ích quốc gia
Cách đây 2 năm về trước, một vụ việc chấn động ngành
truyền thông, một bài học không-thể-không-nhớ cho các cơ quan báo chí trong nước
Liên tục 7 ngày từ 10-10 đến 17-10-2016, một trong những
tờ báo lớn nhất Việt Nam- Báo Thanh Niên đã đăng những bài viết được cho là “đánh” nước mắm truyền thống với thông tin
mập mờ như: “Nước+ hóa chất= nước mắm công nghiệp”,
“Làm gì để nước mắm Việt vươn ra thế giới? Đi tìm nước mắm sạch”, “Cẩn trọng với hàm lượng thạch tín”, “Tiêu chuẩn nào cho nước mắm Việt?”, “Lỗ hổng trong quy trình về phụ gia thực phẩm”, Tờ báo này đưa ra nhận định nước mắm có nồng độ
đạm càng cao thì khả năng nhiễm thạch tín càng cao và công
bố kết quả: “80/106 mẫu vượt ngưỡng thạch tín”.
Chiều 17-10, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) công bố kết quả chương trình khảo sát chất lượng 150 mẫu nước mắm thành phẩm đóng chai của 88 nhãn hiệu được sản xuất tại các cơ sở có địa chỉ tại 19 tỉnh, thành phố trên toàn quốc và 1 mẫu của Thái Lan VINASTAS kết luận
“các mẫu nước mắm có độ đạm càng cao, tỉ lệ mẫu có hàm
lượng arsen tổng vượt ngưỡng quy định càng tăng, cụ thể là 95,65% số mẫu khảo sát có độ đạm từ 40 độ trở lên được đánh giá là hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng quy định”, đưa ra kết
Trang 6luận: 101/150 mẫu khảo sát không đạt quy định theo quy
chuẩn của Bộ Y tế.
Từ những bài báo và kết quả khảo sát của Báo Thanh Niên và VINASTAS, nhiều cơ quan báo chí đã đồng loạt đăng tải thông tin về vụ việc này, cộng đồng mạng xã hội (bao gồm các nghệ
sĩ, diễn viên, người dùng, ) nhanh chóng chia sẻ bài viết; trên mạng xã hội loan truyền thông tin lo ngại về sức khỏe cộng đồng khi dùng nước mắm truyền thống khiến người tiêu dùng hoang mang cực độ
Từ ngày 12 đến 23-10, truyền thông xã hội có trên 44.000
bài viết, 95.000 lượt chia sẻ, 108.000 thảo luận, 50 cơ quan báo chí đã cho đăng gần 560 tin, bài (170 tin, bài công bố kết
quả khảo sát có nội dung sai sự thật từ Báo Thanh Niên và VINASTAS; 390 tin, bài thông tin kết quả công bố từ Bộ Y tế và các cơ quan chức năng)
2 Nỗi oan “nước mắm truyền thống” sớm được hóa giải
Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định: Kết quả công bố của Báo Thanh Niên cũng như VINASTAS là mập mờ, không giải thích giữa 2 loại asen hữu cơ và asen vô cơ loại nào là độc hại, loại nào là không độc hại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm được ban hành theo Thông tư số 02/2011 của Bộ Y tế chỉ quy định giới hạn đối với asen vô cơ, còn asen hữu cơ không quy định giới hạn
Có tới hơn 50 Cơ quan Báo chí đã bị các cơ quan Quản lý
nhà nước xử phạt ở các mức độ khác nhau
Báo Thanh Niên bị phạt 200 triệu đồng do đưa thông tin
sai sự thật lên mặt báo gây phương hại đến lợi ích quốc gia
Trang 7theo Nghị định số 159/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí Đây là mức phạt tiền cao nhất đối với vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí
VINASTAS với hành vi vi phạm phát hành tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật gây ảnh hưởng xấu về dư luận
xã hội, các cơ quan chức năng đã xử phạt 15 triệu đồng Cơ
quan quản lý cũng có quyết định buộc thu hồi để tiêu hủy tài liệu, ấn phẩm vi phạm
Kết luận của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 21/11 cũng
nêu tên 8 cơ quan báo chí bị phạt tiền do "đăng tải kết quả
công bố của cả Báo Thanh Niên và Vinastas, đã thông tin sai sự thật có gỡ bài nhưng đến thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính chưa thực hiện cải chính, xin lỗi".
Ngoài ra, còn có 41 cơ quan báo chí chịu mức phạt nhẹ hơn
Các báo này chịu mức phạt từ 10-15 triệu đồng.
II PHÂN TÍCH HIỆN TƯỢNG BẰNG QUAN ĐIỂM CÁ
NHÂN
Là người làm công tác truyền thông, trên cơ sở nghiên cứu các bài báo này và hiểu biết về Pháp luật và Đạo đức Truyền thông, em xin phép nhận xét và nêu quan điểm của mình về hiện tượng này như sau:
1 Về mặt pháp luật trong báo chí truyền thông
Thứ nhất, Sự bất cập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật và sự thiếu minh bạch, thông tin mập mờ liên quan đến vụ việc Theo đó, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt
Trang 8Nam (VINASTAS) với hành vi vi phạm được xác định là phát hành tài liệu, ấn phẩm thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm không chính xác, không đúng sự thật gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội
Thứ hai, Thiếu sót trong tổ chức biên tập và hoạt động quản
lý Tòa soạn tại Báo Thanh Niên Cơ quan báo chí này với việc nhận hỗ trợ quảng cáo, chuẩn bị tuyến bài, nội dung thông tin
để thông tin có chủ đích; đã tự lấy mẫu gửi đi xét nghiệm và công bố kết quả không chính xác, đồng thời tổ chức thông tin trên báo chí gồm 6 bài có nội dung thông tin sai sự thật đặc biệt nghiêm trọng Để xảy ra sai phạm trên, trách nhiệm thuộc
về một số cá nhân lãnh đạo Cơ quan báo chí và các Ban, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tờ báo
2 Về mặt đạo đức trong báo chí truyền thông
Sự thiếu trách nhiệm, sa sút phẩm chất đạo đức của cán bộ
người làm báo, những người làm truyền thông trong cuộc chính
là nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự việc “nước mắm nhiễm arsen”
Báo chí được coi như một thứ quyền lực tác động mạnh tới suy nghĩ và hành động của con người trong xã hội, trở thành bộ phận quan trọng không thể thiếu trong đời sống xã hội Báo chí
là yếu tố kích thích, thúc đẩy xã hội phát triển “Đạo đức nghề nghiệp nhà báo là hệ thống những quy tắc, chuẩn mực, giá trị đạo đức đặc thù điều chỉnh thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp nhằm thực hiện chức
Trang 9năng của báo chí.” Vậy mà những nhà báo viết bài về vụ việc nước mắm nhiễm arsen đã không tuân thủ đạo đức nghề
nghiệp của mình Gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tòa soạn
Ở các quốc gia và tổ chức quốc tế về báo chí đều có các bản qui ước (mang tính ràng buộc) về đạo đức nghề nghiệp Trong
vụ việc lần này, các cá nhân và tổ chức có liên quan đã vi phạm
những qui ước về đạo đức nhà báo về: Tiêu chuẩn cao nhất của
nhà báo là thông tin khách quan, trung thực; Sự liêm khiết
trong nghề báo và Trách nhiệm xã hội của nhà báo.
3 Về mặt tự do ngôn luận trong báo chí truyền thông.
Trách nhiệm của cơ quan báo chí đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí là đăng tin, bài, tác phẩm đúng tôn chỉ mục đích và không vi phạm các điều cấm Tuy nhiên sau vụ việc này, nhiều nhà báo, tờ báo có liên quan đã thể hiện những biểu hiện tiêu cực trong đạo đức nghề báo như:
thông tin mập mờ, sai sự thật lên mặt báo, gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, hủy hoại sản phẩm truyền thống
thuần Ở đây Báo Thanh Niên đã nhận quảng cáo để tự ý mang mẫu nước mắm đi xét nghiệm và viết những bài báo thiếu tính chân thực, sai thông tin gây hoang mang cho người tiêu dùng
viết sai sự thật
Trang 10- Thói quen “ăn theo”, làm theo phong trào, sử dụng tin, bài
người khác không rõ nguồn gốc hoặc không xin phép Đây
là lí do khiến vụ việc trở nên bùng nổ trong truyền thông bởi có rất nhiều tờ báo khác nhanh chóng đăng tải thông tin về vụ việc khi chưa biết thực hư số liệu thế nào
tác truyền thông Vụ việc gây hoang mang cho người tiêu dùng, hủy hoại hình ảnh sản phẩm truyền thống, gây tổn hại to lớn đến uy tín doanh nghiệp và lợi ích quốc gia
4 Trách nhiệm xã hội của hệ thống truyền thông
Nhà báo là một thành viên của đất nước, được nuôi dưỡng bằng văn hóa vật chất và tinh thần của đất nước,… vì vậy cần luôn luôn làm việc vì lợi ích đất nước, không làm tổn hại lợi ích chung của đất nước Việc nhà báo trong sự việc này viết bài theo phong trào, không làm theo luật, không tôn chỉ đạo đức, không truy suất sự thật cũng như không xác minh nguồn gây ảnh hưởng đến cộng đồng, đi đầu đó là ảnh hưởng nghiêm
trọng đến độc giả và uy tín tòa soạn, ảnh hưởng đến hình ảnh nước mắm truyền thống
Qua phân tích, đánh giá thực trạng và nguyên nhân dẫn đến
vụ việc “ 50 Cơ quan Báo chí đã bị xử phạt khi đưa tin vụ “Nước mắm nhiễm arsen” Đây chính là bài học lớn nhất trong công tác báo chí thời điểm đó cũng như hiện tại Để góp phần ổn định thông tin trong lĩnh vực truyền thông, phát triển báo chí nước nhà, mọi cá nhân, tập thể người làm truyền thông cần:
Trung thành với lợi ích đất nước, nhân dân; Dũng cảm phát hiện, biểu dương cái tốt, đấu tranh chống lại cái xấu; Tích cực
Trang 11tham gia các hoạt động xã hội; và đặc biệt là Yêu nghề, gắn bó với nghề, với thực tiễn.
Trang 12TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 2007, Tài liệu “Luật báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành”
2 Bảo Trân, (21/11/2016), Vụ “nước mắm nhiễm arsen”: Xử phạt 50 cơ quan báo chí, Báo Người Lao Động Online
3 Hạnh Nguyên,(26/05/2017), “Phạt Vinastas 15 triệu đồng, thu hồi tiêu hủy tài liệu”, Báo Vietnamnet.vn