1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Trao duyên thao giảng

5 129 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 27,08 KB

Nội dung

Định hướng phát triển: giúp HS - Định hướng phát triển các năng lực: + Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản + Năng lực giải quyết các tình huống đặt ra trong văn bản + Năng

Trang 1

Ngày soạn:

Ngày dạy: Tiết 127 PPCT

Đọc văn:

TRAO DUYÊN (Trích Truyện Kiều) Nguyễn Du

I MỤC TIÊU :

1 Mục tiêu chính :

-Giúp học sinh: hiểu được tình yêu sâu nặng và bi kịch của Kiều qua đoạn trích Đối với Kiều tình

và hiếu thống nhất chặt chẽ

2 Các mục tiêu khác

- Nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm đoạn trích

3 Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu một tác phẩm trung đại được viết theo thể phú.

-Giúp học sinh có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm

4 Vận dụng kiến thức: các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng

5 Định hướng phát triển: giúp HS

- Định hướng phát triển các năng lực:

+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản

+ Năng lực giải quyết các tình huống đặt ra trong văn bản

+ Năng lực đọc hiểu văn bản theo đặc điểm thể loại

+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa văn bản

+ Năng lực hợp tác kĩ thuật trao đổi thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản

6 Nội dung tích hợp, liên hệ thực tế :

- Tích hợp kỹ năng sống, giáo dục đạo đức

7 Vấn đề học sinh sẽ ứng dụng vào đời sống sau khi học xong bài :

- Biết sống nhân ái, vị tha cao thượng, giữ gìn nhân phẩm

II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN ( TBDH) VÀ HỌC SINH :

1 Giáo viên: SGK, máy chiếu, giáo án, tài liệu tham khảo….

2 Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn, tài liệu chuẩn bị liên quan đến bài học

III PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: GV sử dụng kết hợp các PP gợi mở, giảng bình, vấn đáp

IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC- GIÁO DỤC :

1 Ổn định lớp:

2 Kiểm tra bài cũ :

Gv chiếu câu hỏi trắc nghiệm ôn lại những kiến thức cơ bản về tác phẩm Truyện Kiều

3 Bài mới: 2 phút

- Cách thức tiến hành:

+ Tìm hiểu bài mới ( có 3 hoạt động, 1 hoạt động chính)

1.Hoạt động 1: tìm hiểu chung (tiết 1)

2 Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản (tiết 1+ 2)

3 Hoạt động 3: Tổng kết (tiết 2)

* Giới thiệu bài:Tên thực của “Truyện Kiều” là “Đoạn trường tân thanh, có nghĩa là tiếng kêu đứt

ruột Thực ra trong đó có vô vàn tiếng kêu thương mà đoạn trích “Trao duyên” có lẽ là tiếng kêu đứt ruột đầu tiên khởi đầu một chuỗi dài đau thương chất chồng lên cuộc đời truân chuyên của một người con gái tài sắc Vậy những đau thương mât mát mà nàng Kiều phải chịu đựng ở đây là gì Hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau đi vào tìm hiểu đoạn trích “Trao duyên” trích trong “Truyện Kiều”

Trang 2

* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung

a Mục tiêu : Nắm được vị trí của đoạn trích

b Phương pháp : Phát vấn, gợi mở

c TBDH :sgk, máy chiếu

d Rèn kỹ năng :

e Mức độ vận dụng : Nhận biết, thông hiểu

f : Tích hợp, liên hệ thực tế: tích hợp (so sánh với Kim Vân Kiều truyện)

g Dự kiến thời gian : phút

GV trình chiếu mục tiêu bài học và trọng tâm tiết

học

? Em hãy nêu vị trí của đoạn trích “Trao duyên”?

-HS trả lời, gv nhận xét, bổ sung

-GV chiếu hình ảnh và mở rộng: so sánh với Kim

Vân Kiều truyện

I.Tìm hiểu chung.

*.Vị trí

-Đoạn trích từ câu 723 đến 756 thuộc phần gia biến

-Đoạn thơ mở đầu cho quãng đời 15 năm lưu lạc của Kiều

* Hoạt động 2: Đọc hiểu tác phẩm

a Mục tiêu : Nắm được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

b Phương pháp : Phát vấn, gợi mở

c TBDH : sgk, máy chiếu

d Rèn kỹ năng :

e Mức độ vận dụng : Nhận biết, thông hiểu

f : Tích hợp, liên hệ thực tế :

g Dự kiến thời gian : phút

? Đoạn thơ là lời của ai nói với ai? Tâm trạng như

thế nào? Phải đọc với giọng đọc và nhịp điệu sao

cho phù hợp?

-HS trả lời, dự kiến: Đây là lời tâm sự, nhờ cậy của

Kiều trong tâm trạng đau đớn, xót xa, thậm chí là

tuyệt vọng nên giọng điệu chung là buồn, tha thiết,

càng về cuối càng khẩn thiết, não nùng, bi ai

-GV: Yêu cầu hs đọc diễn cảm bài thơ, chia bố cục?

-HS đọc diễn cảm đoạn trích, chia bố cục, gv nhận

xét, bổ sung

-GV đọc 2 câu thơ đầu và nêu câu hỏi:

? Hai câu thơ đầu thông báo việc gì?

II Đọc – hiểu tác phẩm 1.Đọc và chú thích

2.Bố cục: 3 phần

-12 câu đầu: Kiều thuyết phục trao duyên cho Thúy Vân

-14 câu tiếp: Kiều trao kỷ vật và dặn dò Thúy Vân

-8 câu còn lại: Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên

3 Phân tích 3.1: Kiều thuyết phục trao duyên cho thúy Vân

a.Câu 1, 2: Kiều nhờ cậy Vân

Trang 3

? Qua hai câu thơ đầu em hãy tìm những từ ngữ thể

hiện lời nói của Kiều?

? Có thể thay thế “cậy” bằng “nhờ” và “chịu” bằng

“nhận” được không? Vì sao?

-HS trả lời, dự kiến:

+ ND dùng “cậy” mà không dùng “nhờ”, “ mong”,

chọn “chịu” mà không dùng “nhận” vì giữa các từ có

sự khác biệt tinh vi

Sở dĩ Kiều không nói nhờ, mong là bởi vì từ cậy

ngoài ý nghĩa nhờ vả, còn mang hàm ý gửi gắm, tin

tưởng (tin cậy); trông mong, hy vọng (trông cậy)

Các từ kia không có được các nghĩa ấy Hơn thế nữa

nếu dùng các từ “nhờ, mong” thì âm điệu trong câu

thơ sẽ nhẹ đi, làm giảm cái thiết tha trong lời nói của

Kiều

+ Kiều cũng không nói nhận lời, bởi nhận lời có

phần nào tự nguyện, có thể nhận mà không làm Còn

chịu lời là nài ép, bắt phải nhận, không nhận không

được

? Chị có việc nhờ cậy em là chuyện bình thường thế

mà khi Kiều nhờ cậy em Kiều đã có hành động như

thế nào? Hành động đó thể hiện thái độ gì của TK

đối với TV?

? Lời nhờ cậy của TK sẽ có tác động với TV như thế

nào?

? 6 câu thơ tiếp TK đã nói với TV về điều gì?

Em hiểu thế nào hai chữ “tơ thừa”, “mặc em” trong

câu “Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”? qua đó

Kiều muốn nói gì với Vân?

-HS trả lời, dự kiến:

+ Tơ thừa: gợi lên mối duyên tình dang dở giữa Vân

và Kiều

+ Mặc em: không phải là mặc kệ mà là hoàn toàn

trông cậy vào em, tùy em định liệu

? Kiều đã kể về mói tình của mình với chàng Kim

như thế nào?

-GV giảng : quá khứ chỉ được nhắc đến trong hai câu

thơ, còn hiện tại chiếm tới 4 câu, chứng tỏ ND muốn

nhấn mạnh về sự mong manh, tan vỡ của mối tình

Kim-Kiều Thực tại ở đây là một thực tại phũ phàng,

bi kịch

-Từ ngữ:

+ Cậy: nhờ vả, mang hàm ý gửi gắm, tin tưởng

+ Chịu: nài ép, bắt phải nhận, không nhận không được

 Sự nhờ vả một cách tin tưởng nhưng

có phần ép buộc

-Hành động:

+ Lạy + Thưa

 Thái độ kính cẩn, hàm ơn, tôn trọng

 Tạo sự trang nghiêm, thiêng liêng cho điều sắp nói ra

 Đặt TV vào tình thế không thể chối từ

b Câu 3,4,5,6,7,8: kể về mối tình với chàng Kim

+Quá khứ: quạt ước, chén thề => mối tình thắm thiết, sâu nặng

+Hiện tại: Đứt gánh tương tư Sóng gió bất kì

Hiếu tình khôn lẽ

=> Nàng phải chọn giữa hai giá trị tinh thần: chữ tình – chữ hiếu

=>Nàng chọn chữ hiếu

Trang 4

? Kiều thuyết phục em bằng những lý lẽ như nào?

-HS trả lời, dự kiến:

+ Lý: “ngày xuân em hãy còn dài”: Vân vẫn còn trẻ,

còn thời gian yên ấm cùng gia đình

+ Tình: “xót tình máu mủ thay lời nước non”: xót

tình chị em ruột thịt mà thay chị thực hiện lời nước

non với chàng Kim

? Em hãy kể tên các thành ngữ và tác dụng của

chúng?

-HS trả lời, dự kiến:

Thành ngữ có sức tác động mạnh: “tình máu mủ”,

“lời nước non”, “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười

chín suối” -> Tăng tính thuyết phục tình cảm và thể

hiện lòng biết ơn của Kiều

? Sau lời đề nghị thống thiết, Kiều chủ động tiến xa

hơn một bước khi trao lại cho Thúy Vân những kỷ

vật thiêng liêng của mối tình giữa mình với Kim

Trọng Đó là những kỷ vật nào?

-HS trả lời, gv nhận xét bổ sung

? Em biết gì về mối tình Kim-Kiều? Hãy tìm những

câu thơ mà em biết nói về mối tình K-K? (HS khá,

giỏi)

-HS trả lời theo hiểu biết

? Có ý kiến cho rằng tuy trao kỷ vật cho Thúy Vân

nhưng trong lời nói của Kiều vẫn đang rất muốn giữ

lại những kỷ niệm đó cho mình, khẳng định sự hiện

diện, sở hữu của mình trong mỗi kỷ vật Tức là Kiều

đang mâu thuẫn giữa hành động và lời nói, lý trí và

tình cảm Em có đồng ý với nhận định trên không?

-GV giảng: Sự mâu thuẫn giữa lời nói và hành động

của Kiều thể hiện sự đau đớn, luyến tiếc xót xa của

Kiều khi phải chia tay với những kỉ vật gắn với tình

yêu, chia tay niềm hạnh phúc của mình

+Đây không thuần túy là hành động trao kỷ vật mà

thực chất là Kiều đang phải chia ly, vĩnh biệt với mối

tình đầu đẹp đẽ, lãng mạn, với nhiều kỷ niệm không

thể nào quên

+Mâu thuẫn này Kiều cho thấy lòng nàng đang chất

chứa bao đau đớn, giằng xé, chua chát Kiều đang

luyến tiếc mối tình đầu tười đẹp, đang thổn thức, xót

xa

HẾT TIẾT 1

c.Câu 9,10,11,12: Thuyết phục em.

-Lý: Vân vẫn còn trẻ, còn thời gian yên ấm cùng gia đình

-Tình: xót tình chị em ruột thịt mà thay chị thực hiện lời nước non với chàng Kim

=>Ngôn ngữ của lý trí: khôn ngoan, đầy sức thuyết phục khiến Vân không thể chối từ

2.2.Kiều trao kỷ vật và dặn dò Thúy Vân.

a Kiều trao kỉ vật cho TV (6 câu đầu)

-Trao kỷ vật: “chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền”

=>Các kỉ vật đều gợi đến những kỉ niệm về tình yêu giữa Kim và Kiều Tình yêu có sức sống mãnh liệt trong Kiều

-Lời nói của Kiều:

+Của chung +Chẳng quên +Của tin

=>Kiều muốn níu giữ kỉ vật, khẳng định sự hiện diện của mình trong từng kỉ vật

=>Sự mâu thuẫn giữa lý trí và tình cảm

=>Bi kịch: Trao duyên mà không trao được tình

Trang 5

III.Củng cố và dặn dò

3.1.Củng cố: …….

- Cho hs xem video quà tặng cuộc sống kết hợp với bài học phát biểu về những biểu hiện cao đẹp trong tình yêu GV Chiếu câu hỏi trắc nghiệm cho hs trả lời nhanh hệ thống lại kiến thức (nếu còn thời gian) 3.2 Dặn dò: …….

Về nhà: - Nắm vững nội dung bài đã học - Vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học - Soạn tiết 2 bài Trao duyên IV Rút kinh nghiệm ………

………

………

………

………

Ngày đăng: 11/09/2019, 22:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w