Thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Vấn đề thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hóa trong thời kỳ đổi mới (Trang 51 - 61)

Đảng ta đã xem công tác tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội là sự nghiệp của nhân dân. Nhà nước là người thay mặt cho dân, là công cụ mạnh mẽ nhất của nhân dân lao động, thông qua đó, nhân dân thực hiện quyền lực chính trị của mình. ở bất cứ giai đoạn nào, công tác quản lý Nhà nước đối với tôn giáo cũng luôn là một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động của Nhà nước phục vụ đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại. Quản lý Nhà

nước đối với tôn giáo nhằm mục đích: đảm bảo cho quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo được thực hiện nghiêm chỉnh, đúng đắn và không bị vi phạm. Trên cơ sở đó, vừa đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng tín đồ, vừa đảm bảo yêu cầu đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của địch lợi dụng tôn giáo để chống lại dân tộc và cách mạng.

Nhận thức được vai trò đó, trong những năm qua, Đảng bộ và chính quyền các cấp ở Thanh Hoá đã phát huy vai trò quản lý Nhà nước đối với tôn giáo và đã thu được những thành tựu nhất định.

- Thực hiện chính sách đối với tín đồ và nơi thờ tự.

Trong 20 năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã giành được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội, đặc biệt là thành tựu trong công tác tôn giáo. Đảng bộ và chính quyền địa phương đã coi trọng việc chăm lo lợi ích của nhân dân để khơi nguồn, tạo ra động lực của phong trào quần chúng thực hiện công cuộc đổi mới quê hương. Mỗi người, mỗi hộ, mỗi thôn xóm, mỗi cộng đồng chuyển biến tốt sẽ hợp lại thành sự thay đổi của cả đất nước. Sự chăm lo ấy bao gồm cả về kinh tế, đời sống vật chất, về văn hoá, đời sống tinh thần và đức tin của người dân.

Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: “Tôn giáo là một hiện tượng xã hội còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đạo đức tôn giáo có những điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”.

Việc giải quyết những nhu cầu hợp lý về tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng là một nhiệm vụ của các tổ chức Đảng và cơ quan Nhà nước. Quán triệt tinh thần đó, các cấp uỷ Đảng và chính quyền cùng với Mặt trận và các đoàn thể đã tạo thuận lợi cho đồng bào theo đạo sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo theo đúng pháp luật.

Do tác động của chiến tranh và thiên tai, nhiều cơ sở thờ tự của các tôn giáo bị hư hỏng nặng. Bên cạnh đó, do số lượng tín đồ tăng nhanh nên nhu cầu sinh hoạt tôn giáo cũng tăng theo. Để đáp ứng nhu cầu chính đáng của quần chúng có đạo, chính quyền các cấp đã cho phép xây dựng mới, sửa chữa trên 40 cơ sở thờ tự của Phật giáo (xây dựng mới 15 chùa, sửa chữa 100% theo thiết kế mới 22 chùa, sửa chữa lớn 4 chùa), 51 cơ sở thờ tự của Công giáo (xây mới 17 nhà thờ, sửa chữa 100% theo thiết kế mới 21 nhà thờ, nhà xứ, sửa chữa lớn 12). ở những vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế như các huyện: Cẩm Thuỷ, Quan Hoá chưa có cơ sở thờ tự cũng như điều kiện đi lại khó khăn, Nhà nước đã cho xây dựng mới một số cơ sở thờ tự để tín đồ sinh hoạt tôn giáo.

Nhìn chung, các cơ sở thờ tự của các tôn giáo được sửa chữa khang trang, sạch đẹp đã tạo ra diện mạo mới trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, đáp ứng lòng mong muốn của hàng trăm nghìn người đang hàng ngày gắn với đức tin tôn giáo. Không ít tín đồ của đạo Tin lành thực sự cảm động bày tỏ nỗi vui mừng, sung sướng khi hệ phái tôn giáo của mình trở lại sinh hoạt bình thường. Họ thực lòng nói rằng Đảng và Nhà nước đã thấu hiểu lòng mong ước chính đáng của chức sắc, tín đồ các tôn giáo mà chăm lo cho bà con cả về vật chất lẫn tinh thần.

Mặt khác, chính quyền các cấp còn tạo điều kiện để chức sắc tôn giáo hướng dẫn quần chúng tín đồ việc đạo, đảm bảo đầy đủ kinh sách cũng như đồ dùng tín đồ sinh hoạt tôn giáo bình thường. Mọi sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật (theo lễ nghi truyền thống, lịch đăng ký đã được chấp thuận...) đều được các cấp chính quyền tạo thuận lợi. Các tín đồ được đọc kinh cầu nguyện ở nhà, được mời các chức sắc đến nhà làm nghi lễ cho người bệnh, người chết.

Vì vậy, đồng bào tín đồ các tôn giáo đã ủng hộ sự nghiệp đổi mới, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện tốt các chính sách của Đảng và

Nhà nước; thừa nhận “sống phúc âm trong lòng dân tộc”, thực hiện đường lối “đạo pháp - dân tộc - chủ nghĩa xã hội”. Do đó, việc chấp hành pháp luật của tín đồ khá tốt. Điển hình trong đợt bầu cử Quốc hội các khoá và Hội đồng nhân dân 3 cấp, tỷ lệ cử tri đi bầu rất cao, nhiều xã Công giáo toàn tổng có 100% cử tri đi bầu.

Các hoạt động xã hội, từ thiện, văn hoá, văn nghệ, thể dục - thể thao đã thu hút đông đồng bào có đạo tham gia, như xoá đói, giảm nghèo, chăm sóc trẻ mồ côi, phong trào xây dựng lớp học tình thương, phòng chữa bệnh miễn phí và cứu trợ đồng bào bị lũ lụt. Nhiều xứ đạo, họ đạo đã giúp nhau phát triển kinh tế, giúp vốn và kỹ thuật để thực hiện chương trình nông nghiệp, công nghiệp hoá nông thôn. Xây dựng nếp sống mới ở khu dân cư, xây dựng nhà tình nghĩa cho các đối tượng chính sách, thực hiện xã hội hoá giao thông nông thôn. Những tổ hợp sản xuất được hình thành ở nhiều giáo xứ, như: Hợp tác xã sản xuất chiếu cói xuất khẩu ở Nga Sơn, tổ sản xuất giống cây con ở Cẩm Phong, Cẩm Thuỷ. Đồng bào theo đạo cũng nhiệt tình hưởng ứng cuộc vận động “dân số - kế hoạch hoá gia đình”. Uỷ ban đoàn kết Công giáo yêu nước đã đẩy mạnh các hoạt động trong phong trào thi đua “kính chúa yêu nước”. Trong cuộc vận động “toàn dân xây dựng cuộc sống mới trên địa bàn dân cư” đã xuất hiện ngày càng nhiều những tập thể giáo dân, những cá nhân, linh mục, tu sĩ tận tuỵ việc đạo, hăng say việc đời và hoà nhập vào các phong trào chung.

Tuy nhiên, sự nhận thức và thái độ của đồng bào ở một số vùng có đạo còn phức tạp. Bà con giáo dân còn nhiều mặc cảm, một số chưa thật sự hoà nhập với dân tộc, với cộng đồng. Đối với những chính sách chưa mang lại lợi ích trước mắt thì họ thiếu nhiệt tình. Một bộ phận dễ bị kẻ xấu lợi dụng kích động.

Do tác động tích cực của các chính sách đổi mới về kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực của Mặt trận, đoàn thể, đồng bào theo đạo đã giúp đỡ nhau phát triển kinh tế gia đình, nên đời sống đại bộ phận giáo dân

sống cao, có nơi cao hơn bình quân chung của tỉnh. ở các xã Nga Điền, Nga Phú (Nga Sơn), xã Quý Lộc (Yên Định), Hải Bình (Tĩnh Gia) đã có những gia đình làm ăn khá giả, làm được nhà kiên cố, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, khu phố được tu bổ sạch đẹp, cuộc sống cộng đồng khởi sắc.

Đi đôi với phát triển kinh tế, các chính sách xã hội vùng có đạo được chăm lo. Ngoài việc đầu tư của Nhà nước, nhiều nơi chính quyền, mặt trận đoàn thể thực hiện phương châm: “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để xây dựng đường điện, đường giao thông nông thôn, trường học, bệnh xá, nước sạch... ở những vùng Công giáo. Do có sự ảnh hưởng tích cực của tín đồ và giới chức sắc nên kinh tế phát triển, đời sống được cải thiện, tệ nạn xã hội được ngăn chặn, trật tự - an toàn xã hội được ổn định.

Bên cạnh đó, phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc ở các vùng đồng bào có đạo như: Phường Phú Sơn (Thành phố Thanh Hoá), Tế Thắng (Nông Cống) và nhiều vùng khác trong tỉnh đã đạt nhiều kết quả, thế trận an ninh nhân dân trên một địa bàn được củng cố vững chắc.

Ngoài ra, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể đã thường xuyên quan tâm tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho chức sắc, tín đồ, giáo dục truyền thống dân tộc, yêu nước yêu CNXH, tốt đời đẹp đạo, đồng thời, nâng cao tinh thần cảnh giác, chống diễn biến hoà bình và các âm mưu của địch lợi dụng tôn giáo xuyên tạc, phá hoại cách mạng.

Do chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thực hiện tốt, mọi sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng được tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi nên tinh thần đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc đã phát huy được. Mọi âm mưu “diễn biến hoà bình” và lợi dụng tôn giáo của kẻ địch được ngăn chặn có hiệu quả. Đại bộ phận đồng bào tôn giáo ngày càng tin tưởng vào công cuộc đổi mới của Đảng vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, theo định hướng XHCN.

- Thực hiện chính sách đối với chức sắc, nhà tu hành và tổ chức Giáo hội các tôn giáo.

Đội ngũ chức sắc là nòng cốt của các Giáo hội, giữ vị trí quan trọng trong quá trình “hành đạo”, “quản đạo” và “truyền đạo”. Có thể nói, đội ngũ chức sắc là người quyết định đến sự “Sáng - tối” trong hoạt động tôn giáo, họ giữ vai trò chủ yếu trong mối quan hệ giữa Giáo hội với chính quyền địa phương, giữa tôn giáo của họ với xã hội, giữa Giáo hội của họ với các Giáo hội của các tôn giáo khác. Do vậy, chính sách cụ thể đối với chức sắc là hết sức quan trọng trong hệ thống chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta.

ở Thanh Hoá, chức sắc các tôn giáo ba bộ phận: Có 80 đến 85% chức sắc, nhà tu hành có lòng yêu nước, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, ủng hộ đường hướng “đẹp đời, tốt đạo”, một bộ phận từ 5 - 10% còn mặc cảm vì tội lỗi quá khứ, lưng chừng, thái độ thăm dò, chưa thực sự tin tưởng, còn lại một bộ phận nhỏ khác khoảng 5% có thái độ cực đoan, tư tưởng vọng ngoại, không muốn đồng hành với dân tộc, gây bè phái, âm mưu loại trừ các cá nhân chức sắc có tư tưởng tiến bộ trong Giáo hội các tôn giáo. Vì thế, làm cho họ nhận thức đúng chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, hướng dẫn chức sắc, nhà thu hành hoạt động theo đúng chính sách của pháp luật Nhà nước được xác định là một khâu then chốt của công tác tôn giáo. Trên cơ sở đó, làm cho họ hiểu rõ rằng Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đến chức sắc và Giáo hội. Trong thực tế, các trường đào tạo của tôn giáo được mở rộng hơn về quy mô, việc phong bổ chức sắc trở nên đều đặn hơn để việc hành đạo ngày càng đúng với giáo luật. Các nhà tu hành và tín đồ tôn giáo mở rộng quan hệ giao lưu, học hành, dự các hoạt động của đồng đạo quốc tế. Trong những năm qua, chính quyền đã giải quyết cho hơn 30 tăng, ni sinh đi học tại trường cao cấp Phật học, Cao đẳng Phật học và trung cấp Phật học. Cho phép Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức thọ giới đàn cho hàng trăm tỳ kheo và tỳ kheo

sinh hoạt. Đồng thời, đề nghị Trung ương chấp thuận tấn phong 02 Ni sư trưởng, nhiều Đại đức, Ni sư.

Đối với Giáo hội Công giáo, Nhà nước đã tạo mọi điều kiện để Giáo hội hoạt động thuận lợi. Nhiều nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của giáo sỹ đã được xem xét và giải quyết kịp thời, tạo được niềm tin trong Giáo hội và giáo sĩ. Trong thời gian qua, Nhà nước cho phép phong 01 Giám mục, 51 Linh mục. Cho phép Toà giám mục cử 60 chủng sinh đi học tại Đại chủng viện Vinh Thanh và Hà Nội, xét cho hơn 30 Linh mục, nam, nữ tu sĩ đi dự hội nghị, thăm thân nhân, du lịch, chữa bệnh ở nước ngoài. Các cấp chính quyền đã xem xét xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, thuyên chuyển sai qui định các Linh mục về các giáo xứ.

Các kỳ Đại hội của Tỉnh hội Phật giáo, Ban đại diện Phật giáo các huyện, thị xã, thành phố, Đại hội của Uỷ ban đoàn kết Công giáo, các kỳ tĩnh tâm của Linh mục, bồi linh của Tin lành, an cư kiết hạ của Phật giáo tiến hành đúng quy định của Nhà nước và luôn luôn được chính quyền, mặt trận tổ quốc giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi.

Hiện nay, UBND tỉnh đã công nhận tư cách pháp nhân cho chi hội thánh Tin lành thuộc Hội thánh Tin lành miền Bắc trên địa bàn tỉnh. Để đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng của người đạo, Ban tôn giáo tỉnh đã cho phép Tin lành hệ phái “Hội liên hiệp Phúc âm” chấp thuận cho 1 Mục sư quản nhiệm về quản đạo tại nhà thờ 108 Quang Trung - Ngọc Trạo.

Qua việc thực hiện tốt chính sách đối với chức sắc và tổ chức Giáo hội các tôn giáo, chúng ta đã dần dần xoá bỏ được sự mặc cảm, thành kiến và xa cách giữa chức sắc và Giáo hội các tôn giáo với Nhà nước. Mối quan hệ giữa chức sắc, Giáo hội các tôn giáo với Nhà nước ngày càng gắn bó và hiểu biết nhau hơn, tạo nên tinh thần phấn khởi và sự tin tưởng của các chức sắc vào đường lối, chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước nói chung, sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền địa phương nói riêng. Từ đó, chúng

ta đã thu hút được nhiều chức sắc, tín đồ tham gia vào các tổ chức chính trị - xã hội. Hiện nay, trên toàn tỉnh có 2 chức sắc và 4 tín đồ tham gia vào Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, 45 chức sắc và tín đồ tham gia HĐND cấp huyện, 253 người tham gia HĐND xã, phường, 46 người tham gia Uỷ ban MTTQ và đoàn thể các cấp, 138 người tham gia vào tổ đoàn kết Công giáo, Ban đại diện Phật giáo. Ngoài ra, còn có một số tín đồ tham gia tổ công tác Mặt trận, đoàn thể và tổ an ninh ở cơ sở. Thông qua các cá nhân tiêu biểu này, chúng ta đã phát huy mặt tích cực của họ, vận động họ đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn những mặt tiêu cực, lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng. Vì vậy, đã có 15% số người tiến bộ, 80% số người hoạt động tôn giáo thuần tuý, thu hẹp dần diện bảo thủ, cực đoan chống đối.

- Thực hiện quản lý đối với các hoạt động từ thiện xã hội.

Hoạt động từ thiện xã hội của các tôn giáo có ý nghĩa tích cực đối với xã hội. Hoạt động từ thiện, xã hội luôn luôn là một lợi thế của các tổ chức tôn giáo, qua đó khẳng định “bản chất nhân ái” của tôn giáo mình. Một khía cạnh đáng lưu ý là một số cá nhân, tổ chức tôn giáo đã nhận được các nguồn tài trợ từ bên ngoài, góp phần tăng thêm tiềm lực vật chất lợi thế để họ hoạt động từ thiện xã hội được dễ dàng và thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, hoạt động từ thiện xã hội cũng là một lĩnh vực dễ bị kẻ xấu lợi dụng. Do đó, các ngành, các cấp đã tăng cường quản lý, hướng dẫn các tôn giáo hoạt động từ thiện xã hội đúng pháp luật, không để cho kẻ xấu lợi dụng lôi kéo, kích động và tranh thủ tín đồ. Những năm qua, bằng hoạt động từ thiện xã hội, các tôn giáo đã tích cực quyên góp nhiều tỷ đồng để ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt ở Hoằng Hoá, Hậu Lộc, Quảng Xương; ở miền Trung và miền Nam, chăm sóc người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vấn đề thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hóa trong thời kỳ đổi mới (Trang 51 - 61)