Nguyên nhân thành tựu và hạn chế

Một phần của tài liệu Vấn đề thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hóa trong thời kỳ đổi mới (Trang 63 - 102)

Các thành tựu to lớn nói trên của công tác tôn giáo ở Thanh Hoá trong thời gian qua có được trước hết là do Đảng ta đã đề xướng đường lối đổi mới đúng đắn, toàn diện, đã lãnh đạo quá trình thực hiện đường lối đổi mới thành công. Đảng ta xác định: “Chính những sáng kiến, nguyện vọng của nhân dân là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng". Đường lối đổi mới của Đảng chẳng những phản ánh đúng đắn lợi ích, nguyện vọng, sáng kiến của

nhân dân ta nói chung, của quần chúng tín đồ nói riêng, mà còn giác ngộ, tổ chức, hăng hái, tích cực thực hiện công cuộc đổi mới đất nước vì lợi ích chung, trong đó có lợi ích thiết thân của mỗi người.

Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước đã sớm đưa ra các chủ trương, chính sách tôn giáo theo tinh thần đổi mới, đúng đắn và kịp thời, đồng thời, đã chủ động sáng tạo trong quá trình lãnh đạo tổ chức thực hiện, kiên quyết thực hiện các chủ trương, chính sách đó trên thực tiễn. Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng về chính sách đối nội, đối ngoại trong các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, các cơ quan nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quan trọng trên lĩnh vực quản lý Nhà nước đối với tôn giáo, hướng dẫn các địa phương vận dụng quản lý cho sát với hợp với tình hình thực tiễn.

Căn cứ Công văn số 582/TGCP-PCTT, ngày 18/8/2004 của Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn việc triển khai Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, ngày 25/10/2004, Ban Tôn giáo Thanh Hoá đã có Công văn số 133/CV-BTG báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về kế hoạch tổ chức triển khai Pháp lệnh tại Thanh Hoá, Công văn số 158/CV-BTG, ngày 28/11/2004 hướng dẫn các huyện, thị, thành phố việc triển khai Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo cho đội ngũ cán bộ cơ sở.

Được sự nhất trí của Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Tôn giáo đã phối hợp với Sở Tư pháp, các ngành có liên quan ở tỉnh và các huyện, thị, thành phố trong tỉnh tiến hành tổ chức việc triển khai Pháp lệnh, kết quả cụ thể:

Ban Tôn giáo tỉnh đã tổ chức các hội nghị quán triệt, triển khai Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo cho:

Đối tượng là chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo trên địa bàn toàn tỉnh. Tổng số có 164 người tham dự.

Đối tượng là cán bộ, chuyên viên làm công tác tôn giáo thuộc các ban, ngành có liên quan, MTTQ, các đoàn thể cấp tỉnh và các huyện, thị, thành phố trong tỉnh. Tổng số có 130 người tham dự.

Đối tượng là cán bộ chủ chốt các sở, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng báo cáo viên cấp tỉnh, Chủ tịch HĐND, UBND, MTTQ, trưởng ban dân vận, Trưởng công an, cán bộ Tư pháp các huyện, thị, thành phố trong tỉnh. Tổng số có 250 người tham dự:

ở cấp huyện có 05/27 huyện, thị, thành phố (Đông Sơn, Yên Định, Nông Cống, Hà Trung, Thành phố Thanh Hoá) và Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã mở các lớp triển khai Pháp lệnh cho đội ngũ cán bộ các cấp uỷ đảng, chính quyền, MTTQ, các ban, ngành đoàn thể cơ sở. Tổng số 1.300 cán bộ chủ chốt tham gia.

Kết quả triển khai Nghị định số 22 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo và Chỉ thị số 01 của Thủ tưởng Chính phủ về chủ trương công tác đối với đạo Tin lành.

Ban Tôn giáo tỉnh đã tổ chức hội nghị phổ biến Nghị định số 22 và Chỉ thị số 01 cho đối tượng là cán bộ chủ chốt các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch HĐND, UBND, MTTQ, Trưởng ban dân vận, trưởng công an, cán bộ, chuyên viên làm công tác tôn giáo các huyện, thị, thành phố trong tỉnh với 300 người tham gia.

Ban Tôn giáo tỉnh trực tiếp tổ chức hội nghị phổ biến Nghị định số 22 cho chức sắc các tôn giáo trong tỉnh với 75 người tham gia.

Tính đến đầu tháng 12/2005, ở cấp tỉnh có 07 ngành là Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội liên hiệp Phụ nữ, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng, Sở Văn hoá - thông tin đã triển khai quán triệt đến các tổ chức trực thuộc, trong cán bộ, hội viên, ở cấp huyện có 16/27 huyện, thị, thành phố: Yên Định, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, Nga Sơn,

Tĩnh Gia, Quảng Xương, Nông Cống, Hà Trung, Mường Lát, Như Thanh, Lang Chánh, Cẩm Thuỷ, Bá Thước và Thành phố Thanh Hoá đã tổ chức triển khai với gần 2.000 cán bộ chủ chốt cấp uỷ Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở tham gia.

Trong các kỳ Tĩnh tâm của đạo Công giáo, an cư kiết hạ của Phật giáo, Ban Tôn giáo đã phối hợp với MTTQ tỉnh tổ chức thông báo tình hình kinh tế - xã hội trong tỉnh, phổ biến các chủ trương chính sách pháp luật mới của Đảng, Nhà nước cho chức sắc các tôn giáo.

Về nhận thức:

Đổi mới chính sách về tôn giáo là yêu cầu khách quan của đời sống xã hội, xuất phát từ nhận thứ như vậy, Đảng ta đã không ngừng tạo ra những bước tiến mới trong lĩnh vực tôn giáo. Cần phải khẳng định tôn giáo là thực thể xã hội nó bao gồm cả thiết chế tư tưởng, tổ chức và các yếu tố tồn tại khác của bản thân nó. Tôn giáo có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội như Nghị quyết 24 đã khẳng định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta...”.

Chỉ thị 37 của Bộ Chính trị về công tác tôn giáo ngày 2/7/1998 nêu rõ: “Tín ngưỡng, tôn giáo là một nhu cầu của một bộ phận nhân dân, còn tồn tại lâu dài..., tôn trọng và khuyến khích phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo” và những điều đó lại được phản ánh đầy đủ, sâu sắc và có hệ thống trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác tôn giáo.

Tôn giáo có vai trò văn hoá khá rõ rệt trong đời sống xã hội. Vẫn biết lĩnh vực sản xuất và tái sản xuất là yếu tố quyết định sự phát triển của văn hoá nhưng rõ rằng tôn giáo với tư cách một yếu tố xã hội, một bộ phận ý thức xã hội đã đem lại cộng đồng những biểu hiện độc đáo thể hiện trong cách ứng

và tinh thần. Trong bản chất tôn giáo, cái thiện vẫn là cái chủ yếu, ở bất kỳ tôn giáo nào cũng đều có những lời khuyên răn tốt đẹp.

Trong cuốn “lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam", phần tương lai của các tôn giáo, GS. Đặng Nghiêm Vạn có viết: “Tôn giáo của tương lai sẽ đóng góp “hương thơm” (C.Mác) của mình, góp phần khiêm tốn để xây dựng một thế giới hữu nghị, văn minh và trí tuệ. Cùng với xu thế thế tục hoá, với việc đề cao cái thiện, tôn giáo góp phần cứu được nhân loại khỏi ngày “tận thế” bằng cách đẩy lùi từng bước một thế giới ở đó “cái lý của kẻ mạnh bao giờ cũng là lý hơn, góp phần đoàn kết thống nhất được nhân lợi vào công cuộc chính phục, cải tạo xã hội tự nhiên để thực hiện “thiên đường” ngay trên trần gian này” [64, tr.92].

Tôn giáo góp phần tích cực của nó bằng cách tự làm trong sạch tâm hồn, xoá bỏ những yếu tố mê tín, lỗi thời, tôn giáo góp phần làm cân bằng cuộc sống ngày càng quay cuồng với nhịp độ cao, với nhiều điều may rủi của thế giới công nghiệp. Tôn giáo là nguồn an ủi cần thiết, làm thư giãn tinh thần, tình cảm cho một số người. Những điều đó cũng có thể thực hiện bằng giải trí, vui chơi, đọc sách... tôn giáo còn góp phần hướng con người vào những việc đạo đức, từ thiện, nhân đạo, là lẽ sống duy nhất của một số người. Nhưng tôn giáo cũng có thể là nguyên cớ cho những tầng lớp người bị tổn thương, phủ nhận thế giới hiện đại, tìm đến sự xa lánh cuộc đời. Tôn giáo cũng vẫn còn là chỗ dựa cho những thế lực chính trị hay lợi dụng tôn giáo như một công cụ làm cho con người khiếp sợ, răn đe những con người yếu đuối, thậm chí gây ra những cuộc xung đột chiến tranh vì tôn giáo” [64, tr.92].

Để nhận thức đúng đắn và sâu sắc về chính sách tôn giáo cần phải có kiến thức về tôn giáo, hiểu biết mối liên hệ, phân biệt giữa các tôn giáo khác nhau. Chính sách được cụ thể hoá bằng luật và nó điều chỉnh toàn bộ hoạt động tôn giáo. Việc thực hiện chính sách về tôn giáo sẽ trở thành việc thực hiện pháp luật về tôn giáo. Tuy nhiên, đối tượng của chính sách rộng hơn đối

tượng điều chỉnh của luật. Tăng cường nhận thức đúng đắn và sâu sắc về tôn giáo và chính sách tôn giáo là điều kiện cần thiết để thực hiện tốt chính sách tôn giáo ở địa phương.

Thanh Hoá là tỉnh có bộ máy cán bộ làm tôn giáo sớm so với cả nước, một số cán bộ lãnh đạo chuyên môn được đào tạo chính quy ngành tôn giáo ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đó là lợi thế cho công tác tôn giáo ở địa phương song còn một bộ phận cán bộ chủ chốt còn chưa vững về kiến thức tôn giáo, và chính sách tôn giáo do vậy gặp nhiều khó khăn trong thống nhất về nhận thức và chỉ đạo hoạt động trong cấp uỷ.

- Về chỉ đạo thực hiện:

Những năm vừa qua Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã rất quan tâm đến công tác tôn giáo. Rất nhiều văn bản của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh ban hành kịp thời chỉ đạo Ban tôn giáo Tỉnh, các ngành liên quan và các cấp thực hiện công tác tôn giáo. Có những vụ việc lãnh đạo tỉnh đã xuống tận nơi để chỉ đạo trực tiếp. Do vậy, công tác tôn giáo ở tỉnh ta đã đạt được những thành công ban đầu. Tỉnh xác định đây là thời kỳ giao thời về công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo nên phải giải quyết những hậu quả của thời kỳ bao cấp. Cụ thể phải giải

quyết một số vấn đề sau:

Vấn đề về đất đai tôn giáo:

Một số tổ chức tôn giáo và các cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh trải qua thời gian dài không có chức sắc quản đạo, tín đồ đã nhạt đạo và không còn tham gia sinh hoạt đạo để tình trạng chùa, nhà thờ bị hoang phế thế nhưng chúng ta đã không trưng dụng để chuyển đổi mục đích sử dụng bằng các căn cứ pháp luật.

Một số cơ sở thờ tự, sinh hoạt tôn giáo đã được trưng dụng song lại không có những động tác tiếp theo hoặc thủ tục giải quyết triệt để.

ở một vài địa phương do nhận thức về tôn giáo và chính sách tôn giáo của cán bộ Đảng viên, lãnh đạo cơ sở còn yếu nên thiếu quan tâm, lơ là, thậm chí tạo điều kiện cho cơ sở tôn giáo lấn chiếm đất đai như ở xứ Hoài Yên (Tĩnh Gia), xứ Phong ý (Cẩm Thuỷ)...

Với phương châm: làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, Ban Tôn giáo cùng với các ban ngành, đoàn thể liên quan có trách nhiệm tham mưu cho Thường trực Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, tìm ra giải pháp và bước đi cụ thể nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn đọng liên quan đến đất đai có nguồn gốc tôn giáo để ổn định tình hình, động viên chức sắc, giáo dân yên tâm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo.

Trước hết, đẩy nhanh và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch sử dụng đất. Trong thời gian tới sẽ tiến hành điều tra, khảo sát, đo đạc lại đất đai có nguồn gốc tôn giáo làm cơ sở cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Công việc này phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Ban Tôn giáo với Ban Dân vận Tỉnh uỷ, MTTQ tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp, UBND các huyện, thị, thành phố và các tổ chức tôn giáo sử dụng đất làm cơ sở thờ tự.

Ban Tôn giáo kết hợp với Ban Dân vận Tỉnh uỷ, MTTQ và các đoàn thể: Tuyên truyền vận động chức sắc, tín đồ các tôn giáo thực hiện tốt đường lối chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách về đất đai. Tập trung chỉ đạo các địa bàn trọng điểm, chấm dứt tình trạng khiếu kiện về đất đai trong năm 2006.

Ban Tôn giáo và Sở Tư pháp: Có trách nhiệm quán triệt Luật đất đai sửa đổi năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành luật đất đai và các văn bản luật có liên quan tới đất đai và chính sách tôn giáo đến các chức sắc tôn giáo, vùng có đông đồng bào giáo dân và vùng có vấn đề đất đai liên quan đến tôn giáo.

Sở Tài nguyên - Môi trường: Có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các cơ sở tôn giáo, các biện pháp xử lý, giải quyết các vấn đề tranh chấp, chuyển nhượng đất đai.

Công an tỉnh: Phát hiện và xử lý kịp thời các điểm nóng có vấn đề đất đai về tôn giáo, đảm bảo an ninh trật tự vùng giáo.

UBND các huyện, thị, thành phố: Có trách nhiệm giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh thuộc thẩm quyền, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ưu tiên làm trước các cơ sở tôn giáo không có tranh chấp khiếu kiện.

Về các hoạt động truyền đạo của các tổ chức tôn giáo:

Đối với các tổ chức đang sinh hoạt hợp pháp, số lượng tín đồ đang tương đối ổn định, các hoạt động truyền đạo của chức sắc tôn giáo được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật, một vài trường hợp có vi phạm song chưa gây hậu quả xấu nên chúng ta chỉ nhắc nhở họ. Tuy nhiên cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động này theo hướng thường xuyên liên tục.

Đối với các tổ chức đang hoạt động bất hợp pháp, chúng ta sẽ cho một số tổ chức tiến hành đăng ký hoạt động như tổ chức Tin lành ở Suối Phái, Tam Trung của huyện Mường Lát.

Vấn đề tổ chức thực hiện chính sách tôn giáo là nhân tố cuối cùng để đảm bảo hiệu quả của công tác tôn giáo. Việc tổ chức thực hiện phải phát huy tổng lực các thành tố của công tác tôn giáo như việc hoàn thiện chính sách, tuyên truyền chính sách, pháp luật, xây dựng bộ máy cán bộ làm công tác tôn giáo và các hoạt động thực tiễn của các cán bộ trực tiếp làm công tác tôn giáo. Đây là vấn đề còn khó khăn, phức tạp do vậy, tỉnh phải xây dựng cơ chế, chính sách để đảm bảo các thành tố nêu trên hoà nhập lẫn nhau, tác động cùng chiều và mang lại hiệu quả cao nhất.

Thực hiện tinh thần Nghị định số 22/2004/NĐ-CP ngày 12/01/2002 của Chính phủ về kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo các cấp và Thông tư số 25/TT-BNV ngày 19/4/2004 của Bộ Nội vụ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan, chuyên môn, giúp UBND quản lý Nhà nước về tôn giáo ở địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Quyết định số 3662/QĐ-CT ngày 16/11/2004 và Quyết định 3685/QĐ- CT ngày 17/11/2004 về việc kiện toàn bộ máy làm công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo trên địa bàn Tỉnh.

- Cấp tỉnh có Ban tôn giáo với đầy đủ các phòng nghiệp vụ, văn phòng và các chức danh tương ứng.

- Cấp huyện có 6 huyện, thị, thành phố được thành lập phòng chuyên

Một phần của tài liệu Vấn đề thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hóa trong thời kỳ đổi mới (Trang 63 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)