Những điều rút ra qua nghiên cứu

Một phần của tài liệu Vấn đề thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hóa trong thời kỳ đổi mới (Trang 49 - 51)

Trước đổi mới, ở nước ta là một thời kỳ dài đầy khó khăn, phức tạp: 2 cuộc kháng chiến hy sinh biết bao của cải, vật chất, máu xương và mất mát của dân tộc. Bối cảnh lịch sử đó đã làm xơ cứng tư duy, tạo ra sức ỳ cho xã hội cả một thời gian sau đó.

Trước hết, chúng ta nhìn nhận lại chính sách tôn giáo trên góc độ nhận thức.

Có thể nói, Đảng ta đã sớm nhận thức rõ được vai trò, vị trí của vấn đề đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết người có đạo và người không có đạo trong cách mạng giải phóng dân tộc và trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta qua các thời kỳ lịch sử trước năm 1986, về cơ bản là đúng đắn. Chính vì vậy đã huy động được đông đảo giáo dân và chức sắc các tôn giáo góp phần không nhỏ trong công cuộc cứu nước, kiến quốc và xây dựng CNXH. Tuyên bố của Chính phủ ngày 03/9/1945: "Tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết”, hàng loạt những bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo đã trở thành quan điểm chỉ đạo về công tác tôn giáo ở nước ta. Tiếp sau đó là những nội dung về chính sách tôn giáo được nêu trong các văn kiện Đại hội của Đảng cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ ngày càng được quan tâm. Tuy vậy, các nội dung chính sách còn thể hiện những hạn chế: giản đơn, nóng vội và có cả duy ý chí. Đến thời kỳ đổi mới và về sau này chính sách tôn giáo đã dần dần được hoàn thiện.

Thứ hai, về mặt thực tiễn:

Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, có tôn giáo được truyền vào từ bên ngoài song cũng có những tôn giáo được sinh ra trong lòng dân tộc (Cao Đài, Hoà Hảo). Sự vận động của tôn giáo là hết sức phức tạp, các tôn giáo có liên hệ với nhau song cũng dễ cạnh tranh và nảy sinh bất hoà. Quan điểm đại đoàn kết dân tộc là quan điểm hết sức đúng đắn đem lại thành công cho cách mạng.

Tôn giáo là lĩnh vực nhạy cảm, tinh tế đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo sự hiểu biết, bản lĩnh và sự khôn khéo. Tuy vậy, đa số cán bộ làm công tác tôn giáo là cán bộ điều chuyển, không nắm rõ tình hình tôn giáo ở khu vực phụ trách, thiếu kiến thức tôn giáo. Chúng ta phải biết chức sắc và tín đồ tôn giáo sống bằng niềm tin tôn giáo và họ có “luật” riêng của tôn giáo họ,

Một là: Chức sắc cho rằng mình được đào tạo tốt hơn, kiến thức rộng hơn, dễ qua mặt chính quyền nên tỏ ra khinh nhờn và coi thường cán bộ, coi thường chính sách, pháp luật.

Hai là: Tín đồ tôn giáo nhận thấy, người lãnh đạo cơ sở tôn giáo mà mình sinh hoạt có trình độ cao hơn cán bộ, thuyết phục hơn cán bộ vì vậy họ kính nể người đó hơn cán bộ kể cả phần đạo lẫn phần đời.

Ba là: Việc hướng dẫn và vận động quần chúng nhân dân thực hiện chủ

trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thường được cán bộ chuyển hoá thành các mệnh lệnh hành chính do vậy cũng gây sự phản ứng trong nhân dân.

Bốn là: Quần chúng theo đạo bị kích động bởi các phần tử xấu, các đối

tượng lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng.

Thanh Hoá cũng như các địa phương khác trong cả nước cũng nằm trong tình trạng đó. Tuy nhiên, nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh và sự tham mưu của các tổ chức đoàn thể, chính sách tôn giáo, ở Thanh Hoá đã và đang được thực hiện nghiêm túc, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới góp phần hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội của Tỉnh trong những năm gần đây.

Một phần của tài liệu Vấn đề thực hiện chính sách tôn giáo ở Thanh Hóa trong thời kỳ đổi mới (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)