- Giai đoạn từ 1945-1954.
Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước công - nông non trẻ ra đời với biết bao gay go, thử thách. Thù trong, giặc ngoài câu kết để chống lại chính quyền cách mạng; các thế lực phản cách mạng ra sức lôi kéo quần chúng hoạt động lợi dụng tôn giáo, đội lốt tôn giáo, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Đứng trước nguy cơ đất nước như "ngàn cân treo sợi tóc", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khéo léo để lèo lái con thuyền cách mạng vượt qua phong ba, bão táp tiến về bến vinh quang mà một trong những thành công đó là những quan điểm về chính sách tôn giáo.
Tại phiên họp đầu tiên ngày 3/9/1945, Chính phủ đã ra tuyên bố: “Tín ngưỡng tự do và Lương - Giáo đoàn kết”, công bố: “quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Đoàn kết toàn dân không phân biệt lương giáo để kháng chiến, “đoàn kết chặt chẽ, đoàn kết lâu dài, cùng nhau tiến bộ”. Chỉ đạo công tác chăm lo sản xuất, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ chính trị và văn hoá của đồng bào các tôn giáo vì lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, quan tâm tới đời sống sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào có đạo, bảo vệ các cơ sở thờ tự của tôn giáo.
Nội dung chủ yếu của công tác tôn giáo trong thời kỳ này là làm cho quần chúng tôn giáo an tâm rằng: Cách mạng đem lại lợi ích thiết thực cho
đời sống của quần chúng nhân dân lao động, trong đó có đồng bào các tôn giáo, xây dựng xã hội mới không mâu thuẫn với đức tin tôn giáo, chống lại sự tuyên truyền, xuyên tạc và âm mưu gây chia rẽ của các thế lực thù địch (Chỉ thị số 52 CT/TW của Ban thường vụ Trung ương). Thái độ trân trọng với các tôn giáo, thấy được sự tương đồng trong mong ước tối hậu của những người sáng lập các tôn giáo và người cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Học thuyết của khổng tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức Tôn giáo Giê su có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó, chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Giê su, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng những có ưu điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy? [46, tr.44].
Phân biệt rõ quần chúng tôn giáo với bọn đội lốt tôn giáo, lợi dụng tôn giáo để phá hoại cách mạng, chống lại âm mưu dụ dỗ, lừa gạt giáo dân di cư vào Nam của các thế lực thù địch.
Cán bộ phải thực hiện đúng chính sách tôn giáo, nghiêm túc phê bình và xử lý cán bộ làm sai, vi phạm chính sách tôn giáo.
Tóm lại: Chính sách tôn giáo hợp lý, đúng đắn của Đảng đã đạt được
những kết quả, quần chúng tôn giáo kiên quyết đấu tranh với bọn địa chủ và các thế lực phản động đội lốt tôn giáo, đấu tranh chống lại âm mưu lôi kéo, dụ dỗ, bắt ép giáo dân di cư vào Nam của các thế lực thù địch. Thực hiện được mục tiêu đoàn kết toàn dân. Quần chúng tín đồ các tôn giáo ngày càng yên tâm, tin tưởng vào kháng chiến, tham gia tích cực vào cuộc kháng chiến giành và giữ độc lập tự do cho đất nước. Nhiều tín đồ, chức sắc tôn
giáo là tấm gương về tinh thần yêu nước, đóng góp vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.
Trong số gần 50 thư mục tài liệu lưu trữ các văn bản chỉ đạo của Đảng về công tác tôn giáo thời kỳ 1955 - 1975, thì riêng năm 1955 đã có tới 15 văn bản. Điều này cho thấy tính chất rất phức tạp của tình hình tôn giáo ở nước ta lúc bấy giờ (nhất là trong đạo Công giáo).
Quan điểm, chính sách về tôn giáo ở giai đoạn này còn được thể hiện qua những bài viết, việc làm và sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo.
Tập trung ở những nội dung chủ yếu sau:
Để công bố rõ chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo ngày 14/6/1955 Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã ban hành Sắc lệnh số 234-SL về vấn đề tôn giáo (gồm 5 chương, 16 điều), tiếp tục khẳng định quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Quan điểm, chính sách đối với tôn giáo được Đảng xác định: “Tôn trọng tự do tín ngưỡng, đoàn kết tất cả những người yêu nước và tiến bộ trong các tôn giáo, đoàn kết đồng bào lương và đồng bào các tôn giáo để cùng nhau phục vụ sự nghiệp giải phóng hoàn toàn đất nước, xây dựng hạnh phúc chung”. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, đoàn kết đồng bào các tôn giáo vì sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng niềm Nam, thống nhất đất nước.
Phương châm công tác tôn giáo là: “Tích cực phát triển kinh tế, văn hoá, cải thiện đời sống đi đôi với việc nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng cho quần chúng và chấp hành nghiêm chỉnh chính sách tự do tín ngưỡng và mọi chính sách khác đối với tôn giáo”, “Vạch trần âm mưu chống cộng và lợi dụng giáo hội của Mỹ - Diệm”.
Tiếp tục chỉ đạo việc chống phá âm mưu của địch dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào Công giáo di cư vào nam; chỉ đạo phát triển sản xuất, ổn định đời
sống vật chất, tinh thần cho đồng bào tôn giáo, tạo điều kiện cho các sinh hoạt tôn giáo bình thường của quần chúng tín đồ; giúp đỡ tín đồ, chức sắc yêu nước trong đạo Công giáo, đạo Phật thành lập Uỷ ban liên lạc Công giáo toàn quốc và Hội phật giáo thống nhất Việt Nam, tổ chức phong trào thi đua yêu nước của quần chúng tôn giáo.
Chỉ đạo xây dựng tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo công tác xây dựng, củng cố tổ chức chính trị, cốt cán vùng đồng bào có đạo kiểm điểm và sửa chữa những lệch lạc, sai lầm trong việc chấp hành chính sách tôn giáo của các cấp uỷ, chính quyền và đội ngũ cán bộ...
Với nghệ thuật chỉ đạo công tác tôn giáo ở bước chuyển của sự nghiệp cách mạng của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Kết quả, đã sớm ổn định được tình hình tôn giáo ở miền Bắc, đưa sinh hoạt tôn giáo đi vào hoạt động bình thường, đấu tranh có hiệu quả âm mưu lợi dụng tôn giáo của Mỹ - Nguỵ.
Khơi dậy tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, tinh thần đoàn kết chống xâm lược của đồng bào cả nước, trong đó có sự đóng góp to lớn của quần chúng tín đồ các tôn giáo. Góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đã đề ra.
ở Thanh Hoá, thời kỳ này một số vùng tập trung đông đồng bào theo đạo Thiên chúa như Ba Làng (Tĩnh Gia), Điền Hộ (Nga Sơn), Sau khi địch rút đi, chúng còn cài cắm lại gián điệp, cấu kết với bọn phản động xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời cưỡng ép đồng bào theo chúng vào Nam.
Trước tình hình ấy, Đảng bộ và chính quyền tỉnh đã kịp thời chỉ đạo các lực lượng quân sự, an ninh, phối kết hợp với các huyện điều tra và trấn áp bọn phản loạn ở các vùng đồng bào theo đạo Thiên chúa và đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng ở vùng giáo. Cuộc đấu tranh đã diễn ra gay go, quyết liệt nhưng nhờ sự khéo léo và dũng cảm của
cùng bọn phản động đầu sỏ đã bị cô lập và cuộc cưỡng ép di cư của địch bị thất bại.
- Giai đoạn từ sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đến Đại hội VI của Đảng (1976 - 1986).
Tình hình chung:
Cả nước đi lên xây dựng CNXH, những khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế, xây dựng đất nước, khủng hoảng kinh tế - xã hội và âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch thực hiện diễn biến hoà bình chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
Tình hình các tôn giáo, ở miền Bắc về cơ bản ổn định, quần chúng tôn giáo gắn bó với chế độ mới, ở miền Nam sau giải phóng một số chức sắc, tín đồ trong đạo Công giáo, Tin lành có dính dáng với chế độ Mỹ - Nguỵ và một số phần tử phản động ở các tôn giáo khác đã di tản ra nước ngoài, số đông vẫn ở lại đất nước. Quần chúng tôn giáo ngày càng hoà mình trong cộng đồng chung của dân tộc, tuy nhiên, do bị đầu độc bởi tư tưởng “chống cộng” lâu ngày, lại bị chiến tranh tâm lý của địch tác động nên một bộ phận tín đồ tôn giáo còn nhiều băn khoăn, lo lắng. Kế hoạch hậu chiến của Mỹ và các thế lực thù địch sử dụng tôn giáo như một lực lượng đối trọng đã được chúng triệt để lợi dụng (nhiều vụ việc chống phá trong các tôn giáo chúng ta đã ngăn chặn kịp thời sau ngày giải phóng).
Chủ trương, chính sách đối với tôn giáo:
Được thể hiện trong báo cáo Chính trị tại Đại hội IV của Đảng (1976), Đại hội lần thứ V của Đảng (1981), Nghị quyết số 297-CP ngày 11/11/1977 về một số chính sách đối với tôn giáo, Nghị quyết số 40-NQ/TW ngày 1/10/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác đối với các tôn giáo trong tình hình mới.
Nội dung cơ bản là: Nhanh chóng ổn định tình hình sinh hoạt tôn giáo trong cả nước, kiên quyết đấu tranh chống các phần tử và tổ chức phản động trong các giáo hội, chống lợi dụng tôn giáo, đẩy mạnh tranh thủ, cải tạo giáo sỹ, giáo hội theo hướng đi với dân tộc và CNXH, hoạt động tôn giáo tuân thủ luật pháp Nhà nước. Tích cực tuyên truyền, giáo dục quần chúng tôn giáo về nhân sinh quan và thế giới quan cách mạng, khoa học, loại bỏ dần những ảnh hưởng mê tín dị đoan và những ảnh hưởng tiêu cực trong các hoạt động tôn giáo.
Do xác định đúng công tác tôn giáo là vấn đề chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng trong sự nghiệp cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam, đã đề chủ trương, chính sách đối với tôn giáo đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn cách mạng. Với quan điểm xuyên suốt là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, thực hiện lương giáo đoàn kết, kiên quyết chống âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch công tác tôn giáo đã góp phần to lớn vào những thắng lợi của cách mạng.
Mặc dù vậy, một số vùng tập trung đồng bào theo đạo Thiên chúa như Ba Làng (Tĩnh Gia), Điền Hộ (Nga Sơn) và Thành phố Thanh Hoá v.v... có một số giáo dân vẫn cố tình di cư vào Nam theo lời dụ dỗ của bọn phản động tay sai Ngô Đình Diệm, các nữ tu của dòng tu kín Cacmen đã bỏ nhà dòng vào tu tại Nha Trang - Khánh Hoà... Tuy nhiên cũng có một số giáo dân công giáo đã có cảm tình, có lòng tin vào cách mạng và tham gia vào kháng chiến chống Pháp. Đặc biệt có 2 tu sỹ phật giáo tình nguyện tham gia quân đội và 01 người đã trở thành liệt sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam.
ở giai đoạn này có một sự kiện điển hình về vi phạm chính sách tôn giáo, xâm hại an ninh quốc gia là vụ của tổ chức phản động “Emmanuel” tại Nga Sơn đã được tỉnh uỷ Thanh Hoá chỉ đạo kịp thời khám phá và xử lý
Vào giữa năm 1984, theo báo cáo của công an huyện Nga Sơn và nhiều nguồn tin của quần chúng cho biết. Một nhóm phản động lợi dụng tôn giáo khuyến khích thành lập các tổ chức hội đoàn mang màu sắc chính trị. Để giải quyết tình hình trên, tỉnh uỷ đã chỉ đạo Công an tỉnh và huyện Nga Sơn điều tra làm rõ. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, công an đã phát hiện tên Trần Văn Tú ở xã Nga Điền là đối tượng cầm đầu. Tháng 8 năm 1979 Tú vào niềm Nam thăm người thân và móc nối với linh mục Trần Năng Tĩnh (Đà Nẵng). Tĩnh đã giao cho Tú 100 hạt tràng xanh và giao nhiệm vụ cho y về phát triển tổ chức ở các tỉnh phía Bắc. Tháng 3 năm 1980 Tú về quê thành lập "Hội tin tưởng" và “Hội tràng hạt xanh” gồm 14 thành viên cốt cán. Sau đó chuyển thành tổ chức Emmanuel do Tú cầm đầu. Đối tượng thu hút vào tổ chức này là giáo sỹ, giáo dân. Hình thức tổ chức: 15 người thành lập 1 “cộng đoàn”, 5 cộng đoàn thành 1 “gia đình”, nhiều gia đình thì gọi là tộc, nhiều tộc gọi là miền (một châu). Từ năm 1980 đến 8/1984, Tú đã phát triển lực lượng ở Nga Sơn, Đông Sơn và 1 số địa phương thuộc tỉnh Ninh Bình, thu hút nhiều giáo dân tham gia.
Sau khi xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Nội vụ (nay là BCA) ngày 22/8/1984, Công an Thanh Hoá đã bắt Trần Văn Tú cùng đồng bọn để tiếp tục đấu tranh khai thác. Trước những chứng cứ xác đáng này, tên Tú và những tên đồng bọn cầm đầu tổ chức này đã phải nhận tội trước pháp luật. Tổ chức Emmanuel, một tổ chức phản động đội lốt tôn giáo đã bị vạch trần và bị xoá sổ. Đây là chiến công chung của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Thanh Hoá nhằm đem lại sự bình yên trong vùng đạo.